Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ BỆNH TRÊN HỆ TIẾT NIỆU CỦA CHÓ, MÈO BẰNG PHƯƠNG PHÁP X QUANG TẠI BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.39 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN THÚ Y


TRƯƠNG PHÚC VINH

CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ BỆNH TRÊN HỆ
TIẾT NIỆU CỦA CHÓ, MÈO BẰNG PHƯƠNG
PHÁP X QUANG TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


Mã số: T2009-41

Cần Thơ - 2011

i


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa


i

Mục lục

ii

Danh sách ký hiệu, chữ viết tắt

vi

Danh sách bảng


vii

Danh sách hình

viii

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề


1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1

1.2 Yêu cầu

2

Chương 2 TỔNG QUAN


3

2.1 Giới thiệu về X-quang

3

2.1.1 Lịch sử ra đời X quang

3

2.1.2 Tính chất lý hóa của X quang


6

2.1.3 Sự cấu tạo nên hình X-quang

4

2.1.4 Ngun lý chẩn đốn X-quang

5

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phim đã chụp


6

2.1.6 Các nguyên nhân làm mờ ảnh X quang

6

2.1.7 Tác dụng sinh học của tia X đối với cơ thể

7

2.2 Thuốc cản quang đường niệu


ii

7


2.2.1 Một số loại thuốc cản quang đường niệu

7

2.2.2 Nguyên tắc bảo quản thuốc cản quang

9


2.2.3 Chỉ định

9

2.2.4 Tốc độ tiêm và liều dùng

9

2.2.5 Đường tiêm

9


2.2.6 Phản ứng trong chụp UIV

9

2.2.7 Mục đích

11

2.2.8 Chỉ định

11


2.2.9 Chống chỉ định

11

2.2.10 Chuẩn bị thú bệnh

12

2.2.11 Trình tự chụp UIV thơng thường

12


2.3 Cơ thể học hệ tiết niệu ở chó

13

2.3.1 Thận

13

2.3.2 Niệu quản

14


2.3.3 Bàng quang

15

2.3.4 Ống thoát tiểu (niệu đạo)

15

2.4 Một số bất thường hệ niệu

15


2.4.1 Thận

15

2.4.2 Niệu quản

20

2.4.3 Bàng quang

21


2.4.4 Niệu đạo (Ống thốt tiểu)

23

2.5 Một số cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.5.1 Trong nước

23
23

iii



2.5.2 Nước ngoài

24

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

3.1 Thời gian và địa điểm


25

3.1.1 Thời gian

25

3.1.2 Địa điểm

25

3.2 Vật liệu


25

3.2.1 Trang thiết bị dụng cụ

25

3.2.2 Hóa chất

27

3.2.3 Thú khảo sát


27

3.3 Nội dung nghiên cứu

27

3.4 Phương pháp tiến hành

27

3.4.1 Hướng chẩn đốn lâm sàng


27

3.4.2 Chụp X-quang khơng sửa soạn

29

3.4.3 Chụp X-quang có sửa soạn

30

3.5 Chỉ tiêu theo dõi


32

3.6 Phương pháp xử lý số liệu

32

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

33

4.1 Xác định tình hình bệnh hệ tiết niệu trên chó mang đến khám và
điều trị lần đầu tại Bệnh xá Thú Y, Đại học Cần Thơ.


33

4.1.1 Tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu

33

4.1.2 Tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu theo
giới tính

33


4.1.3 Tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu theo
giống

34

iv


4.1.4 Tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu theo
lứa tuổi

35


4.2 Kết quả chụp X-quang không sửa soạn

36

4.3 Kết quả chụp X-quang có sử soạn

42

4.4 Xác định tình hình bệnh hệ tiết niệu trên mèo mang đến khám và
điều trị lần đầu tại Bệnh xá Thú Y, Đại học Cần Thơ.


49

4.4.1 Tỷ lệ mèo có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu

49

4.4.2 Kết quả chụp x-quang không sửa soạn trên mèo

49

4.4.3 Kết quả chụp x-quang có sửa soạn trên mèo
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


53

5.1 Kết luận

53

5.2 Hạn chế và đề nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO


55

PHỤ LỤC

57

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Giải thích nghĩa

KUB

Kidney Ureter Bladder

UIV

Urographie Intra Veineuse


vi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

1


Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý trên hệ thống tiết niệu

33

2

Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý trên hệ thống tiết niệu theo giới tính

33

3


Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý trên hệ thống tiết niệu theo giống

34

4

Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý trên hệ thống tiết niệu theo lứa tuổi

35

5


Tỷ lệ hiện hình của các cơ quan hệ tiết niệu khi dùng thuốc cản
quang

36

6

Tỷ lệ hiện hình trong kỹ thuật chụp theo chiều thế

37


7

Tỷ lệ phát hiện bệnh lý trong kỹ thuật chụp theo chiều thế khơng
cản quang

38

8

Tỷ lệ hiện hình của các cơ quan hệ tiết niệu theo thời gian.

