Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

HIỆU QUẢ của một số CHẤT KÍCH KHÁNG có dẫn XUẤT từ CHITOSAN đối với BỆNH đạo ôn lá lúa (pyricularia grisea (cooke) sacc )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHẤT KÍCH KHÁNG CÓ
DẪN XUẤT TỪ CHITOSAN ĐỐI VỚI BỆNH ĐẠO ÔN
LÁ LÚA (Pyricularia grisea (Cooke) Sacc.)

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Trần Vũ Phến

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Thị Tuyết Mai
MSSV: 3060999
Lớp: NH K32

Cần Thơ, 2010

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học với đề tài


HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHẤT KÍCH KHÁNG CÓ DẪN
XUẤT TỪ CHITOSAN ĐỐI VỚI ĐẠO ÔN LÁ LÚA
(Pyricularia grisea (Cooke) Sacc.)

Do sinh viên Huỳnh Thị Tuyết Mai thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … tháng …năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Trần Vũ Phến

ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Nông Học với tên:

HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHẤT KÍCH KHÁNG CÓ DẪN
XUẤT TỪ CHITOSAN ĐỐI VỚI BỆNH ĐẠO ÔN LÁ LÚA
(Pyricularia grisea (Cooke) Sacc.)

Do sinh viên Huỳnh Thị Tuyết Mai thực hiện và bảo vệ trước hội đồng

Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:……………………………….........
………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………… Luận văn
tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:……………………………….

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng

Cần Thơ, ngày …. Tháng …. Năm 2010
Chủ tịch Hội Đồng

iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Huỳnh Thị Tuyết Mai
Ngày sinh: 16/07/1986
Nơi sinh: tỉnh An Giang.
Họ tên cha: Huỳnh Thanh Hồng
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Thu Vân
Quê quán: thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Quá trình học tập:
1993 – 1998 là học sinh trường tiểu học “A” Tân Châu.
1998 – 2002 là học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Hồng Ngự
2002 – 2004 là học sinh trường phổ thông trung học Hồng Ngự I.
2006 – 2010 là sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, học ngành Nông Học khóa 32,
khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng.

iv



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của chính bản thân. Các số liệu, kết quả thu thập
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Tuyết Mai.

v


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha, Mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.
Thành kính ghi ơn,
ThS. Trần Vũ Phến đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Cô cố vấn học tập, quí thầy cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng trường Đại Học Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong
thời gian học tại trường.
Chân thành biết ơn,
KS. Nhã, Ái đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Thành thật cảm ơn,
Các bạn lớp Nông Học K32 và các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K32 đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thân gởi,
Tất cả các bạn hai lớp Nông Học K32 và Bảo Vệ Thực Vật K32 lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc và thành đạt trong tương lai.

vi



MỤC LỤC
Trang
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN........................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. v
MỤC LỤC ...................................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH........................................................................................................ ix
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................... vii
TÓM LƯỢC................................................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I....................................................................................................................... 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................................................. 2
2.1 Bệnh đạo ôn (cháy lá) .............................................................................................. 2
2.1.1 Triệu chứng ...................................................................................................... 2
2.1.1.1 Triệu chứng trên mạ ................................................................................... 2
2.1.1.2 Triệu chứng trên lá ..................................................................................... 2
2.1.1.3 Triệu chứng trên cổ bông và trên hạt .......................................................... 2
2.1.2 Thiệt hại và tình hình nhiễm bệnh ..................................................................... 3
2.2 Tác nhân.................................................................................................................. 3
2.2.1 Đặc điểm hình thái và tế bào học nấm Pyricularia oryzae ................................. 3
2.2.2 Đặc điểm sinh lý và cách gây hại của nấm Pyricularia oryzae........................... 4
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh..................................................... 5
2.3.1 Yếu tố thời tiết .................................................................................................. 5
2.3.1.1 Nhiệt độ ..................................................................................................... 5
2.3.1.2 Ẩm độ ........................................................................................................ 5
2.3.1.3 Ánh sáng .................................................................................................... 5
2.3.2 Điều kiện khô hạn ............................................................................................. 5
2.3.3 Yếu tố đất đai và phân bón................................................................................ 6
2.3.4 Yếu tố giống ..................................................................................................... 6

2.4 Cơ nguyên kháng bệnh cây trồng ............................................................................. 7
2.5 Kích thích tính kháng bệnh trên cây trồng................................................................ 7
2.5.1 Khái niệm về kích kháng................................................................................... 7
2.5.2 Cơ chế kích kháng............................................................................................. 8
2.5.3 Các hình thức kích kháng .................................................................................. 8
2.5.3.1 Kích kháng tại chỗ ..................................................................................... 8
2.5.3.2 Kích kháng lưu dẫn .................................................................................... 8
2.6.2 Tác nhân hóa học .............................................................................................. 8
2.7 Đặc tính của một số tác nhân kích kháng dùng trong thí nghiệm .............................. 9
2.7.1 Chitosan............................................................................................................ 9
2.7.2 Chitooligosaccharide....................................................................................... 10
2.7.3 Bion 50WP ..................................................................................................... 11
2.7.4 Nấm Sporothrix sp. ......................................................................................... 11
CHƯƠNG II.................................................................................................................... 13
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................................................... 13
2.1 Phương pháp thí nghiệm ........................................................................................ 13
2.1.1 Thời gian và địa điểm ..................................................................................... 13
2.1.2 Vật liệu ........................................................................................................... 13
2.2 Phương pháp thí nghiệm ........................................................................................ 13
2.3 Các thí nghiệm....................................................................................................... 15
2.3.1 Thí nghiệm 1: đánh giá hiệu quả kích kháng lưu dẫn chống bệnh cháy lá lúa
bằng phương pháp xử lý kích kháng phun lá ............................................................ 15
vii


2.3.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả kích kháng lưu dẫn chống bệnh cháy lá lúa
bằng phương pháp xử lý kích kháng ngâm hạt ......................................................... 16
2.4 Chỉ tiêu đánh giá.................................................................................................... 16
2.5 Xử lý số liệu và thống kê ....................................................................................... 17
CHƯƠNG III .................................................................................................................. 18

