Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

BƯỚC đầu KHẢO sát một số đặc điểm SINH học có LIÊN QUAN đến vấn đề NHÂN NUÔI KIẾN VÀNG oecophylla smaragdina fabricius (hymenoptera – formicidea)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.76 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
--oOo—

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC
ĐIỂM SINH HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
VẤN ĐỀ NHÂN NUÔI KIẾN VÀNG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Oecophylla smaragdina Fabricius
(Hymenoptera – Formicidea)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
--oOo—

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC
ĐIỂM SINH HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
VẤN ĐỀ NHÂN NUÔI KIẾN VÀNG


Oecophylla smaragdina Fabricius
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

(Hymenoptera – Formicidea)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cán bộ hướng dẫn:
PGs.Ts.NGUYỄN THỊ THU CÚC
Ks. ĐẶNG TIẾN DŨNG

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
MSSV:3042480


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
VẤN ĐỀ NHÂN NUÔI KIẾN VÀNG Oecophylla smaragdina Fabricius

(Hymenoptera – Formicidea)

Do sinh viên : NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2008

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS NGUYỄN THỊ THU CÚC

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
----oOo---Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm
với tên đề tài:
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
VẤN ĐỀ NHÂN NUÔI KIẾN VÀNG Oecophylla smaragdina Fabricius

(Hymenoptera – Formicidea)
Do sinh viên : NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT thực hiện và báo cáo trước hội đồng
ngày……tháng ….năm 2008
Ý kiến hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .............................................................
..................................................................................................................................

Trung..................................................................................................................................
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn đã được đánh giá ở mức: ..........................................................................
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP
VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2008


CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
Ngày tháng năm sinh: 20/09/1980
Dân tộc: Kinh
Con ông: NGUYỄN DUY TRUNG
Con bà: NGUYỄN THỊ QUẼN
Quê quán: HuyệnChợ Lách, Tỉnh Bến Tre
Tóm tắt quá trình học tập:
- Tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2004. Vào trường đại học Cần Thơ năm
2004, học lớp Nông Học khóa 30 (2004-2008) thuộc khoa Nông Nghiêp và Sinh
Học Ứng Dụng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii


LỜI CẢM TẠ
Thành kính nhớ ơn Ba Mẹ đã chăm lo cho con mọi điều trong cuộc sống để
con đạt được những thành quả tốt đẹp.
Em xin chân thành ghi ơn cô PGs. Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc, Ths. Nguyễn
Trọng Nhâm là giáo viên hướng dẫn đã tận tình truyền đạt, dạy bảo và hướng dẫn

em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn!
Toàn thể các Thầy Cô thuộc khoa Nông Nghiệp và SHƯD, đặc biệt Thầy
Cô bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã quan tâm, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
Thành thật biết ơn!
Nguyễn Thanh Sơn, chị Võ Thị Thu và các bạn
Trung tâm Anh
HọcĐặng
liệuTiến
ĐHDũng,
Cầnanh
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cùng học lớp Nông Học K30 làm việc tại phòng Côn trùng bộ môn Bảo Vệ Thực

Vật đã nhiệt tình hướng dẫn và động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình làm
luận văn.

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

iv


NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT, 2008. Bước đầu khảo sát một số đặc điểm sinh

học có liên quan đến vấn đề nhân nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina
Fabricius (Hymenoptera – Formicidea). Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn khoa
học Pgs. Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc, Ks Đặng Tiến Dũng


TÓM LƯỢC
Cho đến nay, mặc dù việc sử dụng kiến vàng Oecophylla smaragdina trong phòng
trừ sinh học đã được đề cặp và ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới nhưng các đặc
điểm sinh học của loài này gần như chưa được nghiên cứu. Để có thể sử dụng loài
này một cách dễ dàng và tạo điều kiện cho quần thể kiến phát triển nhanh chóng
trong tự nhiên. Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm và nhà lưới (Khoa Nông
Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ) từ tháng 01/2008 đến tháng 04/2008, bằng
phương pháp nuôi và quan sát kiến vàng trực tiếp trên cây bưởi trong điều kiện nhà
lưới (nhiệt độ trung bình 31,6 oC và ẩm độ trung bình 81,6 %). Kết quả khảo sát

Trungghitâm
Học
Cần
@kiến
Tàikhông
liệu còn
họckiến
tậpchúa
và (chỉ
nghiên
cứu
nhận
thấy liệu
trong ĐH
trường
hợp Thơ
quần thể
còn trứng,
ấu trùng, nhộng kiến thợ và thành trùng kiến thợ) vẫn có thể tạo lập kiến chúa mới

để tiếp tục di trì quần thể. Trong điều kiện tự nhiên ghi nhận được kiến thợ có
mang trứng chiếm tỉ lệ 93 % với số lượng trứng trung bình là12,5 trứng / con. Các
trứng trong tổ có kích thước bằng kích thước trứng trong bụng kiến thợ phát triển
thành kiến đực. Tuy nhiên chưa ghi nhận thấy kiến thợ đẻ trứng trong điều kiện
nhà lưới. Kết quả quan sát trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới và ngoài tự
nhiên chưa ghi nhận thấy kiến chúa bắt cặp. Kiến chúa không thụ vẫn có thể đẻ
trứng, nhưng trứng phát triển thành kiến đực. các quần thể kiến mới thiết lập có thể
chấp nhận nhộng của quần thể kiến khác để phát triển về mật số, số tổ và kích
thước

tổ.

