Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ của các PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI gà THỊT LAI tại NÔNG hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.28 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

VŨ ĐÌNH CHIỂU

SO SÁNH HIỆU QUẢ
CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI

LAI
NÔNG
Trung tâm Học liệu
ĐHTHỊT
Cần Thơ
@ TẠI
Tài liệu
học tậpHỘ
và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 02/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y



ĐỀ TÀI

SO SÁNH HIỆU QUẢ
CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI

LAI
NÔNG
Trung tâm Học liệu
ĐHTHỊT
Cần Thơ
@ TẠI
Tài liệu
học tậpHỘ
và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn
BÙI XUÂN MẾN

Sinh viên thực hiện
VŨ ĐÌNH CHIỂU
MSSV: 3022057
Lớp: Chăn nuôi thú y K28

Cần Thơ, 02/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC
CHĂN NUÔI GÀ THỊT LAI TẠI NÔNG HỘ

Cần Thơ, Ngày.....Tháng....Năm 2007

Cần Thơ, Ngày....Tháng....Năm 2007.

GIÁOHọc
VIÊNliệu
HƯỚNG
BỘ MÔN
Trung tâm
ĐHDẪN
Cần Thơ @ Tài liệuDUYỆT
học tập
và nghiên cứu

Bùi Xuân Mến

Cần Thơ, Ngày.....Tháng.....Năm 2007
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH SÁCH BIỂU BẢNG ....................................................................................... ii
DANH SÁCH ĐỒ THỊ ............................................................................................... ii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................. ii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. iii
TÓM LƯỢC .............................................................................................................. iv
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Giới thiệu sơ lược giống gà thả vườn H3-VL...................................................... 3
2.2. Dinh dưỡng và thức ăn gà................................................................................... 5
2.3. Kỹ thuật nuôi...................................................................................................... 19
2.4. Đặc điểm thời tiết - khí hậu ................................................................................ 24
2.5. Quy trình vệ sinh phòng bệnh ............................................................................. 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Trung
Học
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên27cứu
2.1.tâm
Phương
tiệnliệu
........................................................................................................
2.2. Phương pháp tiến hành ....................................................................................... 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ- THẢO LUẬN
2.1. Trọng lượng bình quân qua các tuần tuổi ............................................................ 35
2.2. Tăng trọng qua các tuần tuổi............................................................................... 37
2.3. Tiêu tốn thức ăn.................................................................................................. 39
2.4. Hệ số chuyển hoá thức ăn ................................................................................... 40
2.5. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................. 42
2.6. Các chỉ tiêu mổ khảo sát..................................................................................... 43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN- ĐỀ NGHỊ
2.1. Kết luận.............................................................................................................. 45
2.2. Đề nghị .............................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 46

PHỤ CHƯƠNG ......................................................................................................... v

i


DANH SÁCH BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1: Chế độ dinh dưỡng gà thịt lông màu nuôi nhốt ..........................................................14
Bảng 2: Chế độ dinh dưỡng đối với gà thả vườn......................................................................15
Bảng 3: Thành phần hóa học (g/kg) của Trichanthera gigantean...........................................17
Bảng 4: Hàm lượng acid amin trong lá Trichanthera ..............................................................18
Bảng 5: Chế độ nhiệt cho gà ......................................................................................................19
Bảng 6: Lịch tiêm phòng cho gà qua các ngày tuổi..................................................................26
Bảng 7: Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm ...............................................................28
Bảng 8: Thành phần dinh dưỡng của lá Trichanthera phân tích .............................................29
Bảng 9: Chế độ tiêm phòng gà thí nghiệm................................................................................30
Bảng 10: Trọng lượng bình quân gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .........................................35
Bảng 11: Tăng trọng của gà H3- VL qua các tuần tuổi............................................................37
Bảng 12: Tiêu tốn thức ăn của gà H3- VL ................................................................................39
Bảng 13: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà H3- VL ................................................................40

Trung
tâm
Học
liệu
ĐH1kg
Cần
Thơ

@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng
14: Giá
thành
sản xuất
thịt gà
...................................................................................42
Bảng 15: Các chỉ tiêu mổ khảo sát ............................................................................................43
DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1: Trọng lượng bình quân của gà H3- VL...................................................................35
Biểu đồ 2: Tăng trọng của gà H3- VL.......................................................................................37
Biểu đồ 3: Tiêu tốn thức ăn của gà H3- VL qua các tuần tuổi ................................................39
Biểu đồ 4: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà H3- VL ..............................................................41
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Gà H3- VL lúc 1 tuần tuổi............................................................................................33
Hình 2: Gà H3- VL lúc 8 tuần tuổi............................................................................................33
Hình 3: chuồng lồng nuôi gà thí nghiệm...................................................................................34
Hình 4: Chuồng trại nuôi gà ngoài vườn...................................................................................34
Hình 5:Màu da gà thí nghiệm ....................................................................................................44
Hình 6,7: Mổ khảo sát gà thí nghiệm ........................................................................................44

ii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CP: Protein thô
CF: Xơ thô
HSCHTĂ: Hệ số chuyển hóa thức ăn
DM: Vật chất khô
Ash: Khoáng tổng số


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii


TÓM LƯỢC
Đặc điểm chăn nuôi gà ở các nông hộ nói chung và nông dân vùng Đông Bằng Sông Cửu Long
nói riêng là nuôi theo cách thả vườn. Gà chăn thả với đặc điểm thịt dai và thơm ngon luôn được
người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Vì vậy ngày càng có nhiều nộng hộ chuyển sang chăn nuôi
gà theo phương thức này.
Tuy nhiên, tình hình bệnh cúm gia cầm hiện nay đang diễn ra phức tạp, việc phòng bệnh cho gà
rất quan trọng, đặc biệt là gà chăn thả cần nghiêm ngặt hơn. Đồng thời cần tìm ra phương thức
chăn nuôi hợp lý, an toàn, hiệu quả giúp người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng thịt
trong chăn nuôi gà là một đòi hỏi cần thiết.
Từ những vấn đề này, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “So sánh hiệu quả của các phương thức
chăn nuôi gà thịt lai tại nông hộ”.
Qua quá trình khảo sát và phân tích, chúng tôi thu được các kết quả sau:
Trọng lượng bình quân của gà ở nghiệm thức nuôi nhốt hay thả vườn đều tương đương, không
có sự sai khác thống kê.
Tăng trọng gà nuôi nhốt có bổ sung rau xanh là đều nhất. Gà thả vườn chỉ có tuần đầu là tăng
trọng thấp còn các tuần tiếp theo thì tăng trọng không kém gà nuôi lồng.

Trung
Học
liệu
Cần
Thơthấp
@hơn
Tài

liệu
tậpChứng
và nghiên
cứucó
Tiêutâm
tốn thức
ăn của
gà ĐH
H3- VL
thả vườn
so với
gà học
nuôi lồng.
tỏ gà thả vườn
thể kiếm ăn và tận dụng thức ăn tốt ngoài vườn.
Hệ số chuyển hóa thức ăn: gà thả vườn có HSCHTĂ thấp nhất. Điều này cho thấy hiệu quả sử
dụng thức ăn của gà thả vườn là tốt nhất so với 2 nghiệm thức nuôi lồng.
Hiệu quả kinh tế: gà thả vườn có chi phí sản xuất thịt thấp nhất. Như vậy nuôi nhà thả vườn cho
hiệu quả kinh tế nhất.
Các kết quả mổ khảo sát: gà cho ăn thêm rau xanh và gà thả vườn có màu sắc da vàng hơn gà
chỉ ăn thức ăn hỗn hợp. Điều này cho thấy chất lượng thịt của gà bổ sung rau xanh và gà thả
vườn tốt hơn gà cho ăn thức ăn hỗn hợp.
Qua kết quả đó chúng tôi có thể kết luận: sự tăng trưởng của gà H3- VL qua các phương thức
nuôi là như nhau. Tuy nhiên, nuôi gà thả vườn có hiệu quả kinh tế nhất do tiêu tốn thức ăn và hệ
số chuyển hóa thức ăn thấp nhất. Cần chú ý đến nhiệt độ, thời tiết và việc vệ sinh phòng bệnh
cho gà chăn thả cũng như gà nuôi nhốt.
Đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị: mở rộng chăn nuôi gà thả vườn để tận dụng diện tích đất
vườn, nguồn thức ăn sẵn có, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đối với những nông hộ ít đất thì có
thể nuôi nhốt nhưng nên bổ sung rau xanh để tăng chất lượng thịt. Cần nghiên cứu thêm giống
gà H3- VL và những giống gà khác để khuyến cáo đến nông dân giúp họ phát triển chăn nuôi gà

