Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ẢNH HƯỞNG của BAO TRÁI THÁI LAN lên sự THAY đổi màu sắc vỏ, đặc TÍNH NÔNG học và PHẨM CHẤT TRÁI CAM SÀNH (citrus nobilis var typica hassk) tại HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LÊ TRÍ NHÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA BAO TRÁI THÁI LAN LÊN SỰ
THAY ĐỔI MÀU SẮC VỎ, ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC
VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CAM SÀNH
(Citrus nobilis var typica Hassk)
TẠI HUYỆN LAI VUNG,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LÊ TRÍ NHÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA BAO TRÁI THÁI LAN LÊN SỰ
THAY ĐỔI MÀU SẮC VỎ, ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC
VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CAM SÀNH
(Citrus nobilis var typica Hassk)
TẠI HUYỆN LAI VUNG,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGs.Ts. Trần Văn Hâu

Cần Thơ - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học với tên đề tài:
“Ảnh hưởng của bao trái Thái Lan lên sự thay đổi màu sắc vỏ, đặc tính nông học
và phẩm chất trái cam Sành (Citrus nobilis var typica Hassk) tại huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp”
do sinh viên Lê Trí Nhân thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ….tháng ….năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts Trần Văn Hâu


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng của bao trái Thái Lan lên sự thay đổi màu sắc vỏ, đặc tính nông học
và phẩm chất trái cam Sành (Citrus nobilis var typica Hassk) tại huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp”

Do sinh viên: LÊ TRÍ NHÂN thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày ........tháng
........năm 2011.
Ý kiến hội đồng: ..................................………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức: …………………………

DUYỆT KHOA
TRƯỞNG KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2011
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả, số liệu
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì
công trình luận văn nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn

Lê Trí Nhân

v


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I.

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Lê Trí Nhân


Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 15/2/1990

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Mỹ Tho, Tiền Giang
Con ông Lê Tấn Luật và bà Nguyễn Thị Thủy
Địa chỉ liên lạc: 17/6 Lý Thƣờng Kiệt, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.
Điện thoại: 01669008948
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1996 – 2001:

Trƣờng Tiểu học thủ khoa Huân.
Địa điểm: Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.

2001 – 2005:

Trƣờng Trung học cơ sở Xuân Diệu.
Địa điểm: Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.

2005 – 2008:

Trƣờng Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu.
Địa điểm: Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.

2008 – 2011:


Học đại học chuyên ngành Nông học, trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Địa điểm: Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày 12 tháng 11 năm 2011
Người khai kí tên

Lê Trí Nhân

vi


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Ba Mẹ những ngƣời suốt đời tận tụy vì chúng con, xin cảm ơn những
ngƣời thân đã giúp đỡ, động viên con trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và động
viên em trong suốt thời gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn thầy cố vấn học tập Phạm Ngọc Du và Nguyễn Trọng Ngữ,
cùng toàn thể quý thầy cô khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng vì những kiến thức
mà quý thầy cô đã truyền dạy cho em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Đây sẽ là
hành trang vững chắc giúp em bƣớc vào đời.
Gửi lời cảm ơn đến chị Nguyễn Thị Phúc Nguyên cùng các anh chị ở Bộ Môn
Khoa Học Cây Trồng và các bạn Nông Học khoá 34 đã đóng góp, động viên và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.

vii


LÊ TRÍ NHÂN, 2011. “ Ảnh hưởng của bao trái Thái Lan lên sự thay đổi màu
sắc vỏ, đặc tính nông học và phẩm chất trái cam Sành (Citrus nobilis var typica
Hassk) tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn Tốt nghiệp đại học. Khoa
Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ, 57 trang.

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGs.Ts. Trần Văn Hâu

TÓM LƯỢC
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010 trên giống
cam Sành 6 năm tuổi, với mục tiêu tìm ra ảnh hƣởng của bao trái Thái Lan lên sự
thay đổi về màu sắc vỏ, đặc tính nông học và phẩm chất trái cam Sành. Thí nghiệm
đƣợc bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với bốn nghiệm thức (bao
Thái Lan, đối chứng bao Đài Loan, đối chứng bao nylon đen và đối chứng không
bao), bảy lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tƣơng ứng với một cây. Mỗi nghiệm thức bao
28 trái. Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm gồm có sự thay đổi màu sắc vỏ trái, đặc
tính nông học (trọng lƣợng vỏ, trọng lƣợng hột và trọng lƣợng trái, chiều cao…) và
phẩm chất trái (hàm lƣợng acid tổng số, vitamin C, độ Brix, độ cứng, hàm lƣợng
nƣớc). Thí nghiệm đƣợc theo dõi và phân tích từ 15 ngày sau khi bao trái đến thu
hoạch (60 ngày). Kết quả cho thấy bao Thái Lan và đối chứng nylon đen đã có hiệu
quả trong việc thay đổi màu sắc vỏ trái từ giai đoạn 45 ngày sau khi bao trái đến thu
hoạch. Bên cạnh đó độ cứng vỏ trái ở NT bao Thái Lan đã đƣợc cải thiện ở giai
đoạn 30 ngày SKBT đến thu hoạch. Các chỉ tiêu về phẩm chất (hàm lƣợng acid tổng
số, vitamin C, độ Brix) và đặc tính nông học của trái không thay đổi khi đƣợc sử
dụng bao Thái Lan.

