Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của một số CHỦNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRIỂN VỌNG TRONG KIỂM SOÁT BỆNH héo XANH DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN cây cà CHUA TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 74 trang )

TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT



DUY VĂN AI

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN VÙNG RỄ
TRIỂN VỌNG TRONG KIỂM SOÁT BỆNH HÉO XANH DO
VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN CÂY
CÀ CHUA TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC
(2004 – 2008)

Cần Thơ, 04/2008


TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT



DUY VĂN AI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN VÙNG RỄ
TRIỂN VỌNG TRONG KIỂM SOÁT BỆNH HÉO XANH DO
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN CÂY
CÀ CHUA TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC
(2004 – 2008)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TRẦN VŨ PHẾN

Cần Thơ, 04/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
…………o0o…………

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN VÙNG
RỄ TRIỂN VỌNG TRONG KIỂM SOÁT BỆNH HÉO XANH DO
VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN CÂY
CÀ CHUA TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG”

Do sinh viên Duy Văn Ai thực hiện

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày …tháng …năm 2008

Cán bộ hướng dẫn

Trần Vũ Phến

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
…………o0o…………

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ
sư Nông Học với tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN VÙNG
RỄ TRIỂN VỌNG TRONG KIỂM SOÁT BỆNH HÉO XANH DO
VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN CÂY
CÀ CHUA TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG”

Do sinh viên Duy Văn Ai thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ……………………………............

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
……………………………………………………………….......................................
....………………………………………………………………………………...........
Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh ở giá mức: ...................................................điểm.

DUYỆT KHOA


Cần Thơ, ngày …tháng …năm 2008

CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

ii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Sinh viên thực hiện: Duy Văn Ai
Năm sinh:1985
Quê quán: Xã Phước Long - Huyện Phước Long – Tỉnh Bạc Liêu.
Nơi sinh: Xã Phước Long - Huyện Phước Long – Tỉnh Bạc Liêu.
Dân tộc: Kinh
Giới tính: Nam
Họ tên cha: Duy Văn Tư
Họ tên mẹ: Võ Thị Rớt
TRÌNH
HỌC
TẬP
Trung tâm Học QUÁ
liệu ĐH
Cần
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Năm 1991 - 1995: Học tiểu học tại trường Tiểu học Phước Long B
Năm 1996 - 2003: Học tại trường PTTH Trần Văn Bãy Xã Phước Long

Năm 2004 – 2008: Học đại học tại trường Đại Học Cần Thơ, chuyên ngành
Nông Học khóa 30, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng.

iii


LỜI CẢM TẠ
Xin kính dâng:
Cha, Mẹ cả đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con. Xin gởi lời biết
ơn đến người thân đã hết lòng lo lắng và động viên em trong suốt thời gian qua.
Thành kính ghi ơn:
Thầy Trần Vũ Phến vừa là thầy cố vấn học tập, vừa là cán bộ hướng dẫn đã
tận tình dìu dắt, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
trong trường cũng như trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Qúy thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Nông
nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã dạy vỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong thời
gian học tại trường.

TrungChân
tâmthành
Học biết
liệuơn:
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chị Nguyễn Thị Thu Hằng và các anh chị trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã
tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Thành thật cảm ơn:
Các bạn lớp Nông Học K30 và các bạn khác đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt
thời gian thực hiện đề tài. Chúc tất cả các bạn hạnh phúc, sức khỏe và thành đạt
trong tương lai.
Trân trọng!

Duy Văn Ai

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn
Duy Văn Ai

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Lược sử cá nhân-----------------------------------------------------------------------------iii
Lời cảm tạ------------------------------------------------------------------------------------ iv
Lời cam đoan ---------------------------------------------------------------------------------v
Mục lục--------------------------------------------------------------------------------------- vi
Danh sách bảng ----------------------------------------------------------------------------- ix
Danh sách hình-------------------------------------------------------------------------------x

TÓM LƯỢC--------------------------------------------------------------------------------- xi
GIỚI THIỆU ---------------------------------------------------------------------------------1
CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU --------------------------------------------------3

Trung tâm
liệuVỀ
ĐH
Cần
@-------------------------------------------------3
Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1. Học
VÀI NÉT
CÂY
CÀThơ
CHUA.
1.2. BỆNH HÉO XANH DO VI KHUẨN -------------------------------------------4
1.2.1. Tình hình bệnh héo xanh trên cà chua ------------------------------------4
1.2.2. Triệu chứng chuẩn đoán bệnh----------------------------------------------4
1.2.3. Tác nhân gây bệnh -----------------------------------------------------------5
1.2.3.1. Đặc điểm phân loại----------------------------------------------------5
1.2.3.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái --------------------------------------8
1.2.3.3. Đặc điểm phát sinh bệnh và gây hại --------------------------------9
1.2.4. Ký chủ ----------------------------------------------------------------------- 10
1.2.5. Lưu tồn và phát tán bệnh-------------------------------------------------- 10
1.2.6. Biện pháp phòng trị-------------------------------------------------------- 11

vi


1.3. HỆ VI SINH VẬT VÙNG RỄ------------------------------------------------------ 11

1.3.1. Sự phân bố vi sinh vật quanh rễ cây------------------------------------- 11
1.3.2. Vai trò của vi sinh vật vùng rễ trong phòng trừ sinh học------------- 12
1.4. KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH CỦA CÂY TRỒNG --------------- 13
1.4.1. Khái niệm kích thích tính kháng bệnh ---------------------------------- 13
1.4.2. Sự kích kháng theo cơ chế phụ thuộc Salicylic acid (SA) ----------- 13
1.4.3. Sự kích kháng theo cơ chế không phụ thuộc Salicylic acid
(Induced Systemic Resistance=ISR) ------------------------------------------- 14
1.5. SỰ ĐỐI KHÁNG ---------------------------------------------------------------- 15
1.6. KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG CỦA VI KHUẨN
VÙNG RỄ. ------------------------------------------------------------------------ 17
1.7. CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VI KHUẨN VÙNG RỄ
TRONG NÔNG NGHIỆP ------------------------------------------------------- 18
CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP ---------------------------------- 22

