Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ẢNH HƯỞNG của bốn PHƯƠNG PHÁP GHÉP đến sự SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT của dưa LEO TN123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐINH THỊ KIỀU TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN PHƯƠNG PHÁP GHÉP ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA DƯA LEO TN123

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: NÔNG HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN PHƯƠNG PHÁP GHÉP ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA DƯA LEO TN123

Cán bộ hướng dẫn:
PGS. TS. TRẦN THỊ BA
TH.S. VÕ THỊ BÍCH THỦY

Sinh viên thực hiện:
ĐINH THỊ KIỀU TRANG


MSSV: 3093220
LỚP: NÔNG HỌC K35

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN PHƯƠNG PHÁP GHÉP ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA DƯA LEO TN123
Do sinh viên Đinh Thị Kiều Trang thực hiện

Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày......., tháng,........năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Trần Thị Ba

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết

quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được công bố trong
bất kì công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Đinh Thị Kiều Trang

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN PHƯƠNG PHÁP GHÉP ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA DƯA LEO TN123

Do sinh viên Đinh Thị Kiều Trang thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:.......................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ...............................................
Cần Thơ, ngày......., tháng......, năm 2012
Thành viên hội đồng

........................................


......................................

......................................

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông nghiệp và SHƯD

..........................................

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Đinh Thị Kiều Trang
Ngày, tháng, năm sinh: 08/10/1991
Nơi sinh: Binh Minh, Vĩnh Long
Họ và tên cha: Đinh Văn Ngoan
Họ và tên mẹ: Lê Thị Màng
Quê quán: số 0662, tổ 15, ấp Tân Lộc, xã Tân Lược, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long
Quá trình học tập:
Năm 1996-2002: Học sinh trường Tiểu học Tân Lược A
Năm 2002-2006: Học sinh trường Trung học cấp II-III Tân Lược
Năm 2006-2009: Học sinh trường Trung học phổ thông Tân Lược
Năm 2009-2013: Sinh viên trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và
SHƯD, ngành Nông học, khóa 35.

iv



LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!
Cô Trần Thị Ba và Cô Võ Thị Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,
truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp
này.
Cô cố vấn học tập Trần Thị Thanh Thủy, Thầy Bùi Văn Tùng cùng các Thầy
Cô khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ đã động viên
và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Chân thành cảm ơn!
Các anh chị lớp Trồng trọt và lớp Nông học K34, đặc biệt là anh Hoàng, anh
Hạc, anh Mến, chị Như, chị Trang, chị Đằng cùng bạn Sang lớp Nông học K35 đã
hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thân gửi về!
Tất cả các bạn lớp Nông học K35 lời chúc tốt đẹp nhất.

Đinh Thị Kiều Trang

v


Đinh Thị Kiều Trang. 2012. “Ảnh hưởng của bốn phương pháp ghép đến sự
sinh trưởng và năng suất của dưa leo TN123”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông
học, khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn:
PGS. TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy.


TÓM LƯỢC

Đề tài được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8/2011 nhằm mục đích tìm ra
được biện pháp ghép dưa leo cho tỷ lệ sống sau ghép cao và giúp gia tăng sự sinh
trưởng cũng như năng suất của dưa leo sau ghép. Thí nghiệm được bố trí theo thể
thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức: 1/ Ghép đỉnh, bẻ đọt; 2/ Ghép
đỉnh, cắt đọt; 3/ Ghép thân, bẻ đọt; 4/ Ghép thân, cắt đọt; 5/ Không ghép (Đối
chứng) với 3 lần lặp lại.
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của dưa leo ghép trên gốc bầu khá
cao, trên 85%. Trong đó dưa leo ghép đỉnh, cắt đọt và ghép thân, cắt đọt có tỷ lệ
sống sau ghép cao hơn hai phương pháp ghép còn lại. Dưa leo ghép sau khi trồng ra
đồng sinh trưởng và phát triển tốt, không có hiện tượng đường kính gốc và đường
kính ngọn tăng trưởng không đều. Dưa leo ghép đỉnh sinh trưởng mạnh hơn về thân
lá so với dưa leo ghép thân và không ghép, khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống
kê. Năng suất thương phẩm của dưa leo ghép dao động từ 39,85-46,2 tấn/ha, khác
biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê so với dưa leo không ghép (31,85 tấn/ha). Tỷ
lệ năng suất thương phẩm trên năng suất tổng của dưa leo ghép dao động từ 84,4586,64%, khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê so với dưa leo không ghép
(71,12%).

