Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phong trào du học Nhật Bản của Việt Nam thời cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.29 KB, 9 trang )

Tên bài nghiên cứu:
PHONG TRÀO DU HỌC NHẬT BẢN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM
Tên sách
: “Nhật Bản và Việt Nam - Phong trào văn minh hoá cuối thế kỉ XIX,
đầu thế kỉ XX”
Chương
:4
Tác giả
: PGS.TS Nguyễn Tiến Lực
Nhà xuất bản
: Giáo dục Việt Nam
Năm phát hành : 2012
I.
Tóm tắt:
1. Du học - hình thức đào tạo nhân tài cho cách mạng Việt Nam

Phan Bội Châu nhận định rằng, Nhật Bản là nơi có thể tiến hành những hoạt
động chuẩn bị lực lượng cho cách mạng Việt Nam mà trước hết là tổ chức phong trào
sang Nhật du học để đào tạo nhân tài cho cách mạng.
Phan Bội Châu cũng đánh giá cao vai trò của phong trào du học đối với sự
nghiệp duy tân ở Nhật Bản. Vì thế ông muốn tổ chức sự nghiệp du học để “mở mang
dân trí, bồi dưỡng nhân tài”, chuẩn bị cho sự nghiệp “duy tân” Việt Nam. Theo Phan
Bội Châu, duy tân trước hết là giành cho được độc lập, rồi sau đó mới kiến thiết thành
quốc gia hùng cường.
Trong tác phẩm Tân Việt Nam (1990), điều mà Phan Bội Châu đã đề cập đầu
tiên về viễn cảnh của Việt Nam là “không có quốc gia bảo hộ”. Sau khi duy
tân rồi thì “tư cách nội trị quyền ngoại giao đều do ta nắm. Sự nghiệp văn
minh ngày càng tiến bộ, phạm vi thế lực ngày càng mở mang… Sau khi đã
duy tân rồi thì dân trí sẽ mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát
đạt, vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ… Sau khi đã duy tân thì uy quyền
của nước ta ta cầm, nhân đạo của ta ta giữ, nền văn minh thông suốt, cửa tự


do mở rộng…”(Trích Tân Việt Nam, trong Phan Bội Châu toàn tập, tập 2,
NXB.Thuận Hoá, Huế, 1990, tr.254-255, 257).
Để đào tạo thanh niên Việt Nam thành những nhân tài cho sự nghiệp duy tân đất
nước, Phan Bội Châu muốn gửi họ vào học các trường quân sự, mong muốn thanh
niên Việt Nam trở thành những chiến sĩ đấu tranh vì độc lập. Khi về nước vận động
thanh niên Việt Nam sang Nhật du học, ông khuyên Trần Trọng Khắc (tức Nguyễn
Thức Canh) nên học về lục quân.
“Cụ nói Nhật vừa mới thắng Nga xong, lục quân cực kì tinh nhuệ, khuyên tôi qua
Nhật nên học lục quân. Tôi nghe nói mừng quá”. (Trích Trần Trọng Khắc, Năm
mươi bốn năm hải ngoại, Sài Gòn, 1971, tr.14).
Mặt khác, Phan Bội Châu cũng đề ra một số tiêu chuẩn chọn lựa thanh niên
Việt Nam sang Nhật lưu học. Ông nhấn mạnh rằng, tốt nhất là những người thông
minh, có chí, và nếu không thông minh lắm mà có chí và chịu khó cũng tốt.
2. Số lượng du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản


