Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI bõ THỊT ở NÔNG hộ tại HUYỆN TRÀ cú và CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 49 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VĂN NHẬT

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÕ THỊT Ở
NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRÀ CÖ VÀ
CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Chăn Nuôi – Thú Y

Cần Thơ, 05/2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Chăn Nuôi – Thú Y

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÕ THỊT Ở
NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRÀ CÚ VÀ
CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


MSSV

T.S. Nguyễn Trọng Ngữ

Nguyễn Văn Nhật

3077092

T.S. Nguyễn Thị Hồng Nhân

Lớp: Chăn Nuôi – Thú Y
Khóa: 33

Cần Thơ, 05/2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Chăn nuôi – Thú y

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÕ THỊT Ở
NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRÀ CÖ VÀ
CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011


GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

DUYỆT CỦA BỘ MÔN

………………………………

…………………………………

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011
DUYỆT CỦA KHOA

…………………………………


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công
trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả

Nguyễn Văn Nhật

i


LỜI CẢM TẠ
Trải qua 4 năm học tập trên giảng đƣờng Đại học Cần Thơ, với sự tận tâm dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quý báu cùng với sự nỗ lực
của bản thân và hôm nay tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân

thành gửi lời cảm ơn đến:
Ba mẹ kính yêu – ngƣời đã sinh ra, nuôi dƣỡng, dạy dỗ, luôn động viên và cổ vũ tôi
trong suốt 4 năm học để tôi có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay.
Thầy Nguyễn Trọng Ngữ, cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ
dạy, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân – Cố vấn học tập lớp Chăn nuôi – Thú Y khóa 33 đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, cùng quý Thầy, Cô của
bộ môn Chăn Nuôi, bộ môn Thú Y.
Xin cảm ơn ngƣời anh quá cố Dƣơng Vũ, chị Vũ Thị Kim Anh đã tận tình chỉ dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi ở phòng thí nghiệm.
Cảm ơn bạn Hà Anh Tuấn lớp Chăn nuôi khóa 33 đã cùng tôi hoàn thành đề tài luận
văn này; cùng với các bạn lớp Chăn nuôi khóa 33 đã giúp đỡ tôi trong những năm
học qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011
Tác giả

Nguyễn Văn Nhật

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. viii
TÓM LƢỢC..................................................................................................................... ix
Chƣơng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 2
2.1

Tình hình chăn nuôi bò vỗ béo ở tỉnh Trà Vinh......................................................... 2

2.2

Đặc điểm một số giống bò đƣợc nuôi ở tỉnh Trà Vinh............................................... 3

2.2.1 Bò vàng Việt Nam (bò ta, bò cỏ) ............................................................................ 3
2.2.2 Bò lai Sind: (Bò Vàng × Bò RedSindhi) ................................................................. 4
2.2.3 Bò Brahman ........................................................................................................... 5
2.3

Đặc điểm tiêu hóa thức ăn ở bò ................................................................................ 6

2.4

Đặc điểm của một số loại thức ăn dùng nuôi bò ........................................................ 7

2.4.1 Cỏ Voi.................................................................................................................... 7
2.4.2 Cỏ Ruzi .................................................................................................................. 8
2.4.3 Rơm rạ ................................................................................................................... 9
2.4.4 Thân cây bắp ........................................................................................................ 10
2.4.5 Ngọn mía, bã mía ................................................................................................. 10
2.4.6 Cỏ tự nhiên ........................................................................................................... 11
2.4.7 Thức ăn hỗn hợp................................................................................................... 12

2.5

Nuôi vỗ béo ............................................................................................................ 12

2.5.1 Mục đích .............................................................................................................. 12
2.5.2 Các khẩu phần nuôi vỗ béo ................................................................................... 13
2.5.3 Các phƣơng pháp nuôi vỗ béo .............................................................................. 15
Chƣơng 3. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................. 17
3.1

Phƣơng tiện điều tra ............................................................................................... 17
iii


3.1.1 Mục đích điều tra.................................................................................................. 17
3.1.2 Đối tƣợng điều tra ................................................................................................ 17
3.1.3 Phiếu điều tra ....................................................................................................... 17
3.1.4 Địa điểm tiến hành điều tra ................................................................................... 17
3.2

Phƣơng pháp tiến hành ........................................................................................... 18

3.2.1 Chọn hộ điều tra ................................................................................................... 18
3.2.2 Phƣơng pháp điều tra............................................................................................ 18
3.2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................................... 18
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 19
4.1

Điều tra .................................................................................................................. 19


4.1.1 Thông tin chung ................................................................................................... 19
4.1.2 Thông tin về nuôi vỗ béo ...................................................................................... 21
4.1.3 Thú y.................................................................................................................... 23
4.1.4 Xử lý chất thải ...................................................................................................... 23
4.2

Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................... 24

Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 26
5.1

Kết luận ................................................................................................................. 26

5.2

Đề nghị .................................................................................................................. 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 27
PHỤ LỤC
PHỤ CHƢƠNG

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DM

(Dry Matter)

:


Vật chất khô

CP

(Crude Protein)

:

Protein thô

CF

(Crude Fibre)

:

Xơ thô

EE

(Ether Extract)

:

Chiết chất ether

ME

(Metabolizable Energy)


:

Năng lƣợng trao đổi

ADF (Acid Detergent Fibre)

:

Xơ tan trong chất tẩy acid

NDF (Neutral Detergent Fibre)

:

Xơ tan trong chất tẩy trung tính

NFE

:

Chiết chất không đạm

WSC (Water Soluble Carbohydrate)

:

Carbonhydrate tan trong nƣớc

Ash


:

Khoáng tổng số

(Nitrogen Free Extractives)

