Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác mía VÙNG NGẬP nước có đê BAO NIÊN vụ 2010 2011 tại THỊ TRẤN cây DƯƠNG HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.72 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN KHÁNH NHỰT

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍA VÙNG NGẬP
NƯỚC CÓ ĐÊ BAO NIÊN VỤ 2010-2011 TẠI THỊ TRẤN CÂY
DƯƠNG-HUYỆN PHỤNG HIỆP-TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 05/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
--o0o--

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍA VÙNG NGẬP NƯỚC
CÓ ĐÊ BAO NIÊN VỤ 2010-2011 TẠI THỊ TRẤN CÂY DƯƠNG
HUYỆN PHỤNG HIỆP-TỈNH HẬU GIANG

Do sinh viên NGUYỄN KHÁNH NHỰT thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Cán bộ hướng dẫn



0


PGs.Ts NGUYỄN BẢO VỆ

THs BÙI THỊ CẨM HƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
--o0o—

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍA VÙNG NGẬP NƯỚC
CÓ ĐÊ BAO NIÊN VỤ 2010-2011 TẠI THỊ TRẤN CÂY DƯƠNG
HUYỆN PHỤNG HIỆP-TỈNH HẬU GIANG
Do sinh viên NGUYỄN KHÁNH NHỰT thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ngày….tháng….năm 2012
Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức: .............................................................
Ý kiến hội đồng: ...................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Cần thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Thành viên Hội đồng

-------------------------

------------------------


1

------------------------


DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

NGUYỄN KHÁNH NHỰT

2


3


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Sinh viên: Nguyễn Khánh Nhựt

Giới tính: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 20/11/1990

Nơi sinh: Cần Thơ

Quê quán: Long Xuyên – An Giang

Dân tộc: Kinh

Con Ông: Nguyễn Văn Năm
Con Bà: Nguyễn Thị Ngọc Thủ
Năm 1996 – 2000 học tại Trường Tiểu Học A Mỹ Thới
Năm 2000-2001 học tại Trường Tiểu Học Cái Khế 1

Năm 2001 – 2005 học tại Trường Trung Học Cơ Sở Thới Bình
Năm 2005 – 2008 học tại Trường Trung Học Phổ Thông Châu Văn Liêm
Đã tốt nghiệp tại Trường Trung Học Phổ Thông Châu Văn Liêm, Quận Ninh Kiều,
Thành Phố Cần Thơ.
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2008, theo Ngành Trồng Trọt, khoá 34, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

4


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Ba mẹ suốt đời tận tụy hết lòng vì con, sinh con ra, chăm sóc, thương yêu và dạy bảo
con nên người, cảm ơn tất cả người thân đã động viên, giúp đỡ con trong suốt thời gian
qua.
Thành kính biết ơn
Thầy Nguyễn Bảo Vệ và Cô Bùi Thị Cẩm Hường đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho

em những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cô Nguyễn Thị Xuân Thu, Thầy Phạm Văn Trọng Tính, cố vấn đầy nhiệt huyết vì
những đứa con Trồng Trọt 34 sẵn sàng dìu dắt chúng em qua những lúc khó khăn, thử
thách.
Quý thầy cô Bộ môn Khoa học cây trồng và khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn
Tập thể lớp Trồng Trọt khóa 34 thân yêu đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.

NGUYỄN KHÁNH NHỰT

5


NGUYỄN KHÁNH NHỰT, 2011 “Điều tra hiện trạng canh tác mía vùng ngập nước có
đê bao niên vụ 2010-2011 tại thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”.
Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại
Học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác mía vùng ngập nước có đê bao niên vụ 20102011 tại thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện từ
tháng 12/2011 đến tháng 4/2012 tại thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn để từ đó tìm ra hướng khắc phục giúp
người dân thu được lợi nhuận cao nhất trong sản xuất. Điều tra hiện trạng canh tác bằng
cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ với tổng số hộ điều tra là 30 hộ.
Qua kết quả điều tra cho thấy. Hầu hết người dân tại thị trấn Cây Dương, huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có kinh nghiệm trồng mía lâu đời và có quy hoạch vùng
chuyên canh mía. Ngoài ra, nơi đây còn có hệ thống kênh rạch chằn chịt, thuận lợi cho việc

tưới tiêu và vận chuyển. Bên cạnh đó hầu hết tất cả các nông hộ đều thiếu hiểu biết về việc
bón phân cho mía, nông hộ không bón phân hữu cơ mà lạm dụng bón quá nhiều Đạm so
với khuyến cáo. Việc đó làm chi tăng chi phí sản xuất rất cao. Làm giảm lợi nhuận cho các
hộ nông dân trồng mía tại thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

