Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI bò NÔNG hộ ở HUYỆN cầu NGANG, TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HÀ ANH TUẤN

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ NÔNG HỘ
Ở HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 04/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ NÔNG HỘ
Ở HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. Nguyễn Trọng Ngữ
Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

Cần Thơ, 04/2011


Sinh viên thực hiện:
Hà Anh Tuấn
MSSV: 3077127
LỚP: CN - TY K33



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ NÔNG HỘ
Ở HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần thơ, ngày … tháng … năm …

Cần thơ, ngày… tháng… năm …

Cán bộ hướng dẫn

Ts. Nguyễn Trọng Ngữ

Duyệt bộ môn

……………………………….

Cần thơ, ngày … tháng … năm 2011
Duyệt khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng


Trưởng khoa
…………………………………………………..


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây. Nếu có sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước bộ môn và khoa.

Sinh viên thực hiện

Hà Anh Tuấn

i


LỜI CẢM TẠ
Trải qua bốn năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Cần Thơ, nay tôi
đã thực hiện được ước mơ là hoàn thành luận văn tốt nghiệp và trở thành một kỹ sư
Chăn Nuôi Thú Y. Trong quá trình rèn luyện và học tập tôi đã được sự giúp đỡ của
rất nhiều người. Tôi xin chân thành biết ơn đến những người đã giúp đỡ tôi trong
những năm tháng qua. Đặc biệt là chị Vũ Thị Kim Anh và anh Nguyễn Thiết.
Tôi xin thành kính lên cha, mẹ tôi là những người có ơn sinh thành, nuôi dưỡng,
động viên và đặt trọn niềm tin vào tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Trọng Ngữ và cô Nguyễn Thị Hồng
Nhân đã hết lòng và ân cần chỉ dạy, động viên, hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận tốt nghiệp.
Xin chân thành biết ơn đến quý thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi và bộ môn Di
Truyền Giống đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho

tôi.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và anh chị tại trạm Thú Y huyện Cầu Ngang, tỉnh
Trà Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành ước mơ
của mình.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG ...........................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH ...........................................................................................viii
TÓM LƯỢC........................................................................................................... ix
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 2
2.1 Giới thiệu sơ lưọc về tỉnh Trà Vinh và Huyện Cầu Ngang ............................. 2
2.2 Nghề nuôi bò thịt ở Việt Nam và hướng phát triển......................................... 3
2.3 Đàn bò tỉnh Trà Vinh năm 2006..................................................................... 4
2.4 Đặc điểm một số giống bò được nuôi tại tỉnh Trà Vinh.................................. 5
2.4.1 Bò Vàng Việt Nam ................................................................................. 5
2.4.2 Bò lai Sind .............................................................................................. 6
2.4.3 Bò Red Sindhi......................................................................................... 6
2.4.4 Bò Brahman............................................................................................ 7
2.5 Đặc điểm một số loại thức ăn dùng cho bò..................................................... 8
2.5.1 Dây đậu phộng........................................................................................ 8
2.5.2 Cỏ Voi .................................................................................................... 9

2.5.3 Cỏ Ruzi................................................................................................. 10
2.5.4 Cỏ tự nhiên ........................................................................................... 11
2.5.5 Bắp ....................................................................................................... 11
2.5.6 Rơm lúa ................................................................................................ 13
2.5.7 Cám ...................................................................................................... 14
2.6 Đặc điểm chuồng trại nuôi bò thịt ................................................................ 15
2.6.1 Yêu cầu chung về xây dựng chuồng trại................................................ 15

iii


2.6.1.1 Vị trí, địa điểm ............................................................................... 15
2.6.1.2 Hướng chuồng ............................................................................... 15
2.6.2 Yêu cầu kỹ thuật về xây dựng chuồng trại ............................................ 15
2.6.2.1 Nền chuồng.................................................................................... 15
2.6.2.2 Tường chuồng................................................................................ 16
2.6.2.3 Cửa................................................................................................ 17
2.6.2.4 Sân chơi và hàng rào ..................................................................... 17
2.6.2.5 Máng ăn và máng uống.................................................................. 17
2.6.2.6 Rãnh thoát nước............................................................................. 18
2.6.2.7 Mái che chuồng ............................................................................. 18
2.6.3 Kiểu chuồng ......................................................................................... 19
2.6.3.1 Kiểu chuồng một dãy ..................................................................... 19
2.6.3.2 Kiểu chuồng hai dãy ...................................................................... 19
2.7 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt............................................ 19
2.7.1 Ảnh hưởng của giống và môi trường..................................................... 19
2.7.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng thức ăn ...................................................... 20
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.......................... 21
3.1 Phương tiện điều tra..................................................................................... 21
3.1.1 Phiếu điều tra........................................................................................ 21

3.1.2 Đối tượng điều tra................................................................................. 21
3.1.3 Địa điểm tiến hành điều tra ................................................................... 21
3.1.4 Thời gian tiến hành điều tra .................................................................. 21
3.2 Phương pháp tiến hành ................................................................................ 21
3.2.1 Xây dựng bộ câu hỏi ............................................................................. 21
3.2.2 Phương pháp chọn hộ điều tra............................................................... 22
3.2.3 Số phiếu điều tra ................................................................................... 22
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 22
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 23
4.1 Kết quả điều tra chung................................................................................. 23

iv


4.2 Con giống ................................................................................................ 24
4.3 Kỹ thuật chăn nuôi................................................................................... 25
4.4 Thức ăn ................................................................................................... 26
4.5 Chuồng trại.............................................................................................. 27
4.6 Thú y ....................................................................................................... 29
4.7 Xử lý chất thải ......................................................................................... 30
4.8 Hiệu quả kinh tế....................................................................................... 30
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 32
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 32
5.2 Đề nghị........................................................................................................ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 33

