Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện da liễu thành phố cần thơ năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 82 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN TẤN PHONG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2014
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRẦN TẤN PHONG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

Người hướng dẫn

: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DƯỢC
: CK 60 72 04 12



: PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng, người cô đã dành nhiều thời
gian hướng dẫn và chỉ bảo tận tình chu đáo cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân trọng cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và
kinh tế dược đã tận tình truyền đạt phương pháp nghiên cứu khoa
học cũng như nhiều kiến thức quý báu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong ban Giám hiệu
nhà trường, phòng sau Đại học, các thầy cô trong trường Đại học
Dược Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình tôi học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo bệnh viện, các bác sỹ,
cán bộ nhân viên trong bệnh viện và đồng nghiệp tại khoa Dược
bệnh viện Da Liễu TPCT đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập,
công tác và thực hiện đề tài này.

Tp. Cần Thơ, tháng 05 năm 2015
Học viên

Trần Tấn Phong


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN .............................................................................................3
1.1. Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện. ..........................................3
1.1.1. Cung ứng thuốc ....................................................................................................3
1.1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị.............................13
1.2. Thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại Việt Nam hiện nay .........................13
1.2.1. Lựa chọn thuốc ....................................................................................................14
1.2.2. Mua thuốc ............................................................................................................15
1.2.3. Cấp phát thuốc .....................................................................................................15
1.2.4. Quản lý sử dụng thuốc .........................................................................................16
1.3. Vài nét về bệnh viện và khoa dƣợc Bệnh viện Da Liễu.....................................16
1.3.1. Quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện Da Liễu Thành phố
Cần thơ...........................................................................................................................16
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức khoa Dược .......................................................19
1.4. Tổng quan tóm tắt các đề tài nghiên cứu về cung ứng thuốc tại Việt Nam ....21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................23
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .........................................................23
2.2. Chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................23
2.2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................................23
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................24
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................24
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu ...................................................25
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................30


3.1. Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm tại bệnh viện Da Liễu Thành phố

Cần Thơ năm 2014 ......................................................................................................30
3.1.1. Lựa chọn thuốc ....................................................................................................30
3.1.2. Mua thuốc ............................................................................................................39
3.2. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và quản lý sử dụng thuốc ....................42
3.2.1. Bảo quản tồn trữ, cấp phát thuốc .........................................................................42
3.2.2. Quản lý sử dụng thuốc .........................................................................................47
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .............................................................................................. 58
4.1. Hoạt động lựa chọn và mua thuốc tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần
Thơ năm 2014...............................................................................................................58
4.1.1. Lựa chọn thuốc ....................................................................................................58
4.1.2. Mua thuốc ........................................................................................................... 59
4.2. Hoạt động tồn trữ, cấp phát và quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện Da Liễu
Thành phố Cần Thơ năm 2014 ..................................................................................60
4.2.1. Tồn trữ, cấp phát thuốc ....................................................................................... 60
4.2.2. Quản lý sử dụng thuốc ........................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................64
Kết luận. .......................................................................................................................64
Kiến nghị ......................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nội dung


1

ADR

Adverse Drug Reaction: Theo dõi phản ứng có hại của
thuốc

2

TPCT

Thành phố cần thơ

3

DMT

Danh mục thuốc

4

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

5

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu


6

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

7

DLS & TTT

Dược lâm sàng và thông tin thuốc

8

DSĐH

Dược sỹ đại học

9

DSTH

Dược sỹ trung học

10

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu


11

GTTT

Giá trị tiêu thụ

12

VTTH-HC

Vật tư tiêu hao- hóa chất

13

HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

14

KLS

Khoa lâm sàng

15

MHBT

Mô hình bệnh tật


16

STT

Số thứ tự


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số liệu thống kê về sản xuất, nhập khẩu thuốc qua các năm .......................14
Bảng 1.2. Tổ chức nhân lực tại bệnh viện Da Liễu ......................................................17
Bảng 1.3. Bố trí nhân lực tại khoa dược .......................................................................19
Bảng 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu hoạt động cung ứng ......................................................24
Bảng 2.5. Nhóm biến số của phân tích ABC ................................................................27
Bảng 2.6. Nhóm biến số của phân tích VEN ................................................................27
Bảng 2.7. Nhóm biến số của phân tích ma trận ABC/VEN ..........................................28
Bảng 3.8. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ..................................32
Bảng 3.9. Cơ cấu danh mục thuốc theo thuốc chủ yếu, thành phần, nguồn góc và dạng
thuốc .............................................................................................................................33
Bảng 3.10. Mô hình bệnh tật của bệnh viện Da Liễu TPCT năm 2014 ........................35
Bảng 3.11. Kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc.........................................................37
Bảng 3.12. Kinh phí sử dụng một số thuốc có tỷ lệ cấp phát ngoại trú cao .................38
Bảng 3.13. Số lượng thuốc sử dụng ngoài danh mục và thuốc trong danh mục không
sử dụng ..........................................................................................................................39
Bảng 3.14. Danh sách một số công ty cung ứng thuốc chủ yếu ...................................41
Bảng 3.15. Trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược ................................................43
Bảng 3.16. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ...........................................47
Bảng 3.17. Cơ cấu sử dụng thuốc theo phương pháp phân hạng ABC và phân tích
VEN ...............................................................................................................................48

