Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO sát NĂNG SUẤT SINH sản của HEO nái NUÔI CON GIỐNG THUẦN (YORKSHIRE và LANDRACE) NHẬP TỪCANADA tại TRUNG tâm GIỐNG GIA súc GIA cầm TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN HIẾU NHÂN

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI
NUÔI CON GIỐNG THUẦN (YORKSHIRE VÀ
LANDRACE) NHẬP TỪ CANADA TẠI TRUNG
Trung tâm
Học liệu
ĐH Cần
Thơ
@ Tài
liệu
học tập
và nghiên
TÂM
GIỐNG
GIA
SÚC
GIA
CẦM
TỈNH
SÓC cứu
TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 6 - 2008



1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI
NUÔI CON GIỐNG THUẦN (YORKSHIRE VÀ
LANDRACE) NHẬP TỪ CANADA TẠI TRUNG
Trung tâmTÂM
Học liệu
ĐH Cần
Thơ
@ Tài
liệuCẦM
học tập
và nghiên
GIỐNG
GIA
SÚC
GIA
TỈNH
SÓC cứu
TRĂNG

Cán bộ hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

TS. Lê Thị Mến
KS. Trần Văn Tâm

Trần Hiếu Nhân
MSSV: 3042091

Cần Thơ, 6 - 2008
2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI
NUÔI CON GIỐNG THUẦN (YORKSHIRE,
LANDRACE) NHẬP TỪ CANADA TẠI TRUNG
Trung tâmTÂM
Học liệu
ĐH Cần
Thơ
@ Tài
liệuCẦM
học tập
và nghiên

GIỐNG
GIA
SÚC
GIA
TỈNH
SÓC cứu
TRĂNG

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2008

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2008

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

DUYỆT BỘ MÔN

TS. Lê Thị Mến
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2008
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ash: Khoáng tổng số
Ca: Canxi

PY: Pietrain x Yorkshire

CF: Xơ thô


SCCS: Số con cai sữa

CP: Đạm thô

SCSS: Số con sơ sinh

CS: Cai sữa

SCSSS: Số con sơ sinh sống

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long

SHƯD: Sinh học ứng dụng

ĐHCT: Đại Học Cần Thơ

TĂHH: Thức ăn hỗn hợp

DM: Vật chất khô

TLCS: Trọng lượng cai sữa

ĐVTĂ: Đơn vị thức ăn

TLSS: Trọng lượng sơ sinh

EE: Béo thô

TLSS-14: Trọng lượng 14 ngày


G/con/ngày: gam/con/ngày

TLSS-21: Trọng lượng 21 ngày

HSCHTTĂ: Hệ số chuyển hóa thức ăn

TLSS-7: Trọng lượng 7 ngày

TPHH: Thành phần hoá học
kilogam/con
TrungKg/con:
tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài
liệu học tập và nghiên cứu
L: Landrace

TTBQ: Tăng trọng bình quân

LY: Landrace x Yorkshire

TTBQSS-14: Tăng trọng bình quân 14
ngày

NFE: Chiết chất không đạm

TTBQSS-21: Tăng trọng bình quân 21
ngày

NLTĐ: Năng lượng trao đổi

NXB: Nhà xuất bản
P: Photpho

TTBQSS-7: Tăng trọng bình quân 7
ngày

P: Pietrain

Vit: Vitamin

PL: Pietrain x Landrace

Y: Yorkshire

PTN: Phòng thí nghiệm

YL: Yorkshire x Landrace

4


TÓM LƯỢC

Thí nghiệm được tiến hành tại Trung Tâm Giống Gia Súc Gia Cầm Tỉnh Sóc Trăng và
PTN Bộ Môn Chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường ĐHCT. Thời gian thí
nghiệm từ tháng 03 năm 2008 đến tháng 05 năm 2008. Thí nghiệm được tiến hành
trên 12 heo nái thuần giống Yorkshire và Landrace nhập từ Canada đẻ lứa thứ 1, thí
nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 NT và 6 lần lặp lại. Với
NT1 là nhóm giống heo (YxY) và NT2 là nhóm giống heo (LxL). Heo con theo mẹ
được cai sữa ở 21 ngày tuổi, trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, kết quả thu

được như sau:

Trung

Kết quả về khả năng sinh sản của heo nái: SCSS của NT1 (YxY) là 9,89 ± 0,14
(con/ổ) thấp hơn NT2 (LxL) là 10,04 ± 0,14 (con/ổ); TLSS của NT1 1,37 ± 0,01
(kg/con) thấp hơn NT2 là 1,40 ± 0,01 (kg/con) (P>0,05). Tỉ lệ nuôi sống của NT1 là
91,11(%) cao hơn NT2 là 87,78(%). SCCS của NT1 là 8,87 ± 0,09 thấp hơn NT2 là
9,04 ± 0,09 (con/ổ); TLCS của NT1 là 5,80 ± 0,06 (kg/con) thấp hơn của NT2 là 5,87
± 0,06 (kg/con) (P>0,05). TTBQ (g/con/ngày) của NT1 là 211 thấp hơn NT2 là 213.
Hao mòn cơ thể heo nái của NT1 là 13,11% thấp hơn của NT2 là 14,06%. Thời gian
phối giống lại của NT1 là 6,83 ngày thấp hơn NT2 là 7,0 ngày. Dự đoán lứa
đẻ/nái/năm
2 NT
tương
đương
nhau@
là 2,57.
đoán
số con
sữa/nái/năm
tâm
Họccủa
liệu
ĐH
Cần
Thơ
Tài Dự
liệu
học

tậpcaivà
nghiêncủa
cứu
2 NT tương đương nhau là 24.
Kết quả HSCHTĂ: TTTĂ của NT1 là 86,33kg thấp hơn NT2 là 91,05kg (P<0,05).
Mức ăn của heo nái (kg/con/ngày) của NT1 là 4,14 thấp hơn NT2 là 4,37. Tổng tăng
trọng của heo con ở NT1 (kg/ổ) là 39,87 thấp hơn NT2 là 40,26. HSCHTĂ cho 1 kg
tăng trọng heo con của NT1 là 2,19 thấp hơn NT2 là 2,29 (P>0,05).
Kết quả về hiệu quả kinh tế: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng heo con (đồng) của
NT1 là 14.279 (đồng) thấp hơn NT2 là 14.926. Chi phí thức ăn cho heo nái và heo con
(ngàn đồng) của NT1 là 3.581 thấp hơn NT2 là 3.400. Chi phí thú y (ngàn đồng) của
NT1 là 2.999 cao hơn NT2 là 2.980. Tổng chi về thức ăn và thú y (ngàn đồng) của
NT1 là 6.399 cao hơn NT2 là 6.562. Tổng thu (ngàn đồng) của NT1 là 23.920 thấp
hơn NT2 là 24.155. Chênh lệch (ngàn đồng) của NT1 là 17.521 thấp hơn NT2 là
17.593.

5


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Do nhu cầu thịt heo của thị trường trong nước và thế giới ngày càng cao, cả về số
lượng và chất lượng (dự đoán sản lượng thịt heo năm 2008 của cả thế giới đạt 92,992
triệu tấn và mức tiêu dùng đạt 91,924 triệu tấn) (Cục chăn nuôi, 2008) nên chăn nuôi
nhỏ lẻ theo lối truyền thống đã không còn phù hợp. Ngành chăn nuôi heo nước ta dần
chuyển sang phương thức chăn nuôi tập trung, thâm canh cao. Chính vì vậy, công tác
giống ngày càng được chú trọng để có thể tạo ra những giống heo có tốc độ tăng
trưởng nhanh, ít tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm, chất lượng quầy thịt ngon
hơn. Heo sinh sản phải có nhiều con trong năm, con đồng đều, khỏe mạnh… để từ đó
có thể thỏa mãn được nhu cầu tiêu thụ thịt heo của thị trường trong nước cũng như thế

giới. Để đáp ứng nhu cầu trên thì bên cạnh việc áp dụng những tiên bộ khoa học kỹ
thuật về thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh chúng ta cần có chiến lược
cải tạo đàn heo giống nhằm tạo ra con giống có năng suất cao và phẩm chất thịt ngon
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Trung

Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
ngành chăn nuôi heo tại Trung Tâm Giống Gia Súc Gia Cầm Tỉnh Sóc Trăng đã có
nhữngHọc
bước phát
kể. Với
đàn liệu
khoảnghọc
85 nái,
và đang
cung cấp
tâm
liệutriển
ĐHđáng
Cần
Thơquy@môTài
tậpđã và
nghiên
cứu
heo con giống cho Tỉnh Sóc Trăng và các địa phương lân cận. Vừa qua, dự án nâng
cao chất lượng vật nuôi cây trồng Tỉnh Sóc Trăng với sự tài trợ của chính phủ Canada,
Trung Tâm đã được tài trợ 110 heo giống thuần Landrace và Yorkshire hậu bị Canada
(93 cái hậu bị và 17 đực giống).
Do vậy được sự phân công của bộ môn Chăn Nuôi – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học

Ứng Dụng và sự chấp thuận của Trung Tâm Giống Gia Súc Gia Cầm Tỉnh Sóc Trăng.
Chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát năng suất sinh sản của heo nái giống
thuần (Yorkshire và Landrace) nhập từ Canada Tại Trung Tâm Giống Gia Súc
Gia Cầm Tỉnh Sóc Trăng”.
Mục tiêu đề tài:
So sánh năng suất sinh sản của hai nhóm giống heo nái nhập từ Canada. Đồng thời,
theo dõi khả năng thích nghi của đàn heo nhập từ Canada với điều kiện khí hậu và môi
trường chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung Tâm Giống Gia Súc, Gia Cầm Tỉnh Sóc Trăng.

