Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ sản PHẨM GIA cầm tại TỈNH KIÊN GIANG, đưa RA GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH MARKETING NHẰM ĐEM lại HIỆU QUẢ KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BÙI HOÀNG HUY

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
GIA CẦM TẠI TỈNH KIÊN GIANG,
ĐƯA RA GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH
MARKETING NHẰM ĐEM LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 05/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÝ Y

Tên đề tài:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
GIA CẦM TẠI TỈNH KIÊN GIANG,
ĐƯA RA GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH
MARKETING NHẰM ĐEM LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn:
PGs. Ts. VÕ VĂN SƠN



Sinh viên thực hiện:
BÙI HOÀNG HUY
MSSV: 3060597
Lớp: CNTY K32

Cần Thơ, 05/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BÙI HOÀNG HUY

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA
CẦM TẠI TỈNH KIÊN GIANG,
ĐƯA RA GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH
MARKETING NHẰM ĐEM LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ

Cần Thơ, Ngày

Tháng

Năm 2010

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ , Ngày Tháng

Năm 2010


DUYỆT BỘ MÔN

PGs. Ts. VÕ VĂN SƠN

Cần Thơ, Ngày Tháng
Năm 2010
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 05/2010


TÓM LƯỢC
Đề tài mang tên: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gia cầm tại tỉnh Kiên Giang, đưa
ra giải pháp hoàn thiện kênh Marketing nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao” được thực
hiện tại thành phố Rạch Giá và 9 huyện thuộc Kiên Giang là: An Biên, Châu Thành, Gồng
Giềng, Gò Quao, Hà Tiên, Hòn Đất, Kiên Lương, Tân Hiệp và Vĩnh Thuận. Thời gian tiến
hành vào tháng 11 năm 2009.
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm gia
cầm; mô tả và phân tích kênh phân phối sản phẩm gia cầm. Từ đó đề ra các biện pháp
nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm gia cầm trên địa bàn thành phố Rạch Giá và 9 huyện
thuộc tỉnh Kiên Giang.
Chúng tôi thực hiện khảo sát trên 6 đối tượng: chủ lò ấp, người buôn bán gia cầm sống,
người buôn bán thịt gia cầm, người giết mổ gia cầm, người vận chuyển gia cầm và người
bán thực phẩm được chế biến chủ yếu từ gia cầm.
Các đối tượng được sàn lọc theo đúng điều kiện nghiên cứu Marketing, phỏng vấn viên
được đào tạo chuyên nghiệp, trung thực với số liệu, hạn chế tối đa sai số khách quan do
đáp viên cung cấp.
Qua thời gian khảo sát, phân tích số liệu và tìm tòi nghiên cứu chúng tôi thu được một số
kết quả sau:

Qua nhận xét tình hình tiêu thụ sản phẩm gia cầm tại tỉnh Kiên Giang ta thấy đây là thị
trường cạnh tranh hoàn hảo. Từ đó cho thấy hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm gia cầm trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang chủ yếu tự điều tiết bởi thị trường.
Các thành viên trong kênh tiêu thụ Marketing tổ chức thu mua, giết mổ, phân loại, tồn trữ,
vận chuyển, chế biến sản phẩm qua các khâu hầu như theo kinh nghiệm chứ chưa hoạt động
theo một tiêu chuẩn kỹ thuật nào. Chính vì lẽ đó, hệ thông kênh phân phối Marketing chằng
chịt, chưa có dòng chảy ổn định.
Kết quả của các thành viên tham gia vào kênh tiêu thụ này thể hiện ở lợi nhuận các thành
viên thu được. Thu nhập của lò ấp 6.650.000 đ/tháng; người bán thức ăn chế biến từ gia
cầm 6.605.000 đ/tháng; người giết mổ 2.230.000 đ/tháng; người bán gia cầm sống
2.170.000 đ/tháng; người bán thịt gia cầm 2.155.000 đ/tháng; người vận chuyển 2.090.000
đ/tháng. Kết quả trên cho thấy đối tượng lò ấp thu được lợi nhuận nhiều nhất, thấp nhất là
đối tượng vận chuyển.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bấc kỳ
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Bùi Hoàng Huy

i


LỜI CẢM TẠ


Xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Cha mẹ và gia đình đã tạo mọi điều kiện và luôn động viên cho tôi hoàn thành
tốt việc học.
- Thầy Võ Văn Sơn đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn và truyền đạt những
kiến thức kinh nghiệm quý báo giúp tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
- Thầy Nguyễn Văn Hớn và Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã tận tình chỉ dẫn giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
- Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ cùng quý thầy cô bộ môn Chăn Nuôi và
bộ môn Thú Y đã tạo điều kiện và truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quý báo trong
suốt thời gian học tập.
- Cảm ơn các anh chị em cộng tác viên giúp đỡ tận tình, thu thập những số liệu
quí giá giúp tôi thực hiện đề tài này.
- Xin gởi tình cảm trân trọng đến các anh, chị cùng các bạn sinh viên khóa 32 đã
hết lòng giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình hoc tập và thực hiện luận văn.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ..........................................................................................................ii
MỤC LỤC .............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ........................................................... vi
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 3
2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN KHẢO SÁT .............................................................. 3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 3
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................. 5

