Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của một số CHỦNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRIỂN VỌNG TRONG KIỂM SOÁT BỆNH héo rủ DO nấm FUSARIUM OXYSPORUMTRÊN cây cà CHUA TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

HÀ THỊ OANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN
Trung VÙNG
tâm Học
ĐH Cần
ThơTRONG
@ Tài liệu
họcSOÁT
tập vàBỆNH
nghiênHÉO
cứu
RỄliệu
TRIỂN
VỌNG
KIỂM
RỦ DO NẤM FUSARIUM OXYSPORUM TRÊN CÂY CÀ
CHUA TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC
(K30: 2004 – 2008)

Cần Thơ, 5/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học với đề tài

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN
VÙNG RỄ TRIỂN VỌNG TRONG KIỂM SOÁT BỆNH HÉO
RỦ DO NẤM FUSARIUM OXYSPORUM TRÊN CÂY CÀ
CHUA TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do sinh viên Hà Thị Oanh thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày… tháng 5 năm 2008
Cán bộ hướng dẫn

Th.S Trần Vũ Phến


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Nông Học với tên:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN VÙNG RỄ

TRIỂN VỌNG TRONG KIẾM SOÁT BỆNH HÉO RỦ DO NẤM
FUSARIUM OXYSPORUM TRÊN CÂY CÀ CHUA TRONG ĐIỀU
KIỆN NGOÀI ĐỒNG

Trung tâm
Học
liệu
Cầnthực
Thơ
liệu
học
Do sinh
viên
Hà ĐH
Thị Oanh
hiện@
vàTài
bảo vệ
trước
hộitập
đồngvà nghiên cứu
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .............................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá mức: .................................................................
DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày…tháng 5 năm 2008
Chủ tịch Hội đồng



LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Hà Thị Oanh
Nơi sinh: xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
Họ tên cha: Hà Minh Lợi
Họ tên mẹ: Dương Thị Mai
Quá trình học tập:
− 1990-1995: học tiểu học tại trường tiểu học Bình Phú 1
− 1995-1999: học THCS tại trường phổ thông trung học Tân Hồng
− 1999-2002: học THPT tại trường phổ thông trung học Tân Hồng
− 2004-2008: học đại học tại trường Đại Học Cần Thơ, ngành
Nông Học khoá 30, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha, mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.
Thành kính ghi ơn,
Thầy Trần Vũ Phến đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Quý thầy cô trong khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng trường Đại Học
Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tại trường.
Chân thành biết ơn,
Chị Phan Thị Hồng Thuý và các anh chị trong bộ môn bảo vệ thực vật đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Thành thật cảm ơn,
Các bạn Nông Học 30 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện

đề tài. Chúc các bạn hạnh phúc, sức khoẻ và thành đạt trong tương lai.
Trân trọng!
Thịvà
Oanh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu họcHàtập
nghiên cứu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn
Hà Thị Oanh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

L ƯỢC SỬ CÁ NHÂN ........................................................................................ iv
L Ờ I C Ả M T Ạ .........................................................................................................v
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... vi
MỤC LỤC................................................................................................................ vii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... xi
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................ xii

T ÓM L ƯỢC ......................................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CH ƯƠNG 1 .............................................................................................................2
L ƯỢC K HẢO TÀI LIỆ U ....................................................................................2
1 .1 . ĐẶC T ÍNH TH ỰC VẬT CỦA CÂY CÀ CHUA .............................2
1.1.1. Rễ ............................................................................................................2
1.1.2. Thân .......................................................................................................2

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1.1.3. Lá ............................................................................................................2
1.1.4. Hoa .........................................................................................................3
1.1.5. Quả .........................................................................................................3
1.1.6. Hạt ..........................................................................................................3

1 .2 . YÊU CẦU Đ IỀ U K IỆN NGOẠ I CẢN H ............................................3
1.2.1. Nhiêt độ......................................................................................................3
1.2.2. Ánh sáng ....................................................................................................3
1.2.4. Đất..............................................................................................................4
1.2.5. Chất dinh dưỡng ........................................................................................4
1 .3 . KỸ THU ẬT T RỒN G ...............................................................................5
1.3.1. Bố trí cây trồng .........................................................................................5
1.3.2. Chuẩn bị đất trồng .....................................................................................5
1.3.3. Chuẩn bị cây giống ....................................................................................5
1.3.4. Chăm sóc....................................................................................................5
1.3.5. Bón phân ....................................................................................................6


1 .4 . CÁC L OẠ I GI ỐNG CÀ CHU A ............................................................6
1 .5 . BỆNH HÉO RỦ DO N ẤM Fusarium oxysporum f.sp .

lycopersici. ..........................................................................................................7
1.5.1. Tác nhân, triệu chứng và thiệt hại. ............................................................7
1.5.2. Phân loại ....................................................................................................8
1.5.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái......................................................................8
1.5.3.1. Đặc điểm sinh học .....................................................................8
1.5.3.2. Sinh thái ........................................................................................9
1.5.4. Phân bố và ký chủ......................................................................................9
1.5.4.1. Phân bố ..........................................................................................9
1.5.4.2. Kí chủ ............................................................................................9
1.5.5. Sự lưu tồn của nấm Fusarium ..................................................................10
1 .6 . BỆNH KH Ả M ..........................................................................................11
1.6.1. Bệnh virus vàng xoăn lá cà chua (Tomato Yellow Leafcurf Virus)........12
1.6.1.1. Tác nhân, triệu chứng và thiệt hại .....................................12

Trung tâm 1.6.1.2.
Học liệu
ĐHđiểm
Cầnphát
Thơ
@ và
Tàiphát
liệutriển
họcbệnh
tập .............................12
và nghiên cứu
Đặc
sinh
1.6.1.3. Biện pháp phòng trừ ...............................................................13
1 .7 . MỐ I QUAN H Ệ G I ỮA CÁ C V I SIN H VẬT TRONG VÙNG
RỄ .........................................................................................................................13

