Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ẢNH HƯỞNG của các NỒNG độ GA3 lên sự SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT và CHẤT LƯỢNG RAU cần nước (oenanthe javanicaDC )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.58 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
--  --

NGUYỄN THỊ VẼ

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ GA3 LÊN
SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG RAU CẦN NƯỚC
(Oenanthe javanica DC.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2011


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
--  --

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ GA3 LÊN
SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG RAU CẦN NƯỚC
(Oenanthe javanica DC.)


Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS. Ts. Trần Thị Ba
Ths. Võ Thị Bích Thủy

Sinh viện thực hiện:
Nguyễn Thị Vẽ
MSSV: 3073216
Lớp: TT0719A2

Cần Thơ, 2011


i

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ GA3 LÊN
SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG RAU CẦN NƯỚC
(Oenanthe javanica DC.)
Do sinh viên Nguyễn Thị Vẽ thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần thơ, ngày …… tháng ..… năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Trần Thị Ba

ii



ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Nông Học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ GA3 LÊN
SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG RAU CẦN NƯỚC
(Oenanthe javanica DC.)

Do sinh viên Nguyễn Thị Vẽ thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:.......................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:...............................................

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2011
Chủ tịch Hội đồng

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


………………………………………

……………………………………

iii


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và
kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vẽ

iv


iv

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Thị Vẽ
Ngày, tháng, năm sinh: 27/03/1989
Dân tộc: kinh
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Phước
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Bé Nga
Quê quán: ấp 8, xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, TP. Vĩnh Long

Quá trình học tập
Năm 1995-2000: cấp 1 tại trường Tiểu Học Nguyễn Thị Du
Năm 2000-2004: cấp 2 tại trường THPT Cấp 2-3 Cái Ngang
Năm 2004-2007: cấp 3 tại trường THPT Phan Văn Hòa
Năm 2007-2011: sinh viên ngành Nông Học khóa 33, Khoa Nông nghiệp &
SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.

v


v

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên người!
Thành kính biết ơn đến!
Cô Trần Thị Ba và cô Võ Thị Bích Thủy đã truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm quý báo của mình; hướng dẫn khắc phục những khó khăn trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Thầy Bùi Văn Tùng đã giúp đỡ, hướng dẫn phân tích nhiều chỉ tiêu ở phòng
thí nghiệm.
Xin cảm ơn!
Chị Trần Thiện Thiên Trang, đã giúp đỡ, động viên, truyền đạt kinh nghiệm
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Các bạn cùng lớp Nông Học K33; các em lớp Nông học K34, Trồng Trọt
K34 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.

Nguyễn Thị Vẽ


vi


vi

Nguyễn Thị Vẽ, 2010. Ảnh hưởng của các nồng độ GA3 lên sự sinh trưởng, năng
suất và chất lượng rau cần nước (Oenanthe javanica DC.). Luận văn tốt nghiệp Kỹ
sư ngành Nông học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ,
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy.

TÓM LƯỢC
Đề tài thực hiện tại Nhà lưới, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 6 – 7/2010, nhằm tìm ra nồng độ GA3 thích hợp
cho sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của rau cần nước. Thí nghiệm được bố
trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức là 5 nồng độ GA3
khác nhau với 4 lần lặp lại: (1) Không xử lý GA3 (đối chứng), (2) GA3 nồng độ 50
ppm, (3) GA3 nồng độ 100 ppm, (4) GA3 nồng độ 150 ppm, (5) GA3 nồng độ 190
ppm. Diện tích thí nghiệm là 2,61 m2.
Rau cần nước được xử lý GA3 ở nồng độ 150 ppm và 190 ppm cho năng
suất tổng cao nhất (75,10 – 75,11 tấn/ha) khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý
nghĩa 5%, thấp nhất là đối chứng không xử lý GA3 (58,38 tấn/ha). Chiều cao rau
cần nước ở 3 nồng độ 190 ppm (61,74 cm), 150 ppm (59,88 cm) và 100 ppm (59,21
cm) là cao nhất, thấp nhất là đối chứng (49,83 cm) có khác biệt qua phân tích thống
kê ở mức ý nghĩa 10/00. Các chỉ tiêu về phẩm chất vẫn đảm bảo an toàn.

vii


vii


MỤC LỤC
Chương

NỘI DUNG

Trang

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... iiiv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ........................................................................................ iv
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................... vi
TÓM LƯỢC .................................................................................................... vii
MỤC LỤC...................................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... x
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... vi
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................. 2
1.1 KHÁI QUÁT VỀ RAU CẦN NƯỚC....................................................................... 2
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố................................................................................... 2
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng ....................................................................... 2
1.1.3 Đặc tính thực vật ........................................................................................... 3
1.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh ....................................................................................... 4
1.2 KỸ THUẬT CANH TÁC RAU CẦN NƯỚC.......................................................... 6
1.2.1 Nhân giống ................................................................................................... 6
1.2.3 Chuẩn bị ruộng.............................................................................................. 7
1.2.4 Cách cấy ....................................................................................................... 7
1.2.5 Quản lý nước................................................................................................. 7
1.2.6 Bón phân....................................................................................................... 8
1.2.7 Cách xử lý GA3 ............................................................................................. 8
1.2.8 Sâu, bệnh hại chính ....................................................................................... 8
1.2.9 Thu hoạch ..................................................................................................... 9

