TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
LÊ VY
KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH Ở MẮT CHÓ TẠI BỆNH XÁ
THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI -THÚ Y
Cần Thơ, 2009
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI -THÚ Y
Tên đề tài:
KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH Ở MẮT CHÓ TẠI BỆNH XÁ
THÚ Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Dương Bảo
Sinh viên thực hiện:
Lê Vy
MSSV: 3052491
Lớp: CNTY K31
Cần Thơ, 2009
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
--------o0o--------
Đề tài: Kết quả chẩn đoán lâm sàng và hiệu quả điều trị các bệnh ở mắt chó
tại bệnh xá thú y, trường Đại Học Cần Thơ; do sinh viên : Lê Vy, MSSV: 3052491
thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y, trường Đại Học Cần Thơ; từ ngày 11/01/2009 đến
ngày 31/3/2009.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2009
Duyệt của Cán Bộ Hướng Dẫn
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2009
Duyệt của Bộ Môn
NGUYỄN DƯƠNG BẢO
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2009
Duyệt của Khoa Nông Nghiệp &SHƯD
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ đã giúp tôi
hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp để trở thành một kỹ sư trong tương lai. Để có
được quá trình trên là do công nuôi dưỡng dạy dỗ và hướng dẫn của rất nhiều
người. Tôi luôn biết ơn sâu sắc và dành sự quý trọng cao nhất đến gia đình, những
người thân đã sinh thành dưỡng dục tôi khôn lớn.
Xin chân thành biết ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ.
Ban Chủ Nhiệm Bộ Môn Thú Y Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học ứng Dụng.
Toàn thể quý thầy cô đã tận tình dạy bảo và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Dương Bảo, Người đã hết giúp đỡ và
hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn các thầy cô và anh chị tại bệnh tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại
Học Cần Thơ đã giúp đỡ, tao điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt hơn và đúng
thời gian quy định của nhà trường.
Kính chúc quý thầy cô và anh chị dồi dào sức khỏe.
Trân trọng kính chào.
--i--
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
MỤC LỤC .......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................vi
TÓM LƯỢC .........................................................................................................vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................... 2
2.1. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG CHÓ NUÔI Ở NƯỚC TA .......................... 2
2.1.1. Giống chó nội địa.............................................................................. 2
2.1.1.1.
Chó ta ........................................................................................ 2
2.1.1.2.
Chó Phú Quốc............................................................................ 2
2.1.2. Giống chó nhập nội........................................................................... 3
2.1.2.1.
Chó Berger (chó chăn cừu Đức)................................................. 3
2.1.2.2.
Chó Fox ..................................................................................... 3
2.1.2.3.
Chó Nhật.................................................................................... 3
2.1.2.4.
Chó Bắc Kinh (Lion dog) ........................................................... 3
2.1.2.5.
Chó Chihuahua .......................................................................... 3
2.2. Sơ lược về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận của mắt ..................... 5
2.2.1. Cầu mắt............................................................................................. 5
2.2.1.1.
Màng bao bọc: gồm có 3 lớp...................................................... 5
2.2.1.2.
Các môi trường trong suốt của cầu mắt...................................... 7
2.2.2. Các cấu trúc phụ của cầu mắt ........................................................... 7
2.2.2.1.
Hốc mắt...................................................................................... 7
2.2.2.2.
Mi mắt........................................................................................ 8
2.2.2.3.
Kết mạc ...................................................................................... 8
2.2.2.4.
Bộ lệ........................................................................................... 8
2.2.3. Các cơ cầu mắt vận động .................................................................. 8
2.3. Một số bệnh thường gặp ở mắt chó........................................................... 9
2.3.1. Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) ................................................................ 9
2.3.1.1.
Đại cương .................................................................................. 9
2.3.1.2.
Nguyên nhân .............................................................................. 9
2.3.1.3.
Triệu chứng................................................................................ 9
2.3.2. Viêm giác mạc................................................................................. 10
2.3.2.1.
Đại cương ................................................................................ 10
2.3.2.2.
Dịch tể ..................................................................................... 10
2.3.2.3.
Nguyên nhân ............................................................................ 10
2.3.2.4.
Triệu chứng.............................................................................. 10
2.3.2.5.
Tiên lượng................................................................................ 10
2.3.3. Loét giác mạc.................................................................................. 10
2.3.3.1.
Nguyên nhân ............................................................................ 10
2.3.3.2.
Triệu chứng.............................................................................. 12
2.3.3.3.
Chẩn đoán................................................................................ 11
2.3.3.4.
Tiên lượng................................................................................ 11
2.3.4. Tăng sinh mí thứ ba......................................................................... 12
2.3.4.1.
Đại cương ................................................................................ 12
--ii--
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
2.3.4.2.
Dịch tể ..................................................................................... 12
2.3.4.3.
Nguyên nhân ............................................................................ 12
2.3.5. Đục thủy tinh thể ............................................................................. 12
2.3.6. Mắt tổn thương do tác động cơ học ................................................. 12
2.4. Một số thuốc được dùng trong điều trị bệnh mắt .................................... 12
2.4.1. Vitamin ADE ................................................................................... 12
2.4.1.1.
Tính chất .................................................................................. 12
2.4.1.2.
Tác dụng .................................................................................. 12
2.4.2. Vitamin C ........................................................................................ 13
2.4.2.1.
Tính chất .................................................................................. 13
2.4.2.2.
Tác dụng .................................................................................. 14
2.4.3. Gentamycin ..................................................................................... 14
2.4.3.1.
Tính chất .................................................................................. 14
2.4.3.2.
Tác dụng .................................................................................. 14
2.4.4. Clavamox ........................................................................................ 15
2.4.4.1.
Thành phần .............................................................................. 15
2.4.4.2.
Tính chất .................................................................................. 15
2.4.4.3.
Tác dụng .................................................................................. 15
2.4.5. Cinfax (dung dịch nhỏ mắt) ............................................................. 15
2.4.5.1.
Thành phần .............................................................................. 15
2.4.5.2.
Cơ chế tác dụng ....................................................................... 15
2.4.5.3.
Liều lượng................................................................................ 16
2.4.6. Atropin ............................................................................................ 16
2.4.6.1.
Tính chất .................................................................................. 16
2.4.6.2.
Tác dụng .................................................................................. 17
2.4.7. Lidocain 3% .................................................................................... 17
2.4.7.1.
Thành phần .............................................................................. 17
2.4.7.2.
Tính chất .................................................................................. 17
2.4.7.3.
Tác dụng .................................................................................. 17
2.4.7.4.
Liều lượng................................................................................ 17
2.4.8. Combistress..................................................................................... 17
2.4.8.1.
