Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại UBND huyện can lộc tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.64 KB, 9 trang )

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI UBND
HUYỆN CAN LỘC - TỈNH HÀ TĨNH

Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực khác, trong đó nguồn lực con người vừa là phương tiện, vừa là
mục đích của sự phát triển. Điểm khác biệt giữa nguồn nhân lực và các nguồn
lực khác là vừa tạo cung, vừa tham gia tạo cầu và trực tiếp điều tiết quá trình đó.
Để tiến hành thắng lợi công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước đòi hỏi
phải có đầy đủ nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng mới đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt khi gia nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới.
Hà Tĩnh nói chung và Can Lộc nói riêng là địa phương tuy còn nghèo
nhưng có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế trong tương lai.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn Hà Tĩnh đã được Trung ương đầu
tư xây dựng các dự án kinh tế lớn để Hà Tĩnh sớm trở thành khu công nghiệp
lớn của Miền Trung như mỏ sắt Thạch Khê, Khu công nghiệp Vũng Áng, Khu
công nghiệp Hạ Vàng, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.vv... Song, vẫn
còn nhiều bất cập lớn giữa nhu cầu nguồn nhân lực và khả năng sử dụng nguồn
nhân lực, tình trạng thừa lao động phổ thông, lao động chưa qua đào tạo, mà
thiếu lao động có tay nghề, có chuyên môn kỷ thuật để làm việc trong các khu

=1=


công nghiệp, các dự án kinh tế của tỉnh, huyện là vấn đề cần được các cấp, các
nghành đặc biệt quan tâm.
Để giải quyết được nguồn lao động dôi dư không có việc làm hiện nay,
nhất là lao động nông thôn góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo An sinh xã
hội, đáp ứng được nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp,
các dự án kinh tế của tỉnh trước hết vấn đề đào tạo nghề và sử dụng nguồn nhân
lực cần được quan tâm hàng đầu.


A. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI HÀ TĨNH.
1. Mạng lưới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề:
Toàn tỉnh hiện có 33 cơ sở dạy nghề bao gồm: 1 Trường Cao đẳng nghề, 6
Trường Trung cấp nghề, 11 Trung tâm dạy nghề và Dịch vụ việc làm, 1 Trường
Đại học, 2 Trường Cao đẳng.
So với yêu cầu hiện tại thì hệ thống các trường, các trung tâm cơ bản đáp
ứng được về số lượng, nhu cầu đào tạo mặc dù cơ sở vật chất chưa được đáp
ứng đầy đủ kể cả về khuôn viên, diện tích đất đai, xây dựng nhà học, nhà xưởng
nhất là trang thiết bị dạy học còn thiếu, lạc hậu.vv...
2. Quy mô, chất lượng đào tạo:
Từ năm 2001 đến năm 2009, trên địa bàn có 190.075 lượt người được đào
tào nghề trong đó: dạy nghề dài hạn: 27.532 lượt người; dạy nghề ngắn hạn:
162.543 người. Đến tháng 6 năm 2009, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ước đạt
28,85%.
=2=


Chất lượng dạy nghề ngày càng được nâng cao, phần lớn học sinh sau khi
tốt nghiệp ra trường đã tìm được việc làm. Theo điều tra khảo sát có khoảng
80% học sinh tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Kết quả đào tạo nghề năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009:
- Dạy nghề cho lao động nông thôn, người nghèo, người tàn tật đã mang
lại kết quả thiết thực góp phần chuyển dịch cơ cấkinh tế, cơ cấu lao động trong
nông nghiệp- nông thôn đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao
động.
- Từ những năm 2005 lại đây, chất lượng đào tạo nghề từng bước được
nâng cao cả về số lượng và chất lượng nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng
50% về kiến thức, kỷ thuật, kỷ luật lao động cho các doanh nghiệp và lao động
đi ra làm việc ở nước ngoài.
3. Về đội ngũ giáo viên dạy nghề:

Tổng số giáo viên hiện đang tham gia giảng dạy tại cơ sở dạy nghề là 570
người trong đó giáo viên đạt chuẩn là 287 người chiếm khoảng 55%, Thạc sỹ 19
chiếm 6,4%, Đại học, Cao đẳng 194 người chiếm khoảng 16%, Trung cấp và thợ
bậc cao 94 người chiếm khoảng 29,6%.
Với số lượng cơ cấu và chất lượng giáo viên như hiện nay còn bất cập so
với yêu cầu đặt ra, vừa thiếu lại vừa yếu về chuyên môn và cơ cấu ngành nghề,
giáo viên dạy lý thuyết và thực hành, kinh nghiệm trong quá trình truyền thụ
.vv....

