Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

QUẢN lý cây XANH TRÊN các TUYẾN ĐƯỜNG của KHU II TRƯỜNG đại học cần THƠ BẰNG GIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 99 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM NGỌC TRÚC

QUẢN LÝ CÂY XANH TRÊN CÁC TUYẾN
ĐƯỜNG CỦA KHU II TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CẦN THƠ BẰNG GIS

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Cần Thơ - 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

QUẢN LÝ CÂY XANH TRÊN CÁC TUYẾN
ĐƢỜNG CỦA KHU II TRƢỜNG ĐẠI HỌC
CẦN THƠ BẰNG GIS

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. Trƣơng Chí Quang


Phạm Ngọc Trúc

ThS. Mai Văn Trầm

MSSV: 3087757
Lớp: TT0879A1

Cần Thơ – 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Hoa viên và Cây cảnh với đề tài: “QUẢN LÝ
CÂY XANH TRÊN CÁC TUYẾN ĐƢỜNG CỦA KHU II TRƢỜNG ĐẠI HỌC
CẦN THƠ BẰNG GIS”

Do sinh viên Phạm Ngọc Trúc thực hiện trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp.

Cán bộ hướng dẫn

Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Trƣơng Chí Quang

ThS. Mai Văn Trầm


i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Hoa viên và Cây cảnh với đề tài:

QUẢN LÝ CÂY XANH TRÊN CÁC TUYẾN ĐƢỜNG CỦA KHU II
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ BẰNG GIS

Do sinh viên Phạm Ngọc Trúc thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp............................................................
...........................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức....................................................

Cần Thơ, ngày………tháng….…..năm 2012
Hội đồng

………………..

………………..

Duyệt khoa
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD


ii

………………..


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Trúc

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: PHẠM NGỌC TRÚC
Ngày sinh: 13/03/1990
Nơi sinh: Ninh Kiều – Cần Thơ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: ÔMôn – Cần thơ
Địa chỉ: 97/18 Ngô Quyền, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Họ và tên cha: Phạm Văn Vĩnh
Họ và tên mẹ: Trần Thị Thơ
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1996 – 2001: Học tại trường Tiểu Học Lê Quý Đôn

2001 – 2005: Học tại trường THCS Đoàn Thị Điểm
2005 – 2008: Học tại trường THPT Châu Văn Liêm
2008 – 2012: Học ngành Hoa viên và Cây cảnh khóa 34, khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Hoa viên và Cây cảnh năm 2012.

iv


LỜI CẢM TẠ
Con xin kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai của con. Con xin chân thành cảm ơn cha
mẹ, anh chị cùng tất cả những người thân trong gia đình đã tận tâm lo lắng, tạo mọi
điều kiện cho con được học tập cho đến ngày hôm nay.
Trong suốt bốn năm học ở trường Đại học Cần Thơ em gặp rất nhiều khó khăn
trong học tập, nhưng với sự tận tình chỉ dạy và giúp đỡ của quý thầy cô, em đã vượt
qua những khó khăn đó và đạt kết quả tốt trong học tập.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Trương Chí Quang và thầy Mai Văn Trầm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho em trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn
chỉnh luận văn tốt nghiệp này.
Thầy Phạm Phước Nhẫn, cô Lê Minh Lý cố vấn học tập đã quan tâm giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập.
Thầy Trần Phong Phú đã gợi ý đề tài cho em thực hiện luận văn và cung cấp
những tài liệu có ích cho em.
Quý thầy cô trong bộ môn Sinh lý – Sinh hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong thời gian học tập tại trường.
Quý thầy cô Phòng thí nghiệm GIS – Khoa Môi Trường, đã tạo cho em một nơi
thực tập tốt để làm việc và học tập trong thời gian thực hiện đề tài.
Quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức

và kinh nghiệm quý báu để em có thể vững vàng bước vào đời tiếp cận thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn

Các bạn đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian lấy số liệu để thực hiện đề tài.Thân
gởi các bạn lớp Hoa viên cây cảnh K34 lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tương lai.
Xin chân thành cảm ơn !
Phạm Ngọc Trúc

v


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... iii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ........................................................................................................ iv
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................ viii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ ix
TÓM LƯỢC ............................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 - LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................ 2
1.1 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU............................................................... 2
1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................ 2
1.1.2 Khí hậu .................................................................................................................. 3
1.1.3 Thực trạng quản lý cây xanh của trường ............................................................... 3

1.2 VAI TRÕ CỦA CÂY XANH .......................................................................... 3
1.2.1 Những nghiên cứu về tầm quan trọng của cây xanh ............................................. 3
1.2.2 Vai trò của cây xanh .............................................................................................. 4


1.3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS ...................... 5
1.3.1 Một số khái niệm về GIS....................................................................................... 5
1.3.2 Các thành phần của GIS ........................................................................................ 6
1.3.3 Các khả năng của GIS ........................................................................................... 7
1.3.4 Các lợi ích và hạn chế trong việc úng dụng GIS ................................................... 7

1.4 TỔNG QUAN VỀ MAPINFO ........................................................................ 8
1.4.1 Giới thiệu về MapInfo ........................................................................................... 8
1.4.2 Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo .............................................................. 8
1.4.3 Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng ............................................................. 9
1.4.4 Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ .................................... 9

1.5 TỔNG QUAN VỀ MAPBASIC ...................................................................... 9
1.5.1 Giới thiệu về MapBasic ......................................................................................... 9
1.5.2 Các khả năng của MapBasic ............................................................................... 10
1.5.3 Các kiểu dữ liệu trong MapBasic ........................................................................ 10
1.5.4 Một số ứng dụng của MapBasic .......................................................................... 12

