Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

HIỆU QUẢ KÍCH KHÁNG lưu dẫn CHỐNG BỆNH CHÁY bìa lá lúa (xanthomonas oryzae pv oryzae) của một số dẫn XUẤT CHITOSANVÀ nấm sporothrix sp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NƠNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN THANH HỒI

HIỆU QUẢ KÍCH KHÁNG LƯU DẪN CHỐNG BỆNH CHÁY
BÌA LÁ LÚA (Xanthomonas oryzae pv. oryzae) CỦA MỘT SỐ
DẪN XUẤT CHITOSAN VÀ NẤM Sporothrix sp.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010
-1-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NƠNG HỌC
Tên đề tài:

HIỆU QUẢ KÍCH KHÁNG LƯU DẪN CHỐNG BỆNH CHÁY
BÌA LÁ LÚA (Xanthomonas oryzae pv. Oryzae) CỦA MỘT SỐ
DẪN XUẤT CHITOSAN VÀ NẤM Sporothrix sp.

Cán bộ hướng dẫn:
ThS. Trần Vũ Phến



Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Hoài
MSSV: 3060985
Lớp: Nông Học K32

Cần Thơ, 2010

-2-


Trần Thanh Hồi, (2010). Khảo sát hiệu quả kích kháng lưu dẫn chống bệnh
cháy bìa lá lúa (Xanthomonas oryzae pv. oryzae) từ dẫn xuất chitin và nấm Sporothrix
sp.. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng
dẫn khoa học ThS. Trần Vũ Phến.

TÓM LƯỢC
Đề tài đánh giá hiệu quả của một số tác nhân kích kháng chống bệnh cháy bìa lá lúa
dựa trên tỷ lệ nhiễm bệnh và hiệu quả giảm bệnh, được thực hiện từ tháng 1 đến tháng
5 năm 2010 trong điều kiện nhà lưới tại Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp
& Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể
thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 8 nghiệm thức và 5 lần lặp lại. các tác nhân
kích kháng được xử lý bằng 2 phương pháp là ngâm, ủ hạt giống trong tác nhân kích
kháng và phun kích kháng lên lá và giai đoạn 13 ngày sau khi gieo, lây bệnh nhân tạo
vào 16 ngày sau khi gieo (3 ngày sau khi phun kích kháng). Các chỉ tiêu đánh giá bệnh
bao gồm tỷ lệ nhiễm bệnh, hiệu quả giảm bệnh ở thời điểm 7 và 14 ngày sau khi lây
bệnh nhân tạo và hiệu lực kích kháng của các tác nhân.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức xử lý kích kháng đã cho tỷ lệ nhiễm bệnh
thấp và hiệu quả giảm bệnh cao, khác biệt so với đối chứng ở mức ý nghĩa 1% và 5%.
Trong cả 2 phương pháp xử lý kích kháng, các nghiệm thức xử lý với

Chitooligosaccharide thủy phân trong 12 giờ, 24 giờ, 26 giờ, Bion 200 ppm và nấm
Sporothrix sp. đều cho hiệu quả giảm bệnh cháy bìa lá cao.
Ở phương pháp ngâm hạt trong các tác nhân kích kháng, các tác nhân
Chitooligosaccharide thủy phân 24 giờ, Chitooligosaccharide thủy phân 36 giờ, Bion
200 ppm và nấm Sporothrix sp. là các tác nhân có hiệu quả giảm bệnh cao. Trong đó,
nghiệm thức xử lý với Chitooligosaccharide thủy phân 24 giờ và Chitooligosaccharide
thủy phân 36 giờ thể hiện khả năng kháng bệnh cao nhất.
Ở phương pháp phun lá, tất cả các tác nhân kích kháng đều có khả năng giúp cây
lúa tăng hiệu quả giảm bệnh kéo dài đến 14 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo. Bion 200
ppm, Chitooligosaccharide thủy phân 12 giờ có hiệu quả cao nhất khi có hiệu quả giảm
bệnh là 72%.
Hiệu lực của các tác nhân kích kháng trong việc giúp cây lúa giảm bệnh cháy bìa lá
cũng được kéo dài hơn khi chúng ta phun kích kháng qua lá so với phương pháp ngâm
hạt có hiệu lực ngắn hơn và chỉ thể hiện ở một số nghiệm thức .

-3-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học với đề tài:
“HIỆU QUẢ KÍCH KHÁNG LƯU DẪN CHỐNG BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA
(Xanthomonas oryzae pv. oryzae) CỦA MỘT SỐ DẪN XUẤT CHITOSAN VÀ
NẤM Sporothrix sp.”

