Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

THIẾT kế CẢNH QUAN CÔNG VIÊN cây XANH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH tế kỹ THUẬT cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.88 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN CÔNG MINH KIÊN

THIẾT KẾ CẢNH QUAN
CÔNG VIÊN CÂY XANH TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Cần Thơ - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN
CÔNG VIÊN CÂY XANH TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT CẦN THƠ

Cán bộ hướng dẫn
ThS. Mai Văn Trầm

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Công Minh Kiên
MSSV: 3077397


Lớp: TT0779A1

Cần Thơ - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa viên và Cây cảnh với đề tài: “THIẾT
KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN CÂY XANH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH
TẾ KỸ THUẬT CẦN THƠ ”

Do sinh viên NGUYỄN CÔNG MINH KIÊN thực hiện. Kính trình lên hội
đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày

tháng

ThS. Mai Văn Trầm

i

năm 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Hoa viên và Cây cảnh với đề tài: “THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN
CÂY XANH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT CẦN THƠ”
Do sinh viên NGUYỄN CÔNG MINH KIÊN thực hiện và bảo vệ với hội
đồng.
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ...........................................
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ...................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

DUYỆT CỦA KHOA
Trưởng khoa Nông nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2011
Chủ tịch Hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Công Minh Kiên


iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
1. SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Công Minh Kiên
Giới tính : Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 23/07/1989
Nơi sinh: Cái Bè – Tiền Giang
Quê quán: ấp Mỹ Trung – xã Mỹ Hội – huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
2.1 Tiểu học
Thời gian đào tạo: từ năm 1995 – 2000
Học tại trường: Tiểu học Hội Cư A, Hội Cư, Cái Bè, Tiền Giang
2.2 Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo: từ năm 2000 – 2004
Học tại trường: THCS Hội Cư, Hội Cư, Cái Bè, Tiền Giang
2.3 Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: từ năm 2004 – 2007
Học tại trường: THPT Cái Bè, Cái Bè, Tiền Giang
2.4 Đại học
Thời gian đào tạo: từ năm 2007 – 20011
Học tại trường: Đại học Cần Thơ

Cần Thơ, ngày
tháng
Người khai ký tên

năm 2011


Nguyễn Công Minh Kiên

iv


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ, nhất là
quý Thầy Cô thuộc khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng; và cũng xin gởi đến
quý Thầy Cô thuộc bộ môn Sinh lý – Sinh hóa, Cán bộ cố vấn học tập lòng biết ơn
sâu sắc. Cảm ơn quý Thầy Cô đã tận tâm truyền dạy kiến thức, kinh nghiệm cho tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn Thầy Mai Văn Trầm - giảng viên, cán bộ hướng dẫn, đã tận
tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thực tế, chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong quá
trình học tập cũng như giúp tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Tuy nhiên, dù đã cố gắng chỉnh sửa để hoàn thiện nhưng luận văn này không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự cảm thông, góp ý chân
thành từ phía hội đồng và bạn đọc để tôi có thể có thêm kiến thức chuyên môn và
bổ sung cho luận văn này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày
tháng
Người viết

năm 2011

Nguyễn Công Minh Kiên


v


MỤC LỤC
NỘI DUNG
LỜI CAM ĐOAN
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
LỜI CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
TÓM LƯỢC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 KHÁI LƯỢC VỀ CẢNH QUAN
2.1.1 Một số thuật ngữ về cảnh quan
2.1.2 Khái niệm về thiết kế cảnh quan
2.1.3 Lược sử kiến trúc cảnh quan một số nước trên thế giới
2.1.3.1 Một số quốc gia Phương Đông
2.1.3.2 Một số quốc gia Phương Tây
2.1.4 Các loại hình sân vườn thường gặp
2.1.4.1 Phân loại theo công năng
2.1.4.2 Phân loại theo tính chất
2.1.4.3 Phân loại theo bố cục
2.1.4.4 Phân loại theo phong cách vườn
2.1.5 Các quy luật của nghệ thuật cảnh quan
2.1.5.1 Quy luật hài hòa
2.1.5.2 Quy luật cân đối và nhất quán
2.1.5.3 Quy luật tương phản

2.1.5.4 Quy luật cân bằng
2.1.6 Các bước tiến hành trong thiết kế cảnh quan
2.1.6.1 Lập sơ đồ phân tích hiện trạng khu đất
2.1.6.2 Thiết lập sơ đồ công năng
2.1.6.3 Thiết lập sơ phác
2.1.6.4 Thiết kế hoàn chỉnh
2.2 CÂY XANH VÀ VAI TRÒ CỦA CÂY XANH
2.2.1 Phân loại cây xanh
2.2.1.1 Phân loại theo mục đích sử dụng
2.2.1.2 Phân loại theo công dụng
2.2.1.3 Phân loại theo kích thước trưởng thành

vi

TRANG
iii
iv
v
vi
ix
x
xii
1
2
2
2
2
3
3
5

7
7
8
9
9
11
11
11
12
12
12
12
13
14
16
17
17
17
17
17


2.2.1.4 Phân loại theo hình dạng
2.2.2 Vai trò của cây xanh
2.2.2.1 Cây có tác dụng làm sạch môi trường
2.2.2.2 Cây có tác dụng làm giảm nhiệt độ và tiếng ồn
2.2.2.3 Cải thiện sức khỏe
2.2.2.4 Vai trò trong phương diện kiến trúc và trang
trí cảnh quan
2.2.2.5 Tác dụng kiểm soát giao thông

