Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

TỶ lệ NHIỄM VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI TRÊN vịt còi cọc NUÔI tại HUYỆN THỐT nốt, THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ CẨM QUYÊN

TỶ LỆ NHIỄM VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI
TRÊN VỊT CÒI CỌC NUÔI TẠI HUYỆN THỐT
NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

TỶ LỆ NHIỄM VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI
TRÊN VỊT CÒI CỌC NUÔI TẠI HUYỆN THỐT
NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


ThS. Nguyễn Thu Tâm

Nguyễn Thị Cẩm Quyên
MSSV: LT09247
Lớp: CN0912A2

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Escherichia Coli trên vịt còi cọc nuôi tại
huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ, do sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Quyên
thực hiện tại phòng thí nghiệm vi trùng - miễn dịch, bộ môn Thú y, khoa
Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng trường Đại học Cần Thơ từ 12/2010
đến 04/2011.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011

Duyệt bộ môn

Duyệt giáo viên hướng dẫn

NGUYỄN THU TÂM


Cần thơ, ngày tháng năm 2011
Duyệt khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng

i


LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ.
Thầy cô là người đã dành bao tâm huyết cho sự nghiệp trồng người, đã trang bị
những hành trang quý báu để chúng tôi vững bước vào đời. Hôm nay ước mơ
của tôi đã thành sự thật, với sự phấn đấu của bản thân, tôi đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp. Giờ đây, vui sướng biết bao khi tôi sắp tốt nghiệp, một tương lai
tốt đẹp đang chờ tôi ở phía trước. Mai đây, dù ở bất cứ nơi đâu tôi sẽ không bao
giờ quên sự quan tâm, dạy dỗ, thương yêu của cha mẹ, thầy cô, bạn bè trong
suốt quá trình học tập cũng như làm đề tài tốt nghiệp.
Trong thời gian thực hiện luận văn và trong quá trình học tập, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến cha mẹ, người đã nuôi nấng, dạy dỗ và luôn yêu thương, động viên và đặt
niềm tin, hy vọng vào tôi để tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành biết ơn:
Cô Nguyễn Thu Tâm đã tận tâm chỉ bảo, động viên tôi hoàn thành luận
văn này.
Quý thầy cô Bộ môn Thú y, Bộ môn Chăn nuôi đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và quý báu.
Xin chân thành cảm ơn:
Các cô chú ở các nông hộ, các Thú y viên ở các địa phương đã giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành việc lấy mẫu thực hiện đề tài.
Cảm ơn các anh chị, các bạn, các em đã chia sẽ, giúp đở, động viên tôi

trong quá trình học tập và thời gian thực hiện đề tài.

ii


MỤC LỤC


Trang
Trang duyệt .......................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..........................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Bảng chữ viết tắt ................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ - hình – bảng – biểu đồ ............................................................ vii
Tóm lược ............................................................................................................ ix
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 2
2.1 Giới thiệu vi khuẩn E. coli ........................................................................... 2
2.2 Đặc điểm vi khuẩn E. coli ............................................................................ 3
2.2.1 Hình Thái............................................................................................... 3
2.2.2 Tính chất bắt màu .................................................................................. 3
2.2.3 Đặc tính nuôi cấy ................................................................................... 4
2.2.4 Đặc tính sinh hóa ................................................................................... 4
2.2.5 Cấu trúc kháng nguyên .......................................................................... 5
2.2.6 Sức đề kháng ......................................................................................... 6
2.2.7 Tính gây bệnh ........................................................................................ 7
2.2.8 Chẩn đoán vi khuẩn và huyết thanh học ................................................. 8
2.2.9 Phòng và trị............................................................................................ 9
2.3 Đặc điểm tiêu hóa hấp thu thức ăn của vịt .................................................. 10
2.3.1 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ...................................................................... 10

2.3.2 Sự hấp thu thức ăn ở vịt ....................................................................... 12
2.4 Bệnh nhiễm khuẩn E. coli .......................................................................... 13
2.4.1 Nguyên nhân ........................................................................................ 13

iii


2.4.2 Cơ chế sinh bệnh.................................................................................. 14
2.4.3 Triệu chứng ......................................................................................... 15
2.4.4 Bệnh tích ............................................................................................. 15
2.4.5 Phân biệt với các bệnh khác ................................................................. 15
2.4.6 Phòng bệnh .......................................................................................... 16
2.4.7 Điều trị................................................................................................. 16
2.5 Bệnh nhiễm khuẩn E. coli huyết ................................................................ 17
2.5.1 Nguyên nhân ........................................................................................ 17
2.5.2 Đường lan truyền bệnh ......................................................................... 17
2.5.3 Triệu chứng ......................................................................................... 18
2.5.4 Bệnh tích ............................................................................................. 18
2.5.5 Chẩn đoán ............................................................................................ 19
2.5.6 Phòng bệnh .......................................................................................... 19
2.5.7 Điều trị................................................................................................. 20
2.6 Bệnh u hạt do coli ...................................................................................... 20
2.6.1 Triệu chứng ......................................................................................... 20
2.6.2 Bệnh tích ............................................................................................. 20
2.6.3 Các biện pháp phòng và trị................................................................... 21
2.7. Kháng sinh................................................................................................ 21
2.7.1 Cơ chế tác động của kháng sinh ........................................................... 21
2.7.2 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh ............................................................ 21
2.7.3 Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh........................................................... 22
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................... 23

