Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ẢNH HƯỞNG của VIỆC bổ SUNG mỡ cá TRA và VITAMIN e lên NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TRỨNG gà đẻ GIỐNG HISEX BROWN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM NGỌC THẢO

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG MỠ CÁ TRA
VÀ VITAMIN E LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
TRỨNG GÀ ĐẺ GIỐNG HISEX BROWN

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG MỠ CÁ TRA
VÀ VITAMIN E LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
TRỨNG GÀ ĐẺ GIỐNG HISEX BROWN

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Kim Khang

Cần Thơ, 2012



Sinh viên thực hiện:
Phạm Ngọc Thảo
MSSV: 3092551
Lớp: CNTY K35


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Thảo

i


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bà ngoại, hai dì và cha mẹ trong gia đình đã tạo
mọi điều kiện cho con hoàn thành tốt công việc học tập.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
Quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ môn Thú Y đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu.
Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn và truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Thạc sĩ Lê Thanh Phương, KS Cao Văn Út Em, KS Ngô Thúc Loan và KS Phạm Chí
Nguyện đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt thí
nghiệm.

Các bạn lớp Chăn Nuôi Thú Y K35 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn
này.
Gia đình chú Lê Thảnh - cô Thình và anh em công nhân ở trại đã tạo điều kiện và giúp
đỡ cho tôi trong thời gian thí nghiệm ở tại trại.
Cuối cùng, tôi xin chúc mọi người nhiều sức khỏe và thành đạt.

Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, Ngày .....Tháng ….. Năm……
Sinh viên thực hiện

Phạm Ngọc Thảo

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... viii
TÓM LƯỢC ................................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 2
2.1 SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ HISEX BROWN .......................................................... 2
2.1.1 Nguồn gốc .............................................................................................................. 2
2.1.2 Đặc điểm và ngoại hình.......................................................................................... 2
2.2 NHU CẦU DINH DƯỠNG GIA CẦM .................................................................... 6
2.2.1 Nhu cầu năng lượng ............................................................................................... 6

2.2.2 Nhu cầu protein ...................................................................................................... 8
2.2.3 Nhu cầu vitamin và muối khoáng .......................................................................... 9
2.2.4 Nhu cầu của nước ................................................................................................... 9
2.3 QUY TRÌNH NUÔI GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM .................................................... 10
2.3.1 Chọn lọc gà đẻ ...................................................................................................... 10
2.3.2 Quy luật của sự đẻ trứng ..................................................................................... 12
2.4 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG TRỨNG GÀ ....................................... 13
2.4.1 Lòng trắng ............................................................................................................ 13
2.4.2 Lòng đỏ ................................................................................................................ 14
2.4.3 Cholesterol ........................................................................................................... 14
2.5 SƠ LƯỢC VỀ DẦU CÁ VÀ VITAMIN E ........................................................... 14
iii


2.5.1 Giới thiệu chung về dầu cá .................................................................................. 14
2.5.2 Ảnh hưởng của dầu cá lên năng suất và chất lượng trứng ................................... 19
2.5.3 Vitamin E ............................................................................................................. 20
2.5.4 Ảnh hưởng của vitamin E đến giảm stress nhiệt trong chăn nuôi gà................... 22
2.5.5 Ảnh hưởng của vitamin E lên năng suất và chất lượng trứng.............................. 22
2.6 CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG TRỨNG ............................. 22
2.6.1 Sản lượng trứng .................................................................................................... 22
2.6.2 Khối lượng trứng .................................................................................................. 23
2.6.3 Chất lượng trứng .................................................................................................. 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM......................... 25
3.1 Phương tiện thí nghiệm ........................................................................................... 25
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ........................................................................ 25
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm......................................................................................... 25
3.1.3 Động vật thí nghiệm ............................................................................................. 25
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm .............................................................................................. 26
3.1.5 Thức ăn thí nghiệm .............................................................................................. 26

3.2 Phương pháp thí nghiệm ......................................................................................... 27
3.2.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................. 27
3.2.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng .......................................................................... 27
3.2.3 Phương pháp ghi nhận số liệu và lấy mẫu ........................................................... 27
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 28
3.2.5 Xử lý số liệu ......................................................................................................... 30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 31
4.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN GÀ THÍ NGHIỆM……………………………...31
4.2 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TRONG THÍ NGHIỆM …………………………………31
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THÍ NGHIỆM LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG TRỨNG ……………………………………………………………………..32
iv