6


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giống heo và công tác giống ở ĐBSCL
2.1.1 Giống heo
2.1.1.1 Giống heo ngoại
Heo Landrace
Hay còn gọi là heo Landrace Đan Mạch, heo Đanois. Heo có nguồn gốc tại Đan
Mạch, một nước ở Bắc Âu. Giống heo này được nuôi phổ biến ở khắp nơi trên thế giới
và được xem như giống heo hướng nạc. Đặc điểm giống: là giống heo có sắc lông
trắng (có thể có vài đốm lông đen hiện diện), dài đòn, mông nở ngực hẹp, mõm dài,
tai to cụp về phía trước, mình lép, bốn chân hơi yếu, đẻ sai con, nuôi con giỏi tính
chịu đựng kém trong điều kiện nóng nên dễ mất sữa, ít sữa và kém ăn, nhạy cảm với
yếu tố stress. Nếu chọn nái Landrace không kỹ thì nhà chăn nuôi sẽ gặp phải những
con nái yếu chân, đau chân khi sinh đẻ (Trần Ngọc Phương và Lê Quang Minh,
2002).
Heo Landrace nuôi thịt tăng trọng nhanh 5 – 6 tháng tuổi đạt 100kg, Tỷ lệ thịt nạc
chiếm 56 – 57%, chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng là 2,9 – 3,5kg và độ dày mỡ
lưng trung bình 20 – 25 mm (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).

Heo Yorkshire
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Giống heo này được tạo tại miền Nam nước Anh từ năm 1900, là giống kiêm dụng
hướng nạc – mở. Ngày nay heo Yorkshire trở thành giống heo quốc tế, bởi vì sự hiện
diện của chúng khắp nơi trên thới giới. Heo Yorkshire có 3 loại hình: kích thước lớn
gọi là Đại bạch, Trung bạch và cỡ nhỏ. Ở miền Nam, phần lớn heo nhâp nội thuộc hai
loại Đại Bạch và Trung bạch. Heo Đại Bạch có tầm vóc lớn, thân mình dài nhưng
không nặng nề, dáng đi khoẻ và linh hoạt, sắc lông trắng có ánh vàng, đầu to, trán
rộng, mõm khá rộng và quớt lên, mắt lanh lơi, tai to đứng và có hình tam giác, hơi ngả
về trước, vành tai có nhiều lông mịn và dài, lưng thẳng và rộng, bụng gọn, ngực rộng
và sâu, đùi to và dài, bốn chân dài và khoẻ. Heo nái đẻ sai và tốt sữa, bình quân mỗi
lứa có 10 – 11 heo con còn sống. Trọng lượng heo con sơ sinh và cai sữa không đồng
đều lắm. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ khoảng 231 – 240 ngày. Trong công tác chọn
giống người ta vẫn chấp nhận giống Yorkshire với màu sắc lông trắng có vài vết đen
nhỏ. Heo có khả năng thích nghi rộng rãi, nuôi nhốt hoặc chăn thả điều được. Heo
nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 90 – 100kg, tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng khoảng 3
– 4kg, tỉ lệ thịt nạc 51 – 54% (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Heo Duroc
Duroc là giống heo có nguồn gốc từ Mỹ và được nhập qua nhiều nước Châu Mỹ Latin
và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là giống heo có ngoại hình cân đối, bộ
khung xương vững chắc, bốn chân khoẻ mạnh, màu lông thay đổi từ lông nhạt đến
sẫm, mõm thẳng vừa và nhỏ, tai ngắn cụp, 1/2 phía đầu tai gập về phía trước, mông

7


vai rất nở, tỷ lệ nạc cao, tốc độ tăng trọng 660 – 770 g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,48 –
3,33kg cho một kg tăng trọng (Trần Ngọc Phương và Lê Quang Minh 2002).
Đây là loại heo hướng nạc, phẩm chất thịt tốt nên trong việc lai tạo heo con nuôi thịt

người ta sử dụng đực Duroc lai hai máu, ba máu hoặc bốn máu giữa các giống heo
ngoại tạo ra con lai nuôi mau lớn, chịu đựng stress, heo cho nhiều thịt nạc, phẩm chất
thịt tốt. Heo đạt 100 kg trở lên ở khoảng 6 tháng tuổi, độ dầy mỡ lưng heo biến thiên
từ 17 – 30 mm. Heo Duroc đẻ ít con hơn heo Yorkshire và Landrace, bình quân 7 – 9
con/lứa. Nhược điểm lớn nhất đẻ khó và kém sữa. Do đó cần cho nái vận động nhiều
trong lúc mang thai và không sử dụng nái lớn tuổi để sinh sản (Nguyễn Ngọc Tuân và
Trần thị Dân 2000).
Heo Pietrain
Đây là giống heo tạo ra ở nước Bỉ, mang tên làng Pietrian, vùng Waillon Brabant.
Hiện chưa có giống thuần ở Việt Nam, chỉ có con lai 50% giống Pietrain. Màu sắc
lông da toàn thân có những đốm sậm màu trắng và đen không đều, thân dài 1,5 – 1,6
m, độ dày mỡ lưng 7,8mm, mông rất phát triển, nhiều nạc nhất trong các giống heo
ngoại hiện nay, tuổi trưởng thành con đực nặng 260 – 300kg, con cái nặng 230 –
260kg. Khả năng chịu đựng kém, nhạy cảm với yếu tố stress. Tốc độ tăng trọng trong
giai đoạn 30 – 90 kg là 760 g/ngày (Nguyễn Xuân Bình, 2008).

Trung

Heo sinh sản không cao 8 – 10 con/lứa, nuôi con không khéo. Heo nuôi thịt 6 tháng
tuổi đạt 90 – 100kg. Giống heo này có nhược điểm là mẫn cảm với stress, khả năng
thích nghi kém hơn heo Yorkshire và Landrace trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, có
gen yếu
tim nên
bị chết
đột tửThơ
khi gặp
stress,học
chất lượng
thịt thường
gặpcứu


tâm
Học
liệudễĐH
Cần
@yếu
Tàitố liệu
tập và
nghiên
PSE (Pale, Soft, Exudative). Hướng chăn nuôi là làm dòng đực cuối cùng nâng cao
năng suất thịt đùi và tăng tỷ lệ nạc (Lê Hồng Mận, 2006).
Heo Hampshire
Giống heo này có nguồn gốc ở vùng Hampshire, phía Nam nước Anh, được nhập vào
Miền Nam nước ta trước năm 1975. Heo Hampshire có tầm vóc trung bình, khá lanh
lợi và tỷ lệ nạc cao. Đặc điểm nổi bật nhất của giống heo này là có khoang trắng
quàng từ chân trước bên này qua vai rồi đến chân bên kia. Chính màu đen và khoảng
trắng này là nét đặc trưng của giống heo này. Heo Hampshire có mặt thẳng và dài, tai
đứng, bộ xương thanh nhỏ hơn heo Duroc. Heo nái lanh lẹ, mỗi lứa đẻ 7 – 9 con, cho
nhiều sữa và nuôi con giỏi hơn heo Duroc. Heo thịt có tốc độ tăng trưởng trung bình
nhưng khối lượng thịt thăn lớn và đùi dài, nhưng phẩm chất thịt xấu vì heo có khả
năng chịu đựng stress kém hơn so với heo Duroc và heo Yorkshire. Để cải thiện tỷ lệ
nạc trên quầy thịt heo người ta thường sử dụng dòng cha là Hampshire phối với heo
nái lai hai hay ba máu để tạo con lai nhiều nạc (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân,
2000).
2.1.1.2 Giống heo nội
Heo Ba Xuyên
Thường thấy nhiều ở các vùng ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long như Cà Mau,
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh.... Heo Ba Xuyên là kết quả lai của nhiều
con giống qua nhiều thế hệ như: heo Tàu, heo Craonnais, heo Tamworth, heo
Berkshire. Kết quả cho ra con bồ xụ, sắc lông đen có bông trắng, tầm vóc to hơn heo

8


Cỏ, lưng oằn, bụng xệ, tai nhỏ xụ, nuôi đến 10 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 80 –
90 kg, khi trưởng thành nọc nái có thể đạt 160 – 180kg thể trọng. Heo nái mỗi năm có
thể đẻ từ 1,6 lứa trở lên, mỗi lứa trung bình 10 – 12 con. Trọng lượng heo con sơ sinh
là 0,6 – 0,7kg/con. Heo nái nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi con sống cao, tốt sữa. Heo Ba
Xuyên có sức kháng bệnh cao, dễ nuôi, thức ăn không đòi hỏi cầu kỳ như heo ngoại
nhập. Tuy nhiên phẩm chất thịt không cao, nhiều mỡ, khó cạnh tranh trên thị trường
xuất khẩu (Võ Văn Ninh, 1999).
Heo Thuộc Nhiêu
Giống heo này được hình thành từ sự lai tạo giữa heo Bồ Xụ và heo Yorkshire. Giống
này được các nhà chăn nuôi trong nước phát triển ở một số tỉnh có nền nông nghiệp
trù phú như: Tiền Giang, Long An, Cần Thơ...(Nguyễn Thiện et al., 2004).
Giống heo Thuộc Nhiêu có sắc lông trắng xen lẫn đen nhỏ, lưng oằn bụng xệ, thường
đi bàn chân, lông ngắn thưa, mặt nhăn, thịt chứa nhiều mỡ. Ở 10 tháng tuổi heo Thuộc
Nhiêu có thể đạt trọng lượng 80 – 100kg, khi trưởng thành heo đực và nái có thể đạt
160 – 180kg, tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng là 4 – 4,5kg, tỉ lệ nạc là 48 –
52%, độ dày mỡ lưng 30 – 34 mm. Heo nái đẻ trên 1,6 lứa/năm, mỗi lứa 10 – 12 con,
trọng lượng heo con sơ sinh từ 0,7 – 0,85 kg/con (Võ Văn Ninh, 2001).
2.1.2 Công tác giống heo
2.2.2.1 Chọn heo giống
Chọn heo thịt
Heo con
cai sữa
để nuôi
là NT
heo sinh
thuộchọc
các công

sau:
Trung tâm
Học
liệu
ĐHthịt
Cần
Thơ
@ trưởng
Tài liệu
tậpthức
vàlainghiên
cứu
D x YL (nọc Duroc lai với nái Yorkshire x Landrace)
D x LY (nọc Duroc lai với nái Landrace x Yorkshre).
PD x YL (nọc 2 máu Pietrain x Duroc lai với nái 2 máu Yorkshire x Landrace)
PL x YL (nọc 2 máu Pietrain x Landrace lai với nái 2 máu Yorkshire x Landrace)
PY x YL (nọc 2 máu Pietrain x Yorkshire lai với nái 2 máu Yorkshire x Landrace)
Các nọc PD, PL, PY có thể sinh sản với nái 2 máu Landrace x Yorkshire tạo con nuôi
thịt. Các giống heo thuần Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain…nhưng không được
tuyển làm giống nên chuyển qua nuôi thịt (cả đực lẫn cái). Các heo lai PD, PL, PY
nhưng không được tuyển làm giống, đực cái đều được tuyển qua nuôi thịt. Heo lai
giữa đực ngoại thuần, đực 2 máu ngoại, sinh sản với heo nái nội địa hoặc nái nội lai
tạo heo con thương phẩm nuôi thịt (Võ Văn Ninh, 2006).
Chọn heo cái sinh sản
Sức mau lớn: là trọng lượng lên cân của heo trong một khoảng thời gian nào đó được
tính bằng trọng lượng lên cân trung bình/ngày ở các giai đoạn nuôi.
Hệ số chuyển hóa thức ăn: các thành phần vật chất trong thức ăn qua quá trình dinh
dưỡng sẽ chuyển hóa thành các yếu tố của cơ thể (thịt, mỡ, xương...) để ước lượng sự
chuyển hóa ấy thường dùng một hệ số. Là số lượng thức ăn (kg) cần thiết để tạo ra 1
kg tăng trọng trong một giai đoạn nuôi nào đó. Cũng có thể được tính bằng ĐVTĂ/kg


