Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

TRẮC NGHIỆM sơ KHỞI 20 DÒNG đậu NÀNH (glycine max) của tổ hợp LAI MTĐ 831 tại đại học cần THƠ, vụ XUÂN hè 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
---  ---

NGUYỄN TRƯỜNG QUÂN

TRẮC NGHIỆM SƠ KHỞI 20 DÒNG ĐẬU NÀNH
(Glycine max) CỦA TỔ HỢP LAI MTĐ 831
TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ, VỤ XUÂN-HÈ 2009

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
---  ---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TRẮC NGHIỆM SƠ KHỞI 20 DÒNG ĐẬU NÀNH
(Glycine max) CỦA TỔ HỢP LAI MTĐ 831
TẠI TRẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ, VỤ XUÂN-HÈ 2009

Cán Bộ Hướng Dẫn Khoa Học

Sinh Viên thực hiện



Ths.PHAN THỊ THANH THỦY

Cần Thơ, 2010

NGUYỄN TRƯỜNG QUÂN
(3061012)
Lớp Nông Học K32


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

---  --Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:

“TRẮC NGHIỆM SƠ KHỞI 20 DÒNG ĐẬU NÀNH (Glycine max) CỦA TỔ
HỢP LAI MTĐ 831 TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ, VỤ XUÂN-HÈ 2009”

Do sinh viên NGUYỄN TRƯỜNG QUÂN thực hiện.
Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Người Hướng Dẫn Khoa Học


Ths.PHAN THỊ THANH THỦY

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

---  ---


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:

“TRẮC NGHIỆM SƠ KHỞI 20 DÒNG ĐẬU NÀNH (Glycine max) CỦA TỔ
HỢP LAI MTĐ 831 TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ, VỤ XUÂN-HÈ 2009”

Do sinh viên NGUYỄN TRƯỜNG QUÂN thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng vào
ngày

tháng

năm

Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức: .........................................
Ý kiến của Hội đồng: ..............................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Duyệt Khoa


Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Chủ Tịch Hội Đồng

Trưởng Khoa

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào trước đây.

Người thực hiện


Nguyễn Trường Quân

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
- Họ và tên: NGUYỄN TRƯỜNG QUÂN
- Sinh ngày: 09/12/1987
- Nguyên quán: tổ 33, ấp Phú An II, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
- Tên Cha: NGUYỄN VĂN TIẾP
- Mẹ: (mất)
- Quá trình học tập của bản thân
Tốt nghiệp Trung học Phổ Thông niên khóa 2004-2005, tại trường Trung Học
Phổ Thông Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.



Trúng tuyển vào Đại học Cần Thơ niên khóa 2006-2010, chuyên ngành Nông
Học khóa 32, thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên Cha và những người thân của tôi.
Trân thành tri ơn cô Phan Thị Thanh Thủy, và quí Thầy, Cô trong bộ môn Di
Truyền Giống Nông Nghiệp đã tận tình giúp đở và chỉ bảo trong thời gian làm luận
văn vừa qua.
Tri ơn các quí Thầy, Cô đã truyền đạt kiến thức, hết lòng giảng dạy bên giảng
đường Đại học trong niên khóa vừa qua.
Cùng tri ơn em Nguyễn Văn Giúp học lớp Nông Học K33A đã giúp đở trong quá
trình làm luận văn này.
Cám ơn các thành viên của lớp Nông Học Khóa 32 đã cùng nhau vượt những khó
khăn và cùng bước trên giảng đường của trường Cần Thơ thương mến.


MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

MỤC LỤC............................................................................................................. vi
Danh sách bảng ................................................................................................... viii
Danh sách hình...................................................................................................... ix
TÓM LƯỢC.......................................................................................................... x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 2
1.1. Nguồn gốc của cây đậu nành ..................................................................... 2
1.2. Giá trị sử dụng............................................................................................ 2
1.3. Giá trị kinh tế ............................................................................................ 2
1.4. Các giai đoạn sinh trưởng của đậu nành................................................... 3
1.4.1. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng .......................................................... 4
1.4.2. Giai đoạn sinh trưởng sinh sản............................................................... 5
1.5. Tình hình chọn giống ................................................................................. 6
1.5.1. Trên thế giới .......................................................................................... 6
1.5.2. Trong nước ............................................................................................ 7
1.5.3. Đại học Cần Thơ.................................................................................... 7
1.6. Một số quan điểm chọn giống đậu nành.................................................... 7
1.7. Đánh giá giống ............................................................................................ 8
1.7.1. Trắc nghiệm sơ khởi .............................................................................. 8
1.7.2. Thử nghiệm đặc biệt (Khảo nghiệm VCU)............................................. 9
1.7.3. So sánh giống hậu kỳ ............................................................................. 9


1.7.4. Khảo nghiệm quốc gia và khu vực hóa giống......................................... 9
1.8. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến năng suất ......................................... 9
1.8.1. Ánh sáng................................................................................................ 9
1.8.2. Nhiệt độ............................................................................................... 10
1.8.3. Nước.................................................................................................... 10
1.9. Sâu bệnh hại cây đậu nành ..................................................................... 10
1.9.1. Sâu hại cây đậu nành ........................................................................... 10
1.9.2. Bệnh hại cây đậu nành ......................................................................... 11
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 13
2.1. Phương tiện............................................................................................... 13
2.1.1. Giống .................................................................................................. 13
2.1.2. Vật liệu ................................................................................................ 13