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1. PHƯƠNG TIỆN------------------------------------------------------------------ 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP ----------------------------------------------------------------- 24
2.2.1. Chuẩn bị--------------------------------------------------------------------- 24
2.2.2. Tiến hành-------------------------------------------------------------------- 24
2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi------------------------------------------------------------ 25
2.3. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ---------------------------------------------------------- 26
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN----------------------------------------- 27
3.1. GHI NHẬN TỔNG QUÁT ----------------------------------------------------- 27
3.2. HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH HÉO XANH. ----------------------------- 28
3.2.1. Tỉ lệ thiệt hại do bệnh héo xanh ----------------------------------------- 28
3.2.2. Chỉ số bệnh (DI) héo xanh. ----------------------------------------------- 30
3.2.3. Kết luận chung về hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh----------------- 32
vii



3.3. MỘT SỐ VI SINH VẬT CÓ LIÊN QUAN HIỆN DIỆN TRONG
ĐẤT TRƯỚC VÀ SAU THÍ NGHIỆM--------------------------------------- 33
3.3.1. Mật số vi khuẩn Ralstonia solanacearum----------------------------- 33
3.3.2. Mật số vi khuẩn Pseudomonas fluorescens ---------------------------- 34
3.3.3. Mật số nhóm vi khuẩn Bacillus ------------------------------------------ 35
3.3.4. Kết luận chung về sự phát triển của một số vi sinh vật liên
quan--------------------------------------------------------------------------------- 36
3.4. KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC CHỦNG
PGPR ------------------------------------------------------------------------------- 37
3.4.1. Kích thích tăng trưởng chiều cao cây ----------------------------------- 37
3.4.2. Kích thích tăng trọng lượng thân và rễ --------------------------------- 40
3.4.3. Kích thích tăng năng suât trái -------------------------------------------- 41
3.4.4. Kết luận chung về kích thích tăng trưởng ------------------------------ 42
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ -------------------------------------------- 44

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.1. KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------------- 44
4.2. ĐỀ NGHỊ -------------------------------------------------------------------------- 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------------- 45
PHỤ CHƯƠNG

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang


3.1

Tỉ lệ thiệt hại do bệnh héo xanh (%) ------------------------------------------- 29

3.2

Hiệu quả giảm bệnh của các nghiệm thức so với đối chứng 1(%) --------- 30

3.3

Chỉ số bệnh (DI) héo xanh (%) ------------------------------------------------- 31

3.4

Mật số vi khuẩn R. solanacearum (103cfu/gam đất) -------------------------- 33

3.5

Mật số vi khuẩn Pseudomonas fluorescens (103cfu/gam đất) --------------- 35

3.6

Mật số nhóm vi khuẩn Bacillus (103cfu/gam đất) ----------------------------- 36

3.7

Khả năng khích thích tăng trưởng chiều cao cây (cm) ---------------------- 38

3.8


Khả năng kích thích tăng trọng lượng thân (kg/cây) và rễ
(kg/bộ rễ)--------------------------------------------------------------------------- 40

3.9

Khả năng kích thích tăng năng suất trái (tấn/ha) ----------------------------- 41

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1

Ruộng rải vôi cách ly các lô thí nghiệm---------------------------------------- 48

2

Bệnh héo xanh tự nhiên ---------------------------------------------------------- 48

3


Triệu chứng bệnh héo xanh ------------------------------------------------------ 48

4

Khả năng kiểm soát bệnh của các chủng PGPR------------------------------- 32

5

Khuẩn lạc R. solanacearum trước khi trồng ----------------------------------- 48

6

Khuẩn lạc R. solanacearum sau thu hoạch------------------------------------- 48

7

Khuẩn lạc P. fluorescens trước -------------------------------------------------- 49

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
8

Khuẩn lạc P. fluorescens sau ---------------------------------------------------- 49

9

Khuẩn lạc nhóm Bacillus T4.6t-------------------------------------------------- 49

10

Khuẩn lạc nhóm Bacillus ĐC1 -------------------------------------------------- 49


11

PGPR kích thích tăng trưởng thực vật------------------------------------------ 49

12

Sự tăng trưởng yếu của đối chứng ---------------------------------------------- 50

13

Năng suất trái của thí nghiệm --------------------------------------------------- 50

14

Biểu đồ sự kích thích tăng năng suất trái--------------------------------------- 42

15

Triệu chứng bệnh thán thư ------------------------------------------------------- 50