9


tăng trọng. HSCHTĂ sẽ thay đổi tùy theo tuổi, giống của heo cũng như chất lượng của
thức ăn.
Dễ nuôi (đặc tính chủ quan, không đo lường được) heo không kén ăn, ăn lớn miếng,
ăn mau rồi bữa.
Sức chịu đựng: heo có sức đề kháng của cơ thể cao, ít bệnh khi có sự thay đổi về thời
tiết, điều kiện chăn nuôi...
Đẻ sai: chung cho heo đực giống và heo nái sinh sản. Đo lường (số lứa đẻ trong năm,
số heo con sinh ra, trọng lượng sơ sinh).
Tốt sữa: đo lường trọng lượng heo con lúc 21 ngày tuổi hoặc một tháng tuổi. Chọn
giống heo (phải phù hợp với mục tiêu sản xuất heo thịt, heo giống và điều kiện chăm
sóc tốt hay xấu). Có ít nhất 12 vú, thẳng hàng. Khả năng sinh trưởng: mau lớn, khỏe
mạnh.... Khả năng sinh sản: Số heo con sơ sinh và còn sống, số heo con cai sữa và
chọn lựa heo con sơ sinh. Ưu điểm cùng thời gian và môi trường sống. Nhược điểm
quan sát không nhiều heo, thời gian lâu. Đời sau của heo tốt (hậu sinh): Đánh giá qua
chất lượng của đàn heo con (ngoại hình, khả năng sinh trưởng...). Ưu điểm khảo sát
được thời gian, môi trường ảnh hưởng đến heo được chọn. Nhược điểm là thời gian
khá lâu (Võ Văn Ninh, 1999).

Trung

Các heo nái thuộc giống heo thuần Yorshire, Landrace có khả năng sinh sản tốt với
các nọc cùng giống hoặc khác giống, sinh sản nuôi con tốt (đẻ sai, tốt sữa) các heo con
dung nuôi thịt hoặc tái tạo nái hậu bị sinh sản tiếp (nhưng tránh dùng đực Pietrain hay
Duroc sẽ sinh sản kém nếu muốn tạo nái hậu bị). Nhóm heo lai Yorshire x Landrace,
tâm
Học

liệu ĐH
Cần
Thơ
liệunuôi
học
tập
nghiên
cứu
Landrace
x Yorshire
là nái
2 máu
được@
các Tài
nhà chăn
xem
nhưvà
nhóm
heo có khả
năng sinh sản tốt nhất hiện nay (Võ Văn Ninh, 2006).
2.1.2.2 Nhân giống heo
Nhân giống thuần
Theo Trương Lăng (2000) nhân giống thuần là phương pháp giao phối heo đực và heo
nái cùng giống hoặc cùng dòng, tạo ra tính đồng nhất, duy trì những đặc tính di truyền
tốt sẵn có. Mục tiêu của phương pháp này là nhằm giữ thuần chủng của một giống
hoặc một dòng heo để có thể cho vào nhân giống lai. Một số công thức nhân giống
thuần như: đực Yorkshire x nái Yorkshire, đực Landrace x nái Landrace, đực Duroc x
nái Duroc.
Nhận xét: là phương pháp giữ được các đặc tính của giống cần thiết để đưa ra công
thức lai, nhưng có thể xuất hiện các gen đồng hợp tử lặn tạo ra những hậu quả gây xấu

hoặc gây chết. Trên thực tế phương pháp này chỉ được thực hiện ở một số cơ sở có qui
mô lớn và trong mô hình tháp nơi cung cấp đàn hạt nhân cho chương trình nhân giống
lai.
Nhân giống thuần gia tăng mức đồng hợp tử để ổn định đàn giống thuần. Tuy nhiên
nên chọn giống và ghép đôi giao phối cẩn thận, tránh giao phối cận huyết quá đáng vì
đồng huyết ảnh hưởng xấu đến sinh lực của thế hệ sau. Với tiến bộ của di truyền học,
người ta đã tạo những dòng thuần trong giống thuần. Nhằm tránh cận huyết quá đáng
giữa anh chị em, con cháu và tổ tiên chúng, người ta đưa ra hình thức nhân giống theo
dòng và nhân giống giữa các dòng. Trong một giống, có thể tạo riêng dòng đực và
10


dòng cái, từ đó chọn cách giao phối sao cho có được sức sản xuất cao nhất ở đời sau
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Nhân giống lai
Theo Lê Thị Mến và Trương Trí Sơn (2000), phải nhân giống lai vì không có một
giống nào có thể cung cấp hoặc thể hiện một cách đầy đủ các đặc điểm tốt theo yêu
cầu hoặc thị hiếu của người nuôi. Do dó phải kết hợp các đặc tính đó ở các giống khác
nhau bằng phương pháp nhân giống lai để tạo ra con lai có đặc tính như mong muốn.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), qua nghiên cứu nhiều năm cho
thấy việc lai giống đã đạt hiệu quả cao thông qua ưu thế lai. Ưu thế lai là sự vượt trội
của con lai so với bố mẹ được thể hiện ở khả năng sống, sinh trưởng, số con đẻ ra và
khả năng nuôi con.
Hướng lai tạo giống trong chăn nuôi heo là: lai để tạo nguyên liệu làm giống (đực,
cái), lai để tạo heo thương phẩm nuôi thịt (Lê Hồng Mận, 2006).
Heo sinh sản

Trung

Hiện nay nhóm lai giữa (♂Yorkshire x ♀Landrace), (♂Landrace x ♀Yorkshire) cho ra

nái hai máu được nhà chăn nuôi hiện nay xem là giống có khả năng sinh sản tốt nhất,
hoặc các con nái thuộc giống Yorkshire và Landrace có thể sinh sản tốt với các nọc
cùng giống, các heo con được dùng nuôi thịt hoặc tạo nái hậu bị sinh sản tiếp. Tránh
dùng con nọc Pietrian hoặc Duroc làm nọc phối, con lai sẽ sinh sản kém nếu muốn tạo
heo cáiHọc
hậu bịliệu
(Võ Văn
tâm
ĐHNinh,
Cần2006).
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Heo thịt
Theo Trương Lăng (2003), Võ văn Ninh (2006) và Phạm Sỹ Tiệp (2006), lai giống để
tạo con lai thương phẩm (nuôi thịt) bao gồm các tổ hợp lai theo các công thức lai sau:
Lai hai máu (A x B)
Đây là phương pháp lai giữa hai giống khác nhau để tạo con lai F1 nuôi thịt. Phương
pháp lai tương đối đơn giản mà sử dụng được tối đa 100% ưu thế lai từ con bố và con
mẹ, nhằm nâng cao một số đặc điểm tốt của giống. Có hai cách lai: lai giữa cặp heo
(nội x ngoại) và lai giữa cặp heo (ngoại x ngoại). Một số công thức lai như sau: đực
Landrace x nái Yorkshire, đực Duroc (hoặc Hampshire, Landrace) x nái Yorkshire.
Lai ba máu, sử dụng con mẹ là nái lai (C x AB)
Đây là phương pháp lai sử dụng ba giống khác nhau để tạo ra heo thương phẩm 3 máu
nâng suất cao. Nái lai F1 phải được tạo ra từ hai giống “dòng nái” có khả năng sinh sản
cao để tận dụng tối đa ưu thế lai về khả năng sinh sản. Đực giống phối với nái lai F1 là
đực được chọn ra theo “dòng đực” để tạo ra đàn heo thương phẩm có khả năng tăng
trọng cao, tiêu tốn thức ăn ít, độ dầy mỡ lưng thấp, sức sống cao. Có hai cách lai là: lai
ba máu (ngoại x ngoại x nội), lai ba máu (ngoại x ngoại x ngoại). Công thức lai như
sau: đực Duroc (hoặc Pietrian) x nái F1 (Landrace x Yorkshire).
Lai bốn máu, sử dụng con bố là đực lai và con mẹ là nái lai (AB x CD)


11


Đây là phương pháp sử dụng bốn giống thuần để tạo ra heo thịt thương phẩm, là sản
phẩm của hai cặp lai F1 giữa hai dòng đực và dòng nái có tỷ lệ máu đều giữa các giống
(25%). Mục đích là sử dụng ưu thế lai của 4 giống. Công thức lai tiêu biểu và phổ biến
hiện nay là: đực (Pietrian x Duroc) x nái (Landrace x Yorkshire).
2.2 Đặc điểm sinh lý heo nái và heo con
2.2.1 Sinh lý heo nái
2.2.1.1 Sinh lý sinh sản heo nái
Heo cái hậu bị thành thục vào khoảng 6 – 7 tháng tuổi khi heo cái đạt 65 – 70kg. Vào
độ tuổi này heo chưa phát triển đầy đủ, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh, chưa dự
trữ dinh dưỡng cho thai phát triển. Những con heo tăng trưởng nhanh sẽ thành thục
sớm (Nguyễn Thiện, 2008).
Heo cái hậu bị thường được phối ở khoảng 200 – 220 ngày tuổi (7 tháng tuổi) khi đạt
trọng lượng khoảng 104 – 110kg. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của đàn, heo cái
hậu bị phải xuất đủ noãn còn sống, lên giống rõ, chịu đực và đậu thai qua các chu kỳ
đều đặn. Tuổi thành thục bị ảnh hưỡng bởi yếu tố di truyền; tuy nhiên, có nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến tuổi thành thục như: hệ số di truyền, mật độ nuôi, cường độ chiếu
sáng, nhiệt độ chuồng, chế độ dinh dưỡng…(Trần Thị Dân, 2006).
Tỉ lệ thụ thai có liên hệ đến lần phối đầu hay tổng số lần phối giống. Tỉ lệ thụ thai lần
phối đầu tiên ở heo hậu bị và nái có thể chấp nhận được là 70%. Tỉ lệ thụ thai đánh giá
khả năng phối giống được thụ thai ở heo trong một năm (Trần Văn Phùng, 2005).
Số conHọc
sơ sinh
chịuĐH
ảnh hưởng
yếu@
tố di
truyền

nhưng
lọc những
Trung tâm
liệu
Cần của
Thơ
Tài
liệuthấp
học
tậpviệc
vàchọn
nghiên
cứu
heo sai con giúp tăng số con sơ sinh trong ổ. Ngoài ra chương trình phối giống có ưu
thế lai sẽ làm tăng số con sơ sinh (Nguyễn Xuân Bình, 2008).

