TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
TRẦN LÊ NHẬT MINH
GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẰNG LĂNG NƢỚC
(Lagerstroemia speciosa Pers.), SAO ĐEN(Hopea odorata
Roxb.) VÀ HOÀNG NAM (Polyathia longifolia Hook. )TẠI
VƢỜN ƢƠM XÍ NGHIỆP CÔNG VIÊN CÂY XANH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH
CẦN THƠ, 2012
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HÓA
Luận văn tốt nghiệp kèm theo với đề tài: GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN
CÂY BẰNG LĂNG NƢỚC (Lagerstroemia speciosa P ers.), SAO ĐEN
(Hopea odorata Roxb.) VÀ HOÀNG NAM (Polyathia longifolia Hook.) TẠI
VƢỜN ƢƠM XÍ NGHIỆP CÔNG VIÊN CÂY XANH THÀNH PHỐ CẦN
THƠ, do sinh viên TRẦN LÊ NHẬT MINH thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng
chấm luận văn tốt nghiệp ngày………tháng………năm………và đã đƣợc thông
qua.
Luận
văn
tốt
nghiệp
đƣợc
Hội
đồng
đánh
giá
ở
mức
văn
tốt
……………………...................
Ý
kiến
của
Hội
đồng
chấm
luận
nghiệp……………………………………....
………………………………………………………………………………………....
....
………………………………………………………………………………………....
....
………………………………………………………………………………………....
....
Cần Thơ, ngày
Duyệt khoa
Trƣởng khoa Nông nghiệp và SHƢD
tháng
Chủ tịch hội đồng
ii
năm
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HÓA
Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Hoa viên cây cảnh với đề tài: “GIÁM ĐỊNH
BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẰNG LĂNG NƢỚC (Lagerstroemia speciosa
P ers.), SAO ĐEN (Hopea odorata Roxb.) VÀ HOÀNG NAM (Polyathia
longifolia Hook.) TẠI VƢỜN ƢƠM XÍ NGHIỆP CÔNG VIÊN CÂY XANH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ.”
Do sinh viên TRẦN LÊ NHẬT MINH thực hiện kính trình lên hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm
Cán bộ hƣớng dẫn
PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả và
số liệu trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kì công trình luận văn nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn
Trần Lê Nhật Minh
iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Trần Lê Nhật Minh
Năm sinh: 1990
Nơi sinh: Cần Thơ
Họ và tên cha: Trần Minh Trí
Họ và tên mẹ: Lê Thị Hƣơng
Chỗ ở hiện nay: 151/18A Trần Hoàng Na, phƣờng Hƣng Lợi, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1996 – 2000: học sinh trƣờng Tiểu học Tân An
2000 – 2001: học sinh trƣờng Tiểu học Ngô Quyền
2001 – 2005: học sinh trƣờng THCS Lƣơng Thế Vinh
2005 – 2008: học sinh trƣờng THPT Nguyễn Việt Hồng
2008 – 2012: sinh viên trƣờng Đại học Cần Thơ
Cần Thơ, ngày
tháng
năm
Trần Lê Nhật Minh
v
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, mẹ đã suốt đời tần tảo nuôi dạy các con nên ngƣời.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Trần Thị Thu Thủy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên em,
cung cấp kiến thức và kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài và
hoàn chỉnh bài luận văn tốt nghiệp này.
Thầy Phạm Phƣớc Nhẫn, cô Lê Minh Lý, cố vấn học tập, đã quan tâm, dìu
dắt, động viên và giúp đỡ em trong suốt khóa học.
Chân thành cảm ơn
Anh Lê Thanh Toàn, chị Trần Thị Thanh Vân và các anh chị trong bộ môn
Bảo vệ Thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại Học Cần
Thơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Thân gửi về!
Toàn thể các bạn lớp Hoa viên Cây cảnh khóa 34 với lời chúc tốt đẹp nhất.
