Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

KẾT QUẢ CHẨN đoán và điều TRỊ các BỆNH ở hệ TIÊU hóa của CHÓ tại BỆNH xá THÚ y TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LĂNG QUANG TUÂN

KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH Ở HỆ
TIÊU HÓA CỦA CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Kết quả chẩn đoán và điều trị các bệnh ở hệ tiêu hóa của chó tại
Bệnh xá Thú Y Trường Đại học Cần Thơ”
Do sinh viên: Lăng Quang Tuân MSSV: 3072618 thực hiện tại: Bệnh Xá Thú Y
Trường Đại học Cần Thơ. Từ ngày 4/01/2011 đến 15/3/2011.

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2011

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2011

Duyệt Bộ Môn

Duyệt giáo viên hướng dẫn



Nguyễn Dương Bảo

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2011
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ
Nhiệm Khoa, Bộ môn Thú Y Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Dương Bảo đã tận tình hướng dẫn, động viên,
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong học tập cũng như trong thời gian
tiến hành đề tài.
Cám ơn ban lãnh đạo Bệnh Xá Thú Y, các anh chị ở Bệnh Xá đã tạo điều kiện,
tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua.

LĂNG QUANG TUÂN

iii


MỤC LỤC
TRANG BÌA ................................................................................................................... i
TRANG DUYỆT ........................................................................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH..................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................... vii

TÓM LƯỢC ............................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 2
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ ......................................................... 2
2.1.1. Thân nhiệt .................................................................................................... 2
2.1.2. Nhịp thở........................................................................................................ 2
2.1.3. Nhịp tim........................................................................................................ 2
2.1.4. Màu sắc kết mạc........................................................................................... 2
2.2. SINH LÝ TIÊU HÓA CỦA CHÓ .......................................................................... 3
2.2.1. Tiêu hóa ở miệng .......................................................................................... 3
2.2.2. Tiêu hóa ở dạ dày ......................................................................................... 3
2.2.3. Tiêu hóa ở ruột non...................................................................................... 3
2.2.4 Tiêu hóa ở ruột già ........................................................................................ 4
2.3. HIỆN TƯỢNG NÔN VÀ RỐI LOẠN CÂN BẰNG NƯỚC- ĐIỆN GIẢI ........... 4
2.3.1. Hiện tượng nôn............................................................................................. 4
2.3.2. Hiện tướng rối loạn cân bằng nước-điện giải ............................................. 5
2.3.2.1 Hiện tượng mất nước ngoại bào ................................................................ 5
2.3.2.2 Hiện tượng tăng ngấm nước tế bào ........................................................... 5
2.4. CƠ CHẾ GÂY TIÊU CHẢY.................................................................................. 5
2.5. SỐT ......................................................................................................................... 6
2.6. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HỆ TIÊU HÓA CỦA CHÓ ....................... 6
2.6.1. Các nguyên nhân không truyền nhiễm ....................................................... 6
2.6.2. Các nguyên nhân do vi khuẩn, virus, protozoa .......................................... 7
2.6.2.1. Bệnh do Parvovirus.................................................................................... 7
2.6.2.2. Bệnh Carê .................................................................................................. 9
iv


2.6.2.3. Bệnh viêm ruột cấp do nhiễm khuẩn ......................................................14
2.6.2.4. Bệnh do giun móc .....................................................................................15

2.6.2.5. Bệnh lỵ do Amip .......................................................................................17
2.6.2.6. Bệnh lỵ do Giradia....................................................................................18
2.7. MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU
TRỊ ................................................................................................................................21
2.7.1. Dịch truyền...................................................................................................21
2.7.2. Thuốc chống nôn .........................................................................................21
2.7.3. Thuốc kháng sinh ........................................................................................22
2.7.4. Thuốc trị ký sinh trùng ...............................................................................24
2.7.5. Thuốc bổ trợ ................................................................................................25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.......................28
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ..........................................................................28
3.1.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm.................................................................28
3.2.2. Đối tượng thí nghiệm ...................................................................................28
3.2.3. Dụng cụ hóa chất ..........................................................................................28
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..........................................................................28
3.2.1. Phương pháp chẩn đoán ..............................................................................29
3.2.2. Điều trị bệnh .................................................................................................30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .....................................................................32
4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN CHÓ TẠI
BỆNH XÁ THÚ Y .......................................................................................................32
4.2. TẦN SUẤT XUẤT HIỆN TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG PHỔ BIẾN Ở CÁC
CA CHÓ BỊ BỆNH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA ..............................................................32
4.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT MÀU SẮC TRẠNG THÁI PHÂN.................................35
4.4. TỶ LỆ NHIỄM GIUN MÓC TRÊN CHÓ ...........................................................36
4.5. KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN BỆNH .........................................................................37
4.6. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ............................................................................................38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................41

v



DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Virus lây nhiễm chủ yếu ở tim và hệ tiêu hóa ................................................. 8
Hình 2. Virus gây bệnh ở hệ hô hấp, tiêu hóa, thần kinh ..........................................10
Hình 3. Phân lỏng đỏ có màng nhầy ............................................................................34
Hình 4. Chó đi phân kiết ..............................................................................................34
Hình 5. Phân lỏng đỏ ....................................................................................................35

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Thành phần một số dịch truyền .....................................................................21
Bảng 2. Phác đồ I điều trị bệnh Carê ..........................................................................30
Bảng 3. Phác đồ II điều trị kiết lỵ ................................................................................30
Bảng 4. Phác đồ III điều trị bệnh do Parvovirus .........................................................31
Bảng 5. Phác đồ IV điều trị bệnh do giun móc............................................................31
Bảng 6. Phác đồ V điều trị rối loạn tiêu hóa................................................................31
Bảng 7. Kết quả khảo sát tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa trên chó ....................................32
Bảng 8. Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng phổ biến ở chó bị bệnh
đường tiêu hóa ..............................................................................................................33
Bảng 9. Trạng thái màu sắc phân ................................................................................35
Bảng 10. Tỷ lệ nhiễm giun móc trên chó (n=161)........................................................36
Bảng 11. Kết quả định danh bệnh qua chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm phân .....37
Bảng 12. Tỷ lệ điều trị khỏi các bệnh đường tiêu hóa.................................................38