v


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .......................................................................................................... iv
Tóm lược ..............................................................................................................v
Mục lục................................................................................................................ vi
Danh sách bảng ...................................................................................................xii
Danh sách hình................................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..........................................................2
1.1 Một số đặc điểm chung của kiến vàng...........................................................2
1.1.1 Đặc điểm hình thái ......................................................................................2
1.1.2 Đặc điểm sinh học.......................................................................................3
1.1.2 Vòng đời kiến vàng .....................................................................................5
1.2 Tập quán sinh sống.........................................................................................6


Trung1.2.1
tâmThức
Họcăn liệu
ĐH.........................................................................................6
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
của kiến
1.2.2 Tổ kiến ........................................................................................................6
1.2.3 Sự hình thành quần thể mới ........................................................................7
1.2.4 Tập quán sinh sống và khả năng hoạt động ................................................8
1.3 Vai trò của kiến vàng. ....................................................................................9
1.3.1 Khả năng thiên đich ....................................................................................9
1.3.2 Tác động của kiến vàng đối với chất lượng trái.........................................10
1.3.3 Tác động đến môi trường và làm tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật ...........................................................................................................11
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ..................................13
2.1 Phương tiện ...................................................................................................13
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm...............................................................13
2.1 Phương tiện thí nghiệm .................................................................................13
2.2 Phương pháp..................................................................................................14
2.2.1 Khả năng sống sót của quần thể khi không có kiến chúa ..........................14

vi


2.2.2 Biện pháp nhân nhanh kiến thợ từ một quần thể kiến mới hình thành từ kiến
chúa .....................................................................................................................14
2.2.3 Khảo sát khả năng đẻ trứng của kiến thợ ...................................................15
2.2.3.1 Khảo sát sự mang trứng của kiến thợ......................................................15
2.2.3.2 Khảo sát khả năng đẻ trứng của kiến thợ trong điều kiện nhà lưới ........16
2.2.3.3 Khảo sát sự phát triển của trứng .............................................................16

2.2.4 Khảo sát khả năng bắt cặp của kiến chúa...................................................17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................18
3.1 Khả năng sống sót của quần thể khi không có kiến chúa .............................18
3.1.1 Thời gian xuất hiện ấu trùng, nhộng và thành trùng kiến chúa .................18
3.1.2 Tỉ lệ quần thể hình thành kiến chúa và kiến đực .......................................19
3.2 Biện pháp nhân nhanh kiến thợ từ một quần thể kiến mới hình thành từ kiến
chúa .....................................................................................................................20
năngliệu
chấpĐH
nhậnCần
các cáThơ
thể từ@
quần
thểliệu
khác học
của một
mới được
Trung3.2.1
tâmKhả
Học
Tài
tậpquần
và thể
nghiên
cứu
thiết lập................................................................................................................20
3.2.2 Mật số kiến thợ, số tổ và kích thước tổ sau 90 ngày cung cấp nhộng .......21
3.2.3 Mật số kiến thợ, số tổ và kích thước tổ khi không còn nhận nhộng ..........23
3.3 Khảo sát khả năng đẻ trứng của kiến thợ ......................................................24
2.2.3.1 Khảo sát sự mang trứng của kiến thợ......................................................24

2.2.3.2 Khảo sát khả năng đẻ trứng của kiến thợ trong điều kiện nhà lưới ........25
2.2.3.2 Khảo sát khả năng đẻ trứng của kiến thợ trong điều kiện nhà lưới ........25
2.2.3.3 Khảo sát các dạng trứng trong tổ có kiến thợ mang trứng......................25
2.2.3.4 Khảo sát sự phát triển của trứng .............................................................26
3.4 Khảo sát khả năng bắt cặp của kiến chúa .....................................................28
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................30
4.1 Kết luận .........................................................................................................30
4.2 Đề nghị ..........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................31

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 3.1 Thời gian từ khi mất kiến chúa đến khi hình thành ấu trùng, nhộng và
thành trùng kiến chúa

18

Bảng 3.2 Tỉ lệ hình thành kiến chúa và kiến đực tại các thời điểm khảo sát

20

Bảng 3.3 Mật số kiến thợ, số tổ và kích thước tổ giữa quần thể thêm và không
thêm nhộng sau 90 ngày cung cấp nhộng

22


Bảng 3.4 Mật số kiến thợ, số tổ và kích thước tổ giữa quần thể thêm và không
thêm nhộng khi không còn nhận nhộng

23

Bảng 3.5 Kích thước của hai dạng trứng kiến vàng trong tổ có nhiều kiến thợ mang
trứng ngoài tự nhiên

26

Thờiliệu
gian ĐH
từ khiCần
kiến chúa
trứng
khi hình
nhộng
và thành
TrungBảng
tâm3.6Học
Thơđẻ@
Tàiđếnliệu
học thành
tập và
nghiên
cứu
trùng kiến đực

28


.

