Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ẢNH HƯỞNG của tỷ lệ lặt lá KHÁC NHAU lên sự nở HOA của MAI GIẢO và KHẢO sát sự BIẾN ĐỘNG của GIBBERELLINS, ABSCISIC ACID nội SINH TRONG lá MAI GIẢO và MAI TA ở một số TUỔI lá KHÁC NHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
--- ZY ---

VÕ NGỌC VUI

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ LẶT LÁ KHÁC NHAU
LÊN SỰ NỞ HOA CỦA MAI GIẢO VÀ KHẢO SÁT
SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIBBERELLINS, ABSCISIC
Trung tâm
HọcNỘI
liệu ĐH
CầnTRONG
Thơ @ Tài
học GIẢO
tập và nghiên
cứu
ACID
SINH
LÁliệu
MAI
VÀ MAI
TA Ở MỘT SỐ TUỔI LÁ KHÁC NHAU BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SINH TRẮC NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
--- ZY ---

VÕ NGỌC VUI

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ LẶT LÁ KHÁC NHAU
LÊN SỰ NỞ HOA CỦA MAI GIẢO VÀ KHẢO SÁT
SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIBBERELLINS, ABSCISIC
ACID
SINH
LÁliệu
MAI
VÀ MAI
Trung tâm
HọcNỘI
liệu ĐH
CầnTRONG
Thơ @ Tài
học GIẢO
tập và nghiên
cứu
TA Ở MỘT SỐ TUỔI LÁ KHÁC NHAU BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SINH TRẮC NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC
(2004 - 2008)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. TRẦN VĂN HÂU


Cần Thơ - 2008


LỜI CẢM TẠ
#"
Kính dâng lên cha mẹ
Suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của chúng con.
Mãi mãi biết ơn
Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ, cung cấp
kiến thức và kinh nghiệm cho em hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn
Thầy cố vấn học tập Trần Vũ Phến và tất cả các thầy cô đã dạy dỗ em trong
suốt quá trình học tập.
Chị Thảo, anh Minh, anh Dương, chị Thủy, anh Bình, anh Quốc đã giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Các thầy cô và anh chị thuộc tổ Sinh Lý Thực Vật, Bộ Môn Sinh Lý Sinh
Hóa đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài luận văn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tốt nghiệp.

Thân gửi toàn thể các bạn lớp Nông Học khóa 30 thân thương những lời
chúc tốt đẹp nhất.
Võ Ngọc Vui

ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
#"


Họ và tên: Võ Ngọc Vui, sinh ngày 21 tháng 11 năm 1985.
Con của ông Võ Văn Chiến và bà Nguyễn Thị Thương.
Nguyên quán: ấp Lung Rong, xã Định Thành A, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc
Liêu.
Đã tốt nghiệp trường Phổ Thông Trung Học Tắc Vân, thành phố Cà Mau,
năm 2004.
Vào trường Đại học Cần Thơ năm 2004, học ngành Nông Học khóa 30.
Tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học năm 2008.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Võ Ngọc Vui

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

--- ZY ---

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ
LẶT LÁ KHÁC NHAU LÊN SỰ NỞ HOA CỦA MAI GIẢO VÀ KHẢO SÁT SỰ
BIẾN ĐỘNG CỦA GIBBERELLINS, ABSCISIC ACID NỘI SINH TRONG LÁ
MAI GIẢO VÀ MAI TA Ở MỘT SỐ TUỔI LÁ KHÁC NHAU BẰNG PHƯƠNG
PHÁP SINH TRẮC NGHIỆM”.
Do sinh viên VÕ NGỌC VUI thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ TàiCần
liệu
học
và nghiên
cứu
Thơ,
ngàytập
… tháng
…năm 2008
Cán bộ hướng dẫn,

Ts.Trần Văn Hâu

v


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
--- ZY ---


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính
kèm với đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ LẶT LÁ KHÁC NHAU LÊN SỰ NỞ
HOA CỦA MAI GIẢO VÀ KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIBBERELLINS,
ABSCISIC ACID NỘI SINH TRONG LÁ MAI GIẢO VÀ MAI TA Ở MỘT SỐ
TUỔI LÁ KHÁC NHAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH TRẮC NGHIỆM”
Do sinh viên Võ Ngọc Vui thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày …
tháng … năm 2008.
Ý kiến hội đồng:.....................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Trung................................................................................................................................
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
................................................................................................................................
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức: ........................................................

Duyệt của khoa Nông Nghiệp và SHƯD

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2008

Chủ nhiệm khoa,

Chủ tịch hội đồng

vi


MỤC LỤC
Chương


Nội dung
Trang
Trang phụ bìa .................................................................................... i
Lời cảm tạ ........................................................................................ ii
Tiểu sử các nhân ............................................................................. iii
Lời cam đoan .................................................................................. iv
Chứng nhận luận văn của CBHD..................................................... v
Chứng nhận luận văn của Hội đồng................................................ vi
Mục lục .......................................................................................... vii
Danh sách bảng ................................................................................ x
Danh sách hình................................................................................ xi
Tóm lược........................................................................................ xii
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................. 2
1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MAI VÀNG ............................... 2
1.1.1 Nguồn gốc .................................................................................... 2
1.1.2 Phân bố ......................................................................................... 2
1.1.3 Giống ............................................................................................ 2
1.1.4 Đặc điểm sinh học của cây mai vàng ........................................... 3
1.1.4.1 Rễ ......................................................................................... 3
Thân
.....................................................................................
3
Trung tâm Học 1.1.4.2
liệu ĐH
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1.4.3 Lá ......................................................................................... 3
1.1.4.4 Hoa ....................................................................................... 4
1.1.4.5 Trái và hạt ............................................................................ 4