Bảng 3.18. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC/VEN .................51
Bảng 3.19. Cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc theo phương pháp phân tích ABC/VEN .51
Bảng 3.20. Cơ cấu sử dụng thuốc hạng A theo phương pháp phân tích VEN .............52
Bảng 3.21. Nội dung quản lý sử dụng thuốc. ................................................................54
Bảng 3.22. Hoạt động thông tin thuốc và ADR ............................................................57


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Mô hình quản lý cung ứng thuốc. ..................................................................3
Hình 1.2. Quá trình hình thành danh mục thuốc tại bệnh viện. .....................................5
Hình 1.3. Mối quan hệ bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng trong sử dụng thuốc. ..................11
Hình 1.4. Mô hình tổ chức hoạt động khoa Dược bệnh viên Da Liễu. ........................19
Hình 2.5. Nội dung nghiên cứu....................................................................................29
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. .................................30
Hình 3.7. Biểu đồ mô hình bệnh tật tại bệnh viện Da Liễu TPCT năm 2014 ..............36
Hình 3.8. Sơ đồ quy trình mua thuốc. ...........................................................................40
Hình 3.9. Sơ đồ phát thuốc điều trị ngoại trú ...............................................................46
Hình 3.10. Tỷ lệ chủng loại và chi phí sử dụng thuốc theo phân tích ABC .................49
Hình 3.11. Tỷ lệ chủng loại và chi phí sử dụng thuốc theo phân tích VEN .................49
Hình 3.12. Tỷ lệ chủng loại và chi phí thuốc hạng A theo phân tích VEN ..................53


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay ngành Dược Việt Nam đã có nhiều nổ lực trong việc cung ứng thuốc
phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe. Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm đến
việc bảo đảm cung ứng thuốc cho nhân dân. Trong những năm gần đây, việc sử dụng
thuốc và đáp ứng nhu cầu thuốc ngày càng nhiều, do nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày
càng cao [8]; [16].

Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản nhằm quy định hoạt động bệnh viện, trong đó
có các văn bản về hoạt động khoa dược cũng như hoạt động cung ứng và sử dụng
thuốc tại bệnh viện. Trong thời gian qua, việc áp dụng vào thực tế đã làm thay đổi rõ
rệt tổ chức và hoạt động khoa dược, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động chuyên môn
khoa dược [19].
Hoạt động cung ứng thuốc là một trong những mục tiêu của chính sách quốc gia
về thuốc của Việt Nam. Hoạt động cung ứng thuốc bao gồm 4 hoạt động cơ bản: lựa
chọn, mua sắm, phân phối, quản lý sử dụng. Hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của khoa dược bệnh viện, nhằm phục vụ cho
công tác khám và điều trị bệnh, cung ứng thuốc kịp thời, đầy đủ, tổ chức bào chế, sản
xuất thuốc, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế [16].
Hoạt động cung ứng thuốc hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần phải cải thiện và
thay đổi. Theo báo cáo chung Tổng quan ngành y tế 2013 (JAHR 2013) cho thấy:
Thuốc nội vẫn chiếm tỷ trọng thấp về giá trị (chỉ 47%), khó đạt kế hoạch đề ra (60%).
Tiếp cận thuốc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo vẫn còn khó khăn. Chưa kiểm soát
được giá thuốc. Quy định đấu thầu mua thuốc vẫn còn bất cập do chưa cân bằng giữa
yếu tố giá cả và chất lượng. Chưa xây dựng được mô hình đấu thầu thuốc tập trung
quốc gia. Chênh lệch giá thuốc biệt dược so với giá quốc tế vẫn còn cao, giá trúng thầu
cùng một loại thuốc ở các bệnh viện rất khác nhau. Hệ thống quản lý chất lượng thuốc
còn mỏng. Việc tuân thủ các quy chế, quy định của nhân viên y tế chưa cao. Các giải
pháp tăng cường sử dụng thuốc hợp lý chưa được triển khai đồng bộ và đánh giá
1


thường xuyên, kết quả chuyển biến chậm. Tình trạng bán thuốc không theo đơn còn
diễn ra phổ biến, tỷ lệ sử dụng kháng sinh còn cao. Quản lý nguồn gốc và chất lượng
thuốc đông y và thuốc từ dược liệu còn gặp nhiều khó khăn [27].
Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cung ứng
thuốc. Tại mỗi bệnh viện việc vận dụng tổ chức hoạt động thực tế có sự khác biệt. Vì
vậy muốn tìm ra giải pháp giúp hoạt động cung ứng thuốc tốt hơn, cần tìm hiểu rõ

