Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ẢNH HƯỞNG của BA LOẠI gốc GHÉP lên tỷ lệ BỆNH héo tươi DO VI KHUẨN ralstonia solanacearum, SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT TRÁI cà CHUA RED CROWN 250 tại HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD

LÂM NHƯ THÙY

ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI GỐC GHÉP LÊN TỶ LỆ BỆNH
HÉO TƯƠI DO VI KHUẨN Ralstonia solanacearum, SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CÀ CHUA
RED CROWN 250 TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH
VỤTài
HÈ –liệu
THU
2007tập và nghiên cứu
Trung tâm Học liệu
ĐHHẬU
CầnGIANG
Thơ @
học

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD

LÂM NHƯ THÙY
ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI GỐC GHÉP LÊN TỶ LỆ BỆNH
HÉO TƯƠI DO VI KHUẨN Ralstonia solanacearum, SINH


TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CÀ CHUA
RED CROWN 250 TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG VỤ HÈ – THU 2007

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. Trần Thị Ba
Ks. Nguyễn Thị Nghiêm
ThS. Võ Thị Bích Thủy

Cần Thơ - 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học, với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA 3 LOẠI GỐC GHÉP LÊN TỶ LỆ BỆNH HÉO TƯƠI
DO VI KHUẨN Ralstonia solanacearum, SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CÀ CHUA RED CROWN 250
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP – HẬU GIANG
VỤ HÈ THU 2007

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do sinh viên LÂM NHƯ THÙY thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày …….tháng…….năm 2008
Cán bộ hướng dẫn


Cán bộ hướng dẫn

Ts. Trần Thị Ba

Ks. Nguyễn Thị Nghiêm

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Lâm Như Thùy

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
.......................................................................................................................................
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Nông Học với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA 3 LOẠI GỐC GHÉP LÊN TỶ LỆ BỆNH HÉO TƯƠI

DO VI KHUẨN Ralstonia solanacearum, SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CÀ CHUA RED CROWN 250
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP – HẬU GIANG
VỤ HÈ THU 2007
Do sinh
LÂM
NHƯThơ
THÙY
hiện
và bảo
vệ trước
Trung tâm Học
liệuviên
ĐH
Cần
@thực
Tài
liệu
học
tập Hội
và đồng.
nghiên cứu
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:............................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ....................................
DUYỆT KHOA


Cần Thơ, ngày …….tháng …….năm 2008

Trưởng Khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng

Chủ Tịch Hội Đồng

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ tên sinh viên: Lâm Như Thùy
Sinh năm: 1984
Nơi sinh: xã An Trường, huyện Càng Long, Tỉnh Trà Vinh.
Họ tên cha: Lâm Thanh Phỉ
Họ tên mẹ: Lê Thị Hường
Quê quán: xã An Trường, huyện Càng Long, Tỉnh Trà Vinh.
Quá trình học tập:
1990 – 1995: Học sinh trường Tiểu Học An Thới 2, phường An Thới TP, Cần Thơ.
1995 – 1999: Học sinh trường THPT Bùi Hữu Nghĩa, phường An Thới, TP Cần
Thơ.
1999 – 2002: Học sinh trường THTP Lý Tự Trọng, phường An Thới, TP Cần Thơ.
2003 – 2007: Sinh Viên Đại Học Cần Thơ, học ngành Nông Học khóa 29 thuộc
KhoaHọc
Nôngliệu
Nghiệp
& Sinh
Học
Ứng Dụng.
Trung tâm

ĐH
Cần
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ có công sinh thành và suốt đời tận tụy để nuôi con khôn lớn nên
người.
Thành kính biết ơn:
Cô Trần Thị Ba, cô Nguyễn Thị Nghiêm cùng chị Võ Thị Bích Thủy đã tận
tình giúp đỡ, động viên, hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chú Nguyễn Văn Chiến (Chú Út), đã cho mượn đất và tận tình chăm sóc cà
trong quá trình tiến hành làm thí nghiệm.
Thầy Bùi Văn Tùng, đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số
liệu.
Anh Phạm Thanh Phong (cao học Trồng Trọt K12) đã đồng hành và tận
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đề tài.
Cố vấn
họcĐH
tập Ngô
đã Tài
ân cần
giúphọc
đỡ vàtập
độngvà
viên

chúng emcứu
Trung tâm Học
liệu
CầnThành
ThơTrí@
liệu
nghiên
trong suốt thời gian học tại trường.
Quý thầy cô và các anh chị cán bộ bộ môn thuộc khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báo trong quá
trình học tập.
Anh Trần Trung Tính (cao học Trồng Trọt K13), anh Trần Văn Sơn (TT28),
chị Bùi Chúc Ly (TT28) cùng các bạn Kiều, Nguyễn, Thanh, Nguyện, … đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn này.
Thân gởi về các bạn Nông Học K29 lời chúc thành công và tốt đẹp.

