Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.87 KB, 60 trang )

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Câu 1: Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Câu 2: phân tích các hệ phái tư tưởng triết học của Trung Quốc cổ
trung đại và sự ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam.
Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ trung đại đến
khu vực Đông Nam Á – đặc biệt là đến văn hóa Việt Nam
Câu 4: phân tích những nội dung chủ yếu của đạoPhật ở Ấn Độ cổ
trung đại và sự ảnh hưởng của nó đến diện mạo văn minh thế giới.
Câu 5:anh (chị) hãy nêu những thành tựu của văn minh Đông Nam
Á thời cổ trung đại và phân tích ý nghĩa của quá trình hình thành
văn minh nông nghiệp lúa nước.
Câu 6:Phân tích vai trò của văn minh Hy Lạp đối với sự phát triển
của
Câu 7: Phân tích tính nhân văn của phong trào văn hóa Phục Hưng
ở châu Âu thế kỉ XIV-XVI lịch sửu văn minh thế giới
Câu 8: Phân tích những đặc điểm cơ bản của văn minh Công
nghiệp, liên hệ với quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay:
Câu 9: Phân tích những đặc điểm cơ bản của Văn minh Nông
nghiệp, liên hệ với tình hình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện
nay.
Câu 10: Triết lí tư tưởng của đạo Ixlam và vị trí của văn minh Ả
Rập trong quá trình phát triển văn minh nhân loại.
Câu 1: Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Trên cơ sở công cụ bằng đồng và nền kinh tế nông nghiệp, cư dân Ai
Cập cổ đại từ rất sớm đã sáng tạo nên một nền văn minh tinh thần vô
cùng rực rỡ, trong đó, những thành tựu chủ yếu là chữ viết, văn học,
kiến trúc và các kiến thức khoa học tự nhiên.
1. Chữ viết;
Khoảng hơn 3000 nămTCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ
tượng hình .
+Muốn chỉ một vật gì thì họ vẽ những nét tiêu biểu của sự vật đó.


+ Để diễn tả những khái niệm trừu tượng thì họ mượn ý. Ví dụ để diễn
tả trạng thái khát thì họ vẽ ba làn sóng nước và cái đầu bò đang cúi
xuống; để nói lên sự công bằng thì họ vẽ lông chim đà điểu ( vì lông đà
điểu hầu như dài bằng nhau ).
+ Từ chữ tượng hình, sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ
thống 24 chữ cái.
+ Vào thiên niên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học cách viết của người
Ai Cập để ghi lại các ngôn ngữ của mình.
+ Về sau này, loại chữ viết ấy lại ít nhiều ảnh hưởng tới người Phênixi
và người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái A , B
+ Những chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, viết trên
da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây sậy papyrus.
+ Đây là một loại “giấy” cổ xưa nhất, do vậy ngôn ngữ nhiều nước trên
thế giới, giấy được gọi là papes, papier
+ Năm 1822, một nhà ngôn ngữ học người Pháp là Sampôliông
( Champollion ) đã tìm cách đọc được thứ chữ này.
=> Ý nghĩa: Người Ai Cập cổ đại có chữ viết từ rất sớm và nhờ hình
thành chữ viết này họ đã để lại một di sản văn hóa vô cùng phong phú
trên tất cả mọi lãnh vực.
2.Văn học
Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú.
+ Bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện mang tính chất đại
lý, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại…
+ Trong số đó, Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Lời răn dạy của
Đuaup, Sống sót sau vụ đắm thuyền v.v…là những truyện tương đối tiêu
biểu.
3. Tôn giáo:
Người Ai Cập cổ đại theo đa thần giáo, họ thờ rất nhiều thần.
+ Ban đầu, mỗi vùng thờ mỗi vị thần riêng của mình, chủ yếu là những
vị thần tự nhiên. + Đến thời kì thống nhất quốc gia, bên cạnh những vị

thần riêng của mỗi địa phương còn có các vị thần chung như - thần Mặt
trời ( Ra ), thần sông Nin (Osiris.
+ Người Ai Cập cổ tin rằng con người có hai phần : hồn và xác.
= Khi con người chết đi, linh hồn thoát ra ngoài nhưng có thể một lúc
nào đó lại tìm về nơi xác ( Họ tin rằng như khi bị ngất , hồn thoát ra
ngoài tạm thời ).
=>Vì vậy những người giàu có tìm mọi cách để giữ gìn thể xác. Kĩ thuật
ướp xác vì vậy cũng rất phát triển.
4. Kiến trúc điêu khắc :
+ Người Ai Cập cổ đại đã xây dựng rất nhiều đền đài, cung điện, nhưng
nổi bật nhất phải kể đến là các kim tự tháp hùng vĩ, vĩnh cửu.
+ Người thiết kế ra Kim tự tháp đầu tiên để làm nơi yên nghỉ cho các
pharaon là Imhotép.
+ Người ta đã phát hiện ra khoảng 70 Kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau
trong đó có 3 Kim tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ đô Cairo.
+ Lớn nhất là Kim tự tháp Kêôp ( Kheops ) cao tới 146m, đáy hinh
vuông , mỗi cạnh tới 230m.
+ Đã mấy ngàn năm qua các Kim tự tháp vẫn sừng sững với thời gian.
Vì vậy người Ai Cập có câu “ Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng
riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”.
+ Ngoài việc xây dựng các lăng mộ, người Ai Cập cổ còn để lại ấn
tượng cho đời sau qua các công trình điêu khắc.
+ Đặc biệt nhất là tượng Nhân Sư (Sphinx ) hùng vĩ ở gần Kim tự tháp
Khephren. + Bức tượng mình sư tử với gương mặt Khephren cao hơn
20m này có lẽ muốn thể hiện Khephren là chúa tể với trí khôn của con
người và sức mạnh của sư tử.
5. Khoa học tự nhiên :
+ Về thiên văn, người Ai Cập cổ đã vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định
12 cung hoàng đạo và sao Thuỷ,Kim, Hoả, Mộc, Thổ.
+ Người Ai Cập cổ làm ra lịch dựa vào sự quan sát sao Lang ( Sirius ).