1.2 SỰ PHÁT TRIỂN HOA .......................................................................... 5
1.2.1 Nguồn gốc hoa.............................................................................. 5
1.2.2 Sự cảm ứng ra hoa ........................................................................ 6
1.2.3 Sự tượng hoa................................................................................. 6
1.2.4 Sự phát triển hoa........................................................................... 8
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ RA HOA .................................. 9
1.3.1 Tuổi cây ........................................................................................ 9
1.3.2 Tỷ số C/N ..................................................................................... 9
1.3.3 Các yếu tố môi trường ................................................................ 10
1.3.3.1 Nhiệt độ.............................................................................. 10
1.3.3.2 Quang kỳ ............................................................................ 11
1.3.3.3 Khô hạn.............................................................................. 11
1.3.4 Chất điều hòa sinh trưởng thực vật ............................................ 12
1.3.4.1 Gibberellins (GAs)............................................................. 12
* Công thức cấu tạo..................................................................... 12
* Giới thiệu.................................................................................. 12
* Tổng hợp GAs.......................................................................... 13
* Vai trò sinh lý........................................................................... 14

vii


* Cơ chế tác động của GAs trên thực vật.................................... 15
* Những nghiên cứu phát hiện GAs........................................... 15
1.3.4.2 Abscisic acid (ABA) .......................................................... 16
* Công thức cấu tạo..................................................................... 16
* Giới thiệu.................................................................................. 16
* Tổng hợp ABA......................................................................... 17
* Vai trò sinh lý........................................................................... 17
* Phân tích ABA bằng phương pháp sinh trắc nghiệm............... 19

1.4 KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN MAI RA HOA .......................................... 19
2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP........................................................... 21
2.1 PHƯƠNG TIỆN .................................................................................... 21
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm............................................... 21
* Thời gian ..................................................................................... 21
* Địa điểm...................................................................................... 21
2.1.2 Vật liệu ....................................................................................... 21
2.1.3 Dụng cụ ...................................................................................... 21
2.1.4 Hóa chất...................................................................................... 22
2.2 PHƯƠNG PHÁP .................................................................................. 23
2.2.1 Bố trí thí nghiệm......................................................................... 23
2.2.1.1 Thí nghiệm 1 ...................................................................... 23
2.2.1.2 Thí nghiệm 2 ...................................................................... 23
2.2.2
Phân
tíchCần
trong Thơ
phòng.................................................................
24
Trung tâm Học
liệu
ĐH
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
* Quy trình phân tích GAs và ABA nội sinh................................. 24
* Sinh trắc nghiệm ......................................................................... 25
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................... 26
* Thí nghiệm 1 ............................................................................... 26
* Thí nghiệm 2 ............................................................................... 26
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................. 26
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 27

3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LẶT LÁ LÊN SỰ NỞ HOA
TRÊN CÂY MAI GIẢO........................................................................ 27
3.1.1 Kích thước chậu cây thí nghiệm................................................. 27
3.1.2 Kích thước nụ hoa trước khi thí nghiệm .................................... 27
3.1.3 Tỷ lệ phần trăm hoa nở............................................................... 28
3.1.4 Tương quan giữa tỷ lệ lặt lá và tỷ lệ nở hoa............................... 29
3.2 KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG GAs, ABA NỘI SINH Ở MỘT SỐ
TUỔI LÁ CỦA MAI GIẢO VÀ MAI TA ............................................ 29
3.2.1 Chỉ số diệp lục tố theo tuổi lá của mai Giảo và mai Ta ............. 29
3.2.2 Tỷ lệ mầm hoa ở các tuổi lá của mai Giảo và mai Ta ................ 32
3.2.3 Hàm lượng Gibberellins nội sinh ............................................... 34
3.2.3.1 Sinh trắc nghiệm hoạt tính Gibberellins ............................ 34
* Xây dựng phương trình đường chuẩn ................................... 34

viii


* Sinh trắc nghiệm hoạt tính GAs của mẫu ly trích ................. 35
3.2.3.2 Hàm lượng các chất có hoạt tính như GAs nội sinh
trong lá mai ....................................................................... 38
3.2.4 Hàm lượng Abscisic acid nội sinh.............................................. 39
3.2.4.1 Sinh trắc nghiệm hoạt tính ABA........................................ 39
* Xây dựng phương trình đường chuẩn ................................... 39
* Sinh trắc nghiệm hoạt tính ABA của mẫu ly trích ................ 40
3.2.4.2 Hàm lượng các chất có hoạt tính như ABA nội sinh
trong lá mai ....................................................................... 43
3.2.5 Phân tích tương quan giữa tỷ lệ mầm hoa và hàm lượng
các chất có hoạt tính sinh học như GAs và ABA
nội sinh ở hai loại mai Giảo và mai Ta ...................................... 44
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 46

4.1 KẾT LUẬN............................................................................................ 46
4.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 47
PHỤ CHƯƠNG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
3.1

Tựa bảng
Kích thước của chậu trồng cây thí nghiệm và cây thí nghiệm ở
các nghiệm thức thí nghiệm tại Cần Thơ, 2008

Trang
27

3.2

Kích thước của nụ mai ở các nghiệm thức thí nghiệm tại
Cần Thơ, 2008

28

3.3


Chỉ số diệp lục tố của lá mai Giảo và mai Ta ở các nghiệm thức thí
nghiệm tại Cần Thơ, 2008

32

3.4

Tỷ lệ mầm hoa của hai loại mai Giảo và mai Ta ở các nghiệm thức
thí nghiệm tại Cần Thơ, 2008

34

3.5

Hàm lượng các chất có hoạt tính như GAs nội sinh ở các nghiệm
thức thí nghiệm tại Cần Thơ, 2008

39

3.6

Hàm lượng các chất có hoạt tính như ABA nội sinh ở các nghiệm
thức thí nghiệm tại Cần Thơ, 2008

44

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

x



DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
2.1
Công thức cấu tạo của GA3.

Trang
12

2.2

Công thức cấu tạo của ABA.

16

3.1

Tỷ lệ nở hoa ở các nghiệm thức thí nghiệm tại Cần Thơ, 2008.

29

3.2a

Lá mai Ta ở các nghiệm thức thí nghiệm tại Cần Thơ, 2008.

30

3.2b


Lá mai Giảo ở các nghiệm thức thí nghiệm tại Cần Thơ, 2008.

31

3.3

Mầm mai ở hai nghiệm thức lá xanh chưa nhú mầm và lá xanh
mang mầm tròn tại Cần Thơ, 2008.