LÂM NHƯ THÙY

vi


LÂM NHƯ THÙY, 2007. Ảnh hưởng của 3 loại gốc ghép lên tỷ lệ bệnh héo tươi
do vi khuẩn Raltstonia solanacearum, sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái cà
chua Red Crown 250 tại xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang, vụ
Hè - Thu 2007. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học, Khoa Nông Nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. 74 trang. Người hướng dẫn khoa
học: Ts. Trần Thị Ba, Ks. Nguyễn Thị Nghiêm và Ths. Võ Thị Bích Thủy.
__________________________________________________________________
TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được tiến hành vào vụ Hè – Thu 2007, tại xã Long Thạnh,

huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trên nền đất có thành phần cơ giới nặng (phần
lớn đất sét) thoát nước kém khi bị ngập, vụ trước trồng cà tím, nhằm xác định loại
gốc ghép phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, có tỷ lệ bệnh héo tươi do vi
khuẩn
Raltstonia
solanacearum
thấp,@
…Tài
đồngliệu
thời học
vẫn giữ
được
suất vàcứu
Trung tâm
Học
liệu ĐH
Cần Thơ
tập
vànăng
nghiên
phẩm chất trái cao. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu
nhiên gồm 4 nghiệm thức (3 gốc ghép: cà chua Miền Nam, cà chua Đà Lạt và cà
tím EG 203) và 1 đối chứng (không ghép) với 4 lặp lại.
Kết quả cho thấy cà chua Red Crown 250 ghép trên 3 loại gốc (cà chua
Miền Nam, cà chua Đà Lạt và cà tím EG 203) có tỷ lệ bệnh héo tươi do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum thấp hơn so với đối chứng không ghép, gốc ghép cà tím
EG 203 thấp nhất (5%), gốc ghép cà chua Miền Nam và Đà Lạt tương đương nhau
(45,0 – 55,0%) so với đối chứng không ghép có tỷ lệ bệnh cao nhất (87,5%) sau đó
chết hoàn toàn ở giai đoạn 60 ngày sau khi trồng. Trọng lượng trung bình trái và số
trái trên cây của gốc ghép cà tím EG 203 thấp hơn gốc ghép cà chua Miền Nam và

Đà Lạt nhưng năng suất (biến thiên từ 5,34 – 7,11 tấn/ha) và phẩm chất trái giữa
các gốc ghép tương đương nhau. Trong điều kiện đất úng nước vào mùa mưa thì
gốc ghép cà tím EG 203 tỏ ra có khả năng chịu đựng tốt hơn hết.

vii


MỤC LỤC
Trang
Tiểu sử cá nhân

v

Lời cảm tạ

vi

Tóm lược

vii

Mục lục

viii

Danh sách bảng

xi

Danh sách hình


xii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................. 2
1.1 Nguồn gốc, tình hình sản xuất cà chua trong nước và trên thế giới ............. 2
1.1.1 Nguồn gốc cà chua............................................................................. 2
1.1.2
Tìnhliệu
hình ĐH
sản xuất
cà chua
nước...............................................
Trung tâm
Học
Cần
Thơtrong
@ Tài
liệu học tập và nghiên2cứu
1.1.3. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới ............................................ 2
1.2 Đặc tính thực vật của cà chua..................................................................... 3
1.2.1 Rễ ...................................................................................................... 3
1.2.2 Thân .................................................................................................. 3
1.2.3 Lá ...................................................................................................... 3
1.2.4 Hoa.................................................................................................... 4
1.2.5 Trái.................................................................................................... 4
1.2.6 Hạt..................................................................................................... 4

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cà chua................................................ 4
1.3.1 Nhiệt độ............................................................................................. 4
1.3.2 Ánh sáng............................................................................................ 5
1.3.3 Ẩm độ và mưa ................................................................................... 5
1.3.4 Bệnh hại quan trọng trên cà chua ....................................................... 6
1.4 Bệnh héo tươi cà chua do vi khuẩn Ralstonia solanacearum ...................... 6

viii


1.4.1 Đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh .......................................... 6
1.4.2 Biện pháp phòng chống ..................................................................... 7
1.5 Ghép cà chua.............................................................................................. 8
1.5.1Tình hình ghép cà chua trên thế giới và ở Vịệt Nam ........................... 8
1.5.2 Ưu và nhược điểm của ghép cà chua................................................. 9
1.6 Đặc tính của một số gốc và ngọn ghép dùng trong thí nghiệm.................. 10
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................... 11
2.1 Phương tiện.............................................................................................. 11
2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện ....................................................... 11
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn........................................................... 11
2.2 Phương pháp ............................................................................................ 12
2.2.1 Bố trí thí nghiệm.............................................................................. 12
2.2.2 Kỹ thuật trồng cà chua ghép trên đồng ruộng ................................... 14
2.2.3
Các liệu
chỉ tiêu
theo
dõi ........................................................................
Trung tâm
Học

ĐH
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên15cứu
2.2.4 Chỉ tiêu về sinh trưởng..................................................................... 16
2.2.5 Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất ................................. 17
2.2.6 Một số chỉ tiêu về phẩm chất trái ..................................................... 17
2.2.7 Phân tích số liệu............................................................................... 18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 19
3.1 Ghi nhận tổng quát................................................................................... 19
3.2 Bệnh héo tươi trên cà chua do vi khuẩn Ralstonia solanacearum ............. 20
3.3 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của cây cà chua ghép............ 22
3.3.1 Chiều cao cây trên các gốc ghép khác nhau ..................................... 22
3.3.2 Số lá trên thân chính ở các gốc ghép khác nhau ............................... 23
3.3.3 Tỷ lệ đường kính ngọn ghép/gốc ghép qua các giai đoạn khảo sát ... 24
3.4 Thành phần năng suất và năng suất của cà chua ghép............................... 25
3.4.1 Kích thước trái cà chua ở các gốc ghép khác nhau ........................... 25

ix


3.4.2 Trọng lượng trung bình trái cà chua ở các gốc ghép khác nhau ........ 26
3.4.3 Số trái cà chua trên cây ở các gốc ghép khác nhau ........................... 27
3.4.4 Trọng lượng trái cà chua trên cây ở các gốc ghép khác nhau............ 28
3.4.5 Năng suất trái cà chua qua các lần thu hoạch
ở các gốc ghép khác nhau ................................................................. 29
3.4.6 Năng suất trái cà chua ở các gốc ghép khác nhau ............................. 30
3.4.7 Năng suất thương phẩm ở các gốc ghép nhau .................................. 31
3.5 Một số chỉ tiêu về chất lượng trái cà chua ở các gốc ghép khác nhau ....... 32
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 34
4.1 Kết luận ................................................................................................... 34

