Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Giải pháp tăng cường hiệu lực thủ tục hải quan điện tử cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 121 trang )

i

TÓM LƯỢC
Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu (luận văn, luận án, đề
tài nghiên cứu khoa học,…) liên quan đến vấn đề thủ tục hải quan điện tử cho hàng
hóa xuất nhập khẩu, tuy nhiên mỗi công trình nghiên cứu lại mang một dáng vẻ,
một phạm vi, một góc độ khác nhau nhưng chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên
cứu về thủ tục hải quan điện tử cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên
giới Việt Nam – Trung Quốc. Nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục hảiquan
điện tử đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như trong việc tạo thuận
lợi hoá thương mại, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, tác giả
chọn đề tài “Giải pháp tăng cường hiệu lực thủ tục hải quan điện tử cho hàng
hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc” làm đề
tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
Luận văn là thành quả của việc tiếp thu, kế thừa và chọn lọc của những
nghiên cứu trước đó, đồng thời với kiến thức của mình tác giả muốn góp một phần
công sức của mình nhằm đưa ra được các giải pháp mang tính thực tiễn để tăng
cường hiệu lực thủ tục hải quan điện tử cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa
khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Phát huy những tinh hoa trong kho tàng tri thức nhằm đáp ứng những đòi hỏi
bức xúc trong thực tiễn và giải quyết những vẫn đề bất cập về mặt lý luận và thực tiễn
của vấn đề nghiên cứu. Luận văn đã xác lập và làm sáng tỏ cơ sở lý luận căn bản, chọn
lọc những minh chứng thực tế về thủ tục hải quan điện tử cho hàng hóa xuất nhập khẩu
tại cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Bằng phân tích, đánh giá định lượng,
kết hợp với những phân tích định tính, luận văn có thể được coi là cở sở, là nền tảng để
dựa vào đó ta có thể góp phần nâng cao hiệu lực thủ tục hải quan điện tử cho hàng hóa
xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Bằng việc sử dụng phương pháp liệt kê, so sánh, phân tích, đánh giá, luận
văn đã làm nổi bật những tồn tại, hạn chế, chỉ ra các nguyên nhân, đồng thời với
những đánh giá đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng
cường hiệu lực thủ tục hải quan điện tử cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu


biên giới Việt Nam – Trung Quốc, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả
nước nói chung và của Ngành Hải quan nói riêng.


ii

ABSTRACT
Although there have been a large amount of research such as thesis and
studies carried out into the e-customs procedures for import and export goods so far
and they seem to investigate this issue in different angles, none of them have deeply
engaged in the e-customs procedures for import and export goods in Vietnam –
China border gates. Perceiving the importance of the e-customs procedures for
import and export goods in Vietnam – China border gates with regards to trading
facilitation in order to develop the economy, the thesis “Solutions to enhance the
effectiveness of the e-customs procedures for import and export goods in Vietnam –
China border gates” was chosen as a reasonable post-graduate thesis.
This thesis is the result of both receiving and collecting process from the
previous research and the knowledge of the own author. In this thesis, practical
solutions will be investigated in order to enhance the effectiveness of the e-customs
procedures for import and export goods in Vietnam – China border gates.
In order to solve pressing requirements in practice and the problems in
theory, the thesis has utilized research equipment such as analyzing practical
examples about the e-customs procedures for import and export goods in Vietnam –
China border gates, quality and quantity assessment and based on it to enhance the
efficiency of the e-customs procedures for import and export goods in Vietnam –
China border gates.
By using some research methods such as listing, cross-sectional and
decomposing, this thesis has highlighted the drawbacks and found out the cause of
those as well as the solution and request petition in order to enhance the
effectiveness of the e-customs procedures for import and export goods in Vietnam –

China border gates of Vietnam Customs to contribute more in the development of
national economy in general and Vietnam customs in particular.


iii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành Luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
từ phía cơ quan, đồng nghiệp, thầy cô, bạn bè và gia đình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Cục Công nghệ Thông tin & Thống kê
hải quan cùng toàn thể các cán bộ Phòng Thống kê, Lãnh đạo và chuyên viên tại các
Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, cửa khẩu Ga
Quốc tế Đồng Đăng, cửa khẩu Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Hoành Mô, Lào Cai đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành khảo sát, thu thập
dữ liệu thực địa nhằm thực hiện Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy/Cô – những người đã tận tình
truyền đạt cho tôi những kiến thức có giá trị lý luận và thực tiễn trong suốt quá trình
là học viên cao học chuyên ngành Thương mại tại Trường Đại học Thương mại.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Doãn Kế Bôn – Trưởng khoa Thương
mại quốc tế Trường Đại học Thương mại, người thầy đáng kính, người đã tận tình
hướng dẫn, cũng như đã đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành
Luận văn này.
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn tới tất cả mọi người trong gia đình, đồng
nghiệp cũng như bạn bè đã tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt thời gian học
tập, hoàn thành khóa học này.
Hà Nôi, ngày 30 tháng 01 năm 2012

Nguyễn Thị Ngát



iv

MỤC LỤC
Trang
TÓM LƯỢC............................................................................................................... i
ABSTRACT.............................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...........................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................x
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN
TỬ CHO HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU BIÊN GIỚI
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước............................2
1.3 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài nghiên cứu........................................3
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................4
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................4
1.6 Kết cấu của đề tài...........................................................................................5
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN
TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU...................................6
2.1 Một số khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thủ tục hải quan điện tử..............6
2.1.1. Khái niệm Thủ tục Hải quan, Thủ tục hải quan điện tử..................................6
2.1.2. Đặc điểm của Thủ tục hải quan điện tử........................................................7
2.1.3 Sự khác biệt giữa Thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền
thống............................................................................................................... 10
2.1.4 Vai trò của thủ tục hải quan điện tử.............................................................12
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam.16
2.2.1 Dự án tự động hóa Hải quan - ASYCUDA.................................................16