Do sinh viên TRẦN THANH HOÀI thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.


Cần Thơ, ngày ….. tháng ..... năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

Th.s TRẦN VŨ PHẾN

-4-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nơng
Học với đề tài:
“HIỆU QUẢ KÍCH KHÁNG LƯU DẪN CHỐNG BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA
(Xanthomonas oryzae pv. oryzae) CỦA MỘT SỐ DẪN XUẤT CHITOSAN VÀ
NẤM Sporothrix sp.”
Do sinh viên: TRẦN THANH HOÀI thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày…..
tháng….. năm 2010.
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức: .............................
Ý kiến hội đồng:
………………………………………………………………....................................
……………………………………………………………………………………....
………………………………………………………………………………………........
............................................................................................................................

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

-5-


Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2010
Chủ tịch hội đồng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kì luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

TRẦN THANH HOÀI

-6-


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: TRẦN THANH HOÀI
Ngày sinh: 20/12/1988.
Nơi sinh: ấp Trung II, xã Tân Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Họ tên Cha: Trần Văn Minh
Họ tên Mẹ: Nguyễn Thị Ngọc Oanh
Địa chỉ: ấp Trung Hòa, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Quá trình học tập:
Năm 1999, tốt nghiệp tiểu học tại trường tiểu học “A” Tân Hòa.
Năm 2003, tốt nghiệp trung học cơ sở tại trường THCS “Phú Mỹ”.
Năm 2006, tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường THPT “Chu Văn An”.
Từ năm 2006 – 2010 là sinh viên lớp Nơng Học Khóa 32 thuộc khoa Nông Nghiệp
và Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Năm 2010, tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Nông Học tại trường Đại Học Cần Thơ.


-7-


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha, Mẹ những người suốt đời tận tụy vì chúng con.
Xin gửi lời tri ân sâu sắc tới chị và em trai yêu mến, những người thân đã giúp đỡ,
động viên con trong suốt thời gian qua.
Thành kính ghi ơn,
Thầy Trần Vũ Phến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời
gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Quý Thầy, Cô cố vấn học tập Thầy Lê Phước Thạnh và Cô Phan Thị Thanh Thủy,
cùng tồn thể q thầy cơ Trường Đại Học Cần Thơ vì những kiến thức và kinh
nghiệm mà quý thầy cô đã truyền dạy cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đây sẽ là hành trang vững chắc giúp em bước vào đời.
Chân thành cảm ơn,
Anh Trần Văn Nhã, Chị Trần Thị Thúy Ái lớp Cao Học BVTV khóa 16, Chị Cẩm
Vân cùng các anh, chụ trong Bộ mơn BVTV, anh Huy lớp Cao Học BVTV khóa 15,
các bạn Thu Thảo, Minh Ngọc lớp BVTV khóa 32, các em Minh Chí lớp Nơng Học
Khóa 33, Nhựt Tảo lớp Trồng Trọt khóa 33 đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trinhg
thực hiện đề tài.
Xin được gửi lởi cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp Nông Hoc khóa 32 đã ln
ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Kính chúc q Thầy Cơ cùng các bạn được nhiều sức khỏe và thành công trong
cuộc sống!
Trân trong /./
TRẦN THANH HOÀI

-8-



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang phụ bìa...............................................................................................................i
Trang chứng nhận luận văn.........................................................................................ii
Trang duyệt luận văn.................................................................................................iii
Lời cam đoan............................................................................................................. iv
Tiểu sử cá nhân............................................................................................................v
Lời cảm tạ...................................................................................................................vi
Mục lục......................................................................................................................vii
Danh sách từ viết tắt....................................................................................................x
Danh sách bảng..................................................... ....................................................xi
Danh sách hình..........................................................................................................xii
Tóm lược..................................................................................................................xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.....................................................................2
1.1 KHÁI QUÁT VỀ BỆNH CHÁY BÌA LÁ (BẠC LÁ) LÚA...................................2
1.1.1 Lịch sử và phân bố..................................................................................................2
1.1.2 Triệu chứng .... ........................................................................................................2
1.1.3 Thiệt hại .... .............................................................................................................3
1.1.4 Tác nhân .... .............................................................................................................3
1.1.4.1 Hình dạng và kích thước.................................................................................3
1.1.4.2 Đặc tính sinh lý...................................................................................................4
1.1.5 Chu trình bệnh .... ....................................................................................................4
1.1.5.1 Lưu tồn .... ...........................................................................................................4
1.1.5.2 Sự xâm nhiễm và phát triển của bệnh..................................................................4

