Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

HIỆU QUẢ của VIỆC GIA TĂNG hàm LƯỢNG đạm vô cơ bổ SUNG vào môi TRƯỜNG NUÔI cấy lên sự SINH TRƯỞNG của LAN phalaenopsissp , cattleyasp và mokarasp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
--- ---

NGUYỄN HÀ THIÊN THƯ

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIA TĂNG HÀM LƯỢNG ĐẠM
VÔ CƠ BỔ SUNG VÀO MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG CỦA LAN Phalaenopsis sp.,
Cattleya sp. VÀ Mokara sp.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
--- ---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIA TĂNG HÀM LƯỢNG ĐẠM
VÔ CƠ BỔ SUNG VÀO MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG CỦA LAN Phalaenopsis sp.,
Cattleya sp. VÀ Mokara sp.

Cán Bộ Hướng Dẫn Khoa Học


PGs Ts. Nguyễn Bảo Toàn
Ths. Lê Hồng Giang

Sinh Viên thực hiện
NGUYỄN HÀ THIÊN THƯ
MSSV: 3083534

Cần Thơ, 2012


LỜI CẢM TẠ
…… ……
Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy không quản khó khăn chăm lo cho tương lai của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Thầy Nguyễn Bảo Toàn và cô Lê Hồng Giang, đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và
cho em những lời khuyên bổ ích giúp em hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Hồng Nhung, cô Lê Minh Lý đã giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt cho em hoàn thành luận văn này.
Chân thành biết ơn
Thầy Phạm Văn Phượng cố vấn học tập lớp đã quan tâm, giúp đỡ em trong quá
trình học tại Trường Đại Học Cần Thơ.
Chân thành cảm ơn
Toàn thể quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại
Học Cần Thơ đã dìu dắt và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian theo học ở
Trường.
Thân thương gửi về
Các bạn sinh viên Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thụy Thảo Nguyên, Nguyễn Thị
Cẩm Giang, Châu Hoàng Tuấn, Trần Vịnh, Ngô Hoài Phương và các bạn sinh viên ở
phòng thí nghiệm đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin gửi lời chúc các bạn sức khỏe

và thành công.

ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
…… ……

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: NGUYỄN HÀ THIÊN THƯ

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 16/05/1990

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Huyện Tam Bình – Tỉnh Vĩnh Long.
Địa chỉ liên lạc: Ấp 1 – Xã Hòa Thạnh – Huyện Tam Bình – Tỉnh Vĩnh Long.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1996 đến năm 2001.
Tại trường tiểu học Long An A, Xã Long An – Huyện Long Hồ.
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm 2001 đến năm 2005.
Tại trường Trung Học Cơ Sở Long An, Xã Long An – Huyện Long Hồ.
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm 2005 đến năm 2008.
Tại trường Trung Học Phổ Thông Phạm Hùng, Huyện Long Hồ.
4. Đại học

Thời gian đào tạo từ năm 2008 đến năm 2012.
Tại trường Đại Học Cần Thơ.
Ngày 14 tháng 5 năm 2012.
Người khai

Nguyễn Hà Thiên Thư

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào trước đây.

Người thực hiện

NGUYỄN HÀ THIÊN THƯ

iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
---  ---

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIA TĂNG HÀM LƯỢNG ĐẠM VÔ CƠ BỔ SUNG VÀO
MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA LAN Phalaenopsis sp.,

Cattleya sp. VÀ Mokara sp.”
Do sinh viên NGUYỄN HÀ THIÊN THƯ thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng vào
ngày 17 tháng 5 năm 2012.
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức: ....................................................
Ý kiến của Hội đồng: .........................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày 17 tháng 5 năm 2012.
Thành viên Hội Đồng

…………………..

……………………
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

v

……………………


MỤC LỤC
Chương
Nội dung
Trang
Lời cảm tạ ........................................................................................................ ii
Tiểu sử cá nhân ............................................................................................... iii
Lời cam đoan .................................................................................................. iv
Chấp nhận luận văn của hội đồng ..................................................................... v
Mục lục ........................................................................................................... vi

Danh sách hình.............................................................................................. viii
Danh sách bảng ............................................................................................... ix
Tóm lược.......................................................................................................... x
Danh sách từ viết tắt........................................................................................ xi
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..................................................................... 2
2.1 LAN Phalaenopis ............................................................................................... 2
2.1.1 Phân loại ...................................................................................................... 2
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố.................................................................................. 2
2.1.3 Đặc điểm thực vật ........................................................................................ 2
2.1.4 Đặc điểm sinh lý .......................................................................................... 4
2.2 LAN Cattleya ..................................................................................................... 5
2.2.1 Phân loại ...................................................................................................... 5
2.2.2 Nguồn gốc và phân bố.................................................................................. 6
2.2.3 Đặc điểm thực vật ........................................................................................ 6
2.2.4 Đặc điểm sinh lý .......................................................................................... 6
2.3 LAN Mokara ...................................................................................................... 8
2.3.1 Phân loại ...................................................................................................... 8
2.3.2 Nguồn gốc và phân bố.................................................................................. 8
2.3.3 Đặc điểm thực vật ........................................................................................ 8
2.3.4 Đặc điểm sinh lý .......................................................................................... 9
2.4 VAI TRÒ CỦA ĐẠM VÔ CƠ ĐỐI VỚI LAN ................................................. 10
2.5 SỰ ĐỒNG HÓA ĐẠM NITRATE ................................................................... 10
2.6 SỰ ĐỒNG HÓA ĐẠM AMMONIUM ............................................................ 11
2.7 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG IN VITRO.................................................... 11
2.7.1 Định nghĩa ................................................................................................. 11
2.7.2 Các giai đoạn của vi nhân giống ................................................................. 12
2.8 MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY............................................................................. 13
2.8.1 Khoáng đa lượng........................................................................................ 13
2.8.2 Khoáng vi lượng ........................................................................................ 14