+ Một năm của họ có 365 ngày, đó là khoảng cách giữa hai lần họ thấy
sao Lang xuất hiện đúng đường chân trời.
+ Họ chia một năm làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30
ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày lễ. Để chia
thời gian trong ngày, họ đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước.
+ Về toán học, do yêu cầu làm thuỷ lợi và xây dựng nên kiến thức toán
học của người Ai Cập cổ cũng sớm được chú ý phát triển.
+ Họ dùng hệ đếm cơ số 10. Họ rất thành thạo các phép tính cộng trừ,
còn khi cần nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng trừ nhiều lần.
+ Về hình học, họ đã tính được diện tích của các hình hình học đơn giản;
đã biết trong một tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng
bình phương hai cạnh góc vuông. Pi của họ tính = 3,14 .
6.Về Y học
Người Ai Cập cổ đã chia ra các chuyên khoa như khoa nội, ngoại , mắt,
răng, dạ dày Họ đã biết giải phẫu và chữa bệnh bằng thảo mộc.
Câu 2: phân tích các hệ phái tư tưởng triết học của Trung Quốc cổ
trung đại và sự ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam.
Phân tích các hệ phái tư tưởng triết học Trung Quốc cổ trung đại
Thời cổ trung đại ở Trung Quốc, trong số hàng trăm nhà tư tưởng
đương thời, có 4 hệ phái tư tưởng quan trọng nhất, ảnh hưởng sâu
sắc đến văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam đó là: Nho gia,
Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia.
• Nho gia
- Người sáng lập Khổng Tử, người kế thừa và phát triển là
Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư.
- Tư tưởng này được tiếp cận trên 3 phương diện:
Chính trị
Đạo
đức


Giáo dục
- Chính trị
+xuất phát từ quan niệm “Nhân chi sơ, tính bản thiện”,
Khổng Tử đưa ra giải pháp đức trị.
+Đồng thời đưa ra lí tưởng xây dựng 1 thế giới đại đồng,
thiên hạ là của chung, yêu thương nhân ái và thực hiện tư
tưởng công bằng xã hội.
+hạt nhân tư tưởng Nho gia là “Quốc dân vi bản”. Sau này
Mạnh Tử phat triển thành mệnh đề”Dân vi quý, xã tắc thứ
chi, dân vi khinh”
+hệ thống quy phạm của Nho giáo: Tam cương, ngũ thường,
thuyết chính danh
Tam cương là 3 mối quan hệ rường cột của xã hội: Quân-
thần, Phu-tử, Phu-phụ.
Ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Chính danh: người quân tử trải qua 4 giai đoạn (tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ) và phải đạt đức, đạt đạo và chính danh,
nữ(công, dung, ngôn, hạnh)
- Đạo đức: nhân là gốc, là nội dung còn lễ là biểu hiện của
nhân
+Nhân: phẩm chất cần có của quân tử, được thể hiện trên 2
phương diên đối với mình và đối với người.
+Lễ: những quy phạm đạo đức tốt đẹp thể hiện mối quan hệ
giữa con người với con người.
- Giáo dục: mục đích là uốn nắn nhân cách, bồi dưỡng nhân
tài.
+Phương châm giáo dục”Tiên học lê, hậu học văn”
+Quan niệm “Hữu giáo vô loài”
• Đạo gia: hay còn gọi là đạo Lão Trang
- Người sáng lập: là Lão Tử, người phát triển là Trang Tử.

- Hạt nhân của hệ phái tư tưởng này nằm trong cuốn “Đạo đức
kinh” của Lão Tử, lấy “Đạo là khởi thủy của sự sống, là
nguồn gốc của vũ trụ”, “Đức là các đặc tính của sự vật, là sự
thể hiện của đạo, là quy lật tiến hóa của sự vật”.
- Lão Tử đã tìm ra mối quan hệ của Đạo và Đức, dùng đạo và
đức để giả thích tính đa dạng và thống nhất của vũ trụ,
nguyên nhân hình thành và biên hóa các hiện tượng tự nhiên.
Lão Tử nhìn thấy mâu thuẫn xã hội nhưng không chủ trương
giải quyết mâu thuẫn mà thường muốn giữ nguyên hiện trạng
“đạo thường vô vi”.
- Trang Tử là người hiền nhưng kra làm quan. Trang Tử kế
thừa học thuyết của Lão Tử, nhưng sai lầm đi quá xa do phủ
nhận việc con người dùng sức phá bỏ thiên nhiên, không nên
cố gắng phá bỏ mệnh trời. từ đó ông phủ nhận tri thức khách
quan, không còn coi đạo là bản thể ngoài ý muốn của con
người như Lão Tử mà do chủ quan cua con người tưởng
tượng ra. Do đó mà sa vào quan niệm duy tâm chủ quan.
- Đạo gia là sự hòa hợp học thuyết của Lão Tử và Trang Tử,
coi “thên nhiên hợp nhất”, mà dấu ấn rõ nét nhất của nó còn
lưu lại trong thi họa Trung Hoa, con người bé nhỏ trước thiên
nhiên, đạo người cũng như đạo trời, con người hòa hợp với
thiên nhiên. Đó là khởi nguồn của chủ nghĩa thư pháp, nghệ
thuật bon sai và chủ nghĩa lãng mạn.
- Đạo giáo là học thuyết kết hợp giữa các hình thức mê tín dân
gian với Đạo gia. Gồm 2 trường phái là:
+ Đạo Thái BÌnh do Trương Giác tuyền bá, lấy Thái Bình
kinh làm kinh điển.
+ Đạo Năm Đấu Gạo do Trương Lăng thanh lập, tôn Lão Tử
làm giáo chư, lấy sách Lão Tử làm kinh điển.
• Pháp gia