4.3.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên khối lượng đầu kì và cuối kì của gà
thí nghiệm ..................................................................................................... 32
4.3.2 Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm ..................................................... 32
4.3.3 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên tỷ lệ đẻ trứng qua các tuần ......... 33
4.3.4 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên tiêu tốn thức ăn qua các tuần ...... 34
4.3.5 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên HSCHTĂ qua các tuần ............... 35
4.3.6 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng ......................... 36
4.3.7 Ảnh hưởng của các tuần tuổi thí nghiệm lên chất lượng trứng ............................ 37
4.3.8 Tương tác giữa các khẩu phần thí nghiệm và tuần tuổi lên chất lượng trứng......49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................... ……….42
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 42
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43

v



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Ca

Can xi

CSHD

Chỉ số hình dáng

CSLĐ

Chỉ số lòng đỏ

CSLTĐ

Chỉ số lòng trắng đặc

ĐC

Đối chứng

DC1%

Dầu Cá 1%

DC1E125

Dầu Cá 1% + vitamin E 125mg/kg


DC2%

Dầu Cá 2%

DC2E125

Dầu Cá 2% + vitamin E 125mg/kg

DM

Vật chất khô

Fe

Sắt

HSCHTĂ

Hệ số chuyển hóa thức ăn

KLCK

Khối lượng cuối kì

KLĐK

Khối lượng đầu kì

KPCS


Khẩu phần cơ sở

ME

Năng lượng trao đổi

NCDD

Nhu cầu dinh dưỡng

NST

Năng suất trứng

NT

Nghiệm thức

P

Phosphor

TB

Trung bình

TLĐ

Tỷ lệ đẻ


TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Lượng thức ăn ăn vào, khối lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với gà
Hisex Brown ................................................................................................... 3
Bảng 2: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown .......................................................... 4
Bảng 3: Tỷ lệ đẻ và khối lượng chuẩn của gà Hisex Brown........................................... 5
Bảng 4: Chỉ tiêu vệ sinh nước uống của gà Hisex Brown ............................................ 10
Bảng 5: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu ................................ 11
Bảng 6: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém ................................ 12
Bảng 7: Thành phần acid béo và năng lượng trong mỡ cá ........................................... 18
Bảng 8: Thành phần các acid béo trong mỡ cá tra ở các hình thức nuôi khác nhau ..... 19
Bảng 9: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cơ sở . ....................... 26
Bảng 10: Nhiệt độ và ẩm độ .......................................................................................... 31
Bảng 11: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên khối lượng đầu kì và cuối kì
của gà thí nghiệm.......................................................................................... 32
Bảng 12: Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm .............................................. 32
Bảng 13: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên tỷ lệ đẻ trứng qua các tuần ... 33
Bảng 14: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên tiêu tốn thức ăn qua các tuần ...
...................................................................................................................... 34
Bảng 15: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên HSCHTĂ qua các tuần ........ 35
Bảng 16: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng................... 36
Bảng 17: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng................... 37
Bảng 18: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm qua các tuần lên chất lượng
trứng.............................................................................................................. 39


vii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1: Gà hậu bị Hisex Brown ..................................................................................... 2
Hình 2: Mỡ cá tra .......................................................................................................... 17
Hình 3: Hệ thống làm mát và quạt hút .......................................................................... 25
Hình 4: Gà thí nghiệm................................................................................................... 26
Sơ đồ 5: Sơ đồ phân loại chất béo ................................................................................. 16

viii


TÓM LƯỢC
Nhằm khảo sát ảnh hưởng của các mức độ mỡ cá kết hợp với vitamin E lên năng suất
và chất lượng trứng của gà Hisex-Brown. Thí nghiệm được tiến hành với 150 con gà
được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức và 10 lần lặp lại
như sau: ĐC: Khẩu phần cơ sở (KPCS), DC1%: KPCS + dầu cá 1 %, DC1E125:
KPCS + dầu cá 1 % + 125mg/Kg Vit E, DC2%: KPCS + dầu cá 2 %, DC2E125:
KPC) + dầu cá 2 % + 125mg/Kg Vit E
Kết quả cho thấy:
Khối lượng đầu kì và khối lượng cuối kì của gà thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa
về mặt thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05), nằm trong khoảng 1,87 kg - 1,96 kg.
Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
giữa các nghiệm thức (P≤0,05). Trong đó năng suất trứng và tỷ lệ đẻ ở NT bổ sung
DC1E125 là cao nhất (49,97 trứng và 92,56%) thấp nhất là ĐC (47,77 trứng và
88,42%).Tiêu tốn thức ăn giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa về mặt
thống kê (P>0,05,) nằm trong khoảng 114,62 - 122,90 g/ngày/con. Hệ số chuyển hóa

thức ăn ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nằm trong
khoảng 126,14 - 138,6 g/trứng.
Khối lượng trứng gà khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức
(P>0,05) cao nhất ở nghiệm thức DC1% là 65,59 g và thấp nhất ở nghiệm thức ĐC là
63,09 g. Chỉ số hình dáng sai khác không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (
P=0,68), cao nhất ở DC2E125 là 79,03% và thấp nhất ở DC2% là 76,84%. Chỉ số
lòng đỏ cao nhất là 0,23 ở cả 3 khẩu phần DC, DC1%, DC2E125, kế đến là DC1E125
(0,22) và thấp nhất ở DC2% là 0,21. Chỉ số lòng trắng khác biệt có ý nghĩa về mặt
thống kê giữa các nghiệm thức (P=0,00), chỉ số lòng trắng ở các nghiệm thức
DC1E125 (0,08) là thấp nhất, DC1% (0,12) là cao nhất. Đơn vị Haugh cũng bị ảnh
hưởng bởi thức ăn (P=0,00). Đơn vị Haugh ở ĐC 91,11 cao hơn ở các nghiệm thức
còn lại. Độ dày vỏ (P=0,67) sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.