Trần Lê Nhật Minh
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. ..iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ............................................................................................ ...v
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................ ..vi
MỤC LỤC ............................................................................................................. .vii
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................. ...x
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... ..xi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. .xii
TÓM LƢỢC .......................................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................................ 2
1.1 Lợi ích của cây xanh trong môi trƣờng đô thị 2
1.1.1 Tác dụng cải thiện khí hậu ...................................................................... 2
1.1.2 Tác dụng cải thiện môi trƣờng sống ....................................................... 2
1.1.3 Lợi ích về kinh tế .................................................................................... 3
1.1.4 Công dụng về kiến trúc và cảnh quan ..................................................... 3
1.1.5 Các công dụng khác ................................................................................ 3
1.2 Cây bằng lăng nƣớc (Lagerstroemia speciosa Pers.)................................................4
1.2.1 Đặc điểm thực vật...............................................................................................4
1.2.2 Công dụng...........................................................................................................5
1.3 Cây sao đen (Hopea odorata Roxb.)..........................................................................5
1.3.1 Đặc điểm thực vật...............................................................................................6
1.3.2 Công dụng...........................................................................................................6
1.4 Cây hoàng nam (Polyathia longifolia Hook.)............................................................7
1.4.1 Đặc điểm thực vật...............................................................................................7
1.4.2 Công dụng...........................................................................................................7
1.5 Một số nghiên cứu về bệnh hại trên một số loài cây xanh ........................ 8
1.5.1 Bệnh đốm lá trên Lagerstroemia indica..........................................................8
1.5.2 Bệnh phấn trắng trên Lagerstroemia indica....................................................8
1.5.3 Bệnh chết ngọn trên cây sao đen (Hopea odorata Roxb.)...............................9
1.5.4 Bệnh đốm đen hại cây si (Ficus benjamina L.)...............................................9
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................................................. 10
vii
2.1 Phƣơng tiện..............................................................................................................10
2.2 Phƣơng pháp ........................................................................................................11
2.2.1 Phƣơng pháp điều tra.....................................................................................11
2.2.2 Phƣơng pháp thu mẫu và đánh giá bệnh......................................................11
2.2.3 Phƣơng pháp giám định....................................................................................12
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................... 15
3.1 Ghi nhận tổng quát...................................................................................................15
3.2 Tình hình bệnh hại trên cây bằng lăng nƣớc, sao đen và hoàng nam tại vƣờn
ƣơm …............................................................................................................................15
3.3 KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH.........................................................................................17
3.3.1 TRÊN CÂY BẰNG LĂNG NƢỚC.................................................................17
3.3.1.1 Bệnh đốm lá...............................................................................................17
3.3.1.2 Bệnh thán thƣ.............................................................................................19
3.3.2 TRÊN CÂY SAO ĐEN....................................................................................22
3.3.2.1 Bệnh đốm rong...........................................................................................22
3.2.2.2 Bệnh đốm đen..................................................................................22
3.3.3 TRÊN CÂY HOÀNG NAM.............................................................................23
3.3.3.1 Bệnh đốm rong...........................................................................................23
3.3.3.2 Bệnh cháy lá...............................................................................................24
3.3.3.3 Bệnh thán thƣ.............................................................................................26
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 31
4.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................31
4.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 32
Tiếng Việt ...................................................................................................................32
Tiếng Anh ...................................................................................................................33
PHỤ LỤC 1
viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Cây bằng lăng nƣớc 2 năm tuổi................................................................... 4
Hình 1.2 Cây sao đen ................................................................................................. 5
Hình 1.3 Cây hoàng nam 1 năm tuổi ......................................................................... 7
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình giám định bệnh do nấm ................................................. 14
Hình 3.1 Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm lá trên cây bằng lăng nƣớc ......... 18
Hình 3.2 Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thán thƣ trên cây bằng lăng nƣớc ....... 20
Hình 3.3 Đĩa áp nấm Colletotrichum sp. nuôi cấy trên môi trƣờng PDA ................ 21
Hình 3.4 Triệu chứng bệnh thán thƣ trên lá cây bằng lăng nƣớc đƣợc lây bệnh
nhân tạo .................................................................................................................... 21
Hình 3.5 Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm rong trên cây sao đen ................. 22
Hình 3.6 Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm đen trên cây sao đen ................... 23
Hình 3.7 Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm rong trên cây hoàng nam............ 24
Hình 3.8 Triệu chứng và tác nhân nấm gây bệnh cháy lá trên cây hoàng nam ........ 25
Hình 3.9 Triệu chứng bệnh cháy lá trên cây hoàng nam đƣợc lây bệnh nhân tạo ... 26
Hình 3.10 Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thán thƣ trên cây hoàng nam ............ 28
Hình 3.11 Đĩa áp nấm Colletotrichum sp. nuôi cấy trên môi trƣờng PDA .............. 29
Hình 3.12 Triệu chứng bệnh thán thƣ trên lá cây hoàng nam đƣợc lây bệnh nhân
tạo ............................................................................................................................. 29
ix
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Phân cấp mức độ bệnh (Bộ môn Bảo vệ Thực vật, ĐHCT) ..................... 11
Bảng 3.1 Mức độ bệnh hại qua các tháng điều tra tại vƣờn ƣơm xí nghiệp công viên
cây xanh thành phố Cần Thơ .................................................................................... 17
Bảng 3.2 Một số đặc điểm của nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thƣ trên cây
bằng lăng nƣớc và cây hoàng nam............................................................................30
x
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
PDA: Potato Dextrose Agar
xi
TRẦN LÊ NHẬT MINH, 2012. “Giám định bệnh hại trên cây bằng lăng nƣớc
(Lagerstroemia speciosa Pers.), sao đen (Hopea odorata Roxb.) và hoàng nam
(Polyathia longifolia Hook.) tại vƣờn ƣơm xí nghiệp công viên cây xanh thành phố
Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
trƣờng Đại học Cần Thơ.
