Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

CẨM NANG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HIV VÀ NHU CẦU TRONG TRẠI GIAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.53 KB, 71 trang )

I.

TÀI LIỆU KIỂM TRA THỰC ĐỊA

CẨM NANG ĐÁNH GIÁ
TÌNH HÌNH HIV VÀ NHU CẦU
TRONG TRẠI GIAM

Tháng 8 năm 2009

Bản chưa chỉnh sửa hoàn chỉnh

1


Lời Giới Thiệu

Cuốn cẩm nang này của tác giả Caren Weilandt và Robert Greifinger thay mặt cho Viện Khoa Học của
Hiệp Hội Y tế Đức (WIAD).
Lời cảm ơn trân trọng nhất dành cho Thạc sỹ Robin Mac Gowan, James Heffelfinger, Tiến sỹ Drew
Woetsch, Tiến sỹ Craig Borkowf, Thạc sỹ Laurie Reid và Andrew Margolis, Thạc sỹ của Trung tâm
Phòng Chống Bệnh Tật- Atlanta đã soạn thảo bản dự thảo Module phương pháp sàng lọc mẫu.
Cuốn cẩm nang này cũng không thể được soạn thảo nếu thiếu:
-

sự đóng góp của các chuyên gia sau, những người đã tham gia trong cuộc họp nhóm chuyên
viên tổ chức tại thủ đô Viên, tháng 3 năm 2009: Lara El Debaghi, Wadih Maalouf (UNODC),
Robin Mc Gowan (CDC), Lars Moeller (WHO-EURO), Hernan Reyes (ICRC), Jorg Pont
(Univ. Wien), Brian Trachuk (UNODC), Lucas Wiessing (EMCDDA).

- sự đóng góp của các chuyên gia qua những nhận xét đối với bản dự thảo đầu tiên:


Ibrahim Adebayo Ade Yusuf (Nigeria) , Mari Aäremäe (Estonia), Grant Mistler (Australia),
Sagar Motah (Mauritius), Akaki Gamkrelidze (Georgia), Michael Kyomya (Uganda), Richard
Martin Seifman (Ngân hàng thế giới), Marcus Day (CDRI), Kate Dolan and Sarah Larney (NDARC),
Ralf Jürgens, Martin Edgardo Vazquez Acuña (Argentina) Bridget White (New Zealand),Peter
Wiessner (EATG- Đức)
- các đại biểu tham gia vào buổi tư vấn thứ 2 tổ chức ở Pretoria vào tháng 6 năm 2009:
Bà Rene Adams, Bộ Y tế và Xã hội, Quản lý chương trình- Giám sát lạm dụng thuốc, phòng chống
Ma túy và Cắt cơn giải độc, Windhoek, Namibia
Ông David Sinombe, Bộ An toàn và An ninh, Cán bộ chuyên trách HIV/AIDS- Tư vấn trại giam
Namibia, Windhoek, Namibia
Bà Linda Dumba, Trung tâm hỗ trợ pháp lý, Luật sư dự án, Bộ phận chuyên trách luật AIDS,
Windhoek, Namibia
Bà Sarah Tobias, Bộ Y tế và Xã hội, Điều phối viên cấp cao chương trình Y tế
Ban ứng phó Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và sử dụng bao cao su, ,Windhoek, Namibia
Ông Gerbardo Timotheus, Bộ Y tế và xã hội, Trợ lý chương trình Quốc gia về Hỗ trợ ứng phó
HIV/AIDS, Windhoek, Namibia
Tiến sỹ Simooya, Giám đốc chương trình In-but- Free (Tham gia miễn phí), Kitwe, Zambia
Ông Percy Chato, Phó trưởng ban kiêm Cán bộ chuyên trách HIV, dịch vụ tư vấn trại giam Zambia,
Kabwe, Zambia
Ông Shadrek Lubita, Cơ quan hành pháp về Ma túy, Cán bộ điều tra cấp cao/Chuyên viên tư vấn trong
điều trị lệ thuộc ma túy, Lusaka, Zambia
Ông Cacilda Manuel , Bộ tư pháp/SNAPRI, Maputo ,Mozambique

2


Bà Debora Nandja, Cán bộ chương trình Quốc gia UNFPA, Maputo,Mozambique
Ông Marcos Benedetti, Pathfinder, Cố vấn kỹ thuật, Ban dự án, Maputo, Mozambique
Tiến sỹ Hanifa Raman, CDC, TB/HIV, Chuyên viên phòng chống lây nhiễm cơ hội, Maputo
,Mozambique

Tiến sỹ Lidia Gouveia, Bộ Y tế, Trưởng phòng sức khỏe thần kinh, Maputo, Mozambique
Tiến sỹ Manuel Isaias, Bộ trưởng bộ y tế, Phụ trách về y tế ( Sofala-Beira ), Beira, Mozambique
Tiến sỹ Carlitos Esqueva, CNCS, Cán bộ chương trình – Khối hành chính nhà nước,
Maputo,Mozambique
Bà Faith Dlamini, NERCHA, Điều phối viên y tế, Mbabane, Swaziland
Bà Makhosazana Dlamini, PSI, Điều phối viên tư vấn và kiểm tra y tế, Mbabane, Swaziland
Bà Phindile Dlamini, Trung tâm giáo dưỡng His Majesty’s, Phụ trách nhân sự/Chủ tịch: Ủy ban phòng
chống HIV, Mbabane, Swaziland
Tiến sỹ Velephi Okello, Bộ Y tế, Điều phối viên chương trình Quốc gia điều trị kháng virus ART,
Mbabane, Swaziland
Ông Bongani Simelane, Ủy ban phòng chống lệ thuộc ma túy, rượu và thuốc lá, Giám đốc Manzini,
Swaziland
Ông Patrick Kunene, PEPFAR/Chuyên viên chương trình HIV, Mbabane, Swaziland
• Các thành viên của UNODC đã đóng góp rất nhiều cho cuốn cẩm nang này: Sylvie Bertrand, Patrick
Dlamini, Fabienne Hariga, Waadih Maalouf, Alexinah Muadinohamba, Sharon
Nyambe, Brian Tkachuck dưới sự hướng dẫn của Christian Kroll.
Hỗ trợ tài chính:
Cuốn cẩm nang này có được nhờ sự hỗ trợ về mặt tài chính của SIDA.

3


Thuật ngữ viết tắt
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

ART

Điều trị kháng vi-rút


BBV

Vi-rút lây qua đường máu

CPT

Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội bằng comimoxazole

CSO

Tổ chức xã hội dân sự

GAP

Đánh giá toàn cầu về lạm dụng thuốc

HAART

Điều trị kháng vi-rút hoạt tính cao

HBV

Viêm gam B

HCV

Viêm gan C

HIV


Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người

IDU

Người sử dụng ma túy qua đường tiêm chích

KABP

Kiến thức, Thái độ, Hành vi, Tập tục

MoI

Bộ nội vụ

MoH

Bộ y tế

MoJ

Bộ tư pháp

MMT

Điều trị bằng Methadone

MDR TB

Lao kháng đa thuốc


NEP

Chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch

OST

Điều trị thay thế chất gây nghiện

PEP

Trị liệu sau khi lây nhiễm HIV

PI

Điều tra viên chính

PLWH

Người có HIV

STI

Bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục

TB

Bệnh lao

UNAIDS


Chương trình của Liên Hợp Quốc về HIV và AIDS

UNODC

Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc

VCT

Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện

WHO

Tổ chức y tế thế giới

XDR-TB

Lao kháng thuốc loại mạnh

4


Mục lục
I. Lời giới thiệu ..................................................................................................................................... 7
A. Phạm vi và mục đích ........................................................................................................ 7
B. Đối tượng.......................................................................................................................... 8
C. Bối cảnh............................................................................................................................ 8
D. Các rào cản....................................................................................................................... 9
E. Nguyên tắc và Tiêu chuẩn .............................................................................................. 10
F. Giảm số phạm nhân trong trại giam................................................................................ 11

G. Đặc điểm bối cảnh trại giam với vấn đề HIV, bệnh viêm gan, bệnh lao và các bệnh truyền nhiễm
qua đường tình dục.............................................................................................................. 11
II. Các phương pháp tiếp cận đa dạng để phân tích tình huống theo từng bước ................................... 12
A. Mục tiêu và mục đích ..................................................................................................... 12
B. Các thông số chung ........................................................................................................ 13
C. Thiết lập ban chỉ đạo quốc gia........................................................................................ 13
D. Chuẩn mực đạo đức liên quan đến vấn đề con người .................................................... 15
E. Các bước tiến hành phân tích ......................................................................................... 16
Bước 1: Chọn một đội có chuyên môn tốt và đào tạo họ.............................................................. 16
Bước 2: Cân nhắc chi phí và các nguồn lực................................................................................. 17
Bước 3: Xin phê chuẩn của Hội đồng thẩm định các vấn đề đạo đức liên quan đến con người.. 17
Bước 4: Thu thập và phân tích số liệu sẵn có (dữ liệu thứ cấp)................................................... 18
Bước 5: Thu thập dữ liệu và phân tích chương trình khung quốc gia và điều kiện trại giam
(nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) ................................................................................................ 19
Bước 6: Phỏng vấn cán bộ trại giam và phạm nhân (dữ liệu chuẩn định tính sơ cấp)................ 20
Bước 7: Khảo sát về các hành vi rủi ro ở trại giam và xác định tỷ lệ lây nhiễm HIV (dữ liệu
chuẩn định lượng sơ cấp) ............................................................................................................. 21
Bước 8: Phân tích và giải thích dữ liệu........................................................................................ 29
Bước 9: Chuẩn bị báo cáo............................................................................................................ 29
Bước 10: Các biện pháp can thiệp tiêu điểm................................................................................ 30
Phụ lục................................................................................................................................................... 35
Phụ lục 1: Mẫu khảo sát phạm nhân tự nguyện..................................................................................... 35
Phụ lục 2: Mẫu tham gia tự nguyện vào nhóm tập trung ...................................................................... 36
Phụ lục 3: Thỏa ước bảo mật................................................................................................................. 37
Phụ lục 4: Biểu mẫu dự trù kinh phí cho hoạt động khảo sát................................................................ 38
Phụ lục 5: Danh sách chi tiết phân tích hành lang pháp lý chung quốc gia và điều kiện trại giam....... 40
Phụ lục 6:............................................................................................................................................... 44

5



Ví dụ về thông tin cần trao đổi cho phạm nhân khi chọn lựa họ tham gia nghiên cứu ....................... 44
Phụ lục 7: Nghiên cứu giấu tên về sức khỏe trại giam .......................................................................... 46
Câu hỏi điều tra cho phạm nhân............................................................................................................ 46
Phụ lục 8: Khảo sát, điều tra giấu tên trong nhóm cán bộ công tác tại trại giam về tình trạng sức khỏe
trong trại giam ....................................................................................................................................... 55
Phụ lục 9: Khảo sát giẩu tên về Tình trạng sức khỏe trong các Trại giam - Bảng câu hỏi dành cho cán
bộ công tác tại trại giam ........................................................................................................................ 56
Phụ lục 10: Phương pháp lấy mẫu ........................................................................................................ 67