ix


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ giữa thế kỉ XX trở lại đây, gia cầm được nuôi nhiều nhất và phát triển hơn hẳn
so với các động vật khác. Ngày nay sản xuất gia cầm là nguồn thực phẩm quan
trọng đối với nhiều người, cạnh đó việc sản xuất trứng cũng quan trọng không
kém, nhờ vào các tiến bộ khoa học hiện nay việc sản xuất trứng ở gia cầm nói
chung, ở gà nói riêng có nhiều tiến bộ rõ nét, gà cho trứng với năng suất cao từ
300 – 320 quả/năm/1con như: Loghorn, Gold-Lind, Brown Nick, Isa Brown.......
Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong khẩu phần của gà đẻ, ngoài việc cung
cấp các acid béo thiết yếu, là dung môi giúp hòa tan các vitamin, chất béo còn là
nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần của gà đẻ. Ngày nay có
nhiều nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng các nguồn chất béo khác nhau bổ
sung vào khẩu phần của gia cầm nhằm nâng cao chất lượng thịt và trứng, đặc biệt
là thành phần acid béo omega 3 có lợi cho sức khỏe của con người (Vũ Hướng
Văn, 2005). Ước tính năm 2010 lượng cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là 1,5

triệu tấn, trong đó sản phẩm xuất khẩu là 600.000 tấn (www.baomoi.com), mỡ cá
tra được tận dụng bổ sung vào khẩu phần của gia súc gia cầm sao cho khả năng sử
dụng thức ăn là tối ưu và giảm chi phí thức ăn trong điều kiện chăn nuôi ở
ĐBSCL.
Vitamin E cần thiết cho hoạt động sinh dục, ảnh hưởng đến tổng hợp coenzyme,
trao đổi axit nucleic và phosphoryl hoá. Vai trò quan trọng nhất của vitamin E là
chống oxy hoá sinh học, oxy hoá vitamin A, caroten và mỡ, còn có vai trò trong hệ
thống miễn dịch. Thức ăn thiếu vitamin E thì dịch hoàn gà trống, buồng trứng gà
mái bị teo, giảm đẻ hay không có khả năng đẻ.
Có nhiều tác giả đã nghiên cứu về việc sử dụng mỡ cá tra bổ sung vào khẩu phần
gà đẻ giống Isa Bronw như: Hồ Thúy Hằng (2010), Nguyễn Thị Bích Diệp
(2011),... Nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu về việc bổ sung mỡ cá tra kết hợp với
vitamin E vào khẩu phần gà đẻ.
Được sự cho phép của bộ môn Chăn nuôi, đề tài "Ảnh hưởng của việc bổ sung
mỡ cá tra và vitamin E lên năng suất và chất lượng trứng của gà Hisex
Brown" được thực hiện. Mục tiêu đề tài nhằm khảo sát ảnh hưởng các mức độ mỡ
cá và vitamin E lên năng suất và chất lượng trứng của gà Hisex Brown. Từ đó
chọn ra tỷ lệ thích hợp và có hiệu quả kinh tế để bổ sung vào khẩu phần của gà
giống Hisex Brow nnhằm nâng cao năng suất của chúng.

1


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ HISEX BROWN
2.1.1 Nguồn gốc
Được nhập vào Việt Nam 1997, có nguồn gốc ở Hà Lan được công ty Emivest
nhập giống gà bố mẹ về nuôi nhân giống. Gà Hisex Brown bố mẹ được Công ty
nuôi để sản xuất gà hậu bị đẻ lấy trứng thương phẩm. Gà con sản xuất ra dùng để
thả nuôi ở các trang trại nuôi gia công cho công ty và một số để bán ra thị trường.

2.1.2 Đặc điểm và ngoại hình
Theo Nguyễn Thị Mai et al., (2009), đây là giống gà chuyên trứng màu nâu có
nguồn gốc từ hãng Euribreed – Hà Lan (Hình 2.1).
Gà giống bố mẹ có khối lượng cơ thể đến 17 tuần là 1,4 kg, tỷ lệ nuôi sống 97%.
Lượng thức ăn tiêu thụ từ 18 – 20 tuần 5,5 kg/con. Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% ở 152
ngày. Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi 315 quả/mái, khối lượng trứng 63 g.
Lượng thức ăn tiêu thụ từ 140 ngày tuổi là 116 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn cho 1
kg trứng là 2,36 kg và cho 10 quả trứng là 1,49 kg. Khối lượng cơ thể vào cuối
thời kỳ đẻ là 2,15 kg/mái.
Gà mái đẻ thương phẩm đạt tỷ lệ đẻ 5% ở 20 tuần tuổi, đỉnh cao tỷ lệ đẻ khoảng
92%. Thời gian đạt tỷ lệ đẻ cao trên 90% kéo dài khoảng 10 tuần. Khối lượng
trứng trong tuần đẻ đầu là 46 g và tăng dần cho đến khi kết thúc là 67 g. Sản lượng
trứng đến 78 tuần tuổi là 307 quả/mái. Tỷ lệ chết trong thời kỳ đẻ trứng là 5,8 %.
Khối lượng gà mái khi kết thúc đẻ khoảng 2,15 kg/con. Lượng thức ăn tiêu thụ đến
hết 78 tuần tuổi là 47 kg/con.