1.3 GA3 ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG .................................................................................. 9
1.3.1 Nguồn gốc..................................................................................................... 9
1.3.2 Vai trò......................................................................................................... 10
1.3.3 Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng GA3 trên cây rau và cây ăn trái...... 11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP....................................................... 15
2.1 PHƯƠNG TIỆN .................................................................................................... 15
2.1.1 Địa điểm và thời gian .................................................................................. 15
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm...................................................................................... 15
2.2 PHƯƠNG PHÁP ................................................................................................... 15
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 15
2.2.2 Kỹ thuật canh tác ........................................................................................ 16

viii


viii
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi.......................................................................................... 19
2.2.4 Phân tích số liệu .......................................................................................... 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................... 22
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUAN ................................................................................... 23
3.2 CÁC CHỈ TIÊU VỀ SINH TRƯỞNG.................................................................... 23
3.2.1 Mật độ lúc cấy, mật độ lúc thu và số chồi sinh ra......................................... 23
3.2.2 Chiều cao cây.............................................................................................. 23
3.2.3 Diện tích lá, đường kính gốc thân và số lá trên cây...................................... 24
3.2.4 Kích thước lá rau cần nước.......................................................................... 25
3.3 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT ................................................ 27
3.3.1 Trọng lượng trung bình trên cây.................................................................. 27
3.3.2 Hàm lượng vật chất khô .............................................................................. 28
3.3.3 Năng suất tổng ............................................................................................ 28
3.3.4 Năng suất thương phẩm và tỉ lệ năng suất thương phẩm/năng suất tổng....... 28

3.4 CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG.............................................................................. 29
3.4.1 Hàm lượng nitrate trong thân, lá .................................................................. 29
3.4.2 Độ Brix của thân và lá................................................................................. 30
3.4.3 Hàm lượng vitamin C trong thân và lá......................................................... 30
3.4.4 Độ giòn ....................................................................................................... 30
3.4.5 Độ khác màu sắc thân và lá ......................................................................... 31
3.4.6 Cấp độ số lá/cây bị thiệt hại sau khi bảo quản lạnh 10 ngày......................... 31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 34
PHỤ CHƯƠNG .............................................................................................................. 37

ix


ix

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của các nồng độ lên sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng của rau cần nước” tại Nhà lưới
Khoa NN & SHƯD-ĐHCT

16


Giống rau cần nước được dưỡng từ gốc sau khi đã thu hoạch tại
nhà lưới, ĐHCT (tháng 6-7/2010)

17

Toàn cảnh thí nghệm “Ảnh hưởng của các nồng độ GA3 lên sinh
trưởng, năng suất và chất lượng rau cần nước (Oenanthe
javanica DC.), Nhà lưới, ĐHCT (Tháng 6-7/2010)

22

Chiều cao cây rau cần nước qua các ngày sau khi cấy tại nhà
lưới, ĐHCT (Tháng 6-7/2010)

24

Chiều cao cây rau cần nước lúc thu hoạch tại nhà lưới, ĐHCT
(Tháng 6-7/2010)

24

Chiều dài lá cây rau cần nước qua các ngày sau khi cấy tại nhà
lưới, ĐHCT (Tháng 6-7/2010)

26

Chiều dài phiến lá cây rau cần nước qua các ngày sau khi cấy tại
nhà lưới, ĐHCT (Tháng 6-7/2010)


26

Chiều rộng phiến lá cây rau cần nước qua các ngày sau khi cấy
tại nhà lưới, ĐHCT (tháng 6-7/2010)

27

Năng suất tổng và năng suất thương phẩm tại nhà lưới, ĐHCT
(tháng 6-7/2010)

29

2.2
3.1

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

x


x

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
2.1

2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

Tựa bảng

Trang

Loại, lượng và thời kỳ bón phân (kg/ha) thực hiện khi dưỡng
chồi

17

2

Loại, lượng và thời kỳ bón phân (g/0,1305 m ) cho mỗi lô thí
nghiệm

17

Mật độ lúc cấy, mật độ lúc thu và số chồi sinh ra (chồi/cây) của
rau cần nước lúc thu hoạch, Nhà lưới, ĐHCT (Tháng 6-7/2010)

23


Diện tích lá, đường kính gốc thân của rau cần nước qua các
ngày sau khi cấy, Nhà lưới, ĐHCT (Tháng 6-7/2010)

25

Số lá trên cây (lá/cây) của rau cần nước qua các ngày sau khi
cấy, Nhà lưới, ĐHCT (Tháng 6-7/2010)

25

Hàm lượng vật chất khô, trọng lượng trung bình trên cây của rau
cần nước lúc thu hoạch, Nhà lưới, ĐHCT (tháng 6-7/2010)

28

Hàm lượng Nitrate, độ Brix và Vitamin C của rau cần nước lúc
thu hoạch, Nhà lưới, ĐHCT (Tháng 6-7/2010)

30

Độ giòn, độ khác màu sắc thân, màu sắc lá của rau cần nước lúc
thu hoạch, Nhà lưới, ĐHCT (Tháng 6-7/2010)