1.6 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ........... 13
1.6.1 Trên thế giới ....................................................................................................... 13
1.6.2 Tại Việt Nam ...................................................................................................... 14

vi


CHƢƠNG 2 - PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 15
2.1 PHƢƠNG TIỆN............................................................................................. 15
2.1.1 Số liệu hình học ................................................................................................... 15
2.1.2 Số liệu phi hình học ............................................................................................. 15

2.1.3 Phương tiện ......................................................................................................... 15
2.1.4 Địa điểm thực tập và thu thập số liệu .................................................................. 15

2.2 PHƢƠNG PHÁP ........................................................................................... 15
2.2.1 Cách thức thực hiện ............................................................................................. 15
2.2.2 Các bước thực hiện .............................................................................................. 16

CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ THỰC HIỆN ................................................................ 18
3.1 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHI HÌNH HỌC ...................................... 18
3.1.1 Mô hình cơ sở dữ liệu quản lý cây xanh ............................................................. 18
3.1.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu phi hình học .................................................................. 19
3.1.3 Kết quả xây dựng dữ liệu .................................................................................... 20

3.2 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HÌNH HỌC .............................................. 22
3.2.1 Bản đồ hành chính khu II, trường Đại học Cần Thơ ........................................... 22
3.2.2 Bản đồ cây xanh khu II, trường Đại học Cần Thơ .............................................. 22

3.3 XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CÂY XANH KHU II
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ....................................................................... 25
3.3.1 Phân tích các chức năng trong chương trình ....................................................... 25
3.3.2 Việt hóa các chức năng cơ bản của MapInfo ...................................................... 28
3.3.3 Xây dựng các chức năng nhập dữ liệu ................................................................ 30
3.3.4 Xây dựng các chức năng tìm kiếm dữ liệu .......................................................... 33
3.3.5 Xây dựng các chức năng mở bản đồ .................................................................. 39

3.4 NHẬN XÉT CHUNG .................................................................................... 42
CHƢƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 43
4.1 KẾT LUẬN .................................................................................................... 43
4.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 44


vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình
1.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23

3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30
3.31
3.32

Trang

Các thành phần của GIS .......................................................................................... 6
Mô hình cơ sở dữ liệu quản lý cây xanh ................................................................ 18
Bản đồ hành chính khu II, trường Đại học Cần Thơ ............................................. 23
Bản đồ cây xanh khu II, trường Đại học Cần Thơ ................................................. 24
Menu Nhập dữ liệu ................................................................................................ 25
Menu Tìm kiếm ..................................................................................................... 26
Menu Bản đồ.......................................................................................................... 26
Lưu đồ chương trình quản lý cây xanh .................................................................. 27
Thanh công cụ chính của chương trình.................................................................. 28
Menu Tập tin.......................................................................................................... 28
Menu Truy vấn ...................................................................................................... 29
Menu Bảng............................................................................................................. 29
Menu Tiện ích ........................................................................................................ 29
Công cụ bản đồ ...................................................................................................... 29
Hộp thoại nhập dữ liệu cây xanh ........................................................................... 30
Lưu đồ vận hành chức năng nhập dữ liệu cây xanh .............................................. 31
Hộp thoại nhập danh mục loài ............................................................................... 32
Lưu đồ vận hành chức năng nhập danh mục loài .................................................. 33

Hộp thoại tìm theo tên cây ..................................................................................... 34
Lưu đồ vận hành chức năng tìm theo tên cây ........................................................ 34
Kết quả tìm tất cả cây Cau vua .............................................................................. 35
Kết quả in tất cả cây Cau vua từ Report ................................................................ 35
Hộp thoại tìm cây theo khu vực ............................................................................. 36
Lưu đồ vận hành chức năng tìm cây theo khu vực ................................................ 36
Kết quả tìm kiếm cây Sao đen trên tuyến đường số 10 ........................................ 37
Kết quả in tất cả cây Sao đen ở tuyến đường số 10 từ Report ............................... 37
Hộp thoại tìm thông tin loài ................................................................................... 38
Lưu đồ vận hành chức năng tìm thông tin loài ...................................................... 38
Kết quả tìm thông tin loài Bằng lăng ..................................................................... 39
Kết quả in thông tin loài Bằng lăng từ Report ....................................................... 39
Hộp thoại xem bản đồ hành chính khu II, trường Đại học Cần Thơ ..................... 40
Hộp thoại xem bản đồ cây xanh khu II, trường Đại học Cần Thơ ........................ 40
Bản đồ được chọn in theo khổ A4 ......................................................................... 41

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng
1.1
1.2
1.3
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

3.6

Trang

Ý nghĩa các file trong MapInfo ............................................................................... 8
Các kiểu dữ liệu trong MapBasic .......................................................................... 11
Ý nghĩa các file trong MapBasic ........................................................................... 11
Bảng phân loại cây theo chiều cao ........................................................................ 16
Cấu trúc của bảng CayKhu2 .................................................................................. 19
Cấu trúc của bảng Thongtinloai ............................................................................. 19
Cấu trúc của bảng GiaoThong ............................................................................... 20
Cấu trúc của bảng PhanLoai .................................................................................. 20
Bảng quy ước 11 tuyến đường ............................................................................... 20
Tổng hợp số lượng cây .......................................................................................... 21

ix


PHẠM NGỌC TRÖC, 2012. “QUẢN LÝ CÂY XANH TRÊN CÁC TUYẾN
ĐƢỜNG CỦA KHU II TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ BẰNG GIS”. Luận văn
tốt nghiệp Kỹ sư ngành Hoa viên và Cây cảnh K34, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: ThS. Mai Văn Trầm và ThS.
Trương Chí Quang.

