Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ĐỊNH LƯỢNG VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI và tỉ lệ NHIỄM ESCHERICHIA COLI k88, k99, k987p TRÊN PHÂN HEO GIAI đoạn sơ SINH đến 60 NGÀY TUỔI tại TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ THÙY

ĐỊNH LƯỢNG VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI VÀ
TỈ LỆ NHIỄM ESCHERICHIA COLI K88, K99, K987P
TRÊN PHÂN HEO GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 60
NGÀY TUỔI TẠI TỈNH TRÀ VINH

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

ĐỊNH LƯỢNG VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI VÀ
TỈ LỆ NHIỄM ESCHERICHIA COLI K88, K99, K987P
TRÊN PHÂN HEO GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 60
NGÀY TUỔI TẠI TỈNH TRÀ VINH
Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:



ThS. Nguyễn Thu Tâm

Nguyễn Thị Thùy
MSSV: LT09249
Lớp: CN0912A2

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Định lượng Escherichia coli và tỉ lệ nhiễm Escherichia coli K88,
K99, K987P trên phân giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Trà Vinh. Do sinh
viên: Nguyễn Thị Thùy thực hiện tại phòng vi trùng và miễn dịch của Bộ môn Thú
Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 1
năm 2011 đến tháng 4 năm 2011.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thu Tâm

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


i


LỜI CẢM TẠ


Trong thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Cần Thơ,
Thầy Cô là người đã dành bao tâm huyết cho sự nghiệp trồng người, đã trang bị
những hành trang quý báu để chúng tôi vững bước vào đời. Hôm nay ước mơ của
tôi đã thành sự thật, với sự phấn đấu của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp. Trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Trong giây phút này đây, tôi không biết nói gì
hơn ngoài lời biết ơn chân thành đến những người đã quan tâm, lo lắng và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn:
Cô Nguyễn Thu Tâm – người đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Thầy Đỗ Võ Anh Khoa đã luôn động viên và chỉ bảo tôi trong suốt năm đại
học.
Qúy Thầy Cô Bộ môn Thú Y và Chăn Nuôi Thú Y đã hết lòng truyền đạt
những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt những năm tháng
qua.
Quý Thầy cô trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp đã tận tình dạy dỗ,
dìu dắt và luôn động viên chúng tôi nên bước tiếp vào giảng đường đại học để
tương lai tươi sáng hơn.
Cha mẹ tôi – người đã nuôi nấng, dạy dỗ và luôn đặt niềm tin, hy vọng vào
tôi để tôi có được ngày hôm nay.
Chị em tôi – người đã động viên, an ủi, luôn bên cạnh tôi những lúc khó
khăn nhất.

Các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ, chia sẽ và động viên tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang duyệt ...................................................................................................... i
Lời cảm tạ ....................................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................................... iii
Bảng chữ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ-hình ................................................................................... vii
Danh mục bảng ............................................................................................ viii
Tóm lược ........................................................................................................ ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ 1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh lý heo con ............................................................. 3
2.1.1 Bộ máy tiêu hóa ...................................................................... 3
2.1.2 Khả năng điều hòa thân nhiệt .................................................. 5
2.1.3 Khả năng miễn dịch của heo con ............................................ 7
2.1.4 Hệ vi sinh vật đuờng ruột của heo con ................................... 7
2.2 Vi khuẩn E. coli ........................................................................... 8
2.2.1 Lịch sử nghiên cứu ................................................................. 8
2.2.2 Đặc điểm vi khuẩn E. coli ....................................................... 9
2.2.3 Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli ......................... 11
2.2.4 Sức đề kháng của vi khuẩn ................................................... 13
2.2.5 Khả năng gây bệnh ............................................................... 14
2.3 Bệnh tiêu chảy do E. coli ở heo .................................................. 15

2.3.1 Điều kiện xuất hiện mầm bệnh ............................................. 15
2.3.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy ................................................... 15
2.3.3 Dấu hiệu lâm sàng ................................................................ 16
2.3.4 Bệnh tích .............................................................................. 16
2.3.5 Chẩn đoán............................................................................. 17

iii


2.3.6 Phòng bệnh .......................................................................... 17
2.3.7 Điều trị ................................................................................. 18
2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................. 19
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................... 19
2.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước.......................................... 20
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................. 21
3.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu.............................. 21
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ............................................ 21
3.1.2 Đối tượng và nội dung nghiên cứu ........................................ 21
3.2 Phương tiện nghiên cứu .............................................................. 21
3.2.1 Dụng cụ và trang thiết bị thí nghiệm ..................................... 21
3.2.2 Hóa chất, môi trường và sinh phẩm ...................................... 21
3.2.3 Kháng sinh ........................................................................... 22
3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ............................................. 22
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu ........................................................... 22
3.3.2 Phương pháp nuôi cấy phân lập ............................................ 22
3.3.3 Phương pháp định lượng vi khuẩn E. coli ............................. 24
3.3.4 Phương pháp định danh bằng phản ứng sinh hóa .................. 25
3.3.5 Phương pháp định type bằng phản ứng huyết thanh học........ 26
3.3.6 Phương pháp làm kháng sinh đồ ........................................... 27
3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu ................................................... 28