4.2 Đề nghị .................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 36

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

x


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tựa bảng
2.1 Loại phân, liều lượng và thời kỳ bón phân cho cà chua ghép,
3.1
3.2

Phụng Hiệp – Hậu Giang (5/2007 – 9/2007).
Tỷ lệ đường kính ngọn ghép/đường kính gốc ghép cà chua qua các
ngày sau khi trồng, Phụng Hiệp – Hậu Giang (5/2007 – 09/2007).
Năng suất (tấn/ha) thương phẩm và tỷ lệ năng suất thương phẩm
trên các gốc ghép khác nhau, Phụng Hiệp – Hậu Giang (5/2007 –
9/2007).

Trang
15
25
32

3.3


Một số chỉ tiêu về màu sắc, độ cứng và độ dày thịt trái cà chua
trên các gốc ghép khác nhau, Phụng Hiệp – Hậu Giang (5/2007 –
9/2007).

33

3.4

Một số chỉ tiêu về hàm lượng chất rắn hòa tan (độ brix), vitamin
C và hàm hàm lượng vật chất khô trái cà chua trên các gốc ghép
khác nhau, Phụng Hiệp – Hậu Giang (5/2007 – 9/2007).

33

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xi


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Trung

Tựa hình
Trang
2.1
11
Tình hình khí hậu trong thời gian thí nghiệm cà chua ghép (Đài

Khí tượng Thủy văn TP Cần Thơ 2007).
2.2
13
Sơ đồ bố trí thí nghiệm cà chua ghép tại Phụng Hiệp – Hậu
Giang
3.1
20
Cà chua ghép gốc cà tím EG 203.
3.2
21
Diễn biến tỷ lệ (%) bệnh héo tươi của cà chua ghép qua các
ngày sau khi trồng, Phụng Hiệp – Hậu Giang (5 /2007–
9/2007).
3.3
22
Triệu chứng bệnh héo tươi cà chua (50 NSKT)
Bệnh héo tươi do vi khuẩn Ralstonia solanacearum
3.4
23
Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cà chua trên
các gốc ghép khác nhau qua các ngày sau trồng, Phụng Hiệp –
Hậu Giang (5/2007 – 9/2007).
3.5
24
Số lá và tốc độ tăng số lá trên thân chính cây cà chua ở các gốc
tâm Họcghép
liệu
ĐH
Cần
Thơ

@
Tài
liệu
học
tập

nghiên
cứu
khác nhau qua các ngày sau trồng, Phụng Hiệp – Hậu
Giang (5/2007 – 9/2007).
3.6
26
Kích thước trái cà chua trên các gốc ghép khác nhau, Phụng
Hiệp – Hậu Giang (5/2007 – 9/2007).
3.7
27
Trọng lượng trung bình trái cà chua trên các gốc ghép khác
nhau, Phụng Hiệp – Hậu Giang (5/2007 – 9/2007).
3.8
28
Số trái cà chua trên các gốc ghép khác nhau, tại huyện Phụng
Hiệp – Hậu Giang (5/2007 – 9/2007).
3.9
29
Trọng lượng trái cà chua trên các gốc ghép khác nhau, Phụng
Hiệp – Hậu Giang (5/2007 – 9/2007).
3.10 Năng suất trái cà chua qua các lần thu hoạch trên các gốc ghép
30
khác nhau, Phụng Hiệp – Hậu Giang (5/2007 – 9/2007).
3.11 Năng suất trái cà chua trên các gốc ghép khác nhau, Phụng

31
Hiệp – Hậu Giang (5/2007 – 9/2007).

xii


MỞ ĐẦU
Cà chua (Lycopersicon esculentum) là một trong những cây rau được trồng
và sử dụng rộng khắp thế giới. Ở nước ta cà chua được trồng trên 100 năm nay,
diện tích có chiều hướng gia tăng từ 9 ngàn ha năm 1990 lên 15-17 ngàn ha năm
2002 (Tạ Thu Cúc, 2002).
Cà chua vốn là cây khó trồng, do bị nhiều loại sâu bệnh gây hại như: sâu
đục trái, dòi đục lá, bọ trĩ, bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh héo rũ vi khuẩn
(HRVK), … Trong đó bệnh HRVK (Ralstonia solanacearum) được coi là rất nguy
hiểm, bởi chúng lây lan nhanh, có thể gây chết từ 20-30%, thậm chí 100% (Ngô
Quang Vinh và ctv., 2004). Có nhiều biện pháp phòng chống bệnh này như sử
dụng thuốc hóa học, dùng giống kháng, luân canh cây trồng, …Tuy nhiên hiệu trái
của các biện pháp này không cao, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, khó thực hiện.
Để giải
quyết
trạngThơ
trên, nhiều
nơi trên
giới tập
đã sửvà
dụng
biện phápcứu
Trung tâm Học
liệu