16

Triệu chứng bệnh khảm ---------------------------------------------------------- 50

x


Duy Văn Ai, 2007. “Đánh giá hiệu quả của một số chủng vi khuẩn vùng
rễ triển vọng trong kiểm soát bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia

solanacearum trên cây cà chua trong điều kiện ngoài đồng”. Luận văn tốt nghiệp
kỹ sư Nông Học, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn Trần Vũ Phến.
TÓM LƯỢC
Đề tài: “Đánh giá hiệu quả của một số chủng vi khuẩn vùng rễ triển
vọng trong kiểm soát bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên
cây cà chua trong điều kiện ngoài đồng”, được thực hiện nhằm đánh giá khả năng
phòng trừ bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia Solanacearum của các chủng PGPR
triển vọng đã được chọn lọc từ những thí nghiệm trước và góp phần đáp ứng nhu
cầu sản xuất rau sạch hiện nay.
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2008 đến 04/2008, với thí nghiệm được bố
trí tại khu đất thí nghiệm, Trại Thực Nghiệm, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Các chủng vi khuẩn được đành giá vì đã được chọn lọc từ trước nên đều thể

Trunghiện
tâmkhả
Học
ĐH
Thơ
Tàihéo
liệu
học
vàR.nghiên
cứu
năngliệu
kiểm
soátCần
tốt đối
với@

bệnh
xanh
vi tập
khuẩn
solanacearum.
Trong 6 nghiệm thức được bố trí thì đối chứng có chủng bệnh là biểu hiện bệnh
nặng nhất. Bốn chủng vi khuẩn được đánh giá đều có tỉ lệ bệnh thấp - đồng nghĩa
với khả năng kháng bệnh tốt.
Đánh giá khả năng thích ứng (sống sót và nhân mật số) của các chủng vi
khuẩn vùng rễ. Kết quả cho thấy mật số các chủng vi khuẩn thuộc Bacillus được
chủng vào ở các nghiệm thức có mật số sau khi thu hoạch cao hơn đối chứng.
Chủng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens được chủng vào nghiệm thức thì có mật
số cao hơn so với những nghiệm thức khác.
Khảo sát về kích thích tăng trưởng thì các chủng vi khuẩn đánh giá đều biểu
hiện khả năng kích thích tốt. Qua các chỉ tiêu chiều cao cây, năng suất trái, trọng
lượng thân, trọng lượng rễ, đặc biệt trong đó trọng lượng rễ cho thấy rất rỏ khả năng
kích thích tăng trưởng của các chủng vi khuẩn vùng rễ. Trong các chủng vi khuẩn
vùng rễ được đánh giá thì chủng vi khuẩn P4,10,18t biểu hiện khả năng kích thích
tăng trưởng tốt nhất và chủng Tbt1.18et là biểu hiện yếu nhất.

xi


GIỚI THIỆU
Cà chua là một loại rau quả được sử dụng rất nhiều trong chế biến các món
ăn vì nó có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều khoáng và vitamin. Cà chua đã trở thành
một loại rau quả rất quen thuộc, không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt và
được trồng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên việc chuyên canh cây cà chua gặp
nhiều trở ngại, nhất là các loại bệnh hại cà chua, trong đó bệnh héo xanh cà chua do
vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây hại là một trong những loại bệnh phổ biến và

rất nghiêm trọng. Bệnh héo xanh là một trong những yếu tố gây cản trở, hạn chế lớn
đối với việc mở rộng sản xuất cà chua cũng như rau màu ở nhiều nước trên thế giới.
Vì vi khuẩn Ralstonia solanacearum là loài bán ký sinh điển hình, đa ký chủ và
phân bố các vùng sinh thái khác nhau (Nguyễn Văn Viên – Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều và nhất là
Đồng bằng sông Cửu Long – là vùng bị gây hại thường xuyên. Nhưng phương pháp
bằng
hóaĐH
học,Cần
sử dụng
mộthọc
số phương
khác thường
Trungphòng
tâm trừ
Học
liệu
Thơgốc@ghép
Tàivàliệu
tập vàpháp
nghiên
cứu
không đem lại hiệu quả như mong muốn, chọn giống kháng bệnh là một hướng đi
có hiệu quả cao nhưng lại khó áp dụng. Từ đó, biện pháp sinh học nhằm hạn chế tác
hại do bệnh héo xanh cũng như các mầm bệnh có trong đất trên cà chua và các cây
cùng họ khác là hết sức cần thiết.
Gần đây, có một số kết quả nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm và
ngoài đồng (Park, 2006; Doan, 2006) cho thấy các vi khuẩn vùng rễ có khả năng đối
kháng với vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh héo xanh và kích thích tăng trưởng
cà chua. Một số thí nghiệm ngoài đồng cũng cho kết quả kiểm soát bệnh héo xanh

rất khả quan (Doan, 2006). Tuy nhiên, do tính đa dạng về chủng nòi gây bệnh và cụ
thể đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đánh giá tiềm năng phòng trừ sinh học
bệnh này trong điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long.

1


Vì vậy đề tài “Đánh giá hiệu quả của một số chủng vi khuẩn vùng rễ triển
vọng trong kiểm soát bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên cây
cà chua trong điều kiện ngoài đồng” được thực hiện nhằm chọn lọc các chủng vi
khuẩn có khả năng kiểm soát bệnh héo xanh và kích thích tăng trưởng thực vật để từ
đó ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. VÀI NÉT VỀ CÂY CÀ CHUA
Cà chua là cây rau quả quan trọng cho hiệu quả kinh tế cao, do có tiềm năng
cho năng suất cao (Chu Thị Thơm và ctv, 2005). Theo Nguyễn Thị Hường (2004),
cà chua chứa nhiều vitamin A (19 mg/100g), vitamin B1 (0,6 mg/100g), vitamin B2
(0,04 mg/100g), vitamin Bp (0,5 mg/100g), vitamin C (38 mg/100g), vitamin K, P...
Hiện nay đã có 158 nước có tên trong danh sách trồng cà chua (FAO, 1999).
Diện tích trồng hàng năm khoảng 3,7 triệu ha, năng suất trung bình 26,3 tấn/ha và
đạt sản lượng 113,31 triệu tấn (FAO, 2004). Nước có diện tích trồng cà chua lớn
nhất là Trung Quốc 539.000 ha, với năng suất 27,77 tấn/ha. Nước có năng suất cà
chua cao nhất là Hà Lan 425 tấn/ha (Tạ Thu Cúc, 2003). Ở Việt Nam, cà chua được

