Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

khảo sát chỉ tiêu sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống tại công ty tnhh thanh bình,tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.34 KB, 68 trang )



iii
TÓM TẮT

Đề tài "Khảo sát chỉ tiêu sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống tại công
ty TNHH Thanh Bình - trại heo số 2, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai" đã được tiến
hành từ ngày 18/02/2008 đến ngày 18/06/2008 chúng tôi đã tiến hành khảo sát 207 nái.
Kết quả thu được như sau:
Điểm ngoại hình thể chất trung bình của các nhóm giống là 92,33 điểm.
Tuổi phối giống lần đầu trung bình của các nhóm giống là 242,51 ngày.
Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của các nhóm giống là 360,16 ngày.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ trung bình của các nhóm giống là 178,64 ngày.
Số lứa đẻ của nái trên năm là 2,05 lứa/nái/năm.
Số heo con sinh ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống trung bình lần lượt là
10,58 con/ổ và 10,25 con/ổ.
Số heo con còn sống hiệu chỉnh, số heo con chọn nuôi trung bình lần lượt là
11,24 con/ổ và 10,21 con/ổ.
Trọng lượng heo sơ sinh toàn ổ, trọng lượng bình quân heo sơ sinh con còn
sống trung bình lần lượt là 14,21 kg/ổ và 1,39 kg/con.
Tuổi cai sữa heo con, số con cai sữa trung bình của các nhóm giống lần lượt là
27,22 ngày và 9,98 con/ổ.
Trọng lượng cai sữa toàn ổ, trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh, trọng lượng
heo con cai sữa bình quân trung bình của các nhóm giống lần lượt là 68,41kg/ổ, 57,19
kg/ổ và 6,85 kg/con.
Tỷ lệ bệnh của nái sau khi sinh và trong thời gian nuôi con trung bình của các
nhóm giống là 19,3 %.





iv
MỤC LỤC
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt vii
Danh sách các bảng viii
Danh sách các biểu đồ xi
Chương 1. Mở Đầu 1
1.1 Đặt Vấn Đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI THANH BÌNH - TRẠI HEO
SỐ 2 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại heo giống thanh bình – trại heo số 2 3
2.1.1 Vị trí địa lý 3
2.1.2 Lịch sử hình thành trại 3
2.1.3Cơ cấu tổ chức và nhân sự 3
2.1.4 Nhiệm vụ của trại 4
2.1.5 Cơ cấu đàn 4
2.2 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thú 5
2.2.1 Chuồng trại 5
2.2.2 Nước uống 7
2.2.3 Thức ăn 7
2.2.4 Quy trình quản lý và chăm sóc 7
2.2.5 Vệ sinh thú y 9
2.2.6 Quy trình tiêm phòng 9
2.3 Cơ sở lý luận 11

2.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái 11
2.3.1.1 Yếu tố di truyền 11


v
2.3.1.2 Yếu tố ngoại cảnh 12
2.3.2 Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của heo 13
2.3.2.1 Các yếu tố tác động tới năng suất sinh sản của heo 13
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 16
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 16
3.2 Đối tượng khảo sát 16
3.3 Phương pháp khảo sát 16
3.4 Các chỉ tiêu khảo sát 16
3.4.1 Điểm ngoại hình thể chất 16
3.4.2 Các chỉ tiêu về khả năng mắn đẻ của nái 16
3.4.3 Các chỉ tiêu về khả năng đẻ sai của nái 17
3.4.4 các chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con của nái 18
3.4.5 Tỷ lệ triệu trứng bệnh 20
3.4.6 Xếp hạng các nhóm giống và cá thể nái 20
3.5. Phương pháp xử lý số liệu 21
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Ngoại hình thể chất 22
4.2 Các chỉ tiêu về khả năng mắn đẻ của nái 23
4.2.1 Tuổi phối lứa đầu 23
4.2.2 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 24
4.2.3 Số lứa đẻ của nái trên năm 25
4.2.4 Tuổi đẻ lứa đầu 26
4.3 Các chỉ tiêu về khả năng đẻ sai của nái 27
4.3.1 Số heo con đẻ ra trên ổ 28
4.3.2 Số heo con sơ sinh còn sống 28

4.3.3 Số heo con còn sống đã hiệu chỉnh 30
4.3.4 Số heo con chọn nuôi trên ổ 31
4.3.5 Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ 32
4.3.6 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống 33
4.4 Các chỉ tiêu về nuôi con của nái 34
4.4.1 Tuổi cai sữa heo con 34


vi
4.4.2 Mức giảm trọng lượng của nái 35
4.4.3 Số heo con cai sữa 37
4.4.4 Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ 38
4.4.5 Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi 39
4.4.6 Trọng lượng heo con cai sữa bình quân 39
4.5 Các chỉ tiêu về bệnh 41
4.5.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 41
4.5.2 Tỷ lệ triệu chứng bệnh từng loại trên nái sinh sản 42
4.6 So sánh giữa các nhóm giống 44
4.6.1 Xếp hạng theo chỉ số sinh sản SPI 44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45
5.1 Kết luận 45
5.2 Đề nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 49















vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LL: Landrace thuần
YY: Yorkshire thuần
DD: Duroc thuần
LY: Landrace x Yorkshire
YL: Yorkshire x Landrace
FMD = LMLM = Lở mồm long móng
IM: tiêm bắp
CV: Hệ số biến dị
SD: Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
TC: Tính chung
: Trị số trunh bình
TSTK: Tham số thống kê
a, b, c: Ở các bảng kết quả, các trung bình có các kí tự khác nhau là có sự khác nhau
có nghĩa về mặt thống kê.


















viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu đàn heo của trại Thanh Bình - trại heo số 2 4
Bảng 2.2: Định mức thức ăn cho các loại heo 7
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị 9
Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu 10
Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng cho heo nái nuôi con 10
Bảng 2.6: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ 10
Bảng 2.7: Quy trình tiêm phòng cho heo cai sữa 11
Bảng 2.8: Quy trình tiêm phòng cho heo thịt 11
Bảng 2.9: Nhu cầu nhiệt độ trong chuồng nuôi của heo 12
Bảng 3.1: Hệ số hiệu chỉnh số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ 17
Bảng 3.2: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ về chuẩn 21 ngày tuổi 18
Bảng 3.3: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày
theo số con giao nuôi 19
Bảng 3.4: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày tuổi theo lứa đẻ19
Bảng 4.1: Điểm ngoại hình thể chất 22

Bảng 4.2: Tuổi phối giống lần đầu 23
Bảng 4.3: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 24
Bảng 4.4: Số lứa đẻ của nái trên năm 25
Bảng 4.5: Tuổi đẻ lứa đầu 26
Bảng 4.6: Số heo con đẻ ra trên ổ 28
Bảng 4.7: Số heo con sơ sinh còn sống 29
Bảng 4.8: Số heo con còn sống đã hiệu chỉnh 30
Bảng 4.9: Số heo con chọn nuôi trên ổ 31
Bảng 4.10: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ 32
Bảng 4.11: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống 33
Bảng 4.12: Tuổi cai sữa heo con 35
Bảng 4.13: Mức giảm trọng lượng của nái 35
Bảng 4.14: Số heo con cai sữa 37


ix
Bảng 4.15: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ 38
Bảng 4.16: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh 39
Bảng 4.17: Trọng lượng heo con cai sữa bình quân 40
Bảng 4.18: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 41
Bảng 4.19: Tỷ lệ c ó triệu chứng viêm tử cung 42
Bảng 4.20: Tỷ lệ triệu chứng bại liệt sau khi sinh 42
Bảng 4.21: Tỷ lệ triệu chứng sốt bỏ ăn 43
Bảng 4.22: Tỷ lệ có triệu chứng viêm vú 43
Bảng 4.23: Tỷ lệ bệnh tính chung cho các loại triệu chứng 43
Bảng 4.24: Xếp hạng các nhóm giống theo chỉ số sinh sản SPI 44











x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu Đồ 4.1 Điểm ngoại hình thể chất 23
Biểu Đồ 4.2 Tuổi phối giống lần đầu 24
Biểu Đồ 4.3 Số lứa đẻ của nái trên năm 26
Biểu Đồ 4.4 Tuổi đẻ lứa đầu 27
Biểu Đồ 4.5 Số heo sơ sinh còn sống 30
Biểu Đồ 4.6 Số heo sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh 31
Biểu Đồ 4.7 Trọng lượng heo sơ sinh toàn ổ 33
Biểu Đồ 4.8 Trọng lượng bình quân heo sơ sinh còn sống 34
Biểu Đồ 4.9 Mức giảm trọng của nái ở các nhóm giống 37
Biểu Đồ 4.10 Số heo con cai sữa 38
Biểu Đồ 4.11 Trọng lượng heo con cai sữa bình quân 41



1


Chương I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Đất nước ta ngày càng phát triển về mọi mặt trong đó ngành nông nghiệp đã và
đang có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Đối với
ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng thì ngày càng phát triển hơn
nhờ tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới
nhằm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho người tiêu dùng.
Muốn có đàn heo tốt, chất lượng cao thì công tác giống đóng vai trò rất là quan
trọng, hiểu được tầm quan trọng đó đòi hỏi các nhà lai tạo giống phải theo dõi thường
xuyên, chọn lọc, lai tạo, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu tiên tiến nhất để tạo
ra những giống heo tốt nhất, kinh tế nhất.
Được sự đồng ý của ban giám đốc trại heo Thanh Bình và được sự hướng dẫn
của TS. Phạm Trọng Nghĩa thuộc bộ môn di truyền giống, khoa Chăn Nuôi Thú Y ,
trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài: “KHẢO
SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO Ở CÔNG TY THANH
BÌNH -TRẠI HEO SỐ 2’’, nhằm tìm hiểu và cung cấp thêm những thông tin cho công
tác chọn lọc giống sau này.










