Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tỷ lệ và các yếu tốt ảnh hưởng đến tỷ lệ traigái của trẻ sinh ra tại bệnh viện phụ sản năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.28 KB, 27 trang )


1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo kết quả thống kê trong những năm qua tại Bệnh viện Phụ sản Bắc
Giang và một số Bệnh viện tuyến huyện tỷ lệ sinh con trai nhiều hơn sinh con
gái. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra trong nhiều năm sẽ dẫn đến mất cân
bằng về giới tính, sẽ ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Sự mất cân bằng về tỷ lệ
trai/gái của các trẻ sinh ra có phải là tự nhiên hay do sự tác động của con
người thì hiện nay tại Bắc Giang chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này.
Để xác định tỷ lệ và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trai/ gái của trẻ được
sinh ra, từ đó có những kiến nghị về giải pháp can thiệp cộng đồng nhằm hạn
chế sự mất cân bằng về giới của trẻ được sinh ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang,
chúng tôi tiến hành đề tài: "Tỷ lệ và các yếu tốt ảnh hưởng đến tỷ lệ trai/gái
của trẻ sinh ra tại Bệnh viện Phụ sản năm 2009'' với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ trai/gái của trẻ sinh ra tại Bệnh viện năm 2009
2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ trai/gái khi sinh














2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SINH LÝ CỦA SỰ THỤ THAI VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH GIỚI
TÍNH.
1.1.1 Sinh lý của sự thụ thai:
- Noãn bào: ở nửa đầu của một chu kỳ kinh nguyệt có một nang noãn
phát triển đến chín và rụng. Trong nang noãn có một noãn bào còn gọi là giao
tử cái có bộ nhiễm sắc thể là n ( n=23) trong đó có chức một nhiễm sắc thể
giới tính X.
- Tinh trùng (giao tử đực ): Từ 1tinh nguyên bào qua quá trình giảm
phân tạo thành 2 tinh trùng có bội nhiễm sắc thể n (n=23), trong đó có một
tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X và một tinh trùng mang nhiễm sắc
thể giới tính Y.
- Sự thô tinh và cơ chế hình thành cơ chế giới tính của thai nhi: khi
noãn chín và rụng ( phóng noãn) noãn bào được loa vòi trứng hứng lấy và đưa
về 1/3 ngoài của vòi trứng tại đây hàng triệu tinh trùng vây quanh noãn bào và
tiết men hyaluloza để làm tan lớp vỏ ngoài của noãn và cho phép một tinh
trùng chui qua vào nhân của noãn. Sau khi mét tinh trùng xâm nhập vào noãn
sẽ tạo thành một màng không thể xuyên qua bao xung quanh noãn và không
cho tinh trùng khác xâm nhập vào. Bộ NST đơn bội ( n=23) của noãn và tinh
trùng hợp nhất để tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội ( 2n=46).
- Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X thô tinh cho noãn sẽ
được bé NST giới tính là XX sẽ phát triển thành con gái.
- Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y thô tinh cho noãn sẽ
được bé NST giới tính là XY sẽ phát triển thành con trai [2].


3


1.1.2 Các yếu tố tự nhiên ảnh hởng đến tỷ lệ sinh con trai/gái.
- Tinh trùng: tinh trùng mang NST giới tính Y di chuyển trong đường
sinh dục nữ nhanh hơn tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X nhưng thời
gian sống và có khả năng thụ thai ngắn hơn tinh trùng mang NST giới tính X
- Tinh trùng mang NST giới tính Y hoạt động tốt trong môi trường
kiềm còn Tinh trùng mang NST giới tÝnh X hoạt động tốt trong môi trường
acid
- Môi trường âm đạo: môi trường âm đạo có độ pH từ 4-5.5
- Nếu môi trường âm đạo có độ pH lớn hơn thì tạo điều kiện tốt cho
tinh trùng mang NST Y hoạt động, tỷ lệ sinh con trai sẽ lớn hơn. Nếu môi
trường âm đạo có độ pH nhỏ hơn thì tạo điều kiện tốt cho tinh trùng mang
NST X hoạt động, tỷ lệ sinh con gái sẽ lớn hơn
- Dịch tuyến tiền liệt có môi trường kiềm để trung hoà môi trường acid
của nớc tiểu trong niệu đạo và trung hoà môi trường acid trong âm đạo, nếu
dịch tuyến tiền liệt có môi trường kiềm hơn thì tỷ lệ con trai sẽ cao hơn [1].
1.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI ĐẾN TỶ LỆ SINH
CON TRAI/GÁI
1.2.1 Lựa chọn giới tính từ khi chưa thụ thai
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều tài liệu hướng dẫn để thực hiện
sinh con trai/gái theo ý muốn, từ các sách cổ của trung quốc đến các sách của
phương tây. Hiệu quả tác dụng của các phương pháp này không được nghiên
cứu và kiểm chứng, nhưng nếu nhiều người áp dụng cũng có thể làm tăng tỷ
lệ sinh con trai/gái trong cộng đồng.
- Xác định ngày rụng trứng: xác định ngày rụng trứng để thụ thai cũng
làm tăng tỷ lệ sinh con trai hoặc gái do cơ chế tinh trùng Y di chuyển nhanh
nhưng thời gian sống khả năng thụ thai ngắn [1].