trồng trên khoảng 100 năm nay với diện tích trồng biến động khoảng 12 -13 ngàn ha
(Tạ Thu Cúc, 2002). Với năng suất trung bình 16 tấn/ha, bình quân đầu người

Trung2 tâm
Học
Cần
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
kg/năm
(Mailiệu
Thị ĐH
Phương
Anh,
1996).
Cà chua có đến 75 loại bệnh khác nhau xâm nhiễm. Trong đó, bệnh sương
mai thì quan trọng ở các tỉnh phía Bắc và vùng trung Du, còn bệnh héo xanh vi
khuẩn thì gây bệnh phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long do điều kiện phát triển
thuận lợi 26 - 300C. Bệnh phát triển ở những chân đất vàn và cao (Phạm Hồng Cúc,
1999). Theo Trần Thị Ba và ctv (1999), cà chua thường bị một số bệnh hại sau: héo
tươi do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, héo vàng do nấm Fusarium, úa sớm do
nấm Alternaria solani, úa muộn do nấm Phytophthora infestans và bệnh virus.
Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh héo xanh vi khuẩn, vi khuẩn này có khả năng gây
hại trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.

3


1.2. BỆNH HÉO XANH DO VI KHUẨN
1.2.1. Tình hình bệnh héo xanh trên cà chua
Bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua là một trong những loại bệnh gây hại

nghiêm trọng nhất đối với hầu hết các vùng trồng cà chua trên thế giới, nhất là các
vùng có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, các vùng có khí hậu nóng ẩm, ấm áp...
Bệnh héo xanh vi khuẩn là một trong những yếu tố cản trở, hạn chế lớn đối với việc
mở rộng sản xuất rau màu của nhiều nước như Mỹ, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp,
Đài Loan, Thái Lan, Phi-lip-pin... (Nguyễn Văn Viên - Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Ở nhiều vùng sản xuất cà chua trên thế giới, bệnh héo xanh vi khuẩn đã gây
hại khá nghiêm trọng đến năng suất, có khi tới 95%, thậm chí mất trắng và từ 40 60% (Iqbal và ctv, 1986; Kelman, 1997 – được trích bởi Đỗ Văn Viên - Nguyễn
Tấn Dũng, 2003). Ở Đài Loan, báo cáo cho thấy rằng thiệt hại do bệnh từ 15 – 55%
và Ấn Độ là 10 – 100% trong suốt mùa hè (Wang, 2005).
Ở Việt Nam, tỉ lệ cây hỏng vì bệnh này thường từ 20 - 30%, có khi tới 100%
Ngô Cần
Xuân Chính,
2004).
tỉ lệhọc
nhiễmtập
bệnh
xanh vi khuẩn
Trung(Ngô
tâmQuang
Học Vinh
liệu-ĐH
Thơ @
TàiVàliệu
vàhéonghiên
cứu
trung bình trên cà chua ở một số tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng từ 13 đến
28%. Nếu cây cà chua bị nhiễm bệnh trong giai đoạn từ khi trồng đến khi ra quả
non, năng suất cá thể của cây giảm 100%; từ quả non đến thu hoạch giảm 77,9% và
nếu nhiễm sau khi thu lứa quả đầu đến trước khi thu hoạch lứa thứ hai giảm 48,4%
(Chu Văn Chuông, 2005 - được trích từ Nguyễn Trọng Cần, 2007). Theo Tạ Thu

Cúc (2002), bệnh héo tươi vi khuẩn gây hại nghiêm trọng đối với cây cà chua, hiện
nay chưa có loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ loại bệnh này.
1.2.2. Triệu chứng chuẩn đoán bệnh
Bệnh héo xanh cà chua xuất hiện gây hại ở giai đoạn vườn ươn cây con và ở
ruộng trồng ngoài sản xuất, bệnh thường phát sinh và gây hại nặng khi cà chua đã
lớn, nhất là giai đoạn hoa đến trái non - quả già thu hoạch (Nguyễn Văn Viên - Đỗ
Tấn Dũng, 2003). Bệnh xuất hiện rải rác trên một số cây hoặc có thể từng đám trên
ruộng. Bệnh gây hại trên tất cả các giống cà chua (Tạ Thu Cúc, 2002).