1.1.6 Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự phát triển của bệnh .... .....................5
1.1.7 Biện pháp phòng trị ................................................................................................5
1.2 Sự kháng bệnh của cây trồng .... ................................................................................6
1.2.1 Cơ nguyên kháng bệnh của cây trồng.....................................................................6
1.2.1.1 Tính kháng bệnh thụ động.... ...............................................................................6
1.2.1.2 Tính kháng bệnh chủ động .... ..............................................................................7
1.3 Hiện tượng kích kháng...............................................................................................8
1.3.1 Khái niệm kích kháng .............................................................................................8
1.3.2 Cơ chế kích kháng.............................................................................................8
1.3.2.1 Kích kháng tại chổ ...............................................................................................9
1.3.2.2 Kích kháng lưu dẩn..............................................................................................9
1.3.3 Các cơ chế biểu hiện liên quan đến kích kháng.... ................................................9
-9-


1.3.3.1 Các cơ chế kích kháng trên khía cạnh mơ học .... ...............................................9
1.3.3.2 Cơ chế kích kháng liên quan đến khía cạnh sinh hố..................................10
1.3.4
Một
số
kết
quả đạt
được
trong lĩnh vực
kích
kháng........................................11
1.4 Sơ lược về các tác nhân kích kháng dùng trong thí nghiệm.............................12
1.4.1 Chitosan.... ...........................................................................................................12
1.4.2 Chitooligosaccharides .........................................................................................12
1.4.3 Nấm Sporothrix sp. .............................................................................................12

1.4.4 Bion 50WP (acibenzolar-S-metyl) .... .................................................................13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .............................................15
2.1 PHƯƠNG TIỆN .... ..................................................................................................15
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm .... ....................................................................15
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................15
2.2 PHƯƠNG PHÁP .... .................................................................................................15
2.2.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng gây bệnh của một số chủng vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv. oryzae trên giống OMCS2000 ..... .........................................16
2.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả kích kháng lưu dẫn chống bệnh cháy bìa lá lúa
của các tác nhân kích kháng bằng biện pháp ngâm hạt.......................................17
2.2.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả kích kháng lưu dẫn chống bệnh cháy bìa lá lúa
của các tác nhân kích kháng bằng phương pháp phun lá .............................................18
2.2.4 Thí nghiệm 4: Đánh giá hiệu lực kích kháng của các tác nhân kích kháng chống
bệnh cháy bìa lá lúa ở cả 2 phương pháp kích kháng. ................................................18
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................................................................18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ, THẢO LUẬN 19
3.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng gây bệnh của một số chủng vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv. oryzae trên giống OMCS2000 .............................................19
3.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả của các tác nhân kích kháng chống bệnh cháy bìa
lá lúa bằng phương pháp ngâm hạt. ............................................................................19
3.2.1 Ảnh hưởng của các tác nhân kích kháng lên tỷ lệ nhiễm bệnh (%).....................20
3.2.2 Ảnh hưởng của các tác nhân kích kháng lên hiệu quả giảm bệnh (%) ................21
3.2.3 Ảnh hưởng của các tác nhân kích kháng đến chiều cao cây lúa .......................... 23
3.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả của các tác nhân kích kháng chống bệnh cháy bìa
lá lúa bằng phương pháp phun lá. ..............................................................................24
3.3.1 Ảnh hưởng của các hóa tác nhân kích kháng lên tỷ lệ nhiễm bệnh (%). .............24
3.3.2 Ảnh hưởng của các tác nhân kích kháng lên hiệu quả giảm bệnh (%) ................28
3.3.3 Ảnh hưởng của các tác nhân kích kháng lên chiều cao cây lúa........................... 30
3.4 Thí nghiệm 4: Đánh giá hiệu lực kích kháng của các tác nhân kích kháng chống
bệnh cháy bìa lá lúa ở cả 2 phương pháp kích kháng. ................................................30

3.4.1 Ảnh hưởng của các tác nhân kích kháng đến tỷ lệ nhiễm bệnh (%) ....................31
3.4.2 Ảnh hưởng của các tác nhân kích kháng đến hiệu quả giảm bệnh (%)................32
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................35
4.1 Kết luận................................................................................................................35
4.2 Đề nghị................................................................................................................35
- 10 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHỤ LỤC 41

