Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ỨNG DỤNG VIETPIG 4 0 QUẢN lý CÔNG tác GIỐNG ở TRẠI CHĂN NUÔI HEO hải NGHĨA TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.04 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

THÁI VĂN NGHIỆP

ỨNG DỤNG VIETPIG 4.0 QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIỐNG
Ở TRẠI CHĂN NUÔI HEO HẢI NGHĨA
TỈNH SÓC TRĂNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần Thơ, 05/ 2009
i
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên đề tài:

ỨNG DỤNG VIETPIG 4.0 QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIỐNG
Ở TRẠI CHĂN NUÔI HEO HẢI NGHĨA
TỈNH SÓC TRĂNG

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

Ths. Nguyễn Minh Thông

Thái Văn Nghiệp
MSSV: 3052439
Lớp: CN K31

Cần Thơ, 05/ 2009

ii
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y
Tên đề tài:

ỨNG DỤNG VIETPIG 4.0 QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIỐNG
Ở TRẠI CHĂN NUÔI HEO HẢI NGHĨA
TỈNH SÓC TRĂNG

Cần Thơ, Ngày….Tháng…..Năm 2009

Cần Thơ, Ngày….Tháng….Năm 2009

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


DUYỆT BỘ MÔN

Nguyễn Minh Thông

Cần Thơ, Ngày…. Tháng….Năm 2009
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

iii
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài luận văn “Ứng dụng phần mềm Vietpig 4.0 quản lý công tác giống trại
chăn nuôi Hải Nghĩa tỉnh Sóc Trăng”, do Thầy Nguyễn Minh Thông hướng dẫn đã được tiến
hành nghiên cứu từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 4 năm 2009, dựa vào điều kiện thực tế của
trại và bài luận văn này chưa từng được viết báo và nghiên cứu trước đây.

Cần thơ, ngày… tháng… năm…
Sinh viên thực hiện

Thái Văn Nghiệp

i

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm tạ:

- Cha, Mẹ
Đã lo lắng, động viên và nuôi con ăn học đến ngày hôm nay.
- Thầy Nguyễn Minh Thông
Đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
- Các thầy, cô ở trường Đại Học Cần Thơ
Đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quí giá trong thời
gian tôi học và rèn luyện tại trường.
- Bác Trần Hải Nghĩa và Gia Đình
Đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập ở trại chăn nuôi heo và đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
- Thầy Trương Chí Sơn
Đã hết lòng giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý
giá của thầy.
- Luôn thương nhớ:
Các bạn Lớp chăn nuôi – thú y, khoá 31
Đã cùng tôi chia sẻ vui buồn trong quảng đời sinh viên đầy kỷ niệm này.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2009.

Thái Văn Nghiệp

ii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TÓM LƯỢC
Đề tài “Ứng dụng phần mềm Vietpig 4.0 quản lý công tác giống ở trang trại chăn nuôi
heo Trần Hải Nghĩa” 70/60A, Tôn Đức Thắng, Khóm 5, Phường 6, Thành Phố Sóc
Trăng, Tỉnh Sóc Trăng” với mục tiêu xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất

về đàn heo, truy xuất các báo cáo tổng quan tình hình đàn heo giống cũng như giúp
trại có cơ sở phân tích dự đoán và đưa ra kế hoạch chăn nuôi và nhân giống trong
tương lai.
Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Hệ thống số liệu
Ta có thể nhập và hệ thống tất cả các loại số liệu liên quan đến các sự kiện, năng suất
liên quan đến một con giống trong cả một đời: di chuyển, bán, sinh sản (động dục,
phối giống, khám thai, đẻ), kết quả giám định, trọng lượng và các chiều đo, mỡ lưng,
bệnh tật, tiêu tốn thức ăn…
Các số liệu thống nhất nhờ hệ thống mã hóa, các loại dữ liệu, nội dung được mã hóa
là tất cả những nội dung, số liệu được lặp lại và cần phân tích về nó. Việc nhập số liệu
được nhanh hơn vì khi ta nhập các loại số liệu này ta chỉ việc chọn trong bảng có sẵn
không cần phải viết.
- Kiểm tra logic
Số liệu nhập vào cũng được kiểm tra logic và đầy đủ tránh nhằm lẫn sai xót. Cung cấp
thông tin về đối tượng khi nhập đối tượng thì phần mềm cho ta biết luôn về các thông
tin của nó trước đó để người nhập dễ dàng xác định chính xác đối tượng.
Ngoài ra, số liệu được sắp xếp theo trật tự “bậc thang” không có dữ liệu trước thì
không có dữ liệu phía sau vì vậy số liệu trở nên thống nhất hơn và dễ kiểm tra về nó
hơn.
Vietpig 4.0 xuất ra 50 loại bảng biểu với nội dung chuyên môn như: danh sách đàn, hệ
phả, lý lịch, báo cáo cảnh báo, báo cáo phân tích, thống kê… người sử dụng có thể
dựa vào đây để kiểm tra đánh giá toàn đàn về sinh sản, năng suất… và đưa ra kế
hoạch sản xuất nhanh và chính xác trong thời gian tới.
Qua kết quả nghiên cứu tôi có một số kết luận như sau:
Chương trình hệ thống được tất cả các số liệu quản lý một cách thống nhất.
Chương trình được xây dựng theo trật tự logic giúp cho quá trình nhập số liệu cũng
như kiểm tra được nhanh chóng.