2.8.3 Nước, chất tạo gel và nguồn carbohydrate .................................................. 15
2.9 CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRÊN LAN Phalaenopsis,
Cattleya và Mokara ......................................................................................... 15

vi


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP ................................................ 17
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ....................................................................... 17
3.1.1 Vật liệu ...................................................................................................... 17
3.1.2 Điều kiện.................................................................................................... 17
3.1.3 Phương tiện................................................................................................ 17
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................................................................... 18
3.2.1 Môi trường nuôi cấy................................................................................... 18
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 18
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI............................................................................. 20
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................. 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ – THẢO LUẬN................................................................ 22
4.1. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIA TĂNG HÀM LƯỢNG ĐẠM VÔ CƠ BỔ SUNG
VÀO MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA LAN Phalaenopis
sp. ............................................................................................................................... 22
4.1.1 Chiều cao gia tăng tương đối (%) của lan Phalaenopsis sp. ....................... 22
4.1.2 Số lá gia tăng tương đối (%) của lan Phalaenopsis sp. ............................... 23
4.1.3 Tỷ lệ tạo rễ (%) của lan Phalaenopsis sp. .................................................. 24
4.1.4 Số rễ và số chồi mới hình thành của lan Phalaenopsis sp. ......................... 25
4.2. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIA TĂNG HÀM LƯỢNG ĐẠM VÔ CƠ BỔ SUNG
VÀO MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA LAN Cattleya sp. 25
4.2.1 Chiều cao gia tăng tương đối (%) của lan Cattleya sp................................. 25
4.2.2 Số lá gia tăng tương đối (%) của lan Cattleya sp. ...................................... 27
4.3.3 Tỷ lệ tạo rễ (%) của lan Cattleya sp. .......................................................... 27

4.2.4 Số rễ và số chồi mới hình thành của lan Cattleya sp. .................................. 28
4.3. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIA TĂNG HÀM LƯỢNG ĐẠM VÔ CƠ BỔ SUNG
VÀO MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA LAN Mokara sp. 30
4.3.1 Chiều cao gia tăng tương đối (%) của lan Mokara sp.................................. 30
4.3.2 Số lá gia tăng tương đối (%) của lan Mokara sp. ....................................... 30
4.2.3 Tỷ lệ tạo rễ (%) của lan Mokara sp. ........................................................... 31
4.2.4 Số rễ và số chồi mới hình thành của lan Cattleya sp. ................................. 32
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ .................................................................... 34
5.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 34
5.2 ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 35
PHỤ CHƯƠNG........................................................................................................ 38

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Cấu tạo hoa lan, (1) môi hoa, (2) cánh hoa, (3) đài hoa, (4) trụ hoa

4


Số lá gia tăng tương đối ở 60 NSKC của chồi lan Phalaenopsis
sp. (a) nghiệm thức 0,88 g/l N (đối chứng), (b) nghiệm thức 0,86
g/l N

21

4.1
4.2

Tỷ lệ tạo rễ ở 60 NSKC của chồi lan Phalaenopsis sp. (c) nghiệm
thức 0,88 g/l N, (d) nghiệm thức 0,86 g/l N

22

4.3

Chiều cao gia tăng tương đối ở 60 NSKC của chồi lan Cattleya
sp., (e) nghiệm thức 0,84 g/l N (đối chứng), (f) nghiệm thưc 0,86
g/l N

24

4.4

Số rễ mới hình thành ở 60 NSKC của chồi lan Cattleya sp., (g)
nghiệm thức 0,88 g/l N, (h) nghiệm thức 0,93 g/l N

27

4.5


Số chồi mới hình thành ở 60 NSKC của lan Mokara sp., (i)
nghiệm thức 0,86 g/l N, (j) nghiệm thức 0,88 g/l N

31

viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Sự thay đổi hàm lượng khoáng đa lượng trong từng nghiệm thức.

18

4.1

Chiều cao gia tăng tương đối (%) của chồi lan Phalaenopsis sp.
trên môi trường nuôi cấy có hàm lượng đạm vô cơ thay đổi.

20


4.2

Số lá gia tăng tương đối (%) của chồi lan Phalaenopsis sp trên môi
trường nuôi cấy có hàm lượng đạm vô cơ thay đổi.

21

4.3

Tỷ lệ tạo rễ (%) của chồi lan Phalaenopsis sp. trên môi trường
nuôi cấy có hàm lượng đạm vô cơ thay đổi.

22

4.4

Số rễ và số chồi mới hình thành của chồi lan Phalaenopsis sp. trên
môi trường nuôi cấy có hàm lượng đạm vô cơ thay đổi.

23

4.5

Chiều cao gia tăng tương đối (%) của chồi lan Cattleya sp. trên
môi trường nuôi cấy có hàm lượng đạm vô cơ thay đổi.

24

4.6


Số lá gia tăng tương đối (%) của lan Cattleya sp. trên môi trường
nuôi cấy có hàm lượng đạm vô cơ thay đổi.

25

4.7

Tỷ lệ tạo rễ (%) của chồi lan Cattleya sp. trên môi trường nuôi cấy
có hàm lượng đạm vô cơ thay đổi.

26

4.8

Số rễ và số chồi mới hình thành của lan Cattleya sp. trên môi
trường nuôi cấy có hàm lượng đạm vô cơ thay đổi.

27

4.9

Chiều cao gia tăng tương đối của lan Mokara sp. trên môi trường
nuôi cấy có hàm lượng đạm vô cơ thay đổi.