TÓM LƢỢC
Trường Đại học Cần Thơ là một trong những trường đại học lớn của cả nước nói
chung và của Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Khu II của trường Đại học Cần
Thơ có diện tích 87 ha. Trong trường hiện được trồng nhiêu cây xanh nhưng chưa có
biện pháp quản lý phù hợp. Vì vậy, đề tài: “Quản lý cây xanh trên các tuyến đường của
khu II trường Đại học Cần Thơ bằng GIS” được thực hiện để quản lý cây xanh của

trường. Đề tài được lập trình bằng chương trình MapBasic chạy trên nền phần mềm
MapInfo bước đầu đã xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu hình học và phi hình học về thông
tin của khoảng 1.191 cây xanh trên 11 tuyến đường khảo sát của trường. Qua điều tra
cho thấy cây có số lượng nhiều nhất là cây dầu con rái với số lượng là 294 cây (chiếm
24,68%) và cây có số lượng ít nhất là cây bạch đàn với số lượng là 1 cây (chiếm
0,08%). Chương trình có giao diện tiếng Việt rất thuận tiện cho việc quản lý, cập nhật,
chỉnh sửa, truy xuất một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thông qua các chức năng mới
giúp cho người sử dụng thuận tiện cho việc thống kê dữ liệu và thành lập các bản đồ
chuyên đề, xuất báo cáo để phục vụ công tác quản lý.
Kết quả đã xây dựng được chương trình quản lý, cập nhật, tìm kiếm, thống kê,
thành lập bản đồ từ dữ liệu cây xanh thu thập ban đầu. Góp phần tiết kiệm thời gian và
chi phí cho công tác quản lý, thay thế cho các phương pháp truyền thống như biểu
bảng, hay lưu trữ dưới dạng Excel trước đây. Ứng dụng chương trình đã tạo nhằm
quản lý một cách có hệ thống để chăm sóc và bảo dưỡng hệ thống cây xanh cho phù
hợp; tạo cho trường một không gian xanh và trong lành; góp một phần nhỏ cho việc
dạy và học ngày một tốt hơn.

x


MỞ ĐẦU
Cây xanh có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và môi trường; nó
làm đẹp cho cảnh quan, là một bộ phận trong hệ sinh thái tự nhiên, có tác dụng lớn
trong việc cải tạo khí hậu và bảo vệ môi trường sống.
Đại học Cần Thơ là trường đại học trọng điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL), là một trong rất ít trường có khuôn viên rộng và nhiều cây xanh giúp trường
luôn có bầu không khí trong lành và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Trong thời gian qua, trường đã có kế hoạch trồng cây trên các tuyến đường để
phủ xanh. Tuy nhiên, công tác quản lý bằng thủ công nên hiệu quả quản lý chưa cao.
Việc gắn kết giữa quy hoạch với quản lý và phát triển cây xanh chưa chặt chẽ do chưa

xây dựng được cơ sở dữ liệu và ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý.
Trong những năm gần đây, Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic
Information System) đã và đang được ứng dụng ngày càng nhiều trong công tác
nghiên cứu khoa học, quản lý và sản xuất với khả năng lưu trữ, phân tích, liên kết dữ
liệu không gian, cập nhật, tìm kiếm… GIS đã trở thành công cụ đắc lực cho các lĩnh
vực tài nguyên, môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp… Và đang trở thành một phần
quan trọng không thể thiếu trong quản lý cây xanh đô thị. Ở Việt Nam, công nghệ GIS
đã bắt đầu sử dụng để quản lý hệ thống cây xanh đô thị thông qua cơ sở dữ liệu không
gian với các thông tin vị trí, tuyến đường, loài cây, chất lượng, tình trạng ảnh hưởng hạ
tầng lưới điện… Một số địa phương đã ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý mảng
xanh một cách hiệu quả như: ở quận 1 thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng GIS trong
quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới hạ tầng giao thông, ở Huế đã xây
dựng hệ thống GIS để quản lý cây xanh khu vực Đại Nội, …
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu quản lý cây xanh của trường, đề tài: “Quản lý
cây xanh trên các tuyến đường của khu II trường Đại học Cần Thơ bằng GIS” được
thực hiện với mục tiêu:
- Xây dựng chương trình quản lý, cập nhật, tìm kiếm, thống kê, thành lập bản đồ
từ dữ liệu cây xanh thu thập ban đầu.
- Ứng dụng chương trình đã tạo nhằm quản lý một cách có hệ thống để chăm sóc
và bảo dưỡng hệ thống cây xanh cho phù hợp; tạo cho trường một không gian xanh và
trong lành; góp một phần nhỏ cho việc dạy và học ngày một tốt hơn.

1


CHƢƠNG 1 - LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu một vấn đề ở bất kỳ nơi nào chúng ta phải tìm hiểu đặc điểm của
vùng chúng ta cần nghiên cứu. Có hiểu được đặc điểm của vùng nghiên cứu thì ta mới
có thể có một đề tài nghiên cứu phù hợp với địa phương đó. Chính vì vậy để thực hiện

