Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

THIẾT kế CẢNH QUAN CÔNG VIÊN KHU dân cư THIÊN lộc, THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.26 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ VÀ SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa Viên & Cây Cảnh với đề tài:

“THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN KHU DÂN CƯ
THIÊN LỘC, THÀNH PHỐ CẦN THƠ”

Do sinh viên NGUYỄN THỊ HƯƠNG thực hiện kính trình lên hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Trần Văn Hùng


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ VÀ SINH HÓA

Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận Luận văn tốt nghiệp với đề tài:

“THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN KHU DÂN CƯ
THIÊN LỘC, THÀNH PHỐ CẦN THƠ”
Do sinh viên NGUYỄN THỊ HƯƠNG thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức: ……………
Ý kiến hội đồng:
…………………………………………………………………………………………
….…..…………………………………………………………………………………


……...………..………………………………………………………………….………
………..………………………………………………………………………………
…………….

Duyệt Khoa

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Thành viên 1

Thành viên 2

Thành viên 3

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương

3



LỜI CẢM TẠ

Lời cảm ơn trước tiên tôi xin kính gởi đến cha mẹ tôi và người thân trong gia đình đã
tạo mọi điều kiện thuật lợi tốt nhất cho tôi hoàn thành được đề tài luận văn tốt nghiệp
này.
Chân thành biết ơn thầy Trần Văn Hùng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Thầy cố vấn Lê Văn Bé, cô Lê Hồng Giang cùng với quí thầy cô Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng đã tận tâm, dìu dắt, rèn luyện tôi suốt những năm học tại
trường Đại Học Cần Thơ.
Chân thành cảm ơn
Các bạn sinh viên lớp Hoa viên & Cây cảnh Khóa 33 đã giúp đỡ động viên tôi trong
những năm tháng trên giảng đường Đại Học.

4


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

1. LÝ LỊCH
Họ và Tên:

Nguyễn Thị Hương

Ngày sinh:

04/10/1988


Nơi sinh:

Cần Thơ

Họ và Tên Cha:

Nguyễn Hữu Hiệu

Nghề nghiệp:

Buôn bán

Họ và Tên Mẹ:

Nguyễn Thị Bốn

Nghề nghiệp:

Nội trợ

Quê quán:

Cần Thơ

Giới tính:

Nữ

Năm sinh:


1961

Năm sinh:

1961

Nơi ở hiện nay: 82 vành đai phi trường, phường An Hòa, quận Bình Thủy, thành
phố Cần Thơ
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1994-1999:

Trường Tiểu Học An Hòa 4, thành phố Cần Thơ.

1999-2003:

Trường THCS An Hòa II, thành phố Cần Thơ.

2003-2006:

Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa, thành phố Cần Thơ.

2007-2011:

Trường Đại Học Cần Thơ, ngành Hoa Viên & Cây Cảnh, khóa 33, khoa

Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2011
Nguyễn Thị Hương


5


MỤC LỤC

Chương

Nội dung

Trang

Trang phụ bìa

Chương 1

Lời cam đoan

iii

Lời cảm tạ

iv

Tiểu sử cá nhân

v

Mục lục

vi


Danh sách bảng

xi

Danh sách hình

xii

Tóm lược

xiv

MỞ ĐẦU

1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1

Lịch sử hình thành và phát triển kiến trúc cảnh quan trên thế
giới

2

1.1.1 Thời kì cổ đại (từ thiên niên kỉ IV TCN đến thế kỷ VI)


2

1.1.1.1 Vườn cổ Ai Cập

2

1.1.1.2 Vườn cổ Lưỡng Hà

3

1.1.1.3 Vườn cổ Hy Lạp

3

1.1.1.4 Vườn cổ La Mã

4

1.1.1.5 Vườn cổ Ấn Độ

5

1.1.1.6 Vườn cổ Trung Quốc

6

1.1.1.7 Vườn cổ Nhật Bản

7


1.1.2 Thời kì Phục Hưng (thế kỷ XV – Đầu thế kỉ XVII)

6

8


1.1.3 Thời kì hậu Phục Hưng

9

1.1.4 Thời kì cận đại (thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX)

10

1.1.5 Thời kì hiện đại (thế kỉ XX)

11

1.2 Nghệ thuật vườn công viên Việt Nam
1.2.1 Vườn Việt Nam thời kì phong kiến

12
12

1.2.1.1 Vườn thượng uyển

12

1.2.1.2 Sân-vườn đình, sân- vườn đền, sân- vườn chùa


12

1.2.1.3 Vườn nhà ở dân gian

12

1.2.1.4 Vườn nhà ở thành thị

13

1.2.1.5 Vườn cảnh của giới thượng lưu nho sĩ

13

1.2.1.6 Vườn lăng

13

1.2.2 Vườn Việt Nam thời pháp thuộc

13

1.2.3 Vườn Việt Nam từ năm 1954 đến nay

14

1.3 Các quy luật trong thiết kế cảnh quan
1.3.1 Các quy luật trong thiết kế cảnh quan


14
13

1.3.1.1 Luật cân đối

14

1.3.1.2 Luật phối cảnh

14

1.3.1.3 Luật đồng nhất

14

1.3.2 Các quy luật bố cục chủ yếu

15

1.3.2.1 Bố cục cân xứng

15

1.3.2.2 Bố cục tự do

15

1.3.2.3 Bố cục kết hợp đối xứng và tự do

15


1.3.2.4 Trục và trung tâm bố cục chính phụ

15

7


1.3.3 Các quy luật của nghệ thuật cảnh quan

15

1.3.3.1 Quy luật hài hòa

15

1.3.3.2 Quy luật cân đối và nhất quán

16

1.3.3.3 Quy luật tương phản

16

1.3.3.4 Quy luật cân bằng

16

1.4 Vai trò của cây xanh


16

1.4.1 Cải thiện khí hậu và vệ sinh đô thị

16

1.4.1.1 Điều hòa nhiệt độ

16

1.4.1.2 Ngăn chặn gió và sự di chuyển không khí

17

1.4.1.3 Tăng độ ẩm, tác động tích cực vào chu kỳ tuần
hoàn nước

17

1.4.1.4 Cung cấp oxy, giảm tích lũy khí carbonic

17

1.4.2 Giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh

17

1.4.2.1 Hạn chế tiếng ồn

17


1.4.2.2 Hạn chế ô nhiễm không khí

18

1.4.2.3 Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất

18

1.4.2.4 Giảm sự chiếu sáng và phản chiếu

18

1.4.2.5 Kiểm soát giao thông

19

1.4.3 Phân loại cây xanh

19

1.4.3.1 Phân loại cây theo hình khối, dáng dấp

19

1.4.3.2 Phân loại cây theo độ cao

19

1.4.3.3 Phân loại cây theo màu sắc hoa


20

1.5 Điều kiện tự nhiên của khu vực thiết kế

8

20


1.5.1 Khí hậu

Chương 2

Chương 3

20

1.5.1.1 Nhiệt độ

20

1.5.1.2 Ðộ ẩm

20

1.5.1.3 Mưa

20


1.5.2 Thủy văn

21

1.5.3 Địa hình

21

1.6 Thổ nhưỡng

21

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

2.1 Phương tiện nghiên cứu

22

2.2 Phương pháp nghiên cứu

22

2.2.1 Thu thập tài liệu và số liệu

22

2.2.2 Khảo sát hiện trạng


22

2.2.3 Thiết kế cảnh quan

22

2.2.4 Xử lý bản vẽ

23

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

3.1

Phân tích hiện trạng khu thiết kế

24

3.1.1 Hiện trạng xây dựng

24

3.1.2 Hiện trạng thực vật

25

3.2


Đánh giá hiện trạng khu vực thiết kế

26

3.3

Thiết kế cảnh quan

26

3.3.1 Diện tích khu vực thiết kế

26

3.3.2 Phân khu chức năng

26

3.3.3 Phương án thiết kế

35

9


Chương 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

39


4.1

Kết luận

39

4.2

Đề nghị

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG 1
PHỤ CHƯƠNG 2

10


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Phân loại cây xanh được sử dụng thiết kế trong hai phương án


37

3.2

Bảng dự toán chi phí phương án I

39

3.3

Bảng dự toán chi phí phương án II

40

11


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Vườn treo Babylon (nguồn www.vi.wikipedia.org)


3

1.2

Đá và non bộ ở Lạc Viên (Yuyuan Garden), Thượng Hải (nguồn
www.vi.wikipedia.org)

7

1.3

Vườn đá ở viện Ryoan-ji, Kyoto (nguồn www.vi.wikipedia.org)

8

3.1

Tổng thể hiện trạng xây dựng

24

3.2

Một số khu nhà nằm trên đường C1 đã được xây cất hoàn thành
và đưa vào sử dụng

25

3.3


Mặt bằng đa phần là cỏ dại

25

3.4

Khu được thiết kế trên bản đồ có kí hiệu là K

26

3.5

Hình mặt bằng tổng thể phương án 1

27

3.6

Hình phối cảnh công viên phương án 1

28

3.7

Parterre bố cục trung tâm công viên phương án 1

29

3.8


Parterre mang phong các cổ điển công viên phương án 1

30

3.9

Parterre mang phong cách cổ điển công viên phương án 1

30

3.10

Mặt bằng tổng thể công viên phương án 2

31

3.11

Hình Bản vẽ phối cảnh tổng thể công viên phương án 2

32

3.12

Khu vui chơi dành cho trẻ em công viên phương án 2

33

3.13


Khu tự do công viên phương án 2

34

3.14

Khu vườn cau công viên phương án 2

34

3.15

Khu hồ nước công viên phương án 2

35

3.16

Khu đi dạo công viên phương án 2

35

12


3.17

Khu đồi cỏ công viên phương án 2

13


36


NGUYỄN THỊ HƯƠNG. “THIÊT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN KHU DÂN
CƯ THIÊN LỘC, THÀNH PHỐ CẦN THƠ”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Hoa Viên & Cây Cảnh, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại
Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Trần Văn Hùng.

TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế cảnh quan công viên khu dân cư Thiên Lộc, thành phố
Cần Thơ” được thực hiện tại khu dân cư Thiên Lộc thành phố Cần Thơ, thời gian
thực hiện từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011. Nhằm mục đích ứng dụng cây xanh
hoa kiểng vào thiết kế, tạo ra một công viên mang tính đa dạng về nghệ thuật, bố
cục cảnh quan, sự hài hòa trong tổng thể kiến trúc.
Đề tài tiến hành khảo sát, phân tích hiện trạng xây dựng, hiện trạng cây xanh, điều
kiện khí hậu thổ nhưỡng hiện có tại khu vực thiết kế từ đó lên kế hoạch thiết kế bao
gồm 2 phương án.
Phương án 1 : Công viên có bố cục đối xứng hình học
Phương án 2 : Công viên có bố cục tự do gồm 6 khu chức năng

MỞ ĐẦU
Trong tất cả sản phẩm của nhân loại, công viên được coi là một phạm trù tổng hợp
các nghệ thuật tinh tế nhất. Nó đòi hỏi tính tự nhiên và nghệ thuật bài trí. Công viên
là đất nghiên cứu trình bày các thể điệu của thiên nhiên dưới nhiều khía cạnh và đi
đến giới hạn tận cùng trong không gian và thời gian của nó.
Công viên là một nghệ thuật lớn. Đầu tiên là cây cỏ thiên nhiên kết hợp với địa hình
cùng với kỹ năng và nghệ thuật cá nhân; những suy tưởng liên hệ đến cuộc sống
nhân sinh trừu tượng đến cụ thể. Không cần thiết cứ phải có cây quý, hiếm cắt tỉa
công phu, tốn kém nhiều, hay phải cố tạo ra một công viên Nhật, Tàu, Mỹ thì mới

gọi là công viên. Dù cho dân tộc nào thì cơ bản tự ngàn xưa trên đất nước của họ
cũng phủ đầy cây xanh và rừng tự nhiên. Xây dựng Công viên là mô phỏng tính
cách thiên nhiên, lập lại địa hình dưới góc độ một công viên, sân, vườn, thậm chí
chỉ là một hàng hiên nhỏ.
Dựa trên cơ sở hình thái, tinh thần của các khu vườn cảnh, công viên nổi tiếng
mang truyền thống cổ các nước trên thế giới để tạo dựng và phát triển thêm ở các

14


công viên mới. Dùng các hình tượng biểu trưng cho một dân tộc, để tạo ra những
góc riêng, nhỏ cho công viên làm cho cảnh quan ở công viên đó thêm phong phú,
không câu chấp hẳn vào một quy định nào, miễn sao tạo được một khung cảnh thiên
nhiên hài hòa và sống động, kết tập các tinh túy của nghệ thuật, mà mỗi một công
viên từ các góc cạnh tự nó cũng toát lên được những ưu điểm đặc trưng, kết hợp bởi
sắc thái tự nhiên từ thiên nhiên.
Khi mà hiệu ứng nhà kính đang là mối đe dọa về môi sinh, con người hiện đại đang
duy trì cuộc sống trong một cái hộp; sinh hoạt, đi lại và làm việc trong các cái hộp
khác, thì việc muốn tìm một vài giây phút nghỉ ngơi tự do, thanh thản cuối tuần
không phải dễ. Nào là tiếng réo gọi của điện thoại, nhịp độ công việc thì dồn dập,
hối hả, hầu như phải vừa làm vừa chạy không kịp thở, hít thở thì nào là bụi, là khói
thuốc, khói xăng dầu, hít chất thải công nghiệp..., bên tai thì đủ mọi âm thanh chát
chúa, gầm rú... Chỉ có một khung cảnh yên tĩnh, nhẹ nhàng, một công viên êm mát,
xanh tươi, ánh sáng dịu nhẹ, người ta mới có thể tận hưởng được những giây phút
riêng tư, thư giãn cả thể xác lẫn tâm hồn, đi vào vô thức cần thiết để lấy lại sức lực
đã tiêu hao vì cuộc sống. Công viên trong các khu đô thị, công nghiệp, bệnh viện,
khu dân cư là một nhu cầu thiết yếu của mọi người dân.
Vì lý do đó đề tài “Thiết kế cảnh quan công viên khu dân cư Thiên Lộc, thành
phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm mục tiêu thiết kế mô hình kiến trúc cảnh quan
dựa vào sự phối kết của các cây xanh mang tính nghệ thuật phù hợp với chức năng

của khu dân cư qua đó góp phần làm tăng vẽ mĩ quan cho đô thị và tạo thêm nhiều
mảng xanh cho thành phố.