- 11 -


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
1NTKLB
7NSKLB
14NSKLB
Chitooligo 1
Chitooligo 2
Chitooligo 3
NT

1 ngày trước khi lây bệnh
7 ngày sau khi lây bệnh
14 ngày sau khi lây bệnh
Chitooligosaccharide thủy phân 12 giờ
Chitooligosaccharide thủy phân 24 giờ
Chitooligosaccharide thủy phân 36 giờ
nghiệm thức


- 12 -


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) của 7 chủng vi khuẩn vào thời điểm 7 NSKLB...19
Bảng 3.2: Tỷ lệ nhiễm bệnh của các nghiệm thức được xử lý ngâm hạt
với các tác nhân kích kháng......................................................................................20
Bảng 3.3: Hiệu quả giảm bệnh của các nghiệm thức so với đối chứng
vào thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo ở phương pháp ngâm hạt.............22
Bảng 3.4: Tỷ lệ nhiễm bệnh của các nghiệm thức khi phun các tác nhân
kích kháng qua lá......................................................................................................25
Bảng 3.5: Hiệu quả giảm bệnh của các nghiệm thức so với đối chứng
ở phương pháp phun lá..............................................................................................28
Bảng 3.6: Tỷ lệ nhiễm bệnh của các nghiệm thức ở cả 2 phương pháp
ngâm hạt và phun lá bằng các tác nhân kích kháng đến vào thời điểm 7 ngày
sau khi lây bệnh nhân tạo lần 2.................................................................................31
Bảng 3.7: Hiệu quả giảm bệnh của nghiệm thức so với đối chứng
ở cả 2 phương pháp ngâm hạt và phun lá vào thời điểm 7 ngày sau khi
lây bệnh nhân tạo lần 2..............................................................................................33

- 13 -



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các tác nhân kích kháng đến
chiều cao cây lúa ở phương pháp ngâm hạt..............................................................23
Hình 3.2: Các nghiệm thức có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn đối chứng (P<0,05)
tại thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo ở phương pháp phun lá...................26
Hình 3.3: Các nghiệm có tỷ lệ nhiễm khác biệt không ý nghĩa so với đối
chứng tại thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo ở phương pháp phun lá........27
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các tác nhân kích kháng đến
chiều cao cây lúa ở phương pháp phun lá.................................................................30

- 14 -


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh cháy bìa lá (bạc lá) lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra
hiện đang là một vấn đề rất nghiêm trọng, ảnh huởng ngày càng lớn đến nền sản xuất
lúa gạo trên toàn thế giới (Gupta và ctv., 2001). Bệnh gây hại đặc biệt nghiêm trọng ở
khu vực châu Á, nhất là trong điều kiện mưa nhiều, có lúc thiệt hại do bệnh gây ra lên
đến 74 – 81% tổng sản lượng, tuy nhiên mức độ thiệt hại này còn tuỳ thuộc vào yếu tố
mùa vụ và giống lúa (Ahmed và Singh, 1975; Singh và ctv., 1977). Bệnh xuất hiện và
gây hại tại tất cả các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (Hoang Đinh
Đinh và ctv., 2008).
Trước tình hình sản xuất hiện nay, nông dân thường trồng các giống lúa cao sản có
năng suất và phẩm chất cao, lại canh tác nhiều vụ trong năm nên có thể làm cho bệnh