28

4.10

Số lá gia tăng tương đối (%) của chồi lan Mokara sp. trên môi
trường nuôi cấy có hàm lượng đạm vô cơ thay đổi.


29

4.11

Tỷ lệ tạo rễ (%) của chồi lan Mokara sp. trên môi trường nuôi cấy
có hàm lượng đạm vô cơ thay đổi.

30

4.12

Số rễ và số chồi mới hình thành của chồi lan Mokara sp. trên môi
trường nuôi cấy có hàm lượng đạm vô cơ thay đổi.

31

ix


NGUYỄN HÀ THIÊN THƯ, 2012. “HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIA TĂNG HÀM
LƯỢNG ĐẠM VÔ CƠ BỔ SUNG VÀO MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG CỦA LAN Phalaenopsis sp., Cattleya sp. VÀ Mokara sp.”. Luận văn tốt
nghiệp Đại học, chuyên Ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGs.Ts. Nguyễn
Bảo Toàn, Ths. Lê Hồng Giang.

TÓM LƯỢC

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 06/2011 đến tháng 09/2011, nhằm tìm ra hàm

lượng đạm vô cơ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lan Phalaenopsis sp.,
Cattleya sp. và Mokara sp., trong giai đoạn tiền thuần dưỡng. Đề tài được thực hiện gồm
ba thí nghiệm với ba giống lan khác nhau, mỗi thí nghiệm được bố trí theo thể hoàn toàn
ngẫu nhiên một nhân tố với bốn nghiệm thức. Thời gian ghi nhận thí nghiệm là 10, 20,
30, 40, 50, 60 ngày sau khi cấy. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: chiều cao gia tăng tương đối
(%), số lá gia tăng tương đối (%), tỷ lệ tạo rễ (%), số rễ và số chồi mới tạo thành. Kết quả
thí nghiệm trên lan Phalaenopsis sp. cho thấy, sau 60 ngày theo dõi nghiệm thức bổ sung
0,86 g/l N vào môi trường nuôi cấy, cho số lá gia tăng tương đối cao nhất 150,8%, khác
biệt có ý nghĩa ở 5% so với nghiệm thức đối chứng. Số rễ hình thành nhiều nhất 0,9
rễ/cây, khác biệt với nghiệm thức đối chứng ở mức 1% . Đối với lan Cattleya sp., kết quả
cho thấy sau 60 ngày theo dõi, nghiệm thức bổ sung 0,86 g/l N vào môi trường nuôi cấy
cho chiều cao gia tăng tương đối cao nhất 54,5% và khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với
nghiệm thức đối chứng. Thí nghiệm trên lan Mokara sp. với cùng thời gian trên, cho kết
quả nghiệm thức bổ sung 0,86 g/l N vào môi trường nuôi cấy cho số rễ hình thành nhiều
nhất là 0,9 rễ/cây khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với nghiệm thức đối chứng.

x


DANH SÁCH VIẾT TẮT

CV: Cofficient of Variation.
IAA: Indol Acetic Acid.
LSD: Least Significant Difference.
NADH: Nicotinamide Adenine Dinucleotide plus Hydrogen.
NAD(P)H: Nicotinamide Adenine Dinucleotide Phosphate-oxidase
NSKC: Ngày sau khi cấy.
MS: Murashige and Skoog.

xi



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Lan là loài hoa đại diện cho họ thực vật kết hoa lớn nhất trên thế giới, có
khoảng 25.000 loài. Chúng phân bố ở nhiều nơi, từ vùng Bắc Cực lạnh giá, đến vùng
sa mạc khô cằn. Ở vùng nhiệt đới, lan Phalaenopsis, Cattleya, Mokara… được xem là
loài hoa vương giả, thể hiện sự tao nhã và thuần khiết, bởi những giống lan này có sự
đa dạng về màu sắc, dáng hoa và hương thơm. Bên cạnh đó, hoa lan còn có giá trị
kinh tế rất cao. Theo tài liệu Vietnam.net (2010) cho thấy, nếu đầu tư khoảng 1 ha đất
trồng lan, lợi nhuận thu về có thể đạt trên 1 tỷ đồng/năm, chỉ cần diện tích nhỏ nhưng
lợi nhuận bình quân cao gấp 12 lần so với trồng lúa.
Chính vì thế, mà các nghiên cứu về cách thức trồng và chăm sóc những giống
lan này ngày càng nhiều hơn, nổi bậc nhất là các nghiên cứu về dinh dưỡng trên lan.
Ở từng giai đoạn phát triển, cây cần cung cấp các thành phần dinh dưỡng với các mức
độ khác nhau. Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), trong giai đoạn cây con, lan cần cung
cấp phân bón có hàm lượng N cao như 30(N) – 10(P) – 10(K). Khi lan trưởng thành
sử dụng công thức phân bón có hàm lượng N – P – K cân đối như 20 – 20 – 20. Muốn
kích thích cho lan ra hoa nhiều, đẹp và lâu tàn, thì áp dụng chế độ dinh dưỡng có hàm
lượng đạm thấp, lân và kali cao như 6 – 30 – 30. Đây là những công thức phân áp
dụng cho giai đoạn in vivo. Tuy nhiên, trong giai đoạn in vitro thì chưa có một công
thức phân nào được nghiên cứu cụ thể dù biết rằng đạm là nhân tố cần thiết cho cây
con phát triển cân đối và hình thành các sắc tố, protein, amino acid, chlorophyll...
Chính vì thế đề tài “ Hiệu quả của việc gia tăng hàm lượng đạm vô cơ bổ
sung vào môi trường nuôi cấy lên sự sinh trưởng của lan Phalaenopsis sp.,
Cattleya sp. và Mokara sp.” được thực hiện, nhằm tìm ra hàm lượng đạm vô cơ thích
hợp giúp cho lan con sinh trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn in vitro.

