Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KHẢO sát đặc TÍNH TĂNG TRƯỞNG và NĂNG SUẤT của 10GIỐNG GỪNG (zingiber officinalerosc ) địa PHƯƠNG và NHẬP nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN - GIỐNG NÔNG NGHIỆP
-OOO-

Nguyễn Minh Chí

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH TĂNG TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 10 GIỐNG GỪNG (Zingiber officinale Rosc.)
ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHẬP NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ –i 2/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN – GIỐNG NÔNG NGHIỆP
-OOO-

Nguyễn Minh Chí

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH TĂNG TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 10 GIỐNG GỪNG (Zingiber officinale Rosc.)
ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHẬP NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Trần Vũ Phến

Cần Thơii– 2/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN - GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:
KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH TĂNG TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 10 GIỐNG GỪNG (Zingiber officinale Rosc.)
ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHẬP NỘI

Do sinh viên: Nguyễn Minh Chí thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ..... năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

TS. TRẦN VŨ PHẾN

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN - GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp kỹ sư

ngành Nông Học với đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH TĂNG TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 10 GIỐNG GỪNG (Zingiber officinale Rosc.)
ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHẬP NỘI
Do sinh viên: Nguyễn Minh Chí thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày tháng năm 2011.
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức………………..
Ý kiến hội đồng:
………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………..

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2011
DUYỆT KHOA

Chủ tịch hội đồng

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Công ơn cha, mẹ suốt đời tận tụy nuôi nấng, dạy dỗ, hy sinh vì chúng con; xin
cảm ơn những người thân đã giúp đỡ, động viên con trong suốt thời gian qua.
Thành kính ghi ơn,
Thầy Trần Vũ Phến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Chân thành cảm tạ,
Thầy Cố vấn học tập Nguyên Phước Đằng cùng toàn thể quý thầy cô khoa

Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng vì những kiến thức mà quý thầy cô đã truyền đạt
cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến,
- Anh Trần Văn Nhã và chị Trần Thị Thúy Ái đã đóng góp những ý kiến quý
báu và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn chỉnh đề tài.
- Các bạn cùng khóa, đặc biệt là các bạn (Hiếu, Vinh, Nam, Uôi, Nhiên, Ngọc
Vi, Lanh, Nhung) và các em lớp Bảo vệ thực vật K34 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn sự hỗ trợ và động viên của các bạn.
Trân trọng!

Nguyễn Minh Chí


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.

Người thực hiện

Nguyễn Minh Chí


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Danh sách bảng


ix

Danh sách hình

x

Danh sách những chữ viết tắt

x

Tóm lược

xi

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Phân loại và nguồn gốc cây gừng

2

1.2 Đặc điểm thực vật

2

1.3 Hình thái và đặc tính tăng trưởng


3

1.3.1 Rễ gừng

3

1.3.2 Thân gừng

3

1.3.3 Lá gừng

3

1.3.4 Củ gừng và sự phát triển của củ

4

1.3.5 Các giai đoạn phát triển của gừng

4

1.4 Giá trị của cây gừng

5

1.4.1 Giá trị dinh dưỡng

5


1.4.2 Giá trị kinh tế của gừng

6

1.4.3 Thành phần hoá học của gừng

7

1.5 Yêu cầu ngoại cảnh đến sinh trưởng của gừng

7

1.5.1 Nhiệt độ

7

1.5.2 Ánh sang

8

1.5.3 Nước tưới

8

1.5.4 Khí hậu và Đất

9

1.6 Dinh dưỡng khoáng


10

1.6.1 Đa lượng

10

1.6.2 Vi lượng

10

1.7 Kỹ thuật canh tác

11


1.7.1 Chuẩn bị đất

11

1.7.2 Mùa vụ

11

1.7.3 Chọn giống

11

1.7.4 Phân bón

12


1.7.5 Thu hoạch

13

1.8 Bệnh hại gừng

13

1.8.1 Khái quát chung về bệnh trên gừng

13

1.8.2 Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanasearum

14

1.8.3 Bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum

15

1.8.4 Bệnh đốm lá do nấm Phyllosticta

15

1.8.5 Một số biện pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh trên gừng

16

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 Phương tiện

17

2.1.1 Thời gian và địa điểm

17

2.1.2 Vật liệu

17

2.2 Phương pháp thí nghiệm

17

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

17

2.2.2 Chuẩn bị giống

18

2.2.3 Chăm sóc

18

2.3 Chỉ tiêu đánh giá


19

2.3.1 Đặc tính sinh trưởng

19

2.3.2 Năng suất

19

2.3.3 Phẩm chất

20

2.3.4 Xử lý số liệu

21

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát

22

3.2 Điều kiện ngoại cảnh

22

3. 4 Đặc điểm sinh trưởng

23


3.4.1 Chiều cao cây

23


3.4.2 Đường kính gốc thân (thân giả)

24

3.4.3 Số lá và đặc điểm hình dạng lá

25

3.4.4 Số chồi

28

3.5 Năng suất và phẩm chất

29

3.5.1 Năng suất

29

3.5.2 Phẩm chất

32


3.6 Tình hình bệnh đốm lá Phyllosticta và bệnh héo xanh
Ralstonia solanacearum
3.7 Kết quả tổng hợp

34
35

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận

37

4.1.1 Về đặc tính tăng trưởng và năng suất

37

4.1.2 Về phẩm chất

37

4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

38


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng


Trang

1.1

Giá trị dinh dưỡng của củ gừng tươi trên 100g gừng tươi

6

1.2

Thành phần dinh dưỡng của gừng khô (100 g)