2.2 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ MARKETING............................................................ 6
2.2.1 Kênh Marketing.............................................................................................. 6
2.2.2 Các dòng chảy trong kênh Marketing.............................................................. 7
2.2.3 Các thành viên tham gia vào kênh................................................................... 8
2.2.4 Biên tế Marketing và lợi nhuận biên ............................................................. 12
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH........................................................ 13
3.1 ĐỊA ĐIỂM ...................................................................................................... 13
3.2 THỜI GIAN .................................................................................................... 13
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ......................................................... 13
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU........................................................ 13
3.4.1 Xử lý bằng máy tính ..................................................................................... 13
3.4.2 Phương pháp thống kê mô tả......................................................................... 13
3.4.3 Phương pháp ma trận SWOT ........................................................................ 14
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.................................................................. 15
4.1 HOẠT ĐỘNG CÁC THÀNH VIÊN TRONG KÊNH...................................... 15
4.1.1 Chủ lò ấp ...................................................................................................... 15
4.1.2 Người bán gia cầm sống ............................................................................... 16
4.1.3 Người bán thịt gia cầm.................................................................................. 18
4.1.4 Người giết mổ............................................................................................... 19

iii


4.1.5 Người vận chuyển......................................................................................... 20
4.1.6 Người bán thực phẩm được chế biến chủ yếu từ gia cầm .............................. 21
4.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ĐỐI VỚI TỪNG THÀNH VIÊN
TRONG KÊNH ..................................................................................................... 23
4.2.1 Chủ lò ấp ...................................................................................................... 23
4.2.2 Người bán gia cầm sống ............................................................................... 24
4.2.3 Người bán thịt gia cầm.................................................................................. 25

4.2.4 Người giết mổ............................................................................................... 26
4.2.5 Người vận chuyển......................................................................................... 27
4.2.6 Người bán thực phẩm được chế biến chủ yếu từ gia cầm .............................. 28
4.3 XÂY DỰNG KÊNH MARKETING GIA CẦM HIỆU QUẢ TẠI TỈNH KIÊN
GIANG 29
4.3.1 Kênh phân phối thực tế ................................................................................. 29
4.3.2 Xây dựng kênh phân phối lý tưởng ............................................................... 29
Chương 5. KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ.................................................................... 31
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 31
5.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 32

iv


DANH MỤC BẢNG
Trang
4.1 Kết quả hoạt động thành viên lò ấp.................................................................. 16
4.2 Kết quả hoạt động thành viên bán gia cầm sống............................................... 18
4.3 Kết quả hoạt động thành viên bán thịt gia cầm................................................. 19
4.4 Kết quả hoạt động thành viên người giết mổ gia cầm....................................... 20
4.5 Kết quả hoạt động thành viên bán thực phẩm chế biến từ gia cầm ................... 22
4.6 Ma trận SWOT với thành viên lò ấp ................................................................ 23
4.7 Ma trận SWOT với thành viên bán gia cầm sống ............................................. 24
4.8 Ma trận SWOT với thành viên bán thịt gia cầm ............................................... 25
4.9 Ma trận SWOT với thành viên giết mổ gia cầm ............................................... 26
4.10 Ma trận SWOT với thành viên vận chuyển gia cầm ....................................... 27
4.11 Ma trận SWOT với thành viên bán thực phẩm chế biến từ gia cầm................ 28

v



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
4.1 Tỷ lệ sản phẩm qua thành viên lò ấp ................................................................ 15
4.2 Tỷ lệ sản phẩm qua thành viên bán gia cầm sống............................................. 17
4.3 Tỷ lệ sản phẩm qua thành viên bán thịt gia cầm ............................................... 18
4.4 Tỷ lệ sản phẩm qua thành viên giết mổ gia cầm ............................................... 20
4.5 Kênh phân phối lý tưởng ................................................................................. 30

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
4.1 Nguyên liệu chủ yếu chế biến thực phẩm......................................................... 22

DANH MỤC HÌNH
2.1 Bảng đồ tỉnh Kiên Giang ................................................................................... 3
2.2 Dụng cụ của thành viên giết mổ gia cầm............................................................ 9
2.3 Công việc của thành viên giết mổ ...................................................................... 9
2.4 Phương tiện vận chuyển trứng và gia cầm........................................................ 10
2.5 Địa điểm kinh doanh của thành viên bán gia cầm sống .................................... 10
2.6 Địa điểm kinh doanh của thành viên bán thịt gia cầm ...................................... 11
2.7 Địa điểm kinh doanh của thành viên bán thực phẩm chế biến từ gia cầm ......... 11

vi


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp là ngành sản xuất
đóng góp một phần đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân, bình quân chiếm 20%
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước. Với gần 80% dân số sống ở nông thôn,
vì thế phát triển nông nghiệp và nông thôn được xem là cơ sở phát triển kinh tế để

thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung
sang cơ chế thị trường đã góp phần đa dạng hoá sản xuất trong lĩnh vực nông
nghiệp. Cơ cấu nông nghiệp bước đầu đã có sự biến đổi, giảm tỉ trọng trồng trọt
(77,5%) tăng tỉ trọng chăn nuôi (22,5%) trong khi giá trị tuyệt đối mỗi ngành đều
tăng. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng trọng điểm
phát triển nông nghiệp của cả nước, ngoài cây lúa và thuỷ hải sản được xem là mặt
hàng xuất khẩu thì tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm cũng khá mạnh.
Sản phẩm của ngành chăn nuôi gia súc gia cầm mà đặc biệt là sản phẩm heo, gà, vịt
ở ĐBSCL trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể góp phần cung cấp lương
thực thực phẩm cần thiết cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Việc đầu tư
phát triển ngành chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình khu vực ĐBSCL được
xem là biện pháp hữu hiệu để sử dụng lao động nhàn rỗi ở nông thôn góp phần nâng
cao thu nhập cho hộ gia đình. Nó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển do tận
dụng được các nguồn thức ăn sẵn có và các phụ phẩm trong nông nghiệp.
Tuy nhiên nếu đánh giá tổng quan về thực trạng sản xuất kinh doanh sản phẩm gia
súc gia cầm hiện nay và phân tích triển vọng trong tương lai thì còn khá nhiều khó
khăn và thách thức. Khó khăn, thách thức hàng đầu đặt ra đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh sản phẩm gia súc gia cầm hiện nay là hệ thống Marketing tiêu thụ
sản phẩm. Các hộ gia đình và trang trại chăn nuôi sản xuất ra nhiều sản phẩm gia
súc gia cầm có chất lượng tốt nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa hoàn chỉnh và
hiệu quả vì:
Sự biến động giá cả thị trường gây tâm lý bất an cho người chăn nuôi, bên cạnh đó
dịch bệnh xuất hiện liên tục cũng đã làm thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi.
Hệ thống kênh phân phối sản phẩm hình thành một cách tự phát, không được tổ
chức điều hành chặt chẽ.
Thiếu sự hỗ trợ, phối hợp giữa các tổ chức, các thành viên tham gia phân phối trong
kênh Marketing.
Vấn đề cạnh tranh không thích hợp trong hoạt động mua bán của các thương lái
trung gian.
Vấn đề tổ chức thu mua, tồn trữ, chế biến, phân loại sản phẩm chưa đồng bộ và

khoa học, tạo ra nhiều kẻ hở điểm yếu cần khắc phục.
Trước những vấn đề bất cập nói trên, việc đầu tư nghiên cứu cơ chế thị trường, chi
phí điều hành thị trường là vấn đề hết sức cần thiết nhằm cung cấp những căn cứ
khoa học cho các cán bộ làm công tác khuyến nông ở ĐBSCL góp phần tích cực
làm giảm tối thiểu chi phí và tối ưu hoá lợi nhuận trong hệ thống sản xuất phân phối
và tiêu thụ sản phẩm gia cầm ở Kiên Giang, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đề
tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gia cầm tại tỉnh Kiên Giang, đưa ra
giải pháp hoàn thiện kênh Marketing nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao”.
1


Mục tiêu đề tài:
Phân tích, đánh giá tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm gia cầm; mô tả và phân
tích kênh phân phối sản phẩm gia cầm. Từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả
tiêu thụ sản phẩm gia cầm trên địa bàn thành phố Rạch Giá và 9 huyện thuộc tỉnh
Kiên Giang.

2


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN KHẢO SÁT
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Theo ban biên tập trung tâm xúc tiến thương mại & du lịch Kiên Giang tại website:
www.kitra.com.vn Kiên Giang là một tỉnh ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam,
thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Toạ độ địa lý từ 104040' – 105032' kinh độ Đông
và 9023’55" – 10032’30" vĩ độ Bắc. Phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh An Giang,
Hậu Giang, Cần Thơ, Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, Phía Tây giáp vịnh
Thái Lan, Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56,8 km.


Hình 2.1: Bảng đồ tỉnh Kiên Giang
(Nguồn: />
Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 6.346 km2, trong đó đất liền là 5.638
km2 và hải đảo 631 km2 (đảo lớn nhất là Phú Quốc 567 km2). Dân số 1.705.539
người, mật độ dân số 268 người/ km2, nguồn lao động dồi dào 1.121.000 người.
Kiên Giang có bờ biển dài 200 km với 63.290 km2 ngư trường, tập trung khoảng 105
hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 43 đảo có dân cư sinh sống.
Kiên Giang tuy cách xa các trung tâm kinh tế của cả nước song có các điểm thuận lợi
sau: là nơi có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn, các nước này đang
có nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới; có khả năng phát triển các
cửa khẩu với Campuchia, tạo mối quan hệ với Thái Lan thông qua mạng lưới đường
bộ: là cửa ngõ ra biển của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến một số nước
trên thế giới. Vị trí địa lý của tỉnh Kiên Giang rất thuận lợi cho việc phát triển nền
kinh tế mở cửa, hướng ngoại.

3


Địa hình phần đất liền Kiên Giang tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ hướng
Đông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 – 1,2m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ
0,2 đến 0,4m). Riêng bán đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 – 0,4m, một số nơi có
độ cao từ 0m. Đặc điểm địa hình này cùng với chế độ thủy triều biển Tây chi phối rất
lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa đồng thời bị ảnh hưởng lớn của mặn nhất là
vào tháng cuối mùa khô, gây trở ngại nhiều tới sản xuất và đời sống của nhân dân
trong tỉnh.
Vùng hải đảo Phú Quốc, Kiên Hải địa hình tương đối phức tạp do có nhiều đồi núi.
Kiên Giang là một trong những khí hậu tiêu biểu cho vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, Kiên Giang là
một tỉnh nằm sát biển nên khí hậu còn mang tính chất hải dương, hàng năm có 2 mùa
khí hậu tương phản một cách rõ rệt (mùa khô tháng 11-tháng 4 và mùa mưa tháng 5 –