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Ash

Chất khoáng

Ca

Calci

CF (crude fibre)

Xơ thô

CP (crude protein)

Protein thô

EE (ether extract)

Chiết chất ête

NFE

Chiết chất không đạm

P

Phospho

TDN


Tổng dưỡng chất tiêu hóa

VCK

Vật chất khô

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần (%) hóa học của bánh dầu đậu phộng .................................. 9
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng (%) của cỏ Voi ................................................10
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng (%) của hạt Bắp...............................................12
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng (% VCK) của lúa và cỏ,
lúa và cỏ khô và rơm ở Ấn Độ ...............................................................................14
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn diện tích nền (chỗ đứng) cho các loại bò .............................16
Bảng 2.6: Diện tích nền chuồng.............................................................................16
Bảng 2.7: Kích thước máng ăn cho bò ...................................................................17
Bảng 4.1: Thông tin điều tra chung........................................................................23
Bảng 4.2: Cơ cấu giống bò của các hộ điều tra ......................................................24
Bảng 4.3: Kinh nghiệm và hình thức nuôi bò ở 50 nông hộ ..................................25
Bảng 4.4: Cơ cấu chuồng trại ở các nông hộ nuôi bò .............................................28
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế ....................................................................................31

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1: Bò Vàng Việt Nam ................................................................................. 5
Hình 2.2: Bò lai Sind .............................................................................................. 6
Hình 2.3: Bò Red Sindhi......................................................................................... 7
Hình 2.4: Bò Brahman lông màu trắng hoặc đỏ ...................................................... 8
Hình 2.5: Cỏ Voi ...................................................................................................10
Hình 2.6: Cỏ Ruzi..................................................................................................11
Hình 2.7: Rẫy bắp (a) và cây bắp (b) .....................................................................12
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Cầu Ngang ....................................................21
Hình 4.1: Giống bò địa phương (a) và bò lai sind (b) được nuôi ở
huyện Cầu Ngang ..................................................................................................24
Hình 4.2: Nguồn thức ăn nuôi bò của 50 nông hộ ..................................................26
Hình 4.3: Thức ăn cung cấp cho bò tại nông hộ .....................................................27
Hình 4.4: Nền chuồng bò làm bằng xi măng (a) hoặc bằng đất (b).........................29
Hình 4.5: Hố phân (a) và rãnh thoát nước (b).........................................................30

viii


TÓM LƯỢC
Để nắm bắt được thực trạng chăn nuôi bò nông hộ, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Điều tra tình hình chăn nuôi bò nông hộ ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh”.
Với mục tiêu tìm hiểu tình hình chăn nuôi bò ở một số xã huyện Cầu Ngang về
phương thức chăn nuôi, con giống, tình hình sử dụng thức ăn, chuồng trại...ở các
nông hộ.
Điều tra được tiến hành trên 4 xã có số lượng bò nhiều nhất: Mỹ Long Bắc, Nhị
Trường, Trường Thọ và Thuận Hòa, mỗi xã phỏng vấn từ 10 - 15 hộ chăn nuôi.
Tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi, kết quả như
sau:
-


Con giống: 72% giống bò được nuôi ở nông hộ là bò lai sind, 28% là giống
bò địa phương. Hầu hết các nông hộ chăn nuôi đều không có hồ sơ công tác
giống.

-

Kỹ thuật chăn nuôi: hầu hết các nông hộ chăn nuôi chưa được tập huấn về
kỹ thuật chăn nuôi bò. Kết quả của 50 hộ điều tra thì không có hộ nào áp
dụng kỹ thuật vỗ béo bò.

-

Thức ăn: 100% các nông hộ nuôi bò đều tận dụng phụ phẩm nông nghiệp là
rơm rạ, thân bắp, ngọn mía...và sử dụng thức ăn xanh là các loại cỏ trồng,
dây đậu phộng,... để nuôi bò.

-

Chuồng trại: tất cả các hộ chăn nuôi đều xây dựng chuồng trại không giống
nhau về hướng chuồng cũng như vật liệu xây dựng. Trong đó có 64% hộ
nuôi bò tráng nền chuồng bằng xi măng và 36% hộ nuôi làm nền chuồng bò
bằng nền đất. Mái chuồng làm bằng tole chiếm tỉ lệ 38% và làm bằng là
chiếm 62% trong tổng số nông hộ điều tra. Vật chất xây dựng che chắn xung
quanh chủ yếu là gỗ.

-

Công tác thú y: 100% hộ chăn nuôi đều tiêm phòng cho bò 2 bệnh là lở mồm
long móng và bệnh tụ huyết trùng.