6


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 1
1.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY MÍA ......................................................... 1
1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ............................................................. 1
1.3 PHÂN LOẠI ........................................................................................................ 2
1.4 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT ..................................................................................... 2
1.4.1 Rễ mía............................................................................................................. 2
1.4.2 Thân mía ......................................................................................................... 2
1.4.3 Lóng mía ......................................................................................................... 2
1.4.4 lá mía .............................................................................................................. 3
1.4.5 Hoa mía .......................................................................................................... 3
1.4.6 Hạt mía ........................................................................................................... 3
1.5 YÊU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI..................................................... 3
1.5.1 Nhiệt độ .................................................................................................. 3
1.5.2 Ánh sáng ................................................................................................ 4
1.5.3 Lượng nước và độ ẩm ............................................................................. 4
1.5.4 Gió ......................................................................................................... 4
1.5.5 Đất.......................................................................................................... 4

7



1.6 KỸ THUẬT CANH TÁC............................................................................. 5
1.6.1 Giống mía ............................................................................................... 5
1.6.2 Thời vụ trồng .......................................................................................... 5
1.6.3 Kỹ thuật trồng......................................................................................... 6
1.6.4 Bón phân ................................................................................................ 7
1.6.5 Các loài sâu hại chính trên mía ............................................................... 9
1.6.6 Bệnh hại chính trên mía ........................................................................ 11
1.6.7 Chăm sóc .............................................................................................. 11
1.7 THU HOẠCH ............................................................................................ 13
1.7.1 Tuổi mía thu hoạch ............................................................................... 13
1.7.2 Năng suất.............................................................................................. 14
1.8 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG1............ 14
1.8.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................... 14
1.8.2 Tình hình khí hậu thủy văn ................................................................... 14
1.8.3 Lượng mưa ........................................................................................... 14
1.8.4 Chế độ thủy văn .................................................................................... 14
1.8.3 Dân số .................................................................................................. 15
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 16

8


2.1 PHƯƠNG TIỆN ......................................................................................... 16
2.2 PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................ 17
2.2.1 Phương tiện điều tra.............................................................................. 16
2.2.2 Nội dung điều tra .................................................................................. 17
2.2.3 Tổng hợp và xử lý số liệu .................................................................... 17
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................. 18
3.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA NÔNG HỘ ................................................... 18
3.1.1 Tuổi nông hộ ........................................................................................ 18

3.1.2 Thành phần lao động ............................................................................ 19
3.1.3 Diện tích canh tác ................................................................................. 19
3.1.4 Kinh nghiệm trồng mía ......................................................................... 20
3.2 KỸ THUẬT CANH TÁC........................................................................... 22
3.2.1 Thời vụ ................................................................................................. 21
3.2.2 Giống mía ............................................................................................. 22
3.2.2.1 Tên giống .......................................................................................... 22
3.2.2.2 Loại hom ........................................................................................... 23
3.2.2.3 Lượng hom giống .............................................................................. 24
3.2.2.4 Xử lý hom.......................................................................................... 25

9


3.2.2.5 Khoảng cách hàng.............................................................................. 26
3.2.2.6 Cách đặt hom ..................................................................................... 27
3.2.3 CHĂM SÓC ............................................................................................ 28
3.2.3.1 Trồng dặm và loại bỏ chồi vô hiệu ..................................................... 28
3.2.3.2 Vô chân ............................................................................................. 30
3.2.3.3 Đánh lá .............................................................................................. 31
3.2.3.4 Làm cỏ............................................................................................... 32
3.2.3.5 Tưới nước và số lần tưới .................................................................... 33
3.2.4 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN CỦA NÔNG HỘ ...................... 35
3.2.4.1 Liều lượng phân N ............................................................................. 35
3.2.4.2 Liều lượng phân P2O5 ................................................................................................................ 36
3.2.4.3 Liều lượng K2O ................................................................................. 37
3.2.5 SÂU HẠI ................................................................................................ 37
3.2.5.1 Một số loại sâu hại chính ................................................................... 37
3.2.6 THU HOẠCH ......................................................................................... 39
3.2.6.1 Tuổi mía lúc thu hoạch ...................................................................... 39