3.1 Phương tiện thí nghiệm .............................................................................. 23
3.1.1 Hóa chất và môi trường........................................................................ 23
3.1.2 Trang thiết bị và dụng cụ ..................................................................... 23
3.1.3 Mẫu vật thí nghiệm .............................................................................. 24

iv


3.1.4 Các loại kháng sinh .............................................................................. 24
3.2 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................ 24
3.2.1 Điều tra tình hình chăn nuôi vịt tại nông hộ ......................................... 24
3.2.2 Phương pháp định lượng và phân lập vi khuẩn E. coli.......................... 25
3.2.3 Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn E. coli ............................. 26
3.2.4 Phương pháp tính số lượng vi khuẩn E. coli ......................................... 28
3.2.5 Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn E. coli ................................................. 29
3.2.6 Phương pháp làm kháng sinh đồ .......................................................... 30
3.2.7 Cách đọc kết quả kháng sinh đồ ........................................................... 30
3.2.8 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 31
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................ 32
4.1 Tổng quan về đàn vịt đã khảo sát ............................................................... 32
4.2 Kết quả định lượng vi khuẩn E. coli trên phân vịt còi cọc .......................... 32
4.3 Kết quả số lượng vi khuẩn E. coli trên phân vịt còi cọc theo địa
bàn chăn nuôi .................................................................................................... 33
4.4 Kết quả số lượng vi khuẩn E. coli trên phân vịt còi cọc theo tuổi ............... 35
4.5 Kết quả định tính vi khuẩn E. coli trên tim, gan, lách và thận trên
vịt còi cọc .......................................................................................................... 35
4.6 Kết quả khảo sát tính đa kháng của vi khuẩn E. coli đối với các loại
kháng sinh ......................................................................................................... 37
4.7 Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn E. coli đối với kháng sinh ..... 40
Chương 5. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ .................................................................. 42

5.1 Kết luận ..................................................................................................... 42
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 43
PHỤ CHƯƠNG................................................................................................. 46

v


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

E. coli: Escherichia coli
CFU: Colony Forming unit
MC: MacConkey agar
NA: Nutrient Agar
KIA: Kligler Iron Agar
VP: Voges Proskauer
MR: Methyl-Red
NB: Nutrient Broth
MHA: Mueller Hinton Agar

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH – BẢNG – BIỂU ĐỒ


Trang
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Quy trình định lượng và phân lập vi khuẩn E. coli ................................ 27
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Escherichia coli ...................................................................................... 3
Hình 2. Gan sưng và có những điểm hoại tử trắng ............................................. 19
Hình 3. Ruột có khối u....................................................................................... 21
Hình 4. Vịt còi cọc, rụt cổ, lông xù .................................................................... 24
Hình 5. Cách pha loãng mẫu .............................................................................. 25
Hình 6. Khuẩn lạc E. coli trên môi trường MC .................................................. 28
Hình 7. Kết quả sinh hóa của vi khuẩn E. coli ................................................... 30
Hình 8. Đĩa kiểm tra kháng sinh đồ của vi khuẩn E. coli................................... 38
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Phân biệt E. coli và Enterobacter ........................................................... 9
Bảng 2. Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn E. coli .................................................. 29
Bảng 3. Bảng tiêu chuẩn tính kết quả đường kính vòng vô khuẩn ...................... 31
Bảng 4. Kết quả định lượng vi khuẩn E. coli trên phân vịt đối chứng
(bình thường)..................................................................................................... 32
Bảng 5. Kết quả số lượng vi khuẩn E. coli trên phân vịt còi cọc ........................ 33
Bảng 6. Kết quả số lượng vi khuẩn E. coli trên phân vịt còi cọc
theo địa bàn chăn nuôi ....................................................................................... 33
Bảng 7. Kết quả đinh lượng vi khuẩn E. coli trên phân vịt còi cọc
theo tuổi ............................................................................................................ 35
Bảng 8. Kết quả định tính E. coli trên tim, gan, lách và thận trên vịt
còi cọc .............................................................................................................. 36

vii


Bảng 9. Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm đối với kháng sinh của vi khuẩn
E. coli ............................................................................................................... 37
Bảng 10. Kết quả kiểm tra tính đa kháng với kháng sinh của vi khuẩn E. coli
phân lập được .................................................................................................... 40


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Tỷ lệ nhiễm E. coli giữa các phường ở nồng độ 10 6-108 ............ 33
Biểu đồ 2. Biểu hiện tỷ lệ nhiễm E. coli của các cơ quan trên vịt ....................... 36
Biểu đồ 3. Biểu hiện tỷ lệ nhạy, trung gian, kháng của vi khuẩn E. coli trên vịt
.......................................................................................................................... 38
Biểu đồ 4. Biểu hiện số loại kháng sinh bị vi khuẩn E. coli kháng ..................... 40

viii


TÓM LƯỢC


Qua điều tra, lấy mẫu và tiến hành mổ khám trên 53 con vịt còi cọc đã thu
thập được các mẫu tim, gan, lách, thận và phân tại 4 phường: Tân Hưng, Trung
Kiên, Thới Thuận, Thuận Hưng của huyện Thốt Nốt thuộc thành phố Cần Thơ.
Bằng phương pháp định lượng vi khuẩn E.coli trên phân vịt còi cọc cho thấy số
lượng vi khuẩn E. coli 106-108 (CFU/g) trên vịt ở 4 phường thuộc huyện Thốt Nốt
thành phố Cần Thơ chiếm tỷ lệ khá cao là 81,1%. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là
phường Trung Kiên 100%, thấp nhất là Phường Tân Hưng chiếm 68,4%. Số lượng
E. coli 109 (CFU/g) ở phường Tân Hưng và Thới Thuận chiếm tỷ lệ cao 10-10,5%,
ở 2 phường: Trung Kiên và Thuận Hưng không nhiễm (0%). Số lượng E. coli 106108 (CFU/g) trên vịt ở các giai đoạn 15 ngày tuổi, 16-30 ngày tuổi và 31-50 ngày
tuổi lần lượt là 71,43%, 61,29%, 86,67%. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli
không phụ thuộc lứa tuổi vào địa bàn chăn nuôi. Tỷ lệ định tính E. coli trên gan,
tim, lách, thận của vịt còi cọc cho thấy trên tim và lách chiếm tỷ lệ cao nhất là 83%;
ở gan và thận chiếm tỷ lệ thấp 69,8%. E. coli phân lập được nhạy cảm nhất với
kháng sinh Gentamicin (chiếm 86,45%), kế đến là Norfloxacin (chiếm 80,8%) và đề
kháng cao nhất với kháng sinh Tetracycline (87,4%), kế tiếp là Trimethoprim/
Sulfamethoxazole (60,7%), Chloramphenicol (40,7%) và Nalidixic acid (32,7%). Vi
khuẩn E. coli đa kháng với 2 loại kháng sinh là phổ biến nhất (chiếm 29%).


ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ (TPCT) nói
riêng thì chăn nuôi gia cầm đang có những bước tiến mạnh mẽ. Theo số liệu thống
kê của Cục thống kê TPCT, 2010 tổng đàn gia cầm là 1.792.680 con tăng lên 2,39%
so với tháng 4/2009. Trong đó, Thốt Nốt là một trong những huyện có số lượng đàn
gia cầm khá lớn nhưng chủ yếu là chăn nuôi vịt theo phương thức chăn thả với số
lượng đàn lên đến 190.000 con (thống kê của trạm Thú y huyện Thốt Nốt, 2010).
Tuy nhiên, tình hình chăn nuôi ở huyện còn hạn chế, mức độ tập trung chưa cao chủ
yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, công tác vệ sinh phòng dịch ít được người dân chú trọng,
nhiều nơi còn gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hệ thống giết mổ cũng hết sức
lạc hậu, giết mổ tự do, thủ công, phân tán, chất thải không được xử lý, thải tự do ra
môi trường nên hay xảy ra dịch bệnh. Chính những nguyên nhân trên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Một trong những bệnh xảy ra phổ biến là
bệnh do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) gây ra.
Vi khuẩn E. coli có sẵn ở ruột già của vịt khỏe mạnh, khi điều kiện môi
trường bất lợi, chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, thức ăn chất lượng kém… sẽ tạo
điều kiện cho vi khuẩn E. coli phát triển và gây bệnh (Lê Hồng Mận, Phương Song
Liên, 1999). Thêm vào đó, việc người dân sử dụng nhiều loại kháng sinh có phổ
kháng khuẩn rộng để phòng ngừa và điều trị bệnh cho gia cầm nhưng không theo
một liệu trình điều trị thích hợp có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc của nhiều
loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn E. coli. Mặt khác, theo Bùi Thị Tho (2003) cho
rằng vi khuẩn E. coli có khả năng tăng sức kháng thuốc nhanh nhất. Vì vậy, việc
định lượng, phân lập và kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn E. coli là hết sức cần
thiết.
Trước thực trạng trên cùng với sự phân công của Bộ môn Thú y, Khoa Nông

nghiệp & Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ và được sự hỗ trợ của các
nông hộ chăn nuôi vịt chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn
Escherichia coli trên vịt còi cọc nuôi tại huyện Thốt Nốt thuộc thành phố Cần
Thơ”

1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Giới thiệu vi khuẩn E. coli
Năm 1885, tại München, một bác sĩ nhi khoa tên là Theodor Escherich rất
quan tâm đến những phát hiện quan trọng của Louis Pasteur và Robert Kock về vi
khuẩn. Cùng với việc nghiên cứu bệnh tiêu chảy, Escherich tỏ rõ mối lưu ý tới một
vi sinh vật đường ruột trẻ em qua nhiều thí nghiệm lâm sàng. Vi khuẩn do
Escherich phát hiện từ trong tã lót của trẻ em được công bố với tên gọi đầu tiên là
Bacterium coli commune. Chỉ 4 năm sau, vi khuẩn này được giới chuyên môn đổi
tên thành Escherich nhằm tri ân người có công khám phá.
Năm 1895, Escherich được gọi bằng tên Bacillus coli. Năm 1896, gọi thành
Bacterium coli. Sau nhiều kiểu gọi, đến năm 1991 vi khuẩn được định danh thống
nhất toàn cầu là Escherichia coli.
Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) là một trong những loài vi
khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và
động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành
phần của vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn E. coli trong ruột già sẽ trợ giúp hệ thống
tiêu hóa, sản xuất vitamin K và hấp thụ thức ăn. Khi đạt đến số lượng nhất định thì
nó sẽ gây bệnh cho động vật kể cả con người.
E.coli thuộc họ Enterobacteriae và thường được sử dụng làm sinh vật mô
hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn.

Escherichia coli thường xuất hiện rất sớm ở đường ruột người và động vật sơ
sinh (sau khi đẻ 2 giờ) chúng thường ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay ruột
non. Trong nhiều trường hợp còn tìm thấy ở niêm mạc trong nhiều phần khác của
cơ thể. Từ ruột, Escherichia coli theo phân ra đất, nước. Tìm chỉ số E. coli trong
một nguồn nước cho phép ta kết luận nước đó có bị nhiễm phân hay không và một
trong những cơ sở để nói rằng nước đó tốt hay xấu (Nguyễn Như Thanh và ctv,
1997).

2


2.2 Đặc điểm vi khuẩn E. coli
2.2.1 Hình thái

Hình 1. Escherichia coli (www.fuga.ru/tok/2003/11/E. coli small.jpg)

E. coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2-3 x 0,6 µ. Trong cơ thể
có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Có khi trong
môi trường nuôi cấy thấy có những trực khuẩn dài 4-8 µ, những loại này thường
gặp trong canh khuẩn già.
Phần lớn E. coli di động do có lông ở xung quanh thân, nhưng một số không
thấy di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô (Nguyễn Như Thanh
và ctv, 1997).
2.2.2 Tính chất bắt màu
Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở 2 đầu, khoảng
giữa nhạt hơn. Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc nhày để nhuộm có thể thấy giáp mô,
còn khi soi tươi không nhìn thấy được. Nếu cố định bằng axit osmic rồi quan sát
dưới kính hiển vi điện tử thấy tế bào E. coli có nhân, đó là một khối tối nằm trong
nguyên sinh chất màu sáng (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).