iii


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Chương trình còn cho ta các báo cáo theo nhiều tiêu chí có thống kê và phân tích giúp
ta có thể giải quyết được vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất.
Tất cả các số liệu có thể xuất sang Excel nên việc quản lý trở nên triệt để hơn.
Tuy nhiên, Đây là một trong những chương trình phần mềm quản lý công tác giống
đầu tiên do Việt Nam sản xuất nên còn một số hạn chế.
Qua thời gian tiến hành nghiên cứu và khảo sát về công tác quản lý giống của trại tôi
có một số đề nghị như sau:
Cần theo dõi thêm về heo con như: tỉ lệ hao hụt, trọng lượng sơ sinh, trọng lượng 21
ngày và trọng lượng 60 ngày vì các chỉ tiêu này có thể đánh giá được năng suất sản
xuất của đàn heo nái ở trại.
Trại cần đánh giá lại năng suất heo nái toàn đàn và từng cá thể và so sánh với các chỉ
tiêu đã đưa ra để đánh giá đúng, có cách giải quyết đúng như: những cá thể có
khoảng cách đẻ kéo dài, số lứa đẻ / nái / năm, những cá thể đã phối quá 3 lần liên tiếp
không đậu thai…
Cần áp dụng các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản theo tiêu chuẩn
TCVN 1280-81 để chọn giống.
Chương trình cần được nghiên cứu thêm để hoàn thiện hơn và mở rộng ứng dụng vào
quản lý sản xuất ở trang trại sản xuất heo sinh sản.

iv

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………..………………………………………..i

LỜI CẢM TẠ………………………………………..……………………….……………..…ii
TÓM LƯỢC……………………………………………..…………………..………………. iii
MỤC LỤC……………………………………………..………………………………………v
DANH MỤC BẢNG……………………………………..…………………..…………....…vii
DANH MỤC HÌNH………………………………………..……………………………......viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………….…………………………….......ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................... 2
2.1 VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TIN HỌC TRONG CHĂN NUÔI .................................. 2
2.2 TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀO CHĂN NUÔI TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ....................................................................................................... 4
2.3 ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC Ở VIỆT
NAM .................................................................................................................................... 7
2.4 HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THEO DÕI CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT ................................... 11
2.4.1 Hệ thống đánh số tai heo của trại................................................................................ 11
2.4.2 Sổ sách theo dõi đàn nái ............................................................................................. 12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 15
3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU........................................................................................... 15
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .................................................................................. 17
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 17
3.3.1 Thời gian nghiên cứu ................................................................................................. 17
3.3.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 17
3.3.3 Nội dung theo dõi đàn giống ...................................................................................... 17
3.3.4 Cách thu thập và xử lý số liệu .................................................................................... 18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 19
4.1 CHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỀM VÀ HOẠT ĐỘNG .................................................... 19
4.2 CẤU TRÚC VÀ SẮP XẾP BẢNG ĐIỀU KHIỂN ........................................................ 19
4.3 HỆ THỐNG SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NHẬP .................................................... 19
4.4 XUẤT SỐ LIỆU, BÁO BIỂU ....................................................................................... 22
4.5 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIỐNG ................................ 23

4.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VIETPIG 4.0 VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ GIỐNG............................................................................................................. 36
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 39

v

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 39
5.2 ĐỀ NGHỊ...................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 40

vi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các chỉ tiêu năng suất cơ bảngg ở một trại chăn nuôi heo giống………………….10
Bảng 2: Tiêu chuẩn quản lý năng suất sinh sản của heo………………………………..…....12
Bảng 3: Quy trình tiêm phòng vaccine……………………..……………………….……..…16

vii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Heo được đeo thẻ tai……………………………………………………………………….…12

Hình 2: Chuồng trại chăn nuôi heo…......................................................................................15

viii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
PTNT: phát triển nông thôn
HB: hậu bị
SC: số con
SS: sơ sinh
CS: cai sữa
Pđầu: trọng lượng đầu
Pcuối: trọng lượng cuối
Pss: trọng lượng sơ sinh
Pcs: trọng lượng cai sữa
P21: trọng lượng 21 ngày tuổi
P60: trọng lượng 60 ngày tuổi
BQ: bình quân
ĐD: động dục
TL: tỉ lệ

ix

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất quan trọng trong hệ thống nông
nghiệp. Trong đó, chăn nuôi heo là quan trọng hơn tất cả vì nó cung cấp phần lớn
thịt cho thị trường so với các vật nuôi khác. Hiện nay mức sống của người dân Việt
Nam ngày càng được nâng cao người ta yêu cầu thực phẩm thịt phải có chất lượng
cao hơn.
Khi gia nhập WTO thì chăn nuôi heo của nước ta bước vào thách thức mới là không
thể cạnh tranh được với các nước phát triển trên thế giới do chăn nuôi nước ta gần
90% là chăn nuôi nhỏ lẻ chậm áp dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo kiểu tự
phát. Vì thế để có thể cạnh tranh được với ngành chăn nuôi heo của các nước chúng
ta cần có những thay đổi trong cơ cấu ngành. Chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang
chăn nuôi tập trung công nghiệp, bán công nghiệp…, đẩy mạnh tăng trưởng về số
lượng nhưng chú ý nâng cao về chất lượng. Để đạt được các mục tiêu trên, ngành
chăn nuôi phải đưa ra giải pháp đồng bộ về giống, thức ăn và thú y. Trong đó giống
là tiền đề quan trọng nhất, nhưng để tạo được một giống tốt, giống mới có chất
lượng là điều không dễ nhất là việc quản lý về công tác giống, thời gian trước đây
công việc ghi chép chủ yếu thực hiện bằng tay, đòi hỏi nhiều thời gian, hay nhầm
lẫn và không kịp thời. Với sự phát triển của công nghệ tin học, việc ghi chép này đã
và đang được thay thế bằng máy tính và các phần mềm quản lý hiện đại, nhằm tiết
kiệm thời gian, đảm bảo sự chính xác và toàn diện của số liệu.
Căn cứ vào nhu cầu, hoàn cảnh của nước ta, từ đầu năm 2001. Dự án “nâng cao chất
lượng giống heo ở các tỉnh phía Bắc” đã đầu tư và xây dựng phần mềm VIETPIG.
Phần mềm đã được vận hành tại trung tâm nghiên cứu heo Thụy Phương và một số
nơi thuộc dự án. Đây là phần mềm quản lý heo có thể khắc phục được các khó khăn
mắc phải khi quản lý bằng công tác thủ công hay bằng các chương trình không
chuyên khác. Phần mềm này ngày càng được hoàn thiện hơn và VIETPIG 4.0 là
phần mềm được nâng cấp cao hơn so với các phần mềm trước đó, nó được phát
hành vào tháng 11 năm 2005 và được đưa vào sử dụng quản lý ở các trại Trung tâm
do Viện chăn nuôi quản lý.
Để việc ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý giống có hiệu quả, theo hệ thống
thống nhất nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng VIETPIG 4.0

