Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ẢNH HƯỞNG của TRỌNG LƯỢNG TRỨNG đến tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ SỐNG ở GIAI đoạn úm của TRỨNG gà nòi LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN THANH TÙNG

ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG
ĐẾN TỶ LỆ ẤP NỞ VÀ TỶ LỆ SỐNG Ở GIAI
ĐOẠN ÚM CỦA TRỨNG GÀ NÒI LAI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 12/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG
ĐẾN TỶ LỆ ẤP NỞ VÀ TỶ LỆ SỐNG Ở GIAI
ĐOẠN ÚM CỦA TRỨNG GÀ NÒI LAI

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


TS. Nguyễn Minh Thông

Trần Thanh Tùng
MSSV: 3092558
Lớp: CN K35

TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ

Cần Thơ, 12/2012


KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN CHĂN NUÔI

ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG
ĐẾN TỶ LỆ ẤP NỞ VÀ TỶ LỆ SỐNG Ở GIAI
ĐOẠN ÚM CỦA TRỨNG GÀ NÒI LAI
Cần Thơ, ngày.......tháng......năm 2012

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày... tháng.....năm 2012

DUYỆT BỘ MÔN

TS. Nguyễn Minh Thông

Cần Thơ, ngày........tháng.......năm 201...


DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài đều trung thực và chưa được ai công bố
trước đây.

Tác giả luận văn

Trần Thanh Tùng

i


LỜI CẢM TẠ
Qua quá trình học tập và rèn luyện trên ghế nhà trường và những ngày tháng làm
luận văn tốt nghiệp, để có được kết quả như hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản
thân, tôi còn nhận được sự động viên giúp đỡ của rất nhiều người xung quanh.
Tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ và gia đình, là những người đã sinh thành và
nuôi dưỡng, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông
Nghiệp & SHƯD, Bộ môn Chăn Nuôi, Thú Y và Bộ môn Di truyền Giống Nông
Nghiệp đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt nhiều kiến thức, những kinh nghiệm quý báo
và đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh Thông đã hết lòng
thương yêu, chỉ dạy, động viên và giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian thực hiện
đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn thầy cố vấn Phạm Tấn Nhã đã quan tâm, lo lắng và dạy dỗ
lớp chăn nuôi thú y khóa 35.

Tôi vô cùng cảm ơn quý Công Ty Chăn Nuôi Vemedim cùng toàn thể nhân viên
của công ty đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài tốt
nghiệp.
Tôi xin cảm ơn toàn thể các các bạn lớp chăn nuôi thú y khóa 35 đã giúp đỡ và chia
sẽ kinh nghiệm trong thời gian hoạc tập tại trường.
Cuối cùng xin chúc mọi người dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………i
LỜI CẢM TẠ……………………………………………………………………….ii
MỤC LỤC………………………………………………………………………….iii
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………....vii
DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………….....viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………….ix
TÓM LƯỢC…………………………………………………………………………x
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………… .1
Chương 2. LƯỢC THẢO TÀI LIỆU………………………………………………..2
2.1 GIỚi THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GÀ NỘI ĐANG NUÔI Ở VIỆT NAM……….2
2.1.1Gà vườn nội...…………………………………………………………………..2
2.1.2. Các giống gà chuyên trứng ............................................................................ 6
2.2. CẤU TẠO CỦA TRỨNG ................................................................................ 7
2.2.1. Vỏ trứng ........................................................................................................ 7
2.3. CHUẨN BỊ TRỨNG TRƯỚC KHI VÀO ẤP ................................................... 9
2.3.1. Bảo quản trứng .............................................................................................. 9
2.3.2.Chọn trúng để ấp........................................................................................... 10
2.3.3.Chọn bằng đèn soi ........................................................................................ 10
2.3.4.Xử lý trứng ấp .............................................................................................. 10

2.4. CHUẨN BỊ MÁY ẤP XẾP TRỨNG VÀO KHAY ........................................ 11
2.4.1. Máy ấp đơn kỳ: ............................................................................................ 11
2.4.2. Máy ấp đa kỳ: .............................................................................................. 11
2.5. CHẾ ĐỘ ẤP ................................................................................................... 11
2.5.1. Nhiệt độ ....................................................................................................... 11
2.5.2.Ẩm độ........................................................................................................... 12
2.6. ĐIỀU KIỆN VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI CỦA TRỨNG GIA CẦM
TRONG KHI ẤP ................................................................................................... 12
2.7. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI GÀ TRONG KHI ẤP ..................................... 14
2.8. KIỂM TRA SINH HỌC ẤP TRỨNG GIA CẦM .......................................... 15
2.8.1. Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi sau 6 ngày ấp: .............................. 15
2.8.2. Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi sau 11 ngày ấp .............................. 16
iii


2.8.3. Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi lúc 19 ngày ấp .............................. 16
2.8.4. Khi kết thúc 21 ngày ấp ............................................................................... 17
2.9. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
PHÔI VÀ TỶ LỆ ẤP NỞ ...................................................................................... 17
2.9.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ ................................................................................ 17
2.9.2.Ảnh hưởng của ẩm độ .................................................................................. 17
2.9.3.Ảnh hưởng của độ thông thoáng ................................................................... 18
2.9.4.Ảnh hưởng của đảo trứng.............................................................................. 18
2.9.5.Ảnh hưởng của trọng lượng trứng ................................................................ 19
2.9.6.Một số yếu tố khác........................................................................................ 19
2.10. KỶ THUẬT NUÔI GÀ THƯƠNG PHẨM ................................................... 20
2.10.1. Chăm sóc nuôi dưỡng (từ 1 – 4 tuần tuổi): ................................................. 20
2.10.2. Phòng và trị một số bệnh thường gặp: ........................................................ 22
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................ 28
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .......................................................................... 28

