Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

HIỆU QUẢ của CHẤT điều HOÀ SINH TRƯỞNG, NỒNG độ ĐƯỜNG, THAN HOẠT TÍNH TRÊN sự SINH TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN của cây MAI địa THẢO cấy mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN KHÁNH MỸ

HIỆU QUẢ CỦA CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG,
NỒNG ĐỘ ĐƯỜNG, THAN HOẠT TÍNH TRÊN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MAI ĐỊA THẢO
CẤY MÔ
(Impatiens hawkeri Bull.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH HOA VIÊN & CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Tên đề tài:
HIỆU QUẢ CỦA CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG, NỒNG ĐỘ
ĐƯỜNG, THAN HOẠT TÍNH TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY MAI ĐỊA THẢO CẤY MÔ (Impatiens hawkeri Bull.)

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Lâm Ngọc Phương



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Khánh Mỹ
MSSV: 3077403
Lớp: Hoa Viên Cây Cảnh

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA

Luận văn Tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành Hoa Viên & Cây Cảnh với đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG, NỒNG ĐỘ
ĐƯỜNG, THAN HOẠT TÍNH TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MAI ĐỊA THẢO CẤY MÔ (Impatiens
hawkeri Bull.)

Sinh viên thực hiện Nguyễn Khánh Mỹ
Ý kiến cán bộ hướng dẫn............................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2010
Cán bộ hướng dẫn


Ts. Lâm Ngọc Phương

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Sự chấp thuận của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp với đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG, NỒNG ĐỘ
ĐƯỜNG, THAN HOẠT TÍNH TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MAI ĐỊA THẢO CẤY MÔ (Impatiens
hawkeri Bull.)

Do sinh viên Nguyễn Khánh Mỹ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn.
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:..................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

Duyệt khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2011

CHỦ NHIỆM KHOA


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

ii


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cám ơn cô Lâm Ngọc Phương đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Chân thành cám ơn thầy Lê Văn Bé, cô Lê Hồng Giang và các thầy cô đã tận
tình truyền đạt kiến thức, những kinh nghiệm nghề nghiệp và dìu dắt em trong suốt
quá trình học tập tại trường trong những năm tháng Đại Học vừa qua.
Xin cảm ơn chị Lê Minh Lý và các anh chị trên phòng thí nghiệm bộ môn
Sinh Lý – Sinh Hóa đã tận tình giúp đỡ và đưa ra nhiều lời khuyên đúng đắn và
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày.... tháng.... năm 2011

Nguyễn Khánh Mỹ

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn


Nguyễn Khánh Mỹ

iv


THỜI GIAN HỌC TẬP


I. LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Khánh Mỹ

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 22/02/1989
Nơi sinh: Ô môn – Cần Thơ
II. THỜI GIAN HỌC PHỔ THÔNG
1. Tiểu học:
Thời gian: 1995 – 2000
Trường: Tiểu học số 2, phường Châu Văn Liêm
2. Trung học cơ sở:
Thời gian: 2000 – 2004
Trường: Trung học cơ sở Châu Văn Liêm
3. Trung học phổ thông:
Thời gian: 2004 – 2007
Trường: Trung học phổ thông Lưu Hữu Phước

v



TÓM LƯỢC
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro đã được áp dụng để nhân giống với số lượng lớn. Trong nghiên
cứu này, giống mai địa thảo (Impatiens hawkeri Bull.) đã được sử dụng. Thí nghiệm được
tiến hành tại phòng thí nghiệm nuôi cấy môn thực vật bộ môn Sinh Lý Sinh Hóa – Khoa
Nông Nghiệp và SHƯD. Chồi mai địa thảo từ 1 - 1,5 cm có từ 2-3 cặp lá cấy vào môi
trường môi trường có bổ sung hàm lượng than hoạt tính (0; 2 g/l) + chất điều hòa sinh
trưởng (0; NAA 0,1 mg/l; NAA 0,5 mg/l; BA 1 mg/l; BA 2 mg/l ) để xác định môi trường
thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của mai địa thảo và môi trường MS bổ sung
đường (10; 20; 30 g/l) + BA (0; 2; 4 mg/l) để nhân chồi. Thân mai địa thảo cắt thành lát
dày khoảng 1 mm, chọn lá mai địa thảo ở cặp lá thứ 2-3 cấy vào môi trường bổ sung BA
(0; 1; 2 mg/l) + NAA (0; 0,5; 1 mg/l) . Kết quả cho thấy sau 4 tuần: (i) môi trường MS bổ
sung NAA 0,5 mg/l thích hợp cho số chồi gia tăng (1,5 chồi); (ii) môi trường bổ sung 20
g/l đường + BA 2 mg/l thích hợp cho số chồi gia tăng (1,2 chồi); (iii) môi trường bổ sung
BA 0 mg/l + NAA 0,5 mg/l thích hợp cho sự tạo rễ ở mẫu lá; (iiii) môi trường không bổ
sung chất điều hòa sinh trưởng thích hợp cho sự tạo rễ ở mẫu thân.
Từ khóa: mai địa thảo, in vitro, impatients hawkeri Bull.

vi


MỤC LỤC
TRANG CHẤP NHẬN LUẬN VĂN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LỜI CẢM
TẠ........................................................................................................................... i
TRANG CHẤP NHẬN LUẬN VĂN CỦA HỘI ĐỒNG ..................................... ii
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ iv
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP .......................................................................................v
TÓM LƯỢC ........................................................................................................ vi
MỤC LỤC.......................................................................................................... vii
CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................................x

DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................... xi
DANH SÁCH HÌNH.......................................................................................... xiii
GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.............................................................. 2
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY MAI ĐỊA THẢO
1.1.1 Nguồn gốc và đặc tính thực vật..................................................................... 2
1.2 SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ........................................ 3
1.2.1 Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ....................................................... 3
1.2.2 Các giai đoạn của nuôi cấy mô ..................................................................... 3
1.2.3 Thành phần môi trường nuôi cấy mô............................................................ 3
1.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NUÔI CẤY MÔ TRÊN IMPATIENS. SP ................... 6

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................ 7
2.1 Phương tiện..................................................................................................... 7
2.2 Phương pháp................................................................................................... 7
2.2.1 Chuẩn bị môi trường .................................................................................... 7
2.2.2 Ghi nhận số liệu ........................................................................................... 7
2.2.3 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 7
2.2.4 Xử lí số liệu..................................................................................................10
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................11
vii


3.1 HIỆU QUẢ CỦA BA VÀ ĐƯỜNG ĐẾN SỰ NHÂN CHỒI CÂY MAI
ĐỊA THẢO ...................................................................................................................11
3.1.1 Tỷ lệ mẫu tạo chồi nách (%) ........................................................................11
3.1.2 Số chồi nách gia tăng ..................................................................................12
3.1.3 Chiều cao chồi gia tăng (cm) ............................................................................15
3.1.4 Số lá gia tăng ...............................................................................................18
3.1.6 Số rễ .............................................................................................................19

3.1.7 Chiều dài rễ (cm) .........................................................................................20
3.2 HIỆU QUẢ CỦA BA, NAA VÀ THAN HOẠT TÍNH TRÊN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MAI ĐỊA THẢO IN VITRO ....................21
3.2.1 Tỷ lệ mẫu tạo chồi nách (%) ........................................................................21
3.2.2 Số chồi nách gia tăng ..................................................................................23
3.2.3 Chiều cao chồi gia tăng (cm) .......................................................................25
3.2.4 Số lá .............................................................................................................27
3.2.5 Số rễ .............................................................................................................29
3.2.6 Chiều dài rễ (cm) .........................................................................................30
3.3 HIỆU QUẢ CỦA NỒNG ĐỘ BA VÀ NAA TRÊN SỰ TÁI SINH CƠ
QUAN TỪ LÁ MAI ĐỊA THẢO ........................................................................32
3.3.1 Tỷ lệ mẫu tạo rễ (%) ....................................................................................32
3.3.2 Số rễ .............................................................................................................33
3.4 HIỆU QUẢ CỦA NỒNG ĐỘ BA VÀ NAA TRÊN SỰ TÁI SINH CƠ
QUAN TỪ THÂN MAI ĐỊA THẢO ..................................................................35
3.4.1 Tỷ lệ mẫu tạo rễ (%)....................................................................................35
3.4.2 Số rễ .............................................................................................................37
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................40
4.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................40
4.2 ĐỀ NGHỊ........................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................41
PHỤ LỤC.............................................................................................................44

viii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
NAA

Naphthalene Acetic Acid


BA

Benzyl Adenine

MS

Murashige and Skoog (1962)

ctv.:

Cộng tác viên

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Tỷ lệ (%) mẫu tạo chồi nách sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường
có nồng độ BA và đường khác nhau

11


3.2

Tỷ lệ (%) mẫu tạo chồi nách sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường
có nồng độ BA và đường khác nhau

12

3.3

Số chồi nách gia tăng sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng
độ BA và đường khác nhau

13

3.4

Số chồi nách gia tăng sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường có các
nồng độ BA và đường khác nhau

14

3.5

Chiều cao chồi gia tăng (cm) trên môi trường có nồng độ BA và
đường khác nhau sau 2 tuần nuôi cấy.

15

3.6


Chiều cao chồi gia tăng (cm) trên môi trường có nồng độ BA và
đường khác nhau sau 4 tuần nuôi cấy.

16

3.7

Số lá gia tăng sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng độ BA
và đường khác nhau.

17

3.8

Số lá gia tăng sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng độ BA
và đường khác nhau.

18

3.9

Trọng lượng tươi gia tăng sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường có
nồng độ BA và đường khác nhau.

19

3.10

Số rễ sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng độ BA và

đường khác nhau.

20

3.11

Chiều dài rễ (cm) sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường có các nồng
độ BA và đường khác nhau

20

3.12

Tỷ lệ (%) mẫu tạo chồi nách sau 2 tuần nuôi cấy nuôi cấy trên
môi trường có nồng độ chất điều hòa sinh trưởng và hàm lượng
than khác nhau

22

3.13

Tỷ lệ (%) mẫu tạo chồi nách sau 4 tuần nuôi cấy nuôi cấy trên môi
trường có nồng độ chất điều hòa sinh trưởng và hàm lượng than
khác nhau

23

3.14

Số chồi nách gia tăng sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng

độ chất điều hòa sinh trưởng và hàm lượng than hoạt tính khác
nhau.

24

x


3.15

Số chồi nách gia tăng sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng
độ chất điều hòa sinh trưởng và hàm lượng than hoạt tính khác
nhau.