tháng 10).
Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ khá cao và ổn định. Nhiệt độ trung
bình hàng năm 270C biên độ nhiệt hàng năm là 30C, tháng có nhiệt độ trung bình cao
nhất là tháng 4 (290C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (25,60C).
Tổng lượng nhiệt hàng năm cao: 9.928 - 10.0740C.
Kiên Giang ở vùng vĩ độ thấp, có độ dài của ngày lớn. Trong mùa khô, số giờ nắng
trung bình mỗi ngày là 7-8 giờ/ngày. Vào mùa mưa, số giờ nắng trung bình 4-6
giờ/ngày. Số giờ nắng nhiều, nhiệt độ cao nên năng lượng bức xạ nhận được khá lớn,
trung bình hàng năm là 130-150 kcal/cm2.
Độ ẩm tương đối bình quân trong năm thường đạt 80-83%, sự chênh lệch độ ẩm giữa
các tháng trong năm trên 10%. Thời kỳ ẩm nhất trong năm rơi vào tháng 7-8 (mùa
mưa), độ ẩm cao nhất 86%, thời kỳ độ ẩm thấp nhất rơi vào tháng 2-3 độ ẩm thấp
nhất 76%.Kiên Giang chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa từ tháng 5 đến tháng 11 có
hướng gió thịnh hành là hướng Tây-Nam, mang theo nhiều hơi nước và gây mưa, tốc
độ gió trung bình 3-4,8m/s. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông-Bắc, tốc độ gió
trung bình 3m/giây. Ngoài chế độ gió theo mùa, Kiên Giang còn có gió thổi theo
ngày và đêm, đó là gió đất và gió biển, tốc độ trung bình 2,5-3m/s.
Tổng lượng mưa trung bình năm là 1600-2000mm ở đất liền, và 2400-2800mm ở đảo
Phú Quốc. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, tháng nhiều nhất là tháng 8, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tháng ít mưa nhất là tháng 2.
Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp cuả bão, nhưng lượng nước mưa do bão
chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa.
Kiên Giang có chế độ ẩm sương mù không đáng kể, trong năm chỉ có 7-10 ngày có
sương mù, chỉ vào các tháng mùa khô vì mặt đất bị khô, trời ít mây về đêm bị mất
nhiệt nhanh gây nên các sương mù vào sáng sớm.
Điều kiện khí hậu thời tiết của Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản mà các Tỉnh
khác ở phiá Bắc không có được: ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp,
ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào.
Kiên Giang là một tỉnh ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu nhưng lại ở đầu
nguồn nước mặn của vịnh Thái Lan. Chế độ thủy văn của Kiên Giang bị chi phối bởi


4


3 yếu tố: thủy triều vịnh Thái Lan, chế độ thủy văn của sông Hậu và mưa tại chỗ. Các
yếu tố này tác động từng thời kỳ, từng vùng khác nhau làm cho chế độ thủy văn Kiên
Giang diễn biến phong phú và đa dạng.
Các vùng sinh thái: vùng Tây Sông Hậu, Vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng bán đảo
Cà Mau, Vùng Hải đảo.
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Theo ban biên tập website: www.kiengiang.gov.vn ngày 1/12/2009, về cơ sở hạ tầng
Kiên Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km, cách thành phố Cần Thơ 115 km,
có các tuyến thủy và đường bộ Quốc lộ 80, QL 61, QL 63… nối liền với các tỉnh
trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt tuyến đường Xuyên Á từ Cămpuchia
sẽ đi qua tỉnh Kiên Giang; hiện nay có sân bay Rạch Giá và sân bay Phú Quốc
(Dương Đông); 23/11/2008 tỉnh đã khời công xây dựng sân bay quốc tế Phú Quốc
(Dương Tơ) để mở đường bay tới các nước trong khu vực và quốc tế dự kiến đưa vào
hoạt động vào năm 2012. Sẽ xây dựng cảng An Thới (cảng biển quốc tế), cảng Vịnh
Đầm, cảng Bãi Đất Đỏ ở huyện đảo Phú Quốc, cảng Bãi Nò (Hà Tiên), cảng nước
sâu Nam Du (Kiên Hải); nạo vét luồng và nâng cấp cảng Hòn Chông để đón tàu
20.000 tấn. Hệ thống thông tin liên lạc được tập trung đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu
của khách du lịch và các nhà đầu tư. Cơ sở hạ tầng những năm gần đây phát triển khá,
giao thông nội ô các thị trấn, thị xã được nâng cấp, các tuyến giao thông liên huyện,
liên ấp, liên xã đã được lưu thông cả bằng đường bộ, đường thủy, những tuyến đường
này đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngành nông-lâm-thủy sản là nhóm ngành sản xuất trọng điểm của tỉnh có tiềm năng
khá lớn, diện tích đất để phát triển nông nghiệp khoảng 436.000 ha, trong đó diện đất
cho trồng lúa là 353.000 ha, sản lượng lúa đạt trên 3 triệu tấn; đất màu và đất cây
công nghiệp 83.000 ha. Kiên Giang có rừng nguyên sinh Phú Quốc và U Minh
Thượng với nhiều loại động thực vật quy hiếm. Ngành thủy sản là ngành kinh tế mũi

nhọn, đã được đầu tư phát triển khá toàn diện cả khai thác và nuôi trồng với tổng sản
lượng trên 450.000 tấn/năm. Khai thác thủy sản đã được đầu tư theo hướng đánh bắt
xa bờ, ngư trường khai thác hải sản của tỉnh trên 63.000km2, sản lượng khai thác là
350.000 tấn. Diện tích qui hoạch vùng nuôi tôm là 130.000 ha, đến năm 2007 đã đầu
tư 76.000 ha, sản lượng 28.000 tấn.
Về công nghiệp bao bì đạt 45 triệu bao/năm, công suất đông lạnh thủy sản 70.000
tấn/năm, sản lượng khóm cô đặc và đóng hộp đạt 5.000 tấn, xay xát gạo công suất 2,2
triệu tấn/năm.
Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
nổi tiếng với trữ lượng đá vôi lớn nhất Miền Nam và trữ lượng đất sét lớn, là vùng
nguyên liệu khoảng sản lớn cho ngành sản suất vật liệu xây dựng gồm xi măng, vôi,
gạch, đá xây dựng. Hiện tại đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại
khoáng sản thuộc các nhóm như:
Nhóm nhiên liệu: than bùn
Nhóm phi kim loại: đá vôi, đá xây dựng, đất sét...
Nhóm kim loại: sắt, laterit sắt...