quản lý công tác giống ở trại chăn nuôi heo Trần Hải Nghĩa tỉnh Sóc Trăng”
với mục tiêu xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất về đàn heo, truy xuất
các báo cáo tổng quan tình hình đàn giống cũng như giúp trại có cơ sở phân tích dự
đoán và đưa ra kế hoạch chăn nuôi và nhân giống trong tương lai.

1

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TIN HỌC TRONG CHĂN NUÔI
Cũng như các ngành khác, ngành chăn nuôi số liệu được xem là cơ sở để đánh giá
công việc, kết quả và qua đó đưa ra các phương pháp mới nhằm làm tăng hiệu quả
của ngành. Thí dụ: số liệu về hệ phả, năng suất sữa của từng con bò sẽ cần để đánh
giá con nào tốt, con nào xấu. Thiết lập khẩu phần ăn cho gà đủ chất dinh dưỡng mà
giá thành rẻ ta cần có chương trình giải toán tối ưu.
Số liệu chăn nuôi rất phức tạp, thí dụ: để đánh giá giá trị một bò sữa chúng ta phải
ghi chép hàng trăm ngàn sự kiện liên quan tới nó như: ngày sinh, tháng đẻ, bố mẹ,
ông bà, khi nào đẻ, sữa hàng ngày… qua nhiều thời gian có khi kéo dài đến hơn 20
năm. Ghi chép không chặt chẽ dễ cho ta số liệu lẫn lộn.
Các đặc điểm sinh học, tính năng sản xuất của chúng cũng bị chi phối nhiều yếu tố
như khí hậu, chế độ nuôi dưỡng, giống, tuổi tác... nên không đánh giá được giá trị di
truyền một con bò, một con heo… cần phải viện đến các mô hình toán học, các ma
trận nhiều cột nhiều hàng và kéo theo đó là chương trình xử lý mạnh và hệ thống
máy tính đầy đủ để quản lý (Võ Văn Sự, 2004).
Một chương trình tin học có thể giúp cho ngành chăn nuôi cụ thể như sau:
• Quản lý
- Quản lý đàn giống
Có nhiều phần mềm giúp ta quản lý đàn giống mà có thể xem như là một “cuốn lý

lịch- herdbook – điện tử” khổng lồ. Với các chức năng tự kiểm tra. Nó sẽ giúp
chúng ta không bị nhằm lẫn. Thí dụ: chúng ta không thể có con bò có hai ngày sinh,
hoặc tuổi đẻ đầu là 5 tháng… hoặc đã loại thải rồi mà vẫn còn số liệu về nó. Phần
mềm này giúp chúng ta tổng kết nhanh chóng các vấn đề mà ta muốn, thí dụ: tình
hình sinh sản của heo từ ngày 10/5 đến tháng 8/9/2008, hoặc năng suất cả đời cùng
với lý lịch của một cá thể nào đó. Nó cũng giúp chúng ta dự báo như: thời gian đẻ,
thời gian phối giống… và đều quan trọng hơn nó giúp chúng ta chọn lọc nhanh
chóng, chính xác những cá thể, những đàn tốt để làm giống.
- Xây dựng chiến lược chăn nuôi
Có một vài phần mềm giúp các nhà chăn nuôi hoạch định việc phát triển của một
vài loài vật nuôi. Thí dụ: phần mềm SHEEP STRATEGIES (chiến lược nuôi cừu)
của Australia.
- Tự động hóa chăn nuôi
Đã có những trang trại hầu như người phục vụ chỉ có máy tính và camera. Mỗi con
vật được đeo một số tai “từ tính” như thể phiếu điện thoại tự động. Khi con vật đi
qua một bộ máy kiểm soát, số tai của nó được máy đọc và rà soát. Nếu nó chưa ăn
máy sẽ tự động cho ăn đúng giờ và ngược lại máy sẽ không cho ăn. Nó cũng được
hệ thống cân tự động và nó bị loại thải nếu không đạt tiêu chuẩn.
• Cung cấp giống, lưu trữ các loại thông tin

