Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

THỰC HIỆN TIÊU bản và mô tả cơ THỂ học các nội TẠNG TRONG XOANG BỤNG và XOANG NGỰC ở CHÓ tại BỆNH xá THÚ y TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.7 MB, 47 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

PHAN THỊ KIM NGÂN
Đề tài

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
THỰC HIỆN TIÊU BẢN VÀ MÔ TẢ CƠ THỂ HỌC CÁC NỘI
TẠNG TRONG XOANG BỤNG VÀ XOANG NGỰC Ở CHÓ TẠI
BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y

2008
1


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

PHAN THỊ KIM NGÂN


Đề tài

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
THỰC HIỆN TIÊU BẢN VÀ MÔ TẢ CƠ THỂ HỌC CÁC NỘI
TẠNG TRONG XOANG BỤNG VÀ XOANG NGỰC Ở CHÓ TẠI
BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y

Giáo Viên Hướng Dẫn
NGUYỄN VĂN BIỆN

Cần Thơ - 5/2008
2


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

THỰC HIỆN TIÊU BẢN VÀ MÔ TẢ CƠ THỂ HỌC CÁC NỘI
TẠNG TRONG XOANG BỤNG VÀ XOANG NGỰC Ở CHÓ TẠI
BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kim Ngân
Trung Địa

tâmđiểm:
Học
liệu
Thơ
Tài
Bệnh
XáĐH
Thú Cần
Y Trường
Đại@
Học
Cầnliệu
Thơ.học
Thời gian: từ 02/01/2008 đến 02/05/08

Cần Thơ, ngày tháng
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày

tháng

tập và nghiên cứu

năm 2008 Cần Thơ, ng ày tháng năm 2008
Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

năm 2008

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


Cần Thơ - 5/2008
3


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Chương I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, dân ta bắt đầu quan tâm đến nhu cầu về cuộc sống tinh thần trong đó việc
nuôi chó là thú vui tiêu khiển mà nhiều người ưa chuộng. Vì vậy, xã hội rất cần đội ngũ
Bác sĩ Thú y có đủ kiến thức cơ bản để chăm sóc và điều trị cho vật cưng của họ.
Để chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả cao trong ngành thú y đã quan tâm đến các lĩnh
vực như: Ngoại khoa, X-Quang, Siêu âm, Chẩn đoán… mà các lĩnh vực này rất cần kiến
thức về cơ thể học.
Vì vậy, để có đủ cơ sở chẩn đoán và điều trị bệnh trên chó thì kiến thức về cơ thể học
là rất quan trọng, được sự đồng ý của Bộ Môn Thú Y – Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học
Ứng Dụng- Trường Đại Học Cần Thơ. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện
tiêu bản và mô tả cơ thể học các nội tạng trong xoang ngực và xoang bụng ở chó”.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN


Chương II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Nguyên tắc mô tả
Theo Howard E. Evans and Alexander deLahunta (1980), các cơ quan trong các
xoang được mô tả dựa trên các mặt phẳng sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 1: Các mặt phẳng dùng mô tả trên chó
(Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)
Chú thích:
Median plane: Mặt phẳng giữa.
Sagitttal plane: Mặt phẳng song giữa.
Dorsal: trên
Caudal: sau

Transverse plane: Mặt phẳng ngang.
Dorsal plane: Mặt phẳng nằm.
Cranial: trước
Ventral: dưới

5


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Mặt phẳng giữa (Median plane) là mặt phẳng dọc cắt giữa thân chia đầu, chân, thân
cơ thể gia súc hai phần phải và trái bằng nhau.
Mặt phẳng song giữa (Sagitttal plane) là mặt phẳng bất kì song song với mặt phẳng
giữa.

Mặt phẳng ngang (Transverse plane) thẳng góc với mặt phẳng giữa.
Mặt phẳng nằm (Dorsal plane) thẳng góc với các mặt phẳng kia, chia con vật làm hai
phần trên và dưới.
Theo Howard E. Evans and Alexander deLahunta (1980), mô tả các cơ quan trong các
xoang dựa trên cách xác định vị trí như sau:
Dorsal: Trên, phần lưng, những vị trí gần đỉnh đầu, trên cổ, trên lưng…
Ventral: Dưới, phần bụng,tương ứng với phần dưới từ cổ đến đuôi…
Medial: Trong, những vị trí gần mặt phẳng giữa nhất.
Lateral: Ngoài, những vị trí xa mặt phẳng giữa nhất.
Cranial: Trước, những vị trí có chiều hướng về phía đầu.
Caudal: Sau, những vị trí có chiều hướng về phía đuôi.
2.2 Các nội tạng trong xoang ngực
2.2.1 Xoang ngực (Cavum thoracis) (Phan Văn Bá, 2004)
xoangliệu
lớn thứ
của cơ
thể sau
bụng,học
nằm giữa
xươngcứu
sườn.
Trung Đây
tâmlàHọc
ĐHhaiCần
Thơ
@xoang
Tài liệu
tập hai
và hàng
nghiên