cháy bìa lá lúa ngày càng bộc phát và gây hại nghiêm trọng hơn, nhất là trong vụ lúa
Hè Thu và Thu Đông. Bệnh do vi khuẩn gây ra nên việc sử dụng thuốc hoá học thường
mang lại hiệu quả thấp và gây ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh đó, các giống lúa kháng
được bệnh trước đây (như IR50404) cũng dần dần bị nhiễm, điều đó chứng tỏ đã có sự
biến đổi trong quần thể vi khuẩn kí sinh (Lê Lương Tề và Hà Viết Cường, 2003).
Tiếp nối thành công trong lĩnh vực kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn (hay cịn gọi
là kích kháng) trên bệnh cháy lá lúa (Pyricularia oryzae) đã được nhiều tác giả trong
và ngoài nước nguyên cứu với nhiều tác nhân kích kháng khác nhau. Trong đó, tác
nhân kích kháng có nguồn gốc chitin đã được chứng minh là giúp hình thành tính
kháng bệnh trên cây trồng và thân thiện với môi trường (Benhamou và ctv., 1994;
Phạm Văn Kim và ctv., 2003; Huỳnh Thị Cẩm Vân, 2007...) và một loại nấm có tên là
Sporothrix sp. có khả năng bảo vệ được cây lúa chống bệnh cháy lá theo cơ chế kích
kháng (Trần Vũ Phến, 2006), mà kích kháng là cơ chế kháng bệnh phổ rộng nên nó
hứa hẹn sẽ đem lại thành cơng trong việc kích kháng trên bệnh cháy bìa lá lúa. Bên
cạnh đó, cơng trình nghiên cứu của Trương Hồng Hạnh (2008) và Nguyễn Hữu Anh
Nhi (2009) thì tác nhân kích kháng Chitooligosaccharide với nồng độ 100 ppm có hiệu
quả giảm chiều dài vết bệnh và giảm trị số cấp bệnh cao trên bệnh cháy bìa lá lúa.
Vì vậy, đề tài “Hiệu quả kích kháng chống bệnh cháy bìa lá lúa (Xanthomonas
oryzae pv. oryzae) của một số dẫn xuất chitosan và nấm Sporothrix sp.” được thực
hiện nhằm mục đích lựa chọn được các tác nhân kích kháng có thể giúp cây lúa chống
lại bệnh cháy bìa lá để áp dụng trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và
thân thiện với môi trường, tiến đến một nền sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững.

- 15 -


CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1
KHÁI QUÁT VỀ BỆNH CHÁY BÌA LÁ (BẠC LÁ) LÚA
1.1.1 Lịch sử và phân bố

Bệnh được nông dân vùng Fukuoka (Nhật Bản) phát hiện lần đầu tiên vào năm
1884. Sau đó cũng thấy xuất hiện nhiều nơi khác ở Nhật, và đến năm 1960, bệnh rất
phổ biến ở Nhật. Lúc đầu bệnh được cho là do đất chua, vì giọt sương động trên lá lúa
bệnh có tính chất chua. Đến năm 1908, Takaishi xác định là do vi khuẩn. Triệu chứng
của bệnh cũng được báo cáo ở Indonesia bởi Reitsma và Schure (1950), ở Ấn Độ, Sri
Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và nhiều
nước khác ở châu Á, châu Mỹ Latin, châu Úc và Hoa Kỳ. Ở châu Âu thì ít thấy bệnh
này, ngồi trừ Liên Xơ có thể có (Võ Thanh Hồng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Ở Việt Nam, bệnh cháy bìa lá xuất hiện và gây thiệt hại đáng kể vào năm 1965 –
1966. Năm 1970, vụ lúa mầu ở miền Bắc đã có trên 1837 hecta bị nhiễm bệnh cháy bìa
lá nặng. tại khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long, bệnh cháy bìa lá xuất hiện nặng vào
năm 1978 (Bùi Quang Phước, 1980). Đến năn 1979, bệnh này đã xuất hiện và gây hại
từ trung bình đến cao, chiếm khoảng 90% diện tích lúa vụ Hè Thu tại huyện Châu
Thành, Ơ Mơn, Thốt Nốt (Cần Thơ), Kế Sách, Thạnh Trị (Sóc Trăng) (Lê Thị Thủy,
1980).
1.1.2 Triệu chứng
Bệnh cháy bìa lá lúa phát sinh phá hại suốt thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng có
triệu chứng điển hình là thời kỳ lúa cấy trên ruộng, từ sau khi lúa đẻ nhánh - trỗ - chín
– sữa (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
Bệnh cháy bìa lá có những triệu chứng ban đầu trên phiến lá là những đường kẻ dài
khơng đều, hoặc thường ở chóp lá tạo thành một sọc dài nhũn nước hay ở hai bên bìa
lá, khi đẫm nước vết bệnh sẽ lan dài ra những vệt có màu vàng và phát triển dần ra tạo
thành màu vàng xám hoặc xám khô chạy theo hai bìa lá (Agrios, 2005), rìa lá bị quăn
queo và lan ra khắp lá, vết bệnh lan nhanh chóng xuống phần bẹ lá, lá bị khơ nhanh
chóng và cuộn lại (Shamar, 2006).
Theo Ou (1972), ở vùng nhiệt đới, bệnh có hai triệu chứng điển hình đó là “Kresek”
hay héo lụi của lá và tồn bộ cây con, bên cạnh đó cịn có hiện tượng vàng nhợt của lá
trong giai đoạn sinh trưởng muộn.
Triệu chứng “Kresek” được tìm thấy ở Indonesia như sau: Khi cây lúa bị nhiễm
bệnh, các lá bệnh có màu xanh xám nhạt và bắt đầu cuộn lại dọc gân chính của lá. Khi