2.2.1.2 Sinh lý tiết sữa
Sự tiết sữa của heo nái phụ thuộc vào: giống, tuổi hay là lứa đẻ của nái, thời kỳ tiết
sữa trong chu kỳ, số lượng heo con trong lứa đẻ. Heo nái thường cho sữa từ 6 – 8 tuần
và sự sản xuất sữa ở cao điểm giữa tuần thứ ba và tuần thứ năm của chu kỳ cho sữa.
Trung bình lượng sữa sản xuất trong 8 tuần là 300 – 400kg. Năng suất sữa hằng ngày
tăng theo số con bú, từ 0,9 – 1,0kg cho mỗi heo con của ổ có 8 heo con và 0,7 – 0,8kg
cho ổ có 9 – 12 con. Người ta đo lường một heo nái chuẩn có trọng lượng 150kg, đẻ
10 heo con, lượng tiết sữa là: tuần đầu (5 lít/ngày), tuần thứ tư (7 lít/ngày), nếu đẻ 12
con thì đỉnh cao của sự tiết sữa có thể lên 8 lít/ngày. Sự thay đổi thành phần của sữa
qua kỳ cho sữa tương tự như ở bò, ngoại trừ hàm lượng chất béo tăng cao nhất ở giữa
kỳ cho sữa. Việc đo lường lượng sữa sản xuất của heo nái rất khó khăn nên thường
được tính dựa theo sự tăng trọng của heo con. Mỗi kilogam tăng trọng heo con cần 3 –
3,5kg sữa mẹ (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Lượng sữa trung bình mỗi ngày heo nái tiết ra khoảng 5 – 6 lít, cao nhất lúc 21 ngày

và sau đó giảm dần. Lượng sữa này được tiết ra nhiều hay ít, tốt hay xấu phụ thuộc
vào các yếu tố như di truyền của giống heo, lứa đẻ, tuổi heo mẹ và lượng thức ăn tiêu
thụ trong thời gian nuôi con. Sản lượng sữa biến động tuỳ theo lứa đẻ, lượng sữa tăng
dần từ lứa thứ 2, 3 và giảm dần từ lứa thứ 4 đến lứa thứ 6 (Nguyễn Xuân Bình, 2008).

12


Bảng 2.1: Thành phần sữa đầu của heo nái
Sau khi đẻ
(ngày)
1
2
3
4
5
6

Vật chất khô
(%)

Mỡ
(%)

24,58
22,00
14,00
12,76
13,00
12,00


5,4
5,0
4,1
3,4
4,6
3,4

Protein
Cazein
Albumin
(%)
(%)
2,68
2,40
3,65
3,14
2,22
3,02
2,88
1,08
2,47
0,97
2,94
0,75

Lactose
(%)

Khoáng

(%)

3,31
3,77
3,77
4,46
3,88
3,97

1,20
0,90
0,82
0,85
0,81
0,80

(Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000)

2.2.2 Sinh lý heo con
2.2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Heo con sinh trưởng và phát triển nhanh, trọng lượng heo sơ sinh càng nặng thì tốc độ
tăng trưởng của nó càng nhanh (Trần Cừ, 1972). Sau khi đẻ 8 ngày trọng lượng tăng
gấp đôi, 10 ngày tăng gấp 3 – 4 lần, 55 – 60 ngày tăng gấp 15 – 20 lần. Sơ sinh, dạ
dày của heo con chỉ chứa được 4 – 5 g sữa, 20 ngày tăng gấp 4 – 6 lần, khi cai sữa
tăng gấp 20 – 25 lần. Dung tích ruột non 100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3
đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít. Ở ruột già, lúc sơ sinh dung tích 40 – 50 ml, 20 ngày tuổi
đạt 100ml, tháng thứ 3 đạt 2 lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11 – 12 lít (Trương
Lăng, 2003).

Trung tâm

Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, heo con gặp hai thời kỳ khủng hoảng, lúc 3
tuần tuổi và lúc cai sữa:
Lúc 3 tuần tuổi: nhu cầu sữa cho heo con tăng, trái lại lượng sữa heo mẹ lại bắt đầu
giảm, một số chất dinh dưỡng trong heo con giảm dần đặt biệt là sắt, sắt là thành phần
cấu tạo hemoglobin (Trần Cừ, 1972). Ở heo con mỗi ngày cần khoảng 7 – 11 mg mà
lượng sắt cung cấp từ sữa mẹ rất ít, khoảng 2 mg Fe/con/ngày nên cần phải cung cấp
thêm khoảng 5 – 7 mg Fe/con/ngày (Vũ Duy Giảng, 1997).
Lúc cai sữa: do bị tách khỏi mẹ, từ dinh dưỡng phụ thuộc sữa mẹ chuyển sang dinh
dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn. Nếu sự chuyển biến này đột ngột sẽ tác động
xấu đến tăng trưởng heo con (Trần Cừ, 1972).
2.2.2.2 Khả năng điều hòa thân nhiệt
Theo Trần Cừ (1972) ở heo sơ sinh do lớp vỏ đại não chưa hoàn chỉnh nên khả năng
điều hòa thân nhiệt của chúng rất kém. Khi có sự thay đổi đột ngột của môi trường,
heo con dễ bị tác động đưa đến sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh đặc biệt là rối loạn
tiêu hóa, tiêu chảy…. Ngoài ra, lớp mỡ dưới da heo con rất mỏng, chỉ chiếm 1% trọng
lượng cơ thể nên khả năng chống lạnh, giữ nhiệt cho cơ thể còn hạn chế, heo dễ mất
nhiệt, dễ bị bệnh.
Theo Lê Hồng Mận (2006), ở heo con hệ thần kinh điều khiển sự cân bằng nhiệt chưa
phát triển đầy đủ, cơ thể heo con mới sinh chủ yếu là nước (82%), mô mỡ dưới da
chưa phát triển và glucose dự trữ còn thấp, da mõng, lông thưa, nên chống lạnh kém.
Sau khi sanh 30 phút thân nhiệt heo con giảm 1 – 20C, do vậy heo con dễ bị lạnh, hoạt
13


động chức năng của các bộ phận trong cơ thể bị rối loạn, đòi hỏi phải sưởi ấm cho cơ
thể heo con trong 7 ngày đầu để đảm bảo cho sự trao đổi năng lượng và trao đổi chất.
Chuồng nuôi heo nên độn rơm, dăm bào, đèn sưởi ấm để có nhiệt độ 32 – 340C trong
tuần đầu, 29 – 300C trong tuần lễ sau. Từ sau 10 ngày tuổi heo con mới điều chỉnh cân
bằng được thân nhiệt.

Yêu cầu nhiệt độ đối với heo con: từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi: 32 – 340C và sau 7 ngày
tuổi 29 – 310C (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002).
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005), Phùng Thị Vân (2004), heo con có khả
năng duy trì thân nhiệt là do sự hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn và lượng nước
cao trong cơ thể (81 – 82%). Tuy nhiên khả năng điều nhiệt của heo con trong những
ngày đầu rất kém, nó chụi ảnh hưởng rất lớn của yếu tố môi trường và phụ thuộc vào
tuổi. Cho nên nuôi heo con trong chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt
của heo con xuống nhanh, tuổi heo con càng ít thân nhiệt hạ xuống càng nhiều. Sau 3
tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt của heo con tương đối hoàn chỉnh và thân hiệt
của heo được ổn định (39 – 39,50C).
Khả năng điều tiết thân nhiệt của heo non rất kém, do đó nó rất nhạy cảm với sự thay
đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm cho heo con bị bệnh. Ở gia heo con
từ 15 – 20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định (Trần Thị Dân, 2006).