- Người sáng lập là Hàn Phi Tử.
- Cuốn sách được coi là kinh điển của Pháp gia là cuốn “Hàn
Phi Tử”
- Nội dung cơ bản của hệ phái này đề cập đến 3 phạm trù cơ
bản là: Pháp, thế, thuật:
+ Pháp: pháp luật, pháp lệnh quốc gia, là phương pháp cai trị
hiệu quả nhất, dùng người theo tài năng, thưởng phạt công
minh.
+ Thuật: là thủ đoạn chế ngự thần dân của bậc quân chủ,
quyền mưu của kẻ bề trên, là phương pháp điều hành chính
sự.
+ Thế là quyền uy, thế lực.
- Quan niệm: “Nhân chi sơ tính bản ác”, xã hội ổn định chỉ cần
chăm lo sản xuất và xây dựng lực lượng hùng hậu, tiến hành
chiến tranh, thống nhất thiên hạ, xã hội chỉ cần canh-chiến,
lấy nông dân và binh lính làm gốc, hạn chế các lực lượng
khác.
• Mặc gia
- Người sáng lập: Mặc Tử.
- Xuất phát từ lập trường giai cấp Mặc Tử đề xướng 10 điều
quan trọng: kiêm ái, phi công, thượng hiền, thượng đồng, tiết
dụng, tiết táng, phi nhạc, phi mệnh, thiện chí, minh quỷ.
Trong đó 4 điểu quan trọng nhất là:
+ Kiêm ái: yêu thương mọi người như nhau, không phân biệt
đẳng cấp.
+ Phi công: phản đối chiến tranh, nhưng là chiến tranh phi
nghĩa, tranh giành quyền lực, thôn tính quốc gia chứ không
phải phản đối sự phòng thủ chính nghĩa trừ bọn vô đạo.
+ Thượng hiền: quý trọng và đề cử người hiền tài, không
phân biệt sang hèn.

+ Thượng đồng: mọi người đều bình đẳng, tam họ ngang
thiên tử.
1. Sự ảnh hưởng của nho giáo đến Việt Nam:
Nho giáo là hệ phái quan trọng nhất, là cội nguồn nhân đạo của
văn hóa Trung Quốc, ảnh hưởng sâu sắc tới kết cấu văn hóa, đặc
tính tâm lí và kết cấu luân lí của nhân dân Trung Quốc. Không
những thế, trong tiến trình lịch sử, thông qua nhiều con đường,đặc
biệt vào thế kỉ I TCN Sĩ Nhiếp chính thức đưa Nho giáo vào
ViệtNam, từ đây Nho giáo đã có nhiều ảnh hưởng đến văn hóa
Việt Nam:
- Chữ viết: người VN sử dụng chữ viết của Trung Quốc trong
hành chính và văn tự sau đó người Việt đã biết sử dụng văn
tự chữ Hán phát triển thành chữ Nôm.
- Tư tưởng: người Việt tiếp thu quan niệm của Nho giáo xây
dựng tư tưởng văn chương giáo hóa đạo đức, lấy đạo đức là
cái cốt của văn chương “Chở bao nhiêu đạo tuyền không
khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Người quân tử
lấy khí thế, hình mẫu “tùng, cuc, trúc mai”. Lòng thương
người cũng là tư tưởng chủ đạo trong văn hóa của người VN
cũng như người TQ.
- Tổ chức: triều đình tập quyền, vua là người đứng đầu.
- Nghi thức: thờ cúng tổ tiên, người có công với nước.
- Thi cử: khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, dùng thi cử để
chọn người hiền tài, chế độ trọng văn.
Tuy nhiên, người VN không tiếp thu Nho giáo 1 cách thụ
động, mà còn cải biến, biến những yếu tố Nho giáo mang
đậm màu sắc Vn:
- Tinh thần dân tộc dân chủ mạnh mẽ: Ngô Thì Nhậm, Nguyễn
Trãi không phò Trần mà phò Lê, Dương Vân Nga khoác áo
bào cho Lê Hoàn.

- Trung Quốc: Trung quân, hiếu với cha; VN: Trung với nước,
hiếu với dân.
- Mối quan hệ vợ chồng trong văn hóa TQ là mối quan hệ 1
chiều (phu xướng, phụ tùy) ở VN nó là mối quan hệ 2 chiều
(râu tôm, ruột bầu)
Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ trung đại đến
khu vực Đông Nam Á – đặc biệt là đến văn hóa Việt Nam. (
Văn minh của Ấn Độ có tầm ảnh hưởng rât lớn đối với Đg Nam Á nói
chung và Việt Nam nói riêng trên rất nhiều phương diện nhưng tiêu biểu
nhất trên 5 phương diện sau: chữ viết, văn học, tôn giáo, nghệ thuật, triết
học và khoa học tự nhiên. Đối với Việt Nam thì văn minh Ấn Độ ảnh
hưởng sâu sắc và đậm nét đến văn hóa Chăm Pa.
a. Chữ viết:
* Đông Nam Á:
Ấn Độ là đất nước có chữ viết từ rất sớm ( từ thời cổ đại ) và có đến hơn
3000 con dấu khắc chữ đồ họa dùng ghi âm và ghi vần thời cổ đại. Qua
đây ta cũng có thể thấy được sự phong phú và đa dạng trong ngôn ngữ
của đất nước này. Đến ngày nay đất nước này lại lấy cái cơ sở đó mà tiến
xa hơn với 20.000 đầy sách/năm, đứng thứ 8 về sách in trên thế giới,
đứng thứ 3 về số lượng sách xuất bản bằng tiếng Anh. Chữ viết của Ấn
Độ cũng ảnh hưởng sâu rộng tới văn hóa Đông Nam Á là cơ sở hình
thành chữ viết Chawmpa, chữ Lào, chữ Thái, chữ Khơme Khi tôn giáo
Ấn Độ trở thành tôn giáo thế giới, chữ viết Ấn Độ trở thành tài sản
chung của nhân loại, vì trước hết nó được sử dụng như một phương tiện
để truyền giáo, sau đó là truyền giáo giá trị văn hóa. Đầu công nguyên,
khi cần ghi chép các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Pali-
Sanskrit của Ấn Độ để xây dựng chữ viết của dân tộc mình.
* Việt Nam:
Chữ viết Ấn Độ ảnh hưởng chủ yếu đến chữ viết của Chăm Pa. Chăm Pa
đã sớm tiếp xúc với nền văn minh Ấn Độ, đã tiếp nhận văn tự Ấn Độ

