Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

SỰ ẢNH HƯỞNG của điều KIỆN TIỂU KHÍ hậu đến KHẢ NĂNG sản XUẤT của gà THỊT GIỐNG COBB 500 được NUÔI TRONG CHUỒNG kín THÔNG GIÓ tại BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.68 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN VĂN ĐẠT

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TIỂU KHÍ HẬU
ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ THỊT GIỐNG
COBB 500 ĐƯỢC NI TRONG CHUỒNG KÍN
THƠNG GIĨ TẠI BÌNH PHƯỚC

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TIỂU KHÍ HẬU
ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ THỊT GIỐNG
COBB 500 ĐƯỢC NUÔI TRONG CHUỒNG KÍN
THƠNG GIĨ TẠI BÌNH PHƯỚC


Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Ths Lê Thanh Phương
Huỳnh Đăng Thắng

Sinh viên thực hiện:
Trần Văn Đạt
MSSV: 3052410
Lớp: Chăn Nuôi – Thú Y K31

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Tên đề tài:

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TIỂU KHÍ HẬU
ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ THỊT GIỐNG
COBB 500 ĐƯỢC NI TRONG CHUỒNG KÍN
THƠNG GIĨ TẠI BÌNH PHƯỚC

Cần Thơ, Ngày…Tháng 05 Năm 2009

Cần Thơ, Ngày...Tháng 05 Năm 2009

Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn


NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG

Duyệt Bộ Môn

……………………………………

Cần Thơ, Ngày … Tháng 05 Năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào trước đậy.

Tác giả luận văn
Trần Văn Đạt

(i)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn tốp nghiệp của
mình, tuy gặp nhiều khó khăn và vướng mắc nhưng được sự giúp đỡ và động viên
nhiệt tình của q thầy cơ, gia đình, và bạn bè sau gần 3 tháng cố gắng tơi đã hồn

thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành bày tỏ lòng biết cảm ơn sâu sắc đến cô PGS. Tiến Sĩ Nguyễn
Nhựt Xuân Dung và anh Lê Thanh Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
thời gian thực hiện đề tài này.
Chân thành cám ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ.
Ban chủ nhiệm khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Đại Học Cần Thơ.
Quý thầy cô Bộ Môn Thú Y và Bộ Môn Chăn Nuôi Khoa Nông Nghiệp Đại Học
Cần Thơ.
Đã truyền đạt kiến thức và tận tình giúp đỡ cho tôi trong thời gian học tập tại
trường.
Chân thành biết ơn:
Các chú, các anh ở tại trại gà đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian
tiến hành thí nghiệm.

Cần Thơ, ngày 25 tháng 04 năm 2009
TRẦN VĂN ĐẠT

(ii)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................ ...i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ..ii
Mục lục ................................................................................................................ .iii
Danh sách bảng..................................................................................................... ..v
Danh sách biểu đồ................................................................................................. .vi
Danh sách hình ..................................................................................................... vii
Tóm lược .............................................................................................................viii

LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
CHƯƠNG 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................1
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................2
2.1. GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG COBB 500 .......................................................2
2.1.1. Nguồn gốc..........................................................................................2
2.1.2. Đặc điểm của giống gà Cobb 500 .......................................................2
2.2. YÊU CẦU KỸ THUẬT ............................................................................4
2.2.1. Yêu cầu chính của một chuồng ni...................................................4
2.2.2. Chọn vị trí xây dựng chuồng trại ........................................................4
2.2.3. Hướng chuồng....................................................................................5
2.2.4. Một số loại chuồng gà cơng nghiệp ....................................................5
2.2.5. Ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu ................................................8
2.2.6. Phương pháp nuôi ............................................................................ 10
2.2.7. Thức ăn và dinh dưỡng..................................................................... 12
2.3. KỸ THUẬT NI.................................................................................. 21
2.3.1. Giai đoạn ni úm gà con................................................................. 21
2.3.2. Giai đoạn nuôi gà thịt ....................................................................... 24
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............. 26
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM.............................................................. 26
3.1.1. Thời gian thí nghiệm ........................................................................ 26
3.1.2. Địa điểm thí nghiệm......................................................................... 26
3.1.3. Động vật thí nghiệm......................................................................... 26
3.1.4. Chuồng trại thí nghiệm..................................................................... 26
3.1.5. Dụng cụ chăn ni ........................................................................... 26
3.1.6. Hệ thống điều tiết tiểu khí hậu trong chuồng kín .............................. 27
3.1.7. Thức ăn ............................................................................................ 28
3.1.8. Nước uống ....................................................................................... 29

3.1.9. Thuốc thú y ...................................................................................... 29
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM............................................................. 30
3.2.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................. 30
3.2.2. Qui trình kỹ thuật chăm sóc- ni dưỡng.......................................... 30
3.3. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ................................................................... 37
3.3.1. Chỉ tiêu tiểu khí hậu ......................................................................... 37
3.3.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ............................................................. 38
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................ 38

(iii)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ....................................................... 39
4.1. NHẬN XÉT TỔNG QUÁT..................................................................... 39
4.2. CÁC CHỈ TIÊU NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ, TỐC ĐỘ GIĨ............................. 39
4.2.1. Ẩm độ trung bình của các nghiệm thức ............................................ 39
4.2.2. Tốc độ gió trung bình của các nghiệm thức ...................................... 44
4.3. TRỌNG LƯỢNG, TĂNG TRỌNG, TIÊU TỐN THỨC ĂN, HỆ SỐ
CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ TỈ LỆ HAO HỤT ........................................... 47
4.3.1. Trọng lượng bình quân của gà thịt Cobb 500 từ 0 – 6 tuần tuổi ........ 47
4.3.2. Tốc độ tăng trọng của gà thịt Cobb 500 từ 0 – 6 tuần tuổi................. 49
4.3.3. Tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 từ 0 – 6 tuần tuổi................. 51
4.3.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt Cobb 500 từ 0 -6 tuần tuổi...... 53
4.3.5. Tỉ lệ hao hụt của gà thịt Cobb 500 từ 0 – 6 tuần tuổi ........................ 55
4.4. QUAN HỆ GIỮA ẨM ĐỘ, NHIỆT ĐỘ, TỐC ĐỘ GIÓ LÊN TĂNG
TRỌNG CỦA GÀ THỊT COBB 500 TỪ 0 – 6 TUẦN TUỔI ............................ 56
4.5. HIỆU QUẢ KINH TẾ ............................................................................. 59
CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ ........................................................... 60
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................. 60
5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 60