1.7.1. Sự phân bố vi sinh vật quanh rễ cây ........................................13
1.7.2. Vai trò của vi sinh vật vùng rễ trong phòng trừ sinh học .14
1.7.3. Tác động qua lại giữa các chủng vi sinh vật trong đất ......14
1 .8 . KÍCH THÍCH T ÍNH KHÁNG B Ệ NH B ẰNG VI KHU ẨN ........15
1 .9 . CƠ CHẾ ĐỐI KHÁNG C ỦA V I K H UẨN ......................................15
1 .1 0 . KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH SINH TR ƯỞNG C ỦA V I
KHU ẨN VÙNG R Ễ .........................................................................................17
1 .11 . CÁC NGH IÊN C ỨU Ứ NG D ỤNG PGPR TRONG NÔNG
NGHIỆ P . .............................................................................................................17


CH ƯƠNG 2 ...........................................................................................................21
PH ƯƠNG T IỆN – P H ƯƠNG PH ÁP ..............................................................21
2 .1 . PH ƯƠNG T IỆ N .......................................................................................21
2.1.1. Thời gian và địa điểm làm thí nghiệm.....................................................21
2.1.2. Nguồn vi sinh vật đối kháng làm thí nghiệm...........................................21
2.1.3. Nguồn nấm dùng làm thí nghiệm ............................................................21
2.1.4. Các môi trường dùng để nuôi cây vi sinh vật ..........................................21
2.1.5. Nguồn giống ............................................................................................22
2.1.6. Đất trồng cà chua .....................................................................................22
2.1.7. Các vật liệu, dụng cụ dùng làm thí nghiệm .............................................22
2.1.8. Các hóa chất dùng làm thí nghiệm ..........................................................23
2.1.9. Các khâu chuẩn bị:...................................................................................23
2.2. TIẾN HÀNH ..................................................................................................23
2 .2 .1 . C ác ch ỉ tiêu th eo dõ i: ...................................................................24
2.2.2. Phân tích số liệu.......................................................................................25

TrungChư
tâmơng
Học

liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3 ................................................................................................................26
KẾ T QUẢ VÀ TH ẢO L UẬN ..........................................................................26
3 .1 . T ỔNG QUÁT V Ề THÍ NGHIỆ M .......................................................26
3 .1 .1 . T ìn h h ìn h tă ng trư ởng và phát tri ển ........................................26
3 .1 .2 . T ìn h h ìn h sâu hạ i khác .................................................................26
3 .1 .3 . T ìn h h ìn h bệ nh h ạ i .........................................................................27
3 .2 . HIỆ U Q UẢ PHÒNG TR Ị BỆ NH HÉO RŨ CÀ CHUA ...............27
3 .2 .1 . T ỉ lệ bện h củ a c á c n g h i ệ m thứ c ................................................27
3 .2 .2 . Chỉ số bệnh của c á c n g h i ệ m thứ c .............................................28
3 .3 . T HÀNH PH ẦN CỦA MỘT S Ố V I S INH V ẬT H IỆ N D IỆ N
TRONG ĐẤT T RƯỚC VÀ SAU KHI THÍ NGHIỆM ..........................31
3 .4 . KHẢ NĂNG K ÍCH TH ÍCH T ĂNG TR ƯỞNG C ỦA C Á C
CHỦ NG VI KHU ẨN VÙNG R Ễ .................................................................33
3 .4 .1 . S ự phát triển ch iều cao cây ........................................................33
3.4.2. Tỉ lệ trổ hoa..............................................................................................35


3.4.3. Trọng lượng thân .....................................................................................36
3.4.4 Trọng lượng rễ ..........................................................................................37
3.4.5. Năng suất trái ...........................................................................................38
3 .5 . NHỮ NG B Ệ NH PH ÁT S INH ..............................................................41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................47
a. Kết luận..............................................................................................................47
b. Đề nghị: .............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................48
PHỤ BẢNG ..............................................................................................................52

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa

Trang

1. Tỉ lệ bệnh héo rũ cà chua (%)............................................................................. 27
2. Chỉ số bệnh héo rũ cà chua (%).......................................................................... 28
3. Phân lập mẫu đất trước khi chủng vi khuẩn đối kháng (cfu/gam đất) ............... 31
4. Phân lập mẫu đất sau khi chủng vi khuẩn đối kháng ......................................... 32
5. Chiều cao cây (cm) ............................................................................................ 33
6. Tỉ lệ (%) trổ hoa vào 10 NSKT ......................................................................... 35
7. Khối lượng thân (kg/cây).................................................................................... 36
8. Khối lượng rễ (kg/cây) ...................................................................................... 37
9. Năng suất trái (tấn/ha) ........................................................................................ 38
10. Tỉ lệ (%) bệnh khảm vàng xoăn lá cà chua ........................................................ 41

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


DANH SÁCH HÌNH
Bảng

Tựa

Trang

1. Chu trình của bệnh héo cây do nấm Fusarium oxysporum f.sp. udum ............. 10

2. Khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum vùng rễ................. 30
3. Khả năng khích thích tăng trưởng về trọng lượng thân của các chủng vi khuẩn
vùng rễ ................................................................................................................ 40
4. Khả năng khích thích tăng trưởng về trọng lượng rễ của các chủng vi khuẩn
vùng rễ ................................................................................................................ 40
5. Khả năng khích thích tăng trưởng về năng suất trái của các chủng vi khuẩn vùng
rễ ......................................................................................................................... 41
6. Kh ả năng kháng bệ nh kh ảm vàng xo ăn lá cà chua của các chủng
vi khu ẩn vùng rễ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 3
7. Mật số Pseudomonas phát huỳnh quang trước và sau khi phân lập mẫu đất .... 44
8. Mật số nấm Fusarium oxysporum trước và sau khi phân lập mẫu đất............... 44
9. Mật số chi Bacillus so với đối chứng ................................................................. 45
MậtHọc
số Pseudomonas
phát huỳnh
so với
đốihọc
chứng.................................
45
Trung10.tâm
liệu ĐH Cần
Thơquang
@ Tài
liệu
tập và nghiên cứu
11. Khả năng kích thích tăng trưởng so với đối chứng ............................................ 46
12. Khả năng kích thích tăng trưởng và kích kháng bệnh héo rũ ............................ 46
13. Ruộng cà được rãi vôi bột cách ly giữa các nghiệm thức .................................. 46
14. Thu hoạch cà chua .............................................................................................. 46