vii



TÓM LƯỢC

Đề tài được thực hiện từ ngày 4/01/2011 đến 15/3/2011, tại Bệnh Xá Thú
Y Trường Đại Học Cần Thơ. Trong quá trình thực tập thí nghiệm chúng tôi đã
tiến hành khảo sát 420 ca chó bệnh đươc các chủ nuôi đem đến khám, điều trị và
thu được một số kết quả, bao gồm : Qua kết quả hỏi bệnh và khám lâm sàng,
chúng tôi sơ bộ chẩn đoán được có 161 ca chó bị bệnh đường tiêu hóa chiếm tỷ
lệ 38,33%. Các triệu chứng lâm sàng phổ biến là: số ca có triệu chứng ói kết hợp
với tiêu chảy chiếm 80,75%, tiêu chảy máu (68,95%) và tiêu chảy không máu
(11,80%), ói (4,97%). Bệnh đường tiêu hóa thường xảy ra do virus (carê, do
Parvovirus), do ký sinh trùng, do ngộ độc thức ăn. Những ca do virus gây nên
thường có tỷ lệ chết cao, đặc biệt là bệnh carê. Nhìn chung, hiệu quả điều trị
bệnh đường tiêu hóa ở Bệnh Xá Thú Y đạt hiệu quả khá cao, tuy nhiên, hiệu quả
điều trị còn phụ thuộc vào sự kết hợp của cán bộ thú y và chủ vật nuôi.

viii


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, chó được con người thuần hóa và coi như là người bạn gần gũi, thân
thiện. Chó dễ nuôi, trung thành với chủ, các giác quan phát triển, thông minh, nhanh
nhẹn và có tính thích nghi cao với điều kiện sống khác nhau. Do vậy chó được nuôi
khắp nơi trên thới giới, phục vụ các mục đích khác nhau. Những năm gần đây, nền
kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao và cải thiện, do vậy
việc nuôi chó để giữ nhà, làm cảnh và làm kinh tế được quan tâm chú ý trong nhiều gia
đình.
Với sự gia tăng về số lượng và chủng loài, thì tình hình dịch bệnh trên chó cũng
ngày càng phổ biến, đa dạng và phức tạp hơn. Trong đó bệnh ở đường tiêu hóa xảy ra
với một tỷ lệ khá cao, do hệ tiêu hóa là một hệ thống mở hoàn toàn từ miệng đến trực
tràng, và đây cũng là con đường mầm bệnh dễ dàng tấn công. Do vậy, việc chẩn đoán

và điều trị bệnh đường tiêu hóa trên chó ở bệnh xá thú y rất phổ biến và quan trọng.
Đi từ thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Kết quả chẩn đoán và điều trị các
bệnh hệ tiêu hóa của chó tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ”
Đề tài được thực hiện với mục đích:
Thu thập sơ bộ các biểu hiện của bệnh đường tiêu hóa chó, từ đó làm cơ sở để
chấn đoán xác định bệnh tiêu hóa xảy ra trên chó.
Thông qua kết quả chẩn đoán lâm sàng trên chó để phân loại bệnh đường tiêu
hóa.
Xác định hiệu quả điều trị bệnh đường tiêu hóa trên chó tại Bệnh xá Thú y
trường Đại học Cần Thơ thông qua các phác đồ điều trị.

1


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ
2.1.1. Thân nhiệt
Thân nhiệt trung bình ở trực tràng: 38,5-390C
Chó con mới sinh, trong 2 tuần đầu không điều hòa được thân nhiệt. Chó sơ sinh
thân nhiệt dao động từ 35,6-36,10C, sau đó sẽ tăng lên 37,80C trong vòng một tuần
(Bunch và Nelson, 1982).
2.1.2. Nhịp thở
Chó con: 15-35 lần/phút. Chó trưởng thành: 10-35 lần/phút.
Tần số hô hấp tăng trong các trường hợp chó bị sốt, bị bệnh truyền nhiễm cấp
tính, bị thiếu máu nặng, cơ năng tuần hoàn bị trở ngại, các bệnh làm hẹp thể tích của
phổi, chó bị đau đớn.Tần số hô hấp giảm trong các trường hợp hẹp thanh quản, khí
quản, phế quản, trúng độc, bệnh gan nặng, chức năng thận bị rối loạn, liệt sau khi sinh,
hấp hối (Hồ Văn Nam,1982).
2.1.3. Nhịp tim
Chó con: 200-220 lần/phút

Chó trưởng thành: 70-120 lần/phút
Hệ tim mạch có liên quan chặt chẽ với các bộ phận khác trong cơ thể. Do vậy
khi tim mạch bị bệnh nó có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể và ngược
lại. Nhịp tim tăng: máu có nhiều CO2, thần kinh giao cảm hưng phấn, tuyến nội tiết bị
rối loạn. (ví dụ: tăng chất Thyroxin hay Adrenalin trong máu), nồng độ Ca ++ trong máu
cao. Nhịp tim giảm: trong trường hợp bệnh quá nặng, gia súc đã suy kiệt (Hồ Văn Nam
và ctv, 1997).
2.1.4 Màu sắc kết mạc
Bình thường kết mạc có màu hồng và không thấy được các mạch quản lớn. Sự
thay đổi màu sắc niêm mạc là do có sự thay đổi về hoạt động của hệ tuần hoàn, thành
phần máu và sự trao đổi khí CO2 ở phổi, hoặc do viêm cục bộ (Theo Trần Thi Minh
Châu, 2005).

2


Khám niêm mạc ngoài việc biết được niêm mạc có bệnh gì, còn có thể định
được tình trạng chung của cơ thể, tuần hoàn và thành phần máu, trao đổi khí CO2
ở phổi qua sự thay đổi của niêm mạc: khi con vật sốt cao, tim đập nhanh và mạnh
thì niêm mạc bị sung huyết và có màu đỏ, khi con vật có hội chứng hoàng đản thì
niêm mạc có màu vàng, khi thiếu máu niêm mạc có màu trắng nhợt. (Trần Thi
Minh Châu, 2005).
2.2. SINH LÝ TIÊU HÓA CỦA CHÓ
2.2.1. Tiêu hóa ở miệng
Chó dùng miệng và lưỡi lấy thức ăn, nếu là thức ăn thịt khối dùng răng
nanh để xé. Các loại thức ăn vào khoang miệng được nhai sơ bộ có nước bọt làm
ướt chuyển xuống dạ dày theo thực quản. Nước bọt có các muối vô cơ, các chất
hữu cơ, các men tiêu hóa như amylase thủy phân tinh bột (Phạm Sỹ Lăng và ctv,
2006).
2.2.2. Tiêu hóa ở dạ dày