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Thu Thủy
____________________________________________________________________
TÓM LƢỢC
Đề tài “Giám định bệnh hại trên cây bằng lăng nƣớc (Lagerstroemia
speciosa Pers.), sao đen (Hopea odorata Roxb.) và hoàng nam (Polyathia longifolia
Hook.) tại vƣờn ƣơm xí nghiệp công viên cây xanh thành phố Cần Thơ” đƣợc thực
hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2011 tại bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ nhằm xác định thành phần
bệnh hại trên cây bằng lăng nƣớc, sao đen, hoàng nam và đánh giá mức độ gây hại
của từng bệnh.
Kết quả điều tra và giám định ghi nhận đƣợc:
- Trên cây bằng lăng nƣớc xác định đƣợc 2 bệnh bao gồm: bệnh đốm lá do
nấm Cercospora sp. với mức độ rất nặng (+++), bệnh thán thƣ do nấm
Colletotrichum sp. với mức độ gây hại nặng (++). Trong đó bệnh đốm lá là bệnh
gây hại nặng nhất ở mức độ (+++).
- Trên cây sao đen ghi nhận đƣợc 2 bệnh gồm bệnh đốm rong do tảo
Cephaleuros sp. gây hại ở mức độ nặng (++), bệnh đốm đen do Alternaria sp.(?)
gây hại ở mức độ trung bình (+).
- Trên cây hoàng nam xác định đƣợc 3 bệnh gồm bệnh cháy lá do nấm
Pestalotia sp. gây hại ở mức độ rất nặng (+++), bệnh thán thƣ do nấm
Colletotrichum sp. với mức độ nặng (++) và bệnh đốm rong do tảo Cephaleuros sp.
gây ra với mức độ nặng (++). Trong đó bệnh cháy lá là bệnh gây hại nặng nhất ở
mức độ (+++).
xii
MỞ ĐẦU
Cây xanh là thành phần không thể thiếu đƣợc đối với cuộc sống con ngƣời.
Cây xanh không chỉ góp phần tạo nên cảnh quan sạch đẹp, mà còn giúp cải thiện
chất lƣợng môi trƣờng sống. Trong môi trƣờng đô thị, cây xanh có tác dụng cải
thiện điều kiện khí hậu, giải quyết vấn đề kỹ thuật môi sinh, tham gia vào phƣơng
diện kiến trúc và trang trí cảnh quan (Bùi Nguyễn Hải Đăng, 2009).
Ở thành phố Cần Thơ, các loài cây xanh cho bóng mát đƣợc lựa chọn trồng
nhiều là cây bằng lăng nƣớc (Lagerstroemia speciosa Pers.), cây sao đen (Hopea
odorata Roxb.), cây hoàng nam (Polyathia longifolia Hook.),...vì tạo bóng mát, có
giá trị kinh tế cao, tăng vẻ mỹ quan và góp phần vào mảng xanh đô thị. Tuy nhiên, ở
trong nƣớc và trên thế giới, vấn đề nghiên cứu bệnh hại trên những chủng loại cây
này vẫn còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, đề tài “Giám định bệnh hại trên cây bằng lăng nƣớc (Lagerstroemia
speciosa Pers.), sao đen (Hopea odorata Roxb.) và hoàng nam (Polyathia longifolia
Hook.) tại vƣờn ƣơm xí nghiệp công viên cây xanh thành phố Cần Thơ” đƣợc thực
hiện với mục tiêu đánh giá mức độ và xác định thành phần bệnh hại trên những loại
cây này.
1
CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Lợi ích của cây xanh trong môi trƣờng đô thị
1.1.1 Tác dụng cải thiện khí hậu
Cây xanh giúp điều chỉnh nhiệt độ đô thị, giúp hấp thu năng lƣợng mặt trời và
làm lạnh không khí nhờ vào quá trình thoát hơi nƣớc. Hiệu quả kiểm soát bức xạ
mặt trời của lá cây phụ thuộc vào mật độ lá của từng loài cây, dạng lá và cách phân
cành của cây.
Sự hiện diện của cây xanh ảnh hƣởng rất lớn đến tác động của gió vào đô thị.
Kích thƣớc loài cây, hình dạng lá, mật độ lá, vị trí hiện diện của cây quyết định hiệu
quả cản trở làm chệch hƣớng gió và lọc gió.
Cây xanh tác động rất lớn đến ẩm độ không khí. Chúng làm giảm bức xạ mặt
trời, giảm vận tốc gió từ đó làm giảm sự bốc thoát hơi nƣớc, làm ẩm độ gia tăng
(Bùi Nguyễn Hải Đăng, 2009).
