Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác và HIỆU QUẢ KINH tế của cây dừa nước (nypa fruticans) tại HUYỆN LONG mỹ TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.48 MB, 105 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHAN VĂN ĐEN

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA CÂY DỪA NƯỚC (Nypa fruticans) TẠI HUYỆN LONG MỸ
TỈNH HẬU GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA CÂY DỪA NƯỚC (Nypa fruticans) TẠI HUYỆN LONG MỸ
TỈNH HẬU GIANG
Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS. TS. Trần Văn Hâu

Phan Văn Đen


MSSV: 3083565
Lớp: Nông học K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY DỪA NƯỚC TẠI
HUYỆN LONG MỸ - TỈNH HẬU GIANG

Do sinh viên Phan Văn Đen thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày …. tháng … năm …
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Trần Văn Hâu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt
nghiệp là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn


Phan Văn Đen


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY DỪA NƯỚC TẠI
HUYỆN LONG MỸ - TỈNH HẬU GIANG
Do sinh viên Phan Văn Đen thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:

Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Hội đồng

DUYỆT KHOA
TRƯỞNG KHOA NÔNG NGHIỆP


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Phan Văn Đen

Giới tính: Nam

Năm sinh: 1988


Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Châu Phú – An Giang
Địa chỉ liên lạc: xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm 1994 đến 1999
Học ở trường Tiểu học “A” Vĩnh Thạnh Trung
Địa chỉ xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm 1999 đến 2003
Học ở trường Trung học cơ sở “Vĩnh Thạnh Trung”
Địa chỉ: xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm 2003 đến 2006
Học ở trường Trung học phổ thông “Trần Văn Thành”
Địa chỉ: xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
4. Đại học
Thời gian đào tạo từ năm 2008 đến 2012
Học ở trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành: Nông học
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người khai

Phan Văn Đen


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến,
Thầy Trần Văn Hâu, người đã hết lòng hướng dẫn truyền đạt kiến thức và giúp đỡ em trong suốt quá trình
làm luận văn.
Thầy cố vấn Nguyễn Trọng Ngữ đã quan tâm, động viên và giúp đỡ em trong suốt khóa học.
Chân thành cảm ơn
Quý thầy cô và cán bộ khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng đã tận tình truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian học tại trường.
Chị Thủy đã hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn.
Các bạn Kiều, Thu Ba, Trúc đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Thân ái gửi về,
Các bạn sinh viên lớp Nông học 1 và 2 khóa 34 những tình cảm thân thương nhất, lời chúc sức khỏe, hạnh
phúc và thành đạt trong tương lai.

Phan Văn Đen


Phan Văn Đen. 2012. Điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả kinh tế của cây dừa nước (Nypa fruticans) tại
huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành nông học. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả kinh tế của cây dừa nước (Nypa fruticans) tại huyện
Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang” nhằm tìm hiểu hiện trạng canh tác và hiệu quả kinh tế của cây dừa nước hiện tại ở
huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang để có hướng phát triển loại cây trồng “đa tác dụng” này trong tương lai. Đề
tài được thực hiện từ tháng 12/2011 đến tháng 02/2012 tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang. Điều tra ngẫu
nhiên 40 hộ nông dân trồng dừa nước với diện tích 500 m2 trở lên theo phiếu điều tra soạn sẵn. Kết quả điều tra
cho thấy diện tích trồng dừa nước của các hộ nông dân ở huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang manh mún, nhỏ lẻ
(từ 500 m2 – 1.000 m2); phần lớn cây dừa nước được người nông dân trồng trên đất phù sa chiếm tỷ lệ 87,5%,
trên đất phèn chiếm tỷ lệ 12,5%; vị trí trồng dừa nước chủ yếu ở mương vườn nhằm để tận dụng đất trống trong
vườn nhà của nông hộ (chiếm tỷ lệ 80%) và khoảng cách trồng dừa nước được các hộ cho là thích hợp nhất 2 m

x 2 m (chiếm tỷ lệ 57,5%); có 75% nông hộ sử dụng giống cây dừa nước là giống nhà, còn lại 25% nông hộ sử
dụng giống từ hàng xóm; phần lớn các hộ nông dân chưa quan tâm đến việc bón phân và phòng trị sâu bệnh cho
cây dừa nước. Đa số các nông hộ trồng dừa nước với mục đích thu hoạch lá dừa nước là chính, mà chưa khai
thác hết các sản phẩm khác từ cây dừa nước mang lại. 100% nông hộ bán lá dừa nước với hình thức là lá chầm.
Doanh thu đạt được trung bình của 1.000m2 dừa nước là 6.443.506 đồng và tổng chi phí là 4.407.020 đồng, lợi
nhuận là 2.036.486 đồng.