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................................... 18
3.1 Đánh giá hiệu quả kích kháng lưu dẫn chống bệnh cháy lá lúa bằng phương pháp xử
lý kích kháng phun lên lá............................................................................................. 18
3.1.1 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh (%) ............ 18
3.1.2 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến hiệu quả giảm bệnh (%).......................... 20
3.1.3 Ảnh hưởng của chất kích kháng lên chiều cao cây lúa ..................................... 24
3.2 Đánh giá hiệu quả kích kháng lưu dẫn chống bệnh cháy lá lúa bằng phương pháp xử
lý kích kháng ngâm hạt................................................................................................ 27
3.2.1 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến tỉ lệ diện tích lá nhiễm bệnh (%) ............. 27
3.2.2 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến hiệu quả giảm bệnh (%).......................... 28
3.2.3 Ảnh hưởng của chất kích kháng lên chiều cao cây lúa ..................................... 30
3.3 Thảo luận chung .................................................................................................... 33
CHƯƠNG IV .................................................................................................................. 35
KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ.................................................................................................... 35
4.1 Kết luận................................................................................................................. 35
4.2 Đề nghị.................................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 36

viii


DANH SÁCH HÌNH
Nội dung
Hình 3.1 Hiệu quả của một số chất kích kháng chống bệnh đạo ôn vào thời
điểm 7 ngày sau khi chủng nấm gây bệnh
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện chiều cao cây của các nghiệm thức vào
thời điểm 1 ngày TKCNGB, xử lý kích kháng bằng phương pháp phun lá

Trang
23

24

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện chiều cao cây của các nghiệm thức vào
thời điểm 7 ngày SKCNGB, xử lý kích kháng bằng phương pháp phun lá

25

Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện chiều cao cây của các nghiệm thức vào
thời điểm 12 ngày SKCNGB, xử lý kích kháng bằng phương pháp phun lá

26

Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện chiều cao cây của các nghiệm thức vào
thời điểm 1 NTKCNGB, xử lý kích kháng bằng phương pháp ngâm hạt

31

Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện chiều cao cây của các nghiệm thức vào
thời điểm 7 NSKCNGB, xử lý kích kháng bằng phương pháp ngâm hạt

31

Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện chiều cao cây của các nghiệm thức vào
thời điểm 12 NSKCNGB, xử lý kích kháng bằng phương pháp ngâm hạt

32

ix



DANH SÁCH BẢNG
Nội dung
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của các chất kích kháng đối với tỉ lệ diện tích lá
nhiễm bệnh bằng phương pháp phun lá

Trang
20

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các chất kích kháng đối với hiệu quả giãm
bệnh bằng phương pháp phun lá

22

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các chất kích kháng đối với tỉ lệ diện tích lá
nhiễm bệnh bằng phương pháp ngâm hạt

28

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các chất kích kháng đối với hiệu quả giảm bệnh
bằng phương pháp ngâm hạt

vii

30


Huỳnh Thị Tuyết Mai, 2010. Hiệu quả của một số chất kích kháng có dẫn xuất từ
chitosan đối với bệnh đạo ôn lá lúa (Pyricularia grisea (Cooke) Sacc.). Luận văn
tốt nghiệp kỹ sư Nông Học. Cán bộ hướng dẫn ThS Trần Vũ Phến.


TÓM LƯỢC
Đề tài “Hiệu quả của một số chất kích kháng có dẫn xuất từ chitosan đối
với bệnh đạo ôn lá lúa” được thực hiện tại Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật trong điều
kiện nhà lưới nhằm mục đích tuyển chọn tác nhân kích kháng triển vọng có dẫn xuất
từ chitin để kiểm soát bệnh đạo ôn . Đề tài gồm 2 thí nghiệm và được bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại, thí nghiệm 1 gồm 8 nghiệm thức xử lý kích kháng
bằng cách phun lên lá vào giai đoạn 12 ngày sau khi gieo và thí nghiệm 2 với 5
nghiệm thức xử lý bằng cách ngâm hạt giống, với 3 đối chứng: 2 đối chứng dương
xử lý với nấm Sporothrix sp. và Bion 50WP, 1 đối chứng âm xử lý với nước cất.
Chủng nấm gây bệnh vào 30 ngày sau khi gieo với mật số bào tử là 50.000
bào tử/ml. Hiệu quả kích kháng đánh giá dựa vào tỉ lệ diện tích lá nhiễm bệnh và
hiệu quả giảm bệnh so với đối chứng xử lý với nước cất. Ngoài ra, đánh giá ảnh
hưởng của chất xử lý lên chiều cao cây bằng cách đo chiều cao cây vào 1 ngày
trước khi xử lý gây bệnh, 7 ngày sau khi xử lý gây bệnh và 19 ngày sau khi xử lý
gây bệnh.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức được xử lý kích kháng đã
cho hiệu quả giảm bệnh cao hơn và khác biệt so với đối chứng ở mức ý nghĩa
1%. Đối với cả 2 phương pháp xử lý kích kháng, ở thời điểm 7 ngày sau khi
chủng nấm gây bệnh thì các nghiệm thức xử lý bằng c hitosan chiết xuất từ vỏ
tôm (độ deacetyl = 95%), nấm Sporothrix sp. và Bion 50WP nồng độ 200ppm đều
cho hiệu quả giảm bệnh cao từ 82,69%-93,07%, sau 19 ngày chủng nấm gây bệnh
thì 2 nghiệm thức Bion 50WP và c hitosan chiết xuất từ vỏ tôm (độ deacetyl =
95%) duy trì hiệu quả kích kháng cao từ 81,89%-92,57%, trong khi đó hiệu quả
kích kháng của nấm Sporothrix sp. lại giảm đáng kể từ 58,51%-67,6%. Thêm vào
đó, 3 chất kích kháng c hitosan chiết xuất từ vỏ tôm, cua (độ deacetyl = 95%) và
nấm Sporothrix sp. đều giúp cây lúa phát triển tốt hơn so với các chất còn lại và đối
chứng.

