Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

XÁC ĐỊNH và ĐÁNH GIÁ mối LIÊN QUAN GIỮA đa HÌNH GEN GROWTH HORMONE(GH) đến NĂNG SUẤT và CHẤT LƯỢNG sữa của bò HOLSTEIN FRIESIAN( HF) x LAI SIND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 53 trang )

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN
--- O0O ---

XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA
ĐA HÌNH GEN GROWTH HORMONE (GH) ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA BÒ
HOLSTEIN FRIESIAN ( HF) x LAI SIND

Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2010

Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2010

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

DUYỆT BỘ MÔN

Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2010
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

1

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu có sai sót gì tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Tác giả luận văn
Trần Ngọc Thuận

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

2

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, tôi xin gởi lời cảm tạ đến ba, mẹ và chị hai của tôi, những người đã có
ơn sinh thành và luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được học tập như hôm nay.
Họ là những người rất quan trọng với bản thân tôi, nhưng tôi chưa một lần nói được
lời cảm ơn với họ.
Tiếp theo, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô trong bộ môn Chăn Nuôi và
Di Truyền, những người đã tận tình chỉ dạy, tận tụy trong công việc để truyền đạt
tất cả các kinh nghiệm cho tôi, giúp tôi có được nguồn kiến thức vững chãi trước
khi rời ghế nhà trường. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy
Nguyễn Trọng Ngữ, người đã hướng dẫn tôi làm luận văn này, Thầy là một người
rất tận tụy và luôn lo lắng, truyền đạt tất cả các kiến thức, các kỹ năng trong thời

gian tôi thực hiện đề tài này. Đồng thời, tôi cũng xin gởi lời cảm tạ đến Thầy
Nguyễn Văn Hớn và Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân, Thầy và Cô là hai người Cố
Vấn Học Tập đáng kính với riêng cá nhân tôi và tập thể lớp tôi, người luôn đi với
chúng tôi suốt 4 năm dài Đại Học.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm tạ rất nhiều đến chị Mai Thị Ngọc Hương và chị Lê
Thụy Bảo Quỳnh, 2 chị đã tận tình giúp đỡ cũng như là luôn sẵn sàng chỉ dẫn
truyền đạt kinh nghiệm. Đồng thời, qua đây tôi cũng gởi lời cảm tạ đến anh Trung,
anh Bo là hai người bạn của hai chị, cảm tạ anh Dương Vũ, chị Vũ Thị Kim Anh và
tất cả các thành viên đang làm việc tại phòng thí nghiệm thức ăn thuộc bộ môn chăn
nuôi.
Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm tạ đến tất cả các người bạn học của lớp tôi, những
người luôn động viên, giúp đỡ tôi để tôi có tự tin hơn trong việc học của mình.
Chân thành cảm tạ.
Cần Thơ, ngày… tháng 05 năm 2010
Người viết
Trần Ngọc Thuận

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

3

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG......................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH.......................................................................................... iv
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ......................................................................................v

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... vi
TÓM LƯỢC.........................................................................................................1
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................2
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................3
2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở nước ta..............................................3
2.2 Sơ lựơc đặc điểm một số giống bò sữa ở Việt Nam.........................................3
2.2.1 Bò Holstein Friesian (HF)............................................................................3
2.2.2 Bò lai F1 (lai HF x lai Sind).........................................................................4
2.2.3 Bò lai F2 ( Lai F1 x HF) ..............................................................................5
2.2.4 Bò lai F3 (lai F2 x HF).................................................................................5
2.2.5 Sản lượng sữa của các giống bò sữa.............................................................7
2.3 Sinh lý tiết sữa ở bò ........................................................................................7
2.3.1 Sự sinh sữa ..................................................................................................7
2.3.2 Sự thải sữa ...................................................................................................7
2.4 Thành phần sữa bò .........................................................................................8
2.5 Chu kỳ tiết sữa của bò ....................................................................................8
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của bò sữa ................................9
2.6.1 Yếu tố di truyền ...........................................................................................9
2.6.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường .........................................................9
2.6.2.1 Dinh dưỡng...............................................................................................9
2.6.2.2 Thời tiết khí hậu môi trường .....................................................................9
2.6.2.3 Những yếu tố cá thể ................................................................................10
2.7 Giới thiệu khái quát về đa hình kiểu gen Growth Hormone (GH) .................10
2.7.1 Giới thiệu...................................................................................................10
2.7.2 Cấu trúc .....................................................................................................10
2.7.3 Phương pháp nhân gen bằng PCR .............................................................11
2.7.3.1 PCR .......................................................................................................11
2.7.3.2 Mồi (primer) ..........................................................................................11
2.7.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phản ứng PCR .............................................12
2.7.4 Kỹ thuật PCR-RFLP .................................................................................12

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP ...............................................13
3.1 Phương tiện thí nghiệm.................................................................................13
3.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................................13
3.2.2 Dụng cụ thí nghiệm ...................................................................................13
GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

i

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

3.2 Đối tượng và phương pháp thí nghiệm..........................................................13
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm.................................................................................13
3.2.2 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................13
3.2.2.1 Mẫu sữa: .................................................................................................13
3.2.2.2 Mẫu máu:................................................................................................14
Chương 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ...............................................................17
4.1 Kết quả tách chiết DNA................................................................................17
4.2 Kết quả nhân gen PCR..................................................................................17
4.3 Kết quả giải trình gen và phát hiện đột biến gen ...........................................18
4.4 Kết quả xác định đa hình gen GH bằng kỹ thuật PCR-RFLP ........................18
4.5 Tần số allele và kiểu gen quan sát.................................................................19
4.6 Tần số allele và kiểu gen theo nhóm giống ...................................................20
4.6.1 Tần số allele và kiểu gen theo giống bò lai F1 ...........................................20
4.6.2 Tần số allele và kiểu gen theo giống bò lai F2 ...........................................20
4.6.3 Tần số allele và kiểu gen theo giống bò lai F3 + F4 ..................................21
4.7 Các chỉ tiêu năng suất sữa.............................................................................21
4.7.1 Năng suất sữa theo nhóm giống .................................................................21

4.7.2 Năng suất sữa theo lứa đẻ ..........................................................................23
4.7.3 Năng suất sữa theo kiểu gen.......................................................................23
4.8 Chỉ tiêu về chất lượng sữa ............................................................................25
4.8.1 Mối liên quan giữa giống và các chỉ tiêu chất lượng sữa ............................25
4.8.2 Mối liên quan giữa lứa đẻ và các chỉ tiêu chất lượng sữa ...........................25
4.8.3 Mối liên quan giữa kiểu gen và các chỉ tiêu chất lượng sữa........................26
Chương 5: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ...................................................................28
5.1 Kết luận ........................................................................................................28
5.2 Đề nghị.........................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................29
PHỤ LỤC..............................................................................................................