từng hoàn cảnh cụ thể của bệnh viện, của khoa dược để có được cách nhìn và các giải
pháp thiết thực.
Bệnh viện Da Liễu được Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ quyết định thành
lập từ năm 2009, là một bệnh viện chuyên khoa hạng III trực thuộc Sở y tế TP. Cần
Thơ. Với nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, hiện nay
bệnh viện Da Liễu có khoảng 50 giường bệnh, với 02 khu khám chữa bệnh và 91 cán
bộ nhân viên. Từ đó nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao, công
tác cung ứng thuốc của bệnh viện càng cần được quan tâm và chú trọng. Nhằm góp
phần nhận thức rõ đánh giá hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện Da Liễu, góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài
“Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần Thơ
năm 2014” nhằm các mục tiêu như sau:
1. Phân tích hoạt động lựa chọn và mua thuốc tại bệnh viện Da Liễu Thành phố
Cần Thơ năm 2014.
2. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện
Da Liễu năm 2014.
Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện da liễu TP.
Cần Thơ.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện.
1.1.1. Cung ứng thuốc
Hoạt động cung ứng thuốc là đưa thuốc từ nơi sản xuất đến người sử dụng. Hoạt
động này được thực hiện theo một chu trình. Việc sử dụng thuốc là căn cứ của việc lựa
chọn thuốc và cả chu trình tiếp theo. Chu trình cung ứng thuốc được thể hiện qua hình
sau. [17]


Hình 1.1. Mô hình quản lý cung ứng thuốc.
Cung ứng thuốc trong bệnh viện cần đảm bảo được nhu cầu khám và điều trị
bệnh nội, ngoại trú, đáp ứng chất lượng với giá hợp lý. Muốn vậy cần sự kết hợp đồng
bộ chặt chẽ các nhiệm vụ lựa chọn, mua sắm, tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc.
3


1.1.1.1.Lựa chọn thuốc

Việc lựa chọn thuốc là công việc đầu tiên cần làm trong chu trình cung ứng
thuốc, dựa vào đó mới có thể lên kế hoạch cung ứng. Lựa chọn thuốc sẽ xác định rõ
hoạt chất, số lượng để cung ứng. Tại bệnh viện, lựa chọn thuốc được thể hiện bằng
danh mục thuốc bệnh viện (DMTBV) hàng năm. Tuỳ theo tình hình của bệnh viện (vị
trí địa lý, chức năng nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, danh mục kỹ
thuật…) nên danh mục thuốc có sự khác nhau qua các năm. DMT là cơ sở để đảm bảo
cung ứng thuốc chủ động đáp ứng được nhu cầu [17].
- Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc
Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong
bệnh viện, phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và các hướng dẫn điều trị,
phác đồ điều trị và phạm vi chuyên môn tại bệnh viện. Đáp ứng với các phương pháp
mới, kỹ thuật mới trong điều trị. Danh mục thuốc cần thống nhất với danh mục thuốc
thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành. Ưu tiên thuốc sản xuất trong
nước.
Tiêu chí lựa chọn thuốc: Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị,
tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng. Thuốc sẵn có ở dạng bào chế
thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo
quản và sử dụng. Khi có từ 2 thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí thì phải
lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất
lượng, giá và khả năng cung ứng. Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng

khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả
giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so
sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc. Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất,
thuốc ghi theo tên gốc hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc
nhà sản xuất cụ thể. Căn cứ vào đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản,
hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng. [2] ,[4].
Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng
DMTBV, căn cứ chủ yếu vào các yếu tố sau:
4


HĐT&ĐT căn cứ chủ yếu vào DMT chủ yếu, DMT thiết yếu, mô hình bệnh tật,
phác đồ điều trị, hướng dẫn điều trị, danh mục kỹ thuật được phê duyệt, tình hình sử
dụng thuốc năm trước đó. Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố
khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa
hoặc nhà sản xuất, cung ứng.

Hình 1.2. Quá trình hình thành danh mục thuốc tại bệnh viện.
Một số căn cứ chính trong xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
5


