Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề cương lịch sử văn minh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.17 KB, 12 trang )

Đề cương LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Câu 1: Những tác động tiêu cực của tính chất chuyên chế đến tiến trình phát
triển nền văn minh của phương Đông
Trong các nguyên nhân dẫn đến việc văn minh phương Đông “đi trước về sau”, thì
nguyên nhân chính trị là nguyên nhân quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn hơn các
nguyên nhân còn lại.
Trước hết, yếu tố tự nhiên tuy có tác động lớn, nhưng không thể là nguyên nhân chính
được. Vì văn minh là sản phẩm của con người, phụ thuộc vào nhận thức của con
người, nên nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển và thụt lùi của một nền
văn minh chỉ bắt nguồn từ những hoạt động của con người, chứ không xuất phát từ tự
nhiên. Xét các nguyên nhân kinh tế, văn hóa, tôn giáo tuy đều là những hoạt động
thuộc kiểm soát của con người, nhưng những thứ đó cũng không phải là nguyên nhân
chính, vì những thứ đó suy cho cùng đều là sản phẩm của một thứ, đó là thiết chế
chính trị - xã hội. Chế độ chính trị đóng một vai trò định tính, giới hạn cho những
quan hệ kinh tế, những tư tưởng giáo lí … Theo lí thuyết về hình thái kinh tế xã hội
của Mác, thì ba yếu tố quan trọng nhất của một hình thái kinh tế xã hội đó là lực lượng
sản xuất, cơ sở hạ tầng kinh tế, và kiến trúc thượng tầng pháp lí. Ba bộ phận này có
mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó kiến trúc thượng tầng (chế độ chính trị)
được xem là đặt lên trên cơ sở hạ tầng, và là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển
cơ sở hạ tầng kinh tế. Vì vậy có thể nói rằng nguyên nhân chính dẫn đến việc văn
minh phương Đông đi trước về sau, đó là yếu tố chính trị.
Ta có thể lấy 1 dẫn chứng về lịch sử các kiểu nhà nước của phương Đông và phương
Tây. Trước hết, nói về phương Đông, thì nhà nước phong kiến ra đời sớm nhất vào
năm 221 TCN, và được xem là kết thúc vào đầu thế kỉ XX. Như vậy nhà nước phong
kiến phương Đông có lịch sử tồn tại hơn 2000 năm. Còn ở phương Tây, nhà nước
phong kiến ra đời muộn hơn, vào thế kỉ V. Tuy vậy, trong cùng khoảng thời gian đó,
phương Tây lại tiếp tục cho ra đời hai kiểu nhà nước mới, đó là nhà nước tư bản chủ
nghĩa (thế kỉ XVII) và nhà nước xã hội chủ nghĩa (đầu thế kỉ XX). Vậy là trong hơn
2000 năm mà phương Đông chỉ tồn tại một chế độ phong kiến, thì phương Tây đã tồn
tại tới ba kiểu nhà nước, mặc dù nhà nước phong kiến phương Tây ra đời muộn hơn.
Có lẽ đó là yếu tố tác động đến sự phát triển rực rỡ đỉnh cao của văn minh phương


Tây trong giai đoạn sau, là yếu tố quan trọng dẫn đến sự đi trước về sau của văn minh
phương Đông.
Câu 2: Dùng toán học để chứng minh hầu hết thành tựu khoa học tự nhiên của
Hy Lạp đều có sự kế thừa từ các nền văn mình phương Đông (cụ thể Ai Cập,
Lưỡng Hà)
- Thales (642 – 548 TCN): nhà toán học, triết học, thiên văn học, là người đã đặt nền
móng cho khoa học và triết học. Ông đã chỉ ra rằng:
1
+ Hai đường thẳng song song định ra trên hai đường thẳng giao nhau những đoạn
thẳng tỷ lệ
+ Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn.
+ Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau.
+ Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông.
+ Là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp mà không cần trèo lên nhờ
ông tìm ra nguyên lý đồng dạng và tỷ lệ thức.
- Pythagore (580 – 500 TCN): là người đem lại nhiều biến đổi cho nền toán học thế
giới.ông cùng các học trò của mình đã tổng kết những tri thức về số học, thiết lập
nhiều công thức, định lý và chứng minh chúng bằng suy luận logic chứ không phải
bằng trực giác. Đóng góp của ông:
+ Định lý Pythagore “tổng hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền
trong một tam giác vuông”.
+ Chứng minh: tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ.
+ Đưa ra những định nghĩa về điểm, đường; khái niệm vô cực và về số vô tỷ.
- Sự liên hệ giữa các cạnh của một tam giác vuông (bình phương cạnh huyền bằng tổng
bình phương hai cạnh góc vuông) đã được nêu ra trước pythago khoảng 1000 năm,
vào thời cổ Babylon, nhưng pythago đã có công chứng minh định lý đó và mở rộng
phạm vy áp dụng nó để giải nhiều bà toán về lý thuyết và thực tiễn.
- Euclide 330 - 275 TCN: Được xem là một trong những người sáng lập trường toán
học thuộc "Đại học" Alecxandri. Ông cũng đã để lại cho hậu thế những công trình
nghiên cứu bất hủ, nhưng chúng ta biết về đời tư của ông không nhiều. Những tác