Hà Thị Oanh. 2008 “Đánh giá hiệu quả của một số chủng vi khuẩn vùng rễ
triển vọng trong kiểm soát bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporm trên cây cà
chua trong điều kiện ngoài đồng”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, Khoa
Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn
Trần Vũ Phến.

TÓM LƯỢC
Đề tài “đánh giá hiệu quả của một số chủng vi khuẩn vùng rễ triển vọng trong
kiểm soát bệnh héo rẻ do nấm Fusarium oxysporum trên cây cà chua trong điều kiện
ngoài đồng” được thực hiện tại trại thực nghiệm, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 02/2008 đến tháng 05/2008.
Nguồn vi sinh vật đối kháng làm thí nghiệm
− Bốn chủng vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng (PGPRs): Tbt1.17.1.1e,
P4.10.18et, P3: Tbt1.18.1et, P4: T4.6t đã được đánh giá triển vọng qua các khảo sát
trước (Luân, 2007; Cần, 2007; Hằng, 2008) được trữ trong glycerol 15% ở -200C:
− Nấm Fusarium oxysporum được tái phân lập từ cây cà chua bị nhiễm bệnh
sau đánh giá khả năng gây bệnh theo qui trình Koch, trữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ
40C trong ống nghiệm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kết quả thí nghiệm cho thấy:

Chủng P4.10.18et có khả năng kiểm soát bệnh héo rũ cao nhất đạt 37%, hai
chủng Tbt1.17.1.1e và Tbt1.18.1et cũng có hiệu quả nhưng kém hơn (vì khả năng
kiểm soát bệnh héo rũ cao hơn ĐC2 nhưng tương đương với ĐC1).
Chủng P4.10.18et giúp cây phát triển chiều cao, tỉ lệ trổ hoa sớm, tăng trọng
lượng thân, rễ và cho năng suất trái cao hơn so với không có chủng vi khuẩn PGPR
Ngoài ra chủng P4.10.18et còn có khả năng ức chế một phần nào bệnh khảm
vàng xoăn lá cà chua. Đây là chủng có triển vọng cần tiếp tục khảo sát thêm.



MỞ ĐẦU
Trong các loại rau màu, cà chua là một loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng và
giá trị kinh tế cao.Trồng cà chua không chỉ giúp cho các hộ nông dân nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống mà còn giúp một phần cải thiện bữa ăn. Tuy cà chua có giá
trị kinh tế như vậy nhưng việc mở rộng diện tích trồng vẫn hạn chế mà một trong
những nguyên nhân là bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây hại, làm ảnh
hưởng đến năng suất và hiệu quả canh tác. Việc phòng trị loại nấm này thường rất
khó khăn do chúng có phạm vi ký chủ rộng, có khả năng bán ký sinh và hoại sinh
nên lưu tồn rất hữu hiệu trong đất (Đỗ Tấn Dũng, 20001). Từ trước đến nay người
sản xuất thường dùng các loại thuốc hoá học với liều lượng cao để phòng chống
nhưng hiệu quả thấp. Nhiều nơi, phun thuốc hoá học không đem lại kết quả mà còn
gây ô nhiểm môi trường và tác động xấu đến sức khoẻ con người.
Phòng trừ sinh học là một trong những chiến lược nhằm để phòng trừ các
bệnh hại có nguồn gốc từ đất và các nghiên cứu trong hơn thập niên qua, đã phân
lập từ các đất không bị nhiểm bệnh trong tự nhiên, và ghi nhận có nhiều chủng vi
khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng (plant growth-promoting rhizobacteria=
PGPR), trong số đó, có những chủng có khả năng giúp giảm các bệnh có nguồn gốc
đất theo
chế đối
cả một
cơ tập
chế khích
kháng lưu
dẫn
Trungtừtâm
Họccơliệu
ĐHkháng,
Cần và

Thơ
@ số
Tàibệnh
liệutheo
học
và nghiên
cứu
(induced systemic resistance=ISR). Trong các khảo sát về ISR, đa số các nghiên
cứu đã bắt đầu tập trung chủ yếu trên vi khuẩn phát huỳnh quang Pseudomonas
fluorescens được chú ý khai thác và có nhiều ứng dụng trong sản xuất (Nelson,
2004). Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu và ứng dụng nhóm vi khuẩn vùng rễ
vùng rễ kích thích tăng trưởng nầy để quản lý các bệnh hại có nguồn gốc từ đất ở
Việt Nam. Võ Minh Luân (2007), ghi nhận có những chủng PGPR có triển vọng
trong quản lý bệnh nầy, tuy nhiên việc đánh giá cũng mới ở bước đầu. Từ đó đề tài
đề tài được thực hiện nhằm bước đầu ứng dụng các PGPR có khả năng kích kháng
hoặc đối kháng với sinh vật gây bệnh trong quản lý các bệnh có nguồn gốc từ đất,
trước mắt là bệnh do nấm Fusarium oxysporum.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY CÀ CHUA
Tên tiếng Anh: Tomato
Tên khoa học: Lycopersicum esculentum, Mill
Theo Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc (1999), thì cà chua có
một số đặc điểm thực vật như sau:

1.1.1. Rễ

Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triễn rễ phụ rất lớn.
Trong điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng mạnh ăn sâu 1 – 1,5m và rộng 1,5
– 2,5m, vì vậy cà chua chịu hạn tốt. Khi cấy, rễ chính bị đứt, bộ rễ phụ phát triển và
phân bố rộng nên cây cũng chịu được điều kiện khô hạn. Bộ rễ ăn sâu, cạn, mạnh
hay yếu điều liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của bộ phận trên mặt
đất. Do đó khi trồng cà chua tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn
với điều
trồng
tự Cần
nhiên. Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trungsotâm
Họckiện
liệu
ĐH
Trên thân cà chua, ở bất cứ nơi nào nếu gặp điều kiện thuận lợi cũng tạo rễ bất
định, vì vậy kích thích ra rễ của các phần của cây chẳn hạn như chồi nách đều có
thể tạo cây mới để trồng.