Trong lần trở lại Nhật Bản vào khoảng tháng 10-1905, Phan Bội Châu đã mang
theo ba thanh niên du học, đó là Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điển và Lê Khiết. Ngay
sau đó, một số thanh niên như Lương Ngọc Quyến, Lương Nghị Khanh và hai người
khác cũng đến Nhật du học bằng những con đường khác nhau. Họ là những du học
sinh Việt Nam đầu tiên đến Nhật.
Trong năm 1906, số lượng thanh niên Việt Nam đến Nhật Bản có lẽ không
nhiều lắm. Năm 1907, nhờ ảnh hưởng của Khuyến quốc dân tư trợ du học văn làm
“rung động xôn xao trong cả nước” và nhờ kết quả việc vận động của đồng chí và
đồng bào trong cả nước nên số lượng thanh niên Việt Nam du học tăng lên rất nhanh.
Sau này Phan Bội Châu nhớ lại số lượng lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản như sau:
“Bắt đầu từ tháng 10 (âm lịch) năm Đinh Mùi (1907) đến tháng 5 năm Mậu Thân
(1908), học sinh lần lượt vào nhà trường. Thực số đến nay tôi chưa nhớ được thật
chắc chắn, nhưng đại ước hơn 200 người,….”. Trong hồi ký của Trần Trọng Khắc hay
trong các công trình nghiên cứu về Phong trào Đông du ở nước ta, ở Nhật Bản và ở

nước ngoài phần nhiều cũng ghi là có khoảng 200 người. D.Marr trích dẫn báo cáo từ
mật thám hiện lưu ở Viện Lưu trữ quốc gia Pháp nói rằng là có đến 300 người nhưng
con số này là không đúng và mang tính khuếch trương của mật thám Pháp. Tác giả
cho rằng, số lượng du học sinh không thể là 100 vì 2 lý do:
- Một là, trong Niên biểu, Phan Bội Châu nói rằng trong một chuyến đi vào cuối
tháng 9-1907 từ Hong Kong sang Nhật Bản trên một chiếc tàu đã có tới 100 học
sinh Việt Nam.
- Hai là, sau này khi học sinh đoàn bị giải tán, Nippon Yusen Kaisha ( Công ty Bưu
thuyền Nhật Bản) đã cấp đến 100 vé tàu từ Yokohama sang Hong Kong và Ikukai
cũng cấp tiền mặt 2000 yên cho lưu học sinh Việt Nam về nước. Như vậy, có ít
nhất là 100 du học sinh đã phải về nước. Theo điều tra của cảnh sát Nhật Bản, có
20 người không về nước mà ở lại học, có tên tuổi và chỗ ở rõ ràng. Vậy là có ít
nhất 20 người nữa đã được xác định chắc chắn. Ngoài ra còn có Hoàng Đặng
Thành và Đặng Bình Thành được Phan Bội Châu cử về nước lo vấn đề tài chính, bị
Pháp bắt; Trần Đông Phong đã chết ở Nhật. Shiraishi lí giải rằng, các nguồn tư liệu
đưa ra số học sinh Việt Nam ở Nhật lúc đó đều nói là “ở thời điểm cao nhất”
nhưng nếu tính toàn bộ thì có thể lên tới 200 người. Con số 200 người là có thể tin
được nếu bao gồm tất cả những người đã sang Nhật, chứ không phải chỉ là lưu học
sinh. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu thêm nếu muốn hiểu rõ hơn về phong
trào Đông du.
3. Tình hình học tập của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
- Trong số du học sinh sang Nhật du học có 4 người học ở Shimbu học hiệu là Lương
Lập Nham, Trần Hữu Công, Nguyễn Điển và Kì Ngoại hầu Cường Để
- Shimbu học hiệu thành lập năm 1903 ở Tokyo nhằm giảng dạy cho học sinh quân sự
nhà Thanh về Nhật Ngữ, các môn văn hóa và dự bị quân sự.