ngay từ ngày lập quốc. Văn bia được khắc chữ từ thế kỉ IV đến thế kỉ
XV bằng văn tự Chăm cổ và chữ Sanskrit. Nói đến chữ viết Chăm Pa là
nói đến chữ Akhar Thrah, một loại chữ được dùng phổ biến cho tới ngày
nay. Tất cả các kiểu chữ và biến thế của nó hiện nay đều được bắt nguồn
từ chữ viết ở miền Nam Ấn Độ thuộc hệ văn tự Brami.
b.Văn học:
* Đông Nam Á:
Ấn Độ có nền văn học đa ngữ, đa tầng phong phú với kho tàng thần
thoại kì ảo, những sử thi nổi tiếng và những chuyện cổ giàu triết lý, chất
ngụ ngôn đầy trí tuệ pha lẫn sắc màu huyền bí làm nên nét đặc trưng
mang tinh thần Ấn Độ.
Trong đó phải kể đến sử thi - 1 thể loại đặc trưng và nổi tiếng nhất trong
văn học Ấn Độ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học của các nước ở khu
vực Đông Nam Á. Ramayana là 1 trong 2 bộ sử thi của Ấn Độ. Nó
không chỉ in dấu ấn sâu đậm trong đời sống của dân tộc này mà còn hóa
thân vào Riêmkê của Campuchia, Xỉnxay của Lào, Rama Kiên của Thái
Lan, chuyện tình nàng Sita của Việt Nam.
* Việt Nam:
Ấn Độ có 2 bộ sử thi đồ sộ là Mahabrahata và Ramayana và đã được
dịch ra tiếng Sanskrit vào các thế kỉ đầu công nguyên.Người Chăm pa đã
đón nhận 2 bộ sử thi này theo cách tư duy của họ và phù hợp với tâm lí
của cộng đồng. Văn học Chăm pa khá phát triển với nhiều thể loại
phong phú như: thần thoại, sử thi, truyện cổ, thơ ca, văn xuôi lấy cơ
sở chủ yếu là văn học Ấn Độ.
c. Tôn giáo :
* Đông Nam Á:
Do ảnh hưởng từ Phật giáo của Ấn Độ nên cũng thấy xuất hiện những
nét tương đồng trong tín ngưỡng như sùng bái thiên nhiên ở các nước
Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonexia ; tín ngưỡng phồn
vinh ( thờ sinh thực khí, tục té nước, ăn trầu, đánh đu ). Tất cả các tin

ngưỡng này đều xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh hay còn gọi là
thuyết vạn vật đều có linh hồn.
* Việt Nam:
Nói đến ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đến tôn giáo Việt Nam ta có thấy
rõ nét nhất qua tầm ảnh hưởng sâu rộng của đạo Phật. Đạo Phật được du
nhập vào nước ta trong những thế kỷ đầu công nguyên bằng con đường
buôn bán của các thương gia người Ấn Độ. Qua hàng ngàn năm tồn tại,
Phật giáo đã có nhiều đóng góp cho dân tộc trên nhiều phương diện như
xây dựng một nền văn hóa hòa giải và nhẹ nhàng, định hướng cho Phật
tử Việt Nam có 1 đường sống đúng đắn và mang tính nhân bản sâu sắc.
Ngày nay nhân loại đang bước vào thời kỳ lịch sử mới với nhiều biến
đổi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Phật giáo đương đại đang thể
hiện nhiều vai trò quan trọng cho " quốc thái dân an" cũng như nó đã
đóng góp cho lịch sử dân tộc.
d. Nghệ thuật:
* Đông Nam Á:
Ấn Độ có nền nghệ thuật phong phú. Các công trình nghệ thuật Ấn Độ
trong suốt lịch sử là trung tâm hoạt động tôn giáo, vừa là trung tâm văn
hóa xã hội của các cộng đồng. Nghệ thuật Ấn Độ là sự chung đúc của
những tinh hoa âm nhạc- hội họa - điêu khắc- kiến trúc. Đông Nam Á là
khu vực có nhiều công trình nghệ thuật chịu nhiều ảnh hưởng từ nghệ
thuật kiến trúc của Ấn Độ nhất so với các khu vực khác trên thế giới.
Trước hết ta vẫn thấy là sự sáng tạo của văn hóa Đông Nam Á, sau đó họ
tiếp nhận các phong cách kiến trúc Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Kitô
giáo phương Tây rồi bản địa hóa chúng để sáng tạo nên những nền kiến
trúc cổ Chămpa, kiến trúc xứ Ăngkor, kiến trúc xứ Chùa Vàng Mianma,
kiến trúc Java- Inđônêxia
* Việt Nam:
Chăm pa cũng đón nhận dòng chảy của nền văn minh Ấn Độ từ biển
đông. Một điều dễ hiểu là kiến trúc luôn đi cùng với tôn giáo.Như các

quốc gia Đông Nam Á cùng chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, vật
liệu cơ bản và chủ yếu để xây dựng đền, tháp là gạch và đá. Trên tổng
thể thân tháp bằng gạch, những thợ điêu khắc đã chạm trổ hoa văn,
những con vật thiêng liêng của Hinđu giáo.Hình thể của 1 tháp Chăm pa
bao giờ cũng thu nhỏ dần khi càng lên cao. Trên chóp đỉnh thường đặt 1
Linga. Người Chăm pa đã tiếp thi kĩ thuật xây dựng tháp của Ấn Độ,
qua bàn tay của kĩ sư Chăm pa các khôi tháp vẫn mang màu sắc của Ấn
Độ nhưng đã trở nên hài hòa, cứng rắn, mạnh mẽ và đầy bí hiểm.
e. Triết học và khoa học tự nhiên:
Về triết học thì có triết học của Hinđu ảnh hưởng đến tận Đông Nam Á.
( em tìm mãi phần này mà không có j đâu)
Ấn Độ đã có những phát minh quan trọng trong khoa học tự nhiên mà
ngày nay chúng ta vẫn phải công nhận và tôn trọng những phát minh đó.
Từ thời cổ đại họ đã có lich niên chia ra 1 năm 12 tháng, mỗi tháng có
30 ngày, mỗi ngày có 30 giờ. Họ đã giải thích được hiện tượng nhật
thực, nguyệt thực, biết được quỹ đạo mặt trăng. Từ thế kỷ V TCN, xuất
hiện nhiều công trình thiên văn học quan trọng Sitđanta.Ấn Độ có nhiều
đóng góp về toán học. Họ đã phát minh ra 10 chữ số mà ngày nay nhân
loại đang dùng. Tư liệu sớm nhất về những số này có trong Sitđanta, trên
bia đá thời Ashôka vào thế kỷ III TCN. Về sau, người Ả Rập dịch
SitĐanta nên truyền hệ chứ số này sang phương Tây. Phát minh ra số 0,
Ấn Độ đã trở thành cái nôi của số học hiện đại. Hện số thập phân là 1
đóng góp lớn của Ấn Độ cho toán học thế giới. Trong lĩnh vực y học,
văn minh Ấn Độ cũng đã khẳng định mình bằng việc đúc kết kinh
nghiệm và tri thức để viết lại 2 cuốn sách có gí trị, đó là Y học toát yếu
và Luận khảo về trị liệu.