2

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Các nguồn thông tin đủ loại về giá cả, kinh doanh, khoa học đã được “tin học” hóa
khá nhanh chóng trên máy tính. Chúng ta sẽ nhanh chóng có nó và chọn lọc theo sở
thích, chúng ta có thể biết được giá cả từng ngày của nhiều nước miễn là máy tính
có nối mạng internet nào đó như hệ mạng thương mại…
Với sự trợ giúp của máy ghi ảnh màu, ảnh của các con vật được lưu giữ trong máy

tính trừ khi đĩa bị hỏng.
• Tính toán và phân tích dữ liệu
- Thiết lập khẩu phần thức ăn
Có nhiều phần mềm có thể hổ trợ chúng ta thiết lập khẩu phần thức ăn đầy đủ chất
dinh dưỡng và rẻ tiền.
- Xác định giá trị giống, xây dựng phương án chọn lọc
Những phần mềm chuyên dụng hơn phục vụ công việc đánh giá di truyền (giá trị
giống) của vật nuôi đang được các nhà khoa học và tin học phát triển. Đó là các
chương trình như PIGBLUP của Australia, của Bỉ, STAGE của Mỹ, BLUP for pigs
của Nhật… để xác định giá trị giống của heo theo phương pháp “ước tính tuyến tính
chính xác nhất” Best Linear Unbiased Predict.
Một số phần mềm xây dựng liên kết chặt chẽ với các phần mềm quản lý giống như:
PIGBLUP và PIGMANA. Số liệu cái này là nguyên liệu của cái kia và ngược lại…
Một số phần mềm được xây dựng để giúp chúng ta thực hiện công việc chọn lọc, thí
dụ: GTEP-S của Tây Ban Nha.
• Quản lý tài nguyên theo dạng bảng đồ
Phần mềm có tên gọi là MAPINFO cũng đã được dùng để quản lý tài nguyên chăn
nuôi thay cho việc sử dụng con số đơn thuần để miêu tả các thông tin về tài nguyên
của từng địa phương, sinh thái, giờ đây ta có một cách thức mới đó là bảng đồ cùng
với các biểu đồ. Việc tiến hành cũng giống như trong các phần mềm quản trị đem
lại cách đánh giá tổng quát nhanh và đầy đủ hơn về vấn đề cần quan tâm (Võ Văn
Sự, Trần Anh Phương, 2000).
Nhà nước ta cũng nhận thấy sự quan trọng đó của tin học nên từ năm 1991 đã có
những Nghị quyết , Chỉ thị xúc tiến triển khai việc ứng dụng tin học vào việc quản
lý chăn nuôi như Nghị quyết số 26- NG/TW của Bộ Chính trị, Nghị Quyết Hội nghị
lần 7 và 8, chỉ thị số 58-CT/TW, Quyết định số 128/2000/QD-ttg…
Phía Bộ chủ quản cũng có những hoạt động như công văn số 839/ BNN-VP, văn bản 1700
KK, công văn số 1276/ BNN/KH. Và hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai
dự án như 112, 95…


3

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.2 TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀO CHĂN NUÔI
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ tin học trong chăn nuôi đã có bước tiến rất
xa:
• Trong lĩnh vực thu số liệu đã xuất hiện dạng tự động hóa: mỗi con heo, con bò,
con đà điểu được gắn một chip điện tử ghi toàn bộ những dữ liệu cần thiết. Chip này
được gắn dưới da và tồn tại mãi mãi và không thể thay đổi nội dung. Khi con vật đi
ngang qua máy đọc chip, máy sẽ tự động cân, tự đọc mã hiệu ghi trong chip, tự
động điền số liệu vào một phần mềm chuyên ngành… Phần mềm này tự phân tích
số liệu và đưa ra các quyết định cần thiết như loại thải những con vật không đủ tiêu
chuẩn…
• Phần mềm quản lý và xử lý, các phần mềm được chia làm ba loại: xử lý số liệu,
quản lý số liệu, lập kế hoạch.
Các phần mềm đang được ứng dụng trên thế giới
• Quản lý heo: Pigchamp (Mỹ), Easy care (Anh), Pigmana (Australia), Porcitec
(Tây Ban nha), Farmhand Porkmanager version 2.0 (Canada), Swine Herd
Management
• Quản lý bò: Herdmagic (Australia), Vaquitec (Tây Ban Nha)
• Quản lý gà, vịt: Ovitec (Tây Ban Nha)
• Quản lý thỏ: Cunquitec (Tây Ban Nha)
• Các phần mềm lập khẩu phần ăn tối ưu: Sigabey (Anh), Catteratio (Anh),
Feedlot (Canada).
• Các phần mềm xây dựng kế hoạch chăn nuôi: LSD (FAO).
• Các phần mềm phân tích số liệu: SAS (MỸ), SPSS, JUMP, MINITAB,
PIGBLUP, HARVEY LEAST SQUARE TECHNIQURE, MAXIMUM

LIKELYHOOD.
Ở nhiều nước đã có mạng nội bộ kiểm soát toàn bộ số liệu của từng con bò, con heo
như hội chăn nuôi bò sữa Canada, Mỹ, Nhật có thể ngồi trước màn hình vi tính để
xem một con bò nào đó ở một địa điểm xa xôi. Trên trang web của tổng công ty nọ
có luôn một modul tính toán, người ta chỉ việc đưa ra số liệu của mình tự tính lấy
kết quả nhưng số liệu phải được tiêu chuẩn hóa thành một dạng đảm bảo cho sự xử
lý chung. Một vài điển hình là mạng BREEDLAN của Australia. Mạng này thu thập
số liệu con giống bò thịt từ các nước Australia, Mỹ, Anh, Tân Tây Lan, Canada,
Argentina, Thái Lan và Malaisya, Xử lý số liệu và kết quả phân tích trả lại cho các
cơ sở và dùng kết quả để điều khiển các công tác của mình.
Ở nước ta, việc sử dụng công nghệ tin học vào quản lý nông nghiệp nói chung và
chăn nuôi nói riêng còn yếu, đa số quản lý trên sổ sách ghi chép bằng tay một cách
thô sơ, khó phân tích các số liệu thu thập được.