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Giá trị dinh dƣỡng và thành phần hóa học của cỏ Voi ......................................... 8
Bảng 2.2: Giá trị dinh dƣỡng của cỏ Ruzi .......................................................................... 9
Bảng 2.3: Thành phần dinh dƣỡng và vật chất khô của lúa và cỏ, lúa và cỏ khô và rơm ... 10
Bảng 2.4: Thành phần dinh dƣỡng của 2 loại thức ăn hỗn hợp Con Cò C15 và C16 ......... 12
Bảng 2.5: Khẩu phần thức ăn nuôi vỗ béo ở những giai đoạn khác nhau .......................... 14
Bảng 2.6: Khẩu phần vỗ béo bê đực với mức tăng trọng khác nhau ................................. 15
Bảng 4.1: Thông tin chung về tình hình nuôi bò ở huyện Trà Cú và Châu Thành. ............ 19
Bảng 4.2: Hình thức cung cấp giống và phƣơng thức nuôi bò thịt ở nông hộ 1 .................. 20
Bảng 4.3: Kết cấu chuồng trại và khấu hao chuồng trại .................................................... 21
Bảng 4.4: Mật độ nuôi, thời gian vỗ béo và tăng trọng khi vỗ béo.................................... 22
Bảng 4.5: Chi phí và lợi nhuận từ những hộ nuôi bò thịt không có vỗ béo ....................... 24
Bảng 4.6: Chi phí và lợi nhuận từ những hộ nuôi bò thịt có vỗ béo .................................. 25

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bò vàng Việt Nam ............................................................................................. 3
Hình 2.2: Bò lai Sind ......................................................................................................... 4

Hình 2.3: Bò Brahman ....................................................................................................... 5
Hình 2.4: Cỏ voi ................................................................................................................ 7
Hình 2.5: Cỏ Ruzi ............................................................................................................. 9
Hình 2.6: Rơm rạ ............................................................................................................... 9
Hình 2.7: Cây bắp ........................................................................................................... 10
Hình 2.8: Ngọn mía ......................................................................................................... 11
Hình 2.9: (A) Thức ăn hỗn hợp Con Cò C15; (B) Thức ăn hỗn hợp Con Cò C16 ............. 12
Hình 3.1: Vị trí điều tra: huyệnTrà Cú , huyện Châu Thành ............................................ 17

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Kinh nghiệm nuôi bò của ngƣời dân ............................................................ 19
Biểu đồ 4.2: Giống bò đƣợc nuôi ở địa phƣơng ............................................................... 19
Biểu đồ 4.3: Các loại cỏ đƣợc nông hộ sử dụng làm thức ăn vỗ béo ................................. 21

viii


TÓM LƢỢC
Với mục tiêu đánh giá tình hình chăn nuôi bò thịt ở nông hộ thông qua cơ cấu về con
giống, kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt, cách nuôi dưỡng (theo phương thức truyền thống
hay phương thức nuôi có vỗ béo), công tác thú y, biện pháp xử lý chất thải và hiệu quả
kinh tế từ chăn nuôi bò mang lại, đề tài: “Điều tra tình hình chăn nuôi bò thịt ở nông hộ
tại huyện Trà Cú và Châu Thành, tỉnh Trà Vinh” được tiến hành ở 50 hộ thuộc 2 huyện
Trà Cú (35 hộ) và Châu Thành (15 hộ), tỉnh Trà Vinh.
Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ nuôi bò và đã thu được các
kết quả như sau:
Các nông hộ phần lớn đều chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ và tận dụng nguồn thức

ăn sẵn có trong tự nhiên. Bên cạnh đó, cũng có những hộ chăn nuôi theo phương thức vỗ
béo (xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú), có trồng cỏ nên chủ động được nguồn thức ăn để nuôi
bò và thu lại lợi nhuận khá cao.
Con giống chủ yếu được nuôi ở địa phương là bò ta hay bò cỏ (4%) và bò lai Sind
(96%). Nông hộ phần lớn không mua giống từ trại hoặc trung tâm giống mà tự cung cấp
giống (50%), còn lại mua giống từ những nông hộ khác về nuôi. Về mặt công tác giống thì
100% nông hộ không có hồ sơ công tác giống.
Nuôi dưỡng: trong 50 hộ điều tra có 25 hộ nuôi bò thịt có áp dụng vỗ béo và có trồng
cỏ (cỏ voi, ruzi, ngọt, mồm,…) để nuôi bò, những nông hộ còn lại đều nuôi theo phương
thức truyền thống, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của tự nhiên.
Thú y: các hộ chăn nuôi đều tiêm phòng các bệnh lỡ mồm long móng, tụ huyết trùng và
dịch tả định kỳ 6 tháng/lần. Những bệnh xuất hiện thường xuyên là tiêu chảy và cảm nắng,
tất cả đều được người nuôi mời cán bộ thú y đến điều trị.
Về vệ sinh chuồng trại và xử lý chất thải: toàn bộ nông hộ không có hố xử lý biogas.
Có 43/50 hộ đều có hố chứa phân với khoảng cách giữa hố phân – chuồng nuôi trung bình
là 6,58 m và phân được người dân tận dụng để bón cho đồng cỏ hoặc vườn cây hoặc bán
cho những hộ khác sử dụng.

ix


Chƣơng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên đà phát triển hiện nay, thị trƣờng các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam còn
rất nhiều tiềm năng, nhu cầu thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
trong nƣớc tăng mạnh, bình quân thời kỳ 2007 – 2020 tăng khoảng 8%/năm; bên
cạnh đó là nhu cầu về thực phẩm của các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc tăng cao
sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trƣờng chăn nuôi Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, 2008).
Mặt khác, trong tƣơng lai không xa để cân bằng cán cân thƣơng mại khi Việt Nam
phải nhập siêu nhiều sản phẩm công nghiệp thì thị trƣờng xuất khẩu nông sản, trong