1



Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 LAN Phalaenopsis
2.1.1 Phân loại
Theo Đặng Minh Quân (2005), lan Hồ điệp có tên khoa học Phalaenopsis
amabilis Blume.
Ngành: Angiospermae
Lớp: Monocotyledonae
Bộ lan: Orchidales
Họ lan: Orchidaceae
Chi: Phalaenopsis
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Theo Trần Văn Bảo (1999), Phalaenopsis do Blume phát hiện năm 1825, tên
gọi này được lấy từ hai tiếng Hi Lạp có nghĩa là “tương tự như con bướm”. Vì vậy, nó
còn được gọi là lan Hồ Điệp, đến nay chi này có khoảng 46 loài. Phalaenopsis có
nguồn gốc từ Ấn Độ, Đông Nam Á, và miền Bắc Châu Úc. Chúng thuộc loài ký sinh
trên cây và cũng có loài sống trên đá, thường gặp ở những khu rừng rậm ẩm thấp mà
nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch rất lớn (đêm 25 0C, ngày 350C). Phần lớn chúng mọc
ở độ cao 200 – 400 m.
2.1.3 Đặc điểm thực vật
Thân: Lan Phalaenopsis là dạng thân đơn (không có mầm giả lẫn thân rễ)
nhưng không phát triển quá lớn vì những lá cũ rụng đi cùng lúc với những lá mới tạo
thành, thân thường nhỏ và được bao bọc bởi gốc các lá (Nguyễn Thiện Tịch và ctv.,
2006).
Lá: Mọc ra từ giữa thân thường có 4 – 5 lá hình ngọn giáo, hình oval, hẹp ở
phần gốc hoặc hình ngọn giáo. Lá so le, thường có đường vằn xanh nhạt hay sẫm màu
thay đổi theo loài (Trần Văn Huân và ctv., 2007).


2


Rễ: Dẹp, có màu trắng bạc, đầu chóp có màu xanh, rễ có khuynh hướng bám
vào bất cứ nơi nào mà chúng tiếp xúc (Thiên Kim, 2009).
Hoa: Các cành hoa mọc từ trục lá, phân nhánh hoặc không phân nhánh, cành
mọc thẳng đứng hoặc nằm ngang. Lan Phalaenopsis có thể ra hoa trong bất cứ thời
điểm nào (có thể hai hoặc ba lần trên năm) hoa có thể tươi trong một hoặc hai tháng.
Hoa nhỏ đối với Doritaenopsis, to đối với Phalaenopsis (Thiên Kim, 2009). Theo
Trần Văn Huân và ctv. (2007), hoa lan được cấu tạo bởi 6 phần: môi hoa, cánh hoa,
đài hoa, trụ hoa, bầu nhụy và cuống hoa.
+ Hoa liền cành nhờ cuống và gần chỗ liền đó luôn luôn có một lá bắc, bầu hoa
ở phía dưới các phần khác của hoa và phát triển không điều ngay lúc nở.
+ Cấu tạo lá đài và cánh hoa không khác nhau nhiều về màu sắc và hình dạng,
lá đài ở phía ngoài cánh hoa, chúng thường nhỏ hơn và đôi lúc màu sắc ít sặc sỡ.
+ Một trong ba cánh hoa có hình thái khác hẳn so với hai cánh kia (môi dưới)
đôi khi cánh hoa lớn hơn.
+ Môi hoa gắn vào trụ và không có cựa đáy. Ba thùy với bộ phụ hay cục u ở
đáy thùy giữa hay thùy bên. Một trong những bộ phụ ấy là hai sợi râu của môi hoa.
+ Trụ hoa tương đối dài và nhỏ, hạt phấn khối tròn hay hình trứng, màu nâu, rất
nhỏ không thể nhìn bằng mắt thường, số lượng hạt phấn nhiều. Vỉ phấn khá dài, rộng
ở trên, hẹp ở dưới.
Quả và hạt lan: Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo ba đường nứt dọc, hai
đường sóng lưng tạo ra sáu mảnh (Đặng Minh Quân, 2005). Hạt rất nhỏ chỉ cấu tạo
bởi một khối chưa phân hóa, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Phải
trải qua 2 – 18 tháng hạt mới chín, phần lớn hạt thường chết vì khó gặp nấm cộng sinh
cần thiết để nảy mầm (Nguyễn Xuân Linh, 1998).

3



3

2

3

1

4

Hình 2.1 Cấu tạo hoa lan, (1) môi hoa, (2) cánh hoa, (3) đài hoa, (4) trụ hoa

2.1.4 Đặc điểm sinh lý
* Ánh sáng
Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và trổ hoa, cây đặt ở nơi có ánh sáng
nhiều, lá màu xanh đậm thì khó ra hoa và khả năng kháng bệnh kém hơn cây đặt nơi
có ánh sáng khuếch tán vừa phải và lá màu xanh hơi ngã vàng nhẹ. Lan Phalaenopsis
có biên độ ánh sáng khá rộng, khoảng 5.000 – 15.000 lux ánh sáng hữu hiệu cho loài
này là 30%. Ở Việt Nam lan Phalaenopsis sp. được trồng với 12 giờ chiếu sáng trong
ngày, trong đó khoảng 1 – 2 giờ cây nhận ánh sáng trực tiếp, cây sẽ phát triển tốt
(Nguyễn Công Nghiệp, 2000).
* Nhiệt độ
Theo Huỳnh Văn Thới (2005), nhiệt độ lý tưởng cho lan Phalaenopsis phát
triển là 22 – 250C vào ban ngày và 180C vào ban đêm. Tuy nhiên, lan này cũng có thể
tăng trưởng khá tốt ở nhiệt độ tối đa là 350C vào ban ngày và 250C vào ban đêm, lan
Phalaenopsis schilleriana ở Indonesia chỉ trổ hoa khi nhiệt độ ban đêm xuống dưới
21 0C, loài lan Phalaenopsis amabilis và Phalaenopsis schilleriana dưới một năm tuổi
trổ hoa trong điều kiện nhiệt độ ngày, đêm là 230C và 170C.