Giới hạn trên do các đốt sống ngực, phía dưới là các xương ức và các sụn sườn. Giới hạn
bên do các xương sườn và các cơ liên sườn. Phía trước gọi là cửa lồng ngực tạo bởi hai
sườn đầu tiên, đốt sống cổ thứ 7 và sụn cán ức. Phía sau ngăn cách với xoang bụng qua
cơ hoành. Nhìn một cách tổng quát, xoang ngực hẹp ở phần trước, rộng ở phần phía sau
do độ dài và độ cong của các xương sườn.
2.2.2 Phế mạc (Pleurae) (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003)

Phế mạc là lớp tương mạc lót mặt trong xoang ngực và bao bọc các cơ quan bên
trong như tim, phổi, khí quản. Gồm 2 lá: Lá tạng bao lấy phổi và dính vào mô phổi. Lá
thành gồm 3 phần: Phần lót mặt trong thành bên xoang ngực, phần cơ hoành lót 1/3 mặt
trước cơ hoành, phần phế mạc giữa (tung cách mạc) là chỗ lá thành bên trái và bên phải
áp lại nhau ở mặt phẳng giữa và bao trùm một số khí quan khác như tim, khí quản, thực
quản. Giữa lá thành và lá tạng, phế mạc tạo thành xoang phế mạc, đây là xoang ảo chứa
một ít dịch làm giảm sự ma sát khi phổi cử động.
2.2.3 Phổi (Lung) (Phan Quang Bá, 2004)
Gồm hai lá phổi phải và trái, chiếm gần trọn vẹn các nửa của xoang ngực. Vì
xoang ngực hẹp phía trước, rộng ở phía sau nên lá phổi cũng mỏng ở phía trước, dày ở

3


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

phía sau và còn lồi lõm theo một số cấu tạo khác có ở xoang ngực. Thông thường, dung
tích lá phổi phải lớn hơn lá phổi trái. Mặt ngoài của mỗi lá phổi lồi theo hình dạng thành
bên của xoang ngực. Mặt trong có nhiều chỗ lồi lõm ứng với các cấu tạo khác như: Chỗ
lõm của tim, của thực quản, của động mạch chủ và ngay cả với một số tĩnh mạch lớn.

Mặt dưới mỏng, bị các rãnh phân cắt, phân mỗi lá phổi thành nhiều thùy. Thùy của phổi
trái từ trước ra sau có hai thùy gồm thùy trước và thùy sau, thùy trước lại được chia thành
hai phần là phần trước và phần sau. Phổi phải được chia làm 4 thùy gồm thùy trước, thùy
tim, thùy sau và thùy phụ. Đáy phổi: Hình bầu dục, tiếp xúc với mặt trước của cơ hoành,
vì các mô lồi nên phổi lõm, và xéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước. Đỉnh phổi là phần
nhỏ, mỏng dẹp ở phía trước
2.2.4 Khí quản (Trachea) (Phạm Thị Xuân Vân, 1982)
Khí quản là ống dẫn không khí, bắt đầu từ sụn nhẫn của thanh quản đến rốn phổi,
gồm nhiều vành sụn xếp kế tiếp nhau. Khí quản chia làm hai đoạn vùng cổ và đoạn vùng
ngực. Đoạn trong lồng ngực bắt đầu từ cửa vào lồng ngực đến rốn phổi. Đoạn này nằm
giữa hai lá phế mạc, trước tim, trên tĩnh mạch chủ trước, bên phải cung chủ động mạch
sau.
2.2.5 Phế quản (Bronchus) (Phạm Thị Xuân Vân, 1982)
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Tận cùng của khí quản tách làm hai nhánh phế quản gốc phải và trái. Phế quản bên
phải to hơn phế quản bên trái. Khi chui vào trong phổi, phế quản đi trên và trong động
mạch phổi, ngoài và trên tĩnh mạch phổi.