2.2.2 Triển khai trang web hải quan....................................................................17


v
2.2.3 Các đề án khai báo tập trung do Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh triển khai thí
điểm thực hiện..................................................................................................18
2.2.4 Giai đoạn thí điểm hải quan điện tử:...........................................................19
2.3 Nguyên tắc tiến hành và mô hình của thủ tục hải quan điện tử.....................23
2.3.1 Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan điện tử..............................................23
2.3.2 Mô hình thủ tục hải quan điện tử................................................................24
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục hải quan điện tử....................................28
2.4.1 Các văn bản pháp lý quy định cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử........28
2.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử.
........................................................................................................................ 28
2.4.3 Nguồn nhân lực......................................................................................29
2.4.4 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp..............................................................30
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
ÁP DỤNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC..........31
3.1. Phương pháp nghiên cứu thực trạng áp dụng thủ tục hải quan điện tử cho
hàng hoá xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới Việt Nam- Trung Quốc...........31
3.1.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận thực trạng áp dụng thủ tục hải quan điện
tử cho hàng hoá xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới Việt Nam- Trung Quốc......31
3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thực trạng áp dụng thủ tục hải quan điện tử cho
hàng hoá xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới Việt- Trung..................................33
3.1.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý phân tích dữ liệu áp dụng thủ tục hải quan điện
tử cho hàng hoá xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới Việt- Trung.......................35
3.2 Kết quả thực hiện áp dụng thủ tục hải quan điện tử cho hàng hóa xuất nhập
khẩu tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc....................................36
3.2.1 Giới thiệu khái quát các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc áp dụng

thủ tục hải quan điện tử......................................................................................36


vi
3.2.2 Tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm và tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên
gia về thực trạng áp dụng thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá XNK tại cửa
khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc...............................................................39
3.2.3 Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về kim ngạch, số lượng tờ khai
qua việc thực hiện TTHQĐT tại cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.....44
3.3. Thực trạng áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại các Chi cục Hải quan
Cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.....................................................49
3.3.1 Thực trạng loại hình xuất nhập khẩu áp dụng TTHQĐT...............................49
3.3.2 Thực trạng mô hình thủ tục hải quan điện tử tại các cửa khẩu biên giới Việt
Nam – Trung Quốc...........................................................................................53
3.4 Thực trạng các điều kiện áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại các cửa
khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.............................................................59
3.4.1 Thực trạng các văn bản pháp lý quy định về TTHQĐT................................59
3.4.2 Thực trạng về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc áp dụng TTHQĐT................60
3.4.3 Thực trạng về nguồn nhân lực phục vụ cho thực hiện TTHQĐT...................61
3.4.4 Thực trạng về doanh nghiệp tham gia áp dụng TTHQĐT.............................63
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ CHO HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC CỬA KHẨU
BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC.............................................................67
4.1 Các kết luận về thực trạng áp dụng thủ tục hải quan điện tử cho hàng hóa
xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc....................67
4.1.1 Những kết quả đạt được.............................................................................67
4.1.2 Một số tồn tại, hạn chế trong áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại các Cửa khẩu
biên giới Việt Nam – Trung Quốc.......................................................................68
4.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại các
cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.........................................................71

4.2. Xu hướng phát triển hải quan điện tử tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam –
Trung Quốc đến năm 2020..................................................................................73


vii
4.2.1. Tiếp tục mở rộng thêm loại hình xuất nhập khẩu được áp dụng thủ tục hải quan
điện tử..............................................................................................................73
4.2.2. Phát triển thủ tục hải quan điện tử theo hướng thực hiện cơ chế hải quan một
cửa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và phù hợp với nền hành chính quốc gia......74
4.2.3. Phát triển thủ tục hải quan điện tử hướng tới quản lý rủi ro có hiệu quả.........75
4.2.4. Thúc đẩy nhanh đầu tư, ứng dụng CNTT hiện đại trong phát triển thủ tục hải
quan điện tử......................................................................................................76
4.3 Dự báo xu hướng phát triển thủ tục hải quan điện tử tại các cửa khẩu biên
giới Việt Nam – Trung Quốc đến năm 2015........................................................77
4.4. Một số giải pháp tăng cường hiệu lực các thủ tục hải quan điện tử cho hàng
hoá xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.............79
4.4.1 Các giải pháp vĩ mô từ phía Nhà nước về hoàn thiện quy trình nghiệp vụ hải
quan điện tử......................................................................................................79
4.4.2 Các giải pháp từ phía Ngành Hải quan trong việc áp dụng thủ tục hải quan điện
tử tại cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc.................................................84
4.4.3 Các kiến nghị đối với doanh nghiệp trong việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử
tại cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc...................................................100
4.5. Những hạn chế trong nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về
các giải pháp tăng cường hiệu lực thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu tại các Cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.........................101
4.5.1 Hạn chế trong nghiên cứu thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu tại các Cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc....................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục



viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Sự khác biệt giữa Thủ tục hải quan truyền thống và Thủ tục hải quan điện tử 10
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về khả năng tiếp cận các thông tin
40
Bảng 3.2: Đánh giá năng lực, trình độ cán bộ thực hiện thủ tục hải quan điện tử với hàng
42
hoá XNK tại cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc
Bảng 3.3 : Nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử với hàng hoá
43
XNK tại cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Bảng 3.4 : Số lượng tờ khai, kim ngạch của các Chi cục hải quan biên giới Việt Nam –
45
Trung Quốc thuộc Cục HQ Lạng Sơn tính từ thời điểm áp dụng TTHQĐT
Bảng 3.5 : Số lượng tờ khai, kim ngạch của Chi cục hải quan cửa khẩu Lào Cai tính từ
47
thời điểm áp dụng TTHQĐT
Bảng 3.6 : Số lượng tờ khai, kim ngạch của các Chi cục hải quan biên giới Việt Nam –
49
Trung Quốc thuộc Cục HQ Quảng Ninh tính từ thời điểm áp dụng TTHQĐT
Bảng 3.7: Các loại hình xuất nhập khẩu áp dụng thủ tục hải quan điện tử của các cửa
51
khẩu biên giới thuộc Cục HQ Lạng Sơn
Bảng 3.8: Các loại hình xuất nhập khẩu áp dụng thủ tục hải quan điện tử của các cửa
52
khẩu biên giới thuộc Cục HQ Quảng Ninh
Bảng 3.9: Các loại hình xuất nhập khẩu áp dụng thủ tục hải quan điện tử của Chi cục
53