2
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của đàn nái để có cơ sở dữ liệu phục vụ
chương trình công tác giống của xí nghiệp, nhằm tạo nên những con giống có phẩm

chất tốt nhất, năng suất cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho công ty.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi, ghi nhận các số liệu, đánh giá số liệu có liên quan đến các chỉ tiêu
sinh sản của một số nhóm giống heo nái hiện có tại công ty.



















3

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI THANH BÌNH –TRẠI
HEO SỐ 2

2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO THANH BÌNH - TRẠI HEO SỐ 2

2.1.1. Vị trí địa l ý
Trại heo giống Thanh Bình - Trại Heo Số 2 thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn
thức ăn gia súc Thanh Bình, nằm trên địa bàn ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai, nằm cách quốc lộ 1A 2 km theo hướng Tây Bắc .
Phía đông giáp với xã Bình Minh của huyện Trảng Bom.
Phía tây giáp với khu công nghiệp Hố Nai 3 - xã Hố Nai 3 – huyện Trảng Bom.
Phía nam giáp với xã Tân Cang của huyện Long Thành.
Phía bắc giáp với xã Bắc Sơn của huyện Trảng Bom.
Do vị trí của trại nằm gần quốc lộ 1A , đường vào trại tương đối thuận lợi nên
việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm vật nuôi khá dễ dàng.
2.1.2. Lịch sử hình thành trại
Trước năm 1975 thuộc quyền sở hữa tư nhân.
Sau năm 1975 thuộc nhà nước tiếp quản và thành lập trại heo Phú Sơn B thuộc
phòng Nông Nghiệp huyện Thống Nhất.
Từ sau năm 1975 đến năm 1996 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thanh Bình
mua lại chuồng trại và thành lập trại chăn nuôi Thanh Bình, chuyển từ Biên Hòa về ấp
Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Lúc này năng suất trại có
1.200 nái, 12.000 heo thịt.
Năm 2001 trại nhập giống của công ty PIC (Anh) 300 con ông bà và 80 con ông
bà của công ty Kumja (Hàn Quốc).
Năm 2005 công ty chăn nuôi Thanh Bình cho công ty Kumja (Hàn Quốc) thuê
một phần đất và phần còn lại công ty thành lập trại heo Thanh Bình - 2.


4
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Nhân sự: trại gồm 25 người, trong đó:
Đại học: 2 người
Trung cấp: 7 người
Sơ cấp: 11 người

Bảo vệ: 3 người
Cơ khí: 1 người
Điện, nước: 1 người
Cơ cấu tổ chức

2.1.4. Nhiệm vụ của trại
Sản xuất kinh doanh heo giống và sản xuất kinh doanh heo thịt.
2.1.5. Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn heo tính đến ngày 18/06/2008




Công Ty TNHH Thức Ăn Gia Súc Thanh Bình

Giám Đốc Trại
Kế toán

Kỹ thuật Kho, thủ kho

Tổ nái đẻ

Tổ cai sữa Tổ đực giống

Tổ nái khô,
mang thai
Tổ hậu bị,
thịt



5
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn heo của trại chăn nuôi Thanh Bình
Loại heo Số lượng Đơn vị tính
Tổng đàn 3605 Con
Nái sinh sản 620 Con
Heo thịt 685 Con
Heo đực 25 Con

17 Con
Heo hậu bị
- Hậu bị đực
- Hậu bị cái
48 Con
Heo con theo mẹ 738 Con
Heo cai sữa 1472 Con

- Công tác giống
Mục đích của trại là cung cấp heo giống vì thế công tác giống được trại quan
tâm rất kỹ.
Khi chọn làm giống hậu bị thì trại xem gia phả, ngoại hình của chúng như dựa
vào thành tích sinh sản, sức sinh trưởng của những con tổ tiên (bố mẹ, ông bà), đồng
thời trại cũng tiến hành chọn giống thường xuyên nhằm thay thế những con già và
chết.
- Heo hậu bị được chọn qua các bước như sau
Giai đoạn một ngày tuổi: Chọn những con không dị tật, khỏe mạnh, lông da
bóng mượt và tiến hành bấm tai đối với những heo đã được chọn.
Giai đoạn cai sữa ta phải tiến hành cân để xem mức tăng trọng của thú, heo
được chọn phải có trọng lượng trên mức trọng lượng trung bình của đàn được chọn.
Đối với:
Đực hậu bị: chọn những con khỏe mạnh, đôi chân sau phải thật vững chắc,

bụng đực giống phải thon nhỏ, cân đối, hai dịch hoàn đều đặn và phát triển tốt.
Cái hậu bị: chọn những con khỏe mạnh, tổng số vú của heo được chọn phải từ
12 tới 16 vú, không bị dị tật…