Danh mục thuốc thiết yếu
Là DMT có đủ chủng loại đáp ứng yêu cầu điều trị các bệnh thông thường. Tên
thuốc trong danh mục là tên gốc dễ nhớ, dễ biết, dễ lựa chọn, dễ sử dụng, dễ bảo
quản, giá cả dễ chấp nhận, thuận tiện cho việc thông tin, việc đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ và dễ quản lý [2]
Danh mục thuốc chủ yếu
Danh mục thuốc chủ yếu được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh làm cơ sở
pháp lý khi xây dựng DMT. Các căn cứ cụ thể là tên thuốc hay hoạt chất, đường dùng

và dạng dùng, phân tuyến sử dụng của bệnh viện. Cơ sở để thanh quyết toán chi phí
với BHYT. Danh mục thuốc chủ yếu được quy định tại Thông tư 31/2011/TT- BYT
[7].
Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là các số liệu thống kê về bệnh tật trong một
khoảng thời gian nhất định. Mô hình bệnh tật khác nhau giữa các bệnh viện do đặc thù
hạng, tuyến bệnh viện, địa lý, môi trường, cấu trúc dân cư, văn hoá, kinh tế xã hội của
địa phương. Mô hình bệnh tật là căn cứ quan trọng để bệnh viện hoạch định kế hoạch
hoạt động và phát triển, xây dựng DMTBV cho các năm sau.
Mô hình bệnh tật được phân loại theo phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD10). Gồm 21 chương bệnh với 10.000 bệnh.
Hƣớng dẫn điều trị
Hướng dẫn điều trị là các tài liệu hướng dẫn cho thầy thuốc thực hành, là những
công cụ cụ thể và không thể thiếu trong quá trình điều trị. Hướng dẫn điều trị được đúc
kết trong quá trình thực hành điều trị, có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị khác
nhau. Không có một phác đồ điều trị thì không thể xây dựng danh mục thuốc một cách
khoa học [17].
Tiêu chí của hướng dẫn thực hành điều trị về thuốc là hợp lý (đúng thuốc, đúng
chủng loại, phối hợp đúng, còn hạn dùng), an toàn (không gây tai biến, không có
tương tác thuốc), hiệu quả (khỏi bệnh, không để lại hậu quả xấu, dễ sử dụng), kinh tế
(chi phí điều trị thấp).
6


Nguồn tài chính và trình độ chuyên môn kỹ thuật
Việc lựa chọn thuốc và xây dựng DMT phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố tài chính
và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nguồn tài chính của bệnh viện có thể là nguồn vốn
đầu tư của nhà nước, nguồn thu viện phí, nguồn kinh phí của BHYT chi trả, tài trợ của
các tổ chức trong và ngoài nước.
- Các bƣớc xây dựng danh mục thuốc:
+ Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử

dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có hại
của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy;
+ Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một
cách khách quan;
+ Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm
điều trị và theo phân loại VEN;
+ Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc hạn
chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,…).
Sau khi xây dựng DMT Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục
thuốc. Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc [4].
1.1.1.2. Mua thuốc
Xác định nhu cầu mua thuốc dựa vào thống kê sử dụng năm trước, dự trù của các
khoa phòng. Việc lựa chọn mặt hàng thuốc nhằm đáp ứng theo DMT của bệnh viện và
tình hình sử dụng thực tế để lựa chọn đơn vị. Việc mua sắm thuốc ảnh hưởng phần nào
đến chất lượng điều trị, thuốc mua cần có chất lượng phù hợp.
Các phương thức mua bán hiện nay gồm có: đấu thầu rộng rãi, đấu thấu hạn chế,
chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, từ sản xuất pha chế.
Theo Thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012 và Thông tư
36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 thông tư liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính
về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế. Đơn vị có chức năng lập kế hoạch
đấu thầu, phân chia thành các gói (gói thầu theo tên generic, gói theo tên biệt dược và
gói thuốc đông y và thuốc từ dược liệu), Gói thầu theo tên generic chia thành 5 nhóm,
gói thầu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu phân thành 2 nhóm [9].
7


Thuốc được mua theo kết quả trúng thầu áp dụng cho đơn vị. Khoa Dược lập dự
trù thuốc, trình giám đốc phê duyệt. Bộ phận nghiệp vụ dược tại khoa dược đặt hàng
và quản lý việc thực hiện đơn hàng theo hợp đồng thầu. Tổ kiểm nhập tiến hành kiểm
nhập theo dự trù, hoá đơn, số báo lô. Hàng hoá được giao phải được kiểm tra về tên

thuốc, nồng độ hàm lượng, đơn vị tính, quy cách đóng gói, nơi sản xuất, hạn dùng tối
thiểu 1 năm. Lập biên bản kiểm nhập có đầy đủ chữ ký các thành viên. Hoá đơn và
phiếu nhập hàng được chuyển đến phòng tài chính kế toán thanh toán theo hợp đồng
thầu. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản tuỳ theo nội dung hợp
đồng, theo giá trị hoá đơn mua hàng.
1.1.1.3. Tồn trữ, cấp phát thuốc
Quản lý tồn trữ thuốc bao gồm các quá trình nhập kho, xuất kho, kiểm tra, kiểm
kê kho, sắp xếp bảo quản thuốc. Thuốc sắp xếp theo độc tính, nhóm tác dụng dược lý,
theo ABC…, dạng bào chế, đường dùng. Thuốc được bảo quản theo chế độ bảo quản
của nhà sản xuất đưa ra.
Công tác tồn trữ thuốc là khâu quan trọng để cung cấp thuốc đến người sử dụng
với chất lượng tốt.
Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc
Yêu cầu về vị trí, thiết kế:
- Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất, nhập,
vận chuyển và bảo vệ;
- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn;
- Diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu cầu
của từng mặt hàng thuốc;
- Kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng;
Yêu cầu về trang thiết bị:
- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp
- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;
- Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải hiệu chuẩn định kỳ;
- Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để vệ sinh
và xếp dỡ hàng;
8


- Đủ trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vòi nước).