2.1.3. Địa điểm thí nghiệm ............................................................................ 13
2.1.4. Thời gian thí nghiệm............................................................................ 13
2.2. Phương pháp ............................................................................................ 13
2.2.1. Bố trí thí nghiệm.................................................................................. 13
2.2.2. Kỹ thuật canh tác ................................................................................. 14
2.2.3. Phòng trị sâu bệnh ............................................................................... 15
2.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................ 15
2.2.5. Đánh giá sâu bệnh hại .......................................................................... 16
2.2.6. Xử lý số liệu ........................................................................................ 17
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................ 18
3.1. Ghi nhận tổng quát chung ....................................................................... 18
3.2. Đặc tính sinh trưởng ................................................................................ 21
3.2.1. Thời gian trổ hoa.................................................................................. 21
3.2.2. Thời gian sinh trưởng........................................................................... 21
3.3 Đặc tính nông học...................................................................................... 22
3.3.1. Chiều cao lúc trổ.................................................................................. 22
3.3.2. Chiều cao lúc chín ............................................................................... 23
3.3.3. Chiều cao đóng trái .............................................................................. 23
3.3.4. Số cành hữu hiệu ................................................................................. 24
3.3.5. Số lóng trên thân chính ........................................................................ 24
3.4. Các thành phần năng suất và năng suất.................................................. 24
3.4.1. Số trái trên cây..................................................................................... 24
3.4.2. Số hạt trong trái ................................................................................... 24
3.4.3. Số hạt trên mét vuông .......................................................................... 26
3.4.4. Trọng lượng 100 hạt ............................................................................ 26
3.4.5. Năng suất thực tế ................................................................................. 26
3.4.6 Năng suất lý thuyết ............................................................................... 27
3.5. Đặc điểm hình thái ................................................................................... 28
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 29



4.1. Kết luận..................................................................................................... 29
4.2. Đề nghị ...................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 30
PHỤ CHƯƠNG ........................................................................................................

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa

Trang

Tổng năng suất và tổng giá trị qui đổi của 20 quốc gia có sản
lượng đậu nành cao nhất trên thế giới.................................................... 3
1.2
Các giai đoạn sinh trưởng của cây đậu nành ............................................. 4
3.1
Cấp bệnh héo cây con, rỉ và cháy nhũn lá trên 21 giống/dòng
đậu nành ............................................................................................... 20
3.2
Ngày trổ hoa và thời gian sinh trưởng của 21 giống/dòng đậu nành........ 21
3.3 Chiều cao lúc trổ, lúc chín và chiều cao đóng trái của 21 giống/dòng
đậu nành ................................................................................................. 22
3.4 Số cành hữu hiệu, số lóng trên thân chính và số trái trên cây của 21
giống/dòng đậu nành............................................................................... 23
3.5 Trung bình phần trăm trái lép và trái 1 hạt, trái 2 hạt và trái 3 hạt
trên cây của 21 giống/dòng đậu nành ...................................................... 25
3.6 Số hạt trên mét vuông, trọng lượng 100 hạt và năng suất của 21
giống/ dòng đậu nành. .............................................................................. 27

1.1


DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1
3.1

Tựa

Trang

Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................. 14
Nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa trung bình từ tháng 1 đến
tháng 4 năm 2009.................................................................................... 18


Nguyễn Trường Quân. 2010. Trắc nghiệm sơ khởi 20 dòng đậu nành (Glycine max)
của tổ hợp lai MTĐ 831 tại Đại học Cần Thơ, vụ Xuân-Hè năm 2009. Luận văn tốt
nghiệp Đại học, Bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp, Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Mục đích của đề tài là đánh giá các dòng đậu nành lai triển vọng và xác định
những dòng có các đặc tính tốt, năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh. Hai mươi dòng lai
F8 của tổ hợp MTĐ 831 (Hilong 3 x IPBSY) và giống MTĐ 176 dùng làm đối chứng
đã được trắc nghiệm trong vụ Xuân-Hè 2009. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức
khối hoàn toàn ngẩu nhiên (RCBD) với ba lần lặp lại. Kết quả cho thấy hầu hết các
dòng đều có các đặc tính sinh trưởng, nông học, thành phần năng suất và năng suất
khác biệt không ý nghĩa so với giống MTĐ 176. Trong đó có hai dòng tỏ ra nổi bật

là: MTĐ 831-4-1, có nhiều trái trên cây và nhiều hạt trong trái, đặc biệt là trái 4 hạt,
cỡ hạt trung bình (15,6 g/100 hạt), năng suất cao (1.863 kg/ha) và ít bị nhiễm bệnh;
và MTĐ 831-3-2 năng suất đạt cao nhất (1.958 kg/ha) do có nhiều trái trên cây,
nhưng chủ yếu là trái 2 hạt (trên 70%) và cỡ hạt hơi nhỏ (12 g/100 hạt).


MỞ ĐẦU
Đậu nành được xếp vào nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao.
Hạt đậu nành được dùng để chiết suất protein, dầu và trao đổi thương mại dưới dạng
hạt khô. Ở khu vực Châu Á, đậu nành được trồng phổ biến rộng; ở Châu Âu và Bắc
Mỹ thì được trồng với những trang trại có diện tích lớn (Caldwell, 1973).
Ở nước ta, theo thống kê của tổ chức Lương Nông Thế Giới (FAO) năm 2006,
diện tích trồng đậu nành là 185.000 ha. Trong đó khoảng 60% diện tích ở miền Bắc
và 40% ở miền Nam. Đậu nành được trồng chủ yếu ở vùng đất cao và đồi núi
(khoảng 65%), số diện tích còn lại ở vùng đồng bằng (Long và Thang, 2006).
Trong xu thế chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay ở Đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL), việc đưa cây màu vào luân canh trên đất lúa nói chung và cây đậu nành nói
riêng là một giải pháp giúp cho người nông dân phát huy hiệu quả kinh tế tối đa trên
diện tích đất trồng của mình. Ngoài hiệu quả ngăn chặn sự phát triển liên tục của sâu
hại và dịch bệnh, cây đậu nành còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt do rễ cây đậu nành
có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm (Rhizobium japonicum) từ nitơ tự do
trong không khí (Ngô Thế Dân và ctv., 1999), sự cộng sinh đó tạo thành các nốt sần
cung cấp đạm cho quá trình sinh trưởng của cây và phần còn dư được phân hủy vào
đất giúp cho đất thêm màu mỡ.
Ngoài vụ chính Xuân Hè, người nông dân ở ĐBSCL còn xuống giống cả vụ Hè
Thu muộn và Đông Xuân để sản xuất giống. Tuy nhiên, hiện nay diện tích và năng
suất đậu nành vẫn còn thấp, có thể do nhiều nguyên nhân, song quan trọng nhất vẫn
là giống. Chính vì vậy, việc tuyển chọn giống đậu nành có đặc tính tốt, năng suất cao,
ít nhiễm bệnh và thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, đất đai, điều kiện canh tác từng
vùng là một yêu cầu thiết yếu cho công tác chọn giống hiện nay.