3


2.2.3 Đặc tính nuôi cấy
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, một số
chủng có thể phát triển được ở môi trường tổng hợp đơn giản nên người ta đã chọn
chúng làm mẫu để nghiên cứu về sinh vật học.
E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt
độ từ 5-40 0C, nhiệt độ thích hợp là 370C, pH thích hợp 7,2-7,4, phát triển được ở pH
từ 5,5 - 8.
Thạch thường: Sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, không trong
suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi đường kính từ 2-3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc trở
thành gần như nâu nhạt và mọc rộng ra. Có thể quan sát thấy có cả những khuẩn lạc
dạng R (Rough) sần sùi và M (Mucoid) nhầy.
Nước thịt: Phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn màu tro nhạt lắng xuống
đáy, đôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có mùi phân
thối.
Trong môi trường Mule Kopman, môi trường lục Malasit E. coli không mọc,
môi trường Endo E. coli có khuẩn lạc màu đỏ, môi trường EMB có khuẩn lạc tím
đen, môi trường thạch SS E. coli có khuẩn lạc đỏ. E. coli bị ức chế trong môi trường
Vinson-Blai (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
2.2.4 Đặc tính sinh hóa
Chuyển hóa đường
E. coli lên men sinh hơi các loại đường fructose, glucose, levulose, galactose,
xylose, arabinose, manitol, lactose. Trừ andonit và inozit E. coli không lên men,
trong khi đó Klebsiella lại lên men hai loại đường này.
Tất cả các E. coli đều lên men đường lactose nhanh và sinh hơi, đó là một
đặc điểm quan trọng, người ta dựa vào đó để phân biệt E. coli và Salmonella. Tuy
nhiên cũng có một vài chủng E. coli không lên men lactose (Nguyễn Như Thanh và
ctv, 1997).

Các phản ứng khác
Sữa: đông sau 24 đến 72 giờ ở 37 0C.
Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông: không tan chảy.
H2 S VP

4


MR

+

Indole +
Khử nitrat thành nitrit
Có men decacboxylase với lyzin, denitin, arginin và glutamic (Nguyễn Như
Thanh và ctv, 1997).
2.2.5 Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của E. coli rất phức tạp, có đủ 3 loại kháng nguyên:
kháng nguyên thân O (somatic), kháng nguyên lông H (flagellar) và kháng nguyên
vỏ K (capsular) hoặc còn gọi là kháng nguyên OMP (outer membrane protein) và
kháng nguyên F (fimbriae) hay kháng nguyên bám dính (Elsinghorst và Weit,
1994). Cho đến nay đã xác định được 170 type kháng nguyên O, 80 type kháng
nguyên H, 56 type kháng nguyên K và một số kháng nguyên F (Lê Văn Tạo, 2006).
Kháng nguyên K cũng có nhiều loại L, A, B nên có nhiều type huyết thanh khác
nhau (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997)
Kháng nguyên O (kháng nguyên thân): Tính chất giống như kháng nguyên
O của các vi khuẩn đường ruột khác, là kháng nguyên của vách tế bào, được cấu tạo
bởi polysaccharide và chịu nhiệt. Nó được tìm thấy ở khuẩn lạc dạng S. Khi đun
1000C trong vòng 2 giờ 30 phút vẫn giữ được tính kháng nguyên, giữ được khả
năng ngưng kết và kết tủa (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999). Phần lớn E. coli có kháng

nguyên K bao phủ kín kháng nguyên O nên khi còn sống vi khuẩn không gây ngưng
kết với kháng nguyên O tương ứng. Mỗi type vi khuẩn có một kháng nguyên O
riêng, chúng có những yếu tố khác nhau ghi bằng số I, II, III, IV và có gần 150 type
(Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Kháng nguyên H (kháng nguyên lông): Là kháng nguyên kém chịu nhiệt
được cấu tạo bởi protein. Ở 1000C trong vòng 2 giờ 30 phút tính kháng nguyên, khả
năng ngưng kết của kháng nguyên đều bị hủy (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999). Kháng
nguyên H của E. coli chỉ có một pha biểu thị bằng số 1, 2, 3, 4 (Nguyễn Như Thanh
và ctv, 1997).
Kháng nguyên K (kháng nguyên vỏ hoặc kháng nguyên bao): Chúng gồm
3 loại, ký hiệu là L, A, B.
Kháng nguyên L ngăn không cho hiện tượng ngưng kết O của vi khuẩn
sống xảy ra, không chịu được nhiệt, khi đun 100 0C trong 1 giờ kháng nguyên L mất

5


khả năng ngưng kết, kết tủa và không giữ được tính kháng nguyên (Đào Trọng Đạt
và ctv, 1999).
Kháng nguyên A là kháng nguyên vỏ chịu nhiệt, không bị phá hủy khi đun
sôi 1000C trong vòng 2 giờ 30 phút. Ở nhiệt độ này tính kháng nguyên, khả năng
ngưng kết, kết tủa của kháng nguyên đều giữ nguyên (Phạm Quốc Vương, 2002).
Kháng nguyên A ngăn hiện tượng ngưng kết O, kháng huyết thanh A trộn
với E. coli có kháng nguyên A gây hiện tượng phình vỏ. Với nhiệt độ 120 0C trong 2
giờ kháng nguyên A mới bị phá hủy (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Kháng nguyên B là kháng nguyên không chịu được nhiệt, ở 1000C trong
vòng 1 giờ chúng sẽ bị phá hủy. Khác với kháng nguyên L khi đun sôi kháng
nguyên B chỉ mất tính kháng nguyên nhưng vẫn giữ được khả năng ngưng kết và
kết tủa (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
Kháng nguyên B gồm nhiều thành phần B1, B2, B3, B4, B5. Kháng nguyên B

cũng ngăn không cho ngưng kết O của vi khuẩn sống xảy ra. Dựa vào cấu tạo
kháng nguyên O, E. coli được chia làm nhiều nhóm, căn cứ vào cấu tạo kháng
nguyên O, K, H, E. coli lại chia làm nhiều type, mỗi type đều được ghi thứ tự các
yếu tố kháng nguyên O, K và H. Trong số 28 type huyết thanh phổ biến có 8 chủng
gây bệnh là O111B4; O86B7; O55B5; O26B6; O127B8 (Mỹ); O128B12 (Anh); 408 và 145
(Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Kháng nguyên F (kháng nguyên bám dính): Đã xác định được nhiều loại
kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E. coli. Mỗi loại kháng nguyên bám dính có
các quyết định kháng nguyên tương xứng, phù hợp với cấu trúc điểm tiếp nhận trên
bề mặt của tế bào biểu mô nhung mao ruột non của từng loại động vật hoặc từng lứa
tuổi của động vật (Nagy và Fekete, 1999).
2.2.6 Sức đề kháng
Cũng như các loại vi khuẩn không sinh nha bào khác, E. coli không chịu
được nhiệt độ, bị diệt ở nhiệt độ 550C trong vòng 1 giờ, ở 600C sống được 15-30
phút (Lê Văn Tạo, 2006), đun sôi 100 0C chết ngay. Các chất sát trùng thông thường
như acid phenic, biclorua thủy ngân, formon, hydroperoxid 0,1% diệt vi khuẩn sau
5 phút (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997), nhưng vi khuẩn đề kháng mạnh với sự
sấy khô (Lê Văn Tạo, 2006). Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài các chủng E. coli
độc có thể tồn tại đến 4 tháng (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).