- Về tình hình học tập của học sinh VN ở Shimbu học hiệu, trong hồi kí của Trần Trọng

Khắc cựu học sinh ở Shimbu đánh giá các học sinh Việt Nam học tập rất tốt chưa

bao giờ xếp thứ 4 tất cả đều được thầy giáo khen ngợi.
- Đa phần học sinh Việt Nam du học sang Nhật thời bấy giờ học ở Tokyo tại Đồng Văn
thư viện. Trường này chủ yếu dạy Nhật ngữ và các môn văn hóa khác cho học sinh
Thanh quốc để họ có đủ khả năng và trình độ tiến cử vào học các trường cao đẳng
chuyên môn của Nhật Bản. Ngoài giảng dạy các môn văn hóa cũng có tổ chức huấn
luyện quân sự
- Nhờ sự giới thiệu của Inukai Phan Bội Châu đã tiếp xúc với hầu tước Nabeshima
Hiashi, Nezu Hajime, Hội trưởng và cán sự của Đông Á đồng văn hội;
Kashiwabara-Phó Viện trưởng, Totoki Hiashi-Quản đốc trường và thiếu tá
Naniwada-Quản đốc học sinh…Được sự giúp đỡ của những nhân vật trên ở trong
viện lập ra lớp học đặc biệt gồm 5 gian dành cho việc đào tạo lưu học sinh VN. Nhờ
đó mà tất cả học sinh VN sang sau đều vào học trường này.
- Về cách thức quản lí, giảng dạy, học tập: Công khóa ở trong hiệu chia là 2 đoạn lớn:
Thượng bán nhật công khóa: ngoài Nhật văn, Nhật ngữ còn dạy các môn khoa học
phổ thông như toán, địa, sử, hóa, lí,.. và hạ bán nhật công khóa chuyên dạy về tri
thức quân sự, chú ý nhất là luyện tập bin thao. Những chương trình, quy tắc khi ở
trường thì thuộc về người NB quy định, còn ở ngoài do người nước ta quy định.
- Ngoài 2 trường chủ yếu đó còn có những trường khác có du học sinh vào học là:
Koishikawa tiểu học hiệu, đại học Waseda hay Seijo học hiệu và trường thương
nghiệp học hiệu Koishikawa. Thành tích của các học sinh sang đây cũng đều rất tốt.
Học sinh Cường Để còn được vào học tại đại học Waseda.
4. Việc quản lí và giáo dục du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Đây là phong trào không do Chính phủ tổ chức mà do tổ chức cách mạng tổ
chức. Học sinh du học Việt Nam chịu sự quản lý của nhà trường phía Nhật Bản cũng
như sự quản lý và giáo dục của tổ chức cách mạng Việt Nam và Việt Nam công hiến
hội (VNCHH) được thành lập để thực hiện việc quản lý đó.
Cơ cấu tổ chức của hội bao gồm Hội chủ (Cường Để), Tổng lý kiêm Giám đốc
(Phan Bội Châu) thực hiện việc chỉ đạo thực tế, cùng với 4 bộ quản lý từng mặt của
lưu học sinh, phụ trách bởi các học sinh có uy tín lúc bấy giờ: Bộ Kinh tế, Bộ Kỉ luật,
Bộ Giao tế, Bộ Văn thư, ngoài ra còn lập nên Kê tra cuộc (Ban kiểm tra).

Từ cơ cấu tổ chức này ta thấy được rằng:
- Các đại bộ đều có những người phụ trách là đại diện của học sinh ba miền nhằm
đảm bảo quản lý công bằng và chặt chẽ các hoạt động của lưu học sinh.
- Tất cả các bộ trên đều do lưu học sinh ở Tokyo Đồng văn thư viện phụ trách.
⇨ Lưu học sinh ở Tokyo Đồng văn thư viện đóng vai trò chủ đạo trong phong trào vì
chiếm số lượng áp đảo. Và Tokyo Đồng văn thư viện là nơi đóng cơ quan đầu não.
⇨ Không nên coi VNCHH là tiền thân của Chính phủ cách mạng mà chỉ là ban tổ
chức, quản lý hoạt động của lưu sinh viên Việt Nam ở Nhật Bản mà thôi.


