Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

ẢNH HƯỞNG của tỏi lên sự SINH TRƯỞNG của HEO THỊT 30 60 kg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.87 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHAN MAI THƠ

ẢNH HƯỞNG CỦA TỎI LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA HEO THỊT 30-60 kg

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI-THÚ Y

Cn Th, 2010

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI-THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA TỎI LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA HEO THỊT 30-60 kg
Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Đỗ Võ Anh Khoa



Phan Mai Thơ

PGS.TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung

MSSV: LT08221

KS. Đặng Thị Ngọc Hân

Lớp: CN0812A1

Cn Th, 2010

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA TỎI LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA
HEO THỊT 30-60 kg

Cần thơ, ngày . . .tháng . . . năm 2010


Cần thơ, ngày . . . tháng . . . năm 2010

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

DUYỆT BỘ MÔN

TS. Đỗ Võ Anh Khoa
PGS. TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung
KS. Đặng Thị Ngọc Hân
Cần thơ, ngày . . . tháng . . . năm 2010
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu công bố trong luận văn này là hoàn toàn trung thực,
không trùng lặp với bất cứ công bố nào trước đây.

Tác giả luận văn

Phan Mai Thơ

4


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến những cá nhân và tập thể sau:
Nguyễn Nhựt Xuân Dung và Đỗ Võ Anh Khoa, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn
thành bài luận văn này.

Toàn thể quí thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi, bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp
& Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, những người đã vất vả truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình theo học tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các chú, các anh - cán bộ kỹ thuật của Trại Chăn Nuôi Thực
Nghiệm Hòa An, nơi tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Huy Tưởng đã giúp đỡ tôi hoàn chỉnh luận văn
tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, Ngày 29 tháng 04 năm 2010

Phan Mai Thơ

5


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ĐĂT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 2
2.1 Chất chống oxy hóa .............................................................................................. 2
2.1.1 Các chỉ tiêu lựa chọn chất chống oxy hóa .......................................................... 2
2.1.2 Các chất chống oxy hóa ..................................................................................... 2
2.1.3 Chức năng và mức độ sữ dụng trong thức ăn ..................................................... 2
2.2 Chất chống oxy hóa tự nhiên ................................................................................ 4
2.2.1 Vitamin C .......................................................................................................... 4
2.2.2 Beta- Carotene ................................................................................................... 5
2.2.3 Vitamin E .......................................................................................................... 5
2.2.4 Selen.................................................................................................................. 5
2.2.5 Tỏi..................................................................................................................... 6
2.2.6 Một số nghiên cứu liên quan đến tỏi .................................................................. 6

2.3 Một số loại dược thảo khác................................................................................... 6
2.3.1 Epigallocatechin gallate (EGCG) ....................................................................... 7
2.3.2 Saponin.............................................................................................................. 7
2.4 Sinh lý .................................................................................................................. 8
2.4.1 Huyết tương....................................................................................................... 8
2.4.2 Huyết cầu .......................................................................................................... 8
2.4.2.1 Hồng cầu ........................................................................................................ 8
2.4.2.2 Bạch cầu ......................................................................................................... 9
2.4.2.3 Tiểu cầu .......................................................................................................... 9
2.5 DINH DƯỠNG CHO HEO ................................................................................ 10
2.5.1 Vai trò của dưỡng khí ...................................................................................... 10
2.5.2 Vai trò của nước .............................................................................................. 10
2.5.3 Vai trò của protein ........................................................................................... 10
2.5.4 Vai trò của glucid ............................................................................................ 13
2.5.5 Vai trò của lipid ............................................................................................... 13
2.5.6 Nhu cầu về chất xơ .......................................................................................... 14
6


2.5.7 Nhu cầu vitamin .............................................................................................. 15
2.5.8 Nhu cầu khoáng ............................................................................................... 16
2.6 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOẠI THỰC LIỆU SỬ DỤNG CHO HEO .................... 17
2.6.1 Bắp .................................................................................................................. 17
2.6.2 Cám ly trích ..................................................................................................... 17
2.6.3 Đậu nành ......................................................................................................... 18
2.6.4 Bột cá .............................................................................................................. 18
2.6.5 Thức ăn bổ sung khoáng .................................................................................. 18
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM........................ 19
3.1 PHƯƠNG TIỆN ................................................................................................. 17
3.1.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 17

3.1.2 Động vật ......................................................................................................... 17
3.1.3 Chuồng trại...................................................................................................... 19
3.1.4 Thức ăn............................................................................................................ 20
3.1.5 Dụng cụ ........................................................................................................... 20
3.1.6 Thuốc thú y...................................................................................................... 20
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................................................................ 22
3.2.1 Bố trí thí nghiệm.............................................................................................. 22
3.2.2 Chăm sóc nuôi dưỡng ...................................................................................... 22
3.2.3 Thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm........................................................... 22
3.2.4 Thu thập số liệu ............................................................................................... 23
3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 23
3.2.5.1 Sinh trưởng ................................................................................................... 23
3.2.5.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn ............................................................................ 24
3.2.5.3 Sinh lý máu................................................................................................... 24
3.2.6 Xử lý số liệu .................................................................................................... 24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 25
4.1 Khả năng tăng trọng ........................................................................................... 25
4.2 Tiêu tốn thức ăn và Hệ số chuyển hóa thức ăn .................................................... 25
4.3 Chỉ tiêu về sinh lý máu ....................................................................................... 26
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 28
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 28
5.2 Đề nghị............................................................................................................... 28
7


