Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO sát sự SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT của BA GIỐNG dưa lê TRỒNG NGOÀI ĐỒNG vụ ĐÔNG XUÂN 2008 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 55 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

VÕ THÁI HƯNG

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA BA GIỐNG DƯA LÊ TRỒNG NGOÀI
ĐỒNG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
)


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤTCỦA BA GIỐNG DƯA LÊ TRỒNG NGOÀI
ĐỒNG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009

Giáo viên hướng dẫn:



Sinh viên thực hiện:

TS. Trần Thị Ba

Võ Thái Hưng

ThS.Võ Thị Bích Thủy

MSSV: 3060987
Lớp: Nông Học K32


3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành nông học, với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
PHẨM
CHẤT CỦA BA GIỐNG DƯA LÊ TRỒNG NGOÀI
ĐỒNG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009
Sinh viên Võ Thái Hưng thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần thơ, ngày


tháng

năm 2010

Cán bộ hướng dẫn

Trần Thị Ba


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Cần thơ, ngày

tháng

Võ Thái Hưng

năm 2010


5

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Võ Thái Hưng

Ngày, tháng, năm sinh: 12/07/1986
Nơi sinh: tỉnh Đồng Tháp
Con ông: Võ Văn Thành
Và bà: Dương Thị Sương
Chỗ ở hiện nay: 70/A, ấp 1, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Quá trình học tập:
Năm 1991-1995: học tại trường Tiểu học Đốc Binh Kiều 2.
Năm 1996-2009: học tại trường Trung học cơ sở Phú Điền.
Năm 2000-2003: học tại trường Trung học phổ thông Tháp Mười.
Năm 2006-2010: Sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, ngành Nông Học,
khóa 32, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.


6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
----------------------------------------------------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA BA GIỐNG DƯA LÊ TRỒNG NGOÀI
ĐỒNG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009

Do sinh viên Võ Thái Hưng thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ……………………………..

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng

Cần Thơ, ngày

tháng

Chủ tịch Hội đồng

năm 2010


7

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người.
Xin tỏ long biết ơn sâu sắc đến!
-

TS. Trần Thị Ba, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

-


Ths. Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn
chỉnh luận văn.

-

Cô chủ nhiệm Phan Thị Thanh Thủy đã quan tâm và dìu dắt em hoàn thành
tốt khóa học. Quý Thầy, Cô trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng Dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.

Xin chân thành biết ơn!
Thầy Bùi Văn Tùng, Anh, Chị Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp phương tiện, truyền
đạt kinh nghiệm quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!
Chị Kiều, chị Khuyên, anh Chơn, anh Tú cùng các bạn Thể, Vinh, Thoảng,
Trinh, Tú, Quý, Ngoan, … đã cộng tác thí nghiệm trong nhà lưới.
Thân gửi về các bạn lớp Nông Học K32 lời chúc thành đạt trong tương lai.

VÕ THÁI HƯNG


8

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Trang
2.1

Tựa bảng


Liều lượng phân bón cho ba giống dưa lê, tại trại Thực Nghiệm
Nông Nghiệp, ĐHCT, (11/2008 – 01/2009)

12

3.1 Số lá trên thân của 3 giống dưa lê trồng ngoài đồng tại Trại Thực
nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT, Đông Xuân (2008-2009)

17

3.2 Tốc độ tăng trưởng lá trên thân của 3 giống dưa lê trồng ngoài đồng
tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT, Đông Xuân (2008-2009)

18

3.3 Độ Brix, độ dày thịt trái của 3 giống dưa lê trồng ngoài đồng tại Trại
Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT, Đông Xuân (2008-2009)

25


9

DANH SÁCH HÌNH
Hình
Trang

Tựa hình

2.1 Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm (11/2008-01/2009)

tại TP. Cần Thơ (Đài Khí Tượng Thủy Văn TP. Cần Thơ)

8

2.2 Các giống dưa lê thí nghiệm tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT

9

2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của ba giống
dưa lê trồng ngoài đồng vụ Đông Xuân (11/2008 – 1/2009)” tạị trại Thực
Nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT

10

3. 1 Chiều dài thân của ba giống dưa lê ở ngoài đồng tại Trại Thực nghiệm Nông
Nghiệp, ĐHCT, Đông Xuân (2008-2009.)