Trung

Nước ta tuy là xứ nóng nhưng phải chống lạnh cho heo con mới sinh đến cai sữa, vì
nhiệt độ ban đêm thường dưới 300C. Heo con chống lạnh bằng cách nâng cao chuyển
hóa cơ bản, tăng sinh nhiệt, nhưng không kéo dài được. Cơ thể chỉ chứa 1/100 lipid,
lipid này
tiêuliệu
hao nhanh
nên heoThơ
con bị@
lạnh.
của heo
khi đẻ giảm
tâm
Học
ĐH Cần

TàiNhiệt
liệuđộhọc
tậpconvàsaunghiên
cứu
xuống phụ thuộc khối lượng sơ sinh, lượng và chất dinh dưỡng thu được và nhiệt độ
môi trường. Khi sinh ra, 20 phút đầu tiên thân nhiệt hạ rất nhanh giảm 2 – 30C. Heo
con có khối lượng dưới 0,5 kg không đủ duy trì thân nhiệt bình thường. Do ảnh hưởng
của nhiệt độ không khí và tốc độ bốc hơi của nước đầu ối, nhiệt độ heo con hạ từ
38,60C xuống 37,70C. Nếu sau khi đẻ từ 5 – 16 giờ heo con không được bú sữa, thân
nhiệt hạ xuống 36,90C thì heo con có thể hôn mê và dễ chết. Nếu nhiệt độ bên ngoài
dưới 120C, sau khi đẻ 20 phút đến 24 giờ mà thân nhiệt heo con chưa nâng được 380C
thì sẽ chết. Vì vậy, phải có ổ ấm cho heo sơ sinh, để heo con nhanh trở lại nhiệt độ cơ
thể bình thường. Nền chuồng, vách chuồng lạnh làm tăng bức xạ nhiệt của cơ thể heo
con, tỏa nhiệt nhiều, tốn năng lượng. Chuồng ấm áp, nhiều rơm độn, đốt sưởi ban đêm
là biện pháp cần thiết để nâng cao tỷ lệ nuôi sống (Trương Lăng, 2003).
Heo con mới đẻ có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống so với ở bên trong cơ thể heo
mẹ có nhiệt độ ổn định 390C, ra bên ngoài điều kiện nhiệt độ rất thay đổi tùy theo từng
mùa khác nhau. Do vậy heo con rất dễ bị nhiễm lạnh, giảm đường huyết và có thể dẫn
đến chết. Điều này có thể do một số vấn đề sau: Lông heo con thưa, lớp mỡ dưới da
mỏng, diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể cao nên khả năng chống lạnh kém;
Lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lượng
chống lạnh bị hạn chế; hệ thần kinh điều khiển cân bằng thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
Bởi vì trung khu điều khiển thân nhiệt nằm ở võ não là cơ quan phát triển muộn nhất ở
cả hai giai đoạn trong thai và ngoài thai (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Nhiệt độ trong khu vực chuồng nái đẻ vừa thích hợp cho heo mẹ vừa thích hợp cho
heo con là một vấn đề không dễ, vì yêu cầu về nhiệt độ đối với heo mẹ và yêu cầu về
14


nhiệt độ đối với heo con trong từng giai đoạn khác nhau. Đối với heo mẹ nhiệt độ dao

động thích hợp từ 15 – 240C. Khi nhiệt độ trong chuồng cao hơn 240C thì tính thèm ăn
giảm và sẽ giảm năng suất sữa. Đối với heo con, đặc biệt là những ngày đầu sau khi
mới đẻ ra, biên độ dao động nhiệt độ đối với heo con trong thời kỳ theo mẹ là từ 25 –
350C. Vì vậy, để có được nhiệt độ thích hợp cho heo con mà không ảnh hưởng đến
heo mẹ thì nhất thiết phải có bóng đèn để sưởi ấm vào những tháng mùa đông, mùa
thu và các ngày đầu sau khi đẻ của tất cả các mùa trong năm. Bóng đèn có thể là bóng
điện 100W, nếu tốt hơn có thể mua bóng đèn hồng ngoại công suất 250W, ngoài tác
dụng sưởi ấm bóng đèn hồng ngoại còn có tác dụng diệt khuẩn trong ô chuồng heo
con. Dưới đây là khuyến cáo nhiệt độ thích hợp cho heo con trong thời kỳ theo mẹ.
Bảng 2.2: Nhiệt độ thích hợp cho heo con trong những đầu sau đẻ
350C
330C
310C
290C
270C
25 - 270C

Ngày đầu (mới lọt lòng mẹ)
Ngày thứ 2
Ngày thứ 3
Ngày thứ 4
Ngày thứ 5
Ngày thứ 6 trở đi
(Trần Văn Phùng, 2005)

2.2.2.3 Khả năng miễn dịch của heo con

Trung

Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), heo con từ khi mới sinh ra trong máu

hầu như không có kháng thể. Song lượng kháng thể trong máu heo con được tăng rất
tâm
ĐHbúCần
Thơ
liệuở heo
họccontập
nhanh Học
sau khiliệu
heo con
sữa đầu.
Cho @
nên Tài
nói rằng
khả và
năngnghiên
miễn dịchcứu

hoàn toàn thụ động. Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ
sữa mẹ. Trong sữa đầu của heo mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ
trong sữa có tới 18 – 19% protein. Trong đó lượng γ – globulin chiếm số lượng rất lớn
(34 – 45%) cho nên nó có vai trò miễn dịch ở heo con.
Nếu heo nái được chủng ngừa kỹ, nuôi dưỡng trong lúc mang thai và tiết sữa đúng kỹ
thuật, biện pháp chăm sóc tốt, thì đàn heo con sẽ tăng trọng nhanh, ít bệnh tật. Nếu nái
có bệnh như viêm vú, viêm tử cung, sốt, bỏ ăn, viêm khớp...thì đàn heo con thường bị
ảnh hưởng xấu, gầy còm, tăng trọng kém, dễ bị tiêu chảy, tỷ lệ chết cao (Võ Văn
Ninh, 2001).
Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân heo con trong thời kỳ này cũng
có quá trình tổng hợp kháng thể. Trước đây người ta cho rằng mãi tới 2 tuần tuổi hoặc
muộn hơn mới có quá trình tổng hợp kháng thể ở heo con. Gần đây một số nghiên cứu
cho thấy chỉ ngay ngày thứ hai sau khi đẻ một số cơ quan trong cơ thể heo con đã bắt

đầu sản sinh kháng thể. Nhưng khả năng này còn rất hạn chế và nó chỉ được hoàn
chỉnh tốt hơn khi heo con được một tháng tuổi (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt,
2007).
Sự thành thục về miễn dịch học của heo con xuất hiện sau một tháng tuổi. Đến thời
gian này, khả năng thấm qua màn ruột các hợp chất đại phân tử hầu như bị ngừng
hoàn toàn. Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày, ruột non.
Trong một ngày đêm, dạ dày phân giải 45 % gluxid, 50 % protein, 20 – 25 % đường.

15


Cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85 % đường, 87 % protein. Ruột già chỉ
còn không quá 10 – 15 % (Trương Lăng, 2003).
2.2.2.4 Sinh lý tiêu hóa của heo con
Tiêu hóa ở miệng
Theo Trương Lăng (1999), heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính amylaza nước bọt
tăng nhanh và đạt đỉnh cao vào ngày thứ 14 và giảm dần theo tuổi cuả heo đối với heo
con tách mẹ sớm, nhưng đối với heo con tách mẹ trễ hoạt tính này duy trì đến ngày
tuổi thứ 21. Nước bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6 – 2,6% vật chất khô. Thức ăn có phản
ứng acid yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết
dịch. Vì vậy, cần lưu ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng. Lượng nước bọt thay đổi
tùy theo số lần cho ăn, chất lượng thức ăn. Ăn chỉ một loại thức ăn kéo dài sẽ làm tăng
nhiệm vụ cho một tuyến, gây ức chế, heo ít thèm ăn. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau,
cả 2 tuyến hoạt động, không gây ức chế, cho nên cho ăn nhiều chủng loại thức ăn, đổi
bữa heo sẽ thèm ăn, tiết nước bọt liên tục, giúp tiêu hoá tốt thức ăn.
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa
heo con ở giai đoạn này chính là sự phát triển rất nhanh song chưa hoàn thiện. Sự phát
triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Còn
chưa hoàn thiện thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số men trong đường
tiêu hóa heo con bị hạn chế.

Bảng 2.3: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con
Thời gian

Trung tâm
Học liệu ĐH CầnSơThơ
học tập và Số
nghiên
sinh @ Tài liệu
70 ngày
lần tăng cứu
Cơ quan
Dạ dày
Ruột non
Ruột già

2,5 ml
100 ml
40 ml

1815 ml
6000 ml
2100 ml

>70 lần
60 lần
>50 lần

(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)

Tiêu hóa ở dạ dày

Trong 2 tuần đầu axid chlohyric (HCl) tự do chưa có trong dạ dày heo con, do đó chưa
có tính kháng khuẩn, không bảo vệ được đường tiêu hóa nên thường bị bệnh đường
ruột như bệnh ỉa phân trắng. Ngoài ra trong dạ dày ít HCl nên không đủ hoạt hóa
pepsinogen vì thế không thể tiêu hoá hết protein, nhất là khi bú quá no dẫn đến bệnh
tiêu chảy cho heo con (Đào Trọng Đạt et al., 1999).
Sự hoạt động phân giải protid ở dạ dày tăng chậm trong 2 tuần đầu sau đó tăng
nhanh, pepsin tham gia vào một phần nhỏ vào hệ tiêu hóa. Khi heo ở 3 – 4 tuần tuổi,
protein sữa được tiêu hóa chủ yếu do trypsin, vẫn có tác dụng của pepsin nhưng rất ít.
Trong dịch vị heo con còn có axid lactic và axid acetic đây cũng là nhân tố hoạt hóa
men pepsinogen (Trần Cừ, 1972).
Sự tiêu hoá ở dạ dày được nghiên cứu khá đầy đủ. Khi mới sinh dịch vị tiết ra ít và sau
đó tăng nhanh theo sự tăng dung tích của dạ dày. Lượng dịch vị tăng nhanh nhất vào 3
– 4 tuần tuổi và sau đó giảm dần. Trong một ngày đêm lượng dịch vị tiết ra khác nhau
và biến đổi theo tuổi. Trước khi cai sữa, ban đêm heo con tiết nhiều dịch vị nhiều hơn

16


do heo mẹ ban đêm nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị của heo con (ngày 31%, đêm
69 % so với tổng lượng dịch vị tiết ra cả ngày và đêm) (Trương Lăng, 1999).
Độ acid của dịch vị heo thấp nên hoạt hoá pepsinogen kém, diệt khuẩn kém. Acid
Clohydric (HCl) tự do xuất hiện ở 25 – 30 ngày tuổi và diệt khuẩn rõ nhất ở 40 – 45
ngày tuổi. Trong tháng tuổi đầu, dạ dày hầu như không tiêu hoá protein thực vật. Sữa
sau khi rời khỏi dạ dày 1 – 1,3 giờ, trộn dịch vị với sữa tỷ lệ 1:5, sau 5 – 6 giây sữa
đông vón lại, sữa được tiêu hoá hoàn toàn (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Theo Lê Minh Hoàng (2002), men tiêu hoá protein của dạ dày, lúc đầu là pepsinogen
ở dạng không hoạt động, sau đó được hoạt hoá bởi HCl hoạt động thành men pepsin
hoạt động. Quá trình tiêu hoá diễn ra như sau:
Pepsin
Protein trong thức ăn