3.2.6.2 Năng Suất .......................................................................................... 40
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 44

10


4.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 42
4.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 43
PHỤ CHƯƠNG..................................................................................................... 45

11


DANH SÁCH HÌNH
HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 2.1

Bản đồ xã Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

16

Hình 3.2

Phần trăm số hộ có diện tích canh tác mía khác nhau tại


20

huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).
Phần trăm số hộ có kinh nghiệm trồng mía tại huyện Phụng
Hình 3.3

Hình 3.4

Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).
Phần trăm số hộ xuống giống vào những thời điểm khác

21
22

nhau tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).
Hình 3.5

Phần trăm số hộ trồng mía sử dụng loại hom khác nhau tại

24

huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).
Hình 3.6

Phần trăm số hộ trồng mía sử dụng lượng hom giống khác

25

nhau tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).

Hình 3.7

Phần trăm số hộ xử lý hom giống tại huyện Phụng Hiệp,tỉnh

26

Hậu Giang (2010-2011).

Hình 3.8 Phần trăm số hộ nông hộ trồng mía với khoảng cách
hàng khác nhau tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

27

(2010-2011).
Hình 3.9

Phần trăm số hộ nông hộ trồng mía với cách đặt hom

28

khác nhau tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (20102011).
Hình 3.10

Phần trăm số hộ nông hộ có và không trồng dặm tại
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).

12

29



Hình 3.11

Phần trăm số hộ trồng mía có và không loại bỏ chồi vô

30

hiệu tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (20102011).
Hình 3.12

Hình 3.13

Phần trăm số hộ trồng mía có số lần vô chân khác nhau
tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).
Phần trăm số hộ trồng mía có số lần làm cỏ khác nhau

31

33

tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).
Hình 3.14

Hình 3.15

Phần trăm số hộ có số lần tưới nước khác nhau tại huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).
Phần trăm số hộ bị các loài côn trùng gây hại chủ yếu

34


38

trên ruộng mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
(2010-2011).
Hình 3.16 Phần trăm số hộ sử dụng các loại thuốc hoá học phòng
trừ côn trùng gây hại tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu

39

Giang (2010-2011).
Hình 3.17 Phần trăm số hộ thu hoạch tuổi mía khác nhau tại huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).

41

Hình 3.18 Phần trăm số hộ với năng suất mía khác nhau được điều

42

tra tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).

13


DANH SÁCH BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG


TRANG

Bảng 3.1 Bảng 3.1 Số hộ và phần trăm số hộ theo các độ tuổi khác nhau
tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang (2010-2011).

18

Bảng 3.2 Số hộ và Phần trăm số hộ sử dụng các giống mía khác nhau tại
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).

23

Bảng 3.3 Số hộ và phần trăm số hộ trồng mía có số lần đánh lá khác
nhau tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).

32

Bảng 3.4 Số hộ và phần trăm số hộ sử dụng lượng phân N (kg/ha) khác
nhau tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).

35

Bảng 3.5

Số hộ và phần trăm số hộ nông hộ sử dụng lượng phân P2O5

36

(kg/ha) khác nhau tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
(2010-2011).

Bảng 3.6

Số hộ và phần trăm số hộ sử dụng lượng phân K2O (kg/ha)
khác nhau tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (2010-2011).