1.2.2 Lựa chọn giới tính sau khi thô thai:

4


- Ngày nay bằng phương pháp chọc lấy nước ối làm nhiễm sắc thể
người ta có thể xác định giới tính của thai nhi khi được 9 tuần kể từ ngày kinh
cuối cùng [1]. Bằng phương pháp siêu âm có thể xác định giới tính khi thai
được 13 tuần [3].
1.3 ẢNH HƢỞNG CỦA VAI TRÒ VỊ THẾ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH ĐẾN VIỆC SINH CON TRAI/GÁI
Mặc dù trong xã hội hiện nay đã thực hiện về bình đẳng giới, có nhiều
chính sách quan tâm và ư u tiên đến phụ nữ
Những quan niệm cũ về gia đình, dòng họ, thờ cúng, giỗ chạp vẫn còn
ăn sâu vào tiềm thức trong con người các nước Á đông nói chung và Việt
Nam nói riêng. Chính điều đó làm ảnh hưởng đến tâm lý muốn sinh con trai
của các gia đình [3].
1.4. TỶ LỆ SINH CON TRAI/GÁI TỰ NHIÊN
Tỷ số giới tính là một chỉ số nhân khẩu học phản ánh cơ cấu giới tính
của một quần thể dân số, trong đó tỷ số giới tính khi sinh (SRB) thường được
các nhà nhân khẩu học quan tâm nhất. SRB được xác định bằng số trẻ em trai
được sinh ra trên một trăm trẻ em gái. Tỷ số này thông thường là 104-
106/100. Một điểm lưu ý là giá trị của tỷ số này rất ổn định qua thời gian và
không gian, giữa các châu lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc người. Bất kỳ
một sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số này chệch khỏi mức sinh học bình
thường này đều phản ánh những can thiệp có chủ định, ở các mức độ khác
nhau đến sự cân bằng tự nhiên này. Điều đó cũng có nghĩa là để đưa ra một
ước lượng chính xác về SRB cần có một số lượng mẫu nghiên cứu đủ lớn và
hơn hết là một phương pháp nghiên cứu phù hợp [3].




5


1.5. XU HƢỚNG CỦA TỶ LỆ TRAI/GÁI KHI SINH GẦN ĐÂY.
- Tại việt Nam tỷ lệ sinh con trai nhiều hiều hơn sinh con gái đã diễn ra
trong khoảng 10 năm trở lại đây với tỷ số trung bình là 1,07- 1,08 trai/1 gái,
đến năm 2006 tỷ số này là 1,10 và 2007 được ước tính là 1,11 trai/1 gái [3].


Bảng 1.1 tỷ số giới tính ở việt nam 1999-2007 [3]

Năm điều tra
Nguồn
Thời gian
điều tra
Tỷ số
giới tính
1999
Tổng điều tra dân số và nhà ở
1/4/1999
1,07
2000
Điều tra biến động dân số hàng năm
1/7/2000
1,062
2001
Điều tra biến động dân số hàng năm
1/4/2001

1,09
2002
Điều tra biến động dân số hàng năm
1/4/2002
1,07
2003
Điều tra biến động dân số hàng năm
1/4/2003
1,04
2004
Điều tra biến động dân số hàng năm
1/4/2004
1,08
2005
Điều tra biến động dân số hàng năm
1/4/2005
1,06
2006
Điều tra biến động dân số hàng năm
1/4/2006
1,1
2007
Điều tra biến động dân số hàng năm
1/4/2007
1,16

- Các nước trên thế giới hiện nay tỷ số trai/gái khi sinh cũng có xu
hướng tăng lên vượt tỷ số giới tính khi sinh tự nhiên. Theo tạp chí Nation
Master. Com/graph/peopl thì tỷ số giới tính của 223 quốc gia và vùng lãnh thổ
năm 2008 như sau:

1America: 1,15; 2. Azerbaijan: 1,14; 3 Georgia: 1,13; 4 India: 1,12; 5
China:1,11… 223 Greenada 1,0 [7]


6


1.6. TÁC ĐỘNG CỦA THỨ TỰ LẦN SINH VÀ TỶ LỆ TRAI/GÁI
Khi có phương pháp lựa chon giới tính trước khi sinh có chất lượng thì
tỷ số trai/gái luôn có sự buến đỏi rất lớn theo thứ tự sinh và giới tính. Tại rất
nhiều khu vực của Trung Quốc và Ên Độ, đối với sinh lần đầu tiên thì tỷ lệ
giữa bé trai và bé gái rất cân bằng, trong khi đó tỷ lệ bé trai ở các lần sinh sau
thường cao hơn. Điều này bắt nguồn từ mong muốn của cha mẹ muốn điều
chỉnh cơ cấu giới tính của gia đình, cụ thể hơn họ muốn một đứa con trai
nhưng họ chỉ có con gái nên họ cố gắng can thiệp và giới tính của đứa trẻ tiếp
theo [6]. Tỷ số trai/gái tại một số khu vực của Ên Độ và Trung Quốc Có thể
trên 1,20 đối với lần sinh thứ 2 và trên 1,50 đối với lần sinh thứ 3 [4]. Số liệu
từ điều tra biến đông dân số năm 2007 với thông tin về lịch sử sinh gần nh-
đầy đủ đã cho phép kiểm chứng được mối liên quan giữa thứ tự sinh và tỷ số
giói tính khi sinh [5].
1.7. HẬU QUẢ CỦA MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH
- Thiếu hụt phụ nữ ở tuổi lập gia đình do đó một tỷ lệ nam giới sẽ phải
trì hoàn việc lập gia đình do việc kết hôn khó khăn, gây nên sự căng thẳng
trong việc duy trì gia đình, làm tăng nguy cơ đe doạ an sinh xã hội.
- Vị thế kinh tế xã hội của trẻ em gái và phụ nữ sẽ trở nên tồi tệ
hơn.Bình đẳng giói khó được duy trì. Bạo lực gia tăng do tội phạm liên quan
đến lạm dụng tình dục, buôn bán phụ nữ, trẻ em gái. Sức khoẻ hạnh phúc của
phụ nữ và trẻ em gái sẽ bị ảnh hưởng [3].





7


CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng: Toàn bộ các sản phụ đến sinh con tại Bệnh viện CK Phụ
Sản Bắc Giang từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2009.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
Tất cả các sản phụ sinh con sống, có giới tính rõ ràng tại Bệnh viện
trong thời gian nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Các sản phụ sinh con chết, chết lưu
+ Giới tính của trẻ không rõ ràng
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang
2.3. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU:
Toàn bộ các sản phụ đủ tiêu chuẩn lựa chọn và đối tượng nghiên cứu đẻ
tại Bệnh viện Phụ sản từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2009
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
2.4.1 Xác định tỷ lệ Trai/Gái
- Xác định tỷ lệ trai/gái của toàn bộ số trẻ đẻ ra sống tại Bệnh viện từ
tháng 1 đến tháng 10 năm 2009
- Tỷ lệ trai/gái theo số lần đẻ
- Tỷ lệ trai/gái theo sè con đã có trong gia đình
- Tỷ lệ trai/gái theo giới tính của các lần đẻ trước

- Tỷ lệ trai/gái theo địa giới hành chính
- Tỷ lệ trai/gái theo nghề nghiệp mẹ

8


2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh con trai/gái
- Tâm lý muốn sinh con trai gái của bà mẹ
+ Tỷ lệ muốn sinh con 1 trai, 1 gái
+ Tỷ lệ muốn sinh con đều là trai
+ Tỷ lệ muốn sinh con đều là gái
- Áp dụng các biện pháp để sinh con theo ý muốn:
+ Tỷ lệ áp dụng tính đẻ con trai/gái theo tuổi mẹ, tháng thụ thai theo
sách cổ của trung quốc.
+ Tỷ lệ áp dụng đẻ con theo ý mốn bằng chế độ ăn, sinh hoạt
+ Tỷ lệ áp dụng tính ngày rụng trứng hoặc siêu âm xác định ngày rụng trứng
- Áp dụng các biện pháp lùa chọn giới tính thai nhi
+ Siêu âm xác định giới tính
+ Hót thai khi chưa áp dụng biện pháp sinh con theo y muốn
2.5. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN:
Sử dụng phiếu thu thập thông tin
2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Số liệu thu thập được nhập và xử lý chương trình SPSS
- Sử dụng Test khi bình phương để so sánh 2 tỷ lệ, có ý nghĩa thống kê
khi P < 0,05
- Sử dụng OR (tỷ suất chênh) để xác định các yếu tố ảnh hưởng










