Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Cau hoi thao luan triet hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.16 KB, 11 trang )

Câu 1: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật Macxit về vật chất và ý
thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học. Phạm trù vật
chất và mối liên hệ giữa vật chất và ý thức đã được các nhà triết học trước Mác quan
tâm với nhiều quan điểm khác nhau và luôn diển ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy
tâm và chủ nghĩa duy vật trong suốt lịch sử của triết học .
Quan điểm Mácxit cho rằng chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới
vật chất. thế giới vật chất tồn tại khách quan có trước và độc lập với ý thức con người.
Lênin – người đã bảo vệ và phát triển triết học Mác đã nêu ra định nghĩa “vật chất
là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại để làm cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác.”
Định nghĩa trên thể hiện mấy nội dung sau:
Vật chất là một phạm trù triết học : Đó là một phạm trù rộng và khái quát nhất ,
không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lỉnh
vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày .
Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là “thực tại khách quan” , “tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”, đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì
không phải là vật chất .
Thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác “tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác” . điều đó khẳng định “thực tại khách quan” (vật chất ) là cái có trước
( tính thứ nhất) . còn “cảm giác” , (ý thức ) là cái có sau ( tinh thứ hai ) . Vật chất tồn tại
không lệ thuộc vào ý thức .
“Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác ,đươc cảm giác
của chúng ta chép lại ,chụp lại, phản ánh” .Điều đó nói lên “thực tại khách quan” (vật
chất ) được biểu hiên thông qua các dạng cụ thể bằng “cảm giác” (ý thức ) con người có
thể nhận thức được . Và “thực tại khách quan” (vật chất ) chính là nguồn gốc nội dung
của “cảm giác” (ý thức ).
Khẳng định thế giới thực chất khách quan là vô cùng , vô tận luôn vận động và
phát triển không ngừng , nên đã có tác động cổ vũ ,động viên các nhà khoa học đi
nghiên cứu thế giới vật chất , tim ra những kết cấu mới , những thuộc tính mới và những


qui luật hoạt động của vật chất để làm phong phú thêm kho tàng vật chất của nhân loại .
Chủ nghĩa duy vật biên chứng khẳng định ý thức của con người là sản phẩm của
quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội . Chủ nghĩa duy vật biên chứng cho ý
thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người thông qua hoạt động thực tiển
, nên bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng
tạo thế giới vật chất .
Y thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan . Điều đó có nghĩa là nội dung
của ý thức là do thế giới khách quan qui định , nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan , là


hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý , vật chất như chủ nghĩa duy vật
bình thường quan niệm.
Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan , củng có nghĩa là ý
thức là sự phản ánh tư giác , sáng tạo thế giới .
Tính năng động sáng tạo của ý thức thể hiện ở việc con người thu nhận thông tin
,cải biến thông tin trên cơ sở cái đã có ,ý thức sẽ tạo ra tri thức mới về vật chất . Ý thức
có thể tiên đoán , tiên liệu tương lai , có thể tạo ra những ảo tưởng , những huyền thoại ,
những giả thiết khoa học …. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan .
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người ,song đây là sự
phản ánh đặc biệt –phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới . Quá trình ấy
diển ra ở 3 mặt :sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh , mô hình hoá
đối tượng trong tư duy hình ảnh tinh thần và chuyển vào mô hình hoá từ tư duy ra hiện
thực khách quan hay gọi là hiện thực hoá mô hình tư duy-đây là giai đoạn cải tạo hiện
thực khách quan . Chủ nghĩa duy vật biện chứng còn cho rằng ý thức không phải là hiện
tượng tự nhiên thuần tuý mà còn gọi là hiện tượng xã hội ý thức bắt nguồn từ thực tiển
lịch sử xã hội , phản ánh những quan hệ xã hội khách quan . Đây chinh là bản chất xã
hội của ý thức .
Quan điểm Mác xit cho rằng vật chất quyết đinh ý thức , ý thức là sản phẩm của
một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc của con người . Bộ óc con người cùng với thế
giới bên ngoài tác động lên bộ óc –đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức .

Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý
thức là lao động và thực tiển của xã hội .
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thể hiện mấy quan điểm sau :
Vật chất quyết định ý thức, vật chất quyết định nội dung ý thức . Cả ý thức thông
thường và ý thức lý luận đều bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định .
những ước mơ phong tục, tập quán , thói quen nầy nẩy sinh trên những điều kiện vật
chất nhất định đó là thực tiển xã hội –lịch sử . Chủ nghĩa xã hội khoa học đời củng dựa
trên mảnh đất hiện thực là những tiên đề về kinh tế chính trị xã hội, về khoa học tự
nhiên và sự kế thừa tinh hoa tư tưởng , văn hoá nhân loại cùng với thiên tài của cácmác
và Ăngghen .
Do thưc tại khách quan luôn luôn biến động vận động nên nhận thức của nó củng
luôn luôn biến đổi theo, nhưng xét đến cùng thì vật chất bao giờ củng quyết định ý
thức . Nhưng ý thức đã ra đời thì nó có tác động lại vật chất . Với tính độc lập tương đối
của mình ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiển của con người .
Sự tác động trở lại theo hai hướng thúc đẩy hoặc kìm hảm thâm chí phá hoại sự
phát triển bình thường của sự vật .
Vai trò của ý thức là ở trổ nó chỉ đạo hoạt động của con người, hình thành mục tiêu
, kế hoạch , ý trí biện pháp hoạt động của từng người . Cho nên trong điều kiên khách
quan nhất định ý thức – tư tưởng trở thành nhân tố quan trọng có tác dụng quyết định
làm cho con người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại .


Sức mạnh của ý thức con người không phải ở trổ tách rời điều kiện vật chất thoát li
điều kiện khách quan mà là biết dựa vào điều kiện vật chất đã có phản ánh đúng qui luật
khách quan để cải tạo thế giới một cách chủ động sáng tạo và có hiệu quả . “Ý thức con
người không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn tạo ra thế giới khách quan”
(Lênin).
Quán triệt quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức của triết học Mác xit. Trong
nhận thức và thực tiễn , chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan , lấy thực tế
khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình . Đồng thời phát huy tính năng

động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố của con người trong việc nhân thức
,tác động cải tạo thế giới .Quan điểm khách quan trên giúp ta ngăn ngừa và khắc phục
bệnh chủ quan duy ý chí.
Bệnh chủ quan duy ý trí là xuất phát từ việc cường điệu tính sáng tạo của ý thức ,
tuyệt đối hoá vai trò nhân tố chủ quan của ý chí ,bất chấp qui luật khách quan ,xa rời
hiện thực , phủ nhận xem nhẹ điều kiện vật chất .
Ở nước ta , trong thời kỳ trước đổi mới . Đảng ta đã nhận định rằng chúng ta mắt
bệnh chủ quan duy ý chí trong việc xác định mục tiêu và bước đi trong việc xây dựng
vật chất kỹ thuật và cải tạo xã hội chủ nghĩa ; về bố trí cơ cấu kinh tế ;về việc sử dụng
các thành phần kinh tế ….
Trong những năm 1976-1980 trên thực tế chúng ta chủ trương đẩy mạnh công
nghiệp hoá trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết đó là lực lượng sản xuất còn nhỏ
bé , chưa phát triển , còn chủ yếu là sản xuất nhỏ , lạc hậu , kinh tế hàng hoá chưa phát
triển . Chúng ta chỉ muốn đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ
Nghĩa Xã Hội mà không tính đến điều kiện thực tế của đất nước .
Trong bố trí cơ cấu kinh tế ,trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư , thường chỉ xuất
phát từ mong muốn đi nhanh , không tính đến điều kiện và khả năng thực tế đề ra
những chỉ tiêu kế hoạch hoá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất .
Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ,sử dụng các thành phần kinh tế , đã có hiện tượng
nóng vọi muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa , nhanh chống
biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh trong khi đúng ra là phải duy trì thực hiện
phát triển các thành phần kinh tế theo từng bước đi thích hợp , phù hợp với thời kỳ quá
độ trong một thời gian tương đối dài để phát triển lực lượng sản xuất .
Nguyên nhân của căn bệnh chủ quan duy ý chí trên là do sự lạc hậu ,yếu kém về lý
luận ,do tâm lý của người sản xuất nhỏ và do chúng ta kéo dài chế độ quan liêu bao
cấp .
Văn kiện Đại Hội toàn quốc lần thứ 6 của Đảng ta đã nêu lên bài học :”Đảng ta
luôn luôn xuất phát từ thực tế ,tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan . Năng
lực nhận thức và hành động theo qui luật là điều kiên đảm bảo sự lảnh đạo đúng đắn của
Đảng ” (VKĐH 6, trang 30 ).