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Nhộng kiến chúa và nhộng kiến đực

19

Hình 2. A: Nhộng kiến đực
B: Nhộng kiến thợ

21

Hình 3. A: Tổ kiến sau 90 ngày thêm nhộng
B: Tổ kiến sau 90 ngày không thêm nhộng
Hình 4. Tổ kiến sau khi không còn nhận nhộng ở quần thể có thêm nhộng

22
24

Hình 5. A: Kiến thợ mang trứng (1), kiến thợ không mang trứng (2)
B: Trứng kiến thợ và kiến thợ mang trứng

25

Hình 6. A: Trứng trong tổ có kiến thợ mang trứng.
B: Hai dạng trứng trong tổ.


26

Hình 7: Từ trái sang phải là trứng; ấu trùng và nhộng kiến đực

27

chúa chưa bắt cặp trong phòng thí nghiệm
TrungHình
tâm8.(A)
HọcKiến
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(B)Kiến chúa chưa bắt cặp đẻ trứng.

ix

29


GIỚI THIỆU
Trong sản xuất nông nghiệp, nhiều loài kiến (Hymenoptera – Formicidae) không
những đóng vai trò là loài thiên địch quan trọng mà còn góp phần làm cân bằng môi trường
sinh thái. Kiến vàng Oecophylla smaragdina đã được sử dụng trong phòng trừ sinh học
trên nhiều loại cây trồng từ rất lâu đời tại nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, kiến vàng
cũng được sử dụng để phòng trừ dịch hại và cải thiện phẩm chất trái trên vườn cây có
múi.Tuy nhiên các đặc điểm sinh học có liên quan đến sự phát triển quần thể cũng như sinh
sản của loài này gần như chưa được nghiên cứu. Trong điều kiện tự nhiên sự phát triển của
quần thể kiến nói chung và kiến vàng nói riêng thường rất chậm. Do đó để sử dụng loài
kiến này một cách dễ dàng và tạo điều kiện cho quần thể kiến ban đầu phát triển nhanh

trong tự nhiên. Đề tài “Bước đầu khảo sát một số đặc điểm sinh học có liên quan đến
vấn đề nhân nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina (Hymenoptera – Formicidae)”
được thực hiện nhằm khảo sát một số đặc điểm sinh học từ đó tìm ra phương pháp phát

Trungtriển
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nhanh quần thể để phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp ngày càng bền vững ở nước
ta.
Để thực hiện đề tài, 4 nội dung nghiên cứu sau đây được thực hiện:
1. Khả năng sống sót của quần thể kiến khi không có kiến chúa
2. Khả năng chấp nhận cá thể từ quần thể khác của quần thể kiến mới được thiết lập
từ một kiến chúa.
3. Khảo sát khả năng đẻ trứng của kiến thợ
4. Khảo sát khả năng bắt cặp của kiến chúa trong điều kiện phòng thí nghiệm

1


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Một số đặc điểm chung của kiến vàng

1.1.1 Đặc điểm hình thái
Kiến vàng (Oecophylla smaragdina) thuộc tộc Oecophyllin, họ phụ Fomicinae, họ
Formicidae, bộ Hymenoptera. Kiến vàng được ghi nhận hiện diện tại các nước Châu Á,
Châu Phi, Châu Úc. Vào đầu thế kỷ IV, kiến vàng được sử dụng trong công tác phòng trừ
sinh học trên cây trồng tại miền Nam Trung Quốc (Huang và Yang, 1987). Tại Việt Nam
vào khoảng thế kỷ thứ I-IV người Việt Nam củng đã biết dùng kiến vàng (O.smaragdina)
để trừ sâu hại trên cam, chanh.

Theo Phạm Bình Quyền (1976) thì kiến là loài sống thành xã hội, trong xã hội có
sự phân chia hình thể khác nhau và đảm nhận nhiệm vụ khác nhau. Cũng theo Hoàn Đức
Nhuận và Nguyễn Đức Khảm (1993) xã hội loài kiến gồm chủ yếu: Kiến chúa, Kiến thợ và

TrungKiến
tâmđực.Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Garg (1978) trong một tổ kiến thường gồm một kiến chúa, kiến đực, kiến
thợ và kiến lính. Nhưng theo Van Mele and Nguyễn Thị Thu Cúc (2005) thì có 4 dạng
kiến: kiến chúa, kiến đực, kiến thợ lớn và kiến thợ nhỏ.
- Kiến chúa có kích thước lớn nhất trong tổ, có màu từ xanh đến nâu với bụng to,
mang nhiều trứng, bộ ngực nở nang. Vào giai đoạn đầu, kiến chúa cũng có cánh giống như
kiến đực nhưng sau khi bắt cặp, kiến chúa sẽ rụng cánh. Nhiệm vụ của kiến chúa là sinh
sản duy trì nòi giống.
- Kiến đực là những con kiến có kích thước rất nhỏ so với kiến chúa và cơ thể có
màu đen, có cánh, có cơ quan sinh dục phát triển, nhiệm vụ duy nhất là giao phối với kiến
chúa. Sau khi bắt cặp kiến đực chỉ sống trong thời gian ngắn.
- Kiến thợ nhỏ: có nhiệm vụ giống như vú em. Kiến thợ nhỏ sống chủ yếu trong tổ
và giữ nhiệm vụ chăm sóc ấu trùng.