Nguồn: www.wikipedia.org.

Hình 2.1: Gà hậu bị Hisex Brown

2


Bảng 2.1 Lượng thức ăn ăn vào, khối lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với gà Hisex
Brown

Lượng thức ăn ăn
vào (g/ngày)

Khối lượng

chuẩn (g)

18

84

19

Tuần tuổi

Thời gian chiếu sáng (h)
Chuồng kín

Chuồng hở

1500

13

14

92

1560

14

14,5

20


98

1630

14,5

15

21

100

1700

15

15,5

22

104

1740

15,5

16

23


106

1780

16

16

24

108

1800

16

16

25

110

1815

16

16

26


112

1830

16

16

27

114

1840

16

16

28

115

1850

16

16

41


114

1930

16

16

51

113

1950

16

16

62

112

1970

16

16

73


111

1980

16

16

80

111

2000

16

16

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010)

3


Bảng 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown

Giai đoạn (tuần)
NCDD

Protein

Năng lượng

ĐV
0-3

3-9

9 - 17

17-19

19-45

45-70

70 - kết
thúc

20

20

15,5

16,5

16,7

16,2


15,3

Kcal 2975 2975

2750

2750

2775

2750

2725

%

Xơ (max)

%

3,5

3,5

6

6

5


5,5

5,5

Béo (max)

%

6,5

6,5

6

6

8

8,5

8,5

Linoleic acid

%

1,5

1,5


1,25

1,25

2,2

1,6

1,25

Methionine

%

0,54

0,54

0,34

0,38

0,41

0,39

0,36

Methionine +
Cysteine


%

0,92

0,92

0,61

0,68

0,75

0,69

0,63

Lysine

%

1,2

1,2

0,75

0,8

0,8


0,75

0,7

Trytophan

%

0,23

0,23

0,14

0,15

0,17

0,16

0,15

Threonine

%

0,78

0,78


0,49

0,52

0,56

0,53

0,5

%

1

1

0,9

2,2

3,7

4

4,2

%

0,5


0,5

0,45

0,42

0,42

0,4

0,38

%

0,16

0,16

0,15

0,15

0,15

0,15

0,15

%


0,22

0,22

0,22

0,22

0,22

0,20

0,18 - 0,20

Acid amin tiêu hóa

Khoáng
Calcium
Phosphor hữu
dụng
Sodium
Chloride

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010)

4


Bảng 2.3 Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng chuẩn của gà Hisex Brown


Tuần tuổi

Tỷ lệ đẻ (%)

Khối lượng trứng (g)

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56

6,0
16,0
36,0
66,0
88,0
93,0
94,5
95,0
95,0
95,0
95,0
94,7
94,5

94,3
94,1
93,9
93,6
93,3
93,0
92,7
92,5
92,2
91,9
91,6
91,3
91,0
90,7
90,4
90,0
89,6
89,2
88,8
88,3
87,8
87,3
86,8
86,3
85,8
85,3

42,8
45,3
47,8

50,8
53,8
56,0
58,2
59,2
59,6
59,8
60,0
60,2
60,4
60,6
60,9
61,2
61,5
61,8
62,0
62,2
62,4
62,6
62,7
62,9
63,1
63,2
63,3
63,4
63,5
63,6
63,7
63,8
63,9

64,0
64,0
64,1
64,1
64,2
64,2

5


57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76

77
78
79
80

84,8
84,3
83,8
83,3
82,7
82,1
81,6
81,0
80,5
79,8
79,0
78,2
77,5
76,7
75,9
75,1
74,3
73,5
72,7
71,9
71,1
70,3
69,7
68,8


64,3
64,3
64,4
64,4
64,5
64,5
64,6
64,6
64,7
64,7
64,8
64,8
64,9
64,9
65,0
65,0
65,1
65,1
65,2
65,2
65,3
65,3
65,4
65,4

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010)

2.2 NHU CẦU DINH DƯỠNG GIA CẦM
2.2.1 Nhu cầu năng lượng
2.2.1.1 Nhu cầu duy trì

Theo Bùi Xuân Mến (2007) thì nuôi gia cầm cho mục đích sản xuất, trước hết phải
nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không. Một lượng
đáng kể thức ăn tiêu tốn của gia cầm là sử dụng cho duy trì sự sống. Nhu cầu năng
lượng để duy trì của gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản và hoạt động bình
thường. Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu hoặc sự sinh nhiệt
trong những điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ môi trường và hoạt
động chủ động bị loại ra. Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ lớn của vật nuôi,
nhìn chung thì độ lớn của vật nuôi tăng thì sự sinh nhiệt cơ bản trên một đơn vị thể
trọng giảm. Sự sinh nhiệt cơ bản của gà con mới nở vào khoảng 5,5 calo trên một
gam thể trọng trong một giờ, nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành thì chỉ cần
phân nửa số năng lượng này.
6