vi


MỤC LỤC
Chương

Nội dung
Tóm lược
Mục lục
Danh sách hình
Danh sách bảng

Danh sách chữ viết tắt

MỞ ĐẦU
1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và tình hình sản xuất dưa leo
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của dưa leo
1.1.2 Tình hình sản xuất dưa leo trong và ngoài nước
1.2 Đặc tính thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của dưa leo và bầu
1.2.1 Dưa leo
1.2.1.1 Đặc tính thực vật
1.2.1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1.2.2 Bầu
1.3 Khát quát về bầu bí dưa ghép
1.3.1 Lịch sử quá trình nghiên cứu và ứng dụng phương pháp ghép
trên rau
1.3.2 Nguyên lý ghép
1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của bầu bí dưa ghép trong sản xuất
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về bầu bí dưa ghép
2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm
2.1.2 Khí hậu
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
2.2 Phương pháp
2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
2.2.4 Phân tích số liệu

vii


Trang
v
vi
vii
viii
ix
1
2
2
2
3
3
3
4
5
6
6
7
8
9
12
12
12
13
14
14
14
19
20



3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát
3.2 Chỉ tiêu nông học
3.2.1 Tỷ lệ sống sau ghép
3.2.2 Chiều dài dây chính
3.2.3 Số lá trên dây chính
3.2.4 Đường kính gốc ghép
3.2.5 Đường kính gốc thân
3.2.6 Tỷ lệ đường kính gốc trên đường kính ngọn
3.2.7 Kích thước trái
3.2.8 Độ Brix
3.3 Thành phần năng suất và năng suất
3.3.1 Trọng lượng trái
3.3.2 Tổng số trái và tổng số trái thương phẩm trên cây
3.3.3 Trọng lượng trái trên cây
3.3.4 Trọng lượng toàn cây
3.3.5 Năng suất
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

viii

21
21
21

22
23
24
25
26
28
28
28
28
29
30
30
31
32
32


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên bảng

Trang


Công thức phân bón cho dưa leo qua các thời điểm khảo sát,
vụ Hè Thu 2011
Đường kính gốc ghép (mm) qua các thời điểm khảo sát, vụ Hè
Thu 2011
Đường kính gốc thân (mm) của dưa leo ghép và không ghép
qua các thời điểm khảo sát, vụ Hè Thu 2011
Tỷ lệ đường kính gốc trên đường kính ngọn của dưa leo ghép
qua các thời điểm khảo sát, vụ Hè Thu 2011
Kích thước trái và độ Brix của dưa leo ghép và không ghép,
vụ Hè Thu 2011
Trọng lượng trái, tổng số trái trên cây, trọng lượng trái trên
cây và trọng lượng toàn cây của dưa leo ghép và không ghép,
vụ Hè Thu 2011

ix

18
25
25
26
27
28


DANH SÁCH HÌNH

Hình
2.1
2.2

2.3
2.4
2.5
2.6
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

Tên hình

Trang

Tình hình thời tiết tại thành phố Cần Thơ từ tháng 6 đến tháng
8/2011
Vật liệu dùng trong thí nghiệm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm trồng dưa leo, vụ Hè Thu 2011
Ghép dưa leo trên gốc bầu bằng phương pháp ghép đỉnh, cắt
đọt tại nhà lưới khoa NN & SHƯD, vụ Hè Thu 2011
Ghép dưa leo trên gốc bầu bằng phương pháp ghép thân, bẻ
đọt tại nhà lưới khoa NN & SHƯD, vụ Hè Thu 2011
Dưa leo ghép và không ghép chuẩn bị trồng ra đồng, vụ Hè
Thu 2011
Tỷ lệ sống của dưa leo ghép ở thời điểm 7 ngày sau khi ghép,
vụ Hè Thu 2011
Chiều dài dây chính (cm) dưa leo ghép và không ghép qua các
thời điểm khảo sát, vụ Hè Thu 2011
Số lá trên dây chính (lá) của dưa leo ghép và không ghép qua

các thời điểm khảo sát, vụ Hè Thu 2011
Sự tương thích giữa gốc và ngọn ghép ở thời điểm 45 NSKT,
vụ Hè Thu 2011
Số trái thương phẩm (trái/cây) của dưa leo ghép và không
ghép, vụ Hè Thu 2011
Năng suất tổng (tấn/ha), năng suất thương phẩm (tấn/ha) của
dưa leo ghép và không ghép, vụ Hè Thu 2011