tồn bộ lá bị cuộn lại và héo, bệnh sẽ lan dần ở phần bẹ lá, gốc lá. Vi khuẩn sẽ truyền
theo mạch gỗ đến điểm sinh trưởng của cây non và nhiễm bệnh cho gốc các lá khác,
- 16 -


dẫn đến cây non bị chết toàn bộ. Ở Java (Indonesia), khi bệnh mới biểu hiện cho thấy ở
một vài lá già sẽ bị héo cho nên gọi là “Kresek”, khi toàn bộ cây bị chết hoàn toàn
trong giai đoạn cuối cùng thì được gọi là “hama lodoh”. Về sau để đơn giản người ta
gọi chung là “Kresek” (Ou, 1972).
Một triệu chứng khác ở các vùng nhiệt đới là hiện tượng vàng nhợt lá. Ở điều kiện
ngoài đồng, các lá như vậy được phát hiện khi lúa chín. Trong khi các lá già vẫn cịn
xanh bình thường cịn các lá non hơn lại bị vàng nhợt không đồng đều, trên phiến lá có
sọc rộng màu vàng hoặc vàng xám nhạt (Ou, 1972).
1.1.3 Thiệt hại
Ở Nhật trên các ruộng nhiễm nặng, năng suất có thể thất thu 20 – 30%, có khi lên
đến 50%. Ở Philippines và Indonesia bệnh cũng rất nghiêm trọng, Bệnh cũng gây hại
nặng ở Ấn Độ, năng suất thất thu từ 6 – 60% (Shamar, 2006).
Bệnh thường phát triển ở giai đoạn lúa nảy chồi tối đa hay có địng, nên làm tăng số
hạt lép, hạt lững và giảm phẩm chất, trọng lượng hạt, đồng thời làm tăng tỷ lệ tấm khi
xay xát. Bệnh cũng làm giảm lượng Đạm và protein thơ trong hạt (Võ Thanh Hồng và
Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Ở Đông Bằng Sông Cửu Long, bệnh cũng thường xuyên xuất hiện vào giai đoạn trổ
về sau, ảnh hưởng rỏ nét nhất là tăng số hạt lép. Tuy nhiên, thất thu về năng suất vẫn
chưa có ước lượng cụ thể (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
1.1.4 Tác nhân
Bệnh cháy bìa lá (bạc lá) lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzea pv. oryzea Ishiyama
gây ra. Trước đây vi khuẩn có tên là Pseudomonas oryzae, hay Bacterium oryzae hoặc
Xanthomonas campestris pv. oryzae Dowson (Ou, 1972).
1.1.4.1 Hình dạng và kích thước
Vi khuẩn hình que ngắn, hai đầu trịn, kích thước 1 – 2 x 0,8 – 1 micromet, chiên

mao dài 6 – 8 micromet. Gram âm và khơng hình thành bào tử. Các tế bào vi khuẩn
được bọc trong lớp màng nhầy và liên kết thành một đám tương đối vững chắc ngay cả
trong nước. Trên môi trường nhân tạo, khuẩn lạc trịn, viền đều, lồi, bóng, có màu vàng
nhạt khi mới phát triển và có màu vàng sậm khi ở giai đoạn già, các hạt màu vàng
khơng hịa tan trong nước (Ou, 1972).
Theo Yoshimura và Tahara (1960, được trích bởi Ou, 1972), trên kính hiển vi điện
tử, kích thước tế bào vi khuẩn là 0,55 – 0,75 x 1,35 – 2,17 micromet đối với vi khuẩn
lấy từ khuẩn lạc trên môi trường và 0,45 – 0,6 x 0,65 – 1,40 micromet với vi khuẩn lấy
từ mô cây. Chiên mao là 8,75 micromet x 30 nanomet.
1.1.4.2 Đặc tính sinh lý
- 17 -