Hải quan Cửa khẩu Lào Cai
Bảng 3.10: Kết quả khai báo hải quan điện tử của doanh nghiệp làm thủ tục tại các cửa
54
khẩu biên giới Việt Trung từ thời điểm áp dụng đến tháng 6/2011
Bảng 3.11: Thống kê trang thiết bị, máy móc phục vụ cho áp dụng TTHQĐT tại các Chi
62
cục cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc
Bảng 3.12: Thống kê số lượng cán bộ, công chức tại các Chi cục Hải quan Cửa khẩu
63
biên giới Việt Nam – Trung Quốc
Bảng 3.13: Số lượng doanh nghiệp tham gia thủ tục HQĐT
65
từ thời điểm thực hiện/2010 – tháng 6/2011


ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Phương thức quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu theo hải quan điện tử
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức chung tại các Chi cục Hải quan Cửa khẩu biên giới

25
39

Việt Nam – Trung Quốc
Hình 3.2: Đánh giá phân cấp quản lý của cơ quan hải quan trong áp dụng thủ

41

tục hải quan điện tử với hàng hoá XNK tại cửa khẩu biên giới Việt Nam –

Trung Quốc
Hình 3.3: Đánh giá về quy trình, thủ tục áp dụng thủ tục hải quan điện tử với

42

hàng hoá XNK tại cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc
Hình 3.4: Quy trình phân luồng tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu

56

Hình 4.1: Các mức độ ứng dụng CNTT trong ngành Hải quan Việt Nam

92


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.

13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.

AFTA
ASEAN
ASYCUDA
CEPT
CNH
DN
ECUS
FTA
GDP
GATT
HĐH
HCM

HP
HQVN
HQĐT
HS
LAN
NK
QLRR
TQĐT
TTHQĐT
VAN
VCCI
WAN
WB
WCO
WTO
XNK
XK

Khu vực thương mại tự do ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hệ thống số liệu hải quan tự động
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
Công nghiệp hoá
Doanh nghiệp
Phần mềm khai báo hải quan điện tử (Electronic customs)
Hiệp định thương mại tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan
Hiện đại hoá
Hồ Chí Minh

Hải Phòng
Hải quan Việt Nam
Hải quan điện tử
Hệ thống phân loại hàng hoá
Mạng nội bộ
Nhập khẩu
Quản lý rủi ro
Thông quan điện tử
Thủ tục hải quan điện tử
Tổ chức truyền nhận dữ liệu
Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Mạng diện rộng
Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Tổ chức Hải quan thế giới
Tổ chức Thương mại thế giới
Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu


1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
CHO HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU BIÊN
GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam là quốc gia có biên giới trên biển, trên bộ tiếp giáp với Trung
Quốc. Sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao, kim ngạch xuất nhập
khẩu không ngừng tăng lên theo các năm. Trung quốc đã trở thành nước bạn hàng
lớn nhất của Việt Nam với rất nhiều mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản, khoáng sản và
là nước đối tác cung cấp nhiều mặt hàng nguyên phụ liệu cho hàng xuất khẩu của

Việt Nam. Tuy nhiên, do vấn đề truyền thống lịch sử, sự khác biệt trong các chính
sách quản lý biên mậu và hoạt động ngoại thương của hai quốc gia nên vấn đề
thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là khai báo thủ tục hải quan điện
tử chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù ngày nay, công nghệ thông tin và
truyền thông (công nghệ ICT) là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh
hưởng lớn đến xã hội của chúng ta. Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ ICT
đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đã mở ra các cơ hội và triển vọng
mới thông qua việc ứng dụng rộng rãi công nghệ này trong các lĩnh vực, kể cả ứng
dụng trong thương mại quốc tế và quản lý hải quan. Nó cho phép trao đổi thương
mại được an ninh hơn, thuận lợi, và đáng tin cậy thông qua việc quản lý có hiệu
quả các luồng thông tin, việc kiểm tra, kiểm soát các quy định của pháp luật được
tiến hành chặt chẽ hơn.
Việc ứng dụng hệ thống công nghệ ICT vào trong lĩnh vực thương mại và hải
quan là một xu thế tất yếu, ngày càng trở nên phổ biến và có tầm quan trọng hơn xu
thế toàn cầu hóa và sự xuất hiện của các dây chuyền và quy trình cung ứng toàn cầu.
Hoạt động Hải quan gắn liền với giao lưu thương mại quốc tế, trong xu thế hội nhập
và phát triển nhanh, đa dạng của thương mại quốc tế, các biện pháp quản lý của Hải
quan cũng phải có những thay đổi kịp thời theo hướng tạo thuận lợi cho thương mại,


2
vừa đáp ứng yêu cầu quản lý của mỗi quốc gia. Việc áp dụng thí điểm hải quan điện
tử tại các Cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc được triển khai từ năm 2010.
Tuy thời điểm triển khai áp dụng giữa các Cửa khẩu biên giới này là khác nhau
nhưng đã đạt được những thành công nhất định, ghi nhận được những phản hồi tốt từ
cả phía các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp cũng như dư luận xã hội. Tuy
nhiên, đây là lĩnh vực mới mẻ, trong quá trình triển khai bên cạnh những thành tựu
đạt được vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế, đồng thời cần phải có những nghiên
cứu cụ thể, chuyên sâu trong cách thức triển khai, ứng dụng cũng như cần phải có
những nghiên cứu học tập kinh nghiệm từ các nước trên thế giới trong việc áp dụng