2.2.6 Thực quản (Esophagus) (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003)
Thực quản là ống thông từ yết hầu đến dạ dày. Chia làm 3 phần gồm phần cổ được
bắt đầu từ yết hầu đến cửa vào lồng ngực, phần ngực là phần từ cửa vào lồng ngực đến cơ
hoành, nằm chen giữa hai lá phổi, phần bụng là phần từ cơ hoành đến dạ dày.
2.2.7 Tim (Heart)
Bao tim (Pericardium) (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003)
Đó là màng bao sợi tương mạc bao bọc lấy quả tim, gồm 2 lớp: Lớp ngoài là màng
sợi chắc, nhờ đó mà tim được cố định. Lớp trong là màng tương mạc, gồm hai lá: Lá
ngoài là lá thành, dính liền với mặt trong của màng sợi làm thành màng bao phía ngoài.
Lá tạng dính sát vào cơ tim. Giữa lá thành và lá tạng là xoang bao tim, chứa một ít dich

gọi là dịch bao tim.
Vị trí và hình dáng ngoài của tim (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003)

4


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Tim có hình nón lộn ngược, nằm trong lồng ngực, chéo từ trên xuống dưới, từ
trước ra sau và từ phải sang trái. Đỉnh tim tựa lên xương ức. Tim có 2 mặt, 1 đáy, 1 đỉnh.
Mặt đối diện với cơ hoành là mặt hoành cách mô, mặt đối diện với xương ức là mặt ức
sườn. Đáy tim nằm phía trên và trước, có các mạch máu. Đỉnh tim nằm phía dưới và sau.
Mặt ngoài của tim được một rãnh ngang gọi là rãnh vành tim chia tim làm hai phần, phần
trên nhỏ gồm hai tâm nhĩ, phần dưới to hơn gồm hai tâm thất. Có một rãnh dọc gọi là
rãnh liên thất, trong các rãnh ngang và dọc có các mạch máu nuôi tim gọi là mạch máu
vành tim.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

5


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Hình 2. Nội tạng vùng ngực, mặt ngoài bên trái
(Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chú thích:
Costocervical tr.: thân động mạch gian sườn
cổ

Lung, caud part of cranial lobe: phổi, phần
sau của thùy trước

Vertebral a: động mạch đốt sống

Accessory lobe, right lung: thùy phụ phổi
phải

Esophagus: thực quản

Heart: tim

Trachea: khí quản

Stomach: dạ dày

Superf. Cervial a.: động mạch cổ

Spleen: lách

Axillary a.: động mạch nách

Diaphragm: cơ hoành


Brachiocephalic v: tĩnh mạch tay đầu

Lung, caudal lobe: phổi, thùy sau

Thymus: tuyến ức
Lung, cranial part of cranial lobe: phổi, phần
trước của thùy trước

6


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Hình 3. Nội tạng vùng ngực, mặt ngoài bên phải
(Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)
Chú thích:
Lung, cranial lobe: phổi, thùy trước

Thymus: tuyến ức

Common carotid:

Diaphragm: cơ hoành

Costocervical trunk.: thân động mạch gian
sườn cổ

Stomach: dạ dày


Trung Vertebral
tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu
học tập và nghiên cứu
a: động mạch đốt sống
Heart: tim

Liver: gan

Superf. Cervial a.: động mạch cổ

Lung, middle lobe: thùy tim

Brachiocephalic v: tĩnh mạch tay đầu

Lung, caudate lobe: phổi, thùy sau

Trachea: khí quản

7


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4 . Mặt trong, phổi trái

(Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)
Chú thích:
Diaphragmatic surface: bề mặt cơ hoành

Caud part of cranial lobe: phần sau của thùy
trước

Pulmonary vv: các tĩnh mạch phổi

Caudal lobe: thùy sau

Dorsal Margin: rìa lưng

Pulmonary a: động mạch phổi

Ventral Margin: rìa bụng

Bronchi: phế quản

Basal margin: rìa đáy
Cranial part of cranial lobe: phần trước của
thùy trước

8


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN


Hình 5 . Tim và các mạch máu ở mặt bụng
(Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)

Trung Chú
tâmthích:
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Axillary a: động mạch nách