31

Cấp độ số lá/cây bị thiệt hại sau khi bảo quản lạnh 10 ngày tại
nhà lưới, ĐHCT (Tháng 6-7/2010)

xi


32


1

MỞ ĐẦU
Trong các loại rau trồng phổ biến hiện nay thì cây rau cần nước là một trong
những loại rau có tiềm năng và đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Đã từ lâu
nông dân đã có truyền thống trồng cây rau cần nước (Oenanthe javanica (Blume)
DC.). Tuy nhiên, cách trồng cây rau cần bây giờ đã khác xưa. Ngày xưa nông dân
trồng rau cần nước bằng cách thả xuống ao, kết quả là sản phẩm rau cần cây nhỏ và
dai… Nhưng hiện nay, rau cần được trồng ở ruộng và cấy như lúa, rau cần trắng,
sạch, vị giòn ngọt… Bên cạnh để đáp ứng nhu cầu của thị trường về số lượng và thị
hiếu người tiêu dùng thì cây rau cần nước phải có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và an
toàn. Chính vì vậy thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của các nồng độ GA3 lên sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng rau cần nước (Oenanthe javanica (Blume) DC.)”,
nhằm mục tiêu tìm ra nồng độ GA3 thích hợp cho sự sinh trưởng, năng suất và chất
lượng ở rau cần nước.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ RAU CẦN NƯỚC
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
 Nguồn gốc
Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2009), rau cần hay còn gọi là rau cần nước hay
rau cần ta, có tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume) DC., tên đồng nghĩa là
Onanthe stolonifera (Roxb.) Wall, thuộc họ Hoa tán - Apiaceae. Theo James M.
Stephens (1994), tiếng Anh rau cần nước là Water dropwort hay Cenanthe de Java,
seri - Japanese, Chinese là sui-kun, Laotian là phak sa, Malay gọi là shelum,... Rau

cần nước có nguồn gốc vùng nhiệt đới Châu Á, đã được trồng từ lâu ở các nước Ấn
Độ, Mianma, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia,
Campuchia, Indonesia, Australia (Phạm Hoàng Hộ, 2003).
 Phân bố
Theo Đỗ Huy Bích và ctv. (2004), ở Việt Nam rau cần nước cũng là loại rau
quen thuộc, được trồng từ lâu đời ở các tỉnh Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ như Hà
Nam, Hà Tây, Nam Định…Trong thiên nhiên cây mọc hoang dại ở nơi ẩm ước và
thường được trồng để làm rau ăn (Võ Văn Thi và Trần Hợp, 1999).
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng
 Giá trị dinh dưỡng
Trong 100 g rau cần ăn được có 95,3 g nước; 1 g protit; 1,5 g gluxit; 1,5 g
xenlulô; 0,7 g tro; 310 mg Ca; 64 mg P; 0,4 mg caroten; 0,04 mg B1; 0,03 mg B2;
0,3 mg PP; 6 mg C (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005). Rau cần ta chứa
khoảng 0,066% tinh dầu, ngoài ra trong rau cần có chất -pinen và chất mycren có
tác dụng chữa được một số bệnh (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
 Giá trị sử dụng
Theo Võ Văn Thi và Trần Hợp (1999), rau cần nước rất quen thuộc với nhân
dân ta. Rau được thu hái quanh năm, lấy cây non rửa sạch, luộc, xào, nấu canh, ăn


3

sống. Theo Võ Văn Chi (2005), để thức ăn chế biến từ rau cần được ngon chúng ta
nên chọn rau non, đốt dài, lá xanh nhạt, không quá xốp nhưng có thân mập, quanh
đốt không có rễ hoặc có ít rễ trắng. Có thể ăn sống, luộc hoặc chế biến thành những
thức ăn như xào ngót với các loại cá, thịt (thịt bò) kết hợp với các loại rau gia vị
khác.
1.1.3 Đặc tính thực vật
 Rễ
Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999), rau cần nước có rễ thuộc

nhóm rễ chùm, dạng sợi. Theo Võ Văn Chi (2005), rễ còn non có màu trắng, khi già
rễ chuyển sang màu sậm hơn.
Thân
Theo Trần Hợp và ctv. (1999), rau cần nước là cây thân rỗng, có đốt và có
khía dọc dài từ 30 – 100 cm, sống dai, cao từ 0,3 – 1 m. Chồi thường mọc bò dài
ngập trong đất bùn, sau đó đứng thẳng thành cây, mỗi đốt có một lá. Thường thì chỉ
có những mắc già ở gốc mới nhảy chồi. Rau cần có khả năng đẻ nhánh khỏe từ chồi
gốc (Lê Quang Long và ctv., 2005).
 Lá
Theo Lê Quang Long và ctv. (2005), rau cần nước có lá mọc so le, chia thùy
hình lông chim, 1-2 lần. Phiến lá hình trái xoan, hình thoi hoặc hình mác, góc tròn,
đầu nhọn, mép khía răng không đều. Bẹ lá to, rộng, ôm sát vào thân. Cuốn lá dài 3 –
8 cm, những lá gần ngọn không cuống.
 Hoa và quả
Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2009), rau cần có cụm hoa mọc đối diện với lá
thành tán kép, có 5 – 15 tán đơn, mỗi tán đơn mang 10 – 20 hoa màu trắng. Quả
hình trụ thuôn, có 4 cạnh lồi. Mùa ra hoa thường vào khoảng tháng 4, vì vậy những
ruộng rau cần nếu không được thu hoạch (để làm giống) có thể ra hoa vào cuối mùa
hè hoặc đầu mùa mưa (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).