phẩm tiêu biểu của ông:
+ Catropque hay hình học những tia phản chiếu.
+ Những dữ kiện.
+ Phép chia các hình.
+ Quang học.
+ Đặc biệt là bộ Elements - Những khái niệm cơ bản: gồm 13 tập, trong đó ông đã sắp
xếp một cách hợp lý, hoàn chỉnh, sáng tạo thêm, chứng minh chặt chẽ hơn tất cả 465
mệnh đề không chỉ về hình học mà cả lý thuyết số và đại số sơ cấp trên tinh thần của
hình học, trong đó có tiên đề mang tên ông - Tiên đề Euclite. Bộ sách Cơ bản gồm 13
cuốn vẫn được giữ đến ngày nay (phần lớn chương trình hình học ở phổ thông ngày
nay sử dụng lại hầu như toàn bộ 6 cuốn trong bộ Cơ bản của ông). Trong lịch sử Toán
học, đây là tác phẩm khoa học duy nhất đã tồn tại 2000 năm mà giá trị không hề giảm
sút.
- Archimede (285 – 212 TCN): ông đã để lại cho nhân loại những tri thức khoa học
vô giá về lý luận, thực tiễn trong toán học và cơ học.ông là người đã đưa ra phương
pháp tính diện tích hình nón và hình cầu, tính được trị số Pi nằm giữa hai số 3 x 10/71
và 3 x 1/7.
Có thể tóm lược những đóng góp khoa học của Archimede trong một số tác phẩm tiêu
biểu sau:
+ Về trạng thái cân bằng: nghiên cứu về trọng tâm, hình bình hành, hình tam giác.
2
+ Cầu phuơng hình parabol: cho lời giải về cơ học và cả lời giải toán học.
+ Về trạng thái cân bằng (tập 2): nghiên cứu về trọng tâm của đới parabol.
+ Bàn về hình cầu và hình viên trụ (tập 1 & 2).
+ Bàn về cá hình xoắn.
+ Đo đường tròn.
+ Nghiên cứu vế các vật nổi.
+ Arénaire: về hệ đếm các số lớn.
- Ác si mét (287-212 TCN) là người đầu tiên tính chính xác số π, ông cho rằng chu vi
đường tròn bị giới hạn bởi đa giác nội tiếp và ngoại tiếp đường tròn. Sử dụng đa giác

96 cạnh ông chứng minh được rằng 223/71 < π < 22/7, giá trị của π là 3.1419.
Pi là một hằng số trong toán học có giá trị bằng chu vi đường tròn chia cho đường
kính của đường tròn đó. Nó hay được viết ký hiệu bằng chữ Hy Lạp π. Tên pi do chữ
peripheria (perijeria) có nghĩa là chu vi của đường tròn. Trong thực tế, để tính toán,
người ta thường dùng giá trị gần đúng là 3,14 hoặc 3,1416. Trong những lĩnh vực cần
độ chính xác cao hơn, như trong hàng không vũ trụ, pi được dùng không quá 10 chữ
số thập phân.
Số π đã được người cổ Ai Cập và Babylon biết đến mặc dù lúc đó giá trị của nó không
được chính xác như ngày nay. Chẳng hạn người Babylon cho rằng nó vào khoảng 3
1/8 (3,125) và người Ai Cập thì rằng nó vào khoảng 4(8/9) ≈3,160484.
- Aristarque (310 - 230 TCN): Ông là người đã tính toán được thể tích của mặt trời,
mặt trăng, trái đất và khoảng cách giữa chúng nhưng cho kết quả chưa chính xác. Ông
cũng là người khẳng định trái đất quay xung quanh mặt trời.
- Eurathosthène (284 - 192 TCN): nhà khoa học tài năng ở nhiều lĩnh vực như toán
học, thiên văn, vật lý, sử học, ngôn ngữ Ông từng làm giám đốc thư viện Alecxandri
ở Ai Cập nên có điều kiện tiếp cận các tri thức khoa học trước đó. Ông là người đầu
tiên tính được độ dài của kinh tuyến trái đất bằng 39.000km (con số tính toán của
khoa học ngày nay là 39.700km).
Câu 3: Những hạn chế của nền kinh tế nông nghiệp đến tiến trình phát triển của
nền văn minh phương Đông thời cổ đại.
Trước hết, văn minh gốc nông nghiệp mang tính làng xã của phương Đông đã tạo ra
những hạn chế, cụ thể là: nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp với tính tự trị làng xã
buộc mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải tự làm ăn, tự lo liệu cuộc sống của mình. Do
khoa học kĩ thuật chưa phát triển, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên người dân
thường chỉ đủ ăn, đủ mặc. Vì thế mà họ thường xuyên tập trung vào việc lao động sản
xuất ra lương thực, nhu yếu phẩm. Hơn nữa tính cộng đồng lại đem đến mặt trái là lối
sống ỷ lại, dựa dẫm, làm cản trở tính sáng tạo của mỗi cá nhân. Chính vì lối sống ấy
mà ý thức của mỗi cá nhân không phát huy mạnh mẽ để trở thành ý thức sáng tạo,
ham muốn tìm tòi, học hỏi. Người ta không nghĩ hay không dám hướng đến một cung
cách làm ăn khác hơn để cải tiến cuộc sống đơn sơ, thiếu thốn của mình, và cam chịu,