viii



ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc tập trung đầu tư thâm canh cho cây lúa ngày càng cao như hiện nay đã
làm cho thành phần dịch hại trên đồng ruộng ngày càng phong phú, đa dạng và tình
hình phát sinh gây hại của chúng cũng ngày một nhiều và phức tạp hơn. Một trong
những dịch bệnh đã khiến nhà nông tỏ ra lo lắng khi ruộng của mình bị gây hại, đôi
khi rất trầm trọng gây ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa là bệnh cháy lá hay còn gọi
là bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây nên (Phạm Văn Kim, 2002).
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị bệnh đạo ôn là biện pháp chủ
yếu mà các chủ ruộng thường áp dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật không hợp lý như hiện nay đã ảnh hưởng không ít đến môi trường xung quanh
và gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Nhằm giải quyết vấn đề nan giải trên, các nhà khoa học đã không ngừng
nghiên cứu để tìm ra giải pháp mới trong việc phòng trừ bệnh đạo ôn nói riêng và
các bệnh hại cây trồng khác nói chung. Bằng cách sử dụng chất kích kháng là các
tác nhân hóa học, sinh học với liều lượng thấp nên ít độc với môi trường và con
người. Một số nghiên cứu ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới cho thấy, một
số tác nhân có khả năng kích thích tính kháng bệnh đạo ôn: chất kích kháng
BIOSAR-3 (Phạm Văn Kim và ctv., 2003), Oxalic acid (Nguyễn Bé Sáu,
2006)…Đặc biệt là các dẫn xuất từ chitin trong đó chitosan đã được chứng minh là
giúp kích thích hình thành tính kháng bệnh trên cây trồng một cách hiệu quả và an
toàn (Nguyễn Hồng Tín, 2005). Các hợp chất Chitooligosaccharide dẫn xuất từ
chitosan có nguồn gốc từ vỏ tôm, cua dễ hòa tan trong nước so với chitosan nên tiện
lợi khi sử dụng ngoài thực tế và là thành phần tự nhiên nên rất dễ phân hủy. Ngoài
ra nấm Sporothrix sp. đã được chứng minh là tác nhân hiệu quả đối với bệnh đạo ôn
(Trần Vũ Phến, 2010), Acibenzolar-S-methyl là chất kích kháng đã được thương
mại hóa để phòng trị bệnh trên nhiều loại cây trồng bao gồm lúa (Diệp Đông Tùng,
2000).
Vì vậy, đề tài “Hiệu quả của một số chất kích kháng có dẫn xuất từ
chitosan đối với bệnh đạo ôn lá lúa (Pyricularia oryzae Cavara)” được thực hiện

nhằm mục đích đánh giá hiệu quả kích kháng bệnh đạo ôn lá lúa của một số chất có
dẫn xuất từ chitosan. Từ đó, giúp người trồng lúa có cơ sở chọn lựa cách phòng trị
bệnh đạo ôn một cách an toàn và hiệu quả.

1


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Bệnh đạo ôn (cháy lá)
2.1.1 Triệu chứng
Bệnh đạo ôn có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúa chín và có thể gây hại ở
bẹ lá, lá, lóng thân, cổ bông, gié và hạt (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007). Đặc điểm vết
bệnh còn thay đổi theo tuổi cây, điều kiện thời tiết và tính nhiễm của giống (Võ
Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
2.1.1.1 Triệu chứng trên mạ
Vết bệnh trên lá mạ lúc đầu hình bầu dục nhỏ màu xám xanh nhạt, sau đó
tạo thành hình thoi nhỏ hoặc dạng tương tự hình thoi, màu nâu hồng hoặc nâu vàng.
Khi bệnh nặng, từng đám vết bệnh kế tiếp nhau làm cây mạ có thể héo khô hoặc
chết (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
2.1.1.2 Triệu chứng trên lá
Theo Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm (1993) thì trên các giống
nhiễm, vết bệnh ban đầu chỉ là đốm úng nước, nhỏ, màu xám xanh. Vết bệnh sau đó
lan ra, tạo vết hình mắt én, hai đầu hơi nhọn, tâm xám trắng, viền nâu hay đỏ, dài 11,5mm, rộng 0,3-0,5mm. Nếu trời ẩm và giống có tính nhiễm cao, vết bệnh sẽ có
màu xám xanh do đài và bào tử nấm phát triển trên đó, viền nâu hẹp hay mờ có
quầng màu vàng quanh vết bệnh. Trên các giống kháng mạnh, đốm bệnh là những
đốm nâu nhỏ từ bằng đầu kim đến 1-2mm. Ở giống kháng vừa, vết bệnh có hình
tròn hay hình trứng, tâm xám trắng, viền nâu, dài 2-3mm. Nếu nhiễm nặng và sớm,
lúa có thể bị lùn, nhiều vết trên lá làm cháy lá.
Những vết nâu nhỏ đó gọi được là các vết bệnh mãn tính, còn các vết bệnh

màu xám trắng và khá lớn được gọi là vết bệnh cấp tính (Ou, 1983).
2.1.1.3 Triệu chứng trên cổ bông và trên hạt
Theo Ou (1983) bất kỳ phần nào của bông đều có thể bị bệnh với triệu chứng
các vết màu nâu, các vùng ở gần gốc bông thường hay bị bệnh và hiện tượng này
thường được gọi là thối cổ hoặc triệu chứng đạo ôn cổ bông, bông thường bị gục
hoàn toàn. Các nhánh bông và gốc cũng bị bệnh.
Nếu vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm thì bông lúa bị lép, nếu bệnh xuất
hiện muộn khi hạt đã vào chắc thì gây hiện tượng gãy cổ bông (Vũ Triệu Mân và Lê
Lương Tề, 1998).

2


2.1.2 Thiệt hại và tình hình nhiễm bệnh
Đạo ôn là bệnh nghiêm trọng phổ biến, phân bố rộng ở hơn 80 quốc gia trên
thế giới và được phát hiện đầu tiên ở Ý năm 1560 (Lê Lương Tề, 1977). Ở Nhật, số
liệu từ năm 1953-1960 cho thấy sản lượng thất thu hàng năm từ 1,4-7,3%, trung
bình là 2,98%. Tính riêng trong năm 1960, thất thu do bệnh đạo ôn chiếm 24,8%
trong tổng thất thu do bão lụt, sâu bệnh,… Đối với bệnh thối cổ gié, người ta ước
tính cứ 10% gié bị nhiễm bệnh thì năng suất thất thu 6% và tỷ lệ hạt kém phẩm chất
gia tăng 5% (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Hiện nay, đạo ôn là một đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất ở một số nước:
Nhật Bản, Ấn Độ, Philippin và Việt Nam. Vụ Đông Xuân năm 1991-1992 ở miền
Bắc, tổng diện tích lúa bị đạo ôn là 292.000 ha trong đó có tới 214.000 ha bị đạo ôn
cổ bông. Ở miền Nam, tổng diện tích bị đạo ôn năm 1992 là 165.000 ha (Lê Lương
Tề và ctv., 1977).
Theo báo cáo của Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam (Nguyễn Chí Công,
2010) tính đến ngày 25/01/2010 thì tình hình bệnh đạo ôn phát triển trong vụ lúa
Đông Xuân 2009-2010 vừa qua như sau:
+ Bệnh đạo ôn lá: toàn vùng có 98.996 ha lúa bị nhiễm bệnh với tỷ lệ nhiễm