4

1.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh
 Nhiệt độ
Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2009), nhiệt độ ảnh hưởng đến vận
tốc tăng trưởng của thực vật, ban ngày nhiệt độ cao là điều kiện thích hợp cho quá
trình quang hợp, cho nên tăng sự tích lũy chất khô. Theo Đỗ Huy Bích và ctv.,
(2004) rau cần ta ưa khí hậu ẩm mát do đó thường được trồng khi trời bắt đầu se
lạnh (cuối tháng 10) và thường người ta chỉ trồng và thu hoạch trong vụ Đông-Xuân

vì các vụ khác nhiệt độ không thích hợp với sự phát triển của cây. Theo Nguyễn
Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999), nhiệt độ thuận lợi cho sinh trưởng của rau cần
là 15 – 200C. Trên 200C hoặc dưới 5 – 60C cần sinh trưởng chậm lại, lá chuyển màu
huyết dụ. Do cây ưa nhiệt độ thấp nên đến đầu mùa hè cây sinh trưởng chậm lại,
thậm chí có hiện tượng bán tàn lụi, nhưng toàn bộ phần gốc và nhánh con vẫn sống,
đó là nguồn cây giống ban đầu cho vụ trồng trọt tiếp theo (Đường Hồng Dật, 2003).
 Ánh sáng
Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2009), ánh sáng rất cần cho sự sinh
trưởng và phát triển của thực vật. Ánh sáng ảnh hưởng đến thực vật chủ yếu do
cường độ ánh sáng, chất lượng và thời gian chiếu sáng. Ảnh hưởng của yếu tố ánh
sáng đối với thực vật như quang hợp, tổng hợp diệp lục, hoạt động đóng mở của khí
khổng, thành lập sắc tố, thoát hơi nước và sự chuyển vận của dòng nguyên sinh
chất, dãn dài tế bào. Theo James M. Stephens (1994), ảnh hưởng về cường độ ánh
sáng biểu hiện như cây trồng ngoài sáng lóng ngắn hơn cây trồng trong mát, nhưng
lượng chất khô nhiều hơn. Tác động của cường độ ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến
pha kéo dài và phân chia tế bào. Cây không nhận được ánh sáng lá sẽ vàng đi nếu
có ánh sáng lá sẽ xanh trở lại.
Theo Trần Hợp và ctv. (1999), rau cần ta là cây ưa mát, thường được trồng
vào mùa đông do có ngày ngắn và cường độ ánh sáng thấp hơn các mùa khác trong
năm, có thể duy trì lượng tăng trưởng về chiều cao trong điều kiện ánh sáng từ 20 –
50% so với ánh sáng hoàn toàn, tăng trưởng sẽ giảm nhanh dưới điều kiện ánh sáng
gần với ánh sáng hoàn toàn. Theo Đường Hồng Dật (2003), cây con có thể sinh
trưởng tốt hơn trong mùa hè trong điều kiện có cỏ che bớt một phần ánh sáng so với


5

cây con trồng trong điều kiện làm sạch cỏ. Rau cần nước trồng vào vụ Thu Đông,
trong điều kiện có che bớt 25% cường độ ánh sáng thì làm cho rau cần có chiều cao
cây lớn hơn so với trồng trong điều kiện bình thường và năng suất đạt được là 16,5

tấn/ha, tăng năng suất rau cần nước lên 25,7%, cao hơn hai nghiệm thức che bớt
50%, 75% cường độ ánh sáng, so với trồng trong điều kiện ánh sáng toàn phần chỉ
đạt 12,7 tấn/ha. Nhưng các chỉ tiêu về tổng số lá, số lá hiện có trên cây thì không có
sự khác biệt giữa các nghiệm thức (Vũ Thanh Hải, 2008).
Theo Kimmins (1998), khi bị che mát thì hệ số lá (sản lượng thuần/đơn vị
khối lượng lá (kg), hoặc sản lượng thuần/diện tích lá) sẽ giảm, vì khối lượng lá hoặc
diện tích lá không quang hợp tăng lên. Dưới điều kiện ánh sáng yếu, sự phân chia
và giãn dài tế bào được xúc tiến, kết quả của hiện tượng ấy dẫn đến sự đẩy nhanh
tăng trưởng về chiều cao thân cây, nhưng thân cây thường mảnh, yếu ớt, dễ bị đổ
ngã. Lá chịu bóng có đặc điểm là phiến lá rộng, ít thùy, mặt lá thường hướng về
phía có ánh sáng, ngoài ra ánh sáng còn kìm hãm sự phát triển của lá, các mô dự
trữ, diệp lục và hệ rễ (Võ Chí Tính, 2010).
 Đất
Theo Võ Văn Thi và Trần Hợp (1999), cần nước là loài rau ưa ẩm mát và cần
có nước nên được trồng ở ruộng nước, đất lầy. Theo Đỗ Huy Bích và ctv. (2004),
rau cần nước thường được trồng ở ruộng ngập nước có nhiều bùn hoặc ở ao sau khi
đã tát cạn nước bắt cá. Lớp bùn càng sâu càng màu mỡ, cây càng sinh trưởng mạnh,
đất giâm cần nên chọn bùn nhuyễn. Theo Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam
(2007), rau cần sống trong nước, nên cần đất bùn hẩu, nhiều mùn, đất thịt luôn được
giữ nước, pH khoảng 6 – 7. Theo Nguyễn Thị Minh Phương (2008); Nguyễn Như
Hà (2006), trước khi trồng rau nên làm đất tơi xốp, phơi ải để tiêu diệt hoặc làm
giảm sự gây hại của sâu bệnh, cần xử lý đất (bằng vôi bột) trước khi trồng để hạn
chế sâu bệnh còn lưu lại trong đất.
 Dinh dưỡng
Theo Đỗ Huy Bích và ctv. (2004), trồng vào ao bùn, chỉ cần sục bùn, gạt
phẳng, không cần bón phân. Nếu trồng trên ruộng nên bón lót 5 – 7 tạ phân chuồng
mục cho một sào Bắc Bộ (360 m2). Khi cây hồi xanh, dùng nước phân tưới thúc cho