mô hình hải quan điện tử trong thông quan hàng hoá, trên cơ sở đó có những đề xuất
giải pháp hoàn thiện về mặt cơ chế, cách thức thực hiện là rất quan trọng và cần thiết.
Là người tham gia trực tiếp trong lĩnh vực này, tác giả chọn đề tài: "Giải pháp tăng
cường hiệu lực thủ tục hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại
cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc".
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
Tình hình nghiên cứu đề tài ở ngoài nước
- “Báo cáo của chương trình Columbus cho hải quan Việt Nam". Đây là tài
liệu phản ánh một số vấn đề Hải quan Việt Nam cần phải xem xét theo chuẩn mực
chung của Tổ chức Hải quan thế giới-WCO và kinh nghiệm của một số nước trong
quá trình hiện đại hoá, nhất là việc thực hiện các thủ tục hải quan điện tử. Tài liệu
này là một khuyến nghị quan trọng cho ngành Hải quan trong việc cải cách, hiện đại
hoá Hải quan các nước thành viên và là cơ sở tham khảo để Hải quan Việt Nam
triển khai các bước thực hiện quy trình Hiện đại hoá của mình, trong đó có việc áp
dụng khai báo hải quan điện tử.
-“ Sổ tay hiện đại hoá Hải quan” do ngân hàng thế giới biên soạn năm 2004.
Trong sổ tay này ghi nhận những khuyến cáo và các thành quả đạt được cho các nước
thành viên. Tài liệu này đã được tác giả sử dụng trong đề tài, phục vụ cho việc đề ra
các giải pháp hoàn thiện phương pháp hiện đại hoá của Hải quan Việt Nam và đổi
mới quy trình thủ tục Hải quan điện tử.


3
- “Khung các tiêu chuẩn của WCO” do WCO ấn hành. Tài liệu nghiên cứu
các chuẩn mực thương mại áp dụng trong qui trình tự động hoá hải quan. Đây là
một tài liệu quan trọng giúp hoàn thiện việc qui chuẩn các giấy tờ thương mại theo
phương thức điện tử đối với Việt Nam.
Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước:
- “Các giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng mới của Việt Nam trong thời
gian tới”, Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Hồng Phong. Kết quả nghiên cứu đạt được

của đề tài là mới chỉ đi sâu nghiên cứu tình hình trao đổi thương mại Việt NamTrung Quốc mà chưa đi sâu nghiên cứu việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử với
hàng hoá XNK.
- ‘‘Cấu phần CNTT của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật hiện đại hoá Hải quan ’’ do
ngân hàng thế giới WB tài trợ cho Tổng cục Hải quan năm 2005. Dự án có đánh giá
một số vấn đề thực trạng khai báo thủ tục hải quan điện tử, nhưng đánh giá này vào
giai đoạn trước năm 2003 chưa cập nhật các kết quả mới về Thông quan điện tử. Tài
liệu báo cáo khả thi của dự án là một trong nguồn tư liệu để tác giả làm cơ sở đề ra
các giải pháp tăng cường hiệu lực các thủ tục hải quan điện tử cho hàng hoá XNK
tại cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc.
- “Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại nhằm tạo
thuận lợi cho thương mại quốc tế của Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ của Nguyễn
Công Bình. Kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài là mới chỉ đi sâu nghiên cứu
việc áp dụng các phương pháp quản lý hải quan hiện đại mà chưa đi sâu vào các
giải pháp áp dụng cho cửa khẩu đường bộ nói chung và biên giới Việt Nam – Trung
Quốc nói riêng.
1.3 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài nghiên cứu
Từ tính cấp thiết và yêu cầu hoàn thiện các giải pháp tăng cường hiệu lực thủ
tục hải quan điện tử với hàng hoá xuất nhập khẩu, tác giả tập trung nghiên cứu vấn
đề “tăng cường hiệu lực các thủ tục hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc”.
Đến nay đã có nhiều công trình trong và ngoài ngành hải quan nghiên cứu về
thủ tục hải quan điện tử, nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề cần phải xem xét


4
bổ sung hoàn thiện. Do đó, nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng được cơ sở
lý luận của việc tăng cường hiệu lực thủ tục hải quan điện tử với hàng xuất nhập
khẩu tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, thực trạng các thủ tục hải quan điện tử
áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ nói chung và biên giới Việt Trung nói riêng,
xây dựng hệ thống các giải pháp tăng cường hiệu lực các thủ tục hải quan điện tử

với hàng hoá xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan. Đánh giá cơ hội và thách thức
cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại
cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Đề ra phương hướng phát triển hải
quan điện tử tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc và các giải pháp
tăng cường hiệu lực thủ tục hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại
các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu các vấn đề:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về áp dụng thủ tục hải quan điện tử trên cơ sở
xây dựng khung lý thuyết và kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
- Đánh giá thực trạng của việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại các cửa
khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian qua, chỉ ra những thành tựu,
hạn chế và nguyên nhân hạn chế;
- Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường hiệu lực thủ tục hải quan điện
tử tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn tới nhằm thúc
đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
* Đối tượng nghiên cứu: Các thủ tục hải quan điện tử áp dụng cho các cửa
khẩu đường bộ nói chung và cửa khẩu biên giới Việt Trung nói riêng, thực trạng
khai báo thủ tục hải quan điện tử tại các cửa khẩu biên giới Việt Trung. Các giải
pháp tăng cường hiệu lực thủ tục hải quan điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thủ tục hải quan điện tử áp dụng tại
các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.


5
+ Thời gian nghiên cứu: Từ khi có quyết định bắt đầu áp dụng thí điểm hải
quan điện tử được quy định tại các Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày

20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ đến nay.
1.6 Kết cấu của đề tài
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu
tham khảo và Bảng phụ lục, số liệu; phần nội dung chính của đề tài gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu về thủ tục hải quan điện tử cho hàng hóa xuất
nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Chương II: Một số vấn đề lý luận về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng áp dụng thủ tục hải
quan điện tử cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới Việt
Nam – Trung Quốc.
Chương IV: Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu lực thủ tục hải quan điện tử cho hàng
hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.