2


- Kiến thợ lớn chiếm mật số cao nhất trong đàn và là những con kiến cái có cơ quan
sinh dục kém phát triển, chân chạy nhanh, các cơ quan cảm giác phát triển, có nhiệm vụ
tìm kiếm thức ăn để đưa về tổ nuôi cả bầy đàn và xây tổ.
1.1.2 Đặc điểm sinh học
Về cấu tạo cơ thể theo Shattuck và Barnett, 2001, cơ thể Kiến được chia ra làm 4 phần
chính: đầu (head), ngực (mesosoma), cuống bụng (gồm 2 phần là đốt bụng thứ nhất
(petiole) và đốt bụng thứ hai (post – petiole)) và cuối cùng là bụng (gaster).


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 1.1. Cấu tạo chung của kiến.

Theo Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh, 2002, do đốt bụng thứ nhất của Kiến
nằm thụt vào trong ngực nên phần bụng mà ta nhìn thấy bắt đầu từ đốt bụng thứ hai. Đốt
bụng này và có thể cả đốt tiếp theo thường thắt nhỏ lại thành cuống bụng, phần bụng còn
lại có dạng phình to. Cuống bụng có một đốt, râu đầu hình đầu gối, hàm có dạng kìm, gồm
hàm trên và hàm dưới. Hàm trên Kiến chúa và Kiến đực thường kém phát triển. Mắt kiến
gồm mắt đơn và mắt kép. Mắt kép của Kiến đực có nhiều mắt đơn nhất, kế đó là mắt kép
của Kiến chúa và cuối cùng là mắt kép của Kiến thợ.
Kiến chúa và Kiến đực có cánh phát triển, còn Kiến thợ không có cánh. Cánh Kiến
chúa sẽ rụng đi sau khi giao phối, Kiến đực thường không rụng cánh do chúng sẽ chết sau
khi giao phối một thời gian ngắn. Do không có cánh nên Kiến thợ có ngực nhỏ hơn so với

3


Kiến chúa, ngực Kiến thợ thường nhẵn, trong khi ngực Kiến chúa có các mảnh chitin cứng
và có nếp nhăn. Kiến đực có cơ thể nhỏ nhắn và bụng thon hơn so với Kiến chúa.
Theo Shattuck và Barnett, 2001, khi một đàn kiến vươn tới sự trưởng thành, lúc này
kiến chúa và kiến đực mới được sinh ra nhằm sản sinh ra một thế hệ tiếp theo. Những nhân
tố chủ yếu quyết định quá trình này là: mùa trong năm, lượng thức ăn có sẵn trong tổ cung
cấp cho sự phát triển của ấu trùng, kích cỡ và số lượng trứng được sinh ra, pheromone hoặc
hormone được tiết ra bởi kiến chúa và cuối cùng là độ tuổi của kiến chúa. Về mặt di truyền,
kiến cái (bao gồm kiến chúa và kiến thợ) ở thể lưỡng bội nên chúng sẽ tạo ra hai bản sao
của mỗi nhiễm sắc thể, trong khi con đực ở thể đơn bội nên chỉ có một bản sao duy nhất
của mỗi nhiễm sắc thể. Chính vì lý do này, khi trứng và tinh trùng kết hợp sẽ phát triển
thành con cái, trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành con đực.
- Trứng

Trứng có hình thoi được bao phủ bằng chất nhầy, màu trắng sữa. Theo theo Van
Mele and Nguyễn Thị Thu Cúc (2005), trứng có kích thước rất nhỏ, có hình bầu dục (0,5 x

Trung1 mm).
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Ấu trùng

Theo theo Van Mele và Nguyễn Thị Thu Cúc (2005), ấu trùng có hình dạng rất khác
với cha mẹ của chúng, chúng có lớp da mướt và trắng như sữa, không có chân và cánh.
Trong quá trình phát triền lớn lên, ấu trùng lột xác nhiều lần, sau khi phát triển đầy đủ, ấu
trùng hoá nhộng. Nhộng rất giống thành trùng nhưng cơ thể nhộng mềm, trắng, không ăn
và không di chuyển, sau một thời gian ngắn, nhộng hoá thành kiến trưởng thành
- Nhộng
Nhộng là nhộng trần, nằm trong kén tơ màu nâu vàng (Phạm Văn Lầm, 2002). Theo
Van Mele và Nguyễn Thị Thu Cúc (2005), nhộng có cơ thể mềm, trắng, không ăn và
không di chuyển, sau một thời gian ngắn, nhộng hoá thành kiến trưởng thành.

4


- Thành trùng
Kiến trưởng thành có râu màu đỏ và râu thì mảnh khảnh, kiến cái có kích thước lớn hơn
kiến đực (Puruthi và Mani, 1995; trích dẫn Nguyễn Văn Hùng,1995). Kiến cái có màu lục,
kiến thợ là những con kiến cái nhưng không cánh và có chiều dài 12 mm (Pate và Talger,
1956; trích dẫn Mai Văn Đồng, 2004).
Khi điều kiện thích hợp, kiến chúa và kiến đực ở một vùng nhất định sẽ rời khỏi tổ để
đi giao phối. Chính vì thế, một số lượng khổng lồ kiến đực và kiến chúa rời tổ trong cùng
một ngày. Đa số những ấu trùng cuối cùng còn lại sẽ nở muộn hơn một vài ngày. Kiến
chúa mới sau khi giao phối sẽ cố gắng xây dựng tổ mới; kiến đực thường chết sau vài ngày
sau khi chúng rời khỏi tổ.