⇨ Thực tế dù thành lập các bộ, cục riêng biệt nhưng công việc tổ chức quản lý vẫn đặt
lên vai Phan Bội Châu.
VNCHH cũng thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị như tiến hành
hội nghị toàn thể vào chủ nhật mỗi tuần. Học sinh 3 miền được tự do bày tỏ ý kiến sau
khi nghe xong Huấn thị của Hội chủ và Tổng lý. Trong các buổi hội nghị này, Phan
Bội Châu đã tiến hành giáo dục lòng yêu nước, báo tình hình cách mạng trong nước,
động viên lưu học sinh học tập hết mình để phục vụ cho sự nghiệp chống Pháp và xây
dựng đất nước sau này.
Hội cũng tổ chức đón tiếp và đưa tiễn các nhà hoạt động ủng hộ phong trào Đông
du khi họ đến Nhật Bản. Đây cũng là dịp tốt để giáo dục tinh thần đoàn kết và niềm
tin vào sự nghiệp du học cho lưu học sinh Việt Nam.
⇨ Phong trào đã vượt khỏi phạm vi giáo dục, học thuật thuần túy mà là một phong
trào chính trị, phong trào cách mạng, là trường học đào tạo và rèn luyện cách mạng
cho thanh thiếu niên Việt Nam ở Nhật Bản đầu thế kỉ XX.
⇨ Không tiếp thu được nhiều kiến thức tiên tiến của Nhật Bản nhưng phong trào du
học này có ý nghĩa rộng lớn hơn, lôi cuốn cả những hoạt động phong phú mang tính
chất yêu nước và cách mạng như tuyên truyền, vận động du học và ủng hộ du học ở cả
trong nước và ngoài nước.
⇨ Nhật Bản, nơi diễn ra phong trào này, có ý nghĩa vô cùng to lớn với phong trào dân
tộc của người Việt Nam đầu thế kỉ XX.



II.

Khảo sát:
1. Tính mới của đề tài

Liên hệ sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam với sự nghiệp duy tân ở
Nhật Bản, mà con đường chuẩn bị tốt nhất là “du học”.
Mang đến những thông tin có độ xác thực khá cao với những số liệu, tài liệu cụ
thể.
2. Tiêu đề - tên đề mục
Ngắn gọn, súc tích, nêu bật được nội dung cần làm rõ.
3. Bố cục - kết cấu nội dung nghiên cứu
Gồm 4 mục:
1. Du học - hình thức đào tạo nhân tài cho cách mạng Việt Nam
2. Số lượng du học sinh tại Nhật Bản
3. Tình hình học tập của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
4. Việc quản lí và giáo dục du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
⇨ Bố cục hợp lí, nêu lên được các nội dung như nguyên nhân mà “du học” trở thành
một hình thức chuẩn bị lực lượng cho cách mạng Việt Nam, thực trạng du học sinh
Việt Nam tại Nhật Bản và tình hình học tập của họ, cũng như việc quản lí du học sinh
tại Nhật Bản như thế nào đê không xa rời cách mạng…
⇨ Kết cấu 4 mục, không quá dài dòng, nội dung vừa đủ. Có đủ các yếu tố Mở đầu, nội
dung, kết luận cho từng mục. Làm người đọc dễ dàng mường tượng nội dung nói đến
trong từng mục và cần nắm rõ nội dung nào.
4. Chính tả - trình bày
Còn một vài sai sót về chấm, phẩy nhưng không đáng kể. Có thể là do lỗi biên soạn
chứ không phải do tác giả.
5. Số liệu và Nguồn tài liệu

Cả quyển sách đã tham khảo từ 252 nguồn tài liệu, trong đó:
- 163 tài liệu tiếng Việt
- 35 tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp
- 54 tài liệu tiếng Nhật
Riêng chương này tác giả không chỉ tham khảo, trích dẫn tài liệu tiếng Việt, mà
còn có cả những tài liệu tiếng Nhật. Ngoài ra, tác giả cũng trích dẫn tài liệu rõ ràng
sau mỗi số liệu hoặc trích nguyên văn từ tài liệu đó để làm dẫn chứng cho luận điểm
của mình.
⇨ Tác giả đã:
- Tận dụng nguồn tài liệu phong phú, từ nhiều nguồn khác nhau; làm tăng tính
chính xác và khách quan cho số liệu cũng như nhận định;
- Có khả năng đọc, tìm hiểu và phân tích, chọn lọc tài liệu tham khảo để đưa ra
được những lập luận sắc bén;
- Thẳng thắn bày tỏ khi thấy có những số liệu còn chưa rõ hay không có, cần
được nghiên cứu thêm về sau.
6. Cách lập luận