chấp nhận nó như một điều tất yếu. Họ bằng lòng với cuộc sống theo cách thức sản
xuất mà ông cha để lại, không dám đi xa, mạo hiểm, họ bó hẹp bản thân ở nơi mình
3
sinh ra. Đó là mặt hạn chế cơ bản của con người nông nghiệp phương Đông trong sự
so sánh với con người phương Tây vốn quen tác phong nhanh nhẹn, chính xác và làm
việc hết mình.
Thứ hai, xã hội nông nghiệp mang tính chất cô lập, tách biệt, cộng với những quy tắc
hà khắc đã làm hạn chế lí trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp. Họ sùng
bái những thứ họ không thể giải thích, thần thánh hóa mọi thứ. Xã hội phương Đông,
vì vậy, mang tính chất thụ động, quân bình, ít thay đổi. Tình trạng trì trệ của xã hội
phương Đông đã cản trở các cá nhân đến với con đường đổi mới, sáng tạo, nghiên
cứu. Và đó chính là cơ sở làm cản trở sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, lối tư duy
thiên về trực giác của phương Đông, ít duy lí, phân tích, mổ xẻ cũng phần nào làm cho
khoa học kĩ thuật không phát triển mạnh được như phương Tây. Những phát kiến về
khoa học – kĩ thuật của phương Đông trước đây chủ yếu gắn với sản xuất, nảy sinh từ
sản xuất và chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng vừa đủ chứ không có mục đích đào sâu,
phát triển lên một bậc mới.
Ví dụ: - Xuất phát từ nhu cầu đo đạc ruộng đất, người Lưỡng Hà đã sớm phát hiện ra
quan hệ giữa ba cạnh trong tam giác vuông. Tuy nhiên, Pitagore mới được nhắc đến là
đỉnh cao trong thành tựu về hình học này với định lý mang tên ông.
- Ở Ai Cập đã sớm phát hiện ra quan hệ giữa các cạnh trong tam giác để xây dựng kim
tự tháp, tuy nhiên Thales là người đạt tới đỉnh cao với việc phát triển tỷ lệ thức, cho ra
đời định lý mang tên ông.
Câu 4: Những ảnh hưởng về mặt điều kiện tự nhiên đã làm cho Việt Nam không
thể trở thành nền văn minh biển trong lịch sử.
Việt Nam là một nước đa dạng về thiên nhiên và môi trường sinh thái. Địa hình Việt
Nam có đủ các loại địa hình. Không chỉ rộng lớn về diện tích núi rừng, đồng bằng,
sông ngòi mà biển cũng giành một diện tích khá lớn, là Việt Nam với “rừng vàng biển
bạc”. Thế nhưng trong lịch sử Việt Nam không phải là một nền văn minh biển do sự
tác động của nhiều yếu tố. Điều kiện tự nhiên bên cạnh những mặt tích cực cũng tồn

tài những mặt tiêu cực gây cản trở sự phát triển nền văn minh biển trong lịch sử Việt
Nam.
Thứ nhất, ở phương tây, với vùng khí hậu lạnh khô địa hình chủ yếu là thảo nguyên,
xứ sở của những đồng cỏ, họ phải đi đây đi đó chăn nuôi, nay đây mai đó, tạo thói
quen, lối sống thích di chuyển và khao khát chế ngự thiên nhiên. Vì thế họ không ngại
khó khăn, nguy hiểm, luôn hứng thú với việc tìm tòi khám phá các tài nguyên thiên
nhiên ban tặng trong các vịnh biển để phục vụ cho đời sống và sinh hoạt.
Việt Nam là khu vực có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, tạo nên những con sông lớn và
theo đó là những vùng đồng bằng trù phú, phì nhiêu, thích hợp cho nghề trồng trọt
phát triển, điển hình là nghề nông trồng lúa nước. Đặc điểm này đã tạo ra nhiều sự hạn
chế đối với sự phát triển các nguồn lợi từ biển.
4
Ngược lại, ở Việt Nam, nghề trồng trọt buộc con người phải sống định cư. Do sống
định cư nên cư dân nông nghiệp phải lo tạo dựng một cuộc sống ổn định lâu dài,
không thích sự di chuyển, đổi thay (trọng tĩnh). Với những gì do lao động làm ra, họ
đủ lúa gạo để “tự cung tự cấp”, từ đó dẫn đến tâm lý thụ động, “sợ” phải đi đây đó,
không hướng đến tìm tòi khai thác khám phá các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú của biển.
Thêm nữa lại có nguồn khoáng sản khá phong phú, các giống loài động thực vật đa
dạng. Vì thế, việc khai thác các nguồn lợi trên mặt đất trở nên dễ dàng và được ưa
chuộng hơn việc vươn xa ra Biển Đông đầy khó khăn và nguy hiểm.
Thứ hai, ở các nước phương tây, địa hình bị đan xen bởi đồng bằng cao nguyên, eo
vịnh (Hy Lạp) hoặc bao bọc bởi biển (La Mã được bao bọc bởi biển Địa Trung Hải).
Để sản xuất lao động, họ phải di chuyển đây đó, vượt biển, eo vịnh. Có thể nói đó là
một điều kiện thuận lợi để khám phá và khai thác các nguồn lợi từ biển. Còn Việt
Nam địa hình khép kín không bị chia cắt đan xen bởi vịnh, biển … Biển Đông nằm
phía Đông. Người dân có thể giao lưu buôn bán dễ dàng trên mặt đất. Những tỉnh ven
biển nếu có cũng chỉ giới hạn ở việc đánh bắt thủy sản gần bờ, chưa khai thác được
thực sự các nguồn lợi về ài nguyên cũng như phát triển du lịch từ biển.
Tóm lại, xuyên suốt cả một quá trình lịch sử, mặc dù đã thấy được nguồn lợi từ biển