viii


MỤC LỤC
Chƣơng

1.3.1
1.3.2
1.3.3
1.3.4

1.4
1.5
1.5.1
1.5.2
1.5.3
1.5.4
1.6
1.6.1
1.6.2
1.7

Nội dung
Trang
Tóm lƣợc
viii
Danh sách hình
xi
Danh sách bảng
xii
Danh sách từ viết tắt
xiii
Mở đầu
1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG CÂY
CÓ MÚI
2
Nguồn gốc và sự phân bố
2

Giá trị dinh dƣỡng của trái cây có múi
3
SỰ ĐẬU TRÁI VÀ RỤNG TRÁI NON CỦA CÂY CÓ MÚI
4
Sự đậu trái
4
Sự rụng trái non
4
MỘT SỐ THAY ĐỔI VỀ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ
PHẨM CHẤT CỦA TRÁI CAM TRONG QUÁ TRÌNH
5
PHÁT TRIỂN
Màu sắc của vỏ trái
5
Độ cứng của vỏ trái
6
Độ Brix
7
Vitamin C
7
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÁI Ở CÂY CÓ MÚI
7
NHU CẦU SINH THÁI Ở CÂY CÓ MÚI
8
Nhiệt độ
8
Ánh sáng
8
Vũ lƣợng và ẩm độ không khí
9

Gió
9
MỘT SỐ LOẠI SÂU BỆNH GÂY HẠI TRÊN CAM QUÝT
9
Côn trùng
9
Bệnh
9
HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP BAO TRÁI VÀ MỘT SỐ LOẠI
10

1.7.1
1.7.2
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.2
2.2.1
2.2.2

Hiệu quả của biện pháp bao trái
Một số loại bao đã đƣợc sử dụng
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
Thời gian, địa điểm
Đối tƣợng
Dụng cụ và thiết bị

Số liệu có khí tƣợng trong thời gian thực hiện thí nghiệm
PHƢƠNG PHÁP
Bố trí thí nghiệm
Thời điểm và cách bao trái

1
1.1
1.1.1
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.3

BAO ĐÃ ĐƢỢC SỬ DỤNG

ix

10
12
13
13
13
13
13
14
15
15
16



2.2.2.1
Thời điểm bao trái
2.2.2.2
Cách bao trái
2.2.3
Qui trình canh tác của cây Cam Sành
2.2.4
Các chỉ tiêu theo dõi và thu thập số liệu
2.2.5
Phƣơng pháp phân tích
2.2.6
Phƣơng pháp xử lý số liệu
3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1
GHI NHẬN TỔNG QUÁT
3.2
MÀU SẮC VỎ TRÁI
3.2.1
Chỉ số L*
3.2.2
Chỉ số b*
3.2.3
Chỉ số a*
3.3
ĐỘ CỨNG VỎ TRÁI
3.4
ĐỘ BRIX DỊCH TRÁI
3.5

HÀM LƢỢNG ACID TỔNG SỐ
3.6
HÀM LƢỢNG VITAMIN C CỦA TRÁI
3.7
HÀM LƢỢNG NƢỚC TRONG CON TÉP
3.8
ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA TRÁI
4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1
KẾT LUẬN
4.2
ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƢƠNG

x

16
16
16
17
17
20
21
21
22
22
23
24

25
26
27
28
29
30
34
34
34


DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình

Hình

Trang

2.1

Các loại bao dùng trong thí nghiệm

13

2.2

Số liệu khí tƣợng tại tỉnh Đồng Tháp, năm 2010

15


2.3

Trái sau khi đƣợc bao với các NT khác nhau (bao Thái Lan, bao
nylon đen, bao Đài Loan và đối chứng treo bảng) tại Lai Vung,
Đồng Tháp, 2011.

16

3.1

Trái bị nám ở nghiệm thức ĐC bao nylon đen

21

3.2

Màu sắc vỏ trái cam Sành

22

3.3

Ảnh hƣởng của các loại bao trái đến độ Brix (%) của trái cam
Sành ở giai đoạn 15-60 ngày SKBT tại Lai Vung, ĐồngTháp,
2011.

27

3.4


Ảnh hƣởng của các loại bao trái đến hàm lƣợng TA (mg/ 100g)
của trái cam Sành ở giai đoạn 15-60 ngày SKBT tại Lai Vung,
Đồng Tháp, 2011.

28

3.5

Ảnh hƣởng của các loại bao đến hàm lƣợng Vitamin C (mg/
100g) của trái cam Sành ở giai đoạn 15-60 ngày SKBT tại Lai
Vung, Đồng Tháp, 2011.

29

3.6

Ảnh hƣởng của các loại bao trái đến hàm lƣợng nƣớc (%) của
trái cam Sành ở giai đoạn 15-60 ngày SKBT tại Lai Vung, Đồng
Tháp, 2011.

30

3.7

Ảnh hƣởng của các loại bao đến (a) chiều cao (cm) và (b) đƣờng
kính (cm) trái cam Sành ở giai đoạn 15-60 ngày SKBT tại Lai
Vung, Đồng Tháp, 2011.

31


3.8

Ảnh hƣởng của các loại bao trái đến độ dày vỏ (cm) của trái cam
Sành ở giai đoạn 15-60 ngày SKBT tại Lai Vung, Đồng Tháp,
2011.