một cách bền vững, an toàn dịch bệnh và cho lợi nhuận cao.
iv


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nuôi gà theo cách thả ra sân, ra vườn cho chúng kiếm ăn tự do suốt ngày là cách nuôi
phổ biến nhất của ông bà ta từ trước đến nay. Tuy nhiên, từ những năm 1950 trở về
sau này, nhất là trong khoảng 20 năm đầu, do phong trào nuôi gà công nghiệp (nuôi
nhốt chuồng, nuôi lồng) phát triển mạnh và phổ biến rộng nên gà chăn thả chỉ được
nuôi ở những vùng nông thôn mà thôi.
Gà công nghiệp nuôi với mục đích để lấy trứng và thịt, do giống tốt nên mau lớn, đẻ
sai, cho năng suất thịt, trứng cao. Vì những năm đầu sau chiến tranh, kinh tế nước ta
chưa phát triển mạnh, thu nhập người dân tương đối thấp, thịt và trứng gà với giá rẻ
vừa túi tiền của giới bình dân nên được tiêu thụ nhiều, chiếm lĩnh được thị trường
trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, hiện nay mức sống của đại đa số người dân đã được nâng cao, do đó việc
ăn uống ngày càng được quan tâm hơn. Người dân luôn thích ăn gà chăn thả vườn vì
thịt dai và thơm ngon, mùi vị đậm đà trong khi gà công nghiệp thịt bở, mùi vị nhạt
nhẽo. Vì vậy, ngày càng có nhiều nông hộ chuyển sang nuôi gà chăn thả như trước.

Trung
tâm
Họcnăm
liệu
ĐHdịch
Cần
@ bùng

Tài liệu
tập gà
vàở nghiên
cứu
Trong
những
trước
cúmThơ
gia cầm
phát, học
chăn nuôi
nông hộ đã
phát
triển mạnh và mở rộng ở các vùng. Quy mô chăn nuôi nông hộ, trang trại đã có đến
hàng trăm, hàng ngàn gà thịt, gà đẻ. Những năm gần đây, dịch cúm gia cầm liên tiếp
xảy ra ở nhiều nơi làm cho việc chăn nuôi gà gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, gà thả
vườn vẫn được người dân nuôi nhỏ lẻ và phát triển ở một mức độ nhất định. Ngoài các
giống gà nội, người dân còn chọn những giống gà lông màu nhập nội hay những giống
gà lai giữa gà nội và gà lông màu nhập nội để chăn thả nhằm tăng năng suất và nâng
cao hiệu quả kinh tế.
Chăn nuôi gà là nghề chính đáng của người dân. Nhưng việc chăn thả tràn lan gà ra
vườn, ruộng, không có sự kiểm soát, tiêm phòng đầy đủ sẽ rất dễ gây ra dịch bệnh, đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay khi dịch cúm đang hoành hành. Việc tìm ra một phương
thức nuôi, một hình thức chăn nuôi thích hợp để giúp nông hộ nuôi gà hiệu quả là một
điều cần thiết. Đồng thời tìm ra những giống gà thích hợp với điều kiện chăn nuôi
nông hộ để làm tăng năng suất và chất lượng thịt cung cấp cho người tiêu dùng cũng
là điều không kém phần quan trọng.
Từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ môn Chăn Nuôi- Khoa Nông Nghiệp
Và Sinh Học ứng Dụng- Trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài ” So sánh hiệu quả của các phương thức chăn nuôi gà thịt lai tại nông hộ”.


1


Mục đích đề tài: tìm ra hình thức chăn nuôi gà thích hợp, hiệu quả nhất trong điều
kiện chăn nuôi ở nông hộ. Đồng thời, khảo sát năng suất giống gà H3-VL, những ảnh
hưởng của các phương thức nuôi đối với khả năng tăng trưởng của nó. Từ đó khuyến
cáo nông dân trong việc chăn nuôi gà, kiểm soát dịch bệnh, giúp nông hộ chăn nuôi
đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN H3- VL
Gà thịt H3-VL là giống gà lai giữa các giống : Newhampshire, Tàu vàng và Lương
phượng. Giống gà này chủ yếu dùng để nuôi thịt và phù hợp với các phương pháp
nuôi: thả vườn cũng như nuôi nhốt công nghiệp.
2.1.1. Giống gà Tàu vàng
Gà Tàu có lông màu nâu đỏ, vàng đậm. Chân cao, có lông mọc từ cẳng chân đến ngón
chân. Da mỏ, chân và da mình màu vàng, phù hợp với tập quán tiêu dùng người Việt
Nam ( Lã Thị Thu Minh, 2004).
Con trống to con, đầu to và ngắn, hình thù vạm vỡ, đi oai vệ, đằm thắm hơn gà ta. Con
mái đầu nhỏ, hình thù vuông. Gà mái ấp giỏi, giữ con hay. Gà mái tơ 7 tháng bắt đầu
đẻ. Năng suất trứng 100-200 trứng/mái/ năm. Trọng lượng gà trưởng thành: gà trống

2,5- 3 kg, gà mái 1,5- 2 kg ( Nguyễn Huy Hoàng, 1996).
2.1.2. Giống gà Newhampshire
Đâytâm
là giống
kiêmĐH
dụngCần
thịt- trứng
tạo raliệu
ở vùng
Newhampshire
của Mỹ.
Trung
Họcgàliệu
Thơđược
@ Tài
học
tập và nghiên
cứu
Đặc điểm của giống gà này là bộ lông màu nâu vàng, da mỏ và chân đều màu vàng.
Đặc điểm sinh lý : tuổi trưởng thành 5,5- 6 tháng. Trọng lượng trưởng thành: con
trống 3,5- 4 kg, con mái 2,8- 3,5 kg. Cá biệt có con nặng 4,5 kg. Năng suất trứng đạt
180- 230 trứng/mái/năm. Trứng có vỏ màu nâu đậm.
Giống gà này rất dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, có đặc điểm ngoại hình lông
da phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam nên được ưa chuộng.
Giống gà này ăn nhiều, chỉ thua chuyên thịt một chút. Phương pháp nuôi đạt hiệu quả
cao với loại gà này là nuôi nhốt kết hợp với chăn thả vườn. Thường được sử dụng để
tạo dòng trống Hibro hay Hibrid ( Lã Thị Thu Minh, 2004).
2.1.3. Giống gà Lương phượng
Đây là giống gà vườn hướng thịt- trứng. Gà Lương phượng được nhập nội từ tỉnh
Quảng Đông- Trung Quốc, đầu tiên được nhập vào Quảng Ninh từ năm 1992. Sau đó,

nhiều nơi đã nhập giống gà này và hiện nay được nuôi rộng rãi ở nhiều vùng (Hội
chăn nuôi Việt Nam, 1999).