Chính vì vậy đề tài: “Trắc nghiệm sơ khởi 20 dòng đậu nành (Glycine max) của
tổ hợp lai MTĐ 831 tại Đại học Cần Thơ, vụ Xuân-Hè 2009” được thực hiện với
mục đích chọn được dòng tốt nhất, cho năng suất cao, chu kỳ sinh trưởng tương đối
ngắn để phóng thích giống, góp phần làm đa dạng nguồn giống trong sản xuất.

Chương 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU


1.1. NGUỒN GỐC CỦA CÂY ĐẬU NÀNH
Đậu nành, Glycine max (L.) Merrill, có nguồn gốc ở Trung Quốc và được
trồng từ những năm 1100-1700 trước công nguyên (Sinclair và Backman, 1989). Từ
Trung Quốc, đậu nành đã được lan truyền khắp thế giới. Nước ta có quan hệ về giao
lưu văn hóa, xã hội với Trung Quốc nên có khả năng đã quen thuộc với cây đậu nành
từ rất xưa (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).
1.2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
Đậu nành là nguồn protein và dầu dẫn đầu của thế giới. Nó có hàm lượng
protein cao nhất (40%) trong tất cả các cây lương thực và hàm lượng dầu (20%) đứng
thứ hai trong số các các cây họ đậu lương thực, sau đậu phộng. Hạt đậu nành cũng
giàu các chất khoáng, đặc biệt là calci, phospho và sắt (Beversdorf và ctv., 1995;
Norman và ctv., 1995; Ogoke và ctv., 2003).
Đậu nành có thể được sử dụng để ăn tươi (đậu nành rau) hoặc chế biến. Bên
cạnh đó, đậu nành là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như sơn, mỹ
phẩm, dược, bánh kẹo (Duke, 1983),… và là nguồn bổ sung đạm cho người và thức
ăn cho gia súc do hàm lượng protein trong hạt đậu nành cao gấp hai lần protein động
vật và không có cholesterol.
1.3. GÍA TRỊ KINH TẾ
Giá trị kinh tế mang lại từ đậu nành góp phần rất đáng kể vào giá trị sản phẩm
quốc nội, thông qua xuất khẩu như: xuất khẩu dạng hạt thô, dạng bán thành phẩm như

khô dầu và các dạng tinh như bơ, protein chiết suất từ đậu nành,…
Theo thống kê của tổ chức FAO (2007), tổng sản lượng và giá trị qui đổi
thành tiền của 20 quốc gia có sản lượng đậu nành cao nhất. Trong đó quốc gia đứng
đầu là Hoa Kỳ và Việt Nam đứng hàng thứ 17 (Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Tổng năng suất và tổng giá trị qui đổi của 20 quốc gia có sản lượng đậu
nành cao nhất trên thế giới.
Quốc gia
Hoa Kỳ
Brazil
Argentina

Tổng năng suất
(Tấn)
72.860.400
57.857.200
47.482.784

Tổng giá trị
(1000 USD)
14.910.080
12.287.500
10.147.140


Ấn Độ
Trung Quốc
Paraguay
Canada
Bolivia

Uruguay
Indonesia
Negeria
Nga
Ukraine
Ý
Hàn Quốc
Serbia
Việt nam
Iran
Thái lan
Nam phi

10.968.000
13.800.147*
5.856.000*
2.695.700
1.595.947
779.920
592.634
604.000 F
651.840
722.600
442.151
345.000*
303.950
275.500
260.000*
203.973
205.000


2.264.313
2.231.204*
1.211.682*
494.571
217.760
160.572
119.106
114.225 F
80.113
78.130
70.193
69.942*
62.578
58.578
54.973*
43.614
41.432

Nguồn FAO, 2007
Chú thích: *: Con số chưa chính xác, F: FAO ước lượng.

1.4. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐẬU NÀNH
Dựa vào những mốc chuyển biến về hình thái, sự hình thành các cơ quan, đặc
điểm sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây,
McWilliams và ctv. (2004) đã đề nghị phân các giai đoạn sinh trưởng của cây dựa
vào số lóng trên thân chính (Bảng 1.2).

Bảng 1.2: Các giai đoạn sinh trưởng của cây đậu nành.
Các giai đoạn sinh dưỡng


Các giai đoạn sinh sản
R1 (bắt đầu ra hoa, hoa đầu tiên)

VE (giai đoạn mọc mầm)

R2 (ra hoa hoàn toàn, nở hoa ở 2 đốt trên ngọn)

VC (giai đoạn tử diệp)

R3 (bắt đầu tạo trái, trái dài 2 mm ở 4 đốt trên ngọn)

V1 (lá kép đầu tiên)

R4 (tạo trái hoàn toàn, trái dài 2 cm ở 4 đốt trên ngọn)

V2 (lá kép thứ hai)

R5 (hạt phát triển 5 mm ở 4 đốt trên ngọn)

V3 (lá kép thứ ba)

R6 (hạt đạt kích thước đầy đủ ở 4 đốt trên ngọn)


Vn (lá kép thứ n)

R7 (bắt đầu chín, 1 trái chín)

V6 (hoa sắp nở)