42


9

Tỷ lệ phát hiện bệnh lý trong kỹ thuật chụp có sửa soạn

43

10

Tỷ lệ mèo có bệnh lý lâm sàng đường niệu

49


11

Tỷ lệ hiện hình của các cơ quan hệ tiết niệu khi khơng dùng thuốc
cản quang trên mèo

49

12

Tỷ lệ hiện hình của các cơ quan hệ tiết niệu theo thời gian


51

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang


1

Thuốc cản quang Xenetix

8

2

Thận chó bình thường, sử dụng 400mg iodine/kg thể trọng tiêm tĩnh
mạch sau 10 giây


14

3

Máy X quang tại Bệnh Xá Thú Y

25

4

Mặt trước máy X quang


26

5

Chiều thế trong kỹ thuật chụp X quang hệ tiết niệu

31

6

Sỏi bàng quang và niệu đạo thế nghiêng (không sửa soạn)


39

7

Thế thẳng không phát hiện sạn (không sửa soạn)

39

8

Sỏi bàng quang thế nghiêng (không sửa soạn)


40

9

Sỏi bàng quang thế thẳng (không sửa soạn)

40

10

Sỏi bàng quang, thế nghiêng (không sửa soạn)


41

11

Sỏi bàng quang được mổ lấy ra

41

12

Thế thẳng UIV


44

13

Thế thẳng UIV, thận phải mất chứ năng

44

14

Thế thẳng UIV bờ thận trái biến dạng


45

15

Thế thẳng UIV, đa niệu, 5 phút

45

16

Thế thẳng UIV, thiểu niệu 30 phút


46

17

Thế thẳng UIV, dãn niệu quản

46

18

Thế thẳng UIV, 30 phút, bờ bàng quang bình thường


47

19

Thế thẳng UIV, sỏi bàng quang

47

20

Sỏi không cản quang được mổ lấy ra


48

viii


21

Thế nghiêng UIV, 30 phút, bờ bàng quang bình thường

48

22


Thế nghiêng UIV, 30 phút, bờ bàng quang biến dạng

48

23

Thế nghiêng (không sửa soạn)

50

24


Thế nghiêng (không sửa soạn)

50

25

Thế thẳng UIV, 5 phút

51

26


Thế thẳng UIV, 5 phút

52

27

Thế thẳng UIV, 15 phút

52

28


Thế nghiêng UIV, 30 phút

52

ix


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời đại ngày nay khi cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu
cầu về tinh thần là vơ cùng to lớn. Ở các nước phát triển để đáp ứng nhu cầu đó, việc

ni thú tiêu khiển, đặc biệt là chó, mèo đã phát triển từ lâu và chúng đã dần trở thành
người bạn thân thiết của con người.
Ở nước ta trong những năm gần đây trào lưu này đang ngày càng phát triển. Để đáp
ứng nhu cầu về thú y cho thú kiểng, nhiều trung tâm điều trị bệnh chó, mèo đã và
đang hình thành, tuy nhiên rất ít nơi có đủ phương tiện chẩn đốn bệnh nhằm nâng cao
điều trị hiệu quả. Một trong những phương tiện chẩn đoán phi lâm sàng quan trọng là
phương pháp chẩn đoán X quang. Ở Việt Nam, kỹ thuật X quang chỉ mới được đưa
vào ứng dụng trong thú y những năm gần đây, cho nên có rất ít tài liệu và cơng trình
nghiên cứu về X quang trên chó.
Bệnh lý ở hệ tiết niệu là bệnh lý thường gặp trong điều trị bệnh chó mèo, đặc biệt là
các bệnh lý như sỏi ở hệ tiết niệu, suy thận mãn,.. cũng như những dị tật bẩm sinh, tuy
nhiên phần lớn những bệnh lý này chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng.

Để chẩn đốn sớm và chính xác bệnh lý hệ tiết niệu, đưa ra phác đồ điều trị đúng lúc
nhằm nâng cao hiệu quả điều trị thì các xét nghiệm và thăm dị hổ trợ giữ vị trí rất
quan trọng, trong đó phải kể đến những thăm dị hình ảnh và chức năng của hệ tiết
niệu bằng kỹ thuật X quang. Việc ứng dụng X quang trong các trường hợp này là điều
hết sức quang trọng trong cơng tác chẩn đốn và điều trị.
Với mục đích tìm hiểu vai trị của X quang trong chẩn đoán bệnh trên hệ tiết niệu của
chó, mèo sưu tầm và đúc kết những kinh nghiệm chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật X
quang. Được sự đồng ý của Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành đề tài “Chẩn đoán một số bệnh
trên hệ tiết niệu của chó, mèo bằng phương pháp X-quang tại Bệnh Xá Thú Y
Trường Đại Học Cần Thơ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá tình hình bệnh tiết niệu trên chó và xây dựng hình ảnh hệ tiết niệu bình
thường và các dạng bệnh lý bằng kỹ thuật X-quang để làm tư liệu giảng dạy, tăng độ
chính xác trong chẩn đốn và diều trị.

1


1.3 Yêu cầu
- Đánh giá và xác định tỷ lệ bệnh trên hệ tiết niệu chó tại Bệnh xá thú y, trường Đại
Học Cần Thơ.
- Thực hiện chụp X-quang trên chó ngẫu nhiên và chó có bệnh lý hệ tiết niệu bằng các
kỹ thuật chụp khơng sửa soạn và có sửa soạn.

- Thực hiện chụp X-quang trên mèo ngẫu nhiên bằng các kỹ thuật chụp khơng sửa
soạn và có sửa soạn
- Phân loại các dạng bệnh lý qua hình ảnh X-quang.

2


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về X-quang
2.1.1 Lịch sử ra đời X quang
X Quang được phát minh vào năm 1895 do nhà vật lý học người Đức Wihelm
Roentgen, trong khi nghiên cứu “hiện tượng phóng điện trong khơng khí loãng”.