(iv)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sản xuất của gà trống Cobb 500 .......................................... 3
Bảng 2.2: Chỉ tiêu sản xuất của gà mái Cobb 500 ........................................... 3
Bảng 2.3: Chỉ tiêu sản xuất bình quân của gà Cobb 500................................... 4
Bảng 3.1: Số lượng gà cho một dụng cụ........................................................... 27
Bảng 3.2: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm ở trạng thái cho ăn....... 29
Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................... 30
Bảng 3.4: Nhiệt độ và mật độ nuôi................................................................... 33
Bảng 3.5: Số lượng quạt tối đa sử dụng............................................................ 34
Bảng 3.6: Qui trình chiếu sáng sử dụng ........................................................... 34
Bảng 3.7: Số lần cho ăn trên ngày và mã số thức ăn theo độ tuổi của gà .......... 35
Bảng 3.8: Định mức sử dụng thức ăn và trọng lượng gà chuẩn theo tuần tuổi .. 35
Bảng 3.9: Nhu cầu nước uống cho gà thịt mỗi ngày......................................... 36
Bảng 3.10: Chương trình vaccine sử dụng ....................................................... 36
Bảng 3.11: Chương trình thuốc sử dụng........................................................... 37
Bảng 4.1: Ẩm độ (%) trung bình của các nghiệm thức ..................................... 39
Bảng 4.2: Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức qua 6 tuần nuôi ................ 41
Bảng 4.3: Tốc độ gió (m/s) trung bình của các nghiệm thức............................. 44
Bảng 4.4: Trọng lượng bình quân của gà thịt Cobb 500 từ 0 – 6 tuần tuổi
(g/con) ............................................................................................................ 47
Bảng 4.5: Tăng trọng tuyệt đối của gà thịt Cobb 500 từ 0 – 6 tuần tuổi
(g/con/tuần) ..................................................................................................... 49

Bảng 4.6: Tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 từ 0 – 6 tuần tuổi
(g/con/tuần) ..................................................................................................... 51
Bảng 4.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt Cobb 500 từ 0 -6 tuần tuổi
(kg thức ăn/kg tăng trọng)................................................................................ 53
Bảng 4.8: Tỉ lệ (%) hao hụt của gà thịt Cobb 500 từ 0 – 6 tuần tuổi ................. 55
Bảng 4.9: Các phương trình tương quan giữa ẩm độ, nhiệt độ, tốc độ gió lên
tăng trọng của gà thịt Cobb 500 từ 0 - 6 tuần tuổi ............................................ 57
Bảng 4.10: Các thông số tối hảo cho sự phát triển của gà thịt Cobb 500 .......... 58
Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế............................................................................. 59

(v)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân của gà thịt Cobb 500 từ 0-6 tuần tuổi ......... 48
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của gà thịt Cobb 500 từ 0-6 tuần tuổi.............. 50
Biểu đồ 4.3: Tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 từ 0-6 tuần tuổi.................... 52
Biểu đồ 4.4: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt Cobb 500 từ 0-6 tuần tuổi ..... 54

(vi)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Gà Cobb 500 .................................................................................... 2
Hình 2: Quạt hút ........................................................................................... 28
Hình 3: Máy đo LM – 8000 .......................................................................... 29
Hình 4: Ơ úm gà con..................................................................................... 32


(vii)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TÓM LƯỢC
Đề tài :“Sự ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu đến khả năng sản xuất của gà
thịt giống Cobb 500 được ni trong chuồng kín thơng gió tại Bình Phước”.Thí
nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức (mỗi nghiệm thức là
một ô chuồng) và 2 lần lặp lại (2 dãy chuồng, mỗi dãy chia làm 4 ơ).
Đối tượng thí nghiệm gồm 6.018 gà thịt Cobb 500. Kết quả thí nghiệm được ghi
nhận như sau:
Ẩm độ chuồng nuôi biến động từ 60 – 85 %. Ẩm độ nghiệm thức 1, 2 ,3 , 4 lần lượt
là 74,02; 75,37; 75,25; 75,09 %.
Nhiệt độ chuồng nuôi ở 4 nghiệm thức 1, 2, 3, 4 lần lượt là 27,04; 27,70; 27,84;
28,12 0C.
Tốc độ gió chuồng ni ở 4 nghiệm thức 1, 2, 3, 4 lần lượt là 1,13; 1,20; 1,34; 1,30
m/s.
Trọng lượng bình quân tăng dần từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 4 lần lượt là
2.489, 2.507, 2.558, 2.568 g/con.
Tăng trọng tuyệt đối tăng dần từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 4 lần lượt là 2.449,
2.467, 2.518, 2.528 g/con.
Tiêu tốn thức ăn của 4 nghiệm thức 1, 2, 3, 4 lần lượt là 5.209, 5.235, 5.222, 5.218
g/con.
Hệ số chuyển hóa thức ăn của 4 nghiệm thức 1, 2,3,4 lần lượt là 2,010; 1,980;
1,935; 1,935. Nghiệm thức 4 có hệ số chuyển hóa thức ăn tốt nhất.
Nghiệm thức 4 có tỉ lệ hao hụt ít nhất so với các nghiệm thức khác (2,30 %).
Ẩm độ có tương quan rất chặt chẽ với trọng lượng gà (R2 = 85,6 %).
Nhiệt độ có tương quan khơng chặt chẽ với trọng lượng gà (R2 = 61,4 %).
Tốc độ gió tương quan rất chặt chẽ với trọng lượng gà (R2 = 94,6 %).
Thông số tối hảo cho sự phát triển của gà thịt Cobb 500 là nhiệt độ: 28,182 ±