33

3.4

Đường biễu diễn hoạt tính Gibberellic acid chuẩn.

35

3.5a

Biễu diễn hoạt tính các GAs trong các băng sinh trắc nghiệm của
lá mai Ta ở các nghiệm thức thí nghiệm tại Cần Thơ, 2008.

36

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.5b

Biễu diễn hoạt tính các GAs trong các băng sinh trắc nghiệm của
lá mai Giảo ở các nghiệm thức thí nghiệm tại Cần Thơ, 2008.


37

3.6

Đường biễu diễn hoạt tính Abscisic acid chuẩn.

40

3.7a

Biễu diễn hoạt tính các ABA trong các băng sinh trắc nghiệm của
lá mai Ta ở các nghiệm thức thí nghiệm tại Cần Thơ, 2008.

41

3.7b

Biễu diễn hoạt tính các ABA trong các băng sinh trắc nghiệm của
lá mai Giảo ở các nghiệm thức thí nghiệm tại Cần Thơ, 2008.

42

xi


Võ Ngọc Vui. 2008. “Ảnh hưởng của tỷ lệ lặt lá khác nhau lên sự nở hoa của mai
Giảo và khảo sát sự biến động của Gibberellin (GAs) và Abscisic Acid (ABA) nội
sinh trong lá mai Giảo và mai Ta ở một số tuổi lá khác nhau bằng phương pháp sinh
trắc nghiệm”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học. Cán bộ hướng dẫn Ts. Trần

Văn Hâu.
TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của tỷ lệ lá rụng lên sự nở
hoa của mai Giảo và khảo sát các nhân tố ảnh hưởng lên sự ra hoa của mai, đặc biệt
là tác động của các yếu tố nội sinh mà chủ yếu là Gibberellins và Abscisic acid nội
sinh. Hai thí nghiệm được thực hiện tại Cần Thơ, năm 2008. Thí nghiệm 1: có 5
nghiệm thức với 4 lần lặp lại, các nghiệm thức lần lượt tương ứng là lặt lá mai Giảo
với tỷ lệ (%) lần lượt 100, 75, 50, 25 và không lặt lá để tìm hiểu ảnh hưởng của việc
lặt lá lên sự nở của mai Giảo. Thí nghiệm 2: 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, hàm
lượng Gibberellins và Abscisic acid nội sinh trong lá mai Giảo và mai Ta được ly
trích và sinh trắc nghiệm ở các thời điểm lá xanh đọt chuối, lá xanh chưa nhú mầm,
lá xanh mang mầm tròn và lá xanh mang hoa đã nở. Kết quả đạt được như sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Thí nghiệm 1: lặt lá 50% cho tỷ lệ nở hoa khác biệt không ý nghĩa so với

không lặt lá, mai rụng thấp hơn 50% số lá trên cây thì phần trăm nở hoa vẫn chấp
nhận được. Có sự tương quan thuận giữa tỷ lệ lặt lá mai và tỷ lệ nở hoa của mai
Giảo.
Thí nghiệm 2: Gibberellins nội sinh hiện diện cao nhất ở giai đoạn lá xanh
đọt chuối, và thấp nhất ở giai đoạn lá xanh mang hoa đã nở. Abscisic acid nội sinh
hiện diện cao nhất ở giai đoạn lá xanh mang hoa đã nở và thấp nhất ở giai đoạn lá
xanh đọt chuối. Giữa gibberellins nội sinh và abscisic acid nội sinh có sự tương
quan nghịch với nhau; gibberellins nội sinh tương quan nghịch với tỷ lệ hình thành
mầm hoa ở mai. Ở mai Ta, việc hình thành mầm hoa chịu ảnh hưởng của
gibberellins nội sinh và abcisic acid nội sinh.

xii



1

MỞ ĐẦU
Mai Ochna integerrima thuộc họ mai vàng Ochnaceae là cây gỗ đa niên
nhiều cành nhánh, sống lâu hàng trăm năm (Đặng Phương Trâm, 2005). Cây mai là
một trong những cây quan trọng luôn có mặt trong ngày Tết cổ truyền của người
dân Việt Nam. Mai nở hoa có mùa, đó chính là mùa Tết (Việt Chương, 2005). Đối
với người Á Đông, mai không chỉ đẹp mà còn tượng trưng cho sự cao quý thanh tú
trang nhã mà đạm bạc (Đặng Phương Trâm, 2005). Hoa mai còn tượng trưng cho sự
may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc suốt cả năm cho cả gia đình (Việt Chương,
2005). Tuy nhiên, để có được cây mai hoàn hảo cho ngày Tết thì cây mai đó phải có
dáng đẹp, trổ đúng vào ba ngày Tết âm lịch, hoa phải nhiều, màu sắc rực rỡ và phải
lâu tàn. Trong tự nhiên, mai rụng lá hàng năm vào mùa đông và ra hoa sau khi rụng
lá (Đặng Phương Trâm, 2005). Vậy việc mai rụng lá ảnh hưởng như thế nào đến sự
ra hoa của mai và sự biến động của hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học như
Gibberellins (GAs) và Abscisic Acid (ABA) nội sinh trong lá mai ảnh hưởng lên sự

Trunghình
tâmthành
Họcmầm
liệuhoaĐH
Thơ
@nghiên
Tài liệu
họchưởng
tập của
và các
nghiên
nhưCần

thế nào.
Việc
cứu ảnh
chất cócứu
hoạt
tính sinh học như GAs và ABA nội sinh lên sự ra hoa của mai là một vấn đề rất cần
thiết, để từ đó đề ra những phương pháp kích thích thích hợp để điều khiển mai ra
hoa theo ý muốn của người trồng mai. Vì vậy, đề tài: “Ảnh hưởng của tỷ lệ lặt lá
khác nhau lên sự nở hoa của mai Giảo và khảo sát sự biến động của
Gibberellins (GAs) và Abscisic Acid (ABA) nội sinh trong lá mai Giảo và mai
Ta ở một số tuổi lá khác nhau bằng phương pháp sinh trắc nghiệm” được thực
hiện nhằm mục tiêu:
- Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ lặt lá lên sự nở hoa của mai Giảo.
- Xác định hàm lượng chất điều hòa sinh trưởng nội sinh có hoạt tính sinh
học như GAs và ABA trong lá mai Giảo và mai Ta ở một số tuổi lá khác nhau.
- Khảo sát sự ảnh hưởng của GAs và ABA đối với sự ra hoa trên mai.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MAI VÀNG
1.1.1 Nguồn gốc
Mai vàng còn gọi là Huỳnh Mai, thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học là
Ochna integerrima. Mai là cây gỗ đa niên nhiều cành nhánh, sống lâu hàng trăm
năm (Huỳnh Văn Thới, 2002; Trần Hợp, 2002; Đặng Phương Trâm, 2005).
1.1.2 Phân bố
Cây mai được phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là ở các nước châu
Á nhiệt đới như Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Nam Trung Quốc,… Ở Việt