Trong thời gian nghiên cứu, Roentgen nhận ra rằng “tia đặc biệt này có khả năng
xuyên qua giấy, gỗ, vải, cao su, phần mềm của cơ thể…nhưng không đi qua được kim
loại, nhất là những kim loại có chứa nguyên tố nặng như xương. Mặt khác, nó khơng
bị ảnh hưởng bởi từ trường hay điện trường và làm cho không khí trở nên dẫn điện
hiện lên phim ảnh...”
Ngày 23/1/1896, Roentgen trình bày báo cáo khoa học tại Hội Đồng Vật lý –Y khoa
trường Đại Học Tổng hợp Wurtzbourg trước các nhà khoa học hàng đầu về Vật lý và
Y khoa của nước Đức. Báo cáo của ông thực sự được đánh giá cao. Để chứng minh
ông đề nghị được chụp ảnh bàn tay giải phẩu tài ba của các bác sĩ Lolliker bằng X
quang.
Tháng 2/1896, tại Paris, nhà vật lý Oudin và bác sĩ Barthelemy đã thực hiện X quang
tại nhà. Dựa vào nguyên lý của Roentgen, họ đã chế tạo máy chiếu X quang đầu tiên

trên thế giới. Cũng tại Paris, bác sĩ Antoine Beclere đã chiếu X quang cho người đầu
bếp của mình. Ơng nhận thấy phổi bà có nhiều chỗ bị mờ, hỏi ra mới biết trước đó bà
bị ho ra máu. Đó là trường hợp chẩn đoán bệnh qua X quang đầu tiên trong lịch sử y
học thế giới.
Sau đó bác sĩ chuyên khoa miễn dịch nổi tiếng B. Antoine đã soạn thảo bộ giáo trình:
Chuyên khoa X quang chẩn đoán và điều trị bệnh trong nội tạng người. Giáo trình ấy
được giảng dạy và tồn tại cho đến nay.
Năm 1901, Roentgen được trao giải Nobel về Y học, trở thành người đầu tiên trên thế
giới được nhận giải Nobel.
Ngày 10/2/1923, Wihelm Roentgen qua đời nhưng niềm vinh quang của ơng để lại
trong lịng mọi người thì cịn mãi. Tìm ra tia Roentgen đồng nghĩa với việc mang lại
niềm hạnh phúc to lớn cho nhiều người bệnh, nhất là bệnh lao, căn bệnh hiểm nghèo

nhất thời bấy giờ ( />2.1.2 Tính chất lý hóa của X quang
Tính chất vật lý của X quang bao gồm tính chất quang học và tác dụng phát quang.
Tính chất quang học: tia X truyền theo một đường thẳng với tốc độ khoảng
300000km/s. Càng xa nguồn phát xạ cường độ tia X giảm dần theo bình phương
khoảng cách. Cũng như ánh sáng, tia X có hiện tượng khúc xạ, phản xạ, nhiễu xạ và
3


phân cực nhưng chỉ xảy ra trong những điều kiện đặc biệt (do bước sóng tia X lớn hơn
bước sóng ánh sáng nhiều).
Tác dụng phát quang: dưới ảnh hưởng của quang tuyến X một số chất phản xạ tia sáng
với bước sóng đặc biệt tùy theo chất bị chiếu sáng. Nhiều chất trở nên huỳnh quang

dưới kích thích của quang tuyến X như: Clorua, Na, Ba, Mg, Li... và các muối uran có
chất trở nên sáng như Tungstang Cd, platino-Cyanua Bari, các chất này dùng để chế
tạo màng huỳnh quang dùng khi chiếu X quang (Nguyễn Văn Hanh, 2001).
2.1.3 Sự cấu tạo nên hình X-quang
Theo Khương Trần Phúc Nguyên (2006), Hình X-quang là những bóng của các bộ
phận trong cơ thể chiếu trên một mặt phẳng với một số đặc tính như sau:
Hình lớn hơn vật: vật ở xa màng chiếu hoặc xa phim chừng nào thì hình sẽ to ra chừng
ấy, do vậy khi chụp cần để thú bệnh ở sát phim. Đối với những cơ quan sâu bên trong
(tim, gan…) không thể áp sát phim khi chụp, nên đưa bóng ra xa và tăng thời gian
chụp dài hơn. Người ta tính rằng nếu để bóng xa phim 2m thì những vật cách phim
10cm lớn lên khơng đáng kể.
Hình hơi mờ khơng thật rõ: có nhiều ngun nhân gây mờ ảnh như mờ hình học, mờ

do bệnh nhân, mờ do tác động của những tia thứ. Ngoài ta, mờ cịn do hình bị méo mó
và chồng lên nhau.
Một phim chụp X quang có một thang đậm độ khác nhau đi từ màu trắng đến màu
đen. Những đậm độ khác nhau này là kết quả của sự hấp thu khác nhau của tia X khi
đi xuyên qua môi trường.Với một chiều dày như nhau, hiện tượng hấp thu phụ thuộc
vào khối lượng nguyên tử của môi trường tia xuyên qua.
+ Độ đậm kim loại: gồm các kim loại
+ Độ đậm calci: gồm xương và các thuốc cản quang như iod, BaSO4.
+ Độ đậm mỡ: gồm mô tế bào dưới da và mô mỡ bao quanh các cơ quan.
+ Độ đậm nước: gồm nhu mô các phủ tạng, cơ, gân, dây chằng, màng xương,
mạch máu, dịch não tủy, dịch mật.
+ Độ đậm khí: gồm các cấu trúc chứa khí như khí quản, phế quản, phế nang,

xoang mặt, nột số đoạn ống tiêu hóa (Khương Trần phúc Nguyên, 2006)

4


Tóm lại, độ đậm của cơ thể động vật như sau:
Độ
cản
quang
giảm
dần


Trắng (sáng)
Kim loại
Calci
Nước (mơ mềm)
Mỡ
Khí
Đen (mờ)

2.1.4 Ngun lý chẩn đốn X-quang
Chẩn đoán X-quang là phương pháp dùng tia Rơngen để khám trên cơ thể. Những
phương pháp đó căn cứ trên tính chất đâm xuyên sâu của quang tuyến X và sự hấp thụ
quang tuyến X ở các mức độ khác nhau của các phân tử trong cơ thể.