Câu 4: phân tích những nội dung chủ yếu của đạoPhật ở Ấn Độ cổ
trung đại và sự ảnh hưởng của nó đến diện mạo văn minh thế giới. )
Vào giữa thiên kỷ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số dòng tư tưởng

chống đạo Bàlamôn. Đạo Phật là một trong những dòng tư tưởng ấy.
Theo truyền thuyết, người sáng lập đạo Phật là Xitđácta Gôtama
(Siddharta Gautama), sau khi thành Phật được đệ tử tôn xưng là Xakia
Muni (Thích ca Mâuni), con vua Sutđôđana nước Capilavaxtu ở chân
núi Hymalaya, miền đất bao gồm một phần miền Nam nước Nêpan và
một phần của Ấn Độ ngày nay.
Năm 29 tuổi, hoàng tử Xitđácta xuất gia đi tu để tìm kiếm con đường
cứu vớt những nỗi khổ của loài người. Đến năm 35 tuổi, Xitđácta đã
nghĩ ra được cách giải thích bản chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ
đau, do đó cho rằng đã tìm được con đường cứu vớt. Từ đó, ông được
gọi là Buddha, ta quen gọi là Phật hoặc Bụt, nghĩa là "người đã giác
ngộ", "người đã hiểu được chân lý".
Về niên đại của Phật, hiện nay đang có những ý kiến khác nhau. Có một
số người cho rằng Phật sinh năm 563 và mất năm 483 TCN; một số
người khác thì cho rằng Phật sinh năm 624 và mất năm 544 TCN. Tín đồ
Phật giáo lấy năm 544 TCN làm năm mở đầu kỷ nguyên Phật giáo.
1. Học thuyết Phật giáo
Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo được tóm tắt trong câu nói
sau đây của Phật Thích ca: "Trước đây và ngày nay ta chỉ lý giải và nêu
ra cái chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ". "Cũng
như nước đại dương chỉ có một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một
vị là cứu vớt".
Cái chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ ấy được thể
hiện trong thuyết "tứ thánh đế" hoặc còn gọi là "tứ diệu đế", "tứ chân
đế", "tứ đế", nghĩa là 4 chân lý thánh. Đó là: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo
đế.
Khổ đế là chân lý về các nỗi khổ. Theo Phật, con người có tám nỗi khổ
(bát khổ): sinh, lão, bệnh, tử, gần kẻ mình không ưa, xa người mình yêu,
cầu mà không được, giữ lấy 5 uẩn (thủ ngũ uẩn).
"Uẩn (Skandha) là tập hợp, tích tụ. Đạo Phật cho rằng con người không

có thực thể tự nó (vô ngã) mà chỉ là sự tập hợp 5 thứ: sắc (vật chất tạo
thành thân thể), thụ (cảm giác), tưởng (quan niệm), hành (hành động),
thức (nhận thức). Vì con người chỉ là sự tập hợp của 5 thứ đó, nên đó
cũng là một nỗi khổ.
Như vậy, đối với con người, ngoài khổ đau vô tận, không có cái gì khác.
Tập đế là chân lý về nguyên nhân của các nỗi khổ. Nguyên nhân chủ yếu
là luân hồi, mà nguyên nhân của luân hồi là nghiệp, sở dĩ có nghiệp là do
lòng ham muốn như ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang Ham muốn
không dứt thì nghiệp không dứt, nghiệp không dứt thì luân hồi mãi mãi.
Diệt đế là chân lý về sự chấm dứt các nỗi khổ, Nguyên nhân của khổ đau
là luân hồi, vì vậy muốn diệt khổ thì phải chấm dứt luân hồi. Muốn
chấm dứt luân hồi thì phải chấm dứt nghiệp. Đó là một món nợ truyền từ
kiếp này sang kiếp khác do lòng ham muốn tạo nên, do đó nói vắn tắt
muốn chấm dứt luân hồi thì phải trừ bỏ hết mọi ham muốn. Một khi đã
chấm dứt được luân hồi thì sẽ được yên tĩnh thanh thản, sáng suốt và
như vậy đã đạt tới cảnh giới Niết bàn (Nirvana).
Đạo đế là chân lý về con đường diệt khổ tức là phương pháp thực hiện
việc diệt khổ. Con đường đó gọi là "bát chính đạo" (8 con đường đúng
đắn), gồm:
Chính kiến: tín ngưỡng đúng đắn. Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn.
Chính ngữ: nói năng đúng đắn. Chính nghiệp: hành động đúng đắn.
Chính mệnh: sống đúng đắn. Chính tịnh tiến: mơ tưởng những cái đúng
đắn. Chính niệm: tưởng nhớ những cái đúng đắn. Chính định: tập trung
tư tưởng ngẫm nghĩ đúng đắn.
Chung qui "bát chính đạo" là suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn.
Về giới luật, tín đồ Phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 thứ (ngũ giới):
Không sát sinh. Không trộm cắp. Không tà dâm. Không nói dối. Không
uống rượu. Trong số đó, giới luật "không sát sinh" là không được giết
người, còn giết các động vật thì luật cấm không khắt khe lắm. Phật giáo
ban đầu không cấm tín đồ ăn thịt.