9


CHƢƠNG 3
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU

3.1. TỶ LỆ SINH CON TRAI/GÁI:

52,6%
47,4%
Trai
G¸i
2444
2206

Biểu đồ3.1: Tỷ lệ trai/gái của tổng số trẻ trong đối tượng nghiên cứu:
Nhận xét:
Tổng sè 4650 trẻ được sinh ra tại BVPSBG có 2444 trai chiếm tỷ lệ
52,6%, tỷ số trai/gái là110,07trai/100gái. tỷ số này cao hơn so với tự nhiên (tự
nhiên trong khoảng 104-106trai/100gái )
Bảng 3.1: Tỷ lệ trai/gái theo địa dư hành chính
Trai/gái
Huyện
Trai
Gái

Tổng
N
%
N
%
TP Bắc Giang
486
51,1
464
48,9
950
Hiệp Hoà
111
59,3
76
41,7
187
Lạng Giang
582
51,7
543
48,3
1125
Lục Nam
189
56,7
144
43,3
333
Lục Ngạn

60
49,6
61
50,4
121
Sơn Động
17
53,1
15
46,4
32
Tân Yên
294
51
282
49
576
Việt Yên
150
52,1
138
47,9
288
Yên Dòng
315
55
258
45
573
Yên Thế

195
49,6
198
50,4
393
Tỉnh khác
39
61,9
24
39,1
63
Tổng:
2444
52,6
2206
47,4
2650


10


Nhận xét:
Trong tổng số trẻ sinh ra tại Bệnh viện PSBG nếu tính tỷ lệ theo từng
huyện thì cã tới 8/10 huyện có tỷ lệ con trai nhiều hơn con gái
3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng:
Bảng 3.2. Tỷ lệ sinh trai/gái theo nghề nghiệp
Trai/gái
Nghề
Trai

Gái
Tổng
N
%
N
%
CBCC
534
49,5
545
51,5
1079
CN
468
50,05
467
49,95
935
NTD
267
52,4
231
47,6
498
LR
1175
54,95
963
45,05
2138

Tổng:
2444
52,56
2206
47,44
4650

Nhận xét:
Tỷ lệ sinh con trai ở nhóm CBCC là thấp nhất (49,5%), tỷ lệ cao nhất là
ở nhóm LR ( 54,95%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,005)
Bảng 3.3. Tỷ lệ trai/gái theo số lần sinh của sản phụ

Nam/Nữ
Số lần sinh
Trai
Gái
Tổng
OR
N
%
N
%
Lần I
1461
51,2
1392
48,8
2853
1
Lần II

777
52,9
717
47,1
1467
1,27
Lần III
174
67,4
84
32,6
258
1,97
Lần IV
27
69,2
12
31,8
39
2,14
Lần V
5
83,3
1
16,7
6
3,0
Tổng
2444
52,6

2066
47,4
4650



11


51,2
48,8
52,9
47,1
67,4
32,6
69,2
31,8
83,3
16,7
0
20
40
60
80
100
LÇn I LÇn II LÇn III LÇn IV LÇn V
Trai
G¸i
Tû lÖ %
Sè lÇn

sinh

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ trai/gái theo số lần sinh của sản phụ

Nhận xét:
Tỷ lệ con trai tăng lên theo số lần sinh. ở nhóm sinh lần thứ nhất tỷ lệ con
trai là 51,2% thì ở nhóm sinh thứ 4 tỷ lệ này là 69,2% con ỏ nhóm sinh lần 5 tỷ lệ
con trai lên tới 83,3%. Sự khác biệt về tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê (p < 0,005),
với OR = 3,0.
Bảng 3.4. Tỷ lệ trai/gái theo sè trai gái đã có

Trai/gái
Sè con
đã có
Trai
Gái
Tổng
OR
N
%
N
%
Sinh lần đầu
1461
51,2
1392
48,8
2853
1
1 trai+ 1gái

12
54,5
10
45,5
22
1,27
1 trai
404
52,8
360
47,2
764
2 trai
65
57,5
48
42,5
113
1 gái
373
51,1
357
48,9
730
2 gái
97
129
76,8%
26
39