32

3.9

Ảnh hƣởng của các loại bao trái đến (a) trọng lƣợng trái (g), (b)
trọng lƣợng vỏ (g), (c) trọng lƣợng hột của trái (g) ở giai đoạn
15-60 ngày SKBT tại Lai Vung, Đồng Tháp, 2011.

33

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Sản lƣợng (triệu tấn) cam năm 2005 và 2008 của một số nƣớc
trên thế giới.


2

1.2

Hàm lƣợng vitamin chứa trong cam, chanh, quýt, bƣởi.

3

3.1

Ảnh hƣởng của các loại bao trái đến chỉ số L* của vỏ trái cam
Sành ở giai đoạn 15-60 ngày SKBT tại Lai Vung, Đồng Tháp,
2011.

23

3.2

Ảnh hƣởng của các loại bao trái đến chỉ số b* của vỏ trái cam
Sành ở giai đoạn 15-60 ngày SKBT tại Lai Vung, Đồng Tháp,
2011.

24

3.3

Ảnh hƣởng của các loại bao trái đến chỉ số a* của vỏ trái cam
Sành ở giai đoạn 15-60 ngày SKBT tại Lai Vung, Đồng Tháp,
2011.


25

3.4

Ảnh hƣởng của các loại bao đến độ cứng (kgf/cm2) của vỏ trái
cam Sành ở giai đoạn 15-60 ngày SKBT tại Lai Vung,
ĐồngTháp, 2011.

26

xii


DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL:
ĐC:
NT:
SKBT:
SKĐT:

Đồng bằng Sông Cửu Long
Đối chứng
Nghiệm thức
Sau khi bao trái
Sau khi đậu trái

xiii



1

MỞ ĐẦU
Theo thống kê, trên phạm vi cả nước trồng khoảng 87 ngàn ha cam và quýt.
Hàng năm nó cung cấp khoảng 606,5 ngàn tấn cho thị trường. Trong các vùng trồng
cam, quýt ở nước ta, Đồng Bằng sông Cửu Long là vùng trồng lớn nhất, chiếm đến
56% diện tích và 71% sản lượng. Trong nhóm cây có múi thì cây cam Sành giữ vị
trí hàng đầu về tất cả các mặt diện tích, sản lượng, giá trị và hàng năm cung cấp sản
lượng khá lớn cho thị trường khoảng 180 ngàn tấn (Nguyễn Minh Châu, 1998).
Do nước ta nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới nên vỏ cam Sành có màu xanh
đậm, kể cả khi trái già và thậm chí khi chín hết cỡ, vỏ trái vẫn mang màu xanh.
Hương vị thơm ngon, mọng nước là những đặc điểm nổi trội khiến người tiêu dùng
trong cả nước ưa chuộng, thị trường luôn có nhu cầu. Nước ta đang trong thời kỳ
hội nhập để vươn mình ra biển lớn. Điều này đã tạo nên sự thuận lợi cho hàng hóa
cũng như nông sản Việt Nam có thêm thị trường tiêu thụ rộng lớn. Bên cạnh đó
cũng có sự khó khăn nhất định, khi rào cản của các nước phát triển đòi hỏi về mặt
hình thức lẫn chất lượng của sản phẩm.
Những năm gần đây, các nhà vườn đã tiến hành sử dụng biện pháp quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM) và biện pháp bao trái được thực hiện nhằm ngăn chặn sự
gây hại của sâu bệnh và giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các loại bao được
nhà vườn sử dụng như: bao MX (do công ty Mai Xuân sản xuất), bao giấy dầu, bao
nylon và bao Đài Loan. Các loại bao trên đã có tác dụng trong việc hạn chế sâu
bệnh và không làm thay đổi chất lượng và màu sắc vỏ trái. Song song với đó thì
việc nghiên cứu về làm thay đổi màu sắc vỏ trái cam Sành sau khi thu hoạch từ
xanh sang vàng nhằm nâng cao vẻ bên ngoài của vỏ trái (Nguyễn Văn Phong,
1999). Hiện nay trên thị trường xuất hiện loại bao trái Thái Lan mà ưu điểm nổi bật
của nó là làm cho vỏ trái trở nên vàng tươi khi chín. Điều này là nỗi lo lắng của nhà
vườn về chất lượng sản phẩm khi mà thị trường đã quen với cam Sành xanh. Do đó
đề tài “Ảnh hưởng của bao trái Thái Lan lên sự thay đổi màu sắc vỏ, đặc tính nông
học và phẩm chất trái cam Sành (Citrus nobilis var typica Hassk) ở huyện Lai

Vung, tỉnh Đồng Tháp” được tiến hành nhằm giải quyết vấn đề trên.