bệnh từ 5% đến 10%, có nơi lên đến hơn 20% ứng với diện tích 1.181 ha. Các tỉnh
có bệnh xuất hiện như Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang,
Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Trà Vinh…
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: toàn vùng có khoảng 2.179 ha nhiễm bệnh với tỷ lệ
từ 5% đến 10%, bệnh xuất hiện ở các tỉnh Bạc Liêu, Long An, ĐồngTháp, Lâm
Đồng, Sóc Trăng, Đồng Nai.
2.2 Tác nhân
2.2.1 Đặc điểm hình thái và tế bào học nấm Pyricularia oryzae
Tác nhân gây bệnh đạo ôn là nấm Pyricuria oryzae cavara (Rossman et al.,
1990). Ở giai đoạn sinh sản hữu tính là Magnaporthe oryzae (Couch và Kohn,
2002), thuộc giới nấm (Fungi), ngành Ascomycota, lớp Ascomycetes, lớp phụ
Sordario mycetidae, họ Magnaporthaceae, chi Magnaporthe (CABI Bioscince
databases, 2006).
Bào tử nấm gây bệnh có kích thước rất nhỏ, không thể thấy được bằng mắt
thường, hiện diện rất nhiều trong không khí, theo gió bay đi khắp nơi làm lây lan
bệnh (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).

3


Cành bào tử nấm phân sinh hình trụ, đa bào không phân nhánh, đầu cành
thon và hơi gấp khúc. Nấm thường sinh ra các cụm cành từ 3-5 chiếc (Vũ Triệu
Mân và ctv., 2007).
Ou (1983) cho biết đính bào tử có hình quả lê, 2 vách ngăn, có khi từ 3-4
vách ngăn, không màu hoặc màu xanh nhạt, thông thường dài từ 19-23µm, có một
phụ bộ 1,6-2,4µm (trung bình 2µm) ở tế bào gốc để gắn vào các mấu trên đài. Bào
tử thường nảy mầm ở tế bào đầu hay gốc và tạo đĩa bám. Kích thước bào tử thay đổi
tùy theo chủng nấm (isolate) và điều kiện môi trường, trung bình biến động từ 19,227,3 x 8,1-10,3µm. Trong mỗi tế bào của khuẩn ty hay bào tử có thể có một hay
nhiều nhân, đa số là đơn nhân và chứa 2-6 nhiễm sắc thể.
2.2.2 Đặc điểm sinh lý và cách gây hại của nấm Pyricularia oryzae

Theo Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm (1993) thì khuẩn ty phát triển
và sinh bào tử tốt nhất ở 280C. Trong nước nóng 500C bào tử sẽ chết trong thời gian
từ 13-15 phút, nhưng nếu trong không khí khô 600C bào tử có thể sống 30 phút.
Việc sinh và phóng thích bào tử chủ yếu xảy ra vào ban đêm, nhất là từ 2-6 giờ
sáng. Bào tử được tạo ra trong không khí có ẩm độ 93% trở lên và nảy mầm tốt nhất
ở 280C và có giọt nước, ẩm độ càng cao thì tốc độ sinh sản càng nhanh. Khuẩn ty
phát triển tốt khi ẩm độ không khí đạt 93%, cao hơn hoặc thấp hơn, khuẩn ty sẽ phát
triển kém.
Tiến trình gây bệnh của nấm bắt đầu sau khi bào tử nảy mầm trên tế bào mô
ký chủ, hình thành các vòi bám từ đỉnh các ống mầm. Matsumara (1928) đặt tên cho
các vòi bám này là vòi hút, đồng thời Suzuki (1951) cho rằng vòi hút có liên quan
đến tính gây bệnh và ông tin rằng vòi hút to là gây bệnh khá hơn (trích dẫn bởi Ou,
1983).
Theo Phạm Văn Kim (2000) bào tử nảy mầm cho ra sợi nấm nhỏ, sợi nấm
này mọc dài ra và được thu hút bởi các chất được sinh ra do sự trao đổi chất với bên
ngoài của khí khẩu. Khi đến khí khẩu, sợi nấm tập trung nguyên sinh chất vào đầu
cuối tạo thành chỗ phồng to lên và hình thành đĩa áp. Từ phía dưới đáy của đĩa áp,
hình thành một sợi nấm rất nhỏ, mọc xuyên qua hai tế bào của khí khẩu vào khoảng
trống dưới khí khẩu. Tại đây, sợi nấm phình to ra vài sợi xâm nhập len lỏi giữa các
tế bào và lan dần ra.
Ngoài ra, trong quá trình xâm nhập vào ký chủ thì đĩa áp của nấm tiết ra các
enzym để phá hủy vách tế bào biểu bì của lá như cutinase, cellulase hay xylanase
(Haward và Valent, 1996).
Một số độc tố như acid α-picolinic (C6H5NO2) và pyricularin (C18H14N2O3)
có tác dụng kìm hãm hô hấp và phân hủy các enzyme chứa kim loại của cây, kìm

4


hãm sự sinh trưởng của cây, làm cho cây bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, nấm còn tiết ra 2

loại độc tố khác là pyriculol và pyriculariol (Phạm Văn Kim, 2004). Nấm đạo ôn có
khả năng biến dị cao, tạo ra nhiều chủng, nhóm nòi sinh học. Các vùng trồng lúa
trên thế giới đã có 256 nòi nấm gây bệnh xuất hiện (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh
Sự phát sinh phát triển của bệnh phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố ngoại
cảnh và mức độ nhiễm bệnh của giống.
2.3.1 Yếu tố thời tiết
Nguyễn Danh Vàn (2008) cho biết đạo ôn là một trong vài loại bệnh hại
nguy hiểm cho cây lúa ở các tỉnh phía Nam, theo quy luật chung thì vụ Đông-Xuân
thời tiết thường lạnh, có nhiều sương mù, trời âm u, ít nắng,…đây là điều kiện rất
thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển.
2.3.1.1 Nhiệt độ
Theo Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm (1993) nếu cây trải qua nhiệt
độ không khí và nhiệt độ đất từ 18-200C trong nhiều ngày trước khi nhiễm bệnh thì
bệnh sẽ nặng do cây dễ nhiễm bệnh hơn. Riêng nhiệt độ đất khoảng 200C làm bệnh
rất nghiêm trọng, bệnh sẽ giảm dần nếu nhiệt độ đất gia tăng.
2.3.1.2 Ẩm độ
Theo Ou (1983) thì ẩm độ không khí và ẩm độ đất có tác động lớn đến tính
mẫn cảm của cây đối với sự lây lan và phát triển của bệnh. Ẩm độ thấp của đất làm
cây dễ nhiễm bệnh, ẩm độ không khí cao thuận lợi cho vết bệnh phát triển. Ở các
vùng nhiệt đới có mưa thường xuyên và kéo dài, bệnh đạo ôn sẽ có tác hại nghiêm
trọng. Nguồn bệnh được tạo ra liên tục vì nhiệt độ thích hợp và thường xuyên có
cây ký chủ do lúa được trồng hai vụ trong năm và thời gian gieo trồng kéo dài.
2.3.1.3 Ánh sáng
Trời mát thích hợp cho sự phát triển vết bệnh ở giai đoạn đầu, nhưng giai
đoạn sau thì sự phát triển của vết bệnh sẽ được kích thích nếu có một ít nắng. Khi
không có đủ ánh sáng do mây mù, lá lúa sẽ tập trung nhiều asparagine, glutamine và
nhiều amino acid khác, nên sẽ tăng tính nhiễm của cây (Võ Thanh Hoàng và
Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
2.3.2 Điều kiện khô hạn