3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM .......................................................................... 28
3.3. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .................................................................... 28
3.3.1. Dụng cụ - thiết bị ......................................................................................... 28
3.3.2. Chuồng trại .................................................................................................. 29
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 31
3.4.1. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 31
3.4.2. Kỹ thuật ấp trứng và úm gà con ................................................................... 31
3.4.3. Thức ăn........................................................................................................ 33
3.4.3. Các phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 34
3.4.4. Các phương pháp xử lí số liệu ...................................................................... 36
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................... 37
4.1. QUY TRÌNH KỶ THUẬT ẤP TRỨNG BẰNG MÁY ẤP ĐA KỲ ................ 37
4.1.1. Cấu tạo của máy ấp đa kỳ được sủ dụng trong thí nghiệm............................ 37
4.1.2. Chuẩn bị trứng và máy ấp trước khi đưa trứng vào máy ấp .......................... 37
4.1.3. Chế độ đảo, tạo độ ẩm và soi trứng trong quá trình ấp.................................. 37
4.2. KẾT QUẢ THU NHẬN TRONG THÍ NGHIỆM ........................................... 38
4.2.1 Ảnh hưởng của khối lượng lên chiều dài, chiều ngang và chỉ số hình dáng của
trứng gà nòi lai ...................................................................................................... 38
4.2.2. Ảnh hưởng của chỉ số hình dáng đến tỷ lệ nở của trứng gà nòi lai ................ 39
iv


4.2.3. Ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến tỷ lệ có phôi, tỷ lệ chết phôi, tỷ lệ nở
của trứng gà nòi lai ................................................................................................ 40
4.2.4. Ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến tiêu tốn thức ăn, tăng trọng của gà con
và hệ số chuyển hóa thức ăn, số gà chết sau giai đoạn úm 21 ngày của trứng gà nòi
lai…………………………………………………………………………………...41
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 43
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 43
5.2. ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................... 43

TÀI LIỆU THAM THẢO ...................................................................................... 44

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần cấu tạo của trứng gia cầm (tính trung bình) như sau:……….9
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của trứng (tính trung bình)………………...........9
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của trọng lượng trứng…………………………………........19
Bảng 2.4 Nhiêt độ thích hợp sưởi ấm cho gà……………………………………....20
Bảng 2.5: Mật độ ún cho gà con…………………………………………………...20
Bảng3.1: Bảng bố trí thí nghiệm………………………………………………......30
Bảng 3.2: Quy trình phòng ngừa bệnh:…………………………………………….32
Bảng 3.3: Công thức thức ăn cho gà bố mẹ:……………………………………….33
Bảng 3.4: Bảng chỉ số thành phần thức ăn hổn hợp con cò C225…………….......33
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của khối lượng lên chiều dài, chiều ngang và chỉ số hình dáng
của trứng gà nòi lai
38
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chỉ số hình dáng đến tỷ lệ nở của trứng gà nòi lai.........39
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến tỷ lệ có phôi, tỷ lệ chết phôi,tỷ lệ
nở của trứng gà nòi lai……………………………………………………………..40
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến tiêu tốn thức ăn, tăng trọngcủa gà
con và hệ số chuyển hóa thức ăn, số gà chết sau giai đoạn úm 21 ngày của trứng gà
nòi lai………………………………………………………………………………41

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình: 1.1 Hình gà ri............................................................................................... 2

Hình 1.2: Hình gà hồ ............................................................................................. 3
Hình 1.3: Hình gà ác.............................................................................................. 3
Hình 1.4: Hình gà tre ............................................................................................. 4
Hình 1.5: Hình gà đông cảo ................................................................................... 5
Hình 1.6: Hình gà mía ........................................................................................... 5
Hình 2.1: Hình gà lowgo ....................................................................................... 6
Hình 2.2: Hình cấu tạo trứng gà…………………………………………………….7
Hình 3.1: Hình máy ấp trứng gà…………………………………………………..29
Hình 3.2: Hình lồng úm gà con…………………………………………………....29
Hình 3.3: Sơ đồ công ty chăn nuôi Vemedim…………………………………......30
Hình 3.4: Hình trại gà giống…………………………………………………….....30
Hình 3.5: Hình úm gà con………………………………………………………. ..32
HÌnh 4.3: Hình cân đồng hồ sử dụng trong thí nghiệm………………………........35
Hình 4.4: Hình đo chiều dài trứng
Hình 4.6: Hình cân gà 1 ngày tuổi

Hình 4.5: Hình đo chiều rộng trứng…..35
Hình 4.7: Hình cân gà con 21 ngày tuổi..35

Hình 4.1: Cấu tạo máy ấp………………………………………………………....37

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của khối lượng lên chiều dài, chiều ngang và chỉ số hình
dáng của trứng gà nòi lai…………………………………………………...............38
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của chỉ số hình dáng đến tỷ lệ nở của trứng gà nòi
lai…………………………………………………………………………………...40

Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển
hóa thức ăn của gà con sau giai đoạn úm 21 ngày của trứng gà nòi
lai…………………………………………………………………………………...42
Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến tăng trọng và tỷ lệ chết của gà
con sau giai đoạn úm 21 ngày của trứng gà nòi lai………………………...............43

.