2

CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG CÂY CÓ MÚI
1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Theo Nguyễn Văn Luật (2008) cây có múi có mặt khắp mọi nơi: từ xích đạo
đến vĩ tuyến 430, từ độ cao bằng mặt biển tới núi cao 2,500 m. Một số loài cam quýt
có nguồn gốc phát sinh ở Đông Nam Châu Á. Trong đó một vài loài cam quýt cũng
như các loài thân cận được phân bố từ Đông Bắc của Ấn Độ qua Miến Điện và một
vùng phía Nam của đảo Hải Nam. Những loài này bao gồm: chanh tây, chanh ta,
chanh yên, bưởi, cam ngọt, cam chua.Ở Châu Âu, chanh yên là loại trái cây đầu tiên
trong giống cam quýt được biết đến được trồng nhiều ở Ba Tư khoảng 300 năm
trước công nguyên. Các nước trồng nhiều chanh như Mỹ, Ý, Ấn Độ, Tây Ban Nha...
Bảng 1.1 Sản lƣợng (triệu tấn) cam năm 2005 và 2008 của một số nƣớc trên thế giới
(FAO 2008)
Quốc gia

2005

2008

17,8

18,5

Hoa Kỳ


8,4

9,1

Ấn Độ

3,1

4,4

Mexico

4,1

4,3

Trung Quốc

2,4

3,7

Tây Ban Nha

2,3

3,3

Iran


2,0

2,6

Ý

2,2

2,5

Indonesia

2,2

2,3

Ai Cập

1,8

2,1

Pakistan

1,6

2,7

Tổng số


47,9

55,5

Brazil


3

Các giống cam chua và cam ngọt tuy xuất hiện chậm hơn nhưng đã được
trồng phổ biến khắp nơi trên thế giới (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong 2004).
Theo Trần Thế Tục (1980) họ Cam gồm: cây bưởi bung, cây quýt rừng, quýt gai,
cây bưởi, cây bưởi chùm, cây quất, cây chanh yên, cây phạt thủ, cây chanh giấy, cây
chanh núm, cây cam đắng, cây cam chanh, cây quýt, cây chanh lai, cây chấp, cây
hồng bì, cây chanh sần, cây kim quất. Nguyễn Minh Châu (1998) nhận định rằng
cam quýt là loài cây ăn trái quý nên diện tích ngày càng được mở rộng chỉ tính
riêng ở ĐBSCL có trên 37 ngàn ha được trồng nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Bến
Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Theo Trần
Văn Hâu (2009) diện tích trồng cây có múi ở nước ta có hơn 40.000 ha chiếm hơn
60% tổng diện tích trồng cây có múi trong cả nước và là loại trái cây có diện tích
lớn nhất ở ĐBSCL và cam Sành được trồng với diện tích nhiều nhất ở ĐBSCL vì
đặc tính và phẩm chất cũng như lợi nhuận mà nó đem lại rất lớn.
Tuy được gọi là cam nhưng có đặc tính giống quýt nên được gọi là quýt
“King”. Ở nước ta, chưa biết chính xác là cam, quýt đươc gieo trồng từ bao giờ,
nhưng chắc chắn chúng là một trong những loại cây trồng trong vườn lâu nhất và
phổ biến nhất (Nguyễn Danh Vàn, 2006).
1.1.2 Giá trị dinh dƣỡng của trái cây có múi
Bảng 1.2 Hàm lƣợng vitamin chứa trong cam, chanh, quýt, bƣởi (Nguyễn Bảo Vệ và
Lê Thanh Phong, 2004)

Vitamin (mg/100g)
Loại trái

A

B1

B2

PP

C

Cam

0,3

0,08

0,03

0,2

48

Chanh

0,3

0,04


0,01

0,01

40

Quýt

0,6

0,08

0,03

0,02

55

Bưởi

0,02

0,05

0,01

0,1

42


Cam, quýt được trồng rất nhiều trên khắp các vùng của cả nước, không chỉ
giúp cung cấp protein, vitamin và khoáng cho con người, mà còn là loại cây trồng
mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Trong quả cam chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết


4

cho cơ thể, nhất là vitamin C. Vị chua nhẹ giúp dễ tiêu hoá và tuần hoàn máu.
Ngoài ra trong trái còn chứa nhiều axit có hoạt tính sinh học cao giúp giảm các quá
trình lão hoá của cơ thể tăng cường sức đề kháng. Cam Sành thường được sử dụng
để ăn tươi hoặc để chế biến nước giải khát, mứt kẹo, nước xi rô… Vỏ và lá cam
chứa nhiều tinh dầu có giá trị nên thường được sử dụng để chưng cất (Nguyễn Bảo
Vệ và Lê Thanh Phong, 2004).
1.2 SỰ ĐẬU TRÁI VÀ RỤNG TRÁI NON CỦA CÂY CÓ MÚI
1.2.1 Sự đậu trái
Theo Trần Văn Hâu (2009) chồi hỗn hợp có mang ít hoa và nhiều lá có tỷ lệ
giữ trái đến khi trưởng thành cao nhất vì có sự gia tăng nồng độ CO2 và
carbohydrate hoặc do sự nối các mạch nhựa được cải thiện làm trung gian cho trái
phát triển bởi các chất điều hòa sinh trưởng từ các lá non hoặc có khả năng chứa
(sink) lớn hơn các chồi hỗn hợp. Ngoài ra sự đậu trái dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ
và sự khô hạn của thời tiết. Phát hoa có lá đậu trái cao hơn so với phát hoa không có
lá; chồi có tỉ lệ lá/hoa càng cao tỉ lệ giữ trái đến thu hoạch càng cao.
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994) tỷ lệ đậu trái bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố như: chất dinh dưỡng, lượng nước cung cấp, khí hậu, sâu bệnh. Bộ tán lá của
cây cũng ảnh hưởng đến đậu trái, nếu mỗi trái được nuôi với số lá thích hợp sẽ phát
triển tốt hơn.
1.2.2 Sự rụng trái non
Theo Trần Văn Hâu (2009) trái bắt đầu giai đoạn rụng sinh lý khi có kích
thước từ 0,5-2,0 cm. Giai đoạn này có liên quan đến chất điều hòa sinh trưởng,