Chúng ta biết rằng quan điểm khách quan đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn phải xuất phát từ bản thân sự vật hiện tượng ,phải thừa nhận và tôn trọng tính
khách quan của vật chất , của các qui luật tự nhiên và xã hội , không được xuất phát từ ý
muốn chủ quan .


Bài học mà Đảng ta đã nêu ra , trước heat đòi hỏi Đảng nhận thức đúng đắn và
hành động phù hợp với hệ thống qui luật khách quan. Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận ,
nhất là tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta . Đó
là xây dựng CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cho nên phải trải qua một thời kỳ
quá độ lâu dài nhiều chặn đường , nhiều hình thức tổ chức kinh tế xã hội có tính chất
quá độ .
Mổi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước phải xuất phát từ thực tế khách
quan của đất nước và phù hợp qui luật . Chúng ta biết rằng ý thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan trong quá trình con người cải tạo thế giới . Do đó càng nắm bắt thông
tin về thực tế khách quan chính xác , đầy đủ trung thực và sử lý các thông tin ấy một
cách khoa học thì quá trình cải tạo thế giới càng hiệu quả .Đồng thời cần thấy rằng sức
mạnh của ý thức là ở năng lực nhận thức và vận dụng tri thức củng như các qui luật của
thế giới khách quan .
Xuất phát từ mối quan hệ biên chứng giữa vật chất và ý thức . Đảng ta xác định :
“Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế tôn trọng và hành động theo qui luật khách
quan” là xác định vai trò quyết định của vật chất (thế giới khách quan ) : “Năng lực
nhận thức và hành động theo qui luật là điều kiện đảm bảo sự lảnh đạo đúng đắn của
Đảng “là khẳng định vai trò tích cực của ý thức trong việc chỉ đạo hành động con người
. Như vậy , từ chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ vật chất và ý thức , củng như từ
những kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lảnh đạo cách mạng nước ta ,
Đảng ta đả rút ra bài học trên.
Bài học ấy có ý nghĩa thời sự nóng hổi trong quá trình đổi mới đất nước . Hiện nay
, trong tình hình đổi mới của cục diện thế giới và của cách mạng ở nước ta đòi hỏi Đảng
ta không ngừng phát huy sự hiệu quả lảnh đạo của mình thông qua việc nhận thức

đúng , tranh thủ đươc thời cơ do cách mạng khoa học công nghệ ,do xu thế hội nhập và
toàn cầu hoá đem lại ,đồng thời xác định rỏ những thách thức mà cách
Câu 2: Làm rõ nguyên lý sự phát triển? ý nghĩa phương pháp luận?
Khái niệm: Đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về
lượng hay biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo
hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có
của sự vật,hiện tượng,là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế
thừa,nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật hiện
tượng mới.
Các tính chất của sự phát triển
Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự
vận động và phát triển.Đó là quá trình bắt nguồn từ bản than sự vật hiện tượng,là
quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật hiện tượng. Vì vậy phát triển là thuaacj
tính tất yếu,khách quan,không phụ thuộc vào ý thức của con người
Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát
triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên,xã hội và tư duy.


Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ phát
triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật hiện tượng mỗi lĩnh vực có quá trình
phát triển không hoàn toàn giống nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng nhận
thức thế giới và cải tạo thế giới.
- Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khác phục tư tưởng bảo thủ,trì trệ, định
kiến,đối lập với sự phát triển
- Theo quan điểm phát triển,để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì
trong thực tiễn,một mặt cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó vì vậy đòi
hỏi phải nhận thức được tính quanh co,phức tạp của sự vật ,hiện tượng trong quá trình