Thành phần .............................................................................. 17
2.4.8.2.
Tác dụng .................................................................................. 17
2.4.8.3.
Liều lượng................................................................................ 17
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..................... 18
3.1. Phương tiện thí nghiệm........................................................................... 18
3.1.1. Thời gian và địa điểm...................................................................... 18
3.1.2. Đối tượng thí nghiệm....................................................................... 18
3.1.3. Dụng cụ thí nghiệm ......................................................................... 18
3.1.4. Hóa chất và thuốc điều trị ............................................................... 18
3.2. Phương pháp thí nghiệm......................................................................... 18
3.2.1. Hỏi bệnh lập bệnh án ...................................................................... 18
3.2.2. Khám lâm sàng................................................................................ 18
3.2.3. Điều trị............................................................................................ 19
3.2.4. Các chỉ tiêu thí nghiệm.................................................................... 21
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................222
--iii--
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
4.1. Kết quả xác định các bệnh ở mắt chó tại bệnh xá thú y..........................222
4.2. Kết xác định tỷ lệ bệnh mắt theo các nhóm giống chó ...........................223
4.3. Xác định tỷ lệ bệnh mắt theo loại hình của mắt ...................................... 24
4.4. Kết quả điều trị....................................................................................... 24
4.4.1. Hiệu quả điều trị bệnh viêm giác mạc.............................................. 24
4.4.2. Hiệu quả điều trị bệnh loét giác mạc................................................ 25
4.4.3. Hiệu quả điều trị bệnh tăng sinh mí phụ và lòi tròng........................ 26
Chương 5: KẾT LUẬN..................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 28
PHỤ CHƯƠNG.................................................................................................... 29
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THU NHẬN ĐƯỢC TRONG THÍ NGHIỆM.................... 29
CÁC LOẠI THUỐC DÙNG TRONG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ............................... 30
QUÁ TRÌNH PHẨU THUẬT............................................................................... 31
--iv--
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Bố trí các phác đồ điều trị viêm giác mạc...................................................... 20
Bảng 2. Bố trí các nghiệm thức điều trị loét giác mạc................................................. 20
Bảng 3. Tỷ lệ các bệnh ở mắt của chó....................................................................... 22
Bảng 4. Tỷ lệ bệnh mắt theo các nhóm giống chó ...................................................... 23
Bảng 5. Tỷ lệ bệnh mắt theo loại hình của mắt ......................................................... 24
Bảng 6. Tỷ lệ khỏi bệnh viêm giác mạc của các nghiệm thức điều trị ........................... 25
Bảng 7. Tỷ lệ khỏi bệnh loét giác mạc của các nghiệm thức điều trị ............................ 25
Bảng 8. Kết qua điều trị tăng sinh mí phụ, mắt lòi tròng bằng phẫu thuật ..................... 26
--v--
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo mắt...................................................................................... 4
Hình 2. Bệnh viêm giác mạc .................................................................................. 29
Hình 3. Bệnh loét giác mạc .................................................................................... 29
Hình 4. Mắt bị đục thuỷ tinh thể ............................................................................ 29
Hình 5. Mắt phải tăng sinh mí phụ ......................................................................... 29
Hình 6. Kháng sinh Gentamycin ............................................................................ 30
Hình 7. Kháng sinh Clavamox ............................................................................... 30
Hình 8. Thuốc nhỏ mắt Cinfax............................................................................... 30
--vi--
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
TÓM LƯỢC
Với mục đích xác định được các bệnh xuất hiện ở mắt của chó và tìm ra được một
phác đồ điều trị có hiệu quả cao. Chúng tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“Kết quả chẩn đoán lâm sàng và hiệu quả điều trị các bệnh ở mắt chó tại Bệnh Xá
Thú Y, trường Đại Học Cần Thơ”. Đề tài được thực hiện với ba nội dung chính là
xác định các bệnh về mắt của chó, xác định tỷ lệ bệnh theo các loại hình mắt chó và
hiệu quả điều trị từng bệnh ở mắt chó.
Qua hơn hai tháng thực hiện đề tài chúng tôi đã khảo sát tổng số 677 ca bệnh,
trong đó có 81 ca chó bị bệnh ở mắt, chiếm tỷ lệ 11,96%. Đã xác định được 6 bệnh
xảy ra ở mắt. Trong đó có 38 ca viêm kết mạc, chiếm tỷ lệ cao 48, 96%, 15 ca viêm
giác mạc (18,50%), loét giác mạc và viêm mí phụ đều có 9 ca (11,11%), 6 ca mắt
lòi tròng (7,41%) và 4 ca đục thủy tinh thể, chiếm tỷ lệ 4,93%.
Trong 2 nhóm giống chó, nội và ngoại, thì nhóm giống chó ngoại bị các bệnh mắt
nhiều hơn so với nhóm chó nội (66% so với 18,65%).
Với 2 nhóm chó được phân loại theo đặc điểm loại hình của mắt thì nhóm chó mắt
to, lồi có 61 ca bệnh (chiếm tỷ lệ 52,96%) cao hơn nhóm chó mắt nhỏ, không lồi
(chỉ có tỷ lệ bệnh là 31,59%).
Trong ba nghiệm thức điều trị bệnh viêm giác mạc thì cả ba đều có tỷ lệ khỏi là
100%. Tuy nhiên, hai nghiệm thức kết hợp Gentamycin với Cinfax và Clavamox với
Cinfax đã rút ngắn được thời gian điều trị so với nghiệm thức chỉ sử dụng Cinfax.
Ở hai nghiệm thức điều trị bệnh loét giác mạc thì nghiệm thức kết hợp Gentamycin
với Cinfax đã có tỷ lệ khỏi bệnh sau 5 ngày là 100%. Trong khi đó, nghiệm thức kết
hợp Clavamox và Cinfax tỷ lệ khỏi bệnh sau 5 ngày chỉ là 75%.
Sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị tăng sinh mí phụ và mắt lòi tròng đã
có tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.
--vii--
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mắt là nơi tiếp nhận mọi hình ảnh từ thế giới bên ngoài của động vật nói chung và
chó nói riêng. Vì vậy mắt luôn ở dạng mở, đây là điều kiện để các tác động cơ học
cùng những vi chất khác và vi khuẩn hay virus xâm nhập khi tiếp cận. Do chó là
loài sinh vật có đặc tính khá gần gủi với tình cảm của con người khi chăm sóc và
nuôi dưỡng. Nó luôn thể hiện tình cảm gắn bó, ân cần và chung thành bằng những
cử chỉ mà người nuôi thấy ấm áp, khuây khỏa tinh thần. Đồng thời, cuộc sống phát
triển nên việc du nhập các loại giống chó cũng là mối nguy hại phát sinh nhiều mầm
bệnh. Để có thể chẩn đoán xác định được các bệnh ở mắt và sử dụng phác đồ thích
hợp đem lại hiệu quả điều trị cao từ các dược liệu đặc hiệu. Được sự phân công và
hướng dẫn của quý thầy cô bộ môn thú y, tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt
nghiệp với đề tài: “Kết quả chẩn đoán lâm sàng và hiệu quả điều trị các bệnh ở mắt
chó tại Bệnh Xá Thú Y, trường Đại Học Cần Thơ”.