3


Gà có màu lông vàng, chân vàng, da vàng, mào đơn và đỏ, được phủ lông từ khi còn
nhỏ. Tuổi trưởng thành 5,5- 6 tháng tuổi. Năng suất trứng từ 120- 125 quả/mái/năm.
Gà mái không có tính đòi ấp (Lã Thị Thu Minh, 2004).
Khối lượng trứng 50 g/quả, tỉ lệ trứng có phôi là 95%, tỉ lệ nở là 80%, tỉ lệ nuôi sống
đến 8 tuần tuổi là 95%. Gà con lúc mới nở có khối lượng là 35g. Khối lượng gà
trưởng thành : con trống khoảng 3 kg, con mái 2,5 kg ( Hội chăn nuôi Việt Nam,
1999).
Tuổi giết thịt tốt nhất là 3 tháng tuổi (chính xác là 12 tuần tuổi). Khi đó, trọng lượng
gà trống 1,6- 1,7 kg, gà mái 1,3 kg ( Lã Thị Thu Minh,2004). Hệ số chuyển hoá thức
ăn là 3:1. Thịt gà Lương phượng ngon, mềm, ngọt và thơm. Gà có thể được nuôi theo
phương thức bán thâm canh hoặc thâm canh.
2.1.4. Giống gà thịt thả vườn H3-VL
Đây là giống gà do ông Dương Văn On (Hai On), 15F- Phó Cơ Điều- Thị Xã Vĩnh
Long- Tỉnh Vĩnh Long, lai tạo từ năm 1997. Công thức lai như sau :

Tàu vàng

x

Newhampshire

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
F1


x

Lương phượng

Gà thịt H3- VL

H3-VL là giống gà thả vườn hướng thịt được nuôi khá phổ biến ở Vĩnh Long và một
số tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Giống gà này có các đặc điểm sau:
- Da vàng, chân vàng.
- Con trống lông màu nâu đỏ, pha lẫn đốm đen, con mái lông màu xám tro.
- Con lai H3- VL này có đặc tính kế thừa của bố mẹ: dễ nuôi, sức đề kháng cao với
điều kiện ngoại cảnh, cho năng suất cao, tiêu tốn thức ăn thấp. Đồng thời, nó có đặc
điểm ngoại hình phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam.
Trọng lượng gà 60 ngày tuổi đạt 1,6- 1,7 kg/con. Giống gà này đã đạt HCV tại Hội
chợ Quốc Tế Mekong 99- Cần Thơ- Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cấp ngày 30/4/1999.
4


2.2. DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN ĐỐI VỚI GÀ
2.2.1. Chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng chủ yếu đối với động vật: năng lượng, protein, khoáng và
vitamin.
Đối với gà, tốc độ tăng trưởng cao ở tuần đầu. Vì vậy, trong giai đoạn này cần phải
chú ý đến thành phần của khẩu phần và chất lượng của từng thành phần trong khẩu
phần thức ăn (Nguyễn Chí Bảo, 1978).
Ở giai đoạn đầu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng protein cần thiết để gà phát
triển. Đồng thời, các chất khác cũng phải cân đối. Giai đoạn sau thì nhu cầu năng
lượng cao hơn. Chúng ta cần chú ý thay đổi khẩu phần hợp lý để vừa đảm bảo cho gà
phát triển bình thường vừa tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi.

2.2.2. Nhu cầu và vai trò của năng lượng
Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho gà là glucid (chất bột đường) và lipid (chất
béo) trong thức ăn (Võ Bá Thọ, 1996). Năng lượng dư thừa sẽ được động vật tích luỹ
dưới dạng mỡ. Năng lượng trong khẩu phần không được thấp dưới 1500 Kcal/kg thức
ăn (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978).
Nhu cầu năng lượng của gà trong 5 tuần đầu khoảng 2900 Kcal/kg thức ăn (Lương

Trung
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Đứctâm
Phẩm,
1981).

Còn theo Nguyễn Xuân Bình (1991) thì giai đoạn 0- 3 tuần tuổi là 2850 Kcal/kg thức
ăn, giai đoạn 4- 8 tuần tuổi 2775 Kcal/kg thức ăn.
Tuỳ theo giống gà, dòng gà, lứa tuổi, tính năng sản xuất, nhiệt độ môi trường…mà
định mức nhu cầu năng lượng có khác nhau. Nhìn chung gà con, gà thịt, nhất là gà
thịt trong giai đoạn thúc mập cần mức năng lượng rất cao (Võ Bá Thọ, 1996).
Trong chăn nuôi gà thịt, nếu khẩu phần thiếu năng lượng sẽ ảnh hưởng đến tăng trọng,
làm giảm năng suất thịt, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế.
2.2.3. Nhu cầu và vai trò của protein
Protein là thành phần quan trọng của sự sống, nó chiếm 1/5 khối lượng cơ thể và 1/7
khối lượng trứng. Protein tham gia cấu tạo tế bào và những hoạt động của cơ thể như
hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiết sữa, sinh sản và tạo ra kháng thể chống lại bệnh
(Trịnh Quang Khuê- Nguyễn Văn Vinh, 2003).
Protein là cơ sở của sự sống, chúng thực hiện chức năng tạo hình, cấu tạo nên các tế
bào, các hormon, các men và các kháng thể. Chúng là nguồn năng lượng duy trì trạng
thái cân bằng trao đổi nước trong cơ thể ( Theo G.P. Melekhin, NLa Gridin).


5


Hơn thế nữa, protein còn là hợp phần cấu trúc quan trọng nhất của tất cả các tế bào
trong cơ thể gia cầm, tạo nên tất cả các quá trình sinh lý cơ bản. Gia cầm chỉ tổng hợp
được protein cơ thể khi trong khẩu phần của chúng có chứa protein với số lượng và
chất lượng cần thiết ( Lương Đức Phẩm, 1981).
Nhu cầu protein đối với gà :
Theo Bùi Đức Lũng (2003), nhu cầu protein thô đối với gà lông màu là 22- 23% trong
giai đoạn 1- 35 ngày tuổi ; 20- 21% trong giai đoạn từ 35 ngày đến xuất bán. Tuy
nhiên, để có chất lượng thịt tốt nhất, cần hạn chế sự tăng trọng bằng việc sử dụng thức
ăn có năng lượng và protein thấp hơn. Cụ thể là: từ 0- 28 ngày tuổi: 21-22% CP; từ
28- 70 ngày tuổi: 17-18%CP ; từ 70 ngày đến xuất bán: 16- 17%CP.
Theo Trần Công Huân (2002) : gà từ 0- 3 tuần tuổi: 21-22% CP ; gà từ 4- 7 tuần tuổi
19% CP, 8 tuần tuổi- giết thịt: 17% CP.
Còn theo Lã Thị Thu Minh (1995), nhu cầu protein thô trong khẩu phần gà con là 1820%, gà lớn 16- 17%.
Acid amin
Là những đơn vị được trùng hợp lại thành protid, bao gồm 2 nhóm : acid amin không
thay thế và acid amin thay thế.

Trung
tâmacid
Học
liệu
ĐHthay
Cần
liệu
vàyếu,
nghiên
cứu

Nhóm
amin
không
thếThơ
: hay @
cònTài
gọi là
acidhọc
amintập
thiết
là nhóm
acid
amin mà cơ thể không tổng hợp được, phải cung cấp từ thức ăn để tạo protein.
Nhóm này gồm 10 acid amin có vai trò chủ yếu trong thức ăn gia cầm là: arginin,
histidin, leucin, isoleucin, phenylalanin, valin, threonin, lysin, methionin, triptophan,
còn glycin cần cho thức ăn gà giò nhưng không quan trọng trong thức ăn gà lớn
trưởng thành.
- Lysin: đây là acid amin quan trọng nhất. Nó làm tăng sinh trưởng, tăng đẻ trứng, cần
cho tổng hợp nucleoproteid, hồng cầu, trao đổi azot, tạo sắc tố melanin của lông, da.
Thiếu lysin gà chậm lớn, giảm năng suất thịt, trứng, hồng cầu, giảm tốc độ chuyển hoá
Ca và P, gây còi xương, rối loạn sinh dục, cơ thoái hoá.
- Methionin: rất quan trọng, có chứa lưu huỳnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ
thể, chức năng gan và tụy, điều hoà trao đổi chất béo, chống mỡ hoá gan, cần thiết cho
sự sản sinh tế bào, tham gia quá trình đồng hoá và dị hoá trong cơ thể.
Thiếu methionin làm mất tính thèm ăn của gà, cơ thoái hoá, thiếu máu, gan nhiễm mỡ,
giảm sự phân huỷ chất độc thải ra, hạn chế tổng hợp hemoglobin.
- Triptophan: cần cho sự phát triển của gia cầm non, duy trì sức sống cho gia cầm lớn,
điều hoà chức năng các tuyến nội tiết, tham gia tổng hợp hemoglobin của hồng cầu,
cần cho sự phát triển của tế bào tinh trùng, của phôi…
6