phát triển của nó.
Như vậy với tư cách là khoa học về mối quan hệ phổ biến và sự phát
triển,phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Leenin giữ 1 vai trò đặc biệt quan
trọng trong nhận thức và thực tiễn.Khẳng định vai trò của phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và
những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của
chúng,trong sự rang buộc,sự vận động,sự phát sinh,sự tiêu vong của chúng
Lần 2:
Câu 1. Trình bày quan điểm duy vật biện chứng về quy luật chuyển hóa từ
những thay đổi về lượng thành thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương
pháp luận.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình
vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này. phương thức
chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật,
hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và
ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi
mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ
tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
a) Khái niệm chất, lượng
- Khái niệm chất
Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật, hiện
tượng. Như vậy, tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các thuộc tính khách
quan vốn có của nó nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính.
Mỗi sự vật, hiện tuợng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những
thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ
bản thay đổi thì chất của nó thay đổi. Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản
cua sự vật, hiện tượng phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một thuộc

tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là không cơ bản.


Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các
yếu tố cấu thành, mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua
các mối liên hệ cụ thể. Vì vậy, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và
thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất,
mà còn nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác.
Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, hiện tượng, biểu hiện tính ổn định tương
đối của nó .
- Khải niệm lượng Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của
sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng. Với khái niệm này cho thấy: một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại
lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại
lượng cụ thể của sự vật, hiện tượng đó.
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện
tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương diện đó
đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận
thức về sự vật, hiện tượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng
vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.
b) Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự
thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về ehất của sự vật, hiện tượng. Tuy
nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi về chất. Ở
một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn
mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là
khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của

sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa
chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Khi lượng thay đổi đền một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay
đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điếm nút,
với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là
bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện
tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết
định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh
và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác, V.V..
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là
điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát
triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi
tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút vô tận. thể hiện cách
thức vận động và phát triển cùa sự vật từ thấp đến cao. Ph.Ăngghen khái quát tính tất


yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa
thành những sự khác nhau về chất".
Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động
tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô,
trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai
mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay
đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra
những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo
thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
c) Ý nghĩa phương pháp luận

- Vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong
tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và
thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng, tạo nên sự
nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng.
- Vì những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng có khả năng tất yếu chuyển
hóa thành những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại. Do đó, trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng
để có thể làm thay đổi về chất: đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo
hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.
- Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật, hiện
tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó, trong công
tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt khác, theo tính tất
yếu quy luật thì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng
diễn ra bước nhảy về chất của sự vật, hiện tượng. Vì thế cũng cần phải khắc phục tư
tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Tả khuynh chính là hành động bất
chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện
những bước nhảy liên tục về chất. Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ,
không dám thực hiện bước nhảy mặc dù luợng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm
phát triển chỉ đơn thuần là sự biến hóa về lượng.
- Vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy,
trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước
nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng tĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, trong đời sống xã
hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ
thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ
động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu
quả nhất.
Câu 2. Phân tích tính biện chứng giữa thực tiễn và lý luận? Ý nghĩa của vấn
đề này trong việc chống bệnh giáo điều và kinh nghiệm
Quan hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận.
Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam.



Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề quan trong của
triết học. Nhận thức đúng đắn và sâu sắc nội dung mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn
có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống và sự phát triển của xã hội.
- Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn:
Quan hệ giữa thực tiễn và lý luận:
Khái niệm thực tiễn:
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng thực tiễn là hoạt động nhận thức, hoạt động
tinh thần. Các nhà tôn giáo cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của những lực lượng siêu
nhiên là thực tiễn. Có nhà triết học duy vật trước Mác cho rằng: hoạt động thực nghiệm
khoa học là thực tiễn. Đây là quan niệm đúng nhưng chưa đầy đủ.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho thực tiễn là hoạt động vật chất - cảm tính, mang
tính lịch sử, có mục đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Từ quan niệm
này của triết học duy vật biện chứng về thực tiễn, chúng ta thấy thực tiễn có ba đặc
trưng sau:
Một là, thực tiễn không phải là tất cả hoạt động của con người mà chỉ là những
hoạt động vật chất - cảm tính. Đó là những hoạt động mà con người phải sử dụng công
cụ vật chất, lực lượng vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm thay đổi
chúng. Ví dụ hoạt động sản xuất ra của cải vật chất như xây nhà, đắp đê, cày
ruộng,v.v…
Hai là, thực tiễn là những hoạt động có tính lịch sử - xã hội. Nghĩa là hoạt động
thực tiễn là hoạt động của con người, diễn ra trong xã hội với sự tham gia của đông đảo
người, và trải qua những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định.
Ba là, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm trực tiếp cải tạo tự nhiên và xã
hội phục vụ con người tiến bộ. Đặc trưng này nói lên tính mục đích, tính tự giác của
hoạt động thực tiễn.
Có ba hình thức thực tiễn cơ bản:
Một là, sản xuất vật chất. Đó là những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng và trao đổi của con người.