6

1.3

Ảnh hưởng của pH đất đến sự tăng trưởng của gừng

10

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

18

2.2

Thang đánh giá cấp bệnh đốm lá phyllosticta theo thang đánh

giá cấp bệnh cháy lá lúa Pyricularia oryzae theo IRRI (2002)

20

3.1

Chiều cao cây của các giống gừng qua các giai đọan 45, 60, 75,
90, 105, 120 và 150 ngày sau khi trồng
Đường kính gốc thân của các giống gừng qua các giai đọan 45,
60, 75, 90, 105, 120 và 150 ngày sau khi trồng
Số lá của các giống gừng tại các thời điểm khác nhau sau khi
trồng
Kích thước và màu sắc lá của các giống gừng

25

30

3.6

Số chồi của các giống gừng qua các giai đọan 45, 60, 75, 90,
105, 120 và 150 ngày sau khi trồng
Năng suất (kg/bao) và hàm lượng (%) của các giống gừng

3.7

Đặc điểm hình thái bên ngoài của củ

32


3.8

32

3.9

Điều tra ý kiến của 10 nông dân biết trồng gừng và thương lái
mua gừng
Kích thước củ của các giống gừng

3.10

Hàm lượng vật chất khô của các giống gừng

34

3.11

Mùi vị của các giống gừng

34

3.12

Cấp độ gây hại của bệnh đốm lá Phyllosticta (theo IRRI, 2002)
và tỷ lệ cây bị bệnh héo xanh do Ralstonia solanacearum tại
thời điểm 120NSKT
Tổng hợp về các đặc tính tăng trưởng của giống được xếp hạng
theo thứ tự giảm dần
Tổng hợp về các đặc tính năng suất và phẩm chất của giống

được xếp hạng theo thứ tự giảm dần

35

3.2
3.3
3.4
3.5

3.13
3.14

26
27
28

31

32

36
37


DANH SÁCH HÌNH

Hình
3.1

3.2


Tên hình

Trang

Diễn biến nhiệt độ và ẩm độ trung bình qua các tháng trong thời
gian thực hiện thí nghiệm tại khu vục nhà lưới BM. Bảo vệ thực
vật, ĐHCT từ tháng 5-10/2010

24

Chiều dài lá của các giống gừng tại thời điểm 120 NSKT, lá ở vị trí
10-12

29

DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

NSKT: Ngày sau khi trồng
VCK:

Vật chất khô

HG:

Hậu Giang

ST:

Sóc Trăng


TG:

Tiền Giang

HY:

Hưng Yên

LS:

Lạng Sơn

MT:

Mỹ Tú

CT:

Cần Thơ

LA:

Long An


NGUYỄN MINH CHÍ, 2010. “Khảo sát đặc tính tăng trưởng và năng suất của
10 giống gừng (Zingiber officinale Rosc.) địa phương và nhập nội”. Luận văn tốt
nghiệp kỹ sư Nông Học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại
học Cần Thơ. Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Vũ Phến.


TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát đặc tính tăng trưởng và năng suất của 10 giống gừng
(Zingiber officinale Rosc.) địa phương và nhập nội” được thực hiện tại nhà lưới
và phòng thí nghiệm của Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Úng dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2010. Thí nghiệm
được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 10 nghiệm thức
(mỗi nghiệm thức là một giống). Các giống gừng được thu thập từ các địa phương
như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Hưng Yên, Lạng Sơn, Long An và Sóc
Trăng. Các giống được trồng trong bao với đường kính 25cm, mỗi bao chứa 10kg
đất (50% đất mặt : 25% phân chuồng : 25% rơm mục), với tổng lượng phân bón sử
dụng là 18,6g (N.P.K - 20.20.15)/bao. Kết quả thí nghiệm cho thấy giống gừng châu
Lạng Sơn, gừng Trung Quốc (Cần Thơ), gừng Long Mỹ-Hậu Giang và gừng NồiLong An, có đặc tính tăng trưởng mạnh hơn so với các giống được chọn khảo sát.
Các giống gừng ta Lạng Sơn, châu Lạng Sơn và ta Hưng Yên có khả năng nhẩy
chồi mạnh (49-76 chồi/bao), gừng Trung Quốc có chiều cao và đường kính gốc thân
lớn nhất (73cm và 0,84cm), gừng Nồi-Long An có số lá nhiều nhất (21 lá/cây).
Năng suất của các giống gừng có sự khác biệt qua phân tích thống kê, trong đó
giống gừng Trung Quốc có năng suất cao nhất (1,46kg/bao) trong 10 giống được
khảo sát. Qua phân tích hàm lượng phenol tổng số cho thấy các giống gừng châu
Lạng Sơn, gừng ta Lạng Sơn, gừng tàu Cù Lao Dung và gừng Tri Tôn gốc Sóc
Trăng có hàm lượng phenol cao hơn so với các giống khác.