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................. 29
4.1 Kết quả định lượng vi khuẩn E. coli trên phân heo con tiêu chảy
và bình thường .............................................................................................. 29
4.2 Kết quả định lượng vi khuẩn E. coli trên phân heo con tiêu chảy
và bình thường theo địa bàn nuôi ................................................................... 29
4.3 Kết quả định type các chủng E. coli bằng phản ứng huyết thanh
học ............................................................................................................... 31
4.4 Kết quả xác định khả năng đề kháng và nhạy cảm với các loại
iv


kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập được .............................................. 31
4.5 Kết quả kiểm tra tính đa kháng và nhạy cảm với các loại kháng
sinh ............................................................................................................. 34
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 35
5.1 Kết luận...................................................................................... 35
5.2 Đề nghị ...................................................................................... 35
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 37
Phụ chương ................................................................................................... 40

v


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
EPEC: Enteropathogenic E. coli
ETEC: Enterotoxigenic E. coli
EIEC: Enteroinvasive E. coli
VTEC: Verocytotoxin E. coli
EHEC: Enterohemorrhagic E. coli
CFU: Colony Forming Unit


vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH

Trang
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1 Quy trình phân lập vi khuẩn E. coli ..................................................... 24
Sơ đồ 2 Định danh các chủng vi khuẩn E. coli K88, K99, 987P bằng phản ứng
huyết thanh học ................................................................................................ 28
Danh mục hình
Hình 1 Vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi điện tử............................................... 8
Hình 2 Cấu tạo tế bào vi khuẩn E. coli.............................................................. 10
Hình 3 Khuẩn lạc E. coli trên môi trường MC .................................................. 25
Hình 4 Kết quả sinh hóa của vi khuẩn E. coli .................................................. 27

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Danh mục bảng
Bảng 1 Định danh vi khuẩn E. coli bằng phản ứng sinh hóa. ............................ 27
Bảng 2 Bảng tiêu chuẩn đường kính vòng vô khuẩn của kháng sinh ................. 29
Bảng 3 Kết quả định lượng vi khuẩn E. coli trên mẫu tiêu chảy và
bình thường ...................................................................................................... 30
Bảng 4 Kết quả định lượng vi khuẩn E. coli theo lứa tuổi heo con .................... 31
Bảng 5 Kết quả định type các chủng K88, K99, 987P của vi khuẩn E. coli
phân lập được trên phân heo tiêu chảy và bình thường..................................... 32

Bảng 6 Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn E. coli đối với
kháng sinh ........................................................................................................ 33
Bảng 7 Kết quả kiểm tra tính đa kháng của vi khuẩn E. coli trên mẫu phân
bình thường đối với các loại kháng sinh ........................................................... 35

viii


TÓM LƯỢC
Kết quả kiểm tra 60 mẫu tiêu chảy và 60 mẫu bình thường. Kết quả định
lượng vi khuẩn E. coli K88, K99, 987P trên 60 mẫu pân heo tiêu chảy và 60 mẫu
phân heo bình thường của heo con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại các huyện Cầu
Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Tiểu Cần và Càng Long thuộc tỉnh Trà Vinh từ tháng
1 đến tháng 4 năm 2011 cho thấy có 36/60 chiếm 60% số mẫu phân heo tiêu chảy
có số lượng vi khuẩn E. coli từ 10 8-109 CFU/g và 24/60 chiếm 40% số mẫu phân
heo tiêu chảy có số lượng vi khuẩn E. coli từ 106-107, có 13/60 chiếm 21,66% số
mẫu phân heo bình thường có số lượng vi khuẩn E. coli từ 108-10 9 và 47/60 chiếm
78,33% số mẫu phân heo bình thường có số lượng vi khuẩn E. coli từ 106-107. Kết
quả định type của K88, K99, 987P trên các chủng E. coli phân lập trên 35 mẫu tiêu
chảy và 12 mẫu bình thường có chủng E. coli K88 với tỷ lệ 40% trên mẫu tiêu chảy,
mẫu bình thường là 20%, chủng E. coli K99 trên mẫu tiêu chảy 13,33% và mẫu
bình thường 10%, chủng E. coli 987P trên mẫu tiêu chảy và bình thường là 3,33%.
Kết quả kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn E. coli có tỷ lệ kháng cao nhất với
Florphenicol (80%) và nhạy cảm nhất với Gentamycine (66,67%). Vi khuẩn E. coli
đa kháng với 3 loại kháng sinh là phổ biến chiếm (35,19%).