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định các bệnh ở mắt của chó.
- Xác định tỷ lệ bệnh theo các loại hình mắt chó.
- Hiệu quả điều trị từng bệnh ở mắt chó.
1
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
2
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG CHÓ NUÔI Ở NƯỚC TA
2.1.1. Giống chó nội địa
2.1.1.1.
Chó ta
Theo Lê Văn Thọ (2006):
Chó ta được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách đây 3.000 – 4.000 năm trước
Công nguyên.
Do nước ta có tập quán nuôi chó thả rong, vì thế sự phối giống xảy ra một cách tự
nhiên giữa các giống chó, kết quả tạo ra nhiều thế hệ con lai với đặc điểm ngoại
hình rất đa dạng. Vì thế, chúng được xếp chung vào một nhóm là “chó ta”.
Ngoại hình: chó ta có tầm vóc lớn trung bình, chó cái nhỏ hơn chó đực một ít. Thể
trọng bình quân lúc 12-15 tháng tuổi đạt từ 9,83 - 11,01Kg. Đầu to vừa phải, mõm
thon nhỏ. Một số con trên trán có vài nếp nhăn. Mắt đen, to vừa phải nhưng không
lồi, mũi đen hoặc có màu nâu sậm. Tai lớn trung bình có hình dạng chữ V.
Cấu trúc cơ thể hình chữ nhật. Đường lưng thẳng, ngực khá sâu. Bộ lông ngắn ôm
sát thân, sợi lông hơi thô và thẳng. Màu sắc lông một màu hoặc nhiều màu: vàng,
đen, trắng, vá, vện. Đuôi khá dài 22,16 cm thường là đuôi vòng uốn cong lên trên
lưng.
2.1.1.2.
Chó Phú Quốc
Theo Lê Văn Thọ (2006):
Nguồn gốc: xuất xứ ở đảo Phú Quốc Việt Nam.
Có ba đặc điểm hiếm thấy ở chó Phú Quốc là:
Có một xoáy dài dọc sống lưng.
Giữa các ngón chân có một màng mỏng như chân vịt (thích nghi để bơi).
Chó Phú Quốc có bản năng thiên nhiên cao, hiếu chiến, thích săn mồi, khứu giác
phát triển tốt và thông minh. Chúng đào hang để đẻ con, khi con lớn chúng mới
mang về nhà.
Ngoại hình: chó có thể hình khá lớn, thể trọng bình quân lúc 12- 15 tháng tuổi đạt
từ 12,67 - 13,62Kg. Đầu cân đối, trên trán có nhiều nếp nhăn. Mắt nhỏ và đen linh
hoạt, tai hướng về phía trước, hình chữ V luôn luôn thẳng đứng. Đường lưng thẳng
trên lưng có xoáy dài. Đuôi khá dài 23,72cm, kiểu đuôi vòng uốn cong lên lưng. Bộ
lông ngắn, dày, ôm sát thân, lông mượt. Màu sắc lông : một màu, có thể vàng, đen
tuyền, vện, xám hoặc màu lá úa.
Chó Phú Quốc có thể huấn luyện tốt, nhân dân ta thường sử dụng để làm chó đi săn,
giữ nhà hoặc làm chó bảo vệ.
3
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
2.1.2. Giống chó nhập nội
2.1.2.1.
Chó Berger (chó chăn cừu Đức)
Đây là giống chó lớn nhất trong tất cả các giống chó. Chó có mõm to dài, bộ lông
ngắn mềm có màu đen sẫm ở thân và mõm, còn đầu ngực và bốn chân có màu vàng
sẫm. Mắt hình quả hạnh, màu đen, không lồi, sinh động và thông minh. Chó Berger
rất thông minh, nhanh nhẹn và rất khỏe mạnh nên thường được nuôi để bảo vệ gia
đình, kho tàng và được sử dụng trong nghiệp vụ cảnh sát hình sự, bộ đôi biên phòng
(Lê Văn Thọ, 2006).
2.1.2.2.
Chó Fox
Có nguồn gốc tại Pháp, là giống chó nhỏ con, nặng 3- 4 kg, đầu nhỏ, tai to và vểnh,
sống mũi hơi gãy, mõm dài nhỏ. Ngực chó Fox nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh
và cao nên chó chạy rất nhanh. Chó có bộ lông ngắn, lông có màu trắng đôi khi có
chỗ vá nâu hay vàng. Mắt to tròn và hơi lồi. Giữa sống mũi kéo dài lên đỉnh đầu là
lằn đen hoặc trắng (Lê Văn Thọ, 2006).
2.1.2.3.
Chó Nhật
Việt Chương (2005) cho rằng: Đây là giống chó có nguồn gốc từ xứ Phù Tang và
đang được nuôi làm kiểng ở khắp nơi trên thế giới. Thân hình nhỏ nhắn, đầu nhỏ,
mõm thẳng và hơi dài, tai lớn và xụ, hai mắt to cách xa nhau nhưng không lồi như
chó Bắc Kinh, chân nhỏ và tương đối thấp. Là giống chó có bộ lông trắng tinh, đôi
khi có chỗ vá đốm nâu hay đen xen kẽ, lông rất dày sợi lông nhỏ mịn, thẳng hoặc
xoăn.
2.1.2.4.
Chó Bắc Kinh (Lion dog)
Còn có tên là chó sư tử, xuất xứ từ Trung Quốc. Chó Bắc Kinh có thân hình nhỏ bé,
mới nhìn qua không khác gì giống chó Nhật nhưng có tầm vóc nhỏ hơn. Chó có bộ
lông dài xù, lượn sóng, màu sẫm hoặc màu trắng sữa phủ khắp mình, gần như phủ
sát đất nên rất dễ bị vấy bẩn. Giống chó này có đầu to, mũi gãy, mõm rất ngắn nên
trong mũi nó hơi tẹt, nhất là có hai mắt rất to và lồi lên nên dễ bị viêm do tác động
từ bên ngoài(Việt Chương, 2005).
2.1.2.5.