Quy định về bảo quản thuốc
- Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối
thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi nhập -xuất- tồn kho. Tránh ánh sáng
trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện bảo
quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất (với các nhà sản
xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt
thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất.
Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần hết hạn sử
dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục phải
để khu vực riêng chờ xử lý. Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản
tại kho riêng và kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần [5].
Cấp phát thuốc
Bệnh viện sử dụng các công cụ quản lý tồn trữ, thống kê để kiểm soát việc cấp
phát thuốc. Các BV tuyến trung ương và một số BV tỉnh đã áp dụng phần mềm vào
quản lý kho, tạo thuận lợi cho các hoạt động khác. Phần lớn các BV tuyến tỉnh, tuyến
huyện vẫn dụng các phương pháp thủ công gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động khác
của hoạt động cung ứng thuốc. Xuất thuốc theo phiếu lĩnh thuốc của các khoa phòng
đã được duyệt, chọn thuốc xuất ra theo nguyên tắc FIFO, FEFO. Thuốc trước khi ra
khỏi kho phải qua 1 hoặc 2 lần kiểm soát, tùy tình hình bố trí của khoa Dược. Thông
thường các bệnh viện xây dựng quy trình cấp phát thuốc từ khoa dược đến khoa lâm
sàng, đến bệnh nhân. Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn vị, Khoa Dược đưa
thuốc đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc tại khoa Dược theo quy
định của Giám đốc bệnh viện. Một số bệnh viện đã cấp phát thuốc đến khoa lâm sàng,
thậm chí đến tay bệnh nhân điều trị nội trú.
Quá trình cấp phát thuốc nội trú và ngoại trú cần được thực hiện: ba kiểm tra, ba
đối chiếu để tránh nhầm lẫn sai sót:
9



Ba kiểm tra:
Một là, thể thức phiếu xuất kho (đơn thuốc), liều dùng, cách dùng .
Hai là, bao bì, nhãn thuốc.
Ba là, chất lượng thuốc.
Ba đối chiếu:
Một là, tên thuốc (trong phiếu xuất, trong đơn).
Hai là, nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc và thực tế.
Ba là, số khoản thuốc.

1.1.1.4. Sử dụng thuốc
Trong những năm qua ngành Y tế có nhiều nỗ lực trong phục vụ thuốc chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân. Thị trường thuốc đã đáp ứng đủ cho nhu cầu khám chữa bệnh.
Tiền thuốc bình quân đầu người ngày một tăng. Tình hình cung ứng quản lý sử dụng
thuốc đã được chấn chỉnh, tuy nhiên việc sử dụng thuốc chưa thật hợp lý, đặc biệt là
thuốc kháng sinh [12].
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý, Bộ Y tế đã quy định về việc thành lập
HĐT&ĐT tại bệnh viện, xây dựng Dược thư, các quy chế về kê đơn, bán thuốc theo
đơn, danh mục thuốc thiết yếu, quy định sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế có giường
bệnh, quy định hoạt động nhà thuốc bệnh viện, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc,
thành lập trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và phản ứng có hại của thuốc (DIADR).
Trung tâm DI-ADR đã xây dựng được cơ sở dữ liệu tra cứu thông tin thuốc [12].
Các dữ liệu hướng dẫn về các vấn đề liên quan trong sử dụng thuốc và hướng dẫn sử
dụng thuốc an toàn hợp lý. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc năm 2012 tăng 34% so
với năm 2011.
+ Sử dụng thuốc hợp lý là bệnh nhân phải nhận được thuốc thích hợp với đòi hỏi
lâm sàng và ở liều lượng đáp ứng được yêu cầu của người bệnh, trong một khoảng thời
gian thích hợp và với chi phí ít gây tốn kém nhất cho người bệnh và cho cộng đồng.
Mối quan hệ trong việc sử dụng thuốc được thể hiện ở Hình.1.3 [3].