ix


x



Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng trong nền Nông
Nghiệp nước ta. Nhiệm vụ của nó là sản xuất ra thực phẩm không chỉ cung cấp cho
thị trường trong nước, mà còn được chế biến để xuất khẩu. Trong đó, chăn nuôi heo
có vai trò rất lớn.
Trong quá trình sản xuất, chăn nuôi gia đình cũng như các cơ sở chăn nuôi
tập trung đã gặp không ít khó khăn về dịch bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy ở heo
con lứa tuổi theo mẹ. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, với nhiều nguyên nhân tác
động, các nguyên nhân này có thể là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…thời tiết khí
hậu, kỹ thuật chăm sóc heo mẹ và heo con, điều kiện chuồng trại, thức ăn, nước
uống. Bệnh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây hao hụt số heo con của
ngành chăn nuôi heo trong và ngoài nước. Trong số những nguyên nhân gây bệnh
tiêu chảy, vi khuẩn E. coli đóng vai trò quan trọng làm heo con sau tiêu chảy sẽ
chậm lớn, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho người chăn nuôi. Để phòng và trị
bệnh tiêu chảy cho heo con trong giai đoạn từ sơ sinh cho đến 2 tháng tuổi, phần lớn
người chăn nuôi sử dụng các loại kháng sinh có mặt trên thị trường với số lượng và
liều lượng không đúng với khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này dẫn đến tình
trạng kháng thuốc và biến chủng của vi khuẩn E. coli.
Tỉnh Trà Vinh với ngành chăn nuôi heo có chiều hướng phát triển. Cụ thể là,
tổng số đầu heo năm 2001 là 232 nghìn con đến năm 2009 có tổng số đàn heo là
409,4 nghìn con, tổng số trang trại chăn nuôi trong cả tỉnh là 158 trang trại. Trong
năm 2009 có đến 83 ổ dịch do E. coli gây ra, với 901 heo mắc bệnh và gây chết 199
heo (Cục Thống kê Trà Vinh, 2009).
Trước thực trạng trên và được sự phân công của Bộ môn Thú Y, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Định lượng Escherichia coli và tỉ lệ nhiễm Escherichia coli K88,
K99, K987P trên phân heo giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Trà
Vinh”.

Mục tiêu đề tài:
Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli K88, K99, 987P trên heo con từ sơ sinh
đến 60 ngày tuổi ở tỉnh Trà Vinh.

1


Kiểm tra tính nhạy cảm đối với kháng sinh của những chủng E. coli phân lập
được.
So sánh tỉ lệ nhiễm Escherichia Coli giữa phân heo tiêu chảy và phân heo
bình thường.

2


Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đặc điểm sinh lý heo con
2.1.1 Bộ máy tiêu hóa
Tiêu hóa ở miệng
Theo Trương Lăng (1999), heo con mới sinh những ngày đầu hoạt tính
amylase nước bọt tăng nhanh và đạt đỉnh cao vào ngày thứ 14 và giảm dần theo tuổi
của heo đối với heo con tách mẹ sớm, nhưng đối với heo con tách mẹ trễ hoạt tính
này duy trì đến ngày tuổi thứ 21. Nước bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6 – 2,6% vật
chất khô. Thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn
lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy, cần lưu ý không cho heo con ăn thức ăn
lỏng. Lượng nước bọt thay đổi tùy theo số lần cho ăn, chất lượng thức ăn. Ăn chỉ
một loại thức ăn kéo dài sẽ làm tăng nhiệm vụ cho một tuyến, gây ức chế heo ít
thèm ăn. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, cả hai tuyến hoạt động, không gây ức
chế, cho nên cho ăn nhiều chủng loại thức ăn, tiết nước bọt liên tục, giúp tiêu hóa
tốt thức ăn.

Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), đặc điểm nổi bật của cơ quan
tiêu hóa heo con ở giai đoạn này chính là sự phát triển rất nhanh song chưa hoàn
thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy
tiêu hóa. Còn chưa hoàn thiện thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số
men trong đường tiêu hóa heo con bị hạn chế.
Tiêu hóa ở dạ dày
Trong 2 tuần đầu acid clohydric (HCl) tự do chưa có trong dạ dày heo con,
do đó chưa có tính kháng khuẩn, không bảo vệ được đường tiêu hóa nên thường bị
bệnh đường ruột như bệnh ỉa phân trắng. Ngoài ra trong dạ dày ít HCl nên không đủ
hoạt hóa pepsinogen vì thế không thể tiêu hóa hết protein dẫn đến bệnh tiêu chảy
cho heo con (Đào Trọng Đạt, 1999).
Sự tiêu hóa ở dạ dày được nghiên cứu khá đầy đủ. Khi mới sinh dịch vị tiết
ra ít và sau đó tăng nhanh theo sự tăng dung tích của dạ dày. Lượng dịch vị tăng
nhanh nhất vào 3 – 4 tuần tuổi và sau đó giảm dần. Trong một ngày đêm lượng dịch
vị tiết ra khác nhau và biến đổi theo tuổi. Trước khi cai sữa, ban đêm heo con tiết
nhiều dịch vị hơn do heo mẹ ban đêm nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị của heo