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 30
DANH MỤC VIẾT TẮT
ADG

Tăng trọng bình quân/ngày


Ash

Tro

AG

Tăng trọng bình quân giai đoạn

BW1

Khối lượng sống đầu thí nghiệm

BW2

Khối lượng sống cuối thí nghiệm

CF

Xơ thô

CP

Protein thô

DFI

Tiêu tốn thức ăn hàng ngày

DM


Vật chất khô

ĐC

Nghiệm thức đối chứng

EE

Dẫn xuất không đạm

FCR

Hệ số chuyễn hóa thức ăn

FI

Tiêu tốn thức ăn giai đoạn

HCT

Hematoric (Tỷ lệ huyết cầu)

HGB

Hemoglobin (Hàm lượng huyết sắc tố)

MCH

Trọng lượng trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu


MCHC

Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu

MCV

Thể tích trung bình của hồng cầu

NT1

Nghiệm thức 1

NT2

Nghiệm thức 2

PLT

Số lượng tiểu cầu

RBC

Số lượng hồng cầu

WBC

Số lượng bạch cầu

8



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tác dụng của Ethoxyquin đến tỉ lệ nở của trứng ......................................... 3
Bảng 2.2: Nhu cầu acid amin trong khẩu phần heo thịt cho ăn tự do (90%VCK) ..... 12
Bảng 2.3: Nhu cầu acid amin của heo (phần trăm/ khẩu phần).................................. 13
Bảng 2.4: Nhu cầu dưỡng chất cho mỗi kg thức ăn hỗn hợp ( TĂHH)...................... 16
Bảng 2.6: Nhu cầu chất khoáng của heo thịt cho ăn tự do (90% VCK) ..................... 17
Bảng 3.1 Công thức khẩu phần và thành phần hoá học của thức ăn cơ sở ................. 20
Bảng 3.2. Một số loại thuốc thú y sử dụng trong thí nghiệm ..................................... 21
Bảng 4.1: Ảnh hưởng bổ sung tỏi lên tăng trọng heo thí nghiệm............................... 22
Bảng 4.2: Ảnh hưởng bổ sung tỏi lên tiêu tốn thức ăn heo thí nghiệm ...................... 25
Bảng 4.3: Ảnh hưởng bổ sung tỏi lên các chỉ tiêu sinh lý máu của heo thí nghiệm ... 26

9


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sự oxi hóa của chất béo .............................................................................. 4
Hình 2.2: Công thức của acid Gallic MW: 170.12; C7H6O5 ..................................... 6
Hình 3.3: Tổng quát trại heo ..................................................................................... 19
Hình 3.4: Heo thí nghiệm ......................................................................................... 19
Hình 5. Khây đựng thức ăn thừa ............................................................................... 23
Hình 6. Cân thí nghiệm............................................................................................. 23

10


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của nghệ lên sự sinh trưởng của heo thịt” được thực hiện trên

12 con heo với trọng lượng bình quân khoảng 30kg. Thí nghiệm bố trí theo khối
hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức nhận 4 heo (tương
đương với 4 lần lặp lại). Các nghiệm thức là:
- Nghiệm thức đối chứng (ĐC): Khẩu phần cơ sở (KPCS)
- Nghiệm thức 1 (NT1): KPCS + 0.10% bột tỏi khô
- Nghiệm thức 2 (NT2): KPCS + 0.10% tỏi tươi
Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa
các nghiệm thức về các chỉ tiêu theo dõi AG, ADG, DFI, FI, FCR. Tuy nhiên, các
chỉ số theo dõi về tốc độ sinh trưởng (AG; ADG; FI và DFI) cao nhất thường thấy ở
nghiệm thức có bổ sung bột tỏi khô (38,75; 0,79;102,39 và 2,09) so với nghiệm thức
đối chứng (23,70; 0,48; 83,92 và 1,71) và nghiệm thức có bổ sung tỏi tươi (31,13;
0,64; 85,22 và 1,74). Riêng chỉ số FCR thấp nhất được tìm thấy ở NT1.
Ngoài ra thí nghiệm còn khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu RBC, WBC, HGB,
HCT và các chỉ số Wintrobe (MCV, MCH, MCHC). Các chỉ tiêu này cũng không
khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức và có giá trị để tham khảo.
Tóm lại: Mặc dù các chỉ tiêu theo dõi không có sự khác biệt thống kê giữa các
nghiệm thức nhưng sự bổ sung tỏi vào thức ăn có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh
trưởng, tăng trọng và chuyển hóa thức ăn ở heo thịt.

11


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay tình hình chăn nuôi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày
càng phát triển, trong quá trình chăn nuôi việc sử dụng các chất bổ trợ dinh dưỡng
như kháng sinh, khoáng vi lượng trong thức ăn chăn nuôi heo lâu dài đã thể hiện
những mặt trái của nó như ô nhiễm môi trường, tăng sức đề kháng của vi khuẩn đối
với kháng sinh đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đã từ lâu trên thế
giới người ta đã biết công dụng và áp dụng những dược thảo vào trong chăn nuôi
như tỏi, nghệ, hành, gừng, trà xanh…...Việc sử dụng nguồn thảo dược để kích thích

tăng trưởng, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch vào khẩu phần ăn cho động vật
ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn, từ đó làm tăng lợi nhuận trong chăn nuôi.
Với tiến bộ khoa học kỹ thuật các nhà nghiên cứu đã tìm ra hoạt chất sinh học cao
có trong Tỏi là allicin, liallyl sulfide, ajoene, trong đó chất Allicin là chất kháng
sinh tự nhiên mạnh nhất. Từ những lợi ích có trong tỏi chúng tôi tiến hành đề tài
“Ảnh hưởng của tỏi lên sức tăng trưởng của heo thịt 30-60 kg”. Mục tiêu đề tài
nhằm đánh giá ảnh hưởng của tỏi ở hai trạng thái khô và tươi lên sức tăng trưởng,
sinh lý máu, tiêu tốn thức ăn của heo thịt.