đó có sản phẩm chăn nuôi sẽ có nhiều cơ hội nếu chúng ta đáp ứng đƣợc các yêu
cầu về hàng rào kỹ thuật… (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008).
Hòa với tình hình phát triển chung của đất nƣớc, trong 10 trở lại đây đàn bò tỉnh Trà
Vinh đã có sự biến đổi rất nhanh về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng; con giống cũng
đƣợc cải thiện đáng kể. Đặc biệt, vài năm gần đây nhờ vào các chƣơng trình hỗ trợ,
hội thảo, dự án của các trƣờng Đại học về nuôi bò đƣợc thực hiện ở tỉnh đã góp
phần nâng cao trình độ nuôi bò của ngƣời dân địa phƣơng. Trong đó có dự án nuôi
bò vỗ béo đã giúp cho ngƣời dân biết đƣợc cách nuôi bò đạt đƣợc hiệu quả cao nhất
góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Nuôi bò vỗ béo đã đƣợc áp
dụng và đã thành công tại xã Mỹ Long Bắc và xã Ngãi Xuyên làm đời sống ngƣời
dân đƣợc nâng cao. Bên cạnh những hộ chăn nuôi bò vỗ béo thì cũng còn những hộ
chăn nuôi bò theo phƣơng thức chăn thả (bán chăn thả) truyền thống. Với cách nuôi
nhƣ vậy sẽ không thu đƣợc giá trị về thân thịt cũng nhƣ chất lƣợng thân thịt không
cao và sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế (Lâm Thái Hùng, 2008).
Do đó, đề tài “Điều tra tình hình chăn nuôi bò thịt ở nông hộ tại huyện Trà Cú
và Châu Thành, tỉnh Trà Vinh” đƣợc tiến hành để đánh giá đƣợc tình hình chung
về chăn nuôi bò thịt ở nông hộ thông qua cơ cấu về con giống, kinh nghiệm nuôi bò,
cách nuôi dƣỡng (nuôi theo phƣơng thức truyền thống hay nuôi có vỗ béo), công tác
thú y, biện pháp xử lý chất thải và hiệu quả kinh tế mang lại từ chăn nuôi bò thịt.

1


Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình chăn nuôi bò vỗ béo ở tỉnh Trà Vinh
Là một tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, Trà Vinh có nhiều lợi thế trong
phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò. Trà Vinh xem đây là một giải pháp giúp
cho nông dân xóa đói giảm nghèo - giải quyết việc làm và thực hiện chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông thôn một cách có hiệu quả.
Quả thật, trong những năm qua tỉnh đã thực hiện triển khai nhiều dự án chăn nuôi

bò cho hộ nghèo nhƣ dự án chăn nuôi bò sinh sản, dự án chăn nuôi bò theo hƣớng
thịt và dự án chăn nuôi bò sữa,… với tổng số vốn đầu tƣ hơn 81,9 tỉ đồng. Đó là
chƣa tính đến các dự án chăn nuôi bò do các ban ngành đoàn thể triển khai thực
hiện trên địa bàn. Ngoài ra, tỉnh còn quyết định ban hành chính sách ƣu đãi đầu tƣ
đối với kinh tế trang trại trong các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây hàng
năm, lâu năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đến nay đã có 2.621 trang trại đƣợc hình
thành, trong đó có 777 trang trại chăn nuôi bò sinh sản. Mô hình chăn nuôi bò sinh
sản đã góp phần tăng nhanh, tổng đàn về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, hầu hết đàn
bò các trang trại đều phối giống hoặc gieo tinh bò Sind. Đây cũng là bƣớc ngoặc để
phát triển đàn bò lai Sind, nhằm làm tiền đề tạo nên đàn bò theo hƣớng chuyên thịt
cho những năm sắp tới.
Ngoài việc cải thiện chất lƣợng giống bò, phần lớn các trang trại đều thực hiện mô
hình chăn nuôi bò theo hƣớng công nghiệp nhƣ trồng cỏ, nuôi nhốt, chủ động tiêm
phòng các loại dịch bệnh và xử lý chất thải,.... Do đó, đàn bò của tỉnh không ngừng
phát triển tăng lên 117.873 con, tăng hơn 19.753 con so với cùng kỳ, tốc độ tăng
bình quân 17%/năm, trong đó có hơn 45% là bò lai Sind. Từ sự tăng vọt đàn bò
trong tỉnh cũng đã kéo theo bƣớc phát triển của kinh tế địa phƣơng, nhất là kinh tế
hộ gia đình. Nhiều hộ dân còn coi con bò là vật nuôi chủ lực của gia đình, giải quyết
đƣợc việc làm trong những lúc nông nhàn. Không những thế nhiều hộ nông dân còn
chăn nuôi bò theo hƣớng Sind hoá, nâng cao chất lƣợng và tầm vóc đàn bò, tăng
thêm thu nhập cho kinh tế gia đình.
Từ những thực tế trên cho thấy con bò đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa
phƣơng. Nên Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngƣ tỉnh đã triển khai thực hiện dự
án nuôi bò vỗ béo từ chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, với 190 con bò
cho 190 hộ dân ở 6 huyện, các hộ nhận bò vỗ béo đƣợc hỗ trợ 50% giá trị con
giống, hỗ trợ 100% thuốc nội, ngoại ký sinh và 50% thức ăn hỗn hợp vỗ béo trong 3
tháng, tƣơng đƣơng 125 kg thức ăn. Để dự án đạt hiệu quả cao Trung tâm đã tổ
chức tập huấn cho các hộ dân về cách chọn bò nhƣ bò không bị đau ốm, khối lƣợng
trên 180 kg. Chuồng trại chăn nuôi phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát và công thức
vỗ béo bò thông thƣờng là bột mì (60%), bắp (15%), cám gạo (10%), cám hỗn hợp