DANH SÁCH BẢNG

TT

Tên bảng

3.1

Số nhân khẩu và số lao động trong nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu

Trang

Giang, 2012

20

3.2

Lý do trồng dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, 2012

21


3.3

Ý định mở rộng hay loại bỏ vườn dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, 2012

3.4

Loại đất trồng dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang,
2012

3.5

27

Sâu và bệnh gây hại trên cây dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh
Hậu Giang, 2012

3.9

26

Tỷ lệ sử dụng phân bón cho cây dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, 2012

3.8

25

Vị trí và khoảng cách trồng dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh
Hậu Giang, 2012

3.7


23

Cây giống và chăm sóc cây giống của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu
Giang, 2012

3.6

22

31

Số lần dọn bập dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang,
2012

33

3.10 Thời gian ra hoa của cây dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu
Giang, 2012

33

3.11 Hình thức bán dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang,
2012
3.12 Thu hoạch dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, 2012

34
35

3.13 Các sản phẩm thu hoạch từ dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh

Hậu Giang, 2012
3.14 Hình thức chầm lá của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, 2012

36
38

3.15 Lao động chầm lá dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang,
2012

39


3.16 Giá thành của 1.000 tấm lá chầm dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, 2012

40

3.17 Giá bán tấm lá dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang,
2012

40

3.18 Hom, lạt dùng để chầm lá và thời điểm bán lá của nông hộ tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, 2012

43

3.19 Chi phí chăm sóc (đồng/1.000 m2), chầm lá và các chỉ số tài chính trong quá
trình trồng dừa nước tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang

45


3.20 Doanh thu trồng dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang,
2012

46

3.21 Lợi nhuận và thu nhập trồng dừa nước của nông hộ tại huyện Long Mỹ - tỉnh
Hậu Giang, 2012

47

3.22 Các chỉ số tài chính trong quá trình trồng dừa nước của nông hộ tại huyện Long
Mỹ - tỉnh Hậu Giang, 2012
3.22 Tổng hợp các chỉ số

48
50

3.23 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây dừa nước
tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, 2012

51

3.24 Những thuận lợi trong quá trình trồng dừa nước của nông hộ tại huyện Long
Mỹ - tỉnh Hậu Giang, 2012

54

3.25 Những khó khăn trong quá trình trồng dừa nước của nông hộ tại huyện Long
Mỹ - tỉnh Hậu Giang, 2012


55


DANH SÁCH HÌNH

TT

Tên hình

Trang

1.1

Vòng đời của Bọ dừa (Brontispa longissima Gestro)

3

1.2

Hoa của cây dừa nước điều tra tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, 2012

11

1.3

Trái của cây dừa nước điều tra tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, 2012

12

2.1


Bản đồ địa bàn điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả kinh tế của cây dừa
nước ở huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang

3.1

Diện tích trồng dừa nước so với diện tích vườn của nông hộ huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang

3.2

20

Trái dừa nước sau khi ươm được 1 tháng điều tra tại huyện Long Mỹ - tỉnh
Hậu Giang, 2012

3.3

16

24

(a) Trứng của Bọ dừa (Brontispa longissima Gestro); (b) Đặc điểm gây hại
trên cây dừa nước điều tra tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, 2012

28

3.4

Bệnh “thối cờ bắp” gây trên cây dừa nước


29

3.5

Bập dừa của cây dừa nước

31

3.6

Cây dừa nước sau khi thu hoạch lá

31

3.7

Bụi dừa nước sau khi thu hoạch lá

34

3.8

Cách chầm lá của nông hộ huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang

37

3.9

(a) Cách chầm lá “đặt”; (b) Cách chầm lá “hàng” của nông hộ điều tra tại
huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, 2012


38

3.10 Hom làm từ tàu lá “đứng” của cây dừa nước điều tra tại huyện Long Mỹ - tỉnh
Hậu Giang, 2012

41

3.11 (a) Lạt từ cờ bắp; (b) Lạt từ dây nilon điều tra tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu
Giang, 2012