6
Giai đoạn từ 120 ngày tới 150 ngày: tiếp tục lựa chọn bằng cách đo dài thân,
vòng ngực và các chỉ tiêu khác mà chúng ta quan tâm. Những con đạt tiêu chuẩn sẽ
được nuôi riêng để được theo dõi kỹ hơn.
2.2. ĐIỀU KIỆN NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC THÚ
2.2.1. Chuồng trại
Trại được thiết kế theo chiều hướng Đông Bắc – Tây Nam với hai dãy chuồng
song song nhau nhằm tránh gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và
gió Tây Nam, tránh được nắng Đông buổi sáng nắng Tây buổi chiều rọi thẳng vào
chuồng.
Chuồng trại được thiết kế theo dạng chuồng lạnh nên rất thích hợp với sự phát
triển của đàn heo, núm uống tự động, chuồng đươc thiết kế theo dạng hai mái đơn.
Với quy trình chăn nuôi công nghiệp như vậy đã mang lại hiệu quả rất cao cho
trại heo cũng như sự quản lý và chăm sóc được dễ dàng hơn.
- Chuồng nái khô và nái chửa
Chuồng nái khô được thiết kế theo dạng lồng cá thể ngăn với nhau bằng song
sắt, được trang bị hệ thống núm uống tự động, mỗi chuồng có 3 dãy, có 5 quạt hút gió,
máng ăn bằng sành. Chuồng được xây theo dạng chuồng lạnh.
Chuồng nái đẻ thì gồm có 3 dãy, nền chuồng heo mẹ được lót bằng hai tấm bê
tông, ngăn cách với nhau bằng những song sắt, còn heo con thì nền được lắp đặt bằng
những miếng nhựa cứng. Trong mỗi chuồng đều có hệ thống đèn sưởi ấm cho heo con,
máng tập ăn cho heo con là dạng máng rời hình tròn, máng ăn cho từng nái thì được
làm bằng inox, có hai núm uống tự động một cho heo mẹ và một cho heo con.
- Chuồng nuôi heo cai sữa
Tất cả các heo cai sữa được nuôi trên sàn bằng nhựa cách mặt đất 0.5 m, gồm 3

chuồng, mỗi chuồng gồm 2 dãy, mỗi dãy gồm nhiều ô, mỗi ô ngăn với nhau bằng
những song sắt. Ở chuồng heo cai sữa có một núm uống tự động, một máng ăn chiều
dài 2,8 m, rộng 0,3 m, sâu 0,2 m và chuồng heo cai sữa đều được bố trí hệ thống đèn
sưởi ấm cho từng ô.
Tất cả chuồng heo cai sữa đều được xây theo hệ thống chuồng lạnh, giúp thú có
thể phát triển một cách tốt nhất.


7
Những heo còi cọc sẽ được nuôi riêng một ô chuồng sau khi heo cai sữa được
đưa lên heo thịt.
- Chuồng nuôi heo thịt
Dạng chuồng bằng xi măng, gồm 7 chuồng heo thịt được ngăn cách với nhau
bằng những song sắt, mỗi ô nuôi 12 con, được trang bị hệ thống núm uống tự động và
máng ăn cố định ở mỗi chuồng.
Các dãy chuồng đều có hố sát trùng riêng biệt đặt ở hai đầu mỗi dãy, mỗi dãy
đều có hệ thống thoát nước riêng biệt để tập trung ra rãnh chính của trại.
Dọc hai bên các dãy chuồng đều có trồng cây cau kiểng để vừa tăng thu nhập
cho trại, đồng thời cũng tạo độ thông thoáng, sự mát mẻ cho các dãy chuồng.
2.2.2. Nước uống
Trại sử dụng nguồn nước giếng khoan, nước được bơm lên một bồn lớn rồi theo
hệ thống ống dẫn nước cung cấp cho trại, đồng thời trại cũng có một giếng khoan phụ
nữa nhằm tránh tình trạng thiếu nước có thể xảy ra.
2.2.3. Thức ăn
Thức ăn ở trại được cung cấp bởi công ty TNHH Thanh Bình bao gồm cám số
6, số 7, số 9T, số 10T, 1102Rex, 1010, 1020.
Bảng 2.2: Định mức thức ăn dành cho các loại heo
Loại heo Định mức (kg/con/ngày)

Loại cám

Nái đẻ và nuôi con 5 - 5,5 Số 9T
Đực hậu bị và làm việc 2,5 - 2,8 Số 9T
Heo con theo mẹ Ăn hạn chế 1010
Heo con cai sữa Ăn tự do 1010 và 1020
Heo thịt
Từ 20 - 40 kg
Từ 40 kg đến xuất chuồng
Ăn tự do
Cám số 6
Cám số 7
Nái khô và chửa 2,5 - 3 Cám số 10T
(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH Thanh Bình)