Các mô hấp thụ quang tuyến X ít nhiều khác nhau nên nó sẽ tạo ra những hình Xquang nhạt hay đậm (Hồng Kỷ, 2001).
Kỹ thuật đọc phim X-quang: gồm 3 bước
Bước 1: Người bác sĩ cần nắm rỏ lịch sử bệnh thật chi tiết của thú để có những đánh
giá thích hợp.
Bước 2: Khám thể chất thú để có những dấu hiệu lâm sàng cần thiết chứng tỏ lý do tại
sao phải chụp X-quang, khẳng định sự phù hợp với kết quả trên phim.
Bước 3: Kỹ thuật chụp X-quang đúng. Cần phải biết rằng những biến đổi trên phim Xquang là những biến đổi từ một vật thể có kích thước khơng gian ba chiều trở thành
một ảnh hai chiều trên một mặt phẳng nhưng phải được mô tả như một vật thể ở
không gian ba chiều (Kealy,1987)
Phương pháp đọc phim X-quang
Bước 1: Nhận dạng sơ lược các cấu trúc bình thường trên phim từ đó phát hiện những
bất thường theo thứ tự từ da vào trong cơ thể, từ trên xuống và từ phải sang trái. Lưu ý

những đường nét tạo nên độ cong sinh lý theo từng giống thú như độ cong sinh lý của
cột sống, xương cánh tay đùi, dạ dày,…
Bước 2: Mơ tả chi tiết và giải thích những bất thường được nhìn thấy
Bước 3: Nêu lên sự tương quan giữ hình ảnh trên phim với các dấu hiệu lâm sàng và
kết quả các chẩn đoán hổ trợ khác để có một sự khẳng định chính xác.
Bước 4: Dự kiến những chẩn đoán sơ bộ.

5


2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phim đã chụp
Thời gian phát tia: thời gian càng dài số lượng tia X phát ra càng nhiều, đối với những

bộ phận dày của cơ thể như cột sống, bụng, sọ, thời gian chụp phải dài. Đối với con
vật cử động nhiều thì cần chụp thời gian ngắn.
Điện thế Kv: điện thế càng cao bước sóng càng ngắn và sức đâm xuyên càng mạnh.
Sức đâm xuyên của tia X càng mạnh thì thời gian càng phải chính xác, ngược lại nếu
chụp với sức đâm xuyên thấp thì hình rõ, đẹp vì sự chênh lệch thời gian chụp ảnh ít
ảnh hưởng đến phim.
Cường độ tia X: cường độ càng tăng thì số lượng tia X càng nhiều
Khoảng cách giữa đối âm cực và phim
Bề dày của phủ tạng được chụp: tùy theo bề dày của con vật mà có thơng số phù hợp.
Tỷ trọng các bộ phận cơ thể cần chụp: ví dụ phổi chứa nhiều hơi nên tia X xuyên qua
dễ dàng, do đó điện thế, cường độ thấp và thời gian chụp ngắn. Chụp bụng không sửa
soạn cần điện thế, cường độ cao và thời gian chụp dài hơn vì trong bụng nhiều phủ

tạng có tỷ trọng lớn.
Cấu tạo bộ phận cần chụp: tùy theo bộ phận mà ta có điện thế và cường độ phù hợp, ví
dụ khi chụp cột sống lưng thì cần chụp điện thế cao hơn chụp kiểm tra phổi và tim.
Phẩm chất của phim: Phim quá hạn hoặc mốc làm cho độ mờ tăng lên.
Phẩm chất của bóng và tiêu điểm: bóng củ, kính khơng trong suốt và các cực dễ bị hao
mịn do đó Kvp phải tăng lên.
Phẩm chất và nhiệt độ của thuốc tráng phim: thuốc cũ để lâu có tác dụng ít và chậm
nên làm vàng phim nếu ngâm quá lâu. Thời tiết nóng, lạnh cũng ảnh hưởng đến chất
lượng phim.
Phim được rõ và đẹp: phụ thuộc vào màng chắn tia X, ống khu trú và lưới chống mờ
cố định hoặc di động (Nguyễn Văn Hanh, 2001).
2.1.6 Các nguyên nhân làm mờ ảnh X quang

Hình mờ do tác dụng của tia thứ
Hình bị méo mó do vị trí của vật xa tia thẳng góc của nguồn tia X
Hình chồng lên nhau do cơ quan xếp chồng lên.
Ngoài ra, những hạt chất huỳnh quang hay màn chiếu của tấm tăng quang không thật
nhỏ.
Điều chỉnh Kvp khơng thích hợp.
Con vật cử động (Hồng Kỷ, 2001).
6


2.1.7 Tác dụng sinh học của tia X đối với cơ thể
Mỗi tế bào, cơ quan, bộ phận trong cơ thể có thể chịu ảnh hưởng của tia mức độ nào

đó, nếu q độ an tồn thì tác hại sẽ xảy ra.
Đối với thú hay người cầm cột thì ít chịu tác hại của tia X vì chỉ tiếp xúc với tia X
nhất thời.
Nếu tiếp xúc lâu năm và không có bảo hộ an tồn thì sẽ có nguy hiểm, đặc biệt là
khơng có dấu hiệu nào báo trước sắp xảy ra tác hại cho cơ thể. Các liều phóng xạ sẽ
tích lại dần đến một lúc nào đó sẽ gây tác hại. Do đó, nhân viên X quang và những
người và vật tiếp xúc lâu ngày phải hiểu rõ và ý thức đề phịng phóng xạ.
2.2 Thuốc cản quang đường niệu
2.2.1 Một số loại thuốc cản quang đường niệu:
Một số nhãn hiệu thuốc cản quang đang được sử dụng trên thị trường hiện nay:
Urografine 76% (Sodium Diatrizoate/Meglumine Diatrizoate), Ultravist của hãng
Schering.