6


rau. Có thể thúc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Theo Trung tâm dữ liệu thực
vật Việt Nam (2007), nếu bùn hẩu có thể không cần bón phân lót. Nếu ruộng chưa
hẩu thì có thể bón 20 – 30 tấn phân chuồng/ha, khi cây cao 15 – 20 cm, bón thúc
khoảng 20 – 21 kg nước phân chuồng, 0,6 kg đạm + 0,6 kg kali và đưa nước vào
ruộng, để nước cao khoảng 5 – 7 cm. Khi cây cao 30 – 35 cm, bón thúc lần 2 với
liều lượng như lần thứ nhất và đưa nước vào sâu 15 – 20 cm. Khi cây cao 50 – 60
cm, bón phân lần thứ ba như 2 lần trên, đưa nước ruộng ngập cách ngọn cây 15 – 20
cm.Trồng hai tháng thì thu hoạch được. Theo Trần Văn Thuận (2009), bón phân
cho một ha rau cần nước theo công thức 190N – 180P2O5 – 45K2O và với thời gian
trồng là một tháng năng suất đạt được là 17,69 – 17,9 tấn/ha đối với hai giống rau
cần nước Tân Hiệp và Phước Long.
1.2 KỸ THUẬT CANH TÁC RAU CẦN NƯỚC
1.2.1 Nhân giống
Theo Nguyễn Tập (2004), nhân giống rau cần ta thường bằng phương pháp
nhân giống vô tính. Đến tháng 4 hàng năm, sau khi thu hoạch lần cuối lấy gốc cần
giâm vào ruộng (dồn ruộng giống), cây mọc lại, cao khoảng 20 cm thì rút nước chỉ
để đủ ẩm (Võ Chí Tính, 2010). Theo Trung tâm Unesco (2005), phần đất giâm cần
là bùn nhuyễn, bón lót phân chuồng ủ mục, trãi đều thân cây cần già lên bề mặt bùn,
ấn gốc cho ngập vào bùn, ngập các mắt đốt để mầm cây nảy mạnh và mập,... Từ các
mắc của thân, sẽ mọc lên các nhánh (các cây con).
Theo Đường Hồng Dật (2003), mầm cần đâm lên không cần phải chăm sóc
và để cho cỏ mọc. Cỏ mọc có tác dụng che nóng cho cần. Sang tháng 8 – 9 bắt đầu
làm cỏ, tưới nước phân và tát nước cho đất ẩm, để cây đẻ nhánh nhiều cần nhổ tỉa
cây ra ruộng nhân với khoảng cách 5x5 cm và giữ nước xăm xắp. Khi nhánh cao
đến 10 cm thì nhổ đem cây ra ruộng sản xuất.
1.2.2 Thời vụ trồng
Theo Đỗ Huy Bích và ctv. (2004), rau cần trồng rất phổ biến trong vụ ĐôngXuân. Rau cần là loại ưa nhiệt độ thấp, chỉ phát triển vào mùa Đông (cuối Thu, đầu
Xuân), vì vậy thời vụ trồng rau cần bắt đầu khi trời se lạnh (tháng 10). Ở nhiều nơi



7

cây rau cần được trồng vào ao sau khi thu hoạch cá ở đầu mùa Đông (tháng 11) để
tận dụng đất trong thời gian cho ao nghỉ.
1.2.3 Chuẩn bị ruộng
Theo kết quả của trung tâm Unesco (2005), chọn ruộng trũng có bờ bao cao
50-60 cm, diện tích ruộng khoảng 300 – 400 m 2 để dễ quản lý. Cống cấp nước vào
đối diện với cống thoát nước ra để nước được lưu thông khắp ruộng. Phơi ruộng từ
5 – 7 ngày, cày bừa đất cho nhuyễn, san phẳng ruộng, bón khoảng 1 tấn vôi/ha để
khử chua, sau 1 – 2 ngày cho nước vào tháo rửa ruộng. Theo Nguyễn Văn Hoan
(1999), nếu trồng vào ao sau khi thu hoạch cá thì chỉ cần sục bùn, gạt phẳng, không
cần bón thêm phân gì khác. Theo Mai Thị Phương Anh và ctv. (1996), nếu trồng
trên ruộng thì cần bón lót 20 – 30 tấn phân chuồng đã ủ cho 1 ha, trộn đều phân vào
bùn và đem rau giống vào cấy.
1.2.4 Cách cấy
Theo trung tâm Unesco (2005), ruộng được tiến hành cày bừa đất thật
nhuyễn và chia thành nhiều luống nhỏ, mỗi luống nên có chiều rộng khoảng 4,5 m,
khoảng cách giữa các luống từ 25 – 30 cm để sau này có lối đi để chăm sóc. Rau
cần nước nên được cấy dày vừa phải để có nhiều thân, thân có độ lớn vừa phải được
người tiêu dùng ưa thích, nên cấy với mật độ 5x5 cm (đất xấu), 7x7 cm (đất tốt).
Cấy xong đến lúc cây cần bén rễ thì rắc tro bếp, phủ kín mặt ruộng, vừa để chống
nóng, vừa để tăng lượng kali và phân vi lượng cho cây (Đường Hồng Dật, 2003).
1.2.5 Quản lý nước
Theo Nguyễn Văn Luật và Trần Minh Thu (2004), khi cây cao 15 – 20 cm
cho nước sâu vào ngập sâu 5 – 7 cm. Khi cây cao 30 – 35 cm đưa nước vào sâu 15 –
20 cm, khi cây cao 50 – 65 cm, đưa nước vào sâu đến 15 – 20 cm. Theo trung tâm
Unesco (2005), nên duy trì mực nước trong ruộng 3 – 5 cm, không nên để nước
trong ruộng quá nhiều sẽ làm hạn chế sự sinh trưởng của rau mới cấy vì lúc này rau
còn thưa, thân còn yếu, rễ chưa phát triển.