4


Ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường làm toàn bộ lá héo rủ nhanh chóng,
lá xanh gục xuống, cây chết xanh (Nguyễn Văn Viên – Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Triệu chứng ban đầu của cây trưởng thành là những lá phía trên bị héo vào
lúc trời nắng và sẽ tươi trở lại vào buổi tối và sáng sớm (Momol và ctv, 2003). Dưới
điều kiện thuận lợi, bệnh phát triển nhanh chóng làm cây không hồi phục được, các
lá gốc tiếp tục héo rũ và toàn cây bị héo rồi chết trong khoảng 2 – 3 ngày (Vũ Triệu
Mân - Lê Lương Tề, 1998; Olson, 2005).
Ở cây bệnh vỏ thân ở phần dưới sát gốc xù xì, cắt ngang thân thấy bó mạch
dẫn hóa màu nâu hoặc nâu đen; khi ấn mạnh gần miệng cắt có thể thấy dịch nhờn vi
khuẩn tiết ra màu trắng sữa (Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề, 1998). Các cuống lá của
cây bệnh ẩm ướt, có màu nâu – nâu đen. Bệnh phát triển làm cho thân cây lõm, rỗng
thân, toàn cây héo rũ, chết (Chu Thị Thơm – Phạm Thị Lài – Nguyễn Văn Tó,
2005). Nếu bệnh phát triển chậm thì có nhiều rễ bất định xuất hiện trên thân gần gốc
(Nguyễn Văn Viên - Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Theo Phạm Văn Kim (2000), thì bệnh héo xanh do vi khuẩn R.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
solanacearum có thể xâm nhiễm và gây hại bằng một trong hai cách:


- Có thể các chất nhầy bên ngoài vi khuẩn (các polysaccharid có phân tử to)
làm tăng độ nhờn của nước và muối khoáng do rễ hấp thu, từ đó làm giảm đáng kể
lượng nước và muối khoáng cung cấp cho phần trên của cây và làm cho cây héo
chết.
- Có thể các chất nhờn này là các phân tử to nên không lọt qua lổ sàn trong
mạch mộc, bị giữ lại và làm nghẽn mạch mộc, từ đó nước và muối khoáng không di
chuyển được lên phía trên để cung cấp đầy đủ cho phần trên của cây, cây sẽ bị héo
rồi chết vì thiếu nước.
Theo Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề (1999), vi khuẩn sau khi xâm nhập vào
rễ lan tới các bó mạch dẫn xylem, sinh sản phát triển trong đó. Sản sinh ra các men
pectinaza và cenllulaza để phân hủy mô, sinh ra các độc tố ở dạng exopolysaccarit
(EPS) và lipopolysaccarit (LPS) vít tắc mạch dẫn cản trở sự vận chuyển nước và
nhựa trong cây, dẫn tới cây héo nhanh chóng.

5


Bệnh héo xanh vi khuẩn không gây đốm trên lá, trái hay bất kỳ bộ phận của
cây. Đây là đặc điểm điển hình để chuẩn đoán bệnh héo xanh vi khuẩn, nó còn giúp
cho quá trình chuẩn đoán, giám định, phân biệt bệnh héo xanh vi khuẩn với các
bệnh héo rũ khác cũng do vi khuẩn hại cà chua trên đồng ruộng (Nguyễn Văn Viên
- Đỗ Tấn Dũng, 2003).
1.2.3. Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn bệnh héo xanh cà chua được E.F.Smith nghiên cứu, miêu tả,
định tên từ năm 1896, do loài Pseudomonas solanacearum Smith (hay Ralstonia
solanacearum). Những năm sau này, vi khuẩn gây bệnh héo xanh cà chua được
nhiều nhà khoa học bệnh cây trên thế giới nghiên cứu một cách toàn diện (Kelman,
1952, 1953; Hayward, 1964, 1976, v.v...) (Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề, 1998).
1.2.3.1. Đặc điểm phân loại

Theo Vũ Triệu Mân – Lê Luơng Tề (1999), Cho đến nay việc phân loại
chúng thường dựa theo hai cơ sở phân loại khác nhau.
Các pathovars,
raceThơ
(chủng,
sở phổ cây

Trung tâm -Học
liệu ĐHcác
Cần
@nhóm
Tài nòi)
liệu phân
họcđịnh
tậptrên
và cơ
nghiên
cứu
chủ của chúng và vùng địa lí phân bố (Buddenhagen, 1962):
ƒ Race 1: Có phổ ký chủ rộng, các cây họ đậu, họ cà,... phân bố ở vùng đất
thấp, nhiệt đới, cân nhiệt đới (Biovar 1, 3 và 4).
ƒ Race 2: Gây bệnh trên chuối (tam bội); Heliconia, phân bố ở vùng nhiệt
đới châu Mỹ, châu Á (Biovar 3 và 2).
ƒ Race 3: Chủ yếu hại khoai tây (cà chua), phân bố ở vùng nhiệt độ thấp
hơn, vùng đất núi cao nhiệt đới, cận nhiệt đới (Biovar 2).
ƒ Race 4: Hại trên cây gừng (Philippin) (Biovar 3 và 4).
ƒ Race 5: Hại trên cây dâu tằm (Trung Quốc) (Biovar 5).
- Các biovars phân định trên cơ sở đặc tính sinh hóa (oxy hóa các nguồn
hydrate carbon gồm 3 loại đường lactose, maltose, cellobiose và 3 loại rượu
mannitol, dulcitol, sorbitol. (Hayward, 1964) đã xác định có 5 biovars ở các vùng

trên thế giới là các biovar 1, 2, 3, 4 và 5.