42


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia được dự báo là phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến
đổi khí hậu. Đặc biệt, trong những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng rõ rệt đến các
tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Mọi người chuyển dần từ quan niệm “sống chung với lũ” sang “sống chung
với biến đổi khí hậu”, điều đó cho thấy việc trồng cây gì? nuôi con gì? trong quá trình biến đổi khí hậu là việc
hết sức quan trọng.
Dừa nước (Nypa fruticans) là loài duy nhất trong họ Cau (Arecaceae) sinh sống trong đầm lầy. Cây
thường mọc ở những vùng đầm lầy ngập mặn, phù sa, nhiễm phèn, ven sông rạch có thủy triều lên xuống.
Chính vì vậy, cây Dừa nước có vai trò rất quan trọng trong việc cố định phù sa, lấn biển và là lá chắn phòng hộ
an toàn nhằm chống lại tác động của nước biển dâng (một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu). Ngoài
ra, cuống hoa dừa nước (quài dừa) chưa nở hoa có thể được trích lỗ hứng nhựa ngọt làm đường và rượu. Mầm
dừa non ăn được, cũng như những cánh hoa nở được dùng như trà (chè). Cái (thịt) dừa non thì được dùng vào
các món giải khát khác nhau. Trái dừa nước dùng làm thực phẩm: làm mứt, nấu chè, ăn trực tiếp. Từ lâu, tại
huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang có truyền thống trồng cây dừa nước. Tuy nhiên, việc trồng và sản xuất dừa
nước của các hộ nông dân vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và chủ yếu để lấy lá là chính, mà không quan tâm đến các
sản phẩm khác từ cây dừa nước. Do đó, đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả kinh tế của cây dừa

nước tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng canh tác và hiệu quả
kinh tế của cây dừa nước hiện tại tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang để có hướng quy hoạch và phát triển loại
cây trồng “đa tác dụng” này trong tương lai, đồng thời giúp cho người nông dân có thêm một loại cây trồng vừa
giúp chống lại tác động của biến đổi khí hậu vừa đem lại hiệu quả cho gia đình.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh tế
Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất (Phan
Đức Dũng và Nguyễn Thị Mỵ, 2006).
Hiệu quả kinh tế: là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật sản xuất) nhất định để
tạo ra lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất. Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực chất là giá trị; nghĩa là khi sự kết hợp
yếu tố sản xuất thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không hiệu quả (Phan
Đức Dũng và Nguyễn Thị Mỵ, 2006).
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất, nói rộng ra là hiệu quả hoạt động kinh
tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính.
Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả
kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ
tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với
đồng vốn đã bỏ ra, thời gian thu hồi vốn…. Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với
tổng số vốn đã bỏ ra (Phan Đức Dũng và Nguyễn Thị Mỵ, 2006).
1.1.2 Khái niệm về chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn hành động này thay cho hành động khác.
(Lê Phước Hương, 2011). Chi phí cơ hội trong việc trồng dừa nước (chi phí lao động gia đình): nếu các lao
động trong gia đình tham gia vào việc trồng và chăm sóc dừa nước, thì chi phí cơ hội là một công việc nào khác
được các lao động gia đình tham gia vào. Khi tham gia vào công việc sản xuất dừa nước thì lao động gia đình
đã lỡ mất cơ hội tham gia vào công việc khác để có thêm thu nhập.
1.2 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ

* Tổng chi phí sản xuất:
Là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi ra cho hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Tổng chi phí sản xuất = chi phí vật chất (chi phí vật tư nông nghiệp và trang bị kỹ thuật) + chi phí lao
động (bao gồm lao động thuê và lao động gia đình) + chi phí khác


* Tổng doanh thu:
Là giá trị thành tiền từ số lượng tổng sản phẩm với đơn giá sản phẩm được bán ra.
Tổng doanh thu = Tổng sản lượng x Đơn giá sản phẩm
* Lợi nhuận:
Là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí sản xuất.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí sản xuất
* Thu nhập:
Là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia đình đã bỏ ra.
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động gia đình
* Tỷ suất thu nhập:
Phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi người sản xuất đầu tư một đồng chi phí sản xuất thì sẽ thu về được
bao nhiêu đồng thu nhập tương ứng.
Tỷ suất thu nhập = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất



* Tỷ suất lợi nhuận:
Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng.
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất
1.3 BỌ DỪA (Brontispa longissima Gestro)
Bọ dừa hay còn gọi là bọ cánh cứng hại dừa xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 1999 và phát triển nhanh
thành dịch gây hại trên quy mô rộng khắp các tỉnh phía nam.
- Mô tả: Bọ cánh cứng trải qua bốn giai đoạn phát triển là trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng. Bọ có
kích thước từ 9 – 10 mm, ngang 2 - 2,25 mm, râu dài 2,75 mm, có tập tính hoạt động về đêm. Vòng đời của bọ

cánh cứng từ 130 - 135 ngày. Con cái bắt đầu đẻ trứng khi được hai tuần tuổi và nó có thể đẻ đến 120 trứng
trong suốt vòng đời. Giai đoạn gây hại của bọ cánh cứng là giai đoạn ấu trùng và thành trùng. Thành trùng gây
hại nặng hơn ấu trùng (Hình 1.1).

Hình
Hình 1.1 Vòng đời của Bọ dừa (Brontispa longissima Gestro)

- Tác hại: Thành trùng và ấu trùng bọ cánh cứng tấn công bề mặt của lá, chúng ăn lớp biểu bì làm lá bị
héo khô, mất khả năng quang hợp. Cây dừa bị bọ cánh cứng tấn công dễ dàng nhận biết bởi các lá ngọn bị cháy
khô (Hồ Văn Chiến, 2011).
1.4 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1 Vị trí


Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long; Bắc giáp thành phố Cần Thơ; Nam giáp tỉnh
Sóc Trăng; Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
Tỉnh Hậu Giang nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông
Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn... Các tuyến
đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61 B. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ - trung tâm
của vùng Tây Nam Bộ.
1.4.1.2 Địa hình
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 m
so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao
nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 m, độ cao thấp dần về phía Tây. Phần lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà
No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là vùng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 - 0,5 m so với mực
nước biển.
Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo. Việc đào kênh vừa tăng cường khả
năng thoát nước và lưu thông, vừa tạo ra các vùng có địa hình cao tương đối hàng mét. Sự chênh lệch về độ cao
giữa các nơi trong tỉnh tuy không lớn lắm nhưng đã tạo ra sự tương phản rõ rệt. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ

đến tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.4.1.3 Khí hậu
Hậu Giang có khí hậu cận xích đạo gió mùa. Tính chất cận xích đạo được thể hiện ở những đặc điểm về
quang và nhiệt. Số giờ nắng trong năm nhiều, trung bình 2.300 - 2.500 giờ. Tổng lượng bức xạ trung bình
khoảng 1.500 kcal/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình cao, khoảng 26,7 - 270C, tổng nhiệt hằng năm là 9.8000C.
Biên độ nhiệt trong năm thấp, tháng 4 nóng nhất với nhiệt độ trung bình khoảng 28,60C, tháng 1 lạnh nhất với
nhiệt độ trung bình khoảng 25,50C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dao động lớn, khoảng 70C, mùa khô chênh
lệch cao hơn, mùa mưa chênh lệch ít hơn.
Tính chất mùa thể hiện rõ nét ở chế độ gió và chế độ ẩm. Trong năm, Hậu Giang chịu ảnh hưởng của hai
mùa gió: mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Lượng mưa khoảng 1.800 mm/năm, tập trung cao nhất từ tháng 9 đến tháng 10. Lượng mưa phân bố
không đều theo lãnh thổ, khu vực phía Tây có số ngày mưa nhiều hơn, lượng mưa lớn hơn và mùa khô không
gay gắt như khu vực phía Đông. Độ ẩm trung bình trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung
bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4
(77%), độ ẩm trung bình trong năm là 82%.