6


I. Lời giới thiệu

1 2 3

Ở nhiều quốc gia HIV/AIDS là mối đe dọa rất lớn tới sức khỏe phạm nhân. Lây nhiễm HIV, bệnh
viêm gan, bệnh lao phổi và các loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tạo ra những thách thức rất lớn
đối với các cơ quan quản lý trại giam, cũng như các cơ quan y tế và bộ máy chính phủ quốc gia. Trong
số các phạm nhân hiểm họa về lây nhiễm HIV, bệnh viêm gan A, viêm gan B, lao phổi và các bệnh
truyền nhiễm qua đường tình dục là rất cao do các hành vi nguy cơ trong thời gian bị giam giữ. Nguy
cơ mắc các bệnh truyền nhiễm phía sau song sắt nhà tù đang ngày càng tăng lên do các thói quen có
nhiều rủi ro bao gồm việc quan hệ tình dục, tái diễn và bắt đầu tiêm trích ma túy và đồng thời nhiễm
các bệnh truyền nhiễm như lao phổi do điều kiện đông đúc và thiếu thông thoáng khí, trong khi đó các
biện pháp phòng ngừa ở nhà tù lại rất ít ỏi.
A. Phạm vi và mục đích
Một chân lý thường thấy đó là phạm nhân là một phần của cộng động rộng lớn có nghĩa là mối đe dọa
về sức khỏe trong nhà tù cũng như những rủi ro về sức khỏe bên ngoài nhà tù có liên quan mật thiết và
vì thế cần có hành động phối hợp. Cuốn cẩm nang này nhằm hướng dẫn các chính phủ trong việc phân

tích nhu cầu để thiết lập và thực thi các chương trình phòng ngừa HIV một cách có hiệu quả, giảm
thiểu các hành vi có hại cũng như việc lây nhiễm HIV trong các phạm nhân. Ngoài ra, cuốn cẩm nang
này hỗ trợ về mặt kỹ thuật đối với các nhà nghiên cứu trong việc đánh giá nhu cầu. Mục đích là giảm
bớt rủi ro đối với chính bản thân các phạm nhân và ngăn ngừa những trường hợp lây nhiễm mới vì có
nguy hại đối với các cán bộ trại giam và với sức khỏe cộng đồng trong trại giam.
Cuốn cẩm nang này nghiên cứu sâu về HIV và mối quan hệ giữa HIV và bệnh lao phổi, tuy nhiên
đồng thời nó cũng đề cập tới các loại bệnh truyền nhiễm khác như viêm gan B và viêm gan C. Cuốn
cẩm nang này sẽ đưa ra hỗ trợ trong việc thực hiện đánh giá rủi ro ở hệ thống trại giam quốc gia. Nó
đồng thời cũng xem xét tất cả các nhân tố cấu thành mối nguy hại về HIV trong bối cảnh nhà tù, bao
gồm tỷ lệ lây nhiễm HIV và các hành vi dễ làm lây nhiễm HIV trong các phạm nhân, việc tiếp cận với
các dịch vụ chăm sóc y tế, các chương trình phòng chống HIV hiện có và các chính sách liên quan đến
phòng chống HIV. Đây không phải là một công cụ nghiên cứu, kết quả của mỗi phần đánh giá không
khái quát được ở mọi quốc gia khác nhau. Cuốn sách này hướng dẫn cách sử dụng các nguồn và các
phương pháp khác nhau để thu thập số liệu khi thiết lập một danh sách những nhu cầu cũng như các cơ
hội đối với hệ thống trại giam ở cấp quốc gia và khu vực.
Cũng cần được lưu ý rằng tiến trình đánh giá được mô tả dưới đây không phải là một điều kiện bắt
buộc trong việc thực thi các biện pháp can thiệp dựa trên thực tế trong hệ thống trại giam có liên quan
đến phòng chống HIV, tuy nhiên, tiến trình đánh giá ở đây hỗ trợ các cơ quan quản lý trại giam đưa ra
các chính sách, chiến lược và các biện pháp phòng ngừa theo nhu cầu cụ thể của họ. Tổ chức Y tế Thế
giới4 và Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc 5 đã xuất bản các tóm tắt về
các chính sách các bài viết chuyên sâu về các chiến lược phòng chống HIV/AIDS dựa trên thực tế một
cách có hiệu quả.
1

Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc, thủ đô Viên. Phòng ngừa, chăm sóc, điều trị, hỗ trợ HIV/AIDS ở
bối cảnh trại giam
Một khuôn khổ hướng dẫn ứng phó một cách có hiệu quả. New York 2006.
2
Wilson D, Halperin DT. “Know your epidemic, know your response” tạm dịch “Biết bệnh, biết cách ứng phó” một phương pháp
tiếp cận có hiệu quả nếu chúng ta có chuẩn đoán đúng. Tạp chí The Lancet, cuốn số 372, ấn phẩm số 9637, trang 423-426, ngày

9/8/2008.
3
Halperin DT, Potts M. Sức khỏe cộng đồng: đánh giá lại về phòng ngừa HIV. Tạp chí khoa học ngày 9/5/2008: cuốn số 320, ấn
phẩm số 5877, trang 749-750.
4
Hiện thực về chuỗi hành động truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2009.
5
HIV và AIDS ở trại giam: cẩm nang cho các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ quản lý chương trình, cán bộ trại giam và các
cán bộ chăm sóc y tế ở bối cảnh trại giam, /hiv-toolkit-dec08.pdf. Truy cập ngày 21 tháng
3 năm 2009.

7


B. Đối tượng
Cuốn cẩm nang này mục tiêu hướng tới dành cho các chính phủ để giúp đỡ họ tiến hành và chỉ đạo
đánh giá nhu cầu đối với việc phát triển và thực thi các biện pháp phòng chống và điều trị lây nhiễm
HIV và các chương trình kháng lao ở bối cảnh nhà tù. Thiết kế của cuốn sách này dễ được áp dụng ở
các cơ quan chính phủ, các nhà nghiên cứu chính, các tổ chức và/hoặc những nhóm có dự định đánh
giá lây nhiễm, các hành vi rủi ro, các nhân tố môi trường và sự đa dạng của các loại bệnh truyền
nhiễm, đặc biệt là truyền nhiễm HIV trong bối cảnh nhà tù. Cuốn sách này được thiết kế nhằm củng cố
các chương trình chăm sóc sức khỏe và phòng chống các tác hại đối với phạm nhân và các cán bộ
quản giáo, gia đình của họ và mạng lưới xã hội của họ. Hướng dẫn ở đây cũng có thể sử dụng cho
những người đang hỗ trợ kỹ thuật cho những tổ chức và cho những nhóm người như vậy.
Các Chính phủ và các thành viên của Ban chỉ đạo quốc gia (xem thêm chi tiết ở phần II C) sẽ rất quan
tâm đến phần I trong tài liệu này và các bước áp dụng để hoàn tất đánh giá nhu cầu, đặc biệt thiết lập
một Ban chỉ đạo, bao gồm phê chuẩn của Ban chỉ đạo, diễn giải số liệu, chuẩn bị bản báo cáo cuối
cùng.
Thông tin trong phần còn lại của cuốn sách được thiết kế nhằm hướng dẫn các nhà nghiên cứu chính
và đội phân tích tiến hành phân tích những hành vi để thông báo cho những nhà hoạch định chính sách

về các biện pháp can thiệp thường được áp dụng có lợi cho các phạm nhân, cán bộ quản giáo và sức
khỏe cộng đồng của cả quốc gia.
C. Bối cảnh
Ở nhiều quốc gia nhóm dễ bị tổn thương với HIV cũng đồng thời là nhóm có nguy cơ phạm tội và bị
tống giam, với điều kiện xã hội và kinh tế giống nhau đến nỗi tăng các trường hợp tổn thương với HIV
cũng đồng thời tăng tỷ lệ phạm nhân. Kết quả là ở một vài quốc gia số lượng phạm nhân có tỷ lệ lây
nhiễm HIV cao nhất được thể hiện một cách không đầy đủ. Ở các quốc gia nơi tỷ lệ sử dụng ma túy
qua đường tiêm trích cao trong cộng đồng thì đồng thời tỷ lệ người tiêm trích ma túy trong trại giam
cũng cao tương ứng. Tiêm trích ma túy không phải là nhân tố rủi ro duy nhất đối với lây nhiễm HIV
trong các phạm nhân. Phụ nữ cũng dễ bị lây nhiễm HIV do sự lây nhiễm từ bạn tình. Các nhóm nhỏ có
quan hệ tình dục như đồng tính nam và đối tượng mại dâm cần được quan tâm một cách đặc biệt bởi vì
họ rất dễ bị lây nhiễm HIV vì một loạt các lý do bao gồm việc đi quá giới hạn của họ và đôi khi phạm
tội. Cuối cùng do có rất nhiều nữ phạm nhân vào tù và đang mang thai, nên cần giải quyết việc phòng
ngừa lây nhiễm HIV từ mẹ sang con và bệnh viêm gan vi rút.
Nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác không chỉ giới hạn trong các phạm nhân. Các
quản giáo cũng là đối tượng chịu nhiều rủi ro lây nhiễm qua đường máu và các dịch tiết ra từ cơ thể
người nhiễm HIV trong trại giam, do qua các chấn động và các bệnh lý. Vì HIV chỉ được truyền qua
máu và các dịch tiết ra từ cơ thể, các cán bộ quản giáo có thể áp dụng các cách thức đơn giản và theo
một tiến trình (“các cách phòng ngừa thông dụng”) để giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm HIV, phơi
nhiễm trong quá trình công tác6 . Tuy nhiên những hình thức lây nhiễm khác có thể dễ ràng lan nhanh
hơn HIV, đặc biệt là bệnh lao, đó là mối đe dọa thực sự lớn đối với các cán bộ quản giáo vì không có
các chương trình phòng và điều trị bệnh lao. Những người trong tù có nguy cơ lây nhiễm bệnh lao
phổi cao do nhiều nhân tố rủi ro 7 . Vị trí kinh tế xã hội càng thấp tỷ lệ lây nhiễm HIV càng cao,

6

Các cách phòng ngừa thông dụng là những biện pháp ngăn chặn lây nhiễm nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm của các bệnh lây
nhiễm qua đường máu hoặc những chất dịch tiết ra từ cơ thể phạm nhân, nhân viên y tế và các nhóm nhân viên khác. Theo như
nguyên tắc về phòng ngừa thông dụng, máu và chất dịch tiết ra từ cơ thể của mọi đối tượng đều được coi là có truyền nhiễm HIV,
cho dù người đó ở tình trạng sức khỏe nào. Một phần quan trọng trong “các cách phòng ngừa thông dụng” là cần nâng cao độ an

toàn trong quá trình tiêm chích.
7
Meredith C. LaVene, Mary C. White, Catherine M. Waters, and Jacqueline P. Tulsky Sàng lọc điều kiện sức khỏe ở trại giam
County: Sự khác biệt được đề cập trong Tạp chí về giới tính và cách chăm sóc sức y tế chuẩn mực 2003 9: 381-396

8


cùng với đó là điều kiện sinh hoạt chật chội, ít thông thoáng khí, không đủ ánh sáng, điều kiện vệ sinh
cá nhân thiếu thốn, khẩu phần ăn không đủ chất dinh dưỡng và thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
tất cả những yếu tố trên làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lao trong trại giam. Cần quan tâm đến cả
khả năng lây nhiễm cả HIV và bệnh lao, đặc biệt là sự lây nhiễm ngày càng nhanh ở bệnh lao kháng
đa thuốc (MDRTB) và lao kháng thuốc mạnh (XDR-TB).
Thiếu các biện pháp phòng ngừa, tư vấn và xét nghiệm tự nguyện và sự chăm sóc y tế một cách đầy đủ
sẽ làm suy giảm sức khỏe của một cộng đồng rộng lớn hơn, chứa không chỉ đơn thuần là suy giảm sức
khỏe của phạm nhân và nhân viên quản giáo.
Do các phạm nhân dễ bị tổn thương với lây nhiễm HIV, lây bệnh lao phổi và bệnh viêm gan, rủi ro đối
với các cán bộ trại giam và sức khỏe cộng đồng, nên các quốc gia cũng như hệ thống trại giam nên nỗ
lực hết sức để ứng phó với tình hình trên bằng cách đưa ra các chương trình can thiệp ngăn chặn các
hành vi có hại cũng như giảm bớt tỷ lệ lây nhiễm HIV trong các phạm nhân.
Ngăn ngừa lây lan HIV, bệnh lao phổi và bệnh gan trong những nơi giam giữ cũng như trong nhà tù là
rất cần thiết, không chỉ đối với các phạm nhân mà cả gia đình và cộng đồng nơi họ sinh sống sau khi
ra trại. Vì tỷ lệ lây nhiễm bệnh HIV và bệnh viêm gan giữa các phạm nhân là rất cao nên thời gian ở
trại mở ra một cơ hội để xác định và điều trị những bệnh lây nhiễm này.
Nhờ có các dữ liệu đã được thu thập trong quá trình phân tích nhu cầu về phạm nhân và các cán bộ
quản giáo, có thể áp dụng các biện pháp can thiệp tập trung nhằm giảm bớt lây nhiễm HIV, viêm gan
virut, bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (STI), nhờ vậy giảm bớt nguy cơ
với phạm nhân, các cán bộ quản giáo và cộng đồng. Có nhiều bằng chứng chứng minh rằng các
chương trình trên có hiệu quả, giúp giảm lây nhiễm8 . Các quốc gia đang phát triển có lẽ chỉ dành một
khoản nhỏ chi phí cho các cơ sở giáo dưỡng. Vì thế cần hết sức chú ý để nâng cao hiệu quả.