Năng lượng yêu cầu cho hoạt động có thể thay đổi đáng kể, thường được ước tính
bằng khoảng 50% của sự trao đổi cơ bản. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi những
điều kiện chuồng trại cũng như giống gia cầm được nuôi. Sử dụng chuồng lồng
làm giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến sự tiêu phí năng lượng thấp hơn, cỡ khoảng
30% của sự trao đổi cơ bản so với nuôi nền.
Mặc dù thực tế những động vật lớn hơn yêu cầu năng lượng duy trì thấp hơn trên
một đơn vị thể trọng, nhưng tổng năng lượng cần cho những động vật lớn hơn lại
cao hơn nhiều so với vật nhỏ hơn. Từ quan điểm thực tiễn cho thấy, một gà mái
sản xuất trứng có độ lớn cơ thể nhỏ nhất, đẻ trứng lớn và sức sống cao sẽ có khả
năng chuyển đổi thức ăn thành sản phẩm đạt hiệu quả nhất, vì tiêu phí năng lượng
duy trì thấp. Chăn nuôi gà hoặc gà tây thịt đạt đến độ bán trong một thời gian ngắn
nhất sẽ đạt hiệu quả nhất về biến đổi thức ăn thành sản phẩm, vì nếu kéo dài thời
gian nuôi sẽ phải chi phí duy trì lớn hơn. Hầu hết gà đang đẻ trứng và gà thịt đang
sinh trưởng đều được cho ăn tự do theo yêu cầu sản xuất. Lượng thức ăn gia cầm
tiêu thụ có liên quan trước hết đến nhu cầu năng lượng của gia cầm trong thời gian
này. Khi các chất dinh dưỡng khác có đủ lượng trong thức ăn thì khả năng tiêu thụ

thức ăn được xác định trước tiên dựa trên mức năng lượng của khẩu phần. Mức
tiêu thụ năng lượng của gia cầm hàng ngày có thể đo bằng kcal năng lượng trao
đổi thì chắc chắn sẽ ổn định hơn là tổng lượng thức ăn tiêu thụ, nếu trong khẩu
phần có chứa các mức năng lượng khác nhau.
2.2.1.2 Nhu cầu sinh trưởng
Trong hầu hết các trường hợp, nhu cầu năng lượng không được trình bày một cách
chính xác như các nhu cầu về acid amin, vitamin và khoáng. Tốc độ tăng trưởng
tốt có thể đạt được với một biên độ rộng của các mức năng lượng, bởi vì gia cầm
có khả năng điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào để duy trì một mức tiêu thụ năng
lượng khá ổn định. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tối đa sẽ không đạt được với
khẩu phần khởi động cho gà và gà tây con có mức năng lượng dưới 2640 kcal
ME/kg. Gà thịt thường được cho ăn mức năng lượng cao hơn gà hậu bị thay thế.
Trong sản xuất gà thịt, tốc độ tăng trọng tối đa là yêu cầu cần thiết để gà đạt trọng
lượng bán trong thời gian ngắn nhất, nhưng với những gà hậu bị thay thế thì tốc độ
tăng trưởng nhanh lại ít quan trọng hơn. Thực tế sản xuất cho thấy, khẩu phần khởi
động cho gà con làm gà hậu bị thay thế có từ 2750 đến 2970 kcal/kg, ngược lại
khẩu phần khởi động của gà thịt lại chứa mức năng lượng cao hơn, trong phạm vi
từ 3080 đến 3410 kcal/kg (Bùi Xuân Mến, 2007).

7


2.2.2 Nhu cầu protein
Theo Bùi Xuân Mến (2007) thì protein cần thiết cho duy trì tương đối thấp, vì thế
yêu cầu protein trước hết tùy thuộc vào lượng cần thiết cho mục đích sản xuất. Để
đáp ứng nhu cầu protein thì các acid amin thiết yếu phải được cung cấp đủ lượng
và tổng lượng nitơ trong khẩu phần phải đủ cao và ở dạng thích hợp để cho phép
tổng lượng acid amin không thiết yếu. Một khi lượng protein tối thiểu được yêu
cầu cung cấp cho sinh trưởng hoặc sản xuất trứng tối đa thì protein cần cộng thêm
do bị oxy hóa thành năng lượng cũng phải tính đến. Protein cũng không được dự