Văn phong: rõ ràng, súc tích, cô đọng, trình bày khảng khái quan điểm cá nhân và
điểm nhìn của mình dựa trên thông tin có được từ nguồn tài liệu tham khảo.
Lập luận chặt chẽ, có luận cứ, không nói bâng quơ, xa rời số liệu.
7. Những vấn đề chưa rõ - thông tin khác bổ trợ cho bài nghiên cứu
A. Tại sao phong trào Đông Du lại tan rã?
Tham khảo:
Lúc bấy giờ, các cuộc vận động duy tân ở trong nước của các tổ chức Duy Tân hội,
phong trào Duy Tân (phát động năm 1906) và Đông Kinh nghĩa thục (thành lập tháng
3 năm 1907) đã tạo nên một không khí cách mạng về dân trí rất sôi nổi.
Phong trào Đông Du cũng đã và đang lan rộng khắp Bắc, Trung, Nam; và việc học tập
của lưu học sinh ở Nhật cũng đã ổn định và đang phát triển thuận lợi.
Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế

Trung Kỳ nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam, rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực
dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội
bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội[5].
Đang khi ấy ở Nam Kỳ, Trần Chánh Chiếu (một trong số người tích cực ủng hộ Phong
trào Đông Du ở Nam Kỳ) lại cho đăng những bài có tư tưởng chống Pháp. Vì thiếu
chứng cớ, chính quyền thực dân không thể kết án ông, nhưng kể từ đó nhiều người
cùng hoạt động với ông bị họ bí mật khủng bố.
Thêm một cái cớ nữa để thực dân ra sức đàn áp, đó là vào tháng 3 năm 1908, các phụ
huynh của du học sinh ở Nam Kỳ lại gửi thư công khai theo đường bưu điện cho Phan
Bội Châu nhắn là cử người về nhận tiền quyên góp. Hay tin, thực dân Pháp bèn bố trí
người và bắt được Hoàng Quang Thành và Đặng Bỉnh Thành cùng với mọi giấy tờ,
khi tàu vừa cặp bến Sài Gòn. Lập tức, các phụ huynh bị buộc phải gọi các con em
đang du học tại Nhật về, các hội buôn có díu líu đến phong trào bị khám xét và những
người có liên quan đều bị bắt bớ...
Tháng 5 năm đó, lại xảy ra vụ Hà thành đầu độc khiến chính quyền thực dân càng ra
sức đàn áp các phong trào và tổ chức cách mạng Việt Nam.
Đặc biệt, để làm tan rã phong trào Đông Du, Pháp còn ký với Nhật hiệp ước vào tháng
9 năm 1908. Theo đó, Pháp cho Nhật vào Việt Nam mua bán; đổi lại, Nhật sẽ không
cho các nhà cách mạng và lưu học sinh Việt Nam ở Nhật nữa.
Sau khi cử cảnh sát đến trường Đông Á đồng văn thư viện để giải tán tất cả các học
sinh người Việt, tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất.
Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và Duy Tân hội đã dày công xây
dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.
/> />

B. Tiểu La Nguyễn Thành, người khai sáng Duy Tân Hội:

Đầu thế kỷ XX, Quảng Nam - miền đất địa linh nhân kiệt, đã khai sinh ra hai
phong trào cách mạng cứu nước rất quan trọng trong lịch sử dân tộc đó là Duy
Tân hội và phong trào Duy Tân.