D. Các rào cản
Các chính sách có hiệu quả nhằm giảm bớt HIV và bệnh viêm gan ở trại giam và các cơ sở giáo dưỡng
thường bị cản trở bởi chính chính các nhân tố góp phần gia tăng HIV: các hành vi quan hệ tình dục
không an toàn như cưỡng hiếp; sử dụng ma túy; chăm sóc y tế và nha khoa không an toàn; bạo lực;
xăm không an toàn, thiếu các biện pháp bảo vệ nữ phạm nhân trẻ, sức khỏe yếu; tham nhũng; quản lý
trại lỏng lẻo; và ít khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng ngừa và chữa trị. Bạo lực, bao
gồm cả bạo lực tình dục, càng ngày càng tăng ở các trại giam do hệ thống phân loại tù nhân chưa cụ
thể và không có các chương trình phòng ngừa và kiểm soát bạo lực. Bên trong trại, những người
nhiễm HIV bị kỳ thị. Sợ mắc HIV và AIDS thường đẩy các tù nhân có HIV vào nguy cơ bị xã hội cô
lập, bị bạo hành và bị lạm dụng nhân quyền trong cộng đồng các bạn tù và các cán bộ trại giam.
Thiếu hệ thống chỉ đạo của quốc gia tạo ra khó khăn lớn trong việc chăm sóc những phạm nhân mới ra
trại, đặc biệt là các phạm nhân ở trại tạm giam vì ở đó thường đông đúc và thời gian ở thường ngắn
hơn so với thời gian ở trại thông thường.
Ở nhiều quốc gia, Chương trình quốc gia phòng chống AIDS không bao trùm bối cảnh trại giam,
không có ngân sách cụ thể được phân bổ cho các hoạt động có liên quan đến HIV ở trại và chưa có các
chương trình phối hợp giữa HIV và bệnh lao. Các nỗ lực tiếp cận toàn cầu hiện nay hiếm khi xem xét
đến các phạm nhân. Đó chính là những rào cản lớn.

8 Bằng chứng về chuỗi hành động của Tổ chức y tế thế giới (E4A). Tóm tắt chính sách và bài nghiên cứu kỹ thuật về HIV/AIDS và
người tiêm chích ma túy. Xem chi tiết hơn về các bài viết nói về Tính hiệu quả và các biện pháp can thiệp nhằm giải quyết HIV ở
trại giam; Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục; chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch và các chiến lược phòng
chống; Điều trị lệ thuộc chất gây nghiện; điều trị và hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân HIV; và hướng dẫn chính sách trong điều trị bệnh
lao/HIV/người tiêm chích ma túy., Truy cập ngày 13/3/2009

9


E. Nguyên tắc và Tiêu chuẩn
Đánh giá phân tích nhu cầu và biện pháp can thiệp mục tiêu cần đáp ứng những nguyên tắc nhân
quyền và giảm thiểu các quy tắc đối với các phạm nhân 9 . Trong những nguyên tắc này bao gồm sự

thống nhất, không phân biệt đối xử và tôn trọng tín ngưỡng và giá trị đạo đức. Về khía cạnh sức khỏe,
cần đặt ra các tiêu chuẩn về giáo dục, chất dinh dưỡng, vệ sinh và tiếp cận phù hợp với các dịch vụ
chăm sóc y tế. Các dịch vụ chăm sóc y tế cần bao bao gồm cả phòng chống lây lan các bệnh truyền
nhiễm.
Cuốn cẩm nang này dựa trên những tiêu chuẩn và định hướng do WHO và UNODC đưa ra 10 11 12 , với
gợi ý rằng các dịch vụ cần dựa trên những nhu cầu thực sự của phạm nhân. Những tiêu chuẩn và định
hướng này nhấn mạnh tầm quan trọng sức khỏe phạm nhân và sức khỏe cộng đồng và nhấn mạnh rằng
phạm nhân khỏe mạnh là yếu tố then chốt để quản lý trại giam một cách hiệu quả. Phạm nhân có
quyền được hưởng chăm sóc y tế mà không bị kỳ thị phân biệt đối xử. Các biện pháp phòng ngừa nên
dựa trên các hành vi nguy cơ cụ thể và bối cảnh từng trại giam, tuy nhiên cần hết sức khuyến cáo tránh
việc dùng chung bơm kim tiêm trong số những người tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không
dùng các biện pháp bảo vệ. Thông tin và giáo dục cho phạm nhân nên tập chung nhằm thay đổi hành
vi và thái độ cả khi trong nhà tù cũng như sau khi ra trại. Một nhân tố chính trong tiến trình phòng
ngừa và điều trị được thực hiện dưới hình thức tư vấn cho các phạm nhân, tạo điều kiện cho họ được
tự chịu trách nhiệm lên kế hoạch điều trị cho chính mình. 13
Giấu tên là hình thức phổ biến trong phân tích nhu cầu HIV. Mỗi người tham gia trong quá trình phân
tích nhu cầu cần được yên tâm rằng kết quả phân tích dựa trên đối tượng tham gia không có liên quan
đến thông tin cá nhân. Hơn thế, bất cứ phạm nhân nào tham gia vào dự án phân tích nhu cầu HIV đều
có cơ hội được tư vấn và xét nghiệm miễn phí, được đảm bảo tuyệt đối bí mật. Ở những nơi chưa có tư
vấn và xét nghiệm miễn phí, cần có các cách để tiếp cận được tới dịch vụ này vào thời điểm thực hiện
phân tích nhu cầu.
Các phạm nhân cần được chăm sóc y tế một cách toàn diện. Bao gồm cách phòng chống lây nhiễm, tư
vấn và xét nghiệm tự nguyện, điều trị kháng virut, và hỗ trợ. Bên cạnh nhu cầu dịch vụ chăm sóc y tế,
cần chú ý đến vấn đề sức khỏe phụ nữ, trong đó bao gồm phòng ngừa lây nhiễm HIV, vi rút viêm gan,
lây nhiễm qua đường tình dục trong thời gian mang thai và sau khi sinh.
Các phạm nhân chịu nhiều rủi ro nhất nhưng các cán bộ trại giam cũng chia xẻ môi trường rủi ro này.
Cán bộ trại giam bị rủi ro lây nhiễm trong trại giam, đặc biệt nếu họ không được đào tạo hay không
biết áp dụng các biện pháp phòng tránh thông dụng trong mọi thời điểm. Các nhân viên trại giam cần
biết và hiểu rõ các vấn đề sức khỏe và các bệnh truyền nhiễm lây lan như thế nào, từ đó có thể kiểm
soát các bệnh truyền nhiễm và nâng cao sức khỏe. Cán bộ trại giam và phạm nhân cũng nên được sống

trong môi trường an toàn, xét về khía cạnh truyền nhiễm HIV, bệnh lao, virut viêm gan, và các bệnh
truyền nhiễm qua đường tình dục. Trong số các loại, điều trị sau khi nhiễm với các phạm nhân và cán
9

Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu trong điều trị phạm nhân. Áp dụng Công ước đầu tiên của Liên hợp quốc trong phòng chống tội phạm
và điều trị cho những người phạm tội, được tổ chức tại Geneva năm 1995 và được Hội đồng Kinh tế và Xã hội phê chuẩn trong nghị
quyết số 663 C (XXIV) ngày 31 tháng 7 năm 1957 and 2076 (LXII) ngày 13 tháng 5 năm 1977.

truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2009.
10

Hướng dẫn của WHO về lây nhiễm HIV và AIDS ở trại giam />
Guidel-Prisons_en.pdf, truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009
11

Phòng chống HIV/AIDS, Chăm sóc, Điều trị và Hỗ trợ trong bối cảnh Trại giam: Cẩm nang Ứng Phó Quốc Gia một cách hiệu
quả. Đồng xuất bản với Tổ chức Y tế Thế giới và Chương trình hợp tác của Liên Hợp Quốc về Phòng chống HIV/AIDS. Liên hợp
quốc 2006. Truy cập trên trang web truy cập ngày 12 tháng 3 năm
2009.
12

HIV và AIDS ở trại giam: cẩm nang cho các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ quản lý chương trình, cán bộ trại giam và các
cán bộ chăm sóc y tế ở bối cảnh trại giam, /hiv-toolkit-dec08.pdf. Truy cập ngày 13 tháng
3 năm 2009.
13

Hướng dẫn của WHO về lây nhiễm HIV và AIDS ở trại giam, Quy tắc chung số 5

10



người có nhiều nguy cơ lây nhiễm qua đường máu và quan hệ tình dục không an toàn. Nên có các
chương trình phân phát bơm kim tiêm sạch và bao cao su. Các chính sách về quản lý trại giam nên
nhấn mạnh tầm qua trọng bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách quản lý trại giam tốt và chăm sóc chu
đáo sức khỏe phạm nhân. Các vấn đề này sẽ được thảo luận kỹ hơn trong cuốn cẩm nang UNODC. 14
F. Giảm số phạm nhân trong trại giam
Quá đông phạm nhân sẽ gây ảnh hưởng xấu tới điều kiện sống, khó tiếp cận được với chăm sóc y tế và
phòng ngừa lây lan HIV và lao phổi. Kết quả là, những hành động giúp giảm bớt số lượng phạm nhân
và tình trạng quá tải là một phần tất yếu trong chiến lược phòng chống HIV và bệnh lao trong trại
giam.
G. Đặc điểm bối cảnh trại giam với vấn đề HIV, bệnh viêm gan, bệnh lao và các bệnh truyền
nhiễm qua đường tình dục
Phạm nhân và những người bị tạm giam trước khi ra xét xử có những đặc điểm cụ thể liên quan đến
HIV, virut viêm gan, bệnh lao và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, điều đó làm cho họ bị
cách biệt với những nhóm đối tượng khác. 15 So sánh với các nhóm đối tượng chung chung 16 :


Số phạm nhân và những người bị tạm giam đa phần từ nhóm người bị cách ly trong xã hội, có
điều kiện sức khỏe kém và những bệnh kinh niên không được điều trị, những người sử dụng ma
túy, những người dễ bị tổn thương và những đối tượng tham gia vào các hoạt động có nhiều rủi
ro như tiêm chích ma túy và mại dâm. Cần đáng lưu ý rằng có các thông tin có liên quan đến lây
nhiễm HIV trong cộng đồng nhưng lại không thể áp dụng được trong trại giam. Cần đánh giá
các điều kiện có liên quan đến HIV trong trại để đảm bảo rằng các chính sách cụ thể cho trại
giam và các biện pháp căn thiệp một cách chiến lược.



Làn sóng những người đã nhiễm HIV, bệnh lao và/hoặc bệnh viêm gan hoặc những người có
nhiều nguy cơ mắc các loại bệnh lây nhiễm trở về với xã hội và cộng đồng mà không được điều
trị một cách hiệu quả cũng như không được theo dõi làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền

nhiễm cả ở trong và bên ngoài hệ thống trại giam. Các chương trình phòng ngừa và điều trị phải
dựu trênm các chứng cứ khoa học và các cách chăm sóc sức khỏe cộng đồng một cách phù hợp,
cả ở khối tư nhân cũng như các tổ chức phi chính phủ và nhóm người bị lây nhiễm.



Điều kiện sống ở hâu hết các nhà tù trên thế giới đều không tốt cho sức khỏe do điều kiện quá
đông đúc, bạo lực, thiếu ánh sáng, thiếu không khí trong lành, thiếu nước sạch, thực phẩm thiếu
chất dinh dưỡng và các hành vi dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm.



Tỷ lệ lây nhiễm HIV, vi rút viêm gan B, bệnhlao phổi và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình
dục cao hơn nhiều so với bên ngoài cộng đồng. Các biện pháp tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế ít
ỏi và ở nhiêugf quốc gia không có đủ các biện pháp chăm sóc y tế; ở những quốc gia đó các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe trong trại giam rất thiếu thốn so với những dịch vụ bên ngoài cộng đồng.