-

Xử lý chất thải: tất cả các hộ chăn nuôi đều chưa có hệ thống xử lý chất thải
bằng hố Biogas và 100% nông hộ đều có hố chứa phân.

ix


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Thịt bò là loại thịt đỏ giàu dinh dưỡng, là loại thực phẩm được ưa chuộng và được
sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bò thịt dễ chăm sóc và nuôi dưỡng,
thích nghi trong các điều kiện môi trường chăn nuôi khác nhau, thức ăn cho bò thịt
là các loại cỏ, các sản phẩm phụ từ trồng trọt, nguồn thức ăn cho bò có ở mọi nơi
trên trái đất.
Là một tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, Trà Vinh có nhiều lợi thế trong
phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò. Trà Vinh xem đây là một giải pháp giúp
cho nông dân xoá đói giảm nghèo - giải quyết việc làm và thực hiện chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông thôn một cách có hiệu quả. Trong đó, Cầu Ngang là huyện tiêu
biểu để phát triển chăn nuôi bò vì có lợi thế diện tích đất nông nghiệp lớn với
27.569,55 ha chiếm 86,46% diện tích đất tự nhiên huyện và 14,39% diện tích toàn
tỉnh (221.515 ha). Đất đai trong huyện có sa cấu là sét đến sét pha thịt, tầng canh tác
trung bình đến khá dày, thích hợp cho việc trồng lúa và các loại cây màu nên phụ
phẩm nông nghiệp quanh năm có số lượng lớn rất đáng kể. Điều đó đã được hộ
nông dân nơi đây tận dụng để nuôi bò từ nhiều năm qua. Nhiều hộ dân còn coi con
bò là vật nuôi chủ lực của gia đình, giải quyết được việc làm trong những lúc nông
nhàn. Không những thế, họ còn chăn nuôi bò theo hướng sind hoá đàn bò địa
phương, nâng cao chất lượng và tầm vóc đàn bò, tăng thêm thu nhập cho kinh tế gia
đình. Hiện số lượng đàn bò trong huyện đã có 37.954 con (chiếm 24,9% tổng đàn)
và là một trong hai huyện có số lượng bò lớn nhất tỉnh Trà Vinh (Cục thống kê Trà
Vinh, 2010).

Tuy nhiên, tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt bò trên địa bàn huyện vẫn chưa đi
vào ổn định, tốc độ tăng trưởng chậm và chưa thật sự tận dụng hết tiềm năng sẵn có
của vùng. Nâng suất chăn nuôi còn thấp do phương thức chăn nuôi còn mang nặng
tính truyền thống trên cơ sở khai thác tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên là chính và
việc đầu tư cho thâm canh chăn nuôi bò còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, quy mô
chăn nuôi của huyện còn nhỏ lẻ và không tập trung, chủ yếu là quy mô hộ gia đình.
Trong khi đó công tác cải tạo giống, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý…chưa được
quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình
chăn nuôi bò nông hộ ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh”, với các mục tiêu là
tìm hiểu một số giống bò được nuôi ở nông hộ, tình hình sử dụng nguồn thức ăn
nuôi bò và khảo sát một số phương thức chăn nuôi và chuồng trại bò, qua đó đưa ra
kiến nghị giải quyết những hạn chế trong chăn nuôi của nông hộ.

1


Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỈNH TRÀ VINH VÀ HUYỆN CẦU NGANG
Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long; vị trí địa lý giới hạn từ
9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ Đông.
Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía nam giáp Sóc Trăng, phía tây giáp Vĩnh
Long, phía đông giáp biển với chiều dài bờ biển 65 km.
Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.215,15 km² (tương đương 221.515,03 ha) - số liệu
2003, chia ra như sau:
 Đất ở: 3.151,36 ha
 Đất nông nghiệp: 180.004,31 ha
 Đất lâm nghiệp: 6.080,20 ha
 Đất chuyên dùng: 9.936,22 ha
 Đất chưa sử dụng: 22.242,94 ha

Dân số:
 Năm 1971: 411.190 người.
 Năm 2000: 973.065 người.
 Điều tra dân dố 01/04/2009: 1.000.933 người.
Trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc, đó là người Kinh (69%) và người Khmer (29%)
và người Hoa chiếm phần còn lại.
Dân số Trà Vinh chiếm 5,99% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân số năm
2000), trong đó hơn 87% sống ở khu nông thôn. Mật độ dân số 414 người/km², tỷ lệ
tăng dân số năm 2000 là 1,65.
Theo tài liệu tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 1999, trên địa bàn Trà Vinh
có trên 290,9 nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số
người Khmer của cả nước.
Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nền văn hóa
dân tộc đặc trưng: tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc
thù ( />Huyện Cầu Ngang nằm về phía Đông Nam tỉnh Trà Vinh và nằm bên bờ sông Cổ
Chiên và cửa Cung Hầu. Toàn huyện hiện có 15 đơn vị hành chính, gồm 13 xã và 2
thị trấn: thị trấn Cầu Ngang, thị trấn Mỹ Long, xã Kim Hòa, Hiệp Hòa, Vinh Kim,
Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam, Mỹ Hòa, Thuận Hòa, Nhị Trường, Trường Thọ,

2


Long Sơn, Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây và Thạnh Hòa Sơn. Trung tâm hành chính
huyện đặt tại thị trấn Cầu Ngang, nằm cách trung tâm hành chính tỉnh Trà Vinh 23
km theo quốc lộ 53 về phía Tây Bắc.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện: 31.885,97 ha, chiếm 14,39%
diện tích toàn tỉnh (221.515 ha); phần lớn đất đai của huyện là đất nông nghiệp, với
27.569,55 ha chiếm 86,463% diện tích tự nhiên của huyện, đất phi nông nghiệp có
4.303,63 ha, chiếm 13,5% diện tích đất tự nhiên của huyện, hiện còn 11,79 ha đất
chưa sử dụng, chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên của huyện.