L. Auricle: tâm nhĩ trái

Aortic arch: cung động mạch chủ

L Autricle: tâm thất phải

Brachiocephalic tr: thân động mạch cánh tay
đầu

L. coronary a: động mạch vành tim phải

Cephalic v: tĩnh mạch đầu

L. coronary a: động mạch vành tim trái

Caudal thyroid v: t.mạch tuyến giáp

R+L. common carotid aa: động mạch cổ trái,
phải

Cranial vena cava: t.mạch chủ trước


Pulmonary trunk: thân động mạch phổi

Caudal vena cava: t. mạch chủ sau

R. Autricle: tâm thất trái

Costocervical trunk: thân động mạch sườn
cổ

R. Auricle: tâm nhĩ phải

Internal thoracic v: t.mạch ngực trong

R. ext. jugular v: tĩnh mạch cổ phải
R.subclavian a: động mạch dưới x. đòn phải

Internal thoracic a: động mạch ngực trong

Subclavian v: t.mạch dưới đòn

L. brachiocephalic v: t.mạch tay đầu trái

Thoracic duct: ống ngực

L.subclavian a: động mạch dưới đòn trái

Subclavian v: t.mạch dưới đòn

Ligamentum arteriosum: dây chằng động
mạch nách


9


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

2.3 Cơ Hoành (Phan Quang Bá, 2004)
Cơ Hoành (Diaphragm) là một cơ lẻ, nhóm cơ vân, làm thành vách ngăn cách giữa
hai xoang ngực và xoang bụng. Cơ hoành chạy xéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước.
Mặt trước lồi và mặt sau lõm. Mặt trước tiếp xúc với màng bao tim và đáy của hai lá
phổi. Mặt sau tiếp xúc với gan, dạ dày, lách. Toàn bộ diện tích của cơ hoành được chia
làm 3 phần: Phần ngực-sườn là phần chu vi gồm hai bên và phía dưới, bám vào các sụn
sườn và mặt trên sụn mõm kiếm của xương ức. Phần thắt lưng: Ở phía trên bao gồm 2 rể
phải và trái bám vào các đốt sống thắt lưng đầu tiên. Phần gân trung tâm: Có màu sáng,
cấu trúc chủ yếu là mô sợi.
Do có nhiều hệ thống như: Hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá hiện diện ở cả xoang ngực và
xoang bụng nên cơ hoành có các lỗ để cho các cấu tạo đi xuyên qua. Lỗ động mạch chủ
các cấu tạo đi qua lỗ này gồm động mạch chủ, tĩnh mạch lẻ và ống ngực. Lỗ thực quản
các cấu tạo đi qua gồm thực quản, thần kinh phế vị, và nhánh thực quản của động mạch
dạ dày. Lỗ tĩnh mạch chủ sau chỉ cho tĩnh mạch chủ sau đi qua.
2.4 Các nội tạng trong Xoang Bụng
2.4.1tâm
Xoang
bụngliệu
(Abdomen
cavity)
(Phan@
Quang

Trung
Học
ĐH Cần
Thơ
Tài Bá,
liệu2004).
học tập và nghiên cứu
Đây là xoang lớn nhất cơ thể, ngăn cách với xoang ngực ở phía trước do cơ hoành,
phía sau liên tục với xoang chậu, giới hạn này không rõ ràng. Phía trên giới hạn bởi các
đốt sống thắt lưng và một số cơ như cơ thăng rộng, phía dưới do cơ thăng bụng và màng
gân của các cơ nghiêng bụng. Giới hạn bên do các cơ nghiêng, cơ ngang bụng, các sụn
sườn và một vài xương sườn cuối. Xoang bụng thường có hình bầu dục, bề sâu lớn nhất ở
khoảng ngang đốt sống thắt lưng , rộng nhất ở nơi tiếp giáp với xoang chậu.
Rất nhiều cơ quan của nhiều bộ máy khác nhau được chứa trong xoang bụng như các
cơ quan của bộ máy tiêu hoá, niệu sinh dục, tuần hoàn. Các cửa mở ra ngoài của xoang
bụng là các lỗ xuyên qua cơ hoành như lỗ thực quản, lỗ động mạch chủ, lỗ tĩnh mạch chủ
sau và hai lỗ mở của các kênh háng. Ngoài ra khi còn là bào thai còn có thêm lỗ rốn, là
nơi đi ra và vào của các động mạch, tĩnh mạch rốn.
2.4.2 Phúc mạc (Peritoneum) (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003)
Cấu tạo bởi tương mạc mỏng bao phủ thành trong xoang bụng và một phần của
xoang chậu. Màng bụng có 2 lá là lá thành lót thành trong xoang bụng, lá tạng lót mặt
ngoài các cơ quan trong xoang bụng. Giữa 2 lá thành và lá tạng là xoang phúc mạc.
10