1.4.1.4 Thủy văn
Hậu Giang có một hệ thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Phần lớn lãnh thổ
Hậu Giang trong năm đều có thời kỳ ngập nước, bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài khoảng 2 - 3 tháng. Độ sâu và
thời gian ngập nước tùy thuộc vào lượng nước mưa; độ cao tương đối, vị trí so với các dòng sông, kênh rạch.
Hiện tượng ngập úng thường được bắt đầu do mưa, sau đó tăng cường do lũ sông Hậu. Các vùng cao ven sông
Hậu và những vùng phía Tây trong lưu vực sông Cái Lớn thoát nước tốt nên ít bị ngập hoặc thời gian ngập
ngắn. Vùng đất thấp có khả năng thoát nước kém nên thời gian ngập lụt dài hơn.
Là tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Hậu, Hậu Giang chịu tác động mạnh của thủy triều. Vào mùa mưa, biên độ
triều thấp, khoảng 0,5 m. Vào mùa khô, biên độ thủy triều có thể lên tới vài mét. Người ta có thể lợi dụng điều
này để xây dựng hệ thống tưới tiêu tự chảy, nhưng đồng thời phải luôn cảnh giác đề phòng nước mặn xâm nhập
vào đồng ruộng. Vùng Tây Nam của tỉnh nằm trong lưu vực sông Cái Lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ
triều của vịnh Thái Lan. Nước mặn có thể theo sông Cái Lớn gây ra hiện tượng nhiễm mặn nặng tại khu vực Vị
Thanh, Vị Thủy, Long Mỹ; khu vực ven các sông Nước Trong, Cái Tư, Ngan Dừa, Cái Côn; thậm chí nước

mặn còn lấn vào cả kênh Quản Lộ.
1.4.1.5 Đất đai
Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Xét về lý tính, đây là vùng đất
còn mềm yếu, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chia thành hai tầng rõ rệt: tầng trên là sét pha thịt có
độ dẻo cao, tầng dưới là sét dẻo với độ sâu vài chục mét. Do đó, khả năng chịu lực rất kém. Xét về hoá tính, đất
Hậu Giang có tỷ lệ mùn cao, nhất là trong các tầng đất than bùn và phèn. Do diện tích đất phèn, mặn nhiều nên
độc tố trong đất cao, nhất là SO42 - vượt quá sức chịu đựng của cây trồng, nên cần phải thau chua rửa mặn
trước khi canh tác.
Về cơ bản, đất Hậu Giang có thể chia thành 4 nhóm chính sau đây:
- Đất phù sa chủ yếu nằm trong phạm vi tác động mạnh của sông Hậu, loại đất này được khai thác sớm, lại
được bồi đắp hằng năm nên đã có những biến đổi đáng kể.
- Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, tập trung ở phần trung tâm và phần phía Tây của tỉnh, có 2 loại là đất
phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng. Vào mùa khô, thường có hiện tượng dậy phèn. Giữ nước ém phèn hoặc
chọn những cây trồng ưa phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng.
- Đất mặn diện tích khoảng 5.000 ha, tập trung ở Tây Nam Long Mỹ, Nam Vị Thanh, thường xuyên bị
nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ thống sông Cái Lớn đưa vào. Tỉnh phải xây dựng các hệ thống đê và
cống đập để điều phối nước.
1.4.2 Tình hình kinh tế - xã hội


Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có diện tích đứng hàng thứ
11 và dân số đứng hàng thứ 13 trong tổng số 13 tỉnh thành ở miền Tây Nam Bộ.
Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và
cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc.
1.5 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LONG MỸ - TỈNH HẬU GIANG
1.5.1 Vị trí địa lý
Long Mỹ là một huyện vùng nông thôn nằm phía Tây Nam tỉnh Hậu Giang, cách trung tâm tỉnh Hậu
Giang 20 km có vị trí quan trọng là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang. Huyện Long Mỹ nằm dọc trên các tuyến giao
thông thủy bộ quan trọng của tỉnh và tiểu vùng Tây sông Hậu, có những điểm giao lưu kinh tế với các tỉnh Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và với đô thị trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ.


- Phía Bắc giáp thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy.
- Phía Nam giáp huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu và huyện Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Tây giáp huyện Gò Quao của tỉnh Kiên Giang.
- Phía Đông giáp huyện Phụng Hiệp của tỉnh Hậu Giang.
Về hành chính, huyện Long Mỹ bao gồm thị trấn Long Mỹ, thị trấn Trà Lồng và 13 xã: Long Bình, Long
Trị, Long Trị A, Long Phú, Tân Phú, Thuận Hưng, Thuận Hòa, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A,
Lương Tâm, Lương Nghĩa, Xà Phiên.
Long Mỹ nằm hoàn toàn trong khoảng giữa vùng Tây sông Hậu, địa hình thấp, bằng phẳng, có hệ thống
kênh rạch chằng chịt, trong đó có các tuyến đường thủy quan trọng như: sông Cái Lớn, kênh Xáng, Nàng Mau,
Trà Ban, Quản Lộ… đồng thời còn có quốc lộ 61, tỉnh lộ 42 đi qua cùng với hệ thống đường liên hiệp, liên hiệp
xã rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, giao lưu và vận chuyển hàng hoá.
1.5.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Nền kinh tế chủ yếu của Long Mỹ là sản xuất nông nghiệp. Trong đó trồng trọt là phổ biến. Bên cạnh cây
chủ đạo là lúa, Long Mỹ rất chú trọng đến nghề làm vườn trồng cây ăn trái, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc,
gia cầm và nuôi cá.
1.6 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÂY DỪA NƯỚC
1.6.1 Nguồn gốc và phân loại