MỞ ĐẦU
Gừng (Zingiber officinale Rosc., ) trong y học dân gian được biết đến như
một loại thuốc có nhiều tác dụng cho việc chữa bệnh. Ngoài ra gừng còn là một loại
cây gia vị chính và là cây lấy dầu thiết yếu. Khác với các loại cây gia vị khác, gừng
được sử dụng nhiều và rộng khắp trên thế giới. Giá trị của gừng hơn hẳn những loại
cây gia vị quan trọng trên thế giới (Kambaska và Santilata, 2009). Sản phẩm thu
được từ cây gừng bao gồm cả phần thân và phần củ (thân rễ). Ở Ấn Độ giá trị

thương mại của gừng ngày càng cao, sản lượng gừng của Ấn Độ chiếm trên 45%
tổng sản lượng trên toàn thế giới (Nybe và Miniraj, 2005) tổng diện tích trồng gừng
của Ấn Độ khoảng 58,1 nghìn hecta với sản lượng đạt 889,4 nghìn tấn/năm. Nhiều
nghiên cứu cho thấy giá trị xuất khẩu của gừng tăng dần từ năm 1985 – 2005, đáng
chú ý nhất là trong năm 2006 (Sakuntala, 2009)
Theo Nguyễn Văn Quyền và ctv. (2007) thì gừng ở nước ta đã xuất khẩu
sang nhiều nước khác nhau và là một trong những mặt hàng thu về nguồn ngoại tệ
đáng kể. Trồng gừng trong bao là một cách trồng độc đáo, ít sâu bệnh (nhất là bệnh
thối củ), do cách ly mầm bệnh, chi phí thấp, năng suất cao. Hơn nữa, gừng cho củ
tốt, sử dụng làm giống đạt hiệu quả (, đăng ngày
13/11/2008). Với giá trị kinh tế cao và ngày càng quan trọng thì nghề trồng gừng
đang được phát triển ở các địa phương.
Tuy nhiên, việc trồng gừng gặp nhiều khó khăn, một trong những khó khăn
đó là chưa chọn được giống thích hợp. Theo Trần Thượng Tuấn (1992) thì giống có
vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, chọn giống tốt giúp thu được năng
suất cao từ đó tăng hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, giống tốt còn là một trợ thủ đắc lực
nhất giúp người nông dân tăng hàm lượng chất xám trong nông sản (Nguyễn Văn
Luật, 2007). Tuy nhiên, đa số người dân chọn giống gừng trôi nổi từ các địa phương
khác. Nguồn giống chưa qua chọn lọc kỹ lưỡng, chưa đảm bảo được chất lượng. Do
đó đề tài “Khảo sát đặc tính tăng trưởng, năng suất của 10 giống gừng địa
phương và nhập nội” được thực hiện nhằm mục đích chọn lọc sơ khởi giống gừng
có năng suất cao và phẩm chất tốt từ những giống gừng thu thập từ các địa phương.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Phân loại và nguồn gốc cây gừng
Theo Mai Văn Quyền và ctv. (2007) gừng có tên khoa học Zingiber
officinale Rose., thuộc họ Zingiberaceae. Có nguồn gốc từ Châu Á, nhưng được

trồng nhiều ở Trung Quốc và Ấn Độ hơn 3000 năm trước. Bắt đầu từ Trung Quốc
và Ấn Độ, gừng được trồng trải dài trên các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế
giới: các nước Đông Nam Á như Nhật, Đài Loan, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Srilan-ca… Gừng là một loài cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng
nhiệt đới từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trong Đông y gừng được gọi là
khương, sinh khương (gừng tươi), can khương (gừng khô), (Đỗ Huy Bích và ctv.,
2003).
Ở Châu Âu gừng được biết đến vào thế kỷ thứ IX và được người Hy Lạp và
La Mã sử dụng như một loại gia vị thiết yếu sau tiêu (Pakrashi và Anita, 2003). Giá
trị của gừng được biết đến nhiều hơn vào thế kỷ thứ XV (Foster và Chongxi, 1992).
Gừng được trồng nhiều ở khu vực nam Mỹ: Bra-xin, Ja-mai-ca, Ắc-hen-ti-na…các
nước Châu Phi (Nybe và Miniraj, 2005).

1.2 Đặc điểm thực vật
Theo Phạm Hoàng Hộ (2003) gừng là một loài địa thực vật cao từ 0,5-1 m.
Rễ phát triển thành củ lâu ngày dần thành xơ. Lá mọc so-le không cuống, có bẹ lá,
hình mác dài 15-20 cm rộng 2 cm, mặt bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vò có
mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc dài 20cm cụm hoa thành bông mọc sít nhau,
hoa dài khoảng 20cm rộng 2-3 cm. Lá bắc hình trứng dài 2,5cm, mép lưng màu
vàng, đài hoa dài khoảng 1cm có 3 răng ngắn có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm màu
vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị màu tím (Đỗ Tất Lợi, 2003).


1.3 Hình thái và đặc tính tăng trưởng
1.3.1 Rễ gừng
Theo Ravindran và ctv. (2005) bộ rễ gừng gồm rễ có sợi, mọc ra nhiều từ
chồi, rễ này ốm và có lông hút hay còn gọi là rễ hấp thu. Rễ mầm, đường kính
0,5cm dài 10-25cm, có màu trắng sữa và một vài lông hút, không có rễ bên, có
nhiệm vụ hấp thu dinh dưỡng và chống đỡ cho cây. Rễ thường ăn cạn khoảng 30cm
trong lòng đất. Bộ rễ kém phát triển và khả năng hấp thu kém, do đó gừng yêu cầu
tốt về điều kiện đất đai, phân bón, nước.