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

NT1

Nghiệm thức thí nghệm ấp trứng nhỏ có trọng

lượng từ 30g đến nhỏ hơn 40g
NT2

Nghiệm thức thí nghệm ấp trứng nhỏ có trọng

lượng từ 40g đến nhỏ hơn 50g
NT3

Nghiệm thức thí nghệm ấp trứng nhỏ có trọng


lượng từ 50g đến 60g
TLTKP

Tỷ lệ trứng không có phôi

TLTCP

Tỷ lệ trứng chết phôi

TLTN

Tỷ lệ trứng nở

R

Chiều rộng của trứng

D

Chiều dài của trứng

CSHD

Chỉ số hình thái của trứng

ix


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được tiến hành thông qua việc khảo sát ảnh hưởng của trọng lượng

trứng đến tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ sống sau giai đoạn úm của trứng gà nòi lai. Thí
nghiệm được tiến hành với 3 nhiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần. NT1 là
trứng có trọng lượng nhỏ (từ 30 đến nhỏ hơn 40g), NT2 là trứng có trọng lượng
vừa (40 đến nhỏ hơn 50g), NT3 là trứng có trọng lượng lớn (50g – 60g).
Kết quả phân tích cho thấy:
Tỷ lệ nở ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), NT2 cho tỷ lệ
nở cao nhất, tiếp theo là NT1 và nghiệm thức có tỷ số thấp nhất là NT3.
Về tăng trọng (g/con/ngày) sau giai đoạn úm, NT3 cho tăng trọng cao nhất, nghiệm
thức cho tăng trọng thấp nhất là NT1, hai nghiệm thức còn lại cho tăng trọng trung
bình là NT2. So sánh về tăng trọng giữa các nghiệm thức thì NT1 và NT3 khác biệt
có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), NT2 so với NT1 và NT3 thì khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (P > 0,05)
Về tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày) ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P
< 0,05) qua các tuần tuổi, NT1 cho tiêu tốn thức ăn ít nhất tiếp đến là NT2 và cao
nhất là NT3.
Về hệ số chuyển hóa thức ăn của gà con sau giai đoạn úm thì NT1 cao nhất kế đến
là NT3 và thấp nhất là NT2. Hệ số chuyển hóa thức ăn ở các nghiệm thức khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Về tỷ lệ gà chết sau giai đoạn úm, NT3 có tỷ lệ gà chết thấp nhất tiếp đến là NT2 và
cao nhất là NT1. Và tỷ lệ gà chết sau giai đoạn úm của ba nghiệm thức có sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

x


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, chăn nuôi đang phát triển rất nhanh và mạnh nhất từ giữa thế kỷ 20
trở lại đây. Nhờ áp dụng được nhiều tiến bộ nghiên cứu vào sản xuất, ngày nay sản
phẩm gia cầm quan trọng trong đời sống của nhiều người ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới.

Hiện nay, nước ta dù đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng vẫn là
nước nông nghiệp. Trong khi đó, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế nông nghiệp của nước ta. Gần 30 năm qua, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta
không ngừng phát triển, tỷ trọng gia cầm đã tăng từ 15% (1990) lên 27% trong chăn
nuôi (năm 2002). Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng có nhiều yếu
tố góp phần thành công như con giống, thức ăn, kỹ thuật chăn sóc và nuôi dưỡng…
Trong đó con giống là yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi gà. (Bùi Đức Lũng,
2009)
Chăn nuôi gia cầm muốn thành công là cả một nghệ thuật, khoa học kết hợp với
kinh nghiệm thực tế. Để đáp ứng mức độ chăn nuôi ngày càng cao của ngành gia
cầm, ngoài việc tăng đàn gia cầm sinh sản và các điều kiện chăn nuôi thì cần phải
cải tiến cả khâu ấp trứng, đặc biệt ấp trứng gia cầm công nghiệp (máy ấp tự động
hóa hoàn toàn từ khâu cấp nhiệt, điều khiển nhiệt độ, ẩm độ theo yêu cầu phát triển
phôi thai qua các giai đoạn và đảo trứng…) (Bùi Đức Lũng, 2009). Việc chọn lựa
trứng đem ấp là quan trọng cho kết quả ấp nở.
Do đó đề tài “Ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ sống ở
giai đoạn úm của trứng gà nòi lai” được chúng tôi thực hiện.
Mục tiêu đề tài:
Khảo sát trứng gà có trọng lượng bao nhiêu để có tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ sống của gà
con sau khi úm đạt kết quả cao nhất.
Từ kết quả thu được đề xuất áp dụng vào thực tế sản xuất nhằm đạt được hiệu quả
kinh tế cao trong chăn nuôi.