4

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Theo các thông báo, tình hình sử dụng công nghệ tin học của chúng ta thuộc loại
yếu kém so với thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, chúng ta chỉ
đứng trên Lào, Campuchia và Mianmar do một số nguyên nhân sau:
Không có máy tính, khó sử dụng, dịch vụ bảo hành kém…, thông tin trên mạng ít,
các phần mềm quá đắt…
Ngành chăn nuôi của nước ta không có lãi, khiến mọi việc đầu tư cho nó không
được để ý thực sự. Nhưng cái quan trọng hơn là chúng ta chưa biết khai thác các số
liệu thu thập được thành công cụ quan trọng để cải tiến quá trình sản xuất. Có
những trang trại heo giống quốc gia nhưng khi xem lại số liệu thì vừa thiếu, vừa
không chính xác. Ví dụ các chỉ tiêu giám định giống như độ dày mỡ lưng của heo
thì không đo, số tai bị trùng lắp, số liệu của con này lại gắn vào con khác…

Từ năm 1995, chúng ta mới bắt đầu được nước ngoài giới thiệu và chuyển giao các
phần mềm như PIGMANA – quản lý heo (Australia), PIGBLUP – phân tích số liệu
di truyền giống heo (Australia), PIGCHAMP – quản lý heo (của Mỹ). Sau thời gian
ứng dụng, các phần mềm nước ngoài có những nhược điểm khó khắc phục do
không phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành hàng loạt các chỉ thị và nghị quyết cũng như triển khai các biện
pháp mạnh mẽ nhằm khai thác thế mạnh của công nghệ tin học trong quản lý nông
nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.
Hưởng ứng dự án “Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý nông nghiệp” của
Đảng và Nhà nước, Viện chăn nuôi đã khởi động công tác ứng dụng công nghệ tin
học vào trong nghiên cứu và sản xuất, tạo ra một số phần mềm quản lý giống gia
súc, gia cầm như VDM, VIETPIGS, VIETHORSE,… (Viện chăn nuôi- Trung tâm
thông tin Bộ Nông nghiệp, 2000).
Các phần mềm trong nước về quản lý gia súc, gia cầm:
• VDM (Vietnam Dairy Management) là phần mềm quản lý bò sữa được Viện
chăn nuôi và trung tâm tin học Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng từ năm 1996.
Đến năm 1998, được Cục khuyến nông và khuyến lâm chi kinh phí nâng cấp và
được khuyến cáo sử dụng trong toàn quốc. Đến nay, hầu hết các trang trại và các
tỉnh đều sử dụng để quản lý bò sữa. Đã có khoảng 200 cán bộ được đào tạo sử dụng.
Đầu năm 2004 sẽ được nâng cấp lên Version 4.0.
• VIETPIGS là phần mềm quản lý đàn heo giống Việt Nam được Viện chăn nuôi
và Trung tâm tin học Bộ Nông nghiệp và PTNT, công ty tin học Việt Khánh xây
dựng từ năm 2000 với kinh phí của dự án “Nâng cao chất lượng và phát triển đàn
heo phía Bắc” đã được sử dụng ở trung tâm nghiên cứu heo Thụy Phương, trại heo
thuộc Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật miền Nam (thuộc Viện Chăn nuôi),
Trung tâm giống heo Thái Bình,… Hiện nay VIETPIGS đang được Cục Nông
Nghiệp đầu tư nâng cấp để sớm vận hành hệ thống quản lý giống heo trong cả nước.
Trước hết là 13 cơ sở thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.
• VIETGOAT-SHEEP là phần mềm quản lý dê và cừu do Viện chăn nuôi và
Trung tâm tin học Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng từ năm 1999. Được ứng

dụng tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây, viên chăn nuôi.

5

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


• VIETHORSE là phần mềm quản lý ngựa do Viện chăn nuôi và Trung tâm tin
học Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng từ năm 1998, được ứng dụng tại trung tâm
nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, Viên chăn nuôi.
• VDM-AI (Vietnam Dairy Management for Artificial Insemination) là phần mềm
quản lý thụ tinh bò sữa Việt Nam. Đây là phần mềm hổ trợ công tác ghi chép số liệu
cho dự án “Nâng cao năng lực thụ tinh nhân tạo bò sữa Việt Nam” của JICA và Việt
Nam, được sử dụng từ năm 2003.
• VPM (Vietnam Poultry Management) là phần mềm quản lý gia cầm Việt Nam.
Phần mềm VPM được xây dựng trong khuôn khổ của đề tài phát triển gà vườn cấp
Nhà nước KHCN08 – 13 do Viện chăn nuôi chủ trì. VPM sẽ giúp các nhà quản lý
giảm bớt thời gian để có các thông tin cần thiết và hành động trong việc quản lý và
phát triển đàn gia cầm. Phần mềm này được ứng dụng vào quản lý đàn gia cầm tại
Trung tâm gia cầm Thụy Phương, Trung tâm gia cầm đại Xuyên, trại gà Tam Đảo,
trại gà Lương Mỹ và mang lại hiệu quả cao.
• VPB (Vietnam Poultry Breeding) là phần mềm về quản lý nhân giống gia cầm
việt Nam.
• VIETFEED là phần mềm quản lý về thức ăn gia súc Việt Nam.
• Modul lập khẩu phần ăn tối ưu cho vật nuôi (trong EXCEL)
Các phần mềm trên là kết quả của sự hợp tác giữa các cơ quan chuyên môn chăn
nuôi: Viên chăn nuôi và Cục nông nghiệp với các chuyên gia phần mềm của Trung
tâm tin học Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trường đại học Bách Khoa, Công ty cổ phần
tin học ISC,…
Các phần mềm trên đã đưa công việc quản lý số liệu sang một kỷ thuật khác: hiên