16

3.2 Đường kính gốc thân của ba giống dưa lê ở ngoài đồng tại Trại Thực nghiệm 19
Nông nghiệp, ĐHCT, Đông Xuân (2008-2009.)
3.3 Kích thước trái của ba giống dưa lê trồng ngoài đồng tại Trại Thực nghiệm
Nông nghiệp, ĐHCT, Đông Xuân (2008-2009)

20

3.4 Vị trí dể trái của ba giống dưa lê trồng ngoài đồng tại Trại Thực nghiệm
Nông nghiệp, ĐHCT, Đông Xuân (2008-2009)

21


3.5 Trọng lượng cây và trọng lượng trái của ba giống dưa lê trồng ngoài đồng
tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT, Đông Xuân (2008-2009)

22

3.6. Năng suất tổng, năng suất thương phẩm và tỷ lệ NSTP/NST của ba giống
dưa lê trồng ngoài đồng tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT,
Đông Xuân (2008-2009)

23


10

VÕ THÁI HƯNG, 2010 “Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và phẩm của ba giống
dưa lê trồng ngoài đồng vụ Đông Xuân 2008-2009”. Luận văn Tốt nghiệp Đại học,
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng
dẫn khoa học: TS. Trần Thị Ba, Ths. Võ Thị Bích Thủy.

TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của ba giống
dưa lê trồng ngoài đồng vụ Đông Xuân 2008-2009” được thực hiện với mục đích
tìm ra giống có năng xuất cao, phẩm chất tốt để khuyến cáo vào trong sản xuất. Thí
nghiệm được canh tác trên nền đất cát, vụ trước đã trồng dưa lê, bố trí theo thể thức
khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với 3 nghiệm thức là 3 giống dưa lê: ̣(1)
Thiên Hoa; (2) Seminis; (3) Kim Cô Nương.
Kết quả cho thấy: Giống Thiên Hoa có năng suất cao nhất (20,56 tấn/ha),
sinh trưởng mạnh về chiều dài và số lá trên thân chính, kháng bệnh tốt, trái có độ
Brix khá (7,50%), vỏ có vân lưới rất đẹp, độ dày thịt cao (3,17cm), vỏ dày thích hợp

cho vận chuyển và bảo quản lâu. Giống Seminis có năng suất tương đương với
Thiên Hoa (17,64 tấn/ha), sinh trưởng không ổn định giai đoạn đầu,khả năng kháng
bệnh kém độ Brix Thấp (7,17%), nhưng thịt trái có mùi rất thơm, thích hợp dùng
làm sinh tố hay Coctail. Giống Kim Cô Nương sinh trưởng tương đương với Thiên
Hoa, ít bệnh (8,34%), nhưng về chỉ tiêu kích thước trái thấp nên năng suất không
cao (13,12tấn/ha), tuy nhiên có độ Brix cao (12,75%), màu sắc đẹp hấp dẫn, thích
hợp chưng tết, thị trường rất ưa chuộng.


11

MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

Trang phụ bìa-------------------------------------------------------------------------------- i
Lời cam đoan --------------------------------------------------------------------------------ii
Tiểu sử cá nhân ---------------------------------------------------------------------------- iii
Trang hội đồng ----------------------------------------------------------------------------- iV
Lời cảm tạ----------------------------------------------------------------------------------- V
Danh sách bảng ---------------------------------------------------------------------------- Vi
Danh sách hình-----------------------------------------------------------------------------Vii
Tóm lực ------------------------------------------------------------------------------------ Viii
Mục lục-------------------------------------------------------------------------------------- iX
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1--------------------------------------------------------------------------------------------- Ng
uồn gốc, phân bố, tình hình sản xuất và giá trị dinh dưỡng cây cây dưa lê ----2
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố -------------------------------------------------------------2

1.1.2 Giá trị dinh dưỡng ---------------------------------------------------------------2
1.1.3 Tình hình sản xuất---------------------------------------------------------------3
1.2 Đặc tính thực vật và yêu cầu ngoại cảnh cây dưa lê ------------------------------4
1.2.1 Đặc tính thực vật----------------------------------------------------------------4
1.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh-------------------------------------------------------------4
1.3 Các yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và năng suất dưa lê------------------5
1.3.1 Giống -----------------------------------------------------------------------------5
1.3.2 Chăm sóc------------------------------------------------------------------------5
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về giống dưa lê----------------------------------------7


12

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện-----------------------------------------------------------------------------8
2.1.1 Địa điểm và thời gian ----------------------------------------------------------8
2.1.2 Khí hậu --------------------------------------------------------------------------8
2.1.3 Vật liệu ---------------------------------------------------------------------------9
2.2 Phương pháp--------------------------------------------------------------------------- 10
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ---------------------------------------------------------------10
2.2.2 Kỹ thuật canh tác--------------------------------------------------------------- 11
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi---------------------------------------------------------------- 13
2.2.4 Phân tích số liệu---------------------------------------------------------------- 14
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận kết quả tổng quát----------------------------------------------------------- 15
3.2 Tình hình sinh trưởng----------------------------------------------------------------- 16
3.2.1 Chiều dài thân chính----------------------------------------------------------- 16
3.2.2 Tốc độ tăng trưởng của chiều dài-------------------------------------------- 16
3.2.3 Số lá trên thân chính----------------------------------------------------------- 17
3.2.4 Tốc độ ra lá--------------------------------------------------------------------- 18