Dân số: Năm 2005 ước khoảng 136.244 người, mật độ dân số 428 người/km2, tỷ lệ
sinh 1,64%, tỷ lệ tăng tự nhiên 1,4%; tỷ lệ phân bố dân cư theo khu vực thành thị
13.946 người, đạt 10,23%, nông thôn 122.361 người, đạt 89,77%
( />2.2 NGHỀ NUÔI BÒ THỊT Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Nước ta là một nước nông nghiệp. Trước kia có tới 90% dân số sống bằng nghề
nông và sinh sống ở nông thôn. Việc chăn nuôi bò, trâu gắn liền với sản xuất nông
nghiệp. Vì thế việc nuôi trâu, bò ở nước ta đã có từ lâu. Nhưng nói là một nghề thì
chưa phải. Vì dân ta nuôi bò trước kia chủ yếu là nuôi tận dụng. Nghĩa là nuôi để
lấy phân, lấy sức kéo, con nào tốt giữ lại làm giống, con nào già, yếu, phế thải thì
bán làm thịt. Cứ như thế vòng luân hồi này đã diễn ra hàng mấy ngàn năm trong lũy
tre làng.
Vì công tác giống không được chú ý. Vì phương thức chăn nuôi là quảng canh,
không có đồng cỏ chuyên dùng nên bò ta rất nhỏ con, sức cày kéo cũng kém mà
năng suất cho thịt càng kém (30 - 31% thịt lọc).
Mặc dù vậy, từ xa xưa, từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở khắp đất nước ta có
những vùng nuôi bò tập trung, phát triển và nổi tiếng trên toàn quốc như Ba Vì (Hà
Tây), Phú Cát (Bình Định), Phủ Quỳ (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Thọ Xuân
(Thanh Hóa), Sơn Hòa (Phú Yên), An Khê (Gia Lai), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Ninh
Hải, Ninh Phước (Ninh Thuận), Bắc Bình (Bình Thuận), Thống Nhất (Đồng Nai),
Thủ Đức, Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh)…
Hình ảnh con trâu, con bò gắn liền với lũy tre làng, gắn liền với cuộc sống của
người nông dân Việt Nam. Nhiều gia đình kháng chiến đã nuôi bò để nuôi quân,
nuôi kháng chiến.
Sau 1954, hòa bình lập lại, Đảng và Nhà nước đã có chính sách cải tạo và phát triển
chăn nuôi đại gia súc trong chiến lược phát triển kinh tế nhà nước sau chiến tranh.
Đã có hai dự án lớn về chăn nuôi bò được triển khai vào các năm 1970 và 1994.
Đàn bò Vàng Việt Nam ngày được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
3



Năm 1975 toàn quốc có: 1.466.200 con bò.
Năm 1980 toàn quốc tăng lên: 1.664.200 con bò.
Năm 1990 toàn quốc tăng lên: 3.120.800 con bò.
Năm 2000 toàn quốc tăng lên: 4.127.872 con bò.
Năm 2001 toàn quốc tăng lên: 4.500.000 con bò.
Đàn bò lai trước năm 1975 toàn quốc chỉ dưới 10%. Năm 1998 toàn quốc đã có đàn
bò lai 20% tổng đàn. Trong dự án phát triển chăn nuôi bò đến năm 2010 toàn quốc
sẽ có 40% đàn bò lai. Đây là số bò mà chúng ta dựa vào để tiếp tục cải tạo, nâng cao
tầm vóc, chất lượng đàn bò Việt Nam và làm nền để lai tạo thành đàn bò hướng sữa
và hướng thịt Việt Nam.
Trong hướng phát triển kinh tế hiện nay trên toàn quốc đã có nhiều gia đình tập
trung vào chăn nuôi bò, xây dựng thành trang trại chăn nuôi bò kết hợp với các cây
công nghiệp, cây ăn trái. Rất nhiều trang trại ở vùng núi phía Bắc, Khu 4 cũ, duyên
hải miền Trung, Đông Nam bộ có quy mô 100 - 500 con bò trên một trang trại. Đặc
biệt là trang trại ông Nùng Mười Hai ở xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh
Ninh Thuận nuôi đến trên 1.000 con bò.
Nhà nước có dự án và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa và bò thịt - đưa ngành
chăn nuôi bò thành một trong những ngành sản xuất chính, sản xuất hàng hóa, sản
xuất công nghiệp.
Nhà nước đã và đang có kết hoạch nhập bò giống cao sản, tinh, phối giống tốt để cải
tạo, nâng cấp nhanh chất lượng đàn bò Việt Nam.
Những năm tới chắc chắn ngành chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bò thịt nói
riêng sẽ trở thành một ngành phát triển và nuôi bò sẽ thành một nghề của người
nông dân Việt Nam (Lê Đăng Đảnh và ctv, 2004).
2.3 ĐÀN BÒ TỈNH TRÀ VINH NĂM 2006
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ đàn bò hiện có đến thời điểm 01/08/2006: 141.795
con; tăng 20,29% hay tăng 23.922 con. Nguyên nhân đàn bò của tỉnh tăng là do:
 Địa phương có Dự án phát triển nuôi bò như: Dự án thành lập trang trại, Dự
án cho vay phát triển chăn nuôi cho hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn.
 Nuôi bò có hiệu quả kinh tế ổn định, lãi trung bình từ 1 - 1,5 triệu

đồng/con/năm. Tận dụng thời gian nông nhàn tăng thu nhập cho gia đình
 Thịt bò có giá dễ tiêu thụ và tận dụng được nhiều nguồn thức ăn như: đồng
cỏ, rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp.