- Duy Tân hội thường gọi là "Ám xã", hoạt động bí mật, theo đường lối quân
chủ, chủ trương "bài Pháp giành độc lập".
- Phong trào Duy Tân thường gọi là "Minh xã", hoạt động công khai, theo đường
lối dân chủ, chủ trương "ỷ Pháp tự cường" do Phan Châu Trinh khởi xướng
cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp lãnh đạo.
- Nói đến Duy Tân hội và phong trào Đông Du, lâu nay sử sách chỉ đề cao Phan
Bội Châu là người "lãnh đạo", "đề xướng thành lập", còn Tiểu La Nguyễn
Thành chỉ được xem là một sáng lập viên (theo Uỷ ban KHXHVN, Lịch sử
Việt Nam, T2, NXB KHXH, 1985). Thực ra, Tiểu La Nguyễn Thành mới là
"ông tổ mở mối", là người đặt ra "kế hoạch vĩ đại" cho đường lối cứu nước
những năm đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu như chính Phan Bội Châu đã
thừa nhận (theo Phan Bội Châu Toàn tập, T4, NXB Thuận Hoá Huế 1990). Vai
trò tổ chức, lãnh đạo của ông đã thể hiện rõ ràng qua những sự việc cụ thể do
chính Phan Bội Châu kể lại trong hai tài liệu vô cùng quí giá là Ngục Trung
Thư và Tự Phán.
/>C. Những người Nhật đã có công giúp đỡ cho phong trào này của Việt Nam (tài
liệu quan hệ Nhật - Việt cũ, ai còn bổ sung hộ với)
- Lương Khải Siêu, nhà trí thức có tư tưởng cải cách của Trung Quốc
- Okuma Shigenobu (Đại Ôi Trọng Tín), thủ tướng vào các năm 1898 và 1914 và
là người sáng lập Đại học Waseda
- Inukai Tsuyoshi (Khuyển Dưỡng Nghị, sau trở thành thủ tướng vào các năm
1931-1932).
D. Lưu học sinh Việt Nam ở thời điểm đó đã học hỏi những gì? (ai có ý tưởng gì
thêm vô nha) Học quân sự, chủ yếu là lục quân, luyện binh.
E. Tìm hiểu về Phong trào văn minh hoá ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX, đầu
thế kỉ XX
- "Văn minh hóa" là khái niệm dùng để chỉ sự biến đổi to lớn về nhiều mặt trong
đời sống xã hội ở các nước châu Á do sự thâm nhập - tiếp nhận văn minh
phương Tây từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
- Có thể thấy "Văn minh hóa" là một hiện tượng lớn ở các nước Đông Á vào

cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, có ảnh hưởng quan trọng đến con đường
phát triển của các nước trong khu vực này.
- Phong trào “văn minh hóa” ở Việt Nam được khởi xướng và phát triển trong
suốt thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX với các đề nghị canh tân đất nước theo xu
hướng tiếp thu, học hỏi văn minh phương Tây đã tác động tích cực đến mọi
-


mặt của đời sống xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đã thức tỉnh ý thức tự cường dân
tộc, chống chế độ quân chủ chuyên chế, nâng cao dân trí, mở mang kinh tế,
phát triển xã hội theo hướng văn minh…
/> />F. Thông tin thêm:
/> /> />Phan Châu Trinh cũng có xuất hiện trong phong trào này?:
/>- Mục tiêu cụ thể của các hoạt động giảng dạy tại Nhật Bản? Học những gì, nội dung
học tập.
- Con đường cách mạng của Phan Bội Châu: bạo động, vũ trang, cầu viện vũ khí
nhưng không được nên “cầu học”.
- Mang tính chất “cải lương” – làm tốt hơn chứ chưa hoàn thiện.
- 2013: phim “Partner” – người cộng sự: Asaba Sakitaro-bác sĩ. 1908 phong trào gặp
khó khăn, bác sĩ Asaba đã tặng 1700 yen trong khi lương mỗi tháng chỉ 18 yen. Sau
đó 1918, PBC quay lại Nhật Bản thăm quê của Asaba và xây Bia ghi ơn ở chùa Jorin.
- Phan Châu Trinh không tán đồng quan điểm Phan Bội Châu.
- “Bút đàm”: Hitsudan, qua lại thư từ và đàm thoại.
- PBC không biết tiếng Nhật nhưng biết chữ Hán. Liệu hai bên có hiểu hết những gì
nhau nói hay không? => Còn lưu lại hay không? Tư tưởng có xê dịch nhau không?
 Không còn tài liệu về những “Bút đàm” ấy.
- Cường để - Hoàng thân ngoại kỉ. Mục tiêu đưa Cường Để qua Nhật, làm Hội chủ
VNCHH?
- “Duy tân” theo Phan Bội Châu……..
- Ngoài phong trào Đông du còn có phong trào Đông Kinh nghĩa thục (3/1907) do