3.2.5 Đường kính gốc thân---------------------------------------------------------- 18
3.2.6 Kích thước trái------------------------------------------------------------------ 19
3.3 Thành phần năng suất và năng suất------------------------------------------------- 21
3.3.1 Sinh khối của cây dưa lê------------------------------------------------------ 21
3.3.2 Tổng năng suất----------------------------------------------------------------- 22
3.3.3 Năng suất thương phẩm------------------------------------------------------- 23
3.3.4 Tỷ lệ năng suất thương phẩm/năng suất tổng------------------------------ 24


13

3.4 Một số chỉ tiêu về năng suất trái----------------------------------------------------- 24
3.4.1 Độ Brix của thịt trái------------------------------------------------------------ 24
3.4.2 Độ dày thịt trái----------------------------------------------------------------- 25
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận--------------------------------------------------------------------------------- 26
4.2 Đề nghị---------------------------------------------------------------------------------- 26
TÀI LIÊ THAM KHẢO------------------------------------------------------------------ 27
PHỤ CHƯƠNG 1-------------------------------------------------------------------------- 30
PHỤ CHƯƠNG 2-------------------------------------------------------------------------- 31
PHỤ CHƯƠNG 3-------------------------------------------------------------------------- 34
PHỤ CHƯƠNG 4------------------------------------------------------------------------- 40


14

MỞ ĐẦU
Dưa lê là loại rau ăn trái có chứa hàm lượng Vitamin và khoáng chất cao.
Mặc dù cái tên dưa lê còn rất mới mẻ với người sản xuất và tiêu dùng, song song
với xu hướng hội nhập phát triển của đất nước cùng với sự đa dạng về sản phẩm trái

cây chất lượng cao và với tính ưu việt của dưa lê, hiện nay đã và đang từng bước
chiếm ưu thế trên thị trường trái cây Việt Nam.
Để có trái dưa lê to, phẩm chất thơm ngon, màu sắc đẹp, người trồng dưa
phải bỏ nhiều công sức. Thật vậy, các kỹ thuật canh tác và công sức bỏ ra trên đồng
ruộng chỉ có thể đạt hiệu quả cao nếu như có giống tốt. Bên cạnh đó năng suất và
chất lượng không ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường dẫn đến
đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh, khó mở rộng diện tích canh tác. Qua đó cho thấy
ngoài các yếu tố khác thì yếu tố giống cũng hết sức quan trọng. Song song với năng
suất thì chất lượng cũng được đảm bảo, để có được như vậy thì đòi hỏi cây trồng
phải sinh trưởng mạnh và có khả năng thích nghi tốt với điều kiện chăm sóc và môi
trường canh tác. Đó là yêu cấu cấp bách được đặt ra, hiện nay có nhiều công trình
nghiên cứu về sự sinh trưởng và năng suất của các giống dưa lê, nhưng chưa đáp
ứng được yêu cầu trên. Để đáp ứng từ nhu cầu thực tế đó đề tài “ Khảo sát về sự
sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của 3 giống dưa lê trồng ngoài đồng vụ Đông
Xuân 2008-2009” được thực hiện, nhằm tìm ra giống có sinh trưởng tốt và cho năng
suất, phẩm chất cao nhất.


15

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ GIÁ TRỊ DINH
DƯỠNG CÂY DƯA LÊ
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố
Dưa lê có tên khoa học là Cucumis melo L, có tên chung là Cantaloupe,
Muskmelon, Sweet Melon, Honeydew Melon, Melon (Eng.); Melon (Fr.); Melon
(Sp.); Melon (Ger.); Melon (Neth.); Kharrlruz, Karbuja (Ind.); Heung Kwa, Tim
Kwa (Chin.), thuộc họ bầu bí dưa Cucurbitaceae (Tindall,1983 và Lewis và ctv.,
1999). Dưa lê là loài mang nhiễm sắc thể 2n = 24, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới

khô hạn: Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á (Phạm Hồng Cúc và ctv., 1999). Theo
Dekker va ctv. (1998), Ấn Độ, Trung Quốc, Persia và phía đông nước Nga như là
nguồn gốc thứ hai của dưa lê. Do nguồn gốc xuất sứ và được trồng trước nhất ở
vùng đất sa mạc khô hạn của Bán Đảo Ấn Độ, vùng Trung Á, Trung Đông và bờ
biển Địa Trung Hải, hầu hết các loại dưa lê trên thế giới có khả năng thích nghi với
điều kiện khí hậu hơi khô ấm. Trong khi các nhóm khác phân bố trong những vùng
mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa như ở Nhật và các vùng núi của Đông và Đông
Nam Á chịu được khí hậu khá ẩm (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1999). Theo
Tôn Thất Trình (1998) vào năm 1960 các chuyên viên Đài Loan đã du nhập các
giống dưa Hoàng Kim vào đồng bằng Sông Cửu Long. Đến đầu những năm 70 dưa
lê được trồng phổ biến ở nước ta (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996), do có thời
gian sinh trưởng ngắn, năng suất khá cao, dễ trồng, dễ tiêu thụ nên người nông dân
vẫn duy trì với diện tích nhất định ở các vùng truyền thống như Tây Tựu (Từ LiêmHà Nội), Bắc Ninh (Hà Bắc), Hải Hưng, Hải phòng,…
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng
Các cây trồng thuộc họ bầu bí chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau của
nhiều quốc gia trên thế giới, riêng ở việt nam ngoài các cây quen thuộc như dưa
chuột, dưa hấu,… thì thời gian gần đây cây dưa lê cũng được biết đến, là 1 loại rau
ăn trái nên người tiêu dùng có thể ăn trái non hay trái chín, ngoài ra còn hấp dẫn bởi