8
2.2.4. Quy trình quản l ý và chăm sóc thú
- Nái khô và nái chửa
+ Nái khô: Heo được cho ăn hai lần một lần vào khoảng 7 h 15' và lần hai cho
ăn lúc 15 h, hằng ngày heo đều được tắm sạch sẽ. Phân được cho vào bao và đem ra
ngoài bỏ một nơi cố định để bán. Hằng ngày đều có cán bộ thú y thả nọc để kiểm tra
sự lên giống của nái và tiến hành phối giống khi heo chịu đực.
+ Nái chửa: Trước khi sinh một tuần heo được chuyển lên chuồng nái đẻ đã
được chùi rửa và phun thuốc sát trùng trước mấy ngày và kèm theo thẻ nái cho mỗi
con. Heo nái mới chuyển lên được tắm
rửa sạch sẽ và chích kháng sinh cho nái, cho ăn một ngày 2 lần vào buổi sáng
và buổi chiều với khẩu phần ăn từ 1,8 - 2,0 kg thức ăn số 9T.
- Nái đẻ và nuôi con
Khi thấy nái căng bầu vú, nặn đầu vú có sữa trong tiết ra, mông bị sụt là heo sắp
đẻ thì chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như dây buộc rốn, kéo, kìm bấm răng, bột
giúp khô cuống rốn…. khi heo con được sinh ra tiến hành lau sạch nhớt trong mũi,

miệng heo con, cột, cắt và sát trùng rốn cho heo con, rồi bỏ vào lồng úm.
Trong khi heo mẹ sinh ta tiêm oxytocine và kháng sinh amoxicillin hoặc
tetracycline để tống nhau và chống phụ nhiễm cho heo mẹ, sau khi sinh xong ta kiểm
tra heo mẹ còn sót nhau hay không.
Nếu nái sau khi sinh xong có dấu hiệu mệt hoặc bỏ ăn ta tiến hành tiêm thuốc
bổ và truyền dịch glucose 5 % cho heo mẹ cho tới khi heo mẹ có thể ăn được. Trong 3
ngày đầu sau khi sanh heo mẹ đều được thụt rửa bằng biodin 1 ‰ ngày hai lần, vào
cuối giờ chiều heo mẹ đều được đặt penicillin vào trong tử cung. Sau 3 ngày nái vẫn
có dấu hiệu viêm thì làm tiếp tục như trong 3 ngày đầu cho tới khi hết viêm thì thôi.
Nái nuôi con cho ăn một ngày 4 lần, lần đầu khoảng 5 h, lần hai khoảng 9 h, lần
ba khoảng 14 h 30' và lần cuối khoảng 21 h. Trước khi cai sữa một tuần heo mẹ được
chích ADE và đã được tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định trước khi chuyển
xuống chuồng nái khô.


9
- Heo con theo mẹ
Heo con sau khi sinh cần được lau khô, bỏ vào bột giúp làm khô mau hơn, sau
15 phút thì tiến hành cắt rốn và bấm răng nanh cho heo con, để heo con khỏi cắn vú
mẹ và cắn nhau khi tranh bú.
Heo con sau khi đẻ cần được bú mẹ, để vừa kích thích mẹ đẻ tiếp vừa heo con
bú được lượng sữa đầu.
Ngày thứ 1 tiến hành cắt đuôi heo con
Ngày thứ 3 tiến hành chích sắt cho heo con, đồng thời cho heo con uống
toltraril - s và octacin - en.
Ngày thứ 7 tiêm vaccine Hyoresp ngừa Mycoplasma, lặp lại tương tự sau 21
ngày.
Ngày thứ 10 tiến hành chích sắt lần 2 và thiến heo đực.
Càng về sau này thì lượng sữa heo mẹ dành cho heo con càng ngày càng giảm
dần vì thế ta phải tập cho heo con ăn dần với cám 1010.

- Heo con cai sữa
Heo con cai sữa khoảng 28 ngày tuổi và chuyển qua chuồng cai sữa, heo con
mới lên được chích 2 cc tetracycline. Ở giai đoạn này thì không tắm heo mà chỉ tiến
hành chùi rửa máng ăn, xịt nền chuồng và vẫn cho heo con ăn cám 1010. Trong thời
gian này heo con ỉa chảy rất nhiều vì thế ta phải quan tâm chúng nhiều hơn, đồng thời
tiến hành tiêm vaccine theo quy định.
Đến 60 ngày tuổi thì chuyển sang cám 1020 tới khi lên chuồng heo thịt, trong
thời gian này trại cũng tiến hành bán heo giống cho người dân. Còn lại thì được
chuyển lên để nuôi.
2.2.5. Vệ sinh thú y
Trước cổng vào, trại có thiết kế hố sát trùng bằng dung dịch cid20 với thành
phần chính là alkyl dimethyl benzylammoniumchloride, glyoxal, formaldehyde,
isopropanol….
Khi công nhân vào trại phải đi qua hố sát trùng và tiến hành phun xịt phía trên
đầu để khử trùng.
Các phương tiện và khách tham quan khi vào trại đều được phun xịt thuốc khử
trùng.