1


Chương 2: LƯỢC THẢO TÀI LIỆU
2.1. GIỚi THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GÀ NỘI ĐANG NUÔI Ở VIỆT NAM
Theo Nguyễn Khắc Thị
2.1.1Gà vườn nội

2.1.1.1. Gà Ri
Gà Ri là giống gà được nuôi rộng rãi trong cả nước, nhất là các tỉnh miền Bắc. Gà
Ri có tầm vóc nhỏ, chân thấp, gà mái có bộ lông vàng nhạt hoặc vàng nâu có điểm
lông đen ở cổ, lưng. Gà tróng có bộ lông sặc sỡ, nhiều màu. Lông cổ đỏ tía hoặc da
cam, lông cánh ánh đen. Gà mái, gà trống đều có mào đơn, nhiều khía răng cưa.
Mào đỏ tươi, chân, da, mỏ đều có màu vàng nhạt. Gà Ri mọc lông sowmschir sau
một tháng tuổi đã mọc đủ lông.
Gà mái đẻ sớm, khoảng 135 – 140 ngày tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Sản lượng trứng
từ 80 – 120 quả/mái/năm. Trứng có khối lượng bé 42 – 45 g/quả, vỏ trứng có màu
nâu nhạt, tỷ lệ trứng có phôi 90 – 93%, tỷ lệ ấp nở 80 – 85%. Lúc mới nở gà ri đạt
trọng lượng 25 – 28g, vào giai đoạn gà đẻ trọng lượng cở thể là 1,2 – 1,3 kg, lúc
trương thành đạt 1,7 – 1,8 kg, gà trống 2,2 – 2,3 kg.
Gà ri chịu khó kiếm mồi , khả năng chống chịu với sự thay đổi của thời tiết cao, gà
ấp và nuôi con khéo.

Hình 1.1: Hình gà ri
(Nguồn:
)

2.1.1.2. Gà Hồ
Gà Hồ có xuất xứ ở làng Hồ ven sông Đuống, huyện Thuận Thành – Bắc Ninh. Ở
gà mái có lông màu trắng sữa, gà trống có lông màu tía, da đỏ, cổ và đầu to. Gà Hồ
có dóc dáng to, chân to có hai hang vẫy màu vàng.

2


Gà Hồ có trọng lượng cơ thể tương đối lớn. Ở gà trống đạt 3,5 – 4 kg, con mái 2,5 –
3 kg. Gà mái chậm để (sau 8 tháng), một năm gà đẻ 3 – 4 lứa, mỗi lứa 15 – 18
trứng.


Hình 1.2: Hình gà hồ
(Nguồn: />
2.1.1.3. Gà Ác
Giống gà ác được nuôi nhiều ở tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, giống này có
màu lông trắng, da, thịt, xương, mõ đều đen. Mào cờ đỏ bầm, ở một số cón chân có
lông. Gà ác có trọng lượng cơ thể nhỏ, chỉ đạt tối đa 600 -800 g/con. Sản lượng
trứng 70 – 80 quả/năm. Trứng bé 30 – 32 g/quả.

Hình 1.3: Hình gà ác
(Nguồn:
)

2.1.1.4. Gà Tre
Gà tre được nuôi phổ biến ở vùng Đong nam Bộ. Gà tre có vóc dáng nhỏ, đầu nhỏ,
mào nhỏ, mào hạt đạu và màu đỏ. Mỏ, chân, da đều vàng. Gà trống có lông màu
vàng ở cổ và đuôi, phần còn lại màu đen. Gà máu có lông xám đen lẫn màu trắng.
Gà tre có trọng lượng cơ thẻ nhỏ, khi trưởng thành con trống đạtu 800 – 850g, con
3


mái 600 -650g. sản lượng trứng thấp 50 -60 quả/năm, trứng bé Giống gà này đa số
nuôi để làm cảnh.

Hình 1.4: Hình gà tre
(Nguồn:
)

2.1.1.5. Gà Nòi
Gà nòi được nuôi rãi rác ở nhiều nơi. Giống gà này nuôi mau lớn , đầu to, cổ đen,

mào hạt đậu, mắt đen có vòng đỏ, cổ to dài, lông màu đen xám lẫn vàng tươi, lông
đuôi đen, than dài rộng, lưng thẳng, chân cao có vẩy đen sang, cựa dài và sắc. gà
nòi có trọng lương trung bình, gà trống trưởng thành trọng lượng cơ thể đạt 3 3,2kg, con mái 2 – 2,2 kg. sản lương trứng 50 -60 quả/mái/năm. Trứng có màu
hồng.
2.1.1.6. Gà Đông Cảo
Giống gà Đông Cảo được nuôi phổ biến ở Hưng Yên. Có đặc điểm chân to cao có
nhiều vẫy, lưng phẳng rộng, đàu to, mắt sâu. ở gà mái có lông màu nâu bạc, gà
trống lông tía sẫm. Gà trống Đông Cảo có trọng lương tương đối khá. ở con trông
trương thành, trọng lương cơ thể đạt 3,5 – 4kg, con mái 2,5 – 3kg. sản lượng trứng
60 -70 quả/mái/năm.

4


Hình 1.5: Hình gà đông cảo
(Nguồn:
)

2.1.1.6. Gà Ta Vàng
Gà này được nuôi ở vùng Đông Nam bộ. đặc điểm của gà này có lông màu vàng đỏ,
da vàng, chân thấp có vẫy, cổ ngắn thân hình vừa phải, cổ ngắn, lưng phẵng. gà
trống trưởng thành có trọng lượng cỏ thể đạt 2,2 – 2,3kg, gà mái 1,5 – 1,6kg, sản
lượng trứng 80 – 100 quả/mái /năm.
2.1.1.7. Gà Mía
Đặc điểm của gà mía là gà trống có lông màu tía, gà mái có lông màu sang hoặc
vàng, đàu to, mào đơn, chân thô có 3 hàng vảy, da bụng đỏ. Con trống trưởng thành
ddatj3 – 4kg, con mái 2,5 – 3kg. sản lượng trứng 60 -70 quả/mái/năm.