1,859 0C, ẩm độ: 75,29 ± 8,93, tốc độ gió: 1,267 ± 1,311.
Nghiệm thức 4 có hiệu quả kinh tế cao nhất so với các nghiệm thức khác, nhiều hơn
nghiệm thức 1 khoảng 6.224.634 đồng, hơn nghiệm thức 2 khoảng 4.339.116 đồng,
hơn nghiệm thức 3 khoảng 1.054.150 đồng.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc điều kiện tiểu khí hậu ảnh hưởng lớn đến khả
năng sản xuất của gà thịt Cobb 500 và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi.

(viii)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm là một nghề đã có rất lâu trên thế giới và đang có xu hướng phát
triển mạnh với quy mơ lớn. Nó cung cấp phần lớn các sản phẩm thịt, trứng cho nhu
cầu tiêu dùng cũng như xuất khẩu. Gà là vật nuôi đầu tiên được áp dụng phương
thức sản xuất theo quy mô công nghiệp. Nuôi gà công nghiệp vừa đem lại hiệu quả
kinh tế cao vừa cung cấp nguồn thực phẩm đáng kể có chất lượng cao góp phần làm
tăng thêm nguồn thức ăn đạm động vật nhằm cải thiện bữa ăn hàng ngày, bồi bổ sức
khỏe và nâng cao mức sống của con người.
Có hai phương thức chăn ni gà cơng nghiệp chủ yếu là ni gà chuồng kín và
chuồng hở, mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng. Chuồng kín có vốn
đầu tư lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế lớn, tiết kiệm diện tích, tăng năng suất lao
động, khấu hao xây dựng thấp, không gây ơ nhiễm mơi trường, kiểm sốt được dịch
bệnh, thuận tiện cho việc lao động và quản lý của người chăn ni, điều kiện tiểu
khí hậu được điều chỉnh thơng qua tấm làm mát và hệ thống quạt hút phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của gà. Chuồng hở có ưu điểm là vốn đầu tư xây dựng thấp
nhưng nó có rất nhiều nhược điểm như thời gian sử dụng ngắn, tốn công lao động,
gây ô nhiễm môi trường, bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện khí hậu bên ngồi. Vì
vậy chăn ni gà chuồng kín đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn phù hợp cho sự phát

triển của nghành chăn ni gà cơng nghiệp hiện nay.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất, chất lượng của phương thức sản xuất gà công nghiệp là yêu cầu quan trọng
nhằm năng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, giảm chi phi sản xuất.
Từ đó chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài:“Sự ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu
đến khả năng sản xuất của gà thịt giống Cobb 500 được ni trong chuồng kín
thơng gió tại tỉnh Bình Phước”
Mục tiêu của đề tài
Theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu: nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió.
Theo dõi khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn
Quan hệ điều kiện tiểu khí hậu lên tăng trọng của gà
Hệ số chuyển hóa thức ăn

(1)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.

GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG COBB 500

2.1.1. Nguồn gốc
Giống gà Cobb 500 bố, mẹ được Công ty Emivest nhập từ Mỹ. Gà Cobb 500 bố, mẹ
được Công ty nuôi để sản xuất gà con. Gà con sản xuất ra dùng để thả nuôi ở các
trang trại nuôi gia công cho công ty và một số để bán ra thị trường.
2.1.2. Đặc điểm của giống gà Cobb 500
Gà Cobb 500 là gà thịt cao sản có nguồn gốc từ Mỹ, long trắng, thân hình bầu đẹp.
Tăng trọng nhanh. FCR thấp. Sức đề kháng tốt, thích nghi tốt.
Dễ nuôi, mau lớn. Gà to, con trống nuôi 42 ngày tuổi nặng 2,8 - 2,9 kg/con, con mái

nuôi 42 ngày tuổi nặng 2,4 – 2,5 kg/con. Tiêu tốn thức ăn/kg tặng trọng thấp.
Sau đây là bảng thể hiện mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500

Hình 1: Gà Cobb 500

(2)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2.1: Chỉ tiêu sản xuất của gà trống Cobb 500

Tuần tuổi

Ngày tuổi

Trọng lượng bình
qn (g)

Hệ số chuyển hố
thức ăn

1

7

170

0.836

2


14

449

1.047

3

21

885

1.243

4

28

1478

1.417

5

35

2155

1.569


6

42

2839

1.700

7

49

3486

1.847

Trọng lượng bình
qn (g)

Hệ số chuyển hố
thức ăn

(Sổ tay chăn ni gà thịt Emivest Cobb 500)

Bảng 2.2: Chỉ tiêu sản xuất của gà mái Cobb 500

Tuần tuổi

Ngày tuổi


1

7

158

0.876

2

14

411

1.071

3

21

801

1.280

4

28

1316


1.475

5

35

1879

1.653

6

42

2412

1.820

7

49

2867

1.988

(Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500)

(3)

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2.3: Chỉ tiêu sản xuất bình quân của gà Cobb 500

Tuần tuổi

Ngày tuổi

Trọng lượng bình
qn (gs)

Hệ số chuyển hố
thức ăn

1

7

164

0.856

2

14

430

1.059


3

21

843

1.261

4

28

1397

1.446

5

35

2017

1.611

6

42

2626


1.760

7

49

3177

1.902

(Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500)

2.2.

YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.2.1. u cầu chính của một chuồng ni
Do chuồng trại đóng nhiều vai trị quan trọng nên việc thiết kế và xây dựng chuồng
trại phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
Tạo được điều kiện vi khí hậu tốt cho vật nuôi và con người.
Thuận tiện cho việc lao động và quản lý của người chăn nuôi.
Khấu hao xây dựng thấp.
Thuận lợi giao thông.
Không gây ô nhiễm môi trường.
Thuận tiện cho việc mở rộng hoặc kết hợp với các mơ hình sản xuất nơng nghiệp
khác.
Có cảnh quan vệ sinh và đẹp (Võ Văn Sơn, 2002)
2.2.2. Chọn vị trí xây dựng chuồng trại
Trước khi xây dựng chuồng trại nuôi gà, người chăn ni cần quan tâm đến vị trí

được chọn để xây dựng chuồng trại như sau: chuồng trại phải cao ráo
thống mát, khơng đọng nước, sạch sẽ, vệ sinh. Trong quá trình úm, gà con rất cần
lượng vitamin D do vậy trong quá trình xây dựng chuồng trại nên chú ý tận dụng

(4)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


được nguồn vitamin này bằng cách bố trí chuồng trại sao cho tận dụng được nguồn
ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ánh sáng sau 10 giờ sẽ khơng có tác dụng đối với gà
con.
2.2.3. Hướng chuồng
Hướng chuồng thường được các nhà chăn nuôi quan tâm đặc biệt để tránh các nhân
tố bất lợi như gió lùa, mưa tạt, ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng. Người ta
thường lấy trục đối xứng dọc của dãy chuồng để chọn hướng thích hợp cho việc xây
dựng chuồng trại. Thông thường trục dọc dãy chuồng chạy theo hướng Đông Bắc Tây Nam hoặc chạy theo hướng Đơng Tây là có thể tránh được gió lạnh Đơng Bắc
thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam, tránh được nắng Đơng buổi sáng
nắng Tây buổi chiều chiếu thẳng vào chuồng. Nếu trục dọc dãy chuồng chạy theo
hướng thích hợp kể trên thì hai đầu hồi (hai tường chắn đầu dãy) của chuồng, hoặc
sẽ hướng về Đông Bắc - Tây Nam, hoặc hướng về Đông và Tây ngăn cản các luồng
gió, luồng mưa, các tia nắng gay gắt bất lợi (Võ Văn Ninh, 2003)
Tuy nhiên khơng phải bất cứ địa điểm nào, ta cũng có thể chọn lấy hướng như ý.
Cho nên trên thực tế tùy theo thế đất, ta có thể xây chuồng gà theo hướng Đơng
Nam hoặc Tây Nam, và khắc phục khó khăn bằng cách trồng cây chắn gió (Bùi
Quang Tồn, Đào Đức Long, Nguyễn Chí Bảo, 1980).
2.2.4. Một số loại chuồng gà công nghiệp
Ngành gà công nghiệp hiện nay cơ bản có 3 loại chuồng ni: chuồng nền, chuồng
sàn và chuồng lồng.
Chuồng nền
Trang bị dụng cụ ở chuồng nền có thể đơn giản, dễ sử dụng, dễ thay thế, sữa chữa

so với loại dùng ở chuồng lồng, chuồng sàn.
Trên thực tế của ngành gà, chuồng nền dễ sử dụng. Có thể nuôi bất kỳ loại gà nào và
bất kỳ lứa tuổi nào bằng chuồng nền mà không phải thay đổi nhiều cơ cấu dụng cụ
chuyên dùng.
Trong điều kiện công nghiệp phục vụ ngành gà chưa phát triển, phương thức nuôi
gà bằng chuồng nền vẫn là chủ yếu, tốt hơn, dễ thực hiện hơn.
Tùy điều kiện kinh tế, khoa học kỹ thuật và đặc điểm đất đai, khí hậu mà chuồng
nền có những dạng khác nhau về cấu trúc nhất là trang bị dụng cụ đi kèm. Về đặc
điểm cấu trúc, chuồng nền có loại kín (chuồng tối) và loại hở (chuồng thơng thống
tự nhiên).

(5)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Chuồng kín
Chuồng kín là loại chuồng một hoặc nhiều tầng, có vách, cửa ngăn cách với bên
ngồi, có hệ thống điều hòa nhiệt độ và điều tiết ánh sáng nhân tạo theo nhu cầu
phát triển từng giai đoạn của gà, bất kể thời tiết, khí hậu, ngày hay đêm.
Việc điều tiết tiểu khí hậu, nhất là việc chống nóng lâu nay thường dùng máy điều
hịa nhiệt độ (thổi khơng khí lạnh) hoặc "màng nước" kết hợp với quạt hút. Gần đây,
đơn giản hơn; chỉ dùng quạt hút theo phương pháp "hang gió" (tunnel ventilation)
với điều kiện chuồng như sau:
Chuồng kiểu thơng thống nhưng dài, có trần thấp khoảng 2,5 m. Nếu chuồng có
mái tole lạnh, mặt dưới lót lớp cách nhiệt thì khơng cần trần, với chiều cao mái 34m.
Hai bên vách lưới chuồng có rèm cơ động bằng nylon dày. Khi che kín rèm hai bên
vách tạo thành một cái hang đúng nghĩa đen chạy dài từ đầu đến cuối chuồng. Đầu
chuồng chừa "cửa" để khơng khí vào, khơng khí đi qua một hệ thống làm mát, cuối
chuồng lắp hệ thống quạt hút có cơng suất lớn. Khi vận hành quạt hút đẩy khơng khí
ra khỏi chuồng, tạo thành dịng khơng khí (gió) chuyển động liên tục dọc theo

chuồng với vận tốc 2 - 2,5 m/s kéo theo hơi nước từ hệ thống những tấm làm mát.
Khi tấm làm mát và hệ thống quạt hút hoạt động sẽ làm giảm nhiệt độ trong chuồng
xuống từ 3 – 4 0C.
Nếu gà đang giai đoạn cần nhiều giờ chiếu sáng, thì dùng rèm che vách bằng nylon
trong suốt để tận dụng ánh sáng ban ngày. "Cửa" gió vào là vách lưới để trống.
Trường hợp phải cắt giảm giờ chiếu sáng, vách chuồng được thay bằng loại nylon
đen ngăn ánh sáng. "Cửa" gió vào, gió ra cũng được che tối hồn tồn.
Ưu điểm
Điều hịa tiểu khí hậu trong chuồng ni phù hợp với các giai đoạn phát triển của
gà.
Tăng năng suất chăn nuôi
Tăng năng suất lao động
Khấu hao xây dựng thấp
Không gây ô nhiễm môi trường
Nhược điểm
Vốn đầu tư lớn, không thích hợp cho phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ.