2.2.3 Phối kết cây xanh
2.2.3.1 Phối kết cây xanh theo tương quan về màu sắc
2.2.3.2 Phối kết cây xanh theo hình dáng
2.2.3.3 Phối kết theo mùa khí hậu
2.2.3.4 Phối kết theo tỷ lệ
2.2.3.5 Phối kết theo vị trí
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Khảo sát, phân tích hiện trạng khu đất
3.2.1.1 Phân tích hiện trạng khu đất
3.2.1.2 Nắm bắt nhu cầu của chủ đầu tư
3.2.2 Thiết lập sơ đồ công năng
3.2.3 Thiết kế hoàn chỉnh
3.2.4 Thuyết minh ý tưởng thiết kế
3.2.5 Dự toán chi phí
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 GIỚI THIỆU CHUNG
4.2 HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ
4.2.1 Định vị khu đất và các công trình trong khu đất
4.2.2 Đặc điểm hiện trạng khu đất
4.2.3 Hiện trạng thực vật
4.2.4 Hướng nắng, hướng gió
4.2.4.1 Hướng nắng
4.2.4.2 Hướng gió
4.2.5 Cảnh quan xung quanh khu vực thiết kế
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
4.3.1 Thuận lợi
4.3.2 Khó khăn


vii

17
17
18
18
18
19
19
19
19
20
21
22
22
23
23
23
23
23
23
23
24
24
24
25
25
25
25

26
27
27
27
28
28
29
29
30


4.4 Ý TƯỞNG VÀ THUYẾT MINH Ý TƯỞNG THIẾT KẾ
4.4.1 Ý tưởng thiết kế
4.4.2 Thiết minh ý tưởng thiết kế
4.4.2.1 Phương án 1
4.4.2.2 Phương án 2
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
5.2 KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii

30
30
32
32
46
58
58

58
59


DANH SÁCH BẢNG
BẢNG
4.1
4.2
4.3
4.4

TÊN BẢNG
Bảng danh sách cây xanh sử dụng trong phương án 1
Dự toán chi phí (phương án 1)
Bảng danh sách cây xanh sử dụng trong phương án 2
Dự toán chi phí (phương án 2)

ix

TRANG
42
43
54
55


DANH SÁCH HÌNH
HÌNH
4.1
4.2

4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23
4.24
4.25
4.26
4.27
4.28
4.29
4.30
4.31
4.32


TÊN HÌNH
Định vị khu vực thiết kế (12)
Hiện trạng khu đất
Cây dầu (Dipterocarpus alatus Roxb. )
Dãy nhà học C (3 tầng) ở hướng Đông - Bắc
Cảnh quan xung quanh khu vực thiết kế
Phân chia khu vực thiết kế thành hai khu vực 12A và 12B
Vị trí cần được thiết kế che chắn (nhà vệ sinh)
Phân chia khu vực thiết kế (phương án 1)
Phối cảnh chi tiết khu A1 (phương án 1)
Mặt cắt hồ nước (phương án 1)
Phối cảnh chi tiết khu A2 và A3 (phương án 1)
Phối cảnh chi tiết khu A4 và A5 (phương án 1)
Mặt cắt đồi (khu A2 và A4)
Phối cảnh chi tiết khu A6 và A7 (phương án 1)
Mặt cắt đồi thiên tuế khu A6 (phương án 1)
Phối cảnh chi tiết khu A8 và A9 (phương án 1)
Phối cảnh chi tiết khu B1 và B2 (phương án 1)
Bản vẽ mặt bằng giao thông và hệ thống tưới (phương án 1)
Bản vẽ mặt bằng cây xanh (phương án 1)
Bản vẽ mặt bằng định vị cây xanh (phương án 1)
Phối cảnh tổng thể (phương án 1)
Phân chia khu vực thiết kế (phương án 2)
Phối cảnh chi tiết khu A1 (phương án 2)
Mặt cắt hồ nước (phương án 2)
Phối cảnh chi tiết khu A2 (phương án 2)
Phối cảnh chi tiết khu A3 (phương án 2)
Phối cảnh chi tiết khu B1 và B2 (phương án 2)
Mặt cắt đồi thiên tuế khu A2, A3 và B1

Bản vẽ mặt bằng giao thông và hệ thống tưới (phương án 2)
Bản vẽ mặt bằng cây xanh (phương án 2)
Bản vẽ mặt bằng định vị cây xanh (phương án 2)
Phối cảnh tổng thể (phương án 2)

x

TRANG
26
26
27
28
29
30
31
32
33
33
34
34
35
35
36
36
37
38
39
40
41
46

47
47
48
48
49
49
50
51
52
53


NGUYỄN CÔNG MINH KIÊN. 2011. “THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN
CÂY XANH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT CẦN THƠ”. Luận
văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa viên và Cây cảnh, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. 59 trang. Cán bộ hướng dẫn ThS. Mai Văn
Trầm.
_________________________________________________________________
TÓM LƯỢC
Đề tài “THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN CÂY XANH TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CẦN THƠ” được thực hiện tại số 9,
đường Cách Mạng Tháng 8 - quận Ninh Kiều - Thành Phố Cần Thơ.
Thiết kế cảnh quan công viên theo hai phương án. Phương án 1, cảnh quan
được thiết kế theo bố cục tự do và phương án 2, thiết kế theo bố cục đối xứng kết
hợp tự do.
Trong thời gian thời gian từ tháng 12/2010 đến tháng 04/2011, đã tiến hành
khảo sát, phân tích hiện trạng khu vực thiết kế, xác định phương hướng cũng như
mối tương quan giữa khu vực thiết kế với các công trình lân cận.
Từ kết quả điều tra, phân tích hiện trạng đã tạo cơ sở để rút ra được những
nhận định thiết thực về đặc điểm kiến trúc công trình, đánh giá được ưu điểm cũng