Chương 2:LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
12


2.1. CHẤT OXY HÓA
Chất oxy hóa có thể gây ra sự phá hủy kim loại, tương tự chất oxy hóa có trong thức
ăn có thể gây làm cho chất béo bị ôi hóa, phá vỡ cấu trúc các vitamin A, D và E, các
sắc chất (carotenoids) và acid amin và hậu quả là làm giảm giá trị sinh học của thức
ăn. Nếu sự phá hủy này không được kiểm tra, thì gia súc sẽ tiêu thụ thức ăn ít và
gây ra xáo trộn quá trình trao đổi chất cũng như thiếu các dưỡng chất khác. Do đó
việc sử dụng các chất chống oxy hóa là cần thiết (Rumsey, 1978).
2.1.1. Các chỉ tiêu lựa chọn chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa đã được đưa vào sử dụng trong thức ăn trở nên ngày càng phổ
biến, hàng trăm hợp chất hóa học đã được thử nghiệm, chỉ có một số là có chất
lượng đảm bảo thích hợp trong việc ngăn ngừa chất oxy hóa trong thức ăn, trong
thức ăn vỗ béo, trong ruột và trong thịt của động vật. Để được công nhận là một
chất chống oxy hóa cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Phải có hiệu quả và trong việc bảo quản các chất béo động thực vật, vitamin và
đảm bảo chất lượng thức ăn trước chất oxy hóa
- Phải không có độc tính đối với người và động vật
- Phải có hiệu quả và nồng độ thấp

- Phải có giá thấp để dảm bảo hiệu quả kinh tế (Rumsey, 1978).
2.1.2. Các chất chống oxy hóa phổ biến trong thức ăn
Các chất chống oxy hóa phổ biến thường dùng bổ sung trong thức ăn động vật như:
Ethoxyquin (generic term: 1,2-dihydro-6-ethoxy-2,2,4- trimethylquinoline); BHA
(butylated hydroxyanisole); BHT (butylated hydroxytoluene). Trong đó,
Ethoxyquin là chất có hiệu quả nhất, kế đến là BHT và BHA.
Đối với khẩu phần chứa lượng cao chất béo động vật hay thực vật, nhu cầu sử dụng
chất chống oxy hóa rất cần thiết. Các nghiên cứu chủ yếu thường tập trung lên chất
ethoxyquin. Bên cạnh đó còn có các chất khác như: acid ascorbic, acid propionic,
acid benzoic, acid citric và một số các loại muối khác (Rumsey, 1978).
2.1.3. Chức năng và mức độ sử dụng trong thức ăn
Phòng ngừa thiếu dưỡng chất: Sự thiếu vitamin A và E dường như được cải thiện
thông qua việc dự trữ vitamin A trong gan tăng lên khi tăng mức độ ethoxyquin
trong khẩu phần. Các thí nghiệm về sự đầy đủ hoặc thiếu hụt chất chống oxy hóa
trong khẩu phần cả hai thú không nhai lại và nhai lại chỉ ra rằng sự bảo vệ các
vitamin tan trong dầu thông qua việc ăn vào và trao đổi. Tầm quan trọng lợi ích của

13


chất chống oxy hóa có lẻ là khả năng bảo vệ một số dưỡng chất thiết yếu và cải
thiện khả năng sử dụng thức ăn của thú.
Ngăn ngừa chất béo bị hóa ôi: Các acid béo chưa bảo hòa bị mất hydrogen nên hình
thành gốc tự do ở cạnh bên của gốc không bảo hòa. Nếu các vật liệu thức ăn có
phản ứng nầy xảy mà không chứa vitamin E hay vài chất chống oxy hóa có hiệu
quả, thì các gốc tự do sẽ nhanh chóng chuyển đổi thành các acid béo có gốc proxye
và cuối cùng trở thành các acid béo hydroperoxye (Hình 2.1). Các antioxydant có
thể khóa các peroxyation bằng cách cung cấp 1 hydrogen trong gốc tự do đầu tiên,
vì thế sẽ chuyển đổi acid béo trở lại dạng ban đầu của nó. Nếu các hydroperoxyes
cho phép hình thành, chúng tiếp tục phân giải bằng cách bẻ gãy thành một vài dạng

của aldehydes và thể ketones.
Ngăn ngừa sự mất vitamin A và E và các sắc chất (oxy và keto-cerotenoids) được
dự trữ trong thức ăn: Chất chống oxy hóa làm ổn định, giảm thiểu sự mất hay giảm
chất lượng các dưỡng chất có mặt trong thức ăn trong quá trình phối trộn hay dự
trữ (Bảng 2.1)
Gần đây người ta thấy rằng BHT, được sử dụng phổ biến trong thức ăn gia cầm, đã
ngăn ngừa được tỉ lệ chết cũng như đáp ứng miễn dịch tốt hơn khi gia cầm phơi
nhiễm virus bệnh Newcastle.
Bảng 2.1. Tác dụng của Ethoxyquin đến tỉ lệ nở của trứng (12 tuần, khẩu phần 7% acid
linoleic)

Bổ sung

%

Không

55.50

Ethoxyquin, 125 ppm

78.96

Vitamin E, 16 mg/lb

82.11

Ethoxyquin, 125 ppm và Vitamin E, 16 mg/lb

79.15


14


Hình 2.1. Sự hóa ôi của chất béo (Peroxyative Rancidity) (Rumsey, 1978).