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

ii

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng sữa của các giống bò sữa qua một chu kỳ cho sữa.................7
Bảng 2.2: Sản lượng sữa của các giống bò sữa qua các lứa đẻ ...............................7
Bảng 2.3: Tỷ lệ phần trăm sản lựơng sữa qua từng tháng cho sữa so
với tổng sản lựơng sữa cho cả chu kỳ ...................................................7
Bảng 2.4: Thành phần sữa đầu và sữa thường........................................................8
Bảng 4.1: Năng suất sữa theo nhóm giống ...........................................................22
Bảng 4.2: Năng suất sữa theo lứa đẻ ....................................................................23
Bảng 4.3: Năng suất sữa theo kiểu gen ................................................................24

Bảng 4.4: Mối liên quan giữa giống và các chỉ tiêu chất lượng sữa......................25
Bảng 4.5: Mối liên quan giữa lứa đẻ và các chỉ tiêu chất lượng sữa .....................26
Bảng 4.6: Mối liên quan giữa kiểu gen và các chỉ tiêu chất lượng
sữa.......................................................................................................27

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

iii

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Bò Holstein Friesian (HF).....................................................................6
Hình 2.2: Bò lai F1 (lai HF x lai Sind)..................................................................6
Hình 2.3: Bò lai F2 ( Lai F1 x HF) .......................................................................6
Hình 3.1: Tách DNA mẫu máu ...........................................................................15
Hình 4.1: Mẫu chứa DNA sau khi tách chiết.......................................................17
Hình 4.2: Kết quả nhân gen GH..........................................................................17
Hình 4.3a: Đoạn gen GH bình thường ................................................................18
Hình 4.3b: Đột biến điểm (C  T) trên gen GH ................................................18
Hình 4.4: Một đoạn gen GH được cắt bởi enzym giới hạn MspI .........................19

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

iv

SVTH: Trần Ngọc Thuận



Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tần số allele và kiểu gen quan sát...................................................19
Biểu đồ 4.2: Tần số allele và kiểu gen theo giống bò lai F1 ................................20
Biểu đồ 4.3: Tần số allele và kiểu gen theo giống bò lai F2 ................................20
Biểu đồ 4.4: Tần số allele và kiểu gen theo giống bò lai F3 + F4 ........................21

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

v

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Holstein Friensian

HF

Growth Hormone

GH

Hệ số giảm sữa


HSGS

Hệ số di truyền

h2

Polymerase Chain Reaction

PCR

Sản lượng sữa bình quân trên chu kỳ

SLSBQ/CK

Thành phố Hồ Chí Minh

TPHCM

Prolactin

LTH

Kích thích tố

KTT

Somatotropin-Hormone

STH


Adrenocor Cortico Tropin Hormone

ACTH

Antidiure-Hormone

ADH

Mỡ sữa/protein sữa

E/P

Polymerase Chain Reation

PCR

Restristion Fragment Length Polymorphism
Restriction Enzyme

RFLP
RE
EDTA

Ethylenediaminetetraacetic acid

Saline-Sodium Citrate

SSC

Sodium Acetate


NaOAc

Sodium dodecyl sulfate

SDS

Proteinase K

ProK

Ethanol

EtOH

Tris- EDTA buffer

TE
TAE

Tris-acetate buffer

Deoxy nucleoside triphosphate

dNTP

Round per minute

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ


rpm

vi

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

TÓM LƯỢC
Công tác giống gia súc, đặc biệt là chọn lựa giống bò sữa cho năng suất và chất lượng sữa
tốt ngày càng được chú trọng. Đa phần người chăn nuôi bò sữa hiện nay chủ yếu là chăn
nuôi hộ gia đình hoặc trang trại chăn nuôi nhỏ. Kiến thức về giống chưa cao, chủ yếu
chọn lựa giống theo phương pháp cổ điển (kinh nghiệm có từ lâu đời). Công nghệ sinh học
phát triển và đã được áp dụng vào công tác chọn giống. Yếu tố di truyền gen trong chọn
giống ngày càng cấp thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi đã chọn đề tài:
“XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐA HÌNH GEN GROWTH
HORMONE (GH) ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA BÒ HOLSTEIN
FRIESIAN ( HF) x LAI SIND”. Mục tiêu của đề tài: tìm ra đa hình gen GH và phân tích
mối liên quan của điểm đa hình này với các chỉ tiêu năng suất cũng như chất lượng sữa
của các giống bò lai góp phần làm cơ sở cho quá trình chọn giống gia súc.
Qua khảo sát chúng tôi thu được một số kết quả sau:
Xác định được một điểm đa hình trên intron 3 của gen GH (C/T), với tần số allele C và T
tương ứng là 0,53 và 0,47 và tần số kiểu gen CC (0,28), CT (0,51) và TT (0,21). Bên cạnh
đó kết quả phân tích cũng cho thấy tần số allele C và kiểu gen CC có xu hướng tăng theo
từng nhóm giống.
Chỉ tiêu về năng suất sữa:
Kiểu gen khác nhau có xu hướng ảnh hưởng đến năng suất sữa, tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê. Cụ thể kiểu gen đồng hợp tử CC cho năng suất sữa cao hơn
(10,8 kg/ngày/con) so với kiểu gen dị hợp tử CT (10,4 kg/ngày/con).

Chỉ tiêu về chất lượng sữa:
Kiểu gen CC cho tỷ lệ mỡ sữa cao (5,25%) so với kiểu gen CT (4,19%), nhưng tỷ lệ đạm
sữa ở kiểu gen CT (3,87%) lại cao hơn kiểu gen CC (3,61%), nhưng sự sai khác này không
có ý nghĩa thống kê.
Tóm lại, đa hình (C/T) của gen GH có khuynh hướng ảnh hưởng đến năng suất sữa và tỷ lệ
mỡ sữa của giống bò HF x lai Sind.