6
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

2.1 Một số khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thủ tục hải quan điện tử
2.1.1. Khái niệm Thủ tục Hải quan, Thủ tục hải quan điện tử
* Khái niệm về Thủ tục hải quan:
Theo định nghĩa tại Chương 2, Công ước Kyoto: “Thủ tục hải quan là tất cả
các hoạt động tác nghiệp mà bên hữu quan và Hải quan phải thực hiện nhằm đảm
bảo sự tuân thủ Luật Hải quan”.
Điều 4 Khoản 6 Luật Hải quan 2001 quy định: “Thủ tục hải quan là các công
việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định
của pháp luật đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”.
Như vậy thủ tục hải quan có thể hiểu là tất cả các công việc mà những người

có liên quan và công chức hải quan phải thực hiện từ khi hàng hóa được đưa vào
lãnh thổ hải quan cho đến khi cơ quan hải quan cho phép hàng hóa đã làm xong thủ
tục hải quan được đặt dưới sự định đoạt của người có liên quan.
* Khái niệm Thủ tục hải quan điện tử:
Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng các thông
điệp dữ liệu điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan
theo quy định của pháp luật.
Ở đây, thông điệp dữ liệu điện tử hải quan có thể được hiểu là những thông
tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử để thực
hiện thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan là hệ thống thông tin do Tổng cục
Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, được sử dụng để tiếp nhận, lưu trữ, xử lý
và phản hồi các thông điệp dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện thủ tục hải quan
điện tử.


7
Một số thuật ngữ được dùng trong Thủ tục hải quan điện tử:
- Chứng từ điện tử: là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng
phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính. Chứng từ điện tử là một hình thức
của thông điệp dữ liệu, bao gồm: chứng từ kế toán điện tử; chứng từ thu, chi ngân
sách điện tử; thông tin khai và thực hiện thủ tục hải quan điện tử; thông tin khai và
thực hiện thủ tục thuế điện tử; chứng từ giao dịch chứng khoán điện tử; báo cáo tài
chính điện tử; báo cáo quyết toán điện tử và các loại chứng từ điện tử khác phù hợp
với từng loại giao dịch theo quy định của pháp luật.
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Là hệ thống thông tin do Tổng
cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải
quan điện tử.
- Hệ thống khai hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai hải
quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

- Hệ thống khai hải quan điện tử dự phòng: Là hệ thống thông tin do Tổng
cục Hải quan quản lý tại cơ quan hải quan, được sử dụng để người khai hải quan
thực hiện thủ tục hải quan điện tử khi có sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan.
2.1.2. Đặc điểm của Thủ tục hải quan điện tử.
Do thủ tục hải quan điện tử thường được áp dụng và xử lý bằng các phần
mềm điện tử khai báo hải quan nên tính pháp lý của thông điệp hải quan điện tử
đóng vai trò rất quan trọng. Những thông điệp pháp lý này chịu sự điều chỉnh bởi
các văn bản pháp quy do Nhà nước Việt Nam xây dựng và ban hành. Việc áp dụng
thủ tục hải quan điện tử phải được tiến hành song song với việc xây dựng hải quan
điện tử. Quan niệm về hải quan điện tử mới chỉ được đề cập tới trong quá trình xây
dựng và nội dung Bộ luật Hải quan EU thông qua việc xác định các yếu tố của hải
quan điện tử; bao gồm:
- Luật hải quan đơn giản và hiện đại hoá:
Xây dựng Luật hải quan hoàn toàn đơn giản và hiện đại hóa nhằm làm cho các
quy định trở nên rõ ràng, dễ hiểu, dễ dự báo và dễ tiếp cận cho người sử dụng, đặt


8
nền móng cho việc đơn giản hóa, chuẩn hóa các quy định, quy trình thủ tục hải quan
điện tử.
Trong công ước Kyoto sửa đổi 1999 đã xây dựng khung pháp lý chuẩn về
quy trình thủ tục hải quan. Với hàng loạt các nguyên tắc quan trọng như: minh bạch
và dự báo về hoạt động hải quan, tiêu chuẩn, đơn giản hóa tờ khai và các chứng từ,
thủ tục đơn giản, ứng dụng CNTT, áp dụng QLRR, giảm thiểu sự can thiệp trực
tiếp… Công ước Kyoto sửa đổi và các hướng dẫn, khuyến nghị của WCO đã trở
thành công cụ kỹ thuật quan trọng nhất để các nước đơn giản hóa, hiện đại hóa Luật
Hải quan.
- Hướng tới sử dụng hệ thống CNTT, tăng cường mức độ tự động hóa.
Hải quan các nước đều chủ động xây dựng các chính sách, chương trình

nhằm tăng cường sử dụng CNTT và loại bỏ dần các khâu thực hiện thủ công truyền
thống trong quản lý hải quan. Với mục tiêu hải quan điện tử, hải quan EU xây dựng
cổng thương mại điện tử thông qua việc thiết lập, kết nối, tích hợp hệ thống tiếp
nhận, xử lý thông tin giữa các đơn vị hải quan trên hệ thống thông tin chung; các
đơn vị hải quan, công chức hải quan giao tiếp với người khai hải quan và với nhau
bằng phương tiện điện tử; khi chính phủ điện tử được hoàn thiện, hệ thống CNTT
của hải quan được kết nối với các hệ thống của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và trở thành một bộ phận của chính phủ điện tử. Mặt khác, cơ quan hải quan
cũng tăng cường mức độ tự động hóa các quy trình thủ tục hải quan.
-

Thiết lập cơ chế một cửa
“Cơ chế một cửa được xác định là biện pháp tạo thuận lợi cho phép các bên

tham gia vào thương mại và vận chuyển nộp thông tin và chứng từ chuẩn tại một
điểm để thực hiện tất cả các yêu cầu pháp lý liên quan tới xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh. Nếu là thông tin điện tử thì các yếu tố dữ liệu sẽ được xuất trình một lần”.
Cơ chế một cửa cho phép doanh nghiệp, nhà vận tải được nộp một lần tất cả
các dữ liệu cần thiết cho việc xác định/chấp nhận hàng hóa theo khuôn mẫu chuẩn tới
các cơ quan nhà nước có liên quan tới kiểm soát biên giới tại một cổng điện tử. Cơ
chế này đặt trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý và đảm