8

1.2.6 Bón phân
Theo Đường Hồng Dật (2003), dùng nước phân lợn tưới đều cho luống rau
cần khi rau hồi xanh, rau cần có yêu cầu chăm bón rất “khiêm tốn”, chỉ cần bón tro,
phân hoai mục không cần phân hóa học. Theo Võ Văn Chi (2004), khi cây cao 1520 cm bón thúc phân với lượng phân nước 5 – 7 tấn + 100 kg đạm + 100 kg kali cho
1 ha. Khi cây cao 30 – 35 cm bón thúc lần thứ hai. Khi cây cao 50 – 65 cm bón thúc
lần 3, lượng phân bón cũng như các lần trước. Theo Nguyễn Văn Hoan (1999),
không nên bón nhiều phân đạm vô cơ làm rau dai, chất lượng thấp. Khoảng 7 – 10
ngày một lần phun các loại phân bón qua lá như: Bio-ted (602 – 603), Atonic,
Orgamin để tăng năng suất.
1.2.7 Cách xử lý GA3
GA3 được dung chủ yếu ở dạng bột, sau đó hòa tan trong nước để phun lên
cây trồng. Trong quá trình trồng rau cần nước GA3 được xử lý 1 lần ở giai đoạn 7
ngày trước thu hoạch.
1.2.8 Sâu, bệnh hại chính
 Sâu
Theo điều tra và khảo sát của Trần Thanh Tùng (2009) sâu hại chính trên rau
cần là sâu ăn tạp (Spodoptera litura) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), bọ
nhảy hại lá. Theo Trần Văn Thuận (2009), hai loại sâu này xuất hiện chủ yếu vào
giai đoạn 20 ngày sau khi cấy do rau bắt đầu rậm rạp và thời điểm này cũng là lúc
rau rất non. Theo Lê Lương Tề và ctv. (2005), có thể dùng các loại thuốc vi sinh
như BT, DelFil, Dipel... hay các loại thuốc thông dụng như Decis 2,5 EC, Sherpa 25
EC, Danitol 10EC để trị khi sâu còn nhỏ.
 Bệnh hại
Ngoài sâu, bệnh gây hại cũng rất nghiệm trọng, trên rau cần thường có bệnh
đốm lá do nấm Cercospora sp. gây ra. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ
mát (15 – 220C), độ ẩm không khí cao 90 – 100% (trời âm u, mưa phùn). Bệnh gây

hại trên lá làm giảm khả năng quang hợp của rau dẫn đến rụng lá, làm giảm số lá
trên cây, ức chế khả năng sinh trưởng của rau cần nước và ảnh hưởng tới năng suất


9

(Nguồn: Báo Khoa học và Đời sống, 2008).Theo điều tra của Trần Thanh Tùng
(2009) để phòng trừ bệnh đốm lá nông dân ở hai huyện Phước Long, Tân Hiệp của
tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang thường dùng Antracol 70WP + Ridomil 68WP. Theo
Trần Văn Hòa và ctv. (2000), để trị bệnh đốm lá có thể dùng các loại thuốc như
Alpine 80 WP, Ridomin MZ72 WP, Zineb 80Wp.
1.2.9 Thu hoạch
Theo Trần Thị Ba (2010), rau trồng nên thu hoạch đúng lứa để có rau non,
mềm, phẩm chất ngon. Theo Đường Hồng Dật (2003), rau trồng được 1,5 – 2 tháng
thì cho thu hoạch. Năng suất có thể đạt 25 – 30 tấn/ha. Theo Trần Khắc Thi và Trần
Ngọc Hùng (2005), rau nên thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, bị sâu, dị
dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao, túi sạch trước
khi mang tiêu thụ tại các cửa hàng. Theo trung tâm Unesco (2005), 7 ngày trước khi
thu hoạch, không cho nước vào ruộng để chống rau ngã. Rau cắt bằng dao sắc, cắt
rau cách gốc 2 – 3 cm, bó thành bó mang đi tiêu thụ.
1.3 GA3 ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
1.3.1 Nguồn gốc
Gibberellin lần đầu tiên được nhà khoa học người Nhật Bản là Eiichi
Kurosawa ghi nhận vào năm 1926, khi ông nghiên cứu bệnh bakanae (lúa von) ở lúa.