6


Theo Lê Lương Tề (2002), kết quả nghiên cứu của trường Đai học Nông
Nghiệp I – Hà Nội, viện Nghiên Cứu Rau Quả, viện Di Truyền Nông Nghiệp, viện
Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua đã cho thấy quần thể ký sinh
của vi khuẩn gây bệnh héo xanh ở vùng Đồng bằng sông Hồng và ở một số tỉnh
phía Bắc Việt Nam bao gồm các dòng sinh học 1, 3 và 4 thuộc race 1 (theo hệ thống
phân chủng Hayward, 1964) trong đó phổ biến và chiếm ưu thế nhất là dòng 3 với
dòng có độc tính cao ở vùng này là dòng BN.1 đã được sử dụng để nghiên cứu
trong lây nhiễm nhân tạo đánh giá các giống kháng trong tập đoàn giống cà chua
trong nước và nhập nội từ trung tâm rau Châu Á (AVRDC).
- Hình thái và đặc điểm khuẩn lạc
Vi khuẩn R. solanacearum hình gậy hoặc hình que, ngắn, hai đầu hơi tròn,
có 1 - 3 lông roi ở đỉnh đầu, kích thước khoảng 0,9 - 2 x 0,5 - 0,8 μ m, phản ứng
nhuộm gam âm. Trên môi trường nhân tạo khuẩn lạc màu trắng kem nhẵn bóng,
nhờn. Trên môi trường TZC khuẩn lạc giữa màu hồng, rìa trắng (Vũ Triệu Mân - Lê
Lương Tề, 1999). Vi khuẩn có thể sống lâu trong đất, trong tàn dư cây bệnh, trong

Trungvật
tâm
ĐH
Cần
Thơ
liệu
học
tập và
nghiên

cứu
liệuHọc
giốngliệu
nhiễm
bệnh,
trong
các @
cây Tài
ký chủ
phụ,
cỏ dại,...
(Chu
Thị Thơm

ctv, 2005).
- Tính gây độc của vi khuẩn
Nghiên cứu về mặt sinh học phân tử cho thấy tính gây độc của các dòng vi
khuẩn có tính độc R. solanacearum quyết định bởi các gen độc hrp (Vũ Triệu Mân Lê Lương Tề, 1999). Khi phân lập 5 chủng vi khuẩn từ cây cà chua, khoai tây,
thuốc lá, lạc, cây cà nhiễm bệnh héo xanh đều thể hiện tính độc và khả năng gây
bệnh khác nhau trên các loài cây ký chủ của nó. Tuy nhiên mỗi chủng vi khuẩn
cũng thể hiện tính gây bệnh khác nhau khi lây nhiễm trên các loại cây ký chủ. Mẫu
phân lập vi khuẩn trên cây cà chua có tính gây bệnh cao trên cà chua (89,9%), trên
cây cà (83,3%), trên khoai tây (79,9%), trên thuốc lá (76,7%), nhưng lại có tính gây
bệnh thấp trên cây lạc (tỷ lệ phát bệnh chỉ đạt tới 49,9%) (Đỗ Tấn Dũng, 2004).

7


1.2.3.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái
Theo Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề (1999), loài R. solanacearum có khả

năng phân giải làm lỏng gelatin, có dòng có khả năng khử nitrat, tạo H2S, không có
khả năng thủy phân tinh bột, esculin. Có khả năng tạo acid khi phân giải một số loại
đường, hợp chất carbon.v.v...
Theo Tạ Thu Cúc (2002), bệnh thích hợp trong phạm vi pH tương đối rộng,
độ pH thích hợp cho bệnh phát triển là từ 6,8 - 7,2. Theo Phạm Văn Kim (2000),
nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 26 – 300C, nhiệt độ tối thiểu 180C, tối
đa là 370C, nhiệt độ làm vi khuẩn chết là 520C trong 10 phút.
Bệnh héo xanh cà chua phát sinh phát triển phụ thuộc nhiều vào các điều
kiện sinh thái, sự tác động của nó lên vi khuẩn gây bệnh và diễn biến của bệnh một
cách phức tạp (Vũ Triệu Mân - Lê Lương Tề, 1998). Theo Đỗ Tấn Dũng (2004),
bệnh phát triển gây hại trong điều kiện khí hậu và ẩm độ cao, mưa gió bão nhiều,
bệnh phát sinh và thiệt hại nặng trên chân đất pha cát, đất thịt nhẹ, chân đất bị
nhiễm bệnh,...

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bệnh có xu thế phát triển mạnh trên những chân ruộng đã trồng các cây họ
cà, họ bầu bí, họ hành tỏi v.v... ở những ruộng thoát nước kém, có nhiều tàn dư
chưa hoai mục hoặc tưới nước quá nhiều, đất quá ẩm, bón phân không cân đối. Đặc
biệt, bệnh có liên quan chặc chẽ đến điều kiện thời tiết nhất là nhiệt độ và ẩm độ cao
(Chu Thị Thơm – Phạm thị Lài – Nguyễn Văn Tó, 2005). Bệnh phát triển mạnh và
nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa gió, nhất là trên đất cát pha, thịt nhẹ hoặc
đất đã nhiễm vi khuẩn, trồng các giống mẫn cảm bệnh từ trước. Nhiệt độ là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới sự phát sinh phát triển bệnh (Vũ Triệu Mân – Lê Lương
Tề, 1999).

8


Một số đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh lý, sinh hóa các isolate vi khuẩn R.
solanacearum trên môi trường nhân tạo (Đỗ Tấn Dũng, 2004).