1.1.2. Thân
Tuỳ khả năng tăng trưởng và phân nhánh các giống cà chua được chia làm bốn
dạng hình:
− Dạng sinh trưởng hữu hạn (determinate)
− Dạng sinh trưởng vô hạn (indeterminate)
− Dạng sinh trưởng bán hữu hạn (semideterminate)
− Dạng lùn (dwarf)

1.1.3. Lá
Lá thuộc lá kép lông chim lẻ có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có một lá riêng gọi là
đính. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tuỳ giống. Phiến lá thường phủ lông
tơ. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu tiên.


2


1.1.4. Hoa
Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Số lượng hoa trên
chùm thay đổi tuỳ giống và thời tiết, thường từ 5- 20 hoa. Hoa dính vào chùm nhờ
cuống ngắn. Phát hoa có thể không phân nhánh, phân nhánh 2 hay nhiều lần tuỳ
giống, tuy nhiên dạng phát hoa cũng thay đổi theo điều kiện môi trường.
1.1.5. Quả
Quả thuộc dạng mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài.
Vỏ quả có thể nhẵn hay có khía. Màu sắc của quả thay đổi tuỳ giống và điều kiện
thời tiết.

1.1.6. Hạt
Hạt cà nhỏ dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm trong buồng
chứa nhiều dịch bào kiềm hảm sự nẩy mầm của hạt. Trung bình có 50- 350 hạt
trong quả. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5 – 3,5g.

1.2. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
1.2.1. Nhiêt độ

Trung tâmCàHọc
Cần
@được
Tài nhiệt
liệu độ
học
và rất
nghiên

cứu
chualiệu
thíchĐH
khí hậu
ấmThơ
áp chịu
caotập
nhưng
mẫn cảm
với
nhiệt độ thấp. Cà chua có thể sinh trưởng và phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 15
đến 35oC, nhiệt độ thích hợp từ 22-240C (Tạ Thu Cúc, 2003). Theo Trần Khắc Thi
(1996), hạt nẩy mầm tốt nhất ở nhiệt độ từ 25-280C.
Khi nhiệt độ ban ngày là 240C và nhiệt độ ban đêm là 150C sẽ kích thích hình
thành phân hoá mầm hoa, nhiệt độ tối hảo cho cà chua đậu trái ban ngày là 27-300C
và ban đêm là 17-200C (Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc,1999).

1.2.2. Ánh sáng
Cà chua là cây ưa sáng, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2000 – 3000
lux. Để hình thành cơ quan sinh sản,ra hoa đậu trái cường độ ánh sáng cần thiết phải
cao hơn 4000 – 6000 lux. Cà chua ít phản ứng với độ dài ngày, nhưng rất nhạy cảm
với tổng nhiệt lượng của ánh sáng. Cà thích ánh sáng trực xạ hơn tán xạ. Trong điều
kiện thời tiết âm u, nhiều mây mù, phẩm chất cà bị giảm (Trần Thị Ba, Trần Thị
Kim Ba và Phạm Hồng Cúc,1999).

1.2.3. Nước
Nước là yếu tố quạn trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh lý cơ bản như: quang
hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát triển…( Tạ Thu Cúc, 2003). Khi mới trồng tưới 13



2 lần để cây bén rễ, sau đó chỉ cần tưới giữ ẩm. Cà chua cần nhiều nước lúc ra hoa
rộ và phát triển trái ( Trần khắc Thi, 1996). Nếu gặp mưa nhiều vào thời gian chín
sẽ làm trái bị nứt (Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc,1999).

1.2.4. Đất
Đất thích hợp với cà chua là đất thịt trung bình, đất thịt pha cát, giàu mùn, tơi
xốp, tưới tiêu thuận lợi, độ pH từ 5,5-7 (Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm
Hồng Cúc,1999). Điều chỉnh độ pH trong đất bằng cách bón vôi (Tạ Thu Cúc,
2003). Không được trồng cà chua trên loại đất mà trước đó trồng cây cùng họ cà,
nhất là khoai tây. Cà chua trồng tốt nhất sau vụ: cải bắp hoặc dưa leo, những loại
cây cân bón nhiều lân hữu cơ và đạm (Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm
Hồng Cúc,1999).