4


 Đàn bò tăng hầu hết ở các huyện đặc biệt một số huyện tăng với số lượng
nhiều như huyện Càng Long, Châu Thành, Cầu Ngang và Cầu Kè.
Trong năm 2006 tỉnh chú trọng đến việc lai tạo đàn bò địa phương (bò lai Sind
chiếm khoảng 50 - 52% trong tổng đàn).
Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng là 4.547,34 tấn. So cùng ký năm 2005 tăng
54,33% hay tăng 1.600,43 tấn. sản lượng sữa tươi đạt 55 tấn (Cục thống kê Trà
Vinh, 2006).
2.4 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG BÒ ĐƯỢC NUÔI TẠI TỈNH TRÀ VINH
2.4.1 Bò Vàng Việt nam
Bò Vàng còn gọi là bò ta, bò cỏ có nguồn gốc từ bò Vàng Trung Quốc được du
nhập từ miền Nam Trung Quốc vào nước ta, theo sự di chuyển của dân tộc ta từ Bắc
xuống phía Nam. Sau đó thêm sự pha máu của với các giống bò u Ấn Độ (Bos
Indicus) theo sự di dân từ tiểu lục địa Ấn Độ sang. Tuy nhiên, bò Vàng Việt Nam
vẫn còn mang đặc tính của một số giống bò ôn đới (Bos taurus) như tai nhỏ đưa
ngang, u vai nhỏ, yếm ít phát triển. Bò ta thường có lông da màu vàng nhạt đến
vàng cánh dán, tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm. Trọng lượng trưởng thành trung
bình của bò cái là 180 kg và của bò đực là 250 kg. Thân lép, bụng to mông xuôi và
lép; chân cao, chân sau thường cong vào bên trong hình chữ X hay gọi là chạm
khoeo. Với cấu trúc này nên bò ta có tỉ lệ thịt xẻ thấp, chỉ đạt 43 - 44% và có sản
lượng sữa rất thấp. Thịt ngon, nhưng do vân mỡ có rất ít nên thịt bị cứng khi nướng,
do đó thường kẹp thêm mỡ heo làm mất hương vị đặc trưng của thịt bò. Tuy nhiên,
bò Vàng Việt Nam có một số ưu điểm như chịu đựng tốt khí hậu nóng ẩm, ăn uống
kham khổ, có sức đề kháng bệnh cao, thành thục sinh dục sớm và mắn đẻ. Nhờ các

đặc tính chịu đựng tốt nên bò ta chỉ còn tồn tại ở một số vùng sâu, vùng xa; thích
hợp với hướng chăn nuôi tận dụng (Lê Đăng Đảnh và ctv, 2004).

Hình 2.1: Bò Vàng Việt Nam
(Nguồn: www.chicucthuyhcm.org.vn)

5


2.4.2 Bò lai Sind
Do tầm vóc nhỏ nên bò Vàng Việt Nam có sức cày kéo yếu. Trong thời Pháp thuộc,
để gia tăng sức cày kéo hầu phát triển nhanh các đồn điền như cao su, cà phê; người
Pháp đã nhập giống bò Red Sindhi từ Ấn Độ vào miền Đông Nam Bộ, để cải thiện
tầm vóc của đàn bò ta, từ năm 1926.
Bò Red Sindhi có tầm vóc lớn: trọng lượng trưởng thành của bò cái là 350 kg, và
của bò đực là 450 kg. lông da có màu nâu sậm, u, yếm phát triển, tai to và sụp; chân
ngắn, đầu mút chân và chóp đuôi thường có màu đen. Âm hộ phát triển hơn bò ta,
có nhiều nếp gấp và thường có màu đen. Do bò Red Sindhi sống ở vùng cận sa mạc,
nóng và khô cằn nên thích nghi rất tốt với điều kiện khí hậu ở miền Đông Nam Bộ.
Từ đó đàn bò lai Sind được tạo ra từ sự tạp giao giữa bò Red Sindhi và bò Vàng
Việt Nam có tầm vóc, sức cày kéo và sản lượng thịt, sữa đã cải thiện rõ rệt, thích
nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm. Với tính năng động của nông dân ở miền
Đông Nam bộ nên đàn bò lai Sind đã được lan rộng khá nhanh và sau đó lan dần ra
đến miền Trung và một số vùng khác.
Đàn bò lai Sind ở miền Đông Nam bộ có tầm vóc khá lớn, gần tương đương với bò
Red Sindhi. Qua một số khảo sát của Khoa Chăn nuôi Thú y - trường Đại học Nông
Lâm, thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy tỉ lệ thịt xẻ của bò lai Sind đã được nâng
lên đến 54 - 55% (Lê Đăng Đảnh và ctv, 2004).