Hai là, những hoạt động chính trị-xã hội. Chẳng hạn như đấu tranh giải phóng dân
tộc, mít tinh, biểu tình ...
Ba là, hoạt động thực nghiệm khoa học. Đây là hình thức đặc biệt, bởi lẽ trong
thực nghiệm khoa học, con người chủ động tạo ra những điều kiện nhân tạo để vận dụng
thành tựu khoa học, công nghệ vào nhận thức và cải tạo thế giới.
Ba hình thức thực tiễn này liên hệ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó, sản
xuất vật chất đóng vai trò quyết định, hai hình thức kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản
xuất vật chất.
- Khái niệm lý luận:
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý luận là hệ thống những tri thức, được khái
quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất nhiên, mang
tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong thế giới và được biểu đạt bằng hệ thống,
nguyên lý, quy luật, phạm trù.


Lý luận có những đặc trưng :
Thứ nhất, lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao, tính lô gic chặt chẽ.
Thứ hai, cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn. Không có trí
thức kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành lý luận.
Thứ ba, lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất, hiện tượng.
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:
Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, lý luận. Thông qua và bằng hoạt động
thực tiễn con người tác động vào sự vật, làm cho sự vật bộc lộ thuộc tính, tính chất, quy
luật. Trên cơ sở đó, con người có hiểu biết về chúng. Nghĩa là thực tiễn cung cấp « vật
liệu » cho nhận thức. Không có thực tiễn thì không thể có nhận thức. Chính việc đo đạt
ruộng đất trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở cho định lý
Talét, Pitago... ra đời.
Thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức phải trả lời. Nói cách
khác, thực tiễn là người đặt hàng cho nhận thức giải quyết. Trên cơ sở đó, nhận thức

phát triển.
Thực tiễn còn là nơi rèn luyện giác quan cho con người. Chẳng hạn, thông qua các
hoạt động sản xuất, chiến đấu, sáng tạo nghệ thuật... những cơ quan cảm giác như thính
giác, thị giác... được rèn luyện. Các cơ quan cảm giác được rèn luyện sẽ tạo ra cơ sở cho
chủ thể nhận thức hiệu quả hơn, đúng đắn hơn.
Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo công cụ, máy móc cho con người nhận thức hiệu
quả hơn như kính thiên văn, máy vi tính... đều được sản xuất, chế tạo trong sản xuất vật
chất. Nhờ những công cụ máy móc này mà con người nhận thức sự vật chính xác hơn,
đúng đắn hơn. Trên cơ sở đó, thúc đẩy nhận thức phát triển.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức của con người bị chi phối
bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại. Ngay từ tưở mông muội, để sống, con người phải tìm
hiểu thế giới xung quanh, tức là để sống, con người phải nhận thức. Nghĩa là ngay từ
khi con người xuất hiện trên trái đất, nhận thức của con người đã bị chi phối bởi nhu cầu
thực tiễn.
Những tri thức, kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng
vào thực tiễn phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giá giá
trị của tri thức - kết quả của nhận thức.
Nếu nhận thức không vì thực tiễn mà vì cá nhân, vì chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa
thành tích thì nhận thức sớm muộn sẽ mất phương hướng.
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận. Theo triết
học duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý. Bởi lẽ chỉ có
thông qua thực tiễn, con người mới vật chất hóa được tri thức, hiện thực hóa được tư
tưởng. Thông qua quá trình đó, côn người có thể khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm.
Phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý một cách biện chứng, nghĩa là nó vừa có tính
tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ, thực tiễn ở những giai
đoạn lịch sử cụ thể là tiêu chuẩn khách quan duy nhất có thể khẳng định chân lý, bác bỏ
sai lầm. Tính tương đối thể hiện ở chỗ, bản thân thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát


triển. Cho nên, khi thực tiễn đổi thay thì nhận thức cũng phải thay đổi cho phù hợp.