23,2%
168
3,15
3 con gái
27
12
4 gái
5
1
Tổng:
2444

2206

4650


12



Nhận xét:
Ở tất cả các nhóm tỷ lệ sinh con trai đều cao hơn tỷ tỷ lệ sinh con gái.
Nhưng tỷ lệ cao nhất ở nhóm đã có 2-4 con gái lên tới 76,8% sự khác biệt về
tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê (p <0,005) và tỷ xuất chênh OR = 3,15.
Bảng 3.5. Tỷ lệ số con trai/gái hiện có trong gia đình

Sè con
N
Tổng

trai
Gái
1trai
1461
1461
0
1gái
1392
0
1392
1trai + 1gái
733
733
733
1trai + 2gái
107
107
214
1trai+3 gái
27
27
81
2trai +1gái
60
120
60
1trai + 4gái
5
107
214

2trai
404


865
18,6%
808
0
2 gái
357
0
714
3 trai
65
195
0
3gái
26
0
78
4gái
12
0
48
5gái
1
0
1
Tổng
4650

3456
50,8
3341
49,2

Nhận xét:
Tổng sè con của 4650 sản phụ đã sinh ra hiện đang sống có 3456 trai
chiếm tỷ lệ 50,8% và 3341 gái chiếm tỷ lệ 49,2%.

13


Có tới 865 gia đình hiện sinh con 1 bề, chiếm tỷ lệ 18,6%, trong đó có
469 toàn trai, 396 toàn gái, số này tiềm Èn nguy cơ vi phạm chính sách dân số
và tăng tỷ lệ sinh con trai bằng mọi cách.
Bảng 3.6. số lần đẻ theo nghề nghiệp

Số lần đẻ
Nghề
Lần I
LầnII
Lần III
Lần IV
Lần V
n
%
n
%
n
%

n
%
n
%
CN
666
71,4
252
27,0
15
1,6
0
0
0
0
CBCC
690
63,5
360
33,1
36
3,4




NTD
297
59,6
168

33,7
33
6,7
0

0

LR
1200
56,2
714
33,5
174
8,2
39
1,8
6
0,3
Tổng
2853
61,3
1494
32,1
258
5.6
39
0,87
6
0,13


Nhận xét:
ở nhóm CN có tỷ lệ đẻ lần 3 thấp nhất ( 1,6% ) còn ở nhóm làm ruộng
có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao nhất (8,2% ) và đặc biệt còn có 39 trường hợp
(1,8% )đẻ lần 4 và có 6 trường hợp ( 0,3% ) đẻ lần 5
Bảng 3.7. Lý do đẻ con thó 3, 4, 5

Lý do
Nghề
Sinh con 1 bề
Vỡ kế hoạch
Tổng
n
%
n
%
n
%
CN
15
100
0

15
4,9
CBCC
35
97,2
1
0,8
36

11,9
NTD
26
78,8
7
21,2
33
10,9
LR
205
93,6
14
6,4
219
72,3
Tổng
281
92,7
22
7,3
303
100

14



Nhận xét:
Có tới 92,7% số trường hợp đẻ lần thứ 3 trỏ lên là chủ động do sinh con
một bề, chỉ có 7,3% là do vì kế hoạch

Bảng 3.8. Tâm lý muốn sinh con trai/gái của các sản phụ

Muốn sinh con
N
%
1 trai+1 gái
4215
90,6
2 trai
69
1,5
2 gái
0
0
Con nào cũng được
198
4,3
Phải sinh được con trai
168
3,6
Tổng:
4650
100

Nhận xét:
Tâm lý muố sinh 1con trai và1 con gái chiếm tuyệt đại đa số, chiếm tới
90,6% số sản phụ được phỏng vấn. Số có quyết tâm đẻ bằng được con trai là
3,6%. Không có người nào muốn sinh chỉ 2 con gái.














15







Chƣơng 4
bàn luận

4.1. Bàn luận về tỷ lệ sinh con trai/gái tại Bệnh viện phụ sản
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1-10 năm 2009 có 4560 sản phụ
thuộc đối tượng được lựa chọn và nghiên cứu đó là: đẻ con sống, có giới tính
rõ ràng. Trong đó có 2444 trẻ trai chiếm tỷ lệ 52,6% và 2206 trẻ gái chiếm tỷ
lệ 47,4% ( tỷ số trai/gái là 110,07/100).So sánh tỷ lệ này với một số bệnh viện
huyện trong tỉnh.
Bảng 4.1 So sánh tỷ lệ trai/gái ở một số bệnh viện huyện trong tỉnh
Trai/gái

Bệnh viện
Trai
Gái
Tổng
n
%
n
%
Lục Ngạn
945
56.1
737
45.9
1682
Lục Nam
776
58.3
614
41.7
1330
Yên Thế
395
50.8
383
49.2
778
BVPS
2444
52,6
2206