đại hơn và hiệu quả hơn. Đã có 39 cơ sở sử dụng phần mềm quản lý bò sữa, 12 cơ
sở dùng phần mềm VETPIGS. Đặt biệt, một số nông dân đã sử dụng phần mềm
quản lý heo, bò sữa và đặc biệt hơn họ đã dám mua phần mềm ứng dụng. Đã bắt
đầu thương mại phần mềm này.
Viện chăn nuôi cũng đã thử nghiệm thành công việc lập “ mạng” số liệu bò sữa: các
trạm nhập số liệu bò sữa bằng phần mềm VDM và từ đó được chuyển tới Viện chăn
nuôi qua cổng email. Tại đây có một phần mềm đặc biệt: VDA – nhận các số liệu
đó, tổng hợp và phân tích…
Cục Nông nghiệp cũng đang xây dựng một “mạng” tương tự để quản lý số liệu heo
giống từ 13 trại heo trực thuộc Bộ nằm rải rác trong cả nước… với sự trợ giúp của
phần mềm VETPIGS.
Hiện nay, các phần mềm phân tích số liệu chúng ta chưa có. Việc thiết kế các phần
mềm này cần có sự kết hợp rất chặt chẽ của ba loại chuyên gia: toán học, tin học,
chăn nuôi.
Viện chăn nuôi đang dùng các phần mềm phân tích số liệu như sau:
PIGBLUP – đánh giá năng suất giống heo của Australia
MINITAB – phân tích thông kê của Mỹ

6

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


HARVEY LEAST SQUARE TECHNIQUE – phân tích thống kê di truyền
SAS – Hệ thống (đại phần mềm) phân tích thống kê (Võ Văn Sự, 2004).
2.3 ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN
HỌC Ở VIỆT NAM
Để tăng cường việc quản lý đàn heo có hiệu quả hơn thì việc ứng dụng công nghệ
tin học là điều cần thiết. Từ năm 1996, Viện chăn nuôi đã nhập và chạy thí điểm hai
phần mềm quản lý giống PIGMANIA (của Australia) và PIGCHAMP (của Mỹ).

Các nghiên cứu cho thấy các phần mềm của nước ngoài có những điểm khó khắc
phục như sau:
Các phần mềm này được bảo vệ bản quyền nên thường xuyên bị khóa cứng, gắn
một thiết bị mã vào cổng nào đó của máy tính. Nếu nảy sinh vấn đề trong quá trình
sử dụng thiết bị phải gửi về nơi sản xuất chờ kiểm tra và sửa chữa mất rất nhiều
thời gian, tốn nhiều chi phí và gây trở ngại cho việc quản lý.
Các phần mềm đa số được viết bằng tiếng Anh gây khó khăn trong việc áp dụng
rộng rãi cho toàn quốc.
Việc sử dụng các phần mềm nước ngoài chỉ tập trung ở các viện nghiên cứu, trường
đại học, cục, vụ, ở một số thành phố lớn hoặc những nơi có dự án nước ngoài hoặc
trong nước cấp,… rất ít ở các công ty sản xuất, kinh doanh, các cơ sở chăn nuôi của
nhà nước và tư nhân do các phần mềm do các phần mềm này đòi hỏi trình độ hiểu
biết và phần mềm cao, được đào tạo qua các lớp hướng dẫn sử dụng tại nơi sản xuất
nên không áp dụng rộng rãi được.
Ngành chăn nuôi heo của chúng ta không thuần nhất, vừa nuôi các giống thuần vừa
nuôi các giống lai nên nhiều khâu trong chương trình ta không sử dụng được.
Ngược lại, có những khâu trong công tác quản lý giống của chúng ta rất cần thiết
nhưng chương trình không đáp ứng được. Thực tế và yêu cầu, cách thức quản lý
trong công tác giống ở nước ta không giống với các nước khác, đặc biệt là các nước
phát triển.
Hệ thống theo dõi số liệu của hầu hết rất đắt tiền (1000 – 2000 USD), không phù
hợp với tình hình tài chính của hầu hết các cơ sở chăn nuôi.
Trong khi đó, các phần mềm được sản xuất trong nước tuy không mang tính hiện
đại cao nhưng lại rất phù hợp với cách thức quản lý của đa số cơ sở trong nước, giá
thành hạ mà lại có thể áp dụng rộng rãi trên toàn quốc do đòi hỏi không cao ở người
sử dụng về trình độ và kỹ thuật…
Thông tin về sản xuất luôn luôn được theo dõi sát sao để đánh giá các kết quả chăn
nuôi của trại giống. Những thông tin này được sử dụng để:
Dự báo các vấn đề nảy sinh
Đưa ra những biện pháp khắc phục những nhược điểm yếu kém trong chương trình

nhân giống
Kiểm tra sử dụng, bệnh tật của đàn heo
Cung cấp những thông tin cho việc lập kế hoạch sản xuất chi tiết