9
bảo rằng các cơ quan này hoặc cung cấp thông tin hoặc tiếp nhận thông tin do cơ
quan quản lý nhà nước khác cung cấp. Nó loại bỏ yêu cầu đối với thương nhân và nhà
vận chuyển nộp cùng một dữ liệu nhiều lần cho nhiều cơ quan khác nhau. Cơ chế một
cửa có thể được thực hiện trong cả môi trường thủ công và điện tử. Tuy nhiên, để tạo
thuận lợi tối đa và phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan có thẩm quyền liên quan
thì cần thiết ứng dụng trong môi trường CNTT và các mẫu dữ liệu đã được chuẩn hóa

được các đối tác có liên quan chấp nhận. Trong trường hợp này, các nước cần phải sử
dụng những chuẩn mực quốc tế (CMQT) được công nhận rộng rãi như Hệ thống mô
tả và hài hòa mã hàng hóa, Mô hình dữ liệu WCO và sử dụng CNTT, viễn thông ở
mức độ cao.
- Tích hợp các thủ tục hải quan
Tích hợp là giải pháp CNTT được Hải quan EU xây dựng và phát triển nhằm
cung cấp một nơi giao tiếp duy nhất về thông tin và dịch vụ cho người sử dụng
(người khai, các hãng vận tải, các cơ quan quản lý....), qua đó người sử dụng có thể
khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sử dụng nhiều dịch vụ của các hệ
thống phần mềm khác nhau một cách tập trung, thống nhất. Thông qua cổng điện tử
này, người sử dụng chỉ cần sử dụng một địa điểm (đi qua một cửa) là có thể khai
thác các thông tin và dịch vụ, mặt khác cơ quan hải quan cũng chỉ cần quản lý, theo
dõi tất cả các thông tin điều hành của mình tại một nơi duy nhất.
- Thực hiện Quản lý rủi ro
“Rủi ro có nghĩa là khả năng một điều gì đó sẽ xảy ra, ngăn chặn việc áp dụng
các biện pháp xử lý của cộng đồng hoặc của quốc gia liên quan đến đối xử hàng hóa
của Hải quan”. Để giảm thiểu việc xảy ra các rủi ro, cơ quan hải quan có thể sử dụng
QLRR như một kỹ thuật để đưa ra các ưu tiên và phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực
cần thiết cho việc duy trì sự cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi cho thương mại
hợp pháp. Vì vậy QLRR có thể được định nghĩa như một kỹ thuật để xác định có hệ
thống và thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để giới hạn khả năng rủi ro xảy ra.
Các chiến lược QLRR quốc tế và quốc gia có thể được thực hiện hiệu quả bằng cách
thu thập dữ liệu, thông tin; phân tích dữ liệu và đánh giá rủi ro, mô tả hành động và


10
theo dõi các kết quả đầu ra.
2.1.3 Sự khác biệt giữa Thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan
truyền thống
Xét về phương diện nghiệp vụ hải quan, thủ tục hải quan điện tử mang hầu

hết các đặc trưng nghiệp vụ của thủ tục hải quan truyền thống. Điều này được thể
hiện qua việc thủ tục hải quan điện tử được thực hiện đối với tất cả các loại hình
quản lý hàng hóa, phương tiện vận tải, ở tất cả các khâu trước, trong, sau thông
quan. Đặc điểm của thủ tục hải quan điện tử là thực hiện quản lý hải quan theo
phương thức điện tử trên cơ sở sự ứng dụng nền tảng CNTT để từ thủ tục hải quan
truyền thống, với một hệ thống đồ sộ các công việc được tiến hành thủ công và các
loại chứng từ, giấy tờ phụ trợ đi kèm, trở thành một hoạt động nghiệp vụ được tự
động hóa cao dựa trên các thông tin, chứng từ điện tử và phi giấy tờ.
Xuất phát từ những đặc điểm cơ bản trên, thủ tục hải quan điện tử đòi hỏi cơ
quan hải quan phải được trang bị một nền tảng CNTT đủ mạnh và bắt buộc sử dụng
các kỹ thuật quản lý, trang thiết bị hiện đại. Còn thủ tục hải quan truyền thống thì có
thể sử dụng các ứng dụng CNTT, các kỹ thuật quản lý hoặc cũng có thể không hề sử
dụng các phương tiện, công cụ này trong suốt quá trình làm thủ tục hải quan.
Sự khác biệt về phương thức quản lý hải quan thể hiện rõ hơn đặc điểm của
thủ tục hải quan điện tử qua các khía cạnh sau:
Bảng 2.1 Sự khác biệt giữa Thủ tục hải quan truyền thống và

Thủ tục hải quan điện tử
Đặc điểm
Thủ tục HQ truyền thống
Thủ tục HQ điện tử
1. Khai báo thông - Yêu cầu khai báo thông tin - Yêu cầu khai báo thông
tin
trên các mẫu văn bản cố định tin dưới dạng mã hóa vào
hệ thống máy tính
2. Hồ sơ hải quan
- Là tập hợp các loại chứng - Là tệp dữ liệu điện tử bao
từ, giấy tờ nhằm chứng minh gồm các chỉ tiêu thông tin
cho những thông tin đã khai khai báo và chứng từ hỗ trợ
báo trên tờ khai hải quan

được điện tử hóa
3. Phương thức tiếp - Yêu cầu người khai hải - Cho phép người khai có
nhận khai báo
quan phải trực tiếp đến văn thể gửi các chỉ tiêu thông
phòng hải quan để nộp bộ hồ tin qua mạng internet đến


11
sơ hải quan
4. Cách thức xử lý - Yêu cầu công chức hải quan
thông tin
phải trực tiếp đọc từng chứng
từ kèm theo tờ khai hải quan
để so sánh, đối chiếu, kiểm
tra tính chính xác, thống nhất
của nội dung khai báo
5. Phương pháp - Phạm vi nhỏ, chưa thống
Quản lý rủi ro
nhất;
- Các tiêu chí ít được cập nhật
và mang nhiều tính chủ quan

hệ thống thông tin điện tử
của cơ quan HQ
- Hệ thống trực tiếp kiểm
tra, đối chiếu một cách tự
động hoặc bán tự động đối
với các chỉ tiêu thông tin

- Xây dựng bằng các bài

toán kỹ thuật thống nhất, rà
soát tổng thể với phạm vi
lớn;
- Các tiêu chí thường
xuyên cập nhật, thanh lọc
sát thực tế.
- Phản hồi trực tiếp vào hệ
thống CNTT của người
khai HQ thông qua các
thông điệp, thông báo
(message) điện tử.
- Người khai HQ được giao
tiếp với cơ quan hải quan
gián tiếp thông qua hệ
thống máy tính.