6


2.2.7 Tính gây bệnh
Phần lớn các vi khuẩn E. coli không có ảnh hưởng gì đáng kể đến sức khỏe.
Nhưng có một số E. coli có thể gây bệnh, và các vi khuẩn này có thể tập trung vào 6
nhóm sau đây: DAEC (Diffusely adhering E. coli), EHEC (Enterohemorrhagic E.
coli), EPEC (Enteropathogenic E. coli), ETEC (Enterotoxigenic E. coli), EIEC
(Enteroinvasive E. coli), và EAEC (Enteroaggregative E. coli) (Nataro và Kaper,
1998).

Tùy vào địa phương và độ tuổi, các vi khuẩn trên đây có những ảnh hưởng
khác nhau đến bệnh tiêu chảy. Chẳng hạn như ETEC là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em các nước đang phát triển (như nước ta) nhưng
không phải là yếu tố chính gây tiêu chảy ở trẻ em các nước phương Tây.
ETEC (Enterotoxigenic E. coli) là nhóm vi khuẩn thường xuyên khu trú
trong ruột người và động vật và gây bệnh ở thú sơ sinh (Gyles, 1986). ETEC có khả
năng sinh độc tố ruột (enterotoxin), độc tố gồm 2 loại: Độc tố chịu nhiệt (heat-stable
enterotoxin = ST) và độc tố kém chịu nhiệt (heat-labile enterotoxin = LT) (Smith và
Gyles, 1970).
EIEC (Enteroinvasive E. coli) là nhóm không có khả năng tạo độc tố
(enterotoxin) như ETEC nhưng chúng có khả năng phát triển mạnh và gây bênh rất
nguy hiểm giống như Shigella. Chúng thường gây đau bụng, sốt, ói mửa và tiêu
chảy không máu (Taylor, 1988).
EPEC (Enteropathogenic E. coli) không có khả năng tạo ra độc tố hay khả
năng xâm nhập như ETEC hay EIEC. Nhóm này gây tiêu chảy cho người, đặc biệt
là gây tiêu chảy cho trẻ em (Levine, 1987).
EHEC (Enterohemorrhagic E. coli) là nhóm có khả năng tạo độc tố
Verotoxin giống với độc tố Shiga - Chất độc do nhà khoa học K. Shiga tìm ra, nên
có tên gọi chung là chất độc giống Shiga (Shiga – like toxin). Độc tố này ở dạng
biến thể 2e (Stx2e), gây ra các bệnh tích cho mao mạch ruột, mô dưới da và não,
dẫn tới triệu chứng phù đầu và thần kinh (Bertschinger, 1999)
EAEC (Enteroaggregative E. coli) có khả năng sản sinh ra yếu tố bám dính
và xâm nhập vào tế bào niêm mạc ruột ( Nguyễn Thanh Bảo, 2005).
DAEC (Diffusely adhering E. coli) người ta biết rất ít về dịch tễ học và lâm
sàng của bệnh do DAEC. Trong một nghiên cứu trên những đứa trẻ ở bệnh viện
giữa độ tuổi từ 1 tháng đến 14 tuổi đa số những bệnh nhân nhiễm DAEC đều bị ói
mửa (Poitrineau và ctv, 1995).
7



E. coli có sẵn trong ruột của động vật nhưng chỉ tác động gây bệnh khi sức
đề kháng của con vật giảm sút (do chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết, thức ăn,…).
Bệnh do trực khuẩn E. coli có thể xảy ra như một bệnh truyền nhiễm kế phát
trên cơ sở thiếu vitamin và mắc các bệnh virus và ký sinh trùng.
E. coli thường gây bệnh cho súc vật mới đẻ từ 2-3 ngày hoặc 4-8 ngày.
Người ta gọi Colibacillosis là một bệnh đường ruột của ngựa, bê, cừu, lợn và gia
cầm non do E. coli gây ra.
Cần biết rằng type E. coli gây bệnh sau khi duy trì một thời gian trong một
cơ sở chăn nuôi sẽ được thay thế bằng một type E. coli gây bệnh khác sau này.
Colibacillosis của bê mới đẻ từ 2-12 ngày thường do một số type E. coli sau: O78B;
O55B5; O15; O86B7; O8; O9A; O26B6; O35B4; O137.
Bệnh thể hiện bằng các triệu chứng sốt cao (410C hoặc hơn) đi tháo dạ, phân
lúc đầu vàng đặc sệt, mùi chua, sau chuyển màu trắng xám, hôi thối, dính máu, bê
đi tiêu nhiều lần và rặn nhiều.
Ở gia cầm (gà, vịt, bồ câu) thường đi tháo dạ, phân xanh lá cây rất hôi thối,
có khi có hiện tượng viêm kết mạc mắt, viêm cuống phổi, viêm phổi, viêm niêm
mạc mũi làm gia cầm thở khó.
Ở lợn con cũng có triệu chứng giống bê, bệnh có thể lây cho cả ổ thậm chí từ
ổ này sang ổ khác. Ở động vật lớn, vi khuẩn có thể gây một số bệnh như viêm phúc
mạc, viêm gan, thận, bàng quang, túi mật, buồng vú, khớp xương.
Ở người, đặc biệt là trẻ em dưới một tuổi vi khuẩn có thể gây viêm dạ dày
ruột và gây nhiễm độc, viêm túi mật, bàng quang, đường niệu sinh dục và viêm não,
đôi khi gây nhiễm khuẩn huyết trầm trọng.
Trong phòng thí nghiệm: Tiêm vi khuẩn vào dưới da cho chuột bạch, chuột
lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, giết
chết con vật (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
2.2.8 Chẩn đoán vi khuẩn và huyết thanh học
Dùng bệnh phẩm cấy trên các môi trường phân lập, quan sát hình thái trên
tiêu bản, làm các phản ứng huyết thanh ngưng kết và phản ứng sinh hóa, sau đó thử
độc lực trên động vật thí nghiệm. Cần chú ý phân biệt E. coli và Enterobacter

(Aerobacter) (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).