3


con (ngày 31%, đêm 69% so với tổng lượng dịch vị tiết ra cả ngày và đêm) (Trương
Lăng, 1999).
Độ acid của dịch vị heo thấp nên hoạt hóa pepsinogen kém, diệt khuẩn kém.
Acid clohydric (HCl) tự do xuất hiện ở 25–30 ngày tuổi và diệt khuẩn rõ nhất ở 40–
45 ngày tuổi. Trong tháng tuổi đầu, dạ dày hầu như không tiêu hóa protein thực vật.
Sữa sau khi rời khỏi dạ dày 1–1,3 giờ, trộn dịch vị với tỷ lệ 1:5, sau 5–6 giờ sữa
đông vón lại, sữa được tiêu hóa hoàn toàn (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Theo Lê Minh Hoàng (2002), men tiêu hóa protein của dạ dày lúc đầu là
pepsinogen ở dạng không hoạt động, sau đó được hoạt hóa bởi HCl hoạt động thành
pepsin hoạt động. Quá trình tiêu hóa diễn ra như sau:

Pepsin
Protein trong thức ăn

acid amin + albumose + peptone
H2 O

Ở dạ dày không tiết men tiêu hóa tinh bột, nhưng vẫn có chức năng tiêu hóa
chút ít, tiêu hóa tinh bột nhờ men amilaza và men mantaza của nước bọt thấm vào
thức ăn.
Tiêu hóa ở ruột
Heo sơ sinh dung tích ruột non 100 ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3
đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít. Ruột già, sơ sinh dung tích 40 – 50 ml, 20 ngày 100 ml,
tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11 – 12 lít. Tiêu hóa ở
ruột nhờ tuyến tụy, enzyme trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành acid
amin. Ở trong thai 2 tháng tuổi chất tiết đã có trypsin. Thai càng lớn, hoạt tính
enzyme trypsin càng cao và khi mới đẻ hoạt tính rất cao. Độ kiềm của dịch tụy tăng
theo tuổi và cường độ tiết. Hoạt tính enzyme amylaza đạt 1000 – 8000 đơn vị và
giảm theo tuổi. Người ta nhận thấy bệnh thiếu máu heo con không ảnh hưởng đến
hoạt tính các enzyme, trừ enzyme maltase (Trương Lăng, 2007).
Các enzyme tiêu hóa trong ruột heo con gồm: amino peptidase, dipeptidase,
lipase và amylaza. Trong một đêm, heo con một tháng tuổi tiết dịch từ 1,2 – 1,7 lít;
3 – 5 tháng có từ 6 – 9 lít dịch. Lượng dịch tiêu hóa phụ thuộc vào tuổi và tính chất
khẩu phần thức ăn. Heo con 1,5 – 2 tháng tuổi lượng dịch ngày đêm tăng đáng kể

4


nếu tăng thức ăn thô xanh vào khẩu phần (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
2.1.2 Khả năng điều hòa thân nhiệt
Theo Trần Cừ (1972), ở heo con sơ sinh do lớp vỏ đại não chưa hoàn chỉnh

nên khả năng điều hòa thân nhiệt của chúng rất kém. Khi có sự thay đổi đột ngột
của môi trường, heo con dễ bị tác động đưa đến sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh
đặc biệt là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…. Ngoài ra, lớp mỡ dưới da heo con rất
mỏng, chỉ chiếm 1% trọng lượng cơ thể nên khả năng chống lạnh, giữ nhiệt cho cơ
thể còn hạn chế, heo dễ mất nhiệt, dễ bị bệnh.
Theo Lê Hồng Mận (2006), ở heo con hệ thần kinh điều khiển sự cân bằng
nhiệt chưa phát triển đầy đủ, cơ thể heo con mới sinh chủ yếu là nước (82%), mô
mỡ dưới da chưa phát triển và glucose dự trữ còn thấp, da mỏng, lông thưa, nên
chống lạnh kém. Sau khi sinh 30 phút thân nhiệt heo con giảm đi 1 – 20C, do vậy
heo con dễ bị lạnh, hoạt động chức năng của các bộ phận trong cơ thể bị rối loạn,
đòi hỏi phải sưởi ấm cho cơ thể heo con trong 7 ngày đầu để đảm bảo cho sự trao
đổi năng lượng và trao đổi chất. Từ sau 10 ngày tuổi heo con mới điều chỉnh cân
bằng được thân nhiệt.
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005), heo có khả năng duy trì thân
nhiệt là do sự hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn và lượng nước cao trong cơ thể
(81 – 82%). Tuy nhiên khả năng điều nhiệt của heo con trong những ngày đầu rất
kém, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố môi trường và phụ thuộc vào tuổi. Cho
nên nuôi heo trong chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt của heo con
giảm xuống nhanh, tuổi heo con càng nhỏ thân nhiệt hạ xuống càng nhiều. Sau 3
tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt của heo con tương đối hoàn chỉnh và thân
nhiệt của heo con tương đối đối ổn định (39 – 39,50C).
Khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con rất kém, do đó nó rất nhạy cảm với
sự thay đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm cho heo con bị bệnh.
Heo con từ 15 – 20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định (Trần Thị Dân, 2006).
Nước ta tuy là xứ nóng nhưng phải chống lạnh cho heo con mới sinh đến cai
sữa, vì nhiệt độ ban đêm thường dưới 300C. Heo con chống lạnh bằng cách nâng
cao chuyển hóa cơ bản, tăng sinh nhiệt, nhưng không kéo dài được. Cơ thể chỉ chứa
1/100 lipid, lipid này tiêu hao nhanh nên heo con bị lạnh. Nhiệt của heo con sau khi
đẻ giảm xuống phụ thuộc khối lượng sơ sinh, lượng và chất dinh dưỡng thu được và