=3=


4. Công tác xã hội hoá trong hoạt động dạy nghề:
Trong những năm gần đây, công tác xã hội hoá trong hoạt động dạy nghề
đã được các cấp, các ngành quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế. Hiện nay
trên địa bàn Hà Tĩnh cơ sở dạy nghề công lập chiếm 66,4%, cơ sở dạy nghề
thuộc các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp chiếm 18,3%, cơ sở dạy nghề tư thục
chiếm 15,3% việc thu hút nguồn nhân lực về vốn, thiết bị, kinh phí từ các tổ
chức, cá nhân còn hạn chế.
B. NGUYÊN NHÂN.
1. Nguyên nhân khách quan:
Hà Tĩnh là địa phương có tuổi đời phát triển tương đối trẻ so với những
địa phương khác trong cả nước (tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh củ năm 1991). Vì vậy,
cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho các lĩnh vực ngành nghề
vừa thiếu vừa yếu.
Với mục tiêu phát triển toàn diện đặt ra cùng một lúc thì vấn đề ưu tiên
cho công tác dạy nghề- giáo dục- việc làm còn nhiều hạn chế và bất cập. Chính
điều này đã gây trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc
làm.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực con người trong sự phát

triển đồng bộ nền kinh tế xã hội của địa phương, trong những năm gần đây
UBND tỉnh đã có nhiều chính sách thiết thực hơn thể hiện sự quan tâm đúng
mực đến công tác đào tạo nghề như ưu tiên phát triển ngành giáo dục đào tạo,
chính sách thu hút nhân tài vv...
=4=


2. Nguyên nhân chủ quan:
Hà Tĩnh là địa phương thuần nông, lao động nông nghiệp chiếm 90%,
công nghiệp chưa phát triển, chỉ phát triển 1 số nghề truyền thống như: chiếu
cói- Can Lộc, mộc Thái Yên- Đức Thọ; rèn, đúc- Hồng Lĩnh, nón Kỳ Thư- Kỳ
Anh, nước mắm Cương Gián - Nghi Xuân.vv...
- Các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương vừa mới được thành lập chưa tạo
ra được uy tín hay sự tin tưởng về chất lượng đào tạo đối với học viên. Chính vì
vậy, nguồn lao động của địa phương bị “đẩy” ra ngoài. Bên cạnh đó, sự thiếu đa
dạng của các ngành nghề đào tạo cũng là một hạn chế... Do đó, Hà Tĩnh thiếu
mất một lượng lớn đội ngũ lao động có tay nghề.
- Công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu lao động của nền
kinh tế trong giai đoạn hiện nay do những chính sách giành cho công tác đào tạo
nghề, chính sách thu hút lao động sau đào tạo, đãi ngộ cho cán bộ giảng dạy
chưa đúng mức.
- Nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp.
- Công tác đào tạo nghề còn mang tính đại trà, chưa chuyên sâu.
3. Thuận lợi - Khó khăn.
a. Thuận lợi:
Hà Tĩnh có nguồn lao động dồi dào, người dân Hà Tĩnh siêng năng, cần
cù, hiếu học, có chí cầu tiến.

=5=



Hà Tĩnh đang thu hút sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong sự phát
triển kinh tế- xã hội. Nhiều dự án lớn mang tầm vóc quốc gia đã được đầu tư vào
Hà Tĩnh là điều kiện để nâng Hà Tĩnh lên một tầm cao mới. Như dự án Khu liên
hiệp gang thép Fosmosa, dự án mỏ sắt Thạch Khê, Thuỷ điện Ngàn Trươi.vv...
Có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao.
Một số làng nghề truyền thống nay được khôi phục: Nghề mộc- Đức Thọ,
rèn - Hồng Lĩnh, mây, tre, đan- Nghi Xuân.vv...
b. Khó khăn:
Vấn đề quy hoạch, kế hoạch đầu tư cho dạy nghề chưa đáp ứng được yêu
cầu, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu, lạc hậu và không đồng bộ.
Nội dung chương trình đào tạo chưa đổi mới, lý thuyết thực hành chưa
đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.
Đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được về số lượng và chất lượng chưa
được chuẩn hoá.
Số lượng lao động tăng nhanh nhưng lao động kỷ thuật tỷ lệ còn thấp, học
sinh ra trường còn thiếu kiến thức thực tế, tay nghề chưa tương xứng với trình
độ đào tạo.
C. DỰ BÁO VỀ NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG- VIỆC LÀM ĐẾN 2010:
Năm 2010, dân số Hà Tĩnh khoảng 1.312.000 người.
Về cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp- Thuỷ sản: khoảng 28 - 30%; Công
nghiệp- Xây dựng: 35%; Thương mại- Dịch vụ: 35 - 36%.
=6=