8


Bảng 1: Phân biệt E. coli và Enterobacter (Aerobacter) (Nguyễn Như Thanh và ctv,

1997).
Tên vi khuẩn

Indole

MR

VP

Simmons Citrate

E. coli

+

+

-

-

Enterobacter


-

-

+

+

2.2.9 Phòng và trị
Phòng bệnh
Do E. coli có rất nhiều type kháng nguyên nên việc chế vaccine và huyết
thanh phòng bệnh là hết sức phức tạp, người ta thường chế vaccine hoặc kháng
huyết thanh đa giá, cũng có thể chế vaccine tại chỗ (Nguyễn Như Thanh và ctv,
1997).
Vi khuẩn E. coli là vi khuẩn tồn tại trong môi sinh, ở đường tiêu hóa vật chủ.
Khi môi trường quá ô nhiễm do vệ sinh chuồng trại kém, nước uống, thức ăn bị
nhiễm vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi làm giảm sức đề kháng của con vật,
bệnh sẽ xảy ra. Vì vậy khâu vệ sinh, chăm sóc có một ý nghĩa to lớn trong phòng
bệnh. Chuồng trại, thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh (Lê Văn Tạo, 2006).
Đối với bê do sự tiến triển sớm và nhanh của bệnh nên việc áp dụng vaccine
ít có hiệu quả (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Điều trị
Việc điều trị bệnh cần phải nắm được những dấu hiệu và đặc trưng của bệnh
để chẩn đoán tương đối chính xác và việc điều trị phải được tiến hành sớm mới đạt
hiệu quả cao (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Điều trị bệnh tiêu chảy do E. coli phải kết hợp giữa tiêu diệt mầm bệnh E.
coli với việc bổ sung nước và dung dịch chất điện giải để chống mất nước, nâng cao
sức đề kháng của con vật trong khi sử dụng kháng sinh và hóa dược tiêu diệt mầm
bệnh.
Cần lưu ý đến tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli gây bệnh để lựa

chọn kháng sinh điều trị. Nếu không thì chọn những kháng sinh mà cơ sở chưa dùng
hoặc ít dùng, kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng để điều trị sẽ cho kết quả tốt hơn.
Tốt nhất nên lấy bệnh phẩm, gửi phòng thí nghiệm phân lập vi khuẩn, làm kháng
sinh đồ để chọn kháng sinh mẫn cảm dùng điều trị (Lê văn Tạo và ctv, 1993).

9


Các loại kháng sinh nhạy cảm dùng điều trị bệnh tiêu chảy do E. coli là:
Gentamycine, Norfloxacin, Colistin, Ciprofloxacin (Lý Thị Liên Khai và ctv, 2003).
Dùng các loại vitamin để nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể.
2.3 Đặc điểm tiêu hóa, hấp thu thức ăn của vịt
2.3.1 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa
Bộ máy tiêu hóa của vịt có những cấu tạo đặc trưng phù hợp với chức năng
lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn thô, cứng của nó để duy trì quá trình sống, để sinh
trưởng và sinh sản. Vì vậy thức ăn tiêu thụ cho những hoạt động và quá trình sinh
trưởng, sinh sản phải được tiêu hóa và hấp thu dễ dàng. Bộ máy tiêu hóa của vịt bao
gồm miệng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, ruột già, tuyến tụy, túi mật và
ống mật (Nguyễn Văn Trí, 2007).
Miệng
Vịt không có răng nên dùng mỏ để lấy thức ăn, mỏ vịt dẹt và dài, bên trong
có các mẫu nhỏ để lọc và giữ thức ăn. Mỏ cấu tạo bởi lớp sừng, trong đó có nhiều
sợi dây thần kinh bao bọc. Dây thần kinh còn ở trên vòm miệng cứng và dưới lớp
sừng biểu bì của lưỡi.
Lưỡi vịt ở đáy khoang miệng, toàn bộ mặt dưới được phủ một lớp biểu mô
hình vảy xếp thành lớp hướng vào trong cổ họng để làm chức năng chuyển thức ăn
xuống thực quản, mép lưỡi có những mấu sừng hình kim cùng với những đốm nhỏ
bên cạnh nằm ngang nhằm giữ thức ăn lại và đẩy nước ra khi mò thức ăn trong
nước. Trong khoang miệng có những mấu vị giác. Những tế bào thụ cảm trong mấu
vị giác này nhằm kích thích những vị thức ăn như mặn, chua,…tuyến nước bọt nằm

toàn bộ trong khoang miệng và hầu.
Vịt dùng mỏ lấy thức ăn và nuốt nhờ lưỡi chuyển động nhanh, thức ăn xuống
lưỡi được đẩy nhanh vào thực quản, vịt có đặc điểm vừa ăn vừa uống nước để làm
ướt và trơn thức ăn giúp cho quá trình nuốt được dễ dàng. Vì vậy khi cho vịt ăn cần
phải có nước uống đầy đủ. Mặt trong thực quản phủ lớp cơ dày, gấp nếp, trong đó
có các tuyến tiết chất nhầy để bôi trơn thức ăn (Nguyễn Văn Trí, 2007).
Diều
Diều là bộ phận phình to của phần cuối thực quản. Diều ở vị trí tiếp giáp
giữa ngực và cổ, nằm phía ngoài khoang ngực. Diều được gắn với lớp da cổ và
ngực, có tính đàn hồi lớn giúp cho thức ăn giữ lại đó dễ dàng. Thức ăn được giữ lại
ở diều không lâu, thời gian tùy thuộc vào loại thức ăn và tỷ lệ giữa nước và thức ăn,
10