Vi khuẩn háo khí, khơng làm hóa lỏng getalin, khơng tiêu thụ Nitrat, khơng sản
sinh ammoniac, sản sinh khí H2S nhẹ. Vi khuẩn khơng sản sinh Indol, men của nó
khơng làm đơng sữa, làm đỏ sữa q, khơng sản sinh khí và acid từ đường saccharose.
(Ou, 1972).
Nguồn carbon tốt nhất là đường glucose, galactose, sucrose, và nguồn Đạm tốt nhất
là glutamid acid, aspartic acid, methionine, cystine và asparagine.
Môi trường nuôi cấy thường dùng là Wakimoto’s potato semi-synthetic media.
nhiệt độ tối thích là 26 – 300C và pH là 6 – 6,5. Vi khuẩn không sống lâu trong môi
trường nước cất vô trùng, nhưng sống khá bền trong phosphate buffer pH 7 và trong
nước có pha peptone (Ou, 1972).
Vi khuẩn tiết độc tố phenylacetic acid trong môi trường nuôi cấy và trong lá bệnh,
vi khuẩn cịn tổng hợp phân hóa tố phân giải protein và cellulose. Vi khuẩn rất dễ
kháng với Streptomycin, trong khi đối với các kháng sinh khác thì kháng ít hơn (Ou,
1972).
1.1.5 Chu trình bệnh
1.1.5.1 Lưu tồn
Vi khuẩn có thể sống trong đất từ 1 – 3 tháng, tùy theo ẩm độ đất và tính acid của

đất. Vi khuẩn còn lưu tồn trong hạt sau thu hoạch cho đến 3 tháng sau, trong vỏ trấu và
trong phôi nhủ, tuy nhiên hạt không phải là nguồn lây bệnh quan trọng. Gốc rạ, rơm
cũng được xem là nơi lưu tồn của vi khuẩn để lây cho các vụ sau, các lồi cỏ thuộc
giống Leersia cũng có thể là nguồn lưu tồn bệnh (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị
Nghiêm, 1993).
1.1.5.2 Sự xâm nhiễm và phát triển của bệnh
Vi khuẩn có thể xâm nhiễm vào cây qua các cửa ngõ như: thủy khổng, các vết nứt
do rể mới phát triển ở chân mạ hay các vết thương do các nguyên nhân khác. Bệnh
thường phát triển khi mật số vi khuẩn từ 104 tế bào/ml. Sau 1 – 2 ngày xâm nhiễm vi
khuẩn sẽ nhân mật số tích cực trong cây, lan vào trong các bó mạch di chuyển di khắp
cây và có thể ứ giọt ra ngoài (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Vết thương ở rể do bị đứt khi nhổ mạ hay vết cắt chóp lá khi cấy cũng là những ngõ
xâm nhiễm và vi khuẩn thuờng gây ra triệu chứng “kresek” khi có sự phù hợp giữa
dịng độc và giống nhiễm, số lượng vết thương còn mới, nhiệt độ cao (28 – 34oC).
Ngoài đồng, bệnh thường biều hiện triệu chứng ở giai đoạn ra chồi tối đa trở về sau
và nhất là giai đoạn trổ. Tuy nhiên, bệnh đã nhiễm vào cây vào cuối giai đoạn mạ, lan
dần từ lá dưới lên lá trên trước khi triệu chứng lộ ra khá lâu (Võ Thanh Hoàng và
Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).

- 18 -


Vi khuẩn lây lan chủ yếu do mưa, bão. Mưa, bão thường tạo vết thương trên lá làm
cho vi khuẩn dễ xâm nhiễm. Vi khuẩn cũng lây theo nguồn nước từ ruộng này sang
ruộng khác (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
1.1.6 Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự phát triển của bệnh
Theo Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm (1993), các khu vực dọc theo bờ
sông, các vùng trũng hay bị ngập lụt và có nhiều cỏ dại thường dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh
thường có liên quan đến mưa to, bão lụt, nước sâu và gió mạnh.
Nhiệt độ khơng khí tương đối cao (25 – 30oC), ẩm độ cao từ 90% trở lên thì thuận