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TRÊN THẾ GIỚI
Từ khi có xã hội loài người đến nay con người luôn tạo ra những tác phẩm và sản
phẩm của kiến trúc cảnh quan. Khoảng một vạn năm trở lại đây, khi loài người
bước vào ngưỡng cửa của kỷ nguyên văn minh, kiến trúc cảnh quan đã phát triển
rầm rộ nhưng khoa học kiến trúc cảnh quan mới được hình thành và phát triển ở
Trung Quốc chỉ từ vài ngàn năm nay, còn Châu Âu mới trên vài thế kỉ nay. Việc
hình thành và phát triển về mặt lý luận mới chỉ vào khoảng năm 1948 khi xuất hiện
tổ chức đầu tiên về kiến trúc cảnh quan quốc tế (Đàm Thu Trang, 2006).
Quá trình phát triển của kiến trúc cảnh quan và các thành tựu nổi bật của chúng
được thể hiện ở các thời kì.
15


1.1.1 Thời kì cổ đại (từ thiên niên kỉ IV TCN đến thế kỷ VI)
1.1.1.1 Vườn cổ Ai Cập
Xuất phát từ việc trang trí xung quanh các dinh thự vua chúa hay các khu vực đền
thờ (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
Vườn Ai Cập cổ có dạng hình học, trung tâm vườn là bể nước lớn hình chữ nhật và
đây cũng là nơi vui chơi giải trí chính trong vườn (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Cây xanh được dùng làm yếu tố hình khối cơ bản tạo không gian vườn. Không gian
gồm ba lớp lồng lấy nhau với đường viền không gian bằng cây trồng là các loại có
chiều cao tăng dần từ trong ra ngoài, cây bóng mát ở rìa quanh vườn, cây hoa, cây
trang trí quanh nhân trung tâm (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).

Con đường dẫn đến đền thẳng tắp hai hàng cây cọ che cho những ngôi nhà hai bên,
gây cho ta một ấn tượng trang nghiêm tôn kính.
Nhà ở hoặc lâu đài đền nằm ở cuối vườn, trên trục dọc tổng thể sân vườn nhà,
chúng hòa nhập với nhau chủ yếu bằng hành lang bao quanh. Hành lang được trang
trí phù điêu mô tả các lòai cây ngoại lai (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Vườn nhà ở của quan lại được phân chia thành nhiều không gian bằng các tường đá
thấp, bổ sung giàn nho, chòi nghỉ tạo nên nhiều hình thức kiến trúc đa dạng và
phong phú.

1.1.1.2 Vườn cổ Lưỡng Hà
Người Lưỡng Hà cũng có lần làm vườn treo. Đó là các công viên cây xanh trên mái
bằng của các cung điện thành Bat-Đa. Các vườn hình thành trên cơ sở kiến trúc đền
Zigurat (kiến trúc điển hình của Lưỡng Hà-Ba Tư ) nổi tiếng là vườn treo Babylon
của hòang hậu Xemiramit (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006 và Nguyễn Thị Thanh Thủy,
1996).
Vườn treo có dạng hình học, bố cục vườn chia thành nhiều tầng trên cao, cây to cho
bóng mát được trang trí theo tự nhiên nối với nhau bằng những cầu thang lớn. Sở dĩ
vườn được gọi là vườn treo vì cấu trúc tầng bậc và vị trí của vườn nên nhìn từ xa
trông như một khu vườn bát ngát xanh tươi treo lơ lửng trên không trung. Cây trồng
trong vườn được sư tầm tìm kiếm ở khắp mọi nơi, rất nhiều giống cây hoa quý các
loài cây dị thảo (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).

16


Hình 1.1 Vườn treo Babylon (nguồn www.vi.wikipedia.org)

1.1.1.3 Vườn cổ Hy Lạp
Hy Lạp có khí hậu ôn hòa, giao thông đường biển đường bộ thuận tiện, có cảnh
tượng thiên nhiên đa dạng. Đó cũng là những nhân tố để họ có thể sáng tạo ra một

truyền thống kiến trúc cảnh quan tốt (Đàm Thu Trang, 2006).
Vườn cổ Hy Lạp hình thành và phát triển theo sự phát triển văn hóa nghệ thuật cổ
Hy Lạp.