47,4
4650
Tại các huyện tỷ lệ sinh con trai đều lớn hơn sinh con gái. Tỷ lệ sinh
con trai tại các huyện còn cao hơn tại Bệnh viện phụ sản, điều này nói lên
rằng không phải vì sinh con trai nên sản phụ đến bệnh viện phụ sản để sinh
con dẫn đến tỷ lệ sinh con trai tại bệnh viện PSBG cao hon so với tự nhiên

16


Bảng 4.2. So sánh tỷ số trai/gái khi sinh tại Bệnh viện phụ sản và Việt Nam
và các nước trên Thế giới [7].

Địa danh
Tỷ số giới tính khi sinh
BVPS
1,107
Việt Nam
1,11
Mỹ
1,15
Azerbaijan
1,14
Trung Quốc
1,11
Qua bảng 4.2 ta thấy tỷ số trai/gái tại BVPS cao hơn tỷ số trai/gái của
Việt Nam năm 2007. nhưng xu hướng tăng tỷ số trai/gái của Việt Nam và Thế
giới ngày càng gia tăng và theo dự báo của UNFPA thì tỷ số giới tính ở Việt
Nam năm 2009 là 111/100 như vậy tỷ số trai/gái tại Bệnh viện phụ sản Bắc
Giang cũng tương đương cả nước. So sánh với các quốc gia trên thế giới thì tỷ

số giới tính khi sinh tại Bệnh viện phụ sản còn thấp hơn ở Mü, Azerbaijan,
cao tương đương với Trung Quốc [7].
4.2. Bàn luận về tỷ lệ trai/gái theo địa dƣ hành chính.
Chỉ tÝnh trong đối tượng nghiên cứu tại Bệnh viện phụ sản Bắc Giang
thì có tới 8/10 huyện thị có tỷ lệ sinh con trai nhiều hơn con gái, chỉ có hai
huyện là Lục Ngạn và Yên Thế có tỷ lệ con trai thấp hơn con gái (49.6/50.4)
với số bệnh nhân đẻ tại Bệnh viện Phụ sản chưa đủ đại diện cho cả một
huyện. Nhưng với kết quả nghiên cứu ta thấy tỷ lệ sinh con trai lớn hơn con
gái ở hầu hết các huyện trong tỉnh.

17


4.3. Bàn luận về tỷ lệ trai/gái theo nghề nghiệp.
Qua bảng 3.2.1 ta thấy tỷ lệ sinh con trai ở nhóm đối tượng là CBCC và
CN thấp hơn ở nhóm đối tượng làm nghề tự do và nhất là nhóm làm ruộng.
Theo ý kiến của nhóm nghiên cứu là do:
- Quan niệm về trai gái của nhóm CBCC không nặng nề như ở nhóm
làm ruộng do đó nhóm này không cố điều chỉnh về cơ cấu giới tính của số con
trong gia đình mà can thiệp đến giới tính của đứa trẻ sẽ sinh ra lần này., mặt
khác nhóm CBCC không tin vào các loại sách về sinh con theo ý muốn, kinh
nghiệm và các bài thuốc dân gian, hoặc lo những ảnh hưởng của các thuốc
này đến thay nhi do đó không áp dụng.
4.4. Bàn luận về tỷ lệ trai/gái theo số lần sinh của sản phụ.
Kết quả bảng 3.2.2 ta thấy ở lần sinh thứ nhất tỷ lệ trai là 51.2% nhưng
ở lần sinh thứ 4 lên tới 69,2% và lần sinh thứ 5 là 83,3% như vậy tỷ lệ sinh
con trai tăng theo số lần sinh của sản phụ.
Sự tăng tỷ lệ con trai theo số lần sinh khó có thể nói đó là sự ngẫu
nhiên vì sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê và có tỷ suất chênh…là Nghiên
cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Christopher z.