nhưng do bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện tự nhiên mà Việt Nam đã
không được xướng danh là một nền văn minh biển như bao nước tiến bộ khác như Hy
Lạp, Lã Mã… Đây là một sự thất thoát không nhỏ nguồn lợi từ biển đối với nền kinh
tế xã hội của đất nước.
Câu 5: Nguyên nhân chung dẫn đến sự xuất hiện của tử ngữ ở các nước phương
đông
Sự đa dạng của các tộc người dẫn đến sự đa dạng về nguồn văn hoá, chữ viết cũng
khác nhau, cho đến khi thống nhất sử dụng một loại chữ nhất định thì các chữ viết kia
sẽ bị loại bỏ theo ý chí của giai cấp áp đặt. Chữ viết bị loại bỏ đó lâu dần bị lãng quên
và không còn ai nhắc đến nữa.
Sự thay thế dần dần của các chữ viết khác tinh giản hơn. Chữ viết lúc đầu dần mất đi
chỗ đứng, chỉ còn một số ít những người có thể hiểu và đọc được nhưng lâu dần cũng
chết, không còn ai dạy hay hướng dẫn cách học và viết vì thế cũng trở thành tử ngữ.
Các quốc gia cổ đại phương đông từ khi được hình thành đa số đều có tư duy ổn định
và chống giặc ngoại xâm nên nền văn hoá của họ không được đa dạng như các nước
đi xâm lược, bởi các nước đi xâm lược có sự giao thoa với các vùng đất mà nó chiếm
đánh. Vậy nên các nước dẫn quân đi đánh chiếm luôn có sự tiến bộ hơn, nên họ dễ
dàng áp đặt được cái mới của họ vào nước bị xâm chiếm chứ không bị ảnh hưởng bởi
quốc gia bị xâm chiếm. Nhờ vậy mà các quốc gia cổ đại bị xâm lược toàn bị ảnh
5
hưởng, bị áp đặt đến mức thay thế chứ không gìn giữ được hoàn toàn nền văn hoá sơ
khai của mình. Và điều này cũng không ngoại lệ với chữ viết.
Các chữ viết hầu như rất phức tạp, cầu kỳ, khá rắc rối, khó học, khó sử dụng , chưa
đạt đủ yêu cầu của người sử dụng về sự tiện ích và hợp lí và chưa thể hiện đầy đủ các
khái niệm mà con người muốn truyền đạt ( như tình cảm, yêu,ghét,vui ).
Chữ viết đã được cải biên nhiều lần mà vẫn không đem lại hiệu quả cao thì việc loại
bỏ nó để sáng tạo ra một cái mới là điều hoàn toàn đúng đắn. Sự ra đời của chữ viết
mới, cái tiến bộ đã thay thế cái cũ cái lỗi thời nhằm để phục vụ cho nhu cầu sử dụng
của con người cứ ngày một tăng cao như vậy.
Hầu hết đều tồn tại một địa hình khép kín. Các quốc gia cổ đại phương Đông giống