Thiếu triptophan sẽ giảm tỉ lệ ấp nở, phá huỷ tuyến nội tiết, giảm khối lượng cơ thể…
- Arginin: cần cho sự phát triển của gia cầm non, tạo sụn, xương, lông. Thiếu arginin
thì tỉ lệ chết phôi cao, giảm sức phát triển của gà.
- Histidin: cần cho tổng hợp acid nucleotid và hemoglobin, điều chỉnh quá trình trao
đổi chất, nhất là sự phát triển của gia cầm non. Thiếu histidin làm thiếu máu, giảm
thèm ăn, chậm lớn.
- Leucin: tham gia tổng hợp protid của plasma, duy trì hoạt động của tuyến nội tiết.
Thiếu leucin sẽ phá huỷ sự cân bằng azot, giảm tính thèm ăn, gà chậm lớn.
- Isoleucin: cần cho sử dụng và trao đổi các acid amin trong thức ăn. Thiếu isoleucin
giảm tính ngon miệng, cản trở sự phân huỷ của vật chất chứa azot thừa trong thức ăn
thải qua nước tiểu, giảm tăng trọng. Trong thức ăn thường có đủ isoleucin.
- Phenylalanin: duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp và tuyến thượng thận,
tham gia tạo sắc tố và tốc độ thành thục của tinh trùng, sự phát triển của phôi trứng.
- Valin: cần cho sự hoạt động của hệ thần kinh, tham gia tạo glycogen từ glucose.
Thức ăn gia cầm thường đủ valin.
- Threonin: cần cho việc trao đổi chất và sử dụng đầy đủ các acid amin trong thức ăn,
kích thích sự phát triển của gia cầm non. Thiếu threonin gây sự thải azot (từ nguồn
Trung
Họcđược)
liệu theo
ĐH nước
Cần tiểu
Thơ
Tàikhối
liệulượng
học sống.
tập và
nghiên

cứu
thứctâm
ăn nhận
làm@giảm
Thức
ăn nguồn
gốc
động vật có đủ threonin cho gia cầm.
Nhóm acid amin thay thế : cơ thể gia cầm có thể tự tổng hợp được 13 acid amin từ sản
phẩm trung gian trong quá trình trao đổi acid amin, acid béo và từ hợp chất chứa
nhóm amino… Đó là các acid amin thay thế, gồm: alanin, aspaginin, aspartic, cystein,
cystin, acid glutamic, glycin, hydroprolin, prolin, serin và hydroxylizin.
Chúng ta không chỉ cung cấp cho gà đủ lượng protein thô mà còn phải đủ và cân đối
các acid amin thiết yếu. Việc cân đối các acid amin trong khẩu phần đối với gà con
không chỉ làm cơ thể gà phát triển tăng trọng tốt mà còn nâng cao sự sử dụng thức ăn.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng không chỉ sự thiếu hụt mà cả
trường hợp dư thừa các acid amin cũng đều có hại, rõ nhất là đối với gà con. Định
mức protein thô và các acid amin đối với gà tùy thuộc vào dòng, giống, tính năng sản
xuất, giai đoạn phát triển và sinh sản của gà. Định mức đó cũng tuỳ thuộc vào nhiều
yếu tố khác như mức năng lượng của khẩu phần, nhiệt độ môi trường nuôi, sự liên
quan chặt chẽ của sự trao đổi các acid amin với sự trao đổi năng lượng, lipid, chất
khoáng và vitamin ( Võ Bá Thọ, 1996).
Vấn đề cơ bản trong khi cung cấp protein cho gà là phải đảm bảo tính chất đầy đủ và
cân đối giữa các acid amin thiết yếu. Một khẩu phần không cân đối về acid amin sẽ

7


làm tiêu tốn nhiều protein tổng số. Trong khi đó khẩu phần cân đối về acid amin sẽ
tiết kiệm được protein mà vẫn đảm bảo cơ thể phát triển bình thường (Theo

N.G.Grigorew, 1981).
Ngày nay, ngoài việc cân đối các acid amin có sẵn trong các loại nguyên liệu thức ăn
cung cấp protein, người ta đã dùng các loại acid amin tổng hợp kết tinh để bổ sung
vào thức ăn cho gà và gia súc gia cầm nói chung.
2.2.4. Nhu cầu và vai trò của chất béo
Trong thức ăn hỗn hợp cho gà, thành phần chất béo không nhiều nhưng không thể
thiếu được. Lipid là nguồn cung cấp năng lượng và tham gia vào thành phần cấu tạo
cơ quan nội tạng và tích luỹ mỡ trong sản phẩm. Lipid còn là dung môi hoà tan và vận
chuyển vitamin A, D, E, K để cơ thể hấp thụ ( Trịnh Quang Khuê- Nguyễn Văn Vinh,
2003).
Hầu hết các lipid động vật và thực vật đều có chứa với tỉ lệ khác nhau 2 loại acid béo
là acid béo bão hoà và acid béo chưa bão hoà. Trong các acid béo chưa bão hoà có các
acid béo quan trọng như acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic. Đó là các acid
béo cần thiết cho cơ thể gà với tên chung là “các acid béo không thay thế”. Cơ thể gà
không thể tổng hợp được các acid này mà phải lấy từ thức ăn.
Đối với gà thịt thương phẩm, tỉ lệ lipid thô từ 4- 9% ở giai đoạn đầu và 6- 10% giai
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đoạn cuối ( Võ Bá Thọ, 1996).

2.2.5. Nhu cầu và vai trò của chất khoáng
Chất khoáng có chức năng quan trọng trong cơ thể vật nuôi: tham gia cấu tạo xương,
là thành phần của các cơ quan và các mô bào. Chất khoáng có trong nhiều enzym và
hormon của cơ thể vật nuôi.
Chất khoáng giữ cho lực thẩm thấu ở các mô của cơ thể luôn cân đối và ổn định.
Chúng còn giữ vai trò quan trọng trong trao đổi nước và giúp cho quá trình troa đổi
chất dinh dưỡng. Chất khoáng tạo môi trường thích hợp cho hoạt động tim mạch, thần
kinh và cơ bắp. Trong khẩu phần thức ăn hằng ngày nếu thiếu hoặc thừa chất khoáng
sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng, khả năng sinh sản và sức chống bệnh của gia cầm
( Trịnh Quang Khuê- Nguyễn Văn Vinh, 2003).