như những mặt còn hạn chế của vị thế khu đất và hình thành nên ý tưởng thiết kế
cho cảnh quan công viên. Từ đó, thiết lập sơ đồ công năng và hoàn chỉnh hai
phương án thiết kế cảnh quan công viên cây xanh:
- Phương án 1: thiết kế theo bố cục tự do.
- Phương án 2: thiết kế theo bố cục đối xứng kết hợp tự do.
Sau cùng là hoàn thiện phần thuyết minh cho các ý tưởng thiết kế, lập dự
toán chi phí thi công. Đánh giá khách quan về những mặt đạt được cũng như những
mặt còn hạn chế của từng phương án thiết kế và đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần làm tăng vẻ đẹp cảnh quan, tạo nên sự hài hòa giữa cảnh quan trong và ngoài
khu vực thiết kế.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu nóng lên và môi trường đô thị đang tạo thành những
đảo nhiệt, thì cây xanh là sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc
sống.
Cây xanh giúp làm giảm lượng khí CO2, ngăn bụi, giảm tiếng ồn, giảm nhiệt
bằng cách tạo bóng mát và chống gió bão. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế xói mòn,
giữ đất, tạo sự nối kết giữa các công trình kiến trúc...
Bên cạnh đó, việc xây dựng mảng xanh, cùng với việc thiết kế mảng xanh
khuôn viên trường học cũng cho thấy được vai trò tích cực của nó như: tạo môi
trường xanh – sạch – đẹp, một không gian học tập, nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái
cho sinh viên và cán bộ viên chức.
Do đó, đề tài “Thiết kế cảnh quan công viên cây xanh trường Cao đẳng Kinh
Tế Kỹ Thuật Cần Thơ” với diện tích 2.918 m2 được thực hiện với mục đích tạo
dựng cảnh quan làm tăng vẻ đẹp cho trường; tăng mảng xanh góp phần tạo bầu
không khí trong lành, mát mẻ; tạo một nơi thư giãn thoải mái cho sinh viên và cán

bộ viên chức.

1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 KHÁI LƯỢC VỀ CẢNH QUAN
2.1.1 Một số thuật ngữ về cảnh quan
Trong địa lý học, theo nghĩa rộng cảnh quan là một tổng thể địa lý nào đó
như vùng đầm lầy, rừng ngập mặn, đới hoang mạc… Theo nghĩa hẹp, cảnh quan là
một đơn vị lãnh thổ đồng nhất về nguồn gốc phát sinh, về lịch sử phát triển và
không thể phân chia được về mặt địa đới cũng như phi địa đới; bởi vì nó có nền địa
chất đồng nhất, một kiểu địa hình, một kiểu khí hậu, một tổ hợp đồng nhất các điều
kiện nhiệt độ, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh quần và đặc trưng bởi một tập hợp có quy
luật các đơn vị cấu tạo đơn giản cấp thấp hơn.
Cảnh quan theo nghĩa rộng là toàn cảnh của một vùng, một khu vực. Có
những đặc điểm nhất định về thiên nhiên, phong cảnh, động vật, thực vật, khí hậu,
thủy văn, môi trường…
- Phân chia theo tác động của con người (khai thác, sử dụng, xây dựng) cảnh quan
có thể chia ra:
+ Cảnh quan tự nhiên
+ Cảnh quan công viên, khuôn viên, trang trí, trang viên
+ Cảnh quan kiến trúc
+ Cảnh quan kinh tế
+ Cảnh quan văn hóa…
- Phân chia theo thời gian thì người ta phân:
+ Cảnh quan lịch sử
+ Cảnh quan hiện đại
- Tóm gọn lại, có thể phân chia cảnh quan thành hai dạng chính là:

+ Cảnh quan tự nhiện
+ Cảnh quan nhân tạo
Cảnh quan đô thị là đường nét và hình ảnh của không gian đô thị tạo nên do
sự phối hợp giữa kiến trúc với các yếu tố thiên nhiên (Lê Minh Trung, 1999).
2.1.2 Khái niệm về thiết kế cảnh quan
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), thiết kế cảnh quan là một hoạt động sáng tạo
môi trường vật chất – không gian xung quanh con người. Thiết kế cảnh quan là thiết
kế không gian bên ngoài: không gian được hình thành do quan hệ của ngoại vật và
con người nhận thức ra nó bằng các giác quan mà chủ yếu là thị giác.

2


2.1.3 Lược sử kiến trúc cảnh quan một số nước trên thế giới
2.1.3.1 Một số quốc gia Phương Đông
 Ai cập
Vườn được quan niệm là nơi vui chơi giải trí của vua và quý tộc. Vườn gồm
hai loại chủ yếu: vườn đền và vườn nhà (Hàn Tất Ngạn, 1999 và Lê Đàm Ngọc Tú,
2006).
Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy (1996) nhận định rằng, vườn Ai Cập có hình
thức bố cục cân xứng rõ nét giữa trục dọc và trục ngang, mặt bằng hình chữ nhật,
chính giữa vườn là bể nước kích thước lớn đóng vai trò trung tâm hoạt động vui
chơi giải trí, cây xanh với hình khối cơ bản đuợc dùng để tạo ra không gian vườn.
Kiến trúc công trình đóng vai trò chi phối trục trung tâm bố cục vườn và ngăn chia
không gian vườn thành nhiều vườn nhỏ. Nhà hoặc lâu đài đều nằm cuối vườn hoà
nhập với vườn chủ yếu bằng hành lang bao quanh từ không gian kín ra không gian
nửa mở đến không gian mở.
 Ấn Độ
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), nghệ thuật vườn Ấn Độ nổi bật với hai đặc
điểm chính: bố cục hình học chặt chẽ với mặt nước ở giữa toà nhà và tôn giáo ảnh