14

UNODC, WHO, & Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc về phòng chống HIV/AIDS. Phòng chống và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, Điều trị và Hỗ
trợ trong bối cảnh trại giam:

Một khuôn khổ hướng dẫn ứng phó một cách có hiệu quả. Thủ đô Viên 2006. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2009 trên trang
web:.org/documents/hiv-aids/HIV-AIDS_prisons_Oct06.pdf
15

WHO. Sức khỏe trong trại giam.Sách hướng dẫn cần thiết của WHO với sức khỏe phạm trong trại giam. 2007. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2009 ở
trang web: />
16


Các văn phòng của WHO ở các nước Châu Âu (2003). Tuyên bố về sức khỏe trong trại giam là một phần của sức khỏe cộng động. Copenhagen, WHO
Các văn phòng của WHO ở các nước Châu Âu 2003. Truy cập vào ngày 13 tháng 3 năm 2009 tại:
( />
11


Các nhân tố phổ biến khác đối với các phạm nhân đó là tỷ lệ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm rất cao;
có tiền sử bị giam giữ trước đây, quá trình săm trổ và các các hành vi quan hệ tình dục có nguy cơ cao.
Hơn thế khi bị vào trại giam, các phạm nhân bị rủi ro do sinh hoạt tình dục không có biện pháp bảo vệ,
tái diễn và bắt đầu tiêm trích ma túy và sử dụng chung bơm, kim tiêm. Hơn thế ở một số quốc gia có
tập tục chia máu, đó là nguy cơ cao về truyền nhiễm HIV và vi rút viêm gan. Ở một số các hệ thống
nhà từ, biện pháp trừng trị là roi vọt. Roi vọt có thể gây xước da và chảy máu, hình phạt này làm tăng
nguy cơ các bệnh truyền nhiễm qua đường máu đối với phạm nhân và các cán bộ trại giam.


Các phạm nhân đặc biệt còn bị rủi ro vì họ không kiểm soát được môi trường và thường không
có sự lựa chọn số lượng cũng như thành phần những người trong môi trường của họ. Sự kết hợp
của các nhân tố truyền nhiễm-đối tượng, nhân tố và tiến trình truyền nhiễm- ở trong tù rủi ro
hơn ở bên ngoài cộng đồng.



Môi trường trại giam gây căng thẳng cả về mặt thể chất và tinh thân đối với tất cả các phạm
nhân – và đặc biệt là những người mắc HIV – làm tăng khả năng tổn thương và dễ mắc các bệnh
lây nhiễm. Điều đó bao gồm điều kiện vệ sinh không đầy đủ, nhiệt độ khắc nghiệt, quá đông đúc
và thực phẩm thường kém chất lượng và đồng thời thiếu điều kiện vệ sinh cá nhân. Sự hiện diện
của các nhân tố vi sinh vật trong môi trường và các nhân tố chủ đạo như bơm kim tiêm nhiễm
khuẩn, là mối đe dọa đối với sức khỏe phạm nhân. Tù nhân cũng rất căng thăng do tình trạng
bạo lực và sợ bị đối sử tàn nhẫn. Mức độ căng thăng của phạm nhân càng cao thì càng có nhiều
nguy cơ bắt đầu hược tiếp tục sử dụng các chất gây nghiên ngay ở trong nhà tù.


II. Các phương pháp tiếp cận đa dạng để phân tích tình huống theo từng bước17
A. Mục tiêu và mục đích
Mục tiêu tổng thể của phần đánh giá này là bổ sung các thông tin đang có sẵn ở các quốc gia (hoặc các
bang, các tỉnh) về vấn đề HIV và các bệnh truyền nhiễm khác thông qua thu thập các thông tin bổ sung
từ đó sẽ cho pháp các quốc gia (hoặc các hệ thống trại giam) để đặt mục tiêu cụ thể hơn để tiếp cận
một cách đồng bộ dựa trên thực tế về phòng chống HIV, điều trị, chăm sóc và các biện pháp can thiệp
đối với phạm nhân.
Mục đích cụ thể của mỗi bước tiếp cận là:


Đánh giá lây nhiễm HIV (và tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B, viêm gan C nếu có) ở trong các phạm
nhân nói chung và trong các nhóm nhỏ riêng biệt như những nữ phạm nhân, những người sử
dụng ma túy, những người bị tạm giam, những người đã bị tuyên án và những người nhập cư
(xem them ở bước 4 và bước 7)



Cần xác định những nhân tố rủi ro cụ thể có thể gây các bệnh truyền nhiễm qua đường máu và
bệnh lao cho phạm nhân, những người vào thăm và cán bộ trại giam (xem theo ở bước 4,5,6,7)



Đánh giá mức độ kiến thức, thái độ, hành vi và tập tục (KABP) đối với HIV/bệnh lao/bệnh viêm
gan/các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục ở tất cả các nhóm đối tượng mục tiêu trong trại
giam bao gồmcar cán bộ trại giam (xem thêm ở bước 7)



Đánh giá tiếp cận và khả năng cung ứng của các dịch vụ y tế, cơ sở hạ tần và các chính sách

quốc gia, nhờ đó có thể xem xét được tính khả thi và các cơ hội phù hợp để cải thiện các dịch vụ
y tế, cơ sở hạ tầng và các chính sách (xem tham khảo ở bước 4,5)



Đẩy mạnh cung cấp các thông tin và đào tạo cho phạm nhân và cán bộ trại giam (xem them ở
bước 10)

17

Trung tâm phòng chống bệnh tật, chăm sóc y tế và quản lý dịch vụ. Hướng dẫn lập hồ sơ phòng chống dịch bệnh:
Phòng chống HIV và kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng đồng Ryan White CARE. Atlanta, Georgina: Trung tâm phòng
chống dịch bệnh 2004.

12




Thực hiện giám sát liên tục và đánh giá kết quả của các chương trình can thiệp

B. Các thông số chung
Các chương trình can thiệp hiệu quả được thực hiện thông qua việc đánh giá một cách thực tế những
nhu cầu hiện tại, những nhu cầu này thay đổi mọi lúc khi ở điều kiện khác nhau. Nhiều quốc gia quyết
tâm đạt được tiếp cận càng cụ thể càng tốt với các biện pháp phòng ngừa HIV, điều trị, chăm sóc, hỗ
trợ và họ đã đưa ra một loạt các cam kết có liên quan đến phòng ngừa, điều trị các bệnh truyền nhiễm
khác trong trại giam. Tuy nhiên một số các quốc gia khác cũng khó có thể đạt được đến mục đích này
và cần phải lên kế hoạch một cách nhanh tróng các chương trình hiệu quả dựa trên điều kiện thực tế. Ở
nhiều quốc gia, những thông tin về các bệnh truyền nhiễm trong phạm nhân luôn luôn có sẵn. Vì thế
họ có thể đưa ra các biện pháp hạnh động một cách kịp thời. Ở nhiều quốc gia các biện pháp hành

động có thể sẽ tốt hơn nhiều nếu họ tiến hành phân tích nhu cầu. Việc phân tích nhu cầu này sẽ giúp
nhận xét về các thông tin có sẵn, kết nối và thông báo với các nhà hoạch định chính sách giúp họ tiến
hành các biện pháp can thiệp cần thiết ở các điều kiện cụ thể của mỗi địa phương. Tiến hành phân tích
nhu cầu chắc chắn không bao giờ làm chậm lại tiến trình thực thi của một chương trình mahown thế
nó là một công cụ đẻ thúc đẩy quá trình thực thi.
Phân tích nhu câu nên bao gồm:


Mô tả nhu cầu và nguồn có sẵn



Từ các tài liệu phân tích rút ra các bài học cụ thể



Cần phải có tính khả thi, kịp thời, có thể chấp nhận được và ứng dụng được



Chi phí ở mức độ vừa phải và sử dụng được các nguồn có sẵn



Cần chính xác để giúp các nhà hoạch định chính sách có các thông tin để họ đưa ra các biện
pháp hành động phù hợp



Có kế hoạch hành động một cách linh hoạt vì kế hoạch đó có thể được sửa đổi trên cơ sở phân

tích nhu cầu.



Sử dụng các nguồn thông tin và các phương pháp khác nhau để nâng cao tính hiệu lực và độ
tin cậy



Cần phải có tính bền vững và có khả năng kiểm soát được

C. Thiết lập ban chỉ đạo quốc gia
Sự tham gia của tất cả các nhà hoạch định chính sách chủ chốt trong các bộ máy xét xử hình sự và hệ
thống y tế ở cấp quốc gia và khu vực là vô cùng cần thiết quyết định sự thành công của việc đánh giá
và thực thi chương trình. Cần có sự tham gia của các bộ Y tế, Tư pháp thông qua các đơn vị hỗ trợ từ
Ủy ban quốc gia về phòng chống AIDS và Ủy ban quốc gia về phòng chống lao. Các lãnh đạo và cán
bộ chỉ đạo nên là đại diện cho phía có nhiều quan tâm nhất hoặc là Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Bộ
trưởng Bộ Y tế/Bộ trưởng Bộ Nội vụ (bất cứ bộ trưởng nào đều được). Cần giải thích cho các nhà
hoạch định chính sách (quan trọng nhất là bộ (hoặc các bộ có trách nhiệm trong việc giam giữ và bộ Y
tế, cơ quan điều phối quốc gia về phòng chống AIDS) để họ hiểu được tại sao cần phân tích nhu cầu,
phân tích nhu cầu được thực hiện như thế nào và kết quả tìm được ở quá trình phân tích sẽ giúp đưa ra
nhưng định hướng hành động trong tương lai như thế nào.
Vai trò của Ban chỉ đạo quốc gia là thiết kế và thực hiện phân tích nhu cầu có liên quan đến HIV từ đó
chỉ đạo chính sách và chương trình về phòng ngừa HIV, quan tâm và điều trị, đồng thời xem xét các
điều kiện có liên quan như là bệnh lao, bệnh viêm gan và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.

13


Những nhiệm vụ ban đầu của Ban chỉ đạoh quốc gia là:



Chọn một nhà điều tra chính độc lập



Hỗ trợ công việc của nhà điều tra chính bằng cách đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn (đặc
biệt là các bản câu hỏi điều tra), hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ tiếp cận tới trại giam



Xác định và sử dụng một ủy hội đồng thẩm định các vấn đề đạo đức



Ưu tiên những lời khuyến nghị rút ra từ phân tích nhu cầu và đưa ra các khuyến nghị một cách
có chiến lược để hỗ trợ việc thực thi một cách tối ưu. Trong số các ban, ngành cần có sự tham
gia của các bộ Tư pháp, Y tế, Nội vụ, và Ủy ban quốc gia về phòng chống AIDS và phòng
chống lao phổi



Chỉ đạo thực hiện chính sách một cách tổng thể trong quá trình phân tích để đảm balor tính
khả thi về ngân sách và có được sự ủng hộ tích cực



Xác định đơn vị quốc gia có khả năng nhất tiến hành thiết kế và thực hiện tiến trình phân tích
(nếu đội phân tích chưa được lựa chọn)




Thảo luận bản dự thảo phân tích và các biện pháp trước khi đệ trình lên ủy ban để xin phê
chuẩn



Phân bổ nguồn vốn và thống nhất ngân sách



Chọn các trại giam đã được nêu trong phần phân tích để đảm bảo tính đại diện trong hệ thống
trại giam của quốc gia



Xác định dữ liệu để thu thập về nhu cầu



Lên kế hoạch và phối hợp các hoạt động trong nước cũng như trong khu vực

Có sự tham gia của những người trong quá trình phân tích sẽ quyết định được sự thành công của quá
trính phân tích nhu cầu. Những người tham gia chủ trốt là cán bộ trại giam (bảo vệ, quản giáo, các
thanh viên chăm sóc y tế, và nhóm điều trị và phòng ngừa), giám thị trại giam và ban quản lý trại giam
cũng như chính bản thân các phạm nhân. Các đối tượng tham gia này có thể khác nhau tùy vào mỗi
điều kiện quốc gia khác nhau.
Việc cần làm đầu tiên đó là chọn ra thành viên của Ban chỉ đạo quốc gia và xác định vai trò, nhiệm vụ
và trách nhiệm. Thành viên của Ban chỉ đạo quốc gia có thể bao gồm các đại diện sau:



Nhà điều tra chính



Bộ Tư pháp



Đại diện phía trại giam/Bộ trưởng Bộ Nội vụ/Bộ Tư pháp



Chương trình quốc gia về phòng chống HIV/lao phổi



Bộ trưởng Bộ Y tế



Giám đốc Bệnh viện thần kinh



Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống ma túy



Cục thống kê


14




Các tổ chức xã hội dân sự có liên quan, ví dụ như tổ chức của các cựu phạm nhân, các tổ chức
phi chính phủ tham gia giúp đỡ những người có nguy cơ cao: những người tiêm chích ma túy,
đối tượng mại dâm, người nhập cư bất hợp pháp, các tổ chức niềm tin thực hiện các chương
trình phòng chống HIV/AIDS ở trại giam và những người nhiễm HIV



Ban quản lý trại giam



Thành viên cán bộ trại giam



Đại diện phạm nhân



Đại diện cơ quan tư pháp



Các tổ chức bảo vệ nhân quyền




Các đối tác hỗ trợ chuyên môn, ví dụ như Cơ quan của Liên Hợp Quốc.