x

12
13
14
16
17
18
22
23
24
27
29
31


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

ĐHCT


Đại học Cần Thơ

NXB

Nhà xuất bản

NN & SHƯD

Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng

NST/NSTT

Năng suất tổng trên năng suất thương phẩm

NSKT

Ngày sau khi trồng

TNHH TM

Trách nhiệm hữu hạn thương mại

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

xi



1

MỞ ĐẦU

Dưa leo (Cucumis sativus L.) là loại rau ăn trái được trồng ở nhiều nước trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong những năm gần đây diện tích và
sản lượng dưa leo cả nước ngày càng tăng do dễ trong canh tác và đầu ra tương đối
ổn định. Dưa leo đã chứng tỏ tầm quan trọng của nó trong hệ thống rau quả tươi ở
Việt Nam.
Việc gia tăng diện tích sản xuất kết hợp với việc trồng chuyên canh cây dưa
leo trong nhiều vụ như hiện nay tiềm ẩn nhiều bất lợi như: mầm bệnh từ đất đe dọa
đặc biệt là bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysproum gây chết hàng loạt trên cây
dưa ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất dưa leo và gián tiếp đến thu nhập của người
nông dân; nguy cơ sâu bệnh cao gắn liền với việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực
vật gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Trong thực tế sản xuất hiện nay có rất nhiều cách khắc phục các bất lợi trên
như: ghép, trồng cây trong điều kiện sạch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,…nhưng
biện pháp ghép tỏ ra hiệu quả hơn hết. Vì vậy đề tài: “Ảnh hưởng của bốn phương
pháp ghép đến sự sinh trưởng và năng suất của dưa leo TN123” tại trại thực
nghiệm khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần Thơ được thực hiện nhằm mục
đích tìm ra được phương pháp ghép dưa leo thích hợp giúp tăng sự sinh trưởng cũng
như năng suất của dưa leo sau ghép.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1

NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
DƯA LEO


1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của dưa leo
* Nguồn gốc:
Dưa leo có nguồn gốc ở Ấn Độ giữa vịnh Bengal và dãy Hymalayas cách
nay hơn 3000 năm và giống dưa này được mang đi dọc theo hướng Tây Châu Á,
Châu Phi và miền Nam Châu Âu (Seankeo, 1994). Vào thế kỷ XVI, dưa leo được
mang tới Trung Quốc và hiện nay được trồng rộng rãi trên thế giới và phổ biến tại
Việt Nam (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
* Giá trị dinh dưỡng:
Dưa leo có chất lượng dinh dưỡng và năng lượng thấp nhưng có hàm lượng
vitamin và chất khoáng cao. Trái dưa leo chứa 96% nước và 100 g trái tươi cho 14
calo; 0,7 mg protein; 24 mg calcium; vitamin A 20 IU; vitamin C 12 mg, vitamin
B1 0,024 mg; vitamin B2 0,075 mg và niacin 0,3 mg (Manyvong, 1997). Theo
Đông y dưa leo có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, chữa
phù thủng, kiết lị ở trẻ em (Đường Hồng Dật, 2002).
1.1.2 Tình hình sản xuất dưa leo trong và ngoài nước
* Trên thế giới:
Theo số liệu thống kê từ FAO năm 2010, diện tích trồng dưa leo trên thế giới
khoảng 1.971.588 ha, năng suất đạt 31,67 tấn/ha, sản lượng đạt 62.430.796 tấn. Từ
số liệu thống kê cho thấy Trung Quốc là nước có diện tích trồng dưa leo lớn nhất
với 1.052.545 ha chiếm 53,38% so với thế giới. Về sản lượng Trung Quốc vẫn là
nước dẫn đầu với 45.546.156 tấn, chiếm 72,95% tổng sản lượng dưa leo của thế
giới. Sau Trung Quốc là Nhật Bản với sản lượng 587.800 tấn chiếm 0,94% của thế
giới. Như vậy chỉ riêng 2 nước Trung Quốc và Nhật Bản đã chiếm 54,32% tổng sản
lượng thế giới.


3
* Ở Việt Nam:
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2010, diện tích gieo trồng cây rau

các loại 6.695,8 ha, đạt 121,74% KH và tăng 62,23% so với năm 2009 (+ 2.568,5
ha). Năng suất rau đạt 181,0 tạ/ha, bằng 109,04 % KH và tăng 7,23% so với cả năm
2009 (+12,21 tạ/ha). Sản lượng rau ước tính đạt 121.194,5 tấn, đạt 132,74 % KH và
tăng 73,97% so với cả năm 2009 (+51.529,2 tấn).
1.2

ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

CỦA DƯA LEO VÀ BẦU
1.2.1 Dưa leo
1.2.1.1 Đặc tính thực vật
* Rễ: Dưa leo có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm ướt nên hệ rễ ưa ẩm, chịu khô hạn
và ngập úng kém, bộ rễ yếu hơn rễ của các cây bí ngô, dưa hấu và dưa thơm (Tạ
Thu Cúc, 2005). Theo Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001) rễ dưa leo phát triển rất yếu
và chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30-40 cm.
* Thân: Dưa leo là cây thân thảo hằng niên. Thân dài trung bình 1-3 m, có nhiều
tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống. Các giống
canh tác ngoài đồng thường dài 0,5-2 m (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Thân
chính thường phân nhánh, cũng có nhiều dạng dưa leo hoàn toàn không thành lặp
nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa tùy thuộc nhiệt độ ban đêm (Trần Thị Ba và
ctv., 1999). Đường kính thân là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
khả năng sinh trưởng của cây, đối với những giống trung bình và giống muộn
đường kính đạt gần 1 cm là cây sinh trưởng tốt (Tạ Thu Cúc, 2005).
* Lá: Hai lá mầm có hình trứng mọc đối xứng qua trục thân, là chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây (Tạ Thu Cúc, 2005). Lá thật
thuộc dạng lá đơn mọc cách trên thân, hình hơi tròn hoặc lục giác, cuốn lá dài 5-15
cm, rìa lá nguyên hay có răng cưa (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Gân lá hình chân
chim tỏa ra các thùy, hai mặt lá đều có lông (Đường Hồng Dật, 2002).



4
* Hoa: Hoa đơn tính đồng chu hay biệt chu, đôi khi cũng có hoa lưỡng tính. Hoa
cái mọc ở nách lá thành đôi hay đơn, hoa đực mọc thành từng cụm từ 5-7 hoa
(Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Hoa dưa leo thụ phấn nhờ côn trùng (ong mật) trừ
những hoa là hoa lưỡng tính. Sự xuất hiện hoa cái sớm hay muộn phụ thuộc vào
nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chất dinh dưỡng và nồng độ CO2. Nhiệt độ 18 60C,
thời gian chiếu sáng 10-11 giờ/ngày, nồng độ CO2 thích hợp, dinh dưỡng đầy đủ thì
hoa cái xuất hiện sớm và nhiều hơn. Nếu nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng dài (>14
giờ/ngày) hoa cái ra muộn và ở vị trí cao (Tạ Thu Cúc, 2005). Các giống dưa leo
trồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long thường ra hoa sớm, bắt đầu ở nách lá thứ 4-5
trên thân chính, sau đó hoa sẽ nở liên tục trên thân chính và nhánh (Trần Thị Ba và
ctv., 1999).
* Trái và hạt: Trái lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Trái
thường thuông dài, có 3 múi, hạt dính vào giá noãn. Hình dạng, khối lượng, độ dài,
màu sắc trái sai khác rất lớn, sự sai khác đó phụ thuộc chủ yếu vào giống (Tạ Thu
Cúc, 2005). Trái tăng trưởng rất nhanh, tùy theo giống, có thể thu hoạch trái sau 810 ngày sau khi nở hoa. Phẩm chất trái không những phụ thuộc vào thành phần chất
dinh dưỡng mà còn tùy thuộc vào độ chắc của thịt trái, độ dày vỏ và thịt trái, hương
vị trái. Hạt có màu trắng ngà, trọng lượng 1000 hạt từ 20-30 g, trung bình có từ 200500 hạt/trái (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Độ Brix trái dưa chịu sự chi phối chủ
yếu bởi các yếu tố như di truyền của giống, chế độ dinh dưỡng, mùa vụ (Trần Thị
Ba, 1999).
1.2.1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ: Dưa leo thuộc nhóm cây ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng
và phát triển của dưa leo là 20-300C (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007). Nhiệt độ cao hơn
sẽ làm cây ngừng sinh trưởng và nếu nhiệt độ 35-400C kéo dài cây sẽ chết, dưới
150C cây phát triển ở trạng thái mất cân bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa
(Trần Khắc Thi, 1996). Theo Tạ Thu Cúc (2000) đã báo cáo cho rằng nhiệt độ tối
thiểu cho dưa leo nảy mầm là 15,50C và tối đa là 40,50C (Mai Thị Phương Anh,
1996).