5


nhiệt độ môi trường. Khi sinh ra 20 phút đầu tiên thân nhiệt hạ rất nhanh giảm 2 –
3 0C. Heo con có khối lượng dưới 0,5 kg không đủ duy trì thân nhiệt bình thường.
Do ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và tốc dộ bốc hơi của nước đầu ối, nhiệt độ
heo con hạ từ 38,60C xuống 37,7 0C. Nếu sau khi đẻ từ 5 – 16 giờ heo con không
được bú sữa, thân nhiệt hạ xuống 36,90C thì heo con có thể hôn mê và dễ chết. Nếu
nhiệt độ bên ngoài dưới 12 0C, sau khi đẻ 20 phút đến 24 giờ mà thân nhiệt heo con
chưa nâng được 380C thì sẽ chết. Vì vậy phải có ổ úm cho heo con sơ sinh, để heo
con nhanh trở lại nhiệt độ cơ thể bình thường. Nền chuồng, vách chuồng lạnh làm
tăng bức xạ nhiệt của cơ thể heo con, tỏa nhiệt nhiều, tốn năng lượng. Chuồng ấm
áp, đốt sưởi ban đêm là biện pháp cần thiết để nâng cao tỷ lệ nuôi sống (Trương
Lăng, 2003).
Heo con mới đẻ có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống so với ở bên trong
cơ thể heo mẹ có nhiệt độ ổn định 390C, ra bên ngoài điều kiện nhiệt độ rất thay đổi
tùy theo từng mùa khác nhau. Do vậy heo con rất dễ bị nhiễm lạnh, giảm đường
huyết và có thể dẫn đến chết. Điều này có thể do một số vấn đề sau: lông heo con
thưa, lớp mỡ dưới da mỏng, diện tích bề mặt ngoài so với trọng lượng cơ thể cao
nên khả năng chống lạnh kém; lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên
khả năng cung cấp năng lượng chống lạnh bị hạn chế; hệ thần kinh điều khiển thân
nhiệt chưa hoàn chỉnh. Bởi vì trung khu điều khiển thân nhiệt nằm ở vỏ não là cơ
quan phát triển muộn nhất ở cả hai giai đoạn trong thai và ngoài thai (Nguyễn Thiện
và Võ Trọng Hốt, 2007).
Nhiệt độ trong khu vực chuồng nái đẻ vừa thích hợp cho heo mẹ vừa thích
hợp cho heo con là một vấn đề không dễ, vì yêu cầu về nhiệt độ đối với heo mẹ và
yêu cầu về nhiệt độ đối với heo con trong từng giai đoạn khác nhau. Đối với heo mẹ
nhiệt độ dao động thích hợp từ 15 – 24 0C. Khi nhiệt độ trong chuồng cao hơn 24 0C
thì tính thèm ăn giảm và sẽ giảm năng xuất sữa. Đối với heo con, đặc biệt là những
ngày đầu sau khi đẻ ra, biên độ dao động nhiệt độ đối với heo con trong thời kỳ theo

mẹ là 25 – 350C. Vì vậy, để có được nhiệt độ thích hợp cho heo con mà không ảnh
hưởng tới heo mẹ thì nhất thiết phải có bóng đèn để sưởi ấm vào những tháng mùa
đông, mùa thu và các ngày đầu sau khi đẻ của tất cả các mùa trong năm. Bóng đèn
có thể là bóng điện 100W, nếu tốt hơn có thể mua bóng đèn hồng ngoại công suất
250W, ngoài tác dụng sưởi ấm bóng đèn hồng ngoại còn có tác dụng diệt khuẩn
trong ô chuồng heo con.

6


2.1.3 Khả năng miễn dịch của heo con
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), heo con từ khi mới sinh ra
trong máu hầu như không có kháng thể. Song lượng kháng thể trong máu heo con
được tăng rất nhanh sau khi heo con bú sữa đầu. Cho nên nói rằng ở heo con khả
năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động. Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu
được nhiều hay ít từ sữa mẹ. Trong sữa đầu của heo mẹ có tỷ lệ protein rất cao,
những giờ đầu sau khi đẻ trong sữa có tới 18 – 19% protein. Trong đó lượng γ –
globulin chiếm số lượng rất lớn (34 – 45%) cho nên nó có vai trò miễn dịch ở heo
con.
Nếu heo nái được chủng ngừa kỹ, nuôi dưỡng trong lúc mang thai và tiết sữa
đúng kỹ thuật, biện pháp chăm sóc tốt, thì đàn heo con sẽ tăng trọng nhanh, ít bệnh
tật. Nếu nái có bệnh như viêm vú, viêm tử cung, sốt bỏ ăn, viêm khớp... thì đàn heo
con thường bị ảnh hưởng xấu, gầy còm, tăng trọng kém, dễ bị tiêu chảy, tỉ lệ hao hụt
cao (Võ Văn Ninh, 2001).
Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân heo con trong thời kỳ
này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể. Trước đây người ta cho rằng mãi tới 2
tuần tuổi hoặc muộn hơn mới có quá trình tổng hợp kháng thể ở heo con. Gần đây
một số nghiên cứu cho thấy chỉ ngay ngày thứ hai sau khi đẻ một số cơ quan trong
cơ thể heo con đã bắt đầu sản sinh kháng thể. Nhưng khả năng này còn rất hạn chế
và nó chỉ được hoàn chỉnh tốt hơn khi heo con được một tháng tuổi (Nguyễn Thiện