Tục tín đồ, nhất là các tăng ni phải ăn chay, không được ăn thịt động vật
là do vua Lương Vũ đế ( 502-549) của Trung Quốc đặt ra vào thời kỳ
đạo Phật thịnh hành ở nước này.k
Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết
duyên khởi. Duyên khởi là chữ nói tắt câu "chư pháp do nhân duyên nhi
khởi" nghĩa là "các pháp đều do nhân duyên mà có".
"Pháp" (dharma) là tất cả mọi sự vật, bao gồm cả vật chất và tinh thần.
Giáo lý của đạo Phật cũng là sự vật nên cũng gọi là "pháp"
Còn nhân duyên là nguyên nhân, nhưng trong đó, nhân là nguyên nhân
chủ yếu, duyên là nguyên nhân phụ. Ví dụ: Sở dĩ một cái cây có thể nảy
mầm và phát triển được là nhờ có hạt giống, đất, nước, khí trời, ánh
sáng, trong đó, hạt giống là nhân, đất nước, khí trời ánh sáng là duyên.
Như vậy mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Nhưng duyên
khởi do đâu mà có? Học thuyết Phật giáo giải thích rằng duyên khởi do
tâm mà ra. Tâm là nguồn gốc của duyên khởi thì cũng là nguồn gốc của
vạn vật.
Do quan niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương "vô
tạo giả" tức là không có vị thần linh tối cao tạo ra vũ trụ. Đây là một nội
dung cơ bản mà đạo Phật nêu ra để chống lại đạo Bàlamôn và cũng là
một sự khác biệt quan trọng giữa đạo Phật với nhiều tôn giáo khác.
Bên cạnh thuyết "vô tạo giả", đạo Phật còn nêu ra các thuyết "vô ngã",
"vô thường".
Vô ngã là không có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố định.
Con người cũng chỉ là sự tập hợp của 5 uẩn sắc, thụ, tưởng, hành, thức
chứ không phải là một thực thể tồn tại lâu dài. Đây là nội dung thứ hai
mà đạo Phật nêu ra để chống lại đạo Bàlamôn, vì đạo Bàlamôn chủ
trương có bản ngã.
Vô thường là mọi sự vật đều ở trong quá trình sinh ra, biến đổi, tiêu diệt
chứ không bao giờ được ổn định.
Như vậy về thế giới quan, tuy đạo Phật ban đầu chủ trương vô thần (vô

tạo giả) nhưng chung qui vẫn là duy tâm chủ quan.
Về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp, vì đạo
Phật cho rằng nguồn gốc xuất thân của mỗi người không phải là điều
kiện để được cứu vớt. Mọi người, dù thuộc đẳng cấp nào một khi đã tu
hành theo học thuyết của Phật thì đều trở thành những thành viên bình
đẳng của một Tăng đoàn.
Đồng thời đạo Phật mong muốn có một xã hội trong đó vua thì có đạo
đức và phải dựa vào pháp luật để trị nước, không được chuyên quyền
độc đoán, còn nhân dân thì được an cư lạc nghiệp.
Như vậy, đạo Phật ban đầu là một học thuyết khuyên người ta phải từ bỏ
ham muốn, tránh điều ác, làm điều thiện để được cứu vớt chứ không
thừa nhận thượng đế và các vị thần bảo hộ, do đó không cần nghi thức
cúng bái và cũng không có tầng lớp thày cúng.
2. Sự phát triển của đạo Phật ở Ấn Độ
Sau khi Phật tịch, đạo Phật được truyền bá nhanh chóng ở miền Bắc Ấn
Độ. Để soạn thảo giáo lý, qui chế và trấn chỉnh về tổ chức, từ thế kỷ V-
III TCN, đạo Phật đã triệu tập 3 cuộc đại hội ở nước Magađa, quốc gia
lớn nhất ở Ấn Độ lúc bấy giờ. Từ nửa sau thế kỷ III TCN, tức là sau đại
hội lần thứ ba, đạo Phật trước tiên được truyền sang Xri Lanca, sau đó
truyền đến các nước khác như Myanma, Thái Lan, Inđônêxia
Đến khoảng năm 100 sau CN, đạo Phật triệu tập đại hội lần thứ tư tại
nước Cusan ở Tây Bắc Ấn Độ. Đại hội này thông qua giáo lý của đạo
Phật cải cách, và phái Phật giáo mới này được gọi là phái Đại thừa để
phân biệt với phái Phật giáo cũ gọi là phái Tiểu thừa.
Sự khác nhau chủ yếu giữa hai phái biểu hiện ở các mặt sau đây:
-Phái Tiểu thừa (Hinayana) nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hoặc "con đường cứu
vớt hẹp" cho rằng chỉ có những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt.
Phái Đại thừa (Mahayana) nghĩa là cỗ xe lớn hoặc "con đường cứu vớt
rộng" thì cho rằng không phải chỉ những người tu hành mà cả những
người trần tục quy y theo Phật cũng được cứu vớt.

- Phái Tiểu thừa cho rằng chỉ có Phật Thích ca là Phật duy nhất. Việc
cứu độ chúng sinh chỉ có Phật mới làm được, những người thường
không thể thành Phật.
Phái Đại Thừa cho rằng Phật Thích Ca là Phật cao nhất, nhưng ngoài
Phật Thích Ca còn có nhiều Phật khác như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc,
Phật Đại Dược Sư. Phật A Di Đà hiện đang giáo hóa ở cõi cực lạc
phương Tây. Phật Di Lặc là vị Phật tương lai sẽ nối nghiệp Phật Thích
Ca để giáo hóa cõi đời này mà sách Phật gọi là cõi Ta bà (Saha) nghĩa là
nơi khó chịu đựng. Phật Dược Sư ở cõi tĩnh lưu li ở phía Đông thế giới
chúng ta. Phật Dược Sư thường cứu giúp chúng sinh tai qua nạn khỏi.
Hơn nữa phái Đại thừa cho rằng ai cũng có thể thành Phật và thực tế đã
có nhiều người đã đạt đến cõi Phật. Đó là các Bồ tát như Văn Thù, Phổ
Hiền, Quan Âm, Địa Tạng Tuy đã thành Phật, nhưng các Bồ Tát không
nên cõi Niết Bàn mà tự nguyện ở lại cõi trần để cứu độ chúng sinh.
- Phái Tiểu thừa quan niệm Niết bàn là cảnh giới yên tĩnh gắn liền với
giác ngộ sáng suốt, không còn phiền não khổ đau. Phật Thích Ca đã đạt
đến cảnh giới Niết bàn vào năm 35 tuổi, sau đó Phật vẫn tiếp tục sống và
hoạt động 45 năm nữa.
Phái Đại Thừa thì quan niệm Niết bàn là thế giới của các Phật giống như
thiên đường của các tôn giáo khác. Đồng thời với quan niệm đó, phái
Đại Thừa còn tạo ra địa ngục, nơi đày đoạ những kẻ tội lỗi.
Phái Đại thừa còn đề cao vai trò của tầng lớp tăng ni, coi họ là những kẻ
trung gian giữa tín đồ và Bồ tát.
Từ đó tượng Phật được tạc, đúc rất nhiều, nghi thức cúng bái càng phức
tạp, hương hoa cũng được sử dụng trong khi cúng Phật.
Sau đại hội Phật giáo lần thứ tư, các nhà sư càng được khuyến khích ra
nước ngoài truyền đạo; do đó đạo Phật càng được truyền bá mạnh mẽ
sang Trung á và Trung Quốc. Những thế kỷ tiếp sau đó, đạo Phật suy
dần ở Ấn Độ, nhưng lại được phát triển ở phần lớn châu á và đã trở
thành quốc giáo của một số nước như Xri Lanca, Mianma, Thái Lan,