7

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Tạo cơ sở để trả lương khuyến khích người lao động
Xác định các chi phí lớn
So sánh với các cơ sở chăn nuôi khác tạo cơ sở điều chỉnh công tác quản lý theo
mùa vụ
Đánh giá mức phù hợp của kế hoạch sản xuất và tiếp thị với các điều kiện cụ thể
của trại chăn nuôi
Số liệu theo dõi phải mất thời gian và công sức tuy nhiên cần phải trung thực và
chính xác trong việc lưu trữ hồ sơ, đánh giá số liệu và đưa ra các quyết định quản lý
và chăm sóc đàn heo giống. Để có thể đánh giá đúng mức sản xuất ta cần theo dõi
các chỉ tiêu sau đây:
• Chỉ tiêu về động dục của heo nái
- Tỷ lệ heo cái động dục:
TLĐD (%) =

Số heo nái ĐD trong vòng 7 ngày

X 100

Tổng số heo nái động dục

- Tỷ lệ heo nái HB động dục sau 7 tháng tuổi

=

Số heo nái HB động dục sau 7 tháng tuổi
Tổng số nái động dục

• Tỷ lệ thụ thai =

Số thai dương tính sau 40 ngày phối giống
Tổng số heo nái được phối giống

• Tỷ lệ thay thế đàn nái/năm =

• Tỷ lệ nái đẻ =

X 100

Số heo HB được bổ sung thay thế vào đàn
Trung bình nái/năm

Số heo nái đẻ
Tổng số heo nái được phối giống

• Số con đẻ ra còn sống =

Số lứa đẻ

• Số con chết đẻ, thai chết lưu =
• Số thai chết lưu TB/lứa =

X 100


Tổng số heo con sống khi đẻ

(con)

X 100

Tổng số heo con bị chết khi đẻ
Số lứa đẻ

Tổng số thai chết lưu khi đẻ
Tổng số lứa đẻ
8

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

x100


Tổng khối lượng heo con sơ sinh còn sống

• Khối lượng heo con sơ sinh =

Tổng số lượng sơ sinh còn sống

(kg)
• Số heo con cai sữa/lứa =

Tổng số heo con cai sữa
Số lứa đẻ


(con)
• Tỷ lệ hao hụt đến khi cai sữa = Tổng số heo con bị chết đến khi cai sữa x 100
Tổng số heo con sơ sinh còn sống
• Số lứa đẻ/nái/năm =

Tổng số lứa đẻ trong năm
Số nái BQ/năm

(lứa)

Tổng số heo con cai sữa/năm

• BQ số con cai sữa/nái/năm =

Tổng số nái BQ/năm

(con)
• Tăng trọng BQ/ngày =
(gram)

Pcuối – Pđầu
Tổng số ngày nuôi

X 100

• Tuổi đẻ lứa đầu là tổng số ngày từ sơ sinh đến khi đẻ lứa đầu (ngày).
• Khoảng cách đẻ là tổng số ngày từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ kế tiếp (ngày).
Để theo dõi được các chỉ tiêu chính xác mỗi cơ sở giống cần điền đầy đủ kịp thời
các chỉ tiêu vào thẻ heo nái ở các chuồng đẻ. Thẻ heo nái có các nội dụng như sau:

Số hiệu heo nái, heo đực phối giống
Ngày phối giống, ngày đẻ
Số heo con, khối lượng sơ sinh/lứa và tổng số heo con đẻ ra còn sống hay đã chết
Số con chuyển chuồng ghép đàn khác
Ngày cai sữa, số con cai sữa và các nhận xét khác
(Nguồn: Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Quế Côi, 2005).

9

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 1: các chỉ tiêu năng suất cơ bản ở một trại chăn nuôi heo giống

Chỉ tiêu năng suất

Năng Suất
Rất tốt

Tốt

Mục tiêu
Kém

có thể

đạt
1. TL heo nái ĐD trong 7 ngày sau khi đẻ
- Nái đẻ lứa 1, %


> 85

70-85

<70

90

- Nái đẻ những lứa sau

>90

85-90

<80

95

2. Khoảng cách từ cai sữa- phối lại, ngày

<6

6-7

>7

5,5

3. TL heo cái ĐD trong 7 tháng tuổi, %


>90

75-90

<75

95

4. TL heo nái thay thế hàng năm, %

40

50

>60

40

5.TL chữa: - Cái HB phối lần đầu, %

>80

70-85

<70

90

- Heo nái, %


>90

80-90

<80

95

6. TL đẻ: Cái HB, %

>80

70-85

<70

85

Heo nái, %

>90

80-90

<80

95

- Cái HB, con


>10,5

9,5-10,5

<9,5

11

- Heo nái, con

>11,5

10,5-11,5

<10,5

12

8. Số con đẻ ra chết/lứa, con

<0,8

0,8-1,5

>1,5

0,5

9. Thai chết lưu/lứa, con


<0,1

0,1

>0,1

<0,1

10. Khối lượng SS BQ, kg

>1,6

1,4-1,6

<1,4

11. Số heo con/lứa: - Cái HB, con

>9,5

7,6- 9,5

<7,6

10

>10,5

8,5-10


<8,5

11

>90

80-90

<80

90

3 tuần tuổi, kg

>5

4-5

<4

6

4 tuần tuổi, kg

>7

5-7

<5


8

5 tuần tuổi, kg

>9

6-9

<6

11

6 tuần tuổi, kg

>11

9-11

<9

15

7. BQ số heo con đẻ ra còn sống/lứa

- Heo nái, con
12.TL cai sữa, %
13. BQ khối lượng cai sữa

14. BQ khả năng tăng trọng
- Từ sơ sinh – Xuất chuồng, kg


>0,57

0,45-0,57

<0,45

0,62

- Từ 20 kg – Xuất chuồng, kg

>0,68

0.59-0,68

<0,59

0,77

15. Số lứa đẻ, lứa

>2

1,6-2

<1,6

2,2

16. Số heo con/nái/năm, con


>19

15,5-19

<15,5

22

(Nguồn: Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyên, Phan Xuân Giáp ,1997)