Chó Chihuahua
Đây là giống chó được đánh giá là nhỏ nhất trong tất cả các giống chó trên thế giới,
ở nước ta chó được gọi là “chó Fox hươu” vì có hình dáng giống như con hươu thu
nhỏ. Chó Chihuahua có bộ lông thẳng, sát da như lông bò, lông có màu nâu vàng
sẫm hay nâu nhạt. Đầu chó nhỏ, tai to dài, mõm dài và thẳng, ngực nở, chân cao và
mảnh, mắt tròn và lồi. Người ta dùng chó để làm cảnh và trông coi nhà vì chó khỏe
mạnh và không thích người lạ (Việt Chương, 2005).
4
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
2.2.
Sơ lược về cấu tạo và chức năng của mắt chó
Mắt là cơ quan thu nhận ánh sáng là bộ máy quang học để thu nhận hình ảnh. Mắt
chó gồm có cầu mắt (hay nhãn cầu), các cấu trúc phụ của cầu mắt và các cơ quan
vận động của mắt.
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo mắt
( />
2.2.1. Cầu mắt
Nguyễn Xuân Trường và ctv (1997) cho rằng cầu mắt gồm có màng bao và môi
trường trong suốt.
2.2.1.1.
Màng bao gồm có 3 lớp
* Màng sợi
- Giác mạc
Là phần trước nhất của màng sợi, trong suốt so với củng mạc màu trắng đục, màng
này dai và không có mạch máu. Cấu tạo của giác mạc gồm có 5 lớp từ ngoài vào
trong:
+ Biểu mô: là biểu mô lát tầng không sừng hóa, bề mặt của biểu mô luôn ẩm ướt
nhờ chất tiết của các tuyến lệ.
+ Màng bowman: là màng bảo vệ chính yếu của giác mạc, màng này không phân
cách rõ với nhu mô nhưng biểu mô tách khỏi nó dễ dàng. Do không có khả năng tái
tạo nên màng này bị tổn thương sẽ để lại sẹo mỏng (màng mây).
+ Nhu mô: là phần dày nhất trong 5 lớp của giác mạc (chiếm 90% bề dày của giác
mạc). Trong đó, lớp mô liên kết nguyên bào sợi sắp xếp thành lớp đan chéo theo các
5
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
hướng khác nhau. Trong cùng một lớp các sợi xếp song song với nhau, hướng của
các sợi lớp này so với các sợi lớp kế thường vuông góc vói nhau. Khi các tổn
thương loét giác mạc đến lớp nhu mô thường để lại những sẹo vĩnh viễn.
+ Màng Descemet: là lớp màng rất dai và rất đàn hồi, mặc dù chỉ mỏng bằng ½
màng Bowman. Trong trường hợp loét giác mạc sâu làm mất tổ chức của ba lớp trên
thì dưới áp lực của thủy dịch màng Descemet có thể bị đẩy phồng ra phía trước. Vì
màng này đàn hồi nên khi bị rách hai mép dễ thun lại tách rời nhau khỏi chỗ bị tổn
thương.
+ Nội mô: gồm một lớp tế bào hình lục giác dẹp, được xếp sát nhau ở mặt trong của
màng Descemet. Nội mô có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ tính chất
trong suốt của giác mạc. Vì vậy, khi tiến hành phẩu thuật cần tránh va chạm vào
mặt sau của giác mạc.
- Củng mạc (lòng trắng của mắt)
Là lớp sợi có vai trò chính bảo vệ cầu mắt, lớp này dày nhất ở cực sau. Củng mạc
có màu trắng đục do cấu tạo của các sợi đan chéo nhau. Củng mạc có ba lớp không
rõ ràng: lớp thượng củng mạc, lớp nhu mô và lớp sắc tố củng mạc. Củng mạc được
nuôi dưỡng bởi mạch máu thượng củng mạc phía ngoài và lớp sắc tố củng mạc ở
bên trong, còn nhu mô củng mạc được xem như vô mạch.
* Màng mạch
Là lớp giữa cách cương mô bằng một khoang hẹp chứa bạch huyết, màng này mềm,
chứa sắc tố màu đen, nhiệm vụ của màng là nuôi dưỡng mắt. Màng mạch gồm có 3
bộ phận:
- Mống mắt: có cấu tạo hình đĩa, ở giữa có một lỗ nhỏ ở trung tâm mống mắt gọi là
đồng tử, phía vành đĩa mống mắt gắn với thể mi và gắn với giác mạc. Mống mắt có
tác dụng là màng chắn sáng điều chỉnh lượng ánh sáng và phần sau của cầu mắt.
Mống mắt có hai lớp cơ trơn: lớp phía trước là cơ vòng chạy quanh đồng tử, được
điều khiển bởi hệ đồi giao cảm, lớp cơ còn lại được điều khiển bởi hệ giao cảm, đó
là màng cơ khu trú phía sau nhu mô mống mắt, trải rộng cho tới thể mi.
- Thể mi: là phần dày lên của màng mạch, nằm giữa hắc mạc ở phía sau và mống
mắt ở phía trước. Nhiệm vụ của thể mi là điều tiết giúp con vật nhìn được rõ các vật
ở gần và tiết ra thủy dịch. Thể mi còn có chức năng nuôi dưỡng thủy tinh thể.
- Hắc mạc (lòng đen): là màng trước của màng mạch, hình đĩa, có một lỗ thủng ở
chính giữa gọi là con ngươi. Nó có hai bờ: bờ ngoài nối với thể mi là bờ mi, bờ
trong giới hạn con ngươi là bờ con ngươi. Hắc mạc chứa nhiều sắc tố và tập trung
tại mặt sau của nó.
6
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
* Võng mạc
Là màng trong cùng, tiếp xúc với thủy tinh dịch. Võng mạc chia làm hai phần: phần
trước ngang mức với thể mi trở ra thì không cảm thụ ánh sáng, phần sau có yếu tố
thụ cảm ánh sáng.
Dưới lớp tế bào cảm quan là các tế bào thần kinh. Gồm tế bào hạch, tế bào lưỡng
cực và tế bào nằm ngang. Sợi trục của tế bào thần kinh tập hợp thành dây thần kinh
thị giác (dây số 2). Tại điểm dây thần kinh thị giác thoát ra khỏi cầu mắt gọi là điểm
mù. Điểm mù không có tế bào thụ cảm ánh sáng phân bố.
2.2.1.2.