2


(11%), còn lại là urea, bột xƣơng, muối. Tuy nhiên tùy tình hình thực tế tại gia đình
mà các hộ dân có thể áp dụng cho phù hợp.
Thực tế nhiều năm nay, nuôi bò vỗ béo là mô hình có hiệu quả. Đó cũng là góp
phần thực hiện thắng lợi đề án phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo
hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Bên cạnh nhiều hộ tiếp tục nuôi bò vỗ béo
thì có một số hộ dân sau khi Nhà nƣớc "rút" hỗ trợ là cũng thôi luôn việc thực hiện
nhƣ mô hình, hoặc làm không đúng nhƣ trong công thức đã đƣợc hƣớng dẫn. Một
số hộ dân thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo bày tỏ rằng do kinh tế còn khó khăn,
thu nhập theo mùa vụ, nên đầu tƣ thức ăn cho bò còn nhiều hạn chế. Điều dễ nhận
thấy là nghề nuôi bò thịt ở tỉnh chủ yếu là với quy mô nhỏ nhằm để tận dụng phụ
phẩm từ trồng trọt nên ngƣời dân vẫn chƣa mạnh dạn chăn nuôi theo hƣớng hàng
hoá. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến giá cả thị trƣờng thịt bò biến động, ảnh hƣởng đến
thu nhập của nông dân và vì thế nông dân ngại đầu tƣ lớn. Để hạn chế sự ép giá của
tƣ thƣơng nên có một chợ mua bán bò để ngƣời dân tiện trao đổi, tạo sự lƣu thông
trong thị trƣờng, phát triển mạnh nghề chăn nuôi bò thịt ở địa phƣơng
(www.travinh.gov.vn).
2.2 Đặc điểm một số giống bò đƣợc nuôi ở tỉnh Trà Vinh
2.2.1 Bò vàng Việt Nam (bò ta, bò cỏ)
Nguồn gốc
Có nguồn gốc từ bò vàng Trung Quốc đƣợc du nhập từ miền Nam Trung Quốc vào
nƣớc ta, theo sự di chuyển của dân tộc ta từ Bắc xuống Nam. Sau đó có thêm sự pha
máu với giống bò u Ấn Độ (Bos Indicus) theo sự di dân từ tiểu lục đại Ấn Độ (Lê
Đăng Đảnh, 2004).

Hình thái

Hình 2.1: Bò vàng Việt Nam

www.sonongnghiephatinh.gov.vn

Bò vàng Việt Nam cũng mang một số đặc tính của bò ôn đới (Bos taurus) nhƣ tai
nhỏ đƣa ngang, u vai nhỏ, yếm ít phát triển. Bò ta thƣờng có lông da màu vàng nhạt
3


đến vàng cánh dán, tầm vóc nhỏ, sinh trƣởng chậm. Thân lép, bụng to, mông xuôi
và lép; chân cao, chân sau thƣờng cong vào bên trong hình chữ X hay gọi là chạm
khoeo. Khối lƣợng trƣởng thành trung bình của bò cái là 180 kg và của bò đực là
250 kg (Lê Đăng Đảnh, 2004).
Năng suất
Bò ta bắt đầu phối giống lúc 15 – 18 tháng tuổi (Sở Nông nghiệp Hà Tỉnh, 2011),
có tỉ lệ thịt xẻ thấp, chỉ đạt 43 – 44% và có sản lƣợng sữa rất thấp. Thịt ngon,
nhƣng do ván mỡ có rất ít nên thịt bị cứng khi nƣớng, do đó thƣờng phải kẹp thêm
mỡ làm mất hƣơng vị đặt trƣng của thịt bò. Tuy nhiên, bò vàng Việt Nam có đƣợc
một số ƣu điểm nhƣ chịu đựng tốt khí hậu nóng ẩm, ăn uống kham khổ, có sức để
kháng bệnh cao, thành thục sinh dục sớm và mắn đẻ. Nhờ các đặc tính chịu đựng tốt
nên bò ta chỉ còn tồn tại ở một số vùng sâu, vùng xa; thích hợp với hƣớng chăn nuôi
tận dụng (Lê Đăng Đảnh, 2004).
2.2.2 Bò lai Sind: (Bò Vàng × Bò RedSindhi)
Nguồn gốc
Bò lai Sind là con lai cấp tiến giữa bò đực giống RedSindhi và bò cái Vàng Việt
Nam (Sở Nông nghiệp Hà Tỉnh, 2011). Trong thời Pháp thuộc, để gia tăng nhanh
sức cày kéo để phát triển nhanh các đồn điền nhƣ cao su, trà, cà phê; ngƣời Pháp đã
nhập giống bò Red Sindhi từ Ấn Độ vào miền Đông Nam Bộ, để cải thiện tầm vóc
của đàn bò ta từ năm 1926 (Lê Đăng Đảnh, 2004).

Hình 2.2: Bò lai Sind
www.sonongnghiephatinh.gov.vn


Hình thái
Bò có màu nâu đỏ, đỏ vàng hoặc màu đỏ. Tai to rủ xuống, u to, yếm rộng và nhiều
nếp nhăn, âm hộ có nhiều nếp nhăn. Da có thể rung cục bộ để đuổi ruồi, muỗi (Sở

4


Nông nghiệp Hà Tỉnh, 2011). Nếu máu Sind cao trên 50% thì hình dạng của bò lai
Sind gần giống bò Sind (Nguyễn Văn Thu, 2008).
Bò trƣởng thành: bò đực cao 1,3 m, nặng: 320 – 440 kg/con; con cái: 1,1 m, nặng
275 kg/con. Khối lƣợng bê sơ sinh: 17 – 20 kg (Sở Nông nghiệp Hà Tỉnh, 2011).
Năng suất, sản phẩm
Theo sở Nông nghiệp Hà Tỉnh (2011), tuổi thành thục của bò lai Sind lúc 20 tháng
tuổi. Sản lƣợng sữa trong 240 – 270 ngày đạt đƣợc từ 1200 – 1400 kg/, tỉ lệ mỡ sữa
4,5 – 4,8% và năng suất sữa của giống bò này phụ thuộc vào tỉ lệ máu Sind trong
con lai (Nguyễn Văn Thu, 2008). Là giống bò kiêm dụng cày kéo, thịt. Bò cày kéo
rất tốt. Tỉ lệ thịt xẻ của bò lai Sind đƣợc nâng lên đến 54 – 55% (Lê Đăng Đảnh,
2004).
Bò lai Sind còn đƣợc dùng lai với bò chuyên dụng thịt thành bò lai hƣớng thịt hoặc
lai với bò đực chuyên dụng sữa thành bò lai hƣớng sữa. Những con lai này phát
triển rất tốt và đƣợc ngƣời dân ƣa chuộng (Sở Nông nghiệp Hà Tỉnh, 2011).
2.2.3 Bò Brahman
Nguồn gốc
Theo Nguyễn Văn Thu (2008), bò Brahman là giống bò u có nguồn gốc từ Ấn Độ,
sau đó đƣợc nhập sang Mỹ và chúng đƣợc cải thiện từ đây.
Phân bố
Giống bò này phổ biến gần nhƣ khắp nơi trên thế giới đặc biệt là các nƣớc châu Mỹ
La-tinh (Nguyễn Văn Thu, 2008). Ở Việt Nam, bò Brahman đƣợc nuôi ở Hà Tây,
Ninh Bình, Bình Định, Trà Vinh và một số nơi khác trong nƣớc (Sở Nông nghiệp

Hà Tỉnh, 2011).