16

có giá trị dinh dưỡng khá cao như chứa nhiều Vitamin, đường và muối khoáng.
Theo Dekker và ctv. (1998) trong 100g quả tươi có chứa 0,6% protein; 0,1% chất
béo; 3,5% carbohydrate; 16 mg Vitamin C; hàm lượng chất rắn hòa tan 8-17%.
Ngoài ra trái dưa lê khi chín có hàm lượng đường tổng số 6,4%, Vitamin C 32 mg,
axit tổng số 0,36% và có nhiều khoáng chất như K, Ca, P, Fe và Na,… (Tạ Thu
Cúc,. 2005)
1.1.3 Tình hình sản xuất
Trên thế giới: Dưa lê là loại cây trồng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,

được trồng rất lâu ở nhiều nước trên thế giới và đặc biệt trồng ở khắp châu Á, châu
Âu (Tindall, 1988). Theo FAOSTAT (2008), diện tích trồng dưa lê trên thế giới
năm 2006 là 1.228.837 ha, Châu Á chiếm diện tích lớn nhất (927.703 ha), trong đó
Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất (608.500 ha). Sản lượng dưa lê trên thế
giới năm 2006 là 28 triệu tấn, Châu Á chiếm 21triệu tấn (cao nhất), trong đó Trung
Quốc cũng là nước lớn nhất về sản lượng (16triệu tấn) theo FAOSTAT, 2008.
Ở việt nam: Cây dưa lê mặc dù đã được trồng ở việt nam từ rất lâu, vào đầu
những năm 70 (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996) và được duy trì ở một diện tích
nhất định ở các vùng truyền thống (Bắc Ninh, Hải Hưng, Hải Phòng), nhưng cùng
với sự hạn hẹp về diện tích và sản lượng chưa cao nên cây dưa lê cũng chưa mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng dưa. Trong những năm gần đây cùng với sự
phát triển của đất nước và đa dạng hóa về cây trồng nên diện tích và sản lượng của
cây dưa lê ngày càng được nâng cao. Theo Th.S Hoàng Anh Tuấn - Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh, để cây dưa
lê mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải phải trồng theo hướng công nghệ cao, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỉ thuật vào trong sản xuất và không ngừng nâng cao
phẩm chất giống. Theo một cuộc khảo sát trong năm 2008 của Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh ở hai tỉnh sản xuất
dưa lớn ở khu vực phía Nam là Tiền Giang và Long An, do Th.S Hoàng Anh Tuấn
thực hiện thì so với dưa hấu, diện tích dưa lê vẫn còn rất thấp. Ở Tiền Giang, trong
khi dưa hấu chiếm 4.000 ha/năm thì dưa lê chỉ chiếm 20 ha/năm. Ở Long An, con
số này là 3.769 ha và 13 ha.


17

1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CÂY DƯA LÊ
1.2.1 Đặc tính thực vật
Rễ: Bộ rễ của dưa lê phát triển khá mạnh, có cấu trúc giống với bộ rễ của
dưa hấu nhưng yếu hơn và phát triển lan rộng trên mặt đất (Tindall, 1983). Vì thế