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

1

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi bò cho sữa là một ngành nghề khá mới ở nước ta, so với các nước trên
thế giới nước ta luôn kém cả về năng suất và chất lượng sữa.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm không thích hợp để nuôi các giống
bò sữa cao sản so với các nước có khí hậu mát mẻ, chính điều này đã ảnh hưởng
khá lớn đến năng suất sữa. Ngoài ra, công tác nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng khá lớn
đến năng suất và chất lượng sữa. Đa phần người chăn nuôi thường thiếu kiến thức
trong công tác nuôi, nhu cầu dinh dưỡng không đảm bảo cho nhu cầu tiết sữa hằng
ngày của con vật, vì thế thường dẫn đến tình trạng cạn sữa. Công tác quản lý đàn bò
không đúng quy tắc cũng ảnh hưởng đến việc phát triển đàn bò ở địa phương. Tuy
nhiên, vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính năng sản xuất sữa ở các giống bò
được xem xét nhiều nhất đó là yếu tố di truyền về giống. Đa phần người dân chăn
nuôi ít hiểu biết hoặc là không hiểu về vấn đề này, họ thường chọn giống theo kinh
nghiệm nhân gian truyền đạt lâu đời như căn cứ vào phả hệ, đặc điểm ngoại hình

hay tính năng sản xuất của con mẹ để tiến hành chọn lọc, vì vậy vật nuôi có thể
không đạt năng suất và chất lượng sữa như mong muốn.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ di truyền
trong lĩnh vực chăn nuôi, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu sâu sắc về đa
hình gen di truyền liên quan đến các tính trạng tốt trên nhiều gia súc. Ở Việt Nam,
Đặng Thị Dung et al. (2004) đã nghiên cứu thành công mối tương quan giữa đa
hình kiểu gen β-Lactoglobulin, k-casein đến năng suất và chất lượng sữa của bò.
Chính những thành tựu này đã giúp cho người chăn nuôi hiểu thêm về các yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sữa, mà quan trọng trong đó là các đa hình gen
di truyền, đồng thời cũng giúp cho người chăn nuôi có thể đến gần hơn với khoa
học, để có thể có những phương pháp chọn giống cũng như là chăm sóc phù hợp
hơn so với tình hình chăn nuôi trước đó.
Xuất phát từ các yêu cầu trên, chúng tôi đã nghiên cứu và tiến hành đề tài: “Xác
định và đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen Growth Hormone (GH) đến
năng suất và chất lượng sữa của bò Holstein Friesian (HF) x lai Sind”
Mục tiêu của đề tài: tìm ra đa hình gen GH và phân tích mối liên quan của điểm đa
hình này với các chỉ tiêu năng suất cũng như chất lượng sữa của các giống bò lai
góp phần làm cơ sở cho quá trình chọn giống, chọn lọc và lai tạo đàn bò sữa phù
hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, đồng thời cho sản lượng và chất lượng sữa
tốt nhằm tăng hiệu quả kinh tế của vùng chăn nuôi.

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

2

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi


Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở nước ta
Theo Đỗ Kim Tuyên (2008) số lượng bò sữa nước ta đã tăng từ 11 ngàn con năm
1990 lên 35 ngàn con năm 2000, tăng trưởng bình quân 12,3%/năm. Tổng sản
lượng sữa tươi tăng từ 9,3 ngàn tấn lên 52,2 ngàn tấn, tăng trưởng bình quân
18,8%/năm. Sữa tươi sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 8% nhu cầu
tiêu thụ, 92% sản phẩm sữa phải nhập khẩu.
Từ khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam thời kỳ
2001-2010, các địa phương cơ quan ban hành nhiều chính sách về phát triển chăn
nuôi bò sữa. Số lượng bò sữa tăng từ 41,2 ngàn năm 2001 lên 113,2 ngàn con năm
2006, tốc độ tăng đàn bình quân trong giai đoạn này là 24,9%/năm, trong đó các
tỉnh phía Bắc tăng 43,7%/năm, các tỉnh phía Nam tăng 22,1%/năm.
Năm 2006-2007 tốc độ phát triển đàn bò sữa chậm lại, nguyên nhân chủ yếu là giá
thành sữa cao, giá thu mua sữa chưa hợp lý, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng
5,5-6,3%, hiệu quả chăn nuôi bò sữa thấp. Tỷ lệ thay thế đàn cao do người chăn
nuôi mạnh dạn loại thải những bò năng xuất thấp và sinh sản kém.
Các tỉnh có đàn bò tăng như Thành phồ Hồ Chí Minh, Long An, Sóc Trăng, Tiền
Giang, Tây Ninh, Quảng Ninh... Những địa phương này có lợi thế gần nhà máy chế
biến, chi phí vận chuyển sữa thấp, có nguồn phụ phẩm nông-công nghiệp do đó
giảm chi phí thức ăn trong cơ cấu giá thành, người chăn nuôi có kinh nghiệm chăn
nuôi bò sữa, có hệ thống dịch vụ kỹ thuật, thú y tốt... Một số tỉnh có chính sách hỗ
trợ phù hợp cho phát triển chăn nuôi bò sữa của địa phương mình, một số tỉnh có sự
trợ giúp của dự án quốc tế.
Năm 2007 tình hình phát triển về đàn bò sữa đã được người chăn nuôi các tỉnh quan
tâm về số lượng và chất lượng. Số lượng bò sữa có tốc độ cao hơn cùng kỳ năm
2006 do giá thu mua sữa từ đầu năm đã được điều chỉnh và đã tăng đột biến trong
cuối tháng 6. Từ ngày 23/6 giá thu mua sữa trong cả nước đã tăng từ 4,6-5,0 ngàn
đồng lên 7,0-7,2 ngàn đồng/lít. Giá sữa tăng cao là một trong những điều kiện
khuyến khích người chăn nuôi có điều kiện đầu tư và chăm sóc đàn bò sữa tốt hơn.

2.2 Sơ lựơc đặc điểm một số giống bò sữa ở Việt Nam
2.2.1 Bò Holstein Friesian (HF)
Là giống bò sữa nổi tiếng thế giới, được tạo ra từ tỉnh Fulixon phía bắc Hà Lan từ
thế kỷ thứ 14 và không ngừng được cải thiện về phẩm chất, năng suất. Đến thế kỷ

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

3

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

15 thì được đưa ra các nước trên thế giới, nước ta nhập bò lang trắng đen vào năm
1960-1970.
Bò có màu lông lang trắng đen, một số có màu lang trắng đỏ. Các điểm trắng đặc
trưng là: điểm trắng ớ tráng, vết trắng ở vai kéo xuống bụng và bốn chân, đuôi
trắng.
Là giống bò có khả năng cho sữa cao và cải tạo các giống bò khác theo hướng sữa.
Vì thế các nước thường dùng bò HF thuần lai tạo với bò địa phương nhằm tạo ra
giống bò lang trắng đen của nước mình.
Bò lang trắng đen thành thục sớm, 15-20 tháng tuổi có thể cho phối giống. Có khối
lượng cơ thể lớn: bê sơ sinh nặng 35-45 kg, bò cái trưởng thành nặng 450-750 kg,
bò đực giống nặng 750-1100 kg.
Bò cái có kiểu hình đặc trưng của gống bò sữa: thân hình tam giác, phần sau sâu
hơn phần trước, giống như cái niêm cối. Đầu dài, thanh nhẹ, trán thẳng, sừng thanh
và cong. Cổ dài cân đối, da cổ có nhiều nếp gấp, không có yếm, bốn chân thẳng,
dài, khỏe, cự ly rộng. Bầu vú phát triển to, tĩnh mạch vú nổi rõ, da mỏng, đàn hồi
tốt, lông mịn. Sản lượng sữa bình quân là 5000-6000 kg/chu kỳ vắt sữa 300 ngày.