10


Hình 1.3. Mối quan hệ bác sỹ, dƣợc sỹ, điều dƣỡng trong sử dụng thuốc.
+ Bộ phận DLS &TTT
Là bộ phận chuyên trách về quản lý và tư vấn sử dụng thuốc, bộ phận DLS-TTT
có chức năng nhiệm vụ
Tham gia phân tích đánh giá sử dụng thuốc. Tư vấn xây dựng DMT
Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc
Tham gia xây dựng quy trình quản lý sử dụng thuốc trong DMT. Hướng dẫn và
quản lý sử dụng thuốc. Tập huấn, đào tạo về dược lâm Sàng.
Báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu
cầu của Ban Giám đốc, Hội đồng Thuốc và Điều trị. Theo dõi, quản lý phản ứng có hại
của thuốc (ADR) và là đầu mối báo cáo các phản ứng có hại của thuốc tại đơn vị.
Tham gia các hoạt động, công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên
cứu liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn - hợp lý
Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc. Tham gia bình ca lâm sàng.
Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình quản lý điều trị thông qua theo dõi
nồng độ thuốc trong máu [10].
11


+ Sử dụng thuốc cho bệnh nhân
 Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn.
 Đảm bảo 5 đúng:
o Đúng người bệnh;
o Đúng thuốc;
o Đúng liều dùng;
o Đúng đường dùng;
o Đúng thời gian.

Trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời các
bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc [6].
+ Đánh giá danh mục thuốc sử dụng:
Có thể dùng các kỹ thuật phân tích như phân tích: ABC, nhóm điều trị, VEN...
Phân tích ABC: là phương pháp phân tích mối liên quan giữa lượng thuốc tiêu
thụ hàng năm và chi phí mua nhằm phân định ra thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách.
Phân tích nhóm điều trị: là xác định các nhóm điều trị có mức chi phí khác nhau.
Lựa chọn thuốc theo nhóm sao cho đáp ứng được điều trị mô hình bệnh tật tại BV và
kinh phí BV.
Phân tích VEN (tối cần, thiết yếu và không thiết yếu): Phân tích này giúp xác
định được các nhóm ưu tiên để mua sắm trong nguồn kinh phí có hạn của BV.
+ Thuốc tối cần (V) là những thuốc dùng trong cấp cứu, chăm sóc cơ bản, là
thuốc thiết yếu, có thể không sử dụng thường xuyên nhưng phải có mặt trong BV.
+ Thuốc thiết yếu (E) dùng điều trị cho bệnh nặng, nhưng không nhất thiết phải
có cho các chăm sóc cơ bản.
+ Thuốc không cần thiết (N) dùng điều trị các bệnh nhẹ, có thể không có trong
danh mục thuốc thiết yếu, không bắt buộc có mặt trong kho [4].
Phân tích cơ cấu sử dụng thuốc (về số lượng, giá trị tiêu thụ): cơ cấu thuốc theo
nhóm tác dụng dược lý, theo quy chế chuyên môn, tỷ lệ thuốc chủ yếu và thuốc thiết
yếu, theo nguồn gốc xuất sứ, thuốc theo tên gốc- tên biệt dược…
12


Phân tích chỉ số kê đơn thuốc nội trú, ngoại trú: Ghi tên thuốc (nồng độ, hàm
lượng, số lượng). Số thuốc trung bình trong đơn thuốc, tỷ lệ thuốc được kê theo tên
gốc, tỷ lệ đơn có vitamin, hướng dẫn sử dụng thuốc (liều dùng, thời gian dùng, cách
dùng), tương tác thuốc. Và các chỉ số kê đơn khác.
1.1.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng thuốc và điều trị làm chức năng tư vấn cho giám đốc về các vấn đề liên
quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia

về thuốc trong bệnh viện [4].
+ Nhiệm vụ HĐT & ĐT: là xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc
trong bệnh viện:
+ Tổ chức của Hội đồng: Tùy theo hạng bệnh viện, Hội đồng có ít nhất 5 thành
viên trở lên, bao gồm các thành phần sau đây:
Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên
môn.
Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện.
Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược
hoặc cả hai thành viên này;
Ủy viên gồm: Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, điều dưỡng trưởng bệnh
viện và Trưởng phòng Tài chính - Kế toán.
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và thành lập các tiểu ban.
Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Tùy vào quy
mô của Hội đồng, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập một trong các nhómtiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tiểu ban: xây dựng
DMT và quản lý sử dụng thuốc, quản lý sử dụng kháng sinh, xây dựng hướng dẫn điều
trị, quản lý ADR và sai sót trong điều trị, quản lý thông tin thuốc.
+ Mối quan hệ giữa Hội đồng Thuốc và điều trị với Hội đồng Khoa học, Hội
đồng kiểm soát nhiễm khuẩn [4]; [3].
Như vậy hoạt động của HĐT & ĐT có vai trò rất lớn trong việc quản lý sử dụng
thuốc và điều trị bằng thuốc, cung ứng thuốc, theo dõi ADR và các sai sót trong điều
trị tại bệnh viện [26].
13