1.3.2 Thân gừng
Gồm hai phần, phần thân giả mang lá vươn lên khỏi mặt đất mang lá, hay
còn gọi là chồi, và phần thân dưới mặt đất, phần này có thể sống lâu năm còn gọi là
thân rễ. Chồi thẳng không phân nhánh và được bao bọc bởi những lá xếp chồng lên
nhau, cao khoảng 50-100cm, đường kính từ 0,5-1 cm (Weiss, 2002).
Ở giai đoạn đầu tăng trưởng cứ trung bình 20 ngày thì có một chồi xuất hiện,
đến giai đoạn rễ phát triển thì những nhánh bên của củ tăng trưởng nhanh chóng, từ
5-6 ngày thì tăng một nhánh. Những búp mầm từ thân rễ sau khi trồng sẽ phát triển
thành chồi, phần gốc của chồi dần dần phình to để hình thành củ hay là thân cái, và
mỗi mầm trên thân cái sẽ cho ra từ 2-4 chồi và phần gốc của chồi này lại phình to
và hình thành những thân rễ sơ cấp, và trên thân rễ sơ cấp lại hình thành thân rễ thứ
cấp (Ravindran và ctv, 2005).

1.3.3 Lá gừng
Gừng có lá màu xanh, bản lá hẹp, dài 18-24 cm, rộng 2-3 cm, cuống lá ngắn,
phần cuối của cuống lá dài và hẹp, bao quanh chồi có chức năng chống đỡ lá và bảo
vệ chồi, những lá mới sinh ra thì cuộn lại và có hình trụ và sau thời gian phát triển
thì xoè ra, lá mọc thành hai hàng đối nhau. Giai đoạn cây con thì lá mọc chậm
khoảng từ 2-4 ngày xuất hiện một lá mới, diện tích lá ở giai đoạn này chiếm từ 1015% tổng diện tích lá. Trong khi đó, ở giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng thì mỗi
ngày xuất hiện khoảng 2 lá, diện tích lá vào khoảng 75% tổng diện tích lá. Sự quang


hợp diễn ra cao nhất ở những lá mọc giữa thân và thấp nhất ở những lá trên ngọn
(Kun và Qi, 2000).

1.3.4 Củ gừng và sự phát triển của củ
Hình dạng, kích thước và sự phân nhánh của củ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
loại đất (Weiss, 2002). Sự mở rộng của củ được tác động bởi ba vùng mô phân sinh,
những vùng mô phân sinh này phát triển rất sớm (Ravindran và ctv., 2005).


1.3.5 Các giai đoạn phát triển của gừng
Theo Xizhen và ctv. (2005) thì gừng là một loại cây được nhân giống sinh
dưỡng, nó dùng hết thời gian sinh trưởng cho tăng trưởng sinh dưỡng, ngoài trừ một
năm nào đó có một số chồi ra hoa, vì thế không xác định rõ thời tăng trưởng cho sự
ra hoa. Với một chế độ dinh dưỡng thích hợp thì gừng có thể nẩy mầm bất kỳ lúc
nào, bởi vì chúng không có giai đoạn nghỉ tự nhiên. Thời gian sinh trưởng của gừng
có thể chia làm 4 giai đoạn.
* Giai đoạn nẩy mầm
Bắt đầu khi mắt mầm vừa nhú đến khi lá đầu tiên được mở ra, giai đoạn này
mất khoảng 50 ngày giai đoạn này sử dụng dinh dưỡng được dự trữ trong mắt của
thân rễ để nẩy mầm và ra rễ (Ravindran và ctv., 2005). Trong giai đoạn này chỉ cần
điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự nẩy mầm (Dewan, 1981). Theo Kun (2000) ở
giai đoạn này đạm dạng NaNO3 có ảnh hưởng tốt nhất.
* Giai đoạn cây con
Bắt đầu từ khi có lá thứ nhất đến khi có hai chồi, mất 60-70 ngày sau khi
trồng, ở giai đoạn dinh dưỡng được cung cấp chủ yếu từ củ, sự tăng trưởng dựa vào
chồi và hệ thống rễ (Ravindran và ctv., 2005). Hệ thống rễ sợi tăng nhanh chóng sau
khi cây được trồng, lúc này thì dinh dưỡng được hấp thu chủ yếu qua hệ thống rễ,
với điều kiện khí hậu bình thường thì mỗi ngày chồi cao thêm từ 1-1,5cm chiều cao,
hầu hết cây đều có thêm 2 chồi bên (chồi sơ cấp). Lá phát triển chậm trong 20 ngày
đầu của giai đoạn này, từ 3-4 ngày xuất hiện một lá. Khoảng một tháng sau thì lá


mới xuất hiện nhanh khoảng 1-2 lá/ngày, cùng với sự tăng trưởng chiều dài của hai
chồi bên, số lá của chồi sơ cấp chiếm khoảng 63,2% tổng số lá của giai đoạn.
* Giai đoạn phát triển mạnh
Giai đoạn này kéo dài khoảng 70-80 ngày, được tính từ giai đoạn cây con tới
thu hoạch. Cây biểu hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ, số chồi, số lá và kích thước thân
rễ tăng nhanh chóng. Ở giai đoạn này thì đạm dạng CO(NH2)2, NH2NO3 có ảnh

hưởng tốt nhất (Kun, 2000).
* Giai đoạn nghỉ
Do gừng không chịu được thời tiết lạnh giá, nên thân rễ phải có giai đoạn
nghỉ đông, để khi nhiệt độ tăng trở lại thì gừng tiếp tục một thời gian tăng trưởng
mới.