ĐHhiện
Cần
@ Tài
liệuthếhọc
nghiên
ghép cà chua lên cà tím hay ghép lên gốc cà chua kháng bệnh và đã thành công.
Tại Việt Nam, tháng 8/2004 phương pháp ghép cà chua chống bệnh HRVK đã
được Hội đồng khoa học Bộ NN-PTNT công nhận là tiến bộ khoa học và có thể
ứng dụng được nhiều nơi.
Tại đồng bằng sông Cữu Long, cũng như những vùng khác trong cả nước
nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với bệnh HRVK trên cây cà
chua. Và hầu như cà chua không mang lại hiệu trái kinh tế cho nông dân vùng này.
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của 3 loại gốc ghép lên tỷ lệ bệnh héo tươi
do vi khuẩn (Ralstonia solanacearum), khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm
chất trái cà chua Red Crown 250” nhằm xác định loại gốc ghép có khả năng
kháng bệnh, sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc, tình hình sản xuất cà chua trong nước và trên thế giới.
1.1.1 Nguồn gốc cà chua
Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, tên tiếng Anh
Tomato, có số lượng nhiễm sác thể 2n = 24. Theo Tạ Thu Cúc (2002), cà chua có
nguồn gốc từ Trung và Nam Châu Mỹ, trước khi Criptop Côlông tìm ra Châu Mỹ
thì cà chua đã được trồng ở Peru và Mehicô. Đến cuối thế kỷ 19 thì đã có trên 200
dòng, giống cà chua được giới thiệu rông rãi.
1.1.2 Tình hình sản xuất cà chua trong nước

Theo Tạ Thu Cúc (2002), cà chua được du nhập vào Việt Nam khoảng 100
năm trước đây và diện tích hàng năm biến động từ 12 - 13 ngàn ha.
Năngliệu
suất trung
tấn/ ha@
vẫnTài
còn rất
thấphọc
so với
năngvà
suất
trung bìnhcứu
Trung tâm Học
ĐH bình
Cần16Thơ
liệu
tập
nghiên
của thế giới do sâu bệnh và chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến bộ vào
sản xuất và chế biến. Bình quân đầu người 2 kg/ năm (Mai Thị Phương Anh và
ctv., 1996). Cà chua rất được ưa chuộng trong các bữa ăn hằng ngày trong gia đình
người dân Việt.
1.1.3. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Hiện nay, cà chua là một loại rau được trồng và sử dụng hầu như khắp trên
thế giới đứng ở vị trí thứ 2 về sản lượng sau khoai tây (Mai Thị Phương Anh và
ctv., 1996). Diện tích hàng năm trên thế giới khoảng 3,7 triệu ha, năng suất 26,3
tấn/ha, đạt sản lượng 113,31 triệu tấn (FAO, 2004).
Theo số liệu mới nhất từ FAO (2007), năm 2006 quốc gia xuất khẩu lớn
nhất thế giới là Mêhicô khoảng 1 triệu tấn (chiếm 25% sản lượng xuất khẩu thế
giới), kế đến là Turkey 0,28 triệu tấn (chiếm 7%). Quốc gia nhập khẩu nhiều nhất

là Mỹ khoảng 1 triệu tấn, Nga khoảng 0,4 triệu tấn, thị trường các nước thuộc khối

2


EU 0,3 triệu tấn. Phần lớn, khoảng 10 triệu tấn dùng trong chế biến. Trong khi đó,
khoảng 2 triệu tấn dùng để ăn tươi.
1.2 Đặc tính thực vật của cà chua
1.2.1 Rễ
Cà chua có hệ rễ chùm, trong điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng
mạnh rễ có thể ăn sâu 1 – 1,5 m và 1,5 – 2,5 m chiều rộng. Rễ phát triển tốt ở nhiệt
độ ban ngày trung bình là 26,5oC và ban đêm là 16 – 22oC (Mai Thị Phương Anh
và ctv., 1996).
1.2.2 Thân
Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân
dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và phát hoa. Ở nách lá là chồi nách, chồi nách ở các
vị trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau.
Theoliệu
PhạmĐH
HồngCần
Cúc (2002),
nănghọc
tăng trưởng
và nghiên
phân nhánh,cứu
Trung tâm Học
Thơ tùy
@ vào
Tàikhảliệu
tập và

cà chua có 4 dạng hình:
- Dạng vô hạn: thân cao trên 2 m, bò trên mặt đất. Dạng này cho năng suất
cao nhờ thu hoạch dài ngày.
- Dạng hữu hạn: thân cứng mọc đứng, cây ngừng tăng trưởng khi xuất hiện
chùm hoa ngọn. Dạng này cho trái sớm và tập trung.
- Dạng bán hữu hạn: căn bản cũng giống như dạng hữu hạn nhưng số chùm
hoa trên cây nhiều hơn (8 – 10 chùm hoa) trước khi cây có chùm hoa tận ngọn và
ngừng tăng trưởng chiều cao.
- Dạng bụi: cà chua có lóng rất ngắn, đâm chồi mạnh ít chùm hoa và cho
trái tập trung.
1.2.3 Lá
Cà chua thuộc dạng lá kép chân chim, các lá chét có răng cưa, tùy giống mà
lá có màu sắc và kích thước khác nhau (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).