như thung lũng hay lòng chảo bao bọc bởi các dãy núi cao, biển cả mênh mông hay sa
mạc hiểm trở Chính điều này gây khó khăn cho cư dân Phương Đông cổ đại ít có cơ
hội giao lưu và tiếp xúc bên ngoài để truyền bá chữ viết.
Các quốc gia cổ đại Phương Đông tồn tại theo chế độ quân chủ chuyên chế (do vua
đứng đầu, ở Ai Cập là Pharaon). Hầu hết lực lượng chính trong lao động xã hội thời
cổ đại là nông dân công xã, nô lẹ chủ yếu làm công việc hầu hạ, phục dịch nên họ
không có điều kiện (tiền, thời gian, ) để được đến trường học, cho nên chỉ có một bộ
phận quan thư lại, tầng lớp tăng lữ, những người phục vụ trong các đền đài, lăng
mộ mới có khả năng tiếp cận và học được chữ viết đó.
Tuy nhiên những nguyên nhân đó không tác động đến chữ viết Trung Quốc mà
ngược lại làm cho chữ viết Trung Quốc phát triển hơn:
- Thay vì đa phần các quốc gia Phươg Đông ổn định cuôc sống để chống giặc ngoại
xâm thì các hoàng đế Trung Quốc lại chủ động dẫn quân đi xâm lược các vùng đất
khác để mở rộng bờ cõi và áp đặt chính sách văn hoá chính trị lên các nước bị xâm
lược nên chữ viết Trung Quốc ngày càng đi xa hơn.
- Sự xuất hiện của nho giáo ở Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ
chữ viết, tư tưởng bảo thủ của nho giáo đã gìn giữ lối suy nghĩ trọng truyền thống của
người Trung Hoa, khó tiếp nhận để thay thế cái mới mà chỉ làm cho nó tốt hơn phù
hợp hơn
- Trước sự du nhập ào ạt của phương Tây vào thế kỉ 19 nhưng do lối tư duy cùng lòng
tự tôn dân tộc được đề cao nên chữ viết cũng phần nào được duy trì cải thiện chứ
không hoàn toàn bị thay thế.
- Từ ban đầu chỉ là chữ tượng hình đơn giản, vẽ theo thực tế, dẫn đến sự khó khăn
trong sử dụng và học tập. Nhưng càng về sau sự tinh giản đã làm cho chữ Hán dễ học
hơn, chuyển biến từ phức tạp đến đơn giản, từ bất tiện đến tiện dụng. Từ vẽ tượng
trưng sau thì phát triển thành chỉ ý, biểu ý. Càng về sau, theo tiến trình của văn minh
chữ viết nhân loại chữ Hán đã phù hợp với ngôn ngữ nói, làm hoàn thiện hệ thống chữ
tượng hình của mình. Và không thể phát triển thêm được nữa.
6
- Hơn nữa ngay từ khi thành lập nhà nước thống nhất đất nước, các Hoàng đế Trung Hoa

rất chú trọng đến giáo dục, thi cử nên luôn tích cực áp đặt tư tưởng nho giáo đẩy mạnh
việc học chữ bằng các chế độ khoa thi cử, tiến cử người có tài để đưa vào hệ thống quan
lại, nhờ vậy mà chữ viết cũng được tích cực truyền bá.
Câu 6: Trình bày khái quát những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của
phong trào văn hoá Phục hung (thế kỉ XIV- XVII).
Phong trào văn hoá Phục hưng ra đời với ba nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ra đời của phong trào văn hóa Phục hưng chính là
sự xuất hiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng với sự phát triển của kinh tế
hàng hóa và thủ công nghiệp.
- Cát cứ phong kiến làm dấy lên sự bất mãn rộng rãi, đồng thời hệ tư tưởng khắt khe của
Giáo hội Thiên Chúa cũng kìm kẹp, làm rào cản lớn cho sự phát triển của giai cấp tư sản.
- Những thành tựu về văn hóa từ thế kỉ XI-XIII không đáp ứng được nhu cầu của giai cấp
tư sản mới ra đời trong khi hệ tư tưởng cũ vẫn đang khắc chế, kìm hãm.
Do đó, điều quan trọng và cần thiết được đặt ra đối với giai cấp tư sản là cần phải có một
hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình và để đấu
tranh với hệ tư tưởng lỗi thời của giáo hội và của giai cấp quý tộc phong kiến đang cản
trở sự phát triển của xã hội.
Trước tình hình trên, giai cấp tư sản nhận thấy rằng văn hóa Trung cổ là bước thụt lùi so
với văn hóa cổ điển của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Vì thế họ tìm cách “ Phục hưng” lại
trên mặt tư tưởng và văn hóa của xã hội thời đó. Hay nói cách khác, phong trào văn hóa
Phục hưng là một cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản.

1. Thời cổ đại
Phương Đông
- Văn minh Phương Đông xuất hiện sớm nhất trong lịch sử, gồm có 4 nền văn minh tiêu
biểu của nhân loại: Ai Cập, Lưỡng Hà xuất hiện khoảng 200 năm cuối thế kỷ IV TCN;
Ấn Độ đầu thế kỷ II TCN; Trung Hoa cuối thế kỷ III TCN… Các nền văn minh này hình
thành trên lưu vực các con sông lớn (sông Nile, sông Euphrates, Tigris, sông Ấn, sông
Hằng, sông Hoàng Hà, Trường Giang). Từ đó hình thành các đồng bằng phù sa màu mỡ,
tạo điều kiện nông nghiệp sớm phát triển dẫn đến nhà nước ra đời, dân cư sớm bước vào