1.4 Giá trị của cây gừng
1.4.1 Giá trị dinh dưỡng
Theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA năm 2010, thì thành phần dinh
dưỡng có trong 100 gam củ gừng tươi gồm có:
Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng của củ gừng tươi trong 100 gam gừng tươi
Dưỡng chất

Đơn vị

Số lượng

Cacbohydrate

g

17,77

Chất béo

g

Protein

Dưỡng chất


Đơn
vị

Số lượng

Canxi

mg

16

0,75

Sắt

mg

0,6

g

1,82

Magiê

mg

43


Thiamin (Vit. B1)

mg

0,025

Phốtpho

mg

34

Riboflavin (Vit. B2)

mg

0,034

Kali

mg

415

Niacin (Vit. B3)

mg

0,75


Kẽm

mg

0,34

Axít pantothenic (B5)

mg

0,203

Folat (Vit. B9)

μg

11

Vitamin B6
mg
(Nguồn: USDA, 2010)

0,16

Vitamin C

mg

5



Bảng 1.2 Thành phần dinh dưỡng của gừng khô (100 g)
Thành phần
Đơn vị tính
Số lượng
Nước
g
7,0
Năng lượng
kcal
380
Protein
g
8,5
Chất béo
g
6,4
Cacbohydrat
g
72,4
Tro
g
5,7
Canxi
mg
0,1
Photpho
mg
150
Natri

mg
30
Kali
g
1,4
Sắt
mg
11,3
Thiamin
mg
0,05
Riboflavin
mg
0,13
Niacin
mg
1,9
(Nguồn: Peter, 2001)
1.4.2 Giá trị kinh tế của gừng
Tinh dầu gừng được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm đồ uống,
mỹ phẩm, dược và công nghiệp nước hoa. Giá trị thương mại của gừng chiếm
khoảng 90% giá trị thương mại của các loại cây gia vị khác trên thế giới (Nybe và
Miniraj, 2005). Sản lượng gừng của thế giới vào năm 2000 ước khoảng 717.461 tấn,
với diện tích 296,7 nghìn ha thuộc về các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Ni-giê-ri-a, Inđô-nê-si-a, Băng-la-đét, Thái Lan, Phi-lip-phin, Ja-mai-ca. Những nước nhập khẩu
gừng lớn như: Anh, Mỹ, Ả-rập-xê-út (Selvan và Manojkumar, 2002). Hiện nay, Ấn
Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nigeria và Philippine là những nước sản xuất gừng chủ
yếu, chỉ riêng Ấn Độ đã sản xuất 232.510 tấn trong năm 1996-1997 trên diện tích
70.910 ha. Tuy nhiên sản lượng gừng của Ấn Độ đã bị giảm 6.580 tấn trong năm
2000-2001. Theo (FAO, 2002) Trung Quốc và Thái Lan trong năm 1998-2000 hiện
là hai nước xuất khẩu gừng chính. Bra-xin là nước xuất khẩu gừng khô thứ ba trên

thế giới. Trung Quốc, Thái Lan và Bra-xin là ba nước xuất khẩu gừng hàng đầu
trong năm 2000. Sự sản xuất tinh dầu của gừng trên thế giới chủ yếu ở Ấn Độ và
Trung Quốc sản lượng 30 tấn vào năm 1998 và 100-200 tấn vào năm 2000, chủ yếu
xuất sang các nước Mỹ, Nhật và Châu Âu.


1.4.3 Thành phần hoá học của gừng
* Một số phương pháp nghiên cứu về tinh dầu gừng
Theo Beek (1991) có nhiều phương pháp chiết xuất tinh dầu và nhựa dầu từ
gừng trong đó thường sử dụng các phương pháp: thủy phân, chưng cất bằng hơi
nước, tinh lọc, ép, hoặc chiết xuất bằng CO2, chiết bằng dung môi dùng để chiết
nhựa dầu, sắc ký khối phổ (GC/MS) dùng phân tích lượng dầu tổng số (Trích dẫn
bởi Vernin và Parkanyi, 2005). Phương pháp định lượng bằng sắc ký cao áp lỏng
(HPLC) được sử dụng nhằm định lượng 6-, 8-, và 10-gingerol. Theo Connell và
Sutherland (1969) chiết chất ether thu được 0,04% chất cay thể xeton từ gừng khô,
tinh lọc thì thu được keton phenol (zingerol).
* Thành phần hóa học
Tinh dầu trong củ gừng có tỷ lệ khoảng 2-3% chủ yếu là alpha-camphen,
beta-phelandren, một cacbua là zingiberan, ngoài ra còn có 5% nhựa dầu, chất cay
như: zingerone, zingerol và shogaola (Võ Văn Chi, 2005). Theo Lã Đình Mỡi và
ctv. (2005) tinh dầu của một số giống gừng ở nước ta gồm 43 hợp chất, trong đó
thành phần đáng chú ý là 2,6-octadienal, 3,7-dimethyl(Z), 3-ethyl-1,5-octadien…
Theo Ravindran và ctv. (2005) thì thành phần của gừng trồng ở Kerala, Ấn Độ gồm
có tinh dầu (1-2,7%), chiết chất acetone (3,9-9,3%), xơ thô (4,8-9,8%) tinh bột
(40,4-50,9%). Theo nghiên cứu của Haq và ctv. (1986) đã được trích dẫn bởi
(Ravindran và Babu, 2005), thì thành phần của gừng khô gồm tinh dầu 4%, tro
6,5%, protein 12,3%, tinh bột 45,25%, chất béo 4,5%, xơ thô 10,3%, khoáng (trong
1%) (Ca (0,025ppm), Na (0,122ppm), K(0,035ppm), Fe (0,007ppm), P (0,075ppm),
Mg (0,048ppm), Cl (1,5 ppm), F (5,0 ppm)).
1.5 Yêu cầu ngoại cảnh đến sinh trưởng của gừng