Guimoto [5].
4.5. Bàn luận về tỷ lệ trai gái theo sè trai gái đã có của các gia đình.
Qua bảng 3.2.3 ta thấy ở nhóm đã có ≥ 2 con gái có tỷ lệ sinh con trai là
76,8% cao gấp >3 lần tỷ lệ sinh con gái. Với chính sách dân số như hiện nay,
mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép sinh từ 1-2 con, mặt khác do đòi hỏi về nhu cầu
cuộc sống ngày càng cao nên tuyệt đại đa số người dân đều không muốn sinh
nhiều con mà vấn đề ở đây là phải sinh được con trai do quan niệm trai giá vẫn
còn trong tiền thức của người Việt nam do đó khi đã xác định đẻ thêm để được

18


con trai họ đã áp dụng mọi biện pháp kể cả phá thai lùa chon giới tính do đó tỷ lệ
đẻ con trai ở nhóm đã có ≥ 2 con gái cao hơn ở các nhóm khác.
4.6. Bàn luận về số lần đẻ theo nghề nghiệp của sản phụ.
Bảng 3.2.5 cho ta thấy nhóm công nhân và cán bộ công chức chi có 1, 6
và 3,4% sinh con thứ 3 trong khi đó ở nhóm làm ruộng có tới 9,3% sản phụ
sinh từ con thứ 3 đến con thứ 5. Nhóm công nhân và cán bộ công chức Ýt
sinh con thứ 3 là do nhận thức, do ràng buộc các pháp lệnh dân số và các qui
định của cơ quan do đó chỉ có một tỷ lệ 3,4% vi phạm sinh con thứ 3.
4.7. Bàn luận về lý do đẻ con thứ 3, 4, 5.
Qua bảng 3.2.6 ta thấy có tới 92,7% số trường hợp con thứ 3,4,5 là do
sinh con 1 bề chứng tỏ sự mong muốn sinh con “có nếp, có tẻ” vẫn còn khá
nặng nề trong nhân dân. Chỉ có 7,3% là do vì kế hoạch. Trong đó chỉ có 1
trường hợp vỡ kế hoạch là nhóm cán bộ công chức ( do đã mổ đẻ 2 lần và
đình sản thất bại khi phát hiện có thai không có chỉ định phá thai) số vỡ kế
hoạch còn lai là ở nhà làm nghề tự do hoặc làm ruộng do trong thời kỳ nuôi
con bú không biết có thai khi phát hiện thai đã to không nạo được.



19


Kết luận


1. Kết luận về tỷ lệ sinh con trai/gái
Tại Bệnh viện Phụ Sản Bắc Giang tỷ lệ sinh con trai là 52,6%, con gái là
47,4%. Tỷ số trai/gái là 1,107 cao hơn tỷ số trong tự nhiên( tự nhiên là 1,04-1,06)
2. Kết luận về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ sinh con trai/gái
- Nghề nghiệp: nhóm làm nghề tự do và làm ruộng có tỷ lệ sinh con trai
nhiều hơn ở nhóm công nhân và cán bộ công chức.
- Tỷ lệ sinh con trai tăng lên theo số lần sinh của sản phụ: ở lần sinh thứ
nhất tỷ lệ con trai là 51,2%, lần 2 là 52,9 lần 3 là 67,4 lần 4 là 69,2 lần 5 là 83,3.
-Tỷ lệ sinh con trai ở nhóm đã có từ 2 con gái trở lên có tỷ lệ sinh con
trai cao một cách bất thường, tỷ lệ là 76,8%.
- Quan niệm về con trai, con gái còn nặng nề: có tới 95,7% muốn có Ýt
nhất 1 con trai chỉ có 4,3% không quan niệm về con trai gái, không ai muốn
sinh toàn con gái.
- Có 18,6% gia đình sinh con 1 bề, ở nhóm này tiềm Èn nguy cơ vi
phạm chính sách dân số và tăng tỷ lệ sinh con trai, mất cân bằng giới tính.




20


Kiến nghị


- Quan niệm về dòng họ, về tục thờ cúng ông bà tổ tiên trong xã hội ta
vẫn tồn tại, và còn được coi là nét đẹp trong truyền thống văn hoá việt nam
do đó nguyện vọng sinh được con trai vẫn vẫn chiếm tuyệt đại đa số trong các
gia đình. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính
khi sinh. Vì vậy chúng tôi kiến nghị các cấp các ngành trong Tỉnh cần có
những giải pháp để bình đẳng giới trong vấn đề dòng họ, vấn đề thờ cúng.
- Tuyên truyền và thực hiện tốt về pháp lệnh dân số hạn chế thấp nhất
tỷ lệ sinh thêm con thứ 3
- Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân hiểu phá thai lùa chon giới tính
là vi phạm đạo đức và pháp luật. Kiểm tra và xử lý nghiêm minh các trường
hợp chẩn đoán và phá thai vì lựa chọn giới tính.











TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Bộ môn sinh lý học (2003), Giáo trình sinh lý học sau đại học.
2. Bộ môn phụ sản (1978), Bài giảng sản phụ khoa.
3. NUNFPA, Tỷ số giới tính khi sinh trong những năm gần đây.
Tiếng Anh
4. Arnold Fikishor. Roy T.K (2002), “Sex- seletive abortion in Indian”,
Population and delovement review, 28(3) 759-786.