6. Cách thức phản - Yêu cầu sự hiện diện của cả
hồi thông tin
người khai hải quan và công
chức hải quan, từ đó công
chức hải quan thông báo,
bằng miệng hoặc bằng văn
bản, cho người khai hải quan
về kết quả xử lý nghiệp vụ,
cũng như hướng dẫn người
khai hải quan tiếp tục thực
hiện các bước đi tiếp theo của
quy trình thủ tục hải quan
(Nguồn: Vụ pháp chế- Tổng cục Hải quan)
Thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống đều dựa trên những

nguyên tắc cơ bản nhất, nền tảng nhất của thủ tục hải quan. Đó là những hoạt động
nghiệp vụ nhằm quản lý sự ra vào hay xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lãnh
thổ hải quan. Các hoạt động đó có thể được thực hiện bằng các phương thức khác
nhau nhưng đều nhằm một mục đích tạo thuận lợi thương mại, thu thuế, bảo vệ
quốc gia khỏi những nguy cơ tiềm ẩn đến từ các loại hàng hóa, phương tiện vận tải.
Thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống có thể sử dụng cơ
sở dữ liệu riêng biệt, dữ liệu của hải quan điện tử là cơ sở dữ liệu điện tử hóa, còn
dữ liệu của hải quan truyền thống là cơ sở dữ liệu lưu trên các chứng từ, tài liệu


12
giấy, hoặc cũng có thể sử dụng cơ sở dữ liệu chung, điện tử hóa.
Thủ tục hải quan điện tử phải phụ thuộc nhiều vào năng lực hoạt động của hạ
tầng CNTT nên ở những khâu mà CNTT chưa đáp ứng hoặc xảy ra sự cố làm cho
thủ tục hải quan điện tử không thể hoạt động được; khi đó, hải quan truyền thống
chính là một “cứu cánh” thực sự hữu hiệu và hiệu quả. Tuy nhiên, một khi một quy
trình thủ tục hải quan đã được bắt đầu vận hành theo phương thức nào, điện tử hay
thủ công, thì toàn bộ quy trình sẽ được “chạy” trên hệ thống riêng đó đến tận điểm –
nội dung cuối cùng. Một quy trình nghiệp vụ hải quan không thể “nhảy”, dù là một
lần hay liên tục, từ hệ thống điện tử sang hệ thống thủ công, trừ phi chấm dứt trên
một hệ thống và quay lại từ bước đầu trên hệ thống còn lại.
2.1.4 Vai trò của thủ tục hải quan điện tử
Cơ quan Hải quan với vai trò là một trong những cơ quan tuyến đầu về quản
lý thương mại cần thiết phải trở thành một trong những cơ quan tiên phong trong
việc áp dụng những mô hình, phương pháp quản lý mới nhằm tạo thuận lợi cho
thương mại.
Vai trò của Hải quan ngày nay đã được mở rộng hơn. Hải quan đã trở thành cơ
quan có trách nhiệm chủ đạo trong việc tạo thuận lợi cho thương mại, đảm bảo an
ninh kinh tế và tăng nhanh lưu lượng lưu thông hàng hoá. Chính vì thế, hải quan điện
tử có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế đất nước và có tính xã hội hóa cao.

Hiện đại hóa Hải quan theo hướng phát triển hải quan điện tử là một trong những
thước đo năng lực cạnh tranh của đất nước và của doanh nghiệp, tạo điều kiện hội
nhập sâu vào kinh tế thế giới.
2.1.4.1 Vai trò của Thủ tục Hải quan điện tử đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
* Tạo thuận lợi thương mại: Hải quan có vai trò chủ chốt trong thương mại
quốc tế và tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp. Khi hàng hóa
được dịch chuyển qua biên giới, chủ hàng phải cung cấp, xuất trình thông tin, tài
liệu, hàng hóa có thể bị kiểm tra thực tế. Điều này sẽ làm phát sinh chi phí hành
chính đối với các giao dịch thương mại, hải quan điện tử được thực hiện với mục
đích là giữ các chi phí này ở mức thấp mà không làm phát sinh rủi ro lớn đối với


13
Hải quan. Chính vì vậy, thủ tục hải quan điện tử có vai trò rất quan trọng đối với
thương mại quốc tế và được xác định là giữ vai trò quan trọng nhất trong các biện
pháp tạo thuận lợi thương mại.
Thủ tục Hải quan điện tử được thực hiện trên cơ sở áp dụng các chuẩn mực,
thông lệ về hải quan tốt nhất để chuẩn hóa, đơn giản và hài hòa hóa các quy trình
nghiệp vụ của cơ quan hải quan với quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó
sẽ đảm bảo sự tuân thủ với các quy tắc thương mại quốc tế, không gây cản trở tới
quá trình tiếp cận thị trường và tính cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp trên
trường quốc tế.
* Tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp: Giảm chi phí, thời gian,
nhân lực: Với thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp chỉ cần khai tờ khai điện tử và
gửi đến cơ quan hải quan; làm thủ tục hải quan trong thời gian rất ngắn ngay cả khi
khoảng cách giữa địa điểm làm thủ tục hải quan và trụ sở doanh nghiệp rất xa nhau
(mà không bị giới hạn bởi không gian địa lý).
Đồng thời, thực hiện HQĐT giúp giảm thiểu các loại chứng từ, tài liệu và các
thủ tục không cần thiết: Việc nộp, xuất trình nhiều loại chứng từ, tài liệu cũng như
việc thực hiện các thủ tục hành chính giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà

nước, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau chiếm nhiều thời gian và chi phí
khá lớn đối với thương mại và ngân sách nhà nước. Các chứng từ, tài liệu điện tử và
việc xử lý các chứng từ, tài liệu, hàng hóa trong thời gian ngắn và được sử dụng bộ
chứng từ, tài liệu gốc xuất trình Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ
làm giảm gánh nặng hành chính và các chi phí, thời gian đối với chuỗi cung ứng
TMQT. Tại Singapore, trước khi có hệ thống TradeNet; các doanh nghiệp Singapore
thường phải nộp khoảng 21 loại chứng từ tới 23 cơ quan khác nhau, quy trình xử lý
thường mất 15-20 ngày. Sau khi áp dụng hệ thống TradeNet, các doanh nghiệp chỉ
phải nộp 2 loại chứng từ và nhận tất cả các chấp thuận cần thiết của chính phủ trong
vòng 15 phút. Với những ưu thế đó, việc thực hiện thương mại điện tử đã “tiết kiệm
15% giá trị hàng hóa nhập khẩu; hệ thống này làm tăng tính hiệu quả và tiết kiệm
được hơn 1 tỷ USD mỗi năm”, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể


14
tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế.
* Thúc đẩy tăng kim ngạch xuất nhập khẩu:
Các nước khi triển khai áp dụng hải quan điện tử đều nhìn nhận được lợi
ích to lớn mà hải quan điện tử mang lại. Nó không những giúp quá trình quản lý
hải quan được hiện đại, minh bạch, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia,…mà nó
còn có một vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Thực tế
cho thấy, quốc gia nào triển khai áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại
thì tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng cao hơn trước (chẳng hạn như
Singapore, Thái Lan,…).
Đối với Việt Nam, cùng với những chính sách tạo thuận lợi thương mại khác
thì từ khi áp dụng hải quan điện tử, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng rất nhanh.
Nếu như năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ là 58,5 tỷ USD thì đến năm
2008 đã tăng lên 143,4 tỷ USD, gấp gần 2,5 lần. Thứ hạng về kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam trên thế giới đã được nâng lên. Theo thống kê của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), vị trí ngoại thương hàng hoá của Việt Nam năm 2008

đứng thứ 42 trên thế giới, trong đó xuất khẩu ở vị trí 51 và nhập khẩu là 41 và được
đánh giá là quốc gia có mức tăng trưởng xuất nhập khẩu tốt, thu hút sự quan tâm
của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam trong danh sách 30 nhà xuất khẩu lớn
nhất vào Hoa Kỳ trong năm 2007. Không chỉ vậy, Việt Nam đã chính thức vượt qua
Philippin vươn lên vị trí thứ 5 về xuất nhập khẩu trong khối ASEAN năm 2007.
* Giảm tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp: Mối quan
hệ giữa các doanh nghiệp với Hải quan và các cơ quan quản lý biên giới khác trở
nên thuận tiện, thân thiện, minh bạch, đỡ tốn kém và hiệu quả hơn thông qua thiết
lập thông tin trao đổi điện tử giữa các bên;
Bảo đảm sự bình đẳng và thúc đẩy sự cạnh tranh cho các chủ thể liên quan
tới các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Khi thực hiện hải quan điện tử, các chính
sách, quy trình được đơn giản, minh bạch, áp dụng một cách thống nhất đối với các
đối tượng tham gia thủ tục hải quan điện tử; doanh nghiệp được tiếp cận thông tin
một cách nhanh chóng. Do đó, các doanh nghiệp không bị phân biệt đối xử, được


15
chủ động về thông tin nên sẽ chủ động được các hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, việc thực hiện hải quan điện tử làm cho doanh nghiệp dễ dàng
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công do cơ quan hải quan cung cấp; bao gồm truy
xuất các thông tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn, gia hạn giấy phép, đăng ký kinh
doanh, xin cấp phép và nộp thuế… Các dịch vụ này sẽ cho phép đơn giản hóa các
thủ tục xin cấp phép, hỗ trợ quá trình phê duyệt đối với các yêu cầu của doanh
nghiệp, sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
2.1.4.2 Vai trò của Thủ tục Hải quan điện tử trong cải cách hành chính nói chung
và cải cách, hiện đại hóa quản lý hải quan nói riêng.
Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ về kinh tế, sự phát triển như vũ bão của
khoa học và công nghệ thì hầu như tất cả các quốc gia đều nằm trong quá trình cải
cách hành chính để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quá trình này diễn ra không

chỉ ở các nước đang phát triển mà ở ngay các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU,
Nhật Bản, Hàn Quốc. Quá trình này cũng đang được đẩy mạnh thực hiện cho phù
hợp với điều kiện mới. Tất cả thành tựu cải cách hành chính nhà nước của các
nước đã và đang hình thành nên những nét chung của nền hành chính hiện đại, bên
cạnh những đặc điểm riêng của nền hành chính mỗi nước. Nhận thức được những
lợi ích của quản lý hành chính hiện đại, Hải quan các nước nhanh chóng ứng dụng
các thành tựu khoa học vào hoạt động quản lý hành chính và hoạt động nghiệp vụ.
Hầu hết các chương trình cải cách, hiện đại hóa quản lý của các cơ quan hải quan
đều dựa trên 2 trụ cột: Áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản lý hành chính nhà
nước và quản lý nghiệp vụ; Ứng dụng CNTT và truyền thông vào quản lý hành
chính nhà nước.
Hiện đại hóa hải quan theo hướng phát triển hải quan điện tử giúp cho cơ
quan hải quan kiểm soát hiệu quả hơn; thông quan hiệu quả hơn; áp dụng thống
nhất luật hải quan; thu thuế hiệu quả hơn; phân tích dữ liệu hiệu quả hơn; thống kê
ngoại thương hiệu quả hơn ;...Qua đó góp phần đẩy nhanh công cuộc cải cách hành
chính đất nước, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, tiết kiệm chi phí. HQĐT


×