14

37


MỞ ĐẦU
Mía (Saccharum officinarum L.) là loại cây dễ trồng, sinh trưởng và phát triển
mạnh, có khả năng canh tác được trên những vùng đất khác nhau từ đất phù sa ven
sông đến đất phèn hoặc nhiễm mặn (Nguyễn Huy Ước, 2000a). Tuy nhiên, trên những
vùng đất nghèo dinh dưỡng, khó canh tác rau màu hay cây ăn trái thì cây mía vẫn cho
hiệu quả tốt. Hiện nay cây mía không chỉ là nguyên liệu dùng để sản xuất đường mà
còn để sản xuất bánh kẹo, cồn, nước giải khát và còn hứa hẹn một triển vọng rất cao
cho ngành sản xuất nhiên liệu sinh học. Trên vùng đất nghèo dinh dưỡng thì cây mía
vẫn cho hiệu quả tốt, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc canh tác cây mía. Trong
năm 2010 diện tích mía trồng tại ĐBSCL là 55.000 ha, chiếm 22% so với cả nước. Năng
suất mía bình quân đạt được khá cao, từ 80-100 tấn/ha (so với cả nước là 60,5 tấn/ha) (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010). Tỉnh Hậu Giang đã trở thành một trong
những nơi có diện tích trồng mía lớn tại ĐBSCL, với hơn 13.000 ha mía trồng tập trung
tại các huyện, thị xã như Phụng Hiệp, Ngã Bảy, Vị Thanh, Long Mỹ (Sở Nông nghiệp
& PTNT Hậu Giang, 2010). Năng suất mía trung bình đạt 85 tấn/ha, thậm chí có một số
hộ đạt trên 200 tấn/ha (Công ty Cổ Phần Mía đường Cần Thơ, 2010). Hàng năm, mía góp
phần không nhỏ đem lại thu nhập cho người dân. Việc nâng cao hiểu biết và khắc
phục những khó khăn trong kỹ thuật canh tác mía sẽ giúp người dân huyện Phụng Hiệp
làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm giá thành sản xuất, tăng
thu nhập, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và cải thiện thu nhập

cho người dân.
Do đó đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác mía vùng ngập nước có đê bao niên vụ
2010-2011 tại xã Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” nhằm mục đích:
Tìm ra những thuận lợi và khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình canh tác mía.

15


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY MÍA
Mía là một trong những cây công nghiệp quan trọng của nhiều nước vùng Nhiệt
đới và Á nhiệt đới; là nguyên liệu của công nghiệp đường và ngành công nghiệp khác, có
giá trị sử dụng tổng hợp cao. Hơn 60% sản lượng đường trên thế giới được sản xuất từ
nguyên liệu là cây mía (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997).
Mía là cây cung cấp nhiên liệu sinh học. Nhiều nhà khoa học và kinh tế dự báo
rằng, sang thế kỷ 21 các nhiên liệu lỏng lấy từ lòng đất để dùng trong công nghiệp và
giao thông vận tải sẽ ngày càng cạn kiệt dần. Để khắc phục tình trạng này đã có nhiều
hướng nghiên cứu, trong đó hướng được nhiều người quan tâm là tìm kiếm từ thực vật,
đây là nguồn nhiên liệu không bao giờ cạn. Cây mía được quan tâm đến nhất và người
ta đã xếp cây mía là cây năng lượng hàng đầu của thế kỷ 21. Nếu đầu tư kỹ thuật sản
xuất hợp lý, một ha mía ở Việt Nam, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể sản
xuất ra 150-200 tấn mía/ha, cao hơn năng suất bình quân của thế giới là 71-75 tấn
mía/ha, từ đó có thể sản xuất ra 7.000-8.000 lít cồn để làm nhiên liệu (Trần Văn Sỏi,
2001).
Mặc khác, đường lại là mặt hàng chế biến bằng công nghiệp hiện đại nên chất
lượng ổn định, cho nên có thể xuất khẩu ra bất cứ nước nào trong khu vực và trên thế
giới. Vì vậy người trồng mía không có gì lo ngại về thị trường tiêu thụ (Chu Thị Thơm và
ctv., 2005).
1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ

Cây mía được thuần hóa hơn từ 8.000 năm trước công nguyên ở đảo New
Guinea sau đó lan truyền đến Trung Quốc, Ấn Độ và các đảo Thái Bình Dương. Ngày
nay cây mía được trồng trên 70 nước, chủ yếu ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới, tập