3


1.2.4 Hoa
Hoa cà chua là loại hoa hoàn chỉnh (bao gồm lá đài, cánh hoa, nhị và nhụy)
(Tạ Thu Cúc, 2005). Theo Phạm Hồng Cúc (1999), cà chua là cây tự thụ phấn là
chủ yếu nên sự thụ phấn chéo khó xảy ra vì hoa cà chua tiết ra nhiều tiết tố độc nên
không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được.
1.2.5 Trái
Cà chua thuộc loại trái mọng nước, hình dạng thay đổi từ tròn đến dài, vỏ
trơn láng hay có khía màu xanh và có lông khi còn xanh, trái có 2 hoặc nhiều ngăn
chứa nhiều hạt (Phạm Hồng Cúc, 1999). Theo Tạ Thu Cúc (2005), trái có thể chia
làm 3 loại: nhỏ dưới 50 g, trung bình trên 50g và to trên 100 g.
Quá trình trái chín gồm 4 thời kỳ: thời kỳ trái xanh, thời kỳ chín xanh, thời
kỳ chín vàng và thời kỳ chín đỏ (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.2.6Học

Hạt liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm
Hạt nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Trong trái hạt nằm
trong buồng chứa dịch bào kiềm hãm sự nẫy mầm (Phạm Hồng Cúc, 1999).
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cà chua
1.3.1 Nhiệt độ
Cà chua tăng trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô,
nhiệt độ đóng vai trò quan trọng để cây có sản lượng thu hoạch cao và trái chín
sớm. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh trưởng của cà chua là 15 - 30oC, tối ưu
là 21 - 24oC ( Mayrd, 1986). Nhiệt độ trên 39oC làm ảnh hưởng sự lan rộng của rễ,
trên 44oC gây hại sự sinh trưởng và ngăn cản hấp thu nước và dinh dưỡng (Kou và
ctv., 1998), khi đó cây cà chua còi cọc, lá không phát triển, sinh trưởng ngừng ở
nhiệt độ tối đa là 35oC và thấp nhất là 12oC. Ở từng thời điểm sinh trưởng thì cây
có nhu cầu về nhiệt độ không nhất định, đặc biệt sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày
và đêm càng cao, càng tốt cho sự sinh trưởng của cây cà chua (Phạm Hồng Cúc,

4


1999). Đậu trái là yếu tố quyết định năng suất của cây và cũng chịu ảnh hưởng
mạnh của nhiệt độ ngày và đêm. Khi nhiệt độ ngày trên 35oC và nhiệt độ đêm trên
21oC, cà chua giảm khả năng đậu trái. Nhiệt độ rất ảnh hưởng đến sự ra hoa và đậu
trái của cây cà chua. Theo Mai Thị Phương Anh và ctv. (1996), thì nhiệt độ cao sẽ
làm giảm số hoa/chùm. Nghiên cứu của Calvert (1957) cho thấy, phân hoá mần
hoa ở 13oC cho số hoa/chùm lớn hơn ở 20oC. Cây sẽ dậu trái kém khi nhiệt độ
ngày tối đa trên 38oC trong 5 - 9 ngày trước khi nở hoa và sau nở hoa 1 - 3 ngày
(Kou và ctv.,1998). Do đó, cần chọn giống chịu nhiệt trong canh tác ở vùng nhiệt
đới, nhiệt độ đêm trên 21oC (Tạ Thu Cúc, 2005).
1.3.2 Ánh sáng
Cà chua là cây ưa ánh sáng, thích ánh sáng trực tiếp, tuy nhiên nắng gây gắt

vào buổi trưa có thể làm cây bị héo, lá và trái bị cháy nắng, thế nhưng trời âm u
cây sinh trưởng kém, phẩm chất trái giảm. Cường độ ánh sáng thích hợp cho sinh
trưởng
từ 4.000
10.000
lux (Tạ
Thu@
Cúc,
2005).
Theo
Tucker
1977), ánhcứu
Trung tâm
Học
liệu–ĐH
Cần
Thơ
Tài
liệu
học
tập(1975,
và nghiên
sáng đỏ có tác dụng làm tăng tốc độ phát triển của lá và hạn chế sự phát triển của
chồi bên, thúc đẩy hình thành sắc tố Lycopen và Caroten. Tóm lại, cường độ và
thời gian chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trái, đặc biệt là thành phần
hoá học trong trái.
1.3.3 Ẩm độ và mưa
Cà chua là cây ưa ẩm chịu nhiệt nhưng không chịu úng, ẩm độ đất thích hợp
cho trưởng và phát triển từ 70 - 80% và ẩm độ không khí 50 - 60%. Khi ẩm độ
không khí trên 60% cây dễ nhiễm các mầm bệnh (Tạ Thu Cúc, 2005). Chế độ nước

là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cường độ của các quá trình sinh lý cơ bản. Đất
quá khô hoặc quá ẩm đều gây bất lợi cho cây cà chua, thiếu nước cây sinh trưởng
còi cọc, quả chậm lớn, thiếu nước trầm trọng làm rụng nụ và hoa.