Nhân dân sống dọc theo bờ biển phụ thuộc vào biển để câu cá và sông từ nguồn thảm thực vật tự nhiên
dọc bờ biển. Các khu rừng ngập mặn dọc theo bờ biển là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng để người
dân địa phương lấy thực phẩm, chất xơ và thu nhập từ nguồn thảm thực vật tự nhiên. Hai loài thực vật trong
rừng ngập mặn chiếm ưu thế và tồn tại trên phía tây bờ biển là Aceh – Rhizophora và Dừa nước. Các thực vật
Rhizophora mucronata, địa phương biết đến như một nguồn đặc biệt, vì thế mà có rừng ngập mặn được gọi là
“Hutan Bakau” (Laxman và ctv., 2006).
Dừa nước (họ Arecaceae) có một phân phối khá rộng - Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Đảo Borneo
của Nam Dương, Phi Luật Tân, quần đảo Ryukyu của Nhật Bản, Papua New Guinea, quần đảo Solomon và
miền Bắc nước Úc (Laxman và ctv., 2006).
Giới (regnum): Plantae

Bộ (ordo): Arecales
Họ (familia): Arecaceae
Giống: Nypa. Steck
Loài (species): Nypa fruticans
(Rumawas, 1996)
Dừa nước là thực vật hạt kín, một lá mầm. Dừa nước, được gọi là Palm Attap (Singapore), Nipa Palm
(Philipppines), và rừng đước cọ hay cọ Nypah (Indonesia, Malaysia), Gol Pata (Bangladesh), Dani (Burma),
Dừa nước (Việt Nam) là cọ chỉ được coi là một rừng ngập mặn. Loài này, là loài duy nhất trong chi Dừa, mọc ở
miền nam châu Á và miền bắc nước Úc (Laxman và ctv., 2006).
Thân cây mọc ngang dưới mặt đất và chỉ có lá và cuống hoa mọc trở lên trên bề mặt. Vì vậy, nó là một
cây khác thường, và lá có thể cao đến 9 m (Laxman và ctv., 2006).
1.6.2 Lịch sử phát triển
Hóa thạch của phấn hoa dừa nước đã được xác định niên đại đến 70 triệu năm về trước (Dowe and
Tucker, 1993).
1.6.3 Phân bố
Dừa nước thường phân bố dọc theo bờ biển và các cửa sông đổ vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,
từ Bangladesh tới các hải đảo Thái Bình Dương (Dowe and Tucker, 1993).
Vùng rừng dừa nước lớn nhất là ở Indonesia, rộng khoảng 700.000 ha, rồi đến Papua New Guinea
(500.000 ha), và Philippines (8.000 ha). (Minh Phụng, 2009).


Ở Việt Nam: Dừa nước phân bố ở các tỉnh từ đèo Hải Vân trở vào. Tập trung nhiều ở các vùng nước lợ và
cửa sông của các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ như thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (Phú Quốc) (Minh Phụng, 2009).
Dừa nước thường mọc thành quần thể thuần loại, nhưng ở một số nơi, chúng mọc lẫn với các loài cây gỗ
của rừng ngập mặn như đước, vẹt, mắm; tầng dưới rừng là các loài ô rô, ráng và lá náng. Các quần thể dừa nước
tự nhiên mọc rất dày đặc, tùy theo các địa phương, số cây trong một hecta từ 2.000 – 5.000 hoặc 10.000 cây
(Minh Phụng, 2009).
1.6.4 Đặc điểm sinh học thực vật
1.6.4.1 Rễ