1.1.2 Tác dụng cải thiện môi trƣờng sống
Khả năng làm sạch môi trƣờng
Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2 và một số loại bụi có
hại khác đƣợc thải ra môi trƣờng do quá trình hoạt động của con ngƣời và biến đổi
chúng thành khí O2 (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí
Minh, 2006).
Giảm nhiệt độ và tiếng ồn
Vào mùa hè, nhiệt độ dƣới tán lá có thể giảm từ 2-4oC bằng cách tiết hơi nƣớc
qua khí khổng của lá, ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt
đất và giảm hấp thu nhiệt trên nhựa. Cây xanh hoạt động nhƣ vùng đệm hấp thu
tiếng ồn vì lá cây và thân cây chia nhỏ sóng âm thanh. Nếu trồng đai rừng rộng 30
m và cây cao 12 m có thể giảm 50% tiếng ồn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn thành phố Hồ Chí Minh, 2006).
2
Giảm sự phản chiếu và chói sáng
Môi trƣờng đô thị chứa rất nhiều loại bề mặt phản chiếu ánh sáng và đèn bao
gồm các công trình kiến trúc bằng kính, kim loại, đèn đƣờng, đèn xe máy, đèn
quảng cáo,…Có nhiều phƣơng pháp làm giảm thiểu tác động của chói sáng và phản
chiếu. Trong đó thực vật cũng đƣợc coi là một trong những phƣơng pháp nhằm che
chắn và làm dịu ánh sáng. Hiệu quả che chắn tùy thuộc vào kích thƣớc và mật độ
cây (Bùi Nguyễn Hải Đăng, 2009).
1.1.3 Lợi ích về kinh tế
Giảm chi phí điều hòa không khí.
Giảm chi phí xử lý nƣớc thải do nƣớc mƣa chảy vào cống rãnh và làm sạch môi
trƣờng.
Cây xanh có thể làm giảm chi phí sử dụng năng lƣợng từ 20-25% hàng năm
cho một gia đình.
Giảm chi phí điều hòa nhiệt độ từ 10-20% đối với cây xanh có độ tuổi từ 10-15
năm (Công ty cổ phần kiến trúc cảnh quan và cây xanh đô thị, 2011).
1.1.4 Công dụng về kiến trúc và cảnh quan
Trong nhiều tình huống, cây xanh có thể thực hiện các chức năng kiến trúc
nhƣ những vật liệu khác. Sự kết hợp hình dạng, màu sắc, kết cấu lá và kích thƣớc
cho phép sử dụng cây xanh vào những mục đích kiến tạo công trình kiến trúc hài
hòa với cảnh quan đô thị (Bùi Nguyễn Hải Đăng, 2009).
1.1.5 Các công dụng khác
Ngoài các công dụng trên, cây xanh còn có nhiều công dụng khác. Cây xanh
đô thị khi đốn hạ để thay thế sẽ cung cấp gỗ. Ngoài ra cây xanh còn cung cấp chỗ
nô đùa vui chơi cho trẻ em, nơi dạo mát cho ngƣời lớn, nơi tập thể dục,… Cây xanh
còn đƣợc dùng để chỉ dẫn các biến cố lịch sử, nơi tƣởng niệm,… (Bùi Nguyễn Hải
Đăng, 2009).
3
1.2 Cây bằng lăng nƣớc (Lagerstroemia speciosa Pers.)
Hình 1.1 Cây bằng lăng nƣớc 2 năm tuổi
1.2.1 Đặc điểm thực vật
Cây bằng lăng nƣớc có tên khoa học là Largerstroemia speciosa Pers., thuộc
họ Tử vi (Lythraceae), chi Largerstroemia (Phạm Hoàng Hộ, 2001).
Phân bố khắp miền nam Việt Nam, mọc tốt ở những nơi có lƣợng mƣa từ
1000-2000 mm, thƣờng mọc gần bờ sông hay nơi ẩm ƣớt.
Bằng lăng nƣớc thuộc nhóm cây gỗ trung bình, cao 10-15 m. Thân có vỏ trắng,
gốc có bạnh vè, lúc già thƣờng bị rỗng ruột (Lê Quang Long, 2009). Lá màu xanh
lục, lá đơn mọc đối hay gần đối, hình bầu dục, chóp có mũi nhọn, rụng theo mùa
(Bùi Nguyễn Hải Đăng, 2009). Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành, hoa đều lƣỡng
tính, hoa có năm cánh hoa màu tím, nhăn (Phạm Văn Duệ, 2005). Hoa mọc thành
chùm dài từ 20-40 cm. Quả nang hình trứng kết thành chùm, khi già nứt ra thành
từng mảng, có đài tồn tại (Lê Quang Long, 2009).
Cây có biên độ sinh thái rộng, thƣờng gặp mọc ven bờ sông, suối, hồ và đầm
nƣớc ngọt, thƣờng phân bố ven các rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh của các
khu rừng. Bằng lăng nƣớc là cây ƣa sáng khi trƣởng thành, nhƣng cây còn nhỏ thì
hơi ƣa bóng. Cây thích hợp sống trong điều kiện đất sâu, dày và ẩm.