Hình 2.3: Bò Brahman
www.sonongnghiephatinh.gov.vn

5


Hình thái
Brahman là giống bò thịt nhiệt đới. Bò có màu lông trắng xám hoặc trắng ghi, đực
trƣởng thành có màu lông sậm hơn con cái. Lông vùng cổ, vai, đùi, hông sậm màu
hơn các vùng khác. Ngoài ra cũng có các dòng bò Brahman màu đỏ. Ngoại hình thể
chất chắc chắn, khoẻ mạnh, thân dài, lƣng thẳng, hệ cơ phát triển, u vai, yếm phát
triển, tai to và cụp xuống. Khối lƣợng trƣởng thành: Bò cái 380 kg, bò đực
600 – 650 kg. Khối lƣợng bê sơ sinh 23 – 24 kg (Sở Nông nghiệp Hà Tỉnh, 2011).
Năng suất, sản phẩm
Theo Sở Nông nghiệp Hà Tỉnh (2011), tuổi đẻ bò Brahman lứa đầu khoảng 40
tháng tuổi. Năng suất sữa bình quân 600 – 700 kg/chu kỳ. Tỉ lệ thịt xẻ 52,5%. Bò
Brahman ở một số nƣớc nhiệt đới còn đƣợc dùng lai tạo với các giống bò sữa, thịt
khác ở Châu Âu nhƣ bò Holstein, Charolais nhằm tạo ra bò kiêm dụng sữa thịt hay
bò chuyên dụng lấy thịt (Nguyễn Văn Thu, 2008).
2.3 Đặc điểm tiêu hóa thức ăn ở bò
Bò là loài thú ăn cỏ nhai lại với dạ dày có bốn ngăn (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ
múi khế). Cỏ là nguồn thức ăn chủ yếu của bò, có khối lƣợng cồng kềnh nhƣng
nồng độ dƣỡng chất, nhất là nguồn năng lƣợng lại thấp, tỉ lệ chất xơ cao (trong dinh
dƣỡng gọi là thức ăn thô). Do đó, thú cần phải ăn vào một khối lƣợng lớn, nhanh và
đồng thời phải tiêu hóa hữu hiệu nguồn thức ăn này mới đáp ứng đƣợc sức sản xuất
thịt hay sữa là các sản phẩm có giá trị dinh dƣỡng rất cao.
Nhờ dạ dày phát triển thành các túi trƣớc có dung tích lớn vừa làm nơi chứa thức ăn
vừa là phòng lên men thức ăn. Sự khác biệt cơ bản trong phƣơng thức tiêu hóa thức

ăn bởi gia súc nhai lại (bao gồm trâu, bò, dê và cừu) khi so với các gia súc ăn cỏ
khác nhƣ ngựa hay heo là trên gia súc nhai lại, thức ăn bị phân giải bởi hệ thống vi
sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và dạ tổ ong để cho chính hệ vi sinh vật sinh sản,
phát triển đồng thời cung cấp một số dƣỡng chất thiết yếu cho thú, đa số đƣợc hấp
thu vào máu qua thành dạ cỏ. Phần thức ăn còn lại và xác vi sinh vật đƣợc đƣa
xuống phía dƣới để đƣợc tiếp tục tiêu hóa và hấp thu ở dạ múi khế, ruột non nhƣ
các loài thú khác. Đây là sự thích nghi sinh học quan trọng làm cho thú nhai lại có
khả năng tiêu hóa nguồn thức ăn thô hiệu quả nhất trong các loài thú ăn cỏ. Do đó,
để nuôi dƣỡng hiệu quả đàn bò thịt, cần phải hiểu biết cấu trúc của dạ dày và tiêu
hóa thức ăn trong các ngăn của dạ dày thú nhai lại.
Sự nhai lại ở bò
Thức ăn đầu tiên vào dạ cỏ còn ở dạng rất thô và thƣờng bị nổi lên phía trên của dạ
cỏ làm cho diện tích tiếp xúc với hệ vi sinh vật rất nhỏ. Khi ăn no, sự thô nhám của
thức ăn thô tác động lên thành dạ cỏ tạo ra phản xạ ợ lên nhai lại, làm cho thức ăn
6


trở nên mịn hơn, gia tăng diện tích tiếp xúc với vi sinh vật để phân giải hiệu quả
hơn nguồn thức ăn. Thức ăn sau khi nhai lại bị ngấm nƣớc trở nên nặng hơn nên đi
về phía dạ tổ ong và sau đó chuyển lên dạ lá sách. Một phần thức ăn thô chƣa đƣợc
nhai nhuyễn tiếp tục ợ lên nhai lại vì không thể đi qua lỗ thông giữa dạ tổ ong và lá
sách. Một số thức ăn quá thô nhƣ rơm thƣờng đƣợc nhai lại nhiều lần làm giảm khối
lƣợng ăn vào của bò nên sẽ cho năng suất không cao. Nhƣ vậy, thức ăn đƣợc xay
nhuyễn sẽ không bị nhai lại và không ở lâu trong dạ cỏ nên ít bị hệ vi sinh vật phân
giải; nhất là chất xơ chỉ đƣợc phân giải bởi các vi sinh vật, chứ không thể đƣợc
phân giải bằng men tiêu hóa của bò. Thêm vào đó, khi ợ lên nhai lại một số khí sinh
ra trong quá trình lên men sẽ thoát ra ngoài giúp tránh sự chƣớng hơi dạ cỏ. Do đó,
thức ăn cho bò không nên xay quá mịn (Lê Đăng Đảnh, 2004).
2.4 Đặc điểm của một số loại thức ăn dùng nuôi bò
2.4.1 Cỏ Voi

