Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐIỀU TRA kỹ THUẬT CANH tác lúa BA vụ tại HUYỆN CAI lậy, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------

NGUYỄN HOÀNG CHÂU

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA BA VỤ
TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------

NGUYỄN HOÀNG CHÂU

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA BA VỤ
TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THANH PHONG

Cần Thơ - 2012


LỜI CẢM TẠ


Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến
TS. Lê Thanh Phong, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích trong suốt thời gian thực hiện đề tài là hoàn thành bài luận
văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn
Anh Phương và chị Mai phòng Nông Nghiệp huyện Cai Lậy - Tiền Giang đã cung
cấp tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm tạ
Toàn thể quý thầy cô Khoa NN & SHƯD Trường Đại học Cần Thơ đã dìu dắt và
truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong thời gian học tại trường.
Thân ái gửi về
Các bạn sinh viên lớp Trồng trọt K34 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
trong tương lai.

ii


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Châu

Giới tính: Nam

Sinh năm: 1989

Dân tộc: Kinh

Chổ ở hoặc địa chỉ liên lạc: 306A1/2 Đường Hoàng Quốc Việt, Khu vực 5, Phường

Anh Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Số điện thoại: 0939362336
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo: Từ 1995 - 2000.
Trường: Tiểu học Trường Xuân 2.
Địa chỉ: Xã Trường Xuân, Huyện Thới Lai, tỉnh Cần Thơ.
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo: Từ năm 2000 - 2004.
Trường: Trung học sơ sở Trường Xuân.
Địa chỉ: Xã Trường Xuân, Huyện Thới Lai, tỉnh Cần Thơ.
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: Từ năm 2004 - 2008.
Trường: Trung học phổ thông Thới Lai.

iii


Địa chỉ: Xã Trường Xuân, Huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ.
4. Đại học
Thời gian đào tạo: Từ năm 2008 - 2012.
Trường: Đại học Cần Thơ, chuyên nghành Trồng trọt, hệ chính quy, khóa 34.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2012


Người khai ký tên

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Châu

v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng trọt với đề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA BA VỤ TẠI HUYỆN
CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

Do sinh viên Nguyễn Hoàng Châu thực hiện.

Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.


Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2012

Cán bộ hướng dẫn

TS. Lê Thanh Phong

vi


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận chấm luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Trồng trọt với đề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA BA VỤ TẠI HUYỆN
CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

Do sinh viên Nguyễn Hoàng Châu thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng

Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .....................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ..............................................
................................................................................................................................