Ở dạ dày thức ăn được tiêu hóa bằng hai quá trình cơ học và hóa học. Tiêu
hóa bằng hóa học chủ yếu là tác động của dịch vị. Dịch vị có các chất vô cơ HCl
(acid chlohydric), các chất hữu cơ, chất nhầy mucin, nguyên men Pepsinogen,
Prezurase, Lipase. Pepsinogen nhờ có HCl xúc tác biến thành pepsin hoạt động,
phân hủy các chất protid thức ăn thành polypeptid. Prezurase thường thấy ở dạ dày
con vật còn đang bú sữ, có tác dụng tiêu hóa đạm của sữa. Lipase phân hủy những
hạt mỡ đã nhũ tương hóa thành glycerol và acid béo (Phạm Sỹ Lăng và ctv, 2006).
HCl tác dụng biến pepsinogen thành pepsin hoạt động, ngăn thức ăn khỏi
lên men thối trong dạ dày, điều khiển đóng mở van hạ vị, gián tiếp kích thích tụy
tạng tiết dịch tụy. Kết quả thức ăn vào dạ dày chó, biến thành chất nhuyễn gọi là
dưỡng chất. Dưỡng chất gồm có những chất bột đã chín tiêu hóa dở tiếp tục tiêu
hóa ở dạ dày thành đường maltose. Chất protid vào dạ dạy được thủy phân thành
polypeptid và một số acid amin. Cũng ở dạ dày một số rất ít lipid được tiêu hóa
(Phạm Sỹ Lăng và ctv, 2006).
2.2.3. Tiêu hóa ở ruột non
Niêm mạc ruột non có 2 loại tuyến có nhiệm vụ tiết dịch ruột: Tuyến
Brunner, Liberkiihe.Dịch ruột mang tính kiềm (pH=7,4-7,7) gồm có các chất hữu
cơ và các chất vô cơ (chất nhầy, men maltase, lactase, saccharase, amylase…).
Tham gia tiêu hóa ở ruột non có gan và tụy tạng tiết dịch tụy gồm các chất vô cơ
và chất hữu cơ như: amylapsin nguyên men trysinogen men lipase và maltase. Gan
tiết mật tiêu hóa mỡ, mật trung hòa đường dưỡng chất để men trysin hoạt động,
3


mật sát trùng tránh lên men thối, làm tăng nhu động ruột, gan có nhiệm vụ phân
hủy và tổng hợp chất đường, tổng hợp ure, giải độc, tiêu hủy hay dự trữ mỡ, sản
xuất fibrinogen làm đông máu và heparin chống đông máu trong quá trình tuần
hoàn, sản xuất và tiêu hủy hồng cầu, dự trữ sắt, biến caroten thành vitamin A.
(Phạm Sỹ Lăng và ctv, 2006).
Ở ruột, protid được tiêu hóa theo quá trình phân giải của men trypsin.

Nguyên men trysinogen ở tụy mới tiết ra chưa hoạt động, nhờ có men
glycopeptide và tiếp tục biến polypeptide thành các acid amin (Phạm Sỹ Lăng và
ctv, 2006).
2.2.4. Tiêu hóa ở ruột già
Những chất còn lại chưa tiêu hóa hết ở ruột non bị tống xuống ruột già, tiếp
tục tiêu hóa nhờ các men từ ruột non cùng chuyển xuống. Ở ruột già còn có sự lên
men thối và sinh ra chất độc ở đây còn có quà trình tái hấp thụ nước và muối
khoáng, nên phân thường rắn và tạo khuôn thải ra ngoài.Phân gồm những chất cặn
bã của quá trình tiêu hóa thức ăn, các biểu mô của niêm mạc bong ra, các muối và
vi sinh vật….(Phạm Sỹ Lăng và ctv, 2006).
2.3. HIỆN TƯỢNG NÔN VÀ VÀ RỐI LOẠN CÂN BẰNG NƯỚC - ĐIỆN
GIẢI
2.3.1. Hiện tượng nôn
Nôn là phản ứng có tính chất bảo vệ cơ thể, là một động tác phản xạ phức
tạp. Nhờ nôn mà động vật đem chất có hại trong ống tiêu hóa thải ra ngoài (Trần
Cừ, 1975).
Cơ chế sinh nôn: khi chất hóa học kích thích, tác động lên ruột, dạ dày, hầu,
họng, màng nhày lưỡi. Nôn bắt đầu từ nhu động ngược của ruột đẩy chất chứa
trong ruột lên dạ dày. Sau đó nhờ sự co bóp của cơ dạ dày, vách bụng sườn cơ
hoành, cơ vòng thượng vị mở ra đẩy chất chứa trong dạ dày lên thực quản, nhu
động ngược của thực quản sẽ đẩy chất chứa này lên miệng ra ngoài. Xung động
thần kinh truyền về trung tâm nôn ở trong thần kinh phế vị, thần kinh lưỡi, hầu và
một số thần kinh khác. Trung tâm nôn nằm trong hành não ở đáy buồng não thứ
IV. Thần kinh phế vị và thần kinh giao cảm giúp điều hòa ruột, dạ dày, thực quản,
và một số thần kinh điều hòa cơ hoành, cơ vách ngực và bụng (Trần Cừ, 1975).
Trong khi nôn ngoài sự hưng phấn của trung tâm nôn còn có sự hưng phấn
của các trung tâm khác: hô hấp, tim mạch, tiết nước bọt. Động vật ăn cỏ và động
vật gặm nhắm rất ít khi nôn hoặc không nôn còn động vật ăn thịt và động vật ăn
tạp dễ phát sinh nôn. Khi đường tiêu hóa bị căng quá mức hoặc bị kích thích quá
4