được đề tài “Quản lý cây xanh trên các tuyến đường của khu II trường Đại học Cần
Thơ bằng GIS” cần phải tìm hiểu đặc điểm của trường bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu
và thực trạng quản lý cây xanh của trường.
1.1.1 Vị trí địa lý
Theo Đại học cần Thơ (2011), đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có diện tích
khoảng 4 triệu hécta đất tự nhiên với trên 17 triệu dân, là vùng sản suất nông nghiệp
lớn nhất cả nước, được ví như vựa lúa của Việt Nam. Đây là vùng đất mới trù phú,
cảnh quan xinh đẹp, cây trái tốt tươi quanh năm.
Trường Đại học Cần Thơ, được thành lập ngày 31 tháng 03 năm 1966, là cơ sở
đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn
hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển,
từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa
ngành, đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 76 chuyên ngành đại học, 28 chuyên
ngành cao học, 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh và 1 chuyên ngành cao đẳng. Trường
gồm 3 khu chính là:
- Khu I (số 211, đường 30/4): diện tích hơn 5 ha.
- Khu II (đường 3/2): diện tích 87 ha.
- Khu III (số 1, Lý Tự Trọng): diện tích 0,65 ha.
Trong đó, Khu II của trường là có diện tích lớn nhất, là khu hành chính và là nhà
học chính của trường.
Nhiệm vụ chính của trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển
giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Song song với công tác
đào tạo, trường Đại học Cần Thơ đã tham gia tích cực các chương trình NCKH, ứng
dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học,
công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng. Từ những kết quả của các công trình
NCKH và hợp tác quốc tế, trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục
vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc
tế.
Trường Đại học Cần Thơ tranh thủ được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa
phương ĐBSCL trong các lĩnh vực đào tạo, hợp tác khoa học kỹ thuật và chuyển giao

công nghệ. Trường đã mở rộng quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật với nhiều tổ chức
quốc tế, trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới. Thông qua các chương trình

2


hợp tác, năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ được nâng cao, cơ sở vật
chất, trang thiết bị thí nghiệm, tài liệu thông tin khoa học được bổ sung ngày càng
nhiều.
1.1.2 Khí hậu
Trường Đại học Cần Thơ thuộc địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ có
khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt trong năm, gồm mùa mưa (từ tháng 5 đến
tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4).
1.1.3 Thực trạng quản lý cây xanh của Trƣờng:
Theo thống kê, hiện trường có khoảng 1191 cây xanh với các chủng loại như: sao
đen, dầu con rái, bằng lăng, phượng…được trồng trên các tuyến đường. Thuộc sự quản
lý của phòng Quản trị - Thiết bị của trường. Nhưng hiện tại chỉ trồng và chăm sóc,
chưa có biện pháp quản lý cây xanh phù hợp.
1.2 VAI TRÒ CỦA CÂY XANH
Cây xanh là một thành phần không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Vì nó
giữ một vai trò vô cùng quan trọng cho môi trường sống. Cây xanh không những có
ảnh hưởng đến môi trường mà nó còn ảnh hưởng đến đời sống của con người cũng
như các loài động vật khác trên trái đất. Chính vì vậy muốn có biện pháp quản lý cây
xanh cho phù hợp cần phải nghiên cứu về vai trò của cây xanh. Đã có rất nhiều nghiên
cứu cho thấy tầm quan trọng và vai trò của cây xanh đối với cuộc sống của chúng ta.
Vì có nghiên cứu về vai trò của cây xanh thì mới thấy được hết tầm quan trọng mà cây
xanh đem lại cho con người.
1.2.1 Những nghiên cứu về tầm quan trọng của cây xanh
Theo nghiên cứu của Đại học Michigan, sự hiện diện của một cây ở gần nhà giảm
30% lượng không khí ô nhiễm. Một cây trưởng thành hút mất 450 lít nước trong đất

rồi lại trả về không khí dưới dạng hơi nước để làm mới không khí. Một cây phong có
đường kính thân 30cm, trong một mùa nó có thể hút được lượng chất kim loại nặng
trong đất như 60mg Cadmium, 140mg Chrome, 820mg Nickel, và 5200mg Chì
(Nguyễn Thị Thái Thanh, 2009).
Theo một nghiên cứu của Mỹ về giá trị đất ở thì sự hiện diện của một cây làm
tăng thêm 18% giá trị môi trường. Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu cây xanh
Canada (FCA), một cây khỏe mạnh có thể hấp thụ khoảng 2,5kg CO2/năm. Một cây
trưởng thành có thể hấp thụ từ 3.000 đến 7.000 hạt bụi/m3 không khí và có thể cung
cấp lượng O2 cần thiết cho bốn người (Nguyễn Thị Thái Thanh, 2009).

3


1.2.2 Vai trò của cây xanh:
Theo Bourgery và Mailliet (1993), cây xanh có vai trò quan trọng đối với đời
sống của con người, là một bộ phận trong hệ sinh thái tự nhiên, có tác dụng lớn trong
việc cải tạo vi khí hậu và bảo vệ môi trường sống đô thị. Cây xanh còn có tác dụng đặc
biệt đối với công trình kiến trúc đô thị và là một trong những yếu tố của nghệ thuật bố
cục không gian và cảnh quan đô thị.
Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng cho môi trường sống: nó điều hòa không
khí, xả hơi nước mát vào không khí, hấp thu các khí độc hại trong môi trường đồng
thời nhả khí O2 vào môi trường. Các ngôi nhà, đường sá, trường học được bao phủ cây
xanh sẻ vô cùng có lợi cho sức khỏe. Cây xanh tạo một môi trường sống trong lành
cho mọi người.
Theo Nguyễn Thị Thái Thanh (2009), cây xanh có những tác dụng:
a. Cây xanh có tác dụng với tâm lý
Màu sắc cây xanh giúp tinh thần chúng ta thoải mái. Chúng ta nhận thấy rằng,
cây trồng ở bệnh viện giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
b. Cây xanh có tác dụng với không khí
Cây xanh hấp thụ CO2 và thải ra O2 giúp không khí trong lành. Cây hút nước