và Võ Trọng Hốt, 2007).
Sự thành thục về miễn dịch học của heo con xuất hiện sau một tháng tuổi.
Đến thời gian này, khả năng thấm qua màng ruột các hợp chất đại phân tử hầu như
bị ngừng hoàn toàn. Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ
dày, ruột non. Trong một ngày đêm, dạ dày phân giải 45% gluxid, 50% protein, 20 –
25% đường. Cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85% đường, 87% protein.
Ruột già chỉ còn không quá 10 – 15% (Trương Lăng, 2003).
2.1.4 Hệ vi sinh vật đường ruột của heo con
Vi sinh vật xuất hiện trong đường ruột của heo con ngay từ những giờ đầu
sau khi sinh, chúng bao gồm vi sinh vật có trong sữa đầu và ở môi trường sống
xung quanh. Các hoạt động tiêu hóa của heo phụ thuộc rất nhiều vào hệ vi sinh vật
cư trú trong đường tiêu hóa từ khi mới đẻ và tạo thành vi sinh vật cộng sinh. Thành

7


phần vi sinh vật trong hệ thống tiêu hóa của heo thay đổi tùy điều kiện chuồng trại,
dinh dưỡng và lứa tuổi của heo (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2007). Khi động vật sơ
sinh được nuôi bằng sữa thì trong ruột có nhiều vi khuẩn lactic. Lúc con vật chuyển
sang thức ăn thô thì thành phần vi sinh vật cũng thay đổi, tùy loại thức ăn nếu thức
ăn chứa nhiều glucid thì số lượng vi khuẩn tạo acid trong ruột phát triển nhiều.
Hệ vi sinh vật ở ruột chủ yếu gồm trực khuẩn E. coli, cầu khuẩn ruột
enterococcus, trực khuẩn nha bào, Salmonella, … những vi khuẩn này theo phân ra
ngoài và là yếu tố làm lây lan mầm bệnh.
Trong điều kiện bình thường, vi sinh vật sống cộng sinh trong đường tiêu hóa
của heo con, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng. Nhưng khi điều kiện
sống thay đổi như thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi, vệ sinh chăn nuôi kém… thì
một số vi khuẩn trở thành tác nhân gây bệnh như E. coli, Bacillus perfringens (Trần
Cừ, 1972).
Sự cân bằng quần thể vi sinh vật trong đường tiêu hóa của heo con có vai trò

quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của động vật chủ. Chính vì vậy, việc
chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh tốt, tạo điều kiện môi trường sống thích hợp là một
trong những biện pháp phòng các bệnh đường ruột của heo.
2.2 Vi khuẩn E. coli
2.2.1 Lịch sử nghiên cứu

Hình 1 Vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi điện tử
( />
232&lang=vn)

8


Escherichia do Escherich phát hiện lần đầu tiên năm 1885. Giống
Escherichia được chọn là đại biểu điển hình họ vi khuẩn đường ruột. Giống này
gồm nhiều loài như E. coli, E. adecarboxylase, E. blattae, E. fergusonii, E. hermanii
và E. vulneris; trong số đó, E. coli có vai trò quan trọng nhất (theo Viện sốt rét ký
sinh trùng–côn trùng Quy Nhơn).
Trực khuẩn ruột già Escherichia coli còn có tên là Bacterium coli commune,
Bacillus, colicommunis. Escherichia coli thuộc họ Entero–bacteriaceae, tộc
Escherichae, giống Escherichia (Nguyễn Như Thanh, 1997).
2.2.2 Đặc điểm vi khuẩn E. coli
Trong các vi khuẩn đường ruột, loài Escherichia coli là loài phổ biến nhất.
Chúng chiếm 80% vi khuẩn hiếu khí sống ở ruột (Trần Cẩm Vân, 2001). Loài này
xuất hiện và sinh sống trong động vật chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho đến khi
con vật chết. E. coli sinh sống bình thường trong đường ruột của người và động vật,
khi các điều kiện nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ
bệnh tật của con vật yếu thì E. coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh
(Đào Trọng Đạt, 1999).
Ở trong ruột, Escherichia coli sống đối kháng với một số vi khuẩn khác như