1.5.1 Nhiệt độ
Theo Ravindran và ctv. (2005) do có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên gừng
thích hợp với khí hậu nóng ẩm và không chịu được nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích


hợp cho sự nẩy mầm là 22-25oC, nhiệt độ dưới 20 oC vẫn có thể nẩy mầm nhưng
chậm, nếu nhiệt độ trên 30oC thì gừng nẩy mầm nhanh hơn nhưng mầm yếu. Giai
đoạn cây con và tiền phát triển mạnh thích hợp với nhiệt độ từ 22-28 oC, và trong
suốt giai đoạn củ tăng kích thước thì cần nhiệt độ 25oC, khi nhiệt độ dưới 15oC thì
cây ngừng sinh trưởng.

1.5.2 Ánh sáng
Gừng là loài ưa sáng nhưng có khả năng chịu rợp nên thường được bố trí
trồng xen. Tuy nhiên, dưới tán che 70-80% thì cây chỉ cho năng suất bằng 50% so
với nơi nắng trảng trên cùng một loại đất (Chi cục Bảo vệ Thực vật Phú Yên, 2008).
Nhưng sự quang hợp của cả bụi thì đòi hỏi lượng ánh sáng nhiều hơn. Tuỳ vào giai
đoạn tăng trưởng mà gừng đòi hỏi cường độ ánh sáng khác nhau, cần tối ở giai đoạn
nẩy mầm, ánh sáng vừa đủ ở giai đoạn cây con và ánh sáng mạnh ở giai đoạn tăng
trưởng tích cực. Gừng không chịu ảnh hưởng bởi quang kỳ (Xizhen và ctv., 2005).

1.5.3 Nước tưới
Theo Nybe và Miniraj (2005) do hệ thống rễ gừng kém phát triển và ăn nông
trên mặt đất nên khả năng hấp thu nước yếu và không chịu khô hạn. Ở đất có hàm
lượng nước từ 40-80% thì một số chỉ tiêu như chiều cao cây, số chồi và số lá tăng,
và tăng theo ẩm độ của đất. Nhưng gừng không chịu được sự úng nước, sự úng
nước ảnh hưởng tới sự phát triển và tăng trưởng của gừng, dẫn tới tình trạng thối củ,
làm giảm năng suất. Gừng đòi hỏi lượng nước khác nhau trong các giai đoạn phát
triển khác nhau, ở giai đoạn cây con cây tăng trưởng chậm về sinh khối do đó cần
một lượng nhỏ nước. Nếu lượng nước cung cấp cho cây không phù hợp thì lá sẽ co
cuống lại. Giai đoạn tăng trưởng tích cực cây yêu cầu nhiều nước hơn, hàm lượng

nước trong đất ở giai đoạn này cần từ 70-80%.


1.5.4 Khí hậu và đất
Gừng thích hợp với khí hậu nóng và ẩm ướt, cây có thể phát triển tốt ở độ
cao từ mực nước biển đến 1500m (Farzana, 2005). Độ cao tối hảo từ 300-900 m và
vũ lượng từ 1500-3000mm (Nybe và Miniraj., 2005).
Gừng có thể phát triển trên đất cát, đất mùn, sét… Tuy nhiên cấu trúc của đất
có ảnh hưởng lớn tới hình dạng, kích thước và sự phân nhánh của củ từ đó ảnh
hưởng tới năng suất của gừng (Weiss, 2002). Gừng phát triển tốt trên các loại đất
xốp, rút nước tốt, khả năng giữ ẩm cao, đất chứa không quá 30% cát hoặc sét 20%
cho năng suất cao hơn (Ravindran và ctv., 2005).
Gừng chịu ảnh hưởng mạnh bởi pH đất, đặc biệt là trong giai đoạn tăng
trưởng tích cực, gừng thích hợp với đất hơi chua và phát triển tốt ở đất có pH từ 5-7,
Theo Farzana (2005) thì pH thích hợp cho gừng từ 5,5-6,5 và theo Cho và ctv.
(1987) (trích dẫn bởi Ravindran và ctv., 2005) thì pH đất tốt nhất đối với gừng từ 66,5. Nếu pH trên 8 thì sự tăng trưởng của cây bị chậm lại (Xizhen và ctv., 2005).

Bảng 1.4 Ảnh hưởng của pH đất đến sự tăng trưởng của gừng
Số chồi

Số lá/cây

4

Chiều cao cây
(cm)
67,0

10,2


124,8

Trọng lượng củ
(g)
234

5

75,8

12,0

154,2

353

6

77,4

13,0

169,4

362

7

83,2


14,8

64,7

334

8

62,0

5,6

67,4

117

9

53,8

5,4

55,4

104

pH

(Nguồn: Ravindran và ctv., 2005)


Theo một nghiên cứu của Panigrahi và Patro (1985) trên ba loại đất và trên
năm giống gừng ở Orissa (Ấn Độ), được trích dẫn bởi Ravindran và ctv. (2005) thì
trên loại đất đỏ pha mùn và cát năng suất của giống gừng Thingpuri là cao nhất đạt
22 tấn/ha. Ravindran và ctv. (2005) đã trích dẫn nghiên cứu của Liu và Gao (1987)


cho rằng hàm lượng asen tổng số có chứa trong đất có ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng và năng suất của gừng, hàm lượng asen tổng số từ 76-1970 ppm được cung
cấp vào đất làm cho sản lượng vật chất khô của gừng tăng từ 3,5-32%.
Theo nghiên cứu của Cho và ctv. (1987) (được trích dẫn bởi Ravindran và
ctv., 2005) năng suất của gừng trồng trên đất phù sa cao hơn so với trồng trên đất
đồi hoặc chân núi. Theo Hackett và Carolane (1982) được (trích dẫn bởi Ravindran
và ctv., 2005) thì đất với kết cấu mùn phù hợp với gừng hơn so với các loại đất
khác.