5


1.3.4 Bệnh hại quan trọng trên cà chua
Theo Yang (1979), có 51 loài gây hại trên cà chua gồm nấm, vi khuẩn, virus
và tuyến trùng. Thống kê mới đây của Chu Thị Thơm và ctv. (2005), thì cà chua có
tới 75 tác nhân gây bệnh. Trong đó, nhóm bệnh hại vùng rễ, hệ thống bó mạch gây
hại khá nghiêm trọng như bệnh lỡ cỗ rễ do Rhzotonisaolani, thối rễ do Pythium
debaryanum, héo trắng gốc do Sclerotium folfsii, héo vàng do Fusarium
oxysporum, héo xanh do Ralstonia solanacearum Smith,…(Nguyễn Văn Viên và
ctv., 2003). Trong đó nguy hại nhất là héo rủ vi khuẩn do Ralstonia solanacearum
Smith, hay còn gọi là héo xanh. Bệnh do vi khuẩn tấn công vào mạch nhựa gây tác
nghẽn mạch dẫn cây không hấp thu được dinh dưỡng và nước nên chết héo trong
khi lá vẫn còn xanh (Phạm Văn Kim, 2002).
Bệnh gây hại nghiêm trọng trên cà chua không thể không nhắc đến đó là
bệnh khảm vàng xoăn lá cà chua, đây là bệnh phổ biến ở khu vực Đông Nam Châu
Á, các nước Trung Cận Đông và Đông Phi. Nguyên nhân do rầy phấn trắng
(Bemisia
hút trênThơ
cây bị@
khảm
virushọc
và trởtập
nên và
nhiễm
virus, saucứu

Trung tâm
Họctabaci)
liệu chích
ĐH Cần
Tàidoliệu
nghiên
đó lưu tồn trong tuyến nước bọt trong một thời gian dài và truyền cho cây khỏe
trong lần chích hút kế tiếp (Brown, 1994). Cây cà chua bệnh bị lùn, số hoa số trái
ít, kích thước lá giảm, bệnh nhẹ cây cằn cỗi, trái dị dạng, dễ bị rụng, phẩm chất trái
giảm, năng suất giảm (Lê Lương Tề và ctv., 1999). Theo Nguyễn Viết Quỳ (1994)
cho rằng bệnh phát sinh và phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao,
thường phát triển mạnh trong các tháng 4 – 9.
1.4 Bệnh héo tươi cà chua do vi khuẩn Ralstonia solanacearum
1.4.1 Đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh
Theo Ngô Quang Vinh và ctv. (2004), Olson (2005), đây là một loại vi
khuẩn đa thực, có thể gây hại trên 200 loài cây trồng và cỏ dại, trong đó nghiêm
trọng nhất là họ cà. Bệnh này xuất hiện và gây hại nặng nhất từ giai đoạn ra nụ hoa đến hình thành quả non – thu hoạch (Nguyễn Văn Viên và ctv., 2003).

6


Theo Jinping (1994), phát triển mạnh tại những vùng khí hậu nóng ẩm kiểu
nhiệt đới và á nhiệt đới, những vùng đất thấp. Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua vết
thương tự nhiên ở vùng rễ, sâu hay tuyến trùng. Bệnh phát triển trong điều kiện
nóng ẩm 30 – 350C (Ngô Quang Vinh và ctv., 2004).
Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào rễ, vi khuẩn lan theo bó mạch dẫn, sinh
trưởng phát triển sản sinh ra các men, độc tố dẫn đến phá hủy các mô tế bào, vít tắc
mạch dẫn làm cản trở sự vận chuyển nước, chất dinh dưỡng và nhựa trong cây dẫn
đến cây héo rũ nhanh và chết (Đỗ Tấn Dũng, 2001). Nếu cắt dọc thân cây bệnh sẽ
thấy bó mạch dẫn biến màu nâu dọc theo chiều cao cây, thấy rõ nhất là ở phần sát

gốc, còn ở cuống lá và nhánh của cây bệnh thì bó mạch dẫn không biến màu nâu
(Chu Thị Thơm và ctv., 2005).
Ban ngày lá có màu tái xanh, lá gốc bị héo rũ trước tiên, về đêm cây có thể
hồi phục đến sáng sớm, nhưng đến trưa, chiều cây lại như trạng thái ngày đầu mới
bị bệnh. Hiện tượng này tiếp diễn trong 2 – 3 ngày thì cây chết. bệnh phát triển ở
nhiệtHọc
độ 26liệu
– 300ĐH
C, pHCần
từ 6,8Thơ
– 7,2 @
(Tạ Tài
Thu Cúc,
Lê Lương
Tề vàcứu
Trung tâm
liệu2005).
học Theo
tập và
nghiên
ctv. (1998), thời gian bệnh lưu tồn trong đất từ 5 – 6 năm, bệnh phát triển mạnh ở
vụ Hè – Thu và Xuân – Hè.
Theo Nguyễn Văn Viên và ctv. (2003), bệnh héo xanh do vi khuẩn lan
truyền từ cây này sang cây khác, từ vùng có ổ bệnh sang các vùng xung quanh
bằng nhiều con đường khác nhau: nước tưới, mưa, không khí, tuyến trùng hại rễ và
các hoạt động chăm sóc của con người ...
1.4.2 Biện pháp phòng chống
Phòng chống nhằm hạn chế tác hại của bênh héo xanh vi khuẩn hại cà chua
nói riêng và bệnh héo xanh hại cây trồng nói chung đang là những vấn đề nang
giải, khó khăn, hiệu quả thấp không chỉ ở nước ta mà còn ở hầu hết các nước khác

trên thế giới. Nguyên nhân cơ bản là do loài Ralstonia solanacearum – tác nhân
gây bệnh héo xanh vi khuẩn có khả năng tồn tại lâu dài trong đất, trong tàn dư,