4
Ngoài giá trị hoa đẹp, bằng lăng nƣớc còn là loại cây chịu đƣợc thời tiết khắc
nghiệt. Có thể phát triển trồng rộng rãi ở các khu đô thị, khu dân cƣ và trong các
công viên.
1.2.2 Công dụng
Cây bằng lăng nƣớc đƣợc chọn làm cây bóng mát, cây cảnh trồng dọc theo
đƣờng phố hay trong vƣờn nhà, vƣờn công sở.
Cây mọc khỏe, nảy chồi mạnh nên có thể xén tỉa dễ dàng và rất thích hợp
trồng làm cây bonsai, cây thế. Bằng lăng nƣớc cũng đƣợc trồng làm gốc ghép để
ghép các chồi cây có hoa đẹp khác thuộc chi Bằng lăng (Lagerstroemia). Hoa chứa
tinh dầu có mùi thơm dịu nên có thể dùng chế biến nƣớc hoa. Cây cho gỗ kích
thƣớc trung bình, thƣờng không thẳng, nhƣng cứng và bền, dùng làm cột, các dụng
cụ gỗ, khung cửa và là nguyên liệu cho công nghệ bột giấy.
Lá cây bằng lăng nƣớc đƣợc sử dụng chữa bệnh tiểu đƣờng, trái đắp trị lở
miệng, rễ và vỏ cây trị sốt (Phạm Hoàng Hộ, 2001).
1.3 Cây sao đen (Hopea odorata Roxb.)
Hình 1.2 Cây sao đen
( />
5
1.3.1 Đặc điểm thực vật
Cây sao đen có tên khoa học là Hopea odorata Roxb. thuộc họ Dầu
(Dipterocarpaceae), chi Hopea (Đặng Minh Quân, 2010).
Cây gỗ lớn, thƣờng xanh, cao 30-40 m, thân hình trụ thẳng, đƣờng kính 60-80
cm, chiều cao dƣới cành 15-25 m. Vỏ ngoài nâu đen, nứt dọc sâu thành những
miếng dày, xù xì, lõi gỗ bên trong có màu hơi đỏ. Lá hình mũi mác, mặt trên nhẵn.
Cành non và cuống lá phủ lông hình sao xám. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa,
mọc ở nách lá hay đỉnh cành. Hoa nhỏ lƣỡng tính, màu vàng, có mùi thơm nhẹ. Quả
hình trứng, mang 2 cánh phát triển, khi già màu nâu đen.
Cây sao đen ƣa đất ẩm, thích hợp nhất là đất phù sa cổ và sét pha cát của vùng
Đông Nam Bộ. Khi còn non, sao đen là cây chịu bóng. Đến giai đoạn sau 3-4 năm
tuổi, sao đen hoàn toàn là cây ƣa sáng.
1.3.2 Công dụng
Do cây có kích thƣớc lớn cao, tán đẹp nên rất thích hợp để trồng làm cây
đƣờng phố, quanh các công trình lớn.
Nhựa cây sao đen đƣợc dùng làm véc ni, sơn công nghiệp. Ở Ấn Độ, nhựa cây
đƣợc dùng làm thuốc cầm máu. Ở Thái Lan, bột gỗ dùng để trị ghẻ cóc, rối loạn
máu, sốt (Herbs for health, 2009).
Sao đen cũng là cây cung cấp tanin: vỏ cây chứa 15% nên đƣợc dùng làm
thuốc chữa đau răng, viêm lợi,…; lá chứa 11% và gỗ chứa 10%.
Sao đen đƣợc khai thác chủ yếu để lấy gỗ. Gỗ sao màu vàng nhạt, hơi xám,
thuộc loại gỗ quý, không mối mọt, thƣờng dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc, làm
sàn nhà, đóng tàu, thuyền, phà qua sông,…
6
1.4 Cây hoàng nam (Polyathia longifolia Hook.)
Hình 1.3 Cây hoàng nam 1 năm tuổi
1.4.1 Đặc điểm thực vật
Cây hoàng nam (Thông Ấn Độ) có tên khoa học Polyathia longifolia Hook.,
thuộc họ Na (Annonaceae), chi Polyathia (Đặng Minh Quân, 2010).
Cây thân gỗ thẳng cao, tán lá hẹp dạng tháp. Lá thuôn dài, mềm, cong xuống,
dày đặc, che kín hết cành thân, nhọn hai đầu, mặt trên nhẵn bóng màu xanh đậm,
mặt dƣới màu xanh nhạt hơn, gân nổi rõ, bìa lá đôi khi hơi gợn sóng.
Vỏ thân màu xám đậm, bong ra thành từng mảnh lớn, dƣới lớp vỏ bị bong ra
gỗ có màu trắng hồng (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí
Minh, 2007).