5
* Ánh sáng: Dưa leo là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, cây thích hợp cho sinh trưởng
và phát triển ở độ chiếu sáng 10-12 giờ/ngày, cường độ ánh sáng trong phạm vi
15.000-17.000 Lux (Mai Văn Quyền, 1995). Theo Fujieda (1994) thì độ dài chiếu
sáng trong ngày ngắn làm tăng tỷ lệ hoa cái trên cây dưa leo. Thời gian chiếu sáng
dài, nhiệt độ cao (>300C) sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện
muộn. Trong điều kiện thiếu ánh sáng cây sinh trưởng phát triển kém, ra hoa cái
muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng, năng suất trái thấp, chất lượng
giảm, hương vị kém (Tạ Thu Cúc, 2005).
* Ẩm độ và nước: Yêu cầu về độ ẩm đất của dưa leo rất lớn 85-95% đứng đầu họ
bầu bí do bộ rễ dưa leo chỉ phát triển ở tầng đất mặt nên nhu cầu nước rất cao đặt
biệt là giai đoạn phát triển trái. Dưa leo ở các thời kì khác nhau yêu cầu về lượng
nước khác nhau: Hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% trọng lượng hạt, thời
kì thân lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu cần độ ẩm đất 70-80%, thời kì ra hoa
rộ và phát triển trái yêu cầu độ ẩm cao > 80-90% (Tạ Thu Cúc, 2005).
* Đất: Cây dưa leo thích hợp trồng trên đất màu mỡ, giàu chất hữu cơ, tơi xốp, độ
pH từ 5,5-6,8 và tốt nhất là từ 6-6,5. Dưa leo gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha
thường cho năng suất cao, chất lượng trái tốt (Tạ Thu Cúc, 2005).
1.2.2 Bầu
Bầu sao, bầu địa phương (Bottle gourd) có tên khoa học Lagernaria
siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae. Cây bầu có nguồn gốc
Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới trên thế giới (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Bầu là cây hằng niên, thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển
mạnh và có tính sinh nhánh lớn do đó khi canh tác phải bấm ngọn, làm giàn. Có bộ
rễ rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra rễ bất định ở đốt. Lá có phiến tròn, gân
trên cọng dài, gân lá hình chân vịt. Hoa đơn tính cùng cây, hoa to với 5 cánh màu
trắng. Hoa cái có bầu noãn hạ và rất phát triển. Hoa đực có cuốn dài, thụ phấn nhờ
gió và côn trùng. Trái cứng hình trụ, dài 40-60 cm, vỏ màu xanh đậm điểm những
đốm trắng, khi già vỏ trái hóa gỗ. Bầu sao chứa nhiều hạt, hạt già màu nâu sậm với

nhiều lông tơ ngắn. Trọng lượng 100 hạt là 15,14 g. Bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-300C


6
và cường độ ánh sáng mạnh (Trần Thị Ba và ctv., 1999; Mai Thị Phương Anh và
ctv., 1996; Tạ Thu Cúc, 2005).
1.3

KHÁT QUÁT VỀ BẦU BÍ DƯA GHÉP

1.3.1 Lịch sử quá trình nghiên cứu và ứng dụng phương pháp ghép trên rau
* Trên thế giới:
Ghép là một kỹ thuật có từ rất lâu đời đối với cây ăn trái, ở Châu Âu nó được
ghi nhận vào những năm 327-278 trước công nguyên, còn ở Trung Quốc đã sử dụng
phương pháp này cách đây 3000 năm (Lê Thị Thủy, 2000). Tuy nhiên trên cây rau
kỹ thuật ghép không được chú trọng cho đến khi sản xuất bị gây hại nặng bởi các
bệnh sinh ra từ đất và tuyến trùng, người dân Nhật Bản mới bắt đầu quan tâm đến
biện pháp ghép trên rau ăn trái trong nhà lưới (Takahasi, 1984). Kỹ thuật ghép áp
dụng đầu tiên trên dưa hấu tại Nhật Bản và Hàn Quốc năm 1920 (Kacjan et al.,
2004).
Công nghệ ghép còn được ứng dụng rộng trên cà tím vào những năm đầu
những năm 50, cây cà chua ghép trên cà tím được phổ biến vào những năm 1970.
Hiện nay ghép là một công nghệ chính trong quy trình sản xuất rau ăn trái ở Nhật
Bản, đặc biệt là rau ăn trái trồng trong nhà lưới và trong điều kiện trái vụ (Lê Thị
Thủy, 2000).
Theo Besri (2001) việc sử dụng gốc ghép kháng bệnh trên cây rau đã được
áp dụng phổ biến ở nhiều nước như Nhật Bản, Tây Ban Nha, Ý, Đài Loan,... Ở Nhật
Bản năm 1990 có đến 31,5% cà chua; 49,9% cà tím; 92% dưa hấu; 71,7% dưa leo
và 43,8% các loại dưa khác được ứng dụng trồng bằng kỹ thuật ghép gốc kháng
bệnh (Odal, 1993). Ngày nay việc ghép cây trong sản xuất rau đã trở nên rất phổ

biến trên toàn thế giới với nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng (Trần Thị Ba,
2010).
* Ở Việt Nam:
Theo Dương Văn Hưởng (1997) sản xuất rau ở Việt Nam đã biết đến ghép từ
lâu với việc ghép dưa hấu trên gốc bầu bí; nông dân tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh và
Tiền Giang đã ghép dưa hấu để phòng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum


7
gây ra (Ngô Quang Vinh và ctv., 2006). Việc ghép dưa hấu đã được áp dụng sản
xuất đại trà hơn 20 năm qua ở tỉnh Sóc Trăng (xã Mỹ Tâm, huyện Mỹ Tú) (Trần
Thị Ba, 2007). Ở Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật ghép cà chua năm 1999
tại Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội (Lê Thị Thủy, 2000) và Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2000-2003.
1.3.2 Nguyên lý ghép
Ghép tức là áp sát phần tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép (hay cành
ghép, phiến mầm ghép) với nhau (Phạm Văn Côn, 2007). Nguyên lý của ghép cây
có thể được hiểu như sau: Đầu tiên là sự kết hợp giữa phần tượng tầng gốc ghép và
ngọn ghép, sự đáp ứng của vết thương, sự thành lặp cầu callus và cuối cùng là sự
sửa chữa vết thương (Nguyễn Bảo Toàn, 2007). Sau khi áp sát hai phần tượng tầng
gốc và ngọn lại với nhau thì trước tiên những tế bào bị thương tổn giữa hai mặt cắt
hình thành lớp ngăn cách màu nâu, sau đó các tế bào nhu mô dưới lớp ngăn cách
này phân chia rất nhanh hình thành mô liên hợp giữa gốc và ngọn, đồng thời lớp
ngăn cách dần dần biến mất. Các tế bào mới sản sinh ở mô liên hợp liên hệ với nhau
bằng những đường ống qua vách tế bào, các chất nguyên sinh đồng hóa lẫn nhau, do
đó chất dinh dưỡng của gốc chuyển lên ngọn và ngược lại. Cứ như thế các tế bào
của gốc và ngọn ghép có mối liên hệ tương ứng với nhau và hình thành một cơ thể
sống cộng sinh (Phạm Văn Côn, 2007).
Theo Trần Khắc Thi (1999) đường kính gốc ghép quyết định khả năng hấp
thu dinh dưỡng, cây có đường kính gốc lớn hút được nhiều dinh dưỡng có khả năng

cho năng suất cao và phẩm chất tốt hơn. Gốc và ngọn có kết hợp chặt chẽ hay
không là do sự tiếp hợp và mối quan hệ dẫn truyền của chúng quyết định, gốc và
ngọn hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết
hợp càng được củng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng và ngọn càng dễ dàng. Gốc
càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương thì cây
ghép sinh trưởng tốt, tuổi thọ càng dài (Phạm Văn Côn, 2007).


8
1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của bầu bí dưa ghép trong sản xuất
* Ưu điểm:
Theo Trần Thị Ba (2010) ngày nay việc ghép cây trong sản xuất rau đã trở
nên rất phổ biến trên toàn thế giới với nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng.
Ghép dưa là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng dưa liên tục mỗi
năm mà không bị bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysproum tấn công (Phạm Hồng
Cúc, 2001). Hơn nữa cây ghép giữ được đặc tính của giống muốn nhân, tăng sự hấp
thụ nước và chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian chọn giống, chống lại những bất lợi
của môi trường (Lê Thị Thủy, 2000). Lí do ghép bầu bí dưa là tránh những bệnh
phát sinh từ đất khi quản lý bệnh từ di truyền học hoặc hóa học thì gần như không
có giá trị (Oda, 2002).
Ghép một chồi ngọn vào một gốc kháng bệnh có thể cung cấp một cây trồng
kháng bệnh mà không có sự kiểm tra kéo dài và chọn lựa giống kháng vào một cây
trồng. Hơn nữa ghép còn chống lại những tác nhân gây bệnh mới. Ngoài ra, ghép có
thể tăng cường khả năng chịu stress phi sinh học, tăng năng suất, hút nước và sử
dụng chất dinh dưỡng nhiều hơn, kéo dài thời gian thu hoạch, cải thiện năng suất và
chất lượng (Oda, 2002; Trionfetti-Nisini et al., 2002; Lee and Oda, 2003; Rivero et
al., 2003; Hang et al., 2005).
Khả năng sống sót của dưa hấu trên gốc bí thấp (65%) trong khi ghép trên
gốc bầu thì có tỷ lệ sống cao (95%), dưa hấu khi trồng ngoài đồng có trọng lượng
trái tăng 148%; trọng lượng khô tăng 42-180%; số lượng và kích thước lá tăng 58100% so với cây trồng bình thường (Yetiser và Sari, 2000).