hưởng sâu sắc đến nghệ thuật vườn Ấn Độ.
Thời kỳ thế kỷ III đến thế kỷ VI sau công nguyên, Phật giáo là Quốc giáo ở
Ấn Độ nên các công viên ngoại ô được xây dựng với chức năng nghỉ ngơi suy
tưởng theo tinh thần Phật giáo.
Đến thế kỷ XVI, Hồi giáo phát triển mạnh đã làm thay đổi ý nghĩa nghỉ ngơi
suy tưởng của vườn Ấn. Thay vào đó là sự xuất hiện các đền thờ Hồi giáo. Đền có
hình tròn ở vòm mái và tường xây theo mặt bằng hình tứ giác hoặc bát giác, dẫn đến
đền là một con đường rợp bóng cây, hai bên có kênh nước, đáy lát bằng đá hoa óng
ánh nên thơ với những vòi nước trang trí.
 Lưỡng Hà
Vườn cổ Lưỡng Hà có đặc điểm chung là được hình thành dựa trên cơ sở
kiến trúc đền Zigurat (kiến trúc Kim tự tháp nhiều cấp).
Bố cục vườn chia thành nhiều tầng trên sân cao, kiểu vườn tầng bậc này
được gọi là vườn treo. Có thể nói vườn treo Lưỡng Hà là cái nôi của vườn trên mái
hiện đại (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996 và Hàn Tất Ngạn, 1999).
 Trung Quốc
Nghệ thuật vuờn Trung Quốc bắt nguồn từ hội hoạ phong cảnh và được xem
là bức tranh phong cảnh ba chiều. Vườn cảnh Trung Quốc là sản phẩm của trí tưởng
tượng, tái tạo một thiên nhiên lý tưởng và chắc lọc tinh tuý hơn thiên nhiên thật.
Vườn Trung Quốc đặc trưng cho nền sáng tác phong cảnh theo chủ nghĩa tượng
trưng.

3


Nguyên lý bố cục của vườn Trung Quốc là lấy thiên nhiên đa dạng của đất
nước làm cơ sở sáng tạo. Việc tạo cảnh vườn luôn luôn thay đổi rất thích hợp cho
người vừa đi dạo vừa ngắm cảnh. Đường đi dạo thường có mái (trường lang), nghệ
thuật tạo cảnh dùng thủ pháp gây sự thay đổi trong cảm giác: đồi vực xen lẫn thung
lũng, đồng cỏ; dòng nước chảy mạnh xen lẫn mặt nước phẳng lặng. Thủ pháp còn

dùng hiệu quả của âm thanh: tiếng gió, tiếng vọng, tiếng chim hót, tiếng suối róc
rách, âm thanh thác đổ,… Đặc biệt còn có thủ pháp mở rộng không gian, đóng mở
cảnh: dùng cận cảnh để tạo phối cảnh sâu, dùng mặt nước phản chiếu, dùng tấm lát
đường từ thô tới mịn, màu sắc từ ấm tới lạnh, vòi phun nước cao ở ngoài thấp dần
vào trong,… Tất cả các thủ pháp đã tạo được ảo giác hư thực, gần như xa (Nguyễn
Thị Thanh Thủy, 1996 và Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Hai đặc điểm rất chú trọng trong vườn cảnh Trung Quốc
- Tạo nên một cuộc dạo chơi phong cảnh với sự biến đổi về mặt không gian,
cảm xúc, cảnh vật.
- Chu kỳ và đặc tính thay đổi của khu vườn theo mùa (Lê Đàm Ngọc Tú,
2006).
Cũng theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), có các thành phần thường được sử dụng
trong vườn cảnh Trung Quốc, đó là:
Các thành phần thường dùng trong vườn cảnh Trung Quốc
- Sơn thuỷ (đá và nước)
+ Nước được xem như là nguồn sống của vườn. Nét thơ mộng của nước, mặt
gương của hồ cá phản chiếu bóng tối và ánh sáng sẽ tạo cho mỗi khu vườn một nét
kỳ ảo riêng.
+ Đá có thể ghép thành núi non hoặc dùng riêng lẻ, thường có hai loại: đá trẻ
vá đá già. Những hòn non bộ thể hiện một truyền thống văn hoá nổi bật nhất trong
vườn – công viên Trung Quốc là kỹ nghệ làm núi giả. Non bộ dùng để ngắm hoặc
vào dạo chơi, trên khung cảnh núi non xinh xắn đó các nghệ nhân làm vườn đã thể
hiện cả cuộc sống thực, nên thơ như: ngôi chùa, cụ già ngồi câu cá,…
- Hoa và cây
Ba loại cây được đánh giá cao nhất là: mai trắng báo hiệu mùa xuân đến và
thông, trúc được xem là người bạn của mùa đông.
Hoa trong vườn cảnh thay đổi theo mùa: hoa lan tượng trưng cho sự dịu dàng
đáng yêu của nữ nhi; cúc tượng trưng cho mùa thu; mẫu đơn tượng trưng cho mùa
hè; sen là biểu tượng của sự thuần khiết và thanh thản…
- Các yếu tố kiến trúc

Cảnh quan trong vườn Trung Quốc được sắp xếp hài hòa, thống nhất giữa
các yếu tố thiên nhiên như cây, hoa, đá, nước và các kiến trúc của nó. Thông
thường, các yếu tố kiến trúc được phân thành ba loại:
+ Đình, tạ, lầu các.
4