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày tháng

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

năm 2012

Chủ tịch Hội đồng

vii


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang

Danh sách hình

xi

Danh sách bảng

xiii


Danh sách những từ viết tắt

xiv

Tóm lược

xv

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

2

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

2

1.1.2 Điều kiện xã hội

3

1.2 TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA


4

1.2.1 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

4

1.2.1.1 Đất

4

1.2.1.2 Nhiệt độ

4

1.2.1.3 Ánh sáng

5

1.2.1.4 Gió

5

1.2.1.5 Thủy văn

6

1.2.2 Nhu cầu về dinh dưỡng cho cây lúa

6


1.2.2.1 Chất đạm (N)

6

1.2.2.2 Chất lân (P2O5)

7

1.2.2.3 Chất kali (K2O)

7

1.2.3 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa

8

1.2.3.1 Giai đoạn tăng trưởng

8

1.2.3.2 Giai đoạn sinh sản

8

1.2.3.3 Giai đoạn chín

8

viii



1.3 KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA

8

1.3.1 Thời vụ sản xuất

8

1.3.2 Chuẩn bị giống

9

1.3.3 Lượng giống

9

1.3.4 Chuẩn bị đất và gieo sạ

9

1.3.5 Cách bón phân

9

1.3.6 Điều chỉnh nước ruộng

10


1.3.7 Dịch hại quan trọng trên lúa

10

1.3.7.1 Rầy nâu

10

1.3.7.2 Sâu cuốn lá

10

1.3.7.3 Sâu đục thân

11

1.3.7.4 Nhện gié

11

1.3.7.5 Ốc Bưu vàng

12

1.3.7.6 Bệnh Đạo ôn

12

1.3.7.7 Bệnh Đốm vằn


12

1.3.7.8 Bệnh Lem lép hạt

13

1.3.7.9 Cỏ dại

14

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

15

2.1 PHƯƠNG TIỆN

15

2.2 PHƯƠNG PHÁP

15

2.2.1 Phương pháp điều tra

15

2.2.2 Nội dung điều tra

15


2.2.3 Xử lý số liệu

15

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 THÔNG TIN NÔNG HỘ

17
17

3.1.1 Tuổi nông dân

17

3.1.2 Trình độ học vấn

18

3.1.3 Diện tích

18

3.2 KỸ THUẬT CANH TÁC

19

3.2.1 Lịch thời vụ canh tác lúa

19


3.2.2 Giống lúa

20

3.2.3 Lượng giống sạ

21

ix


3.2.4 Chuẩn bị đất

21

3.2.5 Chuẩn bị giống

22

3.2.6 Sử dụng phân bón

23

3.2.6.1 Loại phân sử dụng

23

3.2.6.2 Số lần bón phân

24


3.2.6.3 Lượng phân bón trong vụ Đông Xuân

25

3.2.6.4 Lượng phân bón trong vụ Hè Thu

27

3.2.6.5 Lượng phân bón trong vụ Thu Đông

29

3.2.6.6 So sánh lượng phân bón của 3 vụ

31

3.2.7 Thay nước cho ruộng lúa

32

3.2.8 Dịch hại và cách phòng trừ

33

3.2.8.1 Trừ cỏ

33

3.2.8.2 Động vật, côn trùng gây hại và thuốc phòng trị


34

3.2.8.3 Bệnh hại và thuốc phòng trị

38

3.2.9 Thu hoạch và năng suất

40

3.2.10 Hạch toán kinh tế

41

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

44

PHỤ CHƯƠNG 1. PHIẾU ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA

48

PHỤ CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

55


x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

1.1

Bản đồ hành chính huyện Cai Lậy (Địa chí Cai Lậy, 2010)

3.1

Tỷ lệ độ tuổi của nông dân canh tác lúa tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Trang
3
17

(2010)

3.2

Tỷ lệ trình độ học vấn của nông dân canh tác lúa tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền

18

Giang (2010)


3.3

Tỷ lệ diện tích canh tác lúa của nông hộ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

19

(2010)

3.4

Tỷ lệ nông hộ sử dụng các giống lúa để gieo sạ tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền

20

Giang

3.5

Tỷ lệ nông hộ sử dụng các loại thuốc ủ giống lúa tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền

22

Giang (2010)

3.6

Tỷ lệ nông dân sử dụng các loại phân bón tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

24


(2010)

3.7

Tỷ lệ nông dân sử dụng lượng phân N bón cho vụ Đông Xuân, tại huyện Cai

25

Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)

3.8

Tỷ lệ nông dân sử dụng lượng phân P2O5 bón cho vụ Đông Xuân tại huyện

26

Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)

3.9

Tỷ lệ nông dân sử dụng lượng phân K2O bón cho vụ Đông Xuân tại huyện

27

Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)

3.10

Tỷ lệ nông dân sử dụng lượng phân N bón cho vụ Hè Thu tại huyện Cai Lậy,


27

tỉnh Tiền Giang (2010)

3.11

Tỷ lệ nông dân sử dụng lượng phân P2O5 bón cho vụ Hè Thu tại huyện Cai

28

Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)

3.12

Tỷ lệ nông dân sử dụng lượng phân K2O bón cho vụ Hè Thu tại huyện Cai

29

Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)

3.13

Tỷ lệ nông dân sử dụng lượng phân N bón cho vụ Thu Đông tại huyện Cai

29

Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)

3.14


Tỷ lệ nông dân sử dụng lượng phân P2O5 bón cho vụ Thu Đông tại huyện Cai

30

Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)

3.15

Tỷ lệ nông dân sử dụng lượng phân K2O bón cho vụ Thu Đông tại huyện Cai
Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)

xi

30


3.16 Phần trăm số hộ phòng trừ các loại động vật và côn trùng gây hại tại huyện Cai

35

Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)

3.17 Phần trăm số hộ phòng trừ các loại bệnh hại tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

38

(2010)

3.18 Hiệu quả kinh tế của 3 vụ lúa tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)


xii

43


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1

Tựa bảng
Phản ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn khác nhau (Yoshida,

Trang
5

1981)

3.1

So sánh liều lượng lúa giống gieo sạ trong 3 vụ lúa tại huyện Cai Lậy, tỉnh

21

Tiền Giang (2010)