thức ăn hạt được giữ lại lâu hơn, còn thức ăn bột, viên hỗn hợp giữ lại ở đó ngắn
hơn. Diều không có tuyến tiết dịch nhầy.
Sự co bóp của diều thực hiện ngay sau khi thức ăn xuống diều. pH của dịch
diều khoảng 4,5-6,0. Nhịp và đợt co bóp của diều phụ thuộc vào lượng thức ăn có
trong diều. Điều hòa sự co bóp của diều do dây thần kinh phế vị và thần kinh phó
giao cảm (Nguyễn Văn Trí, 2007).
Dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến nằm ở giữa diều và dạ dày cơ, dạ dày tuyến tiết ra dịch và men
tiêu hóa sơ bộ. Cơ vòng của dạ dày tuyến phát triển mạnh và chắc. Sự chế tiết dịch
vị của dạ dày tuyến phụ thuộc vào tuổi, trạng thái sinh lý và chất lượng mùi vị của
thức ăn.
Thức ăn không được giữ lâu ở dạ dày tuyến mà được thấm dịch chứa men
Pepsin rồi chuyển xuống dạ dày cơ. Các dây thần kinh phế vị, dây thần kinh giao
cảm và hệ thần kinh trung ương điều khiển sự chế tiết dịch ở dạ dày tuyến (Nguyễn
Văn Trí, 2007).
Dạ dày cơ

Đây là nơi tập trung số lượng lớn của cơ, phía trong phủ một lớp màng nhầy
rất dày có tác dụng chống lại sự ăn mòn của dịch tiêu hóa và khi dạ dày co bóp
nghiền nhỏ thức ăn thì sỏi sạn không làm tổn thương dạ dày cơ. Màng nhầy dạ dày
cơ có cấu tạo 2 lớp tế bào biểu bì phủ lớp màng và một lớp nhầy với mô liên kết
chặt phía dưới gồm nhiều tuyến hình ống tiết ra dịch nhầy thấm ướt thức ăn trong
khi dạ dày cơ co bóp nghiền nhỏ thức ăn. Lớp cơ cũng cấu tạo 2 lớp cơ chính và
dày. Hệ thần kinh thực vật chi phối sự vận động của dạ dày cơ (Nguyễn Văn Trí,
2007).
Ruột non
Đoạn trên của ruột non liền với dạ dày cơ, nó gấp khúc gọi là tá tràng. Ở đó
có tuyến trạng, ống dẫn dịch tuyến trạng đổ vào tá tràng. Bên trong của khoang ruột
non là tuyến dịch tiêu hóa và lớp nhung mao nằm khắp bề mặt trong của ruột non.
Bên trong nhung mao là những mao dẫn. Thành ruột được cấu trúc bởi 2 lớp cơ: cơ
vòng và cơ dọc.
Có 2 dạng nhu động ruột - nhu động thuận và nhu động ngược nhờ hệ cơ
vòng và cơ dọc, có 3 tác dụng đảo trộn, tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

11


Điều hòa sự vận động của ruột là hệ thần kinh (đám rối), mặt trời, dây thần
kinh phế vị và hormone tuyến thượng thận, sự vận động của ruột do tác nhân kích
thích cơ học, hóa học gây ra, những tác nhân đó tác động lên các cảm thụ quan
màng nhầy ruột gây kích thích co bóp ruột (Nguyễn Văn Trí, 2007).
Ruột già
Ruột già bao gồm ruột kết và manh tràng. Manh tràng là 2 ống tận cùng tịt,
chúng bắt đầu từ điểm gặp nhau giữa ruột non và ruột già, phần tiếp theo là trực
tràng, cấu tạo là ống hẹp và ngắn nối liền với lỗ huyệt. Bề mặt bên trong trực tràng
có nhiều nhung mao, cơ huyệt là nơi chứa phân, nước tiểu trước khi bài tiết ra ngoài
(Nguyễn Văn Trí, 2007).

Tuyến tụy
Ba thùy tuyến tụy nằm giữa đoạn cong của tá tràng, ống tụy đổ vào đoạn
cuối của tá tràng (Nguyễn Văn Trí, 2007).
Túi mật và ống mật
Ống dẫn mật bắt đầu từ thùy phải của gan mang túi mật. Ống dẫn của gan
dẫn lưu dịch mật từ thùy trái nằm dấu bên trong tới ống dẫn mật. Ống dẫn mật đi
dọc theo tá tràng cùng ống dẫn tụy. Dịch mật được đẩy vào tá tràng do sự co bóp
mạnh của túi mật.
Bộ máy tiêu hóa của vịt nói riêng và của gia cầm nói chung khác với các
động vật khác, do đó khả năng tiêu hóa của vịt rất tốt. Vịt là loại gia cầm có sức
chống chịu đặc biệt với bệnh tật, đồng thời có khả năng tiêu hóa côn trùng, ốc, cua,
tép,…. Vịt có thể tìm kiếm thức ăn trên cạn, dưới nước rất tốt, chuyển hóa những
loại thức ăn khác nhau, các loại côn trùng vi sinh vật thành những chất dinh dưỡng
phục vụ cho sinh trưởng và phát triển của cơ thể (Nguyễn Văn Trí, 2007).
2.3.2 Sự hấp thu thức ăn ở vịt
Ở gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng): miệng, diều, thực quản, dạ dày cơ, dạ dày
tuyến đều hấp thu các chất dinh dưỡng rất hạn chế, chỉ có bộ phận hấp thu chủ yếu
là ruột non. Do phía trong và phía ngoài ruột non có cấu tạo đặc biệt mà có thể hấp
thu các chất dinh dưỡng với hiệu suất rất cao. Phía trong ruột non có những tế bào
lồi lõm - nhấp nhô gọi là microvilli, phía trên những lông nhung là vô số tế bào hấp
thu. Phía ngoài lông nhung có phần lồi ra nhấp nhô nhưng rất nhỏ gọi là các vi
nhung. Những lớp lông nhung này làm cho tế bào ruột có cấu tạo thành những nếp
gấp, vì vậy đã làm tăng rất nhiều lần diện tích hấp thu của ruột. Khoảng cách giữa

12


các vi nhung xác định kích thước của các tiểu phần (hạt) mixel. Trong quá trình
phát triển hệ thống tiêu hóa, các tế bào cấu thành ổn định, bong vẩy, đổi mới tạo
thành một sự chuyển giao động lực học của mô ruột.