1.6 Dinh dưỡng khoáng
1.6.1 Đa lượng
Do sự hấp thu của rễ kém nên gừng yêu cầu đất có mức dinh dưỡng cao, theo
nghiên cứu của Kun (1994), (trích dẫn bởi Ravindran và ctv., 2005) thì để có 1000
kg gừng tươi thì cần 6,34kg N; 0,75kg P2O5; 9,27kg K2O; 1,3kg Ca; 1,36kg Mg.
Khả năng hấp thu khoáng chất của gừng cũng khác nhau tuỳ vào từng giai
đoạn. Thông thường ở giai đoạn cây con cần lượng phân ít do sự tăng trưởng chậm
và lượng sinh khối tạo ra ít, trong giai đoạn tăng trưởng tích cực thì hấp thu dinh
dưỡng mạnh mẽ do sự tăng đột ngột về sinh khối (Ravindran và ctv., 2005). Theo
Xu và ctv. (1993) (trích dẫn bởi Ravindran và ctv., 2005) thì giai đoạn cây con hấp
thu khoảng 12,25% tổng lượng dinh dưỡng hấp thu, còn ở giai đoạn tăng trưởng
tích cực thì 87,75%, giá trị hấp thu của từng nguyên tố theo thứ tự K>N>Mg>Ca>P.
Gừng cần sử dụng phân bón cần bằng về thành phần các nguyên tố, nếu thiếu hoặc
thừa sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của chồi cũng như chất lượng của củ
(Ravindran và ctv., 2005).


1.6.2 Vi lượng
Các nguyên tố vi lượng cũng cần thiết đối với sự tăng trưởng của gừng, theo
nghiên cứu của Kun (1993), được trích dẫn bởi Ravindran và ctv. (2005) đã chỉ ra
rằng có 3,67g Boron và 9,88 g kẽm đã được hấp thu trên 100 kg củ gừng tươi. Và
nghiên cứu của Xiaoyun (1993, 1994) được trích dẫn bởi Ravindran và ctv. (2005)


cũng chỉ ra rằng năng suất của gừng tăng 23,9% và 12,1% nếu sử dụng riêng lẻ
30kg ZnSO4 và 15kg borax, còn nếu kết hợp thì năng suất tăng 38,9%.

1.7 Kỹ thuật canh tác
1.7.1 Chuẩn bị đất
Đất trồng gừng nên màu mỡ, và có độ sâu nhất định, đất giàu hữu cơ và có
khả năng giữ ẩm tốt, chủ động được tưới tiêu nước. Đất được cày sâu 25-30cm để
giúp bộ rễ mở rộng và tăng tỷ lệ hấp thu dưỡng chất (Ravindran và ctv., 2005).
Theo Mai Văn Quyền và ctv. (2007) để gừng có củ nhiều và to thì phải trồng ở
những chỗ có lớp đất mặt dày, thường lên luống trồng cao khoảng 20-25cm, rộng
1,2-1,5m. Còn theo Mai Hoàng Thạch và Nguyễn Công Vinh (2003) chiều cao
luống từ 35-40cm thì thích hợp hơn cho cây gừng

1.7.2 Mùa vụ
Gừng ở nước ta trồng từ đầu tháng 1-2 đến tháng 4-5, thu hoạch vào tháng
10-11-12, thời gian sinh trưởng từ 8-10 tháng tùy giống (Mai Hoàng Thạch và
Nguyễn Công Vinh, 2003)
Ở phía nam Ấn Độ, mùa vụ trồng chủ yếu từ tháng tư - tháng năm đến tháng
mười hai. Tại Nainital, Ấn Độ thì các chỉ tiêu nghiên cứu như chiều cao cây, số lá,
số chồi, chiều dài củ, số củ trên cây…đạt giá trị cao nhất khi trồng ở giữa tháng ba,
năng suất hai năm liên tiếp là 25,34 và 22,63 tấn/ha. Trong khi trồng ở cuối tháng
ba thì năng suất là thấp nhất 11,9 và 10,16 tấn/ha (Ravindran và ctv., 2005).