3.2

Số lần bón phân cho 3 vụ lúa tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)


25

3.3

So Sánh liều lượng (kg/ha) phân bón sử dụng trong 3 vụ tại huyện Cai Lậy,

31

tỉnh Tiền Giang (2010)

3.4

So sánh số lần thay nước trong 3 vụ lúa tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

32

(2010)

3.5

So sánh lượng dầu sử dụng (lít/ha) bơm thay nước giữa 3 vụ lúa tại huyện Cai

33

Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)

3.6

Tần suất sử dụng các loại thuốc phòng trừ cỏ dại tại Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền


34

Giang (2010)

3.7

Tần suất sử dụng các loại thuốc trừ Sâu cuốn lá tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền

36

Giang (2010)

3.8

Tần suất sử dụng các loại thuốc trừ Rầy nâu tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền

37

Giang (2010)

3.9

Tần suất sử dụng các loại thuốc dùng phòng trừ Nhện gié tại huyện Cai Lậy,

37

tỉnh Tiền Giang (2010)

3.10


Tên thuốc và tỷ lệ (%) nông hộ sử dụng thuốc phòng trị các loại bệnh hại tại

39

huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (2010)

3.11

Năng suất lúa của 3 vụ lúa (tấn/ha/vụ) tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

40

(2010)

3.12

Hạch toán kinh tế sản xuất lúa trong năm 2010 tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền

41

Giang

3.13

Lợi nhuận (triệu đồng/ha) trong sản xuất lúa ba vụ tại huyện Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang (2010)

xiii

42



DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Đ

Đồng (đơn vị tiền Việt Nam)

ĐX

Vụ Đông Xuân

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HT

Vụ Hè Thu

NCLĐ

Ngày công lao động

NN

Nông nghiệp

NSKS


Ngày sau khi sạ



Vụ Thu Đông

FAO

Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc)

IPM

Integrated Pest Management (Quản
lý dịch hại tổng hợp)

IRRI

International Rice Research
Institute (Viện Nghiên cứu Lúa
Quốc Tế)

xiv


NGUYỄN HOÀNG CHÂU. 2012. “Điều tra kỹ thuật canh tác lúa ba vụ tại
huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Thanh Phong


TÓM LƯỢC
Lúa vừa là cây lương thực chính, vừa là cây trồng mang lại thu nhập chính
của người nông dân tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Thời gian gần đây, do quá
trình đô thị hóa làm đất trồng lúa ngày càng thu hẹp, nhằm đảm bảo sản lượng lúa
cho tiêu thụ và sinh kế nông hộ, nông dân có chiều hướng áp dụng thâm canh tăng
vụ, tăng năng suất qua việc sử dụng giống mới cho năng suất cao, áp dụng nhiều
phân bón, nông dược, nhiên liệu,… Tuy nhiên, vấn đề áp dụng kỹ thuật canh tác
lúa của nông dân vẫn còn thiếu sự hướng dẫn thường xuyên của các nhà khoa học.
Hậu quả của việc thâm canh không có cơ sở khoa học, có thể dẫn đến mất cân bằng
sinh thái tự nhiên, dịch hại gia tăng và ô nhiễm môi trường sinh thái. Đề tài: “Điều
tra kỹ thuật canh tác lúa ba vụ tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” có mục
đích tìm hiểu kỹ thuật canh tác lúa của nông dân và hiệu quả kinh tế trong canh tác.
Đề tài được thực hiện qua điều tra ngẫu nhiên 45 hộ nông dân đang canh tác
lúa ba vụ bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo phiếu điều tra lập sẵn. Kết
quả điều tra cho thấy, nông dân có độ tuổi trung bình khoảng 50 tuổi, trình độ học
vấn từ lớp 6 đến lớp 12 khoảng 73,4% và diện tích canh tác lúa của nông hộ trung
bình là 0,9 ha. Lịch canh tác có sự sắp xếp của cán bộ khuyến nông, vụ Đông Xuân
gieo sạ trong thánh 11 dương lịch, vụ Hè Thu gieo sạ trong khoảng 10/2 - 1/3
dương lịch, vụ Thu Đông gieo sạ trong 15/5 - 10/6 dương lịch. Nông dân dùng lúa
thương phẩm để làm giống, giống lúa sử dụng nhiều nhất là IR50404 (84%) với
lượng giống dùng trung bình 169,3 kg/ha, nông dân có dùng thuốc hóa học để trộn
giống, loại thuốc dùng phổ biến là Cruiser Plus 312,5FS (42%) và có 44,4% nông
dân áp dụng phương pháp

xv


sạ hàng, còn lại là sạ lan. Nông dân bón phân hóa học với liều lượng cao hơn
khuyến cáo nhất là đối với phân P2O5 và K2O, lượng phân trung bình là 106 kg