Các môi trường trong suốt của cầu mắt
Phạm Phan Địch (2002) cho rằng các môi trường trong suốt của cầu mắt bao gồm:
- Thủy tinh thể (nhân mắt)
Là một thấu kính lồi hai mặt, mặt sau lồi hơn mặt trước, thủy tinh thể trong suốt,
nằm trực tiếp ngay sau đồng tử. Thủy tinh thể là bộ phận của mắt không có mạch
máu cũng không có dây thần kinh, tất cả mọi dinh dưỡng của thủy tinh thể đều phải
nhờ vào sự thẩm thấu qua màng bọc. Cho nên các quá trình chuyển hóa ở đây rất dễ
bị rối loạn và gây đục thủy tinh thể.
- Thủy dịch
Là một dung dịch được tiết ra bởi võng mạc thể mi. Thủy dịch có chức năng nuôi
dưỡng những mô không có mạch máu (nhân mắt hay giác mạc). Thủy dịch được
liên tục tiết ra và được hấp thụ bởi tĩnh mạch của củng mạc.
- Dịch kính
Được chứa đựng trong khoang kín, nằm giữa nhân mắt và võng mạc. Toàn bộ võng
mạc được dính với dịch kính. Nó là một khối gelatin trong suốt không màu, dịch
kính có thể ở trạng thái gel (đặc) hoặc sol (lỏng). Dịch kính có chức năng truyền
ánh sáng, giữ nhân mắt tại chỗ và không xê dịch, giữ lớp trong cùng của võng mạc
luôn dính vào lớp sắc tố của võng mạc.
2.2.2. Các cấu trúc phụ của cầu mắt
Theo Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn và Thái Thọ (1996), thì cầu mắt gồm có các
cấu trúc phụ:
2.2.2.1.
Hốc mắt
Hốc mắt có dạng hình tháp, bên trong có cầu mắt, đáy mở ra phía trước, có đỉnh
ứng với lỗ thị và khe bướm thông với tầng đáy sọ. Hốc mắt nằm giữa các xương của
sọ và mặt. Hốc mắt được giới han bởi 6 xương là xương trán, xương bướm, xương
gò má, xương khẩu cái và xương lệ.
7
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
2.2.2.2.
Mi mắt
Đây là thành phần mềm cử động được, có thể đóng mở dễ dàng, hoạt động như một
màng bảo vệ cầu mắt khỏi bị chấn thương và ánh sáng quá mức. Mi mắt cũng giúp
đồng tử trong việc điều lượng ánh sáng đến võng mạc. Mi mắt gồm có mi trên và
mi dưới, chúng là những nếp da nằm phía trước cầu mắt. Khi hai mi khép lại thì phủ
kín hoàn toàn cầu mắt. Quanh bờ mi mắt có nhiều lông gọi là lông mi. Ở các gốc
lông mi có nhiều lỗ ống dẫn tuyến nhờn. Nơi nối hai mi trên và dưới là góc mắt: góc
ngoài nhọn, góc trong thì tròn và rộng ra làm thành hố lệ. Tại đây có một mống lệ là
phần lồi lên chứa mô mỡ và tuyến nhờn.
2.2.2.3.
Kết mạc
Là màng nhầy mỏng trong suốt, phủ mặt trong của mi mắt và mặt ngoài của phần
trước. Nhiệm vụ là tạo một bề mặt trơn nhẵn cho phép mọi sự chuyển động không
ma sát của nhãn cầu. Kết mạc có thể được chia ra 4 phần: kết mạc của mi mắt, kết
mạc túi, kết mạc nhãn cầu, nếp bán nguyệt và cục lệ.
2.2.2.4.
Bộ lệ
- Tuyến lệ
Nguyễn Quốc Anh và Phạm Trọng Văn (2005) cho rằng tuyến lệ nằm ở góc trên và
ngoài của hốc mắt, ngay sau bờ xương của xương trán. Nó có nhiệm vụ tiết ra nước
mắt để đảm bảo độ ẩm của giác mạc và rửa sạch bụi bẩn.
- Đường lệ (lệ đạo)
Là đường dẫn nước mắt đi từ góc trong mắt đến hốc mũi. Lệ đạo gồm có hai ống:
ống trên và ống dưới nằm ngay dưới da mi. Biểu mô của các ống lệ là biểu mô lát
tầng giống với biểu mô đường hô hấp trên.
2.2.3. Các cơ cầu mắt vận động
Theo Nguyễn Xuân Trường và ctv (1997):
Để vận động mỗi cầu mắt cần có 6 cơ. Gồm có bốn cơ thẳng (cơ trên, dưới, trong,
ngoài) và hai cơ chéo (trên, dưới). Trong đó, trừ cơ chéo dưới thì tất cả các cơ đều
xuất phát từ đáy dưới của mắt. Giữa các sợi cơ có nhiều sợi thần kinh và có nhiều
sợi đàn hồi. Với cấu trúc đặc biệt có nhiều sợi đàn hồi và dây thần kinh đã góp phần
làm cho tính chất cử động của cơ mắt mềm mại và tinh tế.
Các cơ thẳng hướng xuyên về phía trước làm thành một nón cơ, nên khi co không
cùng một lúc sẽ vận động cầu mắt xung quanh hai trục (ngang, dọc) của nó và
hướng cầu mắt về phía đối diện.
Khi các cơ chéo co sẽ xoay cầu mắt xung quanh trục của nó và hướng con ngươi
xuống dưới và sang bên (cơ chéo trên) hoặc lên trên và sang bên (cơ chéo dưới).
Sự vận động chung của mắt dược điều khiển bởi 3 dây thần kinh:
- Dây số III vận động cơ chéo.
8
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- Dây số IV vận động cơ thẳng.
- Dây số VI vận động chung của mắt.
2.3.
Một số bệnh thường gặp ở mắt chó
2.3.1. Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
2.3.1.1.
Đại cương
Kết mạc là màng keo trong suốt (niêm mạc) phủ ở mặt trước của nhãn cầu trừ giác
mạc (lòng đen) và phủ toàn bộ mạt sau mi mắt. Viêm kết mạc thực chất là viêm
niêm mạc mắt. Gọi là kết mạc vì đó là màng tổ chức liên kết. Viêm kết mạc gồm tất
cả các biểu hiện: viêm, nhiễm trùng, dị ứng và kết mạc bị kích thích do những tác
nhân từ bên ngoài như gió, bụi, hóa chất… lên kết mạc. Bệnh chiếm tỉ lệ cao ở các
nước nóng, ẩm, và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Việc chuẩn đoán nguyên nhân gây viêm
kết mạc rất khó vì một tác nhân có thể gây nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau và
ngược lại nhiều tác nhân có thể gây cùng một bệnh cảnh lâm sàng, hoặc nhiều tác
nhân có thể chung nhau gây bệnh trong một lần (Võ Văn Phi, 2006).