1.2 Thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ hàng đầu của công tác cung ứng thuốc là duy trì ổn định, kịp thời,
đầy đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và thiên
tai, kiểm tra quản lý, đảm bảo chất lượng thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu
thuốc, tăng giá đột biến, bất hợp lý ảnh hưởng tới công tác phòng bệnh, chữa bệnh của

nhân dân. Chính sách quản lý dược của Việt Nam đang được điều chỉnh theo hướng
phù hợp nhằm thúc đẩy ngành dược nội địa phát triển hơn. Các công ty dược của Việt
Nam đang có xu hướng nâng cấp nhà máy sản xuất lên các tiêu chuẩn quốc tế như
PIC/S - GMP, EU – GMP để sản xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả
năng trúng thầu kênh ETC [1]; [8]; [13]; [27].
Bảng 1.1 Số liệu thống kê về sản xuất, nhập khẩu thuốc qua các năm
Năm

Tổng trị giá tiền

Trị giá SX

Trị giá thuốc

Bình quân

thuốc sử dụng

trong nƣớc

nhập khẩu

tiền thuốc đầu

(1.000 USD)

(1.000 USD)

(1.000 USD)


ngƣời (USD)

2008

1.425.657

715.435

923.288

16,45

2009

1.696.135

831.205

1.170.828

19,77

2010

1.913.661

919.039

1.252.572


22,25

2011

2.432.500

1.140.000

1.527.000

27,6

2012

2.950.000

1.200.000

1.750.000

29,5

2013

3.468.836

1.420.361

1.973.000


33.0

(Báo cáo hàng năm của Bộ y tế)
Trong những năm qua, hệ thống cung ứng thuốc của nước ta đã có những đóng
góp to lớn. Công tác cung ứng thuốc các bệnh viện cùng với sự tham gia của các thành
phần kinh tế, mạng lưới phân phối thuốc phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc. Mặc dù
vậy, việc cung ứng thuốc ở nước ta vẫn đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc giá
trị các thuốc nhập khẩu vẫn cao hơn so với các thuốc sản xuất trong nước gây tốn kém
cho nền kinh tế đất nước cũng như người bệnh. Tỷ lệ sử dụng tiền thuốc sản xuẩt
thuốc tại Việt Nam tại các bệnh viện tuyến Trung ương chỉ đạt 11,9%, tuyến tỉnh
33,9%, tuyến huyện 61,5% trong tổng số tiền thuốc điều trị [22]; [25].
14


1.2.1. Lựa chọn thuốc
Việc xây dựng quy trình lựa chọn danh mục thuốc được HĐT&ĐT bệnh viện
thực hiện. Công tác này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, danh mục thuốc sử dụng năm
trước, kinh phí mua thuốc, dự thảo của khoa lâm sàng, chưa quan tâm đến yếu tố về
phác đồ điều trị và mô hình bệnh tật, dẫn đến danh mục thuốc bệnh viện còn thiếu
thuốc hoặc có thuốc không sử dụng đến.
Thuốc thiết yếu và thuốc theo tên gốc chưa được chú trọng sử dụng trong các
cơ sở y tế. Tỷ lệ thuốc chủ yếu thay đổi tùy theo bệnh viện, tại bệnh viện C tỉnh Thái
Nguyên là 86,9% năm 2011, Bệnh viện Tim Hà Nội 88% năm 2010, tại bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 là 91,3% năm 2012, bệnh viện Phổi trung ương là
82,63%.[20]; [16]; [21]; [23].
Tỷ lệ thuốc nội trong danh mục thuốc bệnh viện C Thái Nguyên là 43,4%, bệnh
viện Phổi trung ương là 40,6% về số lượng [16]; [23]. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại
Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010 là 24,4% về số lượng, 7% về giá trị tiền thuốc [21].
1.2.2. Mua thuốc
Các bệnh viện đã tiến hành mua thuốc theo các bước trong quy trình đấu thầu.

Nhưng phần lớn hoạt động này chỉ mang tính thủ công, gây tốn thời gian, nhân lực, dễ
gây sai sót. Việc áp dụng phần mềm vào công tác chấm thầu còn nhiều hạn chế. Việc
áp dụng các thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC trong lĩnh vực đấu thầu thuốc đã góp
phần làm giảm 20-30% chi phí cho thuốc của các cơ sở y tế. Tuy nhiên, việc áp dụng
thông tư này đã bộc lộ một số bất cập như quá chú trọng về tiêu chí giá, thiếu sự cân
bằng về giá và chất lượng; trong tiêu chí giá mới chỉ quan tâm đến giá của từng mặt
hàng mà chưa quan tâm đến chi phí cho cả phác đồ, liệu trình điều trị; việc phân chia
các nhóm thuốc theo tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn chưa rõ ràng [12].
1.2.3. Cấp phát thuốc
Các bệnh viện đã tổ chức được quy trình cấp phát thuốc phù hợp với hoàn cảnh
riêng. Theo Cục quản lý dược có 80% bệnh viện trung ương có phần mềm quản lý
thuốc và mạng nội bộ, trong khi đó nhiều bệnh viện tuyến tỉnh vẫn còn cấp phát mang
tính thủ công gây tốn thời gian và nhân lực; chưa áp dụng được phần mềm quản lý
dược vào quản lý xuất nhập, thống kê, kiểm soát kê đơn thuốc, theo dõi hạn dùng.
15