Nam, cây mai mọc rải rác ở các rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh (Trần Hợp, 2002).
Cây mai thích hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, đặc biệt là ở miền Nam Việt

TrungNam,
tâmtừHọc
liệu17ĐH
Cần
Tàiphổliệu
tậpvùng
và này
nghiên
vĩ tuyến
trở vào
nênThơ
được@
trồng
biếnhọc
ở khắp
(Huỳnhcứu
Văn
Thới, 2002). Ở miền Nam có khí hậu thích hợp nên mai trổ hoa đúng mùa, còn ở
miền Trung và miền Bắc hoa nở không đúng định kỳ, có năm mãi đến cuối xuân
hoa mới nở rộ (Việt Chương, 2007).
1.1.3 Giống
Hiện nay có nhiều giống và được phân biệt dựa vào màu sắc, kích thước
hoa, cấu trúc hoa (Huỳnh Văn Thới, 2002; Đặng Phương Trâm, 2005). Mai có
nhiều màu sắc khác nhau như: vàng tươi, vàng thẫm, trắng, xanh,… Còn về cấu trúc
hoa thì có thể phân biệt là hoa mai có cánh đơn hay cánh kép, cánh tròn hay cánh
hở,… Người ta thường chuộng bông mai lớn với nhiều lớp cánh tròn khít, vàng
thắm. Những bông mai có màu sắc lạ cũng được đánh giá cao (Đặng Phương Trâm,

2005).


3

Theo Huỳnh Văn Thới (2002), thì cây mai vàng có nhiều loại rất đa dạng:
+ Mai vàng thường: mai vàng 5 cánh, mai Sẻ, mai Châu, mai Liễu, mai
Chùm Gởi, mai Thơm, mai Hương, mai Ngự, mai Cánh Nhọn, mai Cánh Tròn, mai
Cánh Dún, mai rừng Cà Ná, mai rừng Bình Châu, mai Vĩnh Hảo, mai chủy Hốc
Môn, mai Lá Quắn, mai vàng lá trắng, …
+ Mai vàng nhiều cánh: Mai 9 cánh, mai giảo 12 cánh Thủ Đức, mai 12 cánh
Bến Tre, mai 18 cánh Bến Tranh, mai 12-14 cánh Tư Giỏi, mai 24 cánh Cửu Long,
mai cúc 24 cánh Thủ Đức, mai 32 cánh Ba Bi, Mai 24 cánh Huỳnh Tỷ, mai 24 cánh
9 Đợi, mai 48 cánh Gò Đen, mai 120-150 cánh Bến Tre, …
+ Mai vàng nhiều cánh đột biến: mai 14-15 cánh, mai 18-20 cánh, mai 36-40
cánh, mai 70-80 cánh,…
+ Mai vàng khác: mai vàng viền đỏ, mai vàng lá trắng, Hồng Diệp mai,…
1.1.4 Đặc điểm sinh học của cây mai vàng
1.1.4.1 Rễ
mailiệu
là thành
sâu @
dướiTài
đất,liệu
rất cứng,
dònvà
(Huỳnh
Văn cứu
Thới,
Trung tâm Rễ

Học
ĐHphần
Cầnnằm
Thơ
họcrất
tập
nghiên
2002). Cây mai gieo hạt cho bộ rễ khỏe, có một rễ chính và nhiều rễ con (Huỳnh
Hoàng Thắng, 2001). Cây mai có rễ khá dài cắm sâu vào đất để giữ cho cây đứng
vững. Rễ có nhiệm vụ hấp thu chất khoáng và nước. Rễ chính ăn sâu vào đất giúp
cho cây có thể chịu đựng được sự khô hạn (Việt Chương, 2007). Rễ mai kém phát
triển và mai là cây khó cho ra rễ bất định (Đặng Phương Trâm, 2005). Cây mai gieo
hạt cho bộ rễ khỏe và đẹp (Huỳnh Hoàng Thắng, 2001).
1.1.4.2 Thân
Mai là cây thân gỗ đa niên nhiều cành nhánh (Huỳnh Văn Thới, 2002; Đặng
Phương Trâm, 2005). Thân mai rất cứng nhưng có độ dẻo nhất định có thể uốn sửa
bằng cách cố định thân, nhánh theo ý muốn khi tạo dáng. Mai cao khoảng 12 – 14
m, thân tròn màu nâu xám, cành nhánh nhiều (Trần Hợp, 2002).