+ Cầu và hành lang.
+ Tường bao, tường ngăn thấp và lối đi.
Các hành lang, nhà thủy tạ mở ra như mời chào mời nghỉ ngơi hay đi dạo
chơi và dẫn du khách tham quan phong cảnh. Nối kết các toà nhà và các thành phần
khác của vườn, hành lang nhấn mạnh các mặt nước, các dốc đứng của khu đất và có
tác dụng phân chia không gian, tổ hợp các khu cảnh trí. Tường bao cũng là một yếu
tố hữu cơ gắn bó sâu sắc với phong cảnh và hình dáng đất, tường uốn lượn theo
khu đất, tạo ấn tượng mềm dẻo. Cầu đá hoặc cầu gỗ, phẳng hoặc vòm, hình dáng
thanh nhã trên một đường hẹp tạo ra một sự bổ sung tự nhiên cho lối sắp xếp thẳng
hàng của những ngôi đình mở hay lối đi zích zắc của những con đường. Cầu không
chỉ là đường lưu thông qua suối mà còn là những chiếc cầu vòng với nhiều dáng vẻ,
cùng với bóng in trên nước tạo nên hình tròn của đạo Trời viên mãn và là yếu tố kết
nối phong cảnh xung quanh tạo thành bức tranh tuyệt đẹp và hoàn chỉnh.
 Nhật Bản
Theo Hoài Đức (1996), vườn Nhật là sự mô phỏng sống động vũ trụ, thiên
nhiên trong đó có cả chính con người của mỗi chúng ta.
Vườn Nhật cổ là vườn để ngồi ngắm, có sự hài hoà giữa không gian vườn và
không gian trong nhà. Bố cục vườn chặt chẽ với sự hài hoà về tỷ lệ giữa mọi yếu tố
trong vườn. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên của nghệ thuật vườn Nhật
trở thành đặc điểm dân tộc. Mối quan hệ đó không dựa trên sự chế ngự thiên nhiên
mà thể hiện ước mơ muốn con người vươn tới sự hài hoà với thiên nhiên. Mối quan
hệ đó trong mỗi thời đại đã tạo thành một ý niệm thống nhất làm cơ sở cho sự hình
thành của cái đẹp. Từ cội nguồn vườn Nhật đã mang tính biểu tượng. Thậm chí có

vườn bố trí trên một quy mô rất nhỏ như cái khay. Song nó vẫn làm cho ta suy
tưởng đến thế giới tự nhiên (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Do đất đai ít nên quy mô vườn Nhật thường nhỏ. Để có được một hình ảnh
thực của thiên nhiên đất nước, người Nhật còn dùng thủ pháp hãm cảnh: hãm cây bé
lại có dáng đại thụ, có thể dùng trang trí trong nhà, hay rêu phủ lên vách đá, phủ lên
cây gây cảm giác về bề dày thời gian của cây (Hàn Tất Ngạn, 1999).
2.1.3.2 Một số quốc gia Phương Tây
 Hy Lạp
Vườn công cộng cổ Hy Lạp với bố cục vườn bao gồm nơi tổ chức thể thao,
vui chơi - giải trí, và nơi thờ cúng. Thờ những anh hùng đã chiến thắng trong các
cuộc thi đấu hay các vị thần che chở cho thành bang. Vườn cổ Hy Lạp thường sử
dụng nhiều loại hoa quý (cẩm chướng, cúc vàng, hồng,…) (Lê Đàm Ngọc Tú,
2006).
Đến thời cổ điển vườn công cộng Hy Lạp không tổ chức với chức năng thờ
cúng nữa mà chức năng chính là nơi chơi thể thao nên mạng lưới đường thường
thẳng tắp nhưng phong phú về hình thức nghệ thuật của các công trình thể thao, bể
5


bơi, tượng đài, vòi phun. Công trình xây dựng xen kẽ với cánh rừng, nhiều loại cỏ
cây làm phong phú và sinh động thêm phong cảnh vườn (Hàn Tất Ngạn, 1999).
Cuối thời cổ điển, sau khi chiến thắng đế quốc Ba Tư, người Hy Lạp xây
dựng lại những thành phố bị tàn phá với các quãng trường công cộng và vườn trang
trí có những hàng cột bao quanh (Hàn Tất Ngạn, 1999).
 La Mã
Sử dụng bố cục chủ yếu là bố cục đối xứng qua trục công trình chính với
trung tâm thường là mặt nước có vòi phun.
- Vườn đô thị: kiểu vườn đầu tiên của dòng nghệ thuật hiện thực La Mã là
kiểu vườn Perystyle (thể loại vườn trong nhà ở hay công cộng, có sân, quanh sân là
những hàng cột). Gây ấn tượng về sự chuyển tiếp không gian và phong cảnh: từ

không gian trong nhà ra ngoài nhà, từ phong cảnh nhân tạo đến cảnh quan thiên
nhiên (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
- Vườn biệt thự nông thôn: là hình thức biệt thự sớm nhất, xuất phát từ trong
thơ ca của các nhà thờ La Mã. Vườn biệt thự nông thôn mang tính thực dụng cao
(vườn trồng nhiều loại cây ăn quả như: táo, lê, oliu, và các cây cho bóng mát đẹp
như: ngô đồng, dẻ,…) (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
- Vườn biệt thự ngoại đô: yếu tố nghệ thuật rất được coi trọng.
 Không gian sinh động với nhiều kiểu sân, bồn hoa, cây cỏ, đường đi.
 Bố cục theo nguyên tắc cân xứng đều đặn, biệt thự làm trục bố cục.
 Thường có sân trong ở giữa nhà, có hành lang cột bao quanh.
Vườn được phân chia bằng hệ thống đường, vị trí, hình thức cây trồng cũng
như hình khối tạo không gian khác cũng đều đối xứng qua trục chính.
Nghệ thuật cắt xén cây thời kỳ này đã đạt đến trình độ kỹ thuật cao, kỹ thuật
cắt xén tạo hình điêu luyện, đặc biệt là cây thân gỗ có thể tạo thành hình thuyền,
đền, chim muông hay con người.
Vườn mang tính công cộng và có ý nghĩa xã hội sâu sắc đã nảy sinh vào đầu
thời kỳ đế quốc La Mã bao gồm: rạp xiếc, nhà hát, hành lang, suối nước nóng, võ
trường và công viên (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006 và Hàn Tất Ngạn, 1999).
 Ý
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006) và Hàn Tất Ngạn (1999), vườn Ý sử dụng
nghệ thuật phản ánh hiện thực, đề cao vai trò con người trong ý đồ và thủ pháp bố
cục vườn. Con người phải có vị trí khống chế trong thiên nhiên. Các vườn – biệt thự
mang yếu tố kinh tế bị đẩy lùi hoặc không còn nữa. Kiến trúc biệt thự trở nên quan
trọng khi được liên hoàn với các tầng bậc của sân và cầu thang, làm trung tâm vườn.
Sử dụng mặt nước với nhiều hình dạng phong phú, địa hình dốc được sử
dụng triệt để, nhiều độ cao khác nhau để tạo thác.
Vườn thường trải rộng về phía trước và lấy biệt thự làm trục bố cục chính.