2.2. CHẤT CHỐNG OXY HÓA TỰ NHIÊN
Chất chống oxy hóa tự nhiên phổ biến là vitamin C, beta-carotene và vitamin E
2.2.1. Vitamin C
Đây là chất chống oxy hóa căn bản ở trong huyết tương, nó tiêu hóa gốc tự do và
ngăn không cho gốc này xâm nhập các phân tử cholesterol xấu LDH. Nó tăng
cường sự bền bỉ của mao mạch, ngăn không cho gốc tự do xâm nhập qua màng tế
bào, đẩy mạnh mau lành vết thương, kích thích sản xuất kích thích tố, kháng thể,
acétylcholine, ngăn chặn tác dụng có hại của oxygen. Vitamin C có nhiều trong trái
cam, chanh, quít, dâu, cà chua, lá rau xanh, ớt xanh, dưa canteloupe, broccoli. Khi
nấu chín, sinh tố ở các thực phẩm kể trên bị tiêu huỷ, nên nếu ăn sống được thì tốt
hơn. Theo Pauling (1979), sử dụng vitamin C liều 1.000 mg/ngày có thể ngăn ngừa
được 45% bệnh cảm cúm (một số người có nhu cầu cao hơn). Đồng thời, ông cũng
cho rằng vitamin C có thể chống lại bệnh ung thư có hiệu qủa với liều dùng 12.000
mg/ngày.
15


2.2.2. Beta carotene
Được khám phá ra cách đây hơn 150 năm từ lớp mầu cam ở củ cà rốt, beta-carotene
hiện giờ là loại chống oxy hóa được tiêu thụ rất nhiều trên thị trường. Chất này cần
cho sự tăng trưởng và cho chức năng của các mô, của xương; tăng cường tính miễn
dịch, giảm nguy cơ gây ung thư, giúp thị lực tốt hơn. Nó có thể biến đổi thành
vitamin A. Beta-carotene có trong thức ăn có màu xanh, vàng như củ cà rốt, khoai
lang đỏ, bí ngô, đu đủ, cam, ớt, rau cỏ xanh.

2.2.3. Vitamin E
Kết quả nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy sinh tố E chặn phản ứng của gốc tự
do, ngăn sự oxy hóa cholesterol LDL và các chất mỡ khác, nâng cao tính miễn
dịch. Vì chặn sự oxy hóa cholesterol, sinh tố E làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim,
tai biến mạch máu não. Vitamin E là chất chống oxy hóa hòa tan căn bản trong mỡ
của cơ thể, vì nó ngăn chặn sự oxy hóa chất béo trong thực phẩm chiên rán ta dùng
hàng ngày.
Vitamin E có nhiều trong rau, hột giống có dầu, gan, trứng, bơ, mầm lúa mì. Các
chất chống oxy hóa khác gồm có: selenium, bioflavonoids, lutein, lycopene,
coenzyme Q 10, alpha-lipoic acid và ubiquinone cũng được quảng cáo chống lão
hóa, nhưng không phổ thông như sinh tố C, E và Beta Caroten.
Điểm cần nhớ là các antioxyant cộng tác với nhau để loại trừ gốc tự do. Mỗi
antioxyant có tác dụng riêng với từng loại gốc tự do ở mỗi tế bào. Cho nên các chất
chống oxy hóa đều có giá trị như nhau.
2.2.4. Selen
Selen được tích lũy trong một số thực vật có độc như các loài cây họ đậu thuộc các
chi Oxytropis hay Astragalus. Ngoài ra, Selen còn được tìm thấy trong cải xoong
(Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum), xà lách, bắp cải hay cải bắp
(Brassica oleracea)…
Đối với sinh vật, nó là độc hại khi ở liều lượng lớn, nhưng khi ở liều lượng nhỏ thì
nó là cần thiết cho chức năng của tế bào trong phần lớn selen được sử dụng rộng rãi
trong điều chế vitamin và các chất bổ sung dinh dưỡng khác. Một vài loại cỏ làm
thức ăn cho gia súc cũng được tăng cường Selen. Selen cũng là cần thiết để chuyển
hóa hormone tuyến giáp thyroxin (T4) thành dạng hoạt hóa hơn là triodothyronin và
vì thế thiếu hụt Selen có thể sinh ra các triệu chứng của giảm hoạt động tuyến giáp,
bao gồm cực kỳ mệt mỏi, trì độn tinh thần, bệnh bướu cổ, chứng ngu độn và sẩy
thai hồi quy (Gerloff, 1992).
16



2.2.5. Tỏi

Hình 2.2. Công thức của acid Gallic MW: 170.12; C7H6O5
( />
Các chất chính trong củ Tỏi là tinh dầu, với các sulfur và polysulfur de vinyle; các
vitamin A, B1, B2 và C, các chất kháng khuẩn, trong đó có allycin, allycetoin I và
II, men allynin và acid nicotinic. 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và
ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi.Tỏi là chất kháng
khuẩn và sát khuẩn. Tỏi điều hoà hệ sinh vật của ruột. Tỏi là thuốc trị giun đặc biệt
là giun kim. Tỏi là chất kích thích cơ thể và điều hoà các chức năng chủ yếu như
các rối loạn gan và các tuyến nội tiết... Tỏi là thuốc chữa bênh đái đường, phòng
ngừa trạng thái ung thư, giúp chống những bệnh như đau màng óc, bệnh xơ cứng
động mạch, huyết áp cao... ( />2.2.5.1 Một so nghiên cứu liên quan đến tỏi
Các nhà khoa học ở Đại học Alabama, Mỹ đã chứng minh được các tác dụng dược
lý của tỏi, từ đặc tính sát khuẩn, chống nấm cho tới những tác động tích tực đối với
hệ thống tim mạch.Một nghiên cứu Séc cho thấy bổ sung tỏi giãm cholesterol tích
tụ trên đường mạch máu của động vật, một nghiên cứu khác đã có kết quả tương tự
với bổ sung tỏi giãm đáng kể tiền gởi mảng bám động mạch chủ của cholesterol-fed
thỏ (www.umm.edu/altmed/articles/000245.htm). Năm 1858, Louis Pasteur quan
sát hoạt động kháng khuẩn của tỏi, và nó đã được sử dụng như một chất khử trùng
để ngăn ngừa hoại thư trong Thế Chiến I và Thế Chiến (Groppo, F et al, 2007)
Trong naturopathy hiện đại, tỏi được sử dụng như là một điều trị cho giun đường
ruột và ký sinh trùng đường ruột khácTỏi bổ sung trong chuột, cùng với một chế độ
ăn đạm cao, đã được hiển thị để tăng mức testosterone (Oi Y, et al, 2001)
17