Phan Châu Trinh khởi xướng, sau đó sang Nhật tìm hiểu. Đường lối ngược lại với
Phan Bội Châu – “Khai minh” – phát triển văn hoá, dùng dư luận thế giới để phát triển
đất nước.
 Từ Phong trào Đông Du đến Đông Kinh nghĩa thục.
- Phan Bội Châu – Lương Khải Siêu – Fukuzawa Yukichi: tư tưởng. Nhìn lịch sử bằng
những sự kiện nối tiếp nhau chứ không nhìn đơn lẻ.


TRẢ LỜI:
1. Tư tưởng cách mạng của Phan Bội Châu:
- chiến tranh Nhật – Nga: Nhật thắng nhà Thanh, thắng Nga, nước thuộc địa bị xâm
lược nhưng đã giành chiến thắng. Là nước châu Á đầu tiên thắng phương Tây
 Cầu viện về vũ khí nhưng không thành  Cầu học đào tạo nhân tài then chốt cho
Cách mạng. Rút ra từ thực tế Nhật Bản: MTDT không phải 1 sớm 1 chiều.
- Cùng là người Châu Á- đồng chủng, đồng văn nên sẽ giúp đỡ nhau.
- Nhận ra rằng: phong trào bị hạn chế về vũ khí hiện đại và không thể thực hiện phong
trào vũ trang chống Pháp 1 cách hiệu quả.
2. Học tập tại Nhật Bản:
- Sáng: Kiến thức phổ thông, Nhật ngữ
- Chiều: Quân sự, luyện tập binh thao
- Bắt nguồn từ 2 chiến thắng của Nhật với nhà Thanh (TQ) và Nga – 2 nước lớn hùng
mạnh Nghĩ rằng Nhật Bản rất mạnh về quân sự, đặc biệt là lục quân, do trong Minh
Trị Duy tân, Nhật Bản có quân đội hùng mạnh, nhiều xưởng chế tạo vũ khí, đóng tàu,
tạo nên nhiều thành tựu nên có thể học hỏi.
3. Đông Kinh nghĩa thục:
- Cải cách tư tưởng, nâng cao dân trí.
- Học nhiều:
4. Cường Để:
- Trực hệ của Nguyễn Phúc Cảnh -con trưởng vua Gia Long, hoàng thân quốc thích;
- Muốn làm vua để cống hiến cho đất nước

- PBC lúc đó cần một ngọn cờ quân chủ, một người trong hoàng tộc, sẵn có chí lớn để
lãnh đạo Đảng cách mạng sau này
- Cường Để vừa được Khâm sứ tại Huế lựa chọn làm vua để thay thế vua Thành Thái,
vừa được PBC nhắm đến để làm người lãnh đạo Đảng sắp thành lập. 2 cơ hội làm vua
cùng 1 thời điểm: Làm vua Cách mạng hoặc làm vua bù nhìn.
- Kanji Bunkaken: vùng văn hoá chữ Hán.
- Đồng chủng đồng văn: cùng chủng tộc da vàng, cùng chung chữ viết.



×