nước và các chất carbonhydrat. Khi nhiệt độ cao (>350C) sự khô hạn dễ gây ra hiện
tượng rụng trái non. Sự rụng trái non bắt đầu khi ra hoa cho đến 3-4 tuần sau khi
hoa nở. Nhiệt độ cao và sự khô hạn nghiêm trọng làm cho khí khẩu bị đóng dẫn đến
giảm sự đồng hóa khí CO2 và sự rụng trái non gây ra bởi sự mất cân bằng của
carbon.


5

Bọ trĩ, nhện đỏ và các bệnh thán thư, bệnh loét làm lá và trái non bị vàng và
rụng. Những cây đã nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (greening) tỉ lệ trái non bị rụng
cũng rất cao.
Sự rụng trái cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu (thời gian hoa nở gặp mưa,
lạnh, ẩm độ không khí cao) cản trở hoạt động của côn trùng hoặc làm vỡ hạt phấn.
Nhiệt độ cao hoặc thấp quá trong những ngày đầu tiên sau khi đậu trái cũng là
nguyên nhân gây ra sự hư phôi (Bùi Mai Phương, 2003). Môi trường cũng có ảnh
hưởng rất nhiều đến các biến đổi sinh lý, sinh hóa bên trong thực vật, do đó có tác
động lớn đến sự rụng trái. Yếu tố môi trường cảm ứng lão suy như khô hạn, cạnh
tranh dinh dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng, nhiễm bệnh hay bị côn trùng tấn công
đều kích thích sự rụng trái (Bùi Trang Việt, 1989).
1.3 MỘT SỐ THAY ĐỔI VỀ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ PHẨM CHẤT
CỦA TRÁI CAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN.
1.3.1 Màu sắc của vỏ trái
Sự thay đổi màu sắc trong quá trình chín của trái trải qua hai quá trình:
+ Sự giảm diệp lục tố trong khi trái chín do có sự giảm diệp lục tố a làm cho
màu lục biến mất.
+ Sự tổng hợp các sắc tố mới như: cảotenoid, lycopene, anthocyanin…
Sự mất màu xanh này là do sự phân hủy cấu trúc của diệp lục tố, sự thay đổi
pH của màng lạp thể cùng với sự tiết acid hữu cơ từ không bào vào các hệ thống
oxy hóa và sự có mặt của enzym chlorophyllase (Hart Mann, 1992 trích dẫn bởi

Trần Thị Kim Ba, 1998).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2001) cho rằng ở cây có múi khi
nhiệt độ cao sẽ làm trái chín sớm hơn bình thường và màu sắc trái chín không đẹp
so với ở nhiệt độ thấp các sắc tố sẽ hình thành nhiều hơn làm trái khi chín có màu
vàng cam rất đẹp. Ở ĐBSCL biên độ nhiệt giữa ngày và đêm biến động không cao
nên khi chín vỏ trái của cam thường còn màu xanh. Trần Văn Hâu (2004) cho rằng
trong điều kiện á nhiệt đới màu sắc vỏ trái phát triển tốt hơn so với điều kiện nhiệt


6

đới. Diệp lục tố bắt đầu bị phá hủy khi nhiệt độ ban đêm <130C tạo điều kiện cho
các sắc tố màu được tổng hợp.
Trong thời gian trái chín màu sắc của vỏ trái sẽ chuyển dần từ xanh sang
vàng do diệp lục tố biến mất để lại sắc vàng trên vỏ trái. Màu xanh của trái là do sự
hiện diện của chlorophyll, trong quá trình chín chlorophyll bị phân hủy và tổng hợp
các carotenoid nên làm trái chuyển sang màu vàng. Khi trái chín, lượng sắc tố
carotenoid và xanthophyll sẽ gia tăng (Satyan và ctv., 1986).
Theo Medlicott 1986, được trích dẫn bởi Phạm Thị Thanh Thảo (2009) cho
rằng sự thay đổi màu sắc ở vỏ trái là do quá trình suy giảm hàm lượng diệp lục tố và
cấu trúc màng diệp lục bắt đầu bị phân hủy.
Khi khảo sát về sự thay đổi màu sắc trên cam Sành Nguyễn Ngọc Tuyết
(2003) cho rằng sự thay đổi màu ở trái có thể xảy ra trong suốt quá trình phát triển,
thành thục và chín khi đang còn ở trên cây. Những thay đổi này có thể xuất hiện
như việc mất chlorophyll, sự phát triển carotenoid (có màu vàng, cam, đỏ),
anthocyanin và nhiều hợp chất phenol khác. Phan Thanh Sang (2008) cho rằng quá
trình biến đổi từ xanh sang vàng, da cam ở cam Sành sau thu hoạch không chỉ do
quá trình phân giải, phá hủy cấu trúc của chlorophyll mà con do quá trình thay đổi
pH và quá trình oxy hóa. Việc mất chlorophyll thường đi kèm với việc tổng hợp
hoặc lộ ra các sắc tố đỏ hoặc vàng của carotenoid.