Telebrix (Ioxitalamic acid), Xenetix (Iobitridol), Hexabrix của hãng Guerbet.
Iobrix 300 (Iohexol), Iobrix 350, Pamiray 300 (Iopamidol), Pamiray 350 của hãng An
Phát.
Thuốc cản quang Xenetix
Thành phần: 100ml dung dịch Xenetix 300 có chứa lobitridol 65,81g tương đương
với 30,00g Iốt.
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
Qui cách đóng gói: Lọ thủy tinh chứa 50 ml thuốc.
Phân loại dược điều trị: Thuốc cản quang dùng trong chụp X quang hệ thống tiết niệu
và chụp mạch máu.
Chỉ định: Dùng cho cả trẻ em và người lớn: Chụp niệu tĩnh mạch, chụp Điện toán cắt
lớp não và toàn thân, chụp động mạch, chụp đoạn mạch máu qua đường tĩnh mạch

theo phương pháp kỹ thuật số, chụp tim mạch.
Chống chỉ định: Khơng có chống chỉ định tuyệt đối về sử dụng chất cản quang triiodine cho người. Do chưa có đủ tài liệu chứng minh vì vậy chống chỉ định Xenetix
trong chụp X quang tủy sống.
Thận trọng: Cũng như tất cả các thuốc cản quang có iốt khác, loại thuốc cản quang tan
trong nước không phân cực 3 iốt có thể gây ra các phản ứng không dung nạp từ nhẹ
đến nặng hoặc gây tử vong, những phản ứng này thường xảy ra sớm, nhưng đôi khi
7


muộn. Cẩn thận trong khi dùng thuốc trong những trường hợp sau: Có tiền sử dị ứng
với iốt, đặc biệt là với thuốc cản quang trong những lần chụp X quang trước, dị ứng
với thuốc và thức ăn, chứng phát ban, eczema, hen, sốt do dị ứng. Người bị suy gan

thận nặng
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác: Thận trọng khi dùng với:
-

Thuốc lợi tiểu: Nếu bị mất nước cho dùng thuốc lợi tiểu, dễ có nguy cơ suy
thận cấp, đặc biệt khi dùng liều cao thuốc cản quang

-

Metformin: Dễ nhiễm axit lactic do suy thận chức năng khi chụp X quang cho
những bệnh nhân tiểu đường. Nên ngưng điều trị metformin 48 giờ trước khi
chụp và có thể dùng lại sau khi chụp 2 ngày.


Cách dùng:
-

Liều dùng: Liều dùng tùy thuộc vào kỹ thuật chụp và vùng cơ thể được chụp,
đồng thời tùy thuộc vào cân nặng và chức năng của từng người nhất là khi chụp
cho trẻ em. Liều dùng cụ thể do bác sĩ chuyên khoa X quang quyết định.

-

Đường dùng: Dùng thuốc theo đường mạch máu. Trong khi chụp X quang ln
ln phải có sự theo dõi của bác sĩ.


Các tác dụng không mong muốn: Cảm giác nóng, tác dụng khơng mong muốn hiếm
khi xảy ra: nơn, buồn nơn, bốc hỏa. (NSX)

Hình 1: Thuốc cản quang Xenetix
/>
8


2.2.2 Nguyên tắc bảo quản thuốc cản quang
Không tiếp xúc với tia xạ.
Nhiệt độ từ 8 – 100C. Hâm nóng lên 35 – 370 C trước khi tiêm.

Theo dõi hạn dùng.
2.2.3 Chỉ định
Loại thuốc cản quang có áp suất thẩm thấu cao: cho các bệnh nhân thường.
Loại thuốc cản quang có áp suất thẩm thấu thấp: cho các bệnh nhân thuộc nhóm có
nguy cơ và chụp mạch vành.
2.2.4 Tốc độ tiêm và liều dùng
Một số tác giả đề nghị tiêm thuốc cản quang trong 1 – 3 phút hoặc lâu hơn nhằm cố
gắng hạn chế tác dụng phụ như nóng bừng mặt, buồn nôn, nôn. Tuy nhiên, theo
Robert R. Hattery và cộng sự cho thấy tiêm thuốc cản quang nhanh (ngắn hơn 30
giây) không làm gia tăng các phản ứng nặng.
Liều thuốc cản quang tùy thuộc vào nồng độ thuốc, khoảng 1 – 1,5 ml/kg thể trọng.
Thông thường, dùng 20 – 30 g iode cho mỗi bệnh nhân trưởng thành (100 ml thuốc

với nồng độ 300 mg/ml tương đương 30 g iode).
Tổng liều thuốc cản quang trong 24 giờ không được vượt quá 60 g Iode.
Nguy cơ thuốc cản quang gây độc cho thận từ 3% – 7%.
2.2.5 Đường tiêm
Đường tĩnh mạch chân trước là đường tiêm thuốc cản quang tốt nhất, hay tiêm vào
tĩnh mạch cổ ngoài, rất hiếm khi dùng đường dưới da.
2.2.6 Phản ứng trong chụp UIV
Các dạng phản ứng:
Các phản ứng với thuốc cản quang bao gồm:
∙ Các phản ứng dị ứng (phản vệ).
∙ Các phản ứng thần kinh.
Các phương pháp thử phản ứng (test) iode:

∙ Test của Dolan (1940): Nhỏ 1 – 2 ml thuốc cản quang dưới lưỡi bệnh nhân 10 phút
(dặn bệnh nhân để ngun, khơng nuốt thuốc). Test dương tính khi bệnh nhân có cảm
giác lưỡi sưng lên, mơi tê.
∙ Test của Anterman: tiêm 0,5 ml thuốc cản quang trong da cánh tay. Test dương tính
khi sau 10 – 15 phút nơi tiêm thuốc sưng lên hay nổi ban đỏ.
9


∙ Test của Archer Harris (1942): Nhỏ một giọt thuốc cản quang vào một bên mắt của
bệnh nhân. Test dương tính khi 1 – 2 phút sau giác mạc mắt bên có thuốc sung huyết.
∙ Test nội tĩnh mạch: Sau khi tiêm vào tĩnh mạch 0,5 – 1 ml thuốc cản quang và chờ 1
phút. Khơng có triệu chứng xảy ra là test âm tính, và có thể tiêm hết liều lượng thuốc

cản quang để chụp UIV.
Điều trị phản ứng:
∙ Phản ứng nhẹ:
Triệu chứng: buồn nơn, nơn, cảm giác nóng bừng, ngứa họng, ho,…
Điều trị: động viên an ủi bệnh nhân, thở oxy, theo dõi chặt chẽ, tiêm tĩnh mạch chậm
Diazepam 5 – 10 mg đối với bệnh nhân kích động nhiều.
∙ Phản ứng dị ứng da:
Triệu chứng: nổi mẫn khu trú quanh vùng tiêm, kèm theo ngứa hoặc không, phù nổi
mẩn,…
Điều trị: Tùy mức độ nặng nhẹ có thể dùng:
- Kháng Histamine nhóm IV (Dexachlopheramine 1 ống 5mg).
- Corticoide tiêm tĩnh mạch (Dexamethasone 1 ống 4 mg, Soludecadron 5 mg, 20 mg).


10


· Phản ứng tồn thân nặng:

Biểu hiện
Hội chứng hơ hấp

Xử trí

Thở nhanh, khó thở ra.


Làm thơng đường thở.

Co thắt phế quản.

Thở oxy, đặt nơi thống mát.

Cơn hen phế quản.

Hơ hấp nhân tạo, thở máy, mở
khí quản, xoa bóp tim ngồi
lồng ngực.


Cơn ho rũ rượi. …

Hội chứng toàn thân

Ban đỏ ở mặt và tồn thân, Tiêm Corticoide tĩnh
cảm giác ngẹt.
mạch, có thể tới 20 mg.
Sợ hãi, kích động, nổi mẫn,
rét run, đau lưng, nơn, vắng ý
thức, …


Hội chứng shock

Trụy tim mạch.
Tím tái, lạnh, tốt mồ hơi.

Phục hồi tuần hồn bằng huyết
thanh mặn, ngọt đẳng

Nhịp tim nhanh, huyết áp hạ. trương, huyết tương.


Tỷ lệ phản ứng nhẹ với thuốc cản quang là 5%, phản ứng vừa là 1% - 2%, phản ứng

nặng là 0,09% - 0,4 %. Tỉ lệ tử vong do thuốc cản quang xấp xỉ 1/ 75000.
2.2.7 Mục đích
Phim UIV cho phép đánh giá tổng quát tình trạng hệ niệu. Khảo sát hình thái và chức
năng hệ niệu.
2.2.8 Chỉ định
Trong tất cả các trường hợp bệnh lý của hệ niệu khi cần chẩn đoán phân biệt hay chẩn
đoán nguyên nhân (sỏi niệu, u, chấn thương, viêm nhiễm, bẩm sinh).
2.2.9. Chống chỉ định
Chống chỉ định bắt buộc: mất nước.

11



Chống chỉ định tương đối
· Suy thận.
· Dị ứng với iode.
∙ Đa u tủy.
· Bệnh lý tuyến giáp.
· Thai nghén.
2.2.10 Chuẩn bị thú bệnh
Cho thú bệnh dùng chế độ ăn nhẹ (chế độ ăn ít xơ, ít sinh hơi) trước khi chụp 1 – 2
ngày, nhịn ăn và nhịn uống trước khi chụp 6 – 12 giờ.
Cho thú bệnh uống thuốc nhuận tràng trước khi chụp 1 ngày. Dùng thuốc nhuận tràng
tốt hơn thụt tháo ruột vì thụt tháo nhiều khi để lại trong ruột nhiều bóng hơi.

Ngay trước khi chụp bệnh nhân phải đi tiểu để đảm bảo là bàng quang hết nước tiểu.
Tránh chụp bụng có sử dụng chất cản quang trước đó 5 – 7 ngày.
Việc chuẩn bị thú bệnh càng hoàn hảo càng tốt. Điều này góp phần khơng nhỏ vào
chất lượng của phim UIV.
2.2.11 Trình tự chụp UIV thông thường
Phim thứ 1:
Chụp phim bụng không sửa soạn (KUB) ngay trước khi chụp phim UIV nhằm:
· Xem qua hình dáng, kích thước, vị trí của thận.
· Xem các yếu tố kVp, mAs cài đặt phù hợp khơng.
· Xem ruột có được thụt tháo sạch hay khơng.
· Xem có gì bất thường ở đáy phổi, ống tiêu hóa, cơ thắt lưng, cột sống, xương cánh
chậu, đầu trên xương đùi,… hay khơng.

Sau đó hỏi xem bệnh nhân trước đây có bị phản ứng với thuốc cản quang hay không.
Test nhạy cảm đối với thuốc cản quang. Nếu bệnh nhân khơng có phản ứng gì với
thuốc, tiến hành tiêm thuốc cản quang và chụp các phim tiếp theo.
Phim thứ 2: (thế trước – sau với bệnh nhân nằm ngửa)
01 phút sau khi tiêm thuốc cản quang (thời gian nhu mô).
Phim thứ 3: (thế trước – sau với bệnh nhân nằm ngửa)
05 phút sau khi tiêm thuốc cản quang (thời gian chủ mô).