mức, đặc biệt là ở dạ dày và tá tràng thì nôn sẽ xảy ra để tống thức ăn ở phần trên
đường tiêu hóa ra ngoài. Động tác nôn là do sức ép của cơ thành bụng lên dạ dày
phối hợp với sự mở đột ngột của các thắt thực quản làm cho thức ăn trong dạ dày
bị tống ra ngoài (Trần Cừ, 1975).
2.3.2. Hiện tượng rối loạn cân bằng nước-điện giải
2.3.2.1. Hiện tượng mất nước ngoại bào.
Hiện tượng mất nước ngoại bào là hiện tượng mất nước do thiếu nước và
muối với với đặc điểm chủ yếu là giảm thể tích huyết tương. Mất chất điện phân
ngoại bào gây giảm thể tích của khu vực ngoại bào có thể lên đến 30%. (Hồ Văn
Nam và ctv,1997)
Dấu hiệu lâm sàng: dầu hiệu đầu tiên là suy nhược, mệt mỏi, kiệt sức dẫn
đến tình trạng toàn thân sút kém. Khi khám da: lấy 2 ngón tay véo vào da, da nhăn
và lâu trở lại trạng thái cũ cho thấy tình trạng độ đàn hồi của da kém. Có xu hướng
bị xẹp mạch như huyết áp hạ, mạch yếu và hơi nhanh, hiệu số huyết áp giảm.
Nước tiêu chứa ít Clorua và Natri. Trong máu thường có dầu hiệu cô máu thể hiện
qua tăng thể tích huyết cầu, tăng hàm lượng protein huyết tương đồng thời tỷ trọng
và độ nhớt huyết tương tăng, giảm hàm lượng Clorua và Natri của huyết tương.
Hàm lượng urê trong máu tăng. (Hồ Văn Nam và ctv,1997)
2.3.2.2. Hiện tượng tăng ngấm nước tế bào
Hiện tượng tăng ngấm nước tế bào là hiện tượng quá nhiều nước tập trung
ở khu vực tế bào. Hiện tượng này ít xảy ra đơn độc mà thuộc phạm vi những rối
loạn cùng xảy ra một lúc của 2 khu vực ngoại bào và tế bào. (Hồ Văn Nam và
ctv,1997)
Cơ chế: giảm trương lực khu vực ngoài tế bào do tiết quá nhiều nước hoặc
mất những ion Na+ của khu vực ngoại bào dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu khu vực
tế bào nên làm cho nước bị hút từ nội mô đến tế bào. %. (Hồ Văn Nam và
ctv,1997).
2.4. CƠ CHẾ GÂY TIÊU CHẢY

Tiêu chảy là tình trạng tăng số lần đại tiện với tăng thể tích của khối lượng
phân, tăng mất nước và chất điện giải theo phân do tổn thương khả năng hấp thu
nước của ruột. Tiêu chảy xảy ra khi:

5


Tăng quá nhiều chất hấp thu, làm áp lực thẩm thấu trong ruột cao hơn trong
máu và tổ chức, sẽ kéo nước ra ngoài lòng ruột. Xảy ra khi có viêm ở ruột do các
nguyên nhân khác gây nên như nhiễm khuẩn, ngộ độc (Vũ Triều An, 1991)
.
Giảm hấp thu do rối loạn tiêu hóa. Lượng nước tiết dịch mỗi ngày trong
toàn bộ ống tiêu hóa có thể tăng lên đến 10 lit mà phần lớn được tái hấp thu tại
ruột. Vậy chỉ cần khả năng hấp thu của ruột giảm đi một phần thì lượng chất lỏng
có trong ruột cũng rất lớn (Vũ Triều An, 1991).
.
Tăng cơ bóp ruột do tăng các chất phải hấp thu hay do giảm hấp thu nên
lượng các chất có trong lòng ruột quá nhiều, sẽ kích thích ruột tăng co bóp nhanh
chóng đẩy các chất ra ngoài, gây nên tiêu chảy. Nhưng cũng có trường hợp hoàn
toàn do rối loạn co bóp của ruột như khi bị kích thích do viêm phúc mạc, u manh
tràng hay do rối loạn thần kinh như cường phó giao cảm. Khi này tình trạng tăng
co bóp có thể tăng tiết dịch, giảm hấp thu dẫn đến tiêu chảy (Vũ Triều An, 1991).
2.5. SỐT
Sốt là hiện tượng thân nhiệt trên mức bình thường. Các dấu hiệu thường đi
kèm với sốt là nhịp tim-mạch gia tăng, nhịp tim và nhịp thở tăng do mức biến
dưỡng trong cơ thể tăng. Thú có thể bỏ ăn, buồn nôn, khát nước, táo bón, nước
tiểu ít và mất nước. Sốt do nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc độc tố của vi
khuẩn) sẽ gây rối loạn chuyển hóa trong quá trình sốt do các chất gây sốt làm gia
tăng sự oxy hóa các chất đạm, chất bột đường và mỡ. Rối loạn biến dưỡng đạm
làm gia tăng urê thải ra. Sự oxy hóa mỡ không toàn làm cho nước tiểu có aceton

nên thú phải gia tăng nhịp thở để bớt CO2, lượng acid HCl trong cơ thể gia tăng do
nước tiểu ít được thành lập và việc bay hơi quá mức bị giảm. Kém ăn có thể gây ra
biến chứng thiếu sinh tố. (Đỗ Trung Giã, 2005)
Ý nghĩa của phản ứng sốt: giúp cơ thể tăng cường sức phòng thủ, sự tăng
nhiệt độ sẽ làm gia tăng sự hoạt động của bạch cầu, chúng thoát mạch dễ dàng vì
vậy hiện tượng thực bào xảy ra mạnh hơn. Sốt kích thích tủy xương sản xuất ra
nhiều bạch cầu nhất là bạch cầu đa nhân trung tính tăng gấp 2,3 lần bình thường
nhưng chúng thường ở dạng không trưởng thành. Đồng thời làm tăng tốc độ của
máu lên 4 lần để đưa nhanh bạch cầu tới nơi nhiễm khuẩn, sốt còn giúp cơ thể tăng
cường sản xuất kháng thể. Mức độ sốt mà cơ thể chịu đựng được cũng có thể làm
ngăn cản sức tăng trưởng của một số vi khuẩn và làm giảm độc lực của các độc tố
do chúng tiết ra (Đỗ Trung Giã, 2005).
2.6. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA CHÓ
2.6.1. Các nguyên nhân không truyền nhiễm