Rễ dừa nước nằm ở phía dưới tại vị trí u sẹo nơi xuất hiện lá (Laxman và ctv., 2006). Dừa nước có rất
nhiều rễ chùm cắm vào bùn (Minh Phụng, 2009).
1.6.4.2 Thân
Điều kiện tốt để phát triển dừa nước là thân ngầm thường xuyên bị ngập trong nước lợ. Chính vì vậy, dừa
nước mọc rất nhiều ở vùng của sông bị ngập triều có độ mặn từ 1 – 9 mg/lít; chúng phát triển mạnh trên đất bùn
hoặc đất phù sa giàu mùn, độ chua khoảng 5, lượng oxygen thấp (Minh Phụng, 2009).
Thân cây suy thoái hoặc nằm ngầm (thân rễ) dài 45 cm phân nhánh làm đôi hình thành u sẹo lá xuất hiện
cong hướng lên trên mặt đất (Laxman, 2006). Thân cây dừa nước có màu đen, mọc ngầm ngang dưới lòng đất
do đó nó không được xem như một loại cây gỗ. Thân cây có nhiều chi nhánh. Mỗi chi nhánh thân cây kết thúc
bằng một u gai (fronds) nổi lên mặt đất. Tại vị trí u gai lá xuất hiện và phát triển (Bahay, 2010).
1.6.4.3 Lá
Lá mọc lên trên mặt đất, tán lá có thể cao đến 9 m (Lovelock, C. 1993). Cuống lá lồi ở mặt dưới, hơi lõm
ở mặt trên, phía đáy phình rộng lên đến 1,5 m dài, tàu lá lên đến 163 lá/tàu, đường kính tuyến tính 1,2 - 1,5 m x
6,5 – 8,6 cm (Rumawas, 1996). Tàu dừa nước thường được thu hoạch vào tháng 1, tháng 2 (Quốc Hải, 2009).
1.6.4.4 Hoa
Sau 3 đến 4 năm, khi cây đạt tám lá, bắt đầu ra hoa, mỗi hecta trung bình có khoảng 700 cây ra hoa. Mỗi
cây chỉ ra một buồng quả tận cùng rồi chết. Mỗi cái rễ (căn hành) của chúng sẽ mọc lên những cây con như các
bụi chuối (Huỳnh Tấn Lộc, 2009).
Mùa ra hoa là tháng 11 trong năm (Lovelock, C. 1993). Cụm hoa đơn độc, nằm trong nách lá, đứng
thẳng và phân nhánh, cao đến 60 – 90 cm, có nhiều lá bắc; cuống mập hình trụ, dài. Hầu hết các nhánh có lá


bắc lớn, hình ống, dài, để bảo vệ hoa và quả. Các cụm hoa đực hình bông thường mọc từng đôi, hình trụ,
thường hơi cong, dài khoảng 5 cm. Hoa có hai dạng rất khác nhau, nhưng chúng có bao hoa giống nhau; hoa
đực mang ba nhị; chỉ nhị dính thành cột, không có nhị thoái hóa; hoa cái cũng không có nhụy hoa thoái hóa,
bàu ba lá noãn rõ, hơi dài hơn bao hoa, không bằng nhau, hơi cong và có cạnh, với núm nhụy hình phễu. Hoa
dừa nước muốn thụ phấn phải nhờ một loài ruồi thuộc họ Ruồi giấm (Drosophilidae) (Minh Phụng, 2009).


Hình 1.2 Hoa của cây dừa nước



1.6.4.5 Trái
Mùa ra trái là tháng 11 trong năm. Quả non có màu trắng mờ và cứng như thạch (Lovelock, C. 1993). Quả
là một loại quả hạch, phát triển từ một lá noãn hình thành góc cạnh không đều, hình chóp, 10 – 15 cm x 6 – 8
cm, có màu nâu đến đen đen được nén dính vào trục nhụy hoa. Thịt quả mịn, phần giữa hình thành sợi, lớp
trong là xơ dày sợi. Hạt giống có hình dạng trứng, rãnh nằm giữa và xa trục, cơ sở của sự chia cắt phôi, nội
phôi nhủ đồng nhất (Laxman, 2006). Nảy mầm ngay trên cây, với rễ mầm thò ra và đẩy quả ra ngoài (Minh
Phụng, 2009).

Hình 1.3 Trái của cây dừa nước

1.6.5 Nhu cầu sinh thái
1.6.5.1 Nhiệt độ
Đây là loài cây nhiệt đới, vùng sinh trưởng có nhiệt độ trung bình thấp ở 200C và nhiệt độ trung bình cao
nhất 32 – 350C. Khí hậu tốt nhất để cây phát triển là vùng từ cận ẩm ướt đến ẩm với lượng mưa lớn hơn 100
mm/tháng và phân bố đều trong năm (Minh Phụng, 2009).