1.1.3 Vòng đời của kiến vàng
Kiến chúa sau khi giao phối với kiến đực một thời gian thì bắt đầu dẻ trứng, thời gian
ấp trứng từ 4-8 ngày, ấu trùng có 4 tuổi, thời gian nhộng từ 5-7 ngày, vòng đời của kiến từ
19-32 ngày (Garg,1978; trích dẫn Nguyễn Văn Hùng, 1995). Chu kỳ sinh trưởng của kiến

Trungtừtâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trứng đến thành trùng kéo dài khoảng 26 ngày (Vauderiank, 1960; trích dẫn Nguyễn
Văn Hùng, 1995).

KIẾN CHÚA VÀ
KIẾN ĐỰC RỜI
KHỎI TỔ

KIẾN CHÚA VÀ
KIẾN ĐỰC GIAO
PHỐI.

KIẾN CHÚÁ VÀ
KIẾN ĐỰC MỚI
ĐƯỢC SINH RA

KIẾN CHÚA TÌM
CHỔ LÀM TỔ

LỨA KIẾN THỢ
ĐẦU TIÊN RA
ĐỜI

NHIỀU KIẾN

THỢ ĐƯỢC
SINH RA HƠN

Hình 1.1. Chu trình hình thành một tổ kiến.

5


1.2 Tập quán sinh sống
Theo ghi nhận của Nguyễn Thị Thu Cúc (1994) việc nuôi kiến vàng trên vườn cam,
quýt tại ĐBSCL đối với bà con nông đân là một việc làm không đơn giản. Cho đến nay sự
thành công của việc du nhập và định cư được kiến ở trong vườn đối với bà con trồng cam
quýt, ngay cả ngay cả những nông dân trồng cam quýt lâu đời vẫn còn phó thác rất nhiều
cho sự may rủi, vì có rất nhiều tổ kiến được du nhập nhưng không tồn tại.
1.2.1 Thức ăn của kiến vàng
Theo theo Van Mele and Nguyễn Thị Thu Cúc (2005), thức ăn của kiến rất đa dạng,
bao gồm cả hai nhóm: chất đạm và chất đường. Tuy nhiên không giống như những loài
kiến khác, kiến vàng thích chất đạm hơn đường. Chất đạm có thể được tìm thấy trong thịt,
cá, gà, chuột và chất đạm cũng hiện diện trong một nhóm đối tượng khác rất quan trọng đối

Trungvớitâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chúng ta, đó là côn trùng. Kiến vàng tìm kiếm thức ăn rất tích cực, kiến thường đem

thức ăn về tổ để ăn đồng thời để cung cấp cho ấu trùng và những cá thể kiến khác sống
trong tổ.
Theo S. O. Shattuck & N. J. Barnett, 2001, kiến là loài ăn thịt, hay ăn dịch ngọt của mật
hoa hay cộng sinh để ăn mật ngọt của các loài rệp, chúng giúp tiêu diệt các loài sâu bọ phá
hại cây trồng.
1.2.2 Tổ kiến

Kiến vàng thường thích làm tổ trên những cây cao, phần lớn là cây đa niên, đặc biệt
là những cây có lá to và mềm như: mãng cầu xiêm, cóc, mận, bình bát,…Tổ kiến có cấu
trúc bằng lá và cành cây liên kết lại với nhau bởi chất tơ trắng, trên một cây ngoài tổ chính
còn có thể có nhiều tổ phụ. Theo Garg (1938) và Hoàng Đức Nhuận (1993), tổ kiến là do
kiến thợ làm, kiến thợ sẽ cắn các mép lá kéo sát lại đồng thời tha những ấu trùng đến, ấu
trùng sẽ nhả tơ kết chặt lá lại với nhau.

6


Khi làm tổ kiến thường mang nhiều loài con côn trùng về tổ như: Coccids,
Rolistrococcus, Toxoptera aurntil và T.citricidus, đây là những loài côn trùng tiết ra dịch
ngọt làm thức ăn của kiến, đồng thời kiến sẽ bảo vệ những con côn trùng này tránh sự tấn
công của các loài thiên địch của chúng. Tuy nhiên theo Van Mele and Nguyễn Thị Thu
Cúc (2005) thì sự bộc phát những loài côn trùng chích hút tiết mật không bao giờ xảy ra
nếu ta chăm sóc tốt đàn kiến trong vườn và tránh sử dụng thuốc trừ sâu. Vì khi số lượng
mật nhiều hơn số lượng kiến cần, kiến có thể tiêu diệt một số côn trùng này.
Theo Van Mele and Nguyễn Thị Thu Cúc (2005) thì trong mỗi bầy đàn, có thể tìm thấy
một hoặc nhiều kiến chúa trong cùng một tổ (mùa khô) hoặc trong nhiều tổ (mùa mưa).
Những con kiến chúa trong cùng một tổ có thể chia kiến thợ để thành lập những quần thể
mới.
1.2.3 Sự hình thành quần thể mới
Theo Shattuck và Barnett (2001), sự hình thành một tổ kiến bắt đầu từ một con kiến