xã hội văn minh và đạt nhiều thành tựu. Trong đó Ai cập nổi bật với các thành tựu: chữ
7
viết (chữ tượng hình, chữ ghi ý, ghi âm), nghệ thuật (tạo hình, kiến trúc với kim tự tháp),
khoa học tự nhiên (toán học với phép đếm cơ số 10, số học phát triển; thiên văn học; lịch
pháp; y học). Lưỡng Hà: chữ viết (bảng chữ cái Phoenicie), văn học (sử thi), khoa học tự
nhiên (toán học có hình học rất phát triển; thiên văn, lịch pháp, y học), nghệ thuật kiến
trúc, điêu khắc; luật pháp (bộ luật Hammourabi). Ấn độ: văn học (2 sử thi nổi tiếng
mahabharata và ramayana), khoa học tự nhiên (toán học, thiên văn, lịch, hóa vật lý), nghệ
thuật (chùa hang), tôn giáo (phật giáo, ấn độ giáo). Trung hoa: chữ viết, văn học, khoa
học tự nhiên (toán học, lịch, thiên văn, y học), nghệ thuật, tư tưởng (nho, đạo, pháp).
Phương Tây
- Văn minh Phương Tây xuất hiện từ nửa đầu thiên niên kỷ 1 TCN, trong đó có 2 nền văn
minh tiêu biểu là Hy lạp (xuất hiện sớm nhất, thế kỷ 8 TCN) - thành bang, La Mã (cuối
thế kỷ 6 TCN) - nhà nước thống nhất. Văn minh Hy Lạp đã có cơ sở từ thời văn hóa
Crete – Mycene đến thế kỷ VII phát triển đến đỉnh cao; nhà nước La Mã xuất hiện sau,
tiến hành chinh phục các nước lân cận, nhanh chóng trở nên hùng mạnh, rộng lớn.
- Nền văn minh La Mã phát triển toàn diện nhất dưới sự kế thừa, chịu ảnh hưởng các
thành tựu văn minh Hy Lạp; 2 nền văn minh này có cùng phong cách, tiếp biến, hòa đồng
do đó thường gọi chung là văn minh Hy - La. Tuy xuất hiện muộn nhưng trên cơ sở kế
thừa thành tựu của văn minh Phương Đông trước đó nền văn minh Hy – La phát triển
toàn diện, rực rỡ, đỉnh cao, đặt nền móng cho văn minh châu Âu sau này, đặc biệt là
trong khoa học. Văn minh Hy – La đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực: chữ viết
(nguồn gốc của chữ cái Latin), văn học (thơ, sử thi, thần thoại, kịch), khoa học tự nhiên
(toán học với định lý Thalès, định lý Pitagore, y học, thiên văn), sử học, nghệ thuật kiến
trúc điêu khắc, triết học tư tưởng, tôn giáo, luật pháp (Luật 12 bảng).
Quá trình giao lưu văn minh: thời cổ đại, quá trình giao lưu giữa các nền văn minh quy
mô nhỏ, không phổ biến do hạn chế về phương tiện, giao thông, việc tiếp xúc chủ yếu
thông qua chiến tranh, buôn bán trao đổi hàng hoá (VD: bảng chữ cái Phoenicie là nền
tảng của chữ Latin và Slav; định lý Thalès và Pitagore kế thừa thành tựu của Ai Cập,
Lưỡng Hà). Hơn nữa, các nền văn minh phương Đông có tính chất biệt lập, khép kín.

Trong đó, Phương Tây là người chủ động tiếp thu, kế thừa và phát triển văn minh
Phương Đông. Ngoài ra, sự tiếp xúc văn minh Đông – Tây còn được thông qua con
đường tơ lụa.
2. Thời trung đại
Sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa, văn minh ngày càng phát triển thông qua chính trị, con
đường tơ lụa, các cuộc phát kiến địa lý.
8
Phương Tây
Lịch sử trung đại, nói chung, là ls của chế độ PK, chia thành 3 GĐ: sơ kỳ, trung kỳ và
mạt kỳ. Trên nền tảng nền Văn minh Hy Lạp, La Mã, xuất hiện nhiều quốc gia lớn ở Tây
Âu như Pháp, Đức, Ý (Thế kỷ IX), Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (tk XV)…
* Sơ kỳ (tk V – X)
- Tình hình chung: sự diệt vong của các đế quốc Tây LM, tộc người Gecman xâm nhập,
thành lập nhiều vương quốc mới, sau bước vào chế độ phong kiến. Kinh tế Tây Âu thời
kỳ này mang nặng tính tự cấp, tự túc, VH và GD k đc chú ý phát triển, đánh dấu một GĐ
suy thoái của VH Tây Âu.
- Dưới thời cai trị của Charlemagne, VH ở vương quốc Franc có bước phát triển đáng ghi
nhận, thường được gọi là “VH phục hưng” thời Carolingien. MĐ: đào tạo quan lại, giáo
sĩ để quản lý các công việc của NN và truyền đạo; mở trường học cung đình, khuyến
khích con em quý tộc vào học, mời các thầy giáo nổi tiếng đến dạy… lấy thần học làm
ND dạy và học, lấy cung đình và nhà thờ làm tủng tâm. Tồn tại rất ngắn ngủi và bị suy
sụp k lâu sau cái chết của Charlemagne.
* Trung kỳ (tk XI – XV)
- Kinh tế phát triển với sự xuất hiện của các thành thị Tây Âu nhờ những bước tiến
qtrọng của nông nghiệp và thủ công nghiệp. Những thành thị đầu tiên thường hình thành
trên nền các thành phố cổ thời La Mã hoặc là những tụ điểm thuận lợi về giao thông (đò,
đầu cầu, ngã ba sông…). Thợ thủ công và nông nô đến để trao đổi hàng hóa của mình.
- Hình thành tầng lớp dân cư mới – thị dân. Văn hóa Tây Âu cũng bắt đầu khởi sắc. KT
phát triển đòi hỏi tri thức, VH – XH cũng ngày càng cao. Các trường đại học tiêu biểu
xuất hiện: Sorbonne, Toulouse, Oxford, Cambridge… Ngôn ngữ giảng: Latin. PP: giảng