1.6.5.2 Ánh sáng
Khí hậu tốt nhất để cây phát triển là vùng từ cận ẩm ướt đến ẩm với lượng mưa lớn 100 mm/tháng và phân
bố đề trong năm. Dừa nước chỉ mọc ở vùng nước lợ, tập trung nhất ở các cửa sông, dọc theo các kênh rạch và
các con sông đào vùng ven biển. Nó có thể xâm nhập ngược cửa sông hàng chục km. Rất ít gặp dừa nước dọc
theo các bờ biển. Điều kiện tốt để phát triển dừa nước là thân ngầm thường xuyên bị ngập trong nước lợ. Chính


vì vậy dừa nước mọc rất nhiều ở vùng cửa sông bị ngập triều, có độ mặn từ 1 – 9 mg/lít; chúng phát triển mạnh
trên đất bùn hoặc đất phù sa giàu mùn, độ chua khoảng 5, lượng oxygen thấp.
1.6.5.3 Đất
Thích nghi trong môi trường đất ẩm, ngập lụt, phát triển tốt trong những rừng ngập mặn. Dừa nước lớn lên
trong bùn mềm, thông thường phát triển mạnh ở nước tĩnh và nơi có sự chảy vào của phù sa nước ngọt và

dưỡng chất. Nó cũng có thể được tìm thấy trong đất liền và nổi trên thủy triều (Tan, 2001).
1.6.6 Giá trị sử dụng
- Khai thác dừa nước là một truyền thống lâu đời ở Đông Nam Á khi mà một bộ phận khá lớn cư dân các
vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương lấy dừa nước làm nguồn thu nhập chính (Laxman và ctv., 2006).
- Ở Việt Nam lá dừa nước được dùng phổ biến nhất là làm lá lợp nhà, dùng để chầm lá… Ngoài lợp nhà,
dừng vách, làm chuồng trại, làm giỏ bội. Bên cạnh đó, lá dừa nước còn được dùng làm rổ rá, lá dừa nước thật
non dùng để làm giấy vấn thuốc lá. Làm củi đốt, làm lá gói bánh…
- Dừa nước (Nypa fruticans) rất dày đặc trong các cộng đồng trong hầu hết các rừng ngập mặn ven biển
của Việt Nam, nhưng việc trồng và chăm sóc dừa nước đã bị xuống cấp nhanh chóng vì các loại cây trồng khác
có giá trị kinh tế cao hơn. Nhiều người đã phá hủy tài nguyên này, vì họ đã không thấy giá trị thực tế từ hệ sinh
thái do nhiều giá trị sử dụng khác được bỏ qua vì người dân địa phương chỉ biết sử dụng dừa nước với mục đích
xây dựng: lợp nhà, trong khi nhiều lợi ích kinh tế khác như dịch ngọt của buồng hoa có thể sản xuất đường và
rượu (Lê Thị Thu Hà, 2007).
- Dịch ngọt chứa 5 – 15% đường đồng thời trong dịch ngọt có chứa một loại nấm men tự nhiên mà nó sẽ
lên men nhanh chóng. Dạng tươi, nó được sử dụng như một loại thức uống, hoặc pha trộn trong thực phẩm khác
hoặc có thể được đun sôi để tạo đường màu nâu. Ngoài ra nó còn được sử dụng nhiều trong thực phẩm, dịch
ngọt lên men sản xuất rượu, giấm (Elevitch, 1999).
- Nhựa của buồng hoa có thể tự lên men thành một loại giấm nguyên chất, đặc sản của tỉnh Paombong,
Bulacan. Cái dừa nước non được dùng làm các món giải khát tùy theo mỗi quốc gia. (Laxman và ctv., 2006).
- Năng lượng lưu trữ trong tán lá ngoài việc giúp cho quá trình sống của cây dừa nước, nó còn có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình hình thành hoa và trái, có thể được sử dụng hữu ích cho con người trong các thức
uống mát lạnh, đường và tinh bột. Các sản phẩm ban đầu trong thân cây được lưu trữ và vận chuyển từ nơi này
đến nơi khác trong toàn cây dần dần được chuyển đổi thành tinh bột. Khi năng lượng được lưu trữ trong tinh
bột cao, nó được chuyển đổi một lần nữa thành các loại đường đơn giản cuối cùng được vận chuyển trong


×