5. Guilmoto Christopher z, (2007), “Sex ratio at birth in viet Nam”
Report for UNPA.
6. Li, Zhu zhuo, (2007), “Imbalanced sex ratio at birth and
comprehansive Intervention in China”, Report for UNFPA.
7. Nation Master. Com/graph/peopl.







PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

- Họ tên……………………………tuổi
- Nghề nghiệp - Địa chỉ
- Số lần đẻ Ngày đẻ
- Sè con đã có: trai…… gái……
- Giới tính của lần đẻ này….trai… gái
- Số lần nạo phá thai:
+ Số lần hút thai do chưa có ý định đẻ năm đó
+ Số lần hút do chưa áp dụng biện pháp sinh con theo ý muốn
+ Số lần nạo thai ≥ 3 tháng
- Tâm lý muốn sinh con trai/gái của các sản phụ
+ Muốn sinh 1 trai 1 gái +Không quan niệm về trai,gái
+ Muốn sinh 2 trai +Cần phảI có Ýt nhất 1 con trai
+ Muốn sinh 2 gái
- Có áp dụng biện pháp sinh con theo ý muốn không:
+ Uống thuốc để sinh con trai/gái theo ý muốn
+ Áp dụng bảng tính tháng thụ thai theo tuổi mẹ để sinh con theo ý muốn

+ Áp dụng chế độ ăn, sinh hoạt
+ Siêu âm xác định ngày rụng trứng
+ Biện pháp khác(ghi cụ thể) :

Ngƣời thu thập thông tin



DANH MỤC VIẾT TẮT

BVPSBG Bệnh viện Phụ sản Bắc Giang
CBVC Cán bộ viên chức
CN Công nhân
LR Làm ruộng
NTD Nghề tù do (buôn bán, dịch vụ, thợ thủ công…)


MC LC

t vn 1
Ch-ơng 1: Tổng quan tài liệu 2
1.1. Sinh lý của sự thụ thai và cơ chế hình thành giới tính. 2
1.1.1 Sinh lý của sự thụ thai: 2
1.1.2 Các yếu tố tự nhiên ảnh hởng đến tỷ lệ sinh con trai/gái. 3
1.2 Các yếu tố tác động của con ng-ời đến tỷ lệ sinh con trai/gái 3
1.2.1 Lựa chọn giới tính từ khi ch-a thụ thai 3
1.2.2 Lựa chọn giới tính sau khi thụ thai: 3
1.3 ảnh h-ởng của vai trò vị thế của ng-ời Phụ nữ trong xã hội và gia đình
đến việc sinh con trai/gái 4
1.4. Tỷ lệ sinh con trai/gái tự nhiên 4

1.5. Xu h-ớng của tỷ lệ trai/gái khi sinh gần đây. 5
1.6. Tác động của thứ tự lần sinh và tỷ lệ trai/gái 6
1.7. Hậu quả của mất cân bằng giới tính 6
Chng 2: i tng v phng phỏp nghiờn cu 7
2.1. Đối t-ợng nghiên cứu: 7
2.2. Ph-ơng pháp nghiên cứu: 7
2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu: 7
2.4. Nội dung nghiên cứu: 7
2.4.1 Xác định tỷ lệ Trai/Gái 7
2.4.2 Các yếu tố ảnh h-ởng đến tỷ lệ sinh con trai/gái 8
2.5. Ph-ơng pháp thu thập thông tin: 8
2.6. Ph-ơng pháp xử lý số liệu 8
Chng 3: Kt qu nghiờn cu 9
3.1. Tỷ lệ sinh con trai/gái: 9
3.2 Các yếu tố ảnh h-ởng: 10

Ch-ơng 4: Bàn luận 15
4.1. Bàn luận về tỷ lệ sinh con trai/gái tại Bệnh viện phụ sản 15
4.2. Bàn luận về tỷ lệ trai/gái theo địa d- hành chính. 16
4.3. Bàn luận về tỷ lệ trai/gái theo nghề nghiệp. 17
4.4. Bàn luận về tỷ lệ trai/gái theo số lần sinh của sản phụ. 17
4.5. Bàn luận về tỷ lệ trai gái theo số trai gái đã có của các gia đình. 17
4.6. Bàn luận về số lần đẻ theo nghề nghiệp của sản phụ. 18
4.7. Bàn luận về lý do đẻ con thứ 3, 4, 5. 18
Kết luận 19
Kiến nghị 20
Ti liu tham kho
Ph lc


×