Campuchia, Lào.
3,Ảnh hưởng của Đạo Phật tới diện mạo văn minh Thế giới:
Phật giáo được công nhận là tôn giáo vĩ đại nhất trên Thế giới, có ảnh
hưởng sâu sắc đến diện mạo của nền văn minh nhân loại. Số lượng tín
đồ Phật giáo ước lượng với nhiều con số khác nhau giữa 200 đến 500
triệu¸ ý kiến của phần lớn chấp nhận là khoảng 360 triệu, ( 6 phần trăm
dân số Thế Giới). Theo sự thống kê này, Phật giáo là tôn giáo đứng hàng
thứ 4 trong số tôn giáo có tín đồ đông nhất trên Thế giới. Đạo Phật có
ảnh hưởng rất sau rộng tới Đông Nam Á. Vượt qua cao nguyên Tây
Tạng, Phật giáo xâm nhập vào Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật
Bản…hoặc nguyên dạng, hoặc đã phân nhánh Tiểu Thừa- Đại Thừa,
hoặc dưới hình thức đạo Lát ma, thờ tượng Phật và rao giảng lối sống tu
hành. Về căn bản tư tưởng bình đẳng bác ái của đạo Phật không phù hợp
với xã hội Ấn độ vốn bị quan niệm đẳng cấp và tín ngưỡng đa thần ăn
sâu vào tiềm thức, nhưng lại phù hợp với khát vọng chung cuat các dân
tộc trên Thế giới. Phật giáo là một cống hiến lớn của Ấn độ cho văn
minh tinh thần nhân loại.
Câu 5:anh (chị) hãy nêu những thành tựu của văn minh Đông Nam
Á thời cổ trung đại và phân tích ý nghĩa của quá trình hình thành
văn minh nông nghiệp lúa nước.
*Thành tựu văn minh Đông Nam Á
Cư dân ĐNA lấy sản suất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt
động kinh tế chủ yếu. Do đó không chỉ có những nét tương đồng về canh
tác và hệ thồng thủy lợi, mà đến các phong tục tập quán ít nhiều cũng
chịu ảnh hưởng của của nền nông nghiệp lúa nước.
- Trước khi các tôn giáo được truyền bá vào ĐNA, cư dân nơi đây đã
dùng thuyết “vạn vật hữu linh” để chỉ tất cả những hình thức tín ngưởng.
Trong đó sớm nhất là bái vật giáo với những ý niệm về sức mạnh siêu
nhiên của tự nhiên.
Quan niệm “vạn vật hữu linh” đã tồn tại trong các tín ngưỡng dân gian

và có tác động không nhỏ đến các tôn giáo được truyền bá vào và một
phần làm biến dạng nó, biến nó thành cái của mình: như Ăng co vát ở
Campuchia, Bánh xe luân hồi bằng đá ở Thái Lan,
- Khác với văn hóa chữ viết của người Hán và Ấn Độ, văn hóa cư dân
nông nghiệp ĐNA tắm mình trong nền văn hóa dân gian. Tín ngưỡng, lễ
hội gắn liền với chu ký nông nghiệp, thờ cúng tổ tiên. Cơ cấu của lễ hội
bao gồm hai phần đó là Lễ và Hội đan xen hòa quyện vào nhau rất
khăng khít, Ngoài ra lễ hội khu vực ĐNA còn mang tính chất thống nhất
cao như Tết cổ truyền ở các nước đều có với hình thức gần giống nhau
và thời điểm cũng tương đương nhau.
-Qua các văn bia người ta biết rằng ĐNA cổ xưa đã sử dụng chữ viết
đươc du nhập từ Ấn Độ là chính. Tuy nhiên trong quá trình lịch sử lâu
dài việc sang tạo ra chữ viết và quá trình cải tiến nó của các cư dân ĐNA
không phải là một sự bắt chước đơn giản mà là cả một quá trình công
phu và sang tạo, một thành tựu đáng kể về văn hóa của khu vực.
Nền văn học dân gian của các dân tộc ĐNA cũng rất phong phú và đa
dạng về thể loại đó là những truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,
truyện cười, ngụ ngôn, truyện trạng…mặc dù có chịu ảnh hưởng của văn
học Hán và Ấn Độ song văn học ĐNA vẫn mang được bản sắc riêng.
Ngoài ra văn hóa ĐNA còn rất nhiều bản sắc riêng biệt nữa như: Chiếc
nhà sàn, Thích múa hát tập thể, hát đối…
*ý nghĩa của quá trình hình thành nền văn minh nông nghiệp lúa nước
Quá trình chuyển biến từ nền kinh tế phụ thuộc vào săn bắn hái lượm
của thời công xã nguyeen thủy tiến lên nền kinh tế dựa trên cơ sở trồng
trọt,chăn nuôi,trồng luas nước là một bước tiến vĩ đại của nhân loaị.Tưf
khi nền nông nghiệp lúa nước được xác lập nó đã thúc đẩy quá trình khai
khẩn vùng đầm lầy ven song ,ven biển và vùng châu thổ bên các dòng
song để tạo nên những cánh đồng màu mỡ trồng lúa nước.
Khác với các nước phương Tây hoặc Bắc Trung Hoa thời cổ (bữa ăn
thiên về thịt), bữa ăn của người Việt, thịt hầu như vắng bóng, để nhường