Con cao nhất có thể đạt 18000 kg/chu kỳ. Tỷ lệ mỡ sữa của giống bò này thấp bình
quân là 3,42%.
Hầu hết các nước có ngành sữa phát triển đều nuôi giống bò HF. Vì bên cạnh khả
năng cho sữa cao bò còn khả năng cho thịt lớn. Bê đực nuôi thịt công nghiệp đạt
400-450 kg lúc 15 tháng tuổi, tỷ lệ thịt xẻ 50-55%.
Để phát triển chăn nuôi bò sữa trong nước, ngay từ những năm 1960-1970, chúng ta
đã nhập bò lang trắng đen của Trung Quốc, Cuba và phát triển chúng thành bằng
nhân thuần và lai chúng với bò lai Sind.
Kết quả nghiên cứu nhiều năm cho thấy, bò HF thuần chỉ thích nghi với những
vùng có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân cả năm dưới 21oC, như cao nguyên
Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng)… Những vùng khác, khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm, không thích hợp với chúng. Chính vì vậy để có bò sữa nuôi được rộng
rãi ở nhiều vùng khác nhau của cả nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa, chúng ta đã
tiến hành nghiên cứu, lai tao bò HP thuần với bò vàng Việt Nam đã được “Zebu
hóa” (Phùng Quốc Quảng, 2001).
2.2.2 Bò lai F1 (lai HF x lai Sind)
Theo Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Hữu Vũ (2002) bò lai đời 1 (F1) có ½ máu
HF, được tạo ra bằng cách lai giữa bò đực HF với bò cái lai Sind. Hầu hết bò lai F1
màu lông đen, nếu có vết lang trắng thì rất nhỏ, ở dưới bụng, bốn chân, khấu đuôi
và trên trán.
GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

4

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

Bê sơ sinh có khối lựơng 20-25 kg. Bò cái trưởng thành nặng 350-420 kg, bò đực

trưởng thành nặng 500-550 kg. Sản lượng sữa đạt 2500-3000 kg/chu kỳ. Ngày cao
nhất có thể đạt 15-20 kg. Tỷ lệ mỡ sữa 3,6-4,2%. Thời gian cho sữa có thể kéo dài
trên 300 ngày.
Bò F1 thành thục sớm, mắn đẻ động dục lần đầu bình quân lúc 17 tháng tuổi, có khi
sớm hơn, chỉ 13-14 tháng. Tuổi đẻ lứa đầu bình quân lúc 27 tháng. Khoảng cách
giữa 2 lứa đẻ là 13-14 tháng.
Bò lai F1 chịu đựng tương đối tốt điều kiện nóng (30-35oC), ít bệnh tật. Do có nhiều
ưu điểm, ở những vùng mới chăn nuôi bò sữa, bò F1 được xem là đàn bò chủ lực.
2.2.3 Bò lai F2 (Lai F1 x HF)
Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2003) bò lai F2 được tạo ra bằng cách lai
bò đực giống HF (nhẩy trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo) với bò cái lai F1 (bò lai F2
có ¾ máu HF). Về ngoại hình bò lai F2 gần giống với bò HF thuần, với màu lông
lang trắng đen.
Bê lai sơ sinh F2 cân nặng 30-35 kg. Bò đực trưởng thành cân nặng 600-700 kg. Bò
cái nặng trung bình 400-450 kg. Tuổi động dục lần đầu 13-18 tháng tuổi, tuổi lứa đẻ
đầu 26-31 tháng tuổi.
Trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bò lai F2 cho năng suất sữa cao hơn bò
lai F1. Trong một chu kỳ vắt sữa 280-300 ngày, năng suất có thể đạt 3000-3500 kg
hoặc cao hơn. Tỷ lệ mỡ sữa 3,2-3,8%.
Trong điều kiện nóng ẩm (nhiệt độ trên 30oC), bò lai F2 kém chịu đựng hơn so với
bò F1.
2.2.4 Bò lai F3 (lai F2 x HF)
Bò lai F3 được tạo ra bằng cách lai bò đực giống HF (nhẩy trực tiếp hoặc thụ tinh
nhân tạo) với bò cái lai F1 (bò lai F3 có 7/8 máu HF). Về ngoại hình bò lai F3 gần
giống với bò HF thuần, với màu lông lang trắng đen, có màu trắng nhiều hơn.
Bò cái có tầm vóc lớn (400-450 kg), bầu vú phát triển. Bò thích nghi kém hơn,
nhưng nếu được nuôi dưỡng chăm sóc tốt thì cho năng suất cao. Năng suất bình
quân khoảng 13-14 kg/ngày (3900-4200 kg/chu kỳ), có thể đạt 15kg/ngày (4500
kg/chu kỳ). Tại TPHCM và Bình Dương các giống bò cao sản đạt sản lượng hơn
6000 kg/chu kỳ. Bò lai F3 cho năng suất cao hơn bò lai F1 và F2 tuy nhiên bò lai F3

chịu nóng kém nên cần phải có kỹ thuật nuôi thật tốt và có đủ điều kiện về khí hậu
thì nuôi được bò lai F3 nếu không thì nên chọn nuôi giống bò F2 (Sở Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn, 2003).