(6)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Chuồng hở
Chuồng hở thường là loại chuồng có đặc điểm chung thơng thống, ánh sáng tự
nhiên vì bốn phía vách lưới.
Ưu điểm
Loại chuồng này kết cấu nhẹ, rẻ tiền, dễ xây dựng, rất thích hợp với vùng nhiệt đới.
Ở Việt Nam ta, với điều kiện khí hậu cả nước nói chung nóng nhiều, nóng đều
quanh năm ở phía Nam, hoặc có vài tháng rét nhẹ về mùa đơng ở phía Bắc, nên
chọn loại chuồng hở là thích hợp và cho hiệu quả kinh tế cao. Với loại chuồng hở
này ta có thể khai thác được tối đa yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, gió, mà thiên nhiên ưu

đãi và là tiềm năng vơ tận của khí hậu nhiệt đới, để giảm bớt chi phí, hạ giá thành
sản phẩm.
Nhược điểm
Thời gian sử dụng ngắn.
Ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện môi trường bên ngồi.
Tốn cơng lao động.
Ơ nhiễm mơi trường.
Khơng phù hợp với quy mô chăn nuôi lớn.
Chuồng sàn
Về cơ bản, chuồng sàn tương tự như chuồng nền, chỉ thêm cái sàn chiếm tồn bộ
hoặc một phần lớn diện tích chuồng.
Ưu điểm
Chuồng sàn thích hợp cho các giống gà thịt đi tiêu phân có nhiều nước. Gà ni trên
sàn như trên lồng, hạn chế việc tiếp xúc với phân rác.
Nhược điểm
Chuồng sàn khi đi lại, thao tác thủ công không thuận lợi (Võ Bá Thọ, 1996)
Cần chú ý
Nền chuồng: kiên cố tránh được ẩm ướt, dễ sát trùng, có độ nghiêng nhất định để
khơng làm đọng nước, có sự thốt nước tốt. Có hệ thống thốt nước dưới các điểm
đặt máng uống.
Mái chuồng: có thể sử dụng các loại vật liệu có độ cách nhiệt tốt. Có thể bố trí các
vịi nước phun lên mái để tạo mưa nhân tạo lúc trời nóng.

(7)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Vách chuồng: phải dễ làm vệ sinh và sát trùng, khơng có gờ dưới chân tường làm
cản trở việc vệ sinh và qt chuồng trại. Nếu ni trên nền thì tường chỉ xây cao vừa
tầm đứng của gà khoảng 30 - 40 cm, phần trên là lưới đủ kín để bảo vệ gà, nên có hệ

thống rèm che phịng mưa tạt, gió lùa. Nếu ni lồng thì chuồng phải có cửa ra vào,
cửa sổ phải cao hơn tầm đứng của gà trong lồng.
2.2.5. Ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu
Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn và phát triển của vật nuôi. Trong
điều kiện hoang dã động vật tự thích nghi với mơi trường xung quanh để tồn tại,
những cá thể khơng thích nghi, khơng chịu đựng được sẽ không tồn tại và tử số
thường khá cao. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt, người ta phải hạn chế đến
mức thấp nhất các thiệt hại do môi trường gây ra để tăng hiệu quả kinh tế của việc
chăn nuôi, do vậy việc tạo ra một môi trường phù hợp cho vật nuôi là điều cần thiết.
Các yếu tố mơi trường chủ yếu có ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi
Nhiệt độ
Hệ thống điều nhiệt của gà hồn tồn khác lồi hữu nhủ. Gà khơng có tuyến mồ hơi
và lớp lơng rất dày cản trở sự thốt nhiệt bằng bức xạ và thốt hơi trên da. Vì vậy
thốt nhiệt chủ yếu qua đường hơ hấp (giống như chó). Gà con mới nở hồn tồn
khơng có khả năng điều nhiệt, nên thân nhiệt của chúng tùy thuộc nhiệt độ môi
trường.
Môi trường

Thân nhiệt

29oC

39 - 39,5oC

26oC

31 - 32oC

12oC


20oC

10oC

15oC (chết)

Gà con mới nở chưa có khả năng điều nhiệt, 4 - 6 ngày sau khi nở gà con mới có
khả năng điều nhiệt và 4 tuần tuổi mới hoàn thiện khả năng này.
Ẩm độ
Đối với động vật, bên cạnh nhiệt độ, ẩm độ khơng khí là yếu tố vi khí hậu quyết
định tình trạng sức khỏe của vật ni.
Ẩm độ khơng khí khơng có tác động trực tiếp đáng kể đến hoạt động sinh lý của cơ
thể động vật, tuy nhiên trong những điều kiện nhiệt độ bất lợi thì ẩm độ cao hay

(8)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


thấp sẽ là yếu tố đồng tác động làm trầm trọng thêm tác hại của nhiệt độ môi trường
đến hoạt động sinh lý của động vật.
Ẩm độ cao làm tăng khả năng truyền nhiệt của khơng khí. Khi kết hợp với nhiệt độ
mơi trường cao vật ni sẽ bị nóng, khó giải nhiệt do nước trong hơi thở ít và lượng
mồ hơi bốc hơi ít. Đồng thời ẩm độ và nhiệt độ khơng khí cao sẽ là điều kiện tốt cho
vi sinh vật phát triển. Khi kết hợp với nhiệt độ môi trường thấp, vật nuôi bị lạnh và
làm gia tăng sự mất nhiệt của cơ thể.
Khi ẩm độ môi trường thấp sẽ làm tăng nhanh sự bốc hơi trong hơi thở và trên da
làm da và niêm mạc khô, nức nẻ và gia súc dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh
đường hô hấp.
Ẩm độ tối hảo cho các lồi là: 60 - 80%. Trung bình 70%.
+ Dưới 60% là thấp.