17


Văn hóa nghệ thuật cổ Hy Lạp được chia thành 4 thời kì:
- Thời kì Home (thế kỷ 8 TCN)
- Thời kỳ cổ sơ ( thế kỷ 7-6 TCN)
- Thời kỳ cổ điển (thế kỷ 5-4 TCN)
- Thời kì Hy Lạp (thế kỷ 3-1 TCN)
Vườn thời kỳ Home và thời kỳ cổ sơ còn mang tính chất tôn giáo và thực dụng
(Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
Ở thời kỳ cổ điển kiểu vườn công cộng không liên quan đến tôn giáo. Sang thời kỳ
Hy Lạp ngoài tính chất công cộng còn có ý nghĩa giáo dục và là nơi nghỉ ngơi giải
trí có tính chất xã hội. Vì vậy, có thể nói vườn công cộng đầu tiên trên thế giới bắt
nguồn từ Hy Lạp cổ: hàng năm, nhà nước mở cuộc thi tài võ nghệ và chính ở những
khu vực trường đấu này đã phát sinh ra loại vườn công cộng có cây to bóng mát
(Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
Thời kỳ Home và thời kỳ cổ sơ có kiểu vườn nimphea. Vườn có khu trung tâm là hồ
nước dạng tự nhiên. Trong hồ người ta bố trí những tản đá đẹp. Quanh hồ là những
lùm cây bóng mát. Kiểu vườn Nimphea được người La Mã sử dụng vào thời kỳ
phục hưng như một mô túyp đặc sắc.
Thời cổ Hy Lạp xuất hiện kiểu vườn có đồi nhân tạo, đỉnh đồi có những con đường
uốn quanh hình xoắn ốc, không gian vườn mở về phía cảnh đẹp. Ngoài ra ở thời kỳ
này còn phổ biến kiểu vườn có hang động với những đường có mái che. Mặt nước
trong vườn thường tổ chức những vòi phun có trang trí nghệ thuật (Nguyễn Thị
Thanh Thủy, 1996).
1.1.1.4 Vườn cổ La Mã

Vườn cổ La Mã mang tính thực dụng cao (vườn trồng nhiều loại cây ăn quả táo, lê,
oliu) và những cây cho bóng mát đẹp như cây ngô đồng, dẻ...Vườn thường có rào
bao quanh bằng cây cắt xén. Các giàn trong vườn phần lớn cho nho leo. Bố cục
vườn La Mã thường chia làm 3 phần: Phần vườn trang trí, phần rào, phần vườn cây
ăn quả. Riêng phần vườn trang trí lại chia thành 3 khu vực chính: khu dạo, khu
đường đi, khu công viên (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
Khu dạo thường tổ chức trên sân trực tiếp với nhà: phần này gồm những đường
thẳng trồng cây cắt xén hai bên. Đường chia mảnh đất thành những vùng riêng
trồng hoa (thủy tiên, violet, tuylip v.v... đôi khi trồng hồng, nhài). Vườn trên sân
như vậy ở La Mã gọi là Viridarium. Viridarium dùng để tổ chức các tiệc trà nên
việc tổ chức chiếu sáng nhân tạo được chú trọng.

18


Khu thứ hai của phần vườn trang trí là phần đi chơi bằng xe ngựa hay kiệu do người
khiêng. Đường ở khu vực này rộng và rợp bóng cây; hai bên cảnh đẹp. Ở vườn các
ông chủ giàu có, khu vực này đôi khi có tổ chức xiếc hay trường đua ngựa kết hợp
với những lùm cây, bụi cây hoa đẹp.
Khu thứ ba của phần vườn trang trí là công viên có nuôi thú rừng hay gia cầm,
nhưng tổ chức để dạo chơi; có hồ sen thả cá (diện tích khu này rộng đến hàng trăm
ha) (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
Ngay từ thời cổ La Mã, vườn-công viên đã được trồng những cây mang từ nơi khác
đến. Cây trồng trong vườn được nghiên cứu rất công phu.
Kiểu vườn đầu tiên của dòng nghệ thuật hiện thực La Mã là kiểu vườn Peryxtyl.
Kiểu vườn Peryxtyl của người La Mã thọat đầu được hình thành trong các vườn nhà
ở, sau đó chuyển ra các quảng trường đô thị, trong khuôn viên của các công trình
công cộng phá vỡ không gian kín trong các vườn nhà để hòa vào không gian chung
của đô thị (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Đặc điểm bố cục không gian của vườn kiểu Pexyxtyl là dùng yếu tố mặt nước làm

trung tâm bố cục. Hồ nước được xây theo dạng hình học và có vòi phun trên mặt
nước.
Cây xanh được cắt xén phỏng theo kiến trúc công trình và được phối kết với cây
hoa tạo nên parterre cân xứng.
Xung quanh parterre là các hàng cột trang trí bao quanh gây ấn tượng chuyển tiếp
không gian từ trong ra ngoài nhà và ngược lại, từ phong cảnh thiên nhiên đến phong
cảnh nhân tạo (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006)
1.1.1.5 Vườn cổ Ấn Độ
Vườn Ấn Độ có bố cục chặt chẽ theo dạng hình học. Ở Ấn Độ tôn giáo có ảnh
hưởng sâu sắc đến nghệ thuật làm vườn. Vườn Ấn Độ có hai yếu tố nổi bật là mặt
nước rộng và cây xanh phong phú (do thiên nhiên đất nước này vô cùng đa dạng:
vùng có ngọn núi cao nhất thế giới, vùng có đồng cỏ mênh mông, vùng sa mạc khô
nóng) (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
Vườn nổi tiếng ở Ấn Độ là vườn lăng Tamahan hay còn có tên là “vườn hòn ngọc”.
Tamahan- tiếng Ba Tư nghĩa là vương miện của người Môgol. Khởi công xây dựng
năm 1632 theo thiết kế của KTS Han Effendi người Ấn Độ công trình đã huy động
24 ngàn người trong 24 năm.
Vị trí: tại hạ lưu sông Yamu cách Đeli 200km về phía Đông Nam. Công trình được
xây dựng trên khu đất hình chữ nhật 580x290m. Tổng chiều cao tòa lăng: 75m. Mái
vòm đường kính 17,7m, cao 61m, mặt bằng hình vuông 56,7m x 56,7m