25

3.16

Chiều cao chồi gia tăng (cm) sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường
có hàm lượng than hoạt tính và nồng độ chất điều hoà sinh trưởng
khác nhau

26

3.17

Chiều cao chồi gia (cm) tăng sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường
có nồng độ chất điều hoà sinh trưởng và hàm lượng than hoạt tính
khác nhau


27

3.18

Số lá gia tăng sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng độ chất
điều hoà sinh trưởng và hàm lượng than hoạt tính khác nhau

28

3.19

Số lá gia tăng sau 4 tuần trên môi trường có nồng độ chất điều hoà
sinh trưởng và hàm lượng than hoạt tính khác nhau

29

3.20

Số rễ sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng độ chất điều
hoà sinh trưởng và hàm lượng than hoạt tính khác nhau

30

3.21

Chiều dài rễ (cm) sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường có hàm
lượng than hoạt tính và nồng độ chất điều hoà sinh trưởng khác
nhau

31


3.22

Tỷ lệ (%) mẫu tạo rễ sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng
độ NAA và BA khác nhau

32

3.23

Tỷ lệ (%) mẫu tạo rễ sau 3 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng
độ NAA và BA khác nhau

33

3.24

Số rễ sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng độ NAA và BA
khác nhau

34

3.25

Số rễ ở mẫu lá sau 3 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng độ
NAA và BA khác nhau

34

3.26


Tỷ lệ mẫu tạo rễ ở sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng độ
NAA và BA khác nhau

36

3.27

Tỷ lệ mẫu tạo rễ sau 3 tuần nuôi cấy trên môi trường có nồng độ
NAA và BA khác nhau

37

3.28

Số rễ sau 2 tuần nuôi cấy trong môi trường có nồng độ NAA và
BA khác nhau

37

3.29

Số rễ sau 3 tuần nuôi cấy trong môi trường có nồng độ NAA và
BA khác nhau

38

xi



DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1

Tựa hình

Trang

Mai địa thảo
Số chồi gia tăng sau 4 tuần nuôi cấy trong môi trường có nồng độ
đường và BA khác nhau: (1) MS + đường 10 g/l + BA 0 mg/l; (2)
MS + đường 10 g/l + BA 2 mg/l; (3) MS + đường 10 g/l + BA 4
mg/l; (4) MS + đường 20 g/l + BA 0 mg/l; (5) MS + đường 20 g/l +
BA 1 mg/l; (6) MS + đường 20 g/l + BA 4 mg/l; (7) MS + đường
30 g/l + BA 0 mg/l; (8) MS + đường 30 g/l + BA 1 mg/l; (9) MS +
đường 30 g/l + BA 4 mg/l
Chiều cao chồi sau 4 tuần nuôi cấy ở môi trường và nồng độ các
chất điều hoà sinh trưởng khác nhau: (1) MS + than (2 g/l); (2) MS
+ BA 2 mg/l

2
14

3.3

Chiều cao chồi gia tăng sau 4 tuần nuôi cấy trong môi trường
có hàm lượng than và nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng
khác nhau: (1) MS; (2) MS + than; (3) MS + NAA 0,1 mg/l;
(4) MS + than + NAA 0,1 mg/l; (5) MS + NAA 0,5 mg/l; (6)
MS + than + NAA 0,5 mg/l; (7) MS + BA 1 mg/l; (8) MS +

than + BA 1 mg/l; (9) MS + BA 2 mg/l; (10) MS + than + BA
2 mg/l.

31

3.4

Số rễ ở mẫu lá sau 3 tuần nuôi cấy trong môi trường có nồng độ
NAA và BA khác nhau: (1) đối chứng; (2) BA 0 mg/l + NAA 0,5
mg/l; (3) BA 0 mg/l + NAA 1 mg/l; (4) BA 1 mg/l + NAA 0 mg/l;
(5) BA 1 mg/l + NAA 0,5 mg/l; (6) BA 1 mg/l + NAA 1 mg/l; (7)
BA 2 mg/l + NAA 0 mg/l; (8) BA 2 mg/l + NAA 0,5 mg/l; (9) BA
2 mg/l + NAA 1 mg/l
Số rễ ở mẫu thân sau 3 tuần nuôi cấy trong môi trường có nồng độ
NAA và BA khác nhau: (1) đối chứng; (2) BA 0 mg/l + NAA 0,5
mg/l; (3) BA 0 mg/l + NAA 1 mg/l; (4) BA 1 mg/l + NAA 0 mg/l;
(5) BA 1 mg/l + NAA 0,5 mg/l; (6) BA 1 mg/l + NAA 1 mg/l; (7)
BA 2 mg/l + NAA 0 mg/l; (8) BA 2 mg/l + NAA 0,5 mg/l; (9) BA
2 mg/l + NAA 1 mg/l