Các đặc tính

Isolate vi khuẩn R. solanacearum
Cà chua Khoai tây Thuốc lá
Lạc
Cây cà

Màu sắc khuẩn lạc trên
hồng nhạt hồng nhạt hồng nhạt hồng nhạt hồng nhạt
TZC
Hình dạng tế bào vi
khuẩn
gậy
gậy
gậy
gậy
gậy
Vị trí lông roi
ở một đầu ở một đầu ở một đầu ở một đầu ở một đầu
Nhuộm Gram
âm
âm
âm
âm
âm
Tạo bong bóng trong
H2O2 3%
+
+
+

+
+
Đồng hóa glucose
(có oxy)
+
+
+
+
+
Đồng hóa arginine làm
kiềm hóa môi trường
+
+
+
+
+
Tao hạt nhỏ li ti trên
+
+
+
+
+
môi trường Tween 80
Khả năng phát triển trên
môi trường có NaCl 2%
sữa liệu ĐH Cần Thơ
+
+ liệu học
+* tập và+nghiên +
TrungPhân

tâmgiải
Học
@ Tài
cứu
Khử Nitrat
+
+
+
+
+
Tạo NH3
Tạo khí indole
+
+
+
+
+
Tạo H2S
Thủy phân tinh bột
Phân giải gelatin
+
+*
+
+
+
Ghi chú:

+: có phản ứng +*: phản ứng chậm yếu

-: không phản ứng


1.2.3.3. Đặc điểm phát sinh bệnh và gây hại
Theo Đỗ Tấn Dũng (2001), vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, gốc thân, thân và
cuống lá qua vết thương xây xát do nhổ cây, do côn trùng, do tuyến trùng, do kỹ
thuật chăm sóc,... và qua lỗ hở tự nhiên. Sau khi xâm nhập vào rễ, vi khuẩn lan theo
bó mạch dẫn, sinh trưởng phát triển sinh sản ra các men, độc tố dẫn đến phá hủy các
mô bào, vít tắc mạch dẫn làm cản trở sự vận chuyển nước, chất dinh dưỡng và nhựa
trong cây dẫn đến cây héo rũ nhanh và chết.

9


Nghiên cứu các phương pháp lây nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua
trong điều kiện nhân tạo thì phương pháp tiêm nách lá và tạo vết thương rễ cho tỉ lệ
phát bệnh cao hơn so với phương pháp nhúng rễ và nhiễm hạt trên cả giống cà chua
kháng và nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn (Nguyễn Văn Viên - Đỗ Tấn Dũng, 2003).
1.2.4. Ký chủ
Theo Trần Thị Ba và ctv (1999), vi khuẩn R. solanacearum có ký chủ rộng
trong 25 họ thực vật, trong đó có nhiều loại cây trồng như: cà chua, khoai tây, thuốc
lá, ớt, cà tím, đậu phộng, chuối, đậu nành,... sự thiệt hại do vi khuẩn gây ra không
thể tính toán được.
Loài R. solanacearum gây bệnh héo xanh cà chua là một loài bán ký sinh
điển hình, đa ký chủ với nhiều chủng, nòi sinh học khác nhau, thể hiện tính độc và
khả năng gây bệnh cũng như sự phân bố địa lý của bệnh héo xanh ở các vùng sinh
thái khác nhau (Nguyễn Văn Viên - Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Bệnh héo xanh cà chua là một trong những bệnh hại nghiêm trọng ở hầu hết
vùng
trồngliệu
cà ởĐH
Việt Cần

Nam, các
vùng
nhiệt
đớivà
và những
vùng
trên
Trungcác
tâm
Học
Thơ
@nhiệt
Tài đới,
liệubán
học
tập
nghiên
cứu
thế giới có khí hậu ám áp. Vi khuẩn gây bệnh héo xanh là loài đa thực có phổ ký
chủ rộng, có thể xâm nhiễm, ký sinh, gây hại trên 44 họ cây trồng khác nhau, đặc
biệt trên các cây trồng họ cà, họ đậu, họ bầu bí,... (Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề,
1998).
1.2.5. Lưu tồn và phát tán bệnh
Nguồn bệnh có thể sống trong đất từ 5 – 6 năm, ở trong cơ thể ký chủ thực
vật hoặc hạt giống có thể sống tới 7 tháng, còn nếu bám dính trên bề mặt chỉ tồn tại
2 ngày. Vi khuẩn tồn tại chủ yếu trong đất, tàn dư cây bệnh để trở thành nguồn bệnh
cho vụ sau, năm sau (Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề, 1998). Theo Phạm Văn Kim
(2000), thì nguồn bệnh tồn tại nhiều dạng khác nhau, vi khuẩn tồn tại lâu dài trong
đất, trong tàn dư cây bệnh (hạt, cây giống...) và các ký chủ phụ.
Bệnh héo xanh vi khuẩn truyền lan trên đồng ruộng từ cây này sang cây

khác, từ vùng có ổ bệnh sang các vùng xung quanh bằng nhiều con đường khác
nhau: nhờ nước tưới, nước mưa, không khí, truyền qua hạt giống nhiễm bệnh.