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

5

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

Hình 2.1: Bò Holstein Friesian (HF)
(Nguồn: )

Hình 2.2: Bò lai F1 (lai HF x lai Sind)
(Nguồn: )

Hình 2.3: Bò lai F2 ( Lai F1 x HF)
(Nguồn: )

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

6

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi


2.2.5 Sản lượng sữa của các giống bò sữa
Bảng 2.1: Sản lượng sữa của các giống bò sữa qua một chu kỳ cho sữa

Giống bò sữa

HF

F1

F2

F3

Năng suất
sữa/chu kỳ (kg)

5000 – 6000

2500 – 3000

3000 – 3500

3900 – 4200

Bảng 2.2: Sản lượng sữa của các giống bò sữa qua các lứa đẻ

Năng suất sữa (kg/30 ngày)
Lứa 1
Lứa 2

Lứa 3
1800 – 2200
2200 – 2500
2500 – 3000
2200 – 2500
2500 – 3000
3000 – 3500

Giống
F1
F2

Số ngày cho
sữa/chu kỳ
270 – 310
280 – 320

Bảng 2.3: Tỷ lệ phần trăm sản lựơng sữa qua từng tháng cho sữa so với tổng sản lựơng sữa
cho cả chu kỳ

Giống
F1
F2

1
11,5
11,2

2
13,0

12,4

3
13,5
13,0

Tháng cho sữa
4
5
6
7
12,4 10,0
9,5
9,0
12,0 11,4
9,6
9,5

Cộng
8
8,0
8,0

9
7,0
6,8

10
6,1
6,1


100
100

(Đinh Văn Cải et al, 2007).
2.3 Sinh lý tiết sữa ở bò
2.3.1 Sự sinh sữa
Theo Nguyễn Văn Thu (2001) khi trâu bò có mang thì cán cân bình quân của
estrogen và progesterone làm cho bầu vú phát triển, nhưng chúng không cho phép
sữa được tạo ra. Điều này cho thấy rằng nhau thai có vai trò quan trọng trong cán
cân bình quân này. Khi gia súc đẻ cán cân bị đảo lộn dưới sự tác động của kích
thích tố, do nhau thai được tống ra ngoài, sữa sẽ được tạo ra. Kích thích tố có liên
quan đến sự tạo sữa là LTH (prolactin). Kích thích tố này đã khởi động cho một quá
trình cho sữa và cũng chính nó duy trì chu kỳ cho sữa của gia súc.
2.3.2 Sự thải sữa
Sự bú, vắt sữa bằng tay hay bằng máy, về mặt vật lý học thì nó có thể tạo ra một áp
suất âm ở bể của núm vú như thể sữa sẽ duy chuyển từ bên trong bầu vú ra ngoài.
Tuy nhiên sự thải sữa là một phản xạ có điều kiện, phản xạ bị chi phối bởi thần kinh
và kích thích tố (KTT). Sự bú hay vắt sữa sẽ kích thích bầu vú tạo ra những khoái
cảm đối với gia súc. Các xung động này được chuyển về não thùy sau và não thùy
sau sẽ tiết ra oxytocin. Nó sẽ được đưa vào máu và chuyển đến bầu vú kích thích

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

7

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi


các biểu mô cơ và cơ trơn co thắt để đẩy sữa ra ngoài. Những xung động thần kinh
này không những kích thích não thùy sau tiết ra oxytocin mà còn kích thích não
thùy trước tiết ra LTH, STH, ACTH để kích thích tạo ra sữa. Do vậy sự thải sữa và
tiết sữa là 2 quá trình có thể xảy ra đồng thời hay riêng biệt. ADH cũng có tác động
lên sự thải sữa với mức bằng 20% oxytocin (Nguyễn Văn Thu, 2001).
2.4 Thành phần sữa bò
Sản phẩm chính của bò sữa là sữa bò. Trong sữa bò có nước, các chất hữu cơ
(casein, albumin, globulin, lactose, lipit, vitamin, hoocmon, các chất hoạt tính sinh
học. . .) và các chất khoáng đa-vi lượng, tính ra có đến trên 100 loại các chất dinh
dưỡng khác nhau. Sữa bò trong 5-7 ngày đầu của chu kỳ tiết sữa gọi là sữa đầu,
những ngày tiếp theo gọi là sữa thường. Thành phần sữa đầu và sữa thường có
nhiều điểm khác nhau (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002).
Bảng 2.4: Thành phần sữa đầu và sữa thường

Thành phần

Sữa đầu

Sữa thường

Mỡ (%)

3,6

3,5

Chất khô tách mỡ (%)

18,5


8,6

Lactose (%)

3,1

4,6

Khoáng (%)

0,97

0,75

Vitamin A (ppm trong mỡ)

42-48

8,0

370-690

130

Đạm (%)

14,3

3,0


Casein (%)

5,2

2,6

Albumin (%)

1,5

0,47

5,5-6,8

0,09

Choline (ppm)

lmmunoglobulin (%)

(Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002)
2.5 Chu kỳ tiết sữa của bò
Chu kỳ tiết sữa của bò cái được tính từ ngày đầu tiên sau khi đẻ đến khi cạn sữa. Bò
cái sản lượng sữa thấp, chu kỳ tiết sữa ngắn, khoảng 240-270 ngày. Thời gian tối ưu
của chu kỳ tiết sữa ở bò cái hướng sữa là 300-305 ngày, trong mối quan hệ với
khoảng cách 2 lứa đẻ là 12 tháng.
Quy luật phân tiết sữa trong 1 chu kỳ sữa ở bò được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn
1 bắt đầu từ sau khi đẻ, năng suất sữa (kg/ngày) có xu hướng tăng lên từ từ, đạt giá
trị cao ở 60 đến 90 ngày đầu của chu kỳ. Sau đó là giai đoạn 2, năng suất sữa có xu

hướng giảm thấp song song với quá trình thoái hoá của tuyến bào. Để đánh giá khả

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

8

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

năng cho sữa của bò cái theo mức giảm sữa, người ta thường tính hệ số giảm sữa
(HSGS).
Tổng sữa tháng trước (kg) - Tổng sữa tháng sau (kg)
HSGS(%) =

x1000
Tổng sữa tháng trước (kg)

HSGS biến động rất rộng từ +5 đến 12% phụ thuộc vào di truyền môi trường và cả
đặc tính cá thể của bò sữa. Hệ số giảm sữa càng thấp thì lượng sữa vắt được trong
chu kỳ sữa càng cao (Nguyễn Xuân Trạch, 2003).
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của bò sữa
2.6.1 Yếu tố di truyền
Năng suất sữa là chỉ tiêu di truyền số lượng, bị chi phối bởi sự di truyền của bố mẹ.
Đơn vị ước lượng mức độ ảnh hưởng đó là hệ số di truyền (h2). Tính toán của các
hệ số di truyền trên các nhóm bò lai hướng sữa Việt Nam (Nguyễn Văn Thưởng,
2003) cho biết: hệ số di truyền về năng suất sữa biến động trong phạm vi 0,27-0,36,
tỷ lệ mỡ sữa trong sữa là 0,31-0,37, tỷ lệ protein trong sữa là 0,28-0,36. Theo Võ
Văn Sự (2001) tính được h2 của sản lượng sữa kỳ 1 trên bò HF nuôi tại nông trường