4

1.1.4.3 Lá
Lá mai thuộc loại lá đơn mọc cách, kích thước lá thay đổi tùy thuộc vào
giống và điều kiện dinh dưỡng của cây. Khi cây còn non lá có màu đỏ nâu, khi
trưởng thành lá chuyển sang màu xanh có nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp chất hữu
cơ. Phiến lá mỏng hình bầu dục, không lông, có 8-10 cặp gân phụ, bìa lá có răng
thấp. Lá mai mọc gần chụm đầu cành, khi già mặt lá bóng (Phạm Hoàng Hộ, 1999;
Trần Hợp, 2002). Tuổi thọ trung bình của lá mai khá cao, tính từ khi lá đã nở hoàn
toàn (nhưng vẫn còn màu đỏ) cho tới lúc rụng khoảng 120 ngày đến trên 150 ngày

(Phạm Hoàng Hộ, 1999). Lá mai có nhiều hình dạng như hình móc hay thuỗn, đầu
tù, đuôi thon đều, phiến mỏng, khi già mặt lá bóng, mép có răng cưa nhỏ. Gân bên
nhiều, xếp gần nhau (Trần Hợp, 2002).
1.1.4.4 Hoa
Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có
vỏ lụa “vỏ trấu” bọc bên ngoài. Khi vỏ lụa bung ra thì xuất hiện một chùm hoa con,

Trungcótâm
Học
Thơ @
Tài liệu
họcbảy
tậpngày
và sau
nghiên
cứu
từ một
đếnliệu
mườiĐH
nụ, Cần
tăng trưởng
rất nhanh,
khoảng
là nở. Trong
chùm hoa, hoa to nở trước, hoa nhỏ nở sau, đến vài ba ngày mới nở hết (Huỳnh Văn
Thới, 2002). Cụm hoa hình chùy, cuống chung dài khoảng 1 cm, có đốt gần gốc,
mỗi hoa có một cuống dài 1-3 cm, cánh đài hình trứng hay hình mũi mác, thường
dính đến lúc hoa nở. Cánh tràng màu vàng, hình mác, tù hay tròn ở đỉnh (Trần Hợp,
2002).
Nụ hoa mai đã bắt đầu tượng và thấy được vào tháng 8, nó lớn dần sau đó

bung vỏ trấu rồi nở (Mai Trần Ngọc Tiếng, 2002). Hoa mai thuộc hoa mẫu năm,
mỗi hoa có năm lá đài màu xanh, có thể có môt lớp hay nhiều lớp cánh. Mai nở hoa
thành chùm từ nách lá, thời gian từ lúc nở đến lúc tàn khoảng ba ngày (Đặng
Phương Trâm, 2005).
1.1.4.5 Trái và hạt
Sau khi nở hoa, hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt, hạt non
màu xanh, hạt già chuyển sang màu đen (Huỳnh Văn Thới, 2002). Hạt mai nhỏ,


5

hình bầu dục khi già thì chuyển từ màu xanh sang màu đen, hạt nảy mầm tốt (Đặng
Phương Trâm, 2005).
1.2 SỰ PHÁT TRIỂN HOA
1.2.1 Nguồn gốc hoa
Hoa là một chồi rút ngắn, sinh trưởng có hạn, có mang những lá bào tử tức là
nhị đực và lá noãn. Trong trường hợp điển hình có mang những lá bất thụ - đài và
tràng - tạo thành bao hoa (Nguyễn Bá, 1978). Ra hoa là bước chuyển quan trọng
trong đời sống thực vật. Đây là quá trình biến đổi hình thái và sinh lý phức tạp.
Nhiều thực vật chỉ ra hoa khi cây đạt tuổi hay kích thước nhất định. Trạng thái phát
triển mà cây phải đạt được trước khi có khả năng ra hoa được hiểu một cách chung
như điều kiện “chín để ra hoa” (ripeness to flower). Một khi điều kiện này đạt được,
một số cây chuyển từ trạng thái dinh dưỡng sang trạng thái sinh dục xảy ra độc lập
với môi trường, còn những cây khác đòi hỏi môi trường thích hợp (Trương Thị Đẹp,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1999).

Theo Lê Văn Hòa và ctv. (2005), cho rằng nguồn gốc của sự hình thành hoa
là từ một hay nhiều tế bào non phân cắt và chuyển hóa để hình thành tế bào hoa sau

này. Thông thường là các chồi ngọn, chồi thân hoặc trên thân các tế bào hoạt động
dinh dưỡng biến đổi thành các tế bào hoạt động sinh dục hình thành nên mầm
nguyên thủy của hoa. Các mầm nguyên thủy dần dần u lên thành các phát thể. Sự
phát sinh hình thể của hoa khác với sự phát sinh hình thể của thân và lá. Quá trình
hình thành hoa xuất phát từ phân sinh mô chồi, từ vùng phân sinh mô chồi sẽ phát
triển thành hai vùng riêng biệt là tunica và corpus. Vùng tunica phát triển thành lá
đài và cánh hoa. Vùng corpus sẽ phát triển thành nhị đực và noãn.
Sự hình thành hoa, sự chuyển tiếp từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn
sinh sản là khâu quan trọng trong sự phát triển của thực vật. Những bông hoa được
tạo thành bởi hình thức nảy lộc của chồi ngọn, thay vì phát triển thành lá. Sự chuyển
tiếp này xảy ra cùng với sự thay đổi đặc tính của mô phân sinh chồi ngọn (Mohr và
Schopfer, 1994).


6

1.2.2 Sự cảm ứng ra hoa
Đối với sự ra hoa của cây thì giai đoạn cảm ứng ra hoa của cây là quan trọng
nhất. Đây là quá trình phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nội tại (quan
trọng là phytohormon và phytochrom) và các nhân tố ngoại cảnh chủ yếu là ánh
sáng và nhiệt độ (Vũ Văn Vụ và ctv., 1999).
Theo Trần Văn Hâu (2005) cho rằng sự khởi phát hoa sớm của mầm chồi
nách, sự tăng tỷ lệ hình thành lá và những phần phụ khác có lẽ kiểu sắp xếp lá thay
đổi xuất hiện như là một dấu hiệu chung nhất cho sự khởi phát hoa. Sự hình thành
hoa thường đi cùng hoặc đi trước bởi nhiều thay đổi mà thường được ghi nhận là
triệu chứng ra hoa. Những triệu chứng đó bao gồm: sự kéo dài lóng, sự tượng của
mầm chồi bên, sự sinh trưởng của lá giảm, sự thay đổi hình dạng của lá, sự tăng tỷ
lệ của sự khởi mô phân sinh lá và sự thay đổi hình dạng và kích thước mô phân
sinh.
Những sự kiện xảy ra ở ngọn nơi thành lập sơ khởi hoa được gọi là “sự nảy