thuật. Các học vị như cử nhân, tiến sĩ cũng bắt đầu được sử dụng. Các trường đại học đã
thoát ly khỏi giáo hội và HĐ một các độc lập; trở thành nơi tập trung tinh hoa trí tuệ của
XH, là nơi truyền bá các tư tưởng tiến bộ chống lại CĐ phong kiến, giáo hội, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của VH Tây Âu.
- Một số thành tựu khác: VH dân gian và VH Latin, xuất hiện 2 dòng VH kỵ sĩ và VH
thành thị; Triết học kinh viện; Nghệ thuật kiến trúc: 2 loại hình tiêu biểu Roman và
Gothique.
* Mạt kỳ (đầu tk XVI đến giữa TK XVII): thời kỳ tan rã của CĐPK.
9
- Giáo lý của GH khắt khe, luật pháp hà khắc trở thành trở ngại của giai cấp tư sản; sự
phát triển của khoa học làm đảo lộn những qniệm khoa học trước đó; sự phát triển kinh tế
… Phong trào Phục hưng nảy nở đầu tiên ở Ý sau đó lan sang các nước như Pháp, Anh,
TBN, BĐN, Đức…
- PT Phục Hưng chống lại giáo hội gc Quý tộc PK; lên án, đả kích, châm biếm sự tàn
bạo, dốt nát giả nhân của giáo sĩ, quý tộc, nhằm đưa vh thoát khỏi tôn giáo, thần học; chú
trọng tự do con người; chủ nghĩa nhân văn là sợ chỉ xuyên suốt; chống lại quan điểm
phản khoa học và chủ nghĩa duy tâm
Phương Đông
Phương Đông chỉ còn lại trung tâm Văn minh lớn: Ấn Độ, Trung Hoa.
- Năm 622, văn minh Ả Rập xuất hiện. Mohamed muốn thống nhất toàn bộ bán đảo Ả
Rập thì phải có một hệ tư tưởng thống nhất, ông đã đề xướng ra Đạo hồi. Về sau, Văn
minh Ai Cập nhập vào nền VM của Ả Rập và Lưỡng Hà vì sự bành trướng thuộc địa của
Ả Rập.
- Trung Quốc: Nhà Đường (618 – 907) đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất về nhiều mặt,
đặc biệt là văn học (thơ đường – đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc với Bạch Cư Dị,
Đỗ Phủ… Tiểu thuyết phát triển và nở rộ từ thời Minh và nhà Thanh như Tam quốc,
Thủy Hử, Tây Du Ký…); Toán học: nhà sư Nhất Hạnh đã nêu ra công thức pt bậc 2;
Vương Hiếu Thông biên soạn Tập cổ toán kinh, dùng pt bậc 3…; Tứ đại phát minh (kỹ
thuật in, thuốc súng, la bàn, kỹ thuật làm giấy); Hội họa: tranh vẽ người đạt đến đỉnh cao.
Lịch sử văn minh pđ trung đại bị ảnh hưởng, tác động nhiều mặt bởi tính chất chuyên chế