Mộc Châu là 0,38. Như vậy có thể thấy gần 40% năng suất sữa đạt được của bò cái
chịu sự khống chế bởi khả năng di truyền của thế hệ trước (Nguyễn Xuân Trạch và
Mai Thị Thơm, 2004).
2.6.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
2.6.2.1 Dinh dưỡng
Bò sữa rất nhạy với điều kiện dinh dưỡng, mức độ dinh dưỡng quá thấp sẽ không đủ
năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp sữa, nhưng cho ăn quá dư thừa so
với tiềm năng di truyền của giống sẽ làm cho bò sữa béo phì, dẫn đến khả năng
kiềm hãm sự tạo sữa của bò cái. Tỷ lệ đạm trong khẩu phần bò lai trong giới hạn
13%-15% trong hàm lượng vật chất khô của khẩu phần. Sự mất cân đối các tỷ lệ
dinh dưỡng như: tỷ lệ E/P, hàm lượng xơ, tỷ lệ Ca/P, K/Na,… đều làm giảm khả
năng tạo sữa của bò cái (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).
2.6.2.2 Thời tiết khí hậu môi trường
Sức sản xuất sữa của bò chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của điều kiện nhiệt
độ, không khí, ẩm độ, bức xạ mặt trời, áp suất khí quyển… song sản lượng sữa
không bị ảnh hưởng trong phạm vi nhiệt độ 5-21oC. Nhiệt độ thấp hơn 5oC hoặc cao
hơn 21oC sản lượng sữa giảm từ từ. Nhiệt độ cao hơn 27oC sản lượng sữa giảm rõ
rệt. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp tối đa và tối thiểu cho sức sản xuất sữa ở mỗi
giống bò khác nhau. Sản lượng sữa của bò HF giảm đi nhanh chóng khi nhiệt độ
GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

9

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

môi trường cao hơn 21oC và ở nhiệt độ thấp thì bò HF không bị ảnh hưởng kể cả
khi -13oC (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).

2.6.2.3 Những yếu tố cá thể
Tuổi có thai lần đầu tiên: sự còi cọc về thể chất thường kèm theo sự chậm tính
thành thục, bầu vú phát triển kém, năng suất sữa thấp. Nuôi dưỡng tốt bò cái hậu bị
để đạt tiêu chuẩn lần đầu phối vào 16-18 tháng tuổi sẽ có lợi cho năng suất bò cái.
Tuổi bò cái: bò cái có thể sinh đẻ 8-10 lứa/đời, nhưng sản lượng sữa trên chu kỳ bắt
đầu giảm sút từ 7-9 năm tuổi. Do vậy mạnh dạn loại bỏ khoảng 20-25% đàn bò cái
sản xuất sữa hằng năm, nhằm duy trì tiềm năng sản xuất sữa cao trong đàn.
Thời gian phối có chữa sau khi đẻ: bò cái khỏe mạnh sẽ phục hồi sức khỏe và động
dục trở lại sau khi đẻ 30-45 ngày, bình thường là 60-80 ngày. Quy trình kỹ thuật đề
nghị phối cho bò sữa sau khi đẻ khoảng 60-90 ngày là tối ưu nhằm khai thác cả hai
tiềm năng sinh sản và sản xuất sữa của bò cái.
Bệnh ở bò sữa: bò cái có thể mắc các loại bệnh khác nhau trong thời gian tiết sữa.
Bệnh viêm vú bò thường rất phổ biến trên đàn bò sữa, sữa vú viêm thường bị loại.
Người ta cho rằng bệnh viêm vú đã làm thiệt hại 3,5% sản lượng cả đàn, cộng thêm
các trường hợp viêm vú lâm sàng đã làm cho sữa xấu không dùng được, thiệt hại
lên đến 5% sản lượng sữa (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).
2.7 Giới thiệu khái quát về đa hình kiểu gen Growth Hormone (GH)
2.7.1 Giới thiệu
Growth Hormone (GH) là một hormone tăng trưởng ở người và gia súc. Nó ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng, tiết sữa và sự cho sữa. Cũng như nó có thể làm tăng sản
lượng sữa, nhưng lại gây nguy cơ giảm tỷ lệ mỡ sữa và đạm sữa (Etherton et
Bauman, 1998).
2.7.2 Cấu trúc
Theo Wallis. (1973) hormone tăng trưởng ở bò (Growth Hormone (GH)) là một
protein dựa trên chuỗi poly-hormone peptid đơn nặng khoảng 22kDa (kilo Dalton).
Cấu trúc của nó là một chuỗi polypeptid gồm khoảng 191 axit amin, được tổng hợp,
lưu giữ và được tiết ra bởi các tế bào ở thùy trước tuyến yên được gọi là
somatotroph. Nó có cấu trúc khá tương đồng với prolactin. Khoảng 70% là protein
có khối lượng 22kDa, 10% là isoform có khối lượng 20kDa, và phần còn lại bao
gồm nhị trùng, sulphated và glycosylated isoforms. Ngoài ra, sự thay thế đa hình

của amino axit Leucine hoặc Valine tại vị trí 127 trên đoạn gen càng làm tăng đa
dạng về tần số của 2 allele này.

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

10

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

Theo Lucy et al. (1993) phân tích thống kê cho thấy, năng suất sữa hàng ngày trong
Leucine kiểu gen Leucine/lần cao hơn (p <0,01) so với Leucine/Valine (22,76 kg so
với 16,96 kg), bò với kiểu gen Leucine Valine/khác biệt đáng kể từ Leucine/Leucine
và Valine/Valine kiểu gen đặc biệt là chất béo (4,95% so với 4,13% và 4,82%,
tương ứng) và đạm (4,00% so với 3,47% và 3,79%, tương ứng).
Theo Hediger et al. (1990) đa hình gen GH nằm trong chromosome 19, gen này có
chứa khoảng 5 exon (năm vùng gen chính thức có chức năng phiên mã) được phân
cách bởi các intron (các vùng gen không phiên mã). Có rất nhiều thể đa hình đã
được xác định trong gen GH. Zhou et al. (2005) đã tìm ra thể đa hình ở exon thứ 5
(GH1) với 2 allele (A và B), trong intron thứ 3 (GH2) với 2 allele (C và D) và vùng
thứ 3 (GH3) với 2 allele (E và F). Qua đó, Zhou cũng đã chứng minh được ở đa
hình GH1 thì các con bò mang kiểu gen AA sẽ cho sữa thấp hơn các con bò mang
kiểu gen AB và BB trong kỳ tiết sữa đầu tiên, qua đó thấy được tính trội hoàn toàn
của allele B so với A. Đồng thời, ở đa hình GH2 thì những con bò mang kiểu gen
CC, có ý nghĩa ở mức tin cậy là 5% trong thời kỳ tiết sữa đầu tiên cao hơn so với
kiểu gen CD và DD, kết quả này chỉ ra rằng allele C trội hoàn toàn so với allele D
trong nhân tố sản lượng sữa. Còn ở đa hình GH3, theo Vakasinovic at al. (1999) thì
không có sự khác biệt ý nghĩa của các kiểu gen tại đa hình GH3 đối với tính trạng