35

3.1

3.2

3.5

xii


27

39


GIỚI THIỆU
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế đời sống người dân dần được cải
thiện và ngày càng tăng cao nên việc sử dụng hoa trang trí, làm cảnh trong nhà, sân
vườn đã ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, nghề trồng hoa và kinh doanh hoa
kiểng đã trở nên phố biến và phát triển đa dạng về quy mô cũng như chủng loại đặc
biệt là các giống hoa nhập nội như: hoa ly ly, hướng dương, cát tường,
hồng,…trong đó có hoa mai địa thảo (Impatiens hawkeri Bull.)
Mai địa thảo là loài cây có hoa quanh năm, có nhiều giống với màu sắc hoa
đa dạng như xanh biển, đỏ sẫm, cam, hồng, trắng, có sọc hoặc đốm…là loại cây
được ưa chuộng nhiều, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở nước ngoài, Mai Địa Thảo
được trồng và có hoa quanh năm và là một trong những loài cây được ưa chuộng
nhất trong các dịp lễ, nhất là lễ Giáng sinh, chúng đem lại nhiều lợi ích kinh tế
(Nguyễn Trung Dũng, Võ thị Bạch Mai, 2006). Ở Mỹ năm 2006, mai địa thảo đã
đem lại thu nhập khoảng 155 triệu USD (USDA: Floriculture Crops, NASS. 2006).
Cây mai địa thảo có thể nhân giống bằng giâm cành, nhưng phương pháp
này lại có nhược điểm là cành giâm dễ bị nhiễm bệnh với các tác nhân như virus
được truyền trực tiếp hay gián tiếp cho cành giâm (Snezana và ctv., 2009). Nhân
giống in vitro đã được đưa vào nghiên cứu và sản xuất do có thể nhân số lượng lớn
cây giống trong thời gian tương đối ngắn, gia tăng năng suất và phẩm chất cây con.
Vì thế đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nhân giống cây mai địa thảo in vitro như
Baxter (2005) trên Impatiens walleriana, Huyop và ctv. (2009) trên Impatiens
balsamina và Veluchmay và ctv. (2009) trên Impatiens campanulata Wight.
Đề tài: “Hiệu quả của chất điều hòa sinh trưởng, nồng độ đường, than
họat tính trên sự sinh trưởng và phát triển của cây mai địa thảo cấy mô
(Impatiens hawkeri Bull.)” nhằm tìm ra môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng

và phát triển của cây mai địa thảo làm cơ sở cho việc nhân giống và tạo giống mới.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY MAI ĐỊA THẢO
1.1.1 Nguồn gốc và đặc tính thực vật
 Nguồn gốc và sự phân bố
Mai địa thảo tên thường gọi là New Guinea impatiens (Jonn và ctv., 2004).
Tên khoa học Impatiens hawkeri Bull., thuộc họ Balsaminaceae (Bóng nước).
Được tìm thấy đầu tiên ở Papua vào năm 1884 bởi Lt. Hawker R. N và trồng
phổ biến trong nhà kính ở thế kỷ 19 (Morgan, Raymond F, 2007).
Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi, Ấn Độ, Tây Nam Á, miền Nam
Trung Quốc, Nhật Bản, cũng như các bộ phận của Châu Âu, Nga và Băc Mỹ (GreyWilson C, 1980).

Hình 1.1 Mai địa thảo

 Đặc tính thực vật
Mai Địa Thảo là loài cây thân thảo, chiều cao trong khoảng từ 20 cm- 61 cm,
có rất nhiều giống khác nhau với màu sắc hoa đa dạng như xanh biển, đỏ sẫm, cam,
hồng cam, hồng, trắng, có sọc, đốm.…Mai địa thảo sinh trưởng tốt ở những nơi có
khí hậu mát mẻ, nhiệt độ khoảng 25 oC - 27 oC, ưa thích môi trường hơi acid
(Nguyễn Trung Dũng, Võ thị Bạch Mai, 2006). Các lá sắp xếp thành vòng xoắn,
hình elip hoặc hình bầu dục, dài 4 - 13cm và rộng 2,5- 5,5cm, rìa lá hình răng cưa
(Đinh Thị Bích Trâm, 2010). Hoa lớn 5,5- 6 cm và siêng ra hoa, sau khi thụ phấn
sẽ tạo quả. Mai địa thảo phát triển tốt nhất trong bóng râm ngoại trừ các giống khác

2



chịu đựng và phát triển tốt ở điều kiện che nắng một phần. Ánh sáng thấp làm chậm
ra hoa, nhiệt độ là nhân tố quan trọng kiểm soát thời gian ra hoa, số lượng hoa và
toàn bộ sự sinh trưởng của cây, nhiệt độ thích hợp 25- 270C (Jonn và ctv., 2004).
Phổ biến trong ngành công nghiệp hoa kiểng vì hoa đẹp và tốt nhánh (Morgan,
2007).
1.2 SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ
Theo Haberlandt (1902) mỗi tế bào của bất kỳ sinh vật nào đều mang toàn bộ
lượng thông tin di truyền cần thiết và đủ của cả sinh vật đó, vì vậy khi gặp điều kiện
thích hợp mỗi tế bào đều có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh (Nguyễn
Đức Thành, 2002). Sự thành công của vi nhân giống phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
môi trường nuôi cấy, tỷ lệ các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, giống, nhiệt độ,
ánh sáng, chọn mẫu vật (Dương Công Kiên, 2007) và tất cả các giai đoạn nuôi cấy
(Debergh và Zimmerman, 1991).
1.2.1 Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô
Theo Nguyễn Đức Thành (2000), phương pháp nuôi cấy mô có nhiều ưu
điểm sau:
+ Nhân một số lượng cây con lớn với diện tích nhỏ.
+ Hệ số nhân cao, rút ngắn thời gian đưa giống vào sản xuất.
+ Có thể tạo được một số loài thực vật mà không thể tiến hành invitro.
+ Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện ngoại cảnh.
Tuy nhiên, quá trình nuôi cấy mô phải được thực hiên với một quy trình
nghiêm túc và tỉ mĩ, điều kiện về trang thiết bị đầy đủ, các mẫu vật phát triển trên
một môi trường vô trùng.
1.2.2 Các giai đoạn của nuôi cấy mô
Nuôi cấy mô được Debergh và Zimmermam (1991) chia làm bốn giai đoạn:
Giai đoạn 0: chuẩn bị cây mẹ.
Giai đoạn 1: bắt đầu tiệt trùng.
Giai đoạn 2: nhân.