Nguồn gốc
Cỏ Voi có tên khoa học là Pennisetum purpureum, có
nguồn gốc từ châu Phi nhiệt đới. Cỏ voi có nhiều
giống nhƣ Bela Vista; Napier; Mott. Giống phổ biến
nhất và cho năng suất cao là giống lai giữa P.
purpureum và P. glaucum có tên là King, có nơi gọi
là King grass, trồng nhiều ở Indonesia. Giống cỏ voi
lai cao sản khác nữa là Florida napier trồng nhiều ở
Philippine .
Cỏ voi đƣờc trồng rất rộng rãi ở tất cả các nƣớc nhiệt
đới và á nhiệt đới. Cỏ voi đƣợc đƣa vào Việt Nam từ
rất sớm và đang là giống cỏ chủ lực đƣợc trồng để
Hình 2.4: Cỏ voi
nuôi trâu bò.
www.fao.org
Đặc điểm cây cỏ
Cỏ voi có thân cao từ 2 – 4 m, thân có lóng đốt nhƣ thân cây mía nhƣng đƣờng kính
nhỏ hơn (1 – 2 cm). Nhiều lá và còn giữ đƣợc lá xanh khi cây đã cao.
Thích hợp cho việc thu cắt cho ăn tƣơi hay ủ ƣớp.
Sinh trƣởng nhanh (400 – 500 tấn/ha/năm).
Phát triển rất mạnh ở những vùng đất tốt và đủ ẩm. Chịu đƣợc phân bón nhiều.
Không thích hợp với chân ruộng chua, phèn, mặn và đất nghèo dinh dƣỡng.
Không chịu đƣợc ngập úng, không chịu đƣợc hạn nặng và mùa khô kéo dài.

7


Không chịu đƣợc bóng râm.
Trồng một lần khai thác đƣợc nhiều năm.
Chất lƣợng cỏ rất tốt, bò thích ăn vì đƣờng nhiều, ngọt. Tuy nhiên nếu không thu

cắt kịp thì thân hoá gỗ cứng, giảm độ ngon miệng và tỉ lệ lợi dụng thấp.
Điểm bất lợi nữa của cỏ voi là không sử dụng máy cắt cỏ thông thƣờng để cắt mà
phải chặt bằng tay nhƣ chặt mía. Khi cho ăn phải băm chặt ngắn (Đinh Văn Cải,
2011).
Giá trị dinh dưỡng
So với những loại thức ăn thô khác: rơm, bắp,… thì cỏ voi có hàm lƣợng dinh
dƣỡng khá cao với mức CP trung bình 8 – 10%. Tuy nhiên khi sử dụng cần bổ sung
thêm thức ăn tinh để đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng của gia súc (Lê Đăng Đảnh,
2004).
Bảng 2.1 Giá trị dinh dƣỡng và thành phần hóa học của cỏ Voi

Chỉ tiêu dinh dƣỡng

Giá trị

DM (%)

15,90

CP (%)

11,00

ADF (%)

39,70

NDF (%)

75,20


WSC (%)

4,30

Ash (%)

8,50

Hemicellulose (%)

35,50

Cellulose (%)

35,40

Năng lƣợng (Mcal/kg)

3,20

(Sumaran Wijiphan et al., 2009)

2.4.2 Cỏ Ruzi
Nguồn gốc
Cỏ Ruzi có nguồn gốc từ Rwanda. Cỏ Ruzi đƣợc trồng nhiều ở các nƣớc châu Phi
nhiệt đới, Ấn Độ, Australia và Thái Lan. Cỏ mới đƣợc giới thiệu vào nƣớc ta những
năm gần đây. Ruzi là một giống triển vọng nhất trong loài Brachiaria ruziziensis.

8



Đặc điểm cây cỏ và giá trị dinh dưỡng
Ruzi là cây cỏ thân bò, mềm, nhiều lá, độ cao trung
bình. Trên lá có lông tơ ngắn. Khi mọc tốt sẽ tạo
thành thảm dày đặc che kín mặt đất.
Cỏ chịu hạn tốt, nhƣng vẫn không thể phát triển đƣợc
khi mùa khô kéo dài. Có thể chịu ngập úng trong
khoảng thời gian ngắn, có thể chịu đƣợc bóng râm.
Thích hợp với chân ruộng cao, đất giàu dinh dƣỡng.
Rất dễ trồng, trồng một lần thu hoạch nhiều năm (3 –
4 năm). Có khả năng lƣu gốc qua mùa khô hạn.
Cỏ thu hoạch non khi khoảng cách cắt 30 ngày thì rất
mềm bò ăn hết mà không cần băm chặt. Nếu để già
chất lƣợng cỏ giảm hẳn, phần gốc khô cứng bò không Hình 2.5: Cỏ Ruzi
www.fao.org
thích ăn, tỉ lệ tiêu hoá kém.
Cỏ Ruzi có thể trồng bằng thân, bằng hạt hoặc bằng bụi. Chất lƣợng hạt giống tốt, tỉ
lệ hạt nảy mầm cao.
Không an toàn cho bê con trong giai đoạn bú sữa (ăn nhiều có thể bị chƣớng hơi dạ
cỏ) (Đinh Văn Cải, 2011).
Bảng 2.2: Giá trị dinh dƣỡng của cỏ Ruzi

Giá trị

CP

CF

Ash


EE

NFE

%/DM

13,90

27,20

9,00

2,30

47,60

Scaut, 1959 (FAO, 2008)