Sự tham gia của Ban chỉ đạo quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi thực hiện chương trình can thiệp vì
thu hút được sự quan tâm của các tổ chức trong nước và các đối tác. Trong phạm vi có thể thực hiện
được, các thành viên trong Ban chỉ đạo quốc gia nên đạt được sự đồng thuận hợp tác.

D. Chuẩn mực đạo đức liên quan đến vấn đề con người
Khi tiến hành phân tích và nghiên cứu khía cạnh có liên quan đến đối tượng tham gia, cần chú ý đến
chuẩn mực đạo đức liên quan đến vấn đề con người, tôn trọng nhân cách, sự an toàn và quyền của đối
tượng tham gia và các thành viên trong nhóm phân tích nên nhận thức rõ trách nhiệm của mình. 18
Khi tiến hành đánh giá nhu cầu hành vi và logic cần xem xét về khía cạnh ứng xử đảm bảo rằng nhân
quyền cơ bản của mỗi cá nhân không bị xâm phạm. Người tham gia cần có thông tin về mục tiêu của
việc đánh giá; việc đánh giá sẽ được tiến hành như thế nào; khi tham gia họ có bị nguy cơ rủi ro gì hay
không; lợi ích với cá nhân họ, với cộng đồng và ứng dụng khoa học là gì khi họ tham gia; thông tin bí
mật sẽ được bảo đảm như thế nào. Bên cạnh đó, việc họ tham gia là hoàn toàn tự nguyện, không ép
buộc. Mỗi thành viên của đội đánh giá nên giới thiệu với những người tham gia vào quá trình đánh giá
về quyền đồng ý hay không đồng ý của họ trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình phân tích. Cần hết
sức lưu ý rằng trong suốt quá trình phân tích, cán bộ điều tra không nên đưa ra bất cứ phỏng đoán nào.
Có mẫu có chữ ký đồng ý cần phát cho mọi đối tượng tham gia khi khảo sát lấy ý kiến về Kiến thức,
Thái độ, Hành vi và Tập quán và phát cho các đối tượng tham gia trong mỗi nhóm tập trung. Xem
thêm mẫu tạm thời xin ý kiến đồng ý tham gia khảo sát và nhóm tập trung ở Phụ lục 1 đính kèm.
Giấu tên và đảm bảo bí mật là 2 yếu tố rất quan trọng trong quá trình phân tích. Tuy nhiên, cần sắp
xếp để người tham gia không gặp nguy hiểm gì khi tiết lộ các thông tin. Bên cạnh tính an toàn cho
người tham gia, cũng cần chú ý bảo đảm tính an toàn với cán bộ thực địa, cẫn xem xét đến từng cá
nhân cụ thể. Tất cả các thành viên trong đội phân tích cần ký bản thỏa thuận kín. Xem thêm phần đính
kèm ở Phụ lục 2.
Cần giấu tên khi tiến hành khảo sát về hành vi và mẫu máu, không cung cấp kết quả xét nghiệm máu

cho cá nhân tham gia dù họ quan tâm đến kết quả đó. Nếu phạm nhân tham gia muốn biết kết quả xét
nghiệm máu của họ có nhiễm HIV/Viêm gan B/Viêm gan C hay không, họ nên được xét nghiệm độc
lập và công khai (không cần giấu tên). Chương trình xét nghiệm và tư vấn tự nguyện cho các phạm
nhân tham gia có thể tiến hành cùng quá trình phân tích. Các nhà điều tra viên chính cũng nên xem xét
lồng ghép các hoạt động tư vấn và xét nghiệm tự nguyện (VCT) trong quá trình phân tích.
18

WHO Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2009.

15


Các chi tiết cụ thể hơn liên quan đến quy tắc ứng xử được UNODC đề cập trong cuốn Cẩm nang
Module số 7- Đánh giá toàn cầu về lạm dụng ma túy của UNODC, những thách thức về quy tắc ứng
xử khi nghiên cứu về ma túy: các vấn đề, quy tắc và định hướng. 19
Xem Bước 1 dưới đây hướng dẫn thêm những yêu cầu về quy tắc ứng xử và gợi ý.

E. Các bước tiến hành phân tích
Cuốn cẩm nang này đề cập đến 10 bước dưới đây để áp dụng phân tích nhu cầu:
Bước 1: Chọn một đội có chuyên môn tốt và đào tạo họ
Bước 2: Cân nhắc chi phí và nguồn lực
Bước 3: Xin phê chuẩn của Hội đồng thẩm định các vấn đề liên quan đến con người
Bước 4: Thu tập và phân tích các thông tin có thể (dữ liệu thứ cấp)
Bước 5: Thu thập và phân tích khuôn khổ chung quốc gia và điều kiện trại giam (dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp)
Bước 6: Phỏng vấn cán bộ trại giam và phạm nhân (dữ liệu chuẩn định tính sơ cấp)
Bước 7: Khảo sát về các hành vi rủi ro ở trại giam và xác định tỷ lệ lây nhiễm HIV (dữ liệu chuẩn
định lượng sơ cấp)
A. Khảo sát chéo tự nguyện, giấu tên liên quan đến các bệnh truyền nhiễm và các hành vi có rủi
ro trong phạm nhân

B. Phương pháp xét nghiệm HIV
C. Xem xét về Bệnh lao
D. Khảo sát chéo tự nguyện, giấu tên liên quan đến các bệnh truyền nhiễm và các hành vi có rủi
ro trong cán bộ trại giam
Bước 8: Phân tích và giải thích số liệu
Bước 9: Chuẩn bị báo cáo
Bước 10: Các biện pháp can thiệp tập trung
Mục tiêu phân tích ở các quốc gia tương tự như nhau; quy tắc chung, định hướng và nhân tố chính
cũng giống nhau. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp tiến hành phân tích ở mỗi quốc gia cần được
chỉ đạo theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia.
Bước 1: Chọn một đội có chuyên môn tốt và đào tạo họ
Để việc phân tích thành công, cần có điều tra viên chính và toàn bộ đội phân tích có khả năng làm việc
độc lập với các bộ ngành, phòng quản lý hành chính trại giam và dịch vụ y tế xã hội có liên quan. Cần
có một ủy ban với đại diện của các tổ chức độc lập bên ngoài có quan tâm đến phạm nhân tiến hành
lựa chọn mở và công khai. Điều tra viên chính phải là người có khả năng và kỹ năng phân tích.20
19

20

/>
Ví dụ như:

16


Các thành viên trong đội phân tích do Điều tra viên chính tuyển chọn dựa trên khả năng cá nhân của
họ với những kiến thức chung về dự án, hiểu về các vấn đề có liên quan đến HIV và làm việc tốt theo
nhóm. Các thành viên đội phân tích cần có kỹ năng đặc biệt để đảm đương được công việc của mình
ví dụ như:



Khả năng đi thực địa



Kỹ năng phỏng vấn



Thu thập dữ liệu và kỹ năng quản lý



Khả năng giao tiếp bằng thứ tiếng địa phương



Thái độ không kỳ thị

Như đã đề cập ở trên về phương pháp thu thập dữ liệu, tất cả các thành viên trong đội phân tích cần
được đào tạo bởi Điều tra viên chính. Quá trình đào tạo này bao gồm tổng quan về đánh giá và mục
tiêu; cách phỏng vấn và tiến hành bảng câu hỏi điều tra; các bước kiểm tra thực địa; bảng liệt kê chi
tiết các phần trong bảng câu hỏi điều tra và các công cụ thu thập số liệu khác; làm quen với các bước
tiến hành tiêu chuẩn có liên quan đến hủy bỏ và xử lý các mẫu phẩm sinh học và biên bản thỏa thuận
kín. Nếu có thể áp dụng được, cần chia nhỏ nhóm theo ngôn ngữ địa phương nơi tiến hành phỏng vấn,
để họ có thể phỏng vấn bằng thứ tiếng bản ngữ.
Tất cả các thành viên phải cam kết về tính bảo mật thông tin mà họ thu thập được. Mỗi thành viên của
nhóm phân tích cần ký một thỏa ước bảo mật thông tin. Xem mẫu tham khảo Thỏa ước bảo mật thông
tin ở Phụ lục 3.
Bước 2: Cân nhắc chi phí và các nguồn lực

Cán bộ điều tra viên chính cần soạn thảo ngân sách tổng thể và kế hoạch công việc bao gồm thời gian
làm việc và các nguồn lực cần thiết để tiến hành phân tích nhu cầu. Ngân sách nên bao gồm chi phí
trong 10 bước trên. Bên cạnh đó, ngân sách bao gồm cả những chi phí đóng góp của bên đối tác (ví dụ
chi phí của Bộ khi tiến hành xét nghiệm nhanh, chi phí bên đối tác thu xếp xe cộ cho đội). Xem thêm
phụ lục 4 mẫu kế hoạch chi phí cho công tác phân tích.
Bước 3: Xin phê chuẩn của Hội đồng thẩm định các vấn đề đạo đức liên quan đến con người
Trước khi bắt đầu quá trình phân tích, phụ thuộc vào bối cảnh mỗi quốc gia nhưng cần phải có sự cho
phép của hội đồng thẩm định quốc gia cho phép tiến hành nghiên cứu. Hầu hết các quốc gia đều có hội
đồng thẩm định các vấn đề đạo đức liên quan đến con người ở cấp quốc gia hoặc cấp khu vực. Trước
khi nộp bản dự thảo lên hội đồng thẩm định, Điều tra viên chính cần xem xét các chuẩn mực đạo đức,
thủ tục tiến hành nghiên cứu về các vấn đề đạo đức liên quan đến con người của Tổ chức y tế thế
giới21 và “Các bước tiến hành nghiên cứu theo chuẩn mực đạo đức quốc tế” 22 Bên cạnh đó, cần đảm
bảo phù hợp với các bước tiến hành nghiên cứu về các vấn đề đạo đức ở mỗi quốc gia đó. Sau khi bản
dự thảo được Ban chỉ đạo quốc gia phê chuẩn, bản dự thảo này sẽ được đệ trình lên Hội đồng thẩm






21
22

Bằng đại học xuất sắc về sức khỏe cộng đồng, y tế hoặc khoa học xã hội và có hồ sơ chứng minh công tác trong các
chương trình nghiên cứu về hành vi và HIV/AIDS
Kinh nghiệm và/hoặc kiến thức về cách thức tiến hành phù hợp mới đây trong lĩnh vực HIV ở trại giam
Kỹ năng thu thập và phân tích dữ liệu định lượng và định tính
Có khả năng hỗ trợ, giao tiếp và kỹ năng viết báo cáo
Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực trại giam sẽ được ưu tiên, không bắt buộc
Đã qua đào tạo về các quy tắc y tế


truy cập ngày 13.03.2009
truy cập ngày 13.03.2009

17


định các vấn đề đạo đức xem xét và phê chuẩn. Cần ý thức rằng tiến trình này sẽ mất khá nhiều thời
gian và có lẽ sẽ làm chậm quá trình phân tích.
Quyết định của Hội đồng thẩm định các vấn đề về đạo đức không thực hiện một cách chóng vánh mà
cần phải có sự cân nhắc nghiêm túc về phương pháp để đảm bảo tính bí mật, giấu tên và được bảo vệ
tránh các mối nguy hại. Nếu không có hội đồng thẩm định các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu về con
người, Ban chỉ đạo quốc gia và Điều tra viên chính cần xem xét khả năng nhờ một hội đồng thẩm định
của Trường đại học hoặc bệnh viện. Nếu cách đó vẫn không được, Ban chỉ đạo có thể xem xét một tổ
chức quốc tế như UNODC hoặc tổ chức một cơ quan độc lập với chức năng hoạt động của hội đồng
thẩm định các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu liên quan đến con người. Nếu cách vừa nêu được lựa
chọn, thì thành viên của Hội đồng sẽ gồm các nhà nghiên cứu khoa học và bảo vệ nhân quyền. Thành
phần của hội đồng cần cân bằng về giới tính và sắc tộc và có ít nhất một thành viên đại diện cho quyền
lợi của phạm nhân. Hội đồng thẩm định hỗ trợ các vấn đề đạo đức (ABC) 23 đưa ra hướng dẫn về cách
thiết lập các hội đồng thẩm định các vấn đề đạo đức độc lập, đa chiến lược, đa nguyên ở cấp quốc gia,
khu vực hoặc địa phương.
Bước 4: Thu thập và phân tích số liệu sẵn có (dữ liệu thứ cấp)
Bước này trong quá trình phân tích được thiết kế nhằm xác định thông tin từ nguồn dữ liệu thứ cấp,
xác định tính đa dạng và độ tin cậy của các nguồn thông tin sẵn có. Những thông tin còn thiếu sẽ được
thu thập trong phần thu thập dữ liệu sơ cấp, liệt kê trong Bước 5 dưới đây.
Ở mọi quốc gia, các thông tin liên quan đến HIV và các bệnh truyền nhiễm ở trại giam có rất nhiều và
rất hữu ích. Cần phải thu thập và phân tích các dữ liệu có sẵn trước khi tiến hành bước phân tích tiếp
theo. Việc phân tích nên bắt đầu bằng cách tóm tắt những nghiên cứu đã có và các nguồn dữ liệu ở
trong nước; phân tích các hành vi có hại dựa trên các thông tin có sẵn như liệt kê hành vi nguy hại ở
đâu, ai bị ảnh hưởng bởi hành vi nguy hại đó; nghiên cứu định tính cần tiến hành để xác định cơ hội,

khó khăn, bước tiếp cận phù hợp để thay đổi hành vi. Phân tích các dữ liệu có sẵn là bước rất quan
trọng trong tiến trình phân tích số liệu vì quyết định các bước tiếp theo trong thu thập số liệu. Thông
tin cần được đối chiếu và phân tích sâu hơn. Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua nhiều nguồn có sẵn,
bao gồm cả các báo cáo thống kê và tài liệu định kỳ. Mặc dù nguồn dữ liệu này còn hạn chế, trong đó
cũng có các thông tin quý giá. Danh sách những tài liệu có thể tìm được trong nguồn dữ liệu thứ cấp
bao gồm:


Tài liệu chính sách liên quan đến sử dụng ma túy và phòng chống và điều trị HIV/AIDS



Báo cáo của Bộ tư pháp và Bộ nội vụ



Văn bản hình sự



Báo cáo quốc gia về nhân quyền



Báo cáo của cơ quan điều tra trại giam (cấp quốc gia và quốc tế)



Báo cáo của Tổ chức xã hội dân sự




Biên bản bắt giữ đối tượng sử dụng ma túy và hành nghề mại dâm



Hồ sơ bằng cấp và đào tạo của cán bộ trại giam



Dữ liệu/thông tin/hồ sơ y tế của trại giam (ví dụ, biên bản xét nghiệm nước tiểu, HIV, Viêm
gan B, Viêm gan C, và bệnh lao, sàng lọc và/hoặc giám sát dữ liệu, hồ sơ điều trị)

23

truy cập ngày
13.03.2009

18




Báo cáo và chiến lược quốc gia phòng chống HIV, bệnh lao, viêm gan, bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục và các hành vi nguy hại



Chỉ đạo quốc gia về phòng ngừa và điều trị HIV, lao, virut viêm gan và bệnh truyền nhiễm
qua đường tình dục.


Mỗi nguồn dữ liệu có giá trị cũng như điểm yếu riêng của nó khi áp dụng vào hệ thống trại giam của
từng quốc gia khác nhau. Điều tra viên chính cần hiểu được những hạn chế khi áp dụng nguồn dữ liệu
thứ cấp (đặc biệt là các dữ liệu đề cập đến cộng đồng nói chung) vào bối cảnh trại giam.
Dưới đây là các khía cạnh chung cần cân nhắc khi tóm tắt dữ liệu và các nguồn dữ liệu giúp giải thích
kết quả thu thập được:


Độ hoàn tất của dữ liệu: Số lượng những người mắc HIV/AIDS trong báo cáo có phản ánh
đúng số lượng người nhiễm HIV hay AIDS trong thực tế hay không và vì thế thông tin đó liệu
có thể chọn để báo cáo được hay không?



Tính đại diện của số liệu: Đặc điểm của nguồn dữ liệu có phù hợp với đặc điểm của bối cảnh
trại giam của quốc gia đó hay không?



Thời gian: liệu dữ liệu có cập nhật với các biện pháp phòng tránh hiện nay hay không?



Giới hạn nguồn dữ liệu hoặc các mối quan tâm khác nhau: Liệu các nguồn dữ liệu có giới hạn
nào đáng kể hay không?

Kết quả phân tích các thông tin có sẵn này tạo nền tảng cho bước phân tích tiếp theo. Cần ghi nhớ các
thông tin này khi xem xét điều kiện thực tế ở trại giam vì thông tin này cùng với các thông tin thu thập
trong các bước phân tích tiếp theo tạo thành mạng lưới thông tin vững chắc. Ví dụ như, các dữ liệu có
thể sẽ được kiểm tra, xem xét chéo với các nguồn thông tin khác nhau để xem liệu các quy đinh,

khuyến nghị và hướng dẫn có thực sự được thực hiện ở trại giam.
Bước 5: Thu thập dữ liệu và phân tích chương trình khung quốc gia và điều kiện trại giam (nguồn
dữ liệu sơ cấp và thứ cấp)
Thu thập số liệu và phân tích chương trình khung quốc gia và các điều kiện trại giam là vô cùng quan
trọng, quyết định bước tiếp theo của chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại ở mỗi quốc gia. Mục
đích là tìm ra hành vi phù hợp an toàn.
Các dữ liệu thu thập cần tập trung vào mục đích của việc phân tích nhu cầu, luôn lưu ý trong tiềm thức
về mục tiêu của quá trình phân tích. Thu thập dữ liệu để xác định khoảng trống thông tin, nhằm thiết
kế và thực hiện các biện pháp can thiệp giúp nâng cao phòng chống, chăm sóc, điều trị lây nhiễm HIV,
lao, virut viêm gan và bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Khi lên kế hoạch hành động nhằm kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trại giam, cần hiểu được khuôn
khổ quốc gia, nhân khẩu học và điều kiện quốc gia/khu vực và trại giam của quốc gia/khu vực đó.
Thành viên trong đội phân tích nên tiến hành phân tích trước, đánh giá điều kiện trại giam khác nhau
và thiết kế các chương trình can thiệp. Nguồn dữ liệu chính xác là điều kiện tiên quyết giúp tạo lập
chính sách và thiết kế các biện pháp can thiệp phù hợp. Một số phần trong cuốn Cẩm nang pháp lý
phân tích án hình sự24 có thể dùng tham khảo trong quá trình phân tích.
Tuy nhiên cuốn cẩm nang này không chú trọng vào các bệnh truyền nhiễm vì thế chỉ có các chỉ số liên
quan đến sức khỏe.

24

Các biện pháp trong và ngoài trại giam: Hệ thống trại giam, UNODC 2006, reform/Criminal-Justice-Toolkit.html truy cập ngày 13.03.2009

19


Bảng kê chi tiết phân tích chương trình khung quốc gia và điều kiện trại giam ở cấp quốc gia và cấp
khu vực được đính kèm trong Phụ lục số 5. Ở nhiều quốc gia, có ít thông tin về các vấn đề liên quan
đến các điều kiện bên ngoài trại giam và các thông tin về khả năng của quốc gia ứng phó với HIV, lao
và bệnh viêm gan trong trại giam. Vì thế cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, liệt kê cụ

thể các nguồn này và xác định khoảng thông tin còn thiếu. Do đó, phương pháp tiếp cận nghiên cứu đa
dạng là rất cần thiết. với mỗi chỉ số, xác định phương pháp phù hợp để thu thập số liệu, xem xét đến
điều kiện địa lý mà thông tin đó bao trùm, và nếu có thể, nhận xét về độ tin cậy của thông tin đã thu
thập được và đưa ra kết luận.
Những dữ liệu và thông tin có thể được thu thập từ các nguồn sau:


Phân tích trên máy tính (chủ yếu từ các văn bản chính sách và quy phạm luật quốc gia)



Phỏng vấn một số đại diện (điều kiện sống, thức ăn/chất dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh cá
nhân, vệ sinh chung, tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế, các hành vi có nguy cơ cao như bạo lực
và sử dụng ma túy trong trại giam)



Điều tra trại giam, bao gồm phỏng vấn cán bộ trại giam chủ trốt và phạm nhân (mọi khía cạnh
liệt kê trong phần danh sách checklist, bao gồm cả những thông tin phân tích trên máy tính)



Phỏng vấn một số đại diện và thảo luận nhóm tập trung (tìm hiểu sát thực về điều kiện thực tế
trong trại giam và giải thích thái độ hành vi ở mỗi cấp độ khác nhau)

Như đã nêu trên, dữ liệu và thông tin nêu trong các nguồn thông tin thứ cấp cần được kiểm tra và xác
thực chéo từ nhiều nguồn khác nhau. Đội phân tích cần xác thực lại xem các chính sách, quy định,
khuyến nghị và các chỉ đạo quốc gia có được thực sự làm đúng và thực hiện ở trại giam trong khu vực
và thu thập các thông tin về điều kiện sống, dịch vụ chăm sóc y tế và các yếu tố quyết định tương ứng.
Điều kiện thực tế ở trại giam có thể thay đổi đáng kể trong mỗi quốc gia hay mỗi khu vực. Khi mô tả

điều kiện trại giam, cần nhấn mạnh sự khác biệt về điều kiện cho mỗi nhóm cụ thể ví dụ như phụ nữ,
trẻ em và người nhập cư.
Bước 6: Phỏng vấn cán bộ trại giam và phạm nhân (dữ liệu chuẩn định tính sơ cấp)
Tiếp theo việc thu thập và đánh giá số liệu thứ cấp, đây ví như một bước đệm giữa công việc phân tích
tại văn phòng và quá trình triển khai thực hiện khảo sát trong trại, nên có thêm một vài cuộc phỏng
vấn định tính với cán bộ khối trại và/hoặc can phạm nhân và/hoặc có các cuộc thảo luận nhóm tập
trung để có thể xác nhận giá trị các thông tin đã thu thập được tính tại thời điểm đó. Phụ thuộc vào cỡ
nhóm đối tượng và loại hình cũng như bản chất của các thông tin đã có, việc thu thập thông tin có thể
dựa trên quá trình lấy mẫu có mục đích của nhóm đối tượng này. Bên trong các cơ sở giam giữ, các
bên liên quan đến dự án nên được đưa vào danh sách để phỏng vấn sẽ bao gồm cán bộ trại giam (quản
giáo, cán bộ y tế, cán bộ điều trị và phòng chống), lãnh đạo trại giam và ban quản lý, cũng như bản
thân các can phạm nhân.
Đối với kỹ thuật thu thập dữ liệu định tính, có 2 hình thức chính là thảo luận nhóm tập trung và phỏng
vấn người cung cấp tin chính. Mục đích của việc thu thập dữ liệu định tính là để: tạo ra được các dữ
liệu miêu tả; chuẩn bị bảng câu hỏi thử; xác định các rủi ro có thể xảy ra mà các điều tra viên chưa dự
tính đến; theo dõi tính hiệu quả của chương trình trong quá trình triển khai; đưa ra được những giải
thích cho các thái độ và hành vi cư xử; và xác định các giả thuyết cho việc thu thập thông tin định
lượng. Những cuộc phỏng vấn này yêu cầu người thu thập dữ liệu phải có khả năng chuyên môn đặc
biệt và đồng thời cũng cần trải qua đợt tập huấn đặc biệt.
Thảo luận nhóm tập trung thường là thảo luận một nhóm từ 6 đến 10 người, họ được chọn vì có chung
kinh nghiệm hoặc có cùng khả năng tiếp cận thông tin. Các ví dụ về những kinh nghiệm chung có thể
bao gồm: cán bộ y tế làm việc trong trại có kiến thức chuyên môn khác nhau / trải qua quá trình đào
tạo khác nhau, can phạm nhân, cán bộ làm việc trong trại giam nam giới, nữ can phạm nhân và những
người đã từng sử dụng ma túy. Các cuộc thảo luận nhóm tập trung này cho phép mọi người thể hiện

20


trải nghiệm của họ đối với hệ thống hành pháp hình sự quốc gia và chia sẻ quan điểm, cách nhìn nhận
của họ đối với các dịch vụ được cung cấp và những khoảng trống cần được lấp đầy tương ứng.