1.3.2 Độ cứng của vỏ trái
Độ cứng giảm khi trái chín là do ethylene trực tiếp gợi sự hoạt động của một
số enzyme thủy phân làm phân giải hợp chất pectin ở vách tế bào (Mattoo và Modi,
1969). Khi nói về độ cứng của trái khi chín Trần Thị Kim Ba (1998) đề cập đến sự
phân hủy hợp chất pectic acid làm cho vách tế bào trở nên mềm và thay đổi cấu
trúc, cũng như giảm sự kết dính của tế bào với nhau.
Theo Trần Minh Tâm (2000) cho rằng khi trái đang trong quá trình phát triển
thì protopectin được hình thành trong màng của tế bào. Khi trái chín dưới tác dụng
của enzym propectinase hoặc sự phân hủy acid hữu cơ gia tăng thì propectin bị thủy
phân thành pectin hòa tan, làm liên kết giữa các tế bào trở nên suy yếu vì thế trái


7

mềm hơn.Theo Lê Thanh Phong và ctv. (2002) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của
vật liệu bao trái cho xoài cát Hòa Lộc đã cho rằng ở xoài thương phẩm độ cứng là
một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá đặc tính trái, xoài chín nhưng vẫn còn giữ được
độ cứng cao thì khi chuyên chở sẽ hạn chế tình trạng bầm dập, kéo dài được thời
gian bảo quản và tiêu thụ. Đối với các loại trái khi được sử dụng bao plastic thì sẽ
giữ được độ cứng tốt nhất và hạn chế sự mất nước thấp nhất.
1.3.3 Độ Brix
Trần Minh Tâm (2000) cho rằng ở điều kiện nhiệt độ cao sẽ làm trái có độ
brix cao hơn so với nhiệt độ thấp, các enzyme thủy phân cũng hoạt động mạnh để
phân giải các chất dự trữ thành những chất tan làm cho độ brix của trái tăng lên.
Nguyễn Ngọc Tuyết (2003) cho rằng nên thu hoạch cam Sành vào giai đoạn
24-32 tuần SKĐT lúc này độ Brix của trái trong khoảng 7,07-9,93%. Theo Trần
Văn Hâu (2004) cho rằng cam Sành có độ brix trung bình khoảng 8,4% dao động
khoảng 7,2-11,3%.
1.3.4 Vitamin C
Theo Lee và Kader (2000), vitamin C gồm ascorbic acid và dehydroascorbic

acid, là thành phần dinh dưỡng quan trọng, có hàm lượng thay đổi tùy theo giống,
điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác, độ thuần của trái, xử lý trước và sau thu hoạch.
Theo Nguyễn Văn Mười và ctv. (2005).Trong cây có múi, hàm lượng
vitamin C thường hiện diện với hàm lượng cao và được tổng hợp rất nhanh trong
giai đoạn thuần thục của trái. Quách Đĩnh và ctv. (1996) cho rằng đối với nhóm cam
quýt vitamin C chiếm ưu thế hơn cả so với các vitamin khác, với hàm lượng có thể
đạt 130-170mg/100g.
1.4 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÁI Ở CÂY CÓ MÚI
Theo Nguyễn Thị Thanh Diệu (2000) cho rằng quá trình chín và phát triển
của trái cam có thể chia làm 3 giai đoạn: (a) giai đoạn phát sinh và phát triển, giai
đoạn này không ngừng gia tăng khối lượng bằng sự phân chia tế bào cho đến khi
trái đạt kích thước cuối cùng đồng thời diễn ra các quá trình tổng hợp các thành


8

phần hóa học của trái; (b) giai đoạn chín, đây là giai đoạn dữ trữ của trái, giai đoạn
này vỏ trái có sự thay đổi lớn về màu sắc từ màu vàng sang vàng cam và vỏ trái
mỏng dần; (c) giai đoạn lão hóa, đây là giai đoạn mà quá trình đồng hóa (tổng hợp)
phải nhượng bộ cho quá trình dị hóa (phân hủy), dẫn đến sự lão hóa và chết mô.
Theo Trần Văn Hâu (2009). Sự phát triển của trái cây có múi theo đường
cong đơn giản, gồm 3 giai đoạn như các loại trái cây khác:
(1) Giai đoạn phân chia tế bào: 4 - 6 tuần khi ra hoa
(2) Sự phát triển kích thước trái:
-

Chanh: 2 - 3 tháng

-


Cam hơn 6 tháng

(3) Giai đoạn trưởng thành: ngắn hơn 2 tháng
Một số đặc tính của trái như kích thước, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày
của con tép được xác định trong hai tháng đầu sau khi ra hoa.
1.5 NHU CẦU SINH THÁI Ở CÂY CÓ MÚI
1.5.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của trái. Trái
thường chín sớm hơn so với thời điểm thu hoạch, ít xơ và ngọt nhưng khả năng tồn
trữ kém và màu sắc trái cũng không đẹp (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong
2004). Theo Trần Văn Hâu (2009) cho rằng nhiệt độ để rễ cây có múi tăng trưởng là
17-300C và sự hấp thụ dinh dưỡng và nước tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Đồng thời khí
hậu ẩm, lạnh sẽ giúp trái phát triển tốt hơn trong điều kiện khô nóng.
1.5.2 Ánh sáng
Cây có múi phát triển trong điều kiện cường độ ánh sáng khoảng 10.00015.000 lux. Cường độ ánh quá cao sẽ gây ra một số triêụ chứng như nám trái
thường gặp ở cam Sành, mất nước và sinh trưởng kém (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong 2004). Sự quang hợp ở cây có múi sẽ đạt tối đa khi có ánh sáng trực
xạ với mức 30-35% (Trần Văn Hâu 2004).