12


Phim thứ 4: (thế sau - trước với bệnh nhân nằm sấp)

10 phút sau khi tiêm thuốc cản quang (thời gian đài thận).
Phim thứ 5: (thế sau - trước với bệnh nhân nằm sấp)
15 phút sau khi tiêm thuốc cản quang (thời gian bể thận, niệu quản).
Phim thứ 6:
30 phút sau khi tiêm thuốc cản quang (thời gian bàng quang).
Có thể chụp thêm các phim khác tùy thuộc vào yêu cầu của chẩn đốn. (Lâm Đơng
Phong, 2009)
Kỹ thuật chụp: thế trước sau, bệnh nhân nằm ngữa (Đinh Hồng Phương, 2005)
Phim thứ 1: không sửa soạn để chọn yếu tố kỹ thuật kVp, mAs và định hướng q
trình chụp.
Sau đó tiêm thuốc cản quang tốc độ 1-2 phút với khoảng 1,5-2ml/kg.
Phim thứ 2: sau chích xem nhu mơ là sau 55 giây hay phút thứ 3-5 xem bài tiết khu

trú vùng thận.
Phim thứ 3: sau chích 15 phút lấy tồn bụng đến xương chậu
2.3 Cơ thể học hệ tiết niệu ở chó
2.3.1 Thận
Vị trí và hình dạng
Thận chó tương đối lớn, trung bình 50-60g, hình hạt đậu, mặt ngồi trơn láng và dầy
theo chiều trên dưới.
Thận phải trên chó thường nằm cao hơn thận trái. Một nửa trước của thận phải nằm
trong vết lõm thân của thùy bên phải của gan. Cực trước nằm trong khung sườn,
thường bị cắt bởi xương sườn thứ 13. Cực sau nằm ở khoảng đốt sống hơng thứ 2
hoặc thứ 3.
Thận trái vị trí thay đổi nhiều vì thân dính rời rạc bằng màng bụng và bị ảnh hưởng

bởi độ căng của dạ dày. Khi dạ dày rỗng thận trái tương ứng với các đốt sống hông
2,3,4. Khi dạ dày đầy, thận trái thường cách xa về phía sau chừng một đốt sống nên
cực trước có thể đối diện với cực sau của thận phải (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Thận trái và thận phải có kích thước và trọng lượng tương đương nhau. Kích thước
của 2 quả thận khá thay đổi, sự thay đổi này không chỉ phụ thuộc vào trọng lượng cơ
thể mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác (Osborne, 1972). Đối với chó có trọng
lượng 12 – 15 kg thì chúng có kích thước thận như sau; chiều dài khoảng 5,5 cm,
chiều rộng khoảng 3,5 cm và độ dày khoảng 2,5 cm. (Trần Thị Thảo, 2008).
13


Chức năng thận

Chức năng quan trọng nhất nhằm đào thải từ máu những chất không cần thiết, các chất
độc đối với cơ thể. Thận còn điều chỉnh sự hằng định các thành phần của máu, giữ
vững pH máu.
Ngoài ra, thận còn tham gia điều chỉnh các áp lực động mạch. Tham gia tạo máu bằng
một hormone Erythroprotein thuộc loại mucoprotein có tác dụng kích thích tủy xương
tạo máu (Phạm Ngọc Thạch, 2006).
Hình ảnh thận trên phim X quang:
X quang trên thận thường dùng phát hiện tốt đối với sự thay đổi kích thước và tìm ra
sỏi thận. Hình ảnh thận thường mờ, khó nhận biết với những chó non, những chó gầy
ốm và những chó có bệnh xoang bụng (Jerry M Owens, 1982)

Hình 2: Thận chó bình thường, sử dụng 400mg iodine/kg thể

trọng tiêm tĩnh mạch sau 10giây
Nguồn: Donal E. Thrall, 1998

2.3.2 Niệu quản (ống dẫn tiểu)
Ống dẫn tiểu hay niệu quản là nơi dẫn nước tiểu đi theo chiều từ bể thận xuống bàng
quang, đường kính thay đổi từ 0,6-0,9 cm, chiều dài niệu quản phụ thuộc trọng lượng
cơ thể nhưng nó khoảng 12-16 cm, niệu quản phải dài hơn niệu quản trái do thận phải
nằm trước thận trái. Chức năng chính của ống niệu quản là thu nước tiểu bài tiết từ
thận và dẫn nước tiểu xuống bàng quang trong điều kiện bình thường, hoặc thay đổi
khi lượng nước tiểu hay áp lực bàng quang thay đổi (Nguyễn Kỳ, 2003).
Niêm mạc xếp thành nhiều nếp gấp làm cho hình ống có dạng hình sao, biểu mơ
chuyển tiếp. Áo cơ gồm 3 lớp: lớp trong và lớp ngoài chạy dọc, lớp giữa chạy vịng.

Xen kẻ các lớp có mơ liên kết. Đoạn ống gần bàng quang chỉ có cơ dọc. Ngồi cùng là
mơ liên kết chứa mạch máu và thần kinh.

14


2.3.3 Bàng quang
Bàng quang là một tảng rổng dưới phúc mạc trong vùng chậu, đây là túi chứa nước
tiểu và sau đó qua ống thốt tiểu để thải ra ngồi. Hoạt động nhịp nhàng này là do tác
động của thần kinh và hệ thống cấu tạo đặc biệt của cơ bàng quang, tạo nên sự thay
đổi áp lực của bàng quang và ống thốt tiểu với hai tính chất đặc biệt là tính đàn hồi
sinh học và tính co bóp của lớp cơ (Nguyễn Kỳ, 2003).