Giai đoạn 3: kéo dài, tạo rễ và tiền thuần dưỡng.
Giai đoạn 4: thuần dưỡng.
Trong đó giai đoạn 2 là giai đoạn quyết định số lượng cây có thể tạo ra. Sự
thành công ở giai đoạn này phụ thuộc vào sự kích thích chồi bất định hay là sự
phát triển chồi bên và còn tùy thuộc vò số lần cấy truyền, hệ số nhân giống, môi
trường xung quanh.
1.2.3 Thành phần môi trường nuôi cấy mô
Các thành phần cơ bản của môi trường nuôi cấy bao gồm: muối khoáng (đa
lượng và vi lượng), nguồn cacbon, vitamin, các chất điều hòa sinh trưởng, agar (đối
3


với môi trường rắn) (Nguyễn Đức Thành, 2000). Thành phần môi trương nuôi cấy
mô tế bào thay đổi tùy theo loài thực vật, lọa tế bào, mô và bộ phận nuôi cấy (Vũ
Văn Vụ và ctv., 2006).
 Nước
Phẩm chất nước là điều kiện quan trọng trong nuôi cấy. Nước sử dụng trong
cấy mô thường là nước cất một lần. Trong một số trường hợp người ta cũng sử
dụng nước cất hai lần hoặc nước khử khoáng. Nước khử khoáng là nước cất một
lần hoặc hai lần đi qua các cột khử khoáng hoặc các cột trao đổi ion (Nguyễn Bảo
Toàn, 2005)
 Các nguyên tố khoáng đa lượng
Các nguyên tố khoáng đa lượng được sử dụng trong môi trường nuôi cấy
thường ở nồng độ 30mg/l (Lê Trần Bình và ctv., 1997). Các nguyên tố đa lượng cần
cung cấp là nitrogen, phosphorus, potassium, calcium, magnesium…(Nguyễn Đức
lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002). Khoáng đa lượng rất cần thiết cho cây và chúng
ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của mô nuôi cấy và chúng không gây ngộ
độc (Lê Văn Hòa và ctv., 1999).
 Các nguyên tố khoáng vi lượng
Các nguyên tố vi lượng là thành phần của các enzyme, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ

nhưng lại là thành phần không thể thiếu trong môi trường nuôi cấy mô (Lê Văn Hòa
và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Theo Legrand và ctv. (1975), sự hiện diện của nguyên
tố sắt đặc biệt quan trọng cho quá trình tạo chồi và rễ bất định (Nguyễn Đức Lượng
và Lê Thị Thủy Tiên, 2002). Trong nuôi cấy mô thường sử dụng sắt vi lượng ở
dạng phức hợp chelate (Fe-EDTA). Ở dạng này sắt không bị tủa mà phóng thích từ
từ vào môi trường nuôi cấy theo nhu cầu của mô thực vật (Nguyễn Văn Uyển và
ctv., 1984). Một số muối vi lượng thường dùng là ZnSO4, CuSO4, CoCl2. Ngoài ra
một số môi trường còn có muối nikel và ammonium (Nguyễn Đức Thành, 2002).
 Đường
Các mẫu nuôi cấy mô thực vật nói chung không thể quang hợp hoặc quang
hợp rất thấp do thiếu clorophin, nồng độ CO2 và nhiều điều kiện khác. Vì vậy phải
đưa thêm các hợp chất cacbonhydrat vào thành phần môi trường nuôi cấy và hợp
chất cacbonhydrat được sử dụng phổ biến là đường sucrose (Vũ Văn Vụ và ctv.,
2006). Ngoài ra nguồn cacbonhydrat còn có tác dụng điều hòa áp suất thẩm thấu
của môi trường (Vũ Văn Vụ, 1999). Sucrose (3%) được sử dụng phổ biến như là
một nguồn cung cấp cacbonhydrat.
 Than hoạt tính
Than hoạt tính được đưa vào môi trường nhằm mục đích làm tối môi trường
nuôi cấy, hấp thu các phân tử, các phân tử thích hợp có cấu trúc vòng (chất điều hòa
sinh trưởng) (Nguyễn Bảo Toàn, 2005).

4


Tuy nhiên than hoạt tính cũng có một số tác dụng khác như hút các chất
hữu cơ như Phytohoocmon, Vitamin, Sắt EDTA, Kẽm,… làm giảm hiệu quả
của chất điều hòa sinh trưởng, vitamin và các khoáng. (Theo Vũ Văn Vụ và ctv.,
2006)
 Vitamin
Các vitamin thường được dùng trong môi trường nuôi cấy mô là: nicotinic