R8 (chín hoàn toàn, 95% trái trên cây chín)
Nguồn McWilliams và ctv., 2004

1.4.1. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng
- Giai đoạn mọc mầm (VE): Hạt đậu nành bắt đầu nẩy mầm khi nó hấp thu nước
đạt 50% trọng lượng hạt. Rễ sơ cấp đầu tiên mọc ra từ hạt. Giai đoạn này thường kéo
dài khoảng 5-10 ngày tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, giống và độ sâu gieo.
Trong suốt giai đoạn này, rễ thứ cấp cũng bắt đầu phát triển từ rễ sơ cấp. Khoảng 5
ngày sau khi gieo có thể thấy các lông hút. Chúng có chức năng hấp thu nước, dinh
dưỡng để nuôi cây con. Rễ cái sẽ tiếp tục phát triển và phân nhánh cho ra các rễ thứ
cấp và có thể lan rộng vào giữa hàng khoảng 70 cm trong 5-6 tuần. Mặc dù rễ đậu
nành có thể ăn sâu 1-2 m, nhưng hầu hết chúng ở nằm tầng đất mặt khoảng 15-30 cm.
- Giai đoạn tử diệp (VC): Giai đoạn này bắt đầu khi lá đơn phát triển hoàn toàn.
Suốt giai đoạn này, tử diệp cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho cây con (giai đoạn này
kéo dài khoảng 7-10 ngày). Tử diệp sẽ mất khoảng 70% trọng lượng khô cho dinh
dưỡng. Nếu một tử diệp bị mất trong giai đoạn này thì ít ảnh hưởng đến tốc độ sinh
trưởng của cây. Tuy nhiên, nếu mất cả hai tử diệp ở hoặc ngay sau giai đoạn VE sẽ
làm giảm năng suất 8-9%.
- Lá kép đầu tiên (V1): Giai đoạn này bắt đầu khi lá kép đầu tiên xuất hiện và
mở hoàn toàn. Các giai đoạn V sau VC được xác định và đánh số dựa vào bên trên,
đốt trên thân chính có lá phát triển hoàn toàn (giai đoạn được đánh số bởi các lá kép
phát triển hoàn toàn).

- Lá kép thứ hai (V2): Cây cao từ 15-20 cm và có ba đốt với hai lá chét đã mở ra.
Hoạt động cố định đạm từ vi khuẩn bắt đầu xảy ra. Hầu hết các nốt rễ xuất hiện cách
mặt đất khoảng 25 cm với hàng triệu vi khuẩn trong mỗi nốt sần. Nốt bên trong có
màu hồng hoặc đỏ là hoạt động cố định đạm. Nốt có màu trắng, nâu hoặc xanh thì sự
cố định đạm không hiệu quả và vi khuẩn hầu như sống ký sinh trên cây. Có thể cung
cấp một ít phân N cho cây trong giai đoạn này sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh. Tuy

nhiên, nếu bón quá nhiều phân N sẽ dẫn đến cây sử dụng đạm cung cấp hơn là phát
triển nốt rễ và cố định đạm.
- Lá kép thứ ba đến thứ năm (V3 -V5): Cây đậu nành cao khoảng 20-25 cm có
bốn đốt (ba lá chét đã mở ra) ở V3 và cây cao khoảng 25-30 cm có sáu đốt (năm lá
chét đã mở ra) ở V5. Vào thời điểm này, số lượng cành có thể gia tăng ở khoảng cách
hàng rộng và mật độ trồng thưa.


- Nốt thứ sáu (V6): Cây cao từ 30-35 cm với bảy đốt có lá chét đã mở ra, Lá đơn
và tử diệp có thể già trên cây. Ở giai đoạn này, cây vẫn có khả năng phục hồi từ sự
thiệt hại; nếu mất 50% lá chỉ ảnh hưởng đến năng suất khoảng 3%.
1.4.2. Giai đoạn sinh trưởng sinh sản
- Bắt đầu trổ hoa (R1): Giai đoạn này bắt đầu khi xuất hiện một chùm hoa ở bất
cứ đốt nào trên thân chính. Lúc này cây cao khoảng 45- 60 cm. Đậu nành thường trổ
hoa đầu tiên tại đốt thứ 3 tới đốt thứ 6 trên thân chính.
- Trổ hoa hoàn toàn (R2): Giai đoạn bắt đầu khi có một hoa trổ tại một trong hai
đốt trên cùng của thân chính. Nếu mất 50% số lá trong giai đoạn này sẽ làm giảm
năng suất khoảng 6% .
- Bắt đầu tượng trái (R3): Cây có thể đạt độ cao từ 70-100 cm. Sự mất cân bằng
nhiệt độ và nước trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến năng suất thông qua tổng
số trái và kích thước hạt. Nếu điều kiện thuận lợi, cây phát triển tốt làm gia tăng số
trái và cho năng suất cao. Stress xảy ra trong giai đoạn này có thể làm tăng số hoa
rụng; do đó, sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Một nửa số hoa rụng trước khi trái được
hình thành và phát triển. Một nửa còn lại tiếp tục rụng trái non. Nhưng nhờ giai đoạn
ra hoa kéo dài có thể bù trừ rất tốt việc mất mát này.
- Tượng trái hoàn toàn (R4): Giai đoạn này biểu hiện rất nhanh từ khi tượng trái
và bắt đầu tạo hạt. Trọng lượng khô của trái tăng lên từ R4 đến R5. Giai đoạn này bắt
đầu khi có một trái dài 2 cm tại 1 trong 4 đốt trên cùng của thân chính. Đây là giai
đoạn quyết định nhất cho năng suất của hạt, stress trong giai đoạn R4-R6 sẽ làm giảm
năng suất nhiều hơn so với các giai đoạn khác. Những trái được hình thành giữa giai