1.2.4. quản lý sử dụng thuốc
HĐT&ĐT phát huy vai trò trong việc quản lý kê đơn và quản lý cung ứng
thuốc. Tuy nhiên, DLS-TTT tại bệnh viện tuyến trung ương vẫn còn nhiều hạn chế, tại
bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện còn mang tính hình thức. Do thiếu cán bộ có năng
lực chuyên sâu về DLS-TTT. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 31/2012/TT-BYT ngày
20/12/2012 Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện. Quy định về nhiệm
vụ của dược sỹ lâm sàng và cơ sở dữ liệu tra cứu tham khảo cho hoạt động dược lâm
sàng và thông tin thuốc [10].
Tổ thông tin thuốc đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thông tin thuốc cho cán
bộ y tế và bệnh nhân, nhưng chưa đạt chất lượng theo quy định, do thiếu nhân lực,
năng lực khai thác thông tin và trình độ ngoại ngữ, cơ sở vật chất để tra cứu thông tin
còn hạn chế.
1.3 Vài nét về bệnh viện và khoa dƣợc Bệnh viện Da Liễu

1.3.1 Quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện Da Liễu thành
phố Cần Thơ
Về vị trí địa lý, bệnh viện nằm gần quốc lộ 1A, thuộc Quận Ninh Kiều - TPCT.
Cách trung tâm 02 km. Bệnh viện nằm trong khu vực Mekong II.
Quyết định số: 2402/QĐ-UBND ngày 10/8/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố
Cần Thơ về việc thành lập Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ, là bệnh viện chuyên
khoa hạng III, tuyến thành phố, với quy mô là 50 giường bệnh [29].
+ Các nhiệm vụ
- Cấp cứu- khám bệnh-chữa bệnh tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ
ngoài vào để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Tổ chức khám và tổ
chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng chuyên môn.
-Đào tạo cán bộ y tế; Nghiên cứu khoa học về y học; Chỉ đạo tuyến dưới chuyên
môn kỹ thuật; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế; Quản lý kinh tế
+ Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo
- Các phòng chức năng: phòng Tổ chức các bộ, Kế hoạch tổng hợp, Tài chính kế
toán, Vật tư thiết bị y tế, Hành chính quản trị, Điều dưỡng
16


- Các khoa cận lâm sàng: khoa Dược, Xét nghiệm, Dinh dưỡng, Kiểm soát nhiễm
khuẩn.
- Các khoa lâm sàng: Khám bệnh ngoại trú và khoa nội trú.
Số giường bệnh, số lượng cán bộ viên chức, số lượng các khoa phòng của bệnh
viện ổn định qua các năm, đáp ứng quy mô hoạt động của bệnh viện.
+ Thực hiện nhiệm vụ khám và điều trị năm 2014
Đến năm 2014 Bệnh viện được giao kế hoạch 50 giường bệnh, hiện có 91 cán bộ
viên chức, trong đó có 10 bác sỹ sau đại học, 08 bác sỹ có trình độ đại học, 05 phòng
chức năng, 02 khoa cận lâm sàng và 2 khoa lâm sàng.
Năm 2014 Bệnh viện gồm có 91 cán bộ viên chức, tổ chức như sau

Bảng 1.2 Tổ chức nhân lực tại bệnh viện Da Liễu

STT

Số lƣợng

Cán bộ

Tỷ lệ %

1

Bác sỹ chuyên khoa II

3

3,30

2

Bác sỹ chuyên khoa I

7

7,69

3

Bác sỹ


8

8,79

4

Dược sỹ đại học

4

4,40

5

Dược sỹ trung học

9

9,89

6

Trung học và khác

60

65,93

Tổng số nhân viên toàn BV


91

100,00

Tổng số nhân viên khoa Dƣợc

13

14,29

Tỷ lệ nhân viên khoa Dược so với nhân viên bệnh viện là 14,29%, Dược sỹ đại
học là 4,4% làm việc tại khoa Dược. Tỷ lệ dược sỹ trung học là 9,89%. Tỷ lệ
DSĐH/Bác sỹ là 4/18 (tương đương 1/4,5), DSĐH/ DSTH là 4/9 (tương đương 1/2,5).
Theo thông tư 08/2007/ TTLT-BYT-BNV về Hướng dẫn định mức sự nghiệp cho các
cơ sở y tế có tỷ lệ DSĐH/BS trong 1/8-1/15, tỷ lệ này của BV Da Liễu cao hơn nhiều
(1/4,5). Tỷ lệ DSĐH/DSTH là ½-1/2,5, tỷ lệ này tại BV Da Liễu là phù hợp với hướng
dẫn (1/2,5).
17


×