Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CHỦ đề 8 hoàn tất chủ đề nhân tố ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.92 KB, 6 trang )

Các thành viên trong nhóm:
Nguyễn Duy Khánh
Nguyễn Hữu Bình
Nguyễn Hữu Thạnh
Khưu Đinh Minh Thương
Phan Thị Diệu Thu
Huỳnh Ngọc Giàu
Trần Mỹ Giàu
Ngô Thị Thuỳ Dương
Đặng Ngân Nhi
Nguyễn Thanh Bình
Huỳnh Thị Kim Anh
Lê Nguyễn Như Huỳnh
Lê Trung Tính

1


CHỦ ĐỀ 8:

N
H

I.

TỶ SUẤT LỢI NHUẬN:
Trên thực tế, các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến



lợi nhuận, mà còn quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận.


-

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm
giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng

trước.
-

P’ = × 100 (%)
Lợi nhuận là hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư, nên tỷ suất lợi nhuận
cũng là sự chuyển hóa của tỷ suất giá trị thặng dư, vì vậy chúng có mối quan

-

hệ chặt chẽ với nhau.
Sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận (p’) và tỷ suất giá trị thặng dư (m’):
• Về chất:
o m’ biểu hiện mức độ bóc lột của nhà TB đối với LĐ.
o Còn p’ nói lên mức doanh lợi của đầu tư TB.
• Về lượng: p’ luôn luôn nhỏ hơn m’ vì
P’ = × 100 (%) còn m’ = × 100 (%)

-

Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do
đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các
nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.

II.




CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN:

Tỷ suất giá trị thặng dư:
Sau khi vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, C.Mác nghiên cứu
trình độ và quy mô của sự bóc lột, tức là nghiên cứu tỷ suất và khối lượng
giá trị thặng dư.
- Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và

tư bản khả biến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
2


m’ = × 100 (%)
- Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.
- Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao động tạo

ra, thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu.
Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ trong một ngày lao động, phần thời gian
lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu
phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình.
- Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công
nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột. Để phản ánh quy mô bóc lột,
C.Mác sử dụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư.
Ví dụ:
Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là 800c + 200v + 200m thì m’ = 100%, p’ = 20%.
Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là 800c + 200v + 400m thì m’ = 200%, p’ = 40%.
Do đó tất cả các thủ đoạn nhằm nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư cũng
chính là những thủ đoạn nâng cao tỷ suất lợi nhuận.

-

Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng
tư bản khả biến đã được sử dụng.
M = m . V hay M = . V
Trong đó:
v: tư bản khả biến đại biểu cho giá trị 1 sức lao động
V: Tổng tư bản khả biến đại biểu cho giá trị của tổng số sức lao động
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng,



vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản:

Trong quá trình tích lũy tư bản, tư bản chẳng những tăng lên về quy mô, mà còn
không ngừng biến đổi trong cấu tạo của nó. C. Mác phân biệt cấu tạo kỹ thuật, cấu
tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản.
-

Về mặt hình thái hiện vật, mỗi tư bản đều bao gồm tư liệu sản xuất và sức
lao động để sử dụng những tư liệu sản xuất đó. Tỷ lệ giữa số lượng tư liệu
sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó trong
quá trình sản xuất gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
3


-

Về mặt giá trị, mỗi tư bản đều chia thành hai phần tư bản bất biến (c) và tư

bản khả biến (v). Tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượng
giá trị của tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất gọi là cấu tạo giá trị

-

của tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật
của tư bản quyết định và phản ánh những sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật

-

của tư bản.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của
tiến bộ khoa học - công nghệ, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng,
kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị của tư bản, nên cấu tạo hữu cơ của tư
bản cũng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản biểu
hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến

-

có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối.
Sự giảm xuống một cách tương đối của lư bản khả biến cũng sẽ làm cho cầu
về sức lao dộng giảm một cách tương đối. Vì vậy, một số công nhân lâm vào

-

tình trạng thất nghiệp.
Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tư liệu sản
xuất tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc, thiết bị là điều kiện để tăng
năng suất lao dộng, còn nguyên liệu tăng theo năng suất lao động.


Như vậy, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên trong quá trình tích lũy chính là
nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản. Còn nguyên
nhân sâu xa của nạn thất nghiệp lại chính là ở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Ví dụ:
Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 70c + 30v + 20m thì p’ = 30%.
Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 80c + 20v + 20m thì p’ = 20%.
Thông thường, khi cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng thì suất giá trị thặng dư cũng
có thể tăng lên, nhưng không thể tăng đủ bù đắp mức giảm của tỷ suất lợi nhuận.


Tốc độ chu chuyển của tư bản:

4


Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu mặt chất của sự vận động tư bản,
còn nghiên cứu chu chuyển tư bản là nghiên cứu mặt lượng hay nghiên cứu tốc độ
vận động của tư bản.
-

Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình
định kỳ đổi mới, diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển

-

tư bản phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.
Thời gian, chu chuyển của tư bản là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới
một hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu, có


-

kèm theo giá trị thặng dư.
Tốc độ chu chuyển của tư bản là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh

-

hay chậm, của tư bản ứng trước.
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị
thặng dư trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều lần, giá trị thặng dư

-

theo đó mà tăng lên làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng.
Đơn vị tính tốc độ chu chuyển tư bản bằng số vòng hoặc số lần chu chuyển
tư bản thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn một
năm.

Ta có công thức tính số vòng chu chuyển của tư bản như sau:
n =
Trong đó: (n) là số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản
(CH) là thời gian trong năm
(ch) là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản.
Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỉ lệ nghịch về thời gian một vòng chu
-

chuyển của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản
xuất và thời gian lưu thông.
Ví dụ:
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 1 vòng: 80c + 20v + 20m thì p’ = 20%.

Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 2 vòng: 80c + 20v + (20 + 20) m thì p’
= 40%.


Tiết kiệm tư bản bất biến:

5


Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản
bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.
Vì theo công thức:
P’ = × 100 (%)
Rõ ràng khi m và v không đổi, nếu c càng nhỏ thì p’ càng lớn.
Vì vậy, trong thực tế để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi
cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà
kho, phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất: kéo dài ngày lao động, tăng cường
độ lao động, thay thế nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi
tiêu bảo hiểm lao động, giảm những chi tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, giảm tiêu
hao vật tư năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải để sản xuất hàng
hoá.
 Tóm lại: Bốn nhân tố trên đây đều được các nhà tư bản sừ dụng, khai thác

một cách triệt để, để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Song với những
đặc điểm, điều kiện khác nhau, nên cùng một lượng tư bản như nhau đầu tư
vào các ngành sản xuất khác nhau, thì tỷ suất lợi nhuận đạt được lại khác
nhau. Vì vậy, các nhà tư bản ra sức cạnh tranh kịch liệt với nhau và dẫn tới
việc hình thành lợi nhuận bình quân.

----------------------END----------------------


6



×