Acid gallic (GA) tinh khiết ở dạng bột hữu cơ không màu, xuất hiện như là một
phân tử tự do hay 1 phần của phân tử tannin. Acid gallic có tính chống oxy hóa.
Trong một thí nghiệm bổ sung GA ly trích từ tỏi liều 50 mg kg-1 hoặc 800 mg kg-1

hổn hợp ly trích từ cây ngải đắng (Salvia officinalis L. [Fam. Labiatae]; sage
extract: SE) trên heo vỗ béo có trọng lượng trung bình 60-113 kg nhằm đánh giá
chất lượng thịt và tính bền của chất chống oxy hóa. Kết quả cho thấy không có ảnh
hưởng lên tăng trọng, nhưng heo nhận khẩu phần GA có ít thịt nhưng nhiều mỡ
hơn, tuy nhiên trong thịt lại tích lũy chất chống oxy hóa cao hơn heo nhận khẩu
phần SE, GA cũng có hàm lượng cholesterol thấp hơn (Hanczakowska và
Światkiewicz, 2005).
2.3. MỘT SỐ LOẠI DƯỢC THẢO KHÁC
2.3.1. Epigallocatechin gallate (EGCG)
EGCG còn gọi là epigallocatechin gallate 3, là ester của epigallocatechin và acid
Gallic, là những chất polyphenolic và một loại của catechin có nhiều nhất trong trà
đáng chú ý nhất trong số các loài thực vật khác. Đồng thời, EGCG cũng là một chất
chống oxy hóa mạnh, có thể có đặc tính điều trị cho nhiều chứng rối loạn bao gồm
cả ung thư (Katiyar et al, 2007).
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Vũ Hán đã chứng minh EGCG có hiệu ứng mạnh
mẽ chống lại virus cúm A H1N1 trong ống nghiệm và trong cơ thể
(Yang, 2008 ).
2.3.2. Saponin
Saponin là một glicozit tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật. Saponin có
tính chất chung là khi hoà tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của
dung dịch tạo nhiều bọt, có tính chất phá huyết, độc đối với động vật máu lạnh nhất
là đối với cá, tạo thành phức với cholesterol, có vị hắc và làm hắt hơi mạnh. Một vài
động vật cũng có saponin như các loài hải sâm, cá sao. Các saponin đều là các chất
hoạt quang. Thường các steroit saponin thì tả truyền còn triterpenoit saponin thì hữu
truyền. Điểm nóng chảy của các sapogenin thường rất cao. Dưới tác dụng của
enzym có trong thực vật hay vi khuẩn hoặc do acid loãng, saponin bị thuỷ phân
thành các phần gồm genin gọi là sapogenin và phần đường gồm một hoặc nhiều
phân tử đường. Các đường phổ biến là D-glucoza, D-galactoza, L-arabinoza, acid
galactunoic, acid D-glucuronic...Phần genin có thể có cấu trúc cholan như
sapogeninsteroi hoặc sapogenintritecpen dạng β-amirin (acid olenoic), dạng αamirin (acid asiatic), dạng lupol (acid buletinie) hoặc tritecpen bốn vòng

( />18


Về mặt hoạt tính sinh học, saponin tác dụng chính: Tác dụng bổ, tăng cường sinh
lực (saponin có trong họ nhân sâm); Tác dụng long đờm, dịu ho (có trong cam thảo,
viễn chí); Giảm đau nhức khớp xương (có trong ngưu tất, cỏ xước), hạ cholesterol
trong máu (Hoàng Sầm et al, 2009)
2.4 SINH LÝ MÁU
Máu là một mô liên kết đặc biệt gồm hai thành phần: phần đặc là huyết cầu (45%
thể tích) và phần lỏng là huyết tương (55% thể tích)
2.4.1. Huyết tương
Là một chất lỏng màu vàng nhạt (pH = 7,35), tỷ trọng 1,023. Màu vàng của huyết
tương do sắc tố mật bilirubin. Ở loài nhai lại màu vàng này do sắc tố Carotene. Ở
gia cầm thì do sắc tố Xantophylle. Trong huyết tương nước chiếm 90-92 %, vật chất
khô 8-10% (Khoáng, protid, glucid, lipid).
Protid trong huyết tương chủ yếu gồm 3 loại: albumine, globuline, fibrinogene.
Chiếm 6-8% tổng số huyết tương. Ngoài ra còn có các men ở dạng protid có trong
máu như: Lipase, amylase, phosphatase…(Nguyễn Thị Kim Đông,2007)
2.4.2. Huyết cầu
2.4.2.1 Hồng cầu
Hồng cầu gia súc có hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân để tăng diện tích tiếp xúc
các chất khí, tăng 1,63 lần so với một khối cầu có cùng đường kính. Hồng cầu có
đường kính từ 7-8 µm, dày 2-3 µm. Tổng diện tích bề mặt hồng cầu là 27-32 m2/kg
thể trọng.
Chức năng chính của hồng cầu là chuyên chở O2 và CO2 từ phổi đến các cơ quan và
ngược lại. Trong 100cc máu + 20cc oxygene thì chỉ có 0,3cc oxygene ở dạng hoà
tan, phần còn lại kết hợp với Hb. Do đó, trong trường hợp xuất huyết nhiều, chỉ
truyền vào cơ thể huyết tương và huyết thanh không đủ mà phải truyền cả huyết
tương và hồng cầu. Hồng cầu còn điều hoà độ pH của máu.( Nguyễn Thị Kim
Đông, 2007)

Số lượng hồng cầu (RBC, red blood count) là số lượng hồng cầu có trong môt đơn
vị máu (thường là ml hay mm3). RBC của từng loài gia súc biến thiên tuỳ tình trạng
cơ thể, tuỳ thuộc vào tuổi tác, phái tính, di truyền nòi giống, tình trạng dinh dưỡng,
tình trạng hoạt động của gia súc. RBC cũng phản ánh phẩm chất con giống. RBC
càng nhiều thì sức sống con vật càng tốt Vì vậy việc xác định số lượng hồng cầu
của mỗi gia súc có nghĩa quan trọng.