sinh hoa” hay “sự kích thích tạo hoa” (floral evocation). “Sự tượng hoa” (floral

Trunginitiation)
tâm Học
Thơ tế@bàoTài
họcphân
tậpsinh
vàhoa
nghiên
xảyliệu
ra khiĐH
mộtCần
hay những
nonliệu
của mô
bắt đầucứu
phân
cắt để cho ra tế bào tạo hoa sau này. Sự tượng này sẽ cho ra “sơ khởi hoa” (Phạm
Hoàng Hộ, 1967). Sự tạo hình của hoa, sự chuyển hóa đổi dạng đã được quan sát
cánh tràng (petals) chuyển thành lá đài (sepal), cánh tràng thành nhị (stamen), nhị
thành tâm bì (capel), những điều này có thể được đánh dấu bởi sự đột biến gene của
đối gene (Mohr và Schopfer, 1994).
1.2.3 Sự tượng hoa
Theo Lê Văn Hòa và ctv. (2005), cho rằng thông thường các chồi ngọn, chồi
thân hoặc trên thân các tế bào hoạt động dinh dưỡng biến đổi thành các tế bào hoạt
động sinh dục hình thành nên mầm nguyên thủy của hoa. Các mầm nguyên thủy
dần dần u lên thành các phát thể. Sự phát sinh hình thể của hoa khác với sự phát
sinh hình thể của thân và lá. Quá trình hình thành hoa xuất phát từ phân sinh mô
chồi, vùng phân sinh mô chồi sẽ phát triển thành hai vùng riêng biệt là tunica và
corpus. Vùng tunica phát triển thành lá đài và cánh hoa. Vùng corpus sẽ phát triển



7

thành nhị đực và noãn. Theo Katherine Esau (1965), trích dẫn bởi Lê Văn Hòa và
ctv. (2005) cho rằng vùng tượng tầng hoa không có phân vùng riêng biệt mà cả hai
lớp cơ bản là một cùng hoạt động và không có thứ tự. Sự hình thành cánh hoa và lá
đài cũng xuất phát từ lá.
Sự tượng hoa (floral initiation) xảy ra khi một hay những tế bào của mô phân
sinh hoa bắt đầu phân cắt cho tế bào hoa sau này. Sự tượng hoa sẽ cho sơ khởi hoa
(Phạm Hoàng Hộ, 1967). Sự nảy sinh hoa bắt đầu lúc nào rất khó xác định chính
xác. Tùy thuộc vào những điều kiện tăng trưởng, sự nảy sinh có thể bắt đầu ở những
thời điểm khác nhau trong các loài khác nhau. Ở những cây chỉ cần một quang kỳ
cảm ứng, thời điểm của sự nảy sinh được cho là khi chất kích thích bắt đầu di
chuyển đi từ lá (Bernier, 1988). Sự tượng hoa được biểu hiện bằng sự ngừng hoạt
động của mô phân sinh dinh dưỡng, sự hoạt động của mô phân sinh hoa (Nguyễn
Bá, 1978).
Nụ mai đã xuất hiện trước (vào tháng 8 dl), nhưng các phát hoa thành lập
liên tục trong chồi ngọn hoặc chồi nách từ một vùng của bó libe mộc. Khi cắt dọc

Trungchồi
tâm
Học
ĐH thể
Cần
Thơ
@ Tài
liệunhụy
họcvàtập
vàhiện

nghiên
ngọn
thấyliệu
các phát
lá đài,
lá cánh
(lá lụa),
nhị đã
rõ. Nhưcứu
vậy,
trong giai đoạn từ khi tượng hoa đến khi hình thành nụ các thành phần hoa chỉ tăng
trưởng, tức là phải huy động năng lượng do hô hấp và các chất biến dưỡng khác để
tổng hợp các protein cần thiết tạo hình cho lá cánh, lá đài và màu sắc hoa. Mầm lá
đã được khởi đầu trước khi chuyển sang pha tạo hoa (Mai Trần Ngọc Tiếng, 2002).
Sự gợi ra hoa là một hỗn hợp những sự kiện đặc trưng và không đặc trưng.
Những sự kiện đặc trưng như là sự thay đổi sự sắp xếp của lá, sự tạo không bào và
sự biến mất của mô phân sinh của lõi gân chính của lá, sự đồng nhất hóa tế bào, sự
thay đổi chất lượng trong thành phần của protein,… Hơn nữa, sự đặc trưng của sự
gợi ra hoa có thể không chỉ tồn tại trong những đặc trưng của những thành phần
riêng biệt của nó mà còn trong sự tương tác liên tục xuất hiện trong cả không gian
và thời gian (Trần Văn Hâu, 2005).


8

1.2.4 Sự phát triển hoa
Sau giai đoạn cảm ứng hình thành hoa thì mầm hoa xuất hiện, hoa bắt đầu
sinh trưởng và kèm theo có sự phân hóa các bộ phận của hoa và phân hóa giới tính
(tính đực và tính cái). Sự sinh trưởng của hoa xảy ra dưới ảnh hưởng của các chất
có bản chất hoocmon trong mầm hoa. Sự sinh trưởng của hoa ban đầu thì nhanh

nhưng khi bắt đầu nở hoa thì sự sinh trưởng có chậm lại. Sau khi thụ phấn thụ tinh
hình thành quả thì sự sinh trưởng của quả lại tăng lên (Vũ Văn Vụ và ctv., 2005). Sự
phát triển hoa là giai đoạn quan trọng nhất trong đời sống của thực vật. Vì có sự
phát triển của hoa mới có sự thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt rất cần cho sự duy trì
nòi giống. Biểu hiện sự phát triển hoa bắt đầu từ lúc hình thành nụ hoa và nở ra đến
lúc hoa tàn. Đây là những biểu hiện mà mắt thường thấy được (Lê Văn Hòa và ctv.,
2005)
Sau khi được thành lập các sơ khởi hoa (nụ hoa) có thể tăng trưởng nhanh
chóng hoặc rơi vào thời kỳ nghỉ trước khi hoa nở hoàn toàn. Điều kiện cảm ứng cho
tượng hoa không cần thiết giống với điều kiện cho sự phát triển của các sơ khởi hoa