Điều kiện khô hạn làm cây lúa thiếu nước, quá trình trao đổi chất kém, khả năng
hấp thu dinh dưỡng yếu, cây lúa không chống chọi được bệnh. Điều kiện khô hạn
thiếu nước kết hợp với sương mù nhiều, biên độ dao động nhiệt lớn sẽ làm cho bệnh
này càng dễ phát sinh mạnh (Trần Văn Hai, 2009).
5


2.3.3 Yếu tố đất đai và phân bón
Phân bón giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của bệnh đạo
ôn ngay cả ở những năm tuy thời tiết không thuận lợi cho nấm phát triển nhưng do
bón phân không hợp lý lại tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và gây hại nặng (Võ
Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Đạm hòa tan tích lũy trong cây có thể là thức ăn phù hợp với sinh trưởng của
nấm (Ou, 1983). Vì thế, nếu bón đạm với lượng quá lớn thúc đẩy sự phát triển
nhanh chóng các tế bào, đồng thời các mầm bệnh tấn công sẽ dễ dàng xâm nhập vào
cây hơn do vách tế bào của cây mềm yếu hơn. Do đó, mật số mầm bệnh sẽ được
nhân lên nhanh chóng để sớm hình thành dịch bệnh nếu hội đủ các điều kiện khác
(Phạm Văn Kim, 2000).
Theo Vũ Triệu Mân và ctv., (2007) thì phân lân ảnh hưởng ít đến mức độ
nhiễm bệnh của cây, bón phân lân ở liều lượng nào đó đối với đất thiếu lân có thể
làm giảm tỷ lệ bệnh. Trong các điều kiện thiếu lân đến mức cây sinh trưởng chậm
hoặc bị ức chế, bón lân sẽ làm giảm bệnh cho tới khi cây sinh trưởng bình thường.
Càng xa mức đó, việc bón lân tiếp tục sẽ tăng bệnh (Kozaka, 1965) (trích dẫn bởi
Ou, 1983)
Về việc bón phân kali, theo Ou (1983) thì Kuribayashi và Kawai (1933),
Chiba và Yamashita (1957) đã báo cáo trong trường hợp bón nhiều phân kali không
làm giảm được bệnh trong những cây được bón nhiều đạm. Nếu bón kali trên nền
đạm cao sẽ làm tăng bệnh so với trên nền đạm thấp (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
Cơ chế của việc bón nhiều kali làm tăng bệnh thì chưa được rõ, nhưng người ta thấy
ở lá lúa đươc bón nhiều kali thì khi có sương đọng sẽ kích thích sự nẩy mầm và

thành lập đĩa bám của bào tử nấm (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm,
1993).
2.3.4 Yếu tố giống
Ngoài các yếu tố khí hậu, thời tiết, đất đai, phân bón, đặc tính của giống có
ảnh hưởng rất lớn đến mức độ phát triển của bệnh trên đồng ruộng. Những giống
nhiễm bệnh nặng (giống mẫn cảm) không những là điểm bệnh phát sinh ban đầu mà
còn là điều kiện để tốc độ lây lan của chúng trở nên nhanh chóng hơn, từ đó mà dễ
dàng hình thành nên dịch bệnh trên đồng ruộng (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
Đặc tính chống bệnh của cây lúa tăng khi tỷ lệ SiO2/N tăng, giống lúa chống
chịu chứa nhiều polyphenol hơn ở giống nhiễm bệnh. Trong giống lúa chống bệnh
sẽ sản sinh ra hàm lượng lớn hợp chất phytoalexin có tác dụng ngăn cản sự phát
triển của nấm trong cây. Tính chống bệnh của giống do 23 gen kháng đạo ôn đã

6


được phát hiện và đồng thời phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo của giống (Vũ Triệu
Mân và ctv., 2007).
2.4 Cơ nguyên kháng bệnh cây trồng
Khi cây trồng bị mầm bệnh tấn công, cây luôn luôn có khuynh hướng chống
đối lại với mầm bệnh. Nếu cây không đủ sức chống lại, giống cây ấy bị mầm bệnh
gây hại, ta bảo cây bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, giống khác của cùng loài cây ấy
chống chọi lại được với bệnh, cây không bị hại hoặc thiệt hại không đáng kể, ta gọi
giống cây ấy kháng bệnh (Phạm Văn Kim, 2000).
* Phản ứng siêu nhạy cảm
Theo Phạm Văn Kim (2000) ở một số giống kháng bệnh, chúng ta còn thấy
phản ứng rất đặc biệt của cây khi bị mầm bệnh tấn công là sự tự chết từng đám tế
bào nơi bị xâm nhiễm. Sự tự chết quá sớm này sẽ làm cô lập mầm bệnh, khiến mầm
bệnh chết theo. Phản ứng này được gọi là phản ứng tự chết của mô hay còn gọi là
phản ứng siêu nhạy cảm. Ông cũng cho biết thêm các nghiên cứu của Takahashi

(1957); Ohata, Gota và Kozata (1963) trên giống lúa kháng bệnh cháy lá cho thấy
tính kháng của giống này do phản ứng tự chết của mô cây tạo nên.
Phản ứng siêu nhạy cảm xảy ra rất nhanh và tạo ra những chất trung gian
reactive oxygen intermediates (ROI) sau khi có sự xâm nhiễm của mầm bệnh; đặc
biệt là O2-, OH- và H2O2. Trong đó O2- sẽ kết hợp với H+ tạo thành H2O2 và O2.
H2O2 là chất tương đối bền và giữ vai trò rất quan trọng trong cây ở giai đoạn đầu
khi bị nấm hoặc vi khuẩn tấn công. Trong điều kiện có sự hiện diện của peroxide và
có tác động của phenylalanine ammonia lyase (PAL), H2O2 sẽ được phân giải thành
H2O và tạo ra lignin, superin và phytoalexin. Tuy nhiên, nếu có sự hiện diện của
catalase, H2O2 sẽ bị phân giải thành H2O nhưng không tạo ra lignin, superin và
phytoalexin (Trần Thị Thu Thủy, 2002).
2.5 Kích thích tính kháng bệnh trên cây trồng
2.5.1 Khái niệm về kích kháng
Kích kháng là khi chúng ta dùng một tác nhân (có thể là một vi sinh vật,
cũng có thể là một hóa chất không phải là thuốc bảo vệ thực vật) tác động lên lá,
chồi non hoặc lên hạt giúp cho cây ấy có khả năng kháng với một bệnh mà ta xem
xét. Nếu chúng ta không tác động kích kháng thì cây ấy bị nhiễm với bệnh. Khi
được kích kháng cây trở nên kháng bệnh ở một mức độ nào đó (Phạm Văn Kim và
ctv., 2003).