acid, pyridoxin (vitamin B6), thiamin (vitamin B1), myo-inositol, vitamin C thường
được sử dụng như là chất chống oxy hóa (Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Trong đó
thiamin là một vitamin căn bản cần thiết cho sự tăng trưởng của tất cả các tế bào
(Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002). Vitamin có tác dụng thúc đẩy
sinh trưởng, phát triển của mẫu cấy và trong nhiều trường hợp nó có vai trò như
nguồn cacbon của môi trường nuôi cấy (Vũ Văn Vụ và ctv., 2006).
 Agar
Agar trộn với nước thì tạo thành dạng gel và tan ra ở nhiệt độ 60-100 oC và
đặc lại khi nhiệt độ giảm xuống 45oC (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên,
2002). Nồng độ agar thường được sử dụng trong môi trường nuôi cấy mô thực vật
là 0,5-10% (Bùi Bá Bổng, 1995). Nồng độ agar được sử dụng ảnh hưởng tới thế
năng nước trong môi trường nuôi cấy, độ cứng của môi trường, sự sinh trưởng của
mẫu cấy, các vấn đề sinh lý của mẫu cấy như sự thừa nước (hyperhydricity), sự hoạt
động của cytokinin trong môi trường có agar (Nguyễn Bảo Toàn, 2005)
 Nước dừa
Trong nuôi cấy mô và tế bào thực vật thường sử dụng nước dừa từ trái dừa
bánh tẻ và trái dừa già. Thành phần của nước dừa khá phong phú như có chứa myoinositol và các chất thuộc nhóm cytokinin như zeatin… (Vũ Văn Vụ và ctv., 2006)
và một số amino acid khác (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
Lượng nước dừa dùng trong môi trương nuôi cấy khá lớn từ 15-29% (w/w) thể tích
môi trường (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
 Chất điều hòa sinh trưởng
Chất điều hòa sinh trưởng là thành phần không thể thiếu trong môi trường
nuôi cấy, có vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh hình thái thực vật invitro
(Vũ Văn Vụ và ctv., 2006). Chất điều hòa sinh trưởng thực vật là những chất hữu cơ
khác với những chất dinh dưỡng, với một hàm lượng nhỏ kích thích, ức chế hoặc bổ
sung bất kỳ một quá trình sinh lý nào trong vật ( Nguyễn Minh Chơn, 2004).
Auxin được chia làm hai loại là auxin tự nhiên và auxin nhân tạo. Auxin tự
nhiên được tiềm thấy ở thực vật là Indole Acetic Acid (IAA). Auxin tổng hợp có
Napthatelene Acetic Acid (NAA), 2,4-Dichlorophenoxy Acetic Acid (2,4-D),
Indole Acetic Acid (IAA). Các auxin tổng hợp ổn định với nhiệt và ánh sáng hơn

IAA, do đó chúng có thể được hấp khử trùng. Nhóm Auxin được đưa vào môi
trường nuôi cấy nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng và giãn nở của tế bào, tăng cường
5


các quá trình sinh tổng hợp và trao đổi chất, kích thích hình thành rễ và tham gia
vào cảm ứng phát sinh phôi vô tính. Nồng độ auxin thường được sử dụng trong môi
trường nuôi cấy là 0,1-2,0 mg/l vì chúng có hiệu quả ở nồng độ thấp (Vũ Văn Vụ và
ctv.,2006).
Chức năng chính của cytokinin là kích thích sự phân bào. Ngoài ra cytokinin
còn kích thích pha dãn dài lẫn pha chuyên hóa. Khi có tác dụng của auxin ở các
mức khác nhau, đối với các tế bào tách rời (nuôi cấy mô) sự cân đối giữa auxin và
cytokinin sẽ kích thích sự thành lập callus, rễ, chồi ( Lê Văn Hòa, Nguyễn Bảo
Toàn, 2004). Ở nồng độ cao cytokinin có tác dụng kích thích rõ rệt đến sự hình
thành chồi bất định, đồng thời ức chế sự tạo rễ của chồi nuôi cấy (Vũ Văn Vụ và
ctv., 2006).
 pH
pH của môi trường là một yếu tố quan trọng. Sự ổn định của pH môi trường
là yếu tố duy trì trao đổi chất trong tế bào. pH thường được chỉnh trong khoảng 5,56 trước khi hấp khử trùng. pH quyết định sự hòa tan của khoáng, ảnh hưởng sự hấp
thu khoáng trong môi trường, ảnh hưởng đến sự tạo gel của agar trong việc hấp khử
trùng (Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Đặc biệt mẫn cảm với pH là NAA, gibbrellin và
các vitamin. Sự hấp thu các hợp chất sắt cũng phụ thuộc vào pH. Để chỉnh pH môi
trường có thể dùng dung dịch 10% hoặc 1 NAOH và 1 N HCl (Nguyễn Đức Thành,
2000).
1.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NUÔI CẤY MÔ TRÊN IMPATIENS. SP
Nghiên cứu của Kyungchul Han và Loren C. Stephens (2003) thì môi trường
MS + BA 10 μM/l cho số lượng chồi cao nhất (9,3 chồi) đối với giống lai ‘T63-1’, a
Java (J) × New Guinea (NG). Và môi trường MS với 2-iP 40-60 μM/l cho số lượng
chồi nhiều và khỏe đối với giống lai ‘Star Fire’.
Môi trường MS với 1µM/l TDZ cho số chồi gia tăng nhiều nhất ở Impatiens

walleriana (Aaron Baxter, 2005).
Môi trường MS có bổ sung 1 mg/l BAP là tốt nhất cho việc nhân chồi, môi
trường ½ MS + 0,1 mg/l IAA tốt nhất cho việc tạo rễ Impatiens balsamina (Fahrul
Zaman Huyop và ctv., 2009).
Thí nghiệm trên Impatiens campanulata Wight. khử mẫu bằng HgCl2 0,1%
cho tỷ lệ mẫu sạch và khỏe. Môi trường MS có hiệu quả cao trong việc tạo chồi từ
chồi nách với tỷ lệ mẫu tạo chồi là 85% so với môi trường B5 và WPM
(Veluchmay và ctv., 2009).
Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Bích Trâm (2010) môi trường MS có
bổ sung BA 1,0 mg/l + NAA 0,1 mg/l thích hợp cho sự nhân chồi Impatiens
hawkeri Bull.