Hình 2.2: Bò lai sind

(Nguồn: www.chicucthuyhcm.org.vn)

2.4.3 Bò Red Sindhi
Bò Sind có nguồn gốc từ tỉnh Karachi và Hyderabad của Pakistan. Bò Sind thuộc
nhóm có kích cỡ nhỏ. Kết cấu cơ thể vững chắc, mông tròn, cơ bắp nổi rõ. Màu
lông nổi bật là màu đỏ cánh gián, có lẫn những mảng tối ở hai bên cổ, u vai và dọc
lưng. Đôi khi có những đốm trắng nhỏ ở yếm và ở trán. Có u yếm phát triển. Con
đực có bao quy đầu dài và thõng xuống, con cái âm hộ có nhiều nếp nhăn.

6


Khối lượng bò đực 370 - 450 kg, bò cái 300 - 350 kg. Sản lượng sữa biến động từ
1.250 đến 1.800 kg trong một chu kỳ vắt sữa 240 - 270 ngày. Có một số con đạt trên
5.000 kg/chu kì. Tỷ lệ mỡ sữa 4 - 5%. Khối lượng bê sơ sinh 18 - 21 kg. Tỷ lệ thịt
xẻ 48 - 50%. Bò cái có khoảng cách lứa đẻ 13 - 18 tháng. Tại ấn Độ và Pakistan,
giống Sind được nuôi với mục đích kiêm dụng, lấy sữa và sức kéo.
Giống bò Sind được nhập vào nước ta năm 1923 nuôi ở Ba Vì. Năm 1987 nhập
thêm 250 con từ Pakistan. Bò Sind không chỉ có được những đặc điểm quý của bò
Vàng mà chúng còn có màu sắc và vóc dáng đẹp, khối lượng lớn, sản lượng sữa cao
và sức kéo hơn hẳn bò Vàng. Nhờ những điểm nổi trội này nên giống bò Sind và
con lai của chúng với bò Vàng đã nhanh chóng phát tán ra mọi vùng của đất nước.
Nhà nước đã có hẳn một chương trình Sind hóa đàn bò từ nhiều năm qua, chứng tỏ
giá trị của bò Sind trong tiến trình cải tạo đàn bò địa phương của ta theo hướng thịt,
sữa (Đinh Văn Cải, 2007).

Hình 2.3: Bò Red Sindhi

(Nguồn: www.chicucthuyhcm.org.vn)


2.4.4 Bò Brahman
Theo Nguyễn Văn Thu (2008), bò Brahman là giống bò u có nguồn gốc từ Ấn Độ,
sau đó được nhập sang Mỹ và chúng được cải thiện từ đây. Giống bò này phổ biến
gần như khắp nơi trên thế giới đặc biệt là các nước châu Mỹ Latinh.
Giống bò này có hai loại: lông màu trắng và lông màu đỏ. Khi trưởng thành con đực
500 kg, con cái 370 kg, sản lượng sữa thấp 800 kg/chu kỳ 200 ngày (Lê Hồng Mận
và Lê Văn Thông, 2001).

7


Hình 2.4: Bò Brahman lông màu trắng hoặc đỏ
(Nguồn: www.chicucthuyhcm.org.vn)

2.5 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN DÙNG CHO BÒ
2.5.1 Dây đậu phộng
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv (2005) có nhiều giả thiết cho rằng cây đậu phộng có
nguồn gốc ở Nam Mỹ, Châu Âu. Nhưng các nhà khoa học chưa hoàn toàn nhất trí
về giả thuyết này. Theo Du-Ba (nhà thực vật học người Pháp) cho rằng, có nhiều
kiểu khác có nguồn gốc ở nước Pêru và đã cho các giống đậu trồng ở Mehico, ở Địa
trung Hải và ở Á Châu (Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Dương, Ấn Độ và
Philippines). Đa số cho rằng cây đậu phộng có nguồn gốc từ Braxin, từ đó sản sinh
ra các chủng ở Châu Phi.
Cây đậu phộng khi thu hoạch củ vẫn còn xanh và giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt
chúng có hàm lượng protein thô khá cao (15 - 16%). Một sào đậu phộng có thể có
thể thu được 300-400 kg thân cây đậu phộng. Đây là nguồn thức ăn lớn có giá trị
cho vật nuôi. Thân đậu phộng có thể bảo quản và dự trữ cho gia súc bằng phương
pháp phơi khô, trộn với rơm khô và chất thành cây (cây rơm, lá đậu phộng) cho gia
súc ăn vào lúc thiếu thức ăn xanh có giá trị (Vũ Duy Giảng và ctv, 2008).
Hiện nay diện tích trồng đậu phộng trong nước phát triển trên 300.000 ha và sản

lượng đạt trên 400.000 tấn/năm. Với mức độ tăng trưởng nhanh như vậy, sản xuất
đậu phộng không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng (khoảng 25 - 35 ngàn tấn/năm). Vùng trồng đậu phộng xuất khẩu
chính ở nước ta là vùng Đông Nam Bộ - Tây Nguyên và vùng Khu 4 cũ có diện tích
trồng chiếm khoảng 45 - 55%. Ở đồng bằng sông Cửu Long đậu phộng được trồng
nhiều nhất là ở Đức Hòa, Đức Huệ thuộc tỉnh Long An (Trần Thị Kim Ba và ctv,
2005).
Tùy theo loại, đậu phộng có thân đứng hoặc thân bò. Chiều cao thân chính thay đổi
tùy theo giống và kỹ thuật canh tác. Đối với vùng khí hậu khô khan, thân cao
khoảng 30 - 40 cm. Lá mọc xen kẽ, Lá thuộc loại lá kép hình lông chim mang hai