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Ở sinh vật đực, xoang phúc mạc hoàn toàn kín, ở sinh vât cái nó thông với bên

ngoài qua hai ống dẫn trứng.
Chỗ hai lá thành và tạng giáp nhau để treo các cơ quan gọi là dây treo. Trong
xoang bụng có các dây treo sau:
Màng treo ruột (Mesentery) là nếp màng bụng nối dính ruột với xoang bụng.
Trong màng treo ruột có nhiều mạch máu, dây thần kinh và hạch bạch huyết.
Màng võng hay màng nối (omentum): Nối dạ dày vào thành xoang bụng hay các
cơ quan khác. Có hai loại màng võng:
Màng võng lớn (Greater omentum: đi từ đường cong lớn của dạ dày và từ lách đến
kết tràng tạo thành một túi lỏng lẻo chứa nhiều mỡ phủ lên các cơ quan trong xoang
bụng.
Màng võng nhỏ (lesser omentum) đi từ đường cong nhỏ của dạ dày đến gan.
Các dây chằng: Nối các cơ quan như gan, tử cung vào thành bụng như: dây chằng
liềm nối gan vào cơ hoành, dây chằng tử cung nối tử cung vào xương khum, dây tròn nối
từ rốn đến gan. Các dây chằng có ít mạch máu và dây thần kinh.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.4.3 Dạ dày (Stomach) (Phan Quang Bá, 2004)

Đây là một túi khá lớn, thường thay đổi kích thước tuỳ thuộc vào lượng thức ăn
chứa trong đó. Dạ dày có hình lưỡi liềm, nằm hơi lệch về bên trái xoang bụng, ngăn cách
với cơ hoành bởi gan. Hai lỗ thông của dạ dày là lỗ thượng vị nằm bên trái và lỗ hạ vị
nằm bên phải. Tuy nhiên hai lỗ này nằm rất gần nhau do dạ dày cong hình lưỡi liềm, tạo
thành hai đường cong gồm đường cong lớn (greater curvature) hay mặt thành và đường
cong nhỏ (lesser curvature) hay mặt tạng.
Đường cong lớn tiếp xúc với đáy xoang bụng ở khoảng sụn mõm kiếm của xương
ức. Đường cong nhỏ tiếp xúc với gan, tụy tạng và một phần của ruột non, ruột già.
2.4.4 Ruột (Intestine) (Phan Quang Bá, 2004)
Ruột là đoạn bắt đầu từ hạ vị và tận cùng ở hậu môn, rất dài nhưng đường kính
không rộng, có vài chỗ phình ra nhưng không lớn lắm. Ruột chiếm toàn bộ phần bên phải
của xoang bụng và lấn sang bên trái xoang bụng. Tuỳ theo chức năng và kích thước, ruột

được chia thành 2 phần lớn là ruột non và ruột già.

11


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Ruột non (Small intestine) (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Ruột non dài hơn so với ruột già, nó chiếm gần hết xoang bụng, phía sau gan và dạ
dày. Ruột non được chia làm 3 đoạn không có ranh giới tự nhiên giữa các đoạn này
nhưng có sự gia tăng bề dày của thành ruột. Đoạn đầu là tá tràng (Duodenum) được bắt
đầu từ hạ vị, tá tràng đi ngược đường lên vùng dưới hông rồi bẻ cong lại thành quai tá
tràng. Phần tá tràng có chứa lỗ đổ vào của ống tụy và ống mật. Kế tiếp là không tràng
(Jejunum) là đoạn dài nhất của ruột non, gấp đi gấp lại nhiều lần thành một khối lớn áp
vào thành bụng phải. Cuối cùng là hồi tràng (Ileum) thành ruột dày hơn phần không
tràng. Hồi tràng đi ngược lên về phía trước vùng dưới hông bên phải và thông với manh
tràng của ruột già.
Ruột già (Large intestine) (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Ruột già to hơn ruột non, bắt đầu từ phần cuối của hồi tràng đến hậu môn, dài
khoảng 60-80cm, ruột già được chia làm 3 đoạn: Bắt đầu là manh tràng (Caecum) với đầu
sau của manh tràng bịt kín và trôi tự do, đầu trước hẹp tiếp nối với hồi tràng và ăn thông
không giới hạn rõ rệt với kết tràng. Manh tràng dài khoảng 12-15cm và cong queo hình
chữ S. Giữa hồi tràng và manh tràng là van hồi manh tràng. Kế tiếp là kết tràng (Colon)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
dính với vùng hông bằng một màng treo kết tràng. Kết tràng gồm 3 phần: Kết tràng lên
(ascending colon), kết tràng ngang ( transverse colon) và kết tràng xuống (descending
colon).
2.4.5 Gan (Liver) (Phan Quang Bá, 2004)