19


Vị trí ở cuối vườn trên một sân cao trên bờ sông. Trước mặt công trình là một con
kênh hẹp, đáy được lát toàn đá hoa. Dọc con kênh là các bồn hoa và dãy cây bách
xanh đen tương phản mạnh mẽ với Hoàng Lăng màu trắng.
Khu vườn có bố cục cân xứng đều đặn qua kênh nước, làm cho Lăng thêm trang
nghiêm. Toàn bộ vườn Lăng khoảng 17 ha gồm 3 khu: cổng, vườn và lăng mộ.
1.1.1.6 Vườn cổ Trung Quốc

Trung Quốc sử dụng phổ biến bố cục tự do trong nghệ thuật quy hoạch kiến trúc
cảnh quan, với nguyên lý lấy thiên nhiên đa dạng của đất nước làm cơ sở sáng tạo vì
vậy vườn nghệ thuật Trung Quốc có xu hướng mô phỏng theo tự nhiên nhằm tôn
lên vẽ đẹp sâu sắc do tạo hóa sinh ra (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
Đặc điểm chính của việc sử dụng hình khối trong kiến trúc cảnh quan Trung Quốc
là:
- Việc tạo cảnh vườn luôn luôn thay đổi rất thích hợp cho người vừa đi dạo vừa
ngắm.
- Địa hình xử lý rất tỉ mỉ. Việc sử dụng vách đá và tảng đá luôn là một trong những
vị trí hàng đầu trong bố cục cảnh quan.
- Mặt nước là hình khối quan trọng trong bố cục cảnh quan và thường được dùng
làm trung tâm của sân vườn, mặt nước được trang trí bằng hoa sen, cá cảnh. Mặt
nước có đường bờ tự nhiên tạo eo vịnh, bán đảo làm không gian thêm chiều sâu.
- Các ngôi nhà nhỏ, chòi nghỉ thường bố trí bên bờ nước làm điểm nhấn phong cảnh
ven bờ và chia cắt không gian
- Hình khối cây xanh thường để tự nhiên, phối kết tự do tạo khoảng sáng, tối gây ấn
tượng tương phản mạnh mẽ.
Thêm vào đó vườn nghệ thuật Trung Quốc còn dùng thủ pháp gây sự thay đổi trong
cảm giác: đồi vực xen lẫn thung lũng, đồng cỏ; dòng nước chảy mạnh xen lẫn mặt
nước phẳng lặng; cánh rừng thông xanh thẫm với rừng lá sáng…Thủ pháp còn dùng
các hiệu quả của âm thanh: tiếng gió, tiếng vọng, tiếng chim hót, tiếng suối róc rách
hay tiếng ầm ầm thác đổ, tiếng rì rào hay xào xạc của lá v.v... Đặc biệt còn có thủ
pháp mở rộng không gian: dùng cận cảnh để tạo phối cảnh sâu, dùng mặt nước phản
chiếu, dùng tấm lát đường từ thô đến mịn, màu sắc trong vườn từ ấm đến lạnh, với
nước phun cao ở ngoài thấp dần vào trong.... Tất cả các thủ pháp vừa nêu ra đã gây
được ảo giác hư thực thực hư, như gần như xa.

20



Hình 1.2 Đá và non bộ ở Lạc Viên (Yuyuan Garden), Thượng Hải (nguồn
www.vi.wikipedia.org)

1.1.1.7 Vườn cổ Nhật Bản
Người Nhật chịu ảnh hưởng của nghệ thuật phong cảnh Trung Quốc, tuy nhiên
phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ được người Nhật sử dụng một cách tinh tế và cô
đọng hơn. Vì vậy vườn Nhật mang một phong cách riêng, vườn Nhật cổ không phải
là vườn để dạo chơi mà để ngồi ngắm. Không gian vườn chan hòa với không gian
bên trong nhà (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996; Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Bố cục vườn Nhật chặt chẽ ở sự hài hòa về tỷ lệ giữa mọi yếu tố trong vườn. Mối
quan hệ giữa con người và thiên nhiên của nghệ thuật vườn của người Nhật đã trở
thành đặc điểm dân tộc. Từ cội nguồn vườn Nhật đã mang tính chất biểu tượng.
Thậm chí có vườn chỉ bố trí trên một quy mô rất nhỏ như cái khay. Song nó vẫn làm
cho ta suy tưởng đến thế giới tự nhiên (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
Với phong cách gần giống với vườn Trung Quốc, vườn Nhật có hai yếu tố chính là
mặt nước và đá tạo nên hình ảnh sông suối, những tản đá lớn được sắp xếp cẩn thận
và tỉ mỉ để tạo nên hình tượng núi hùng vĩ hay những hòn đảo trong sông “khô”
bằng sỏi và cát uốn lượn khéo léo.