dưa lê chịu hạn rất tốt nhưng kém hơn dưa hấu về khả năng chịu ẩm (Mai Thị
Phương Anh và ctv., 1996). Rễ dưa lê thường không có khả năng phục hồi sau khi
bị đứt, do đó khi trồng hay chăm sóc tránh làm đứt rễ (Phạm Hồng Cúc, 2002).
Thân: Thân dưa lê thuộc dạng thân leo, có nhiều mắt, mỗi mắt có một lá và
tua cuốn, trong rỗng và xốp, bên ngoài có nhiều lông tơ (Mai Thị Phương Anh và
ctv., 1996; Trần Thị Ba và ctv., 1999). Thời kì ra hoa thân phát triễn mạnh nhất, tốc
độ sinh trưởng cao, lông dài.
Lá: Lá dưa lê có hình xoang, dài 6-15 cm, dạng hơi lõm ở giữa, chia 3-7
thùy cạn và màu sắc từ xanh nhạt đến xanh đậm, có diện tích càng lớn thì quang
hợp càng mạnh (Nguyễn Xuân Thọ, 1984; Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
Hoa: Dưa lê có hoa đực mọc thành từng chùm, hoa cái đơn lẻ, về cấu tạo
giống như hoa của dưa chuột (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Hoa dưa lê
thường nở vào buổi sáng sớm sau khi mặt trời lên, thời gian tùy thuộc vào ánh sáng
mặt trời, nhiệt độ và sự ẩm ướt, do đó nên thụ phấn cho hoa vào lúc sáng sớm.
Trái: Trái dưa lê có kích thước, màu sắc và hình dạng rất đa dạng (xanh,
trắng đến vàng, trơn hay xù xì), khi chín có mùi thơm đặc trưng, một số giống
không thơm thường có thời gian bảo quản lâu hơn (Mai Thị Phương Anh và ctv.,
1996; Tindall, 1983).
1.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh
Cây dưa lê thuộc nhóm cây cần nhiệt độ cao, cũng như cây dưa hấu,
nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 25-300 C, ra hoa tạo trái
20-250 C (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Ngoài ra thời gian và cường độ
ánh sáng cũng đóng vai trò quyết định tới năng suất, theo Trần Thị Ba và ctv.
(1999) cây dưa có yêu cầu ánh sáng ngày ngắn 8-12 giờ chiếu sáng trong
ngày. Ẩm độ thích hợp cho sự phát triển của dưa lê khoảng 75-80%, pH thích


18

hợp 6-6,8, về dinh dưỡng yêu cầu nhiều nhất là Kali, kế đến là đạm và thấp

nhất là lân (Tạ Thu Cúc, 2005; Phạm Hồng Cúc và ctv., 1999)
1.3 CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG
SUẤT DƯA LÊ
1.3.1 Giống
Giống là yếu tố quan trọng giúp cây sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng tới
năng suất, phẩm chất trong quá trình canh tác. Ngoài ra giống tốt còn giúp cho
người trồng dưa yên tâm sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất
lượng (Nguyễn Văn Bình, 2005). Việc trồng dưa liên tục 3-4 vụ trong năm đã làm
cây có chiều hướng bị thoái hóa, do đó việc chọn lọc và phục tráng để giữ lại hương
vị và phẩm chất cho dưa lê là rất cần thiết (Đường Hồng Dật., 2000)
Hiện nay có rất nhiều giống trên thị trường như Burpee lai, Gold Star,
Pulsar…, ở thị trường việt nam có các giống như Kim Cô Nương, Ngọc Thanh
Thanh, Mật Thiên Hạ, Thu Hương, Thiên Hoa…, các giống này có thời gian sinh
trưởng từ 60-70 ngày, trọng lượng trung bình từ 1,2-2,0 kg.
1.3.2 Chăm sóc
Nước tưới: Cây dưa lê là loại cây thuộc họ bầu bí nên cần nhiều nước vì bộ lá to,
nhiều, là cây hút nước mạnh nhưng tiêu hao nước ít (Trần Thị Ba và ctv.,1999) vì
vậy cây có khả năng chịu hạn tốt. Tuy nhiên quá khô hạn và khô hạn kéo dài sẽ ảnh
hưởng đến sự nảy mầm, nhất là thời kì ra hoa đến khi hoa nở rộ, cây sinh trưởng
kém, năng suất thấp và phẩm chất giảm (Tạ Thu Cúc, 2005).
Phân bón: Cây dưa lê phản ứng nhanh với chất dinh dưỡng nhưng không chịu được
ở nồng độ cao. Những vùng khác nhau công thức phân khuyến cáo cũng khác nhau,
một số công thức phân khuyến cáo cho dưa lê như sau: Theo Mai Thị Phương Anh
(1996), lượng phân bón tính trên 1 ha 20-25 tấn phân chuồng, đạm ure 150 kg,
supper lân 300 kg, kalisunfat 200 kg, nếu đất chua và pH dưới 5,5 thì cần bón thêm
800-1350 kg/ha vôi bột. Để tăng số lượng hoa cái cần cung cấp thêm qua lá các
nguyên tố vi lượng như Bo ( 4mg/l), Ca (20 mg/l), Mo (3 mg/l) (Dekker và ctv.,
1998)