10

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2: Tiêu chuẩn quản lý năng suất sinh sản của heo

Chỉ tiêu theo dõi

Tiêu chuẩn

Cần được lưu ý

Tuổi phối giống lần đầu (ngày)

225

>240


Tỉ lệ đậu thai (%)

>90

<80

Tỉ lệ nái không con (%)

<1

>2,5

Tỉ lệ xảo thai (%)

<1

>2,5

Tỉ lệ đẻ (%)

>85

<80

Nái tơ

9

>14


Nái rạ

7

>10

Nái tơ

9-9,5

<8,5

Nái rạ

9,5-10

<9

Tỉ lệ chết thai (%)

4

>6

Tỉ lệ thai khô (%)

0,5

>1


Tỉ lệ dị hình và yếu (%)

1,5

>3

Nái tơ

8,5

<8

Nái rạ

9

<8,5

Tỉ lệ chết trước cai sữa (%)

5-15

>15

Khoảng cách từ cai sữa
đến phối giống trở lại (ngày)

Số con sơ sinh còn sống (con)

Số con sơ sinh/ổ (con)


(Nguồn: Nguyễn Minh Thông, 1997).

2.4 HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THEO DÕI CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT
2.4.1 Hệ thống đánh số tai heo của trại
Số hiệu tai heo được quy ước như sau
Ký hiệu huyện
Ký hiệu tên hộ chăn nuôi
Ký hiệu năm sinh của heo
Ký hiệu thứ tự của heo trong trại
Các quy ước chung cho heo đực và heo cái
- 1 ký tự đầu: chữ in hoa: ký hiệu huyện.Ví dụ: S: Sóc Trăng, M: Mỹ Tú, X: Mỹ
Xuyên…
- 1 ký tự kế chữ in hoa từ A
Z Cho mỗi huyện, ký hiệu tên cơ sở sản xuất heo
giống. Ví dụ: Trại ông Anh: ký hiệu A
- 1 ký tự kế: chữ số: ký hiệu năm sinh heo.Ví dụ: heo sinh năm 2008. Ký hiệu là 8.
11

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 4 ký tự kế: chữ số, ký hiệu số thứ tự bản thân heo từ 0001- 9999.
Vị trí cách xâm, đeo thẻ tai, cách xâm, viết thẻ đeo tai.
Bản thân heo sẽ có số hiệu xâm và số hiệu thẻ đeo tai nếu được chọn làm giống.
Số xâm: thực hiện xâm khi heo sơ sinh được tuần đầu.
Số hiệu thẻ: thực hiện đeo thẻ tai khi heo chọn là giống, số thẻ tai trùng số xâm.
Vị trí đeo thẻ 1/3 tai trái, tính từ gốc tai.
Vị trí xâm tai theo chiều dài của tai phải.
Cách viết thẻ tai: hàng trên kí hiệu huyện và ký hiệu của chủ hộ năm sinh của heo,

hàng dưới ghi số thứ tự cá thể.

Hình 1: Heo được đeo thẻ

2.4.2 Sổ sách theo dõi đàn nái
* Sổ lý lịch heo nái giống
Số
tai
nái

Ngày
sinh

Nơi
sinh

Bố,
Ngày

Mẹ,
Ông Bà
Ông
số
số
nội,
nội,
ngoại, ngoại, nhập
giống giống giống giống giống giống trại

Khối

lương
khi
nhập
trại

* Kế hoach phối giống trong năm
STT Số
tai
nái

Giống Số
tai
đực

Giống Ngày
phối

Lần
phối

1
2

12

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Lứa Kiểu Ngày
phối đẻ dự
kiến


Ghi chú


Thẻ nái theo dõi nhiều lứa đẻ:
Số hiệu nái:
Lứa Ngày
đẻ
phối

Giống:
Đực
phối

Ngày
đẻ dự
kiến

Ngày
đẻ thực

Ngày sinh:

Nguồn gốc:

Số con Thai
sinh ra chết lưu
sống

Con chết Ngày Trọng

sau khi
cai
lượng
đẻ
sữa
cai sữa
( kg)

1
2

* Sổ bấm tai
STT

Số tai
nái

Giống

Số tai
cha

Số tai
mẹ

CS đẻ
ra

Chết/ loại


Số tai
con

Ghi chú

1
2



Thẻ heo nái ( mỗi lứa đẻ)

Thẻ 1:
Số tai…

Số tai bố:

giống…

Số tai mẹ:

ngày sinh…

Lứa đẻ:

Lứa đẻ trước: Số con
cai sữa:
Ngày đẻ:
Lý do:
Số con đẻ:

Số con sống:

Khối
lượng cai
sữa/ ổ

Số tai heo
nái:
Nơi sinh:

Ngày cai
sữa:

Kiểm tra
Lần
phối

Đực
phối

Giống

Ngày
phối

3 tuần

Kết quả 6 tuần
(+/-)


1
2

13

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Kết
quả
(+/-)

Ngày đẻ
dự kiến

Ngày
đẻ


×