5


Nhóm bán đá quý: huyền thạch anh - opal...
Chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng.
Riêng về đá vôi có hơn 20 ngọn núi với trữ lượng khoảng 440 triệu tấn, trữ lượng
khai thác là 245 triệu tấn, sét gạch gói và sét xi măng 228 triệu tấn thuận lợi cho việc
phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. Tại đây có 6 nhà máy nhà máy xi măng
đang hoạt động với tổng công suất hiện tại khoảng 5 triệu tấn/năm. Hai công ty xi
măng lớn là: Công ty xi măng Hà Tiên 2 và Công ty xi măng Holcim (liên doanh Việt
Nam với Thụy Sỹ).
Năm 2008 dân số toàn tỉnh Kiên Giang là 1.726.026 người, dân số tập trung nhiều
nhất huyện Gồng Giềng 219.960 người, thấp nhất là ở huyện Kiên Hải 21.760 người,

trong đó nam chiếm 49,31%. Mật độ dân cư 272 người/ km2 mật độ dân cư cao nhất
ở TP Rạch Giá 2.076 người/km2, thấp nhất là ở huyện Kiên Lương 113 người/ km2.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số là 1,22 %. Năm 2008, dân số trong độ tuổi lao động của
tỉnh Kiên Giang có 1.081.957 người, lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân
chiếm 78.73% . Năm 2008 lao động dự trữ là 141.677 người, tỷ lệ thất nghiệp 3.54%.
Do có vị trí tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn với các danh lam
thắng cảnh và di tích lịch sử ở Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, U Minh
Thượng, đủ điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt đảo Phú Quốc sẽ được tập trung
đầu tư thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao của khu vực. Những
năm qua lĩnh vực du lịch được quan tâm khai thác, nhiều khu du lịch đã được tổ chức
quy hoạch, nhiều dự án du lịch được mở rộng và đầu tư mới, cơ sở hạ tầng như sân
bay, bến cảng, phương tiện và hệ thống đường giao thông tới các khu du lịch trong
tỉnh được đầu tư nâng cấp, tạo thuận lợi cho khách đếm tham quan. Lượng khách du
lịch đến Kiên Giang ngày càng tăng từ 451 ngàn lượt khách năm 2005 lên 3.285 ngàn
lượt khách vào năm 2007.
2.2 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
2.2.1 Kênh Marketing
Khái niệm kênh Marketing có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người
sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển
quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng được mua bán qua các tổ chức khác nhau. Có
nhiều định nghĩa khác nhau là do xuất phát từ quan điểm sử dụng khác nhau. Người
sản xuất có thể nhấn mạnh vào các trung gian khác nhau cần sử dụng để đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, anh ta có thể định nghĩa kênh Marketing như
là hình thức di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau. Người trung gian như
là: người bán buôn, bán lẻ những người đang hy vọng họ có được dự trữ tồn kho
thuận lợi từ những người sản xuất và tránh các rủi ro liên quan đến chức năng này có
thể quan niệm dòng chảy quyền sở hữu như là cách mô tả tốt nhất kênh Marketing.
Người tiêu dùng có thể quan niệm kênh Marketing đơn giản như là: “có nhiều trung
gian đứng giữa họ và người sản xuất sản phẩm”. Cuối cùng các nhà nghiên cứu khi
quan sát các kênh Marketing hoạt động trong hệ thống kinh tế có thể mô tả nó dưới

dạng các hình thức cấu trúc và kết quả hoạt động.
Kênh Marketing thực chất là một tập hợp các doanh nghiệp, cá nhân độc lập và phụ
thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp sản xuất thực hiện bán sản phẩm cho người
tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, kênh Marketing là hệ thống các quan hệ của một
6


nhóm các tổ chức và các cá nhân tham gia vào quá trình phân phối hàng hoá từ người
sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Kênh Marketing là hệ thống các mối
quan hệ tồn tại giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua và bán. Kênh
Marketing là đối tượng tổ chức, quản lý như một đối tượng nghiên cứu để hoạch định
các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Các kênh Marketing tạo nên hệ thống thương
mại phức tạp trên thị trường.
Các chức năng cơ bản của kênh Marketing là: mua, bán, vận chuyển, lưu kho, tiêu
chuẩn hoá và phân loại, tài chính, chịu rủi ro, thông tin thị trường. Các chức năng này
được thực hiện như thế nào và do ai làm có thể rất khác nhau giữa các quốc gia và
các hệ thống kinh tế, nhưng chúng cần được thực hiện qua hệ thống Marketing.
Các kênh Marketing thường được phân loại dựa trên đặc điểm hoạt động của kênh và
cấu trúc của nó. Ở đây chúng ta phân loại kênh Marketing dựa trên mức độ liên kết và
phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong kênh. Nói cách khác, các cấu trúc kênh
được phân loại dựa trên sự phát triển mức độ phụ thuộc lẫn nhau được thừa nhận của
các thành viên trong kênh. Ba loại kênh được phân chia sắp xếp từ ít nhất đến nhiều
nhất sự thừa nhận tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên kênh:
Các kênh trao đổi đơn.
Các kênh thông thường.
Hệ thống Marketing theo chiều dọc.
Phần lớn các quan hệ phân phối đang được thực hiện qua các thị trường trung tâm
(các chợ) nhưng đã và đang xuất hiện các hệ thống nhiều giai đoạn dựa trên chuyên
môn hoá và phân công lao động. Trên thị trường các kênh Marketing đan xen vào
nhau tạo nên mạng lưới các dòng chảy hàng hoá dịch vụ nhiều chiều, nhiều cấp độ