Chất khoáng chiếm trên dưới 3% khối lượng của cơ thể gia cầm, trong đó chứa 40
nguyên tố khoáng. Đến nay, người ta đã phát hiện được 14 nguyên tố khoáng cần thiết
cho gia cầm, kể cả chức năng sinh lý của mỗi nguyên tố trong cơ thể.
Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo nên toàn bộ bộ xương, cấu tạo tế bào dưới
dạng muối của chúng. Trong các dịch thể chất khoáng ở trạng thái hoà tan và ion, đảm

8


bảo cân bằng nội môi. Ngoài ra, chất khoáng còn là thành phần của enzym và vitamin,
những yếu tố xúc tác sinh học trong cơ thể ( Bùi Đức Lũng- Lê Hồng Mận, 1999).
Chất khoáng gồm 2 nhóm: nhóm nguyên tố đa lượng và vi lượng.
- Nhóm đa lượng gồm: natri (Na), kali (K), clo (Cl), calci (Ca), phospho (P), lưu
huỳnh (S), magie (Mg)…
- Nhóm vi lượng gồm: sắt (Fe), đồng (Cu), coban (Co), mangan (Mn), iot (I), kẽm
(Zn)…
Natri, Kali, Clo: Na và K là những kim loại kiềm có nhiều và quan trọng nhất trong
cơ thể. Chúng tồn tại dưới dạng hoá hợp với Clorua, Bicarbonat, một phần kết hợp với
acid hữu cơ và protid. NaCl và KCl có trong huyết tương tạo nên áp suất thẩm thấu
của máu. NaHCO3 bảo đảm lượng kiềm dự trữ của máu, giữ độ toan kiềm của máu. Tỉ
lệ ion Na+, K+ trên Ca2+ thích hợp đảm bảo hoạt động co bóp tim bình thường. nếu ăn
quá nhiều muối làm tăng cường trao đổi chất và sinh sốt vì nhiệt thoát ra nhiều, gây
uống nước nhiều, gia cầm kém ăn. Nhưng không cung cấp đủ muối sẽ làm giảm tính
thèm ăn và khả năng tiêu hoá thức ăn giảm.
Nhu cầu: gà con không quá 0,4%, gà lớn và gà đẻ không quá 0,5% muối trong khẩu
phần (Bùi Đức Lũng- Lê Hồng Mận, 1999).
Calci,
là những
nhân tốThơ
cơ sở,

tham
giatập
cấu tạo
khung cơ
thể.
Trung
tâmPhospho:
Học liệu
ĐH Cần
@phần
Tàilớn
liệu
học
và bộ
nghiên
cứu
Ca còn tham gia vào quá trình đông máu và làm giảm khả năng liên kết của chất keo
của mô với nước. Thiếu Ca, P cơ thể dễ bị còi xương ở thú non hoặc teo xương ở thú
già. Tỉ lệ Ca: P thích hợp 1,6:1 ( Nguyễn Chí Bảo, 1978).
Nhu cầu: Ca: gà con 1,0- 1,2%, gà dò 0,9- 1,0%, gà đẻ 2,7- 3,8%.
P: gà con 0,5%, gà đẻ 0,4-0,5%.
Magie: liên hệ mật thiết với trao đổi Ca và P. Mg chiếm 0,05% khối lượng sống.
Trong đó, 50% chứa trong xương, 40% chứa trong mô cơ, 1% trong dịch ngoại bào.
Mg tồn tại chủ yếu trong tế bào. Trong xương, Mg ở dạng ion, Mg tham gia cấu tạo
xương, nằm trong thành phần các enzym. Khi yêu cầu Ca tăng thì phải tăng Mg trong
khẩu phần. Nếu thiếu Mg sẽ giảm tốc độ sinh trưởng, không điều chỉnh được hoạt
động của cơ bắp, làm giảm sức đẻ trứng, giảm sử dụng Ca, P.
Nhu cầu Mg đối với gà dưới 4 tuần tuổi 500mg/kg thức ăn, trên 4 tuần tuổi 550mg/kg
thức ăn ( Bùi Đức Lũng- Lê Hồng Mận, 1999).
Lưu huỳnh (S): tham gia vào thành phần các acid amin có chứa S như methyonin,

cystin, cystein…để tạo nên lông, móng. Vì vậy gia cầm rất cần S để tạo lông. Lưu
huỳnh cần thiết cho trao đổi protein, sản xuất hormon. Thường ở gia cầm khó nhận
biết việc thiếu S vì nó có thể được giải phóng từ các acid amin.
9


Sắt (Fe) : tham gia tạo hồng cầu, myoglobin của tế bào cơ vân, các sắc tố hô hấp mô
bào oxydaza… Fe là nguyên liệu tham gia xây dựng nên da, cơ, lông, tham gia vào
việc tạo nên các acid amin chứa lưu huỳnh, các vitamin, acid béo… Nếu thiếu Fe
trong thức ăn sẽ gây bệnh thiếu máu, mỏ và chân gà con nhợt nhạt, gà mái mào tái, đẻ
giảm, lông xù. Nhu cầu đối với gà 0- 3 tuần tuổi 88 mg/kg thức ăn, trên 3 tuần tuổi
108 mg/kg thức ăn.
Đồng (Cu): có trong tất cả các cơ quan của cơ thể động vật, nhiều nhất ở gan. Cu làm
tăng sự hấp thu Fe để tạo Hemoglobin của hồng cầu. Vì vậy khi bổ sung Fe cần kèm
theo bổ sung đủ lượng đồng. Cu tham gia tạo các enzym oxy hoá, nên có quan hệ đến
quá trình hô hấp của mô bào.
Cu tham gia tạo hợp sắc tố đen. Thiếu Cu da nhợt, lông mất màu. Khi không đạt lượng
đồng trong thức ăn sẽ làm giảm hấp thu sắt, thớ thịt bị tối xen lẫn màu sáng do thiếu
cả đồng lẫn sắt, gây rối loạn về xương, gây biến màu lông, giảm tốc độ sinh trưởng,
lông rụng, vỏ trứng mỏng và không bóng mịn. Nhu cầu Cu cho gà các loại 11 mg/kg
thức ăn ( Bùi Đức Lũng- Lê Hồng mận, 1999).
Coban (Co): là nguyên tố vô cùng quan trọng để tạo nên vitamin B12. Do đó, nó có vai
trò kích thích tạo máu, từ đó có vai trò trong trao đổi chất và sự sinh trưởng của gia
Trung
HọcThiếu
liệuCo
ĐHdẫnCần
Tài liệu học tập và nghiên cứu
súctâm
gia cầm.

đến Thơ
thiếu B@
12 làm giảm đồng hoá protein, hydratcarbon,
giảm trao đổi năng lượng, giảm tính thèm ăn.
Selen (Se : có mối tương quan với vitamin E, nếu vitamin E có tác dụng ngăn ngừa sự
thành lập perocid hydro từ các acid béo và tham gia vào quá trình biến dưỡng của các
acid amin chứa lưu huỳnh (như cystein là tiền chất của glutathione) thì Se có tác dụng
phá huỷ perocid hydro. Chính vì thế, Se cùng với vitamin E làm giảm thấp sự hiện
diện của perocid hydro trong mô bào động vật. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc bảo vệ màng tế bào tránh khỏi sự tấn công của các gốc tự do, còn gọi là các
perocid, đây cũng là tác nhân gây ung thư.
Se tham gia cấu tạo các enzym glutathione perocydase để phá huỷ các perocid sinh ra
trong cơ thể. Vì vậy nó bảo vệ được tổ chức tế bào thành mạch tránh sự oxy hoá trực
tiếp gây hư hại. Cũng vì thế, nó có mối quan hệ tương tác cùng với vitamin E trong
việc chống oxy hoá. Vì thế, khi thiếu Se thì làm cho triệu chứng thiếu vitamin E trở
nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nó không thể thay thế cho nhau trong các chức năng
sinh học được (Dương Thanh Liêm- Bùi Huy Như Phúc- Dương Duy Đồng, 2002).
Mangan (Mn): yêu cầu cho phát triển bình thường của xương và sự hình thành vỏ
trứng, trong trao đổi protein và acid amin, hoạt hoá các enzym, ảnh hưởng đến tính

10


dục của gia cầm, đến trao đổi Ca và P. Nhu cầu đối với gà các lứa tuổi là 55 mg/kg
thức ăn.
Iod (I): duy trì chức năng của tuyến giáp trạng, tham gia sản xuất hormon điều hoà
quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và trao đổi chất trong cơ thể. Thiếu I làm
cho tuyến giáp trạng của gia cầm bị phồng lên. Iod còn có tác dụng điều hoà trao đổi
năng lượng ( Võ Bá Thọ, 1989). Nhu cầu đối với gà con 0,37 mg/kg thức ăn, gà đẻ
0,15 mg/kg thức ăn.