7


2.5.2 Cơ chế kích kháng
Khi ta phun tác nhân gây kích kháng lên lá cây ấy, tác nhân gây kích kháng
tác động lên bề mặt lá, kích thích các thụ thể có ở bề mặt lá. Khi bị kích thích, các
thụ thể này tạo ra tín hiệu và chuyển tín hiệu này vào nhân của tế bào và tác động
vào gen điều tiết. Gen điều tiết bị tác động nên không hoạt động và không còn ức
chế gen kháng bệnh ẩn nữa. Nhờ đó, gen kháng bệnh ẩn trở nên hoạt động và điều
khiển tế bào tiết ra các chất kháng bệnh. Nhờ các chất kháng bệnh này mà cây trồng

từ nhiễm bệnh trở thành kháng bệnh (Phạm Văn Kim và ctv., 2003).
2.5.3 Các hình thức kích kháng
Có hai cách kích kháng: kích kháng tại chỗ và kích kháng lưu dẫn.
2.5.3.1 Kích kháng tại chỗ
Là khi kích kháng nơi nào thì khả năng kháng bệnh chỉ thể hiện ở khu vực ấy
mà thôi (Phạm Văn Kim và ctv., 2003).
2.5.3.2 Kích kháng lưu dẫn
Là khi kích kháng ở một nơi nào đó của cây, tín hiệu kích kháng được lưu
dẫn đi khắp nơi làm cho tất cả cây đều kháng bệnh (Phạm Văn Kim và ctv., 2003).
Kích kháng lưu dẫn là biện pháp phòng trừ sinh học tốt trong phòng trừ bệnh
cây, nó lâu bẻ gãy tính kháng như dùng giống kháng và không gây ô nhiễm môi
trường (Phạm Văn Kim, 1999) (trích từ Nguyễn Hữu Anh Nhi, 2002).
Như vậy, kích kháng lưu dẫn hữu hiệu hơn kích kháng tại chỗ và được
nghiên cứu để ứng dụng trong công tác bảo vệ thực vật.
2.6 Một số kết quả nghiên cứu về sự kích kháng đối với bệnh đạo ôn
2.6.1 Tác nhân sinh học
Nguyễn Hữu Anh Nhi (2002) kích kháng cho lúa chống lại bệnh đạo ôn bằng
vi khuẩn Flavimonas oryzihabitans với mật số là 108 cfu/ml và 1010 cfu/ml đạt được
hiệu quả giảm bệnh từ 30,53%-55,37%.
Tương tự như vậy, Phan Thị Hồng Thúy và Trần Thị Thu Thủy (2008) sử
dụng dịch trích thực vật từ 3 loại cỏ: cỏ hôi, sống đời và cỏ cứt heo với nồng độ 2%
để kích kháng bệnh đạo ôn, kết quả thu được tỉ lệ diện tích lá nhiễm bệnh giảm từ
35 – 45%.
2.6.2 Tác nhân hóa học
Cũng bằng cách phun lên lá Phạm Văn Dư và ctv., (2000) đã dùng K2HPO4 ở
nồng độ 15mM, phun 3 lần vào ngày 10, 35, 65 ngày sau khi sạ ở giống lúa
CMK39, kết quả cho thấy giảm bệnh cháy lá lúa 65%.

8



Trịnh Ngọc Thúy (2000) với thí nghiệm chọn lọc một số chất hóa học có khả
năng kích thích tính kháng bệnh cháy lá lúa ở giai đoạn lúa non trên giống IR50404,
đã chọn được một số hóa chất sau:
+ Ở thí nghiệm ngâm hạt: benzoic acid và clorua đồng là 2 chất kích kháng
cho hiệu quả nhất với tỷ lệ giảm bệnh lên đến 82.1% và 74.1%.
+ Đối với thí nghiệm phun lên lá lúc lúa được 20 ngày tuổi: ethrel, natrium
silicat và saccharin được xem là 3 chất kích kháng có triển vọng nhất với tỷ lệ giảm
bệnh lần lượt là 77.8%, 62.6%, 71.4%.
Đối với thí nghiệm ngoài đồng, Phạm Văn Dư và ctv., (2002) xử lý hạt giống
với natritetraborat với nồng độ 1mM, oxalic acid 1mM và kết hợp cả hai loại hoá
chất này có hiệu quả làm giảm bệnh thối cổ gié từ 50-60% và tăng năng suất từ 1620% (Nguyễn Minh Kiệt, 2003).
Nguyễn Hữu Anh Nhi (2002) kích kháng cho cây lúa bằng cách ngâm hạt
trước khi gieo với một số tác nhân kích kháng là acid benzoic 0,5mM, clorua đồng,
acid humic 0,25% áo hạt đối với lúa ở thời điểm 7-21 ngày sau khi chủng bệnh và
thu được hiệu quả giảm bệnh như sau: acid benzoic 0,5mM từ 32,35-67,13%, clorua
đồng đạt từ 57,59-62,7%, acid humic đạt 46,55-53,54%.
2.7 Đặc tính của một số tác nhân kích kháng dùng trong thí nghiệm
2.7.1 Chitosan
Chitosan từ vỏ tôm được tinh sạch bằng phương pháp hòa tan vào dung môi
hữu cơ và kết tủa lại, trong đó dung môi là acid acetic là sự lựa chọn tốt nhất.
Chitosan sau khi được tinh sạch vẫn giữ được các tính chất lý hóa ban đầu và có độ
tinh khiết cao (Trang Sĩ Trung, 2008).
Chitosan là dẫn xuất đề acetyl hoá của chitin, trong đó nhóm (–NH2) thay thế
nhóm (-COCH3) ở vị trí C(2). Chitosan được cấu tạo từ các mắt xích D-glucosamin
liên kết với nhau bởi các liên kết β-(1,4)-glicoxit, do vậy chitosan có thể gọi là poly
β-(1,4)-2-amino-2-deoxy-D-glucose hoặc là poly β-(1,4)-D- glucosamin (trích từ
/>Trong nông nghiệp, chitosan được sử dụng như chất kích kháng bệnh sinh
học và được chế tạo bằng cách xử lý chiếu xạ đã thể hiện hiệu ứng kích kháng bệnh
hiệu quả đối với giống mía VN85-1427, đồng thời năng suất mía cũng tăng lên đáng

kể (21.8%), hiện tại đang tiếp tục thử nghiệm hiệu ứng kích kháng trên các loại đối
tượng cây trồng khác như tiêu, lúa,…Ngoài ra, Goldrice 8DD trị bệnh đạo ôn cho
lúa được chế tạo từ chitosan vỏ tôm cũng bằng phương pháp chiếu xạ được đánh giá