trong bmnn.
3. Thời cận đại
Phương đông: Xuất hiện nhiều nền văn minh mới, bị chi phối bởi các nhà nước chuyên
chế. Hạn chế ngày càng nhiều, một trong những nguyên nhân tạo sự trì trệ, chính sách bế
quan toả cảng làm cho văn minh phương đông ít tiếp xúc thế giới nên việc kế thừa, tiếp
thu hạn chế, phát triển chậm, trì trệ, bảo thủ, lạc hậu. Thời kỳ chính thức khẳng định
phương đông đi trước về sau, bị phương Tây vượt mặt. Phương đông chịu chi phối tư bản
phương tây (Ví dụ: trung quốc sáng tạo thuốc súng nhưng anh mới gửi tặng thuốc súng
nhiều nhất). Các thành tựu về tư tưởng, chính trị, khoa học kỹ thuật, quân sự và cả lối
sống phương tây được du nhập vào Phương Đông, làm cho xã hội phương Đông có
những chuyển biến lớn. Các phong trào duy tân ở châu Á xuất hiện ngày càng nhiều.
10
Phương tây: Thời đại của văn minh công nghiệp, gắn với công nghiệp, thủ công nghiệp,
sự xuất hiện quan hệ sản xuất và sản xuất tư bản chủ nghĩa, kinh tế hàng hoá phát triển
mạnh; các hoạt động thương mại trở nên nhộn nhịp, thành thị sầm uất, việc trao đổi buôn
bán mở rộng trên phạm vi thế giới. Tác động mạnh của phát kiến địa lý (cống hiến quan
trọng cho khoa học; kiến thức địa lý, thiên văn, kỹ thuật…). Trong thế kỷ 18, khoa học tự
nhiên phát triển, thế kỷ ánh sáng, thành tựu phát triển, hình thành các nước đế quốc chủ
nghĩa với phong trào xâm chiếm thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Úc, tạo
điều kiện cho khu vực Tây Âu trở nên giàu có do sử dụng mọi thủ đoạn tàn bạo, khai
thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột…
- Các cuộc cách mạng công nghiệp đánh dấu chuyển biến lịch sử, biến đổi nền kinh tế;
thay đổi lao động thủ công sang sản xuất cơ khí, ứng dụng máy hơi nước, than đá,
phương thức sản xuất TBCN. Nông nghiệp chuyển biến, đồng thời đạt nhiều thành tựu
như trong ngành luyện kim, dệt. Nhiều phát minh khoa học kỹ thuật ra đời trong thời cận
đại (thiên văn học có Kepler; vật lý có Newton; hóa học ra đời bảng hệ thống tuần hoàn
Mendeleev; y học nổi bật với Pasteur tìm ra vaccine; sinh học có Darwin; Graham Bell
phát minh ra điện thoại…). Nhiều học thuyết xã hội (trào lưu triết học Khai sáng; học
thuyết tư tưởng quyền tự do cá nhân, dân tộc; chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa
xã hội khoa học) cùng nhiều thành tựu văn học – nghệ thuật ra đời.

Quá trình giao lưu tiếp xúc đông tây diễn ra mạnh mẽ do: Sự trao đổi hàng hóa từ châu
Âu sang châu Á (châu Âu chuyên chở len, da, lụa, rượu… sang châu Á, Phi, Mỹ và mua
về sản phẩm như hồ tiêu, ca cao…) từ đó xuất hiện các tuyến đường thương mại nối liền
châu Âu, châu Á, châu Phi, tạo tam giác mậu dịch Đại Tây Dương, dần hình thành thị
trường thế giới. Đồng thời hình thành các công ty buôn bán xuyên quốc gia (công ty
thương mại ở Hà Lan, Anh, Pháp độc quyền buôn bán và được cử quân đội, viên chức cai
quản địa phương). Ngoài ra còn có các cuộc xâm chiếm khai thác, cai trị thuộc địa, các
nhà truyền giáo, nhà buôn… có nguồn gốc văn hóa khác nhau, làn sóng di dân sang châu
Úc, châu mỹ đặc biệt là khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, văn minh phương Tây
đã được truyền bá khắp thế giới.
4. Thời hiện đại
- Khẳng định xu thế tất yếu là xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, không một quốc gia
đứng ngoài.
- Văn minh thế giới phát triển nhanh, mạnh về khoa học, công nghệ thông tin: phát hiện
mô hình cấu tạo nguyên tử; phát hiện ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo và chất đồng vị
phóng xạ (1934); thuyết tương đối – cuộc CM thực sự trong vật lý hiện đại, k thể thiếu
11
trong nhiều lĩnh vực vật lý hạt nhân, thiên văn hiện đại…; công nghệ vật liệu mới; tia
laser; công nghệ sinh học; chinh phục vũ trụ…
Từ khoảng giữa thập niên 40 của TK XX đến nay, khoa học kỹ thuật thế giới có những
bước phát triển vượt bậc có tính cách mạng. CMKHKT mà từ giữa thập niên 70 đc gọi là
CM KH – CN đã đạt được những thành tựu kỳ diệu trên tất cả các lĩnh vực của nền sx.
Sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của KH – KT nửa sau TK XX, nền văn minh nhân loại
đã được nâng lên tầm cao mới.
- Xuất hiện xhcn đầu tiên (xô viết): Sau khi đẩy lùi lực lượng quân đội can thiệp của nước
đế quốc và đập tan các thế lực phản động trong nước, ngày 30/12/1922, Liên bang Công
hòa XHCN Xô Viết (Liên xô) được thành lập, không những mở ra một kỷ nguyên mới
của nước Nga mà còn có ảnh hưởng to lớn, tác động mạnh mẽ tới cục diện TG và tiến
trình lịch sử thế kỷ XX, kích thích sự ra đời của hệ thống các nước XHCN trên thế giới.
- hình thành học thuyết cộng sản chủ nghĩa: là một cấu trúc kinh tế xã hội và hệ tư tưởng

chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa
trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói
chung. -> tiến bộ đối với cntb.
- Hình thành các cuộc cách mạng khoa học lần 1 và lần 2 với nhiều thành tựu to lớn.
12

×