2.4.3 Rơm rạ
Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2008), nguồn phụ
phẩm phổ biến nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long,
thông thƣờng khi thu hoạch thì rơm lúa còn xanh, gia
súc có thể sử dụng ngay, nếu để ngoài mƣa hoặc nơi
ẩm ƣớt thì giá trị của rơm lúa sẽ giảm, do đó sau khi
thu hoạch, ngƣời ta phải tiến hành làm khô rơm để dự
trữ. Một trong những phƣơng pháp bảo quản đơn giản
Hình 2.6: Rơm rạ
và đƣợc áp dụng nhiều nhất là phơi khô và chất thành www.fao.org
cây rơm. Rơm đƣợc đánh thành cây ở những nơi khô ráo, không bị ẩm ƣớt, độ ẩm

dƣới 10%. Chất lƣợng của rơm trữ theo phƣơng pháp trên còn giữ tốt trong khoảng
6 tháng. Nếu điều kiện diện tích giới hạn, ngƣời dân sẽ đóng bánh rơm rạ với các
kích thƣớc khác nhau tùy theo điều kiện thực tế với các dụng cụ rẻ tiền nhƣ khuôn
9


gỗ hay khung sắt. Ngoài 2 phƣơng pháp trên, rơm còn đƣợc ủ với urea (4%) hoặc
vôi Ca(OH)2 với mục đích là phá vỡ các liên kết hóa học giữa lignin với
cellulose/hemicellulose của vách tế bào thực vật tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu
hóa thức ăn của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Phƣơng pháp này đã đƣợc giới thiệu rất nhiều
trong các chƣơng trình khuyến nông hoặc rong đề tài nghiên cứu của những nhà
khoa học, nhƣng trong thực tế ngƣời dân vẫn chƣa áp dụng nhiều có lẽ do tốn công
lao động và mất thêm chi phí.
Bảng 2.3: Thành phần dinh dƣỡng và vật chất khô của lúa và cỏ, lúa và cỏ khô và rơm

Tên thức ăn

DM

CP

CF

Ash

EE

NFE

-


7,00

25,90

18,00

1,80

47,30

Lúa và cỏ khô

8,50

8,20

32,00

15,70

1,80

42,30

Rơm lúa

93,80

2,40


36,50

16,50

0,90

43,70

Lúa và cỏ

(Lâm Thái Hùng, 2008)

2.4.4 Thân cây bắp
Cũng là một loại thức ăn thô cho chăn nuôi trâu bò ở
nhiều vùng khác nhau ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Giá trị dinh dƣỡng của thân bắp không cao, thân bắp
chứa nhiều xơ (30 – 40%) và ít đạm (7 – 10%), do đó
việc chế biến để bảo quản và tăng giá trị dinh dƣỡng
của chúng là cần thiết. Kết quả nghiên cứu của Lê
Phạm Hoàng Nhựt (2006) cho thấy thân và lá bắp sau
khi cắt ngắn và trộn chung lại có thể đƣợc bảo quản
bằng nhiều cách khác nhau nhƣ ủ với 2% bột bắp,
2% amonium sulfate hoặc 2% mật đƣờng. Với các
phƣơng thức ủ này, pH của thân bắp giảm xuống tới
4,0 ở thời điểm 56 ngày sau khi ủ, và giá trị dinh
dƣỡng cũng đƣợc cải thiện thông qua tăng hàm lƣợng Hình 2.7: Cây bắp
đạm thô, giảm chất xơ và tăng tỉ lệ tiêu hóa in – vitro www.fao.org
(vi sinh vật từ dạ cỏ của trâu). Xét về hiệu quả kinh tế, thân lá bắp ủ với amonium
sulfate cho kết quả cao nhất, gia súc rất thích ăn và có thể trữ với số lƣợng lớn trong

thời gian lâu (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2008).
2.4.5 Ngọn mía, bã mía
Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2008), ngọn và bã mía chiếm khoảng 10 – 12% sinh
khối của cả cây mía, do đó theo ƣớc tính cả nƣớc có khoảng 1,5 triệu tấn lƣợng phụ
phẩm này (Nguyễn Xuân Trạch, 2003). Riêng ở Cần Thơ có khoảng 16.810 ha đất
trồng mía sản xuất ra hơn 1 triệu tấn/năm (Cục thống kê tỉnh Cần Thơ, 2002), tính
10


ra trung bình lƣợng ngọn mía thu đƣợc khoảng 100
tấn/năm. Đây là một lƣợng thức ăn tƣơng đối lớn để
nuôi gia súc nhai lại. Ngọn mía chứa một hàm lƣợng
đáng kể các dƣỡng chất không đạm, thích hợp cho
quá trình lên men và dùng để ủ chua. Ngọn mía ủ với
2% amonium sulfate có màu vàng rơm nhạt, mùi
thơm nhẹ và thiện đƣợc thành phần dƣỡng chất và tỉ
lệ tiêu hóa và có thể thay thế đƣợc 50% vật chất khô
của cỏ mà không làm ảnh hƣởng đến khả năng tăng
trọng của bê (Lê Văn Tùng, 2005; Phùng Thị Thúy
Liễu, 2005). Sau khi ủ 2 tháng chất lƣợng của ngọn
mía ủ vẫn còn tốt và có thể làm thức ăn cho gia súc.
Cây mía ngoài phụ phẩm là phần ngọn, sau khi ép lấy
đƣờng phần bã mía cũng có thể đƣợc sử dụng trong
Hình 2.8: Ngọn mía
chăn nuôi đại gia súc. Bã mía chiếm 25 – 30% khối www.fao.org
lƣợng mía đem đi ép với thành phần đạm thô rất thấp
(khoảng 1%), trong khi đó hàm lƣợng xơ và lignin rất cao. Bã mía ủ với 4% urea
hay 4% mật đƣờng trong túi nylon, buộc kín miệng, sau 7 – 10 ngày có thể mang ra
cho bê ăn. Tuy nhiên, do giá trị dinh dƣỡng của bã mía thấp nên các thử nghiệm chỉ
dừng lại ở việc bổ sung khoảng 16% (tính trên vật chất khô) trong khẩu phần. Kết

quả ở mức bổ sung này cho thấy mức tăng trọng của bê đực lai hƣớng thịt đƣợc bổ
sung bã mía cao hơn bê đƣợc bổ sung rơm, dẫn đến hiệu quả kinh tế cũng cao hơn
(Võ Minh Gởi, 2005).
2.4.6 Cỏ tự nhiên
Cỏ tự nhiên là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo, chủ yếu là cỏ gà, cỏ là tre, cỏ mật… Cỏ
tự nhiên mọc trên gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vƣờn cây, công viên… Cỏ tự
nhiên có thể sử dụng cho trâu bò ngay trên đồng bãi dƣới hình thức chăn thả hoặc
cũng có thể thu cắt về cho trâu bò ăn tại chuồng. Thành phần dinh dƣỡng và chất
lƣợng cỏ tự nhiên biến động rất lớn tùy thuộc vào mùa vụ trong năm, nơi mọc cỏ,
giai đoạn phát triển của cỏ (cỏ non hay già) và thành phần các loại cỏ trong thảm cỏ.
Khi sử dụng cỏ tự nhiên cần tránh để cho trâu bò bị rối loạn tiêu hóa hoặc bị ngộ
độc. Cỏ tự nhiên thu cắt về phải đƣợc rửa sạch để loại bỏ bụi, các hóa chất độc hại,
thuốc trừ sâu…, loại cỏ còn non hoặc cỏ thu cắt ngay sau mƣa cần phải phơi tái để
phòng trầu bò bị đầy hơi, chƣớng hơi dạ cỏ (Phùng Quốc Quảng, 2002).