Hình 1.6: Hình gà mía
(Nguồn:

)

5


2.1.2. Các giống gà chuyên trứng
2.1.2.1. Gà Lowgo (Leghorn)
Có nguồn gốc từ Italia. Gà được chọn lọc và tạo ra nhiều dòng khác nhau, nhưng
dòng gà màu long trắng, đẻ trứng trắng thì có sức sản xuất cao và cho trứng lớn.
Gà Leghorn đẻ thương phẩm dễ nuôi và đạt hiệu quả kinh tế cao, 10 quả trứng tiêu
tốn 1,5 – 1,7 kg thức ăn (15 – 16% CP, 2700 – 2800 kcal/kg). Thể trọng gà khi loại
thải khoảng 1,6 kg. Tuy nhiên gà Leghorn đẻ trứng trắng nên không hợp thị hiếu
người tiêu dùng ở một số thị trường, có giá bán luôn thấp hơn trứng màu nâu. Hiện
nay nước ta không còn sản xuất giống gà này.

Hình 2.1: Hình gà lowgo
(Nguồn: />
2.1.2.2. Gà Hisex Brown
Có nguồn gốc từ Hà Lan. Giống gà này có lông màu nâu và có tỷ lệ nuôi sống cao
96 – 98% lúc 17 tuần tuổi. Mái bắt đầu đẻ nặng 1,7 kg/ con. Năng suất trứng 290
quả trên năm. Trứng nặng khoảng 60 – 65 g/quả. Bình quân 1 kg trứng tiêu tốn 2,36
kg thức ăn, 1 quả cần 149 g. Gà loại thải lúc 78 tuần đạt 2,15 kg.
2.1.2.3. Gà ISA Brown
Gà ISA Brown đây là sản phẩm của tổ hợp lai các dòng gà đẻ trứng nâu của Viện
chọn lọc giống gia súc Pháp (ISA). Gà được phân biệt giới tính sau khi nở, lông có
màu nâu.
2.1.2.4. Gà Goldline – 54
Được nhập vào Việt Nam từ năm 1990 từ hãng Hypeco của Hà Lan, trong chương
trình viện trợ phát triển UNDP của Liên hiệp quốc. Tổ hợp lai 2 dòng của gà thương
phẩm đạt tỷ lệ nuôi sống 93 – 94%. Thể trọng lúc bắt đầu đẻ (21 tuần tuổi) đạt 1,6 –

1,7 kg. Tỷ lệ đẻ lúc 22 tuần tuổi là 50%. Sản lượng trứng bình quân 280 trứng trên
mái trên năm. Trứng nặng 61 – 63 g. Gà được loại thải lúc 80 tuần tuổi, có thể trọng
bình quân khoảng 2,2 kg/con.

6


2.1.2.5. Gà Brown Nick
Gà có nguồn gốc từ hãng H&N International của Hoa Kỳ, nhập vào nước ta từ năm
1993. Gà con phân biệt trống mái lúc mới nở. tỷ lệ nuôi sống đến 18 tuổi đạt 96 –
98%. Thể trọng lúc 18 tuần tuổi đạt 1,54 kg. Thời gian khai thác trứng từ 19 – 76
tuần tuổi, đạt tỷ lệ sống 91 – 94%. Tỷ lệ đẻ lúc 21 – 23 đạt 50%. Sản lượng trứng
đến 76 tuần tuổi trên số gà đầu kỳ đẻ 305 – 325 trứng. Trứng nặng 62,5 –
63,5g/quả. Vỏ trứng có màu nâu sẫm. Hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,2 – 2,3 kg thức
ăn/kg trứng.
2.1.2.6. Gà Hyline.
Gà có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. phân biệt trống mái lúc mới nở. Mái có lông màu nâu.
Sản lượng trứng cao đạt trên 300 quả/năm. Trứng nặng trên 60 g có vỏ màu nâu.
(Bùi Xuân Mến, 2007)
2.2. CẤU TẠO CỦA TRỨNG
Cấu tạo quả trứng gồm những phần chính như sau: Vỏ trứng, màng vỏ trứng, buồng
khí, lồng trắng, lồng đỏ, đĩa phôi và phôi (còn gọi là bì phôi)

Hình 2.2: Hình cấu tạo trứng gà
(Nguồn: )