trong không khí và trả lại không khí dưới dạng hơi nước giúp không khí trong lành
mát mẻ hơn.
c. Cây xanh có tác dụng làm sạch môi trường đất
Một số loài cây có khả năng hấp thụ được kim loại nặng trong đất như chất Pb,
Cd, Co, Zn, Cu…nên cây có khả năng làm giảm được các độc chất sâm nhập tới nguồn
nước ngầm ở khu vực dân cư.
d. Cây xanh có tác dụng ngăn tiếng ồn
Âm thanh phản xạ qua lại nhiều lần qua các tán cây sẽ giảm được lượng âm
thanh đáng kể. Vì vậy thiết kế các lớp cây trồng xen kẽ cây bụi, cây thấp tầng và cây
cao để giảm bớt tiếng ồn.
e. Cây xanh có tác dụng cải thiện hệ sinh thái
Tạo điều kiện cư trú cho côn trùng, chim chóc và các động vật khác, góp phần
tạo hệ sinh thái đa dạng. Cây xanh còn là điều kiện tiên quyết cho thế giới động vật tồn
tại và phát triển, nhờ đó mới có thể đảm bảo cho sự câng bằng sinh thái.
f. Cây xanh là nguồn thực phẩm gián tiếp hay trực tiếp cho con người. Cây xanh
cũng là nguồn cung cấp các chế phẩm sinh học cho y học hiện đại.

4


g. Cây xanh nếu biết khai thác hợp lý sẽ chống cháy rừng, giữ đất, giữ nước cho
đất, chống xói mòn, khô hạn, lũ lụt, lốc xoáy. Là nguồn nguyên liệu và năng lượng
quý giá cho cuộc sống .
h. Cây xanh là máy điều hòa tự nhiên: Nó hấp thu và phản xạ năng lượng mặt trời
chiếu xuống đất làm giảm sức nóng của trái đất, hấp thu khí CO2 gây hiệu ứng nhà
kính.
1.3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS
Ngày nay hệ thống thông tin địa lý GIS đã trở nên quen thuộc với chúng ta và
được sử dụng rất phổ biến bởi nó có nhiều khả năng và lợi ích khác nhau trong việc
thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu. Để hiểu rõ hơn về hệ thống thông tin địa lý GIS

phải biết được GIS là gì ? Vì vậy đầu tiên phải biết được khái niệm về GIS. Sau đó là
tìm hiểu vế các thành phần và khả năng của GIS. Và cuối cùng là tìm hiểu về lợi ích và
hạn chế trong việc ứng dụng GIS.
1.3.1 Một số khái niệm về GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) là
một nhánh của công nghệ thông tin được hình thành vào những năm 60 của thế kỷ 20
và Giáo sư Roger Tomlinson được cả thế giới công nhận là cha đẻ của GIS. GIS ngày
nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế xã hội và quốc phòng
của nhiều quốc gia trên thế giới.
GIS là một kỹ thuật quản lý các thông tin dựa vào máy vi tính được sử dụng bởi
con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các số liệu thuộc địa lý hoặc không
gian nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau (Võ Quang Minh, 2005).
GIS là một tập hợp tổ chức của một phần cứng máy tính, phần mềm, dữ liệu địa
lý và các thủ tục của người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu nhập, lưu trữ, quản lý, xử
lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn
đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra (Nguyễn Thế Thận và
Trần Công Yên, 2000).
GIS là một công cụ mạnh dùng để lưu trữ và truy vấn tùy ý, biến đổi và hiển thị
dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu đặc biệt (Burrough, 1986).
Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống tự động thu thập, lưu trữ, truy vấn,
phân tích và hiển thị dữ liệu không gian (Clarke, 1995).
GIS là một hệ thống thông tin đặc biệt với cơ sở dữ liệu gồm những đối tượng,
những hoạt động hay những sự kiện phân bố trong không gian được biểu diễn như
những điểm, đường, vùng trong hệ thống máy tính. Hệ thống thông tin địa lý xử lý,

5


truy vấn dữ liệu theo điểm, đường, vùng phục vụ cho những hỏi đáp và phân tích đặc
biệt (Dueker, 1979).

Có rất nhiều định nghĩa về GIS nhưng nhìn chung hệ thống thông tin địa lý có
những khả năng của một hệ thống máy tính (phần cứng, phần mềm và các thiết bị
ngoại vi) dùng để nhập, lưu trữ, truy vấn, xử lý, phân tích, hiển thị và xuất dữ liệu.
1.3.2 Các thành phần của GIS

Hình 1.1 Các thành phần của GIS
Công nghệ GIS gồm 5 hợp phần cơ bản (Võ Quang Minh, 2005):
a. Thiết bị phần cứng máy tính (Hardware): Là các phần vật lý của máy tính, bao
gồm các thiết bị xử lý và thiết bị ngoại vi.
b. Phần mềm máy tính GIS (Software): Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm
điều khiển phần cứng của máy tính thực hiện một nhiệm vụ xác định.
c. Số liệu - dữ liệu địa lý (Geographic Data): Có 2 dạng số liệu được sử dụng
trong kỹ thuật GIS là cơ sở dữ liệu thông tin không gian và thông tin thuộc tính.
Trong đó cơ sở dữ liệu thông tin không gian có 2 loại số liệu đó là số liệu Vector và số
liệu Raster
d. Chuyên viên (Expertise): Đây là một trong những hợp phần quan trọng của
công nghệ GIS, đòi hỏi những chuyên viên phải có kiến thức về các số liệu đang sử
dụng và thông thạo về việc chọn các công cụ GIS để thực hiện các chức năng phân
tích - xử lý các số liệu.
e. Chính sách và cách thức quản lý: Đây là một trong những hợp phần quan
trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công
của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận
quản lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách
có hiệu quả để phục vụ người sử dụng thông tin.