6


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
- Vật liệu: Chồi, lá và thân mai địa thảo in vitro trong môi trường khoáng đa
vi lượng MS, có độ tuổi từ 2-3 tuần.
- Phương tiện, dụng cụ, hóa chất và thiết bị:
+ Khoáng đa vi lượng theo công thức Murashige và Skoog, 1962 (MS) và
vitamin như: thiamin, pyridoxine, nicotinic, myo-inositol.
+ Chất điều hòa sinh trưởng: benzyl adenine (BA) và α-napthalene acetic
acid (NAA), nguồn gốc Merk.
+ Đường sucrose, than, agar, nước dừa.
+ Chất khử trùng: HgCl2 , cồn 700.
+ Thiết bị thí nghiệm: tủ cấy vô trùng, nồi thanh trùng (autoclave), máy đo
pH, cân điện tử, bếp khử trùng dụng cụ cấy, tủ sấy giấy, các dụng cụ thủy tinh dùng
trong thí nghiệm: keo, ống đong,...

- Thời gian: từ 01/2011- 06/2011
- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm nuôi cấy mô
thuộc bộ môn sinh lý và sinh hóa, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học
Cần Thơ (nhiệt độ: 26  20 C, cường độ chiếu sáng 1.500 lux, thời gian chiếu sáng
16 giờ/ngày)
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Chuẩn bị môi trường Khoáng đa vi lượng theo công thức MS (Murashige và
Skoog, 1962) (phụ chương 1) có bổ sung vitamin (thiamin 1mg/l, nicotinic 1mg/l,
pyridoxin 1mg/l), đường 30 g/l, nước dừa 100 ml/l. pH môi trường được điều chỉnh
từ 5,7-5,8 và rót 40 ml/keo. Môi trường được thanh trùng ở nhiệt độ 1210C, áp suất
1 atm trong 20 phút.
2.2.2 Ghi nhận số liệu Tất cả các chỉ tiêu được ghi nhân ở các thời điểm 0, 1, 2, 3
và 4 tuần sau khi cấy.
2.2.3 Bố trí thí nghiệm
 Thí nghiệm 1: Hiệu quả BA, NAA và than hoạt tính trên sự sinh trưởng và
phát triển mai địa thảo.
- Mục tiêu: tìm ra nồng độ BA, NAA và hàm lượng than hoạt tính thích hợp cho sự
sinh trưởng và phát triển của mai địa thảo.
- Bố trí thí nghiệm: theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố với 10 nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 2 keo, mỗi keo cấy 5 mẫu
(Bảng 2.1).

7


Bảng 2.1 Tổ hợp nghiệm thức của thí nghiệm 1
Chất điều hòa sinh trưởng
Than hoạt tính (g/l)
0
0 mg /l

NT1
NAA 0,1 mg /l
NT3
NAA 0,5 mg /l
NT5
BA 1 mg/l
NT7
BA 2 mg/l
NT9

2
NT2
NT4
NT6
NT8
NT10

- Cách tiến hành: chọn những chồi có kích thước từ 2-3 cm, có từ 2-3 cặp lá.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%).
+ Số chồi.
+ Chiều cao chồi (cm).
+ Số lá.
+ Số rễ.
+ Chiều dài rễ (cm).
 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của BA và đường trên sự nhân chồi cây mai địa
thảo.
- Mục tiêu: tìm ra nồng độ BA và đường thích hợp cho việc nhân chồi.
- Bố trí thí nghiệm: theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố với 9 nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 2 keo, mỗi keo cấy 5 mẫu

(Bảng 2.2).
Bảng 2.2 Tổ hợp nghiệm thức của thí nghiệm 2
Nồng độ đường (g/l)
Nồng độ BA (mg/l)
10
20
0
NT1
NT4
2
NT2
NT5
4
NT3
NT6

30
NT7
NT8
NT9

- Cách tiến hành: chọn những chồi có kích thướt từ 2-3cm, có 2-3 cặp lá.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%).
+ Số chồi.
+ Chiều cao chồi (cm).
+ Số rễ.
+ Chiều dài rễ (cm).
+ Số lá.
+ Trọng lượng tươi.