sản lượng sữa.
2.7.3 Phương pháp nhân gen bằng PCR (Polymerase Chain Reaction)
2.7.3.1 PCR (phản ứng chuỗi polymerase)
Do Karl Mullins và cộng sự phát minh 1985. Nhờ enzym DNA xúc tác, trên các
mạch khuôn DNA tổng hợp nên các mạch đơn mới. Các mạch đơn mới được tổng
hợp lại được sử dụng làm khuôn cho quá trình tổng hợp mạch mới của chu kỳ tiếp
theo. Sự tổng hợp mạch đơn DNA mới cần có sự tham gia của DNA mồi (primer)
(Khuất Hữu Thanh, 2005).
2.7.3.2 Mồi (primer)
Là những đoạn oligonucleotid mạch đơn có kích thước khoảng 6–100 bp, có trình
tự bắt cặp bổ sung với trình tự ở hai đầu mạch khuôn. Mồi càng dài khả năng tổng
hợp DNA mới càng chính xác. Ngược lại, khi mồi ngắn quá sự bắt cặp giữa mồi và
khuôn thuận lợi, nhưng kết quả PCR kém độ chính xác. Có 2 loại mồi là mồi xuôi
(sense primer) và mồi ngược (antisense primer) tham gia phản ứng PCR.
Phản ứng PCR là một chuỗi nhiều chu kỳ nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ gồm có 3 giai
đoạn:
Giai đoạn biến tính: dung dịch phản ứng (buffer) cần phải có đầy đủ các thành phần
cần thiết cho tái bản DNA (dNTP, enzym DNA polymerase, Mg++…). Phân tử

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

11

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

DNA được biến tính ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy (Tm) của DNA khuôn
một ít, thường là 94–95oC trong 30 giây đến 1 phút. Nếu đoạn khuôn DNA có tỷ lệ

G – C cao, chuỗi G, C liền nhau dài cần tính toán để có nhiệt độ phù hợp.
Giai đoạn lai: nhiệt độ hạ thấp dưới Tm của các mồi, các mồi bắt cặp với khuôn.
Thường ở chế độ nhiệt khoảng 60oC-70oC, tùy thuộc độ lớn và Tm của các mồi,
thời gian từ 30 giây đến 1 phút.
Giai đoạn tổng hợp: ở 72oC các enzym DNA polymerase hoạt động tốt nhất (thường
dùng Taq DNA polymerase tách chiết từ vi khuẩn suối nước nóng “Themocellus
aquaticus”). Thời gian khoảng từ 30 giây đến vài chục phút, tùy thuộc kích thước
của trình tự DNA cần khuếch đại. Sau 25 đến 35 chu kỳ từ một đoạn DNA khuôn,
khuếch đại đến 225-235 bản sao. Trong quá trình PCR, sau những chu kỳ đầu, ở các
chu kỳ cuối nhiệt độ tăng lên 1-2oC. Do về sau lượng mồi giảm lượng khuôn tăng
lên, mặt khác enzyme Taq DNA polymerase hoạt động yếu dần do tác động của
nhiệt độ, vì vậy tăng nhiệt độ ở các chu kỳ sau để làm tăng hiệu quả tổng hợp DNA
(Khuất Hữu Thanh, 2005).
2.7.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phản ứng PCR
Theo Khuất Hữu Thanh (2005), khuôn DNA có vai trò rất quan trọng, khuôn phải
tinh sạch, enzyme DNA polymerase càng mạnh, phản ứng PCR càng triệt để và mồi
là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của phản ứng PCR. Mồi được
chọn phải có khoảng cách giữa mồi xuôi và mồi ngược không quá lớn (<1kb).
2.7.4 Kỹ thuật PCR-RFLP (Restristion Fragment Length Polymorphism)
Theo Khuất Hữu Thanh (2005) kỹ thuật RFLP đa hình chiều dài các đoạn DNA cắt
ngẫu nhiên bởi các enzyme giới hạn là kỹ thuật tạo nên các đoạn cắt khác nhau phân
biệt được bằng điện di đồ đặc trưng cho từng phân tử DNA. Qui trình thực hiện
RFLP bao gồm các bước:
- Tách chiết và tinh sạch DNA.
- Cắt các mẫu DNA cần phân tích bởi cùng một cặp RE.
- Điện di.

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

12


SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1. Thời gian và địa điểm
 Địa điểm tiến hành: đề tài được thực hiện tại Bộ môn Di Truyền – Khoa
Nông Nghiệp & SHƯD – trường Đại Học Cần Thơ.
 Thời gian thực hiện đề tài: 01/01/2010 – 30/04/2010
3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm
Mẫu sữa, mẫu máu
Thùng đá giữ lạnh mẫu
Máy đo các chi tiêu về sữa
Cân điện tử để cân hoá chất
Tủ sấy, tủ đông, tủ lạnh
Máy chạy điện di PCR, máy chạy PCR, máy tính
Một số hóa chất thí nghiệm như: EDTA, TE, NaOAC, SSC, SDS…
3.2 Đối tượng và phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên các giống bò sữa lai F1, F2, F3… được nuôi ở
Nông trường Sông Hậu và hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Long Hoà thuộc thành phố
Cần Thơ. Các con bò đều được đánh số tai, quản lý tốt, tiêm ngừa các bệnh truyền
nhiễm, và được theo dõi năng suất và chất lượng sữa thường xuyên.
3.2.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.2.1 Mẫu sữa:
Cách lấy mẫu:
Lấy sữa tươi từ 40 con bò cho sữa, các mẫu sữa được lấy khoảng 100 ml, và được

giữ lạnh trước khi đem về phòng thí nghiệm phân tích. Mục đích để tất cả các mẫu
sữa không bị lên men có thể làm hư sữa, hoặc sai lệch về số liệu phân tích.
Phương pháp phân tích:
Mẫu sữa sau khi lấy về được cho vào phân tích bằng máy phân tích sữa tự động
“Lacto Star”, các chỉ tiêu phân tích bao gồm: mỡ sữa (Fat), đạm sữa (Đạm), đường
sữa (Lactose), khoáng sữa (Solid)…