+ Dưới 50% gây bệnh đường hô hấp.
+ Trên 80% là cao.
+ Trên 90% khó khăn trong giải nhiệt và dễ bị nóng.
Tốc độ gió
Thơng thường tốc độ gió hay sự chuyển động của khơng khí có hai tác động lên cơ
thể động vật. Sự chuyển động vừa phải của khơng khí sẽ làm tăng khả năng trao đổi
khí oxy và các chất khí khác trong mơi trường giúp sự tuần hoàn của động vật được
hoàn hảo. Tuy nhiên, sự chuyển động của khơng khí trong khi những yếu tố môi
trường khác như nhiệt độ và ẩm độ bất lợi sẽ làm trầm trọng thêm hay hạn chế sự
bất lợi này.
Tốc độ gió tối hảo trong chuồng ni là 0,2 - 0,4 m/giây (7,2 - 14,4 km/giờ) và
không nên vượt quá 1,1 m/giây (39,6 km/giờ).
Khi nhiệt độ môi trường cao, sự chuyển động của khơng khí sẽ làm tăng lượng nước
bốc hơi trên cơ thể và làm cho con vật giải nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, khi nhiệt độ
môi trường q nóng (trên 40oC) sự chuyển động khơng khí q cao sẽ làm tăng sự
tiếp xúc của khơng khí nóng và da làm con vật bị nóng hơn.
Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường thấp (trời lạnh) tốc độ gió cao sẽ làm tăng sự
truyền nhiệt và làm con vật bị mất nhiệt nhiều hơn.
Ánh sáng
Tác dụng của bức xạ trên sự hình thành vitamin D
- UV biến Ergosterol thành vitamin D2 và 7-dehydrocholestetol thành D3.

(9)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Diệt khuẩn
- UV với độ dài sóng cao kìm hãm hoạt động của các enzyme, gây mất nước và làm
vi khuẩn chết.
Trao đổi chất

- Ánh sáng kích thích trao đổi chất, làm tăng vận động và kích thích tính thèm ăn.
Hoạt động nội tiết
- Ánh sáng đến võng mạc mắt kích thích thần kinh truyền về vùng dưới đồi thị giác
(hypothalamus), lên vỏ não rồi đến các cơ quan. Ảnh hưởng gián tiếp đến tuyến
giáp trạng, tuyến sinh dục từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản (Võ Văn
Sơn, 2002)
Nuôi gà thịt nên sử dụng ánh sáng nhẹ, trời nắng sáng cần che bớt nhưng phải đảm
bảo thoáng để tránh gà hoạt động nhiều, tăng trọng kém. Chế độ ánh sáng: tuần đầu
24 giờ/ngày đêm, tuần 2: 23 giờ/ngày đêm, tuần 3 trở đi: 22 giờ/ngày đêm. Công
suất chiếu sáng: 1 - 3 tuần tuổi: 3,5 - 4 W/m2 chuồng, 4 - 5 tuần tuổi: 2 W/m2, sau 5
tuần tuổi: 0,2 - 0,5 W/m2 (Lê Hồng Mận, 1999).
Cường độ chiếu sáng trong 2 tuần tuổi đầu cao - 4 W/m2 nền mới đủ sáng cho gà
con nhìn rõ thức ăn và nước uống (vì trong 2 tuần tuổi đầu mắt gà con cịn yếu), sau
đó giảm dần theo độ tăng của tuổi. Gà sau 5 tuần tuổi chỉ thấp đèn cơng suất nhỏ,
hoặc có nút điều chỉnh cường độ điện, đảm bảo chỉ 0,2 - 0,5 m2 là đủ. Sáng quá gà
thịt bị stress ánh sáng, chạy nhảy nhiều làm giảm tăng trọng (Hội chăn nuôi Việt
Nam, 2002)
2.2.6. Phương pháp nuôi
Ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đang sử dụng một số phương pháp nuôi sau:
nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng, nuôi trên sàn gỗ hay lưới, nuôi trong lồng (Lê
Hồng Mận, 1999)
Nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng
Phương pháp nuôi gà con
Yêu cầu gà con phải cùng lứa tuổi vì nếu ni gà có những lứa tuổi khác nhau dễ
sinh bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hơ hấp và tiêu hóa. Ni theo phương pháp
này gà con hồn tồn khơng được thả ra ngồi. Phương pháp này có những ưu điểm
như sau: có khả năng cơ giới hố các q trình làm việc làm giảm nhiều sức lao
động, quan sát đàn gà dễ dàng hơn, nó cho phép tìm ra những con bệnh một cách
nhanh chóng và áp dụng các phương pháp phịng ngừa bệnh tật một cách có hiệu
quả, gà con ít chết, lớn đồng đều, ít gặp sự rủi ro.