9


là thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông phẩm sạch và an
toàn (Nguyễn Quốc Hiến, 2010).
Nghiên cứu trên vật thí nghiệm cho thấy chitosan có hoạt động ức chế vi
khuẩn và nấm. Một trong các đồng phân của chitosan là N-carboxybutyl chitosan có
tác dụng kìm hãm và tiêu diệt 298 loài vi sinh vật gây bệnh. Khi có chitosan trên bề
mặt các tác nhân gây bệnh ở thực vật, chúng ức chế sự phát triển của những loài
này. Sự ức chế và làm ngưng hoạt động của nấm men, nấm mốc phụ thuộc vào
nồng độ chitosan, pH và nhiệt độ, ở nồng độ 0.1% và pH=5,6 chúng kháng các loại
nấm:
Fusarium,
Alternaria,
Rhizopus,…
(trích
dẫn
từ
).
Trịnh Ngọc Thúy (2000) sử dụng chitosan phun lên cây lúa vào giai đoạn 20
ngày tuổi cho thấy hiệu quả kích kháng ngay ở 4 ngày sau khi chủng nấm gây bệnh
giúp giảm bệnh từ 65-70%.
Tương tự, Huỳnh Thị Cẩm Vân (2007) cũng đã giúp cây lúa kháng lại bệnh
đạo ôn bằng hai phương pháp là ngâm hạt trước khi gieo và phun lên lá lúc lúa được
12 ngày tuổi, hiệu quả giảm bệnh lên đến 80,8% ở phương pháp ngâm hạt và
63,57% ở phương pháp phun lên lá.

Nguyễn Hồng Tín (2005) đã báo cáo rằng khi xử lý chitosan lên hai giống
lúa OMCS2000 và MTL265 bằng cách ngâm hạt trước khi gieo cho thấy số bào tử
được hình thành ở vết bệnh cấp 1 là 365,5 bào tử/vết bệnh thấp hơn so với đối
chứng là 928,1 bào tử/vết bệnh ở thời điểm 7 ngày sau khi chủng tấn công. Điều
này cho thấy chitosan có khả năng hạn chế sự sinh sản bào tử nấm Pyricularia
oryzae.
2.7.2 Chitooligosaccharide
Chitooligosaccharide ở dạng bột màu trắng, tan trong nước, thành phần chính
(C:46,33%; N: 7,48%; H: 6,62%) gần giống như chitin với 2,5% lưu huỳnh. Khối
lượng phân tử của chitooligosaccharide dao động từ 5 - 10KD. Ở mức độ khử acetyl
35% nó có chứa một lượng thấp kali salfat và lượng nhỏ nhóm sulfo liên kết chặt
với nhóm amino của gốc carbohydrate. Cấu trúc chuỗi polyme và độ khử acetyl của
chitooligosaccharide về mặt sinh học thì giống như là một dẫn xuất của chitin được
dùng làm chất gợi tạo nên phản ứng tự vệ tự nhiên của cây trồng (Khairullin và ctv.,
2001).
Chitooligosaccharide làm tăng sức đề kháng ở thực vật, hầu hết là ở cây 2 lá
mầm như làm tăng chất phytoalexin ở vỏ hạt (Hadwiger và Beckman, 1980), ở tế
bào đậu nành (Kohle và ctv., 1984), tế bào ngò tây (Conrath và ctv., 1989) được

10


nuôi trong dung dịch dinh dưỡng; tổng hợp reactive oxygen species (ROS) (Lee và
ctv., 1999); sự tích tụ của chất ức chế các enzyme làm giảm sức đề kháng ở lá cà
chua và khoai tây; sự tổng hợp callose (là 1 polysacchride được tạo thành bởi cầu
nối β -1,3 ở ngò tây (Conrath và ctv., 1989), cà chua (Grosskopf và ctv., 1991) và tế
bào Catharanthus roseus (Keen, 1975).
2.7.3 Bion 50WP
Bion 50WP là thuốc ở dạng hạt mịn, màu vàng nâu, dễ tan trong nước. Bion
50WP là một loại thuốc kích hoạt cây trồng chống lại bệnh hại của nhiều loại cây

như: lúa, dưa leo, cà chua… (Trịnh Ngọc Thúy, 2000).
Bion không có tác động ức chế trực tiếp mầm bệnh mà bằng sự thay đổi về
sinh hóa trong cây (Kessmann và ctv., 1994).
Trên cây thuốc lá, Bion có tác động chống lại nhiều tác nhân gây bệnh khác
nhau như vi khuẩn gây bệnh đốm lá (Pseudomonas syringae pv. tabaci tox), triệu
chứng thể hiện bệnh 72% ở lô không xử lý và 2,7% ở lô xử lý Bion (Cole, 1999).
Trên cây cải bông khi được xử lý với Bion nồng độ 0,045 và 0,05 mg a.i./ml
đạt hiệu quả kích kháng 69% chống bệnh phấn trắng (Peronosposa parasitica), hiệu
quả kích kháng bắt đầu từ ngày thứ 2 trước khi xử lý đến 30 ngày sau (Godard và
ctv., 1999).
Diệp Đông Tùng (2000) sử dụng Bion 50WP xử lý kích kháng bằng cách
ngâm hạt hoặc phun lên lá lúa cho hiệu quả giảm bệnh cháy lá từ 81,6-93,5% và kéo
dài từ 30-60 ngày.
Ngô Thành Trí và ctv., (2002) ngâm ủ lúa trước khi gieo bằng dung dịch
acibenzolar-S-methyl đã kích thích hiệu quả giảm bệnh cháy lá lúa đạt 49,4%.
2.7.4 Nấm Sporothrix sp.
Kết quả khảo sát nấm Sporothrix sp. của Trần Vũ Phến (2010) cho thấy:
Nấm không tạo gai khi nuôi trên môi trường PDA, không tạo dĩa áp khi
quan sát theo phương pháp cấy trên lame với môi trường PCA (potato carrot
agar).
Khuẩn ty mịn, phân nhánh, có vách ngăn, tự tiêu biến dần từ 15 ngày
sau khi nuôi trên môi trường PDA, bào tử cụm lại và tiếp tục duy trì khá lâu.
Bào từ hình bầu dục dài, nhỏ lại ở chóp, không màu, dài 3,5-5 x 1,5-2,5
m, không vách ngăn, phát triển thành cụm gồm nhiều bào tử ở chóp đính bào
đài.