1.4.2 Công dụng
Cây mọc khỏe, dễ trồng, xanh quanh năm rất thích hợp trồng làm hàng rào che
chắn, giảm tiếng ồn ở các khu công nghiệp, xí nghiệp, cơ quan, nhất là nơi có diện
tích đất ít.
7
1.5 Một số nghiên cứu về bệnh hại trên một số loài cây xanh
1.5.1 Bệnh đốm lá trên Lagerstroemia indica
Bệnh do nấm Cercospora lythracearum gây ra, thuộc lớp nấm bất toàn. Bào tử
có kích thƣớc 3,0-3,5 x 7,0-25,0 µm. Vết bệnh ban đầu là những chấm tròn nhỏ, sau
phát triển lớn dần thành gần tròn hay bất định. Lá bị bệnh có thể bị xoắn hoặc méo
mó. Khi các vết bệnh tiến triển và gia tăng số lƣợng, lá bị bệnh thƣờng chuyển sang
màu vàng, màu đỏ sáng rồi rụng lá. Bệnh gây rụng lá nghiêm trọng vào cuối mùa hè
và đầu mùa thu (Silva và Pereira, 2007)
Kenneth (2008) cũng ghi nhận bệnh đốm lá trên Lagerstroemia indica do nấm
Cercospora sp. gây hại.
1.5.2 Bệnh phấn trắng trên Lagerstroemia indica
Bệnh phấn trắng có thể dễ dàng xác định bởi các mảng màu trắng hoặc màu da
bò của nấm trên lá, chồi, nụ hoa, đặc biệt trên giống L. Indica . Trên cây bệnh nặng ,
lá bị xoắn hoặc biến dạng và héo chồi non , gốc rễ có thể bị héo và chết . Cây bị
bệnh nặng dẫn đến rụng lá. Bệnh phấn trắng có thể xuất hiện sớm nhất vào giữa
tháng tƣ, nhƣng trở nên đáng chú ý trƣớc khi vào cuối tháng năm hoặc đầu tháng
sáu (Hagan, 2004).
Bột nấm mốc phát triển mạnh trong thời tiết khô, nhiệt độ ấm áp vào ban ngày
và mát mẻ vào ban đêm. Sợi nấm lƣu tồn trong các chồi , lá bị bệnh. Bào tử của nấm
này lây lan sang lá khỏe mạnh bởi các dòng không khí (Hagan, 2004).
Bệnh gây ra bi ến dạng lá, héo và giảm tăng trƣởng. Đí nh bào đài không phân
nhánh, kích thƣớc 36-75 x 6-10 µm . Các tế bào ở gốc hình tr ụ, đôi khi hơi uốn
cong, gồm một hoặc hai tế bào, kích thƣớc 18-33 x 6-10 µm. Đĩa áp xẻ thùy rõ hoặc
hơi xẻ thùy, thƣờng xuất hiện theo c ặp. Bào tử hình elip hoặc hình trụ, mọc đơn và
có kích thƣ ớc 21-45 x 12-21 µm .Các đặc điểm trên hoàn toàn phù hợp với Oidium
phụ giống Pseudoidium, giai đoạn sinh sản hƣ̃u tí nh c ủa Erysiphe. Nghiên cƣ́u trƣớc
đây của Liberato và Barreto (2004) về bệnh phấn trắng cho thấy tác nhân gây bệnh
có đặc điểm tƣơng tự Erysiphe australiana (Gore,2008).
8
1.5.3 Bệnh chết ngọn trên cây sao đen (Hopea odorata Roxb.)
Bệnh do tác nhân nấm gây nên, đƣợc tìm thấy trên vỏ thân sao đen. Túi bào tử
gồm 8 bào tử, chiều dài của túi từ 180-270 m. Bào tử túi có chiều dài 30-35 m,
chiều rộng 10-15 m, bào tử có một vách ngăn ở chính giữa, bào tử chƣa thành thục
có màu nâu nhạt, vách ngăn không đậm màu, bào tử thành thục có màu nâu sẫm,
vách ngăn ngang có màu nâu đen, trên thân bào tử có 1 vạch ngang và 1-3 vạch dọc
màu nâu nhạt. Đối chiếu với mô tả của Ken Old và các cộng tác viên năm 2000
trong cuốn sách: Sổ tay bệnh hại keo nhiệt đới ở Úc, Đông Nam Á và Ấn Độ, theo
phân loại của Ainsworth và cộng sự năm 1973, loài nấm tìm thấy trên vỏ thân sao
đen đã chết có tên nhƣ sau: Macrovalsaria megalospora (Mont.) Sivan, thuộc bộ
nấm túi đệm Dothideales, lớp Loculoascomycetes, ngành Ascomyta (Viện khoa học
lâm nghiệp Việt Nam, 2005).