6


Chất độc: các hóa chất nông dược, thuốc tẩy giun sán, bã chuột lẫn các thức
ăn gây ngộ độc. Biểu hiện tiêu chảy, chảy nước dãi, nghiến răng, đau bụng, nôn
mửa, co giật, suy tim rồi chết.
Dùng thuốc kháng sinh lâu ngày gây tổn thương màng nhày niêm mạc ruột,
rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột… gây tiêu chảy.
Bội thực: chó ăn quá nhiều, quá nhanh, stress do thay đổi khẩu phần đột
ngột, quá nhiều chất béo có thể gây tiêu chảy cấp.
Dị ứng thức ăn: thức ăn có nhiều mảnh xương nhỏ không tiêu hóa gây
viêm ruột cấp.
2.6.2. Các nguyên nhân do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, protozoa
2.6.2.1. Bệnh do Parvovirus
Đây là một bệnh lây lan rất mạnh, gây thiệt hại nhiều chó. Thể hiện bằng

triệu chứng tiêu chảy nghiêm trọng, gây xuất huyết và hoại tử đường ruột hoặc
viêm cơ tim. Bệnh bắt đầu được chú ý từ năm 1978. (Nguyễn Văn Biện, 2001)
Parvovirus là nhóm virus có kích thước nhỏ, lây bệnh cho nhiều loài thú
(chó, mèo, chuột, lợn, trâu, bò). Parvovirus ở mỗi loài động vật khác nhau có
kháng nguyên khác nhau. Chúng có kích thước khoảng 18-24nm nhân chứa DNA
một sợi, capxit có 32 capsomer. Virus nhân lên và phát triển trong nhân tế bào vật
chủ (Phạm Sỹ Lăng và ctv, 2006). Parvovirus có khả năng tồn tại trong phân ở
nhiệt độ phòng khoảng trên 1 năm và trong đất nhiễm bẩn trên 5 tháng, virus đề
kháng với nhiều loại chất tẩy rửa và thuốc tẩy uế. Virus được thải ra ngoài từ chó
nhiễm bệnh (Mc Candlish, 1998).
- Đặc điểm
Bệnh tiêu chảy do Parvovirus có thể thấy ở 2 dạng (Nguyễn Văn Biện,
2001).
+ Dạng đường ruột: Chó ở các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng
thường thấy nhất từ 6 tuần tới 1 năm.
+ Dạng tim: dạng này thường xảy ra ở chó con 4-8 tuần tuổi. Bệnh
thường không kịp xuất hiện triệu chứng gì mà chỉ thấy chó chết thình lình.

7


- Triệu chứng
Dạng đường ruột: thường xảy ra ở chó 6 tuần tuổi đến 1 năm. Dạng này
phổ biến hơn cả. Lúc đầu chó còn ăn, chơi đùa, nhưng sau đó chó buồn bã, ăn ít
rồi bỏ ăn. Chó sốt, thông thường cơn sốt kéo dài từ khi bắt đầu chó mệt đến lúc
tiêu chảy nặng. Thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần. Chó tiêu chảy
nặng, lúc đầu tiêu lỏng, phân loãng và thối, sau đó tiêu ra máu. Thông thường
phân có màu hồng, thậm chí máu tươi. Chó gầy sút rất nhanh, bỏ ăn hoàn toàn sau
đó suy kiệt rồi chết (Phạm Ngọc Thạch, 2010).
Dạng tim: thông thường ở chó từ 4 – 8 tuần tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy

tim. Biểu hiện chính là chó thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím, gan
sưng, túi mật sưng – các biểu hiện ruột không rõ ràng – chó chết nhanh (Phạm
Ngọc Thạch, 2010).
.

Hình 1. Virus lây nhiễm chủ yếu ở tim và hệ tiêu hóa
( />
- Chẩn đoán
Rất khó phân biệt giữa bệnh carê và bệnh do Parvovirus, bởi vì cả 2 bệnh
này đều xảy ra ở chó con và tiêu chảy ra máu, nhưng 2 bệnh này có một số đặc
điểm khác nhau: trong bệnh carê phân thường có màu cà phê, còn bệnh do
Parvovirus phân thường có màu hồng. Bệnh carê có dấu hiệu thần kinh và các
mụn mủ ở da (Phạm Ngọc Thạch, 2010).
- Điều trị

8


Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể: truyền nước sinh lý hay sinh lý
mặn ngọt, hoặc dung dịch ringer lactate để chống hiện tượng suy sụp do tiêu chảy,
trợ sức bằng vitamin B1 (Phạm Ngọc Thạch, 2010).
Dùng thuốc chống nôn bằng Atropin sunfat 0,1%
Dùng thuốc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và bền vững thành mạch để
chống chảy máu: tiêm canxi clorua 10% và vitamin C, kết hợp tiêm vitamin K.
Thụt rữa ruột bằng thuốc tím loãng (0,1%) để thải chất độc ra ngoài.
Chống vi khuẩn bội nhiễm bằng kháng sinh như: Streptomycin,
Kanamycin, Penicillin….
- Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng vaccin: Chó con cai sữa nên được tiêm ngừa
vaccine sống nhược độc mỗi 2-3 tuần cho đến khi 16-18 tuần tuổi. Chó nên tiêm

ngừa nhắc lại hằng năm. Ở chó già thì sự đáp ứng miễn dịch với vaccine
Parvovirus thấp hơn chó non, chó trưởng thành (Clarence, 1986).
2.6.2.2. Bệnh carê
Bệnh carê gây tác hại trên nhiều hệ nhưng trên hệ tiêu hóa là nặng và rõ
nhất. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất của chó. Bệnh xảy
ra ở khắp nơi trên thế giới, giết hại rất nhiều chó không được tiêm phòng. Bệnh có
thể xảy ra trên tất cả các lứa tuổi chó nhưng tác hại nặng trên chó con. Các cơ
quan bị tấn công nhiều nhất là hệ tiêu hóa, hô hấp, da, thần kinh. (Nguyễn Văn
Biện, 2001)
Chó bệnh là nguồn lây lan chủ yếu, chó thải virus ra ngoài qua dịch mũi,
nước mắt, nước bọt, nước tiểu và phân, thức ăn, nước uống là nguồn tàng trữ
virus. Chó trưởng thành nhiễm virus nhưng không phát bệnh, mà trở thành nguồn
tàng trữ virus nguy hiểm nhất.( Vương Đức Chất – Lê Thị Tài, 2004)
- Đặc điểm
Carê là bệnh truyền nhiễm chủ yếu ở chó con do virus họ Paramycoviridae
gây bệnh hàng loạt trên chó, với các hội chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột, niêm
mạc và các nốt sài ở chỗ da mỏng (Phạm Ngọc Thạch, 2010).
Cuối thời kỳ bệnh thường có triệu chứng thần kinh. Sự kế phát của các vi
khuẩn cũ trú sẵn trong đường tiêu hóa, hô hấp thường làm cho bệnh trầm trọng
9