9

1.5.3 Vũ lƣợng và ẩm độ không khí
Lượng mưa hàng năm cần thiết cho sự phát triển của cam quýt là 1.0001.400 và phân bố đều trong năm (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong 2004).
1.5.4 Gió
Gió nhẹ với vận tốc 5-10km/giờ có tác dụng hạ thấp nhiệt độ trong vườn và
hạn chế sâu bệnh tấn công (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong 2004). Tuy nhiên
nếu gió mạnh hay gặp mưa bão sẽ gây ra sự cọ sát giữa các bộ phận của cây tạo
điều kiện cho nấm ký sinh gây bệnh (Trần Văn Hai 1999).
1.6 MỘT SỐ LOẠI SÂU BỆNH GÂY HẠI TRÊN CAM QUÝT

1.6.1 Côn trùng
Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) là đối tượng gây hại phổ biến trong các
vườn cam quýt, chúng tập trung gây hại ở các vườn ươm và cây tơ vào giai đoạn lá
non (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Rầy mềm (Toxoptera aurantii và Toxoptera
citricidus) chúng gây hại trên lá non và đọt non kết hợp với nấm bồ hóng ảnh hưởng
đến sự quang hợp của lá. Một đối tượng rất quan trọng là rầy chổng cánh
(Diaphorina citri) lây truyền bệnh vàng lá gân xanh làm thiệt hại nghiêm trọng cho
các vườn cam quýt. Bên cạnh đó nhện đỏ (Panonychus citri) và nhện vàng
(Phyllocoptruta oleivora) gây triệu chứng da cám và da lu hại trên trái gây ảnh
hưởng đến giá trị thương phẩm (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Cây có múi có 20 loại côn trùng gây hại phổ biến thuộc 7 bộ và 18 họ. Các
loài này gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây, giai đoạn chính ra hoa, trái, lộc non,
lá. Một số loài phổ biến là rầy, rệp muội, sâu vẽ bùa, sâu nhớt, bướm phượng và
nhện 1.
1.6.2 Bệnh
Một trong những trở ngại lớn của việc sản xuất cây có múi là bệnh vàng lá
gân xanh do vi khuẩn (Liberobacter asiaticum) gây hại trên các nhánh có lá non làm

1

Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận. 1998.


10

lá chuyển sang màu vàng trong khi gân lá vẫn còn xanh. Và một số bệnh do nấm
gây ra như bệnh thối gốc chảy mủ (Phytopthora), chết cây con (Rhizoctonia solani)
khiến sản lượng và chất lượng trái bị giảm sút (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong,
2004).
1.7 HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP BAO TRÁI VÀ MỘT SỐ LOẠI BAO

ĐƢỢC SỬ DỤNG
1.7.1 Hiệu quả của biện pháp bao trái
Đa số các loại côn trùng trưởng thành đều bay theo phương thẳng, khi đậu
vào trái được bao bởi giấy nylon để tiến hành đẻ trứng, gặp bề mặt giấy nylon trơn,
nhẵn nên bướm và trứng không bám được, do vậy hầu hết các loại bọ xít, xén tóc,
bọ cánh cứng, ruồi đục trái, bọ rầy… không có khả năng gây hại.Việc bao trái đã
tránh được tình trạng ruồi đục trái và các loại sâu bệnh gây hại khác, giữ được vỏ
trái bóng đẹp, hạn chế phun thuốc, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạo ra
sản phẩm an toàn, bán được giá cao là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn nhà vườn.
Khi trái được bao bằng túi nylon màu trắng, chất diệp lục ở vỏ quả vẫn hấp thụ
được ánh sáng và quang hợp bình thường như quả để tự nhiên, do vậy màu sắc của
trái không thay đổi từ khi nhỏ tới khi chín, đảm bảo màu sắc hấp dẫn tự nhiên 2.
Theo Mendozair và Wills (1984), thì trái cây được bao vào ngày thứ 55 hay
60 kể từ lúc ra hoa hoàn chỉnh hoặc sau giai đoạn rụng sinh lý, tuy nhiên cũng có
thể bao sớm hơn. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005) xác định thời điểm bao trái cam
Sành trước thu hoạch là vào thời điểm 16-20 tuần sau khi đậu trái đã không làm
thay đổi các chỉ tiêu về trọng lượng, độ brix, acid tổng số, hàm lượng nước quả,
vitamin C, đường khử đồng thời cải thiện được độ bóng sáng của vỏ trái so với NT
không bao. Theo Nguyễn Văn Luật và ctv. (2004) cho rằng ở cây có múi nên bao
trái khi được 35-45 ngày tuổi, trước khi bao nên tiến hành phun thuốc sâu và nấm
bệnh trước vài ngày.
Ở mận, khi hoa mận nở khoảng ba đến ngày, phun xịt thuốc trừ sâu, thuốc trị
nấm một lần đều trên toàn thân cây, tán cây. Đến năm tới bảy ngày sau khi hoa rụng
2

Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia, 2006; 2007.