AA + albumoz + pepton
H2O

Ở dạ dày không tiết men tiêu hoá tinh bột, nhưng vẫn có chức năng tiêu hoá chút ít
tiêu hoá tinh bột nhờ men amilaza và men mantaza của nược bọt thấm vào thức ăn.
Tiêu hóa ở ruột

Trung

Heo sơ sinh dung tích ruột non 100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, 12
tháng đạt 20 lít. Ruột già, sơ sinh dung tích 40 – 50ml, 20 ngày 100ml, tháng thứ 3
khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11 – 12 lít. Tiêu hoá ở ruột nhờ tuyến
tụy, enzyme trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành AA. Ở trong thai 2 tháng
tâm
Học
Cần
@ hoạt
Tài tính
liệuenzyme
học tập
vàcàng
nghiên
cứu
tuổi chất
tiết liệu
đã có ĐH
trypsin.
ThaiThơ
càng lớn,

trypsin
cao và khi
mới đẻ hoạt tính rất cao. Độ kiềm của dich tụy tăng theo tuổi và cường độ tiết. Hoạt
tính enzyme amylaza đạt 1000 – 8000 đơn vị và giảm theo tuổi. Người ta nhận thấy
bệnh thiếu máu heo con không ảnh hưởng đến hoạt tính các enzyme, trừ enzyme
maltase (Trương Lăng, 2007).
Các enzyme tiêu hoá trong dịch ruột heo con gồm: amino peptidase, dipeptidase,
lipase và amylaza. Trong một ngày đêm, heo con một tháng tuổi tiết dịch từ 1,2 – 1,7
lít; 3 – 5 tháng có từ 6 – 9 lít dịch. Lượng dịch tiêu hoá phụ thuộc vào tuổi và tính chất
khẩu phần thức ăn. Heo con một tháng rưỡi đến 2 tháng tuổi, lượng dịch ngày đêm
tăng đáng kể nếu tăng thức ăn thô xanh vào khẩu phần (Nguyễn Thiện và Võ Trọng
Hốt, 2007).
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng
2.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng heo nái nuôi con
2.3.1.1 Nhu cầu về năng lượng
Nhu cầu năng lượng cho heo nái sản xuất sữa nuôi con được tính bằng tổng số nhu
cầu duy trì, sản xuất sữa và sự thay đổi trọng lượng cơ thể, cách tính như sau: nhu cầu
duy trì: 0,44 MJ/kg W0,75. Năng lượng thô của sữa heo nái: 5,2 MJ/kg. Hiệu quả sử
dụng của năng lượng trao đổi của khẩu phần sản xuất sữa là 0,65. Vậy nhu cầu ME
cho sự sản xuất 1 kg sữa: 5,2/0,65 = 8,0 MJ/kg sữa. Mô cơ thể được huy động để cung
cấp năng lượng cho sự sản xuất sữa được coi là có chứa 0,85 g mỡ có năng lượng NE
là 39,4 x 0,85 = 33,5 MJ/kg. Nếu hiệu quả chuyển biến năng lượng huy động từ mô cở
17


thể là 0,85. Vậy mỗi kilogam của trọng lượng cơ thể cung cấp năng lượng trao đổi là:
(33,5 x 0,85)/0,65 = 43,8 MJ. Như vậy một heo nái 200 kg sản xuất 8 kg sữa/ngày và
mất trọng lượng 0,25 kg/ngày có nhu cầu trao đổi năng lượng là: (2000,75 x 0,440) + (8
x 0,8) – (0,25 x 43,8) = 76,5 MJ/kg. Giữa năng lượng tiêu hoá và năng lượng trao đổi
của heo có mối quan hệ ổn định, thường biểu thị tỉ lệ chuyển hoá năng lượng tiêu hoá

DE thành năng lượng trao đổi ME là: ME/DE = 0,96. Vậy, năng lượng tiêu hoá của
khẩu phần là: DE = 76,5/0,96 = 79,7 MJ/ngày. Nếu heo nái ăn 6 kg thức ăn/ngày thì
DE cần có trong thức ăn là: 79,7/6 = 13,3 MJ/kg (Dương Thanh Liêm et al., 2002).
Bảng 2.4: Nhu cầu dưỡng chất cho heo nái (tính bằng % hay lượng cho mỗi kilogam
thức ăn hỗn hợp)
Đơn vị

Trung

Thể trọng
Protein thô
TDN
Năng lượng tiêu hoá (DE)
Năng lượng trao đổi (ME)
Ca
P
Muối NaCl
Caroten
Vit A
Vit D
tâm
Vit B1Học liệu ĐH Cần Thơ
Vit B2
Vit PP
Vit B12
Acid pantothenic
Lượng TĂHH cho ăn hàng ngày
Rau xanh cho ăn hàng ngày (1/3
TĂHH)


kg
%
%
Kcal
Kcal
%
%
%
mg
IU
IU
@ mg
Tài
mg
mg
mg
mg
kg
kg

(Võ Văn Ninh, 2003)

18

liệu

Nái cho sữa
Nái tơ
Nái rạ
160

200
15
13
75
75
3300
3300
2970
2970
0,6
0,6
0,4
0,4
0,5
0,5
6,6
6,6
3300
3300
220
220
học1,1tập và nghiên
1,1 cứu
3,3
3,3
18
18
11
11
13

13
4,5 – 5,0
5,5 – 6,0
1,5 – 1,7

1,7 – 2,0


Bảng 2.5: Tiêu chuẩn ăn và chất dinh dưỡng hàng ngày cho heo nái nuôi con
Đơn vị

Trung

Yêu cầu thức ăn
Protein thô
Protein tiêu hoá
Năng lượng tiêu hoá (ME)
Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá (TDN)
Ca
P tổng số
P hấp thụ
Na
Cl
K
Mg
Fe
Zn
Cu
I
Se

Vit A
Vit D
Vit E
Vit K
Thiamin
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @
Riboflavin
Acid pantothenic
Niacin
Vit B4
Vit B12
Cholin
Biotin
Folacin

Tài

kg/ ngày
g/ ngày
g/ ngày
Mcal/ ngày
g
g
g
g
g
g
g
g

mg
mg
mg
mg
mg
IU
IU
IU
mg
liệumghọc
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg

Heo nái nuôi con

tập và

5,41
812
666
17,86
4050
40,6
32,5

24,4
10,8
8,7
10,8
2,2
433
271
27,1
9,76
0,81
10820
1080
119,1
2,7
5,41
nghiên
20,8
64,9
54,1
5,41
5410
81,2
1,08
1,62

cứu

(NRC, 2000)

2.3.1.2 Nhu cầu protein

Heo nái có khả năng chuyển hoá rất hiệu quả protein vào sữa. Tỉ lệ tiêu hoá biểu kiến
thường được tính bằng 0,8. Nhu cầu protein cho heo nái bằng tổng số của nhu cầu duy
trì và nhu cầu cho sản xuất sữa. Nhu cầu protein cho duy trì được tính là 0,45g/kg tăng
trọng (W). Trong sữa có chứa 57g protein tiêu hoá. Hiệu quả sử dụng của protein tiêu
hoá là 0,7 và tỉ lệ của protein tiêu hoá của thức ăn là 0,8. Vậy nhu cầu protein (g/ngày)
là: (0,45 W + 57Y)/(0,7 x 0,8). Trong đó: Y là năng suất sữa (kg/ngày), W là trọng
lượng cơ thể heo nái. Ví dụ: heo nái có trọng lượng 200kg sản xuất 8kg sữa/ngày có
nhu cầu protein là: (200 x0,45 + 8 x 57)/(0,8 x 0,7) = 975g/ngày. Nếu heo nái ăn 6 kg
thức ăn/ngày, thì lượng protein cần có trong khẩu phần thức ăn là: 975/6 = 162,5g
protein/kg thức ăn hay là 16,3 % trong thức ăn (Dương Thanh Liêm et al., 2002).

19


2.3.1.3 Nhu cầu chất khoáng
Những thí nghiệm cân bằng cho thấy rằng hiêu quả sử dụng của Ca và P lần lượt là
0,47 và 0,5. Sữa heo nái chứa 2,5 g/kg Ca và 1,7 g/kg P. Nếu heo nái sản xuất 8 kg
sữa mỗi ngày sẽ tiết 20 g Ca và 13,6 g P. Sự mất bắt buộc (g/100kgW) có thể là: Ca =
3,2 g/100kg thể trọng và P = 2 g/100kg thể trọng. Vậy mỗi heo nái có trọng lượng là
200kg có nhu cầu như sau: (3,2 x 2 + 8 x 2,5)/0,47 = 56,2 g Ca/P ngày và (2 x 2 + 8 x
1,7)/0,5 = 35 g P/ngày (Dương Thanh Liêm et al., 2002).
3.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo con
Theo Trương Lăng (2003), heo con sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao. Sau khi
đẻ 8 ngày tăng gấp đôi, 10 ngày tăng gấp 3 – 4 lần, 55 – 60 ngày tăng gấp 15 – 20 lần.
Heo con càng lớn, nhu cầu sữa càng nhiều, nhưng lượng tiết sữa của heo mẹ lại giảm
từ tuần thứ 3, tuần thứ 4 rõ rệt. Có heo mẹ thiếu sữa ngay từ tuần lễ đầu, hoặc do con
nhiều, sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao, vú ít. Tuần thứ 3, do lượng sữa giảm
nên không cung cấp đủ năng lượng cho heo con, nên tập ăn sớm cho heo con.
3.2.2.1 Nhu cầu năng lượng
Heo sơ sinh đòi hỏi được cung cấp năng lượng lập tức ngay sau khi sinh vì giảm

glucose huyết và đói là nguyên nhân chủ yếu gây chết ở heo sơ sinh (Trần Thị Dân,
2006).