(10)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Những nguyên liệu được dùng làm chất độn chuồng phải thỏa mãn những yêu cầu
sau đây: rẻ và nhẹ khi vận chuyển; khơ và khơng bị nấm mốc; có khả năng hút ẩm;
có khả năng cách nhiệt tốt; khơng tạo thành nhiều bụi. Chất độn chuồng có nhiều
loại có thể sử dụng được như: dâm bào, mùn cưa, rơm rạ, vỏ trấu. Mỗi loại chất độn
chuồng này có khả năng hút ẩm khác nhau, tùy điều kiện nguyên liệu sẵn có ở từng
nơi mà chúng ta chọn chất độn chuồng. Người ta có thể ni gà con trên lớp độn
chuồng thay đổi hoặc lớp độn chuồng không thay đổi.
Lớp độn chuồng thay đổi dày 5 cm, trong thời gian nuôi có thể thay đổi vài lần hay
thay đổi hàng tuần. Sự thay đổi như vậy tuy có sạch sẽ, tránh được bệnh tật nhưng
nó cũng có nhiều nhược điểm là: sự cách nhiệt của nền không đảm bảo, tốn nguyên
vật liệu độn chuồng, tốn nhiều sức lao động.
Lớp độn chuồng không thay đổi: gà con được nuôi trên lớp độn chuồng khơng thay
đổi lần nào trong suốt q trình ni như vậy tiết kiệm được sức lao động. Lớp độn
chuồng dày 20 - 30 cm, bảo đảm cách nhiệt tốt. Trong thời gian nuôi thường xuyên
xới lật chất độn để phân trộn lẫn chất độn chuồng mà khơng vón thành cục lớn, nhờ
vậy mà chất độn chuồng vẫn khô và ký sinh trùng không sinh sôi nảy nở được.
Phương pháp nuôi gà thịt
Yêu cầu đối với phương pháp nuôi gà thịt thâm canh trên lớp độn chuồng: lớp độn
chuồng phải luôn luôn xốp, được rải dày 15 cm. Nếu nền chuồng có độ cách nhiệt
khơng tốt thì nền chuồng phải rải dày tới 20 - 25 cm (Lã Thị Thu Minh, 2000).
Số lần thay đổi lớp độn chuồng tuỳ thuộc vào hồn cảnh và tiểu khí hậu trong vùng,
mật độ nuôi, trang thiết bị kỹ thuật.
Không để lớp độn chuồng q khơ hay q ẩm vì nếu q khơ gây bụi cho gà, nếu
quá ẩm thì phải xới cho nền chuồng xốp. Nếu chuồng ướt tạo điều kiện cho bệnh
cầu trùng phát triển.

Nuôi trên sàn
Sàn gỗ hay sàn lưới sắt đặt ở độ cao 50 - 60 cm so với nền chuồng.
Ni trên sàn dễ vệ sinh, ít khí độc, hạn chế được gà tiếp xúc với mầm bệnh trên đất
và phân, hạn chế được sự lây lan bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh, có thể lấy
phân ra ngồi một cách thường xuyên mà không ảnh hưởng tới gà (Lê Hồng Mận,
1999).

(11)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.2.7. Thức ăn và dinh dưỡng
2.2.7.1 Vai trò của protein
Trong thức ăn, dinh dưỡng thường dùng thuật ngữ "protein", trong sinh học, hóa
học thường dùng thuật ngữ "protid" (Lê Hồng Mận, 2001).
Protein là chất quan trọng bậc nhất để duy trì sự sống, tham gia trong mọi hoạt động
sống, vai trò chủ yếu trong việc cấu tạo nên cơ thể và các sản phẩm. Thành phần cơ
bản của protein là các acid amin (Lê Hồng Mận, 1999).
Sản phẩm thịt, trứng đều cấu tạo từ protid. Không đủ protein trong thức ăn, năng
suất chăn nuôi giảm. Protid tham gia cấu tạo các men sinh học, các hormone làm
chức năng xúc tác, điều hịa q trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của thức ăn cho
cơ thể. Tinh trùng gà trống, trứng gà mái đều cấu tạo từ protid. Đồng thời protein
còn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nhu cầu protein của cơ thể là sự cân đối các acid amin, nhất là các acid amin không
thay thế. Đối với gà con, gà dị, nhu cầu protein cho duy trì cơ thể và cho phát triển
sinh trưởng của các bộ phận mô cơ. Ở gà thịt broiler, mức sử dụng protein cho phát
triển đến 64% (Lê Hồng Mận, 2001).
Thiếu protein gà chậm lớn, còi cọc, đẻ kém, sinh bệnh tật. Cần cân đối protein theo
nhu cầu của gà con, gà thịt, gà đẻ.
Thức ăn giàu protein là bột cá, bột thịt, bột sữa, đỗ tương, khô lạc. Thường bổ sung

vào thức ăn hai loại acid amin hay thiếu là lysine và methionin tổng hợp với tỷ lệ
thấp (Lê Hồng Mận, 1999).
Tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn gà con 0 - 4 tuần tuổi 22 - 24%, 5 - 8 tuần
tuổi 21 - 22%, gà dò 19 - 21%, gà nuôi thịt cao hơn 1 - 2%.
Acid amin
Acia amin là những đơn vị được trùng hợp lại thành protid, bao gồm 2 nhóm: acid
amin khơng thay thế và acid amin thay thế.
Nhóm acid amin khơng thay thế hay là acid amin thiết yếu, là nhóm mà cơ thể động
vật khơng tổng hợp được trong cơ thể, phải cung cấp từ thức ăn để tạo protein.
Nhóm này gồm 10 acid amin có vai trị chủ yếu trong thức ăn gia cầm là: arginin,
histidin, leucin, isoleucin, phenylalanin, valin, threonin, lysin, methionin,
tryptophan, còn glycin cần cho thức ăn gà dị, nhưng khơng quan trọng cho thức ăn
gà lớn trưởng thành.
Lysin: quan trọng nhất làm tăng sinh trưởng, tăng đẻ trứng, cần cho tổng hợp
nucleoproteid, hồng cầu, trao đổi azot, tạo sắc tố melanin của lông, da, thiếu lysin gà