1.7.3 Chọn giống
Cần chọn gừng giống có mắt mầm phát triển tốt để trồng, mắt mầm thường
phân thành 3 loại:
- Loại to: dài hơn 2 cm và đường kính từ 0,8-1 cm
- Loại trung bình: dài từ 1-2cm đường kính khoảng 1cm
- Loại nhỏ: ngắn hơn 1cm và đường kính từ 0,5-0,7cm


Kích thước của mắt mầm có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và năng suất của
gừng. Cụ thể đối với mắt loại lớn thì tăng trưởng nhanh ở giai đoạn cây con, nhưng
ở các giai đoạn tăng trưởng tiếp theo thì chậm lại do diện tích lá nhỏ, lá thường mau
già và năng suất không cao, trong khi ở mắt mầm vừa và nhỏ thì ngược lại. Kích
thước mắt mầm nên dài từ 0,5-2cm và đường kính từ 0,5-1cm màu sắc, mầm trắng
và sáng, thân bóng.
Khối lượng giống dao động từ 900-1500 kg/ha tuỳ thuộc vào địa hình vùng
trồng (Nybe và Miniraj, 2005). Randhawa và Nadpuri (1970) đã đề nghị lượng
giống 1250 kg/ha cho vùng đồng bằng và vùng có độ cao (trích dẫn bởi Ravindran
và ctv., 2005). Ở nước ta thì lượng giống là 300kg/100m2 (Chi cục Bảo vệ Thực vật
tỉnh Phú Yên 2008).

1.7.4 Phân bón
Theo Xizhen (1997) trích dẫn bởi Ravindran và ctv. (2005) do thời gian tăng
trưởng và phát triển kéo dài nên gừng cần nhiều phân bón, ở từng giai đoạn khác
nhau thì cây có như cầu khác nhau và tốc độ hấp thu cũng khác nhau, vì vậy số
lượng phân bón thích hợp cần cho cây trong mỗi giai đoạn dựa vào nhu cầu của cây.
Thông thường cây không cần bón phân cho tới khi chiều cao cây đạt 30cm và có
một hoặc hai chồi. Theo Attoe và Osodeke (2006) trong một nghiên cứu ảnh hưởng
của N-P-K lên sinh trưởng và năng suất của gừng tại Nigeria thì tỉ lệ 200 kg/ha N,
80 kg/ha P2O5, 100 kg/ha K2O cho năng suất gừng cao nhất.

Theo Mai Văn Quyền và ctv. (2007) phân bón cho gừng được chia thành ba lần
bón:
-

Lần 1 (4-5 lá), bón NPK (16-16-8-13S) khoảng 100-150 kg/ha

-

Lần 2 (giữa mùa mưa), bón NPK (16-16-8-13S) khoảng 150-200 kg/ha

-

Lần 3 (kết thúc mùa mưa khoảng 1 tháng), tùy trạng thái cây mà quyết định
có bón hay không, bón NPK (16-16-8-13S) khoảng 100-150 kg/ha.
Ngoài ra theo Li và ctv. (2010) thì K là một trong những nhân tố quan trọng

nhất giới hạn năng suất gừng. Tuỳ từng vùng đất và điều kiện thời tiết mà có một tỷ
lệ phân N: P: K thích hợp. Cũng theo Li và ctv. (2010) nghiên cứu tỷ lệ N: P: K trên


vùng đất ở tỉnh Shangiao, Trung Quốc mức phân bón 400 kg/ha K2O : 400 kg/ha N
: 90 kg/ha P2O5 cho năng suất cao. Theo Haque và ctv. (2007), nghiên cứu về ảnh
hưởng của N và K lên năng suất và chất lượng của gừng trên đất dốc đồi đã khuyến
cáo tỷ lệ 180 kgN/ha: 160 kgK/ha cho năng suất gừng cao nhất 26,95 tấn/ha.
Theo Mai Hoàng Thạch và Nguyễn Công Vinh (2003) phân bón cho gừng
gồm 5-10 tấn/ha phân chuồng, tỷ lệ N: P: K là 80-80-100. Theo Farzana (2005) tỉ lệ
N: P: K là 36-36-80 kg/ha.

1.7.5 Thu hoạch
Gừng trồng sau 5-8 tháng có thể thu hoạch củ để bán, nếu xuất khẩu thì phải

sau 10 tháng (Mai Văn Quyền và ctv., 2007). Theo Mai Hoàng Thạch và Nguyễn
Công Vinh (2003) thì thu hoạch gừng sau khi thấy có lá vàng và khô trên 2/3 tổng
số lá. Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào mục đích sử dụng: sử dụng gừng tươi thì
thu sau 5 tháng trồng, gừng để lưu trữ thì sau 5-7 tháng trồng, gừng giống thì sau 89 tháng trồng khi lá bắt đầu chuyển sang vàng, nếu dùng lấy tinh dầu thì sau 8-9
tháng trồng.
Năng suất gừng phụ thuộc nhiều vào giống, khí hậu, đất, thời gian trồng và
thời điểm thu hoạch (Nybe và Miniraj, 2005). Theo Mai Văn Quyền và ctv. (2007)
thì năng suất gừng nếu được chăm sóc tốt thì khoảng 15-20 tấn/ha, trên đất tốt
khoảng 25-30 tấn/ha. Ở Ấn Độ năng suất gừng tươi trung bình từ 9-11 tấn/ha, tương
đương với 1,3-1,8 tấn/ha gừng khô, cá biệt có một số giống gừng năng suất có thể
đạt 40 tấn/ha (Nybe và Miniraj, 2005).

1.8 Bệnh hại gừng
1.8.1 Khái quát chung về bệnh trên gừng
Gừng là một loại cây thân thảo có nhiều bệnh và côn trùng gây hại (Dohroo,
2005). Bệnh đốm lá Phyllosticta và thối củ do vi khuẩn là những bệnh chính gây
thiệt hại về kinh tế (Dohroo, 2005). Theo Nguyễn Thị Nghiêm và ctv. (2009) bệnh
thối củ do nhiều tác nhân trong đó có vi khuẩn Erwinia carotovora, Raltonia


×