7


trong vật liệu giống nhiễm bệnh và phổ biến là trong các cây ký chủ họ cà, họ đậu,
họ bầu bí, họ cúc sao .. và kể cả cây cỏ dại (Nguyễn Văn Viên và ctv., 2003).
Theo Nguyễn Văn Viên và ctv. (2003), Chu Thị Thơm và ctv. (2005), để
phòng chống bệnh hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tiến hành luân canh cây cà chua với cây lúa nước, hoặc với các loài cây
trồng khác không phải là ký chủ của nấm gây bệnh.
- Dọn sạch tàn dư cây bệnh, cỏ dại.
- Có thể xử lý hạt giống và xử lý đất trước khi trồng bằng phương pháp khử
trùng hoặc xông hơi.
- Sử dụng giống cà chua kháng bệnh. Tuy nhiên, vi khuẩn có nhiều dòng
gây hại nên khả năng kháng bệnh của giống thay đổi theo điều kiện môi trường,
công tác chọn giống vì vậy bị giới hạn (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
- Chọn thời vụ thích hợp, làm luống cao dễ thoát nước, bón phân hữu cơ
hoai mục kết hợp với vôi, lân, kali theo một tỷ lệ hợp lý, chăm sóc đúng kỹ thuật.
Theoliệu
Mai Thị
và ctv.
luânhọc
canh với
câynghiên
trồng nướccứu
Trung tâm Học
ĐHPhương
CầnAnh

Thơ
@ (1996),
Tài liệu
tậpcácvà
và tạo cho đất thoáng khí.
Xu hướng hiện nay trong sản xuất cà chua của thế giới là sử dụng phương
pháp ghép, ghép ngọn cà chua lên một gốc cà tím hoặc một gốc cà chua có khả
năng kháng bệnh được xem là một giải pháp hiệu quả để chống lại bệnh héo xanh
do vi khuẩn (Nguyễn Thị Bích Vân, 2006).
1.5 Ghép cà chua
1.5.1 Tình hình ghép cà chua trên thế giới và ở Vịệt Nam
Ghép là một kỹ thuật có từ rất lâu đời. Theo một số tài liệu cho thấy rằng
phương pháp ghép đã được sử dụng ở Trung Quốc từ 1.000 năm TCN, còn ở Châu
ÂU cũng được ghi nhận từ những năm 348 – 237 TCN (Oda, 1995). Theo Marsic
và ctv. (2004), cây ghép được sản xuất đầu tiên ở Nhật Bản và Hàn Quốc là dưa
hấu vào năm 1920 và cà tím 1950.

8


Tại Nhật, tỷ lệ trồng cây ghép để hạn chế bệnh trên các cây rau ăn quả như
dưa hấu, dưa leo, cà chua, cà tím là 59% ở năm 1990. Hiện nay, công nghệ ghép
cây rau tại nước này đã đạt đến kỹ thuật cao là sử dụng máy ghép (Oda, 1995).
Viện nghiên cứu rau quả Á Châu (AVRDC), đã nghiên cứu biện pháp ghép
cà chua từ năm 1992. Các nghiên cứu đã kết luận và giới thiệu phương pháp ghép
bằng ống cao su, giới thiệu một số gốc ghép tốt như cà tím EG 203, EG 190, EG
197 và cà chua HW 96 (Ngô Quang Vinh và ctv., 2004).
Ở Việt Nam, nghiên cứu việc ghép cà chua chỉ mới được thực hiện từ năm
1999 tại Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội, kế đến là Viện Khoa Học Kỹ Thuật
Nông Nghiệp Miền Nam (2000 – 2003). Với sự giúp đỡ của Viện Khoa Học Kỹ

Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, đến tháng 3 năm 2004 tại Lâm Đồng đã có 4 trại
chuyên sản xuất cây ghép ra đời và bắt đầu cung cấp cây con ghép cho khoảng 250
ha. Hiện nay, tại Lâm Đồng có thể trồng cà chua ghép quanh năm (Ngô Quang
Vinh và ctv., 2004).
Từ 3/2003
đến 9/2005,
trồng
câyhọc
cà chua
ghép
Lâm Đồngcứu
Trung tâm Học
liệu ĐH
Cần diện
Thơtích@gieo
Tài
liệu
tập
vàtạinghiên
đạt khoảng 1.500 ha. Với giải pháp này, vườn cà chua ghép cho sản lượng tăng 20
– 30%, có khi lên đến 70 hoặc 100%, tương ứng với tỷ lệ số cây sống tăng lên
(Ngô Quang Vinh và ctv., 2004). Đến thời điểm này, ở Việt Nam và cả trên thế
giới, không có biện pháp nào có tác dụng phòng tránh bệnh héo rũ vi khuẩn triệt để
và cao hơn kỹ thuật ghép cà chua. Đặc biệt, nó rất an toàn với con người và môi
trường vì không dùng hóa chất (Thuận An, 2006).
1.5.2 Ưu và nhược điểm của ghép cà chua
Ưu điểm
Theo Kou và ctv., (1998), Lê Thị Thủy (2000), Ngô Quang Vinh và ctv.,
(2004), khẳng định phương pháp ghép ngọn hoàn toàn có thể (1) khống chế được
bệnh héo rủ do vi khuẩn và một số bệnh khác do Fusarium oxysporium và

Phytophthora infestans, (2) đối với gốc ghép là cà tím thì có khả năng chịu được
điều kiện ngập úng khoảng 1 tuần, (3) làm tăng độ ngọt của trái và độ cứng trái