2.2.1. Vỏ trứng
Phần giữa tử cung trở xuống của gia cầm có tuyến dịch tiết ra các sợi colagen nhỏ
đan chéo dày, chắc ví như “cốt sắt bê tông”. Vỏ trứng có muôi canxi cacbonat
chiếm 99% và canxi photphat chiếm 1% được tổng hợp trong thời gian trứng hình

thành ở tử cung từ 18 – 20 giờ. Bên ngoài vỏ trứng phủ một lớp màng nhày mỏng
đã đông cứng. Lớp này bảo vệ trứng, chống nhiễm trùng.
2.2.1.1. Màng vỏ ngoài và màng vỏ trong
Hai màng vỏ này được cấu tạo từ sợi keratin đan chéo nhau tạo sức bền. Lớp ngoài
cùng nằm sát vỏ trứng, lớp trong bao quanh lồng trắng trứng. Trên mặt 2 lớp vỏ đều
7


coa lỗ rất nhỏ để không khí lưu thông, giúp cho phôi hô hấp và phát triển. Tuy là 2
lớp nhưng mà chúng dín vào nhau, chỉ tách ra ở phần đầu tù (đầu to) của trứng, để
chứa oxy – gọi là buồng khí. Khi luộc trứng và bóc vỏ ra ta phát hiện hai lớp vỏ
này.
2.2.1.2. Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng được tạo ra ở phần dài nhất của ống dẫn trứng nhờ có tuyến tiết ra
lòng trứng đặc và lồng trắng lõang, lồng trắng chứa 85 – 89 % là nước.
Theo Bạch Thị Vân và Nguyễn Quý Khiêm (2002), lồng trắng trứng gồm 4 lớp:
- Lớp trong cùng sát lồng đỏ là một lớp lồng trắng đặc, bên trong lớp này có các sợi
dây giữ hai đàu lồng đỏ bằng trục ngang là dây chằng. Tác dụng của dây chằng giữ
cho lồng đỏ khỏi bị ảnh hưởng do tác động bên ngoài và giúp longf đỏ khỏi dính
vào vỏ, lớp lòng trắng đặc này chiếm 2,7%
- Lớp lòng trăng tiếp theo chiếm 16,8% và hầu như không chứa sợi muxin.
- Lớp lòng trắng đặc ở giữa: lớp này chiếm 50 – 57% có chứa nhiều sợi nhầy, là lớp
đẹm của lòng đỏ và là nơi đàu sợi dây chằng bám vào.
-Lớp lòng trắng loãng ngoài: lớp này bao bọc ngoài chiếm 23%.
2.2.1.3. Lòng đỏ trứng
Theo Bạch Thị Vân và Nguyễn Quý Khiêm (2002), lòng đỏ là một tế bào khổng lồ
được bao bọc bởi lớp màng mỏng có tính đàn hồi lớn, nhờ đó mà lòng đỏ không lẫn
vào lòng trắng mà luôn giứ được hình tròn. Trứng để lâu tính đàn hồi mất dần đến
lúc nào đó màng bị rách và lòng đỏ lòng trắng tan dần vào nhau.
Lòng đỏ có lớp đậm nhạt khác nhau là nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp cho

phôi, ngoài ra tế bào trứng còn có một mầm sống , mần này gắn chặt vào lồng đỏ
tạo thành đĩa phôi. Đĩa phôi có tỷ trọng nhỏ hơn cực thực vật nên luôn có xu hướng
nỗi lên trên, chính vì thế bếu trứng không được đão trong thời gian ấp, phôi sẽ bị
dín vào vỏ, không sử dụng được chất dinh dưỡng rồi chết.
2.2.1.4. Đĩa phôi và phôi
Phôi nằm trong đĩa phôi và cùng nằm trong lòng đỏ. Phôi có thể chuyển động trong
lòng đỏ, thường nổi lên phía trên. Vì vậy trứng phải luôn được đảo để phôi không
dính cố định lên màng lòng đỏ phía trên và sử dụng triệt để chất dinh dưỡng lòng
đỏ.

8


Bảng 2.1: Thành phần cấu tạo của trứng gia cầm (tính trung bình) như sau:

Thành phần

Trứng gà

Trứng ngan nội

Trứng ngan pháp

Lòng trắng (%)

58,6

53,7

53,8


Lòng đỏ (%)

31,0

32,6

35,0

Vỏ (%)

10,34

11,23

12,0

(Bùi Đức Lũng, 2009)
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của trứng (tính trung bình)

Thành phần

Trứng gà

Trứng ngan các loại

Protein (%)

58,6


53,7

Nước (%)

31,0

32,6

Mỡ thô (%)

10,34

11,23

Khoáng tổng số (%)

1,09

1,1 – 1,5

(Bùi Đức Lũng, 2009)

2.3. CHUẨN BỊ TRỨNG TRƯỚC KHI VÀO ẤP
2.3.1. Bảo quản trứng
2.3.1.1. Nhiệt độ
Theo Bạch Thị Dân và Nguyễn Quý Khiêm (2002), rứng sau khi đẻ ra bị lạnh so với
nhiệt độ cơ thể mẹ, quá trình phát triển phôi bị ngừng lại.
Để bảo quản trứng ấp có hiệu quả cao nhất nên giữ trứng ở nhiệt độ 15 – 20oC. khi
nhiệt độ thấp < 10oC sẽ ảnh hưỡng đến kết quả nở. Nhiệt độ bảo quản cao sẽ tạo
điều kiện cho phôi phát triển, song nếu nhiệt độ không thích hợp gây chết phôi, đặc

biệt khi nhiệt độ quá cao sẽ gây chết phôi hàng loạt. Trứng bảo quản đến 3 ngày
nhiệt độ 28 -33oC không ảnh hưởng đến kết quả nở. trong điều kiện cần để trứng dài
hơn (từ 7 – 14 ngày) nhiệt độ bảo quản cần giữ: 15 – 20oC. Trong thời gian bảo
quản này, mỗi ngày trứng phải đảo một lần với một góc 180o.
2.3.1.2. Ẩm độ
Theo Bạch Thị Dân và Nguyễn Quý Khiêm (2002), trong thời gian bảo quản trứng
bị bay hơi nước. Muốn hạn chế sự bay hơi nước phải tăng độ ẩm môi trường. Độ
ẩm càng cao tỷ lệ mất hơi nước càng ít nhưng không được phép để ẩm độ 100% vì
ở múc ẩm độ này sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Ẩm độ thích hợp trong
thời gian bảo quản là 75 – 82%.