16


trung trong phạm vi từ vĩ độ 300 Nam đến 300 Bắc. Ở nước ta lịch sử trồng mía từ rất
lâu đời, người Việt Cổ đã biết trồng mía từ thời vua Hùng, cách đây 4.000 năm. Thời
Bắc thuộc nhân dân ta đã biết chế biến mía thành đường, mật để dùng và biết làm
“thạch mật” (đường phèn) (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997).
1.3 PHÂN LOẠI
Mía thuộc ngành có hạt (Spermatophyta), lớp một lá mầm (Monocotyledons), họ
hòa thảo (Gramineae), loại Sacharum, tên khoa học thường gọi cây mía là
Saccharum officnarum L… trên thế giới đã phát hiện khoảng trên 30 loài mía phần lớn ở
vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới trong loại Saccharum có 5 loại mía trồng trọt và mía dại
có tầm quan trọng (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997).
1.4 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
1.4.1 Rễ mía
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), mía thuộc loại rễ chùm, mọc từ các điểm
trên đai rễ của hom hoặc ở chân mầm nơi tiếp giáp giữa mầm và hạt. Mía trồng bằng
hom khi mọc mầm có 2 loại rễ: rễ hom và rễ chồi.
Rễ hom: nhỏ và mọc thành chùm, nhiều xơ, sẽ nuôi chồi từ 4-6 tuần. Rễ hom có
thể sống lâu hay chết đi sau khi rễ chồi mọc một thời gian, thường khoảng 3 tháng sau
khi trồng, rễ chồi đảm nhận được việc hấp thu dinh dưỡng.
Rễ chồi: xuất phát từ các vòng rễ đầu tiên của chồi, lúc cây có ba, bốn lá thật. Rễ
chồi to, trắng, có thể phát sinh ra các rễ hút nước và dinh dưỡng.
1.4.2 Thân mía
Thân mía hình thành bởi nhiều lóng mía hợp lại, thân mía không chỉ giữ bộ lá
mà còn là nơi dẫn nước và dinh dưỡng từ rễ tới lá và dự trữ đường nhờ quá trình quang

hợp ở bộ lá, mỗi lóng mía có những đặc điểm có thể quan sát như: mầm, rảnh mầm, đai

17


sinh trưởng, đai rễ, đai phấn, sẹo lá, vết nứt và có sự khác biệt nhau ở từng giống (Trần
Thùy, 1996).
1.4.3 Lóng
Theo Trần Văn Sỏi (2001), lóng là bộ phận nằm giữa hai đốt, thường có độ dài
trung bình khoảng 10-18 cm. Lóng cùng với đốt là đơn vị cơ bản cấu thành thân mía.
Tùy theo các giống khác nhau mà các lóng cũng có hình dáng, màu sắc to nhỏ, dài
ngắn khác nhau. Hình dáng lóng mía rất đa dạng, song có thể quy về sáu dạng cơ bản
sau đây: hình trụ, hình trống, hình ống chỉ, hình chóp cụt, hình chóp cụt ngược và hình
hình cong queo.
1.4.4 Lá mía
Lá mía mọc thành hai hàng so le, đối nhau hoặc theo đường vòng trên thân mía
tùy giống, mỗi đốt có một lá. Lá mía dính vào thân ở phía dưới đai rễ, khi lá rụng tạo
thàng sẹo lá hay vết lá. Lá mía có hai bộ phận chính: phiến lá và bẹ lá. Bẹ lá ôm chặt
vào thân cây. Chỗ tiếp giáp giữa bẹ lá và phiến lá thường gọi là cổ lá, ở đó có đai dày,
lưỡi lá và tai lá (Trần Văn Sỏi, 2001).
1.4.5 Hoa mía
Hoa mía có hình chiếc quạt mở, khi mía kết thúc thời kỳ sinh trưởng, mầm hoa
được hình thành ở điểm sinh trưởng và phát triển thành hoa, cây mía có giống ra hoa,
giống không hoặc ra hoa ít, có giống ra hoa sớm, giống ra hoa muộn, trong sản xuất
người ta thường không thích các giống mía ra hoa (Nguyễn Huy Ước, 2000a).
1.4.6 Hạt mía
Theo Phan Gia Tân (1983), hạt mía thuộc loại hạt rất nhỏ. Sau khi thụ phấn, hạt
mía phát triển kích thước rất nhanh trong mười ngày đầu. Hạt giống thu hoạch khoảng ba
mươi ngày sau khi thụ phấn mới thực sự chín hoàn toàn. Sau ba tháng hạt sẽ mất sức