4


* Ẩm độ
Ẩm độ tối thiểu cần thiết là 60%, với điều kiện ẩm độ này nước ta có thể dễ
dàng trồng được những giống lan Phalaenopsis vì đây là ẩm độ thấp nhất trong mùa
khô (Nguyễn Công Nghiệp, 2000).
* Nước tưới
Lan Phalaenopsis là loại thân đơn, không có giả hành nên không dự trữ nước,
hơn nữa diện tích bốc hơi của lá khá lớn và không có mùa nghỉ vì thế phải cung cấp
cho chúng một lượng nước đầy đủ và thường xuyên trong suốt năm. Trong mùa mưa
mỗi ngày phải tưới cho chúng hai lần, trừ những ngày có mưa, một lần vào khoảng 9
giờ sáng và một lần vào 3 giờ chiều. Vào mùa nắng nên tưới nước 3 lần/ngày (Trần
Hợp, 1998).
* Sự thông thoáng
So với các loài lan khác, sự thông gió ở lan Phalaenopsis là cần thiết, sự thông
gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, sự
thông gió quá mạnh dễ làm cây mất nước, tốc độ gió 10 – 15 km/h là tốt nhất (Nguyễn
Công Nghiệp, 2000).
* Nhu cầu dinh dưỡng
Phalaenopsis được bón phân suốt năm, thường sử dụng phân N – P – K
6 – 30 – 30 với nồng độ 5 g cho 4 lít nước, nên tưới phân loãng 1 tuần/lần, giúp sự
hấp thu của rễ tốt hơn vì bản thân cây không dự trữ được chất dinh dưỡng (Nguyễn
Thiện Tịch và ctv., 2006).
2.2 LAN Cattleya
2.2.1 Phân loại
Nghành: Angiospermae
Lớp: Monocotyledomae
Bộ: Orchidales
Họ: Orchidaceae

Tên khoa học: Cattleya
5


2.2.2 Nguồn gốc và phân bố
Cattleya là loài lan do Lindley đặt tên năm 1813 theo tên của Cattley, người có
công đầu trong việc làm cho loài lan này ra hoa ở nước Anh (Trần Văn Bảo, 1999).
Cattleya có xuất xứ từ hai nguồn, một ở vùng nhiệt đới nóng ẩm của Nam Mỹ, một ở
vùng núi trên các cao nguyên của Columbia và Mexico. Hiện nay, số loài lan này
khoảng 65 loài, chưa kể những giống cây lai. Ở Việt Nam Cattleya có nhiều giống
như Cattleya nguyên chủng (Laelia) Cattleya lai cùng giống và Cattleya lai khác
giống (Brassolaelio – Cattleya, Laeliocattleya, Brassocattleya…) (Nguyễn Công
Nghiệp, 2000).
2.2.3 Đặc điểm thực vật
Theo Trần Văn Huân và ctv. (2007), Cattleya sp. được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm lá đơn: Gồm các cây có mầm giả, các mầm giả có một lá ở đầu mầm,
hơi thẳng đứng, lá dẻo dai, thay đổi hình dạng theo loài. Đây là nhóm có hoa cô độc,
hoa to rất đẹp, tuy nhiên nếu điều kiện dinh dưỡng tối hảo các cây nhóm này có thể
cho một chùm hoa, chùm hoa ít khi có hơn bốn bông hoa lớn, thường có màu sắc rực
rỡ các bông hoa nở cùng lúc và kéo dài khoảng 2 – 3 tuần.
+ Nhóm lá kép: Các cây nhóm này thông thường có các mầm giả hơi mảnh, có
chiều dài khác nhau từ 10 cm như Cattleya alcandiae đến 1 m như Cattleya
amethystoglossa. Lá có hai hoặc ba, hình dạng khác nhau, chỉ dẻo dai ở đỉnh. Đây là
nhóm hoa chùm, nhiều hoa nhưng hoa nhỏ, nếu cây trồng mạnh khỏe chùm hoa có thể
có 12 hoa.
2.2.4 Đặc điểm sinh lý
* Ánh sáng
So với các loài lan khác, sự che sáng đối với các loài lan thuộc giống Catteya
thay đổi khác nhau tùy theo loài. Lan này cần ánh sáng nhưng không trực tiếp, mức độ
che sáng 60%, cường độ ánh sáng khoảng 16.000 lux. Cây lan trồng trong điều kiện

ánh sáng tốt, sẽ mau ra hoa, hoa có màu rất thắm, cánh hoa to, dày và cứng (Nguyễn
Thiện Tịch và ctv., 2006).