Khi bàng quang đầy nước tiểu, niêm mạc căng ra. Ngược lại khi ít nước tiểu bàng
quang thu nhỏ, niêm mạc chun lại. Khi cơ bàng quang co để tống nước tiểu ra niệu
đạo, các cơ của thành bàng quang ép chặt lổ niệu quản. Chính nhờ điều này mà nước
tiểu khơng trào lên bể thận (Nguyễn Đình Giậu, 2000).
2.3.4 Ống thốt tiểu (niệu đạo)
Ống thốt tiểu có cấu trúc giống như cấu trúc bàng quang nhưng chức năng hồn tồn
khác. Ống thốt tiểu khơng chứa nước tiểu mà cũng không thể dãn như bàng quang ,
chỉ giúp đưa nước tiểu thốt ra ngồi (Nguyễn Kỳ, 2003)
Ở thú đực, ống thoát tiểu được phân ra nhiều đoạn, đoạn gần bàng quang gọi là niệu
tiền liệt, đoạn giữa gọi là niệu đạo màng (cả hai đoạn này nằm trong xoang chậu),
đoạn cuối là niệu đạo dương vật, đoạn này nằm ngoài xoang chậu. Niệu đạo gia súc
cái tương đương đoạn niệu đạo nằm ngoài xoang chậu của gia súc đực, chỉ khác là

khơng có chứa tuyến (Osborne, 1972).
2.4 Một số bất thường hệ niệu
2.4.1 Thận
Thận dị tật bẩm sinh
Có thể gặp các trường hợp bất thường về số lượng như thận teo một bên, biến dạng
bẩm sinh, hai thận dính nhau, hai thận cùng nằm một bên, một hoặc cả hai thận nằm ở
vùng chậu, thận quay khơng hồn tồn 900, 1800, hoặc một thận mất chức năng ... Các
trường hợp này không gây triệu chứng lâm sàng, mặc dù chúng có thể dẫn đến một
tiến trình bệnh lý (Kealy và McAllister, 2000).
Các dạng bệnh lý này không quan sát được trên phim chụp không sửa soạn, chỉ nhìn
thấy trên phim sửa soạn với chất cản quang.
Nếu thận bị kém triển, trên hình X quang cho thấy bóng thận bé, có số lượng các thùy

ít hơn bình thường, hệ thống đài bể thận khơng phát triển, hơi lồi vào trong nhu mơ
thận (khó chẩn đốn phân biệt với teo nhu mô thứ phát). Trường hợp bệnh nang thận
có thể thấy bờ thận lồi, đè đẩy thận, kéo dài các đài thận, gây dãn đài thận, chụp ở
phút đầu tiên sau khi tiêm thuốc cản quang có thể thấy nang trịn sáng ở vùng nhu mơ
thận (Lange,1999)

15


Đa niệu
Có thể do nguyên nhân tại thận như:
Xơ thận, đa số gặp ở người già, hoặc ở bệnh nhân viêm kẽ thận mãn tính, viêm bể

thận mãn tính: tổn thương viêm quanh ống thận gây ảnh hưởng xấu tới chức năng hấp
thu natri và nước của nó.
Bệnh tiểu nhạt (thể ngoại biên): tế bào ống thận kém nhạy cảm với ADH, là một thể
hiếm gặp của tiểu nhạt.
Có thể do nguyên nhân ngoài thận như:
Bệnh tiểu nhạt (thể trung tâm): Lượng ADH giảm súc do vùng dưới đồi và tuyến n
kém sản xuất. Có thể bài tiết 25 lít nước tiểu mỗi ngày do ống lượng xa hầu như
không tái hấp thu nước.
Đa niệu thẩm thấu: do tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ống thận gây cản trở sự hấp
thu nước. Có thể gặp trong bệnh tiểu đường, khi truyền dung dịch manitol, hoặc khi sử
dụng các thuốc lợi tiểu thẩm thấu,.. (Nguyễn Ngọc Lanh, 2002)
Thiểu niệu

Khi lượng nước tiểu dưới 0,4 lít/ngày , nếu khơng phải do giảm lưu lượng máu tới
thận đưa đến giảm lọc (nguyên nhân trước thận) thì thường do nguyên nhân tại thận
hoặc do nguyên nhân tắc đường dẫn niệu (sau thận).
Trước thận: đói nước, mất nước, mất máu, xơ vữa động mạch thận,…dẫn tới giảm áp
lực lọc và lưu lượng máu ở cầu thận.
Tại thận: trong bệnh viêm cầu thận, cơ thể thiểu niệu do các cầu thận ứ động máu, cạn
huyết tương tại chổ để hình thành dịch lọc, trong khi khả năng hấp thu của ống thận
vẫn tương đối bình thường. Trong viêm ống thận, tế bào ống sưng phù hoặc bong ra,
gây hẹp hoặc tắt ống then, lưu lượng qua thận rất kém.
Sau thận: sỏi, u có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu. (Nguyễn Ngọc Lanh, 2002)
Vô niệu
Mức độ nặng nhất của thiểu niệu. Là khi hoàn toàn khơng có nước tiểu tiết xuống

bàng quang. Để nhấn mạnh tình trạng khẩn trương của vơ niệu, có thể coi lượng nước
tiểu 24 giờ dưới 0,3 lít đã là vơ niệu.
Vơ niệu cũng có thể do ngun nhân:
Trước thận (mất nước nặng)
Tại thận (viêm cầu thận cấp, viêm ống thận nặng)
Nguyên nhân sau thận (tắc từ đài, bể thận trở xuống),… (Nguyễn Ngọc Lanh, 2002)
16


×