Chất này kích thích cây lúa phát triển rất cao, các lóng dài ra, thân cây nhỏ lại, màu
xanh của cây ngả dần sang xanh vàng hoặc trắng. Người Việt Nam gọi đây là bệnh
"lúa von".
Vào năm 1935, Teijiro Yabuta đã phân lập một chất dạng tinh thể có hoạt tính
từ dịch lọc môi trường thanh trùng nấm Gibberella fujikuroi, chất này đã kích thích

sự sinh trưởng khi được áp dụng vào rễ mạ lúa và được gọi là Gibberellin A. Đây là
lần đầu tiên thuật ngữ Gibberellin được dung trong danh pháp khoa (Nguyễn Minh
Chơn, 2005).
Năm 1955 hai nhóm nghiên cứu của Anh và Mỹ đã phát hiện ra acid
gibberellic ở cây lúa bị bệnh lúa von và xác định được công thức hóa học của nó là
C19H22O6.


10

Sự quan tâm tới Gibberellin ngoài phạm vi Nhật Bản chỉ bắt đầu từ sau Đại
chiến thế giới lần thứ II. Tại Hoa Kỳ, nghiên cứu đầu tiên do một đơn vị của Fort
Detrick tại Maryland thực hiện, thông qua nghiên cứu sự nảy mầm của đậu Vicia

faba. Tại Vương quốc Anh công việc nhằm cô lập các dạng Gibberellin mới do
Imperial Chemical Industries thực hiện. Sự quan tâm tới các Gibberellin lan rộng ra

khắp thế giới như là một chất tiềm năng để sử dụng đối với nhiều loài thực vật có
tầm quan trọng thương mại đã trở nên ngày càng rõ nét. Ví dụ, nghiên cứu bắt đầu
từ Đại học California, Davis vào giữa thập niên 1950 đã dẫn tới việc sử dụng nó ở quy
mô thương mại đối với nho không hạt Thompson trong khu vực California vào năm
1962.

1.3.2 Vai trò
 Về mặt hóa học
Về mặt hóa học, tất cả các Gibberellin đã biết là các acid ditecpenoit được
tổng hợp từ tecpenoit trong thể hạt và sau đó biến đổi trong mô lưới nội chất và
cytosol cho đến khi chúng đạt tới dạng hoạt hóa sinh học của mình. Tất cả các
Gibberellin đều dẫn xuất từ bộ khung ent-gibberellan, nhưng được tổng hợp thông
qua ent-kauren. Các Gibberellin được đặt tên là GA1, GA2, ....GAn theo trật tự phát

hiện. Acid gibberellic là Gibberellin đầu tiên được mô tả cấu trúc, có tên gọi là GA3.
Gibberellin không chứa nitơ trong phân tử, hòa tan tốt trong các dung môi
hữu cơ bình thường nhưng tan kém trong nước. Giberelin tổng hợp bằng con đường
vi sinh vật ( ).

 Chức năng
Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của Gibberellin là kích thích mạnh mẽ sự sinh
trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng. Hiệu quả này có được là do
Gibberellin kích thích mạnh lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử
lý Gibberellin cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng
sinh khối của cây. Dưới tác động của Gibberellin làm cho thân cây tăng
chiều cao rất rõ rệt. Nó không những kích thích sự sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự
phân chia tế bào (Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2003).


11

Kích thích phát triển là một trong những hiệu ứng đầu tiên cơ bản và rõ ràng
nhất của Gibberellin ngoại bào. Hiệu ứng này xuất hiện đối với cây thân mềm và
thân gỗ, đặc biệt là đối với cây thân mềm (Lê Văn Tri, 1994). Gibberellin cũng kích
thích trổ hoa trong những cây ngắn ngày được trồng trong điều kiện cảm ứng
(Nguyễn Minh Chơn, 2005). Trong nhiều trường hợp của Gibberellin kích thích sự
ra hoa rõ rệt. Ảnh hưởng đặc trưng của sự ra hoa của Gibberellin là kích thích sự
sinh trưởng kéo dài và nhanh chóng của cụm hoa.
Gibberellin kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ của hạt và củ,
do đó nó có tác dụng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Hàm lượng
Gibberellin thường tăng lên lúc chồi cây, củ, căn hành hết thời kỳ nghỉ, lúc hạt nảy
mầm. Trong trường hợp này Gibberellin kích thích sự tổng hợp của các enzyme
amilaza và các enzyme thuỷ phân khác như protease, photphatase... và làm tăng
hoạt tính của các enzyme này, vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy tinh bột thành

đường cũng như phân hủy các polime thành monome khác, tạo điều kiện về nguyên
liệu và năng lượng cho quá trình nảy mầm. Trên cơ sở đó, nếu xử lý Gibberellin
ngoại sinh thì có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành kể cả trạng
thái nghỉ sâu (Hóa chất trong thuốc kích thích tăng trưởng ở mức cho phép, 2008).
Gibberellin ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa, ức chế sự phát
triển hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực. Gibberellin có tác dụng giống
auxin là làm tăng kích thước của quả và tạo quả không hạt. Hiệu quả này càng rõ rệt
khi phối hợp tác dụng với auxin.
1.3.3 Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng GA3 trên cây rau và cây ăn trái
 Rau ăn lá
Theo Vũ Thanh Hải (2005) khi phun GA3 trên rau cần nước làm tăng chiều
cao cây rõ rệt, còn các chỉ tiêu khác không có sự sai khác nhiều. GA3 làm cho các
lóng rau cần nước vươn dài và yếu nên cây không đứng thẳng, có xu hướng bò trên
mặt nước.