Salmonella và Shigella nhờ có khả năng tạo ra một loại chất ức chế có tên là
Colixin. Chúng còn có khả năng tổng hợp một số vitamin thuộc nhóm B, E và K. Vì
thế, khi không gây bệnh chúng có lợi cho đường ruột nhờ hạn chế được một số vi
khuẩn khác, giữ thế cân bằng sinh thái trong ruột và sinh tổng hợp một số vitamin
(Trần Cẩm Vân, 2001).
Đặc điểm hình thái:
E. coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 1,1-1,5 x 2-6µm
(Wolfgang B., 1988), hai đầu tròn, trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng
lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông ở chung quanh thân nên có thể di động,
không hình thành nha bào, gram âm trong tổ chức và dịch thấm ra từ bệnh tích,
thỉnh thoảng thấy bắt màu ở hai đầu (Nguyễn Vĩnh Phước,1974).
Trong môi trường nuôi cấy, có khi quan sát thấy những trực khuẩn dài 4-8µm
và thường gặp trong canh khuẩn già (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu. Nếu lấy

9


vi khuẩn từ khuẩn lạc có thể thấy có giáp mô. Dưới kính hiển vi điện tử người ta
còn phát hiện cấu trúc pili–yếu tố mang kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E.
coli.

Hình 2 Cấu tạo tế bào vi khuẩn E. Coli
( />32&lang=vn)

Đặc tính nuôi cấy :
E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt
độ từ 5oC – 40 oC, nhiệt độ tối hảo là 37oC, pH thích hợp là 7,2 – 7,4; phát triển
được ở pH từ 5,5 – 8 (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Trong những điều kiện thích hợp E. coli phát triển rất nhanh, thời gian chỉ

khoảng 20 đến 30 phút tạo ra một thế hệ. Cấy vào môi trường lỏng sau 3 – 4 giờ đã
làm đục nhẹ môi trường, sau 24 giờ làm đục đều; sau hai ngày trên mặt môi trường
có váng mỏng, những ngày sau dưới đáy ống có thể thấy cặn (theo Viện sốt rét ký
sinh trùng – côn trùng Quy Nhơn).
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, một số
chủng có thể phát triển được ở môi trường tổng hợp đơn giản nên chúng được chọn
làm mẫu để nghiên cứu về sinh vật học.
Trên môi trường thạch thường sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn,
ướt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi đường kính 2 - 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc gần nâu
nhạt và mọc rộng ra.
Trên môi trường EMB (Eosin Methylen Blue Agar) khuẩn lạc tròn, bóng,

10


màu tím đen, có ánh kim.
Trên môi trường MC (MacConkey Agar) vi khuẩn E. coli hình thành khuẩn
lạc to, tròn đều, màu hồng nhạt, mặt khuẩn lạc hơi lồi, kích thước 2 – 3mm (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1977).
Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn E. coli được định danh bằng phản ứng sinh hóa qua các môi trường
KIA (Kligler Iron Agar), Simmon’s Citrate, VP (Voges - Proskauer), MR (Methyl
Red), môi trường Peptone (Peptone Water) ...
Vi khuẩn E. coli lên men sinh hơi các loại đường Glucose, Mantose,
Galactose, Lactose, Xylose, Malnitol, Fructose. Có thể lên men hoặc không lên men
các đường Saccharose, Xalixin, Glycerol, Dunxit, Rafinose.
Vi khuẩn E. coli không lên men các đường Dextrin, Amidon, Glycogen,
Inosit, Metylglycosit, Xenlobiose.
Vi khuẩn E. coli không sinh H2S, thường sinh Indole khi thử với thuốc thử
Kowac thì xuất hiện vòng màu đỏ trên bề mặt môi trường thử Indole.

Phản ứng MR (Methyl Red) dương tính nếu môi trường trở nên màu hồng
trên mặt sau khi thử với thuốc Methyl Red.
Phản ứng VP (Voges – Prauskauer) âm tính, hoàn nguyên nitrate thành nitrite
và không sử dụng urea ( Nguyễn Vĩnh Phước, 1970).
2.2.3 Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli
Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli gồm: kháng nguyên thân O
(somatic), kháng nguyên lông H (flagellar), kháng nguyên vỏ K (capsular) và kháng
nguyên F (fimbriae) (Lê Văn Tạo, 2006). Cho đến nay đã xác định được 175 type
kháng nguyên O, 80 type kháng nguyên K, 56 type kháng nguyên H và hơn 20
kháng nguyên F (Fairbrother và Gyles, 2006).
Kháng nguyên O ( kháng nguyên thân)
Được cấu tạo bởi Polysaccharide và chịu nhiệt, khi đun ở 100°C trong vòng
2 giờ 30 phút vẫn giữ được tính kháng nguyên, giữ được khả năng ngưng kết và kết