2.3.1.2.
Nguyên nhân
Bệnh viêm kết mạc ở gia súc thường do tổn thương cơ giới, chúng bị đánh đâp
trúng vào mắt, bị các vật lạ rơi vào mắt (cát, bụi), bị hóa chất bắn vào mắt. Ngoài ra
còn kế phát do các bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng như dịch tả, tụ huyết trùng,
tiêm mao trùng, tụ cầu vàng, hoặc những tổ chức gần mắt bị viêm lan đến kết mạc
mắt (Huỳnh Văn Kháng, 2001).
2.3.1.3.
Triệu chứng
- Viêm kết mạc cấp tính:
Hai mí mắt của con vật khi ngủ dậy bị sưng, dính lại, khó mở, sợ ánh sáng. Kết mạc
mắt bị sung huyết bầm đỏ. Lúc đầu nước mắt chảy ra trong loãng, sau đó đục và đặc
như mủ, chất tiết có thể màu trắng sữa, vàng nhạt hoặc xanh nhạt.
- Viêm kết mạc mãn tính:
Theo Huỳnh Văn Kháng (2001):
Do bị kích thích bởi dịch viêm nên mắt con vật ngứa ngáy khó chịu, cảm giác có
ngoại vật trong mắt, con vật thường dùng chân dụi vào mí mắt làm cho kết mạc mắt
bị xây xát, làm cho mí mắt bị nhiễm trùng kế phát.
Khám thấy mi sưng nề, kết mạc cương tụ (đỏ mắt), thậm chí bị sung huyết.
Các dấu hiệu khác: tiết ghèn nhầy hoặc lỏng, đỏ và phù nề mi, sờ thấy hạch trước
tai, xuất hiện dưới kết mạc những chấm hồng.
Viêm kết mạc mắt là một bệnh ít có những biến chứng nặng nề cho mắt hay ít gây
mù lòa nhưng nếu điều trị không kịp thời và không đúng phương pháp thì sẽ viêm
lan đến giác mạc, con vật có thể bị mù.
9
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
2.3.2. Viêm giác mạc
2.3.2.1.
Đại cương
Giác mạc là bộ phận trong suốt và lộ nên dễ bị xâm nhiễm bởi các tác nhân bên
ngoài gây nên viêm và loét giác mạc (Huỳnh Văn Kháng, 2001).
2.3.2.2.
Dịch tể
Viêm loét giác mạc nhiễm trùng là bệnh mắt phổ biến nhất. Những nơi khí hậu
nóng ẩm là điều kiện nhiễm trùng giác mạc phát sinh và phát triển. Cùng với môi
trường bẩn và ý thức vệ sinh chăm sóc chưa cao càng làm cho bệnh thêm trầm trọng
(Huỳnh Văn Kháng, 2001).
2.3.2.3.
Nguyên nhân
Theo Huỳnh Văn Kháng (2001):
- Trường hợp viêm giác mạc nông: xảy ra do các chấn thương cơ giới của ngoại vật
như gió, bụi, lông hay ánh nắng chói hoặc do biến chứng của bệnh khác như viêm
kết mạc, viêm tuyến lệ,…Viêm chỉ xảy ra ở lớp biểu mô giác mạc.
- Trường hợp viêm giác mạc sâu: do yếu tố nội sinh, tác nhân gây bệnh theo đường
máu như: lao, virus, độc tố. Viêm xâm nhập vào lớp mô nhục (cơ).
2.3.2.4.
Triệu chứng
Con vật bị đau nhức và sưng, giảm thị lực, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, đổ ghèn.
Giác mạc bị viêm có màu trắng đục là do dịch thẩm xuất hình thành cùng với sự
thoát mạch của bạch cầu, đại thực bào xâm lấn vào lớp đệm của giác mạc làm mất
đi sự trong suốt của giác mạc hay làm cho giác mạc có màu trắng đục lan tỏa hoặc
tập trung thành đám, hình sợi, hình cành cây,..Mắt con vật bị mất phản xạ với kích
thích ngoài hoặc bị mù hoàn toàn (Huỳnh Văn Kháng, 2001).
2.3.2.5.
Tiên lượng
Viêm giác mạc nông: ổ viêm tiêu đi, không để lại di chứng hay vẩn đục nhẹ, viêm
giác mạc sâu: tổ chức liên kết tăng sinh gây vẩn đục giác mạc kéo dài (Huỳnh Văn
Kháng, 2001).
2.3.3. Loét giác mạc
2.3.3.1.
Nguyên nhân
Theo Huỳnh Văn Kháng (2001):
Loét giác mạc là một bệnh rất nguy hiểm, bởi nó để lại những di chứng vĩnh viễn
cho mắt như: sẹo giác mạc, teo nhãn, lồi mắt cua, mất thị lực.
Loét xảy ra khi giác mạc bị trầy hay nhiễm trùng. Nhiễm trùng ở giác mạc do nhiều
nguyên nhân: vi khuẩn, virus, nấm, amip. Chủ yếu là sự nhiễm tụ cầu khuẩn, nhiễm
Pseudomonas hay nhiễm phế cầu khuẩn sau chấn thương. Thường xảy ra sau một
chấn thương (bị bụi, côn trùng bay vào mắt).
10
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ngoài ra, loét giác mạc có thể xảy ra dưới dạng biến chứng của bệnh viêm kết mạc,
viêm túi lệ, hay loét giác mạc có thể sinh ra từ những rối loạn trong dinh dưỡng.
2.3.3.2.
Triệu chứng
Theo Huỳnh Văn Kháng (2001):
Biểu hiện là đau mắt dữ dội, sợ ánh sáng, mắt nhìn mờ, mắt đỏ (đặc biệt là đỏ quanh
tròng đen).
Chảy nước mắt nhưng không nặng, ban đầu thâm nhiễm khoang tròn, xám đục trên
bề mặt và sau đó gây hoại tử, nung mủ rồi thành vết loét. Vết loét này sẽ lõm xuống
và có màu đỏ rất dễ thấy khi nhuộm bằng thuốc đỏ Mercurochrome và màu lục nếu
nhuộm bằng Fluorescein.
Nếu điều trị kịp thời các triệu chứng rút dần, vết loét được phủ đầy và thành sẹo để
lại một đám đục trắng như sứ gọi là vảy cá hoặc đám đục lờ mờ gọi là màng khói.
Nếu điều trị không kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng, các triệu chứng đều tăng, vết
loét sâu, rộng thêm, mủ tiền phòng, thủng giác mạc và có thể dẫn đến mù mắt.
2.3.3.3.