trữ trong cơ thể theo số lượng có thể đánh giá được. Thực tế sản xuất, protein luôn
là thành phần thức ăn đắt nhất của một khẩu phần, sẽ không kinh tế nếu nuôi động
vật quá mức protein. Vì lý do này mà mức protein trong khẩu phần cho vật nuôi
luôn phải giữ gần với mức nhu cầu tối thiểu hơn là các chất dinh dưỡng khác.
Nhu cầu protein và acid amin của gia cầm non đang sinh trưởng là đặc biệt quan
trọng. Phần lớn nhất vật chất khô tăng lên với sự sinh trưởng là protein. Sự thiếu
hụt của hoặc protein tổng số hoặc là một acid amin thiết yếu nào đó đều làm giảm
tốc độ tăng trưởng. Sự tổng hợp protein yêu cầu tất cả các acid amin cần thiết làm
thành protein cần phải có mặt trong cơ thể gần như cùng một lúc. Khi thiếu một
acid amin thiết yếu thì không có sự tổng hợp protein. Những protein không hoàn
chỉnh sẽ không bao giờ được tạo thành. Các acid amin không được sử dụng cho
tổng hợp protein sẽ chuyển đổi thành carbohydrate hoặc mỡ, đồng thời nó có thể
dễ dàng bị oxy hóa cho nhu cầu năng lượng trực tiếp hay được dự trữ dưới dạng
mô mỡ. Thân thịt của những vật nuôi cho ăn khẩu phần thiếu protein hoặc các acid
amin thường chứa nhiều mỡ hơn những vật được ăn khẩu phần đủ và cân đối
protein.
Điều quan trọng nhất trong việc biểu diễn nhu cầu các acid amin là lượng thức ăn
tiêu thụ. Một lượng ổn định protein tổng số và acid amin thiết yếu trong thức ăn
được yêu cầu để giúp cho tốc độ tăng trưởng mô cơ thể có thành phần không thay
đổi. Tuy nhiên khi nhu cầu protein được biểu thị theo phần trăm trong khẩu phần
thì mức protein ăn vào thực sự sẽ tùy thuộc vào sự tiêu thụ thức ăn. Mức năng
lượng trong khẩu phần có thể là sự xem xét quan trọng nhất trong việc đánh giá
lượng thức ăn ăn vào. Vì lý do này mà các nhu cầu được biểu diễn như phần trăm
của khẩu phần luôn có liên quan đến mức năng lượng của khẩu phần đó.

8


2.2.3 Nhu cầu vitamin và muối khoáng
Ngày nay, hầu hết nhu cầu của gia cầm về vitamin và muối khoáng đã được biết

chính xác, đặc biệt đối với các vitamin và khoáng chất biết chắc chắn là bị thiếu
trong các khẩu phần sản xuất. Ngoại trừ một số ít các vitamin hoặc khoáng không
biết chắc là thiếu dưới những điều kiện sản xuất, các mức trong khẩu phần được
khuyến cáo là sẽ cung cấp lượng đủ để cho phép gia cầm sản xuất hiệu quả.
Không như protein, các yếu tố vitamin và khoáng vi lượng luôn được cung cấp
vượt qua mức nhu cầu tối thiểu trong khẩu phần. Vì vậy, nhu cầu vitamin và
khoáng vi lượng thường không được chỉ dẫn theo tỷ lệ thức ăn tiêu thụ hoặc mức
năng lượng có trong thức ăn, từ đó số lượng đủ luôn trên mức nhu cầu tối thiểu
được tính trong các khẩu phần cho gia cầm (Bùi Xuân Mến, 2007).
2.2.4 Nhu cầu của nước
Nước trong cơ thể động vật chiếm khoảng 60 – 70%, tùy theo tuổi mà tỷ lệ này
giảm dần từ 80% lúc mới sinh còn 45% khi trưởng thành. Tỷ lệ nước cũng biến
động theo thể trạng và các mô khác nhau (Vũ Duy Giảng et al., 1997).
Tuy nước không cung cấp năng lượng nhưng nó có vai trò quan trọng trong đời
sống động vật. Người ta có thể sống khi mất toàn bộ mỡ và hơn một nửa protein
của cơ thể nhưng nếu mất 15 lít nước thì sẽ chết. Gà mái nếu không được cung cấp
đủ nước sau 5 ngày sẽ giảm sản lượng trứng. Nếu cung cấp đủ nước trở lại thì sản
lượng trứng sẽ phục hồi sau 36 giờ.
Nước cần cho việc phân tích protein, lipid và glucid trong ống tiêu hóa. Nước vận
chuyển các chất khoáng, các vitamin tan trong nước, các sản phẩm phân hủy khác
trong ống tiêu hóa. Nước là môi trường cần thiết cho quá trình lên men của trao
đổi chất trong cơ thể cũng như đối với sự thẩm thấu và khuếch tán các chất
(Melikhin and Gridin 1997).
Phương pháp cung cấp nước tốt nhất cho gà là cho chúng tiếp xúc trực tiếp với
nguồn nước để chúng được uống thỏa thích. Tuy nhiên cần chú ý đảm bảo những
chỉ tiêu vệ sinh nước uống, nồng độ chất hòa tan không vượt quá 15 mg/l. Nước
tốt chứa 2,5 mg chất hòa tan/1, NaCl không vượt quá 10 mg/1, muối sulfat không
quá 1 mg/1, muối nitrat tối đa 50 – 100 ppm. Không cho vật nuôi uống nước bị
nhiễm các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kí sinh trùng hoặc hóa chất độc hại
(Vũ Duy Giảng et al., 1997).