Trungchúa.
tâmKiến
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chúa sẽ bay khỏi tổ của chúng trong một khoảng thời gian với những con kiến
đực. Kiến chúa chọn một vị trí để gặp được kiến đực, nơi đó thường là những cây cao, bụi

rậm lớn hoặc đỉnh đồi, miễn sao chúng có thể tìm thấy nhau. Một con kiến chúa có thể giao
phối với 2 đến 40 con đực (Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh, 2002). Sau khi giao
phối xong, đa số kiến chúa sẽ chết, số kiến chúa còn lại sẽ tìm một nơi phù hợp để làm tổ.
Sau khi xác định được nơi phù hợp để làm tổ, kiến chúa sẽ cắn đứt đôi cánh của mình
vì chúng không còn cần sử dụng tới đôi cánh nữa. Trong suốt quá trình phát triển của
trứng, kiến chúa không rời khỏi tổ, ấu trùng lớn lên nhờ một loại dưỡng chất đặc biệt mà
mẹ chúng đã cho chúng.
Những con kiến thợ ở lứa đầu tiên thường có kích thước nhỏ hơn nhiều so với những
con kiến thợ ở những lứa sau đó vì kiến chúa chỉ tạo ra được một lượng thức ăn rất hạn chế
so với lượng thức ăn mà những con kiến thợ có thể cung cấp. Khi những con kiến thợ này
trưởng thành, chúng sẽ rời khỏi tổ, bắt đầu tìm kiếm thức ăn cho tổ và cho kiến chúa. Sau
một thời gian, những lứa kiến thợ tiếp theo trưởng thành, chúng sẽ đảm nhận hết việc chăm

7


sóc tổ và tìm kiếm thức ăn. Trong giai đoạn này, kiến chúa sẽ giảm hoạt động, nó chỉ việc
đẻ trứng và điều khiển hoạt động của tất cả kiến thợ bằng những chất hoá học mang thông
điệp mà chúng tiết ra.
1.2.4 Tập quán sinh sống và khả năng hoạt động của kiến
Trong tổ kiến, khả năng thay thế kiến chúa cũ bằng một kiến chúa mới là không thể xác
định trước được, điều này đảm bảo sự trung thành tuyệt đối của kiến thợ đối với kiến chúa.
Bản thân mỗi kiến thợ thường có khả năng sống trong vài năm nhưng điều này rất ít xảy ra,
chúng thường chết sớm hơn nhiều do việc tìm mồi thường rất nguy hiểm. Kiến đực sẽ ở lại
tổ trong vài tháng. Cuối cùng, hầu hết kiến đực cũng sẽ chết chỉ sau vài ngày khi chúng rời
khỏi tổ (Haskins, 1992; trích dẫn Nguyễn Đăng Khoa, 2007).
Theo Singh and Lal Behari (1966), mỗi tổ kiến vàng có thể có vài ngàn con sống trong
đó và cũng là nơi chúng đẻ trứng. Một con kiến chúa có thể đẻ rất nhiều con, mỗi tổ có thể
có đến 6.000 cá thể.


Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Huang và Yang (1987), kiến vàng có tập quán hoạt động ban ngày, ban đêm kiến
thường chui vào tổ, khi trời sáng, kiến bắt đầu rời khỏi tổ đi tìm thức ăn và những nhà
vườn thường dùng dây hoặc cành tre để cho kiến vàng bò từ cây này sang cây khác.
Theo Barzman, Mills và Nguyễn Thị Thu Cúc (1993), kiến vàng cũng như nhiều loài
kiến khác, là một trong những nhóm ăn mồi quan trọng nhất ở vùng nhiệt đới. Một tập
đoàn kiến từ một con kiến chúa duy nhất có thể tạo ra đến 500.000 kiến thợ, có khả năng di
chuyển, hoạt động trong phạm vi 1.600 m2.
Kiến vàng là nhóm hoạt động, săn mồi rất tích cực vào ban ngày đặc biệt từ 8-9 giờ
sáng cho đến 2 giờ chiều và cũng có thể hoạt động săn mồi cả ngày lẫn đêm, phát triển tốt
trong điều kiện nhiệt độ từ 26-34 oC và ẩm độ 62-90 % (Garg, 1978). Đây là loài ăn mồi rất
mạnh, thức ăn của kiến là các loài côn trùng và tất cả những gì mà chúng bắt được. Theo
Barzman, Mills và Nguyễn Thị Thu Cúc (1993), bằng phương pháp cung cấp mồi là sâu
xanh da láng (Spodoptera exigua) trên cây có kiến vàng, quan sát thấy kiến vàng có khả
năng phát hiện và tấn công mồi rất nhanh, chỉ sau một giờ đặt mồi đã có 60 % mồi bị tấn

8


công, sau 24 giờ thì tất cả mồi đều bị tấn công. Ngoài ra kiến vàng còn xua đuổi rầy chổng
cánh (Trần Thanh Liêm, 2000).
1.3 Vai trò của kiến vàng
1.3.1 Khả năng thiên địch
Theo Huang và Yang (1987) thì vai trò thiên địch của kiến vàng (O. smaragdina) đã
được ghi nhận từ những năm 304 - 877 sau công nguyên và sự đóng tổ của kiến vàng trên
cây cam có tác dụng bảo vệ cây tránh những tác hại của côn trùng, ngoài ra kiến vàng còn
có thể ngăn chặn được những loài côn trùng gây hại trên cây vải, đặc biệt là có khả năng
xua đuổi các côn trùng lớn như bọ xít hại vải T. papilosa. Kiến vàng được sử dụng trong
công tác phòng trừ sinh học trên cây trồng tại miền Nam Trung Quốc vào đầu thế kỉ IV

(Yang, 1984). Kiến vàng có khả năng giới hạn sự gây hại của bọ xít xanh (Rhynchocoris
humeralis), bọ xít vàng (Tessaratoma papillosa) (Way và Khoo, 1993; trích dẫn Trần
Thanh Liêm, 2000).