Chẩn đoán
Theo Huỳnh Văn Kháng (2001):
- Chẩn đoán xác định:
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng cơ bản:
+ Giác mạc có vùng đục, mất tổ chức giác mạc.
+ Nhuộm thuốc đỏ hoặc Flourescein (+).
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Viêm giác mạc: viêm giác mạc không bị loét có vùng viêm đục trên giác mạc
nhưng bề mặt giác mạc vẫn không mất tổ chức, giác mạc không bị lõm khuyết,
nhuộm thuốc không bắt màu.
+ Sẹo giác mạc: là giai đoạn ổn định của viêm hay loét giác mạc, mắt không đỏ,
không đau tuy có vùng đục giác mạc nhưng bề mặt nhẵn không bắt màu thuốc
nhuộm.
2.3.3.4.
Tiên lượng
Theo Huỳnh Văn Kháng (2001):
- Ổn định sau điều trị:
Thường để lại sẹo giác mạc, nếu mỏng gọi màng khói, nếu sẹo dày gọi là vảy cá
giác mạc, trừ trường hợp tổn thương khu trú ở biểu mô thì không để lại sẹo.
- Diễn biến xấu:
11
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
+ Thủng giác mạc: nếu thủng nhỏ có thể sẹo loà thì để lại sẹo giác mạc dính mống.
Có thể thủng rộng hoặc hoại tử toàn bộ giác mạc thì thường không bảo vệ được
nhãn cầu.
+ Viêm mủ nội nhãn.
+ Mủ toàn nhãn.
Tuyệt đối không được sử dụng thuốc có corticoid vì nó sẽ ngăn sự lành sẹo và làm
giảm miễn dịch cục bộ.
2.3.4. Tăng sinh mí thứ ba
2.3.4.1.
Đại cương
Tăng sinh mí thứ ba còn gọi là viêm mí phụ, mộng thịt, viêm tăng sinh mí phụ. Là u
lành tính của kết mạc lấn vào giác mạc ở hai góc mũi và thái dương mắt (Nguyễn
Xuân Trường và ctv, 1997).
2.3.4.2.
Dịch tể
Đây là bệnh thường gặp ở các nước có khí hậu nóng, nhiều gió bụi và tia sáng mặt
trời như nước ta (Nguyễn Xuân Trường và ctv, 1997).
2.3.4.3.
Nguyên nhân
Nguyễn Xuân Trường và ctv (1997), cho rằng nguyên nhân gây mộng thịt chưa rõ
ràng nhưng có một số yếu tố gây nên mộng thịt như: gió, bụi, tia sáng mặt trời, hơi
hóa chất, …
Ở chó mí mắt thứ ba thường sa ra ngoài dẫn đến hiện tượng hình thành khối đỏ.
Mộng thịt gồm có 3 phần:
- Đầu mộng thịt dính chặt vào giác mạc.
- Thân mộng dài hình nan quạt nằm trên màng tiếp hợp, có nhiều mạch máu đỏ bò
từ chân mộng thịt đến đầu mộng thịt.
- Cổ mộng tương ứng với rìa giác mạc nối liền đầu mộng với thân mộng.
Đầu mộng hoặc thân mộng dính lên giác mạc, có thể tiến đến che lấp đồng tử gây
kích thích và giảm thị lực trầm trọng.
Điều trị bệnh này chủ yếu là sử dụng biện pháp ngoại khoa. Với kỹ thuật này rất
đơn giản và nhanh gọn, nhưng về lâu dài thì chó có thể thiếu nước mắt, dẫn đến
bệnh khô mắt.
2.3.5. Đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể là hiện tượng mờ thủy tinh thể. Mà thủy tinh thể là chiếc đĩa
trong suốt nằm ở bên trong mắt, thủy tinh thể như một thấu kính hội tụ nằm sau
mống mắt và tham gia vào quá trình điều tiết của mắt. Vì vậy thủy tinh thể bị đục
cũng giống như tấm kính bị mờ nhìn không rõ được bên ngoài. Sự đục mờ này ngăn
không cho tia sáng lọt qua. Kết quả võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực
12
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
của con vật suy giảm dẫn đến mù lòa. Bệnh này là do những thay đổi vật lý trong
các thành phần của thủy tinh thể nên gây đục. Ở chó, đục thủy tinh thể tồn tại rất
nhiều dạng, kế phát từ các bệnh như chấn thương hay teo võng mạc, tiểu đường hay
do tuổi già. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình
thành đục thủy tinh thể. Chế độ ăn giàu chất oxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác
dụng phòng ngừa bệnh. Còn Taurin là một acid amin chính trong thủy tinh thể, có
khả năng làm chậm sự khởi phát của bệnh (Nguyễn Xuân Trường và ctv, 1997).
2.3.6. Mắt tổn thương do tác động cơ học
Nguyễn Tất Toàn (2004) cho rằng phần lớn thường xảy ra ở chó Nhật, Bắc Kinh do
cắn lộn, đánh trúng vào mắt, …
- Chấn thương nhãn cầu: làm hư hại nặng cấu trúc bên trong, xuất huyết mống mắt,
lệch thủy tinh thể, tăng nhãn áp, xuất huyết võng mạc, vỡ nhãn cầu, …
- Lòi tròng: nếu cứ để lòi mắt lớn dần thì sự phơi trần của nhãn cầu có thể dẫn đến
khô giác mạc, nhiễm khuẩn và loét giác mạc.
Trong trường hợp mắt bị tổn thương cơ học thì hướng giải quyết là tiến hành phẩu
thuật. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của nhãn cầu mà có hướng giải quyết.
Nếu nhãn cầu bị tổn thương hoàn toàn, không thể đưa nhãn cầu vào trở lại vị trí ban
đầu được thì phải thủ thuật khoét bỏ nhãn cầu.
Nếu nhãn cầu bị tổn thương nhẹ thì có thể thực hiện đưa nhãn cầu trở lại vị trí ban
đầu và tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.
2.4.
Một số thuốc được dùng trong điều trị bệnh mắt
2.4.1. Vitamin ADE
Vitamin ADE là chế phẩm các vitamin hòa tan trong dầu do Eurovet sản xuất.
2.4.1.1.
Tính chất
Thành phần gồm:
Vitamin A:................80000 IU
Vitamin D3:………..40000 IU
Vitamin E:………….20 mg
Dung môi và chất bảo quả đặc biệt.
2.4.1.2.
Tác dụng
Nguyễn Phước Tương và Trần Diễm Uyên (2000):
Vitamin ADE tiêm có tác dụng cho sự phát triển của cơ thể, tăng khả năng sinh sản
của con vật. Tham gia vào sự ra các mô, da và niêm mạc cũng như võng mạc thị
giác. Vitamin A còn điều hòa chức năng của tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục,
tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm nhiễm, đóng vai trò quan trọng trong quá
13
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
trình hình thành nang trứng, tinh trùng, phát triển của bào thai.