10
Trại đều tiến hành định kỳ sát trùng chuồng trại trên quy mô lớn, đồng loạt, triệt
để, giúp cho môi trường chăn nuôi sạch sẽ, hạn chế vi sinh vật có hại nhằm đem lại
hiệu quả cao cho việc chăn nuôi.
2.2.6. Quy trình tiêm phòng
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị
Thời gian
(ngày tuổi)
Vaccine Phòng Bệnh Liều
Đường
Cấp

97 Farrowsure Parvo(khô thai)

5 cc/con IM
104 Porcilis Begonia Giả dại 2 cc/con IM
111 Pestiffa Dịch tả 2 cc/con IM
118 FMD LMLM 2 cc/con IM
125 Porcilis App Viêm phổi 2 cc/con IM
135 LTC
Ecoli
2 cc/con IM

Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu
Thờigian trước
khi sanh (ngày).

Vaccine Phòng bệnh Liều
Đường
cấp
20 LTC
Ecoli
2 cc/con IM
25 Porcilis Begonia Giả dại 2 cc/con IM
30 Pestiffa Dịch tả 2 cc/con IM
35 FMD LMLM 2 cc/con IM

Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng cho heo nái nuôi con
Thời gian sau
khi sinh (ngày)
Vaccine Phòng bệnh Liều
Đường

cấp
14-17 Farrowsure Parvo (khô thai) 5 cc/con IM
21-24 Pestiffa Dịch tả 2 cc/con IM
Cai sữa FMD LMLM 2 cc/con IM




11




Bảng 2.6: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ
Thời gian
(ngày tuổi)

Vaccine hoặc thuốc Phòng Bệnh Liều
Đường
Cấp
1
Octacin-en và
Toltraril-s
Tiêu chảy và cầu trùng 0,5 cc/con IM
3 Dextrafer complex Thiếu máu và tiêu chảy 2 cc/con IM
7 Hyoresp
Mycoplasma
2 cc/con IM
10 Dextrafer complex Thiếu máu và tiêu chảy 2 cc/con IM
21 Hyoresp

Mycoplasma
2 cc/con IM

Bảng 2.7: Quy trình tiêm phòng cho heo cai sữa
Thời gian
(ngày tuổi)
Vaccine hoặc thuốc Phòng Bệnh Liều
Đường
Cấp
35 Pestiffa Dịch tả 2 cc/con IM
42 FMD LMLM 2 cc/con IM
49 Porcilis App Viêm phổi 2 cc/con IM
56 Porcilis Begonia Giả dại 2 cc/con IM

Bảng 2.8: Quy trình tiêm phòng cho heo thịt
Thời gian
(ngày tuổi)
Vaccine hoặc
thuốc
Phòng Bệnh Liều Đường Cấp
105 Pestiffa Dịch tả 2 cc/con IM
118 FMD LMLM 2 cc/con IM



12
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái
Chúng ta thấy rằng khả năng sinh sản của thú, theo công thức cở bản của di
truyền học là:

P = G + E
Trong đó P = Kiểu hình
G = Kiểu gen (kiểu di truyền)
E = Yếu tố ngoại cảnh (môi trường)
Theo công thức trên thì kiểu hình của mỗi cá thể sẽ không vượt qua được giới
hạn của di truyền bởi do tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Như vậy hai yếu tố ngoại
cảnh và yếu tố di truyền là 2 yếu tố quyết định tới khả năng sinh sản của nái, (Phạm
Trọng Nghĩa, 2008).
2.3.1.1. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là một trong hai yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng đến sự sinh
sản của thú. Yếu tố di truyền là cơ sở để có sự khác biệt giữa các loài, giống, dòng và
ngay trong cùng một dòng thì yếu tố di truyền cũng là cơ sở để có sự khác biệt giữa
các cá thể về tính trạng mà ta mong muốn.
Theo Gavil và ctv (1993) cho rằng tính mắn đẻ của heo nái phần lớn là do di
truyền từ đời nay qua đời khác cho con cháu các đặc điểm của mình. Đặc tính này
không thể thay đổi được mặc dù đã có những biện pháp can thiệp khác như: kỹ thuật
phối giống, kỹ thuật chăm sóc tốt, dinh dưỡng …
Theo Trần Thị Dân (2003), thì sự sai lệch về di truyền chịu trách nhiệm đến 50
% của số phôi chết, dù vật nuôi ở trong ngoại cảnh tốt nhất cũng không thể giúp con
vật vượt khỏi tiềm năng di truyền của nó.
2.3.1.2. Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát
dục của thú. Nếu thú có kiểu di truyền tốt hợp với mong muốn của chúng ta nhưng đó
chưa phải là điều kiện duy nhất dẫn tới thành công trong chăn nuôi. Một cá thể có kiểu
di truyền tốt, muốn phát huy được thì phải có yếu tố ngoại cảnh thích hợp, ta có thể
thấy sự quan trọng của yếu tố ngoại cảnh tới cá thể là rất lớn.