21


Hình 1.3 Vườn đá ở viện Ryoan-ji, Kyoto (nguồn www.vi.wikipedia.org)

1.1.2 Thời kì Phục Hưng (thế kỷ XV – Đầu thế kỉ XVII)
Vào thời kì này nhờ những biến chuyển mang tính lịch sử như việc tìm ra châu Mỹ
cũng như con đường đến Ấn Độ cộng với việc nên kinh tế Châu Âu phát triển khá
mạnh các tầng lớp quý tộc đã bỏ ra một khoản tiền lớn chỉ để xây dựng những vườn
quanh các biệt thự tráng lệ, nổi bật thời kì này là vườn Italia, và sau đó, phát triển
đến nhiều nước khác như Pháp (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).

* Vườn Ý:
Vườn Ý đề cao sức mạnh của con người, vì vậy bố cục vườn mang tính khống chế
thiên nhiên. Hơn nữa, vườn Ý sử dụng mặt nước với các hình dạng phong phú, địa
hình dốc được sử dụng triệt để, nhiều độ cao khác nhau để tạo thác. Vườn lấy biệt
thự làm bố cục chính, phía trước vườn được trải rộng.
Trước nhà thường là các parterre hoa với các hàng cột bao quanh, là những yếu tố
hình khối chính trên sân trước. Dạng bồn hoa hình học được lặp đi lặp lại trong bố
cục vườn với nhiều lòai cây hoa có mùa hoa nở khác nhau.
Cây bóng mát thường được cắt xén tạo khối hình học, cây bụi được cắt xén theo
hình phức tạp.
Đặc trưng là vườn biệt thự D’este ở Tivoli (1550-1572)
- Vườn được quy họach chặt chẽ, hài hòa với thiên nhiên. Bố cục ngang sườn đồi,
áp dụng thủ pháp mở cảnh xa.
- Công trình kết thúc trục bố cục. Vườn đối xứng tương đối qua trục trung tâm.
- Sử dụng sự chênh lệch của địa hình để tạo ra các hồ, thác nước, vòi phun.

22


- Vườn biệt thự Lanta ở ngọai ô Rome.
- Vườn có dạng hình học cân xứng đều đặn, nằm trên sườn đồi thoai thoải.
- Bố cục vườn thể hiện được tính rõ ràng khúc chiết trong nghệ thuật: lối đi được
dẫn từ pasterre chan hòa ánh nắng đến bóng mát ở vườn trên và xa hơn là cánh rừng.
- Sử dụng bố cục cây xanh theo dãy và dùng tường cây xanh cắt xén để phân chia
không gian vườn.
1.1.3 Thời kì hậu Phục Hưng
Ở thời kỳ này trong ngành kiến trúc của Pháp đã thiết lập nên nhiều nguyên tắc thiết
kế sân vườn rất quan trọng, trong đó có hai phong cách: Baroque và Roccoco,
nguyên tắc của hai phong cách này thường lấy bố cục vườn là những không gian
phức tạp, cảnh sắc gây những cảm xúc bất ngờ, hình thức trang trí tinh tế, đường đi

quy tụ theo hình tia thay thế cho bố cục phân vùng theo hình vuông trước đây
(Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
* Vườn Pháp:
Vườn Pháp sử dụng bố cục đăng đối và các yếu tố hình khối để tạo không gian
vườn.
Mặt nước là nhân tố nhấn trục bố cục của vườn, tùy thuộc vào tính chất và chức
năng mỗi khu vực mà mặt nước có thể động hoặc tĩnh.
Đối với vườn cho nhà, phía trước ngôi nhà phái có 2- 4 hàng cây xanh, các parterre
có hoa văn phức tạp nằm ở trung tâm sân trước.
Không gian bị chia cắt mạnh mẽ bằng cây xanh tạo nên nhiều không gian kín gọi là
bosquet (gồm các sân khấu xiếc, phòng nhảy, nhà hát ngòai trời).
Đặc trưng cho vườn và công viên của Pháp là công viên vecxay và công viên
Versailles.
Công viên vecxay được coi là đỉnh cao của phong cách đều đặn của thế kỷ XVIII.
Trục trung tâm của công viên nổi bật với thảm xanh của rừng cây đồng loại. Sự
phẳng lặng của kênh đào thẳng tắp đã kết thúc trước cung điện bằng hai gương
nước.
Vecxay có nhiều vòi phun nước với những màng nước mỏng tạo hình ảnh của một
thứ đăng ten diêm dúa trên nền các khối cây xanh dày đặc.
Tiểu cảnh độc đáo được bố cục trong những không gian mở. Nét đặc sắc của bố cục
vườn vecxay là sự hài hòa cân đối giữa các yếu tố trong toàn vườn.