cho thủy sản, nhất là cá. Đã đành người Việt thích ăn thủy sản, nhất là
cá, song, người dân còn đặc biệt thích thứ nước chấm được làm từ cá, đó
là nước mắm. Không có nước mắm, bất thành bữa cơm Việt. Người Việt
đi đâu cũng mang theo nước mắm để ăn cơm, và họ đã lan tỏa cái văn
hóa nước chấm đặc biệt này qua biên giới Việt, khiến một số người nước
ngoài cũng nghiện nước mắm, như nghiện phở Việt. Khi dịch những từ
này, các dịch giả thấy tốt nhất là để từ nguyên, không dịch và cũng
không để dấu: nuoc mam Viet, pho Viet…
Song, trong hàng trăm năm giao lưu với phương Tây, riêng về ẩm thực,
người Việt cũng chịu ảnh hưởng từ phương Tây trong cách ăn uống, như
một tích hợp văn hóa Đông-Tây lành mạnh. Một số người còn bị “Tây
hóa”, chỉ thích ăn cơm và uống rượu Tây, mà từ khước rượu ta (rượu gạo
nấu theo cách thủ công), nước chè, nước vối, nước ngô Bánh mỳ,
patê, súp, xúc xích, bơ, sữa, các món quay, món nướng, các loại rượu
mạnh, rượu vang… là cách ăn uống đã bước vào Việt Nam hàng trăm
năm nay. Hiện, chúng thâm nhập vào bữa cơm Việt một cách tự nhiên.
Bữa ăn Việt đang biến tấu rất nhanh theo sinh hoạt hiện đại, bắt nhịp
theo trào lưu ẩm thực thế giới với những món ăn nhanh.
Vấn đề ẩm thực của người Việt hiện đại, từ đó, đã đặt ra những bài toán
cần giải quyết, khi người dân bị ngộ độc thực phẩm, hoặc ăn nhiều thịt
đến mức béo phì, đẩy cơm ra khỏi vị trí cơ bản của bữa cơm Việt hay lại
theo về những món đồng quê truyền thống, và coi đó là đặc sản của ẩm
thực hiện đại. Vì vậy, văn hóa ẩm thực Việt hiện đại cũng đang đặt ra
những thách thức cho sự phát triển.
-con người chọn cây láu nước là loại cây lương thực chủ yếu đã thúc đẩy
cố kết cộng đồng,đẩy mạnh quá trình tụ cư thành những làng xóm ven
sông ven biển
-cây lúa nước đã trở thành cây lương thực chiến lược,là tiền đề cho sựu
phát triển dân số,ổn định cuộc sống
-văn minh nông nghiệp lúa nước đã thúc đẩy quá trình hình thành nền

văn hóa nông nghiệp với những đặc điểm tiêu biểu là bám đất,bám
làng,tự túc,tuự cấp ,hướng nội và khép kín.
Câu 6:Phân tích vai trò của văn minh Hy Lạp đối với sự phát triển
của
*Vai trò của nền văn minh Hy Lạp được thể hiện nhuwgx thành tựu văn
minh mà Hy Lạp đóng góp cho thế giới:
+Chữ viết
• Chữ viết Hy Lạp đã xuất hiện từ thời Crét- Misen, Bằng
chứng là hàng ngàn tấm đất sét được tìm thấy cuối thế kỉ
XIX- đầu thế kỉ XX
• Chữ tượng hình là loại chữ cổ nhất Hy Lạp, chữ có dạng thức
đơn giản được cấu tạo bởi 1 số đường nét ngắn ngọn, khá đều
đặn, hình thon dài. Khi văn minh Crét lụi tàn thành Misen bị
phá hủy, chữ viết sơ khai ấy trở thành tử ngữ.
• TK VIII TCN người Hy Lạp giao lưu buôn bán với người
Phoenica, họ đã tiếp thu hệ thống chữ viết của người
Phoenica mà sáng tạo nên hệ thống chữ viết của mình gồm
40 chữ cái
• Năm 430 TCN hệ thống chữ viết được chấp nhận ở Aten.
Người Aten rút gọn từ 40 chữ còn 27 chữ và sau này chỉ còn
24 chữ.
 Giơí nghiên cứu đánh giá đây là bảng chữ cái đầu tiên và lâu
đời, nó được sử dụng cho đến ngày nay, mặc dù 1 số kí tự đã
được lược bỏ
 Chữ viết Hy Lạp là nền tảng cho nhiều bảng chữ cái khác ở
Châu Âu và Trung Đông, bao gồm cả bảng chữ cái La-tinh.
Chữ cái Hy Lạp còn được dùng cho các biểu tượng toán học ( α,
β, ), vật lý học, tên các ngôi sao hay các cơn bão nhiệt đới,…
+ Văn học
• Thần thoại: phong phú, đặc sắc, làm đề tài khai thác vô tận

cho kiến trúc điêu khắc
- Phân loại: 3 loại- Thần thoại về các gia
hệ thần
- Thần thoại về thành bang
-Thần thoại về anh hùng, dũng sĩ, nghệ sĩ.
• Nôi dung thần thoại Hy Lạp có tính chất:
- Hiện thực: Phản ánh toàn bộ đời sống vật chất tinh
thần của người Hy Lạp
- Triết lý: Dù các câu chuyện thấm đẫm thế giới quan
thần linh nhưng giải thích các sự vật đều bắt nguồn
từ hiện thực và chủ nghĩa duy vật thô sơ.
- Nhân văn: Thần linh chỉ là bệ phóng để ca ngợi vẻ
đẹp con người từ tâm hồn đến trí tuệ. Phân biệt rõ
thiện ác đúng sai, thần đại diện cho điều thiện, yêu
ghét rạch ròi. Thể hiện ước mơ của nhân dân về 1
cuộc sống an nhàn, hạnh phúc.
 Khác với người phương Đông sùng kính linh thiêng với các vị
thần , người Hy Lạp chỉ tôn kính suỗng sã với thần linh. Mặc dù
các vị thần có sức mạnh siêu nhiên có phép thần thông biến hóa
nhưng họ cũng biết ghen tuông thù hận, cũng vụng trộm ái tình,
cũng đố kị trả thù,…Thần thoại Hy Lạp cung cấp cho văn hóa
thế giơí vô số điển tích nghệ thuật, cung cấp cảm hứng sáng tạo
cho tất cả các lĩnh vực.
+Sử thi
Nổi bật nhất trong sử thi Hy Lạp là 2 sử thi Iliat &Ô-đi-xê
của Hô-me
• Sử thi Iliat (15683 câu) lấy bối cảnh 50 ngày cuối cùng
của chiến tranh thànhTơ-roa. Ca ngợi người anh hùng xả
thân vì cộng đồng như Asin, U-lít-xơ, Hét-to,…
• Sử thi Ô-đi-xê ( 12 110 câu) thuật lại hành trình trở về quê

hương của Uy-lít-xơ cùng đoàn dũng sĩ của mình. Bài ca
ca ngợi trí tuệ, tài năng của con người, tình cảm vợ chồng
thủy chung cùng khát vọng khám phá vùng đất mới.
+ Kịch

×