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

13

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

3.2.2.2 Mẫu máu:
Cách lấy mẫu:
Mẫu máu được lấy trực tiếp từ 40 con bò đang cho sữa, thông qua tĩnh mạch cổ.
Sau đó được ký hiệu theo số tai trên bò và cho vào ống falcon 15 ml, trong ống có
chứa khoảng 2ml dung dịch chống đông máu EDTA 0,01 mM, lượng máu phải lấy
từ 10-15 ml. Quá trình này phải được thực hiện nhanh vì để lâu máu sẽ bị đông lại,
ảnh hưởng đến thí nghiệm.
Phương pháp phân tách máu:
Máu sau khi lấy về được trữ trong tủ đông ở nhiệt độ -20oC, vì vậy trước khi phân
tách mẫu phải được giải đông trong nước ấm.
Các bước tiến hành của quy trình tách DNA:
 Các mẫu máu thường thu dưới dạng 1 ml máu toàn phần, bảo quản trong ống đựng
chân không chứa EDTA đông lạnh ở -70oC.
 Giải đông, cứ 1 ml máu thêm 1 ml đệm 1xSSC và hòa trộn. Ly tâm 10 phút với

13000 rpm. Gạn bỏ phần dịch nổi, lấy tủa.
 Thêm 1 ml đệm 1xSSC vào phần tủa, lắc rung, ly tâm 10 phút với 13000 rpm và
gạn bỏ dịch nổi.
 Thêm 375 μl dung dịch 0,2 M NaOAc vào mỗi tủa và lắc rung ngắn. Sau đó thêm
25 μl dung dịch SDS và 5 μl ProK, lắc rung ngắn và ủ 1 giờ ở 55oC.
 Thêm 120 μl phenol chloroform và lắc rung 30 giây. Ly tâm các mẫu 10 phút với
13000 rpm.
 Hút khéo lớp lỏng sang một ống ly tâm 1,5 ml mới; thêm 1 ml 100% EtOH lạnh,
hòa trộn và ủ 15 phút ở -20 oC.
 Ly tâm 10 phút với 13000 rpm, gạn bỏ dịch nổi và làm khô tự nhiên.
 Thêm 180 μl đệm TE, lắc rung và ủ 10 phút ở 55oC.
 Thêm 20 μl 2M NaOAc và hòa trộn. Thêm 500 μl 100% EtOH lạnh, hòa trộn và ly
tâm 10 phút với 13000 rpm.
 Gạn bỏ dịch nổi và rửa tủa với 1 ml 70% EtOH. Ly tâm 10 phút với 13000 rpm.
 Gạn bỏ dịch nổi và hút khô chân không 10 phút.
 Thêm 200 μl Tris-HCl 10 mM vào và ủ qua đêm ở -20oC, lắc rung đều đặn để hòa
đều DNA nhân. Bảo quản mẫu DNA ở -20oC.

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

14

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

Hình 3.1: Tách DNA mẫu máu

Kỹ thuật đổ gel Agarose và chạy điện di

Sau khi tách DNA xong, tiến hành đổ gel để chạy điện di. Cho 80 ml TAEx1 cho
vào beaker, sau đó cân chuẩn 0,8g Agarose cho vào beaker, đem beaker cho vào lò
vi sóng trong thời gian 60 giây (lặp lại 2 lần) để Agarose tan hết trong TAEx1, sau
đó lấy lọ ra ngoài dùng giấy bạc đậy kính và để nguội trước khi đổ gel. Sau khi
dung dịch nguội ta cho vào 8µl Ethidium Bromide vào và lắc đều, rồi tiến hành đổ
gel, gel phải được đổ nhẹ tránh có bọt khí làm hỏng gel, hoặc mờ gel, mẫu gel sau
khi đổ xong, để gel đặc lại xong tiến hành bom mẫu.
Bơm mẫu vào giếng:
Lấy 5 µl mẫu, trộn đều với dung dịch Loading Buffer, sau đó bơm đều lên các giếng
của gel, tiến hành chạy điện di ở cường độ dòng điện 400 mA, trong 15 phút ở hiệu
điện thế 120V, rồi tiến hành xem mẫu và chụp mẫu thông qua máy chụp gel “gel
Logic 212” để xác định các mẫu có DNA, nhằm mục đích chạy PCR cho các mẫu
đó.
Phương pháp PCR-RFLP xác định kiểu gen:
Cách tiến hành chạy PCR: lấy 2 l DNA với 18 l hỗn hợp bao gồm PCR buffer:
2l, MgCl2: 1 µl, dNTP: 0,5 µl, mồi xuôi: 0,5 µl, mồi ngược: 0,5 µl, Taq: 0,25 µl,
nước cất 2 lần 13,25 l . Chu trình nhiệt có 3 giai đoạn: 94oC – 3 phút; (94oC – 1
phút, 58oC – 50 giây, 72oC – 1 phút) x 35; 72oC – 7 phút.
Cặp mồi sử dụng trong phản ứng PCR được thiết kế dựa theo Zhou et al. (2005) với
trình tự như sau:
GH (M57764), 327 bp
GH (mồi xuôi):

5’ – CCCACGGGCAAGAATGAGGC - 3’ (20 nucleotide)

GH (mồi ngược):

5’ – TGAGGAACTGCAGGGGCCCA – 3’ (20 nucleotide)

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ


15

SVTH: Trần Ngọc Thuận


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi

Sản phẩm PCR được giải trình tự để khẳng định tính đặc hiệu của cặp mồi và phát
hiện đột biến. Sau khi xác định được vị trí đột biến, mẫu DNA của các cá thể bò
được nhân lên bằng PCR, sau đó được ủ với enzyme giới hạn MspI ở 37oC trong 15
phút và quan sát trên Agarose gel 1%, từ đó có thể xác định được kiểu gen của tất
cả các gia súc thí nghiệm.
Phương pháp giải trình tự gen: mẫu được gởi đến Viện Nghiên cứu và Phát triển
CNSH (ĐHCT) để giải trình tự.
Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý thống kê trên máy tính bằng chương trình Minitab version 13.20.

GVHD: Nguyễn Trọng Ngữ

16

SVTH: Trần Ngọc Thuận


×