thêm, lúc đó bệnh thể hiện chủ yếu ở 2 dạng (viêm phổi và viêm ruột) (Phạm
Ngọc Thạch, 2010).
Bệnh xuất hiện nhiều khi do sự thay đổi thời tiết, đặc biệt ở những ngày
mưa nhiều, độ ẩm cao.
Đặc điểm và đặc tính của virus gây bệnh carê: virus có cấu trúc đa dạng có
thể là hình cầu hoặc hình sợi, đường kính khoảng 100-300 nm, có vỏ bọc xù xì với
những gai dài 9-15nm, bao quanh nucleocapside đối xứng hoặc xoắn ốc. Virus dễ
vô hoạt bởi môi trường ngoài nên khó lây lan gián tiếp. Trong môi trường lỏng,

virus rất dễ vô hoạt ở 560C trong 2-3 phút, ở 450C trong 10 phút, ở 370C trong 60
phút. Đối với các chất hóa học, virus dễ bị vô hoạt bởi những chất hòa tan lipid:
ether, chloroform. Với tia phóng xạ, virus dễ bị vô hoạt bởi tia cực tím, tia gamma
(Trần Thanh Phong, 1996).
Virus đề kháng kém với ánh sáng mặt trời và dễ cảm thụ bởi hầu hết các
chất kháng khuẩn như xà phòng (Thompson, 1998)

Hình 2. Virus gây bệnh ở hệ hô hấp, tiêu hóa, thần kinh
( />
- Triệu chứng
Biểu hiện bệnh rất đa đạng, tùy thuộc vào tuổi chó, tình trạng sức khỏe, chế
độ chăm sóc nuôi dưỡng và độc lực của mầm bệnh.
Đầu tiên chó xuất hiện các triệu chứng chung: chó mệt mỏi, ủ rũ ăn ít,
không thích vận động, lông xù, sau đó chó sốt (thân nhiệt tăng lên 40 – 41,50C
trong 24 – 48giờ). Lúc sốt chó bỏ ăn, mắt đỏ. Sau đó cơn sốt giảm xuống, thân

10


nhiệt trở lại bình thường, chó ăn ít tuy vẫn mệt, 3-4 ngày sau xuất hiện đợt sốt thứ
2 (cơn sốt thứ 2 kéo dài, thường kéo dài 3-4 ngày), chó rất mệt. Lúc này nhịp thở
tăng rõ, gương mũi khô, niêm mạc mũi, miệng, đường hô hấp viêm cata. Hiện
tượng viêm phổi và viêm ruột thể hiện rõ (chó thở khò khè, tiêu chảy, trong phân
có lẫn máu và niêm mạc ruột bong ra, làm cho phân có mùi tanh khẳm rất khó
chịu và phân có màu cà phê). Do chó không ăn và tiêu chảy, vì vậy chó bị gầy sút
nhanh chóng, hố mắt trũng sâu, bụng hóp, lông xơ xác, chó đi xiêu vẹo hay nằm
một chỗ. Mắt nhắm nghiền, hậu môn bẩn (Phạm Ngọc Thạch, 2010).
Một dấu hiệu khác thường thấy là sự xuất hiện các mụn mủ ở bụng, ngực,
háng, trong đùi. Các mụn mủ thường bằng các hạt đậu xanh, hạt gạo, lúc đầu đỏ,
sau bội nhiễm nên mềm ra có mủ. Khi vỡ ra các mụn mủ làm lông bết, ướt. Nếu

chó chết sớm, thường không thấy dấu hiệu thần kinh. Nếu bệnh kéo dài khoảng 10
ngày, chó xuất hiện triệu chứng thần kinh. Khi đụng phải vật cản, chó nổi cơn co
giật có khi sùi cả bọt mép (Phạm Ngọc Thạch, 2010).
Xác chết thường gầy, hố mắt trũng sâu, niêm mạc mũi, miệng viêm cata, đỏ
mộng sưng dầy lên, có nhiều chất nhớt, lỏng hay hơi đặc. Phổi viêm nặng có khi
có mủ, có khi viêm cả thùy, nhưng thường xuất huyết thành từng điểm bằng hạt
đậu, màu sẫm hoặc đỏ. Niêm mạc ruột, dạ dày có nhiều điểm huyết, có khi bị bào
mỏng, trong ruột chứa màu màu cà phê. Thành ruột có những điểm loét sâu màu
nâu sẫm. Lách sưng có nhồi huyết ở rìa. Gan sưng, xuất huyết, có khi xuất huyết
thành vệt, có khi thành những điểm bằng hạt đậu. Tim nhão, lớp vỏ vành tim đôi
khi bị xuất huyết. Niêm mạc bàng quang nhiều khi bị xuất huyết (Phạm Ngọc
Thạch, 2010).
- Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh carê dựa vào các triệu chứng như chất tiết ở mắt và mũi,
xáo trộn hô hấp với các biểu hiện ho, hắt hơi, viêm phổi. Trên hệ tiêu hóa gây rối
loạn tiêu hóa như ói, tiêu chảy. Trên da với các dấu hiệu viêm da, nổi những mụn
mủ ở vùng da mỏng, sừng hóa (keratin hóa) bàn chân, gương mũi. Trên hệ thần
kinh làm xáo trộn thần kinh gây co giật, bại liệt (Trần Thanh Phong, 1996).
- Điều trị
Đối với bệnh Carê thì không có thuốc đặc hiệu để điều trị, phương pháp
điều trị chủ yếu phụ thuộc vào chăm sóc nuôi dưỡng. Việc sử dụng kháng sinh chỉ
có tác dụng chống phụ nhiễm, kết hợp với biện pháp truyền dịch bằng dung dịch
sinh lý mặn ngọt và dung dịch Lactate Ringer nhằm duy trì cân bằng điện giải cơ
thể. Ngoài ra cần bổ sung dinh dưỡng cho con vật lúc bệnh (Remo Lobertti. 2003).