đoạn R4 thì sẽ đầy hạt hơn ở giữa giai đoạn R5. Năng suất bị giảm trong giai đoạn
này chủ yếu do ít trái.
- Tạo hạt (R5): Đây là giai đoạn cần nhiều nước và dinh dưỡng từ cây trồng. Sự
phân phối dinh dưỡng trong giai đoạn này cho thấy trái cần một nửa N, P, K từ các cơ
quan khác và một nửa từ sự cố định đạm và chất dinh dưỡng hấp thu ở rễ. Nếu mất
100% lá trong giai đoạn này sẽ làm giảm 80% năng suất. Năng suất giảm là do giảm
số trái trên cây và số hạt trong trái. Giai đoạn này bắt đầu khi có một hạt dài 5 mm ở
một trong bốn đốt trên cùng của thân chính. Ở giữa giai đoạn này, chiều cao, số trái
và diện tích lá đạt tối đa. Càng về cuối giai đoạn này, sẽ bắt đầu quá trình đồng hoá
dinh dưỡng ở lá và tập trung dinh dưỡng tại hạt. Quá trình này tiếp tục đến giữa R6
với 80% trọng lượng khô của hạt được tổng hợp.
- Hạt mẩy chắc (R6): Suốt giai đoạn này, trọng lượng trái đạt cực đại, tốc độ
phát triển của trái rất nhanh nhưng chậm lại từ giữa R6 đến R7. Giai đoạn này bắt đầu


khi có một trái xanh mẩy chắc trên cây. Lá sẽ vàng rất nhanh và rụng. Đến giai đoạn
R8 tất cả các lá sẽ rụng. Giữa R6, rễ sẽ ngừng phát triển.
- Bắt đầu chín (R7): Giai đoạn này bắt đầu khi có một trái trên cây chuyển sang
màu chín đặc trưng (vàng, nâu hay nâu xám). Lúc này, hạt đạt hàm lượng chất khô
cao nhất. Trong giai đoạn này, có thể thấy hạt và trái mất màu xanh và xuất hiện màu
vàng. Hạt đạt ẩm độ 60% khi chín sinh lý. Stress trong hay sau giai đoạn này sẽ
không ảnh hưởng tới năng suất.
- Chín hoàn toàn (R8): Có 95% số trái trên cây có màu sắc đặc trưng và sau 5-10
ngày có thể đạt ẩm độ thu hoạch (thấp hơn 15%). Hạt sẽ mất ẩm độ rất nhanh nếu
thời tiết nóng và khô, đây là thời điểm tốt nhất để thu hoạch nhằm ngăn chặn sự mất
mát.
1.5. TÌNH HÌNH CHỌN GIỐNG
1.5.1. Trên thế giới
Nhiều Viện và Trung tâm nông nghiệp trên thế giới đã có công trình nghiên
cứu về giống cây trồng cũng như xây dựng mạng lưới khảo nghiệm giống như Viện

Rau Quả Á Châu (AVRDC), Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp của Bộ Nông
Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), …
Năm 2003, AVRDC đã đưa ra các giống đậu nành có tiềm năng cho năng
suất cao như AGS-328, AGS-373 và AGS-292. Các giống này có cỡ hạt to, lần lượt
là 34, 31 và 30 g/100 hạt. AVRDC kết hợp với Trung tâm giống ở Uganda đã tuyển
chọn đã đề nghị 10 giống triển vọng: G 33, G 8527, G 8586, G 8587, GC 60020-8-77-18, GC 87016-11-B-2, GC 87021-26-B-1, SRE-D-14A, SRE-D-14B và SS 8604523-2. Các giống này cũng được ghi nhận không bị nhiễm bệnh rỉ (Oloka và ctv.,
2008). Tyagi và Khan (2010) đề nghị các giống có năng suất cao là PK-308, Bisra
Soya, Indra Soya-9, Alankar, và IS-22.
1.5.2. Trong nước
Ở nước ta, trong những năm gần đây một số giống đậu nành năng suất cao đã
được phóng thích trong sản xuất như AK 03, VX 9-3, DT 84, AK 05, M 103, DT
96,… (ở miền Bắc); HL 92, Nam Vang, MTĐ 176,... (ở miền Nam). Năng suất trung
bình đạt từ 1,5-2,0 tấn/ha (Long và Thang, 2006). Đặc biệt giống DT 96 đã được
công nhận là giống Quốc gia vào năm 2004 do Viện Nông Nghiệp Hà Nội đưa ra
(Vinh, 2004).
1.5.3. Đại học Cần Thơ


Trước 1995, một số giống đậu nành đạt năng suất cao đã được Bộ môn Di
Truyền Chọn Giống, trường Đại học Cần Thơ đề nghị trồng phổ biến trong sản xuất
như ĐH4, MTĐ 6, MTĐ 13, MTĐ 22, MTĐ 65, MTĐ 120, MTĐ 176, MTĐ 451,
MTĐ 452-5, MTĐ 455-3, MTĐ 464, MTĐ 465-9, MTĐ 483-9 (Nguyễn Phước Đằng
và Trần Thị Phụng Nga, 1995; Phan Thị Thanh Thủy, 1995).
Từ 1995 đến nay, các thí nghiệm so sánh giống đậu nành đã đề nghị đưa vào
sản xuất những giống triển vọng như: MTĐ 517-8 và MTĐ 455-2 (Kha Hữu Vinh,
1995); MTĐ 176 và MTĐ 455-3 (Võ Công Thành và Trương Trọng Ngôn, 1997) và
các dòng lai fF8-21, fF8-35, fF8-17 (Nguyễn Ngọc Sơn, 2006).
1.6 . MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ CHỌN GIỐNG ĐẬU NÀNH
* Theo Ngô Thế Dân và ctv. (1999), mục tiêu tuyển chọn giống đậu nành là:
- Năng suất hạt cao. Đây là mục tiêu hàng đầu trong các chương trình chọn