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

cho tới khi hoa nở (Bonner và Galston, 1952). Phát thể của hoa sau khi đã hoàn
thành có thể trở vào trạng thái nghỉ một thời gian khi gặp môi trường bất lợi. Khi

môi trường trở nên thuận lợi hoa sẽ nở. Trước hết là sự tăng dài của cọng hoa, sự
tăng dài này do ảnh hưởng của gibberellin rất nhiều. Sau giai đoạn tăng dài là đến
hoa nở thật sự. Lúc hoa nở thật sự các hoạt động biến dưỡng gia tăng áp suất trương
của tế bào lá đài, cánh hoa tăng làm tăng sự hấp thu nước, tăng hô hấp, tăng sự phát
nhiệt, phóng thích nhiều mùi thơm (Lê Văn Hòa và ctv., 1999).
Hoa thành lập từ chồi ngọn hay chồi nách qua 3 giai đoạn: (1) sự chuyển tiếp
ra hoa - mô phân sinh dinh dưỡng thành mô phân sinh tiền hoa - đánh thức mô phân
sinh chờ; (2) sự tượng hoa - sự sinh cơ quan hoa, sự phát triển của sơ khởi hoa làm
chồi phồng lên thành nụ hoa và (3) sự tăng trưởng và nở hoa - mầm hoa vừa hình
thành có thể tiếp tục tăng trưởng và nở hoa hoặc đi vào trạng thái ngủ (Bùi Trang
Việt, 1998). Sự tăng trưởng và nở hoa ít được chú ý vì giống với sự phát triển dinh
dưỡng trong khi sự tượng hoa rất được quan tâm vì chuyên biệt cho sự ra hoa. Thời



9

gian chuyển tiếp cho sự ra hoa tùy thuộc vào từng loài và sự tác động của yếu tố
môi trường (Trần Văn Hâu, 2005).
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ RA HOA
1.3.1 Tuổi cây
Cây trồng chuyển sang giai đoạn trưởng thành khi chúng có được khả năng
nở hoa. Thực vật hoàn thành giai đoạn tăng trưởng nhưng chưa có khả năng để ra
hoa thì được thừa nhận rằng chúng phải đạt đến trạng thái chín để ra hoa “ripeness
to flower”. Lá là cơ quan phát hiện những thay đổi của môi trường, nó phải đạt đến
điều kiện chín để đáp ứng và mô phân sinh ngọn phải có khả năng đáp ứng được
những tín hiệu chuyển qua từ lá (Taiz và Zeiger, 1991). Sự tăng trưởng của thực vật
là sự tăng không hoàn nghịch về kích thước hay trọng lượng, biểu hiện trước hết
của quá trình tăng trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây được thực hiện ở
mô phân sinh sau đó là sự phân hóa các tế bào thành những mô riêng biệt (Mai Trần

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Ngọc Tiếng, 1989). Đối với một số loài hoa, kiểm soát ra hoa hoàn toàn do các yếu

tố bên trong thực vật (tuổi hay kích thước). Ở các loài khác sự ra hoa chịu ảnh
hưởng của yếu tố môi trường, nhưng trước tiên chúng phải đạt đến trạng thái “chín
để ra hoa” đó là sự hoàn thành giai đoạn non trẻ của thực vật đến giai đoạn trưởng
thành (Salisbury và Ross, 1992). Đối với những cây lâu năm, cành lá phát triển
mạnh kiềm hãm quá trình ra hoa (Nguyễn Bá, 1978).
1.3.2 Tỷ số C/N
Theo Trần Văn Hâu (2005), thì từ những quan sát thực tế cho thấy rằng nếu
cây phát triển mạnh thì đối lập lại với sự ra hoa, trong khi làm giảm sự sinh trưởng
của cây bằng cách xiết nước tỉa cành hay khấc cành thúc đẩy sự ra hoa. Do đó bón
nhiều phân đạm làm giảm sự sinh sản trên nhiều loại cây. Mặt khác điều kiện thích

hợp cho sự ra hoa cũng thích hợp cho sự quang hợp làm tăng các chất carbohydrat
trong lá. Từ đó cho thấy rằng, sự ra hoa được kiểm soát bởi tình trạng dinh dưỡng


10

của cây, đó là sự cân bằng chất dinh dưỡng mà cây lấy được từ không khí và đất.
Một tỉ lệ C/N nội sinh cao cần thiết cho sự ra hoa.
1.3.3 Các yếu tố môi trường
1.3.3.1 Nhiệt độ
Trong thiên nhiên, nhiều thực vật cần trãi qua một mùa đông lạnh giá mới có
thể ra hoa vào mùa xuân năm sau (Mai Trần Ngọc Tiếng và Bùi Trang Việt, 1991).
Khảo sát sự liên hệ giữa yếu tố nhiệt độ thấp và sự khô hạn thấy rằng trong điều
kiện nhiệt độ ấm, trung bình thấp nhất vào khoảng 200C, điều kiện khô hạn làm
chậm phát triển chồi nhưng không kích thích sự ra hoa. Trong điều kiện nhiệt độ
thấp, trung bình thấp nhất vào khoảng 150C, thì cây xoài ra hoa mà không cần để ý
đến điều kiện khô hạn. Như vậy, điều kiện nhiệt độ lạnh đã thúc đẩy sự kích thích ra
hoa. Trái lại sự khô hạn thúc đẩy sự phát triển mầm hoa được kích thích (Núnẽz Elisa và Davenport, 1994; trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2005).
Sự quan trọng lớn nhất của nhiệt độ thấp là nhiệt độ dưới nhiệt độ tối hảo
sự Học
sinh trưởng.
Sự thọ
hànThơ
chỉ được
để kích
thích
hoặc
thúc đẩycứu
sự ra
Trungcho