(Lưu Thanh Đức Hải, 2007).
2.2.2 Các dòng chảy trong kênh Marketing
Theo Lưu Thanh Đức Hải (2007) thì hệ thống kênh Marketing hoạt động thông qua
các dòng chảy. Khi một kênh Marketing đã được phát triển, nhiều dòng chảy xuất
hiện trong nó. Những dòng chảy này cung cấp sự kết nối và ràng buộc các thành viên
trong kênh và các tổ chức khác với nhau trong phân phối hàng hoá và dịch vụ. Sở dĩ
chúng tôi dùng từ “dòng chảy” là vì các hoạt động phân phối trong kênh Marketing là
một quá trình vận động liên tục không ngừng. Mỗi dòng chảy là một tập hợp các
chức năng được thực hiện thường xuyên bởi các thành viên của kênh. Từ quan điểm
quản lý kênh, những dòng chảy quan trọng nhất là:
-

Dòng vận động: Về mặt vật chất thể hiện sự di chuyển thực sự của sản phẩm
về không gian và thời gian qua tất cả các thành viên tham gia vào quá trình
này từ địa điểm sản xuất đến địa điểm tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ, trong kênh
phân phối bia 333, sản phẩm được vận chuyển bởi các công ty vận tải công
cộng tới các nhà phân phối bia, qua kho của các tổng đại lý hoặc nhà phân
phối lớn. Sau đó các nhà phân phối lại tiếp tục vận chuyển bia bằng các xe tải
của họ tới những người bán lẻ (các cửa hàng bán bia, tiệm ăn, quán bia…) nơi
mà người tiêu dùng cuối cùng sẽ mua nó.

7


-

Dòng đàm phán: Biểu hiện sự tác động qua lại lẫn nhau của các bên mua và
bán liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm. Cần biết rằng công ty không nằm
trong dòng chảy này vì nó không tham gia vào đàm phán. Đồng thời, cũng
phải thấy rằng đây là dòng hai chiều, chỉ rõ đàm phán liên quan đến sự trao

đổi song phương giữa người mua và người bán ở tất cả các cấp độ của kênh.

-

Dòng chuyển quyền sở hữu: Thể hiện sự di chuyển quyền sở hữu sản phẩm từ
người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Ở đây, lại một lần nữa, công ty
vận tải không nằm trong dòng chảy này bởi vì nó không sở hữu sản phẩm
trong quá trình vận chuyển, nó chỉ tạo thuận lợi cho sự trao đổi

-

Dòng thông tin: Chúng ta thấy rằng công ty vận tải tái xuất hiện ở dòng chảy
này và dòng thông tin từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng là hai
chiều. Tất cả các thành viên kênh đều tham gia vào dòng thông tin và các
thông tin phải được chuyển qua lại giữa từng cặp thành viên. Phần lớn các
thông tin này liên quan đến mua bán và xúc tiến, đến số lượng, chất lượng
hàng hoá, thời gian, địa điểm giao hàng, thanh toán…

-

Dòng xúc tiến: Thể hiện sự hỗ trợ về thông tin sản phẩm của người sản xuất
cho tất cả các thành viên kênh dưới các hình thức quảng cáo, bán hàng cá
nhân, xúc tiến bán và quan hệ công chúng. Ở đây, có sự tham gia của các đại
lý quảng cáo cung cấp và thực hiện các dịch vụ quảng cáo. Người sản xuất và
đại lý quảng cáo sẽ làm việc cùng nhau để phát triển các chiến lược xúc tiến
hiệu quả trong kênh.

2.2.3 Các thành viên tham gia vào kênh
Lò ấp: đây là hoạt động thu mua sản phẩm trứng chủ yếu ở nông thôn. Thông thường
thu mua hai sản phẩm chính là: trứng gà và trứng vịt, và có hình thức bán cơ bản là:

bán gia cầm con, phân loại bán trứng tươi, trứng lộn cho các thương lái, người bán lẻ
và bán lẻ cho hàng xóm, bà con…
Thương lái: là đối tượng trao đổi sản phẩm (trứng, gia cầm, phụ phẩm,…) trung gian
giữa các thành viên trong kênh. Thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giá mua và giá bán.
Tuy nhiên, do điều kiện giới hạn của đề tài nên chúng tôi không đi sâu phân tích đối
tượng này.

8


Người giết mổ: hiện nay ở ĐBSCL chưa có nhiều các lò mổ gia cầm tập trung, cho
nên gia cầm chủ yếu được giết mổ tại gia đình những người lái mua gia cầm, tại gia
đình những người bán lẻ thịt gia cầm hay những người giết mổ thuê.