Kẽm (Zn): tham gia trong quá trình trao đổi mỡ, điều hoà chức năng sinh dục và sự tạo
máu. Cần thiết cho sự phát triển lông, sự đẻ trứng và tăng tỉ lệ có phôi. Cần thiết cho
sự hình thành enzym, sự hoạt động tuyến giáp. Bảo vệ da và mắt. Chống lại bệnh
parakeratosis, perosis. Khi thiếu kẽm lông phát triển kém, rối loạn hình thành xương,
vỏ trứng mỏng. Nhu cầu đối với gà con dưới 4 tuần tuổi 44 mg/kg thức ăn, trên 4 tuần
tuổi 33 mg/kg thức ăn.
2.2.6. Nhu cầu và vai trò của Vitamin
Theo K. Funk, vitamin có vai trò sinh lý rất quan rọng. Chúng tham gia vào các quá
trình xúc tác sinh học trong trao đổi các chất dinh dưỡng: protid, lipid, glucid và
khoáng, các hoạt động của các hormon và enzym. Vitamin tham gia thành phần cấu
tạo nên một số lớn hormon và enzym trong cơ thể. Thừa hoặc thiếu bất cứ một loại
Trung
tâmnào
Học
liệu
Cần
@phát
Tàitriển
liệuvàhọc
cứu
vitamin
cũng
ảnhĐH
hưởng
đến Thơ
quá trình
sinh tập
lý củavà
gianghiên
súc- gia cầm.

Vitamin A: tham gia vào quá trình trao đổi protid, lipid, glucid, ảnh hưởng đến tuyến
nội tiết, hệ thần kinh, tổng hợp protid của cơ thể và hàng loạt các chất có hoạt tính
sinh học khác. Có vai trò trong chức năng của tế bào cơ thể, trong tổng hợp tế bào
tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, niêm mạc mắt, niêm mạc của các cơ quan tiêu
hoá, hô hấp, bài tiết, sinh dục, chống sừng hoá da, chống còi xương. Đặc biệt, vitamin
A ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của gia súc- gia cầm non và sức sản xuất của
chúng. Vitamin A + protein = Rodopsin và Idopsin là những hợp chất chịu trách
nhiệm điều khiển thị giác ( Bùi Đức Lũng- Lê Hồng Mận, 1999).
Khi thiếu vitamin A, gà bị suy nhược cơ thể, mắc bệnh “gà mờ”, “quáng gà”, đi lại
yếu, mất tính thèm ăn, còi cọc... Scott và Levine (1960) cho biết gà con khi nhiễm cầu
trùng được bổ sung vitamin A vào khẩu phần đã làm tăng dự trữ vitamin A ở gan và
giảm tỉ lệ chết từ 73% xuống còn 9,7% và 0%. Theo Muller (1975), khi gà thiếu
vitamin A thì dễ bị nhiễm ký sinh đường ruột (Vũ Duy Giảng, 1997).
Nhu cầu vitamin A đối với gà là 8000- 10000UI/kg thức ăn.
Vitamin D: chỉ đạo sự thay đổi P và Ca trong cơ thể. Do đó, nó cần thiểt cho sự tạo lập
xương và vỏ trứng. Nếu thiếu vitamin D sẽ gây đình trệ các quá trình tích luỹ vôi
trong xương ở động vật non, gây hiện tượng còi cọc ( Võ Bá Thọ, 1989). Nếu không
11


đạt vitamin D trong thức ăn làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức sản xuất trứng của gia
cầm. Nhu cầu vitamin D đối với gà con 2000- 2200 UI/kg thức ăn, gà mái 1500 UI/kg
thức ăn ( Bùi Đức Lũng- Lê Hồng Mận, 1999).
Vitamin E: ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của gia cầm, chống teo cơ, chống rối
loạn đường, ảnh hưởng đến tổng hợp coenzym, trao đổi acid nucleic và quá trình
phosphoryl hoá. Vai trò quan trong nhất của vitamin E là chống oxy hóa sinh học.
thiếu vitamin E làm gà bị “điên”, tăng tỉ lệ chết, gà chậm lớn. Nhu cầu vitamin E đối
với gà con 15- 20 UI/kg thức ăn, gà đẻ 20- 30 UI/kg thức ăn ( Bùi Đức Lũng- Lê
Hồng Mận, 1999).
Vitamin K: là yếu tố của sự đông máu và chống chảy máu. Ở gà con bị thiếu vitamin

K có thể bị chảy máu ở mô liên kết dưới da ( Võ Bá Thọ, 1989).
Vitamin K cần thiết cho gà bị bệnh cầu trùng (phân lẫn máu) và gà đẻ sinh sản (do đẻ
hay chảy máu ở tử cung). Nhu cầu đối với gà con 0- 7 tuần tuổi 8,8 mg/kg thức ăn, gà
từ 8- 17 tuần tuổi 2,2 mg/kg thức ăn; gà đẻ khởi động và gà đang sinh sản 2,2 mg/kg
thức ăn.
Vitamin nhóm B :
- Vitamin B1: là tác nhân chống phù thủng, viêm thần kinh, đóng vai trò quan trọng
trong trao đổi chất bột đường. Trong cơ thể nó có trong thành phần các enzym, tham
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
gia điều hoà quá trình chuyển hoá, chủ yếu là trao đổi chất glucid, protein và nước.
Thiếu vitamin B1 gà con kém ăn, chậm lớn, còi cọc và chết dần mòn trong tháng đầu.
Thần kinh bị tổn thương nên gà bị liệt chi rồi liệt toàn thân. Đặc trưng nhất là cơ vùng
cổ bị co rút làm giật ngửa đầu ra sau. Gà run rẩy, co giật, bại liệt rồi chết. Nguyên
nhân thiếu B1 ở gà thường là do thức ăn như ngũ cốc, cám, premix tồn trữ quá lâu.
Cũng có trường hợp do nguyên liệu thức ăn có độ ẩm cao, làm vitamin B1 bị phân huỷ
nhanh chóng.
- Vitamin B2 : là nhân tố tham gia quá trình oxy hoá của tế bào, đảm bảo cho tỉ lệ đẻ
và khả năng nở, chống rối loạn thần kinh. Nếu thiếu B2 gà sẽ ngưng lớn, bị khoèo
chân và có thể bị liệt. Vitamin B2 là vitamin quan trọng trong nhóm B. Trong thiên
nhiên nó được tổng hợp bởi cây xanh, vi nấm và một số loài vi khuẩn.
- Vitamin B6 : tham gia quá trình trao đổi chất đạm trong sự tạo máu, cũng như góp
phần vào sự biến đổi các acid béo chưa bão hoà. Nếu thiếu B6 gia cầm giảm ăn, chậm
lớn, giảm sức sản xuất và có biểu hiện thần kinh. Vitamin B6 cần cho sự tổng hợp
nhiều enzym. Thức ăn thiếu vitamin B6 thì protein và sản phẩm trao đổi của nó trở nên
độc hại đối với cơ thể gà. Trường hợp bị thiếu vitamin này, ở gà con có những biểu
hiện tăng trọng nhanh trong vài ngày đầu rồi sau đó không phát triển được nữa. Gà
con biểu hiện kém ăn, chậm lớn, thiếu máu, xuất hiện triệu chứng rối loạn thần kinh.