(12)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


chậm lớn, giảm năng suất thịt, trứng, hồng cầu, giảm tốc độ chuyển hóa canxi,
phospho, gây cịi xương, rối loạn sinh dục, cơ thối hóa.
Thức ăn giàu lysin: bột cá (8,9%), sữa khô (7,9%), men thức ăn (6,8%), khô đỗ
tương (5,9%)…
Thức ăn nghèo lysin có ngơ, gạo, khơ dầu lạc, khơ dầu hướng dương (2,9 - 3,4%)
Thiếu lysin có thể bổ sung L-lysin tổng hợp từ vi sinh vật.
Methionin: rất quan trọng, có chứa lưu huỳnh (S) ảnh hưởng đến sự phát triển cơ
thể, chức năng gan và tụy, điều hịa trao đổi chất béo, chống mỡ hóa gan, cần thiết
cho sự sản sinh tế bào, tham gia quá trình đồng hóa, dị hóa trong cơ thể.
Thiếu methionin làm mất tính thèm ăn của gà, cơ thối hóa, thiếu máu, gan nhiễm

mỡ, giảm sự phân hủy chất độc, thải ra, hạn chế tổng hợp hemoglobin.
Bột cá, khô dầu hướng dương, sữa khô tách bơ nhiều methionin (2,4 - 3,2%). Hạt
ngũ cốc nghèo methionin.
Tryptophan: cần cho sự phát triển của gia cầm non, duy trì sức sống cho gia cầm
lớn, điều hòa chức năng các tuyến nội tiết, tham gia tổng hợp hemoglobin của hồng
cầu, cần cho sự phát triển của tế bào tinh trùng, của phôi
Thiếu tryptophan giảm tỷ lệ ấp nở, phá hủy tuyến nội tiết, giảm khối lượng cơ
thể…Khô dầu đậu, các loại hạt nhiều tryptophan.
Arginin: cần cho sự phát triển của gia cầm non, tạo sụn, xương, lông. Thiếu arginin
chết phôi cao, giảm sức phát triển của gà.
Histidin: cần cho tổng hợp acid nucleotid và hemoglobin, điều chỉnh quá trình trao
đổi chất, nhất là cho sự phát triển của gia cầm non. Thiếu histidin làm thiếu máu,
giảm thèm ăn, lớn chậm.
Leucin: tham gia tổng hợp protid của plasma, duy trì hoạt động của tuyến nội tiết.
Thiếu leucin phá hủy sự cân bằng azot, giảm tính thèm ăn, gà chậm lớn.
Isoleucin: cần cho sử dụng và trao đổi các acid amin trong thức ăn. Thiếu isoleucin
giảm tính ngon miệng, cản trở sự phân hủy các vật chất chứa azot thừa trong thức ăn
thải qua nước tiểu, giảm tăng trọng. Trong thức ăn thường đủ isoleucin.
Phenylalanin: duy trì hoạt động bình thường tuyến giáp và tuyến thượng thận, tham
gia tạo sắc tố và độ thành thục của tinh trùng, sự phát triển của phôi trứng.
Valin: cần cho sự hoạt động của hệ thần kinh, tham gia tạo glycogen từ glucose.
Thức ăn gia cầm thường đủ valin.

(13)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Threonin: cần cho việc trao đổi chất và sử dụng đầy đủ các acid amin trong thức ăn,
kích thích sự phát triển của gia cầm non. Thiếu threonin gây sự thải azot (từ nguồn
thức ăn nhận được) theo nước tiểu làm giảm khối lượng sống. Thức ăn nguồn gốc

động vật có đủ threonin cho gia cầm.
Nhóm acid amin thay thế: cơ thể gia cầm có thể tự tổng hợp được 13 acid amin từ
sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi acid amin, acid béo và từ hợp chất chứa
nhóm amino đó là các acid amin thay thế, gồm: alanin, aspaginin, aspartic, cystin,
acid glutamic, glycin, hydroprolin, prolin, serin, cystein và hydroxylizin.
2.2.7.2 Vai trò của năng lượng
Các chất hữu cơ trong thức ăn: hydratcarbon, mỡ, protein…cung cấp năng lượng
cho cơ thể gà phát triển, duy trì các hoạt động sống bình thường, duy trì nhiệt độ,
sản xuất thịt, trứng…Khi năng lượng dư thừa thì được tích lũy thành mỡ mà khơng
bị thải ra ngồi.
u cầu năng lượng cho gà con tương đối cao, nhất là gà nuôi thịt (broiler): 3.000 3.300 Kcal/Kg thức ăn hỗn hợp, đồng thời phải có tỷ lệ protein thích hợp và
vitamin. Năng lượng thấp gà gầy, chậm lớn (Lê Hồng Mận, 2001).
Glucid là chất chủ yếu sản sinh năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể như đi lại,
ăn uống.Trong khẩu phần thức ăn, tỷ lệ bột đường là lớn nhất. Thừa glucid được
biến thành mỡ dự trữ (lipid), lúc cần cơ thể huy động để dung cung cấp năng lượng
cho cơ thể. Glucid tham gia tạo tế bào và mô trong cơ thể. Bột đường có nhiều trong
ngơ, thóc, khoai, sắn (Lê Hồng Mận, 1999).
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao cho gia súc gia cầm. năng lượng đốt
cháy trong cơ thể động vật của chất béo cao gấp 2 - 2,5 lần so với bột đường và chất
protein.
Tuy chất béo có chứa nhiều năng lượng, nhưng nhiệt lượng tỏa nhiệt khi chuyển hóa
chất béo ít hơn chuyển hóa chất đạm và chất bột đường nên trong mùa hè giải quyết
năng lượng cho gà bằng chất béo tốt hơn, giúp cho gà chống lại stress nhiệt tốt hơn.
Chất béo cũng là một dung mơi để hịa tan các vitamin và sắc tố tan trong chất béo
giúp cho cơ thể hấp thu thuận tiện. Nếu thiếu chất béo thì sự hấp thu caroten,
vitamin A, D, E, K sẽ giảm.
Từ chất béo cơ thể cũng có thể chuyển hóa thành chất khác và cùng tham gia tạo
nên sản phẩm động vật (Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Duy
Đồng, 2002).
* Mối tương quan giữa năng lượng và protein


(14)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


×