Nghĩa là những tri thức đã đạt được trước đây, hiện nay vẫn phải được kiểm nghiệm
thông qua thực tiễn.
Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:
Lý luận đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Nhờ những đặc trưng ưu
trội so với tri thức kinh nghiệm mà lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động
thực tiễn của con người. Lý luận khoa học, thông qua hoạt động thực tiễn của con người
góp phần làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính thực tiễn.
Lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng
để tạo thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng.
Lý luận đóng vai trò định hướng, dự báo cho hoạt động thực tiễn, giúp hoạt động
thực tiễn chủ động, tự giác, giúp cho hoạt động thực tiễn bớt mò mẫm, vòng vo.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
Phải có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điểm
thực tiễn yêu cầu:
Một là, nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người, xuất phát từ
thực tiễn của địa phương, của ngành và đất nước.
Hai là, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải gắn với hành.
Ba là, phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện phát triển
lý luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách. Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn
kiểm tra sự đúng sai của lý luận.
Trong hoạt động thực tiễn phải chủ động ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm
(khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn, coi thường,
hạ thấp lý luận) và bệnh giáo điều (khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa
lý luận, coi thường và hạ thấp kinh nghiệm thực tiễn; hoặc vận dụng kinh nghiệm của
người khác, ngành khác, địa phương khác, nước khác không tính đến điều kiện thực tiễn
cụ thể của mình).
Trong công tác, mỗi cán bộ phải gương mẫu thực hiện phương châm « nói đi đôi
với làm » , tránh nói một đằng, làm một nẻo ; nói nhiều làm ít ; nói mà không làm...
- Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam:
Những đường lối chủ trương cơ bản đúng đắn của Đảng đưa cách mạng Việt Nam

đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác đã khẳng định sự vận dụng biện chứng giữa lý
luận và thực tiễn.
Những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc
truyền thống văn hóa dân tộc, học tập những tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt nghiên
cứu thực tiễn của những cuộc cách mạng trong và ngoài nước, đúc kết thành những vấn
đề lí luận cơ bản cho đường lối cách mạng Việt Nam. Xây dựng được mối quan hệ biện
chứng ấy, Người đã tổ chức cách mạng, tập trung được lực lượng, đấu tranh giành độc
lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội.


Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lí luận và thực tiễn
vào cách mạng Việt Nam, Đảng và nhân dân ta tiếp tục giành những thắng lợi vẻ vang,
đấu tranh thống nhất đất nước.
Trong quá trình xây dựng, chúng ta đã gặt hái nhiều thành tựu đáng khích lệ, đưa
đất nước lên một vị thế mới, trở thành một đối tác quan trọng, một người bạn đáng tin
cậy đối với nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình đấu tranh cải tạo, xây dựng xã hội mới, đôi lúc chúng ta
mắc phải những sai lầm. Đôi khi chủ quan duy ý chí, rơi vào bệnh giáo điều, đề cao lý
luận; lý luận không bám sát thực tiễn hoặc nóng vội đốt cháy giai đoạn một cách thiếu
biện chứng. Vì thế, có giai đoạn, kinh tế đất nước trì trệ, chậm phát triển, đời sống khó
khăn, nhất là từ sau 1975 đến trước Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ
VI năm 1986.
Cũng có lúc, không ít cán bộ, đảng viên quá đề cao thực tiễn, xem nhẹ lý luận, sa
vào chủ nghĩa kinh nghiệm, tự mãn, thiếu sáng tạo, chậm bắt nhịp cuộc sống và xu thế
vận hành, phát triển chung của thời đại, đẩy đất nước đến nguy cơ tụt hậu.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước những vận động và biến đổi nhanh
chóng của thế giới, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ biện chứng
giữa lý luận và thực tiễn. Từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI trở
đi, Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự chú trọng đến hiệu quả của hoạt động thực tiễn,
đúc kết lý luận, gắn lý luận với thực tiễn, nắm bắt kịp thời xu thế của thời đại, xây dựng

những đường lối, chủ trương đúng đắn, đưa đất nước vượt qua thời kỳ khủng hoảng, tạo
những bước tiến quan trọng, chủ động hội nhập với thế giới.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×