1.2.5. Chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng có tính quyết định đến năng suất và phẩm chất quả là:
− Đạm (N): thúc đẩy sự sinh trưởng thân, lá, giúp cây phân hoá hoa sớm, số
lượng hoa trên cây nhiều, hoa to, tăng khối lượng quả, và tăng năng suất trên đơn vị
diện tích (Tạ Thu Cúc, 2003). Thừa đạm làm giảm kích thước, màu sắc, phẩm chất
lượng
khôĐH
hoà Cần
tan trong
trái,@tăng
axit học
của trái
và và
tăngnghiên
bệnh thốicứu
đích
Trungtrái,

tâm
Họcchất
liệu
Thơ
Tàiđộliệu
tập
trái (Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc,1999).
− Lân (P): Kích thích hệ rễ sinh trưởng, hình thành chùm hoa sớm, hoa nở
sớm, chín sớm và rút ngắn thời gian sinh trưởng (Tạ Thu Cúc, 2003). Dạng phân
thích hợp bón cho cà chua là nitro-phosphat và superphosphat (Trần Thị Ba, Trần
Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc,1999).
− Kali (K): trong thời kì bắt đầu ra hoa và hình thành quả, cây sử dụng kali
nhiều nhất, kali làm cây cứng chắc (Tạ Thu Cúc, 2003). Kali giúp giảm thiệt hại do
nấm Cladosporium, Verticillum, Botrytis và Diplodia gây ra (Trần Thị Ba, Trần Thị
Kim Ba và Phạm Hồng Cúc,1999).
− Canxi (Ca): thiếu canxi cà chua bị bệnh thối đầu quả, bón lót canxiclorua
(CaCl2) trong mọi trường hợp làm giảm bệnh thối đầu quả (Tạ Thu Cúc, 2003).
Ngoài ra còn một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cà chua như: Bo, Mn,
Zn,…
Cà chua cần Kali nhiều nhất, sau đó là Đạm và Lân (Trần Khắc Thi, 1996).

4


1.3. KỸ THUẬT TRỒNG
1.3.1. Bố trí cây trồng
Cần luân canh cà chua với cây trồng nước, đặc biệt là cây lúa nước thì hiệu
quả phòng ngừa bệnh trong đất rất cao (Tạ Thu Cúc, 2003). Không luân canh cây cà
chua với cây cùng họ cà (ớt, khoai tây, cà, thuốc lá), vì chúng có cúng nhóm sâu
bệnh. Công thức luân canh có hiệu quả cao là: lúa mùa sớm – cà chua – lúa xuân.

Đất bãi phù sa ngoài đê, có thể luân canh cà chua với cây họ thập tự (Nguyễn Văn
Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003).

1.3.2. Chuẩn bị đất trồng
Đất được làm nhỏ, tơi xốp và lên luống cao. Cần xử lý đất vườn ươm trước khi
gieo, làm sạch cỏ và đủ ẩm để cây con sinh trưởng khoẻ (Nguyễn Văn Viên và Đỗ
Tấn Dũng, 2003).

1.3.3. Chuẩn bị cây giống
Tuổi cây giống ở vườn ươm vụ sớm khoảng 8-10 ngày, vụ chính khoảng 2530 ngày, vụ xuân hè khoảng 40-45 ngày (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng,
2003). Lượng hạt giống 300-500 gam gieo trên diện tích 200-300m2 là đủ cây con
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cấy cho 1 ha. Trước khi gieo nên xử lý hạt bằng nước nóng hay dung dịch HCL
20% trong 30 phút sau đó rữa lại bằng nước sạch để ngừa bệnh virus hoặc khử hạt
bằng Thiram hay Captan nồng độ 2-3gam/kg hạt (Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và
Phạm Hồng Cúc,1999).

1.3.4. Chăm sóc
Theo Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc, (1999) thì tùy theo
dạng cây và kỹ thuật bấm ngọn, tỉa cành mà chọn khoảng cách trồng thích hợp.
Tổng quát cà chua có thể canh tác theo khoảng cách tối hảo như sau:
Khoảng cách hàng

Khoảng cách cây

Cà sinh trưởng hữu hạn

50 cm

40 cm


Cà sinh trưởng vô hạn

90-70 cm

45 cm

và bán hữu hạn
Tuy nhiên, khoảng cách trồng thay đổi tùy theo giống và độ phì của đất (Trần
Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc,1999).

5


Sau khi trồng cần phải tưới nước ngay, sau đó mỗi ngày tưới 1 - 2 lần cho đến
khi cây hồi xanh. Tuỳ tình hình sinh trưởng của cây và thời tiết mà có chế độ tưới
nước thích hợp. Sau khi cây hồi xanh (khoảng 7 ngày sau khi trồng) thì bắt đầu xới
vun, trong suốt quá trình sinh trưởng của cây cần xới vun 2 - 3 lần, nhằm phá lớp
váng làm cho đất thông thoáng. Cần nhố sạch cỏ trong suốt quá trình sinh trưởng
của cây, cần tỉa cành khi mầm cành dài 3 - 5cm (khoảng 25 - 30 ngày sau khi trồng,
không nên để quá 3 thân và cần tỉa bớt lá già dưới gốc tạo cho gốc thông thoáng
(Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Có thể làm giàn để tăng mật độ trên
một đơn vị diện tích, đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Làm giàn, có thể hạn chế sự xâm nhiễm của sâu và bệnh hại, thuận lợi cho
chăm sóc. Quả ở vị trí trên cao phát triển cân đối, màu sắc quả đẹp (Tạ Thu Cúc,
2003).

1.3.5. Bón phân
Theo Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, (2003) muống cho năng suất cao thì
lượng phân bón cho một hecta là: 20 - 30 tấn phân chuồng, 80 - 120kg P2O5 + 90 120kg Ure + 120 - 160kg K2O


1.4. CÁC LOẠI GIỐNG CÀ CHUA

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
+ Ở nước ta được trồng nhiều loại giống cà chua khác nhau như:

+ Cà chua có múi: quả to nhiều ngăn tạo thành múi nhiều hạt, cây mọc khỏe,
khả năng cho nhiều quả, chống chịu sâu bệnh tốt nhưng ăn kém ngon.
+ Cà chua bi: quả nhỏ, ăn chua, dễ trồng, giá trị kinh tế thấp.
+ Ngoài hai giống cà chua kể trên, giống trồng trong sản xuất hiện nay phần
lớn là giống lai F1. Hầu hết giống được nhập từ các nước: Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản,Trung Quốc,Mỹ, Thái Lan… Nhưng hiện nay có hai giống thích hợp
trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là giống TN323 được nhập từ Ấn Độ và giống
Red Crown 250 giống nhập từ Đài Loan.
Ngoài ra còn một số giống nguồn gốc không rõ chỉ biết là thích hợp với điều
kiện riêng của từng vùng từng mùa và mang tên địa phương.