Chức năng tiêu hóa là thủy phân thức ăn, biến thức ăn thành các phần tử nhỏ
để tạo điều kiện cho các tế bào lông nhung ruột hấp thu (Nguyễn Văn Trí, 2007).
2.4 Bệnh nhiễm khuẩn E. coli
2.4.1 Nguyên nhân
Nhiễm khuẩn E. coli (Colibacillosis) là căn bệnh rất phổ biến ở gia cầm,
trong đó có vịt, gây thiệt hại rất nặng cho vịt đàn, đặc biệt là vịt con. Bệnh xuất hiện
ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3-15 ngày tuổi, tỷ lệ chết cao (2060%). Nếu phòng ngừa tốt thì tỷ lệ chết còn từ 3-6%, những con sống sót thường
còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém. Ở vịt trên 1 tháng tuổi, bệnh có phát
nhưng nhẹ và chết ít hơn (Nguyễn Xuân Bình, 2002).
Vi khuẩn E. coli có sẵn ở ruột già của vịt khỏe mạnh hay nhiễm từ môi
trường bên ngoài, khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, khí hậu thay đổi
đột ngột, mưa nhiều, thức ăn chất lượng kém, nhất là khi cho ăn không hợp lý sẽ tạo
điều kiện cho E. coli phát triển và gây bệnh. Vi khuẩn E. coli thường xâm nhập vào
trứng xuyên qua vỏ trứng nhiễm vào phôi và xâm nhập vào cơ thể vịt qua các dụng
cụ chăn nuôi, nguồn nước, nguồn thức ăn (Lê Hồng Mận, Phương Song Liên,
1999).
Ngoài ra, mầm bệnh còn xâm nhập qua vết thương ngoài da, niêm mạc
(Nguyễn Lưu Đức và ctv, 2003).
Trong thực tế, bệnh phát nhiều ở những bầy vịt nuôi tập trung một vùng
trong những khu ruộng hoặc đoạn kênh mương bị thiếu nước. Khi vịt bị bệnh, mặc
dù đã được điều trị nhưng chúng vẫn chết rải rác là do vi khuẩn đã thải trừ qua phân
của những con vịt bị bệnh vào môi trường, những con khác ăn, uống phải những vi
khuẩn gây bệnh này sẽ bị nhiễm bệnh. Nhiều vi khuẩn đã đề kháng với kháng sinh
điều trị cho vịt lần thứ nhất, nếu khi xâm nhập vào cơ thể vịt lần thứ hai thì chúng
không bị tiêu diệt. Cho nên có hiện tượng vịt chết do bệnh đó, mặc dù đã được dùng
thuốc điều trị như những lần đầu. Bởi vậy phải thay đổi thuốc điều trị cho vịt và di
chuyển đàn vịt đến một nơi khác (Nguyễn Xuân Bình, 2002).

13



2.4.2 Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn xâm nhập từ mẹ truyền qua trứng sang con hoặc từ chuồng trại, lò
ấp và môi trường ngoài vào thức ăn, nước uống và qua vết hở của rốn. Bình thường
vi khuẩn cũng có sẵn trong cơ thể vịt, ở ngay trong ruột già của những con khỏe
mạnh, do điều kiện chăn nuôi không tốt, nhất là cách chăm sóc không đúng cách
như cho ăn quá nhiều đạm khi vịt còn quá nhỏ sẽ tạo điều kiện cho E. coli phát triển
và gây bệnh . Khi vào cơ thể chúng xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn gây nhiễm
trùng máu, vi khuẩn đến niêm mạc ruột, gây viêm ruột, đến các xoang gây viêm
thanh dịch có tơ huyết, đến các cơ quan phủ tạng gây viêm hoại tử. Trong thời gian
này, men tiêu hóa protein và acid chlorhydric từ các tuyến của dạ dày tuyến tiết ra
chưa đủ sức dung giải hoàn toàn một lượng đạm quá nhiều. Thức ăn qua dạ dày cơ
đến ruột bị tác động bởi các vi sinh vật nên bị lên men, thối rữa, sinh hơi và sản sinh
ra các chất độc trung gian gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc gan và con vật bị ngộ
độc toàn thân (xuất hiện các triệu chứng thần kinh, ủ rũ, mắt lim dim, co giật)
(Nguyễn Xuân Bình, 2002).
Trong ruột, nhờ kháng nguyên bám dính, vi khuẩn bám dính vào lớp tế bào
biểu mô nhung mao ruột, nhờ yếu tố xâm nhập, vi khuẩn xâm nhập vào trong lớp tế
bào biểu mô. Trong lớp tế bào biểu mô, vi khuẩn phát triển nhân lên lần thứ nhất
làm phá huỷ lớp tế bào này gây viêm ruột. Cũng tại đây vi khuẩn sinh độc tố đường
ruột tác động vào quá trình trao đổi muối - nước ở ruột làm cho nước và chất điện
giải không được hấp thu từ ruột vào cơ thể, ngược lại thẩm xuất từ cơ thể vào ruột.
Nước tập trung vào ruột làm cho ruột căng lên, cộng với khí do vi khuẩn E. coli
trong ruột lên men tạo ra cũng làm ruột căng lên, sức căng của ruột và quá trình
viêm ruột kích thích hệ thần kinh thực vật ở ruột tạo nên những cơn nhu động ruột
mạnh đẩy nước và phân ra ngoài gây nên tiêu chảy (Lê Văn Tạo, 2006).
Từ tế bào niêm mạc ruột, vi khuẩn E. coli vào hệ thống hạch ruột qua hệ
bạch huyết vào hệ tuần hoàn, gây nhiễm trùng huyết. Trong máu, E. coli tiếp tục
phát triển nhân lên lần thứ 2 sản sinh ra yếu tố dung huyết, phá vỡ hồng cầu gây
thiếu máu, tăng tính thấm thành mạch, nước từ trong mao quản thẩm xuất ra tích tụ

trong các mô bào gây phù. Theo máu, vi khuẩn đến các cơ quan nội tạng, trong các
cơ quan nội tạng vi khuẩn sinh độc tố tế bào phá hủy tế bào tổ chức, tăng tính thấm
thành mạch, sản sinh độc tố thần kinh phá hủy tế bào thần kinh. Tùy mức độ sản
sinh các yếu tố gây bệnh, vi khuẩn gây các thể bệnh, trạng thái bệnh và mức độ
bệnh khác nhau (Rodney, 2000).

14


×