11


tủa (Đào Trọng Đạt, 1999).
Kháng nguyên H (kháng nguyên lông)
Kháng nguyên H là kháng nguyên kém chịu nhiệt cấu tạo bởi protein. Đun
sôi ở 100°C trong 2 giờ 30 phút thì tính kháng nguyên, khả năng ngưng kết của
kháng nguyên, kết tủa đều bị phá hủy.
Mặc dù trong thiên nhiên trực khuẩn đường ruột có nhiều serotype nhưng chỉ
có một phần nhỏ trong số đó được xác nhận là mầm gây các bệnh đường dạ dày,
ruột. Ở heo con thường do các serotype sau đây gây bệnh: 0141, 0139, 0138, 0147,
086, 026, 015, 08, 0117, 0115, 09, 0101 (Đào Trọng Đạt, 1999).
Kháng nguyên K (kháng nguyên vỏ hoặc kháng nguyên bao) chúng gồm 3
loại kháng nguyên L, A, B
Kháng nguyên L: không chịu được nhiệt, bị phá hủy khi đun 100°C trong 1
giờ. Trong điều kiện đó kháng nguyên mất khả năng ngưng kết, kết tủa và không

giữ được tính kháng nguyên.
Kháng nguyên A: là kháng nguyên vỏ chịu nhiệt, không bị phá hủy khi đun
sôi 100oC trong 2 giờ 30 phút, tính kháng nguyên và khả năng ngưng kết, kết tủa
đều giữ nguyên (Đào Trọng Đạt, 1999). Ở nhiệt độ 120°C trong 2 giờ kháng nguyên
A mới bị phá hủy (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Kháng nguyên B: không chịu được nhiệt, ở 100 oC trong vòng 1 giờ chúng sẽ
bị phá hủy. Khác với kháng nguyên L, khi đun sôi kháng nguyên B chỉ mất tính
kháng nguyên nhưng vẫn giữ được khả năng ngưng kết và kết tủa (Đào Trọng Đạt,
1999).
Kháng nguyên F (Kháng nguyên bám dính)
Hầu hết các E. coli gây bệnh đều sản sinh một hoặc nhiều yếu tố bám dính,
chúng bám vào các cơ quan cảm nhận đặc hiệu trên tế bào biểu mô của màng nhày
và những lớp nhày kế cận. Những yếu tố bám dính này là phần phụ dạng lông kéo
dài từ vách tế bào vi khuẩn và được cấu tạo từ các tiểu đơn vị protein, trong nhiều
trường hợp, chúng hoạt động như một giá đỡ cho protein bám vào đầu các sợi vi
nhung. Yếu tố bám dính được phân lập bằng phản ứng huyết thanh học hay bằng
các cơ quan cảm nhận đặc hiệu, cơ quan cảm nhận đặc hiệu này làm ngưng kết

12


hồng cầu của nhiều loài gia súc khác nhau. Cách đặt tên cho các yếu tố bám dính rất
khác nhau. Ví dụ, yếu tố bám dính đầu tiên được phát hiện trên ETEC gây bệnh cho
heo được biết là kháng nguyên vỏ và đặt tên là K88 và K99. Danh pháp chuẩn hóa
hơn dựa vào hoạt tính huyết thanh học trong miễn dịch điện di chéo, ký hiệu là F
(Orskov và Orskov, 1983) và sử dụng cho đến ngày nay.
Mỗi loại kháng nguyên bám dính có các quyết định kháng nguyên tương
xứng, phù hợp với cấu trúc điểm tiếp nhận trên bề mặt của tế bào biểu mô nhung
mao ruột non của từng loại động vật hoặc từng lứa tuổi động vật như: F4 có E. coli
gây bệnh tiêu chảy cho heo con, F18 có ở E. coli gây bệnh phù đầu cho heo trước và

sau cai sữa, F5 có ở E. coli gây bệnh tiêu chảy cho bê nghé, F41 có ở E. coli gây
bệnh tiêu chảy cho trẻ em ... (Nagy, 1999).
Như vậy có bốn yếu tố bám dính quan trọng gây bệnh tiêu chảy trên heo là
F4 (K88), F5 (K99), F6 (987P) và F41. Chính yếu tố bám dính này cùng với độc tố
đã gây ra quá trình sinh bệnh do E. coli (Đào Trọng Đạt, 1999).
Lê Văn Tạo (1993) đã xác định được 36% chủng E. coli phân lập từ phân
heo con bị bệnh phân trắng mang F4. Trịnh Quang Tuyên (2003) đã xác định được
61,4% chủng E. coli gây tiêu chảy ở heo từ 1 – 21 ngày tuổi mang F4 và 40,2% E.
coli phân lập từ heo con 22 – 60 ngày tuổi bị bệnh phù đầu mang F18.
2.2.4 Sức đề kháng của vi khuẩn
Vi khuẩn E.Coli không hình thành nha bào nên sức đề kháng yếu, bị diệt ở
nhiệt độ 550C trong vòng 1 giờ, ở 600C sống được 15-30 phút (Lê Văn Tạo, 2006)
và chết ngay ở 1000C (Nguyễn văn Phước, 1970; Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
Các chất sát trùng như acid phenic, clorua thủy ngân, formol có thể diệt E.
coli trong vòng 5 phút, nhưng vi khuẩn đề kháng mạnh với sự sấy khô (Lê Văn Tạo,
2006). Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài, các chủng E. coli độc có thể tồn tại đến 4
tháng (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
E. coli nhạy với nhiều loại kháng sinh nhưng cũng tạo khả năng đề kháng
kháng sinh nhanh chóng ().

13


×