6



Cây bóng mát thường được cắt xén tạo khối hình học, cây bụi được cắt xén
theo hình phức tạp.
 Pháp
Sự đăng đối trong bố cục và việc sử dụng các yếu tố hình khối tạo không
gian trong vườn – công viên chủ yếu trên nền tương đối phẳng. Mặt nước là nhân tố
nhấn trục bố cục của vườn, tuỳ thuộc vào chức năng và tính chất của mỗi khu vực
mà mặt trước có thể tĩnh hoặc động. Mặt nước tĩnh thường nằm phía trước lâu đài
nhằm soi bóng và in hình lâu đài.
Cơ sở của bố cục cảnh quan công viên là sự tổ hợp chặt chẽ giữa cảnh quan
do con người tạo ra với cảnh quan thiên nhiên; có thể phá vỡ tính đối xứng; phải
hướng vào thiên nhiên, loại bỏ các yếu tố hình khối bình thường, không xây dựng
vườn cây rậm rạp, ảm đạm và tránh việc quá ưa thích không gian trống.
Trước mặt ngôi nhà phải có khoảng 2 – 4 hàng cây xanh. Không gian vườn
bị chia cắt mạnh mẽ bằng cây xanh, tạo nên nhiều không gian kín nhỏ (Lê Đàm
Ngọc Tú, 2006 và Hàn Tất Ngạn, 1999).
 Anh
Đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVII, khi chủ nghĩa lãng mạn trị vì nghệ
thuật, các nhà kiến trúc cảnh quan đã phá bỏ tính nghiêm túc hình học của chủ
nghĩa cổ điển Pháp, tiếp thu nghệ thuật vườn Trung Quốc kết hợp với cảnh quan
của đất nước mình để hình thành nên phong cách riêng của vườn Anh. Đó là công
viên có bố cục tự do.
Sự phát triển công nghiệp Anh đã ảnh hưởng đến việc thay thế đất đai trồng
trọt. Do đó, cảnh quan đất nước này có sự thay đổi: bên trong những khối rừng tự
nhiên, những đám cây rậm rạp có xen những bãi cỏ rộng. Cảnh vật này là cơ sở cho
một loại hình công viên mới: công viên phong cảnh. Khối công viên này phối hợp
hài hoà với các dạng kiến trúc cổ điển Anh.
Hồ và thác nước ở dạng tự nhiên thay cho vòi phun và mặt nước hình học
của chủ nghĩa cổ điển, mặt nước có hình dạng sinh động, nhiều mũi vịnh nhỏ hẹp
(Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).

2.1.4 Các loại hình sân vườn thường gặp
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), cho rằng có thể phân loại sân vườn theo công
năng, tính chất, bố cục và theo phong cách vườn.
2.1.4.1 Phân loại theo công năng
Tùy thuộc vào vị trí và công năng của công trình kiến trúc mà ta có thể phân
loại sân vườn theo các hạng mục sau:
 Tiểu cảnh: nội thất và ngoại thất (gồm có tiểu cảnh nước và tiểu cảnh khô).
 Sân vườn nhà ở tư nhân: nhà phố, biệt thự

7


 Sân vườn nhà phố: vườn trước nhà, vườn sau, tiểu cảnh trong nội thất hoặc
ở vị trí giếng trời, và có thể có vườn trên mái nhà.
 Sân vườn biệt thự: vườn trước nhà, vườn sau, vườn bên, và có thể có vườn
trên mái nhà.
 Sân vườn quán cà phê, nhà hàng
 Sân vườn văn phòng, công trình công cộng
2.1.4.2 Phân loại theo tính chất
 Vườn nước
Vườn nước có thể được thiết kế ở dạng một dãy suối nhỏ hay hồ nước nhỏ tự
nhiện hay mô phỏng theo dạng hình học. Một kiểu vườn nước thường thấy nữa là
dạng tường nước.
Có thể phân thành các loại sau:
- Yếu tố nước nhỏ
- Suối, thác nước hoặc tường nước
- Hồ nước động (có vòi phun)
- Hồ nước tĩnh
 Vườn khô
Đây là loại hình vườn rất được ưa chuộng hiện nay và được thiết kế nhiều

trong nội thất bởi những ưu việt của nó là dễ thực hiện không cần phải xử lý chống
thấm kỹ. Nó có thể là một dạng vườn khô mô phỏng theo lối tự nhiên hay dạng
vườn khô của Nhật.
Vườn khô cấu thành từ các yếu tố: tượng, đá, đèn sân vườn, cây, hoa, cỏ,
hoặc sỏi,... Các yếu tố này tạo thành các cụm tiểu cảnh và sử dụng tương quan chính
phụ, hình khối và màu sắc trong phối kết.
Vườn khô gồm có 2 loại:
- Vườn có địa hình bằng phẳng
- Vườn có địa hình đồi, dốc
 Vườn treo
Dạng vườn này thường được làm trên sân thượng với những chậu treo trên
các giàn gỗ, khung sắt hay những khoảng không gian đứng như vách tường với
những chiếc lu trồng những loại cây nhỏ áp vào tường.
Cả khoảng tường cũng được ốp vật liệu trang trí như các loại đá chẻ, đá ghép
giống với vườn nước đem lại sự hấp dẫn cho khoảng tường treo.