Cơ thể chó có nhu cầu cần rất nhiều vitamin A trong quá trình trao đổi chất cũng
như hoạt động của hệ thần kinh. Do đó, khi vitamin A cung cấp không đủ sẽ mắc
phải một số bệnh.
Thiếu vitamin A: gia súc chậm lớn, thiếu máu, viêm loét giác mạc, chảy nước mắt,
khô mắt và dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Tác dụng điển hình của thiếu vitamin
A là khô mắt, con vật nhìn không rõ trong bóng đêm (hiện tượng quáng gà).
Thiếu vitamin A gia súc có hiện tượng niêm mạc khô, biểu bì thoái hóa, dễ nhiễm
trùng giác mạc, có thể phá hủy giác mạc. Súc vật cũng bị loét dạ dày, ruột…vì các
màng nhầy bị tổn thương.
Vitamin A điều hòa khả năng sinh dục của gia súc, làm vết thương mau lành. Nó
còn kích thích sự sinh trưởng và sinh sản ở gia súc cái, nếu vitamin A gây rối loạn
sinh sản, có khi vô sinh và sẩy thai.
- Vitanin D: Có tác dụng điều hòa tỷ lệ Ca/P trong máu, giúp cho việc hình thành bộ
xuơng của gia súc non đuợc bình thuờng. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương do
sự mất cân bằng của tỷ lệ Ca/P.
- Vitamin E: còn được gọi là Tocopherol. Nó kích thích thùy sau của tuyến yên tăng
tiết hormone Gonadotropin, Thyreotropin và ACTH. Kích thích quá trình tạo tinh
trùng, khả năng thụ thai ở gia súc. Vitamin E còn là chất bảo quản làm bền vững các
acid béo không no, ức chế sự tạo thành Lipoperoxit độc và phospholipid không bình
thường. Kích thích quá trình tạo sắc tố da, lòng đỏ trứng,...Ngoài ra, vitamin E còn
có tác dụng như một chất bảo quản vitamin A, kích thích sự hấp thu và dự trữ
vitamin A trong cơ thể. Thiếu vitamin E dễ gây đục thủy tinh thể ở chó, làm chậm
lớn, teo cơ và dễ gây bại liệt.
2.4.2. Vitamin C
2.4.2.1.
Tính chất
Vitamin C hay acid ascorbic có thể thu được bằng cách tổng hợp từ d-glucoza hay
từ d-xyloza. Vitamin C là dạng bột trắng, kết tinh, có vị chua, tan trong cồn và
glycerin, không tan trong ete, chloroform và lipid. Vitamin C nguyên chất và kết
tinh rất bền vững ở ngoài không khí và ánh sáng. Vtamin C dạng dung dịch không
bền vững và dễ bi phân hủy, nhất là trong môi trường nhiệt độ cao, có không khí và
môi trường kiềm (Nguyễn Phước Tương và Trần Diễm Uyên, 2000).
2.4.2.2.
Tác dụng
Vitamin C tham gia vào hệ thồng oxy hóa khử cần thiết cho sự trao đổi chất và sự
sống, kích thích sự tổng hợp một số nội tiết tố có nhân sterol ở tuyến vỏ thượng
thận, buồng trứng và dịch hoàn. Vitamin C tham gia cấu tạo chất nguyên sinh.
Thiếu vitamin C gây rối loạn về cấu tạo xương, hệ máu và nội mạch máu.Vitamin C
kích thích sự tạo thành huyết sắc tố và sự tạo máu của cơ thể. Làm tăng khả năng
14
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
thực bào, làm co mạch máu, tăng sức đề kháng của cơ thể. Vitamin C có tác dụng
làm giảm chứng viêm loét giác mạc và đục thủy tinh thể ở gia súc (Nguyễn Phước
Tương và Trần Diễm Uyên, 2000).
2.4.3. Gentamycin
2.4.3.1.
Tính chất
Trong thực tiễn trị liệu, người ta dùng Gentamycin sulfat là loại bột trắng, vô định
hình tan trong nước. Gentamycin có đặc điểm đáng chú ý là bền vững với nhiệt độ
và sự thay đổi pH (Nguyễn Phước Tương và Trần Diễm Uyên, 2000).
2.4.3.2.
Tác dụng
Gentamycin là kháng sinh họ Aminoglucosid, có phổ kháng khuẩn rộng trên cả các
trực khuẩn Gram(+) ( đặc biệt với Corynebacterium) và các tr khuẩn Gram(-) như:
Proteus và Pseudomonas cũng như trên một số Mycoplasma. Gentamycin hấp thu
rất nhanh từ chỗ tiêm, khuếch tán rất tốt từ tổ chức và bài xuất chủ yếu qua đường
thận và một ít qua đường mật. Đậm độ thuốc có hiệu lực duy trì nhiều giờ trong
máu (Nguyễn Phước Tương và Trần Diễm Uyên, 2000).
Thời gian bán thải của Gentamycin là 2-3 giờ, thuốc được đào thải qua thận ở dạng
không biến đổi và được tái hấp thu lại ở ống thận cao, khoảng 80% dưới dạng
nguyên vẹn nên nồng độ thuốc tồn tại cao trong cơ thể được lâu (Bùi Thị Tho,
2003).
2.4.4. Clavamox
Nguyễn Phước Tương và Trần Diễm Uyên (2000), cho rằng:
Amoxicillin trihydrate là một kháng sinh bán tổng hợp có tác dụng diệt khuẩn phổ
rộng trên nhiều loại vi khuẩn G(+), G(-), hiếu khí và yếm khí. Nhưng nó bị phân
hủy bởi Bêta-lactamase do đó không có hiệu quả chống lại các vi khuẩn sinh ra
Bêta-lactamase.
Acid clavulanic vai trò là chất ức chế các men Bêta-lactamase, được điều chế bằng
sự lên men của streptomyces clavuligerus.
Clavamox bền trong acid dạ dày và không bị ảnh hưởng bởi những chất trong dạ
dày và ruột. Amoxicillin và acid clavulanic hấp thu nhanh, tập trung nhiều ở huyết
thanh, nước tiểu và phát tán hầu hết đến các bộ phận trong cơ thể và các dịch ngoại
trừ não và dịch não tủy.
Thời gian bán thải của Clavamox là 1,5 giờ nên nồng độ thuốc tồn tại trong cơ thể
không được lâu (Bùi Thị Tho, 2003).
15
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com