19


RBC tăng thường gặp trong các trạng thái mất nước do tiêu chảy, nôn nhiều, sốt,
các bệnh truyền nhiễm cấp tính có sốt cao hoặc thiếu dưỡng khí. Số lượng hồng cầu
giảm thường gặp trong thiếu máu, viêm phổi thùy, trúng độc, suy tủy.
Nồng độ hemoglobin trong máu: thường được ký hiệu là HGB hay Hb (đơn vị tính
bằng g/l hay g/dl), đo hàm lượng hemoglobin trong máu. Hàm lượng Hb trong máu
các loài gia súc tăng, giảm tuỳ giống, tuổi, điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh lý
và bệnh lý. Hb có chức năng vận chuyển khí O2, CO2 chất dinh dưỡng và điều hòa
độ pH của máu. (Trần Thị Minh Châu, 2005)
2.4.2.2 Bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào máu có nhân và bào tương, kích thước thay đổi từ 5-20
µm, có khả năng di động theo kiểu amip.
Số lượng bạch cầu (WBC, white blood count) thường ít khoảng 1000 lần so với
hồng cầu, được tính theo đơn vị: nghìn/mm3 máu. WBC thường ít ổn định và phụ
thuộc vào trạng thái sinh lí của cơ thể. Ở heo WBC khoảng 15.000 (heo con)20.000 (heo lớn) tế bào/mm3 máu (Bộ môn Sinh lí gia súc, Đại học Nông nghiệp 1 –
Hà Nội). WBC thường tăng sau khi ăn, khi đang vận động, khi con vật có thai…,
giảm khi tuổi tăng lên. Trong trường hợp bệnh lí, bạch cầu tăng mạnh khi bị viêm
nhiễm có sự xâm nhập của vi khuẩn, vật lạ … giảm khi bị suy tủy, bị nhiễm phóng
xạ. Vì vậy xác định số lượng bạch cầu có nghĩa lớn trong chẩn đoán.
Bạch cầu chia thành 2 loại chính là: bạch cầu không hạt (lâm ba cầu và bạch cầu
đơn nhân lớn) và bạch cầu có hạt (ái toan, ái kiềm, trung tính). Chức năng sinh lí

của bạch cầu là bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động: thực bào, đáp ứng miễn dịch và
tạo interferon.
2.4.2.3 Tiểu cầu
Trong máu loài hữu nhũ có 100.000 – 600.000 tiểu cầu/mm3. Động vật sơ sinh ít
tiểu cầu hơn động vật trưởng thành. Trong một bệnh truyền nhiễm, cấp tính tiểu cầu
giảm. Trong quá trình tiêu hoá và động vật mang thai: tiểu cầu tăng.
Tiểu cầu dễ vỡ phóng thích thrombokinase. Tiểu dễ dính vào các chất khác và dễ
dính vào nhau tạo thành các nút chận khi chảy máu, do đó, có chức năng quan
trọng: ngăn ngừa xuất huyết khi màng huyết quản bị tổn thương. Trong thời kỳ
đông máu, tiểu cầu giữ nhiệm vụ rất tích cực. Trong cơ chế ngăn chặn các vật lạ, vi
trùng xâm nhập cơ thể tiểu cầu cô động các vật này trước khi chúng bị thực bào.
Đời sống tiêu cầu từ 3-5 ngày bị phân hủy khi già ở lách ( N guyễn Thị Kim Đông,
2007).

20


2.5. DINH DƯỠNG CHO HEO
2.5.1. Vai trò của dưỡng khí
Trong không khí, dưỡng khí oxy chiếm 21 %, phần cón lại là khí nito, carbonic, khí
hiếm…Tuy lượng oxy dồi dào nhưng môi trường chăn nuôi thường bị thiếu dưỡng
khí. Trong trường hợp nuôi quá nhiều thú trong chuồng chật hẹp, kém sự thông
thoáng vệ sinh chuồng …, những chất khí do đàn gia súc thải ra như khí H2S, khí
metan. Những khí này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự hô hấp của đàn heo. Để đảm
bảo cung cấp đủ dưỡng khí cho đàn heo chuồng nuôi phải có sự đối lưu tự nhiên:
khí nóng trong chuồng nhẹ, bốc lên cao, khí lạnh từ ngoài trời mang nhiều dưỡng
khí tràn vào trong chuồng thay thế chỗ khí nóng (Võ Văn Ninh, 2001).
2.5.2. Vai trò của nước
Nước là thành phần cấu tạo của tế bào cơ thể, nhưng cũng là môi trường để tế bào
hoạt động, thiếu nước làm cho thú chết khát, điểu này thật sự thường xảy ra trên heo