8


2.1.4.3 Phân loại theo bố cục
 Bố cục dạng hình học
Vườn theo bố cục hình học có các đường nét phân chia không gian vườn và
các thành phần hợp thành được sắp xếp tuân theo các quy tắc hình học như các dạng
bố cục đối xứng, các kiểu sắp xếp theo hình chữ nhật, hình tam giác làm chủ đạo.
 Bố cục dạng tự do
Được thực hiện thông qua cảm xúc mang tính trực giác của người thiết kế,
theo những hình ảnh mô phỏng, cách điệu từ thiên nhiên và sử dụng các đường nét
tự do, có thể xuất phát từ trong thiên nhiên hoặc trong trí tưởng tượng của người
thiết kế.
 Bố cục hình học kết hợp tự do

Đó là sự kết hợp của hai dạng trên. Với cấu trúc kết hợp này, người thiết kế
có thể có được một không gian vườn mang tính nghiêm túc, có vần luật của kiểu bố
cục hình học vừa có những không gian mềm mại mang tính đột phá đặc trưng của
kiểu bố cục tự do.
Sự kết hợp thường được thông qua các không gian trọng tâm được thiết kế
theo bố cục hình học và các không gian chuyển tiếp và không gian phụ theo bố cục
tự do.
2.1.4.4 Phân loại theo phong cách vườn
 Vườn hình học phương Tây
Xuất hiện nổi bật từ thế kỷ XV đến XVII tại các quốc gia châu Âu, trong đó
phát triển mạnh nhất tại Ý và Pháp.
Một số điểm đặc trưng:
- Bố cục đối xứng
- Hành lang nước
- Hồ phun nước kết hợp tượng điêu khắc
- Các mảng cây hoa cắt xén
- Suối nước dọc bậc thang
- Tượng điêu khắc trang trí
- Tường cây xanh
- Cây cắt xén hình học
Áp dụng phong cách vườn hình học phương Tây hiện nay thường cho các
công trình mang tính chất trang nghiêm như các công sở hành chính, quãng trường,
vườn hoa trong đô thị và một số nhà ở với các chủ nhà yêu thích nghệ thuật vườn
này.

9


 Vườn sơn thủy Trung Quốc
Với triết lý tạo dựng mô phỏng từ những cảnh đẹp thiên nhiên và tái dựng

khu vườn như những bức tranh sơn thuỷ trong hội họa Trung Hoa. Khu vườn được
hình thành với các điểm đặc trưng tiêu biểu:
- Mặt nước làm trung tâm
- Sử dụng đá chặn bờ nước
- Cầu và nhà thủy tạ
- Cây và hoa có ý nghĩa trong thơ ca và hội họa: thông, trúc, mai, sen, lan,
liễu, mẫu đơn…
- Nghệ thuật chơi đá cảnh
- Sử dụng trường lang và các loại cửa sổ, lỗ tường đóng mở không gian
 Vườn Nhật Bản
- Vườn khô Nhật Bản
Sử dụng các hình ảnh tượng trưng và chịu sự ảnh hưởng của đạo Thiền nên
tạo ra các khu vườn mang tính biểu tượng cao phục vụ cho việc nhìn ngắm & suy
tưởng.
Sử dụng chất liệu chủ yếu là sỏi, đá, rêu và một số cụm cây hoa, bon sai sắp
xếp rất chắt lọc và mang tính tượng trưng như sự sắp xếp của đá trên nền sỏi được
cào tượng trưng cho các hòn đảo nổi trên biển, một vài cụm cây bên cạnh các hòn
đá tượng trưng cho rừng núi, các viên đá và sỏi tượng trưng cho rừng núi, các viên
đá và sỏi tượng trưng cho các dòng suối, thác trong tự nhiên.
- Vườn trà Nhật Bản
Thể hiện thông qua hình ảnh của Thủy bồn, đèn đá, con đường hoặc lối đi
tạo bởi các phiến đá rời rạc và các hàng rào tre.
 Vườn Phong Thủy Việt Nam
Tiêu biểu là các vườn cung đình và nhà rường Huế. Hiện nay, phong cách
này vẫn có thể được khai thác và áp dụng trong các khu vườn hiện đại tuy nhiên,
việc áp dụng đòi hỏi người thiết kế và làm vườn phải có một số kiến thức cơ bản về
phong thủy.
Một số đặc điểm:
- Nước tụ tiền đường
- Sử dụng mô hình tiền án, hậu chẫm, tả thanh long, hữu bạch hổ.

- Sử dụng hình tròn hoặc vuông
- Chơi bonsai, non bộ
 Vườn phong cảnh đồng quê Việt Nam
Đây là một xu hướng đang thịnh hành hiện nay ở nước ta, đặc biệt là miền
Nam và miền Trung. Nghệ thuật cảnh quan sử dụng các hình ảnh trong thiên nhiên,
các chất liệu dân dã trong trang trí sân vườn.