9


2.3.1.3. Xếp trứng trong thời gian bảo quản
Theo Bạch Thị Dân – Nguyễn Quý Khiêm (2002), trứng gia cầm xếp đầu nhỏ
xuống dưới, nếu bảo quản dài ngày xếp nghiêng để đảo được. Xếp trứng vào khay
nghiêng một góc 30o hoặc nằm ngang, đầu buồng khí xếp lên trên. Hàng ngày trứng
được đảo một lần (đảo ngược lại) không được xếp trứng vào thùng, rổ, thúng kín,
chồng chất lên nhau. Để trứng ở nơi thoáng mát, không bị hấp thu nhiệt, không để
nơi ô nhiễm như nhà bếp, chuồng lợn hoặc nhà kho ẩm mốc.
2.3.2. Chọn trúng để ấp
2.3.2.1 . Chọn trứng theo ngoại hình.
Theo Bạch Thị Dân và Nguyễn Quý Khiêm (2002), trên cơ sở ngoại hình của trứng
có thể chọn để tăng tỷ lệ nở. Kết quả nở đạt được khác nhau của các ngoại hình có
thể chứng minh như sau:
Trứng trung bình của giống
87%
Trứng nhỏ so với trứng trung bình của giống
80%

Trứng to so với trứng trung bình của giống
71%
Trứng có vỏ mỏng, rạn
53%
Trứng méo mó
49%
Trứng xù xì hoặc quá mỏng
41%
Như vậy khi chọn trứng chú ý loại bỏ các quả trứng quá to, quá nhỏ, méo mó, xù xì,
rạn dập không nên cho vào ấp, vì những quả trứng này nở kém, chất lượng gia cầm
con thấp và không làm giống được. trứng quá dài, quá tròn cũng không nên cho vào
ấp vì tỷ lệ lòng đỏ và lồng trắng không câm đối.
Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), nên chọn trứng của những mái và trống khỏe
mạnh. Mái có sản lượng trứng cao, trật đẻ kéo dài.
Hình dạng: chỉ số hình dạng khoảng 1,3 – 1,32 (chiều dài/rộng).
Vỏ trứng: sạch, không dín phân, dín máu, dày. Vỏ không bị rạn nứt, không bóng lộn
vì trứng củ vỏ thường bóng.
2.3.3. Chọn bằng đèn soi
Sau khi kiểm tra bằng ngoại hình để chọn loại bớt quả không đủ tiêu chuẩn cần soi
kiểm tra để phát hiện trứng rạn dập, vì trong quá trình ấp chỗ rạn dập sẽ tạo khe hở
để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây thối, đồng thời tỷ lệ mất nước của loại
trứng này lớn, sẽ dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao.
Ngoài ra, khi soi kiểm tra có thể phát hiện lòng đỏ còn nằm ở vị trí giữa hay không,
có dị vật, cục máu bên trong không, nếu co nên loại bỏ. Khi soi cần kiểm tra kích
thước buồng khí, vị trí buồng khí. Nếu buồng khí không ở đầu to, kích thước buồng
khí quá lớn, buồng khí di động hoặc rung động đều không nên chọn vào ấp.
2.3.4. Xử lý trứng ấp
Trước khi đưa trứng vào ấp phải xông khử trừng bằng foocmon, thước tím diệt vi
khuẩn, nếu trứng không được xông, vi khuẩn lưu giữ trên vỏ trứng và trong máy ấp
10