Trung

Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), để có cơ sở bổ sung năng lượng cho heo
con cần căn cứ vào mức năng lượng được cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con,
từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con. Như vậy, chỉ bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
heo con mới bắt đầu có nhu cầu bổ sung năng lượng và mức này ngày càng cao do sữa
mẹ cung cấp ngày càng giảm. Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng: đó phải là những
loại giàu năng lượng, dễ tiêu hóa như: ngô, gạo, cám mì, cám gạo loại 1. Ngoài ra còn
được bổ sung rau xanh để tăng tính ngon miệng cho heo con.
Bảng 2.6: Nhu cầu năng lượng của heo con bú sữa
Tuần
tuổi

Khối
lượng
heo
(kg)

Tăng trọng
1 ngày đêm
(g)

Nhu cầu
năng lượng
1 ngày đêm

(Kcal)

1
2
3
4
5
6
7
8

2
3,5
5,4
7,9
10,9
13,6
16,3
20,4

172
227
295
263
481
476
450
522

750

1110
1530
2100
2650
3100
3500
4000

Năng lượng
cung cấp từ
Sữa mẹ
Thức ăn
(Kcal)
(Kcal)
810
1050
1125
1125
1125
1055
480
740

(Trương Lăng, 2003)

20

405
975
1525

2045
2660
3260

Sự cung cấp
năng lượng
tinh theo sữa
mẹ
(%)
108,0
95,0
73,5
53,0
42,4
34,0
24,0
18,5


Bảng 2.7: Lượng thức ăn cho heo con tập ăn và heo con cai sữa
Tuần tuổi
Thức ăn (g/con/ngày)
1–4
5
350
6
400
7
500
8

600
9
700
10
800 – 900
(Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Khôi, 2005)

Tổng số (g)
200 – 300

3.2.2.2 Nhu cầu protein
Theo Trương Lăng (2003), protein là nguyên liệu cấu tạo tế bào. Có chứa đến 30 – 35
% protein. Phải tính protein tiêu hóa của từng loại thức ăn trên đơn vị thức ăn tiêu
chuẩn hàng ngày. Heo nái có thai cần 80 – 90g protein tiêu hóa/ĐVTĂ. Heo nái nuôi
con 100 – 110g, heo con tập ăn từ 120 – 130g protein tiêu hóa/ĐVTĂ. Trong protein
có nhiều AA. Có 2 loại AA: loại thay thế và loại không thay thế được. Loại không
thay thế được, cơ thể heo không tổng hợp được phải lấy từ thức ăn vào là: Lyz, Trp,
Tre, Phe, Met, Leu, Ile, Arg, His, Val. Thiếu một trong những axid amin này là
protein giá trị không hoàn toàn. Thiếu tryptophan heo con ngừng sinh trưởng, thể
trọng giảm, hiệu quả sử dụng thức ăn kém. Nhất là thiếu Lys, Lys là AA giới hạn số
một của heo, giúp tổng hợp thịt nạc. Phải cân bằng để tạo ra “protein lý tưởng” với
hàm lượng tối đa Lys và các AA khác để tăng năng suất gia súc.

Trung tâm
Họccầuliệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.3.3 Nhu
gluxid
Gluxit là những chất chủ yếu đảm bảo năng lượng cho heo và tham gia vào cấu trúc
các mô của cơ thể. Những chất như đường, tinh bột, xơ…là những chất đảm bảo 70 –

80% nhu cầu năng lượng của heo. So với các lứa tuổi khác, heo con có cường độ trao
đổi chất và năng lượng cao. Sau khi ra khỏi cơ thể mẹ, nguồn năng lượng mất từ mẹ
đột ngột, làm thân nhiệt heo con giảm xuống đột ngột. Khi mới sinh thân nhiệt heo
con đạt 38,9 – 39,10C, 30 phút sau giảm xuống 36,7 – 37,10C. Vì vậy trong vòng 1 giờ
sau khi sinh, nếu heo con được bú sữa đầu thì 8 – 12 giờ sau, thân nhiệt heo con sẽ
được ổn định. Qua nhiều tài liệu cho thấy, nhu cầu về năng lượng của heo con gồm có
nhu cầu về duy trì và nhu cầu sinh trưởng, phát triển. Để đáp ứng được nhu cầu năng
lượng của heo con, người ta thường dùng cám gạo, bột mì, cao lương, những sản
phẩm này có giá trị năng lượng cao (2742, 3147, 3035 Kcal/kg ), lại vừa có hàm
lượng protein cao (80, 106, 66g). Trong khẩu phần của heo có thể dùng đến 50 – 60%
loại thức ăn này (Đào Trọng Đạt et al., 1999).
2.3.2 Thức ăn cho heo
2.3.2.1 Thức ăn năng lượng
Ngô
Ngô cung cấp chủ yếu nguồn năng lượng, hàm lượng protein thấp, thành phần AA
không cân đối nên khi sử dụng cần kết hợp với các loại thức ăn giàu đạm khác. Hàm
lượng lys và trp trong protein của ngô rất thấp. Protein trong hạt ngô gồm các thành
phần sau: zein, glutelin, phần hoà tan trong acid, phần cặn. Ẩm độ trong hạt ngô biến
21


đổi từ 10 – 25%. Muốn bảo quản tốt ẩm độ tối đa cho phép là 15% (Nguyễn Thiện et
al., 2004).
Người ta thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến protein của ngô đặc biệt là hàm lượng
Lys. Bón phân đạm nhiều làm tăng hàm lượng protein nhưng làm giảm chất lượng vì
tiểu phần zein của protein tăng lên. Ngô là thức ăn nhiều tinh bột có giá trị, ngô cũng
không để được lâu dể sinh nấm mốc và các vitamin như vitamin A có trong ngô vàng
(Phạm Sỹ Tiệp, 2006).
Tấm
Tấm là phần gãy của hạt gạo nên giá trị dinh dưỡng gần giống gạo. Loại thức ăn này

có giá trị dinh dưỡng cao và được coi là một trong những loại thức ăn năng lượng
quan trọng của heo. Tấm chứa nhiều chất bột đường (72,8%) nhưng ít xơ, ít protein
nên sử dụng rất ít, sử dụng 20 – 50% trong khẩu phần. Nếu hạt tấm có thể ngâm nước
1 – 3 giờ trước khi cho ăn thì heo tiêu hoá tốt hơn. Tấm có nhiều loại nên thành phần
dưỡng chất rất biến động từ 6 – 12% CP. Protein trong tấm thiếu 4 loại AA thiết yếu:
Lys, Met, Trp, Thr (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Cám gạo mịn

Trung

Cám gạo mịn là phụ phẩm của công nghiệp xay xát. Thành phần chủ yếu là phôi lớp
vỏ bao ngoài hạt gạo vụn, nó là một loại thực liệu quan trọng trong ngành chăn nuôi
heo. Hàm lượng protein trong cám cao 120 – 140 g/kg vật chất khô biến động từ 6,1 –
12,9 %. Hàm lượng chất béo cũng rất cao từ 110 – 180g/kg vật chất khô, chủ yếu là
những acid béo chưa no đây là nguyên nhân làm cho cám khó bảo quản do rất dễ bị
tâm
liệuđộĐH
Cần
Thơ
TàiKhi
liệu
học
vàra nghiên
oxi hoáHọc
nếu nhiệt
và ẩm
độ cao,
dự @
trữ lâu.
bị oxi

hoátập
sẽ tạo
peroxid cócứu
vị
đắng, hôi làm cho gia súc khó ăn và có thể gây ra tiêu chảy (Viện Chăn Nuôi Quốc
Gia, 1995).
Do hàm lượng béo cao mà chủ yếu là các acid béo chưa no nên sử dụng cám hạn chế
trong khẩu phần và lượng sử dụng tuỳ vào các giai đoạn phát triển của heo. Trong cám
mịn chứa nhiều vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B1 có tác dụng ngăn ngừa và trị
bệnh phù thủng. Tỉ lệ dùng thấp hơn 20% khẩu phần cho heo con; 20 – 30% khẩu
phẩn cho heo tơ, heo giống; 40% khẩu phần cho heo thịt (Lê Hồng Mận và Bùi Đức
Lũng, 2002).
2.3.2.2 Thức ăn bổ sung protein
Bột cá
Bột cá là nguồn thức ăn bổ sung đạm quan trọng nhất đối với heo. Bột cá bổ sung vào
thức ăn tinh như: khoai mì, bắp, cám, khoai lang,…sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức
ăn lên một mức đáng kể, vì bột cá bổ sung nhiều protein và các vitamin (B12,
riboflavin, acid pantothenic,…), muối khoáng (Ca, P, Na, Mg, Fe, Zn, Mn…). Theo
Lakssesvela (1961), nếu bổ sung vào khẩu phần bột cá sẽ làm heo tăng trọng nhanh và
chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng giảm (Nguyễn Thiện et al., 2004).
Thành phần dinh dưỡng của bột cá bán ở thị trường như sau: protein thô (30 – 60%),
chất bột đường (3 – 10%), chất béo (1 – 12%) (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân,
2000).

22


Đậu nành và bánh dầu đậu nành
Chỉ dùng đậu nành cho heo con theo mẹ vì có giá trị dinh dưỡng cao và ngon miệng.
Đậu nành được bổ sung AA Met thì có giá trị tương đương với bột sữa. Bánh dầu này

cũng là thức ăn bổ sung protein tốt cho heo, có 40 – 45 % protein thô, 3,2 – 7,4 % chất
béo. Thường được dùng như thức ăn cung cấp protein thực vật cơ bản để so sánh với
các giá trị dinh dưỡng của thực liệu cung cấp protein khác. Có thể trộn đậu nành với tỉ
lệ 15 – 25 % trong thức ăn hỗn hợp. Giá trị dinh dưỡng của đậu nành: DM (91%), CP
(40,3%), EE (0,9%), CF (6,3%), NFE (37,3%), ASH (6,1%), TDN (77% đối với heo)
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
2.3.2.3 Thức ăn chế biến công nghiệp
Thức ăn chế biến công nghiệp thường được phối hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau
để có tỷ lệ cân bằng giữa các dưỡng chất dinh dưỡng, do đó thức ăn tiêu tốn ít mà
năng xuất sản phẩm lại cao.
Nguyên liệu của thức ăn chế biến công nghiệp chủ yếu là các sản phẩm phụ công,
nông nghiệp như các loại thức ăn thô, sản phẩm phụ của nhà máy xay xát, lò mổ, sản
phẩm phụ của nghề cá... Trước khi đưa vào hổn hợp các nguyên liệu này đều được chế
biến như: Sấy khô, nghiền nhỏ... cho nên bảo quản được lâu và dể vận chuyển.
Thức ăn đậm đặc