Theo Phạm Văn Côn (2007), gốc ghép là bộ phận hút nước và chất dinh
dưỡng cung cấp cho cành ghép chế tạo sản phẩm quang hợp dưới sự điều khiển của
nhân tố di truyền của cây mẹ. Cây ghép giữ được đặc tính của giống muốn nhân,
tăng sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian chọn giống, chống lại
những bất lợi của môi trường.
Tóm lại, phương pháp ghép giúp tăng khả năng chống các bệnh từ đất cũng
như chịu đựng nhiệt độ thấp của cây ghép (Ahn et al., 1999), nồng độ muối cao


9
trong đất (Fernandez-Garcia et al., 2004), tăng khả năng chịu úng (Liano and Lin,
1996), tăng khả năng chịu hạn (Iacono et al., 1998), tăng khả năng chịu đựng nhiệt
độ cao (Rivero et al., 2003) và gia tăng sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng (Ruiz
and Romero, 1999; Fernandez-Garcia et al., 2004).
* Hạn chế:
Theo Trần Văn Hòa và ctv. (2000) đã nghiên cứu trên cây dưa hấu ghép thì
nấm Fusarium oxysporum có mặt khắp mọi nơi trong đất. Tuy nhiên phải có một
tác nhân nào đó tạo ra vết thương cho rễ hoặc cho dây dưa thì nấm mới có khả năng
xâm nhập và làm chết dây dưa. Do đó, khi ghép phải có sự kiên nhẫn, khéo léo,
chính xác, dụng cụ ghép phải thật sắc bén, nhát cắt phải phẳng, gọn, luôn giữ vệ
sinh (tránh bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan do nấm, virus… vì khi ghép có sự
cắt nối dễ tạo cơ hội cho vi sinh vật xâm nhiễm) để thao tác thành công, ngọn ghép
tiếp hợp được với gốc ghép (Vũ Công Hậu, 2000).
Theo Lê Thị Thủy (2000) thì sự sinh trưởng của cây ghép chậm hơn cây
trồng từ rễ 2-3 tuần, khi chăm sóc cây ghép trên đồng ruộng cần chú ý một vài đặc
điểm riêng như: độ sâu cây trồng, chồi nách của gốc ghép,… nên canh tác phức tạp,
tốn công hơn và cần bố trí cho từng thời vụ thích hợp. Nhu cầu cây ghép ngày càng
cao, sản xuất cây giống ghép cần nhiều thời gian, lao động và mặt bằng.
Giá thành cây ghép cao hơn so với cây không ghép, thời gian sinh trưởng
cây ghép dài hơn cây trồng trực tiếp từ 1-2 tuần (Trần Thị Ba, 2007). Tốn nhiều thời

gian và công lao động (Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 2005).
1.4

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ BẦU BÍ DƯA GHÉP
Theo Salam và ctv. (2002) cho rằng sự sinh trưởng của thân, tập tính ra hoa

không bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc ghép. Tuy nhiên cả chiều dài thân, số trái trên
cây, chiều dài trái, phần trăm cây bị bệnh trên ruộng và năng suất của dưa hấu thì bị
tác động bởi việc ghép, năng suất trái/cây ở cây ghép cao hơn là không ghép.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Mắc và Trần Thị Hồng Thơi (2007)
cho thấy tình hình tăng trưởng của dưa hấu ghép trên gốc bầu Nhật 2, Nhật 3 và bầu
địa phương sinh trưởng mạnh về chiều dài thân, số lá và về phản ứng đối với bệnh


10
héo rũ thì các gốc bầu và bí Nhật thấp hơn so với gốc ghép bí đỏ địa phương và đối
chứng không ghép.
Theo Nguyễn Minh Phú và Trần Thị Hồng Thơi (2007) tỷ lệ sống ở giai
đoạn 10 ngày sau ghép của dưa hấu Thành Long với gốc ghép bầu Nhật 1, Nhật 3,
bầu địa phương và bí Nhật dao động từ 79,83-94,00%. Ở dưa lê, tỷ lệ sống sau ghép
trên gốc bầu Nhật 2 và bầu địa phương lần lượt là 84,3% và 88,0%; trong khi đó tỷ
lệ sống của gốc bầu Nhật 1 là thấp nhất (59,0%) (Đỗ Huỳnh Lam, 2006). Cây ghép
bầu Nhật 3 và Nhật 2 khi trồng ra đồng cho sức sinh trưởng mạnh về chiều dài thân
và số lá (chỉ kém bầu địa phương) ở giai đoạn đầu, đến khi ra trái thì gốc bầu Nhật 3
và Nhật 2 lại vươn lên, khác biệt thống kê so với các gốc ghép và không ghép còn
lại. Dưa hấu ghép bầu Nhật 2 và Nhật 3 có chất lượng ngon nhất, khác biệt thống kê
so với các gốc ghép và không ghép còn lại.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thạch Lel (2008) thực hiện tại Bạc
Liêu cho rằng gốc ghép bầu Nhật 3 và gốc bầu địa phương tương đương về sinh
trưởng và năng suất, nhưng đối với sử dụng gốc bầu địa phương lại có độ Brix