13
- Nhiệt độ

Nhiệt độ cao có ảnh hưởng rất lớn vì nó làm thú mệt mỏi, giảm ăn, giảm sức đề
kháng, gây không tốt tới sự phát triển của thú cũng như sức sinh sản của vật nuôi.
Đối với trại heo Thanh Bình 2 thì nhiệt độ bên ngoài không ảnh hưởng nhiều
tới vật nuôi vì trại đều trang bị hệ thống chuồng lạnh cho từng chuồng.
Bảng 2.9: Nhu cầu nhiệt độ trong chuồng nuôi của heo
Loại heo Khối lượng (kg)
o
C
Heo nái chửa - 15 - 24
Heo nái nuôi con - 15 - 24
Heo con theo mẹ - 28 - 32
4 - 7 25 - 32
Heo con cai sữa
7 - 25 21 - 27
Heo choai 25 - 60 15 - 24
Heo trưởng thành 60 - 100 14 - 21
( Nguồn: Sách công tác thú y trong chăn nuôi heo, NXBLD - XH)
- Độ ẩm
Độ ẩm tương đối vào khoảng 60 – 70 % được xem là tốt nhất cho việc khống
chế vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là độ ẩm cao rất thuận lợi cho các bệnh tiêu chảy ở
heo con và bệnh hô hấp ở heo trưởng thành.
- Dinh dưỡng
Về mặt dinh dưỡng thì một khẩu phần cân đối và đầy đủ về dưỡng chất sẽ giúp
nái sớm thành thục sớm, phối giống cho tỷ lệ thụ thai cao, nuôi con mau lớn…Dinh
dưỡng xấu có thể làm chậm sự tăng trưởng như trường hợp nuôi dưỡng thiếu năng
lượng hay thiếu một vài chất dinh dưỡng thiết yếu.
- Chăm sóc quản lý
Nuôi dưỡng có tính chất quyết định đến năng suất, nhất là nuôi heo nái. Việc
chăm sóc quản lý tốt giúp phát hiện kịp thời nái mắc bệnh để điều trị có hiệu quả, giảm
tỷ lệ heo con chết, giảm tình trạng heo con bị heo mẹ đè gây hao hụt, hạn chế tình

trạng heo bị vô sinh.


14
2.3.2. Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của heo
Sử dụng heo nái của những giống có khả năng sinh sản cao như Yorkshire,
Landrace, Yorkshire Landrace, Landrace Yorkshire.
Thực hiện vệ sinh thú y thật nghiêm túc nhằm hạn chế tối đa vi sinh vật có hại.
Thực hiện chế độ nuôi dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn đối với từng loại heo.
Sử dụng heo đực giống hoặc tinh heo đực giống chất lượng cao.
Theo dõi chặt chẽ khi heo mẹ sinh ñeû cho heo con bú sữa đầu, thực hiện ghép
bầy hợp lý.
(Nguồn: Võ Thị Tuyết, 2003)
2.3.2.1 Các yếu tố tác động tới năng suất sinh sản của heo
- Tuổi thành thục
Trung bình heo có tuổi thành thục khoảng từ 5 - 7 tháng tuổi. Tuổi thành thục
phụ thuộc rất lớn vào yếu tố giống, chăm sóc, dinh dưỡng
Không cho heo phối giống vào thời kỳ này vì cơ thể heo chưa phát triển đầy đủ,
chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh.
Để đạt hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu dài thì ta nên bỏ qua
1 - 2 chu kỳ động dục đầu tiên.
Đối với heo nái lai và heo ngoại nên cho đẻ lứa đầu vào khoảng lúc 12 tháng
tuổi, nhưng không quá 14 tháng tuổi (Phạm Hữu Danh - Lưu Kỷ, 1999).
- Tuổi phối giống lần đầu
Heo nái có tuổi phối giống lần đầu sớm và việc phối giống đạt hiệu quả, sẽ dẫn
tới heo nái đẻ sớm và sẽ quay vòng nhanh làm tăng hiệu quả trong chăn nuôi.
Một số nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy tỷ lệ heo nái bị loại thải do vô sinh tăng
từ 18 % ở nái có độ tuổi phối giống lần đầu 200 ngày, lên đến 24,5 % ở tuổi phối
giống lần đầu lúc 320 ngày.
- Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu ngoài yếu tố con giống, còn phụ thuộc vào chăm sóc, chế độ
dinh dưỡng và sự quản lý.
Khi tuổi đẻ lứa đầu sớm thì sẽ rất có lợi cho nhà chăn nuôi vì sẽ quay vòng
được heo nhanh, giảm chi phí thức ăn và các yếu tố chăm sóc khác.