Trung tâmTheo
HọcBazman,
liệu ĐH
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nick Mills và Nguyễn Thị Thu Cúc (1993), tại Philipin ngay

từ

những năm 30, Kiến vàng có khả năng giới hạn sự gây hại của bọ xít xanh (Rhynchocoris
serratus) lẫn sâu đục vỏ trái trên cam. Tại Trung Quốc, các vườn cam quýt có nuôi kiến
vàng có tỉ lệ trái bị rụng do bọ xít xanh thấp hơn vườn có sử lí thuốc hoá học 60 % và thấp
hơn vườn không sử lí gì cả 40 %.
Kiến vàng là thiên địch quan trọng của sâu lá Penicillaria jocosatrix trên xoài
(Khoo, Oai và Ho,1993; trích dẫn Nguyễn Đăng Khoa, 2007). Kiến vàng đã được ứng
dụng thành công để phòng trừ côn trùng gây hại trên cây điều tại Úc. Với mật độ 50 – 200
con / cây kiến vàng có thể hạn chế rõ rệt sự gây hại của bọ xít (Miridae) và chuột trên cây
cacao (Way and Khoo, 1992; trích dẫn Trần Thanh Liêm, 2000).
Kiến vàng tấn công hữu hiệu một số loài sâu hại khác trên dừa và ấu trùng, nhộng
của bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longgissima. Đây là một loài dịch hại mới bộc phát và
gây hại nặng từ tháng 4 năm 1999 tại ĐBSCL (Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, 2001)

9


Tại Việt Nam theo Phạm Bình Quyền (1976), vào khoảng thế kỷ thứ I – IV người
dân đã biết sử dụng kiến vàng để trừ sâu hại. Kiến vàng có vai trò làm giảm mật số của một

số loài côn trùng gây hại khá qua trọng trên cam, quýt như rầy mềm, bọ xít xanh, sâu cam
(Papillo sp) (Võ Thanh Xuân,1974; trích dẫn Trần Thanh Liêm, 2000).
Kiến vàng có hiệu quả phòng trừ các loại côn trùng phá hại cam, quýt, chanh như
bọ xít, rệp dính. Theo kết quả điều tra của Trần Thị Hồng Hoa (1978), các nhà vườn ở Ô
Môn cho rằng nuôi kiến vàng trên các vườn cam, quýt sẽ giảm mật số của bọ xít xanh rất
nhiều. Theo Dương Minh (1994), kiến vàng là thiên địch để diệt: sâu ăn lá, rầy mềm, sâu
vẽ bùa, rệp dính,… trên cam, quýt.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv (1994), chỉ sau 24 giờ khi tiếp xúc với kiến vàng,
mật số của Diaphorina citri có thể giảm đến 62,7 %, kiến vàng tấn công chủ yếu giai đoạn
trứng của Diaphorina citri. Kết quả điều tra khảo sát về mức độ nhiễm bệnh Greening ghi
nhận: bệnh vàng lá gân xanh thường rất trầm trọng trên vườn hoàn toàn không có kiến và
lại nhẹ hoặc hoàn toàn không nhiễm trên những vườn có nuôi kiến nhiều. Trên những cây

Trungcótâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
kiến vàng hầu như không phát hiện sự hiện diện của rầy chổng cánh (Diaphorina citri).
Trái lại mật số của rầy chổng cánh thường rất cao trên những cây không có kiến (Nguyễn
Thị Thu Cúc và ctv , 1994).
1.3.2 Tác động của kiến vàng đối với chất lượng trái

Trước đây nông dân vùng ĐBSCL có truyền thống nuôi kiến vàng trên vườn cây ăn
trái mà đặc biệt là trên vườn trồng cam, quýt để diệt trừ sâu hại và làm tăng chất lượng trái.
Theo ghi nhận thì nhiều nhà vườn trồng cam, quýt có nhận xét rằng: nếu có kiến vàng
trong vườn thì trái cam, quýt sẽ bóng, ngọt và nhiều nước hơn. Theo Van Mele and
Nguyễn Thị Thu Cúc (2005) thì các loại trái cam, quýt được sản xuất từ vườn có nuôi kiến
vàng thì có chất lượng trái cao hơn, bóng hơn, ngọt hơn và an toàn hơn so với những vườn
không nuôi kiến vàng, phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.