(10,1%), trọng lượng khô thịt trái (3,5%) và tỷ suất lợi nhuận (1,2) thấp hơn bầu
Nhật 3 có độ Brix (11,38%), trọng lượng khô thịt trái (8,51%) và tỷ suất lợi nhuận
(1,3).
Theo kết quả nghiên cứu của Vương Quý Khang (2008) cho thấy cây ghép
sau khi trồng do tương thích gốc ngọn không tốt, sinh trưởng kém về mặt thân lá
dẫn đến năng suất giảm so với nghiệm thức trồng không ghép; tổng năng suất trái
của nghiệm thức trồng không ghép là 10,76 tấn/ha (trong đó năng suất thương phẩm
8,44 tấn/ha); năng suất ở nghiệm thức ghép gốc bầu Nhật 1 (3,32 tấn/ha, năng suất
thương phẩm 3,07 tấn/ha) và nghiệm thức ghép gốc bầu Nhật 3 (3,6 tấn/ha, năng
suất thương phẩm 3,26 tấn/ha). Về mặt phẩm chất, dưa lê ghép gốc bầu Nhật 3 cho
độ Brix thịt trái cao hơn (11,2%) 1,2% so với nghiệm thức ghép bầu Nhật 1 và 1,5%
so với đối chứng không ghép.
Về gốc ghép, bầu thường được lựa chọn vì bầu không những có bộ rễ phát
triển mà còn có khả năng ăn lan rộng, hút nước cũng như khoáng mạnh và ra nhiều
rễ bất định ở đốt (Phạm Hồng Cúc, 2001). Hiện nay các giống bầu nhập nội (bầu


11
Nhật 1, 2, 3 nhập từ công ty Kurume, Nhật Bản) có ưu thế được lựa chọn làm gốc
ghép trên dưa hấu so với các giống bầu địa phương.
Tại Nhật Bản, sử dụng gốc bầu Cucurbita ficiflolia để ghép dưa chuột chống
chịu với nhiệt độ thấp, còn nếu chống chịu với nhiệt độ cao thì sử dụng gốc bí ngô
Cucurbita monchata (Konishi et al., 1994). Theo kết quả nghiên cứu của Schochow
et al (2005), gốc Cucumis metuliferus và Cucurbita moschata bingo ghép trên dưa
lê có thể chống chịu với tuyến trùng.
Theo Võ Duy Hoàng (2012) thì dưa lê ghép gốc bầu giai đoạn 2 tuần sau khi
trồng có hiện tượng nứt gốc thân, đến khoảng 35 ngày sau khi trồng toàn bộ dưa lê
ghép gốc bầu, đều bị rễ dưa lê đâm xuống đất, nhưng cây dưa lê vẫn phát triển bình
thường và cho năng suất. Dưa lê ghép gốc bầu cho năng suất cao nhất (8,36 tấn/ha),
khác biệt có ý nghĩa thống kê với đối chứng không ghép (5,54 tấn/ha), bình bát dây

ghép thẳng (5,22 tấn/ha) và bình bát dây ghép xéo (3,70 tấn/ha).
Theo Nguyễn Thanh Thức (2011), tỷ lệ sống sau ghép > 75% (trừ dưa leo
62,97% và khổ qua 57,45%). Cây ghép sau khi trồng có sự tương thích giữa gốc và
ngọn tốt, sinh trưởng mạnh về thân lá cho năng suất cao. Đối với nghiên cứu ngoài
đồng, năng suất trái cao ở dưa leo 3,13 kg/cây; dưa lê 3,90 kg/cây; mướp 6,29
kg/cây; khổ qua 3,04 kg/cây; bí đỏ hạt đậu 4,31 kg/cây và bầu hồ lô 5,03 kg/cây.
Riêng nghiệm thức dưa hấu ghép chỉ sống được 15 NSKT (gốc bình bát dây).


12

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1

PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Thời gian và địa điểm
 Thời gian: từ tháng 6 đến tháng 8/2011
 Địa điểm: trại thực nghiệm khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường
Đại học Cần Thơ.
2.1.2 Khí hậu
Tình hình thời tiết tại thành phố Cần Thơ từ tháng 6 đến 8/2011 tương đối
thích hợp cho sự phát triển của cây dưa leo. Cụ thể như sau: Nhiệt độ, ẩm độ trung
bình lần lượt là 27,40C và 84,67%; lượng mưa cao nhất vào tháng 7 (385,50 mm),

100

400


75

300

50

200

25

100

0

0
6

7

8

Tháng
Nhiệt độ

Ẩm độ

Lượng mưa

Hình 2.1 Tình hình thời tiết tại thành phố Cần Thơ từ tháng 6 đến tháng 8/2011


Lượng mưa (mm)

Nhiệt độ (0C) và ẩm độ (%)

thấp nhất vào tháng 8 (167,70 mm) (Hình 2.1).


×