giống. Năng suất của giống có thể đạt được thông qua lai tạo và chọn lọc.
- Chống chịu sâu bệnh: Tiềm năng năng suất của giống sẽ không đạt được nếu
giống bị sâu, bệnh phá hại. Chọn giống kháng hoặc chống chịu sâu bệnh cũng là một
trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình chọn giống.
- Thời gian sinh trưởng thích hợp đối với từng vùng, từng vụ.
- Chống đổ ngã
- Chất lượng, hàm lượng protein và hàm lượng dầu cao.
- Chống tách vỏ.
* Theo Trần Thượng Tuấn (1983) yêu cầu chính đối với giống đậu nành ở đồng
bằng Sông Cửu Long cần phải:
- Có khả năng cho năng suất cao và ổn định.
- Có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 90 ngày trở lại) để thích ứng với cơ cấu cây
trồng vùng sản xuất.
- Giống ít quang cảm để có địa bàn thích nghi tương đối rộng và trong mùa vụ
khác nhằm gải quyết những khó khăn về hạt giống đậu nành.
- Giống có khả năng cho năng suất cao, không đổ ngã khi trồng mật độ cao hoặc
xen canh với những cây hoa màu khác.
- Giống phải chịu đựng đất phèn nhẹ, thành phần cơ giới nặng để trồng sau chân
ruộng lúa.
- Giống có khả năng chống chịu được các loài sâu bệnh chính của vùng.
- Có khả năng tạo nốt sần tốt với các dòng vi khuẩn Rhizobium japonicum tự
nhiên.
- Có phẩm chất hạt tốt.
- Giống chậm mất sức nẩy mầm trong quá trình bảo quản.


1.7. ĐÁNH GIÁ GIỐNG
Khâu quan trọng trong chương trình chọn tạo giống là tổ chức mạng lưới đánh
giá giống quốc gia và sơ đồ phóng thích giống.
Các giống cây trồng mới được chọn tạo, nhập nội và bình tuyển có triển vọng

trước khi khu vực hóa hoặc đưa vào sản xuất đều phải trải qua nhiều bước kiểm tra,
đánh giá với những mức độ khác nhau gồm (1) trắc nghiệm sơ khởi, (2) các thử
nghiệm đặc biệt (khảo nghiệm VCU), (3) so sánh giống hậu kỳ, (4) khảo nghiệm
giống quốc gia, (5) khu vực hóa giống và (6) sản xuất thử.
1.7.1. Trắc nghiệm sơ khởi
Các giống/dòng triển vọng được trắc nghiệm trong những lô có lặp lại ở một vài
địa điểm, ít nhất qua hai vụ để xác định giá trị nông học của chúng.

1.7.2. Thử nghiệm đặc biệt (Khảo nghiệm VCU)
Là quá trình đánh giá giá trị canh tác và sử dụng (Value of Cultivation and Use)
của giống mới theo Quy phạm khảo nghiệm VCU đối với từng loài cây trồng. Giá trị
canh tác và sử dụng của giống mới là các đặc tính liên quan đến năng suất, chất
lượng, tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của ngoại cảnh (phèn, mặn, úng,
hạn, lạnh,...), khả năng sản xuất hạt giống,...
1.7.3. So sánh giống hậu kỳ
Trong thí nghiệm này người ta đánh giá các giống/dòng tốt nhất được rút ra từ
thí nghiệm so sánh giống sơ khởi và các thử nghiệm đặc biệt. Mục đích của các so
sánh này là để xác định tính thích nghi của giống theo vùng và mùa vụ. Do đó, cần
thực hiện thí nghiệm ở nhiều địa điểm khác nhau trong nước và ít nhất qua bốn vụ. Số
liệu của các trắc nghiệm này là nền tảng để khuyến cáo giống về tính thích nghi.
1.7.4. Khảo nghiệm quốc gia và khu vực hóa giống
Các giống mới trước khi đưa vào sản xuất đại trà phải được khảo nghiệm và
công nhận để đưa vào danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.
Khảo nghiệm giống quốc gia là hình thức khảo nghiệm do các cơ quan khảo nghiệm
được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận và chỉ định. Kết luận của
các cơ quan này dựa trên cơ sở các thí nghiệm của mạng lưới đánh giá và khu vực
hóa giống quốc gia được phân bố khắp các vùng sinh thái chủ yếu trong nước. Công
việc đánh giá hoàn toàn độc lập với các cơ quan chọn giống nhằm đảm bảo tính



khách quan của kết quả thu được để có thể xác định chính xác những giống tốt nhất
và phổ biến ra sản xuất.
1.8. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
1.8.1. Ánh sáng
Cây đậu nành rất cần ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Vấn đề quang hợp
được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu. Theo Việt Chương và Nguyễn Việt
Thái (2003), hiệu quả quang hợp cao thì năng suất mới cao. Giống đậu nành có thời
gian sinh trưởng ngắn ít nhạy cảm với quang kì hơn là những giống có thời gian sinh
trưởng dài ngày.
Theo Upmeyer (1972), nhu cầu về cường độ ánh sáng của cây đậu nành trung
bình là 50.000 lux. Vào đầu thời kỳ trổ hoa là 60.000 lux và sau đó giảm dần còn
khoảng 40.000 lux.
1.8.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí thích hợp cho cây đậu nành sinh trưởng tốt là 24-34 oC và
nhiệt độ môi trường đất là 22-27 oC (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008). Theo Việt
Chương và Nguyễn Việt Thái (2003), sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm ở
mức khoảng 4-6 oC là phù hợp cho quá trình tăng trưởng và phát triển của cây đậu
nành.
1.8.3. Nước
Nước là một trong những yếu tố hàng đầu của môi trường, có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành (Trần Thị Kim Ba và ctv.,
2008). Cây đậu nành tuy thích nghi được nhiệt độ tương đối cao nhưng lại chịu hạn
kém. Theo Duke (1983) lượng mưa hằng năm thích hợp cho cây đậu nành phát triển
trong khoảng 310-4100 mm.
Độ ẩm của đất thích hợp nhất đối với đậu nành nằm trong khoảng từ 75-90%.
Độ ẩm dưới 75% sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của đậu nành (Trần Thị Kim Ba và ctv.,
2008).
1.9. SÂU BỆNH HẠI CÂY ĐẬU NÀNH
1.9.1. Sâu hại cây đậu nành
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), các loài sâu hại thường gặp

trên cây đậu nành gồm:


* Dòi đục thân (Melanagromyza sojae Zehntner) ruồi rất linh hoạt vào ban ngày
thường đậu trên mặt lá non để ăn lá và đẻ trứng. Ấu trùng đục vào thân, ngọn cây vào
các thời kì sinh trưởng của cây, gây tác hại nghiêm trọng khi cây còn non.
* Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubner) sâu có khả năng gây hại từ khi
cây đậu còn nhỏ đến khi trổ hoa, tượng trái. Sâu có thể ăn rụi lá, hoa và trái non.
* Sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius) ở các tuổi gây đều gây hại khi cây đậu
còn nhỏ đến khi trổ hoa, tượng trái và đặc biệt sâu ở tuổi lớn có thể ăn trụi cả thân,
cành và trái non.
* Rầy mềm (các loài như Aphis glycines Matsumnura, Aphis craccivora Koch)
rầy thường tập trung vào phần non của cây nhất là trái non, chúng chích hút chất
auxine làm chậm tăng trưởng của cây.
* Sâu đục trái (Etiella zinckenella Treitshke) sâu mới nở thường tìm lên cây để
đục vào trái hoặc đục ngay trên trái được đẻ hoặc chuyển sang cây khác. Trước khi
đục trái chúng nhã một lớp tơ mỏng bao quanh trái và ẩn bên trong để đục, sâu ăn dọc
theo hai bên mép vỏ trái, và ăn dọc theo lớp vỏ trái xong mới đục vào hạt. Làm mất
giá trị của hạt và ảnh hưởng đến năng suất đậu nếu không quản lí phòng ngừa kỹ.
* Bọ xít xanh (Nezara viridula Linnaeus), Bọ xít xanh vai hồng (Piezodorus
rubrofasciatus Gmelin), nhóm bọ xít dài (các loài như Riptortus pilosus Thunberg,
Riotortus linearis Fabricius, Riptortus sp.) cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút
dịch của cây, chủ yếu là các bọ phận còn non. Vết chích của chúng làm cho trái bị hư,
mất phẩm chất, giảm năng suất.
1.9.2. Bệnh gây hại cây đậu nành
Theo Võ Thanh Hoàng (1996) các loại bệnh thường gặp trên cây đậu nành
gồm:
* Bệnh rỉ (Phakopsora pachyrhizi) trên lá, thân đều có thể bị nhiễm nhưng chủ
yếu ở lá già. Trên lá bị nhiễm bệnh xuất hiện những vết bệnh tròn nhỏ có màu sắc
khác nhau như vàng nhạt, xanh nhạt, nâu vàng và nâu xám, lấm tấm như đầu kim rải

rác đều ở mặt lá. Sau đó, vết bệnh phát triển rộng ra khoảng 1mm, có dạng tròn hoặc
dạng có góc cạnh hoặc bất dạng, có màu nâu vàng hoặc nâu đỏ như màu rỉ sắt hoặc
nâu đen.
* Bệnh đốm phấn (Peronospora manshurica) bệnh tấn công trên lá, trái và hạt
nếu nhiễm nặng. Bệnh thể hiện rõ trên lá, ở những lá bị nhiễm mặt trên có những vết
tròn màu vàng hoặc xanh nhạt, mặt dưới tại vết bệnh có những cụm nấm giống như
phấn trắng xám.


* Bệnh cháy nhũn lá (Rhizoctonia solani) trong ruộng có những lõm lá bị vàng
cháy và sau đó lụn dần. Bệnh thường xuất hiện khi cây bắt đầu trổ hoa và phát triển
ngay sau đó, bệnh củng có thể tấn công khi cây đậu còn nhỏ (được hai tuần sau khi
gieo). Bệnh xuất hiện càng sớm thì năng suất càng bị giảm. Bệnh nặng ngay khi đậu
được trồng sau vụ lúa bị nhiễm đốm vằn hoặc được tủ gốc bởi rơm bị nhiễm bệnh
đốm vằn.
* Bệnh héo cây con (Rhizoctonia solani) bệnh tấn công hầu hết các giai đoạn
của cây và thường gây thiệt hại nặng ở giai đoạn cây con. Cây con bị bệnh thì cổ và
thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẩn còn xanh tươi và sau đó lá
mới héo; bệnh thường tấn công vào 5-10 ngày sau khi gieo. Giai đoạn cây lớn, bệnh
xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen,
viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào sau đó thân
bị nứt ra. Lá khô dần rồi rụng đi.
* Bệnh hạt tím (Cercospora kikuchii) bệnh xuất hiện cả trên lá, thân, trái và
hạt. Trên lá, với những đốm bệnh có góc cạnh không đều, màu nâu hơi đỏ, triệu
chứng này càng hiện rỏ vào giai đoạn tăng trưởng cuối của cây đậu. Trên thân và trái,
mô thân và trái ngã sang màu nâu đỏ khi đã phát bệnh. Trên hạt, bệnh nhẹ thì đốm
bệnh xuất hiện rải rác và không rõ; bệnh nặng thì các đốm bệnh xuất hiện đầy trên vỏ
hạt, thay đổi từ màu tím nhạt hay hồng sang tím đậm hoặc tím đỏ, tạo thành các
đường vân trên vỏ hạt, thường xuất phát từ tể. Sau đó, vỏ hạt bị răn nứt, hạt nhỏ lại và
bị teo, hạt sẻ mất sức nẩy mầm hoặc nẩy mầm được bệnh sẻ lây lan qua rể và diệp

tiêu. Diệp tiêu nhiễm bệnh bị cong lại, có màu nâu đỏ và chết khô.