12



Không nên dùng vitamin B6 vượt quá nhu cầu và có ảnh hưởng đến tăng trọng và sự
đẻ trứng.
- Vitamin B12: có vai trò khá quan trọng trong sự tạo máu, tổng hợp các protein tế bào,
thúc đẩy sự sinh trưởng bình thường của cơ thể. Vitamin B12 có tác dụng trong sự
phân chia và tái tạo của tổ chức, đặc biệt là tế bào thần kinh, duy trì hoạt động bình
thường của tế bào thần kinh trung ương. Với tác động của vitamin B12, việc hấp thu
protein tiến hành tốt hơn, nhất là đối với protein thực vật. Với chức năng trong sự
chuyển hoá, tổng hợp protein tế bào, vitamin B12 thật sự là yếu tố thúc đẩy sự phát
triển của cơ thể, sự mọc lông, sự phát triển của phôi trứng, bảo đảm tỉ lệ ấp nở cao.
Vitamin B12 cũng có tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể khi bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
Nó có khả năng điều chỉnh được những rối loạn thần kinh. Xuất phát từ quan điểm
kinh tế, vitamin B12 cho phép giảm bớt một tỉ lệ đáng kể nguyên liệu thức ăn có nguồn
gốc động vật trong cơ thể của gà. Trường hợp thiếu vitamin B12, gà bị chứng thiếu
máu do hồng cầu không trưởng thành được, gà con bị còi cọc, niêm mạc nhợt nhạt.
Vitamin C: đối với gà, hầu hết các tài liệu kinh điển đều cho rằng vitamin C ít có tầm
quan trọng vì cơ thể gà có khả năng tự tổng hợp đủ nhu cầu sinh lý bình thường của
chúng. Tuy nhiên, những lúc cần thiết, khẩn cấp như bị bệnh truyền nhiễm, bị stress
tác động, cơ thể gà không thể tự đáp ứng được nhu cầu tăng lên, ta phải bổ sung
vitamin
đầy đủ
và kịp
để tăng
sức@
đề Tài
kháng
của học
cơ thể.tập và nghiên cứu
Trung

tâmCHọc
liệu
ĐHthời
Cần
Thơ
liệu
Ngoài tác dụng giảm nhẹ tác hại của stress, vitamin C còn giúp cho quá trình chuyển
hoá vitamin D bằng cách điều hoà các “hormon stress” như corticosteron và
aldosteron. Trong điều kiện stress nhiệt, vitamin C giúp điều hoà việc chuyển biến
này, tránh sự suy sụp vỏ thượng thận cấp. Trường hợp thiếu vitamin C ở gà cũng gây
ra bệnh lý và hậu quả nặng nề đến sự sinh trưởng, sức sản xuất và khả năng đề kháng
bệnh tật cùng mọi bất lợi của ngoại cảnh (Võ Bá Thọ, 1989).
2.2.7. Nước uống
Nếu như chúng ta coi protein là chất đặc hiệu của sự sống thì nước là môi trường hay
dung môi không thể thiếu được để sự sống tiến hành. Tuy nước không cung cấp năng
lượng, song chúng giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sống. Theo Rubner
thì con vật mất toàn bộ mỡ và 2/3 protein cơ thể vẫn sống được. Nhưng nếu mất 1/10
lượng nước trong cơ thể thì con vật cảm thấy khó sống. Nếu mất tới 2/10 lượng nước
cơ thể thì con vật sẽ chết ( Dương Thanh Liêm- Bùi Huy Như Phúc- Dương Duy
Đồng, 2002).
Người ta biết rằng, gà có thể sống được hơn 12 ngày trong điều kiện thiếu thức ăn.
Nhưng khi không có nước gà sẽ chết vào ngày thứ 3, thứ tư.

13


Gia cầm càng non thì càng chứa nhiều nước. Như vậy nước tỉ lệ với khối lượng cơ
thể. Ở bào thai, trong những ngày ấp đầu, nước chiếm 94,5%, những ngày cuối là
82,7%. Ở gà còn nhỏ, hàm lượng nước chiếm 70- 75% trọng lượng cơ thể và ở gà
trưởng thành tỉ lệ này là 70,9- 72,9% ( Theo M.V Orlop).

Nước cần cho quá trình thuỷ giải protein, glucid, lipid trong ống tiêu hoá. Nước tạo
điều kiện hoà tan, thấm hút các chất khoáng, vitamin và các sản phẩm từ sự phân giải
các chất dinh dưỡng ở niêm mạc ruột. Nước là môi trường cần thiết cho các quá trình
lên men và trao đổi chất, cũng như sự thẩm thấu và khuếch tán các chất. Nó vận
chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm của sự trao đổi chất xảy ra trong cơ thể
(Theo G.P Melekhin Nla Gridin).
Yêu cầu về nước uống là phải sạch và đầy đủ. Tiêu chuẩn vệ sinh nước uống cho gà
có thể áp dụng tiêu chuẩn nước uống của người và phải thường xuyên kiểm tra hệ
thống cung cấp nước. Nước uống và thức ăn tiêu thụ sẽ nói lên tình trạng sức khoẻ của
đàn gà (Nguyễn Chí Bảo, 1978).
Tóm lại, dinh dưỡng đối với gà lông màu được khuyến cáo áp dụng theo các nhà khoa
học như sau :
Bảng 1: Chế độ dinh dưỡng gà nuôi thịt lông màu nuôi nhốt
Giaihọc
đoạntập và nghiên cứu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu
Chỉ tiêu
0- 3 tuần tuổi

4- 7 tuần tuổi

8 tuần- giết thịt

ME (kcal/kg thức ăn)

2950

3050

3100


Protein (%)

21- 22

19

17

Calci (%)

1,00- 1,05

1,00- 1,10

1,10- 1,20

Phospho (%)

0.65- 0,75

0,70- 0,72

0,72- 0,75

Lisin (%)

1,20- 1,25

1,10- 1,15


1,05- 1,10

Methionin

0,42- 0,48

0,4- 0,45

0.35- 0,40

(Trần Công Xuân, 2002)

14


Bảng 2: Chế độ dinh dưỡng đối với gà thả vườn

Giai đoạn
Chỉ tiêu

Gà con 0- 4 tuần tuổi

Gà giò 5 tuần - giết thịt

ME (kcal/kg thức ăn)

2965

3160


Protein (%)

19,4

17,5

Calci (%)

1,20

0,95

Phospho (%)

0,55

0,51

Lisin (%)

1,10

0,85

Methionin

0,33

0,31


(Trần Công Xuân, 2002)

2.2.8. Cây thức ăn Trichanthera
Một số đặc điểm của cây Trichanthera
Trichanthera thuộc họ Acanthaceae, họ phụ Acanthoideae, bộ Trichanthera, giống

Trung
tâm
liệu ĐHgigantea.
Cần Thơ
@ Tài
liệuđầuhọc
Hera,
loàiHọc
Trichanthera
Năm 1779,
Mutis
tiên tập
phát và
hiện.nghiên cứu

Trichanthera là loài thân bụi hoặc cây, cao khoảng 5m (có cây cao đến 15m, đường
kính thân 25 cm - Record và Hess, 1972), tán tròn, nhánh bậc hai, lá cánh quạt dài đến
26cm và rộng 14cm, đỉnh nhọn, bản hẹp, nở hoa theo chu kỳ.
Cây hiện diện nhiều ở vùng núi Colombia, dọc theo các dòng suối và khu vực đầm lầy
từ Costa Rica tới phía Bắc Nam Mỹ ( McDale, 1983) ; ở những khu rừng ẩm ướt từ
Trung Mỹ tới Peru và vịnh Amazon ; đồng thời chúng cũng xuất hiện ở vùng cửa sông
Amazon (Record and Hess, 1972). Đây là loại cây thức ăn cho gia súc thích nghi được
với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Chúng có thể sống trong khoảng 0- 2000 m

(Murgueitio, 1989), 800- 1600 m (Acero, 1985) và từ 500- 1800 m trên mực nước
biển (Jaramillo and Correcdor, 1989). Đối với vùng có khí hậu ẩm ướt, lượng mưa
hằng năm khoảng 1000- 2800 mm cây vẫn có khả năng sinh sống (Acero, 1985 ;
Jaramillo and Correcdor, 1989). Trichanthera phát triển được trong điều kiện đất acid
(pH = 4,5), kém màu mỡ nhưng thoát nước tốt. Ở vùng chân núi Colombia, các quốc
gia Trung và Nam Mỹ, cây Trichanthera gigantiae được trồng với số lượng lớn. Với
đặc tính thích nghi tốt với khu hệ sinh thái nhiệt đới, loài cây này đã thích ứng điều
kiện khí hậu ở Việt Nam, Cambodia và Philippines. Cây Trichanthera gigantea rất dễ
trồng, sau 8- 9 tháng người ta có thể thu hoạch một phần lá và thân xanh (Nguyễn Thị
Hồng Nhân, 1998).
15