10


Người thiết kế mong muốn tái hiện hoặc gợi “hồn” về những cảnh vật thanh
bình, yên ả của làng quê Việt Nam. Phong cách này thường áp dụng trong các
không gian sân vườn tương đối rộng như biệt thự, khu nghỉ dưỡng, công viên hoặc
không gian mang tính trình diễn như các hội chợ, hội hoa.
 Vườn cảnh hiện đại
Vườn cảnh hiện đại ngày nay có khá nhiều xu hướng và thể hiện vườn tùy
thuộc vào tài năng của người thiết kế.
Một số xu hướng thiết kế vườn cảnh hiện đại
- Sử dụng nghệ thuật sắp đặt: các thành phần đưa vào vườn được chắt lọc và
hầu như không có chi tiết thừa, kiểu vườn này thường được áp dụng trong các tiểu
cảnh nhỏ trang trí trong nội thất như ở trong, dưới gầm cầu thang, một góc trang trí
ở phòng khách hoặc là sân thượng.
- Hiện đại hóa kiểu vườn khô hoặc vườn trà Nhật Bản: sử dụng các đặc trưng
của vườn khô và vườn trà Nhật Bản như sỏi, đá, bồn nước, đèn đá,… theo cách thức
đường nét hình học hiện đại và thêm vào đó các vật liệu phụ từ trong dân gian nước
ta như tre, trúc, bình gốm, tượng gốm,…
- Sử dụng đường nét hình học và các chất liệu mới trong sân vườn như kính,
thép, thủy tinh, các loại sơn,… và sử dụng sự tương phản giữa các màu sắc, các
đường nét hình học mang đến cho khu vườn một phong cách hiện đại, có tính đột
phá.

2.1.5 Các quy luật của nghệ thuật cảnh quan
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), trong thiết kế cảnh quan có bốn quy luật thiết
kế cơ bản là quy luật hài hòa, quy luật cân đối và nhất quán, quy luật tương phản và
quy luật tương đồng.
2.1.5.1 Quy luật hài hòa
Là quy luật cơ bản nhất trong nghệ thuật cảnh quan, bao gồm: hài hòa đồng
nhất và hài hòa tương tự.
- Hài hòa đồng nhất biểu hiện sự thống nhất cùng một nhịp điệu, hình khối,
bề mặt, hay màu sắc, sử dụng nhân tố tiêu chuẩn hóa làm cơ sở cho tất cả các không
gian.
- Hài hòa tương tự được thực hiện bằng cách lặp đi lặp lại các yếu tố tương
tự nhau về hình dáng và không gian. Hài hòa tương tự thể hiện sự đồng nhất đa
dạng.
2.1.5.2 Quy luật cân đối và nhất quán
Là quy luật đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa các bộ phận và toàn thể, giữa
ý đồ phụ và ý đồ chính, giữa đối tượng phụ và đối tượng chính.
Cân đối về mặt bố cục, tỷ lệ các thành phần tạo cảnh. Tuy nhiên, về mặt hình
khối, màu sắc cần có sự nhất quán giữa các yếu tố phụ, giữa các yếu tố phụ và chính
để tổng thể được hài hòa và nổi rõ chính - phụ.
11


2.1.5.3 Quy luật tương phản
Là quy luật thể hiện sự đối lập về hình khối, màu sắc vật thể và hiện tượng
như âm thanh, ánh sáng,…
Sử dụng quy luật tương phản làm tăng khả năng kích thích, hấp dẫn thông
qua tính mới lạ của các điểm nhấn trong không gian cảnh quan. Nhưng vận dụng
luật tương phản mà dàn đều sẽ gây cảm giác về sự tranh chấp, phá vỡ sự hài hòa
chung.
2.1.5.4 Quy luật cân bằng

Quy luật cân bằng bao gồm cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng.
- Cân bằng đối xứng tạo nên do sự bố trí đối xứng qua trục hoặc điểm, các
yếu tố hoàn toàn giống nhau về mọi mặt (hình dáng, chất liệu, màu sắc, quy mô).
- Cân bằng không đối xứng tạo nên do sự bố trí không đối xứng nhưng cân
xứng với nhau.
2.1.6 Các bước tiến hành trong thiết kế cảnh quan
Sau khi nhận được đơn đặt hàng từ chủ đầu tư, giai đoạn thiết kế sẽ trải qua
bốn bước, bên cạnh việc gặp gỡ và trao đổi với chủ đầu tư để đi đến thoả thuận về
bản thiết kế chính thức cuối cùng. Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), cho rằng đó là
bốn giai đoạn:
- Lập sơ đồ phân tích hiện trạng khu đất
- Thiết lập sơ đồ công năng
- Thiết kế sơ phác
- Thiết kế hoàn chỉnh
Sản phẩm thiết kế cuối cùng là bản vẽ cùng hình vẽ minh hoạ và thuyết minh
(nếu được yêu cầu). Hồ sơ bản vẽ cũng tuỳ thuộc vào quy mô thiết kế mà có thể
nhiều hay ít, đầy đủ hay chỉ vừa đủ gồm một số bản vẽ cơ bản như sau: bản vẽ mặt
bằng, bản vẽ phối cảnh, bản vẽ chi tiết, bản vẽ triển khai kích thước và kỹ thuật, cấu
tạo thi công.
2.1.6.1 Lập sơ đồ phân tích hiện trạng khu đất
 Phân tích hiện trạng khu đất
Bao gồm việc đánh giá ưu khuyết điểm của vị thế khu đất, xác định phương
hướng cũng như mối tương quan với công trình lân cận bao gồm một số công việc
sau:
- Nghiên cứu các công trình lân cận và trong phạm vi khu đất, chổ đậu xe và
các yêu cầu pháp lý khác trong khu vực xây dựng phong cảnh.
- Đo đạc, định vị khu đất và các công trình trong khu đất.
- Đo đạc, vẽ lại địa hình khu đất, xác định các cao trình, cao độ công trình hiện
hữu.


12


×