9


giúp tăng thời gian bảo quản. Đặc biệt, cây ghép còn làm tăng năng suất lên 2030% thậm chí tăng 100% đối với đất nhiễm bệnh.
Một đồng tình khác là ghép cây còn giúp giải quyết việc làm, gia tăng thu
nhập hạn chế thời gian nhàn rỗi cho lao động ở nông thôn.
Biện pháp ghép cà chua không ảnh hưởng xấu đến năng suất hay chất lượng
trái (Yamakawa, 1952).
Theo Trần Văn Lài và ctv. (2002), trọng lượng trái cà chua từ bằng đến cao
hơn so với không ghép.
Ghép cây còn là một biện pháp sinh học, an toàn cho con người và môi
trường rất phù hợp với xu thế phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Nhược điểm của biện pháp ghép cà chua
Qua các nghiên cứu thì hầu hết các tác giả ở trong nước và trên thế giới đều
đồng tình là: (1) Giá thành cây ghép cao hơn cây không ghép. (2) Thời gian chuẩn
bị cây con của cây ghép cao hơn cây không ghép khoảng 1 - 2 tuần. (3) Chăm sóc
cây ghép
đồng
ruộng
phứcThơ
tạp và @
tốn công
không
ghép.
Trung tâm
Họctrên
liệu

ĐH
Cần
Tài hơn
liệucâyhọc
tập
và nghiên cứu
1.6 Đặc tính của một số gốc và ngọn ghép dùng trong thí nghiệm
- Ngọn ghép và đối chứng không ghép: cà chua Red Crown 250, do công ty
giống cây trồng Miền Nam nhập từ Đài Loan. Thuộc dạng sinh trưởng vô hạn, dễ
ra hoa kết quả trong điều kiện nóng ẩm.
Cho thu hoạch 60 – 65 ngày sau trồng, thời gian thu hoạch 40 – 45 ngày.
Quả tròn hơi thuôn, có màu đỏ đẹp. Khối lượng quả 70 – 80g/ quả, thịt dày,
ít hạt, quả cứng chụi vận chuyển. Năng suất 30 – 60 tấn/ha.
- Cà chua Viện Khoa Học Miền Nam: là gốc ghép kháng bệnh héo tươi vi
khuẩn, được cung cấp từ Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam.
- Cà chua Đà Lạt: là giống cà chua được cơ sở sản xuất cây giống sử dụng
làm gốc ghép và cung cấp cây giống ghép đại trà cho nông dân Đà Lạt.
- Cà tím EG 203: là giống kháng bệnh mạnh với bệnh héo tươi vi khuẩn, do
trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Á Châu cung cấp.

10


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm: ấp Trường Khánh 1, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang.
- Thời gian : 5 tháng (từ tháng 5/2007 - 9/2007).
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn

Nhiệt độ trung bình từ tháng 5 – 9/2007 là 27,40C, cao nhất là vào tháng
năm 280C. Ẩm độ không khí cao nhất là tháng sáu 89%. Lượng mưa cao nhất vào
tháng năm 272,6 mm (Hình 2.1).

Nhiệt độ (oC) và ẩm độ (%)

Trung tâm Học

liệu86ĐH

89

Cần Thơ @

87
Tài

88

liệu học tập

350
87
và nghiên

80 272,6

280
230,4


60

210
187,6

174,1
40

cứu

28

27,7

27,1

27,2

27
102,8

20

140
70

0

0
5/2007


6/2007

7/2007

8/2007

9/2007

Thời gian
Nhiệt độ (oC)

Ẩm độ (%)

Lượng mưa (mm)

Hình 2.1 Tình hình khí hậu trong thời gian thí nghiệm cà chua ghép (Đài Khí
tượng Thủy văn TP Cần Thơ 2007).

11

Lượng mưa (mm)

100


Giống làm gốc ghép:
Cà chua Miền Nam (Viện Khoa Học Nông nghiệp Miền Nam)
Cà chua Đà Lạt (Đà Lạt)
Cà tím EG 203 (Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Rau Á Châu).

Giống làm ngọn ghép:
Cà chua Red Crown 250 (công ty giống cây trồng miền Nam nhập từ Đài
Loan) dùng là ngọn ghép và đối chứng (không ghép).
Vật liệu khác:
- Màng phủ plastic, thước kẹp, máy đo màu sắc trái Colorimeter MINOL
TAB-CR 2000, máy đo độ cứng trái SANTO (FRUIT PRESSURE TASTAR-FT
327), máy đo độ Brix, …
- Phân bón: NPK (20-20-15), Con cò (CaO-P2O5-N-S-MgO:40-23-2,1-2,42,1), Urê 46%, Kali 60%, Canxi Nitrat (Ca(NO3)2), vôi bột, phân hữu cơ, super
lân.
- Thuốc
sâu:Cần
Basudin
10H,
80WG,
Actara
Confidorcứu
Trung tâm Học
liệutrừĐH
Thơ
@Regent
Tài liệu
học
tập25WG,
và nghiên
700WG, Admire 050EC, Dầu khoáng DC, thuốc sâu vi sinh.
- Thuốc trừ bệnh: Copper-zinc 85WP, Ridomil Gold 68WP, Antracol
70WP, Topsin M 70WP, Coc 85WP, New Kasuran 16,6BTN.
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
- Theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức (3 loại gốc

ghép và 1 đối chứng không ghép) với 4 lần lặp lại:
NT1: cà chua Miền Nam
NT2: cà chua Đà Lạt
NT3: cà tím EG203
NT4: đối chứng (không ghép)

12


×