11


Các nhà khoa học đã thành công tạo kháng huyết thanh chống bệnh Ca rê
nhưng chỉ đạt hiệu quả khi mới chớm bệnh (sau 2 – 3 ngày nhiễm bệnh). Nên tiêm

kháng huyết thanh cho những con khỏe đã tiếp xúc với chó bệnh. (Vương Đức
Chất và Lê Thị Tài, 2004).
- Phòng bệnh
Có 2 biện pháp phòng bệnh cơ bản: phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng
và phòng bệnh bằng vaccin.
Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng.
Như tất cả các bệnh truyền nhiễm của chó , việc chăm sóc nuôi dưỡng cẩn
thận, vệ sinh chu đáo có vai trò quan trọng trong phòng bệnh.Khi phát hiện chó bị
bệnh Ca rê phải cách ly triệt để, các chất thải của chó bệnh phải được quét dọn, sát
trùng tiêu độc. (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004).
Phòng bệnh bằng vaccin.
Chó con được tiêm ngừa vaccine sống nhược độc có hiệu quả khi trong cơ
thể chúng không có sự can thiệp của kháng thể từ chó mẹ. Chó con được tiêm
ngừa vaccine sống nhược độc sau khi cai sữa (thường vào 6-9 tuần tuổi), và được
tiêm lặp lại ở 3-4 tháng tuổi (để chủng ngừa cho những con tiêm lần đầu không
hiệu quả do sự can thiệp của kháng thể từ mẹ) (Clarence, 1986).

12


Virus Distemper ở chó
Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp
Sao chép ở mô lympho của đường hô
hấp trên
Nhiễm virus vào máu (tế bào được kết hợp)
Đáp ứng miễn dịch chậm hoặc
không hiệu quả

Tấn công vào biểu mô
và mô thần kinh


Nhiễm trùng cận lâm
sàng

Tấn công và sao
chép rộng

Tấn công và sao
chép giới hạn

Bệnh nặng hay trung
bình

Bệnh nhẹ

Chết

Đáp ứng miễn dịch nhanh
chóng và hiệu quả

Bình phục hoàn toàn

Sống
Bình phục hoàn toàn

Bình phục hoàn
toàn

Mang di chứng thần
kinh


Diễn biến bệnh carê (Quinn & ctv, 1997)

13


2.6.2.3. Bệnh viêm ruột cấp do nhiễm khuẩn
Các vi khuẩn gây viêm ruột cấp tính như: Salmonnella, E.coli,
Clostridium,… những vi khuẩn này phát triển trong đường tiêu hóa gây ra bệnh.
Bệnh lây lan trực tiếp từ chó bệnh sang chó khác hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước
uống nhiễm mầm bệnh (Phạm Ngọc Thạch, 2010).
- Đặc điểm
Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi chó. Đặc biệt ở chó dưới 6 tháng tuổi thì
bệnh thường nặng với tỷ lệ chết cao hơn, có thể đến 90-100%. Chó trưởng thành
có sức đề kháng với bệnh cao hơn với tỷ lệ chết thấp hơn (45-50%) (Phạm Ngọc
Thạch, 2010).
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa (chó mắc bệnh là do ăn uống phải
thức ăn và nước uống có vi khuẩn gây bệnh).Chó nuôi trong điều kiện môi trường
bị ô nhiễm thì tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Chó thường bị bệnh nhiều trong các tháng
nóng có mưa ẩm ướt, tuy nhiên, bệnh vẫn xảy ra quanh năm. Cho đến nay, các nhà
khoa học ở nhiều nước đã xác nhận các vi khuẩn có thể gây ra viêm ruột cấp ở chó
là: (Phạm Ngọc Thạch, 2010)
Nhóm vi khuẩn thương hàn (các chủng Samonella enteritidis, S. paratiphi
A, B, S. murium)
Nhóm vi khuẩn E. Coli (thường do những E. Coli có kháng nguyên O và K
chiếm ưu thế)
Nhóm vi khuẩn yếm khí (Clostridium perfringens, Necrophorus)
Những vi khuẩn khác (Ngoài 4 nhóm vi khuẩn kể trên, một số vi khuẩn khác
cũng tham gia và quá trình gây viêm ruột của chó như Proteus vulgaris,
Klebsielle, Listeria monocitogenes).

- Triệu chứng
Trong 1-2 ngày đầu chó ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mỏi uống nước nhiều, thân
nhiệt tăng (39,5-400C), đặc biệt khi nhiễm khuẩn Samonella, Staphylococus và
Clostridium perfringens, chó sẽ sốt cao (40-410C) trong vài ngày (Phạm Ngọc
Thạch, 2010).

14


Sau đó chó nôn mửa liên tục, uống nước cũng nôn, tiêu chảy, phân đầu tiên
táo bón sau lỏng như nước, có màu xám vàng hoặc xanh xám, có lẫn dịch nhầy, có
mùi tanh khẳm. Chó tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Do nôn mửa và tiêu chảy liên
tục, chó bị mất nước và chất diện giải rất nhanh, và chết nhanh. Bệnh diễn biến
trong thời gian 2-4 ngày. Trước khi chết chó thường bị tụt nhiệt độ (chỉ còn 36370C), hạ huyết áp, tim đập nhanh 120 – 150 nhịp/phút. Giai đoạn này chó bị kiệt
sức không đi lại được, chỉ nằm một chỗ, phân lỏng rỉ ra hậu môn không kiềm chế
được và khi tiêm thuốc chó mất cảm giác đau. Nếu không được chửa kịp thời, tỷ lệ
chết rất cao 70-100% chỉ trong thời gian 2-4 ngày (Phạm Ngọc Thạch, 2010).
- Điều trị
Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau đây điều trị (Norfloxacin,
Enrofloxacin, Tetraxcylin, Steptomycin, Kanamycin, Biseptol) (Phạm Ngọc
Thạch, 2010).
Truyền dung dịch sinh lý mặn ngọt, hoặc mặn đẳng trương, hoặc dung dịch
Ringer lactate kết hợp với thuốc trợ tim, vitamin C vào tĩnh mạch.
Các dạng thuốc chống nôn Atropin sunfat 0,1%, Stugerol.
Dùng thuốc chống chảy máu vitamin K, Pamba.
Dùng thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần tiêu chảy: Termina, tanin.
2.6.2.4. Bệnh do giun móc
Bệnh giun móc ở chó là rất phổ biến và gây bệnh nặng trên chó nhất là chó
con. Ở nước ta đã phát hiện được 3 loài Ancylostoma caninum, A. braziliense,
Uncinaria stenocephala. Một số nơi ở nước ta tỉ lệ nhiễm bệnh giun móc rất cao,

có thể lên trên 70%. Đặc biệt chó trên 12 tháng tuổi tỉ lệ này có thể lên 96%
(Nguyễn Văn Biện, 2001)
- Đặc điểm
Bệnh giun móc là một trong những bệnh về giun tròn gây thiệt hại nhiều
nhất cho chó.Chó nhiễm bệnh giun móc biểu hiện các triệu chứng lâm sàng đặc
trưng: thiếu máu, viêm ruột cấp và mãn tính có kèm theo chảy máu ruột. Đặc biệt
chó non từ 2 – 4 tháng tuổi. Khi mắc bệnh thì chó chết với tỷ lệ cao (50 – 80%).
Bệnh giun móc xảy ra quanh năm ở chó, nhưng thường gặp nhiều nhất vào cuối
mùa xuân và mùa thu nước ta, là thời gian có mưa nhiều, ẩm ướt, thời tiết ấm áp.
(Phạm Ngọc Thạch, 2010)