6


1.3.3 Các khả năng của GIS
Hệ thống GIS có các khả năng sau (Võ Quang Minh, 2005):

a. Khả năng chồng lắp bản đồ (Map Overlaying)
b. Khả năng phân loại các thuộc tính (Reclassification)
c. Khả năng phân tích thuộc tính không gian (Spatial Analysis)
d. Xây dựng vùng đệm (Bufferzone)
e. Tìm kiếm (Searching)
f. Tính diện tích (Area calculation)
g. Nội suy (Spatial Inter Polation)
h. Khả năng phân tích
1.3.4 Các lợi ích và hạn chế trong việc ứng dụng GIS
Theo Võ Quang Minh (2005), kỹ thuật GIS là một công nghệ ứng dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật máy tính do đó sử dụng GIS trong các mục tiêu nghiên cứu
so với các phương tiện cổ điển có thể mang lại hiệu quả cao là do:
-

Tiết kiệm chi phí và thời gian nhất trong việc lưu trữ số liệu.

-

Có thể thu nhập số liệu với số lượng lớn hơn.

-

Số liệu lưu trữ có thể cập nhật hóa một cách dễ dàng.

-

Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt.

-


Dễ dàng truy cập, phân tích số liệu từ nhiều nguồn tài nguyên và nhiều
loại khác nhau.

-

Tổng hợp được một lần nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích và tạo ra
nhanh chóng một lớp dữ liệu mới.

Tuy nhiên việc sử dụng GIS cũng gặp một số trở ngại như:
-

Chi phí và những vấn đề kỹ thuật đòi hỏi c a o trong việc chuẩn bị lại các
số liệu thô hiện có, nhằm có thể chuyển từ bản đồ dạng giấy truyền thống
sang dạng kỹ thuật số trên máy tính (thông qua việc số hóa, quét ảnh…).

-

Đòi hỏi kiến thức của các kỹ thuật cơ bản về máy tính và yêu cầu lớn về
nguồn tài chính ban đầu.

-

Chi phí cho việc mua sắm và lắp đặt thiết bị, phần mềm GIS khá cao.

-

Trong một số lĩnh vực ứng dụng hiệu quả tài chính thu lại thấp.

7



1.4 TỔNG QUAN VỀ MAPINFO
Một trong những phần mềm quan trọng và được ứng dụng rộng rãi của GIS là
phần mềm MapInfo. Do MapInfo có nhiều tiện ích trong việc phân tích dữ liệu nên
MapInfo được chọn để thực hiện đề tài.
1.4.1 Giới thiệu về MapInfo
Theo Nguyễn Thế Thận, Phạm Trọng Mạnh (1999), MapInfo là phần mềm của
GIS, là công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên
máy tính cá nhân. Sử dụng công cụ MapInfo có thể thực hiện xây dựng hệ thống thông
tin địa lý phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất cho các tổ chức kinh
tế xã hội của các ngành và các địa phương. Ngoài ra, MapInfo là một phần mềm tương
đối gọn nhẹ và dễ sử dụng, đặc biệt, dùng cho mục đích giảng dạy về GIS rất hiệu quả.
MapInfo Professional do công ty MapInfo nay là Pitney Bowes Hoa kỳ sản xuất,
MapInfo có thể sử dụng để phân tích dữ liệu: tạo các bản đồ chi tiết phục vụ cho trình
bày và trợ giúp ra quyết định; quản lý theo địa lý các đối tượng như tài sản, kho tàng,
con người, đất đai, giao thông, nước… Kết nối với các cơ sở dữ liệu SQL Server,
Informix... Chức năng chồng xếp và hỗ trợ ngôn ngữ lập trình MapBasic.
1.4.2 Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo
Theo Phạm Trọng Mạnh (1999), các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo
từng bảng, mỗi bảng là một tập hợp các file về thông tin đồ họa chứa trong các bảng
ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào các chức năng của phần mềm
Mapinfo, Table mà trong đó có chứa các tập tin sau đây:
Bảng 1.1 Ý nghĩa của các file trong MapInfo

File và phần mở rộng

Ý nghĩa của file

*.tab
*.dat


File mô tả khuông dạng của file lưu trữ thông tin
File chứa thông tin nguyên thủy, phần mở rộng của
thông tin này có thể là *wks, dbf, xls, …

*.map
*.id
*.ind
*.wor

File chứa thông tin mô tả các đối tượng bản đồ
File chứa thông tin liên kết các đối tượng với nhau
File về chỉ số đối tượng
Tập tin quản lý chung (Lưu trữ, tổng hợp các table
hoặc các cửa sổ thông tin khác nhau của MapInfo)

8


1.4.3 Tổ chức thông tin theo các lớp đối tƣợng
Theo Nguyễn Thế Thận (1999), các thông tin bản đồ trong GIS thường được tổ
chức quản lý theo từng lớp đối tượng. Mỗi hệ thống thông tin địa lý, mỗi một lớp
thông tin chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Với các tổ chức thông
tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mềm Mapinfo xây dựng thành
các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính giúp chúng ta thêm vào
mảnh bản đồ đã có các lớp thông tin mới hoặc xoá đi các lớp đối tượng khi không cần
thiết.
Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó MapInfo sẽ quản lý, trừu
tượng hóa các đối tượng địa lý trong thế giới thực vật và thể hiện chúng thành các loại
bản đồ trên máy tính khác nhau. Gồm 4 đối tượng:

+ Đối tượng vùng (Region): Thể hiện các đối tượng khép kín hình học bao phủ
một vùng diện tích nhất định.
+ Đối tượng điểm (Point): Thể hiện vị trí cụ thể của đối tượng địa lý.
+ Đối tượng đường (Line): Thể hiện các đối tượng không khép kín hình học.
+ Đối tượng chữ (Text): Thể hiện các đối tượng không gian không phải là địa lý
của bản đồ như nhãn, tiêu đề, ghi chú…
1.4.4 Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tƣợng bản đồ
Theo Phạm Trọng Mạnh (1999), một đặc điểm khác biệt của các thông tin trong
GIS so với các thông tin trong các hệ đồ hoạ của các máy tính khác là sự liên kết chặt
chẽ, không thể tách rời giữa các thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ. Trong
cơ cấu tổ chức và quản lý của cơ sở dữ liệu Mapinfo sẽ được chia làm 2 phần cơ bản là
cơ sở dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu bản đồ. Các bảng ghi trong các cơ sở dữ liệu
này được quản lý độc lập với nhau nhưng được liên kết với nhau thông qua một chỉ số
ID, được lưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại dữ liệu nói trên. Các thông tin thuộc
tính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng bản đồ và chúng ta có thể truy cập,
tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua hai loại dữ liệu trên .
1.5 TỔNG QUAN VỀ MAPBASIC
Bên cạnh MapInfo thì MapBasic cũng là phần mềm thông dụng của GIS.
MapBasic không chỉ là phần mềm đơn giản, dễ sử dụng mà còn có thể liên kết được
với nhiều ứng dụng khác.
1.5.1 Giới thiệu về MapBasic
MapBasic là ngôn ngữ lập trình đơn giản nhưng mạnh. Nó là một phần mềm hệ
thống thông tin bản đồ cho phép chúng ta thương mại hóa và tự động hóa MapInfo.
Ngoài ra MapBasic không bị giới hạn bởi các cấu trúc hay chức năng được xây dựng

9


đối với ngôn ngữ lập trình. MapBasic cho phép bạn liên kết với các ứng dụng được
viết trong môi trường phát triển khác như Visual Basic (Nguyễn Thế Thận, 1999).

1.5.2 Các khả năng của MapBasic
Theo Nguyễn Thế Thận và Trần Công Yên (2000), chương trình MapBasic có
các khả năng sau:
a. Khả năng thương mại hoá MapInfo: Một ứng dụng của MapBasic cho phép thay
đổi hoặc thay thế các menu chuẩn của MapInfo, thêm mới hoàn toàn thanh menu
MapInfo và tạo cho người dùng những hộp thoại điều khiển theo ý muốn.
b. Khả năng tự động hoá MapInfo: Những ứng dụng của Chương trình MapBasic
thường được dùng để giúp cho người dùng tiết kiệm thời gian, tiện lợi cho việc sử
dụng.
c. Công cụ đánh giá dữ liệu: Chúng ta có thể hiển thị những yêu cầu về cơ sở dữ liệu
với một cấu trúc MapBasic đơn giản. Chẳng hạn, bằng cách dùng lệnh Select, ta có
thể hỏi về dữ liệu, ứng dụng một phép lọc để đưa ra màn hình bất kỳ những bản ghi
nào mong muốn, sắp xếp và tổng hợp các kết quả theo yêu cầu. Chúng ta có thể
thực hiện tất cả những công việc đó với cấu trúc lệnh của MapBasic.
d. Sử dụng cấu trúc của MapBasic ta có thể chọn và cập nhật (Select & Update) số
liệu thông qua code (mã) các ngôn ngữ lập trình khác.
e. Tính gọn nhẹ của MapBasic: Tính gọn nhẹ của MapBasic có nghĩa là làm giảm
công việc cho chúng ta. Ta có thể phát triển ngay các ứng dụng của mình và sau đó
áp dụng cho tất cả các khách hàng sử dụng Windows hoặc Macintosh. Tính gọn
nhẹ của MapBasic còn cho phép ta phân phối chương trình cho những sử dụng
khác nhau.
f. Khả năng liên kết với các ứng dụng khác: MapBasic có cấu trúc mở, các chương
trình trong MapBasic có thể gọi các thủ tục trong các thư viện viết bằng ngôn ngữ
khác như Visual Basic, ngôn ngữ lập trình C++ hoặc Pascal.
1.5.3 Các kiểu dữ liệu trong MapBasic
Cấu trúc ngôn ngữ MapBasic khi viết chương trình sẽ tạo ra các kiểu dữ liệu
như Bảng 1.2 và ý nghĩa của các file như Bảng 1.3:

10



Bảng 1.2 Các kiểu dữ liệu trong MapBasic

Tên kiểu

Mô tả ( phạm vi kiểu)

Smalllnt

Số nguyên (giá trị trong khoảng -32767 đến 32767)

Integer

Số nguyên( giá trị trong khoảng - 2.000.000.000 đến 2.000.000.000

Float

Số thực (dấu phẩy động)

String

Chuỗi ký tự (nhiều nhất 32000 ký tự)

String* n

Cố định độ dài ký tự (dài n ký tự)

Logical

True hay False (đúng hay sai)


Date

Kiểu ngày

Object

Đối tượng đồ hoạ

Alias

Tham chiếu cột của bản

Pen

Kiểu nét vẽ (line)

Brush

Kiểu tô màu

Font

Kiểu phong chữ (Font)

Symbol

Ký tự lạ

Bảng 1.3 Ý nghĩa các file trong MapBasic


Tên kiểu

Ý nghĩa

*.mb

Các chương trình mẫu

*.mbp

Flie chương trình nguồn

*.mbx

File đối tượng Object (Liệt kê các Module trong một file đối tượng)