Chương 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1. Giống
Bao gồm 20 dòng đậu nành triển vọng của tổ hợp lai MTĐ 831 (Hilong 3 x
IPBSY) do Bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp, Khoa Nông nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) lai tạo và tuyển chọn và giống MTĐ
176 được sử dụng làm giống đối chứng.
2.1.2. Vật liệu
- Phân NPK (20-20-15).
- Nông dược: Basudin 10H, BrighTin 1.8 EC, Actimax 50 WDG, Peran 50 EC,
Carban 50 SC, Tilt Super 300 EC, Anvil 5 EC.
2.1.3. Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại lô B5 của trại thực nghiệm, Trường ĐHCT.
2.1.4. Thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được bắt đầu vào ngày 04/01/2009 và kết thúc ngày 10/04/2009.
2.2. PHƯƠNG PHÁP
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3
lần lặp lại, gồm 21 nghiệm thức tương ứng với 21 giống/dòng đậu nành. Mỗi
giống/dòng được trồng 6 hàng dài 4 m, diện tích mỗi lô là 9,6 m2. Khoảng cách gieo
40 x 10 cm, 2 cây/hốc, tương ứng với mật độ 500.000 cây/ha. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
được trình bày ở Hình 2.1.

Lặp lại 1

20
2

Lặp lại 2
19
6

Lặp lại 3
10
12

1:MTĐ 831-1-1
2:MTĐ 831-1-2


5
8
16
12
14
17
19
21
3
9
7
10
11
18
1

4
6
15
13

5
8
12
18
2
1
15
4
7
9
13
17
20
16
11
10
14
3
21

16
18
19
13
9

6
8
21
17
1
14
15
3
2
5
4
7
11
20

3:MTĐ 831-1-3
4:MTĐ 831-2-1
5:MTĐ 831-2-2
6:MTĐ 831-2-3
7:MTĐ 831-2-4
8:MTĐ 831-2-5
9:MTĐ 831-2-6
10:MTĐ 831-2-7
11:MTĐ 831-3-1
12:MTĐ 831-3-2
13:MTĐ 831-3-3
14:MTĐ 831-3-4
15:MTĐ 831-3-5
16:MTĐ 831-3-6
17:MTĐ 831-3-7

18:MTĐ 831-3-8
19:MTĐ 831-3-9
20:MTĐ 831-4-1
21:MTĐ-176

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

2.2.2. Kỹ thuật canh tác
-

-

Gieo hạt: Hạt được gieo theo khoảng cách 40 x 10 cm, 2-3 hạt/hốc.
Dậm hạt: Tiến hành dậm hạt vào khoảng 5-7 ngày sau khi gieo.
Tỉa cây: Khoảng 14-15 ngày sau khi gieo tiến hành tỉa cây chỉ để lại 2 cây tốt
nhất/hốc để đảm bảo mật độ 50 cây/m2.
Tưới nước: 10 ngày đầu sau khi gieo tưới bằng thùng 2 lần/ngày để đảm bảo
các giống nẩy mầm đều và cây con phát triển tốt. Sau đó tưới bằng gàu
ngày/lần và khi cây đậu đã giáp tán tưới 2 ngày/lần.
Bón phân: Áp dụng công thức phân 40-40-30, tương ứng với 20 kg phân NPK
(20-20-15) và được chia làm hai lần bón :
Lần 1: Bón 10kg/1000 m2 vào ngày 15/01/2009, kết hợp vun gốc và làm cỏ.
Lần 2: Bón 10kg/1000 m2 vào ngày 04/02/2009, kết hợp vun gốc và làm cỏ.


2.2.3. Phòng trị sâu bệnh
-

-


Để đề phòng kiến và dế gây hại hạt vào giai đoạn mọc mầm, sau khi gieo tiến
hành rải Basudin 10H. Phun Basudin vào 10-14 ngày sau khi gieo để phòng
ngừa dòi đục thân.
Thường xun theo dõi ruộng đậu thí nghiệm để phát hiện kịp thời các lồi sâu
bệnh gây hại và có biện pháp phòng trị kịp thời.

2.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi
-

Ngày mọc mầm: Số ngày từ khi gieo đến khi 50% số hạt trong lơ mọc mầm;
nghĩa là, hạt đã nhơ lên khỏi mặt đất và xòe hai tử diệp.
Ngày trổ hoa: Số ngày từ khi gieo đến khi 50% số cây trong lơ trổ hoa đầu
tiên.
Thời gian sinh trưởng: Số ngày từ khi gieo đến khi có 90-95% số cây trong lơ
đã chín (trái đã chuyển vàng và lá rụng).

Các chỉ tiêu sau đây được đo đếm trên 10 cây mẫu được lấy ngẫu nhiên trong mỗi
lơ.
-

Chiều cao cây lúc chín (cm): Đo từ cổ rễ đến chùm trái tận ngọn của thân
chính lúc thu hoạch.
Số cành hữu hiệu: Đếm tổng số cành mang trái, trừ thân chính.
Số lóng trên thân chính: Đếm từ lóng trên tử diệp đến tận ngọn.
Số trái trên cây: Đếm tất cả các trái trên cây kể cả trái lép.
Số trái 1, 2, 3, hạt và trái lép: Đếm số trái 1, 2, 3 hạt và số trái lép, rồi qui về
phần trăm theo cơng thức:
Phần trăm trái (lép, 1, 2, 3, 4 hạt) 

-


Năng suất thực tế (kg/ha): Thu tất cả các cây trong mỗi lơ (9.6 m2). Đập ra hạt,
cân trọng lượng và được quy về ẩm độ chuẩn 12% theo cơng thức:
Năng suất thực tế 

-

Số trái (lép, 1, 2, 3, 4 hạt)
x 100
Tổng số trái

Trọng lượng lô lấy mẫu
Diện tích lô lấy mẫu

x

(100  Ẩm độ lúc cân)
x10000
88

Trọng lượng 100 hạt (g): Trong mỗi lơ, sau khi cân năng suất, lựa sạch rồi
đếm ngẫu nhiên 100 hạt, cân và quy về ẩm độ chuẩn 12%.
Số hạt trên mét vng: được tính theo cơng thức: Số hạt/cây x Số cây/m2.
Màu vỏ trái: Vàng sáng, vàng rơm và nâu.


×