23


* Vườn Varsailles
- Bố cục vườn đăng đối, lấy trục bố cục cung điện làm trục chính, toàn bộ công viên
trải dài phía trước.
- Cây sử dụng được cắt xén tạo khối hình học, chủ yếu hình chóp nhọn và hình cầu,
hoa sử dụng có nhiều màu sắc sặc sở.

- Con kênh hình chữ thập sau vòi phun, phình to ở cuối nhằm mở không gian, cùng
các dãy thông hình tháp cuối công viên gây cảm giác về sự vô bờ bến của cảnh quan
công viên.
1.1.4 Thời kì cận đại (thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX)
Nghệ thuật vườn - công viên thời kỳ này cái đẹp được các nghệ sĩ chú ý đến nhiều
hơn, điều mà trước đó chưa ai nghĩ đến là cần sáng tạo ra kiểu bố cục tự do. Cảnh
quan thiên nhiên đa dạng của đất nước là cơ sở cho sự sáng tạo ra các vườn - công
viên: “Công viên phong cảnh” bắt đầu xuất hiện, hình thành xu hướng lãng mạn tự
do trong thiết kế sân vườn (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996 và Hàn Tất Ngạn, 1999).
Thơ ca và tranh phong cảnh là nguồn cảm hứng cho việc xây dựng vườn thời kỳ này,
đề cao vẻ đẹp cái hồn của nơi chốn.
Trong thời kỳ này công viên mô phỏng theo thiên nhiên đã trở thành nguyên lí. Tiêu
biểu cho nghệ thuật vườn thời kỳ này là vườn Anh.
* Vườn Anh
Các nhà kiến trúc cảnh quan của Anh đã phá bỏ tính nghiêm túc hình học của chủ
nghĩa cổ điển Pháp, tiếp thu nghệ thuật vườn Trung Quốc kết hợp với cảnh quan đất
nước để hình thành nên phong cách riêng của vườn Anh, công viên tự nhiên có bố
cục tự do (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Hồ và thác nước ở dạng tự nhiên thay cho vòi phun và mặt nước hình học của chủ
nghĩa cổ điển, mặt nước sinh động, nhiều mũi vịnh nhỏ hẹp.
Vườn Anh chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nguyên lý của Repton, ông là một nhà lý luận
và thực tiễn nghệ thuật phong cảnh.
Theo Reton thì:
- Vườn chỉ là sự biến đổi một vài điểm cảnh nhỏ mà người xem không để ý.
- Các ranh giới thẳng của những đám cây không cho ta những phối cảnh. Nếu ta
chặt bớt chỗ này vài ba cây, chỗ kia trồng thêm một vài cây, thì sẽ có một phối cảnh
đẹp và sâu.

24



Về bố trí Repton quan niệm mỗi cảnh vật thiên nhiên hoặc các bức tranh đều có ba
phần:
- Phần 1 là cận cảnh: thường là tạo cảnh thiên nhiên sẵn có trong tự nhiên.
- Phần 2 là trung cảnh: tạo phối cảnh sâu
- Phần 3 là viễn cảnh: là cảnh quan thiên nhiên không thay đổi
- Cận cảnh có cảnh lộng lẫy, cảnh trung gian và viễn cảnh phải tuân theo các quy
luật sáng tối trong hội họa.
1.1.5 Thời kì hiện đại (thế kỉ XX)
Ở thời kỳ này vườn - công viên đã trở thành một phần hữu cơ với cơ cấu quy họach
thành phố. Công viên mang tính chất công cộng phục vụ cho số đông dân số trong
đô thị. Công viên đa chức năng ra đời. Tiêu biểu cho thời kì hiện đại là lọai công
viên văn hóa và nghỉ ngơi của Liên Xô (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
* Công viên văn hóa nghỉ ngơi của Liên Xô
Công viên được xây dựng dựa trên nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa nghỉ ngơi giải
trí và hoạt động văn hóa giáo dục cho nhân dân. Do đó công viên mang nhiều chức
năng khác nhau.
Bố cục thì ở trung tâm thường có khoảng trống cây thưa với các quần thể công trình
lớn.
Bố cục công viên thường chia thành các vùng theo những chức năng phục vụ, diện
tích từng vùng tính theo nhóm phần trăm so với diện tích chung của khu đất công
viên. Từng vùng có ranh giới rõ rệt nhưng được liên hệ với nhau bằng những con
đường liên tục dẫn đến trung tâm (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
- Vùng biểu diễn sinh họat văn hóa: trung tâm bố cục là một công trình lớn. Bố cục
không gian và cây xanh xung quanh làm nổi bật dáng dấp và màu sắc công trình.
- Vùng thiếu nhi: cảnh quan tươi sáng, rực rỡ với những làn cây bóng mát quanh
năm, có hoa đẹp, bãi cỏ chiếm phần lớn trong vùng.
- Vùng thể thao: cây xanh thường ở dạng cắt xén có tán gọn, phân cành cao, thân
cứng, khó gẫy.
- Vùng yên tĩnh: có nhiều phong cảnh đẹp luôn thay đổi theo đường dạo.


25


×