19

Bấm ngọn và tỉa cành: Theo Mai Thị Phương Anh (1996) khi cây dưa lê có 7-8 lá
thật, cần bấm ngọn để phát triển cành. Phương pháp tỉa dây là chỉ để 1 thân chính,
cắt bỏ tất cả các nhánh mọc từ dưới đốt thứ mười ngay giai đoạn còn nhỏ và các là
gần gốc. Mục đích của việc tỉa nhánh nhẳm hạn chế cây rụng trái, giúp cây thông
thoáng, giảm bớt sâu bệnh phát sinh và công việc chăm sóc dễ dàng.
Sâu bệnh hại
* Bù Lạch: Tên khoa học là Thrips palmi Karny, họ Thripidae, bộ Thysan
optera, chúng sống tập trung trong đọt non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non
xoắn lại và biến dạng, nông dân hay gọi là “đầu lân” (Lê Thị Sen, 2001). Để phòng
trị, nên trồng đồng loạt tránh gối vụ, phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời, luân
phiên các loại thuốc.
* Sâu ăn tạp: Tên khoa học là Spodoptera litura Fabricius họ ngài sáng, bộ
cánh vảy Lepidoptera sâu phân bố kí chủ rộng rãi. Sâu có thể gây hại hơn 200 loại
cây trồng, ăn hỏng những lá nguyên thành lá có hình dạng bất định (Lê Thị Sen,
2001). Phòng trị bằng cách làm đất kỹ trước khi trồng, phun thuốc định kì và theo
dõi thường xuyên.
* Bệnh khảm: Bệnh do virus CMV (Cucumber Mosaic Virus) virus WMV
(Watermelon Mosaic Virus) gây nên, mầm bệnh có trên 200 loài kí chủ (Nguyễn
Thị Nghiêm, 1998). Bệnh tấn công làm lá, hoa, quả, thân cây bị biến dạng, làm trái
nhỏ và có màu xanh đậm hay trái bị chay không phát triển được. Ngoài ra bệnh có
thể lây lan qua hạt giống, dụng cụng nông nghiệp, do nấm và tuyến trùng. Biện
pháp phòng trị, làm đất kỹ, nhổ bỏ tiêu hủy cây bệnh, phun xịt thuốc theo định kì,
thường xuyên và luân phiên các loại thuốc.
* Bệnh thán thư: Là bệnh xuất hiện chủ yếu trên dưa lê, nhất là giống có màu
lá lợt, lá mềm và có nhiều lông. Bệnh bắt đầu bằng những đốm nâu xuất hiện trên
lá, có nhiều gốc hoặc hình tròn rồi lan ra toàn bộ mặt lá làm cho lá khô dễ rách.
Bệnh xuất hiện trên thân với những hình bầu dục màu nâu, trên trái có hình lõm vô
màu nâu, lúc ẩm thấp tiết ra chất dịch màu thịt. Phòng trị bằng cách luân canh, chỗ

trái bị bệnh bôi bột lưu huỳnh, phun thuốc đặc trị và định kì (Nguyễn Thị Nghiêm,
1998).


20

1.4 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG DƯA LÊ
MM-28 một giống dưa lê được chọn bằng cách lai giữa MHC-II và Cinco
được ra đời vào năm 2003 ở Punjab, Ấn Độ. Giống này có sản lượng cao hơn
22,1;15,65 và 33,81% so với các giống Punjab Sunehri, Pujab Rasila và Hara
Madhu. MM-28 có chiều dài thân trung bình, lá màu xanh đậm và có khía hình chữ
V ở đỉnh lá. Thời gian sinh trưởng của giống khoảng 70 ngày, độ Brix khoảng
11,2% với hàm lượng Vitamin C cao (29,4 mg/100g). Giống này có khả năng tồn
trữ tốt khi vận chuyển xa được.
Theo Kim và ctv. (2004) thì giống dưa lê Busan 926 được chọn để nâng cao
hàm lượng đường và khả năng kháng bệnh. Sự lựa chọn này được tiến hành trong
vòng 7 thế hệ từ 1993-1997. Giống này có trái nặng khoảng 600g, hình oval và rãnh
cạn; màu của da và thịt trái là màu vàng xanh, sáng. Độ Brix từ 15-17%, giống này
có khả năng kháng bệnh phấn trắng và khả năng tồn trữ lâu.
Theo Zhang YueJian và ctv. (2004) đã khám phá ra giống Zhe-wang 29, một
giống dưa lê lưới có thời gian sinh trưởng ngắn ở Trung Quốc. Giống này có hình
cầu, thịt cứng và giòn, nặng 1,27 kg giống này có vỏ màu vàng xanh và thịt màu
vàng cam, độ Brix 15-18%. Zhe-wang có khả năng kháng được virus, ẩm và nóng.
Charon có lưới trung bình, hình tròn, thịt trái có xanh sáng. Thời gian sinh
trưởng 70-80 ngày, chịu được bệnh héo Fusarium.
Viper là giống dưa lê lưới lai đã cho sản lượng cao ở California và San
Vally. Đây là giống dưa lưới thưa hình cầu và hơi thuôn, thịt quả có màu cam đậm.
Thời gian sinh trưởng khoảng 85ngày. Có khả năng chịu đựng với bệnh phấn trắng.