10


Ngoài ra, bệnh có thể truyền lan qua tuyến trùng nốt sưng hại rễ và qua các hoạt
động kỹ thuật chăm sóc của con người (Nguyễn Văn Viên - Đỗ Tấn Dũng, 2003).
1.2.6. Biện pháp phòng trị
Theo Vũ Triệu Mân - Lê Lương Tề (1999), thì có thể tiêu hủy tàn dư cây
bệnh, luân canh với lúa nước hoặc các loại cây phi ký chủ như ngô, mía, bông. Tăng
cường bón phân hữu cơ, phân hoai mục và bón vôi.
Biện pháp luân canh cây trồng được coi như là một biện pháp tốt nhất nhằm
giảm thiệt hại do bệnh héo xanh vi khuẩn gây ra. Bệnh có xu hướng giảm khi trồng
cây cà chua trên đất luân canh với lúa nước, ngô hoặc những cây không phải là ký
chủ của bệnh. Khi luân canh cà chua với lúa nước thì mức độ nhiễm bệnh giảm rõ
rệt, tỉ lệ bệnh trung bình từ 47% xuống còn 6,9%; còn khi luân canh cây lạc với lúa
nước thì tỉ lệ bệnh giảm đi nhiều, tỉ lệ bệnh là 26,2% (công thức luân canh: lạc - lạc
- khoai tây) và tỉ lệ bệnh chỉ ở mức 3,9% (ở công thức luân canh: lạc - lúa – ngô)
(Đỗ Tấn Dũng, 2004).
VănCần
ViênThơ
và Đỗ@
Tấn
Dũng
chọnvà
thờinghiên
vụ trồngcứu
thích
Trung tâm Theo

HọcNguyễn
liệu ĐH
Tài
liệu(2003),
học tập
hợp, có thể sử dụng một số chủng của các loài vi khuẩn đối kháng như Bacillus
subtilis, Pseudomonas fluorescens để xử lý hạt giống trước khi gieo: nhúng rễ cây
con trước khi trồng, hoặc đưa lượng vi khuẩn đối kháng vào vùng rễ cà chua ngay
sau khi trồng nhằm làm tăng khả năng chiếm chổ, cạnh tranh ức chế và tiêu diệt loài
vi khuẩn R. solanacearum.
1.3. HỆ VI SINH VẬT VÙNG RỄ
1.3.1. Sự phân bố vi sinh vật quanh rễ cây
Vùng rễ (rhizosphere) là vùng bao quanh bộ rễ của thực vật. Khái niệm về
vùng rễ được Hiltner đề ra từ năm 1904, tuy nhiên đến nay chúng ta vẫn chưa có
phương pháp thống nhất do việc xác định phạm vi của hệ rễ đối với môi trường
chung quanh cũng thay đổi tuy theo loại cây và thời kì sinh trưởng của cây (Phạm
Văn Kim, 2006). Theo Antoun và Prévost (2005), vi khuẩn vùng rễ (rhizobacteria)
là những vi khuẩn sống ở vùng rễ và định vị được ở rễ cây; chúng có khả năng sinh
sôi và chiếm lĩnh các ổ sinh thái ở rễ vào tất cả các giai đoạn phát triển của cây. Có

11


khoảng 2 - 5% vi khuẩn vùng rễ, khi được chủng vào đất có hệ vi sinh vật cạnh
tranh, biểu hiện ảnh hưởng có lợi cho sự tăng trưởng cây.
Theo Phạm Văn Kim (2006) khi quan sát rễ non cho thấy vùng quanh đầu rễ
có bao gồm chất do đầu rễ và vi khuẩn sống trong vùng đó tiết ra. Phân tích các chất
này thấy có nhiều chất hữu cơ cần thiết cho vi sinh vật như đường, amino acid, acid
hữu cơ, vitamin, v.v… vì vùng quanh rễ chứa nhiều chất hữu cơ như vậy nên vi sinh
vật quanh rễ nhiều hơn ở xa.

1.3.2. Vai trò của vi sinh vật vùng rễ trong phòng trừ sinh học
Theo Phạm Văn Kim (2000), biện pháp sinh học trong phòng trị bệnh cây là
điều khiển môi trường, cây trồng và sinh vật đối kháng một cách thích hợp, để tạo
nên một thế cân bằng sinh học cần thiết giúp giảm mật số của mầm bệnh xuống
dưới ngưỡng gây hại. Nhờ đó bệnh cây trồng chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, không
gây ảnh hưởng về mặt kinh tế. Theo Pal và McSpadden (2006), hiệu quả phòng trừ
sinh học bằng vi sinh vật là kết quả có lợi do nhiều dạng tương tác khác nhau giữa
các vi sinh vật, trong đó tác nhân gây bệnh bị ức chế do sự hiện diện và hoạt động

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
của các vi sinh vật là tác nhân phòng trừ sinh học, theo một hoăc nhiều cơ chế.

Nhóm vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng (Plant Growth Promoting
Rhizobacteria - PGPR) ngăn chặn mầm bệnh trong đất bằng nhiều cơ chế. Bao gồm:
khả năng sản xuất siderophores là phức liên kết ion sắt làm cho chúng không hữu
dụng đối với mầm bệnh; khả năng tổng hợp chất trao đổi chống lại nấm như chất
kháng sinh, enzymes thủy phân vách tế bào hoặc HCN giúp ngăn chặn sự phát triển
của mầm bệnh, khả năng cạnh tranh thành công với mầm bệnh về thức ăn và chổ ở
trên rễ cây (Nelson, 2004), .
Theo Cao Ngọc Điệp (2003), vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng thực
vật tiêu biểu cho nhóm vi sinh vật đất cư trú trong đất vùng rễ có quan hệ với cây ký
chủ, kích thích sự tăng trưởng cây ký chủ bên cạnh đó nhiều vi sinh vật có khả năng
ngăn chặn hay khống chế vi sinh vật có hại.
Husen (2003), cho rằng: Vi khuẩn hòa tan P theo một số cơ chế khác nhau
bào gồm việc tạo ra các acid hữu cơ, giúp tăng lượng P hữu dụng cho cây, đặc biệt

12



×