11


râu, tượng trái, thì dùng túi nylon đã cắt đáy bao trùm chùm trái theo hướng thẳng
xuống và dùng dây thun buộc giữ chặt túi. Túi nylon trống đáy vừa giữ được sự
thông thoáng, vừa có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa các loại côn trùng, sâu và
ruồi đục trái bảo vệ trái đến khi thu hoạch. Chi phí đầu tư bao nylon và công bao
trái ít hơn nhiều so với chi phí phun xịt thuốc trừ sâu. Hơn nữa, túi nylon còn có thể
tái sử dụng cho các mùa vụ tiếp theo 3.
Bao trái làm giảm tổn hại do ruồi đục quả và bệnh đốm vòng nhưng gia tăng
đốm lá, đốm nâu và bệnh sinh lý, hạn chế nám quả và hạn chế gây hại của côn trùng
chích hút (Yan và Gao, 2002). Việc bao trái còn hạn chế việc sử dụng thuốc trừ nấm
trong phòng trừ bệnh sau thu hoạch. Bao trái làm giảm tỷ lệ quả bị tổn hại do bệnh
thối quả (Xanthominas axonopodis pv. citri) và các loại côn trùng chích hút (Lai và
Liu, 2001 được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2005).
Theo Đỗ Minh Hiền (2002) việc bao trái bưởi Năm Roi trước thu hoạch vào
thời điểm 8-10 tuần SKĐT đã có hiệu quả tốt trong việc cải thiện hình dáng bên
ngoài và cải thiện màu sắc vỏ trái so với đối chứng. Bao trái trước thời điểm 8 tuần
không cải thiện được chất lượng quả, làm cho quả có kích thước nhỏ hơn và dạng
quả xấu hơn bình thường. Theo Lê Thanh Phong và ctv. (2002) cho rằng trái xoài
cát Hòa Lộc được bao bằng bao nylon hoặc bao nylon có giấy báo bên trong ở giai
đoạn 26 và 56 ngày sau khi đậu trái thì kích thước, trọng lượng, chỉ số diệp lục tố,
TA, đường tổng số và TSS không có sự khác biệt ý nghĩa so với không bao.
Kim và ctv. (2000) đã sử dụng 5 loại bao khác nhau trên đào: bao giấy trắng,
giấy trắng, bao giấy vàng, giấy vàng và báo nhằm thay đổi điều kiện khí hậu bên
trong bao (nhiệt độ, ánh sáng và ẩm độ). Kết quả bao giấy trắng và giấy trắng làm
tăng hàm lượng tổng chất rắn hòa tan trong khi ở giấy báo thì thấp hơn, fructose
không có sự khác biệt giữa các NT trong khi đó các bao sử dụng màu có xu hướng
làm tăng hàm lượng glucose và sucrose lên 6,52%. Trái trong bao có hệ số ánh sáng
thấp, hệ số L cao nhất trong khi trái ở bao giấy trắng có hệ số a cao nhất. Chất diệp
lục của bao giấy trắng đã cao hơn so với các bao khác.
3


Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia, 2009.


12

Xu và ctv. (2010) đã tiến hành khảo sát tác động của ánh sáng đến chất lượng
của trái Sơn Trà bằng việc sử dụng bao giấy trắng và bao 2 lớp bên trong màu đen
bên ngoài màu xám. Kết quả cho thấy bao trái làm giảm trọng lượng trái, hàm lượng
đường ở trái được bao với bao màu trắng cao hơn so với bao 2 lớp.
1.7.2 Một số loại bao đang đƣợc sử dụng
Một số loại bao thường được các nhà vườn dùng ở Việt Nam như bao giấy,
bao Đài Loan, và bao MX của công ty Mai Xuân có những ưu khuyết điểm như sau:
bao giấy thì rẻ tiền, dễ tìm và dễ sử dụng nhưng dễ bị rách khi gió mưa, thời gian sử
dụng ngắn. Bao Đài Loan có những thuận lợi là nước không thấm qua bao, không
làm mất lớp phấn trên trái và có thể sử dụng 2-3 vụ, tuy nhiên giá của nó khá cao so
với các loại bao khác. Bao MX của công ty Mai Xuân sản xuất rất thuận lợi khi bao
những trái xa cành nhưng chỉ sử dụng trong một mùa và giá cũng khá cao (Nguyễn
Ngọc Anh Thư, 2004). Trước khi bao trái phải tỉa bỏ những trái đeo bên cạnh,
những cành lá cản trở quanh cuống trái, sau đó tiến hành phun thuốc trừ sâu và nấm
bệnh trước khi bao một ngày, dùng túi bao chuyên dùng để bao trái và phải cột chặt
miệng bao, nếu không sâu rầy vào trong sẽ phá hoại trái nhiều hơn. Nên chọn thời
điểm bao sau khi rụng sinh lý, thường là khoảng 45 ngày sau khi đậu trái đối với
cây dài ngày như cây có múi, xoài, sầu riêng (Nguyễn Quốc Chương, 2008).


×