Trung

Thức ăn đậm đặc là thức ăn hỗn hợp các nguyên liệu chứa protein, vitamin, chất
khoáng với hàm lượng cao. Chủ yếu 5 nguyên liệu chính: khô dầu đậu nành, bột cá
tốt, premix vitamin, premix khoáng và thuốc kháng khuẩn và thuốc tăng trọng. Thức
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ăn đâm đặc được các nhà sản xuất hướng dẫn thành thức ăn hoàn chỉnh, lúc đó mới
cho gia súc ăn. Thức ăn đậm đặc rất tiện lợi cho việc vận chuyển tới vùng xa xôi, mà
ở những nơi này không có cơ sở chế biến thức ăn và tiện lợi hơn cho người sử dụng
trong chăn nuôi (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).
Thức ăn hỗn hợp
Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp: thức ăn hỗn hợp có nhiều tác dụng trong việc nâng cao
năng suất chăn nuôi, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và rất tiện lợi khi cho ăn. Có

nhiều loại thức ăn qua chế biến rồi phối hợp lại với nhau là tăng giá trị dinh dưỡng của
khẩu phần, hỗn hợp thức ăn cân đối sẽ tạo nên sự cân bằng về AA, cân bằng về chất
khoáng, vitamin... phù hợp với nhu cầu của gia súc. Trong đó cân bằng AA có ý nghĩa
rất lớn, nó cung cấp đủ cho nhu cầu tổng hợp protid, cân bằng chất khoáng Ca và P có
ảnh hưởng đến sự tích luỹ khoáng và quá trình tạo xương, răng và các quá trình trao
đổi chất khác (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).
Thức ăn hỗn hợp dạng bột: có kích thước rất nhỏ, được bao gói có ghi rõ thành phần,
công thức và thời gian sử dụng, cách dùng và bảo quản (Lê Hồng Mận và Bùi Đức
Lũng, 2002).
Thức ăn hỗn hợp dạng viên: là loại thức ăn hỗn hợp hoàng chỉnh và được đóng viên,
là loại thức ăn rất phổ biến trong chăn nuôi, đối với heo thức ăn dạng viên có tác dụng
rất tốt cho tăng trọng và tiết kiệm được thức ăn do hao hụt khi cho ăn (Lê Hồng Mận
và Bùi Đức Lũng, 2002).

23


2.4 Chuồng trại và vệ sinh môi trường
2.4.1 Hướng chuồng
Ở ĐBSCL nên chọn theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, mặt tiền quay hướng Đông
Nam. Khi chọn hướng chuồng, chuồng cần phải có ánh sáng dội vào buổi sáng, không
bị hắt nắng buổi chiều, tránh mưa tạt vào từ phía tây và gió lùa vào lúc mùa rét đến.
Do chuồng hai dãy nên xây theo hướng đông bắc tây nam. Khoảng cách giữa hai
chuồng phải đảm bảo thoáng gió, thoáng khí và đủ ánh sáng. Trung bình khoảng cách
đó bằng hai lần chiều cao của chuồng (Võ Văn Ninh, 2003).
Hướng chuồng tốt nhất là hướng Nam, Đông Nam tránh được nắng chiều, tránh gió
mùa rét. Có ánh nắng buổi sáng khoảng 9 đến 2 – 3 giờ chiều, sát trùng chuồng và
giúp cơ thể heo tạo vitamin D (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).
2.4.2 Tiểu khí hậu của chuồng nuôi
2.5.2.1 Nhiệt độ


Trung

Heo có ít tuyến mồi hôi, ngoài ra da và lớp mỡ dưới da lại khá dày nên thú rất nhại
cảm với nóng. Khi heo sống trong cùng nhiệt độ trung hòa thì nhiệt sản xuất đủ để bù
trừ cho nhiệt bị mất và thú không bị stress nhiệt. Vùng nhiệt độ trung hòa là khoảng
nhiệt độ của không khí mà trong khoảng đó thì tốc độ biến dưỡng của cơ thể xảy ra ở
mức tối thiểu, ổn định và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ không khí. Vùng nhiệt độ
này gồm hai mức: nhiệt độ tới hạn trên và nhiệt độ tới hạn dưới, chúng thay đổi tùy
theo trọng lượng heo, gió lùa, ẩm độ, kết cấu chuồng và chất lót chuồng. Thú bị stress
nhiệt khi nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn mức nhiệt độ tới hạn trên. Khi ẩm độ 60 – 70
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
0
C, tốc độ gió 0,1 – 0,5m/s thì các mức độ nhiệt độ sau đầy đủ để tạo thoải mái cho
heo (Võ Văn Ninh, 2003).
Theo Lê Hồng Mận (2006) và Nguyễn Thiện et al. (2005), nhiệt độ đối với heo nái
mới đẻ và nuôi con, nhiệt độ tối thích là 29,40C, nhiệt độ tối thiểu là 23,9 0 C. Nhiệt độ
môi trường tăng đến 300C, 350C thì nhiệt độ cơ thể nái tăng lên lần lượt là 38,90C và
39,70C.
Nhiệt độ đối với heo con sau cai sữa tối thích là 23,8 – 26,70C.
Bảng 2.8: Nhiệt độ chuồng ảnh hưởng đến thân nhiệt heo
Nhiệt độ chuồng (0C)
15
20
25
30
35

Thân nhiệt heo

37,8
38
38,3
38,9
39,7

Nhịp thở (lần/phút)
19 – 20
36
46
80 – 100
160 – 198

(Trương Lăng, 1999)

2.4.2.2 Ẩm độ tương đối
Heo có thể chịu đựng ẩm độ cao là 60 – 90%, ẩm độ tốt nhất là 50 – 70% với ẩm độ
như thế có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên ẩm độ cao làm tăng tác
động bất lợi của nhiệt độ cao đối với khả năng tiêu thụ thức ăn của thú trong khi ẩm
độ thấp làm phổi dễ bị nhiễm trùng hơn. Trong điều kiện nóng ẩm của nước ta heo
thường bị stress nhiệt và vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển, cho nên ăn ít dễ mắt bệnh
24


và sức sản xuất thấp. Vì vậy cần có biện pháp làm giảm ẩm độ của chuồng và tạo sự
thông thoáng chuồng nuôi như nóc chuồng có lỗ thông hơi, xây dựng chuồng sàn
hở…(Võ Văn Ninh, 2003).
Theo Lê Hồng Mận (2006), ẩm độ thích hợp cho heo nái nuôi con là 70% và heo con
theo mẹ là 70 – 80 %.
Theo Phạm Sỹ Tiệp và Nguyễn Đăng Vang (2006), trong cùng một thời điểm nếu

nhiệt độ cao thì ẩm độ thấp và ngược lại.
2.4.3 Vệ sinh môi trường
Hàng tuần phun thuốc sát trùng trong từng dãy chuồng, có hố sát trùng đặt ngoài cổng
trại cho xe hai bánh và người đi bộ, khi xe lớn ra vào cổng đều được phun thuốc sát
trùng, sau mỗi đợt xuất heo hoặc chuyển heo các ô chuồng đều được rửa sạch và quét
vôi để trống 2 – 3 ngày trước khi cho heo khác vào (Nguyễn Xuân Bình, 2008).
Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn heo, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm, Kết
hợp nhiều biện pháp trong điều trị bệnh cho heo: dùng thuốc chuyên trị khống chế
bệnh ngay từ đầu, tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, tích cực tiêu độc tẩy uế cho
chuồng nuôi, cách ly ngay những thú nghi bệnh, tiêm phòng đúng thời gian, đúng độ
tuổi; cách ly heo mới nhập về; giữ vệ sinh thức ăn, nước uống; sát trùng phương tiện
ra vào trại (Lê Hồng Mận 2006).
2.5 Công tác thú y phòng và trị bệnh
2.5.1 Phòng bệnh

Trung tâm
liệuphòng
ĐH ngừa
Cầncho
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.5.1.1Học
Biện pháp
heo nái
Sau khi sinh, heo nái bị mất sức rất nhiều do mất nước, mất máu và ăn kém. Trong
những lứa đẻ đầu heo nái thường bị rách âm đạo nên bị viêm nhẹ gây sốt nóng, làm
cho sữa giảm. Ở những heo nái đẻ khó phải can thiệp bằng tay thì gần như 100% bị
viêm tử cung. Đề phòng các trường hợp viêm tử cung, sau khi heo nái đẻ xong ta nên
chích một liều thuốc kháng sinh. Những kháng sinh có thể chích cho heo nái mà
không bị giảm sữa: Terramycin 10 ml/ngày liên tục trong 3 ngày. Tylan 50 hay

Suanovil 5 chích 10ml/con/ngày, liên tục trong 3 ngày. Trong thời gian chích kháng
sinh ta nên chích kèm thuốc bổ: vitamin C, B1, B complex, B12 để trợ xuất, kích thích
heo nái ăn khoẻ để có sữa cho heo con. Riêng đường sinh dục rữa thuốc tím 10/00
(1g/lít nước). Sau 1 – 2 giờ có thể bơm thuốc kháng sinh Penicilin 2 triệu UI hoặc
Terramycin 2g pha trong 20 – 40 ml nước, liên tục trong 3 – 4 ngày. Nếu heo nái ít
sữa hay mất sữa ta phải điều trị ngay (Nguyễn Xuân Bình, 2008).
2.5.1.2 Các vacxin nên chích ngừa cho heo nái và heo con
Heo nái cần được chích ngừa 9 bệnh sau: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, sẩy
thai truyền nhiễm, Leptospirosis, đóng dấu son, Parvovirus, Aujeszky, lở mồm long
móng. Thời điểm chích ngừa các loại vaccine cho heo nái tốt nhất là trước khi phủ nọc
là 10 – 15 ngày, không nên chích ngừa sát ngày phủ nọc vì: do độc tố và độc lực của
vaccine có thể gây chết thai, khô thai ngay sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau. Trong
trường hợp nếu phủ nọc không kịp chích ngừa, thì sau khi phủ nọc 1 tháng mới được
chích ngừa các loại vaccine trên và chỉ chích ngừa trong tháng thứ 2, 3 của thời gian
mang thai, không được chích vào tháng thứ nhất (vì dễ gây chết thai). Khi chích ngừa
25


×