11


2.4.7 Thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp của Công ty ProConco

A

B

Hình 2.9: (A) Thức ăn hỗn hợp Con Cò C15; (B) Thức ăn hỗn hợp Con Cò C16
www.conco.com.vn

Bảng 2.4: Thành phần dinh dƣỡng của 2 loại thức ăn hỗn hợp Con Cò C15 và C16


Thành phần dinh dƣỡng

Con Cò C15

Con Cò C16

CP (min%)

18

16

CF (max%)

5

6

Độ ẩm (max%)

13

13

ME (min – max%)

3.100

3.000


Ca (min – max%)

0,7 – 1,4

0,7 – 1,4

0,5

0,5

0,3 – 0,8

0,3 – 0,8

100

100

P (min%)
NaCl (min – max%)
Collstin (mg/kg)
(www.conco.com.vn)

2.5 Nuôi vỗ béo
2.5.1 Mục đích
Theo Lê Đăng Đảnh (2004), vỗ béo là giai đoạn chót, trƣớc khi giết thịt. Vỗ béo có
mục đích làm cho bò tăng trọng nhanh trong thời gian ngắn để có tỉ lệ thịt xẻ cao và
tạo ra các vân mỡ trong các sớ cơ nên phẩm chất thịt đƣợc nâng cao giúp tăng sự
tiêu thụ do thịt mềm và thơm ngon hơn.


12


2.5.2 Các khẩu phần nuôi vỗ béo
Hệ thống khẩu phần thức ăn tinh cao
Với kỹ thuật vỗ béo này, bê đƣợc vỗ béo với khẩu phần có tỉ lệ thức ăn tinh cao
30 – 60 ngày sau khi cai sữa. Hệ thống này đƣợc sử dụng với các giống bò chuyên
thịt lớn con thƣờng là bò đực thiến. Ƣu điểm của hệ thống này là sức tăng trọng
nhanh, hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao, phẩm chất thịt cao nhƣng giá nhân công
và khấu hao chuồng trại thấp. Tuy nhiên, khối lƣợng của bò khi hạ thịt trong hệ
thống này thấp hơn 24 – 90 kg khi so với hệ thống dùng thức ăn thô cao (Lê Đăng
Đảnh, 2004).
Hệ thống khẩu phần thức ăn thô cao
Theo Lê Đăng Đảnh (2004), hệ thống này có giá thành về công nhân và chuồng trại
cao hơn cũng nhƣ thêm chi phí về thú y nhƣ vaccine ngừa bệnh, thuốc tẩy kí sinh
trùng… do thời gian nuôi kéo dài hơn. Hệ thống này đƣợc sử dụng trong các hoàn
cảnh sau có đồng cỏ chăn thả tốt, có nguồn phụ phẩm dồi dào và rẻ khi so với thức
ăn tinh. Thịt có tỉ lệ nạc cao hơn, ít mỡ. Tuy nhiên, bò cũng phải đƣợc vỗ béo bằng
thức ăn tinh vào giai đoạn chót để có vân mỡ trong thớ thịt và giá thành chấp nhận
đƣợc. Bò sẽ đƣợc tăng trƣởng bù rất tốt vào giai đoạn đầu của giai đoạn đầu nuôi vỗ
béo liền ngay sau một thời gian dài với khẩu phần có tỉ lệ thức ăn thô cao. Bò có thể
phát triển khung xƣơng và hệ cơ bắp đúng mức trƣớc khi vỗ béo.
Hệ thống thƣờng đƣợc áp dụng cho các bò tơ tăng trƣởng giống chuyên thịt, các
giống bò nhiệt đới hay nhóm bò lai có tầm vóc nhỏ và ở khu vực có nguồn thức ăn
tinh giới hạn.
Khối lượng khi vỗ béo
Theo Lê Đăng Đảnh (2004), khối lƣợng khi đƣa vào lô vỗ béo tùy thuộc vào thị
trƣờng. Một cách tổng quát, vùng Đông Nam Á muốn khối lƣợng sau khi vỗ béo đạt
từ 400 – 425 kg, nhƣng không quá béo với độ dày mỡ lƣng khoảng 10 mm ở xƣơng
sƣờn số 8. Nhƣ vậy, với hệ thống sử dụng thức ăn thô cao, khối lƣợng bê đực thiến

khi bắt đầu vỗ béo khoảng 325 kg lúc 18 đến 22 tháng tuổi. Nên sức tăng trọng bình
quân phải là 0,8 – 1,0 kg/ngày trong 90 ngày vỗ béo. Đối với bò cái tơ, sức tăng
trọng khoảng 0,6 – 0,8 kg/ngày. Có thể sử dụng kích thích tố tăng trƣởng để cải
thiện sức tăng trọng của bò nhƣ cấy stibestrol. Để đạt sức tăng trọng nhƣ trên cần
phải có con giống lớn con nhƣ bò Brahman hay bò lai giữa bò Brahman và các
giống bò chuyên thịt ôn đới khác (đƣợc đề cập trong phần giống).
Chuẩn bị cho ăn khẩu phần vỗ béo
Trƣớc khi đƣa vào lô nuôi vỗ béo, bê hoặc bò tơ thƣờng đƣợc nuôi với khẩu phần
cơ bản trong thức ăn thô. Đàn thú thƣờng bị stress do bị chuyên chở, cầm cột, cai
13


×