9


Bảng 2.4 Chỉ tiêu vệ sinh nước uống của gà Hisex Brown

Nước tốt

Có thể uống

Nghi
ngờ

Kém phẩm
chất

Tổng số vi khuẩn

0 – 10

10 – 100

103 – 104

105

Số vi khuẩn E.coli

0


0

10 – 50

100

5 – 150

15 – 300

300

300

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Độ khoáng
Chất hữu cơ

mg/l

0

1

3

4,6


Nitrat

mg/l

0

0–5

15 – 30

30

Amoniac

mg/l

0

0

2

10

Độ đục

mg/l

5U


25U

Sắt

mg/l

0,3

1

Mangan

mg/l

0,1

0,5

Đồng

mg/l

1

1,5

Kẽm

mg/l


5

15

Canxi

mg/l

75

200

Magnesi

mg/l

50

150

Sulfat

mg/l

200

400

Clorua


mg/l

200

600

7 – 8,5

6,5 hoặc 9,2

pH
(Nguồn: Võ Bá Thọ, 1996)

2.3 QUY TRÌNH NUÔI GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM
2.3.1 Chọn lọc gà đẻ
Trước khi đẻ khoảng 20 – 22 tuần tuổi phải chọn lại một lần nữa những con quá
nhỏ so với khối lượng bình quân thì phải loại bỏ (khối lượng bình quân 1,65 – 1,7
kg/con). Ngoài ra những con dị tật thần kinh, mào teo và trắng bệch thì cũng phải
loại thải (Nguyễn Xuân Bình, 2000) (Bảng 2.5 và 2.6).

10


Bảng 2.5 Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu

Các bộ phận

Gà mái tốt


Gà mái xấu

Đầu

Rộng và sâu

Hẹp, dài

Mắt

To, lồi màu da cam

Nhỏ, màu nâu xanh

Mỏ

Ngắn chắc, không vẹo mỏ

Dài, mảnh

Mào – và tích tai

Phát triển tốt có nhiều mao mạch

Nhỏ, nhợt nhạt

Thân

Dài, sâu, rộng


Hẹp, ngắn, nông

Bụng

To, mềm, khoảng cách giữa cuối
xương lường và xương hang rộng

Nhỏ, không mềm, khoảng
cách giữa cuối xương lường
và xương hang hẹp
Màu vàng, bóng, ngón chân

Chân

Màu vàng, bóng, ngón chân ngắn

Lông

Mềm, sáng

Mềm, sáng

Tính tình

Ưa hoạt động

Ưa hoạt động

(Nguồn: http://www .cucchannuoi.gov.vn)


11

ngắn


Bảng 2.6 Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém

Các bộ phận cơ thể

Gà mái đẻ tốt

Gà mái đẻ kém

Mào và tích tai

To, mềm, màu đỏ tươi

Nhỏ, nhợt nhạt, khô

Khoảng cách giữa xương
háng
Khoảng cách giữa mõm
xương lưỡi hái và xương
háng
Lỗ huyệt

Bộ lông

Màu sắc mỏ, chân


Rộng, đặt lọt 3 – 4 ngón tay

Hẹp, chỉ đặt lọt 1 – 2
ngón tay

Rộng, mềm, đặt lọt 3 ngón

Hẹp chỉ đặc lọt 1 – 2

tay

ngón tay

Ướt, to, cử động, màu nhạt

Khô, bé, ít cử động, màu
đậm

Không thay lông cánh hàng

Đã thay lông hoặc nhiều

thứ nhất

lông cánh hàng thứ nhất

Đã giảm màu vàng của mỏ,

Màu sắc của mỏ, chân


chân

vẫn vàng

(Nguồn: http://www .cucchannuoi.gov.vn)

2.3.2 Quy luật của sự đẻ trứng
Gà đẻ trứng thương phẩm thường loại thải sau 1 năm đẻ ( 500 - 550 ngày tuổi), từ
khi đẻ quả trứng đầu tiên gia cầm mái trải qua các biến đổi về sinh lý, sinh hóa có
liên quan đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể và hiệu quả sử
dụng thức ăn. Ở gia cầm tơ hay gà mái đẻ trứng năm đầu quy luật đẻ trứng diễn ra
theo ba pha:
+Pha 1: Thường là từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến hết ba tháng đẻ trứng. Trong
pha này sản lượng trứng đẻ tăng từ ngày đẻ đầu tiên đến khoảng 2 – 3 tháng đẻ.
Đồng thời với tăng sản lượng trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể gà mái
tăng lên. Pha đầu tiên của sự đẻ trứng thường kết thúc lúc 42 tuần tuổi.
+ Pha 2: Sau khi sản lượng trứng đạt đỉnh cao thì pha 2 của sự đẻ trứng bắt đầu.
Lúc này sản lượng trứng bắt đầu giảm từ từ nhưng khối lượng trứng cơ thể gà
không giảm, giai đoạn cuối gà mái có biểu hiện tích lũy mỡ. Pha 2 kéo dài đến
khoảng 62 tuần tuổi, khi sức đẻ trứng giảm xuống còn 65% so với tổng số gà mái
đẻ trong ngày.
12