8


đôi lá chét dài từ 18 - 40 mm, rộng từ 15 - 25 mm. Về hình dạng, lá thường có hình
bầu dậu dài hoặc hình trứng lộn ngược. Màu sắc của lá thay đổi tùy theo giống và
tùy thuộc vào giống canh tác (Trần Thị Kim Ba và ctv, 2005).
Theo Nguyễn Văn Thưởng (1999), đậu phộng là cây bộ đậu phổ biến vùng nhiệt
đới, còn có tên là Lạc, có nhiều dầu mỡ: 38 - 40% trong lạc cả vỏ, 48 - 50% trong
lạc nhân. Trong chăn nuôi thường sử dụng khô dầu lạc, là nguồn thức ăn thực vật
quan trọng. Tỷ lệ protein trong khô lạc nhân là 45 - 50,3%, trong khô lạc ép cả vỏ là
30 - 32%. Tỷ lệ xơ tương ứng là 5,7 và 27,2% trong chất khô. Nhược điểm chính
của khô dầu lạc là nghèo lysin. Tuy nhiên đối với bò sữa, bò thịt dùng khô dầu lạc
bổ sung vào thức ăn tinh có thể đảm bảo được dinh dưỡng protein cần thiết cho tăng
năng suất thịt và sữa.
Bảng 2.1: Thành phần (%) hóa học của bánh dầu đậu phộng

Thành phần
Bánh dầu đậu phộng


VCK, %

CP

EE

CF

Ash

86,8 - 89,7

41,3 - 50,4

5,0 - 8,1

2,5 - 10,1

3,8 - 5,9

(Trần Thị Kim Ba và ctv, 2005)

2.5.2 Cỏ Voi
Cỏ đa niên có hình dạng giống cây mía lau, gốc ở miền Nam Châu Phi mộc dại nơi
đất ẩm, ngày nay phát triển khắp nơi ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. cây trưởng
thành cao 3 - 4 m, mộc thành từng bụi to, trổ phát hoa dạng đuôi chồn với các ghé
hoa mộc thẳng gốc với trục. ở Đồng bằng sông Cửu Long cỏ trổ hoa vào khoảng
tháng 7 và phát tán khá, có thể trở thành cây mộc hoang ở nhiều nơi.
Cỏ Voi nhu nhập vào nước ta khá lâu và hiện đã trở thành cây chủ lực được trồng ở
Nam chí Bắc, do dễ trồng, năng suất cao, chất lượng khá, chịu hạn tốt tuy không

bằng cỏ Sả, có thể ngập tạm thời. Đây là một loại cỏ đáp ứng với thâm canh cao độ,
nếu được tưới đủ nước trong mùa khô cùng với việc sử dụng phân bón hợp lý, năng
suất có thể đạt 300 - 500 tấn chất xanh/ha/năm. Trung bình có thể đạt 100 - 200
tấn/ha/năm. Cỏ Voi chịu dẫm đạp kém nên chỉ trồng làm đồng cỏ cắt cho ăn tươi
hoặc ủ chua. Nghiêm cứu của Khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Cần Thơ cho
thấy có thể thành lập các ruộng cỏ hỗn hợp cao sản với hai loại chủ lực là cỏ Voi và
đậu kudzu nhiệt đới. Nhiều trại heo ở Đồng bằng sông Cửu Long và vùng quanh
thành phố Hồ Chí Minh đã trồng cỏ Voi làm nguồn cung cấp thức ăn xanh cho cơ
sở.

9


Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng (%) của cỏ Voi

Loại cỏ voi

VCK, %

CP

EE

CF

Ca

P

Cỏ voi 30 ngày,

mùa mưa

82,51

19,24

3,9

29,7

0,65

0,18

Cỏ voi tái sinh

90,97

16,57

3,66

28,25

0,69

0,26

(Lưu Hữu Mãnh và ctv, 1999)


Gần đây, Viện khoa học kỹ thuật miền Nam có phổ biến loại cỏ Voi Lai giống mới
mà năng suất và chất lượng cao hơn các giống hiện trồng (Trần Phú Lộc và ctv,
1991).

Hình 2.5: Cỏ Voi
(Nguồn: www.baohoabinh.com.vn)

2.5.3 Cỏ Ruzi
Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2007), cỏ Ruzi có tên khoa học là Brachiria
ruziziensis, nguồn gốc ở Châu Phi nhưng hiện nay được trồng ở hầu khắp các nước
nhiệt đới và đang lan dần đến một số nước Á nhiệt đới. Giống cỏ này được nhập
vào nước ta lần đầu tiên từ Cu Ba, năm 1968. Sau đó, chúng ta nhập tiếp từ
Australia (năm 1980) và Thái Lan (năm 1986).
Ruzi thuộc họ hòa thảo, là giống cỏ lâu năm, thân bò có thể cao tới 1 m. Thân và lá
có lông mịn. Rễ chùm, phát triển mạnh và bám chắc vào đất. Cỏ có khả năng chịu
dẫm đạp cao nên có thể trồng để làm bãi chăn thả gia súc. Cũng giống như cỏ
Ghinê, có Ruzi có khả năng chịu hạn tốt nhưng phát triển mạnh nhất vào mùa mưa.
Có thể trồng loại cỏ này ở đồng bằng hoặc ở trung du, miền núi ở độ dốc không quá
lớn, pH của đất thích hợp là 5,3 - 6,6.
Tùy theo điều kiện đất đai và khả năng chăm sóc, có thể thu hoạch cỏ Ruzi 5 - 7 lứa
mỗi năm và năng suất chất xanh được từ 60 đến 90 tấn/ha. Chu kỳ kinh tế dài
khoảng 6 năm.