10



Tuy nhiên, trong những năm gần đây sự hiện diện của kiến vàng trên vườn trồng
cam, quýt bị giảm rõ rệt (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2001, thông tin cá nhân). Và khác với
những đánh giá tại những vùng khác thuộc châu Á, nông dân trồng cam, quýt tại ĐBSCL
gần như hoàn toàn không biết rõ về vai trò thiên địch của kiến vàng mà hầu hết cho rằng
kiến vàng có ích là do nó làm cho trái cam, quýt có chất lượng tốt hơn (bóng, ngọt hơn và
có nhiều nước hơn), giống như là tác động của phân bón (Barzman, Mills và Nguyễn Thị
Thu Cúc,1994).
Theo kết quả điều tra của Trịnh Văn Lên (1986), thì hầu hết các vườn trồng cam,
quýt tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đều có nuôi kiến vàng. Các vườn có kiến vàng thì
trái không bị chai, cứng, không có kiến đen và giảm tác hại của bọ xít cam. Kiến vàng có
thể là thiên địch của kiến đen và rệp sáp.
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Hùng (1995), đối với những vườn có kiến
vàng thì phần lớn (80,37 %) là những vườn đã cho trái, nông dân cho rằng giai đoạn này
việc nuôi kiến vàng có tác dụng làm cho trái bóng láng, nhiều nước, vị ngọt.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.3.3 Tác động đến môi trường và tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật
- Tác động đến môi trường
Theo Van Mele và Nguyễn Thị Thu Cúc (2005), khi sử dụng tốt kiến vàng, sẽ ít cần
đến thuốc trừ sâu, những loại thuốc làm ô nhiễm không khí và đất cũng như gây hại đến
tôm, cá trong nước. Làm cho vườn cây có múi trở nên hài hoà với thiên nhiên: chim chóc
và ong sẽ bị hấp dẫn đến vườn, những loài thiên địch khác như các loại ong, ruồi kí sinh sẽ
bay đến giúp bảo vệ vườn cây tốt hơn.
- Tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nghiên cứu đã cho thấy trên những
vườn cam, quýt có nuôi kiến vàng, chi phí cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giảm 25
– 50 % so với vườn không sử dụng kiến vàng, trong khi năng suất trái không thay đổi, từ


11


đó làm tăng thêm thu nhập cho nhà vườn. Kiến vàng không những đã được sử dụng rất có
lợi trên các vườn cây ăn trái ở nhiều nước trên thế giới. Tại Úc, chất lượng và năng suất
cây điều cũng cao hơn trên những vườn cây có kiến vàng hiện diện và không sử dụng hoá
chất bảo vệ thực vật, so với những vườn có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ
dịch hại (Van Mele và Nguyễn Thị Thu Cúc, 2005).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

12


CHƯƠNG II
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Thời gian thực hiện các thí nghiệm: từ 01/2008 – 04/2008.
Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới, bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ
2.1.2 Phương tiện thí nghiệm.
- Cây bưởi được trồng trong nhà lưới dùng để nuôi kiến, chậu sành, phân bón.
- Tổ kiến thu ngoài tự nhiên với đầy đủ các giai đoạn phát triển của kiến : trứng, ấu trùng,

Trungnhộng
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Tổ kiến chỉ có kiến thợ.
- Tổ kiến mới thiết lập khoảng 1 tháng, chỉ có khoảng 5 - 6 kiến thợ.

- Kiến chúa chưa phân đàn, kiến đực, kiến thợ.
- Nhộng kiến thợ lớn.
- Thức ăn cho kiến: cá nhỏ, côn trùng, mật ong 50 %,…
- Hộp nhựa lớn dùng nuôi kiến và hộp nhựa các loại.
- Các vật dụng như: kẹp, kéo, kính lúp, bình phun sương, bông gòn, kim dùng kết tổ.

13


2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Khả năng sống sót của quần thể kiến khi không có kiến chúa
* Mục đích
Theo ghi nhận của nhiều tác giả thì một số loài kiến khi không còn kiến chúa thì
quần thể sẽ mất sau đó. Thí nghiệm nhằm khảo sát khả năng sống sót và tạo lập kiến chúa
của một quần thể khi không có sự hiện diện của kiến chúa trong tổ.
* Phương pháp
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại là một
quần thể.
- Các tổ kiến thu ngẫu nhiên từ các quần thể khác nhau ngoài tự nhiên đem về loại
bỏ kiến chúa nhưng còn đủ các thành phần và giai đoạn phát triển như: Trứng, ấu trùng,
nhộng kiến thợ, thành trùng kiến thợ lớn và kiến thợ nhỏ.
- Các tổ kiến vàng sau đó được nuôi trên những cây bưởi (1 tổ nuôi trên 2 – 3 cây

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

bưởi cao 0,82 – 1,04 m) tại nhà lưới Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh

Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
- Thức ăn được cung cấp hằng ngày bao gồm: mật ong 50%, cá, côn trùng…
* Chỉ tiêu theo dõi

Hàng tuần quan sát:
- Có sự xuất hiện ấu trùng, nhộng và thành trùng kiến chúa.
- Thời gian xuất hiện ấu trùng, nhộng và thành trùng kiến chúa.
2.2.2 Biện pháp nhân nhanh kiến thợ của quần thể kiến mới được thiết lập từ một
kiến chúa.
* Mục đích
Do trong điều kiện từ nhiên sự phát triển của một quần thể kiến vàng từ một kiến chúa
rất chậm. Thí nghiệm được thực hiện để khảo sát khả năng chấp nhận các cá thể từ quần

14


×