N/ha - 74 kg P2O5/ha - 54 kg K2O/ha và các loại phân như Urê, DAP, KCL được
sử dụng phổ biến để bón cho lúa và không có sử dụng phân hữu cơ. Số lần bón
phân trung bình là 3,6 lần/vụ, số lần thay nước cho lúa là 3,9 lần/vụ. Nông dân
thường bón phân khi thay nước ruộng. Các loại dịch hại chủ yếu là: cỏ, ốc Bưu
vàng, Rầy nâu, Sâu cuốn lá, bệnh Đạo ôn,… Các loại thuốc như: Sofit 300EC,
Bolis 6B, Chief 260EC, Chess 50WG, Kinalux 25EC, Anvil 5SC, Bump 650WP
được sử dụng thường xuyên. Năng suất lúa trung bình là 6,581 tấn/ha và có sự
chênh lệch năng suất giữa các vụ. Chi phí canh tác lúa khá cao (46,424 triệu
đồng/ha/năm) bằng 52,3% tổng doanh thu, tập trung vào tiền mua phân bón
(30,2%), thuốc bảo vệ thực vật (21,5%) và thuê mướn thu hoạch (20,0%). Với giá
bán lúa trung bình 4.500 đồng/kg, năng suất tổng cộng 19,74 tấn/ha/năm, nông dân
thu được lợi nhuận khoảng 42,41 triệu đồng/ha/năm, trong đó vụ Đông Xuân lãi
khoảng 29,39 triệu đồng/ha chiếm 48,08%, vụ Hè Thu lãi khoảng 12,0 triệu
đồng/ha chiếm 28,3% và thấp nhất là vụ Thu Đông lãi khoảng 10,11 triệu đồng/ha
chiếm 23,84%. Canh tác lúa tại Cai Lậy đang theo chiều hướng thâm canh. Canh
tác lúa ba vụ mang lại lợi nhuận khá cao, tuy nhiên vụ lúa Thu Đông có lợi nhuận
không cao, nên nghiên cứu luân canh để có hiệu quả kinh tế cao hơn.

xvi


MỞ ĐẦU
Lúa gạo là cây lương thực rất lâu đời trên thế giới, nuôi sống hơn 2 tỉ người
Châu Á và hàng trăm triệu người sống ở các châu lục khác. Theo thống kê số liệu
của FAO (1995), lúa được trồng ở 112 nước trên thế giới với diện tích lên khoảng
148 triệu ha, trong đó gần 90% tổng diện tích tập trung ở Châu Á và được trồng tại
26 trong 45 quốc gia của châu lục này. Tại Châu Á, Việt Nam là một trong những
quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất với khoảng 6 triệu tấn (1996) trong khi mức buôn
bán gạo hằng năm trên thế giới dao động khoảng 16 - 18 triệu tấn (Vũ Văn Hiển và
ctv., 1999). Số liệu trên cho thấy Việt Nam là quốc gia rất có tiềm năng về sản xuất