*.mbo

File đối tượng (Được tạo ra sau khi biên dịch các module đối tượng)

*.err

Liệt kê các lỗi được tạo ra khi dịch

11


1.5.4 Một số ứng dụng của MapBasic
Một ứng dụng của MapBasic có thể thay đổi hoặc thay thế các Menu chuẩn của

Mapinfo và tạo ra cho người dùng những lớp hội thoại điều khiển theo ý.
Tạo giao diện - Các thành phần trong hộp hội thoại và cửa sổ:
+ Tạo giao diện
Khi viết một chương trình MapBasic, bạn có thể tạo một giao diện cho
Mapinfo. Một chương trình MapBasic có thể điều khiển các phần tử giao diện sau:
Menu: Chương trình MapBasic cho phép tạo theo các mục Menu cho người
dùng vào các Menu hiện thời, bỏ Menu từ thanh Menu và tạo các Menu mới hoàn
toàn.
Dialog (hộp hội thoại): Các chương trình MapBasic có thể hiển thị các hộp
thoại người dùng, đáp ứng các yêu cầu sử dụng.
Windows (cửa sổ): Các chương trình MapBasic có thể hiển thị các kiểu chuẩn
cửa sổ Mapinfo và thay đổi các nội dung của cửa sổ này.
ButtonPads (cũng như thanh ToolBar): Các chương trình MapBasic có thể thêm
các nút cho các lớp công cụ đã có ở ButtonPads, hoặc tạo mới hoàn toàn ButtonPads.
Mapinfo chứa một chương trình đặc biệt, các công cụ, để dành ra một chỗ mà tiện ích
của MapBasic có thể thêm các nút chọn.
Các thành phần trong hộp thoại: Dialog cho bạn tạo ra các hộp thoại, hộp thoại
thì chứa nhiều nội dung hơn các Menu vì nó có thể chứa nhiều biến và các phần tử lựa
chọn của người sử dụng. Nó đạt được nhiều kết quả hơn với Menu:
Button (gồm các phím Ok và Cancel).
Hộp kiểm tra với lựa chọn on/ off cho các tham s ố.
Radio Groups: cung cấp điều khiển một cách dễ dàng các tuỳ chọn từ tập hợp
của Option. Loại này thường được chọn một biểu tượng. Khi một phím đã được chọn
thì tất cả các phím khác không được chọn.
Edit Text Boxes: cho phép người dùng cho dòng text hay sửa chữa.
Popup Menu: cho phép người sử dụng chọn biểu tượng đơn từ danh sách biểu
tượng.
+ Cửa sổ
MapBasic cho phép bạn tạo ra được các cử sổ mới theo bạn thiết kế và kích cỡ
do bạn qui định hay ở dạng mặc định mà Mapinfo sử dụng.


12


+ Liên kết chương trình
Chương trình MapBasic cơ bản xây dựng trên các khối (block) là dùng các thủ
tục gồm các cấu trúc sau:
- Cấu trúc đoạn: dòng lệnh có thể có tuỳ chọn theo giá trị của dòng lệnh
MapBasic. Chiều dài của dòng lệnh có thể chia thành nhiều dòng lệnh và không cần
đưa ký tự đặc biệt để nối tiếp.
- Cấu trúc cấp toàn cục: chia thành 3 cấp cấu trúc toàn cục sau:
Cấu trúc khai báo: Mọi thủ tục và hàm định nghĩa do người dùng phải được
khai báo trước khi nó có thể được định nghĩa, gọi ra. Thông thường những chương
trình lớn bắt đầu với loại liệt kê, khai báo…
Cấu trúc kiểu dòng lệnh: Kiểu dòng lệnh được tạo ra kiểu dữ liệu do người sử
dụng định nghĩa và phải được định nghĩa ngoài thủ tục và chúng khi được sử dụng.
Cấu trúc toàn cục: Dòng lệnh toàn cục định nghĩa biến toàn cục và phải bên
ngoài mọi thủ tục và xảy ra trước mọi thủ tục.Thông thường chúng được liệt kê trước
chương trình của bạn.
Cấu trúc dịch: Định nghĩa dòng lệnh tạo ra do người sử dụng dạng từ khoá phải xuất
hiện trong chương trình trước khi từ khoá được sử dụng
1.6 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
Do có nhiều ưu điểm nên hệ thống thông tin địa lý GIS đã được ứng dụng trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, hệ thống đã có từ lâu đời và đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Trong đó có những ứng dụng về quản lý cây xanh. Sau đây là một số nghiên cứu
trên thế giới và trong nước.
1.6.1 Trên thế giới
Những ứng dụng của máy tính trong quản lý cây xanh đường phố đã xuất hiện từ
những năm 1970 nhờ việc sử dụng những máy tính lớn Mainframe ở Hoa Kỳ. Ứng
dụng máy tính này cho phép những người quản lý cây ở thành phố có thể truy nhập dữ

liệu hiệu quả hơn và cung cấp một cách nhanh chóng tóm tắt dữ liệu những thông số
cho quản lý cây xanh (Miller, 1997).
Vào những năm 1980, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của tin học nên tăng nhanh về
số người sử dụng và số đợt truy nhập vào dữ liệu cây xanh. Những cơ quan quản lý
cây xanh đô thị có thể thiết kế chương trình quản lý của chính mình hoặc mua những
chương trình thương mại để tăng cường hiệu quả công việc.
Gần đây hơn, Wagar và Smiley (1990), mô tả hệ thống máy tính có khả năng hỗ
trợ quản lý cây xanh đô thị kể cả một số phần mềm thương mại.
13


×