15


Ancylostoma caninum ký sinh ở ruột non chó, mèo, hổ, báo. Ancylostoma
caninum thường sống ở không tràng, tá tràng hoặc kết tràng. Con đực dài 9-12mm,
con cái dài 10-20mm giun cái đẻ từ 7700-28000 trứng/ngày. Trứng hình bầu dục,
hay đầu thon đều, có lớp vỏ mỏng, trứng mới thảy ra bên ngoài có 8 tế bào phôi.
Khi chui qua da ấu trùng gây viêm da. Bước tiếp ấu trùng đến phổi rồi trở lên khí
quản, hầu để được nuốt vào ruột non, còn ở chó cái ấu trùng thường nằm nghỉ ở
cơ, chờ khi chó cái có thai ấu trùng sẽ hoạt động và truyền cho chó con qua sữa.
Sau 14-16 ngày ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành trong ruột chó. Thời
gian giun móc ký sinh trong ruột chó từ 43-100 tuần (Phạm Sỹ Lăng, 2006).
Uncinaria stenocephala nhỏ hơn Ancylostoma caninum chỉ dài trung bình
khoảng 9-12mm. Trứng theo phân ra ngoài, sau đó trứng sẽ phát triển thành ấu
trùng cảm nhiễm L3, từ đây ấu trùng có thểm xuyên qua da gây viêm da, hoặc
được chó ăn vào để đến ruột non và trưởng thành ở đây (Phạm Sỹ Lăng, 2006).
A. braziliense ký sinh ở ruột non chó mèo có khi ở người. Con đực dài 66,75 mm, con cái dài 7-10 mm, giun cái đẻ được 4000 trứng/ngày .Trứng giống
như Ancylostoma caninum, trứng mới thải ra bên ngoài có 8 tế bào phôi (Phạm Sỹ
Lăng, 2006).

- Triệu chứng
Chó bị bệnh giun móc có 2 thể: Cấp tính và mãn tính (Phạm Ngọc Thạch,
2010).
Thể cấp tính: thường thấy ở chó non khi cảm nhiễm nặng. Thể này làm cho
chó bệnh chết với tỷ lệ cao. Đặc biệt chó dưới 4 tháng tuổi có thể chết 60 – 100%.
Chó bệnh thể hiện nôn mửa liên tục, có khi nôn ra máu, bỏ ăn hoặc ăn rất ít, tiêu
chảy dữ dội, phân có lẫn máu màu cà phê, có dịch nhày và có mùi tạnh khẳm. Chó
thường chết do mất nước, mất nước nên rối loạn chất điện giải trong máu, trụy tim
mạch và kiệt sức.
Thể mạn tính: triệu chứng thể hiện bệnh mãn tính cũng giống như thể cấp
tính, nhưng thể hiện nhẹ hơn và thời gian dài hơn. Một tháng sau khi nhiễm ấu
trùng, chó thể hiện hội chứng thiếu máu, chảy máu ruột nhưng sau đến 2 – 3 tháng
những triệu chứng này mất dần. Trong điều kiện vệ sinh, chăm sóc chó được tốt,
dinh dưỡng đủ chất có thể làm cho chó khỏi bệnh hoàn toàn.
- Điều trị
Kết hợp tẩy giun, trị nhiễm trùng, trợ sức. (Nguyễn Văn Biện, 2001)

16


Thuốc tẩy giun có thể dùng Mebendazole, Levamisole, Pyrantel pamoate,
Fenbendazole, Dichlorvos, Dithiazanine.
Mebendazole là thuốc có hiệu quả nhất đối với giun móc, dùng 22 mg/kg
ngày uống một lần, uống trong 3 ngày. Thuốc không sử dụng cho mèo.
Levamisole 7mg/kg cho uống, hay tiêm dưới da.
Pyrantel pamoate 5mg/kg cho uống sau bữa ăn, lập lại sau 7 đến 10 ngày.
Kháng sinh chống nhiễm trùng thứ phát:
Tectracycline: 25 – 50 mg/kg, ngày ba bốn lần cho uống, hoặc dùng 7
mg/kg ngày 2 lần.
Kanamycin 10 – 12 mg/kg cho uống ngày 4 lần, hoặc 5 – 7,5 mg/kg tiêm

dưới da hay tiêm thịt ngày 2 lần.
Bồi dưỡng trợ sức: Vitamin K, truyền dịch.
- Phòng bệnh
Định kỳ 3 – 4 tháng kiểm tra phân chó một lần. Khi phát hiện thấy có trứng
giun móc thì phải tẩy ngay cho chó. Nếu không có điều kiện kiểm tra thì cứ 4
tháng tẩy giun cho chó 1 lần. Nuôi dưỡng chăm sóc chó chu đáo để nâng cao sức
đề kháng với bệnh dịch nói chung và bệnh giun móc nói riêng. Cho chó ăn uống
sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm mầm bệnh (ấu trùng giun móc) (Phạm Ngọc Thạch,
2010).
2.6.2.5. Bệnh lỵ do Amip
- Đặc điểm
Bệnh lỵ do Amip xảy ra ở tất cả các lứa tuổi của chó, nhưng thường gặp cấp
tính ở chó dưới 1 năm tuổi và thể mãn tính ở chó trưởng thành trên 1 năm tuổi.
Người mắc bệnh lỵ amip có thể lây sang chó, mèo và ngược lại. Chó bị bệnh mãn
tính là nguồn tàng trữ mầm bệnh và là nguồn lây lan cho chó khỏe mạnh (Nguyễn
Văn Biện, 2001)
- Triệu chứng
Trong thời kỳ ủ bệnh, chó thường kém ăn, di tiêu táo bón nhưng không tăng
nhiệt độ. Sau đó chó tiêu phân lỏng có màu vàng xám, có mùi tanh. Đặc biệt chó
17


×