6


* Nhiệt độ
Lan Cattleya phát triển rất tốt ở không khí mát và ẩm, nhiệt độ lý tưởng cho
Cattleya là 21 0C vào ban ngày và 160C vào ban đêm. Dù vậy, Cattleya vẫn có thể tăng
trưởng, phát triển được ở nhiệt độ ngày, đêm là 29 0C và 21 0C như Laeliocattleya,
Brassocattleya, Sophrolaeliocattleya. Đây là nhiệt độ bình thường của các tỉnh phía
Nam. Ngoài ra, một số giống Cattleya như Sophrocattleya, Sophrolaeliocattleya có
thể phát triển tốt ở những vùng khí hậu có nhiệt độ 130C vào ban ngày và 100C ban
đêm (Trần Văn Huân và ctv., 2007).
* Ẩm độ
Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh lan Cattleya cần một môi trường ẩm
60 – 80%. Nhiệt độ càng cao ẩm độ cũng phải cao và kèm theo một chế độ thông gió
tốt (Trần Văn Bảo, 1999).
* Nước tưới
Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000), tưới nước là cần thiết để tăng ẩm độ của
vườn lan. Tuy nhiên, Cattleya là một giống lan có giả hành mập, vì thế khả năng dự
trữ nước lớn. Do đó, tưới nước thường xuyên sẽ làm cây không phát triển và đôi khi
làm chết cây do rễ bị thối. Cách tưới nước cho loại lan này tùy theo điều kiện khí hậu
của vùng trồng. Ở Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa mưa từ tháng 5 – 11, lan được
tưới 1 lần/ngày khoảng 10 giờ sáng. Từ tháng 11 – 3, đây là mùa khô, ẩm độ không
khí giảm nên lan được tưới 2 lần/ngày, một lần vào khoảng 9 giờ sáng và một lần vào
3 giờ chiều. Tháng 3 – 4 giảm số lần tưới nước 1 ngày/lần để tạo mùa nghỉ cho lan. Ở
Đà Lạt, có sương mù thường xuyên nên ẩm độ cao vì thế nên chỉ tưới 1 lần/tuần.
* Sự thông thoáng
Nên giữ môi trường thoáng khí liên tục, đều này sẽ ngăn ngừa nước đọng lại

trên bề mặt của môi trường nuôi trồng và trên lá bởi vì nước ứ động nhiều sẽ làm thối
cây, hoa mau tàn (Trần Văn Huân và ctv., 2007).
* Nhu cầu dinh dưỡng
Cattleya là một loài thực vật phụ sinh, do đó lá của chúng giữ vai trò quan
trọng trong việc hấp thu dưỡng liệu. Vì thế, tưới phân bón bằng cách phun sương lên
toàn bộ cây sẽ tốt hơn rất nhiều so với cách tưới thẳng vào gốc (Trần Văn Bảo, 1999).
7


Phân bón là các loại phân vô cơ, có công thức N – P – K được đề nghị theo
Nguyễn Xuân Linh (1998), là 30 – 10 – 10 được tưới 1 hoặc 2 lần/tuần với nồng độ
5 g cho 4 lít nước để giúp cây phát triển bình thường. Sử dụng phân 10 – 20 – 20 với
nồng độ và cách tưới như trên, khi cây xuất hiện nụ hoa để đảm bảo sự đậu hoa, cho
hoa to và đẹp. Cattleya là giống lan có mùa nghỉ, do đó trước mùa nghỉ một tháng nên
bón phân 10 – 20 – 30 để tạo sự cứng cáp cho cây. Khi cây bước vào thời kỳ nghỉ
(tháng 4) nên ngưng tưới phân hoàn toàn, chỉ duy trì lượng nước tưới 1 ngày/lần.
2.3 LAN Mokara
2.3.1 Phân loại
Nghành: Angiospermae
Lớp: Monocotyledomae
Bộ: Orchidales
Họ: Orchidaceae
Giống: Mokara
2.3.2 Nguồn gốc và phân bố
Theo Đỗ Nữ Lệ Quyên (2008), Mokara là nhóm hoa được lai tạo từ các giống:
Arachnis x Vanda x Ascocentrum. Lan Mokara có đặc điểm tương tự như nhóm
Vanda. Giống lan này được đặt tên theo Mok, người đầu tiên lai tạo ra cây Mokara
Wai Liang tại Singapore vào năm 1969. Mokara là loài lan lai thích hợp với điều kiện
nóng ẩm nhiệt đới, do đó được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Thái Lan,
Malayia, Indonesia và Việt Nam.

2.3.3 Đặc điểm thực vật
Mokara là loài lan đơn thân hình trụ, dài, tiếp tục mọc cao lên mãi, không có
giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân. Phát hoa mọc từ
nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa cỡ
trung bình đến lớn, lá đài của hoa rất lớn. Hoa có nhiều màu sắc phong phú từ trắng,
tím, hồng, đỏ, cam, vàng nâu, xanh, trên cánh hoa thường có chấm, đốm hoặc hình
carô rất đẹp (Nguyễn Huy Trí và ctv., 2006).
8


Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do ra hoa
thường xuyên, có thể đạt 6 – 8 phát hoa/năm, cành hoa sau khi cắt có thể giữ trong
2 – 3 tuần (Thiên Kim, 2009).
2.3.4 Đặc điểm sinh lý
* Ánh sáng và nhiệt độ
Ánh sáng cần thiết cho Mokara phát triển là 60 – 80%. Do đó, sử dụng lưới có
độ che phủ từ 20 – 40% ánh sáng. Để thúc cho cây ra hoa, mỗi ngày cần chiếu sáng
suốt 6 giờ liên tục (Trần Văn Huân và ctv., 2007). Mokara có thể trồng được trong
môi trường nóng từ 27 – 320C vào ban ngày, ban đêm từ 17 – 220C (Đỗ Nữ Lệ Quyên,
2008).
* Ẩm độ
Ẩm độ thích hợp: 50 – 60%, độ ẩm cao là điều kiện cơ bản cho các giống cây
xuất xứ ở vùng nhiệt đới. Sự tăng nhiệt độ đồng nghĩa là hạ ẩm độ. Vì thế, nên dùng
các phương pháp để kiểm soát ẩm độ (Huỳnh Văn Thới, 2005).
* Nước tưới và sự thông thoáng
Theo Sở Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2008), vào mùa nắng nên đảm
bảo tưới 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi chiều mát. Đối với những ngày có sương
nên tưới sớm để rửa lá trước khi mặt trời mọc. Theo Đỗ Nữ Lệ Quyên (2008), nước
tưới phải là nước có ít lượng muối hòa tan, nước không bị phèn, bẩn, acid, chloride,
pH thích hợp 5,5 – 5,6. Ở môi trường thông gió tốt, cây trồng không bị hư hại nghiêm