Đặc điểm phương pháp luận của thảo luận nhóm tập trung được trình bày trong một tài liệu hướng dẫn
về bộ công cụ riêng cho mục đích này: Chương trình đánh giá toàn cầu của UNODC về vấn đề lạm
dụng ma túy, Module 6 Nghiên cứu đánh giá tập trung: Một cách tiếp cận định tính đối với việc thu
thập số liệu.25
Buổi phỏng vấn với những người cung cấp thông tin chính nên áp dụng kỹ thuật phân tích thường
được sử dụng nhất. Đó là các cuộc phỏng vấn với các cá nhân nắm giữ những thông tin quan trọng vì
vị trí công tác của họ hoặc dựa trên kinh nghiệm sống của họ. Đây là cuộc phỏng vấn giữa 1 người
phỏng vấn và 1 người được phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi mở (và bán mở). Kỹ thuật thu thập số
liệu cũng như việc phân tích thông tin là khá giống với thảo luận nhóm tập trung. Cuốn cẩm nang
hướng dẫn đã đề cập ở trên có thể được dùng như tài liệu tập huấn cho mục đích này.
Thông qua phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm chuyên sâu, đội khảo sát nên tìm hiểu để có thể
giải thích về thái độ và hành vi cư xử, hơn là xác định số lượng trong nhóm đối tượng. Sự khác biệt
chính giữa nghiên cứu định tính và định lượng đòi hỏi cần phải có một dạng thiết kế mẫu cụ thể. Có
thể không cần thiết hoặc không nên mong chờ rằng các mẫu định tính có thể có cỡ mẫu lớn như các
mẫu khảo sát hoặc là điển hình số liệu thống kê. Quan trọng là các mẫu định tính được chọn với mục
đích là để hàm chứa độ rộng phạm vi và sự đa dạng có trong nhóm đối tượng. Ví dụ, nếu nhóm đối
tượng mục tiêu là người sử dụng ma túy và có tiền án tiền sự, thì mẫu định nên bao gồm các thông tin
về giới tính, nhóm dân tộc thiểu số và nhóm độ tuổi của phạm nhân.
Thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn người cung cấp thông tin chính không cần phải diễn ra tại các
cơ sở liên quan đến quá trình khảo sát; tuy nhiên, phỏng vấn với cán bộ trại giam và đại diện can phạm
nhân là hữu ích khi nó diễn ra ngay tại các cơ sở đang tiến hành khảo sát.
Bước 7: Khảo sát về các hành vi rủi ro ở trại giam và xác định tỷ lệ lây nhiễm HIV (dữ liệu chuẩn
định lượng sơ cấp)
Các đoạn văn sau mô tả phương pháp tiến hành khảo sát xuyên xuốt một loạt các vấn đề trong trại
giam nhằm đánh giá sự lan tràn của vi rút lây truyền qua máu (HIV, HBV và HCV) trong trại kết hợp
với nghiên cứu KABP (kiến thức, thái độ, hành vi cư xử và nhận thức) của cả can phạm nhân và cán
bộ trại giam về HIV, HBV và HCV và các hành vi nguy cơ có liên quan ở một vài mức độ cũng như
các vấn đề liên quan đến phòng chống. Các mức độ này bao gồm các chủ đề nhạy cảm như bạo lực,
quan hệ tình dục đồng giới, săm mình, tiêm chích ma túy và các nghi lễ tôn giáo liên quan đến máu, để
có thể đánh giá được:

- mức độ hiểu biết về các nguy cơ lan truyền (đặc biệt là các nguy cơ ẩn) và các biện pháp
phòng chống
- thái độ đối với việc sử dụng ma túy và hành vi tình dục, và cả các chiến lược phòng chống và
các biện pháp can thiệp
- hành vi cư xử đối với can phạm nhân và hành vi liên quan đến sức khỏe bản thân
- các trải nghiệm thực tế của can phạm nhân và cán bộ trại giam liên quan đến bệnh truyền
nhiễm và biện pháp phòng tránh.
Kế hoạch này là một nghiên cứu đi từ phía bên này sang phía bên kia của hệ thống trại giam quốc gia,
thiết kế nghiên cứu này có thể được tái sử dụng sau 1 hoặc 2 năm tại cùng trại giam đó để đánh giá xu
hướng. Nghiên cứu các trại giam riêng lẻ có thể không mang lại nguồn thông tin đại diện cho cả hệ
thống trại giam. Với việc lên kế hoạch một cách cẩn thận và chuẩn bị chu đáo, việc thu thập số liệu có
thể sẽ được tiến hành ở một trại giam chỉ mất 1 ngày.
a. Khảo sát chéo tự nguyện, đây là khảo sát không tiết lộ tên tuổi, về các bệnh truyền nhiễm và
hành vi nguy cơ liên quan trong nhóm can phạm nhân
25

tham khảo ngày 13.03.2009

21


Mục đích của việc khảo sát trong can phạm nhân là để xác định sự lây lan HIV và các bệnh nhiễm
trùng qua máu khác (tùy chọn) trong các mẫu đại diện của nhóm can phạm nhân và sự lan truyền của
các hành vi nguy cơ tự báo cáo và hiểu biết của họ về các vấn đề liên quan đến HIV, thái độ, hành vi,
và trải nghiệm thực tế (KABP). Khảo sát sẽ kiểm tra mối liên kết giữa sự lây lan của các bệnh lây
nhiễm này và các nhân tố liên quan chẳng hạn như lịch sử phạm tội và hành vi nguy cơ và có thể so
sánh sự lan truyền của các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi rút qua máu, số lượng tự báo cáo so với sự
lan truyền thực tế.
Sự chuẩn bị cho công tác thực địa
Thành công của việc thu thập dữ liệu phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chuẩn bị cẩn thận và thận

trọng. Nhóm khảo sát phải chuẩn bị một cách thật cẩn thận cùng với quản lý của trại giam, đại diện
của cán bộ khối trại và đại diện của can phạm nhân. Cụ thể, phối kết hợp với quản lý trại giam là điều
kiện cần và hiển nhiên cho sự thành công của dự án.
Tất cả các bên liên quan, bao gồm cả quản lý trại giam, nhóm can phạm nhân, nhân viên hành chính,
cán bộ y tế và cán bộ công tác xã hội nên được thông báo một cách kỹ lưỡng về mục đích và mục tiêu
của đợt khảo sát. Bất cứ sự phản đối nào đối với toàn bộ hoạt động hoặc một phần hoạt động cụ thể
của đợt khảo sát phải được thảo luận và giải quyết trước.
Bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi nên được tự phát và tự thu lại để tôn trọng sự bảo mật danh tính và có thể thực hiện
được. Mỗi bảng câu hỏi nên được mã hóa để có thể ngăn chặn việc xác định danh tính của can phạm
nhân. Bảng câu hỏi nên đơn giản nhất có thể, ngắn gọn và sử dụng ngôn ngữ thông dụng trong cộng
đồng can phạm nhân. Bảng câu hỏi mẫu và thông tin chuẩn dùng cho việc xét chọn người tham gia
khảo sát được đính kèm trong phụ lục 6 và 7.
Cần phải lưu ý rằng các câu hỏi trong mẫu đính kèm là những câu hỏi nòng cốt, nghĩa là ít nhất bộ câu
hỏi này cần được đưa vào trong bất cứ trường hợp ứng dụng công cụ này ở cấp quốc gia, tuy nhiên
tổng số câu hỏi thêm vào nên được giới hạn ở mức nhiều nhất là năm câu để có thể duy trì một cuốn
cẩm nang hướng dẫn ngắn gọn và khả thi.
Tại một số vùng, có một số nhân tố nguy cơ liên quan đến hành vi cư xử đã được đề cập đến trong
mẫu bảng hỏi có thể khá nhạy cảm. Rất cần và đáng để đề cập đến những chủ đề nhạy cảm này, bao
gồm nam quan hệ đồng tính nam và tiêm chích ma túy, trong bộ công cụ thu thập dữ liệu.
Một vài phần của mẫu bảng hỏi có thể cần được điều chỉnh cho phù hợp với thuật ngữ được dùng ở tại
địa phương (chẳng hạn như loại thuốc và tên gọi của chúng), sự lan truyền của các bệnh truyền nhiễm
, và tính khác thường riêng biệt của các hành vi nguy cơ quốc gia trong các trại giam (giống như việc
thay đổi hình thể hoặc cách dùng thuốc). Những câu hỏi này được đánh dấu với chú thích ở cuối trang.
Bởi vì tỷ lệ biết chữ trong nhóm can phạm nhân thường thấp hơn so với cộng đồng dân cư nói chung,
một vài thành viên của đội khảo sát nên chuẩn bị sẵn tinh thần để tiến hành phỏng vấn trực tiếp mặt
đối mặt, phỏng vấn riêng những can phạm nhân này dựa trên bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Các
chương khác nhau của bảng câu hỏi liên quan đến các vấn đề sau:
- Nhân khẩu học xã hội
- Thông tin hình sự

- Hành vi nguy cơ liên quan đến HIV trước và sau khi bị bắt giam (sử dụng ma túy, hành vi
tiêm chích, hành vi quan hệ tình dục, hành vi bạo lực, xăm mình, v.v)
- Kiến thức và thái độ đối với bệnh HIV và viêm gan
- Tình trạng mắc các bệnh nhiễm trùng tự thông báo (HIV, viêm gan, lao)
- Tiếp cận nguồn thông tin và biện pháp phòng chống
- Chất lượng chăm sóc y tế

22


Một mẫu bảng hỏi đối với can phạm nhân được đính kèm trong phụ lục 7.
Bảng hỏi mẫu
Trước khi đi thực địa, tất cả các phiên bản của bảng câu hỏi (nếu được dịch sang nhiều thứ tiếng khác
nhau) phải được kiểm tra trước để đánh giá từng câu hỏi về mức độ khó trong quá trình phỏng vấn và
để xác định các vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình triển khai ở thực địa.
Công cụ kiểm tra thử được sử dụng rộng rãi nhất là phỏng vấn dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm.
Trong nhóm đối tượng sẽ phỏng vấn, chọn ra một vài người từ mỗi nhóm và yêu cầu họ trả lời một
cách trực tiếp, áp dụng quy trình nhận thức nội tại để trả lời câu hỏi khảo sát. Điều này có nghĩa là đối
tượng của khảo sát được yêu cầu nói ra suy nghĩ của họ và mô tả quá trình suy nghĩ, tư duy của họ khi
trả lời câu hỏi khảo sát. Ngoài ra, người phỏng vấn có thể tìm hiểu một cách kỹ lưỡng ý nghĩa của các
thuật ngữ cụ thể hoặc mục đích của các câu hỏi cụ thể trong suốt quá trình phỏng vấn. Trong suốt quá
trình này, các vấn đề sau nên được khảo sát tỉ mỉ vì chúng có thể là những khó khăn, cản trở:
- Đối tượng của khảo sát có gặp phải bất kỳ khó khăn nào trong việc hiểu và nắm được ý nghĩa
của câu hỏi hoặc nghĩa của một vài từ hoặc khái niệm cụ thể nào đó không?
- Liệu đối tượng của khảo sát có những hiểu biết khác về điều mà câu hỏi đang đề cập đến
không?
- Liệu đối tượng của khảo sát có gặp phải khó khăn gì khi hồi tưởng lại, trình bày hoặc trả lời
một câu hỏi?
Đối tượng được chọn cho quá trình kiểm tra thử nên đa dạng nhất có thể và số lượng kiểm tra thử
được tiến hành ít nhất nên là 10 người cho mỗi phân nhóm của nhóm đối tượng (chẳng hạn như nam

giới, phụ nữ, nhóm dân tộc/ngôn ngữ).
Lấy mẫu
Nhóm khảo sát có thể muốn biết sự lây truyền của HIV và các hành vi nguy cơ liên quan trong nhóm
can phạm nhân nhất định, nhưng nó cũng có thể là không thực tế để đo lường tình trạng HIV của mỗi
can phạm nhân. Trong trường hợp này, khảo sát viên nên thu thập dữ liệu trên mẫu đã được chọn một
cách thật cẩn thận hoặc trên một nhóm nhỏ các trại giam. Số lượng mẫu được lấy nên đủ lớn để có thể
đem lại một mức độ chính xác chấp nhận được và mẫu nên đại diện cho tất cả nhóm đối tượng khảo
sát. Các chiến lược đặt ra nhằm đạt được tính tiêu biểu chung này nên phản ánh tình hình riêng của
mỗi quốc gia. Phương pháp lấy mẫu, cách tính và cân nhắc cỡ mẫu liên quan đến việc lựa chọn địa
điểm, cơ sở và can phạm nhân được mô tả chi tiết trong phụ lục 10.
Các tiêu chí dùng để xác định đối tượng đưa vào quá trình khảo sát
Các tiêu chí hướng dẫn dưới đây dùng để xác định đối tượng đưa vào và loại trừ của khảo sát, chúng
được gợi ý để dùng và có thể được chỉnh sửa cho phù hợp với sự suy xét của mỗi quốc gia.
Các tiêu chí đưa vào: tất cả các can phạm nhân bị bắt giam vào một ngày xác định, bao gồm cả những
phạm nhân di trú, những người nói ngôn ngữ được dùng trong quá trình khảo sát.
Các tiêu chí loại trừ: Phạm nhân bị giam trong các trại giam tách biệt, những người hiếm khi tiếp xúc
với các phạm nhân khác và những nơi mà việc tiếp cận khó khăn, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi (bởi vì
những khó khăn trong quá trình có được sự đồng ý, cho phép và những thách thức để có được sự đồng
ý của ủy ban nội quy đối với khảo sát trên đối tượng vị thành niên), phạm nhân không có khả năng
tham gia trả lời phỏng vấn tại thời điểm tiến hành khảo sát, phạm nhân không nói được ngôn ngữ dùng
trong khảo sát, phạm nhân bị biệt giam, và những phạm nhân mà thời gian lưu lại trong trại của họ là
quá ngắn.
Lựa chọn can phạm nhân cho quá trình khảo sát
Can phạm nhân cần được thông báo rằng khảo sát này là về tình hình HIV và AIDS (và viêm gan B và
C, cung cấp chăm sóc y tế, các hoạt động phòng chống trong trại giam) và khảo sát này cũng sẽ cung
cấp thông tin về nhu cầu cần hỗ trợ, các dịch vụ phòng chống, chăm sóc, điều trị trong quá trình bị