21

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1Địa điểm và Thời gian
Địa điểm: Trại Thực Nghiệm Nông Nghiệp Đại Học Cần Thơ.
Thời gian: Vụ Đông Xuân 2008-2009
2.1.2 Khí hậu
Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Đông Xuân, thời tiết rất thay đổi khi có
sự giao mùa, đặc biệt là lượng mưa ở tháng 11 rất cao (1417,6 mm) sau đó giảm đột
ngột (61,3 mm) ở tháng tiếp theo. Nhiệt độ không có sự biến động lớn, dao động từ
24,3-26,50C bên cạnh đó ẩm độ không khí cũng tương đối ổn định (81-84%).

Hình 2.1 Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm (11/2008-01/2009)
tại TP. Cần Thơ (Đài Khí Tượng Thủy Văn TP. Cần Thơ)


22

2.1.3 Vật liệu
* Giống
- Thiên Hoa: Do công ty giống cây trồng Nông Hữu phân phối, thời gian
sinh trưởng 75 ngày, là giống dưa có lưới đều, vỏ trái màu xanh thịt màu cam nhạt,
thịt chắc có khả năng vận chuyển cao, độ Brix từ 10–12%, trọng lượng trái
khoảng 1,5–2 kg/trái, dạng hình Oval.
- Seminis: Giống nhập nội, nguồn gốc từ Peru do công ty giống cây trồng
Nông Hữu phân phối. Trái tròn cao, vỏ có dạng lưới, khi chín có mùi thơm, trọng
lượng trái trung bình từ 1- 2 kg/trái, thời gian sinh trưởng 70-75 ngày.
- Kim Cô Nương: Có dạng trái hình oval, khối lượng trung bình từ 11,5kg/trái. Vỏ trơn, khi chín có màu vàng kim, thịt quả màu trắng, ăn giòn, ngọt

mát, chất lượng tốt, độ Brix từ 11-13%. Thời gian sinh trưởng 60–65 ngày, thích
hợp trồng nhiều loại đất (do Công ty Giống cây trồng Nông Hửu phân phối), rất
được ưa chuộng. Giống dưa lê Kim Cô Nương thích hợp cho trồng vụ Đông Xuân
và vụ Thu Đông.

(a)

( b)

(c)

Hình 2.2 Các giống dưa lê thí nghiệm (a) Thiên Hoa, (b) Seminis, (c) Kim Cô
Nương tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT.


23

* Thuốc trừ sâu: Basudin 10H, Anvado 100 WP, Success 25 SC, Jiami 10 SL
Actara 25 WG, Dầu khoáng DS 98.8 EC, Regent 800 WG,…
* Thuốc trừ bệnh: Copper B 75 WP, Copper Zine 85 WP, Antracol 70 WP, Tilt
Supper 300 EC,…
* Khay xốp gieo hạt loại 66 lỗ.
* Hệ thống tưới nhỏ giọt.
* Máy đo màu sắc Clrimeter MINOL TAB-CR 2000, máy đo độ cứng trái SATO
(FRUIT PRESSURE TASTAR-FT327), máy đo độ Brix…
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên
(hình 2.3) gồm 3 nghiệm thức là 3 giống dưa lê (hình 2.2) và 3 lần lặp lại.
28m


REP I

1

3

2

REP II

2

1

3

REP III

3

2

1

- Ghi chú
1.Thiên Hoa
2. Seminis
3. Kim Cô Nương


- Diện tích thí nghiệm: 140m2 (28 x 5m)
Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất
của ba giống dưa lê trồng ngoài đồng vụ Đông Xuân 2008-2009” tại trại
Thực Nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT.


24

2.2.2 Kỹ thuật canh tác
* Chuẩn bị đất: Thí nghiệm được thực hiện trên nền đất rẫy, vụ trước đã trồng dưa
lê. Sau khi làm cỏ và thu dọn sạch sẽ, tiến hành cuốc xới và phơi đất khoảng một
tuần rồi tiến hành trồng cây. Liếp được lên với độ cao từ 0,3-0,5m, dạng liếp đơn
với chiều dài mỗi liếp là 28m, mặt liếp rộng 0,5m, khoảng cách giữa hai liếp đơn là
1m. Đất trên mặt liếp phải được làm tơi xốp và bằng phẳng để khi trải màng phủ
tránh tình trạng giữ nước. Xử lí đất bằng vôi bột 500 kg/ha, bón lót phân hóa học và
hửu cơ (Bảng 2.1), tưới Cooper B (27 g/20lít nước), tưới nước trên mặt liếp thật ẩm
khi đậy màng phủ.
* Gieo hạt: Hạt giống được ngâm trong nước ấm 350 C khoảng 60 phút, sau đó
dùng khăn vải gói hạt lại và ủ cho hạt nảy mầm rồi gieo vào khai ương, đến khi cây
con được 7 ngày tuổi đem trồng (lúc 2 lá mầm phát triển đầy đủ chuẩn bị ra lá thật).
Phun thuốc trừ sâu bệnh 1-2 ngày trước khi trồng.
* Trồng cây: Cây con được trồng vào lúc chiều mát, đào hố sâu 5-7 cm, rộng 10 cm,
khoảng cách cây 40 cm, tưới nước sau khi đặt cây con và rãi Basudin 10 H (2 kg/ha)
quanh gốc để ngừa sâu kiến,…hại rễ, trồng dặm 3-5 ngày sau khi trồng.
* Tưới nước: Tưới nước bằng hệ thống tưới nhỏ giọt (tưới 1-2 lần /ngày). Khoảng
cách giữa 2 đường ống 20-25 cm, đối với cây con mới trồng 2-3 ngày đầu cần phải
tưới thêm nước vào lỗ. Giai đoạn cây trưởng thành (20 ngày sau khi trồng trở về
sau) vẫn giữ nguyên số lần tưới nhưng thời gian tưới lâu hơn, thường xuyên quan
sát nền đất tưới để tránh tình trạng thiếu hay thừa nước.
* Làm giàn: Dùng những cây sắt cắm làm cột để dăng dây, các cây sắt được liên