Hình 2.2: Dụng cụ của thành viên giết mổ gia cầm

Hình 2.3: Công việc của thành viên giết mổ

9


Người vận chuyển: có vai trò quan trọng trong việc thông thương các sản phẩm, vì
qui mô các thành viên trong kênh chủ yếu là nhỏ lẻ nên vai trò người vận chuyển
không được chú ý. Tuy nhiên thực tế, đối tượng này có thể sơ chế sản phẩm này để
lấy được lợi nhuận cao hơn (giết mổ, phân loại…)

Hình 2.4: Phương tiện vận chuyển trứng và gia cầm

Người bán gia cầm sống: Đây là những người thường có địa điểm bán ở chợ hay ở
một khu vực có giao thông thuận tiện cho việc mua bán lẻ của họ. Họ mua sản phẩm

từ những người thương lái (người thân trong gia đình họ, là thương lái quen, từ các
người bán lẻ khác…). Sau đó, họ bán một phần cho các quán cơm, nhà hàng hay các
quán nhậu…đã đặt hàng trước. Phần còn lại họ bán cho các đối tượng tiêu dùng tại
địa phương. Trên thực tế điều tra, đối tượng này có thể là người chăn nuôi nhỏ lẻ ở
nông hộ, họ đem trực tiếp sản phẩm họ sản xuất chào bán.

Hình 2.5: Địa điểm kinh doanh của thành viên bán gia cầm sống

10


Người bán thịt gia cầm: có đặc điểm giống như người bán gia cầm sống chỉ khác ở
chổ sản phẩm họ bán là thịt gia cầm. Sản phẩm này có thể do họ tự giết mổ để lấy
được lợi nhuận cao hơn.

Hình 2.6: Địa điểm kinh doanh của thành viên bán thịt gia cầm

Người bán thực phẩm chế biến từ gia cầm: đây là các đối tượng bán nhà hàng, quán
nhậu, quán cơm, cháo, các xe đẩy lưu động bán xôi, chân cánh gà nướng… Các đội
tượng này con cấp các sản phẩm cuối cùng, đã được chế biến đến tận tay người tiêu
dùng. Do giới hạn của đề tài em chỉ đi sâu điều tra các quán ăn nhỏ, các quầy lưu
động

Hình 2.7: Địa điểm kinh doanh của thành viên bán thức ăn được chế biến từ gia cầm

11


2.2.4 Biên tế Marketing và lợi nhuận biên
Biên tế Marketing là sự chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá nông hộ (giá mua và giá

bán). Biên tế Marketing là phần bù đắp chi phí cho các dịch vụ Marketing và lợi
nhuận.
Thành phần của biên tế Marketing gồm toàn bộ chi phí phục vụ trong quá trình đưa
sản phẩm đi tiêu thụ và lợi nhuận tiêu thụ. Cụ thể gồm:
-

Chi phí chế biến gia công.

-

Chi phí phục vụ, dịch vụ, rủi ro thiệt hại trong phân phối lưu thông.

-

Lợi nhuận kinh doanh mua bán.

-

Các khoản thuế.

Biên tế Marketing còn có thể tổng hợp từ các chi phí Marketing và lợi nhuận của từng
thành viên trong hệ thống phân phối (Mai Văn Nam, 2006).
Ta có thể phân loại 3 loại biên tế Marketing ( Trần Võ Hùng Sơn, 2003)
-

Dạng hằng số cố định: Biên tế Marketing sẽ cố định cho mọi số lượng hang
hóa tiêu thụ (chính sách 1 giá ở khắp nơi khi tiêu thụ).
Biên tế Marketing = C = Giá bán – Giá mua

-


Dạng tỷ lệ: Biên tế Marketing sẽ tỷ lệ với giá bán. Giá bán càng cao thì biên
tế Marketing càng tăng.
Biên tế Marketing = a * Rp
a = (Rp – Fp )/Rp * 100
Trong đó: Rp: Giá bán; Fp: Giá mua

-

Dạng phối hợp: Phối hợp giữa dạng cố định và dạng tỷ lệ
Biên tế Marketing = C + a * RP

12


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA ĐIỂM
Địa bàn nghiên cứu là thành phố Rạch Giá và 9 huyện tỉnh Kiên Giang (An Biên,
Châu Thành, Gồng Giềng, Gò Quao, Hà Tiên, Hòn Đất, Kiên lương, Tân Hiệp và
Vĩnh Thuận)
3.2 THỜI GIAN
Đề tài nghiên cứu bằng cách thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp của chủ lò ấp, người
bán gia cầm sống, người bán thịt gia cầm, người giết mổ, người vận chuyển, người
bán thực phẩm chế biến chủ yếu từ thịt gia cầm trong thời gian 11/2009 - 12/2009.
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi
thu mẫu 120 cá nhân mà họ làm việc trong cách ngành sau: chủ lò ấp, buôn bán gia
cầm sống, buôn bán thịt gia cầm, giết mổ, vận chuyển, chế biến thực phẩm chủ yếu từ
gia cầm. Mỗi thành viên chúng tôi thu thập 20 mẫu. Nội dung nghiên cứu một cách
tổng quát về lao động, mức thu nhập của các ngành nghề liên quan đến gia cầm, tình

hình thị trường gia cầm tại Kiên Giang nói riêng cũng như đồng bằng sông Cửu Long
nói chung qua các câu hỏi như sau:
-

Qui mô và khối lượng kinh doanh của từng thành viên?

-

Các thành viên trong kênh tiêu thụ có thu nhập như thế nào?

-

Quan hệ giữa các thành viên còn có những vướng mắc gì?

-

Việc kinh doanh buôn bán gia cầm trên được diễn ra như thế nào? Ở đâu? Có
bao nhiêu cá nhân tham gia phân phối sản phẩm này đến tay người tiêu dùng?