18


nảy mầm.
1.5 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN SINH THÁI
1.5.1 Nhiệt độ
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv., (2011), nhiệt độ bình quân thích hợp cho sinh
trưởng và phát triển cây mía là 25-35oC. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá ảnh hưởng
đến sinh trưởng bình thường và giảm tốc độ quang hợp. Trong giới hạn nhiệt độ bình
quân từ 26-28,7oC rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của mía. Khi nhiệt độ vượt
quá 38oC, quang hợp của mía bắt đầu có triệu chứng giảm (Hoàng Văn Đức, 1982).
1.5.2 Ánh sáng
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây mía cần cường độ ánh sáng mạnh,
thiếu ánh sáng mía phát triển yếu, nhóng cao, hàm lượng đường thấp, dễ bị sâu bệnh,
trong một chu kỳ sinh trưởng cây mía cần từ 2.000-3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu từ
1.200 giờ trở lên (Trần Thùy, 1996).
1.5.3 Lượng nước và ẩm độ đất
Theo Nguyễn Huy Ước (2000a), mặc dù là cây trồng cạn nhưng mía rất cần
nước, trọng lượng thân cây mía chứa trên 70% khối lượng là nước. Ngược lại, mía
là cây rất sợ nước, ở những vùng đất bị ngập úng và khả năng thoát nước kém, cây mía
sinh trưởng và phát triển khó khăn. Nếu bị ngập nước quá 24 giờ, bộ rễ bắt đầu bị ảnh
hưởng, ngập nước quá 48 giờ một số lông hút bị chết dần, mía càng nhỏ khả năng chịu
ngập úng càng kém (Trần Văn Sỏi, 2001). Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), mía
trồng cần lượng mưa từ 1.500-2.000 mm/năm và phân bố hợp lý trong năm: mùa khô
lượng mưa cần khoảng 30%, mùa mưa cần khoảng 70% tổng lượng mưa. Ẩm độ tối ưu
khoảng 65-80% cho thời kỳ sinh trưởng và 50-65% ở thời kỳ mía chín.

19



1.5.4 Gió
Theo Bùi Hiếu và Lê Thị Nguyên (2004), cây mía sợ gió mạnh và khô. Gió bão
làm cây đỗ dần đến giảm năng suất, phẩm chất mía và công thu hoạch cũng tăng thêm.
1.5.5 Đất
Mía là cây không kén đất, cho nên mía có thể được trồng trong môi trường đất từ
chua đến kiềm, độ pH từ 4-9 (Trần Văn Sỏi, 2001). Độ pH thích hợp cho mía phát triển
tốt từ 5,5-7,5. Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2008), đất thích hợp để trồng mía là đất phù
sa các loại, đất có nguồn gốc núi lửa. Thành phần đất từ cát pha đến cát thịt, sét, có kết
cấu tơi xốp, thoát nước nhưng có khả năng giữ nước tốt. Tầng đất dày lớn hơn 70 cm,
mực nước ngầm cao hơn 1,8 m và độ pH thích hợp từ 6-8. Ở Việt Nam, cây mía được
trồng tập trung trên các vùng đất như: đất phù sa mới, xám, đỏ vàng, nâu đỏ, bạc màu, đất
có nguồn gốc núi lửa, cát, cát pha ven biển.
1.6 KỸ THUẬT CANH TÁC
1.6.1 Giống mía
Giống mía giữ vai trò rất quan trọng trong nghành trồng mía. Một giống mía tốt
là giống có các tiêu chuẩn chung là năng suất cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ
đường cao, chống chịu sâu bệnh, thích hợp điều kiện sinh thái và đất đai của từng
vùng, để gốc tốt, không hoặc ít ra hoa, thích hợp với điều kiện chế biến của mỗi nơi
(Phan Gia Tân, 1983). Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), một số giống đã được
trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: Comus, F156, MY-5514, ROC16, VĐ86368, ROC20, VN84-4137, QĐ11, QĐ17, QĐ15, K84-200, VN85-1859, ROC10, ROC
22, Co775, F134, F154, …
1.6.2 Thời vụ trồng mía
Đối với sản xuất cây mía, thời vụ là một biện pháp kỹ thuật rất quan trọng, bố trí

20


đúng thời vụ trồng với từng giống mía thích hợp sẽ góp phần nâng cao năng suất mía
cây và hàm lượng đường trên mía, kéo dài thời vụ chế biến đường, tránh được tình
trạng lao động khẩn trương trong các mùa vụ tập trung, khắc phục được một số nhược