8


 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của BA và NAA trên sự tái sinh cơ quan từ lá mai
địa thảo.
- Mục tiêu: Tìm nồng độ BA, NAA thích hợp cho sự tái sinh cơ quan cây mai địa

thảo từ lá.
- Bố trí thí nghiệm: theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố (3 nồng độ BA (0;
0,5; và 1) và 3 nồng độ NAA (0; 0,5; và 1)) với 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có
6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 keo, mỗi keo cấy 5 mẫu (Bảng 2.3).
Bảng 2.3 Tổ hợp nghiệm thức của thí nghiệm 3
Nồng độ NAA (mg/l)
Nồng độ BA (mg/l)
0
0,5
0
NT1
NT2
1
NT4
NT5
2
NT7
NT8

1
NT3
NT6

NT9

- Cách tiến hành: lá lấy từ môi trường MS, kích thước khoảng 1-2cm, tạo vết
thương trên lá sau đó úp mặt lá cho tiếp xúc với môi trường.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Tỉ lệ mẫu ra rễ (%).
+ Số rễ.
 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của BA và NAA đến sự tái sinh cơ quan từ thân
mai địa thảo.
- Mục tiêu: Tìm nồng độ BA, NAA thích hợp cho sự tái sinh cơ quan cây mai địa

thảo từ thân.
- Bố trí thí nghiệm: theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố (3 nồng độ BA (0;
0,5; và 1) và 3 nồng độ NAA (0; 0,5; và 1)) với 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có
6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 keo, mỗi keo cấy 10 mẫu.
Bảng 2.4 Tổ hợp nghiệm thức của thí nghiệm 4
Nồng độ NAA (mg/l)
Nồng độ BA (mg/l)
0
0,5
0
NT1
NT2
1
NT4
NT5
2
NT7
NT8


1
NT3
NT6
NT9

- Cách tiến hành: mẫu thân lấy từ môi trường MS, cắt lát dày khoảng 1mm.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Tỉ lệ % mẫu ra rễ (%).
+ Số rễ.

9


2.2.4 Xử lí số liệu
Các số liệu thí nghiệm được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel và thống
kê thí nghiệm bằng chương trình MSTATC. Phân tích phương sai (ANOVA), so
sánh các giá trị trung bình bằng kiểm định LSD và Duncan ở mức ý nghĩa 5% hoặc
1%.
Các số liệu về sự gia tăng chiều cao chồi và số lá được chuyển sang giá trị gia
tăng theo công thức:
Giá trị gia tăng = Giá trị sau – Giá trị đầu
Các số liệu là tỉ lệ phần trăm, biến động trong khoảng từ 0% → 100% được
chuyển đổi sang ArcSin trước khi phân tích thống kê theo công thức:
ASIN(sqrt(x)/10)*180/3,1416. Các giá trị là 0% được thay thế bởi 1/4n, và giá trị
100% được thay thể bởi 100-1/4n, trong đó n là số mẫu dựa trên để tính phần trăm,
x là giá trị phần trăm cần chuyển đổi.

10



CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 HIỆU QUẢ CỦA BA, NAA VÀ THAN HOẠT TÍNH TRÊN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MAI ĐỊA THẢO IN VITRO
3.1.1 Tỷ lệ mẫu tạo chồi nách
Sau 2 tuần nuôi cấy, nồng độ chất điều hòa sinh trưởng ảnh hưởng đến tỷ lệ
mẫu tạo chồi nách, nồng độ BA 1 mg/l cho tỷ lệ mẫu tạo chồi nách tốt nhất với
26,25%, không khác biệt thống kê so với nồng độ BA 2 mg/l nhưng khác biệt thống
kê so với nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng còn lại ở mức ý nghĩa 1% (Bảng
3.1).
Hàm lượng than hoạt tính ảnh hưởng đến tỷ lệ mẫu tạo chồi nách, môi
trường không bổ sung than hoạt tính cho tỷ lệ mẫu tạo chồi nách tốt nhất với 20,5%
khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với môi trường bổ sung than.
Có sự tương tác giữa hàm lượng than và chất điều hòa sinh trưởng trên tỷ lệ
mẫu tạo chồi nách. Môi trường bổ sung BA 1 mg/l cho tỷ lệ mẫu tạo chồi nách tốt
nhất với 47,5% khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn
lại. Môi trường than + NAA 0,1 mg/l không cho tạo chồi nách, khác biệt thống kê
so với môi trường bổ sung BA 1 mg/l; môi trường bổ sung BA 2 mg/l ở mức ý
nghĩa 1% nhưng khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại.
Bảng 3.1 Tỷ lệ (%) mẫu tạo chồi nách sau 2 tuần nuôi cấy nuôi cấy trên môi trường có nồng
độ chất điều hòa sinh trưởng và hàm lượng than khác nhau

Chất điều hoà sinh trưởng

0
NAA 0,1 mg/l
NAA 0,5 mg/l
BA 1 mg/l
BA 2 mg/l
Trung bình (than)

F (Chất điều hoà sinh trưởng)
F (than)
F (Chất điều hoà sinh trưởng x than)
CV (%)

Than hoạt tính (g/l) (B)
0
2
12,5 bc
2,5 c
15,0 bc
47,5 a
25,0 b
20,5 a

5,0 c
0,0 c
5,0 c
5,0 c
5,0 c
4,0 b

Trung bình
(chất điều hoà sinh
trưởng)
8,8 bc
1,3 c
10,0 bc
26,3 a
15,0 ab


**
**
**
70,30

Các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt thống kê có ý nghĩa 1%, số liệu
đã được hiệu chỉnh bằng hàm ArcSin trước khi phân tích thống kê.

Kết quả Bảng 3.2 cho thấy sau 4 tuần nuôi cấy NAA và BA ảnh hưởng đến
tỷ lệ mẫu tạo chồi nách, nồng độ NAA 0,5 mg/l cho tỷ lệ mẫu tạo chồi nách tốt nhất
với 43,75% khác biệt thống kê so với môi trường không bổ sung chất điều hòa sinh
11


×