10


Hình 2.6: Cỏ Ruzi
(Nguồn: www.bannhanong.vietnetnam.net)

Thu hoạch lứa đầu sau khi trồng được 60 ngày bằng cách cắt trên mặt đất để lại gốc

10 cm. Các lứa thu hoạch tiếp theo tiến hành khi thảm cỏ cao khoảng 45 - 60 cm.
Nếu trồng làm bãi chăn thả thì hai lứa đầu vẫn thu cắt bình thường, đến lứa thứ 3
mới đưa gia súc vào chăn thả. Hợp lý nhất cho chăn thả là khi thảm cỏ có độ cao 35
- 40 cm. Thời gian chăn thả mỗi đợt trên cùng một thảm cỏ không quá 4 ngày và
thời gian nghỉ giữa hai đợt chăn thả khoảng 25 - 35 ngày.
Cỏ Ruzi mềm và dòn hơn cỏ Ghinê nên gia súc có khả năng lợi dụng rất tốt. Là loại
cây thức ăn cho bò sữa, bò thịt, trâu, dê… Ngoài việc sử dụng cho ăn tươi có thể
phơi khô và làm thức ăn dự trữ trong vụ Đông Xuân, bởi vì khi phơi khô, cỏ khô
đều, nhanh cả là và cuống (Phùng Quốc Quảng, 2002).
2.5.4 Cỏ tự nhiên
Cỏ tự nhiên là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo, chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật… Cỏ
tự nhiên mộc trên các gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, công viên… Cỏ tự
nhiên có thể được sử dụng cho gia súc nhai lại ngay trên đồng bãi dưới hình thức
chăn thả hoặc cũng có thể thu cắt về và cho gia súc nhai lại ăn tại chuồng. Thành
phần dinh dưỡng và chất lượng cỏ tự nhiên biến động rất lớn và tùy thuộc vào mùa
vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai đoạn phát triển của cỏ (cỏ non hay già) và thành
phần các loại cỏ trong thảm cỏ. Khi sử dụng cỏ tự nhiên cần lưu ý tránh cho gia súc
nhai lại bị rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc bằng cách sau khi thu cắt về, phải rửa sạch
cỏ để loại bỏ bụi, các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu… Loại cỏ còn non hoặc cỏ thu
cắt ngay sau khi mưa, cần phải phơi tái để phòng gia súc nhai lại bị chướng bụng
đầy hơi (Phùng Quốc Quảng, 2002).
2.5.5 Bắp
Ở Việt Nam, bắp được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông và cao nguyên như Đồng
Nai (36.000 ha), Bình Thuận, Lâm Đồng và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
như An Giang, Long An, Đồng Tháp. Năng suất hạt bình quân 4 - 5 tấn/ha. Một số
11


diện tích nhỏ trồng các giống bắp lai có bón phân đầy đủ cho năng suất cao hơn (6 8 tấn/ha/vụ).
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng (%) của hạt Bắp


Nguyên liệu
Hạt Bắp

VCK

CP

EE

CF

Tro

TDN

85

8,5

4

3,5

1,9

79 - 81

(Lưu Hữu Mãnh, 2000)


Mặc dù đạm thấp nhưng bắp là thức ăn cung năng lượng chủ lực trong chăn nuôi
công nghiệp do có chứa lượng đường dễ tiêu và một số acid béo không no. Với gà,
bắp còn là nguồn cung cấp sắc tố caroten để tạo màu vàng da, lòng đỏ trứng. Nhược
điểm chính khi dùng bắp là nguy cơ nhiễm aflatoxin từ nấm mốc Aspergillus flavus,
Aspergillus parasiticus, nhất là với bắp tại các vùng được thu hoạch trong mùa mưa
không đủ điều kiện sấy khô đúng mức.

a

b

Hình 2.7: Rẫy bắp (a) và cây bắp (b)
(Nguồn: www.dost-dongnai.gov.vn)

Với các thú dạ dày đơn, tinh bột trong bắp có độ tiêu hóa cao. Hạt bắp có thể được
chế biến bằng các biện pháp hấp, sấy khô, nghiền, ép đùn (extrude), rang và ép
miếng.
Một nguyên nhân giúp bắp có giá trị năng lượng cao là do có hàm lượng chất béo
khoảng 4% trong khi hầu hết các loại hạt cốc khác có hàm lượng béo thấp. Dầu bắp
có chứa nhiều các acid béo chưa no thiết yếu. Các acid này quan trọng trong trao
đổi chất của động vật và được tiết ra trong các nang lông nên giúp thú nhất là heo
có lớp da bóng, lông mướt so với khi nuôi bằng những khẩu phần hạt khác như lúa
mì hoặc khoai mì.
Vì là thực liệu cung năng lượng nên hàm lượng protein của bắp thấp, chỉ khoảng 8 9,5% và hơn nữa chất lượng protein cũng kém. Protein chủ yếu của bắp là zein, là
một loại prolamine vốn có lysin rất thấp va hầu như không có trytophan. Tuy nhiên
đây chi là một khía cạnh để lưu ý chứ không phải là tiêu chuẩn chọn lựa bắp so với

12



×