nuôi ở những nơi có tập quán cho heo ăn mặn, ăn lỏng.
Nước cung cấp cho heo phải chú ý chất lượng và số lượng. Trung bình một ngày
đêm mỗi đầu heo cần 50 lít nước cho các nhu cầu ăn uống tắm rửa chuồng, nhu cầu
này thay đổi theo khí hậu , thời tiết. Về chất lượng nước dùng cho heo phải không
chứa khoáng độc, vi sinh vật có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn
có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của heo nuôi (Võ Văn
Ninh, 2001)
2.5.3. Vai trò của protein
Protein là cơ sở của sự sống, là chất cấu tạo nên các loại mô bào trong cơ thể, đồng
thời cũng là cấu tạo của những chất điều hòa sự sống: hoocmon, enzyme trong cơ
thể.
Đối với các giống heo có nhiều nạc, nhu cầu protein phải thỏa mãn đầy đủ số lượng
và cân bằng các acid amin thiết yếu thì chúng mới đạt tỉ lệ cao nhất sức sinh sản tối
đa. Protein dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ, do đó khẩu phần heo nhóm mỡ không
cần quá nhiều protein làm cho heo chóng mập mỡ. Khẩu phần ăn thiếu protein, cơ
thể sẽ tự phân giải protein của cơ thể (thường là mô cơ) để tổng hợp những chất cần
cho sự sống như hoocmon , enzyme…Vì vậy thú sẽ bị gầy còm teo cơ, suy nhược…
Vì thức ăn gốc động vật dồi dào acid amin thiết yếu còn thức ăn gốc thực vật
thường bị thiếu cho nên đối với heo, khấu phần ăn nên cung cấp một lượng tối thiểu
thức ăn gốc động vật khoảng 5 %. Nếu vượt quá 15 % khẩu phần là thức ăn gốc
động vật thì cũng làm tăng thêm chi phí thức ăn mà có nguy cơ dư thừa acid amin,
21


cơ thể phải tiêu hao năng lượng cho sự tiêu hủy acid amin dư thừa (Võ Văn Ninh,
2001)
Protein nói chung là protein thô được xác định trong thức ăn hỗn hợp Nx6,25. Sự
xác định này dựa trên sự thừa nhận tỉ lệ trung bình của Nitrogen là 16g/100g. Trong
chăn nuôi heo thường dùng chỉ tiêu protein thô để đánh giá chất lượng thức ăn.
Protein là nguyên liệu quan trọng trong cấu tạo cơ thể heo, protein trong khẩu phần

phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các acid amin thay thế và không thế để cơ
thể tổng hợp ra phân tử protein của chính bản thân nó. Nhưng thức ăn bổ sung
protein đòi hỏi phải phù hợp với chức năng sinh lý của heo. Muốn đạt được năng
suất tối đa cần cung cấp cho heo đầy đủ các acid amin không thay thế, đủ nhu cầu
năng lượng và các thành phần dinh dưỡng cần thiết khác. Với điều kiện như vậy
cũng có thề đạt năng suất, mặc dù hàm lượng protein trong khẩu phần có thể thay
đổi không nhiều. Heo cái hậu bị và heo đực giống có nhu cầu về acid amin cao hơn
heo nuôi thịt. Nếu cung cấp đủ acid amin trong khẩu phần thì tỉ lệ nạc trên thịt xẻ sẽ
tăng lên (Hoàng Văn Tiến và ctv, 1995).
Các loại thức ăn ngũ cốc trong khẩu phần thường cung cấp từ 30 – 70 % tổng số
protein cho cơ thể. Nếu dùng khô dầu đậu tương làm nguồn thức ăn bổ sung protein
thì khẩu phần được đảm bảo cân bằng về các acid amin. Tuy nhiên bổ sung thêm
lysine cũng có tác dụng tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Protein có nguồn gốc từ
động vật và protein nấm men có giá trị sinh học cao. Sự đa dạng trong thành phần
thức ăn giúp khắc phục sự thiếu học các acid amin, do đó nên sử dụng nhiều loại
thức ăn trộn lại với nhau sẽ tốt hơn là dùng loại thức ăn đơn điệu. Bổ sung vào khẩu
phần ăn một lương protein hơi cao hơn nhu cầu để đảm bảo cân bằng các aicd amin
trong khẩu phần (Hoàng Văn Tiến và ctv, 1995).
Nhu cầu của các acid amin của heo choai và heo vỗ béo được tính bằng phần trăm
trong khẩu phần và giảm khi heo lớn lên. Các nhu cầu này cao nhất trong giai đoạn
heo tăng trưởng mạnh. Trong protein thịt nạc heo có khoảng 21 acid amin khác
nhau. Trong đó có 10 acid amin cần được cung cấp trong khẩu trong khẩu phần của
heo hay còn gọi đó là những acid amin thiết yếu (Phenylanine, Valine, Trytophan ,
Methionine, Arginine, Threonine , Histidine, Isoleucine, Leucine và Lysine).
Nếu cung cấp đủ nhu cầu acid amin trong khẩu phần thì tỷ lệ nạc trên thịt xẻ sẽ tăng
lên. Thiếu protein làm heo tăng trọng chậm và tích lũy nhiều mỡ hơn (nếu khẩu
phần dư năng lượng). Ngược lại, cho heo ăn nhiều protein chỉ làm hao phí và có thể
ức chế sinh trưởng (nhất là giai đoạn sau 70 kg) (NRC, 1998)

22



Bảng 2.2: Nhu cầu acid amin trong khẩu phần heo thịt cho ăn tự do (90%VCK)
Giai đoạn
Acid amin

Trọng lượng (kg)
3–5

5 – 10

10 – 20

20 – 50

50 – 80

80 – 120

Arginine

0,59

0,54

0,46

0,37

0,27


0,19

Histidine

0,48

0,43

0,36

0,30

0,24

0,19

Isoleucine

0,00

0,73

0,63

0,51

0,42

0,33


Leucine

0,83

1,32

1,12

0,90

0,71

0,54

Lysine

1,50

1,35

1,15

0,95

0,75

0,50

Methionine


0,40

0,35

0,30

0,25

0,20

0,16

Met. + Cys.