+ Pha 3: Pha 3 tiếp theo pha 2 cho đến khi gà mái có biểu hiện thay lông. Trong
pha này sản lượng trứng giảm đến khi ngừng đẻ hẳn. Khối lượng trứng giảm nhẹ
hoặc ổn định, nhưng chi phí thức ăn để sản xuất trứng tăng lên.
2.4 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG TRỨNG GÀ
Trứng là sản phẩm độc nhất của chim. Do đó không giống như loài hữu nhũ, phôi
thai được cung cấp chất dinh dưởng liên tục từ mẹ, phôi gà được bao bọc trong

trứng gà chứa tất cả chất dinh dưởng cho sự sống của phôi. Đối với con người
trứng cũng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy trứng của gia cầm bao
gồm hai mặt giá trị kinh tế và về mặt thực phẩm (Dương Thanh Liêm et al., 2002).
Trứng có 3 thành phần chính: lòng đỏ, lòng trắng và vỏ trứng
Thành phần hóa học của trứng gà gần như cố định. Lòng đỏ chứa gần như toàn bộ
lipid của trứng, có sự khác biệt lớn về hàm lượng nước trong lòng trắng và lòng
đỏ, lòng trắng trứng chứa 88% nước trong khi lòng đỏ có 49%.
2.4.1 Lòng trắng
Lòng trắng là một chất nhờn chứa hầu hết protein và nước tỉ lệ 1:8. Albumin của
trứng cấu tạo bởi một số protein có chức năng khác biệt. Hầu hết các glycoprotein
là protein có phân tử lớn bao gồm những chuỗi polypeptid có gắn những phân tử
đường. Glycoprotein làm cho phẩm chất của lòng trắng giống keo.
Protein của lòng trắng trứng là ovalbumin, giàu acid amin thiết yếu, đặc biệt là
methionin, là nguồn cung cấp protein cho sự phát triển của phôi. Nhiệm vụ của
flavoprotein là chuyển riboflavin đến phôi: conalbumin dùng để chuyển sắt vào
phôi. Lysozyme là một enzyme có thể làm tan một sồ vi sinh vật và là một hóa
chất bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật qua vỏ trứng. Avidin có thể tổ
hợp với biotin biến nó thành dạng vitamin không sử dụng, với cách này nó có thể
hoạt động như tác nhân chống lại vi sinh vật. Ovomucaoid chứa hàm lượng
carbohydrate cao, là enzyme ngăn cản protease, ngoài Ovomucaoid tác nhân khác
của lòng trắng là magnesUIm, làm chậm sự hóa lỏng của gelatin của lòng trắng có
liên quan tới sự duy trì phẩm chất trứng trong quá trình dự trữ.

13


2.4.2 Lòng đỏ
Lòng đỏ của trứng cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của phôi là một hợp chất
phức tạp của nước, chất béo, protein, các vi khoáng và sinh tố.
Lipid có trong lipoprotein của trứng đều ở dạng lipovitellinin, những hợp chất giàu

phosphat này thường kết hợp với Ca và Fe. Hầu hết protein tự do trong lòng đỏ
trứng được lấy từ protein của máu như serum albumin và serum globulin. Vitamin
và vi khoáng hiện diện trong lòng đỏ trứng có vai trò quan trọng đối với phôi gà và
sức khỏe người tiêu dùng. Màu vàng của lòng đỏ do sắc tố carotenoid có nguồn
gốc từ thực phẩm.
Lòng đỏ trứng gà có hàm lượng chất béo khá cao, trong lòng đỏ trứng chứa 49%
H2O, 16% protein, 33% là chất béo (65% chất béo trong lòng đỏ là triglyceride,
30% là phospholipid và 5% là cholesterol) (Dương Thanh Liêm et al., 2002).
2.4.3 Cholesterol
Cholesterol không phải là một chất béo. Nó là một chất giống như sáp chất béo –
sản xuất bởi tất cả các động vật kể cả con người. Cholesterol là cần thiết cho nhiều
chức năng cơ thể và phục vụ để cách nhiệt sợi thần kinh, duy trì thành tế bào, sản
xuất vitamin D, kích thích khác nhau và loại nước ép tiêu hóa. Có rất ít nghi ngờ
rằng mức độ cholesterol trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ đau tim
Thành phần cholesterol của trứng gà gần đây đã được sự chú ý nhiều hơn so với
trước do sự gia tăng bệnh tim mạch, tăng huyết áp và bệnh tim mạch vành. Lòng
đỏ trứng được xem là một trong những nguồn giàu cholesterol trong chế độ ăn
uống của con người (khoảng 200 – 250 mg) và máu (khoảng 150 mg). Các nghiên
cứu hiện cho thấy thành phần cholesterol thấp hơn trong trứng gà và thịt hoặc
thông qua việc sử dụng các chất phụ gia, chế độ ăn uống chất xơ, acid béo.
2.5 SƠ LƯỢC VỀ DẦU CÁ VÀ VITAMIN E
2.5.1 Giới thiệu chung về dầu cá (chất béo)
Chất béo còn gọi là lipid bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Lipos”. Lipid là một nhóm
chất hữu cơ không đồng nhất có trong tế bào sống, là ester phức tạp của các acid
béo bậc cao với glycerin hoặc các alcol khác có cấu tạo đặc biệt.
Chất béo tự nhiên rất phổ biến trong tế bào động vật và thực vật.
Ở thực vật, lipid có hai dạng chính là dạng cấu trúc và dạng tồn trữ. Ở dạng cấu
trúc, lipid là thành phần của màng tế bào, có vai trò bảo vệ lớp bề mặt của màng,
chủ yếu là chất sáp, acid béo và cutin. Ngoài ra, lipid còn là thành phần màng của
ty thể, màng nguyên sinh chất…Ở dạng tồn trữ, lipid chủ yếu là glycolipid và


14


×