lợi cho sự phát triển của bệnh. Bón thừa Đạm, nhất là giai đoạn sau, hay bón thừa silic,
magiê hoặc thiếu Lân và Kali đều làm gia tăng bệnh. Phân Đạm không ảnh hưởng đến
sự phát triển của từng vết bệnh mà có thể gián tiếp làm lây lan bệnh do cây tăng trưởng
mạnh làm tăng ẩm độ (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Ở những nơi đất chua, úng ngập hoặc mực nước sâu, đặc biệt ở những vùng đất
xấu, nhiều mùn, trà lúa bị bóng cây che phủ khi bị bệnh cháy bìa lá thì bệnh có thể
phát triển mạnh hơn (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
1.1.7 Biện pháp phòng trị
Xuất phát từ các cơ sở về đặc điểm sinh học của vi khuẩn gây bệnh, người ta đã đề
ra những biện pháp phòng trừ tổng hợp.
- Sử dụng các giống kháng bệnh và chống chịu với bệnh để gieo trồng là biện pháp
chủ đạo trong phòng trừ bệnh cháy bìa lá lúa (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
- Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm,
1993).
- Điều khiển sự sinh trưởng của cây tránh giai đọn lúa làm đòng – trổ trùng với
những điều kiện thuận lợi sự phát triển của bệnh. Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai
đoạn, bón Đạm nặng đầu nhẹ đi, bón thúc sớm cân đối với Kali theo tỷ lệ nhất định
(1:1) (Vũ Triệu Mân và ctv., 2007).
- Ruộng lúa cần điều chỉnh mực nước thích hợp, nên để mực nước nông (5 - 10cm),
nhất là sau khi lúa đẻ nhánh, nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì có thể rút nước, tháo
nước để khơ ruộng trong 2 - 3 ngày nhằm hạn chế sự sinh trưởng của cây (Vũ Triệu
Mân và ctv., 2007).
- Có thể dùng một số thuốc hố học để phịng bệnh nhằm hạn chế sự phát sinh phát
triển của bệnh. Có thể bón 60 - 80 kg/ha vơi bột lúc lúa mới chớm bệnh, hoặc dùng
một số loại thuốc như Cooper Zinc, Kasuran 0,1 - 0,2%, (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn
Thị Nghiêm, 1993).
- Cần phải tiến hành biện pháp vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại và ký chủ. (Vũ
Triệu Mân và ctv., 2007).
- 19 -



Ngồi ra, biện pháp kích kháng đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong phòng
bệnh cháy lá lúa và có thể sẽ được áp dụng thành cơng trong cơng tác phịng chống
bệnh cháy bìa lá trong tương lai gần. Các tác nhân kích kháng được dùng nhiều trong
các nghiên cứu kích kháng hiện nay như: Đồng clorua 0,005 mM, di-potassium
photphat 20 mM, Acid benzoic 0,5 mM, một số dẫn xuất từ chitin… ngâm hạt giống đã
nảy mầm trước khi gieo 10 – 12 giờ và phun lên lá vào 25 ngày sau khi sạ nhằm kéo
dài hiệu lực của kích kháng đến ngày thứ 50 sau khi gieo (Phạm Văn Kim, 2006).
1.2 Sự kháng bệnh của cây trồng
1.2.1 Cơ nguyên kháng bệnh của cây trồng
Khi cây trồng bị mầm bệnh tấn cơng cây ln có khuynh hướng chống đối lại với
mầm bệnh. Nếu cây không đủ sức chống lại, giống cây ấy bị mầm bệnh gây hại, ta bảo
cây bị “nhiễm bệnh”. Trong khi đó, giống khác của cùng lồi cây ấy chống chọi lại
được với bệnh, cây khơng bị hại hoặc thiệt hại không đáng kể, ta gọi giống cây ấy
kháng bệnh (Phạm Văn Kim, 2000).
Theo Phạm Văn Kim (2000), tính kháng hoặc nhiễm với bệnh của cây trồng tùy
thuộc vào đặc tính di truyền của cây ấy.
1.2.1.1 Tính kháng bệnh thụ động
Kháng bệnh thụ động là do cấu tạo cơ thể của cây có đặc tính làm cho mầm bệnh
không tấn công được hoặc không gây thiệt hại được cho cây. Các cấu tạo này do bẩm
sinh đã có sẵn từ khi sinh ra, dù có hoặc khơng có sự hiện diện của mầm bệnh (Phạm
Văn Kim, 2000).
Theo Phạm Văn Kim (2000) các cơ nguyên kháng bệnh thụ động có thể được xếp
vào ba nhóm sau đây:
 Kháng bệnh do cấu tạo của cơ thể của cây:
Do bẩm sinh cơ thể của ký chủ có các đặc tính làm ngăn cản được sự xâm nhiễm
của một số ký sinh gây bệnh. Theo Phạm Văn Kim (2000) các đặc tính giúp cây kháng
bệnh gồm có:
- Độ dày của lớp cutin, của lớp sáp bao bên ngồi biểu bì lá.
- Đặc điểm của lớp lông bên trên bề mặt lá.

- Đặc điểm của lớp silicone ở biểu bì của lá.
- Cấu tạo của lớp bần.
- Số lượng, kích thước và số lượng của khí khổng.
- Kích thước của mạch nhựa.
- Ngoại hình của cây.
- Phương pháp nở hoa.
 Kháng bệnh do chức năng sinh lý của cây:
- 20 -



×