23



giam giữ. Khảo sát này được tiến hành với sự đồng ý của ban quản lý trại giam, nhưng không phải
thay mặt cho ban quản lý trại giam. Thông tin về tình trạng HIV/HBV/HCV và các hành vi cư xử sẽ
được giữ kín danh tính và không có ai, kể cả ban quản lý trại giam, có thể truy cập đến nguồn thông
tin thu thập được về cá nhân can phạm nhân. Bảng câu hỏi được phân phát bởi chính các cá nhân (nếu
có thể) và không có danh tính vì thế không ai, thậm chí cả nhóm khảo sát, có thể có được thông tin của
bất kỳ cá nhân nào.
Tỷ lệ tham gia cao vào quá trình khảo sát là vô cùng quan trọng. Thông qua sự tham gia vào quá trình
khảo sát, tất cả can phạm nhân có thể đóng góp vào việc nâng cao kiến thức và thông tin về HIV trong
trại giam, vì vậy chính bản thân họ sẽ đóng góp vào quá trình cung cấp thông tin nhằm giúp cải thiện
dịch vụ cho toàn bộ nhóm can phạm nhân.
Có thể hữu dụng nếu có một món quà nhỏ để tặng đối tượng của khảo sát như một sự khích lệ, chẳng
hạn bút chì, bao cao su, thanh kẹo sô cô la hoặc đồ uống không cồn. Những sự khích lệ như thế này
không nên có giá trị lớn và là đồ quý giá, bởi vì những ai quyết định không tham gia vào quá trình
khảo sát có thể cảm thấy bị thiệt thòi khi không nhận được những món quà đó.
Mẫu của bảng hỏi chuẩn áp dụng cho can phạm nhân được đính kèm trong phụ lục 6.
Các cách tiếp cận tiểu nhóm can phạm nhân cụ thể
Can phạm nhân không biết chữ: Có một tỷ lệ lớn can phạm nhân không biết chữ. Can phạm nhân
không thể đọc và viết nên được ngồi riêng với một thành viên của đoàn khảo sát, người sẽ đọc câu hỏi
cho họ và sau đó giúp đánh dấu vào các câu trả lời tương ứng trên bảng câu hỏi.
Người di cư/dân tộc thiểu số: Bảng câu hỏi phải được dịch sang ngôn ngữ mà phần lớn can phạm nhân
sử dụng và hiểu được. Nếu trường hợp không có dịch vụ biên dịch cho bảng câu hỏi và trong suốt quá
trình phỏng vấn thì việc khảo sát sẽ bị giới hạn một cách căn bản bởi các thành kiến ẩn sẵn, ví dụ, việc
đánh giá có thể bỏ qua nhóm người sử dụng ma túy cao nhất. Biên dịch viên nên có đủ khả năng và
việc dịch nên được kiểm tra lại bởi thành viên của đoàn khảo sát người biết và hiểu ngôn ngữ đó. Tất
cả các công cụ khảo sát thông qua các ngôn ngữ khác nhau nên được kiểm tra trên thực tế để đảm bảo
rằng các câu hỏi có ý rõ ràng và đáp ứng mục đích của việc khảo sát.
Quá trình thu thập và tổ chức dữ liệu
Can phạm nhân cần được thông tin về việc khảo sát, mục đích và lợi ích của nó trước khi quá trình thu
thập dữ liệu bắt đầu. Có một điều rất quan trọng rằng số liệu thông tin phù hợp nên được khảo sát tỉ mỉ
và cần được trao đổi một cách hợp lý với những người có ý kiến chủ đạo trong nhóm can phạm nhân.

Chẳng hạn như can phạm nhân có thể được mời tham gia vào quá trình khảo sát tình hình phòng
chống các bệnh truyền nhiễm và tiếp cận dịch vụ chăm sóc ý tế thông qua thư mời. Hơn thế, các
phương tiện thông tin toàn cầu (radio cho can phạm nhân, TV, tờ thông tin, tờ rơi hoặc các phương
tiện thông tin khác) có thể được sử dụng. Tại các trại giam nơi các phương tiện thông tin này không có
sẵn hoặc tỉ lệ không biết chữ là cao trong nhóm can phạm nhân, thông tin truyền miệng cho các nhóm
nhỏ can phạm nhân là cách khả thi để truyền thông tin đến cho các can phạm nhân.
Nơi diễn ra khảo sát phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng trại giam. Tuy nhiên, các điều kiện
chung phải giống nhau: Can phạm nhân phải được mời tới một địa điểm có đủ các điều kiện tối thiểu
để có thể điền bảng câu hỏi và lẫy mẫu sinh học đồng thời cũng phải đảm bảo được sự riêng tư và bảo
mật. Trong khi vấn đề an ninh cần được đảm bảo, can phạm nhân nên nhận được sự đảm bảo rằng sẽ
không có ảnh hưởng tiêu cực từ việc tham gia vào quá trình khảo sát này.
Đoàn khảo sát phải độc lập và không liên quan đến ban quản lý trại giam và cán bộ y tế. Các giải thích
về công tác khảo sát phải được trình bày một cách dễ hiểu. Tính bảo mật và tình trạng giấu danh tính
phải được nhấn mạnh.
Dịch vụ cho can phạm nhân trong quá trình diễn ra khảo sát bao gồm cả tư vấn xét nghiệm tự
nguyện

24


Trong quá trình diễn ra khảo sát, cần đặc biệt chú ý đến các thông điệp về phòng chống nguy cơ lan
truyền HIV và viêm gan siêu vi rút và các biện pháp phòng chống.
Nếu một vài can phạm nhân muốn biết về tình trạng huyết thanh HIV/HBV/HCV của họ, họ phải được
cung cấp xét nghiệm độc lập và chỉ định (không giấu tên). Trong trường hợp này, cần có một cuộc hẹn
với chuyên gia y tế của bộ phận y tế trại giam, người sẽ tư vấn trước khi xét nghiệm cho họ, lấy mẫu
máu hoặc mẫu nước bọt (phụ thuộc vào phương thức xét nghiệm được chọn) và trả kết quả và tư vấn
sau xét nghiệm tương ứng. Người điều tra viên chính nên chuẩn bị sẵn một khoản tiền hỗ trợ cho việc
này trong ngân sách, nếu khả thi.
Trong suốt quá trình diễn ra khảo sát, mỗi can phạm nhân có thể sẽ được cung cấp một bảng yêu cầu
trên đó họ có thể điền số nhận dạng của họ hoặc tên được chỉ định bởi phòng y tế đối với trường hợp

xét nghiệm riêng.
Giữ kín dữ liệu về tên tuổi
Tình trạng giấu tên là một yếu tố cần thiết và quan trọng của việc nghiên cứu tỷ lệ lây nhiễm HIVqua
đường máu và cụ thể là đối với những người có hành vi bất hợp pháp và đáng bị trừng phạt. Tình trạng
giấu tên có thể được giữ kín bằng một kỹ thuật đơn giản. Kỹ thuật đấy cho phép đối chiếu chính xác
thông tin thu được từ bảng câu hỏi nhân tố hành vi nguy cơ với các mẫu sinh học mà không cần sử
dụng nhận dạng cá nhân hoặc bất cứ thông tin nào khác qua đó có thể tiết lộ bản thân can phạm nhân.
Hai nhãn mã số nhận dạng cho mỗi can phạm nhân (có sẵn mà không cần các số in và vì thế chỉ có thể
đọc được bằng một cái máy đọc mã số) có thể được dùng: một mã sẽ được đính trên bảng câu hỏi, và
mã còn lại được đính trên các mẫu sinh học. Những nhãn mã số phải được chuẩn bị trước khi tiến
hành khảo sát và có thể được đặt hàng qua một số công ty chuyên dụng. Khi đặt hàng các nhãn mã số
này, cần phải kiểm tra và chắc chắn là chất liệu làm nên các nhãn này chịu được nước, và nếu cần,
chịu được nhiệt độ cần thiết cho việc lưu trữ các mẫu sinh học. Nếu việc làm nhãn mã số khớp thông
tin là không có sẵn, một hệ thống đánh số đơn giản có thể được sử dụng để khớp các bảng câu hỏi
riêng rẽ với các mẫu sinh học.
b. Phương thức xét nghiệm HIV26
Có nhiều cách thức để tiến hành sàng lọc ban đầu đối với trường hợp nghi nhiễm HIV. Xét nghiệm
chẩn đoán là quá trình gồm 2 bước, bắt đầu với quá trình sàng lọc ban đầu và xét nghiệm khẳng định
tiếp theo; ví dụ xét nghiệm máu ban đầu sử dụng ELISA, sau đó sẽ là một xét nghiệm khẳng định
Western – blot. Xét nghiệm khẳng định không cần thiết đối với nghiên cứu tỷ lệ lây nhiễm HIVqua
đường máu đánh giá nhanh vì kết quả không được áp dụng trên một bệnh nhân cá thể và không có
nguy hiểm cho bất cứ một cá nhân nào. Xét nghiệm khẳng định được yêu cầu đối với trường hợp xét
nghiệm tự nguyện, và trong trường hợp này thì kết quả sẽ được trả cho can phạm nhân.
Đội khảo sát nên xem xét cẩn thận xem liệu có nên sử dụng xét nghiệm theo lối thông thường hay là
xét nghiệm nhanh. Việc cân nhắc là về mặt hậu cần và kinh tế. Đối với mục đích khảo sát nhu cầu, xét
nghiệm tỷ lệ lây nhiễm HIVqua đường máu là giấu danh tính. Xét nghiệm nhanh tại cơ sở giam giữ
với một số lượng lớn các xét nghiệm có thể là một thách thức vì cần có nhân viên để tiến hành làm xét
nghiệm và theo dõi số lần xét nghiệm để kết quả được đọc trong khoảng thời gian thích hợp. Với xét
nghiệm nhanh, đó là mối bận tâm về tính bảo mật thông tin và danh tính nếu can phạm nhân đưa mẫu
xét nghiệm của họ cho nhân viên và kết quả của họ được đọc sau 10-30 phút. Với lựa chọn xét nghiệm

thông thường, việc hậu cần có thể dễ dàng hơn nhiều bởi vì chỉ nhân viên lấy máu được yêu cầu để
làm tất cả các mẫu máu. Mẫu xét nghiệm có thể được giữ lạnh (một hợp phần quan trọng của quá trình
xét nghiệm thông thường) và được xử lý trong một phòng xét nghiệm ở khoảng cách xa với cách thức
EIA truyền thống. Cách này có vẻ ít chi phí hơn vì xét nghiệm thông thường rẻ hơn xét nghiệm nhanh.

26

Greenwald JL, Burstein GR, et al. Đánh giá nhanh về xét nghiệm nhanh kháng thể HIV. Báo cáo các bệnh lây truyền hiện tại 2006, 8:125–131.

25


×