1.5.4 Bệnh đốm đen hại cây si (Ficus benjamina L.)
Bệnh đốm đen thƣờng gây hại trên cây si và cây lá rộng ven đƣờng làm mất
thẩm mỹ cảnh quan. Bệnh nặng có thể làm cho lá rụng và cây chết khô. Triệu chứng
ban đầu trên lá xuất hiện nhiều đốm màu hơi nâu, sau chuyển sang màu đen, lá xoăn
lại và nứt ra. Trên lá già bị bệnh thƣờng có các đốm bất dạng màu nâu vàng. Sau
mùa mƣa có thể tạo thành các vết thủng. Bệnh này do nấm Alternaria tenuis gây ra.
Bào tử hình bầu dục, có 1-9 vách ngăn ngang, 1-4 vách ngăn dọc, kích thƣớc 7,455,5 x 4,4-18,5 m. Điều kiện phát triển thích hợp của nấm bệnh là nhiệt độ 20oC
và độ ẩm 90% (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2008).
9
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phƣơng tiện
- Thời gian: từ tháng 8/2011 đến tháng 12/2011
- Địa điểm: Phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học và nhà lƣới bộ môn Bảo vệ
Thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ.
- Vật liệu, dụng cụ và thiết bị:
Đĩa petri, ống nghiệm, giấy thấm, kéo, kẹp,
Sổ ghi chép, viết, giấy báo, hóa chất phân bón,
Tủ cấy, kính hiển vi, tủ úm…
Các loại môi trƣờng sử dụng trong nuôi cấy và phân lập nấ m gồm môi
trƣờng PDA và môi trƣờng water agar:
- Môi trƣờng water agar (Atlas, 2004)
Agar
15-20 g
Nƣớc cất
1000 ml
- Môi trƣờng PDA (pH=6,5-6,8) (Shurfleff và Averre, 1997)
Khoai tây
200 g
Đƣờng Dextrose
20 g
Agar
20 g
Nƣớc cất
1000 ml
2.2 Phƣơng pháp
2.2.1 Phƣơng pháp điều tra
- Địa điểm: điều tra tại 2 vƣờn ƣơm xí nghiệp công viên cây xanh thành phố
Cần Thơ
Vƣờn 1: 111 ấp Tầm Vu 1, quốc lộ 61, tỉnh Hậu Giang.
Vƣờn 2: quốc lộ 1A, phƣờng Ba Láng, quận Cái Răng.
10
- Thời gian: từ tháng 8/2011. Định kỳ 1 tháng/lần
2.2.2 Phƣơng pháp thu mẫu và đánh giá bệnh
Mẫu bệnh thu thập phải thật tƣơi có vết bệnh còn mới, phần tiếp giáp giữa mô
bệnh và mô không bệnh phải rõ ràng.
- Bệnh ở lá: thu lá bệnh ở nhiều mức độ khác nhau, mỗi mức độ 3-5 lá.
Mẫu bệnh đƣợc cho vào bao nylon có ghi đầy đủ các chi tiết (thời gian và
địa điểm thu mẫu, mô tả triệu chứng bệnh).
Thu mẫu có tuổi cây:
- Cây bằng lăng nƣớc: 2 năm (1,5 – 2 m)
- Cây sao đen: 1 năm (< 1 m)
- Cây hoàng nam: 1 năm (< 1 m)
Đánh giá mức độ bệnh: đối với mỗi bệnh, phải nhìn tổng quát diện tích cây
trồng thiệt hại để đánh giá mức độ nhiễm bệnh theo 5 cấp từ nhẹ đến rất nặng theo
thang đánh giá (Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trƣờng Đại học Cần Thơ).
Bảng 2.1 Phân cấp mức độ bệnh (Bộ môn Bảo vệ Thực vật, ĐHCT)
Mức độ bệnh
Mô tả
(-)
Không có bệnh.
(±)
Bệnh nhẹ, xuất hiện lẻ tẻ, chú ý tìm mới thấy đƣợc vài lá bị bệnh
(+)
Bệnh trung bình, số cây bị bệnh ít và có nhiều lá bị bệnh
(++)
Bệnh nặng, số cây bị bệnh bằng 1/3 số lƣợng cây trong vƣờn
(+++)
Bệnh nặng, số cây bị bệnh lớn hơn 1/3 số lƣợng cây trong vƣờn
2.2.3 Phƣơng pháp giám định
Qui trình giám định
Khi giám định tùy từng trƣờng hợp mà áp dụng một số bƣớc hoặc tất cả các
11
bƣớc của quy tắc Koch (Burgess et al., 2009).
- Bƣớc 1: Mô tả triệu chứng và tìm mầm bệnh trong mô bệnh.
- Bƣớc 2: Phân lập tách ròng và định danh bệnh.
- Bƣớc 3: Tiêm chủng mầm bệnh đã phân lập vào cây mạnh. Quan sát lại triệu
chứng bệnh xuất hiện.