15
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ càng được rút ngắn, số lứa đẻ của nái sẽ tăng,
đồng thời sẽ có nhiều heo con hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Số lứa đẻ của nái trên năm
Để tăng số lứa đẻ của nái trên năm thì người ta phải rút ngắn khoảng cách giữa
hai lứa đẻ bằng cách giảm thời gian nuôi con, giảm thời gian từ khi cai sữa đến khi
phối giống. chúng ta không thể rút ngắn thời gian mang thai của thú được vì đó là đặc
tính sinh học của mỗi loài.
Cai sữa sớm không ảnh hưởng đến sinh lý, sinh sản, sinh trưởng, phát dục của
heo nái, theo nghiên cứu của Grummer và Self thì heo mẹ cai sữa sớm (3 tuần) với heo
cai sữa muộn (8 tuần) khi đến 67 ngày heo con cai sữa sớm 3 tuần đạt bình quân 23,55
kg/con, trong khi đó đàn cai sữa muộn chỉ đạt 18,33 kg/con.
Vậy cai sữa sớm cho khả năng tăng trọng của heo con lớn, không ảnh hưởng gì
tới sinh trưởng và phát dục (thí nghiệm của Brinegar, Hornback và Hunter năm 1958).
- Số heo con cai sữa trên năm
Đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng vì nó đánh giá được khả năng nuôi con của
mỗi nái, trình độ quản lý cũng như chăm sóc của người chăn nuôi. Để chỉ tiêu này cao
thì đỏi hỏi khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn tức là số lứa đẻ của nái trên năm cao.
- Số heo con sinh ra trên ổ
Số heo con đẻ trên ổ phụ thuộc vào thời điểm phối giống thích hợp, tỷ lệ thụ
tinh cao, tỷ lệ chết phôi trong thời gian mang thai thấp.
Theo Claus và ctv (1985), thì thời điểm phối giống, kỹ thuật phối giống, chế độ
quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng sau khi phối của nái có ảnh hưởng rất lớn tới chỉ tiêu

này.
Yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu này vẫn là giống. Vì thế việc cải thiện
giống luôn luôn phải được quan tâm hàng đầu để nâng cao khả năng sinh sản của nái,
(Whittemore, 1993).
Yếu tố quyết định số heo con đẻ ra trên ổ là, tỷ lệ trứng rụng và sự sống của
phôi, (Dourmad, 2005).



16
- Số heo con sơ sinh và tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào sự chăm sóc cũng như nuôi dưỡng thú là rất lớn,
heo con sinh ra có trọng lượng càng cao thì sẽ giảm tỷ lệ hao hụt tới khi cai sữa.
Theo Fajersson (1992), số heo con hao hụt khoảng 10 % trong lúc sinh (trước
và sau khi sinh) và 18,5 % hao hụt trong giai đoạn sơ sinh tới cai sữa, vì thế cần có
biện pháp quản lý thích hợp.
- Trọng lượng bình quân heo con lúc cai sữa
Là chỉ tiêu đánh giá khả năng cho sữa của nái, khối lượng heo con càng cao thì
khả năng tiết sữa của heo mẹ tốt.
Sau sơ sinh tốc độ tăng trưởng của heo con cao (tăng từ 2,3 đến 10 - 12 lần) đòi
hỏi sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng. Sữa mẹ sẽ giảm dần sau 3 tuần tiết sữa, giảm
nhanh từ tuần thứ 4, vì lẽ đó ta phải tập cho heo con ăn sớm.
Thức ăn tập ăn sớm phải đạt 3 yêu cầu: dễ tiêu hóa, giá trị dinh dưỡng cao,
ngon miệng và sạch (Trương Lăng, 1999).
- Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh sản của heo nái bởi chỉ tiêu đã
phản ánh một cách khái quát nhất về khả năng sinh sản của heo mẹ, do sự kết hợp giữa
tổng heo con cai sữa sản xuất được của nái trong năm với trọng lượng bình quân của
heo con cai sữa.



17


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Từ ngày: 18/ 02/ 2008 đến ngày 18/ 06/ 2008
Địa điểm: Tại Công Ty THANH BÌNH - TRẠI HEO SỐ 2
3.2. NỘI DUNG KHẢO SÁT
3.2.1. Khảo sát điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng của các nhóm giống nái
3.2.2. Chuồng trại
3.2.3. Thức ăn và nước uống
3.2.4. Vệ sinh: chuồng trại, công nhân, phương tiện vận chuyển ra vào, khách tham
quan
3.2.5. Quy trình tiêm phòng
3.2.6. Các chỉ tiêu về sinh sản của các nhóm giống nái
3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
Lập phiếu cá thể mỗi nái
- Ghi phiếu hàng ngày các chỉ tiêu khảo sát.
- Sử dụng các tài liệu lưu trữ của các nái đang khảo sát trong thời gian thực tập.
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
3.4.1. Ngoại hình thể chất
Đặc điểm ngoại hình thể chất của nái được đánh giá theo tiêu chuẩn của nhà
nước quy định (TCVN 3667 - 89).
3.4.2. Các chỉ tiêu về khả năng mắn đẻ của nái.
- Tuổi phối lần đầu (ngày)
Là ngày tuổi khi nái được phối giống lần đầu tiên.
- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

Là ngày tuổi khi nái đẻ lứa đầu.

×