điểm của giống (Trần Thùy, 1996; Nguyễn Huy Ước, 2000a).
Theo Trần Văn Sỏi (2001), mía trồng vào cuối mùa mưa (tháng 11-12 dương
lịch) sẽ có thời gian sinh trưởng dài hơn vụ đầu mùa mưa và dễ dàng đạt năng suất cao,
đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy với tỷ lệ đường cao. Bên cạnh đó
nhược điểm của thời vụ này là ruộng mía phải trải qua một mùa khô dài, đối với những
giống mía chịu hạn kém có thể chết, năng suất giảm, nhưng nếu có điều kiện tưới sẽ
khắc phục được nhược điểm này. Đối với mía trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6
dương lịch) do đất đủ ẩm mía nảy mầm, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển thuận lợi
đảm bảo chắc chắn cho mùa thu hoạch. Nhược điểm của thời vụ này là ở những nơi
không có điều kiện tưới nước trong các tháng mùa khô, cây mía thực chất chỉ sinh
trưởng trong vòng 6 tháng nên năng suất mía cây không cao, vì vậy phải chọn những
giống vươn dài mạnh trong các tháng mùa mưa và không hoặc ít trổ cờ để có thể đạt
năng suất mía cần thiết (Nguyễn Thị Minh Châu, 2004).
1.6.3 Kỹ thuật trồng mía
Chuẩn bị đất: Theo Nguyễn Huy Ước (2000a), chuẩn bị đất trồng kỹ, chu đáo,
đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp cho mầm mọc nhanh đạt tỷ lệ cao, cây mía sinh trưởng và
phát triển tốt đạt năng suất mong muốn, mặt khác còn tạo thuận lợi cho vụ mía gốc kế
tiếp sau đó. Đất trồng mía phải bảo đảm giữ ẩm, sạch cỏ, bằng phẳng, tơi xốp. Đất cày
2-3 lần và đạt độ sâu cần thiết từ 20-25 cm. Sau mỗi lần cày là một lần bừa, đảm bảo
đường kính viên đất 3-5 cm. Thời gian từ lúc chuẩn bị đất đến lúc đặt hom trồng
khoảng 40-60 ngày. Khoảng cách hàng: Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), cần chọn
khoảng cách trồng thích hợp để cây mía đạt năng suất và chất lượng đường tối ưu
nhất. Khoảng cách trồng thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như giống mía, điều kiện khí

21


hậu, đất đai và tập quán canh tác. Các giống mía có thể trồng hàng cách hàng từ 0,6-1,2
m. Ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng khoảng cách hàng từ 0,8-1 m đối với vùng
lúa-mía, mía 1 vụ hoặc 1-1,2 m cho vùng mía chuyên canh.

Chuẩn bị hom giống: Chất lượng hom giống ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nảy
mầm, mật độ và năng suất. Phải làm ruộng giống riêng sử dụng toàn bộ cây giống khi
mía đạt 7-8 tháng tuổi. Đảm bảo chất lượng giống cao và độ đồng điều của hom giống
cũng như độ thuần, kiểm tra được sâu bệnh, hệ số nhân giống lớn… Trong sản xuất
mía thường có tập quán sử dụng phần ngọn non làm hom giống , đây là cách làm
truyền thống, tận dụng được phần ngọn non của cây mía sau thu hoạch. Nhược điểm
của cách làm này là chất lượng hom giống không đồng đều, dễ bị lẫn giống đưa đến
năng suất, chất lượng mía kém (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv, 1996). Với những giống
mới, hom giống tốt, kỹ thuật trồng, chăm sóc hợp lý, chỉ cần sử dụng lượng hom giống từ
4-6 tấn/ha sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư giống mía (Nguyễn Huy Ước, 2000a).
Đặt hom và lấp đất: Theo Nguyễn Huy Ước (2000a), một số kiểu đặt hom mía
được áp dụng phổ biến trong sản xuất là trồng một hàng nối tiếp nhau, trồng hai hàng
hom song song, đặt so le kiểu nanh sấu, trồng hom xiên kiểu xương cá. Khi chất lượng
hom tốt người ta chỉ cần đặt một hàng hom hoặc đặt so le kiểu nanh sấu. Trường hợp
đặt hai hàng hom song song được áp dụng ở các vụ trồng vào mùa khô, đề phòng khô
hạn làm hom bị chết.
1.6.4 Bón phân
Trung bình khi đạt 100 tấn/ha, cây mía lấy đi khoảng 120 kg N, 70 kg P2O5, 200
kg K2O (Lê Hồng Sơn và Vũ Năng Dũng, 2000). Thông thường muốn có được 100 tấn
mía cây nguyên liệu cây cần 80-180 kg N, 80-170 kg P2O5, 200-270 kg K2O (Trần Văn
Sỏi, 2001). Theo Bùi Đình Đường và Dương Văn Chín (2001), trên vùng đất phù sa ở
Đồng bằng sông Cửu Long các giống mía có năng suất cao, độ Brix cao ít mẫn cảm
quang kỳ và tỷ lệ trổ cờ thấp như: MY-5514, F156, ROC16, VĐ56, ROC10 và VĐ59