lúa gạo.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất chính với khoảng 16
triệu dân sinh sống chủ yếu là nghề nông, là vựa lúa lớn nhất cả nước. Hằng năm
ĐBSCL cung cấp hàng chục triệu tấn lương thực các loại phục vụ cho cả nước và
xuất khẩu. Hiện nay, tại ĐBSCL nói chung và ở tỉnh Tiền Giang nói riêng, diện
tích đất sử dụng cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần do quá trình đô thị hóa.
Nhằm đảm bảo sản lượng lúa cho tiêu thụ và sinh kế nông hộ, nông dân có chiều
hướng áp dụng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất qua việc sử dụng giống mới cho
năng suất cao, áp dụng nhiều phân bón, nông dược, nhiên liệu,… Tuy nhiên, vấn
đề áp dụng kỹ thuật canh tác lúa của nông dân vẫn còn thiếu sự hướng dẫn thường
xuyên của các nhà khoa học. Hậu quả của việc thâm canh không có cơ sở khoa
học, có thể dẫn đến mất cân bằng sinh thái tự nhiên, dịch hại gia tăng và ô nhiễm
môi trường sinh thái.
Đề tài: “Điều tra kỹ thuật canh tác lúa ba vụ tại huyện Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang” có mục đích tìm hiểu kỹ thuật canh tác lúa của nông dân và hiệu quả
kinh tế trong canh tác.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Theo Địa chí Cai Lậy (2010), huyện Cai Lậy là một trong mười đơn vị hành
chính của tỉnh Tiền Giang, là đầu mối giao lưu quan trọng của khu vực các huyện
phía Tây và là cửa ngõ giao lưu với các tỉnh trong khu vực gồm Đồng Tháp - Long
An - Tiền Giang. Về đường thủy, ngoài nhánh sông lớn là sông Tiền và sông Ba
Rài chạy qua địa phận huyện còn phải kể đến hệ thống kênh rạch chằng chịt, tạo
thuận lợi cho giao thông đi lại và sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong huyện.

Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Tân Thạnh và Tân Phước (tỉnh
Long An); Phía Nam giáp sông Tiền, đối diện huyện Chợ Lách và một phần của
tỉnh Vĩnh Long; Phía Tây giáp huyện Cái Bè; Phía Đông giáp huyện Châu Thành
và Tân Phước về phía Đông Bắc.
Tọa độ địa lý: Huyện Cai Lậy nằm trong giới hạn tọa độ: Từ 105059’57”
đến 106012’19” kinh độ Đông và từ 10017’25” đến 10023’08” vĩ độ Bắc; Huyện có
địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc < 1%.
Diện tích: Diện tích đất tự nhiên là 43.618,32 ha, là huyện có diện tích rộng
nhất, chiếm 17,38% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh (2008), trong đó có 37.760 ha
đất phù sa ngọt sử dụng cho canh tác nông nghiệp, chiếm 91,84% tổng diện tích
đất tự nhiên toàn huyện.
Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.500 mm. Mùa lũ xuất hiện bắt
đầu từ cuối tháng 9 đến tháng 11 dương lịch, nước lũ từ thượng nguồn đổ vào các
sông kênh rạch, đỉnh lũ xuất hiện trong tháng 10, độ sâu ngập lũ được xếp vào
mức khá, khoảng 1 - 1,4 m. Địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật
triều không đồng điều từ biển Đông qua sông Tiền.

2


Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Cai Lậy (Địa chí Cai Lậy, 2010)
1.1.2 Điều kiện xã hội
Theo Địa chí Cai Lậy (2010), dân số toàn huyện Cai Lậy có khoảng
332.281 người trong đó có người dân sống trong nông thôn chiếm 91% tổng số
dân toàn huyện, còn lại 28.500 người sống ở thành thị chiếm 9% (2008).
Mật độ dân số trung bình khoảng 762 người/km2 trong đó nơi đông nhất là
thị trấn Cai Lậy 4.531 người/km2.
Năm 2008, toàn huyện có 209.294 người đang trong độ tuổi lao động và
ngoài độ tuổi lao động là 9.216 người. Trong số người trong độ tuổi lao động thì
làm trong các lĩnh vực ngành nghề là 85.491 người, đang đi học là 13.759 người.