Số người trong độ tuổi lao động: 748.000 người trong đó lao động làm
việc: 700.000 người.
- Dự báo số lao động hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế đến 2010 như
sau:
+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 4.800 người chiếm 2,5%

+ Công nghiệp - xây dựng: 72.000 người chiếm 36,8%
+ Thương mại - dịch vụ: 119.000 người chiếm 60,8%
Con số trên giúp ta nhận định được rằng: trong tương lai, lĩnh vực Thương
mại - Dịch vụ sẽ chiếm ưu thế phát triển.
Vì sao lại có sự thay đổi vượt bậc trong cơ cấu kinh tế như vậy? Rõ ràng,
dự án vào thu hút một số lượng chuyên gia lớn, nguồn lao động tăng lên, nhiều
dịch vụ được phát triển và mở rộng: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vui chơi giải
trí, xe cộ đi lại, hệ thống ngân hàng.vv... nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời.
Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề đến 2010 là khoảng: 191.000
người, tỷ lệ lao động đào tạo trung cấp và cao đẳng nghề tăng nhiều, tỷ lệ đào
tạo sơ cấp nghề, đào tạo ngắn hạn có chiều hướng giảm dần, trong các doanh
nghiệp tỷ lệ sử dụng lao động qua đào tạo cũng sẻ tăng dần, nhu cầu lao động kỷ
thuật phục vụ cho các dự án là rất lớn.
D. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
- Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề:

=7=


+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách
nhiệm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, tổ chức đoàn thể, hiệp hội các doanh
nghiệp, cơ sở đào tạo và các tầng lớp nhân dân về vai trò của công tác đào tạo
nghề.
- Tăng cường năng lực mở rộng quy mô đào tạo nghề trên địa bàn:
+ Mở rộng quy mô và phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề.
+ Đẩy nhanh tốc độ xã hội hoá hoạt động dạy nghề, khuyến khích và tạo
điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển dạy nghề.
+ Đầu tư nâng cấp các trường cao đẳng, trung cấp nghề theo từng thời kỳ,
từng giai đoạn theo yêu cầu đào tạo.
+ Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị đảm bảo số lượng và chất lượng đội

ngũ giáo viên, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động dạy nghề:
+ Cần củng cố hệ thống tổ chức quản lý dạy nghề các cấp, hoàn chỉnh hệ
thống văn bản hướng dẫn, kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo.
- Hoàn chỉnh các cơ chế chính sách trong đào tạo nghề:
+ Chính sách về đầu tư kinh phí, đất đai, đội ngũ giáo viên, chính sách đối
với người học, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp.vv...
E. KIẾN NGHỊ:
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương trong bối cảnh hội nhập, đón
đầu các dự án đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn. Nhiều khu đất đai phải giải
=8=


toả để trả lại mặt bằng cho dự án, người dân buộc phải di dời. Nhiều khó khăn
nảy sinh khi họ đến định cư tại vùng đất mới. Mất đất, mất nghề cầm tay dẫn
đến nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh. Vì vậy, cần kịp thời đào tạo nghề mới cho
lực lượng lao động bị thu hồi đất để họ có việc làm ổn định cuộc sống.
Dự án vào thu hút một số lượng chuyên gia lớn, nhiều dịch vụ được phát
triển và mở rộng: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, xe cộ đi lại....
nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời giải quyết được nguồn lao động dôi dư. Vì
vậy cần đào tạo nhanh nhưng có hiệu quả để kịp thời bổ sung nguồn nhân lực
còn thiếu trong các lĩnh vực ngành nghề.
Với những kiến thức học được tại chương trình đào tạo Thạc sỹ quản trị
kinh doanh chương trình MBA mong rằng góp được phần nhỏ kiến thức của
mình vào trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực
của địa phương trong thời gian tới.

=9=




×