22


cần bón cân đối đạm, lân và kali với liều lượng là 200-300 kg N/ha, 100 kg P2O5/ha và
120 kg K2O/ha sẽ cho hiệu quả nông học và kinh tế cao.
Phân đạm: Theo Trần Văn Sỏi (2001), đạm giữ vai trò hết sức quan trọng đối

với năng suất và chất lượng mía, bón 1 kg đạm nguyên chất có thể cho 400-500 kg mía
nguyên liệu, thông thường bón từ 100-200 kg đạm nguyên chất cho 1 ha mía. Thiếu
đạm lá mía có màu vàng nhạt, tốc độ ra lá chậm, cây thấp, bé và đẻ nhánh ít, cây hữu
hiệu thấp, sớm bước vào giai đoạn tích lũy đường. Một số cách để xác định đúng lượng
đạm cần bón: phân tích đất; phân tích lá; quan sát cây và làm thí nghiệm trên đồng
ruộng. Theo Trần Thùy (1996), bón đạm nhiều không cân đối với các nguyên tố khác (P
và K) và bón quá muộn, cây mía sẽ bị nhóng cao, chứa nhiều nước, dễ bị sâu bệnh, đỗ
ngã và hàm lượng saccharose trên mía thấp, chất lượng nước mía ép kém. Theo Isa và
ctv. (2006), ở Tanzania, trong hai niên vụ 2000-2001 và 2001-2002, nghiên cứu sự hấp
thu và cân bằng của phân đạm bón cho mía ở dạng urea (60 kg/ha) và ammonium
sulphate (40 kg/ha) trên đất mặn (pH =8,8) và đất không mặn (pH =7,8) cho thấy có sự
đáp ứng cao (>90%) trong sự phát triển của cây mía trên đất không mặn khi áp dụng cả 2
loại phân. Trên đất mặn thì sự đáp ứng của ammonium sulphate tốt hơn.
Phân lân: Theo Nguyễn Huy Ước (2000a), lân có tác dụng làm cho cây phát
triển tốt bộ rễ, nhờ đó hấp thu chất dinh dưỡng, nước được tốt hơn, khả năng chịu hạn
tăng lên, cây đâm nhánh khỏe và giữ cân bằng đạm-lân-kali, giúp cho mía phát triển
cân đối, tăng năng suất và chất lượng, thiếu lân bộ rễ phát triển kém, đẻ nhánh ít, thân
nhỏ, cằn cỗi. Để xác định liều lượng phân lân cho cây mía thường dựa vào hàm lượng
P2O5 trong đất ở tầng 30 cm: nếu <75 kg/ha là quá thiếu lân, phải bón >200 kg
P2O5/ha; từ 75-150 kg, nên bón khoảng 100 kg P2O5/ha; Nếu >150 kg/ha là đất đủ lân
chỉ cần bón với lượng nhỏ khoảng 50 kg P2O5/ha (Trần Văn Sỏi, 2001). Theo Trần
Thùy (1996), lượng phân lân cần bón cho một ha từ 100-120 kg (tương đương từ 600700 kg phân lân có 16,5% P2O5). Theo Nguyễn Huy Ước (2000a), để đạt năng suất
trung bình 70-80 tấn/ha trở lên cần phải bón từ 90-120 kg P2O5/ha. Ở vùng đất phèn có

23


×