Gan là một khối lớn nằm trong xoang bụng tiếp xúc mặt sau cơ hoành, hơi
nghiêng từ trên xuống dưới từ sau ra trước. Mặt trước của gan lồi trơn láng gọi là mặt
thành. Mặt sau lồi lõm tiếp xúc với da dày, thận… gọi là mặt tạng.
Gan được cố định nhờ các dây treo, cố định gan với cơ hoành, đáy của xoang
bụng, thận và dạ dày. Gan được chia làm 6 thuỳ 4 thuỳ chính và 2 thuỳ phụ gồm thuỳ bên
trái (left lateral lobe), thuỳ trung trái (left medial lobe), thuỳ bên phải (right lateral lobe),
thuỳ trung phải (right medial lobe), thuỳ đuôi (caudate lobe) và thuỳ vuông (quadrate
lobe). Thuỳ vuông hẹp nằm giữa thuỳ trung phải và thuỳ trung trái. Túi mật nằm trong hố
túi mật ở thuỳ trung phải, từ túi mật có ống chính dẫn mật đỗ vào tá tràng cách hạ vị 58cm.
2.4.6 Tụy tạng (Pancreas) (Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)

12


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Tụy có màu vàng nhạt nằm ở ngay phía sau của dạ dày, phần lớn nằm bên phải
mặt phẳng giữa, liên kết chặt chẽ với tá tràng, có hình chữ L.
Người ta chia tụy tạng thành hai thuỳ và phần thân: Thuỳ phải nằm ở đường cong
nhỏ của tá tràng. Thuỳ trái chạy ngang qua phía trái, tiếp xúc với đường cong nhỏ của dạ
dày. Phần thân nằm ở phần hạ vị
Có hai ống tụy đổ vào tá tràng là ống tụy chính đổ vào tá tràng cùng với lỗ đổ ống
mật của gan và ống tụy phụ đổ vào tá tràng ở phía sau ống tụy chính.
2.4.7 Tuyến thượng thận (Adrenal glands) (Phan Quang Bá, 2004).
Tuyến thượng thận là một tuyến đôi, mỗi tuyến nằm ở mỗi bên phía trước của mỗi
quả thận. Tuyến thượng thận phải nằm giữa tĩnh mạch chủ sau, mặt sau của gan và mặt
trên của các cơ vùng thắt lưng. Tuyến thượng thận trái nằm ở giữa động mạch chủ và
thận trái.

2.4.8 Thận (Kidneys) (Phan Quang Bá, 2004).
Thận có hai quả gồm thận trái và thận phải, nằm trong xoang bụng, ở hai bên đốt sống
hông. Thông thường, thận phải nằm ở khoảng đốt sống hông thứ 1-2, thận trái bị dạ dày
ép về
phíaHọc
sau ,do
đó ở
khoảng
sống @
hông
thứliệu
2-3. Thận
hình
đậu, có màu
Trung
tâm
liệu
ĐH
CầnđốtThơ
Tài
học có
tập
vàhạtnghiên
cứuđỏ
sẫm, mặt dưới được bao phủ bởi một lớp màng bụng. Bên ngoài, thận được bao bọc bởi
một lớp màng mô liên kết. Mặt trên, thận tiếp giáp với các cơ của thắt lưng, mặt dưới tiếp
giáp với ruột, đầu trước liên hệ với dạ dày, tụy nếu là thận trái và với gan nếu thận phải.
Tể thận nằm ở cạnh trong, hơi lõm là nơi mạch máu thần kinh, ống dẫn tiểu đi vào
thận.
Thận được cố định nhờ các cơ quan xung quanh như: Ruột, dạ dày, gan… và màng

bụng phủ ở mặt dưới. Tể thận cũng tham gia cố định thận nhờ vào các cấu tạo đi vào và
đi ra.
2.4.9 Ống dẫn tiểu (Ureter) (Phan Quang Bá, 2004)
Là ống dẫn nước tiểu đi vào bàng quang. Ống dẫn tiểu được chia làm hai phần
gồm phần bụng và phần chậu. Phần bụng bắt đầu từ tể thận, chạy ra sau và song song với
các mạch máu lớn vùng hông.