11


Khuẩn lạc luôn có màu hồng trên môi trường PDA, không đổi màu theo

thời gian nuôi.
Với những thí nghiệm mà Trần Vũ Phến (2010) đã khảo sát trước đó cho
thấy nấm Sporothrix sp. hoàn toàn không gây bệnh trên các loại cây trồng như:
bắp, gừng, khổ qua, dưa hấu, dưa leo, đậu nành, đậu xanh, cà chua, cam, quýt,
bưởi,... Đồng thời, không gây bệnh trên chuột khi được uống huyền phù bào tử của
nấm này.
Trần Vũ Phến (1999) xử lý kích kháng với nấm Colletotrichum sp. 106 bào
tử/ml bằng cách ngâm hạt hoặc phun lên lá trên giống lúa MTL265, hiệu quả giảm
bệnh do kích kháng so với đối chứng là 45,25% - 49,48%.
Nguyễn Hữu Anh Nhi (2002) kích kháng cho cây lúa bằng cách ngâm hạt
trước khi gieo với tác nhân kích kháng là nấm Colletotrichum sp. 106 được phân lập
từ cỏ mần trầu với mật số là 106 bào tử/ml nước đối với lúa ở thời điểm 7-21 ngày
sau khi gây bệnh và thu được hiệu quả giảm bệnh từ 57,81-58,49%.
* Ghi chú: nấm Colletotrichum sp. từ năm 2005 đã được định danh lại là
nấm Sporothrix sp.

12


CHƯƠNG II
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương pháp thí nghiệm
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được thực hiện tại khu nhà lưới Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Thời gian thí nghiệm từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010.
2.1.2 Vật liệu
Giống lúa: JASMINE85 là giống dễ nhiễm nòi nấm gây bệnh đạo ôn dùng
chủng lây nhiễm bệnh nhân tạo.
Nguồn nấm: nấm gây bệnh Pyricularia oryzae.

Nguồn kích kháng: nấm Sporothrix sp., chitooligosaccharide từ chitosan.
Môi trường nuôi cấy nấm: PSA.
Phân bón: Urê, Kali, Super lân.
Dụng cụ
Chậu nhựa, đĩa Petri, ống nghiệm, bình tam giác,…
Micropipette.
Thiết bị
Cân điện tử, kính hiển vi.
Tủ sấy, máy lắc và máy khuấy từ.
2.2 Phương pháp thí nghiệm
Đối với thí nghiệm kích kháng bằng cách phun lên lá: phun chất kích kháng
lên lá khi lúa vào 12 ngày sau khi gieo (NSKG).
Đối với thí nghiệm kích kháng bằng cách ngâm hạt: các hạt lúa được ngâm
trong chất kích kháng trước khi gieo sạ.
Thời gian chủng nấm gây bệnh trong cả 2 thí nghiệm khi lúa được 30 NSKG.
* Chuẩn bị giống và chăm sóc
Giống lúa: JASMINE85 được dùng trong thí nghiệm.

13


Chăm sóc: công thức phân bón dựa theo công thức : 120N - 40P2O5 - 10K2O
được quy về lượng bón trên mỗi chậu (diện tích mỗi chậu là 150cm2 ) là 0,18g N/
chậu + 0,06g P2O5 /chậu + 0,015g K2O /chậu và bón theo các giai đoạn sau:
Bón lót: 100% lượng K2O trước khi gieo 2 ngày.
Bón thúc 1: 1/3 N + 100% P2O5 sau khi gieo 7 ngày.
Bón thúc 2: 1/3 N sau khi gieo 10 ngày.
Bón thúc 3:1/3 N sau khi gieo 13 ngày.
Phân được hòa tan vào nước tưới đều cho tất cả các chậu.
Giữ mực nước thường xuyên 2 cm.

Các chậu lúa được cách ly với sự xâm nhiễm của các loại dịch hại khác.
* Chuẩn bị chất kích kháng
Chuẩn bị Chitooligosaccharide: chuẩn bị 150ml dung dịch 100mM sodium
acetate buffer (pH=4), hòa tan 2,2% chitosan vào sodium acetate buffer. Tiếp tục
cho 0,75g enzyme cellulase vào hỗn hợp trên và khuấy đều ở các mốc thời gian 12
giờ, 24 giờ và 36 giờ. Sau khi khuấy 12 giờ hút 50ml dung dịch đun sôi 10 phút để
phản ứng kết thúc, sau khi điều chỉnh pH=7 thì thu được chitooligosaccharide 1.
Phần còn lại tiếp tục khuấy đến khi đạt được thời gian là 24 giờ và 36 giờ thì tiếp
tục xử lý giống với mốc thời gian 12 giờ (Lin và ctv., 2009), thu được
chitooligosaccharide 2 và chitooligosaccharide 3.
Chuẩn bị chitosan được chiết xuất từ tôm, cua: được cung cấp bởi tổ nghiên
cứu phòng trừ sinh học của bộ môn Bảo Vệ thực Vật, chitosan chiết xuất từ tôm,
cua được khử nhóm acetyl 95%.
Chuẩn bị nấm kích kháng Sporothrix sp.: được cung cấp bởi tổ nghiên cứu
phòng trừ sinh học của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật. Sau đó tiến hành nuôi cấy trong
đĩa petri có chứa môi trường PDA trong thời gian từ 2-3 ngày để sợi nấm sinh bào
tử. sau khi đã tạo bào tử thì cho nước cất vô trùng vào đĩa và dùng lame cạo nhẹ
trên môi trường cho bào tử tách khỏi sợi nấm và dùng vải lược để thu bào tử. Sau
khi đã thu được bào tử, tiến hành đếm và điều chỉnh lại mật số bào tử cần dùng.
* Chuẩn bị môi trường PSA
Khoai tây 200g.
Đường saccharose 20g.
Agar 20g.
Nước cất 1000ml.

14


×