6


1.5. BỆNH HÉO RỦ DO NẤM Fusarium oxysporum
f.sp.lycopersici.
1.5.1. Tác nhân, triệu chứng và thiệt hại.
Tác nhân: Do nấm Fusarium oxysporum f.sp. lycopersici. (Sacc) Synder &
Hasen.
Triệu trứng:
Cây con bị bệnh còi cọc, kém phát triển, sau bị chết. Cây trưởng thành bị bệnh
thường các lá phía gốc biến vàng, ban đầu từ lá chét của một bên cây, sau đó lan ra
toàn cây; lá héo rũ, màu vàng, không bị rụng. Vết bệnh ở trên thân sát mặt đất hoặc
ở cổ rễ màu vàng nâu, vết bệnh lớn dần làm khô tóp cả đoạn thân sát mặt đất, bộ rễ

phát triển kém, rễ bị thối dần. Khi trời ẩm trên mặt vết bệnh có lớp nấm màu hồng
nhạt, chẻ dọc thân thấy bó mạch libe có màu nâu. Cây bị bệnh ban ngày héo, ban
đêm phục hồi, cây sinh trưởng phát triển kém, sau 1-2 tuần cây sẽ chết hoàn toàn
(Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Nguyên nhân là một phần do tắt mạch,
một phần là do chất độc của nấm. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu ấm
áp, triệu chứng thường biểu hiên rõ khi điều kiện khí hậu nóng trong ngày, trên đất
axít, đất cát và đất thiếu đạm và lân (Vũ Khắc Nhượng và Hà Mạnh Trung, 1983)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Theo Phạm Văn Kim (2000) triệu chứng sọc nâu dọc theo mạch dẫn ở rễ hoặc
cổ rễ là do enzym của mầm bệnh phá hủy vách của mạch mộc, đồng thời oxy hóa
các hợp chất phenol (do tế bào ký chủ tiết ra). Sự oxy hóa này cho ra các phân tử
màu, các phân tử này xâm nhập vào và nhuộm màu nâu các mạch mộc của ký chủ.

Mặc dù triệu chứng bệnh héo rũ do nấm Fusarium khá rõ, tuỳ thuộc vào sự
trưởng thành của cây và sự phát triển của mầm bệnh, bệnh có thể lẫn lộn với các
bệnh khác bao gồm: bệnh thối đọt (Fusarium oxysporum f.sp. radicis-lycopersici),
bệnh héo vàng Verticillium (Verticillium dahliae và V. albo-atrum) và bệnh héo vi
khuẩn (Ralstonia solanacearum). Để nhận biết cây bệnh do F. oxysporum cần quan
sát và kết hợp nhiều triệu chứng, tuỳ mức độ nhiễm bệnh, dấu hiệu để nhận biết là
triệu chứng héo toàn cây, lá bị vàng không bình thường, mạch dẫn của cây bị đổi
màu CABI, 2003).
Thiệt hại: Nấm bệnh có kí chủ rộng, xuất hiện gây hại ở nhiều nơi nhất là vùng
nhiệt đới, cận nhiệt đới,….Bệnh gây hại cho sản xuất cà chua, có thể gây thất thu
100% năng xuất canh tác trong điều kiện nhà lưới hoặc ngoài đồng (CABI, 2003).

7



1.5.2. Phân loại
Nấm Fusarium oxysporum f.sp. lycopesici thuộc lớp nấm bất toàn
(Deuteromycetes), họ Tubercularia, bộ nấm lông (Hyphomycetales). Giai đoạn sinh
sản hữu tính chưa được xát định rõ ràng đối với nấm Fusarium oxysporum.Tuy
nhiên, một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm di truyền loài này gần với nhóm
Liseola, có giai đoạn hữu tính là Gibberella (O’Donnell et al., 1998; trích dẫn bởi
CABI, 2003)
Trên môi trường DPA, nấm phát triển nhanh và lấp đầy đường kính 9 cm của
đĩa petri chỉ trong 7 ngày. Khuẩn ty của nấm Fusarium oxysporum f.sp. lycopesici
thường có màu hồng, cam, đỏ, tím, xanh hoặc tuỳ theo giai đoạn phát triển. Nấm có
thể tạo ra 3 dạng bào tử vô tính: Đại bào tử, tiểu bào tử và bào tử áo. Đại bào tử
thường có dạng hình liềm, dài, vách mỏng, vách có nhiều ngăn. Tiểu bào tử một tế
bào dạng bầu dục, tiểu bào tử được tạo ra trên từng thể bình ngắn là đặc điểm phân
biệt đối với nấm Fusarium oxysporum. Bào tử áo vách dày, tròn, hình thành từng
cái hoặc một cặp (CABI, 2003).
Theo Burgess et al., (1994) dựa vào các chỉ tiêu cơ bản như: màu sắc tản nấm,
màu môi trường, hình thái sợi, thể bình, hình dạng bào tử lớn, bào tử nhỏ, bào tử
Trunghậu…Đồng
tâm Họcthời
liệutiếnĐH
Cần
Tài
họccây
tập
hành
lây Thơ
nhiểm @
nhân
tạoliệu
trên các

ký và
chủnghiên
nhằm xáccứu
định
tính gây bệnh và nguyên nhân gây bệnh thì có thể tiến hành phân loại, giám định
các loại nấm Fusarium sp.