kết lại với nhau bằng dây kẽm dọc theo chiều dài của liếp. Cần phải làm giàn thật
chắc chắn để tránh bị đỗ ngã khi cho dưa trèo lên giàn. Dùng dây nilon 1 đầu buộc
vào thân dưa đầu còn lại mắc lên giàn nhằm giúp cho dưa trèo lên giàn dễ dàng hơn,
ngoài ra khi trái chín cần phải treo trái để tránh trái bị rụng trước khi thu hoạch.
* Bón phân: Lượng phân bón cần cho 1 ha (kg/ha) trên dưa lê theo công thức
150N-100P2O5-100K2O và 100 kg phân hửu cơ sinh học (Bảng 2.1)


25

Bảng 2.1 Liều lượng phân bón cho dưa lê, tại trại Thực Nghiệm Nông Nghiệp,
ĐHCT, 2008-2009.
Loại phân
Phân hữu cơ
16N-16P-8K-13S
Urê (46%)
KCl (60%)

Lượng phân

Bón lót

100,0
625,0
108,7
83,3

100
250
-


Bón thúc (Ngày sau khi trồng)
15
25
35-38
125
125
125,0
108,7
83,3

Phun KNO3 trực tiếp lên lá khoảng 5-7 ngày trước khi thu hoạch.

* Ngắt ngọn, tỉa chồi: Tỉa bỏ tất cả chồi gốc dưới lá thứ 7 khi vừa mới lú ra, chừa
chồi mang trái ở vị trí khoảng lá thứ 7-12 trên thân chính, nhưng chỉ giữ 1 lá ngay
sau vị trí mang trái rồi ngắt bỏ ngọn của chồi mang trái. Ngắt bỏ ngọn của thân
chính ở vị trí lá thứ 17-20. Nhằm tránh phí phạm chất dinh dưỡng, giúp cây khỏe
mạnh, dễ chăm sóc, tránh được một số sâu bệnh do bộ lá xum xêu gây ra và tập
trung dinh dưỡng để nuôi trái.
* Thụ phấn bổ sung: Lặt bỏ tất cả các nụ hoa cái thứ 1 và thứ 2 trước khi nở, giai
đoạn ra hoa rộ (khoảng 25-30 ngày sau khi trồng) lúc nụ hoa cái thứ 3-4 nở tiến
hành thụ phấn vào buổi sáng lúc 6-8 giờ.
* Tuyển trái: Sau khi dứt thụ phấn, tiến hành chọn trái đẹp nhất (nụ hoa to, dài,
lông tơ nhiều, đều đặn) lặt bỏ trái xấu hoặc trái ra sau (30-35 ngày sau khi trồng),
chỉ chừa 01 trái/cây khi trái non vừa bằng trái chanh-trái cam.
* Phòng trừ sâu bệnh: Trên cây dưa lê thường xuất hiện bệnh phấn trắng, sương mai và
bệnh khảm, ruồi đục trái (lúc ra trái non) trong quá trình canh tác. Giai đoạn cây còn nhỏ cho
đến lúc nở hoa (khoảng 0-30 ngày sau khi trồng) chủ yếu ngừa bù lạch (Thrip palmi), rầy
phấn, nhện đỏ và sâu xanh ăn lá (Diaphania indica) chúng tập trung chích hút ở đọt non. Sử
dụng màng phủ khổ rộng, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, phun thuốc ngừa định kì (3-5

ngày/lần), luân phiên các loại thuốc Actara 25 WG (1 g/8 lít), Regent 800 WG(0,8 g/8lít),
Anvado 100 WP (3,2 g/8lít),Success 25 SC (20cc), Jiami 10 SL (10 ml/8 lít),… kết hợp với
dầu khoáng 10 cc/8 lít, mỗi lần phun 1 loại thuốc.


×