trọng, do nhiệt độ thấp hơn nhu cầu tối thiểu của giống lan này (Nguyễn Mạnh Hùng
và ctv., 2008).
* Nhu cầu dinh dưỡng
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và ctv. (2008), Mokara cần dinh dưỡng khá cao và
thường xuyên, do đó việc sử dụng kết hợp phân chuồng hoặc phân cá với phân
N – P – K 30 – 10 – 10 hoặc 20 – 20 – 20, tùy theo tuổi cây và tình hình sinh trưởng.
Đặc điểm cấu tạo của Mokara là có hệ rễ trần nên khi sử dụng phân bón nên dùng với
liều lượng thấp và nồng độ loãng. Lưu ý vấn đề vàng và tuột lá chân ở Mokara là do
thiếu nước và thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm.

9


2.4 VAI TRÒ CỦA ĐẠM VÔ CƠ ĐỐI VỚI LAN
Theo Nguyễn Bảo Toàn (2004), đạm là cơ cấu của protein, nhất là protein
nhân, chiếm khoảng 40 – 50% chất khô của nguyên sinh chất. Đạm còn là cơ cấu của
diệp lục tố, pyrimidine và purine. Cây trồng hấp thu đạm ở dạng NH4+ (ammonium)
và NO3- (nitrate). Hai dạng đạm này có thể biến đổi qua lại do tác động của các quá
trình sinh lý, sinh hóa trong cây. Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2004), hầu hết NH4+
được liên kết vào các hợp chất hữu cơ ở rễ trong khi NO3- được vận chuyển trong
mạch gỗ, được dự trữ trong không bào của rễ, chồi và các cơ quan dự trữ, sự tích lũy
NO3- trong không bào có tầm quan trọng là cân bằng cation – anion và điều hòa sự
thẩm thấu. Tuy nhiên, để nitrate liên kết vào trong cấu trúc hữu cơ và thực hiện chức
năng như là một dưỡng chất khoáng thực vật, nitrate phải được khử thành ammonia.
Sự thiếu đạm là nguyên nhân gây vàng lá và chỉ xảy ra ở lá già do các nguyên
tố đạm di chuyển sang các lá non. Cây lan con bị thiếu đạm làm cho kích thước cây
khi trưởng thành sẽ nhỏ hơn những cây bình thường. Sự thiếu lân thường ít xảy ra hơn
sự thiếu đạm, nhưng khi cây được cung cấp quá nhiều đạm làm quá trình sinh trưởng
xảy ra mạnh, lượng lân cung cấp không đủ để hình thành acid nhân, kết quả là sự
thiếu lân xảy ra, làm lá có màu xanh đậm, đôi khi có màu tím đỏ do hình thành sắc tố

anthocyanin. Mặc khác, khi cung cấp phân bón với nồng độ cao sẽ làm rễ lan bị thối
đen và hoại tử. Do đó, việc cung cấp hàm lượng phân bón cân đối ở từng giai đoạn
phát triển của lan là vấn đề cần được ưu tiên khi trồng lan (Davidson, 1961).
2.5 SỰ ĐỒNG HÓA ĐẠM NITRATE
Thực vật đồng hóa hầu hết nitrate được hấp thụ thành các hợp chất hữu cơ,
quá trình này gồm hai giai đoạn: (1) khử NO3- thành NO2- trong tế bào chất, (2) khử
NO2- thành NH3 trong lạp thể ở rễ và trong lục lạp ở lá.
(1) NO3- + NAD(P)H + H+ + 2e-  NO2- + NAD(P) + H2O
Enzyme thúc đẩy tiến trình này là nitrate reductase, là một loại protein chứa
molybden. NADH hoặc NADPH đây là chất cho điện tử (Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2004), nitrite (NO2-) là một ion cực độc, hoạt
tính cao. Các tế bào thực vật nhanh chống vận chuyển nitrite từ tế bào chất vào lạp thể
10


ở rễ và lục lạp ở lá. Các bào quan này có chứa enzyme nitrite reductase khử nitrite
thành ammonia.
(2) NO2- + 6 Fdred + 8 H+ + 6e-  NH3 + 6Fdox + 2H2O
Fd red là Ferredoxin bị khử.
Fd ox là Ferredoxin bị oxi hóa.
Ferredoxin bắt nguồn từ sự vận chuyển điện tử của quang hợp trong lục lạp và
từ NADPH sản sinh bởi con đường oxidative pentose phosphate trong rễ.
2.6 SỰ ĐỒNG HÓA ĐẠM AMMONIUM
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2004), ammonia sinh ra trong quá trình khử
nitrate và ammonium được rễ cây hấp thụ sẽ được biến đổi để tạo thành các amino
acid, amide. Các con đường biến đổi này có liên quan đến hoạt động của glutamine
synthetase và glutamate synthase được tìm thấy trong lục lạp.
Glutamate + NH4+ + ATP  glutamine + ADP + Pi
Sự đồng hóa ammonium và ammonia ở rễ yêu cầu một lượng lớn carbohydrate
tạo ra các khung carbon trong sự tổng hợp amino acid và amide, tất cả các ammonia

đồng hóa được vận chuyển từ rễ đến các chồi là chủ yếu và ở trong mạch gỗ. Đạm
liên kết trong glutamate và glutamine có thể được sử dụng để tổng hợp các amide
khác như urea, amino acid và các hợp chất có trọng lượng phân tử cao như protein.
2.7 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG IN VITRO
2.7.1 Định nghĩa
Theo Nguyễn Đức Lượng và ctv. (2002), nuôi cấy mô tế bào thực vật là phạm
trù khái niệm chung cho các loại nuôi cấy nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch vi sinh
vật, trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo và vô trùng. Nhân giống in vitro (vi nhân
giống) là lĩnh vực ứng dụng có hiệu quả nhất trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực
vật bao gồm:
+ Nuôi cấy mô cây con và cây trưởng thành.
+ Nuôi cấy cơ quan: Rễ, thân, lá, hoa, bao phấn...