3


Ngoài ra, người thất nghiệp khi trong độ tuổi lao động cũng khá cao là 3.568
người.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA
1.2.1 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1.2.1.1 Đất
Lúa có thể trồng được trên nhiều loại đất, trừ những vùng quá phèn, quá
mặn. Ở đâu có nước ngọt là có thể trồng được lúa. Tuy nhiên, thích hợp nhất là
đất phù sa ngọt trên các lưu vực sông lớn nhỏ. Cây lúa có thể sống được trên đất
có độ pH từ 3,5 - 10, nhưng thích hợp nhất là từ 5,5 - 7 (Mai Văn Quyền, 2007).
1.2.1.2 Ánh sáng
Ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quá trình quang hợp và cho sự đẻ
nhánh của cây lúa. Trong điều kiện bình thường, lượng bức xạ trung bình từ 250 300 cal/cm2/ngày thì cây lúa sinh trưởng tốt và trong phạm vi này lượng bức xạ
càng cao thì quá trình quang hợp càng mạnh (Bùi Huy Đáp, 1980).
Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, thời
gian chiếu sáng ngắn 9 - 10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá
trình làm đòng và trổ bông.
1.2.1.3 Nhiệt độ
Theo Đinh Thế Lộc (2006), nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh
trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu, tùy theo từng giai đoạn phát triển
của cây lúa mà nhiệt độ giới hạn thấp biến động từ 10 - 200C, nhiệt độ giới hạn
cao biến động từ 30 - 400C và nhiệt độ tối thích biến động từ 20 - 300C (Bảng
1.1). Theo Bùi Huy Đáp (1980), nhiệt độ cho hạt lúa nẩy mầm tốt nhất là 30 350C, tối thích cho sự đẻ nhánh là 32 - 340C, nhiệt độ cần thiết để lúa trổ cũng
phải trên 200C và thích hợp nhất vào khoảng 25 - 300C.

4



Bảng 1.1 Phản ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn khác nhau
(Yoshida, 1981)
Nhiệt độ giới hạn
(0C)
Giai đoạn phát

Thấp

Cao

Tối thích

Nẩy mầm

10

45

30 - 35

Ra rễ

16

35

25 - 28

Ra lá


7 - 12

45

31

Đẻ nhánh

9 - 16

33

25 - 31

Phân hóa đồng

15 - 20

38

25 - 30

22

35

30 - 33

12 - 18


30

20 - 25

triển

Nở hoa
Chín

1.2.1.4 Gió
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh làm
ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông,
thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất khô trong hạt làm tăng tỉ lệ hạt lép, hạt lửng
(gạo không đầy vỏ trấu) làm giảm năng suất lúa. Tuy nhiên, gió nhẹ giúp cho quá
trình trao đổi không khí trong quần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình quang hợp và hô hấp của lúa để góp phần tăng năng suất.
1.2.1.5 Thủy văn
Có thể nói ở ĐBSCL, điều kiện thủy văn quyết định chế độ nước, mùa vụ,
tập quán canh tác và hình thành các vùng trồng lúa khác nhau. Nói chung, hàng
năm nước bắt đầu ngập ruộng tháng 7 - 8 dương lịch tùy nơi, và đạt cao nhất vào
tháng 9 - 10 dương lịch trùng với đỉnh cao của mùa mưa, sau đó giảm dần đến
tháng 12 - 1 dương lịch thì khô ruộng (Nguyễn Thành Hối, 2007).

5


Lượng mưa cần thiết cho cây lúa vào mùa mưa ẩm trung bình là 6 - 7
mm/ngày, còn mùa khô lượng nước cần là 8 - 9 mm/ngày nếu không có nguồn
nước khác bổ sung. Nếu tính luôn lượng nước thấm rút và bốc hơi thì trung bình

một cây lúa cần lượng mưa khoảng 200 mm/ngày (Vũ Văn Hiển và ctv., 1999)
1.2.2 Nhu cầu về dinh dưỡng cho cây lúa
1.2.2.1 Chất đạm (N)
Theo Chu Văn Hách và Phạm Sĩ Tân (2005), liều lượng bón đạm trên đất
phù sa ngọt Ô Môn - Cần Thơ cho vụ Đông Xuân là từ 90 - 100 kg/ha, Hè Thu 73
- 83 kg/ha. Liều lượng đạm bón cho lúa phụ thuộc vào giống lúa, chân đất, mùa
vụ, chế độ nước, tình hình sâu bệnh, cỏ dại. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị
Nghiêm và Phạm Thị Phương Lan (1997), về sử dụng phân xanh, cây họ đậu cho
cây lúa ở ĐBSCL cho thấy, phân xanh và cây họ đậu có thể làm giảm yêu cầu về
phân đạm khoảng 30 - 40 kg/ha. Luân canh cây đậu nành, nhất là đậu phộng trước
khi xuống giống vụ lúa tiếp theo là giải pháp có thể ứng dụng vào sản xuất lúa làm
tăng năng suất lúa từ 1 - 2 tấn/ha.
1.2.2.2 Chất lân (P2O5)
Trong việc gia tăng mùa vụ trong năm cũng cần chú ý cung cấp thêm phân
lân cho cây trồng. Ở Việt Nam, bình quân lúa có thể khai thác lượng lân từ đất
khoảng 15 - 25 kg/ha. Lượng phân bón ở ĐBSCL cung cấp thường chỉ bù lại
khoảng 30% dinh dưỡng lấy đi (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Để đạt được năng suất cao và bền vững thì phân lân cần bón mỗi vụ. Ở vụ
Đông Xuân có thể sử dụng lượng khoảng 20 - 30 kg P2O5/ha và Hè Thu là 30 - 40
kg P2O5/ha để cho năng suất cao. Trong trường hợp bón dư thừa lân thì cũng
không có ảnh hưởng xấu đến phân đạm và lượng phân này có thể lưu tồn cho vụ
sau và nếu vụ đầu bón đủ lân thì vụ thứ hai có thể gia tăng năng suất 6 - 12%
(Nguyễn Văn Luật, 2001). Ở ĐBSCL nông dân thường bón cùng một lượng lân
trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu, điều này thì chưa phù hợp. Nếu giảm 20%