1.5.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái
1.5.3.1. Đặc điểm sinh học
− Nấm Fusarium oxysporum f.sp.lycopesici là nấm sống trong đất, có thể lưu
tồn trong đất dưới dạng bào tử áo trong thời gian dài. Nấm có thể xâm nhiễm và ký
sinh trong mô rễ của nhiều loại cây trồng và cỏ, tuy nhiên trong các loại cây này thì
cây bị nhiễm vào rễ qua các rễ lông hút, sau đó nấm xâm nhiễm vào hệ mạch dẫn
Xylem (mạch gỗ). Đính bào tử sinh ra sau đó có thể di chuyển thụ động qua hệ
thống mạch gỗ và lan đến toàn cây (CABI, 2003)
− Nấm có thể tạo ra nhiều hoạt chất làm ảnh hưởng trên cây chủ. Cây phản
ứng với sự tấn công của nấm bằng cách tạo ra các tylose hoặc vách làm nước không
thể di chuyển được trong cây biểu hiện triệu chứng héo. Dưới điều kiện mưa nhiều
hoặc ẩm độ cao nấm có thể lây nhiểm qua không khí (CAIB, 2003).

8


− Các nghiên cứu về sinh thái học phân tử cho thấy Fusarium oxysporum
f.sp.lycopesici rất đa dạng di truyền. Hầu hết các dạng hình thường bao gồm các
nhóm phụ khác nhau về di truyền. Nấm có thể lây truyền qua hạt, tuy nhiên chủ yếu
được phát tán qua bộ phận cây nhiễm, nơi có mang nguồn bệnh (CABI, 2003).

1.5.3.2. Sinh thái
Các yếu tố như hệ vi sinh vật đất, ẩm độ đất ảnh hưởng đến sự phát triển của

nấm Fusarium. Ẩm độ đất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển mầm bệnh
hay gián tiếp thông qua tính nhiễm của cây ký chủ (Burgess et al.,1994)
Nhiệt độ tối hảo cho nấm Fusarium moniliform là 27 – 30oC, tối đa là 36 –
40oC và tối thiểu là 7 – 8oC, nhưng nhiệt độ thích hợp là 35oC. Giữa các loài khác
nhau thì tốc độ phát triển cũng khác nhau, thậm chí những dòng khác nhau trong
cùng một loài cũng có sự khác nhau khi môi trường cùng một nhiệt độ
(Agrios,1997).
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu ấm áp, trên đất acid, đất cát và
đất thiếu đạm và lân (Vũ Khắc Nhượng và Hà Mạnh Trung, 1983).

1.5.4. Phân bố và ký chủ

Trung tâm Học
liệu ĐH
Cần
1.5.4.1.
Phân
bốThơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chi nấm Fusarium phân bố khắp nơi trên thế giới và hiện diện tiêu biểu ở tất
cả những vùng đất chủ yếu trên trái đất. Một vài loài phân bố khắp thế giới, trong
khi những loài khác có xu hướng xuất hiện chủ yếu ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt
đới hay vùng ôn đới. Một ít loài và vài loài phụ có phân bố hạn chế, chúng hiện
diện ở một vùng cụ thể nào đó và xuất hiện với một loài hay nhóm cây quen thuộc
nào đó (Burgess et al., 1994).
Bệnh héo rủ cà chua do Fusarium oxysporum f.sp.lycopesici được ghi nhận
đầu tiên vào năm 1895, đến nay bệnh được ghi nhận xuất hiện ở hơn 30 nước trên
thế giới và có thể tất cả các vùng trồng cà chua trên thế giới (CABI, 2003).

1.5.4.2. Kí chủ
Nấm bệnh gây héo cây với rất nhiều loại rau, chuối, hồ tiêu, cây họ dưa và cây

họ cà. Ở Việt Nam bệnh nấm Fusarium đã gây thiệt hại lớn trên cây chuối, khoai
tây, cà chua, hành tây và một số cây trồng khác. Nhiều năm dịch bệnh này gây tổn
thất rất lớn đến sản xuất ( Đoàn Thị Kim Thanh và ctv, 2006).

9


1.5.5. Sự lưu tồn của nấm Fusarium
Hầu hết những mầm bệnh có nguồn gốc từ đất bị giới hạn khả năng hoạt động
trong đất bởi sự cạnh tranh hay đối kháng với những vi sinh vật khác. Sự cạnh tranh
và đối kháng này là định hướng ngăn chặn hoạt động của mầm bệnh ngoại trừ
những nơi mầm bệnh có điều kiện thuận lợi trong sự cạnh tranh (Burgess et al.,
1994). Nấm tồn tại rất lâu trong đất (Vũ Khắc Nhượng và Hà Mạnh Trung, 1983).
Xâm nhiễm
vào rễ
sống ở rễ
và phần
Nẩy mầm
Xâm
hiễ

CHU TRÌNH GÂY BỆNH
Ký chủ chết
tiếp xúc với
rễ khỏe

sống bên ngoài

Tiềm sinh
Hoại

sinh (hạncứu
chế)
tử đính
Trung tâm Học liệu ĐH CầnBào
Thơ
@ Tài liệu học tập và
nghiên

Lưu tồn trên rễ chết

Bào tử áo

LƯU TỒN

Sợi nấm và
Bào tử đính
Hình 1: Chu trình của bệnh héo cây do nấm Fusarium oxysporum f.sp. udum
(Phạm Văn Kim, 2000).