11


+ Nuôi cấy phôi: Phôi non và phôi trưởng thành.
+ Nuôi cấy tế bào đơn.
+ Nuôi cấy protoplast: Nuôi cấy phần bên trong của tế bào thực vật sau khi
tách bỏ vách (tế bào trần).
Thuận lợi của nhân giống in vitro là có thể tạo ra hàng loạt cây con giống với
cây mẹ trong một thời gian ngắn, làm giảm không gian sử dụng so với nhân giống in
vivo, không tốn chi phí lao động để chăm sóc cây con (Nguyễn Tích Thiện và ctv.,
2006).
2.7.2 Các giai đoạn của vi nhân giống
Nguyễn Bảo Toàn (2010), vi nhân giống đã được Debergh và ctv. (1991), chia
thành bốn giai đoạn (không kể giai đoạn 0), mỗi giai đoạn có một chức năng riêng, sự
thành công của việc vi nhân giống tùy thuộc vào tất cả các giai đoạn.
In vivo


Giai đoạn 0: Sự chuẩn bị cây mẹ

In vitrio

Giai đoạn 1: Giai đoạn tiệt trùng của mẫu cấy
Giai đoạn 2: Nhân nhanh
Giai đoạn 3a: Kéo dài
Giai đoạn 3b: Tạo rễ và tiền thuần dưỡng

In vivo

Giai đoạn 4: Thuần dưỡng

* Giai đoạn 3
Ở giai đoạn này rất quan trọng đối với cây cấy mô vì cây con được hình thành
hoàn chỉnh và đảm bảo tốt cho điều kiện thuần dưỡng sau này. Để giúp quá trình sinh
trưởng được thuận lợi chúng ta cần thêm chất điều hòa sinh trưởng vào môi trường.
Tỷ lệ auxin/cytokinin > 1 sẽ kích thích cây con tạo rễ, nếu tỷ lệ này < 1 sẽ đảm bảo sự
tạo chồi tốt nhất, đồng thời việc hình thành mô sẹo xảy ra khi hàm lượng hai chất này
cho vào môi trường bằng nhau. Do đó, tùy vào mục đích của người nghiên cứu mà
thêm vào môi trường tỷ lệ auxin/cytokinin thích hợp (Nguyễn Văn Uyển, 1993).

12


2.8 MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY
Có nhiều loại môi trường nuôi cấy mô nhưng môi trường Murashige và Skoog
(1962) thường được sử dụng vì thành phần trong môi trường này nhiều chất khoáng
và thích hợp cho nhiều loại cây.


2.8.1 Khoáng đa lượng
Đạm: Đối với cây trồng, đạm là nguyên tố cần thiết cho việc tạo thành các sắc
tố, protein, amino acid, chlorophyll..., giúp sự tăng trưởng ở lá, làm cho cây xanh tốt.
Mặt khác, còn giúp cho quá trình điều hòa photpho (Nguyễn Xuân Linh, 1998). Đạm
được sử dụng trong môi trường nuôi cấy mô thường ở hai dạng là đạm vô cơ và đạm
hữu cơ. Đạm vô cơ thường là NO3- và NH4+, đạm hữu cơ thường là các amino acid và
các polyamine (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
Lân: Là thành phần cấu tạo của các thành phần quan trọng trong cây như acid
nhân (DNA, RNA), màng tế bào, ATP, NADPH... Ngoài ra, lân còn hiện diện trong
quá trình quang hợp và hô hấp của tế bào thực vật. Lân sử dụng trong môi trường này
là H2PO4- (Douglas, 1995).
Kali: Là thành phần xúc tác của nhiều enzyme, giúp cho cây hấp thụ đạm dễ
dàng, giúp phát triển chồi mới, vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây. Đồng
thời giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng cũng như cải thiện độ cứng của thân và chống
chịu lạnh. Trong môi trường nuôi cấy Kali được cung cấp ở dạng K+ (Nguyễn Xuân
Linh, 1998).
Canxi: Là thành phần của vách tế bào, màng tế bào và hoạt tính của một số
loại enzyme, giúp cây hấp thụ nhiều đạm, phát triển bộ rễ khỏe mạnh, trung hòa các
chất độc. Nếu thiếu Canxi, cây sinh trưởng yếu, không cao, lá biến dạng, rễ ngắn.
Trong môi trường nuôi cấy, canxi được bổ sung ở dạng Ca2+ (Shanyn và ctv., 1999).
Magiê: Là thành phần của chlorophyll và nhiều enzyme, cần thiết cho quá trình
biến dưỡng năng lượng trong sự tổng hợp ATP. Bên cạnh đó, magiê còn giúp cây phát
triển cân đối, hài hòa các bộ phận. Tình trạng thiếu Magiê xảy ra ở lá già làm lá vàng
ở giữa gân, số lượng tế bào giảm thấp. Magiê sử dụng trong môi trường nuôi cấy ở
dạng Mg2+ (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).

13



×