- Bƣớc 4: Tái phân lập mầm bệnh từ vết bệnh đƣợc tiêm chủng. So sánh với
mầm bệnh ban đầu.
Đối với bệnh đã đƣợc báo cáo trong nƣớc hoặc trên thế giới chỉ áp dụng bƣớc
1 và 2 của quy tắc Koch.
Đối với bệnh chƣa xác định rõ tác nhân đƣợc đánh dấu chấm hỏi (?).
Đối với bệnh mới chƣa báo cáo thì tiến hành 4 bƣớc của quy tắc.
Phƣơng pháp áp dụng khi giám định
Quan sát tác nhân gây bệnh:
- Đối với nấm:
+ Quan sát vết bệnh dƣới kính lúp để tìm các bộ phận của nấm ở mặt dƣới
hoặc mặt trên. Cạo hoặc làm phẫu thức quan sát dƣới kính hiển vi để tìm bào tử,
đính bào đài, ổ nấm,… Ngoài ra có thể áp dụng phƣơng pháp dán băng keo để quan
sát các bộ phận nấm.
Trong trƣờng hợp cạo hoặc dán băng keo không tìm thấy cơ quan của nấm,
tiến hành làm phẫu thức hoặc ủ vết bệnh. Phẫu thức đƣợc thực hiện bằng cách dùng
lƣỡi lam thật bén cắt vết bệnh thành những lát thật mỏng và quan sát dƣới kính hiển
vi.
+ Phƣơng pháp ủ bệnh: đƣợc thực hiện trong đĩa petri có lót giấy ẩm, cắt mẫu
bệnh thành từng đoạn nhỏ (0,5 cm) thanh trùng mặt ngoài với chlorin 3‰ (1 phút),
rửa lại bằng nƣớc cất vô trùng (3 lần), ủ mẫu ở nhiệt độ phòng và quan sát ở 3 ngày
sau khi ủ.
+ Nếu ủ không thấy mầm bệnh phát triển thì phải nuôi cấy mẫu lá bệnh trên
môi trƣờng PDA. Mẫu lá bệnh đƣợc cắt thành từng đoạn nhỏ (0,5 cm), thanh trùng
12
mặt ngoài bằng chlorin 3% (30 giây), rửa lại với nƣớc cất vô trùng (3 lần), cấy trên
môi trƣờng PDA và quan sát dƣới kính hiển vi ở 3-5 ngày sau khi cấy.
Sau đó tách ròng và trữ nguồn cho nghiên cứu tiếp theo. sử dụng phuơng pháp
nuôi cấy trên lam để quan sát và ghi nhận hình dạng, kích thƣớc của bào tử; hình
dạng đĩa áp; các bƣớc thực hiện phƣơng pháp nuôi cấy trên lam nhƣ sau: đặt một
khoanh môi trƣờng PDA có đƣờng kính 8 mm và dày 3 mm lên lam đã đƣợc thanh
trùng, cấy nấm vào bốn bên của khoanh môi trƣờng và đậy kính đậy vật lại, sau đó
đặt tất cả vào đĩa petri có chứa 2,5 ml nƣớc cất vô trùng có giấy thấm để giữ ẩm,
trong đĩa petri có chứa hai que cây để kê lam. Mẫu đƣợc ủ cho đến khi hình thành
bào tử, sau đó chuyển kính đậy vật sang một lam khác để quan sát. Quan sát mẫu
dƣới kính hiển vi quang học bằng dung dịch Lactoglycerol chứa 0,05% Cotton blue.
Kích thƣớc trung bình của bào tử đƣợc đo dựa trên 10 bào tử ngẫu nhiên.
Sơ đồ quy trình giám định bệnh do nấm đƣợc trình bày ở hình 2.1
Phƣơng pháp lây bệnh nhân tạo
Dùng kim châm tạo vết thƣơng trên mô cây, nhỏ vài giọt dịch bào tử lên lá đã
tạo vết thƣơng. Đặt chậu cây đã đƣợc chủng bệnh vào túi nilon trong phòng ủ bệnh
của nhà lƣới ở nhiệt độ 250C, ẩm độ 95-98% trong 48 giờ. Sau đó, mang cây ra đặt
ở nơi mát, phun sƣơng tạo ẩm độ cho đến khi vết bệnh xuất hiện.
Tiến hành quan sát và ghi nhận triệu chứng bệnh xuất hiện, so sánh với triệu
chứng bệnh và tác nhân ban đầu.
Xác định tên tác nhân gây bệnh
Để xác định tên chi của mầm bệnh dựa vào khoá phân loại nấm của Barnett và
Hunter (1998) và so sánh hình dạng, kích thƣớc, màu sắc của đính bào đài, đính bào
tử và ổ nấm. Các chi tiết này đƣợc so sánh với các tài liệu để đi đến xác định tên chi
hoặc loài của nấm bệnh.
13