12

 Rau ăn trái
 Cà chua: theo Trần Thị ba và ctv. (1999) ở nhiệt độ lớn hơn 300C việc
thành lập hạt phấn gặp nhiều khó khăn và hạt phấn trở nên bất thụ. Do đó cây cà
chua không thành lập được kích thích tố phát triển nên hoa và trái rụng, trong
trường hợp này việc áp dụng chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp có thể điều chỉnh
việc thiếu kích thích tố tự nhiên giúp trái phát triển.
Theo Phạm Hồng Cúc (2007) và Nguyễn Quốc Thể (2010) sử dụng chất điều
hòa sinh trưởng như IBA, NAA, IAA, GA3 ở 25 ngày sau khi trồng và khi trổ hoa,
đậu trái đều giúp tăng nhanh nằng suất và phẩm chất cà chua.
 Bầu bí: sử dụng Gibberellin sẽ kích thích sự hình thành hoa đực, sự phát
triển của bao phấn và hạt phấn. Trong việc sản xuất hạt lai F1 của bầu bí, người ta
phun GA3 để tạo cây mang hoàn toàn hoa đực và trồng cây chỉ mang hoa cái ở

cạnh cây hoa đực và sẽ tạo trái cho hạt lai ( />
 Cây ăn trái
 Tăng sự đậu trái và tạo trái không hạt
– Sau quá trình thụ phấn, thụ tinh thì trái bắt đầu được hình thành và sinh
trưởng nhanh chóng. Sự lớn lên của trái là do sự phân chia tế bào và đặc biệt là sự
giãn nhanh của tế bào trong bầu. Sự tăng kích thước, thể tích của trái một cách
nhanh chóng là đặc trưng sự sinh trưởng của trái. Sự sinh trưởng nhanh chóng như
vậy là do được điều chỉnh bằng phytohormone được sản sinh trong phôi hạt. Hạt
được hình thành là do quá trình thụ phấn, thụ tinh xảy ra. Nếu chúng ta xử lý Auxin
và Gibberellin ngoại sinh cho hoa trước khi thụ phấn thụ tinh thay nguồn
phytohormone nội sinh từ phôi thì trái sẽ được hình thành mà không cần thụ tinh,
trong trường hợp này trái sẽ không có hạt. Người ta thường dùng các chất kích thích
như α-NAA, GA3... phun cho hoa mới nở thì có thể loại bỏ được sự thụ phấn, thụ
tinh mà trái vẫn lớn được. Vì vậy làm cho trái lớn lên nhưng không có hạt hoặc ít
hạt, năng suất cao và phẩm chất tốt ( />

13

– Việc xử lý tạo trái không hạt có ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng
phẩm chất của trái, đặc biệt là các loại trái chứa nhiều thịt trái.
 Ngăn ngừa sự rụng nụ, hoa và trái
– Ðể tăng năng suất cây trồng, bên cạnh biện pháp xúc tiến hình thành trái,
cần ngăn ngừa hiện tượng rụng nụ, hoa và trái non. Nguyên nhân của hiện tượng
này là khi trái sinh trưởng nhanh thì hàm lượng Auxin nội sinh từ hạt không đủ để
cung cấp cho trái lớn. Nếu gặp một số điều kiện bất thuận thì sự tổng hợp axit
abxixic và etylen tăng nhanh làm cho sự cân bằng hormone thuận lợi cho sự rụng,
tầng rời xuất hiện nhanh chóng.
– Ðể ngăn chặn sự hình thành tầng rời thì phải bổ sung thêm Auxin ngoại
sinh. Người ta sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng như α-NAA, GA3, SADH cho
cây. Nồng độ xử lý thích hợp phụ thuộc vào từng loại chất và loại cây trồng. Ðể

ngăn chặn giai đoạn rụng trái non người ta phun lên hoa hoặc trái non của nho dung
dịch GA3 với nồng độ từ 1- 20 ppm. Ðối với lê phun α-NAA với nồng độ 10 ppm
hoặc SADH 1000 ppm đều có hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn sự rụng của trái
trước và lúc thu hoạch. Ðối với táo xử lý α-NAA nồng độ 20 ppm vào lúc trái có
biểu hiện bắt đầu rụng thì kéo dài thời gian tồn tại của trái trên cây thêm một số
ngày nữa ().
 Ðiều chỉnh thời gian ngủ nghỉ của các loại củ, hạt: sự ngủ nghỉ thường
xảy ra với các loại hạt sau khi chín, các loại củ, căn hành cũng như các chồi ngủ.
Nguyên nhân quyết định sự ngủ nghỉ là do các chất ức chế sinh trưởng. Trong hạt,
củ, chồi đang ngủ nghỉ tích lũy một lượng lớn chất ức chế sinh trưởng mà chủ yếu
là axit abxixic, đồng thời hàm lượng chất kích thích sinh trưởng giảm đến mức tối
thiểu, đặc biệt là Gibberellin. Ðể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ, người ta sử dụng chủ
yếu GA3. GA3 khi xâm nhập vào các cơ quan đang ngủ nghỉ sẽ làm lệch cân bằng
hormone thuận lợi cho sự nảy mầm. Khi hạt nảy mầm thì quá trình tổng hợp
Gibberellin diễn ra mạnh, Gibberellin hoạt hóa tổng hợp các loại enzyme thủy
phân cần thiết cho quá trình nảy mầm. Vì vậy muốn hạt nảy mầm thì tăng hàm
lượng Gibberellin trong chúng ().
 Ðiều chỉnh sự ra hoa của cây


×