6


lượng lân trong vụ Đông Xuân và tăng 20% cho vụ Hè Thu thì sẽ làm tăng năng
suất Hè Thu rõ rệt mà năng suất vụ Đông Xuân không đổi (Phạm Sĩ Tân, 1997).

1.2.2.3 Chất kali (K2O)
Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình
đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây, làm tăng khả năng chống chịu của cây đối
với các tác động bất lợi từ bên ngoài (Đường Hồng Dật, 2002).
Thiếu kali, cây lúa biểu hiện lùn, thấp và số chồi gần như bình thường, lá
vẫn xanh nhưng mềm rủ, yếu ớt, dễ đổ ngã, dễ nhiễm bệnh (nhất là bệnh Đốm
nâu), lá già rụi sớm (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Thừa kali, rễ cây lúa bị teo tóp, mất cân đối natri và canxi trong đất và góp
phần làm đất trung tính trở nên chua (Đường Hồng Dật, 2002).
Cây lúa hút kali nhiều ở thời kỳ đầu sinh trưởng. Trong thời kỳ lúa làm
đòng nếu gặp thời tiết xấu, cần phải bón kali bổ sung để lúa làm đòng thuận lợi.
Hiệu lực kali trên đất phèn nặng hay trên đất phù sa được bồi hàng năm ở
ĐBSCL được thể hiện rõ khi bón phối hợp với đạm, lân và đặc biệt là lúa trồng
thâm canh (Mai Văn Quyền, 2001).
1.2.3 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa
1.2.3.1 Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây lúa bắt đầu
phân hóa đòng. Giai đoạn này cây lúa phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và
cho nhiều chồi mới (nở bụi). Trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và thời
tiết thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5 - 6. Thời gian sinh
trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu là do giai đoạn tăng
trưởng này dài hay ngắn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

7


1.2.3.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ khi phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai
đoạn này kéo dài khoảng 27 - 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày
hay ngắn ngày thường không khác nhau nhiều. Lúc này các chồi vô hiệu giảm

nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
1.2.3.3 Giai đoạn chín
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến
lúc thu hoạch. Giai đoạn này trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống
lúa ở vùng nhiệt đới. Giai đoạn này cây lúa trải qua các thời kì sau:
Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): Các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm
quang hợp được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do
quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ.
Thời kỳ chín sáp: Hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn
còn xanh.
Thời kỳ chín vàng: Hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang
màu vàng đặc thù của hạt lúa.
1.3 KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA
1.3.1 Thời vụ sản xuất
Theo Nguyễn Thành Hối (2007), các thời vụ trồng lúa ở ĐBSCL như sau:
Đông Xuân: Gieo từ tháng 11 - 12 và thu hoạch từ tháng 2 - 3 dương lịch.
Hè Thu: Gieo từ tháng 3 - 4 và thu hoạch từ tháng 6 - 7 dương lịch.
Thu Đông: Gieo từ tháng 7 - 8 và thu hoạch từ tháng 10 - 11 dương lịch.
Ngoài ra, tại một số vùng đất có thể sản xuất vụ lúa Xuân Hè (gieo từ tháng
2 và thu hoạch từ tháng 5 dương lịch), sau đó xuống giống Hè Thu muộn (gieo từ
tháng 5 - 6 và thu hoạch từ tháng 8 - 9 dương lịch).

8


×