-

Sản phẩm gia cầm sau khi đến tay khách hàng giá cả sản phẩm khi buôn bán là
bao nhiêu? Dạng của sản phẩm khi buôn bán là như thế nào? Chất lượng của
nó ra sao?

Thu thập số liệu thứ cấp qua các đề tài nghiên cứu khoa học của các thầy cô trong
khoa Kinh Tế-Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ, các loại sách báo,
internet…
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
3.4.1 Xử lý bằng máy tính:

Số liệu sau khi chúng tôi phỏng vấn xong sẽ được chúng tôi dùng phần mềm EXCEL
để xử lý.
3.4.2 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu
được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận
dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. (Gs Ts
Võ Thị Thanh, 2000)
Bảng thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng tiêu
thụ gia cầm tại tỉnh Kiên Giang. Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống
13


kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày
kết quả đã nghiên cứu.
3.4.3 Phương pháp ma trận SWOT
Theo Lê Chí Công (2009), phương pháp ma trận SWOT được giải thích như sau:
Các mặt mạnh (S): Điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp phần để phát triển tốt
hơn. Nên tận dụng phát huy mặt mạnh này để phát triển.
Các mặt yếu (W): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp, hạn chế phát
triển. Phải tìm cách khắc phục và cải thiện.
Các cơ hội (O): Những phương hướng cần được thực hiện hay những cơ hội có được
nhằm tạo điều kiện phát triển, ta cần phải tận dụng.
Các nguy cơ, đe dọa (T): Những yếu tố có khả năng tạo ra kết quả xấu, hạn chế hoặc
triệt tiêu sự phát triển.
SWOT có thể đưa ra sự liên kết từng cặp một ăn ý. Qua đó giúp hình thành các chiến
lược của mình một cách có hiệu quả nhằm khai thác tốt nhất các cơ hội từ bên ngoài,
giảm bớt hoặc tránh né các đe dọa, trên cơ sở phát huy các mặt mạnh, khắc phục
những mặt yếu.
Phối hợp S-O: Phải sử dụng mặt mạnh nào để sử dụng tốt cơ hội.
Phối hợp S-T: Phải sử dụng những mặt mạnh nào để khắc phục, phòng trừ những đe

dọa.
Phối hợp W-O: Phải khắc phục yếu kém nào hiện nay để tận dụng tốt cơ hội đang có
bên ngoài hay sử dụng những cơ hội nào để khắc phục những yếu kém hiện tại.
Phối hợp W-T: Phải khắc phục những yếu kém để giảm bớt nguy cơ.

14


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 HOẠT ĐỘNG CÁC THÀNH VIÊN TRONG KÊNH
4.1.1 Chủ lò ấp
Thông tin cá nhân: độ tuổi chủ lò ấp trung bình 40.2 tuổi. Chủ lò ấp chủ yếu là nam
giới 80%, trung bình 12.55 năm kinh nghiệm trong kinh doanh lò ấp. Qua đó thấy
được họ có kinh nghiệm lâu năm trong quản lý lò ấp, có nhiều mối quan hệ làm ăn.
Thu nhập cá nhân của họ trung bình 6.650.000 đ/tháng. Cả hộ trung bình 11.065.000
đ/tháng. Thu nhập bình quân đầu người gia đình thành viên này 2.405.435 đ/tháng.
Mục đích lò ấp chủ yếu phân phối và bán trứng. có 50% lò ấp chuyên bán trứng, 40%
lò ấp vừa bán trứng vừa bán gia cầm nở, 10% chuyên ấp nở.
Trong số các lò ấp này, 100% ấp vịt, ấp gà chiếm 25%. Nguyên nhân, các cơ sở thủ
công không cạnh tranh lại với các lò ấp công nghiệp qui mô lớn chuyên ấp gà. Nên
thị trường ấp vịt thủ công còn chổ đứng do các lò ấp công nghiệp này chưa với đến.
Sản phẩm bán: trứng vịt 65.78%, gà con 10.52%, vịt con 23.69%.
Mạng lưới mua vào: 55% mua từ trại nuôi qui mô nhỏ; 37.5 % mua từ trại nuôi qui
mô vừa; 7.5% được lấy từ các thương lái.
Mạng lưới luồng sản phẩm đầu ra: về sản phẩm trứng, bán sĩ/lái buôn 25.83%; người
bán lẻ 55.83%; người tiêu dùng/nội trợ 8.33%. Về sản phẩm gia cầm, bán sĩ/lái buôn
3.33%; người bán lẻ 20.83%; người chăn nuôi 25.83%.

Trại nuôi
qui mô nhỏ

55%

Trại nuôi
qui mô vừa
37.5%

Thương lái
7.5%

Lò ấp
Nội
trợ
8.33%

Bán sĩ
lái buôn
25.83%

Bán sĩ
lái buôn
3.33%

Người
bán lẻ
55.83

Sản phẩm trứng

Người
bán lẻ

20.83

Người
chăn nuôi
25.83%

Sản phẩm gia cầm

Sơ đồ 4.1: Tỷ lệ sản phẩm qua thành viên lò ấp
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra trực tiếp 11/2009)

Trung bình một tuần bán 767 trứng vịt; 360 gà con; 340 vịt con. Sỡ dĩ lò ấp gà chiếm
ít hơn ấp vịt nhưng trung bình số con/tuần cao hơn như vậy là vì họ chỉ nhận ấp khi
có yêu cầu, đầu ra chắc chắn. và yêu cầu của lò ấp là phải ấp với số lượng tương đối
đảm bảo lợi nhuận.

15


×