sẽ có điều kiện xâm nhập vòa trứng gây chết phôi, độc tố lay lan sang trứng khác,
lượng amoniac (NH3), H2S tăng gây ngộ độc hàng loạt trứng trong máy ấp.
2.3.4.1. Phương pháp xông trứng
Cho trứng vào khay, xếp vào một khoang kín có cánh cửa hoặc xông vào tủ ấp, 1 m3
buồng cần luông foocmon và thuốc tím như sau: cân 17,5g thuốc tím đổ vào một
khay nhỏ có đường kín 30 cm. Sau đó đong 35 ml foocmon và 35 ml nước đổ vào
khay đã có thuốc tím, đóng cửa 30 phút rồi từ từ mở ra. Các khay và máy phải được
cọ rửa bằng thuốc sát trùng thường xuyên, nếu máy đơn kỳ nên xông trưng ngay
trong máy sẽ kết hợp được xông cả trứng và máy. Trường hợp đặc biệt nếu trứng
quá bẩn phải rửa thì rửa bằng thuốc tím (pha thuốc tím thành dung dịch màu nâu)
nhiệt đọ dung dịch luôn phải lớn hơn nhiệt độ môi trường từ 5 – 10 oC, rửa nhanh
xếp lên khay, cho khô nước. Không có vỏ tránh nạo bỏ màng nhầy bên ngoài vỏ.
2.3.4.2 Xếp trứng vào khay
Xếp trứng gà đứng trong khay, đầu to là đầu có buồng khí được xếp quay lên trên.
2.4. CHUẨN BỊ MÁY ẤP XẾP TRỨNG VÀO KHAY
2.4.1. Máy ấp đơn kỳ:
Trước khi đưa trứng vào máy hoặc tủ ấp phải vệ sinh máy sạch sẽ, xông khử trùng
hoặc bật máy trước 5 – 6 h (mùa đông) 2 – 3 h (mùa hè) để máy đạt nhiệt độ yeu
cầu. Trứng gia cầm nếu để trong phòng có máy điều hòa phải đưa ra ngoài trước 6
– 10h tránh strees do nhiệt độ chênh lệch. Có thể cho trứng vào cùng thời gian bật
máy, nhưng thời gian ấp phải trừ đi thừ khi cho vào đến khi nhiệt độ đạt yêu cầu.
Để có thể xuất gia cầm đúng thời điểm tránh bị khô chân và cũng không bị sớm quá
cần tính thời goan vào ấp hợp lí, đảm bảo được chất lượng gia cầm nở ra.
2.4.2. Máy ấp đa kỳ:
Xếp trứng vào các ví trí quy định.Trứng mới đưa vào ấp là trứng cần được cung
cấp nhiệt làm nóng lên, vì vậy vị trí xếp khay trứng trong máy cũng lưu ý. Khi xếp
trứng mới vào cần phải phân bố vị trí sao cho trứng mới vào cần phải phân bố vị trí
sao cho trứng mới luôn bên cạnh trứng đã ấp lâu nhất để nhận lượng nhiệt thừa mà

các trứng củ tỏa ra và từ đó trứng nhanh nóng lên, đồng thời lại tiết kiệm nhiệt của
máy phải cung cấp.
Việc xếp trứng như vậy sẽ làm cân bằng nhiệt trong các vị trí của máy ấp. Đây là
một biện pháp rất hiệu quả đối với các lứa trứng trong máy.
2.5. CHẾ ĐỘ ẤP
2.5.1. Nhiệt độ
2.5.1.1 Đối với máy ấp đơn kỳ:
Toàn bộ trứng trong cùng một máy cùng một lúc nên cùng ấp và ngày nở giống
nhau.Vì vậy chế độ ấp cho máy đơn kỳ thay đổi phù hợp với sự phát triển của phôi
mỗi giai đoạn.

11


1 – 7 ngày
37,8oC
8 – 18 ngày
37,6 oC
19 – 21 ngày
37,2 oC
Mùa đông Từ
1 – 11 ngày
37,8 oC
12 – 18 ngày
37,6 oC
2.5.1.2. Đối với máy ấp đa kỳ:
Trong máy có nhiều loại lứa ấp, vào ngày ấp theo thời gian khác nhau, nên có tuổi
ấp khác nhau. Vì không có thể làm nhiều chế độ ấp trong cùng một máy, nên máy
ấp đa kỳ phải sử dụng chế độ nhiệt mà tất cả các lô trứng đều có thể chấp nhận được
và do trứng trong máy không còn cùng một lứa tuổi nên máy ấp đa kỳ đòi hỏi phải

có máy nở riêng.
Nếu lô trứng đầu tiên vào máy thì từ 1 – 15 ngày để nhiệt độ 37,8 oC sau đó cố định
37,6 oC.
Khi đã ấp được 18 ngày thì trứng được chuyển sang máy nở và áp dụng chế độ
nhiệt giống như máy đơn kỳ, giai đoạn 19 – 21 ngày là 37,2 oCvề mùa hè, 37,3 oC về
mùa đông.
2.5.2. Ẩm độ
2.5.2.1. Chế độ với máy ấp đơn kỳ:
1 – 15 ngày
60 – 61%
Hoặc 30 – 31 oC
6 – 11 ngày
55 – 57%
Hoặc 29 – 29,5 oC
12 – 18 ngày
50 – 53%
Hoặc 28 – 28,5 oC
19 ngày
60%
Hoặc 30 oC
20 – 21%
70 – 75%
Hoặc 32 - 33 oC
2.5.3.2. Chế độ với máy ấp đa kỳ:
Lứa ấp đầu tiên từ 1 – 7 ngày 58 – 60%; 39,5 - 30 oC
Sau đó ổn định:
55 – 57%; 29 – 29,5 oC
Giai đoạn 19 – 21 ngày chuyển sang máy nở ấp dụng giống chế độ ẩm của
máy ấp đơn kỳ tức là:
Ngày thứ 19:

60% = 30 oC
Ngày thứ 20 – 21: 70 – 75% = 32 - 33 oC
Trước khi ra gà, chú ý cắt ẩm trước 6h.
Mùa hè

Từ

2.6. ĐIỀU KIỆN VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI CỦA TRỨNG GIA
CẦM TRONG KHI ẤP
Điều kiện ấp trứng tự nhiên (gà mẹ tự ấp trứng) phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện
của môi trường tự nhiên và sự khéo léo của sự điều khiển chế độ nhiệt trong khi ấp
của gà mái. Tuy nhiên để nở được, nhiệt đọ của con mẹ cung cấp cho trứng cũng
phải đạt yêu cầu của sự phát triển sinh lí của phôi, biến đọng từ 37 – 39 0C, đôi khi
nhiệt độ này không đảm bảo được, đo nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp.

12


×