0,86

0,76

0,65

0,54

0,44

0,35

Phenylalanine

0,90


0,80

0,68

0,55

0,44

0,34

Phe. + Tyr.

1,41

1,25

1,06

0,87

0,70

0,55

Threonine

0,98

0,86


0,74

0,61

0,51

0,41

Tryptophan

0,27

0,24

0,21

0,17

0,14

0,11

Valine

1,04

0,92

0,79


0,64

0,52

0,40

(Nguồn: NRC, 1998)

Hạt ngũ cốc dùng làm nguồn năng lương trong chăn nuôi heo nhưng chúng cũng
cung cấp protein và acid amin. Theo nhu cầu của heo 18 kg thì acid amin giới hạn
đầu tiên trong hạt cao lương và ngô dùng làm khẩu phần là lysine. Tuy nhiên cả hai
loại hạt này điều chứa đầy đủ arginine, histidine, leusine, threonine, các acid amin
gốc sunfua và isoleusine đáp ứng đủ nhu cầu của heo trọng lượng 18 kg.

23


Bảng 2.3: Nhu cầu acid amin của heo (phần trăm/ khẩu phần)

Heo con
cai sữa
sớm

Heo cai
sữa

Heo choai

Heo thịt


11 – 12

22 – 24

44 – 110

110 – 130

Tăng trọng/ngày (kg)

0,25

0,45

0,72

0,81

Lượng thức ăn/ngày

0,45

0,95

1,90

3,10

Thức ăn/trọng lượng


1,82

2,10

2,65

3,80

20

18

16

1,15

95

Tryptophan, %

17

Threonine, %

68

Trọng lượng (kg)

Protein thô, %

Lysine, %

Heo con
cai sữa
sớm

Heo nái
cho sữa

13

12

13,5

70

60

43

60

14

12

10

09


12

56

48

40

30

43

(Nguồn: Nguyễn Thiện và ctv, 2002)

2.5.4. Vai trò của glucid
Đối với heo: hai dạng glucid mà heo thường sử dụng là tinh bột và đường (đường
gluco, lactose), trong khẩu phần của heo phải có tối thiểu 5 % xơ để chống táo bón
cho heo.
Glucid còn gọi là carbohydrate cung cấp năng lượng chủ lực cho cơ thể hoạt động.
Glucid dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ dự trữ.
2.4.5. Vai trò của lipid
Lipid là một chất cấu tạo nên màng tế bào do đó để có sự bào phân tế bào phải cần
một lượng lipid cho nhu cầu phát triễn của tế bào lipid là một chất cung cấp năng
lượng (1g tạo ra khoảng 9 kcal), là một chất dự trữ năng lượng (mỡ bọc thân heo)
vừa tạo một lớp bao bọc chống lạnh cho thú.
Trong khẩu phần của heo, cần có một lượng lipid tạo ra sự ngon miệng chống bụi,
để hòa tan các sinh tố tan trong chất béo và để phát triễn cơ thể. Phẩm chất lipid
trong thức ăn có ảnh hưởng phẩm chất của mỡ heo


24


Bảng 2.4: Nhu cầu dưỡng chất cho mỗi kg thức ăn hỗn hợp ( TĂHH)

Thể trọng heo (kg)
Dưỡng chất

Đơn vị

Tên TĂHH số

< 15

15 – 30

31 – 50

51 – 100

>100

6

7

8

9


*

**

3300

3100

3000

3000

3000

3000

Năng lượng trao đổi

Kcal

Protein thô

%

18 – 20

16– 18

14 – 16


12 – 14

13

15

Calcium

%

0,8

0,65

0,5

0,5

0,5

0,5

Phosphore vô cơ

%

0,6

0,5


0,4

0,4

0,4

0,4

NaCl

%

0,3

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Chất béo

%

5


6

7

8

8 – 10 8 – 10

Chất xơ

%

5

6

7

8

8 – 10 8 – 10

Mức ăn cho mỗi heo

kg/ngày

0,5 – 1

1 – 1,5


1,5 – 2

2–3

2,5

4,5

*Thức ăn hỗn hợp 10A dùng cho nọc giống sinh sản , nái khô, nái chửa
** Thức ăn hỗn hợp 10B dùng cho heo nái nuôi con

2.5.6. Nhu cầu về chất xơ
Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002) chất xơ hầu như không có giá trị dinh
dưỡng đối với heo. Tuy nhiên, cần có một lượng xơ trong khẩu phần để giúp quá
trình tiêu hóa, vận chuyển thức ăn và thải phân dễ dàng. Mặt khác, ở ruột già, xơ
cũng được tiêu hóa một phần từ 13 – 14% để tạo thành đường và một số acid béo
bay hơi khác.
Theo Dương Thanh Liêm et al. (2002), chất xơ còn tạo nên khuôn phân, chống sự
táo bón, chất xơ kích thích nhu động co bóp của ống tiêu hóa làm cho thức ăn di
chuyển dễ dàng để tống các chất cặn bã, độc hại ra ngoài. Chất xơ trong chừng mực
nhất định có tác dụng lôi cuốn các chất độc ở trong đường ruột thải ra ngoài, làm
giảm tác hại cho cơ thể. Điều này có tác dụng quan trọng đối với heo nái chửa trong
việc phòng chống hội chứng MMA sau khi đẻ. Đối với heo nuôi hậu bị giống thì
chất xơ có tác dụng kích thích sự phát triển về dung tích của ống tiêu hóa để sau
này trong giai đoạn sinh sản heo tận dụng thức ăn tốt hơn.
Bổ sung xơ vào trong khẩu phần của heo sẽ làm giảm năng lượng tiêu hóa (DE) của
khẩu phần, để duy trì năng lượng tiêu hóa ăn vào, heo phải ăn nhiều hơn. Tuy
25



×