tâm
liệu ĐH
Cần
@ dùng
Tài liệu
học
tập
vàđểnghiên
hoa bởi xử lý nhiệt độ thấp. Như là một nguyên tắc, sự khởi phát hoa xuất hiện
trong thời kỳ thọ hàn nhưng hoa chỉ xuất hiện ở điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự
sinh trưởng. Điều kiện nhiệt độ thấp làm giảm sự sinh trưởng của cây, mất sự hô
hấp và thúc đẩy sự phân giải tinh bột và các chất dự trữ khác có thể cải thiện trực
tiếp sự đồng hóa cung cấp cho đỉnh chồi và thúc đẩy quá trình theo hướng sinh sản
(Trần Văn Hâu, 2005).
Cây muốn bước vào pha sinh sản thì cần thiết phải trải qua giai đoạn xuân
hóa nên cần phải có nhiệt độ thấp. Nếu nhiệt độ không thích hợp, cây ngừng phát
triển hoặc là rơi vào trạng thái ngủ, hoặc tiếp tục phát triển sinh dưỡng không
chuyển sang sự nở hoa (Grodzinxki, 1981). Sự cảm nhận quá trình xuân hóa cần có
các tế bào đang phân chia của đỉnh sinh trưởng. Khoảng nhiệt độ (0o - 15oC) là có
hiệu quả xuân hóa (Phạm Văn Côn, 2004).


11

1.3.3.2 Quang kỳ
Theo Thái Đàm Minh Thư (2002), cho rằng trong một ngày chu kỳ sáng tối
là 24 giờ. Vào mùa hè thời gian chiếu sáng trong ngày dài hơn thời gian chiếu sáng
trong ngày của các tháng mùa đông. Trên cơ sở đó, người ta chia thực vật thành các
nhóm cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung gian. Cây ngày dài là những cây ra
hoa trong quang kỳ dài và chiếu sáng liên tục. Trong thời gian quang kỳ ngắn cây

chỉ sinh trưởng về mặt dinh dưỡng. Cây ngày ngắn là những cây chỉ ra hoa trong
quang kỳ ngắn. Trong điều kiện quang kỳ dài cây không ra hoa mà chỉ sinh trưởng
sinh dưỡng. Cây trung gian là cây ra hoa mà không cần phụ thuộc vào quang kỳ mà
phụ thuộc vào chu kỳ sống. Đối với cây ngày dài hay cây ngày ngắn sự ra hoa tùy
thuộc vào quang kỳ dài hoặc ngắn và thời gian chiếu sáng ngày đêm ảnh hưởng lên
sự ra hoa cũng thay đổi tùy theo loài. Giới hạn thời gian cảm ứng ra hoa gọi là
quang kỳ tới hạn.
Theo Vũ Văn Vụ và ctv. (2005), cho rằng:
+ Nhóm cây ngày ngắn: là những cây ra hoa được khi có thời gian chiếu sáng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

trong ngày nhỏ hơn thời gian chiếu sáng tới hạn. Nếu thời gian chiếu sáng quá thời

gian chiếu sáng tới hạn thì cây ở lại trạng thái dinh dưỡng.
+ Nhóm cây ngày dài: gồm những thực vật ra hoa khi có thời gian chiếu sáng
dài hơn thời gian chiếu sáng tới hạn. Nếu thời gian chiếu sáng ngắn hơn thì cây sinh
trưởng bất thường và không ra hoa.
+ Nhóm cây trung tính: ra hoa không phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng mà
chỉ cần đạt một mức độ sinh trưởng, phát triển nhất định, chẳng hạn như đạt được
số lá nhất định.
Ngoài ra còn có những cây ngày ngắn - dài (cần một số quang chu kỳ ngày
ngắn rồi đến một số quang chu kỳ ngày dài) hay ngược lại là cây ngày dài - ngắn.
1.3.3.3 Khô hạn
Thiếu nước kích thích cho việc hình thành và phân hủy ABA. Vai trò kích
thích đóng khí khẩu của ABA trên đa số các loài thực vật đã được thừa nhận, trong
trường hợp bị khủng hoảng nước sự tổng hợp ABA phần lớn có liên quan đến sự


12


điều chỉnh khí khẩu. Những cây không tổng hợp được ABA sẽ bị héo khi thiếu
nước và chỉ sống được nơi có độ ẩm cao. Khi bị thiếu nước khẩu sẽ đóng trước rồi
tiếp theo là sự tích tụ ABA trong lá (Thái Đàm Minh Thư, 2002). Theo Kozlowski
(1968), thì ảnh hưởng của sự thiếu hụt nước trong sự ra hoa, tạo quả đã được nghiên
cứu nhiều và chuyên sâu ở vườn cây ăn trái hơn là những cây rừng.
1.3.4 Chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật là những chất có hoạt tính sinh học rất
lớn, được tạo ra một lượng nhỏ để điều hòa các quá trình sinh trưởng và phát triển
của thực vật. Dựa trên hoạt tính của các chất này trong tự nhiên, người ta chia ra
làm hai nhóm chất: kích thích và ức chế sự sinh trưởng (Lê Văn Hòa và ctv., 2005).
1.3.4.1 Gibberellins (GAs)
* Công thức cấu tạo

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.1 Công thức cấu tạo của GA3.
* Giới thiệu
Gibberellins là nhóm phytohoocmon thứ hai được phát hiện sau auxin, từ
việc nghiên cứu bệnh lúa von do nấm Gibberella fujikuroi gây ra (Vũ Văn Vụ và
ctv., 2005). Năm 1926, Kurosawa khi nghiên cứu về bệnh của lúa do nấm
Gibberella fujikuroi đã phát hiện một nhóm chất có hoạt tính sinh lý cao là
Gibberellins (GAs) (Phạm Thu Cúc, 1998). Ông nhận thấy rằng cây lúa bị bệnh sinh
trưởng nhanh hơn cây lúa bình thường. Ông cho rằng cây lúa khi bị bệnh đã tạo ra
một chất có tác dụng kích thích sinh trưởng cây lúa, ly trích chất này ra và tiêm vào
cây lúa khác thì nó cũng tăng trưởng nhanh hơn bình thường (Phạm Thu Cúc, 1998;
Lê Văn Hòa và ctv., 2004). Năm 1956, MacMillan (trích dẫn bởi Raven và ctv.,
1992) ở Anh đã thành công đầu tiên trong việc cô lập GAs từ thực vật. Tuy nhiên,



×