13


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

2.4.10 Lách (Spleen) (Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)
Lách có màu nâu xám nằm ở bên trái mặt phẳng giữa, chạy theo chiều dài đường
cong lớn của dạ dày. Vị trí, hình dáng, kích thước của lách luôn thay đổi. Mặt ngoài của
lách tiếp xúc với vách phúc mạc. Lách nằm ở phần dưới của xoang bụng. Một phần của
màng võng lớn nối lách đến dạ dày bằng dây chằng dạ dày lách.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

14


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 6. Nội tạng vùng bụng cắt đi đoạn không tràng.
(Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)
Chú thích:
Ascending colon: kết tràng lên

Liver: gan

Cranial mesenteric a.: động mạch màng
treo ruột

Ileum: hồi tràng

Diaphragm: cơ hoành

Spleen: lách

Descending colon: kết tràng xuống

Transverse colon: kết tràng ngang

Duodenum: tá tràng

Xiphoid cartilage: sụn mõm kiếm

Bladder: bàng quang

Pancreas: tụy tạng

15


Stomach: dạ dày


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Hình 7. Vùng bụng, phía sau của dạ dày, tụy tạng, lách và ruột.

Trung tâm Học liệu ĐH
CầnE.Thơ
liệu deLahunta,
học tập1980)
và nghiên cứu
(Howard
Evans@
and Tài
Alexander
Chú thích:
Caud. Mesenteric a.: động mạch màng
treo ruột sau

Descending colon: kết tràng xuống
Gall bladder: túi mật

Bladder: bàng quang

L. kidney: thận trái

Celiac a.: động mạch bụng


Liver, parietal surface: gan, mặt tạng

Bile duct: ống mật

Liver, visceral surface: gan, mặt thành

Cran. Mesenteric a.: động mạch màng
treo ruột trước

Renal t.: tĩnh mạch thận

Caud. Mesenteric a.: động mạch màng
treo ruột sau

Ureter: ống dẫn tiểu

Renal a.: động mạch thận

Testicular a+t: động và tĩnh mạch tinh
hoàn

Caudal vena cava: tĩnh mạch chủ sau
Aorta: động mạch chủ

16


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi


SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 8. Sơ đồ phần bụng của tiết niệu sinh dục.
(Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)

Chú thích:
Aorta: động mạch chủ

Ovary within bursa: buồng trứng có

Adrenal gland: tuyến thượng thận

Suspensory ligament of ovary: dây treo
của buồng trứng

Bladder: bàng quang

Suspensory lig.: dây chằng treo

Colon: kết tràng

Ureter: niệu quản

Caudal vena cava: tĩnh mạch chủ sau

Uterus horn: sừng tử cung

L. kidney: thận trái


Uterus body: thân tử cung

Ovarian a+t: động mạch và tĩnh mạch
buồng trứng

Uterus cervix: cổ tử cung

Ovarian v.: tĩnh mạch buồng trứng

17


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Hình Cần
9. Mặt Thơ
bụng, thận
và tuyến
thận và nghiên cứu
Trung tâm Học liệu ĐH
@ Tài
liệuthượng
học tập
(Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)
Chú thích:
Aorta: động mạch chủ


1 st lumbar transverse process: mõm
ngang đốt sóng hông thứ 1

Adrenal gland: tuyến thượng thận

4 st lumbar vertebra: đốt sống hông thứ
4

Caudal vena cava: tĩnh mạch chủ sau
L. kidney: thận trái

Testicular v.: tĩnh mạch tinh hoàn

Ureter: niệu quản

Phrenico- abdominal a: động mạch cơ
hoành bụng

Renal t.: tĩnh mạch thận
Renal a.: động mạch thận

18


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 10. Mặt bụng, tụy tạng với các ống tụy và ống mật.

(Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)
Chú thích:
Bile duct: ống mật

Major duodenal papilla (pancreatic duct):
ống tụy chính

Body: phần thân

Pancreas, left lobe: thùy trái tuyến tụy

Duodenum: tá tràng

Pancreas, right lobe: thùy trái tuyến tụy

Minor duodenal papilla ( accessory
pancreatic duct): ống tụy phụ

Pylorus: hạ vị

19


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 11. Mặt tạng của gan
(Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)

Chú thích:
Caudal vena cava: tĩnh mạch chủ sau
Caudate process caudate lobe: mõm đuôi
của thùy đuôi

Left triangular lig.: dây chằng tam giác
ttrái
Gastric impression: vết hằn dạ dày

Common hepatic a.: động mạch thận

G.B.: túi mật

Duodenal impression: vết hằn tá tràng

Gastroduodenal a. động mạch dạ dày tá
tràng

Bile duct: ống mật

Renal fossa: hố thận

Hepatorenal lig: dây chằng gan

Right lateral lobe: thùy bên phải

Left lateral lobe: thùy bên trái

Right lateral lobe: thùy trung phải


Left medial lobe: thùy trung trái

Quadrate lobe: thùy vuông

Right lateral lobe: thùy bên phải

Portal v.: tĩnh mạch cửa

Lesser omentum: màng võng nhỏ

20


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 12. Mặt thành của gan
(Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980)
Chú thích:
Caudate lobe: thùy đuôi

Left medial lobe: thùy trung trái

Caudal vena cava: tĩnh mạch chủ sau

Right triangular lig.: dây chằng tam giác
trái


Caudal vena cava: tĩnh mạch chủ sau

Right lateral: lobe thùy bên phải

Falciform lig.: dây chằng liềm
Left triangular lig.: dây chằng tam giác
trái

Right lateral: lobe thùy trung phải
Quadrate lobe: thùy vuông
Gall bladder.: túi mật

Lesser omentum: màng võng nhỏ
Left lateral lobe: thùy bên trái

21


Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi

SVTH: PHAN THỊ KIM NGÂN

Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện
3.1.1 Thời gian tiến hành
Thời gian tiến hành từ ngày 02/01/2008 đến 02/05/08
Địa điểm tiến hành tại Bệnh Xá Thú Y- Bộ Môn Thú Y- Khoa Nông Nghiệp Và
Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ.
3.1.2 Mẫu vật

Chó trưởng thành chọn 2 con với trọng lượng 10kg và 5kg.
3.1.3 Dụng cụ, thiết bị và hoá chất
Dụng cụ gồm dao mỗ, dao thái, kep phẫu tích, kéo, thùng ngâm mẫu, keo đựng
mẫu, dây truyền dịch.
Hoá chất là dung dịch formol.
3.2 Phương pháp thí nghiệm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp làm tiêu bản các nội tạng trong xoang ngưc và xoang bụng.
Ướp mẫu: Chó được giết êm thấm bằng thuốc mê liều cao. Sau đó mổ bộc lộ động
mạch cổ luồn ống nhựa có đường kính 2mm rồi nối với bình chứa dung dịch formol 5%
cho chảy liên tục vào trong cơ thể sao cho được 0,5 lít/1kg.
Ngâm mẫu: Sau đó bỏ xác vào thùng có chứa dung dịch formol 5% ngâm mẫu
khoảng 30 ngày sao cho lông bám chặt vào da là đạt yêu cầu.
Mổ mẫu: Mổ một đường dọc theo đường trắng tiếp theo là một đường ngang rốn
để mở ổ bụng, bộc lộ các cơ quan trong bụng và mô tả sự sắp xếp các cơ quan gần thành
bụng. Sau đó tách hẳn thành bụng gồm có các lớp da, cơ và phúc mạc cho đến tận cung
sườn, xương sống và vùng chậu để mô tả được sâu hơn. Tiếp theo tách màng mỏng, mô
tả những cơ quan tiếp xúc với thành bụng sau đó lấy đi đoạn không tràng lúc này có thể
thấy được dạ dày, gan… tiếp tục lấy dạ dày để bộc lộ các phần bên trong sau đó tách gan
ra để có thể thấy rõ thận hơn. Tiếp tục đến xoang ngực, tách toàn bộ các cơ bám trên
khung sườn để thấy được phế mạc, tim và phổi nằm trong xoang ngực.

22


×