1.5.6. Biện pháp phòng trị
− Trồng cây giống khoẻ không bị bệnh. Trước hết phải lấy hạt giống từ cây
khoẻ ở ruộng không bị bệnh. Xử lý giống trước khi gieo bằng nước nóng 520C trong
10-15 phút hoặc dung dịch clorua thuỷ ngân nồng độ 0,1% trong 5-10 phút (Vũ
Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
− Đất vườn ươm phải dọn sạch sẽ không có tàn dư cây bệnh, năm trước không
trồng cà chua và các cây họ cà. Nấm Fusarium có thể tồn tại lâu dài trong đất nên
phải tiến hành xữ lý đất vườn ươm bằng thuốc hoá học. Xữ lý đất bằng hỗn hợp

10



CuSO4 + Captan + chintozen hoặc thuốc Monsanto 30249 thấy có hiệu quả cao. Xữ
lý đất bằng hơi nước nóng cũng cho hiệu quả cao. Khi xữ lý bằng thuốc hoá học
phải tiến hành trước 3 tuần lễ đễ tránh độc cho cây và có đủ thời gian để cho vi sinh
vật có lợi trở lại hoạt động bình thường (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
− Biện pháp luân canh có tác dụng để phòng trừ bệnh (Đỗ Tấn Dũng, 2001)
− Luống trồng cà chua cần cao, ít nhất 20-30 cm, rãnh rộng 20-25 cm và sâu
để thoát nước, tránh gập úng (Đỗ Tấn Dũng, 2001)
− Cần đặc biệt chú ý về chế độ bón phân cân đối (Đỗ Tấn Dũng, 2001)
− Điều chỉnh độ pH của đất cũng có khả năng làm giảm bệnh (Đỗ Tấn Dũng,
2001)
− Khi phát hiện cây bệnh phải nhổ và thiêu huỷ ngay, tiêu độc chổ cây nhổ
bằng cách rắc vôi bột, focmon 2%... (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
− Khi bệnh sớm xuất hiện có thể dùng thuốc Mirage 50WP với lượng 1,2kg
hoà tan vào 600 lít nước phun vào gốc cây (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
− Biện pháp sinh học: Có những nghiên cứu cho thấy, có một số loại đất có
khả năng ngăn chặn được sự gây hại của bệnh héo rũ do Fusarium. Nhiều tác nhân
sinhliệu
học ĐH
như vi
khuẩn
và chủng
không
bệnh
hẹn
Trungkiểm
tâmsoát
Học
Cần
Thơ

@ Tài
liệugây
học
tậpcủavàFusarium
nghiênhứacứu
trong việc kiểm soát nấm gây bệnh héo rũ (CABI, 2003)

1.6. BỆNH KHẢM
Bệnh khảm do virus gây ra. Virus hại thực vật là loài gây hại rất nguy hiểm
cho cây trồng. Nhóm bệnh này thường gây ra hiện tượng thoái hoá cây trồng, giảm
dần tốc độ sinh trưởng đi đến tàn lụi và chết. Bệnh gây tác hại dần, khiến cây giảm
năng suất và phẩm chất quả (Vũ Triệu Mân, 2003). Mỗi virus cấu tạo bao gồm
protein và axit nucleic. Một số virus đặc biệt còn chứa cả Polyamin, Lipid hoặc men
đặc hiệu ( Lê lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Virus xâm nhập vào cây khoẻ để thực hiện quá trình xâm nhiễm và gây bệnh
nhờ môi giới truyền bệnh như: các loài rệp, bọ rầy, rầy phấn trắng,…phần lớn đều
chích hút dịch chứa virus từ bó mạch Phloem của cây ( Lê lương Tề và Vũ Triệu
Mân, 1999).

11


1.6.1. Bệnh virus vàng xoăn lá cà chua (Tomato Yellow Leafcurf
Virus)
Đây là bệnh phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, các nước Trung cận Đông và
Đông Phi (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Bệnh virus được truyền do rầy phấn trắng có tầm quan trọng đáng kể về kinh
tế ở vùng Nhiệt đới và Bán nhiệt đới. Bệnh thường xảy ra trong vụ cà chua sớm, khi
nhiệt độ cao từ 280C đến 350C (Trần Văn Lài và Lê Thị Hà, 2002).


1.6.1.1. Tác nhân, triệu chứng và thiệt hại
— Tác nhân
Do rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius chích hút nhựa và truyền virus
theo kiểu truyền bền vững từ cây bệnh sang cây khỏe (Lê Lương Tề và Vũ Triệu
Mân, 1999). Số cây bị nhiễm bệnh lên tới 60% đến 75% rất nhanh chóng (Vũ Hoài
và ctv., 2004). Virus này được mang vào hệ thống máu rầy phấn trắng khi nó tiếp
xúc với cây bệnh khoảng 24 đến 48 giờ và có thời gian ủ bệnh từ 4 đến 20 giờ. Rầy
phấn trắng có thể lây nhiễm ở bất cứ nơi nào, từ một vài ngày đến 35 ngày hoặc lâu
hơn. loại virus này thường không truyền qua dịch cây bằng biện pháp cơ giới (Trần
LàiHọc
và Lêliệu
Thị Hà,
TrungVăn
tâm
ĐH2002).
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
— Triệu chứng
Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây trưởng
thành và thu hoạch (Nguyễn Thị Hường, 2004). Bệnh có triệu chứng xoăn lá ở
ngọn, làm cho lá co quắp lại, cây thấp nhỏ, hoa phát triển kém và dễ rụng lá cây bị
bệnh nhoăn và được phân biệt bởi màu xanh tối ở cây khoẻ và màu xanh sáng ở cây
bệnh (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Triệu chứng thông thường nhất là biến màu, biến dạng của lá, thân, hoa và rễ.
Khi nhiễm bệnh khi cây còn nhỏ lá bị xoăn mạnh, cây bị lùn và không có hoa (Lê
Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).

1.6.1.2. Đặc điểm phát sinh và phát triển bệnh
Bệnh xoăn lá cà chua phát triển mạnh trong vụ cà chua sớm và vụ Xuân hè.
Khi nhiệt độ từ 25-300C, độ ẩm trên 70% bệnh phát triển nhanh chống. Từ 3-4 con
rầy phấn trắng đã có khả năng gây bệnh và phát triển ở phạm vi rộng (Lê Lương Tề

và Vũ Triệu Mân, 1999).
Cà chua trồng quá dầy, cành lá rườm rà, bón nhiều phân đạm vô cơ, đất trồng
quá ẩm, bệnh thường phát sinh sớm và nặng, cà chua còn nhỏ, chưa có hoa ít bị
12


×