Trước đây, cây được người dân ở Colombia sử dụng như cây thuốc để chữa đau bụng
và hernia ở ngựa, xót nhau ở bò sữa và chứng tắc ruột ở các loài gia súc nuôi trong
nhà (Perez- Arbelaez,1990 ; Vasquez, 1987). Cây cũng được dùng để chữa bệnh cho
người. Thân cây trị viêm thận, rễ là chất bổ máu. Mầm sử dụng nấu cháo (Vasquez,
1987). Ngoài ra, Trichanthera còn có công dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc, làm
hàng rào che chắn, cung cấp bóng mát, bảo vệ nguồn nước (Perez- Arbelaez,1990 ;
Devia, 1988, Gowda, 1990).
Gieo trồng
Theo McDale (1983), hoa Trichanthera không tự thụ khi không có nhụy của hoa có
chứa hạt phấn. Kết quả của những thí nghiệm khác cho thấy cần ít nhất 8 hạt phấn cho
sự hình thành bụi cây, điều này cho thấy số hạt phấn cần cho sự tạo cây rất thấp. Như
vậy, sự thụ phấn ở loài cây này giới hạn khả năng sản xuất hạt. Trong vùng thung lũng
Cauca (Colombia), hạt và trái có những đặc tính sau : số hạt/kg: 4050000 hạt ; trái/kg:
1123 ; hạt/trái: 35- 40 (Acero, 1985).
Phần thân trưởng thành gần mặt đất có khả năng tạo rễ trong không khí. Khi phần rễ
này tiếp xúc với đất, sẽ hình thành cây mới (Gomez and Murgueitio, 1991). Những
nông dân đã sử dụng các cọc để thực hiện phương pháp truyền giống, cách này giúp

cây dễ phát triển, tránh được sự khan hiếm nguồn hạt và sự khó nảy mầm (Gowda,
1990).
lệ nảyliệu
mầm
caoCần
nhất (95%),
khiTài
dùngliệu
các học
hom tập
cây đường
kính 4cm,
dài
Trung
tâmTỉHọc
ĐH
Thơ @
và nghiên
cứu
50cm (Acero, 1985). Lóng cây được lấy từ phần chính của thân còn xanh, bảo quản ở
nơi ẩm có bóng mát khoảng 1 ngày. Sau đó, dâm trong môi trường đất, cát và vật chất
hữu cơ theo tỉ lệ 5 :2 :1. Từ 27- 29 ngày, cây bắt đầu có lá, đến khoảng thời gian 50
ngày, cây có thể chuyển ra bên ngoài để trồng (Jaramillo and River, 1991 ; Acero,
1985).
Thu hoạch
Trichanthera có thể thu hoạch lần đầu tiên khi cây đạt 8- 10 tháng tuổi, năng suất
15,8- 16,74 tấn/ha (thân tươi) tương đương 40000 cây/ha (khoảng cách 0,5x 0,5m)
(Jaramillo and River, 1991), sau 3 tháng thu hoạch 1 lần, năng suất 17 tấn/ha/lần cắt
(khoảng cách 0,75x0,75m) (Gomez and Murgueitio). Khi được trồng dùng làm hàng
rào, Trichanthera cho năng suất 9,2 tấn lá tươi/năm (1 km chiều dài, 3 tháng thu

hoạch 1 lần, khoảng cách 1x1m) (CIPAV, 1996). Khi cây được cắt ở độ cao 0,6- 1m,
năng suất có thể đạt 8- 17 tấn lá tươi/ha/lần cắt. Những nơi ít mưa, nhiệt độ cao nên
cắt cây khi chúng đạt chiều cao 1,3- 1,5 m. Tổng sản lượng (lá tươi và thân xanh) lên
đến 53 tấn/ha/năm (CIPAV,1996). Cây Trichanthera có khả năng tái sinh mạnh mẽ,
ngay cả trong điều kiện thu hoạch nhiều lần mà không cung cấp phân bón. Điều này
cho thấy, quá trình tổng hợp N có thể xảy ra ở phần rễ thông qua hoạt động của

16


Mycorrhiza hay những vi sinh vật khác (Preston, 1992) (Nguyễn Thị Hồng Nhân,
1998).
Thành phần hóa học và dinh dưỡng
Hàm lượng protein thô chứa trong lá thay đổi từ 15- 20% và hầu hết là protein thật.
Lượng Ca đặc biệt cao hơn các loài cây thức ăn gia súc khác (Rosales và Galindo,
1987 ; Rosales et al, 1992). Điều này có thể được giải thích là do có sự hiện diện của
cystolith trong lá- một đặc điểm của họ Ancanthaceae. Đồng thời đây cũng là lý do tại
sao người dân ở vùng Colombia sử dụng Trichanthera gigantea như là loại thức uống
cung cấp lactose và là nguồn thức ăn tiềm năng đối với gia súc cho sữa (Nguyễn Thị
Hồng Nhân, 1998).
Bảng 3 : Thành phần hóa học (g/kg) của Trichanthera gigantea
(Tính trên VCK)

Chỉ tiêu

Hàm lượng (g/kg)

Protein thô

178


Protein hòa tan (% so với protein hòa tan)

35,4

Carbohydrate hòa tan

43,2

TrungTinh
tâm
bột Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
248
Đường tổng số

170

NDF

294

ADF

218

Chiết chất Ether

31,2

Chất hữu cơ


804
(Theo Rosales, 1996)

Protein trong lá có sự cân bằng tốt lượng acid amin. Hàm lượng các acid amin trong lá
Trichanthera đã được Nguyễn Thị Hồng Nhân phân tích và đưa ra kết quả.

17


Bảng 4: Hàm lượng acid amin trong lá Trichanthera gigantea
Acid amin

Hàm lượng (g/kg lá)
16,4

Aspartic acid
Threonin

7,8

Serin

7,8
18,2

Glutamic acid
Glycine

9,4


Alanine

9,5

Valine

9,3

Isoleucine

7,5

Leucine

13,3

Tyrosine

6,0

Phenylalanine

9,1

Histidine

4,4

Arginine


9,8

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(Nguyễn Thị Hồng Nhân, 1998)

Sử dụng
Thức ăn xanh có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi ở nông
hộ theo phương thức tận dụng. Rau xanh là nguồn cung cấp caroten và các sinh tố rất
tốt, đem lại lợi ích kinh tế cao. Ngoài ra, một số thức ăn xanh có hàm lượng protein
đáng kể, có thể thay thế một phần thức ăn đạm trong khẩu phần. Với lượng sơ phù
hợp vào cơ thể, chúng có vai trò kích thích nhu động ruột, đồng thời kéo dài thời gian
lưu lại thức ăn trong đường tiêu hóa, làm thức ăn được tiêu hóa trọn vẹn hơn. Thêm
vào đó, sự lên men cellulose trong manh tràng là nguồn cung cấp cho cơ thể gia cầm.
Nồng độ chất sơ thủy sinh đi vào manh tràng nhanh hơn chất sơ của hạt ngũ cốc và
thức ăn đạm. Đây cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển về cơ thể học của manh tràng
(Nguyễn Thị Hồng Nhân, 1998).
Dó đó, cây thức ăn Trichanthera với hàm lượng protein cao (17- 18 %) sẽ là nguồn bổ
sung protein tốt cho gia cầm. Hơn thế nữa, Trichanthera là nguồn caroten và sinh tố
để cung cấp cho gia súc- gia cầm hiệu quả và rẻ tiền.

18


×